Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm

Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của chuyên đề nghiên cứu Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng trong tất cả các ngành, các lĩnh vực lĩnh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Yêu cầu phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã còn xuất phát từ thực tế khách quan, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quan điểm phát triển kinh tế tập thể đã được đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ

doc108 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm Ban chấp hành TW Đảng (khoá IX) ngày 18/3/2002 đã ghi rõ "Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt", và "Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền KTQD". Nghị quyết 02/NQ -TU ngày 7/4/1997 của Thành uỷ Hà Nội về một số chủ trương, biện pháp củng cố phát triển hợp tác xã ở Hà Nội cũng khẳng định "Kinh tế hợp tác xã là một phần kinh tế cơ bản, tồn tại lâu dài trong suốt quá trình xây dựng và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN". Kinh tế hợp tác xã là sản phẩm tất yếu của sản xuất hàng hoá; sản xuất hàng hoá càng phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường ngày càng gay gắt thì những người lao động riêng lẻ, các hộ cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng có yêu cầu phải liên kết, hợp tác với nhau, nếu không thì khó tồn tại và phát triển. Thông qua việc liên kết, hợp tác bằng hình thức tổ chức hợp tác xã là một trong những biện pháp quan trọng để giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ, manh mún với sản xuất hàng hoá lớn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà đặc biệt công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Để phát triển kinh tế tập thể theo đường lối của Đảng và đáp ứng đòi hỏi của thực tế cuộc sống, yêu cầu hết sức quan trọng là phải phát triển hợp tác xã như thế nào mới có hiệu quả. Xuất phát từ vấn đề trên, em nhận thấy rằng để phát triển hợp tác xã một cách hiệu quả thì một trong các yếu tố là nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn. Dựa vào thực tiễn của quá trình thực tập và khả năng hiểu biết về hợp tác xã trong thời gian thực tập, nghiên cứu tại huyện Gia Lâm và Sở Nông nhgiệp & PTNT Hà Nội, em đã làm chuyên đề: " Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm". 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm, vai trò, vốn của hợp tác xã. Đánh giá thực trạng sử dụng vốn ở các hợp tác xã nông nghiệp huyện Gia Lâm. Trên cơ sở đánh giá, phân tích rõ hiện trạng sử dụng vốn của các hợp tác xã hiện tại để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó nâng cao hiệu quả hoạt đọng của các hợp tác xã huyện Gia Lâm nói riêng và của các hợp tác xã trên toàn quốc nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các hợp tác xã nông nghiệp. Phạm vi là trên địa bàn huyện Gia Lâm. 4. Kết cấu chuyên đề *Phần mở đầu *Phần nội dung: Chuyên đề gồm có 4 chương Chương I: Những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn trong HTX nông nghiệp Chương II: Nguồn lực phát triển nông nghiệp của hà nội và ảnh hưởng của nó đối với sử dụng vốn của hợp tác xã Chương III: Thực trạng sử dụng vốn của một số hợp tác xã ở huyện Gia Lâm Chương IV: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn * Phần kết luận Chương I: Những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn trong HTX Nông nghiệp I. Nguồn gốc của Hợp Tác xã 1. Hợp tác là gì? Hợp tác là sự kết hợp sức lực của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được, hoặc thực hiện được cũng kém hiệu quả so với hợp tác. Hợp tác là hình thức tất yếu trong lao động sản xuất và hoạt động kinh tế của con người. Hợp tác bắt nguồn từ tính chất xã hội của hoạt động nói chung, của lao động sản xuất và hoạt động kinh tế nói riêng của con người. Do vậy, sự phát triển của hợp tác gắn liền và bị quy định bởi tiến trình nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất và hoạt động kinh tế. Trong lao động sản xuất, hợp tác có tác dụng làm tăng năng xuất lao động. Sự phát triển của các hình thức và tính chất thích hợp của hợp tác có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế. Hợp tác lao động xuất hiện từ khi loài người xuất hiện và ngày càng phát triển. Cùng với tiến trình phát triển xã hội, phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, do đó nhu cầu về hợp tác lao động ngày càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ và mở rộng. Nó không bị giới hạn trong phạm vi từng đơn vị, từng ngành, địa phương, trong một nước, mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế. Hợp tác có nhiều hình thức với các đặc điểm, tính chất, trình độ khác nhau: Hợp tác ngẫu nhiên, nhất thời; hợp tác thường xuyên, ổn định; hợp tác lao động như Mác đã phân tích về ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp; hợp tác giữa các đơn vị, các ngành;v.v... 2. Từ cộng tác đến hợp tác Từ khi sinh ra con người đã sống trong xã hội cộng đồng dưới các hình thức như cộng đồng huyết thống - dòng tộc, cộng đồng thôn bản, cộng đồng thành thị. Đây là hình thức xã hội cộng đồng mang tính tự phát và tập quán. Người ta cho rằng ở đó các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động khác đều thường xuyên có sự hợp tác. Giáo sư Bogardus của trường đại học Nam California (1882- 1973, nhà xã hội học Mỹ) trong suốt cuộc đời mình đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới phong trào hợp tác xã. ông đã đứng trên quan điểm xã hội học để nhìn nhận phương diện con người và phương diện tổ chức của hợp tác xã. ông đã lưu tâm nghiên cứu mọi hình thức cộng tác trước HTX, và phân loại cộng tác, “ một nguyên lý cơ bản của sự sống ”, thành 5 giai đoạn phát triển từ loài vi sinh vật đến xã hội loài người như sau: Cộng tác mang tính phản xạ. Cộng tác mang tính bản năng. Cộng tác vì mục đích sinh tồn. Cộng tác để chiến thắng trong cạnh tranh. Cộng tác vì sự tiến bộ cho toàn xã hội. Giáo sư Bogardus đã nêu lên đặc trưng cảu các giai đoạn phát triển như dưới đây, đồng thời nhận định rằng HTX là hình thức tổ chức có thể thực hiện được sự cộng tác ở giai đoạn cao nhất. Hình thức cộng tác ở giai đoạn 1 và 2 là cộng tác ở giới sinh vật. Giai đoạn 1 là cộng tác vi sinh vật. Giai đoạn 2 là cộng tác vô thức của động vật nói chung, giai đoạn 3 là cộng tác thường thấy từ người nguyên thuỷ đến người hiện đại ở những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Đại đa số của biểu hiện cộng tác trong xã hội ngày nay tập trung ở giai đoạn 4. Hình thức cộng tác ở giai đoạn này có nhược điểm là không tránh khỏi sự ích kỷ muốn tăng lợi ích của tập thể mình bằng sự hy sinh của cá nhân hay tập thể khác, cùng với tính kép kín, kết quả của tính ích kỷ đó. Giai đoạn thứ 5 là giai đoạn hợp tác cao nhất mà con người có thể đạt đến, và đối tượng hướng tới hình thức cộng tác này để thực hiện thành công hơn nữa ở một mức độ nhất định chính là phong trào hợp tác xã. II. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của các Hợp Tác xã nông nghiệp 1. Khái niệm Hợp tác xã là loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn loại hình kinh tế hợp tác giản đơn. ở nhiều nước trên thế giới, hợp tác xã đã có lịch sử hình thành và phát triển trên 100 năm. Trong Luật hợp tác xã của nhiều nước cũng như một số tổ chức quốc tế đều có các định nghĩa về hợp tác xã. Liên minh hợp tác xã quốc tế (International cooperative alliance - ICA) được thành lập tháng 8 năm 1895 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh, đã định nghĩa hợp tác xã như sau: “hợp tác xã là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ ”. Năm 1995, định nghĩa này được hoàn thiện : “hợp tác xã dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Theo truyền thống của những người sáng lập ra hợp tác xã, các xã viên hợp tác xã tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức, về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “hợp tác xã là sự kết hợp của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cở sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào hợp tác xã phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết các khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung”. Điều 1 trong Luật hợp Tác xã Việt Nam năm 1996 ghi: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các loại hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy trong luật hợp tác xã năm 1996 được định nghĩa là "tổ chức kinh tế tự chủ", nhưng tổng kết 6 năm thi hành luật cho thấy các hợp tác xã, nhất là hợp tác xã trong lĩnh vực Nông nghiệpvẫn còn bị các cơ quan quản lý Nhà nước xem như các tổ chức vừa là công cụ của chính quyền cơ sở (xã, phường), vừa tổ chức năng tính xã hội, có nghĩa vụ phục vụ chính quyền và cộng đồng theo ý muốn chủ quan của họ. Đồng thời bản thân các xã viên hợp tác xã vẫn chưa coi hợp tác xã là của chính mình và do chính họ lập ra, từ đó dẫn đến vẫn chưa thực sự là chủ hợp tác xã, chưa có động lực cùng nhau xây dựng phát triển hợp tác xã. Mặt khác, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh tế, tinh thần tự lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường rất hạn chế. Kết quả là sau một thời gian hoạt động theo Luật hợp tác xã bên cạnh một bộ phận hợp tác xã đã phát triển tốt trong điều kiện mới, vẫn còn số đông hợp tác xã chưa phát huy được khả năng, sức mạnh tập thể của các xã viên trong hợp tác xã, do đó vẫn còn yếu kém, phụ thuộc vào sự chỉ đạo của chính quyền và bị hành chính hoá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, không thích ứng được với cơ chế thị trường đang đòi hỏi ngày một khắt khe hơn đối với hợp tác xã về tính tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của nó. Để khắc phục tình trạng này, Luật sửa đổi được thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khoá XI vào tháng 11 năm 2003 đã quy định: "Hợp tác xã là tổ chứuc kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này... hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật". Theo định nghĩa này hợp tác xã được tổ chức theo nguyên tắc riêng về tính tự nguyện, dân chủ và bình đẳng về lợi ích và trách nhiệm của mỗi đối tượng tham gia hợp tác xã, đồng thời làm rõ bản chất hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính của mình và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trong qua trình hoạt động. Như vậy sẽ tạo ra cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước đối với hợp tác xã và chính các xã viên hợp tác xã đổi mới nhận thức về loại hình tổ chức kinh tế này, xoá bỏ tư tưởng coi hợp tác xã nặng nề tổ chức xã hội, là bộ phận, là cánh tay của bộ máy công quyền (nhất là đối với các cấp chính quyền huyện, xã ở nông thôn trong quan hệ với hợp tác xã nông nghiệp), làm cho hợp tác xã phụ thuộc vàp sự bao cấp của Nhà nước và không được tự chủ và bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trong qua trình hoạt động của nó. Định nghĩa mới về hợp tác xã còn xác định rõ điều kiện tồn tại và phát triển của hợp tác xã là hợp tác xã phải biết tự khẳng định mình là tổ chức kinh tế tự chủ, biết hoạt động nhanh nhạy, khôn ngoan như các doanh nghiệp, biết cạnh tranh để tồn tại trong cơ chế thị trường. Hợp tác xã muốn phát triển ngày một lớn mạnh về kinh tế, có sức hấp dẫn ngày một cao đối với xã viên của nó, thì hợp tác xã phải ngày càng tham gia sâu rộng vào thị trường, vào các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, vào tìm kiếm các nguồn lực để phát triển. 2. Đặc điểm 2.1. Đặc điểm chung Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về hợp tác xã, cũng như sự khác nhau về đặc điểm, cơ chế tổ chức, phương thức hoạt động v.v.của các mô hình hợp tác xã ở các nước trên thế giới, song từ các khái niệm trên đay có thể rút ra những đặc trưng sau đây của hợp tác xã trong nông nghiệp: Một là, hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của những nông hộ, trang trại có chung yêu cầu về những dịch vụ cho sản xuất kinh doanh và đời sống của mình mà bản thân từng nông hộ không làm được hoặc làm nhưng kém hiệu quả. Hai là, cơ sở thành lập của các hợp tác xã là dựa vào việc cùng góp vốn của các thành viên và quyền làm chủ hoàn toàn bình đẳng giữa các xã viên theo nguyên tắc mỗi xã viên một phiếu biểu quyết không phân biệt lượng vốn góp ít hay nhiều. Ba là, mục đích kinh doanh của hợp tác xã trước hết là làm dịch vụ cho xã viên, đáp ứng đủ và kịp thời số lượng, chất lượng của dịch vụ, đồng thời cũng phải tuân theo nguyên tắc bảo toàn và tái sản xuất mở rộng vốn bằng cách thực hiện mức giá và lãi xuất nội bộ thấp hơn giá thị trường. Bốn là, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Năm là, hợp tác xã là một tổ chức liên kết kinh tế chỉ liên kết những xã viên thực sự có nhu cầu, có mong muốn không lệ thuộc vào nơi ở và cũng chỉ liên kết ở những dịch vụ cần thiết và đủ khả năng quản lý kinh doanh. Như vậy trong mỗi thôn, mỗi xã có thể tồn tại nhiều loại hình hợp tác xã có nội dung kinh doanh khác nhau, có số lượng xã viên không như nhau, trong đó một số nông hộ, trang trại đồng thời là xã viên của một số hợp tác xã. Sáu là, nông hộ trang trại xã viên vừa là dơn vị kinh tế tự chủ trong hợp tác xã vừa là đơn vị kinh tế cơ sở hoạt động kinh doanh và hạch toán độc lập. Do vậy, quan hệ giữa hợp tác xã và xã viên vừa là quan hệ liên kết, giúp đỡ nội bộ vừa là quan hệ gữa hai đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập. Cơ chế liên kết của hợp tác xã cần phản ánh được mối quan hệ phức tạp đó. Bảy là, từ những đặc trưng trên có thể rút ra đặc trưng bản chất của hợp tác xã là: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế liên kết cơ sở của các nông hộ, nông trại và các cá nhân mang tính chất vừa tương trợ giúp đỡ, vừa kinh doanh. 2.2. Những đăc diểm cơ bản của hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam Thứ nhất, hợp tác xã kiểu mới là tổ chức kinh tế tự chủ của những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn , góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có tổ chức chặt chẽ, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và được đối xử bình đẳng như các thành phần kinh tế khác. Thứ hai, về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã. Khi xây dựng các hợp tác xã kiểu mới phải đảm bảo 5 nguyên tắc cơ bản sau: 1- Tự nguyện gia nhập và ra hợp tác xã: mọi công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định của Luật này, tán thành Điều lệ hợp tác xã đều có thể trở thành xã viên hợp tác xã; xã viên có quyền ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; 2- Quản lý dân chủ và bình đẳng: xã viên hợp tác xã có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; 3- Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: hợp tác xã tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm hợp tác xã và xã viên cùng có lợi; 4- Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của hợp tác xã; sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phân chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã do Đại hội xã viên quyết định; 5- Hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải phát huy tinh thần tập thể, nâng cao ý thức hợp tác trong hợp tác xã và trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các hợp tác xã với nhau ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Thứ ba, quan hệ sở hữu và phân phối trong hợp tác xã. Khi gia nhập hợp tác xã, mỗi xã viên bắt buộc phải góp vốn theo quy định của Điều lệ, vốn góp có thể nhiều hơn mức tối thiểu, nhưng không được vượt quá 30% tổng số vốn Điều lệ của hợp tác xã. Cùng với vốn góp của xã viên, vốn hoạt động của hợp tác xã còn bao gồm vốn được tích luỹ trong quá trình hoạt động và các nguồn vốn khác, như giá trị tài sản được cho, biếu tặng v.v... Phần vốn góp của xã viên thuộc sở hữu của từng thành viên. Các nguồn vốn khác thuộc sở hữu chung của hợp tác xã, quyền sử dụng toàn bộ tài sản thuộc về hợp tác xã. Sau khi làm song nghĩa vụ nộp thuế, lãi của hợp tác xã được phân phối như sau: thanh toán các khoản bù lỗ; trích lập các quỹ hợp tác xã; chia lãi theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên có tính đến mức đọ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Thứ tư, xã viên hợp tác xã. Xã viên hợp tác xã có thể là cá nhân, hoặc hộ gia đình, mỗi xã viên có thể đồng thời là thành viên của nhiều hợp tác xã, không phân biệt ngành, nghề, địa giới hành chính. Mỗi xã viên đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ bao gồm: quyền làm việc, hưởng lãi, tiếp nhận thông tin, đào tạo bồi dưỡng, hưởng phúc lợicủa hợp tác xã, được phép chuyển quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho người khác và xin ra khỏi hợp tác xã, được trả lại vốn góp và các quyền lợi khác khi ra khỏi hợp tác xã. Mỗi xã viên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Điều lệ như: góp vốn vào hợp tác xãvà chia sẻ mọi rủi ro của hợp tác xã theo mức vốn đóng góp. Thực hiện các cam kết kinh tế với hợp tác xã v.v... Thứ năm, quan hệ giữa hợp tác xã và xã viên. Quan hệ giữa hợp tác xã và xã viên được xây dựng chủ yếu trên cơ sở quan hệ kinh tế. Nó được xác lập từ nhu cầu phát triển sản xuất, tăng thu nhập của các thành viên hợp tác xã. Hợp tác xã tôn trọng quyền độc lập tự chủ kinh tế của xã viên. Trong hợp tác xã nông nghiệp, xã viên là hộ, trang trại gia đình, hoặc đại diện hộ, đó là những đơn vị kinh tế tự chủ tham gia vào hợp tác xã với trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích theo Điều lệ quy định. Sự hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp không phá vỡ tính độc lập tự chủ của kinh tế hộ, trang trại gia đinh. Nó có tác dụng tạo điều kiện phát triển tăng thu nhập cho kinh tế của các hộ xã viên. Trên cơ sở đó mà thúc đẩy kinh tế của các hợp tác xã. Thứ sáu, điều kiện thành lập, hoạt động và giải thể hợp tác xã. Khi thành lập hợp tác xã cần phải có điều lệ, phương án sản xuất - kinh doanh cụ thể có tính khả thi, được đại hội xã viên thông qua và cơ quan có trách nhiệm phê duyệt. Trong trường hợp giải thể tự nguyện theo nghị quyết đại hội xã viên, hoặc bị buộc phải giải thể theo quyết định cảu pháp luật, hợp tác xã phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với cơ quan có thẩm quyền. Đại hội xã viên hoặc đạihội đại biểu xã viên có quyền quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động của hợp tác xã. Hợp tác xã có quyền thiết lập quan hệ hựop tác với các hợp tác xã khác ở trong nước và ngoài nước, than gia tổ chức Liên minh hợp tác xã Việt Nam theo quy định cảu pháp luật. Thứ bảy, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế do các thành viên có nhu cầu tự nguyện lập ra, nó không phải là một tổ chức xã hội. Hợp tác xã hoạt động theo luật pháp quy định trước hết vì mục tiêu kinh tế. Hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ xã hội đối với các xã viên của chính hợp tác xã, không thể biến hợp tác xã thành tổ chức xã hội, hoặc bắt buộc hợp tác xã làm việc như một tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị của địa phương. Chính phủ thống nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong phạm vi cả nước theo các bội dung sau: xây dựng và thực hiện chỉ đạo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hợp tác xã; ban hành Điều lệ mẫu cho các loại hình hợp tác xã; ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo điều kiện hoạt động cho hợp tác xã, liên minh các hợp tác xã, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành, các cấp chính quyền, hội đồng nhân dân đối với hợp tác xã; thực hiện chức năng thanh tra , kiểm soát hợp tác xã theo quy định của pháp luật. 3. Phân loại Từ các tiêu thức phân loại khác nhau đã hình thành nhiều loại hình hợp tác xã với những đặc điểm về nội dung hoạt động, cơ cấu tổ chức, vai trò tác dụng, và tên gọi khác nhau tương ứng với những điều kiện cụ thể của từng loại hình hợp tác xã. ở nhiều nước, người ta thường phân loại hợp tác xã theo mục đích, chức năng hoạt động, theo đặc điểm về quy mô, tính chất và hình thức pháp lý. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, để phân loại hợp tác xã, thường căn cứ vào: chức năng hoạt động, tính chất trình độ xã hội hoá, quy mô và đặc điểm hình thành hợp tác xã. Theo cách phân loại đó thì ở nước ta có các laọi hình hợp tác xã sau: Hợp tác xã dịch vụ: bao gồm ba loại: hợp tác xã dịch vụ từng khâu. Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp đa chức năng và hợp tác xã dịch vụ “đơn mục đích” hay hợp tác xã “chuyên ngành”. + Hợp tác xã dịch vụ từng khâu còn gọi là hợp tác xã dịch vụ chuyên khâu có nội dung hoạt động tập chung ở từng lĩnh vực trong quá trình sản xuất hoặc tững khâu công việc trong quá trình sản xuất và phục vụ cho sản xuất. Thí dụ, hợp tác xã tín dung, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã dịch vụ đầu vào, hợp tác xã dịch vụ đầu ra, hợp tác xã chuyên dịch vụ về tưới tiêu, hợp tác xã chuyên phòng trừ sâu bệnh v.v... + Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp đa chức năng có nội dung hoạt động đa dạng, gồm nhiều khâu dịch vụ cho sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm (đầu ra), dịch vụ giống, phòng trừ sâu bệnh, tưới tiêu,v.v...Tuỳ thuộc đặc điểm, điều kiện, trình độ phát triển sản xuất và tập quán ở từng vùng mà nhu cầu của nông hộ đối với từg loai hình dịch vụ có khác nhau. Thí dụ, ở những vùng đồng bằng trồng lúa nước, hợp tác xã có thể thực hiện những khâu dịch vụ sau: xây dựng, điều hành kế hoạch, bố trí cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ sản xuất, cung ứng vật tư, giống, tưới tiêu theo quy trình kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, bảo về các sản phẩm ngoài đồng ruộng để tránh hao hụt. Với những vùng có mức bình quân ruộng đất và mức độ cơ giới hoá cao, nông hộ cần thêm khâu dịch vụ làm đất, thu hoạch, sửa chữa cơ khí, vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ v.v... + Hợp tác xã dịch vụ "đơn mục đích" hay hợp tác xã "chuyên ngành". Hợp tác xã loại này được hình thành từ nhu cầu của các hộ thành viên cùng sản xuất - kinh doanh một loại hàng hoá đặc trưng, hoặc cùng làm một nghề giống nhau (hợp tác xã trồng rừng, hợp tác xã trồng mía, hợp tác xã trồng chè v.v..). Hợp tác xã thực hiện các khâu dịch vụ của kinh tế hộnhư chọn giống, cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, đại diện các hộ thành viên quan hệ với cơ sở chế biến, ngân hàng v.v.. Hợp tác xã sản xuất kết hợp dịch vụ Hợp tác xã loại này có đặc điểm: nội dung hoạt động sản xuất là chủ yếu, dịch vụ là kết hợp. Mô hình hợp tác xã loại này phù hợp trong các ngành tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, nghề đánh cá, nghề làm muối ( trừ ngành trồng trọt và chăn nuôi). ở một số nơi, hợp tác xã được hình thành trong quá trình chuyển đổi hợp tác xã kiểu cũ theo Luật hợp tác xã năm 1996, tuy mang tên hợp tác xãnông nghiệp nhưng về bản chất chúng là hợp tác xã dịch vụ đơn thuần, hoặc hợp tác xã dịch vụ kết hợp sản xuất mở mang ngành nghề. Cùng với kinh tế hợp tác xã, kinh tế nông hộ được duy trì với tư cách là những đơn vị thành viên của hợp tác xã. Hợp tác xã sản xuất - kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện Đặc điểm cơ bản của mô hình hợp tác xã loại này là: + Cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động, bộ máy quản lý và chế độ hạch toán, kiểm kê, kiểm soát, phân phối theo nguyên tắc của hợp tác xã kiểu mới và tương tự một "doanh nghiệp" tập thể. + Sở hữu tài sản trong hợp tác xã gồm hai phần: sở hữu tập thể và sở hữu cổ phần. Xã viên hợp tác xã tham gia lao động trong hợp tác xã được hưởng lương theo nguyên tắc phân phối theo lao động và hưởng lãi cổ phần (ngoài phúc lợi tập thể của hợp tác xã). + Hợp tác xã hoạt động sản xuất - kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm phát triển kinh tế hợp tác xã và đem lại lợi ích cho xã viên. + Hợp tác xã loại này thích hợp với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng thuỷ sản, nghề làm muối, đánh cá. ở các địa phương, mô hình hợp tác xã kiểu này thường gặp trên địa bàn thị trấn, thị xã, các vùng ven sông, ven biển, những nơi phù hợp với nghề khai thác tài nguyên và ở nhiều nơi khác khi có đủ điều kiện cần thiết. 4. Vai trò Từ khái niệm và đặc điểm của các hợp tác xã đã nêu ở trên ta có thể thấy rằng hợp tác xã có một số vai trò cơ bản như sau: Thứ nhất, giúp đỡ các xã viên trong hợp tác xã phát triển sản xuất của mình thông qua việc cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất, đảm bảo sản xuất đúng thời vụ Thứ hai, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, cải thiện đời sống nông thôn. Thứ ba, tiếp thu những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất giúp tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Thứ tư, hợp tác xã là một trong các thành phần của kinh tế tập thể, nó giúp phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung và của nông nghiệp nông thôn nói riêng. Trên đây là một số vai trò của hợp tác xã trong quá trình hoạt động của mình. Đó là những vai trò rất tốt đẹp của hợp tác xã và cần thiết phải được phát huy để từng bước góp phần xây dựng nông thôn mới. III. Vốn và sử dụng vốn trong Hợp tác xã Nông nghiệp 1. Khái niệm, phân loại, vai trò của vốn 1.1. Khái niệm Cũng như nhiều thuật ngữ kinh tế khác, vốn cũng có nhiều cách tiếp cận và hiểu khác nhau. Theo quan điểm của những nhà quản trị kinh doanh: Vốn hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ sản xuất gồm: tư liệu sản xuất, lao động, trí thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên... Trong sản xuất kinh doanh vốn được hiểu là giá trị của các yếu tố đầu vào. Đó là điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh. 1.2. Phân loại Có nhiều cách phân loại vốn khác nhau, tuy nhiên có thể phân loại vốn ở hai khía cạnh: 1.2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành + Vốn chủ sở hữu: - Vốn điều lệ của hợp tác xã là tổng số vốn do các xã viên đóng góp và được ghi vào Điều lệ hợp tác xã.. Tuỳ từng hợp tác xã mà số vốn đóng góp của các xã viên là khác nhau. Theo Luật hợp tác xã mới thì mỗi xã viên không được góp quá 30% vốn điều lệ hợp tác xã. Vốn tích luỹ từ sau khi chuyển đổi: là vốn được các hợp tác xã tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh từ sau khi chuyển đổi theo Luật hợp tác xã. Nguồn vốn này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của hợp tác xã. + Vốn vay: là vốn mà các hợp tác xã đi vay của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc của các hợp tác xã khác... + Vốn từ hợp tác xã cũ: UBND xã nhận để giao (cho thuê) hợp tác xã mới Chuyển từ hợp tác xã cũ sang + Vốn từ ngân sách nhà nước cấp, giao: để khuyến khích hoạt động của các hợp tác xã, Nhà nước ta có nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động của các hợp tác xã. Đây là nguồn vốn quan trọng giúp các hợp tác xã ổn định sản xuất, mua sắm các thiết bị cần thiết... đòi hỏi các hợp tác xã phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này sao cho hợp lý. 1.2.2. Căn cứ vào tác dụng và đặc điểm chu chuyển vốn trong quá trình sản xuất, vốn của hợp tác xã được chia làm hai loại: + Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản cố định, nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm sau mỗi chu kỳ kinh doanh và được vù đắp dưới hình thức khấu hao. Tài sản cố định theo luật kế toán hiện hành là những tài sản có giá trị lớn hơn 5 triệu và thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm. Như vậy, trong hợp tác xã ngoài giá trị cảu công trình, máy móc, thiết bị...vốn cố định còn bao hàm giá trị của một số đối tượng lao động như gia súc sinh sản, vườn cây lâu năm. + Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Vốn lưu động thường cuyên vận động, thay đổi hình thái biểu hiện và tồn tại ở ba lĩnh vực dự trữ, sản xuất và lưu thông. Đó là quá trình chuyển hoá vốn từ hình thái này sang hình thái khác đến khi nó trở lại hình thái ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn Quá trình sản xuất kinh doanh của hợp tác xã được tiến hành liên tục không ngừng, vì thế vốn lưu động cũng tuần hoàn liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu chuyển dưới các hình thức khác nhau: tiền tệ, vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Giá trị vốn lưu động được chuyển một lần và bù đắp hoàn toàn sau mỗi chu kỳ sản xuất. 1.3. Vai trò của vốn Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Nó là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mọi ngành trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, vai trò của vốn là hết sức quan trọng, điều đó được biểu hiện: Thứ nhất, có được vốn chúng ta có thể xây dựng các cơ sở hạ tầng (cầu cống, đường xá, kênh mương…) phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, nó giúp quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và duy trì mọi hoạt động trong quá trình sản xuất. Thứ ba, giúp nâng cao đời sống của người dân ở nông thôn nói riêng và ở trên đất nước nói chung. Thứ tư, giúp chúng ta thực hiện được các hoạt động xã hội như xoá đói giảm nghèo, ưu đãi những người có công… Thứ năm, giúp chúng ta thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái. Nói tóm lại, vốn có vai cho vô cùng quan trọng trong tất cả các hoạt động của con người. Do vậy, cần phải có biện pháp sử dụng vốn một cách có hiệu quả, tránh lãng phí. 2. Nội dung quản lý sử dụng vốn 2.1. Xác định nhu cầu về vốn của hợp tác xã Nông nghiệp Nhu cầu về vốn của hợp tác xã chủ yếu được xác định từ chi phí các kế hoạch biện pháp của các lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã. Theo nguyên tắc kết hợp các yếu tố đầu vào, nói chung hợp tác xã chỉ vay vốn cho đến diểm mà tại đó chi phí biên của vốn bằng giá trị sản phẩm biên của vốn để đảm bảo lợi nhuận tối đa. 2.2. Huy động vốn Dựa vào nhu cầu vốn, các hợp tác xã phải tìm mọi biện pháp để huy động vố._.n nhằm đáp ứng nhu cầu vốn. Các nguồn huy động vốn có thể là: + Vốn tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã: Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần lãi thu được một phần được đưa vào quỹ mở rộng sản xuất, một phần để đáp ứng các hoạt động khác. Phần vốn ở quỹ mở rộng sản xuất có thể sẽ được huy động vào quá trình sản xuất ở chu kỳ sau. + Vốn vay: Hợp tác xã có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng, của các hợp tác xã khác... để dùng vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên các hợp tác xã cần phải đảm bảo việc vay vốn sẽ thu được phần lợi nhuận nhất định sau khi hoàn trả lại vốn và phần lãi của vốn vay. Thực tế cho thấy việc các hợp tác xã vay vốn còn rất hạn chế, điều này sẽ được đề cập đến ở chương sau. + Vốn tài trợ, trợ cấp của nhà nước và các tổ chức khác: Nhà nước và một Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của hợp tác xã, có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau: số tổ chức như FAO... có nguồn vốn hỗ trợ cho các hợp tác xã. Các hợp tác xã cần biết tận dụng nguồn vốn này và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Trong thực tế việc huy động vốn có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu, nhưng cũng có trường hợp không đáp ứng được hoặc đáp ứng vượt nhu cầu. Đối với trường hợp không đáp ứng được nhu cầu hoặc đáp ứng vượt nhu cầu, hợp tác xã cần phải tìm các biện pháp sử lý và việc sử lý đó phải tuỳ theo từng tình huống cụ thể. 2.3. Sử dụng vốn cố định: Vốn cố định là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sản xuất. Do tính chất sử dụng của nó, cần chú ý phân loại vốn cố định dùng vào sản xuất hay không dùng vào sản xuất. Biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lý vốn cố định. + Đầu tư và trang bị đồng bộ, tập trung dứt điểm, ưu tiên cho khâu chủ yếu của sản xuất. + Trong đầu tư xây dựng cơ bản phải điều tra, quy hoạch, thiết kế đầy đủ để không gây lãng phí vốn cố định. + Rút ngắn thời gian thi công xây dựng lắp đặt, nhanh chóng đưa máy móc, công trình vào hoạt động để thu hồi vốn sản xuất. + Khai thác tối đa công suất và thời gian làm việc của công trình, máy móc thiết bị. + Thực hiện chế độ kiểm kê định kỳ, thực hiện khấu hao đầy đủ. 2.4. Sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động trong hợp tác xã chia làm hai loại: vốn lưu động định mức và vốn lưu động không định mức. + Vốn lưu động định mức là vốn hợp tác xã thường xuyên chiếm dụng ở mức tối thiểu để tiến hành sản xuất bình thường. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của từng loại mà vốn lưu động định mức cho sản xuất có khác nhau: ngành trồgn trọt căn cứ vào chi phí vốn bình quân các vụ, ngành chăn nuôi căn cứ vào quý IV của năm trước... + Vốn lưu động không định mức chủ yếu là các khoản vốn trong thanh toán, vốn tiền tệ...Đây là những khoản vốn sử dụng tạm thời. Quản lý và sửu dụng vốn lưu động thực chất là việc định mức vốn lưu động cho sản xuất. Định mức vốn lưu động hợp lý có ý nghĩa to lớn, nó là căn cứ để xác định nhu cầu về vốn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá được bình thường, giúp các hợp tác xã cải tiến các hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3. Hiệu quả sử dụng vốn Xuất phát từ vai trò của vốn như trên, để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn, chúng ta nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn như sau: 3.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu quả kinh tế là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa kết quả sản lượng sản phẩm thu được với lượng vốn đã bỏ ra. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định biểu hiện ở mỗi đơn vị vốn bỏ ra nhận được lượng kết quả lớn hơn hoặc với lượng kết quả như thế nhưng cần lượng vốn ít hơn. Vì vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp gắn liền với hiệu quả sử dụng ruộng đất - trên một đơn vị diện tích sản xuất được nhiều sản phẩm với chi phí thấp hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm. Hiệu quả sử dụng vốn cố định là một bộ phận của hiệu quả sản xuất nông nghiệp được biểu hiện thông qua mối quan hệ của lượng sản phẩm thu được trên một đồng vốn đã bỏ ra. + Hiệu suất sử dụng vốn cố định theo giá trị sản lượng (HSL). Trong đó: Gsl: giá trị sản lượng của kỳ kinh doanh. Vcđ: là số vốn cố định trong kỳ. Hệ số này cho biết một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. + Hiệu suất sử dụng vốn cố định theo lợi nhuận (Hp) Trong đó: P: lợi nhuận của kỳ kinh doanh Hệ số này cho biết khi bỏ ra một đồng vốn cố định sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Hệ số chiếm dụng vốn cố định hay còn gọi là dung lượng vốn cố định (HCĐ) Là lượng vốn cố định cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản lượng. Việc hạ thấp mức vốn cố định để sản xuất ra một đơn vị giá trị sản lượng là biểu hiện sự tăng lên của hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các hợp tác xã. Để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: + Tổng thu nhập tăng tính trên một đơn vị vốn đầu tư xây dựng cơ bản (B): Trong đó: B1: tổng thu nhập sau khi đầu tư. B0: tổng thu nhập trước khi đầu tư. Dt1: vốn đầu tư xây dựng cơ bản sau khi đầu tư mới. Dt0: vốn đầu tư xây dựng cơ bản trước khi đầu tư mới. + Thời gian hoàn vốn đầu tư (Th) tình bằng năm: Trong đó: Dt: giá trị vốn đầu tư tăng thêm (đ) M: mức lãi hàng năm tăng thêm (đ) Kh: mức khấu hao hàng năm tăng thêm (đ) Vốn đưa vào sản xuất kinh doanh giá trị được tăng lên, do vậy trong sản xuất phải tính giá trị vốn trong tương lai hay để có số vốn trong thời gian tới thì hiện tại cần bao nhiêu vốn Ngoài các chỉ tiêu trên còn một số chỉ tiêu như: + Năng suất lao động: N: Năng suất lao động P: Giá trị sản xuất (theo giá cố định) T: số lượng lao động bình quân trong năm Giữa năng suất lao động và mức vốn trang bị cho lao động (vốn cố định tính bình quân cho một lao động nông nghiệp) và dung lượng vốn cố định có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên chừng nào mức tăng năng suất lao động nhanh hơn mức vốn trang bị cho lao động và mức tăng giá trị sản xuất tính trên đồng vốn cố định. + Năng suất ruộng đất: Là mối quan hệ giữa giá trị sản xuất nông nghiệp tính cho một đơn vị diện tích ruộng đất, có thể tính theo công thức: Năng suất ruộng đất = P S Trong đó: S: Diện tích ruộng đất Năng suất ruộng đất có quan hệ mật thiết với mức bảo đảm vốn cho đơn vị diện tích (vốn cố định tính b1ình quân cho một đơn vị diện tích) và dung lượng vốn cố định. Năng suất ruộng đất tăng lên phụ thuộc vào hai yếu tố : Tăng mức bảo đảm vốn cho đơn vị diện tích và hạ thấp vốn cố định để sản xuất ra một đơn vị giá trị sản xuất. 3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Trong hợp tác xã, vốn lưu động đảm bảo tính không ngừng của quá trình tái sản xuất, nó nhằm thực hiện sự tiết kiệm lớn nhất về vốn và chi phí tối thiểu về tài sản lưu động. Vốn lưu động khi tham gia trong quá trình sản xuất đã thực hiện vòng tuần hoàn không ngừng. Nó liên tục trải qua các giai đoạn khác nhau của vòng tuần hoàn với những sự thay đổi về hình thức tiền tệ, hình thức sản xuất và hình thức hàng hoá. Sau khi kết thúc vòng tuần hoàn thứ nhất, lại bắt đầu vòng tuần hoàn thứ hai và tiếp theo. Mỗi vòng tuần hoàn là một vòng chu chuyển hoặc một vòng quay của vốn lưu độnglà vận động không ngừng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của hợp tác xã có thể thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau: + Tốc độ chu chuyển của vố lưu động được thể hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần chu chuyển vốn lưu động trong kỳ kinh doanh (còn gọi là vòng quay của vốn hay hệ số luân chuyển), tính theo công thức: Trong đó: L: số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ. M: tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ. Vlđ: số vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ so sánh hai đại lượng: tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ và số vốn lưu động bình quân trong kỳ, số vòng quay càng lớn càng tốt. Số ngày một lần luân chuyển của vốn lưu động, tính theo công thức: Trong đó: T: số ngày một lần luân chuyển. N: số ngày của kỳ kinh doanh. Trong quá trình sử dụng vốn lưu động, nếu số vòng quay của vốn tăng lên, độ dài thời gian của mỗi vòng quay ngắn thì vốn lưu động được giải phóng nhanh, tức là hiệu quả sử dụng vốn lưu động được tăng lên. + Hiệu suất hoàn trả vốn lưu động, tính theo công thức: Trong đó: H: hiệu suất hoàn trả vốn lưu động trong kỳ. Gsl: giá trị sản lượng của doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêu này cho ta biết nếu bỏ ra một đồng vốn lưu động thì sẽ thu lại được bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. + Hệ số chiếm dụng vốn lưu động được tính theo công thức: Hệ số chiếm dụng vốn = VLĐ GSL Trong các chỉ tiêu trên thì tốc độ chu chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu trực tiếp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động phải tăng tốc độ chu chuuyển của vốn lưu động mà biện pháp chủ yếu là: dự trữ hợp lý, tránh dự trữ thừa hoặc không có dự trữ cho sản xuất, không để ứ đọng vốn, đảm bảo sản xuất bình thường. Tiêu thụ sản phẩm nhanh và rút ngắn chu kỳ sản xuất để tăng tốc độ quay vòng vốn lưu động Chương II: Nguồn lực phát triển nông nghiệp của huyện Gia lâm và ảnh hưởng của nó đối với sử dụng vốn của Hợp Tác Xã I. Về điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý: Huyện Gia Lâm nằm ở cửa ngõ Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, dân số trung bình toàn huyện 349.949 người với trên 84 ngàn hộ trong đó có 273.452 nhân khẩu ở nông thôn phân bố trên địa bàn 31 xã và 4 thị trấn. Trình độ dân trí tương đối đồng đều. Gia Lâm là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng: đường thuỷ có: sông Hồng, sông Đuống; đường bộ, đường sắt có: quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quốc lộ 1 nối với các tỉnh phía Bắc; đường hàng không có sân bay Gia Lâm và nhiều tuyến đường khác. Trên địa bàn huyện có trên 200 cơ quan, doanh nghiệp của Trung ương và Hà Nội đặt trụ sở, chi nhánh; gần 700 công ty TNHH và Doanh nghiệp tư nhân; 30 hợp tác xã Công, Thương mại, 31 HTX dịch vụ nông nghiệp (trong đó có 2 HTX ngành nghề là HTX Bò sữa và HTX Dâu tằm Phù Đổng) và hàng nghìn hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. Gia Lâm có nhiều làng nghề truyền thống như; gốm sứ Bát Tràng, dát vàng bạc, may da Kiêu Kỵ; Chế biến dược liệu Ninh Hiệp và những làng nghề mới Kim Lan sản xuất sứ gốm, Đình Xuyên sản xuất diêm... nhiều khu công nghiệp được hình thành trong những năm gần đây: khu công nghiệp Sài Đồng B, khu công nghiệp Đài Tư, khu công nghiệp cừa và nhỏ Phú Thị... thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. 2. Về đất đai: Huyện Gia Lâm có diện tích đất tự nhiên 17.432 ha, trong đó có 9.128,8 ha đất nông nghiệp chiếm gần 52.4% diện tích đất toàn huyện, đất lâm nghiệp là 58,5 ha. Đất ở đây có chất lượng tương đối tốt, đất ở đây chủ yếu là đất vàng, một số nơi có đất phù sa, đất phù sa cổ bồi đắp rất thích hợp với việc trồng cây nông nghiệp. Đất đai được phân bố phong phú và đa đạng về chủng loại, bao gồm có đất canh tác trồng cây hàng năm (vùng bãi, trong đồng) có điều kiện phát triển mạnh rau, hoa, cây màu, cây công nghiệp, nông sản chất lượng cao. Có nhiều hồ đầm và vùng trũng có điều kiện phát triển nuôi thuỷ đặc sản kết hợp với trồng cây ăn quả và tạo cảnh quan môi trường phát triển dịch vụ du lịch. Biểu 1: Tình hình về đất đai của huyện Gia Lâm Chỉ tiêu Đ.vị tính Thực hiện 2001 Ước thực hiện 2002 I. Đơn vị hành chính 1. Số xã Xã 31 31 2. Số thị trấn TT 4 4 II. Đất đai tự nhiên Ha 17.432 17.432 Trong đó + Diện tích đất nông nghiệp Ha 9.128,8 8.924,4 - Đất canh tác hàng năm Ha 8.406,3 8.205,0 - Đất trồng cây lâu năm Ha 73,3 73,3 - Đất trồng cỏ chăn nuôi Ha 78,5 80,5 - Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Ha 263,6 263,6 - Đất vườn tạp Ha 253,1 302,0 + Đất lâm nghiệp Ha 58,5 58,5 Nguồn: UBND huyện Gia Lâm 3. Về khí hậu: Do nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cụ thể có một mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có tiết mưa phùn trong mùa khô. Đó là điều kiện rất thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm. Về mùa đông có thể trồng các loại cây như bắp, su hào mà ở vùng khác không có được. Ngoài ra các mùa khác cũng có khác sản phẩm riêng. Khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp tuy nhiên cũng gây không ít khó khăn như do ẩm ướt nên có nhiều sâu bệnh phá hại mùa màng, có bão xảy ra gây thiệt hại cho sản xuất. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, có quy mô thuộc loại trung bình với diện tích, địa hình bằng phẳng thuận tiện cho việc quy hoạch đồng ruộng, xây dựng hệ thống thuỷ lợi giao thông nông thôn, cơ khí hoá sản xuất nông nghiệp. Quỹ đất nông nghiệp rất đa dạng thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, cung ứng nhiều chủng loại sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao. Về kinh tế xã hội 1. Về dân số Dân số Huyện Gia Lâm năm 2001 có 349.949 người trong đó số người sống ở nông thôn là 273.452 người chiếm 78,14% dân số toàn huyện. Tổng số lao động là 172.851 người trong đó lao động trong ngành nông nghiệp là 70.300 người chiếm 40,67% tổng số lao động, đây là số lượng lao động khá lớn để phát triển ngành nông nghiệp của địa phương. Số hộ sản xuất nông lâm thuỷ sản là 53.048 hộ. Biểu 2: Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm Chỉ tiêu Đ.vị tính Thực hiện 2001 Ước thực hiện 2002 Dân số, lao động 1. Tổng số hộ Hộ 84.898 86.050 T.đó: - Hộ nông lâm thuỷ sản Hộ 53.048 53.200 - Hộ CN - TTCN - XDCB Hộ 7.000 7.500 - Hộ TM – DV Hộ 9.850 9.750 2. Tổng số nhân khẩu Người 349.949 354.456 T.đó sống ở nông thôn Người 273.452 276.706 3. Tổng số lao động Người 172.851 175.100 Trong đó - Lao động Nông, lâm, thuỷ sản Người 70.300 65.036 - Lao động CN - TTCN - XDCB Người 38.350 42.025 - Lao động TM - DV Người 33.600 36.273 - Lao động khác Người 30.601 31.766 Nguồn: UBND huyện Gia Lâm Lao động ở Gia Lâm có trình độ tay nghề cao, nhạy bén tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới lại chăn nuôi gia súc, gia cầm có kinh nghiệm nhiều năm sản xuất nông sản có giá trị cao như rau, hoa, quả, thuỷ đặc sản... có nhiều nghệ nhân và thợ giỏi sản xuất ra sản phẩm nổi tiếng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là tiềm năng lớn của huyện cần được bồi dưỡng phát triển thêm. Tuy nhiên, nguồn lao động đông như vậy đòi hỏi phải có việc làm cho người lao động nhất là các lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp khi hết mùa vụ. Đây là yêu cầu của lao động của huyện Gia Lâm nói riêng và của lao động nông nghiệp cả nươớ nói chung. 2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật Với mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, trong những năm qua huyện đã tập trung các nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn và đạt được một số kết qủa sau: Huyện đã đầu tư vốn cho các công trình trọng điểm về xoá phòng học cấp 4, chương trình điện nông thôn, giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, nước sạch vệ sinh môi trường... Tổng số vốn xây dựng hàng năm trên 150 tỷ đồng, phấn đấu đến hết năm 2003 cơ bản xoá phòng học cấp 4 trương tiểu học và trung học cơ sở, hoàn thành cải tạo nâng cấp lưới điện. Điện nông thôn: hoàn thành 23 dự án cải tạo và nâng cấp lưới điện, 7 dự án đang được triển khai thực hiện với tổng số vốn đầu tư trên 70 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách cấp trên 56 tỷ đồng. Phối hợp với Điện lực và các ngành chức năng triển khai xây dựng đơn giá bán điện theo hướng dẫn của sở Tài chính vật giá, xây dựng kế hoạch tiếp nhận bán điện trực tiếp đến hộ dân của ngành điện. Đẩy mạnh chương trình giao thông nông thôn, tập trung xây dựng các tuyến đường liên xã, có quy chế hỗ trợ các xã xây dựng tuyến đường nông thôn, xóm, đến nay 90% các tuyến đường liên xã, 80% các tuyến đường liên thôn được bê tông hoá. Thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các dự án phát triển rau an toàn ở Văn Đức, Lệ Chi, Đặng Xá, Giang Biên... Chủ động hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch kiên cố hoá kênh tưới trình Thành phố và Huyện duyệt để triển khai thực hiện. Chương trình nước sạch về sinh môi trường: tổng kết đánh giá mô hình cung cấp nước sạch ở Bát Tràng, Phù Đổng. Đề xuất UBND Thành phố xây dựng các trạm cấp nước sạch ở Yên Thường, Ninh Hiệp, Kim Lan, Bát Tràng... Cùng với việc kiểm tra chống lút, nứt... tập chung phòng học cấp 4. Tỷ lệ phòng học khang trang, kiên cố trên 84,1%. Biểu 3: Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng TT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện Ước TH 2003 2000 2001 2002 A B C 1 2 3 4 Cơ sở hạ tầng 1 Điện nông thôn - Tổng số trạm biến áp Trạm 97 110 125 141 - Số km đường dây cao thế Km 40,1 45,1 48,5 55,1 - Số km đường dây hạ thế Km 450,8 492,8 500 684 - Tỷ lệ hộ dụng điện % 100 100 100 100 2 Trường học - Số trường học Trường 142 142 143 143 - Tổng số phòng học Phòng 1750 1790 1820 1850 - Tỷ lệ so với nhu cầu % 70 72 73 75 - Số phòng kiên cố, khang trang Phòng 1165 1270 1383 1450 - Số trường đạt chuẩn quốc gia Trường 0 1 3 3 3 Y tế - Môi trường nông thôn - Số trạm y tế Trạm 35 35 35 35 - Số trạm đạt chuẩn quốc gia Trạm 0 0 0 2 - Trung tâm y tế huyện 1 1 1 1 + Số giường bệnh Giường 180 180 200 250 + Số bác sỹ/vạn dân Bác sĩ 2 2 2 3 + Giường bệnh/vạn dân Giường 5 5 6 7 4 Cơ sở vật chất khác - Trạm truyền thanh Trạm 35 35 35 35 - Sân vận động Sân 31 31 31 31 - Nhà văn hoá M2 1800 1800 1800 1800 Nguồn: UBND huyện Gia Lâm Với cơ sở hạ tầng được đầu tư như trên là điều kiện tốt để phát triển nghành nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên cần phải tiếp tục củng cố, thực hiện tốt các đề án đang được triển khai để có một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn. 3. Về trình độ phát triển kinh tế 3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chính: Qua hơn 3 năm triển khai chương trình phát triển kinh tế và từng bước hiện đại hoá nông thôn, được sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền từ huyện đến xã cùng với sự chủ động sáng tạo của các cơ sở, kinh tế xã hội của huyện nên đã đạt được một số kết quả như sau: Giá trị các ngành kinh tế chủ yếu thuộc huyện quản lý theo giá hiện hành tăng bình quân 13%/năm trong đó: công nghiệp - XDCB tăng 16,5%/năm, thương mại dịch vụ tăng 14,5%/năm, nông nghiệp tăng 4,7%/năm. Giá trị SX trên một ha canh tác năm 2001 đạt 50,9 triệu đồng, năm 2002 đạt 53,7 triệu đồng, năm 2003 đạt 55 triệu đồng. Tỷ lệ sinh trung bình 1,42%/năm, mức gảim tỷ lệ sinh bình quân 0,15%/năm Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2002: 16,1%, 6 tháng/2003 là 15,6% 100% xã có trạm y tế - truyền thông dân số, số bác sỹ bình quân 3,5 người/ vạn dân. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bậc tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 95 - 97%. 100% số hộ được sử dụng điện, xem truyền hình Tỷ lệ hộ nghèo năm 2002 là 1,84%, năm 2003 phấn đầu còn dưới1,5%. Hàng năm giải quyết việc làm cho trên 8000 người. Biểu 4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm từ năm 2000 - 2003: TT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện Ước TH 2003 2000 2001 2002 A B C 1 2 3 4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1 Giá trị sản xuất (Giá cố định) 751,51 905,06 1019,32 1154,9 - GTSX Nông - Lâm - Thuỷ sản Tỷ.đ 236,81 242,06 253,02 264,2 - GTSX Công nghiệp - SDCB Tỷ.đ 291,4 409,00 471,00 546,4 - GTSX Thương mại - dịch vụ Tỷ.đ 223,4 254,00 295,30 343,9 2 Tốc độ tăng - Tốc độ tăng GTSX Nông lâm - Thuỷ sản % 2,2 4,53 4,42 - Tốc độ tăng GTSX CN - XDCB % 40,4 15,2 16,0 - Tốc độ tăng GTSX Thương mại - Dịch vụ % 13,7 16,3 16,5 3 Giá trị sản xuất (Giá hiệ hành) Tỷ.đ 1.147,4 1.261,3 1.433,5 1.654,4 - Nông nghiệp Tỷ.đ 309,3 325,1 336,2 335,4 - Công nghiệp - xây dựng cơ bản Tỷ.đ 478,4 533,0 632,8 746,0 - Thương mại dịch vụ Tỷ.đ 359,7 403,2 464,5 553,0 4 Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) - Tỷ trọng các ngành kinh tế % 100 100 100 100 + Nông - Lâm - Thuỷ sản % 26,96 25,77 23,45 21,48 + Công nghiệp - Xây dựng % 41,69 42,26 44,14 44,73 + Thương mại - Dịch vụ % 31,35 31,97 32,41 32,64 - Tỷ trọng ngành Nông - Lâm - TS % 100 100 100 100 + Trồng trọt ( cả lâm nghiệp) % 61,89 56,12 54,24 53,38 + Chăn nuôi + Thuỷ sản % 38,11 43,88 45,76 46,62 Nguồn: UBND huyện Gia Lâm 3.2. Kết quả cụ thể trên các lĩnh vực: Với phương châm phát triển kinh tế toàn diện trên cơ sở ứng dụng nhanh các tiến bộ hoa học kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu, kết hựop giữa truyền thống và hiện đại. Thực hiện chương trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, UBND huyện xây dựng, phê duyệt 16 đề án phát triển kinh tế làm cơ sở để triển khai thực hiện là: phát triển làng nghề, phát triển cụm công nghiệp tập trung; phát triển mạng lưới chợ - các trung tâm thương mại; phát triển du lịch; phát triển chăn nuôi bò sữa, lợn nạc; thuỷ sản; phát triển vùng rau hoa, cây cảnh; phát triển vùng cây lương thực; phát triển cây công nghiệp ngắn ngày; phát triển kinh tế hộ, các hợp tác xã; củng cố quan hệ sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới và xây dựng khu nông nghiệp kỹ thuật cao Kim Sơn 3.2.1. Công nghiệp Triển khai đề án phát triên làng nghề và đề án xây dựng cụm sản xuất tập trung với mục tiêu: hình thành các cụm công nghiệp tập trung ở các làng nghề Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Bình xuyên với ndiện tích 10 - 15 ha để thu hút các doanh nghiệp, các hộ đầu tư phát triển đồng thời làm giảm ô nhiễm môi trường. Hiện nay các cụm sản xuất làng nghề Bát Tràng đã được thành phố hà Nội kphê duyệt đang chuẩn bị giải phóng mặt bằng và đầu tư cơ sở hạ tầng. Các dự án xây dựng cụm công nghiệp tập trung tại các làng nghề đang được đẩy nhanh tiến độ: Dự án cụm công nghiệp Bát Tràng đã có quyết định đầu tư của thành phố, dự án cụm công nghiệp Đình Xuyên, Kim Lan đang xin thoả thuận của các sở Ngành. Khu công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị các doanh nghiệp đã chính thức khởi công, đến nay các doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng nhà xưởng, đang triển khai xây dựng nhà điều hành khu công nghiệp Phú Thị theo quyết định của Thành phố. Dự án cụm công nghiệp Ninh Hiệp đã xin thoả thuận của các ngành Thành phố. 3.2.2. Thương mại dịch vụ Triển khai đề án xây dựng các trung tâm thương mại và hệ thống chợ, phát triển du lịch: Trong 3 năm 2001 - 2003 đã thực hiện 9 dự án cải tạo xây dựng chợ với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 4.900 triệu đồng chiếm 33,9%, còn lại được huy động từ các hộ kinh doanh và các nguồn vốn khác. Năm 2003, tiếp tục triển khai xây dựng chợ đầu mối Gia Thuỵ, chợ chuyên rau Văn Đức và các chợ khác như chợ Thạch Bàn, Hội Xá, Thượng Thanh, Ngọc Thụy... Việc đưa các chợ đã được nâng cấp cải tạo vào hoạt động tạo cảnh quan, văn minh thương nghiệp được nhân dân, các hộ kinh doanh đồng tình ủng hộ, thực hiện xây dựng chợ an toàn - văn minh - hiệu quả... 3.2.3. Sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản. Mặc dù ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá nhanh, hàng chục ha đất canh tác chuyển sang mục đích phát triển các khu công nghiệp tập trung, các cơ sở hạ tầng và khu tái định cư mới phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu, khó khăn về thị trường và giá cả thiêu thụ các loại nông sản... nhưng huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh và sản xuất hàng hoá, phát triển mạnh chăn nuôi, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây, con chất lượng cao vào sản xuất... Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng. Trong các năm qua, đã triển khai các đề án về phát triển đàn bò sữa, lợn nạc, chăn nuôi thuỷ sản sản xuất rau an toàn, xây dựng kinh tế hộ theo hướng trang trại, hình thành các vùng sản xuất tập trung theo các đề án phát triển kinh tế: vùng bò sữa Phù Đổng - Dương Hà - Trung Màu; lơn nạc Yên Thường, Văn Đức, Long Biên; vùng rau sạch Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi; vùng lúa cao sản Trâu Quỳ, Yên Thường và các vùng trồng cây ăn quả ở các xã ven sông Hồng; vùng trồng rau an toàn ở Đông Dư, Đặng Xá, Lệ Chi, Văn Đức, Giang Biên... Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đưa các giống cây, con có năng xuất và giá trị hàng hoá cao vào sản xuất dưới các hình thức hỗ trợ giá giống và tập huấn kỹ thuật cho nông dân như bò sữa, lợn nạc, cá, giống lúa lai, lúa thơm, ngô lai... Chú trọng phát triển chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn nạc xuất khẩu, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi thuủy sản. Hiện nay đàn bò sữa có 1612 con; sản lượng sữa đạt 8.412lít/ngày. Đàn lợn trên 2 tháng tuổi có 94,5 ngàn con trong đó đàn lợn hướng nạc có trên 28 ngàn con Diện tích trồng rau toàn huyện đạt 1.673 ha có 597 ha chiếm 35,68% rau sản xuất theo quy trình rau an toàn. Khuyến khích các dự án chuyển dịch trong nông nghiệp để phát huy hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Năm 2002, UBND huyện đã phê duyệt được 21 phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế với diện tích xin chuyển đổi là 328,5 ha. Đã hỗ trợ 115 triệu đồng xây dựng các dự án, trên 2 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, 150 triệu hỗ trợ giống cây con. Năm 2003, tập trung triển khai thực hiện 28 dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, diện tích chuyển đổi 318,4 ha với tổng số vốn đầu tư theo dự án được duyệt là 14,21 tỷ đồng. Việc đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế theo các đề án được duyệt đã góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp (giá hiện hành) tăng bình quân 4,7% năm, giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác (tiêu chuẩn NTM) đạt 53,7 triệu đồng năm 2002, khả năng đạt trên 55 triệu đồng năm 2003 (nghị quyết đại hội đề ra đạt 50 - 60 triệu đồng. Bên cạnh những kết quả trên còn có một số tồn tại như sau: Công nghiệp tuy có bước phát triển, mở rộng thêm một số mặt hàngvà thị trường tiêu thụ, song tính ổn định chưa cao. Triển khai các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn còn chậm. Nhân rộng các mô hình kinh tế còn chậm. Tiến độ triển khai thi công các công trìn còn chậm, chưa khắc phục được những hạn chế trong công tác tư vấn lập dự án. cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất tại 4 thị trấn chậm. Một số vi phạm mới trong quản lý đất đai ở cơ sở phát hiện chậm và sử lý chưa kịp thời. Một số vụ việc đơn thư chưa được giải quyết dứt điểm. Các vấn đề tệ nạn xã hội vẫn là những vấn đề bức xúc, nhất là nghiện hút chưa giảm. Việc thực hiện các Chương trình Điện nông thôn, Kiên cố hoá kênh mương, phát triển giao thông nông thôn còn chậm so với kế hoạch đề ra. Nhìn chung, trong 3 năm qua, kinh tế huyện Gia Lâm tiếp tục ổn định và tăng trưởng; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành được đẩy mạnh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế ở từng địa phương, khai thác được tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn, kinh nghiệm của các thành phần kinh tế góp phần tích cực hoàn thiện và củng cố quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, tạo đà phát triển vững chắc và ổn định theo hướng Công nghiệp hoá hiện đại hoá. 4. Về văn hoá xã hội Trong những năm qua, được sự lãnh đạo của Đảng bộ và các cấp chính quyền chỉ đạo trong công tác xây dựng nét sống văn hoá và gìn giữ truyền thống dân tộc cho nên đầu tư cho sự nghiệp giáo dục được tăng cường, mua sắm thêm trang thiết bị dạy học, công tác kiểm tra, chỉ đạo trên các mặt hoạt động được tiến hành thường xuyên và đạt kết quả. Số trường đạt tiêu chuẩn quốc gia năm 2001:1 trường, năm 2002: 2 trường; khả năng năm 2003 có thêm 1 trường được công nhận là chuẩn quốc gia. Các hoạt động văn hoá văn nghệ quần chúng được duy trì, thu hút hàng chục ngàn người tham gia, một số tiết mục đạt giải suất sắc tại thành phố. Phong trào thể dục thể thao tiếp tục được phát triển rộng khắp thu hút đông đảo mọi tầng lớp, lứa tuổi tham gia. Tỷ lệ người tham gia luyện tập thường xuyên đạt 22%, tăng 0,5% kế hoạch, tỷ lệ gia đình thể thao 13,5%, tăng 1% so năm 2001 và kế hoạch thành phố giao. Thể thao đạt thành tích cao đạt 229 huy chương các loại. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, thường xuyên quan tâm đến các đối tượng chính sách, gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, tổ chức thăm hỏi tặng quà nhân các ngày lễ, ngày tết, ngày 27/7... Triển khai chương trình giải quyết việc làm, tổ chức điều tra nắm nguồn lao động, nhất là các đối tượng thương binh, liệt sỹ chưa có việc làm, tạo điều kiện giới thiệu việc làm hoặc học nghề. Điều tra thống kê các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, tổ chức hội nghị chuyên về công tác dạy nghề với 29 cơ sở dạy nghề trên đại bàn. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Rà soát, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, tranh thủ sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền. Đội ngũ cán bộ chuyên trách được củng cố kiện toàn, tỷ suất sinh 14,25%, giảm 0,05%, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 4,32. Biểu 5: Tình hình xã hội huyện Gia Lâm Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện Ước TH 2003 2000 2001 2002 - Thu nhập bình quân/người/năm Tr.đ Tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số hộ % 2,51 2,37 1,5 - Số hộ có nhà gạch, ngói, bê tông hộ 84.989 86.05 Tỷ lệ phần trăm tổng số hộ % 100 100 100 - Số xã có XD quy chế dân chủ xã,TT - Số hộ đạt tiêu chuẩn GĐ văn hoá % 80 81 83 85 - Tỷ lệ trẻ em được đi học mẫu giáo % 75 75,5 76,2 77,8 - Tỷ lệ học sinh được đi học tiểu học % 99,1 99,4 99,4 99,5 - Tỷ lệ học sinh được đi học THCS % 99,3 99,6 99,7 99,8 - Tỷ lệ học sinh được đi học THPT % Nguồn: UBND huyện Gia Lâm Trên đây là những nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp của huyện. Các hợp tác xã cần phải biết cách tận dụng các nguồn lực này cho hợp lý để có thể sử dụng vốn một cách có hiệu quả cao nhất. Chương III: Thực trạng sử dụng vốn của một số hợp tác xã ở Huyện Gia Lâm I. Khái quát tình hình phát triển của HTX Nông nghiệp Huyện Gia Lâm 1. Về số lượng HTX qua các năm. Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tập thể và nhu cầu cần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của người dân trên địa bàn huyện, từ sau khi chuyển đổi và đặc biệt là từ khi có nghị quyết 13/NQ - TW Hội nghị trung ương V (khoá IX) và Đề án 17 của Thành uỷ về nâng cao hiệu quả hoạt độ._.các thủ tục tài chính kế toán và pháp lý như Hợp đồng lao động, Bảng chấm công... để việc triển khai bảo hiểm xã hội được thuận tiện, dễ dàng. d. Công tác đào tạo cán bộ Sau khi triển khai thi hành luật HTX, UBND xã, HTX đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành tập huấn cho cán bộ các HTX nông nghiệp để nắm chắc luật và tiến hành chuyển đổi các HTX nông nghiệp theo luật. Sau khi chuyển đổi, các cán bộ HTX thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn để bổ sung các kiến thức mới phục vụ cho công tác quản lý, điều hành các HTX và chế độ kế toán mới. Với thực trạng đội ngũ cán bộ như trên, cần tiếp tục mở các lớp tập huấn nhằm đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh doanh cho đội ngũ cán bộ HTX. Do HTX nông nghiệp là tổ chức của nông dân, những người nghèo nên đề nghị UBND Huyện, Thành phố cấp kinh phí hỗ trợ các khoá học bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ HTX có thể cập nhập các kiến thức mới, theo kịp với yêu cầu hiện nay của kinh tế xã hội thủ đô nói chung và Huyện Gia Lâm nói riêng. Do đó đề nghị UBND Thành phố, UBND Huyện Gia Lâm hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ HTX. Việc bồi dưỡng ngắn hạn nên được tổ chức thường xuyên hàng năm, địa điểm tại Huyện. Các lớp đào tạo dài hạn (đào tạo đại học và trung cấp) nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản làm nền tảng lý thuyết cho cán bộ HTX. Đề nghị UBND Huyện cấp 50% kinh phí để hỗ trợ đào tạo (theo Nghị định 15/CP của Chính phủ ngày 21/2/1997 về chính sách khuyến khích phát triển HTX), phần còn lại do học viên tự đóng góp. Việc đào tạo đại học nên thực hiện tại Trường đại học Nông nghiệp I. 5. Giải pháp về thị trường 5.1. Nghiên cứu tìm thị trường đầu vào và đầu ra thích hợp cho các sản phẩm kinh doanh Thị trường các yếu đầu vào hay còn gọi là thị trường tư liệu sản xuất là tập hợp các cá nhân, tổ chức mua và bán các tư liệu sản xuất đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, giống vv...phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm. Thị trường tư liệu sản xuất có đặc điểm khác với thị trường sản phẩm (thị trường dầu ra) ở chỗ số lượng người mua tham gia vào thị trường ít hơn nhiều so với số lượng người mua hàng tiêu dùng và thường tập trung theo vùng địa lý. Số lượng khách hàng ít nhưng tầm cỡ lớn lên mối quan hệ mua - bán giữa người cung ứng và người tiêu thụ ở thị trường tư liệu sản xuất thường gần gũi hơn. Cầu về hàng hoá tư liệu sản xuất co giãn theo giá ít hơn các hàng hóa tiêu dùng. Khách hàng mua bán tư liệu sản xuất thường là những người mua bán chuyên nghiệp và thường có quan hệ trực tiếp với người sản xuất hơn là thông qua các tổ chức mua bán chung gian. Mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường trên đối với các hợp tác xã là nhằm mục đích mua được các yếu tố đầu vào rẻ, làm giảm tối đa chi phí đầu vào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó tiết kiệm được nguồn vốn để đầu tư vào lĩnh vực khác. Trên thực tế hiện nay, các hợp tác xã chưa thật sự quan tâm đến công tác này nhất là trong việc liên kết, phối hợp giữa các hợp tác xã và giữa hợp tác xã với doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn hạot động. Do vậy chi phí bỏ ra để mua các yếu tố dịch vụ đầu vào như phân bón, giống, thuốc trừ sâu còn rất cao. Việc này đòi hỏi các hợp tác xã phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu xem ở đâu có các yếu tố đầu vào được bán với chi phí rẻ để tiếp cận tạo mối quan hệ lâu dài. Thị trường đầu ra hay còn gọi là thị trường sản phẩm là thị trường chủ yếu để tiêu dùng phần lớn nông sản hàng hoá do các hợp tác xã sản xuất ra. Thực tế cho thấy các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động chủ yếu là cung ứng dịch vụ đầu vào cho các hộ nông dân. Chỉ có một số hợp tác xã là sản xuất được hàng hoá như HTX Kim Lan sản xuất gốm sứ; HTX Ninh Hiệp mua bán và chế biến nông sản; HTX Đông Dư có hoạt động chế biến nông sản; HTX Bò sữa Phù Đổng có hoạt động thu gom sữa để bán... đối với các hợp tác xã trên thì việc nghiên cứu tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm là rất quan trọng. Làm được điều này có nghĩa là các hợp tác xã đó đã tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, qua đó thu lại được nguồn vốn đảm bảo được vòng chu chuyển của vốn lưu động, có vốn để tiếp tục quá trình sản xuất sau. 5.2. Tìm hiểu nhu cầu thực tế của thị trường để có hướng kinh doanh cho phù hợp Đây là công việc mà các hợp tác xã cần phải đặc biệt quan tâm. Trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp hay hợp tác xã đều phải xác định: + Sản xuất cái gì? + Sản xuất cho ai? + Sản xuất như thế nào? Việc tìm hiểu nhu cầu thực tế của thị trường sẽ cho biết sản xuất cái gì và sản xuất cho ai. Hợp tác xã phải nắm được các thông tin cần thiết về nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước về các mặt hàng, về tiêu chuẩn chất lượng, các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, về mẫu mã...đối với các sản phẩm của mình. Trên cơ sở có đầy đủ các thông tin cần thiết, doanh nghiệp sẽ có định hướng mới đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh cũng như hiệu quả của việc sử dụng vốn của hợp tác xã và nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các đơn vị khác. Trên thực tế nhiều hợp tác xã ở huyện Gia Lâm chưa đề ra được phương hướng sản xuất kinh doanh có hiệu quả do vậy dẫn đến làm ăn bị thua lỗ. Để giải quết tình trạng này các hợp tác xã cần phải rà soát lại phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ gồm: Thứ nhất, rà soát phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ được xây dựng khi chuyển đổi hợp tác xã. Mỗi ngành nghề cần xác định rõ: - Nhu cầu dịch vụ cho sản xuất của hộ xã viên, hộ nông dân và nhu cầu của thị trường về những sản phẩm hàng hoá khác (như sản xuất cây con giống, vật tư các loại phục vụ sản xuất Nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, hàng tiêu dùng...). - Xác định rõ khối lượng, đơn giá, doanh thu, chi phí, lỗ lãi... - Các điều kiện và cách giải quyết về vốn, công nghệ, thiết bị, tài sản đất đai, lao động. - Phương thức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh dịch vụ như kế hoạch hoá, hợp đồng (với tổ chức cung ứng vật tư dịch vụ và tổ chức, cá nhân, hộ tiêu thụ sản phẩm dịch vụ). Liên doanh liên kết tổ chức quản lý theo ngành dọc (điện), đặc biệt chú ý chế độ khoán của hợp tác xã. - Một số vấn đề khác: Sử lý môi trường (nếu gây ra). Qua việc rà soát những ngành nghề đang làm để loại bỏ những ngành nghề không có khả năng thực hiện được nhất là những ngành nghề không có nhu cầu của xã viên hộ nông dân và thị trường trong thời gian tới. Hiện nay theo đề án điện nông thôn đã được hội đồng nhân dân Thành phố phê duyệt. ở cơ sở xã thôn sẽ có tổ chức điện nông thôn trong cùng ngành điện hoặc hợp đồng với ngành điện (đang được tổ chức thí điểm). Nếu có tổ chức điện và việc kinh doanh điện không thuộc hợp tác xã Nông nghiệp thì hợp tác xã phải thu lại vốn (hệ thống điện) đã có và trả cho chính quyền để chuyển trả nguồn sở hữu đã hình thành hệ thống điện từ trước đến nay do Nhà nước đầu tư hoặc hợp tác xã cũ đầu tư. Thứ hai, nghiên cứu bổ sung ngành nghề dịch vụ mới do nhu cầu của kinh tế hộ xã viên, hộ nông dân và thị trường yêu cầu. Đó là các ngành nghề dịch vụ chế biến tiêu thụ hoặc dịch vụ tiêu thụ nông sản. Dịch vụ vốn cho hộ xã viên, hộ nông dân vay để phát triển sản xuất: + Dịch vụ tiêu thụ nông sản (chế biến tiêu thụ nông sản): Đây là dịch vụ mà hộ xã viên hộ nông dân có yêu cầu cấp thiết, là biện pháp quan trọng nhất để chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, phát triển sản xuất nông sản hàng hoá song hầu hết các hợp tác xã chưa thực hiện được. Để tạo điều kiện cho hợp tác xã Nông nghiệp thực hiện được dịch vụ tiêu thụ nông sản, UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và PTNT: - Nghiên cứu về thông tin thị trường nông sản trong nước về ngoài nước về tiêu chuẩn, quy mô, mẫu mã giá cả, chính sách xuất khẩu, bí quyết công nghệ, cách tiếp cận, thủ tục buôn bán của mỗi nước. Từ đó giúp các hợp tác xã Nông nghiệp nắm thông tin và chủ động tìm tạo thị trường. - Xây dựng điểm một số hợp tác xã Nông nghiệp có khả nănglàm dịch vụ thị trường, có đầu tư hỗ trợ của tổ chức quốc tế và của Nhà nước (Đông Dư, Văn Đức) từ các điểm nhân ra diện. - Xây dựng các trung tâm thương mại, điểm trợ, tạo điều kiện cho hợp tác xã có đất để mở rộng của hàng dịch vụ (với giá thuê đất có ưu đãi) để giới thiệu nông sản, buôn bán nông sản. - Nâng cao dịch vụ đáp ứng việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến và việc cung ứng vật tư, giống cây con có chất lượng cao (ngô rau, đỗ Hà Lan, cây ăn quả, lợn ngoại...) để nông sản có chất lượng cao và giá thành hạ canh tranh với thị trường trong nướcvà thị trường nước ngoài. - Quy hoạch vùng cây con tập trung để tạo ra khối lượng mặt hàng có quy mô khá, khắc phục hiện tượng phân tán. + Dịch vụ vốn vay: HTX có ưu thế cạnh tranh về dịch vụ cho vay vốn do tiếp nhận nguồn vốn cho vay hoặc nhận uỷ thác từ các tín dụng Nhà nước rồi cho xã viên vay, tiếp nhận vốn vay từ những dự án chương trình kể cả vốn ưu đãi. Đồng thời hợp tác xã có điều kiện huy động tiền gửi của xã viên, hộ dân cư trên địa bàn. Ngoài ra hợp tác xã có thể sử dụng vốn nhàn rỗi để cho vay. Mặt khác hợp tác xã có điều kiện thuận lợi về địa bàn, sát đối tượng cho vay, thủ tục nhanh chóng đơn giản hơn và có hình thức vay đa dạng có thể cho vay bằng vật tư giống, phân bón ... đến khi thu hoạch. Thứ ba, nâng cao chất lượng dịch vụ trong các khâu dịch vụ “đầu vào” chú ý dịch vụ khâu nước, tiết kiệm nước bằng việc “cứng hoá kênh mương” tưới tiêu khoa học, chú ý dịch vụ việc chuyển giao tiến bộ khoa học phục vụ nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. + Có thể dựa vào nhu cầu về hàng hoá của người dân ở các năm trước + Dựa vào tình hình của năm đó như (thời tiết khí hậu) để có kế hoạch cung ứng các dịch vụ cho phù hợp + Cập nhật các thông tin về thị trường thông qua các chương trình tìm hiểu thị trường như phỏng vấn, tiếp thị, khuyến mãi... Bên cạnh sự lỗ lực của các hợp tác xã, nhà nước cũng cần có các chính sách xúc tiến thị trường tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông sản hàng hoá giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phảm và đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp. 6. Quản lý nguồn vốn chặt chẽ, tránh thất thoát, có chế độ thưởng phạt đối với các xã viên trong quá trình hoạt động Để quản lý nguồn vốn có hiệu quả các hợp tác xã cần: Thứ nhất, xác định rõ các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của hợp tác xã. + Nguồn vốn tự có: - Vốn điều lệ của hợp tác xã do xã viên góp khi đăng ký là xã viên của hợp tác xã. Khi đăng ký thành lập HTX phải có đủ vốn điều lệ. Do đó cần tiếp tục huy động vốn góp của xã viên cho đủ vốn điều lệ. Những hợp tác xã có lãi có thể trích lãi chia theo vốn góp (đã đăng ký theo điều lệ) để trừ phần vốn góp còn thiếu. Nếu có phương án sản xuất kinh doanh tốt có thể huy động thêm vốn góp để tăng vốn điều lệ. Những cán bộ hợp tác xã có thể góp vốn cao hơn xã viên theo quy định điều lệ mẫu và điều lệ hợp tác xã. - Quỹ phát triển sản xuất được trích từ lãi trong những năm sau chuyển đổi hợp tác xã. Những năm đầu nếu thiếu vốn thì hợp tác xã có thể trích phần lớn lãi quỹ phát triển sản xuất để bổ sung thêm vốn. + Nguồn vốn của hợp tác xã nông nghiệp cũ chuyển sang: Vốn của hợp tác xã nông nghiệp cũ hình thành do toàn bộ xã viên trên địa bàn của nhiều thế hệ trong 40 năm qua góp vốn cổ phần và trích trong thu nhập hàng năm nên được xác định là vốn sở hữu cộng đồng chung trên địa bàn. Hợp tác xã có thể quản lý, sử dụng hoặc thuê của UBND xã (do hợp tác xã cũ chuyển cho UBND xã) hoặc khấu hao hoàn toàn vốn. Trong trường hợp HTX cũ chuyển vốn cho UBND xã để UBND xã cho HTX NN thuê thì UBND xã phải tuân thủ các quy định về cho thuê vốn tài sản. Trong quá trình phát triển hợp tác xã, vốn tự có của hợp tác xã lớn dần và có thể đủ để trả tiền mua lại các tài sản và trả vốn cho UBND xã đang đại diện cho dân cư trên địa bàn quản lý vốn tài sản từ hợp tác xã cũ chuyển sang. + Các khoản quỹ chưa sử dụng đến của hợp tác xã. ở nhiều hợp tác xã, quỹ chưa sử dụng đến có giá trị lớn. Có thể tạm sử dụng một phần để sản xuất kinh doanh song không để ảnh hưởng việc sử dụng các quỹ. - Trong quỹ của hợp tác xã có một phần từ hợp tác xã cũ chuyển sang và được chi cho cộng đồng chung song phần trích hàng năm từ lãi sau khi chuyển đổi thuộc hợp tác xã mới. + Nguồn vốn hình thành từ công trợ của Nhà nước như kinh phí thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương. Hợp tác xã được quyền sử dụng, khấu hao để bảo toàn, không phải trả lãi và nếu khi giải thể thì trả lại cho Nhà nước để giao cho tổ chức khác tiếp tục phục vụ Nông nghiệp. + Các nguồn vốn liên kết liên doanh, hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài. + Nguồn vốn tín dụng. Hiện nay hợp tác xã rất khó vay vốn vì không có tài sản để đảm bảo tiền vay. Các tổ chức ngân hàng không cho sử dụng tài sản của hợp tác xã cũ để thế chấp. Vì vậy hợp tác xã phải tăng vốn điều lệ, tăng quỹ phát triển sản xuất, thêm xã viên mới (vì hợp tác xã không phát hành cổ phiếu), liên hiệp liên kết, liên doanh, huy động vốn của cán bộ xã viên dưới hình thức vay theo quy chế nội bộ để có thêm vốn sản xuất kinh doanh cho hợp tác xã. Thứ hai, giải quyết nợ của hợp tác xã. + Nợ phải thu: Khoản nợ cũ cũng thuộc sở hữu của cộng đồng chung (do mô hình hợp tác xã cũ như tổ chức kinh tế xã hội của toàn dân trên địa bàn) nên cần chuyển cho chính quyền xã (xã có biện pháp thu đối với từng thôn). Khi thu được nợ phải thu sẽ hoàn trả nợ phải trả, phần còn lại do hội đồng nhân dân xã bàn bạc (chi xây dựng hạ tầng ...) để công bằng với các thành phần dân cư khác và cần huy động những hộ không phải là xã viên hợp tác xã (cũ) đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn hợp tác xã. Đối với nợ phải thu mới phát sinh từ sau chuyển đổi, hợp tác xã phải xác định rõ các khoản nợ, không tính lãi. Nếu nợ thuế (do hợp tác xã thu hộ) cần trao cho chính quyền xã giải quyết. Nếu nợ dịch vụ hợp tác xã dựa vào cam kết hoặc hợp đồng để sử lý. Việc sử lý có xem xét hoàn cảnh của từng hộ để hoãn, giảm. Chủ yếu dùng biện pháp đôn đốc, giáo dục tư tưởng. Trường hợp cố tình nợ có thể dùng biện pháp tạm giữ tài sản trừ nợ, cắt dịch vụ (điện) hoặc chuyển sang biện pháp hành chính theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế nhưng phải căn cứ vào quy chế, hợp đồng và bàn bạc kỹ với chính quyền điạ phương. + Nợ phải trả: - Kiểm kê xác minh rõ phần nợ phải trả của HTX với các Công ty khai thác công trình thuỷ lợi và các Doanh nghiệp nhà nước khác trước khi chuyển đổi để đề nghị UBND Thành phố xoá giảm theo quy định Điều 5. Nợ phải trả khác của hợp tác xã cũ được trừ vào nợ phải thu hoặc vốn của hợp tác xã cũ chuyển sang. - Nợ phải trả sau thời điểm chuyển đổi cần xác định rõ để có kế hoạch trả nợ bình thường. Thứ ba, tăng cường quản lý tài chính và thực hiện tốt chế độ kế toán áp dụng cho hợp tác xã Nông nghiệp. - Quản lý tài chính chặt chẽ về vốn, thu, chi, lãi lỗ. Riêng vốn của hợp tác xã cũ chuyển sang chính quyền xã thôn rồi cho hợp tác xã mới thuê cần có quy chế quản lý. UBND xã và các thôn cần có sổ sách theo rõi chặt chẽ. Tiền thuê hoặc thu khấu hao để thực hiện tái tạo công trình. - Thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán áp dụng cho hợp tác xã Nông nghiệp từ khâu chứng từ, ghi sổ, ghi chép hạch toán và các báo cáo tài chính. Chú ý thực hiện những nội dung cơ bản trong công tác tài chính kế toán như không để nợ mới phát sinh, hạch toán đủ “đầu vào” và bán ra có lãi. Nếu những hợp tác xã không có nguồn lãi khác (thuê, thầu ao cá, lãi điện...) cần chú ý bố trí một phần lãi trong dịch vụ để có nguồn trích quỹ. Phần lãi trong đơn giá dịch vụ được thông qua đại hội xã viên trong kế hoạch sản xuất dịch vụ hàng năm. Thứ tư, có chế độ thưởng phạt đối với các cán bộ cũng như xã viên trong quá trình hoạt động Theo luật quy định xã viên có các nghĩa vụ sau đây: 1- Chấp hành Điều lệ, nội quy hợp tác xã, các nghị quyết của Đại hội xã viên; 2- Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; vốn góp có thể nhiều hơn mức tối thiểu, nhưng ở mọi thời điểm không vượt quá 30% (ba mươi phần trăm) tổng số vốn Điều lệ của hợp tác xã; 3- Hợp tác giữa các xã viên với nhau, học tập nâng cao trình độ, góp phần thúc đẩy hợp tác xã phát triển; 4- Thực hiện các cam kết kinh tế với hợp tác xã, tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; 5- Trong phạm vi vốn góp của mình, cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ, rủi ro, thiệt hại, các khoản lỗ của hợp tác xã; 6- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. Nếu một xã viên nào đó vi phạm một trong những điều trên thì phải bồi thường theo quy định của hợp tác xã. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động của hợp tác xã nếu xã viên có sáng kiến đóng góp xây dựng hợp tác xã hiệu quả thì hợp tác xã đó cần có chế độ khen thưởng đối với xã viên đó. Biện pháp này có hiệu quả giúp các xã viên năng động hơn, có nhiều ý tưởng sáng tạo trong quá trình hoạt động từ đó có thể tăng năng suất, giảm chi phí. 7. Các biện pháp khác: Ngoài các biện pháp trên, để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả hơn thì các hợp tác xã cần phải thực hiện một số biện pháp như: + Phổ biến Luật hợp tác xã, tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ, hiểu đúng về hợp tác xã kiểu mới, tránh được ám ảnh của hợp tác xã kiểu cũ đối với hợp tác xã kiểu mới, xác lập lại lòng tin vào hợp tác xã trong phát triển nông nghiệp nông thôn. + Mở rộng dịch vụ sản xuất kinh doanh của hợp tác xã theo hướng dịch vụ sản xuất kinh doanh tổng hợp. Trong đó chú ý các dịch vụ: cung cấp tín dụng, cung cấp giống, cung câp vật tư cho xã viên với nhiều cách thức khác nhau, gắn cung cấp tín dụng giống và vật tư với tiêu thụ sản phẩm. Tìm mọi cách vươn lên làm dịch vụ đầu ra như chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên. Phát triển kinh daonh có ngành nghề phi nông nghiệp để tận dụng mọi nguồn lực của hợp tác xã. + Tăng cường liên doanh liên kết giữa các hợp tác xã với nhau và giữa hợp tác xã với doanh nghệp Nhà nước. B. Biện pháp thuộc về nhà nước các cấp Tăng cường chỉ đạo của Thành phố và của Huyện đối với các hợp tác xã nông nghiệp: Trên thực tế cho thấy những hợp tác xã có sự quan tâm của chính quyền địa phương ( Huyện Gia Lâm) thì hợp tác xã đó hoạt động có hiệu quả hơn. Ngược lại nếu không có sự quan tâm của địa phương thì hợp tác xã đó hoạt động rất khó khăn. Nguyên nhân là do các hợp tác xã khi quan hệ với chính quyền sẽ biết được nhiều thông tin về thị trường, các chính sách hỗ trợ.. mà các hợp tác xã khác không biết hoặc có biết nhưng đã chậm không đáp ứng được với hoạt động của mình. Do vậy đòi hỏi Thành phố và huyện cần có sự quan tâm nhất định đối với các hợp tác xã. Thành phố cần có nguồn vốn hỗ trợ cho các hợp tác xã đồng thời phối hợp với huyện Gia Lâm cung cấp thông tin cần thiết cho các hợp tác xã Trong quá trình chỉ đạo Nhà nước cần phải có các chính sách khuyến khích các hợp tác xã nông nghiệp như: 1. Giải quyết những vướng mắc tồn đọng về mặt tài chính đang cản trở quá trình chuyển đổi và phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp hiện có. Hầu hết hợp tác xã nông nghiệp cũ đều mắc nợ Nhà nước, tồn đọng từ nhiều năm nay, nên xử lý như sau: a. Đối với nợ ngân hàng: Cho xoá các khoản nợ ngân hàng đã được khoanh, vì đây là nợ của những hợp tác xã nông nghiệp yếu kém, không có khả năng thanh toán. Đối với các khoản nợ ngân hàng chưa được khoanh nợ, xin được xoá nợ cho các hợp tác xã vay ngân hàng nhưng bị thiên tai, lũ lụt gây thiệt hại tài sản, một số hợp tác xã đã tự giải thể hoặc còn tồn tại hình thức, thực tế không có khả năng thanh toán nợ. Các khoản nợ được chính phủ xoá nợ theo quyết định số 95/1988-QĐ-TTg ngày 18/5/1998 về thanh toán nợ giai đoạn II cần nhanh chóng triển khai thực hiện. Nguồn vốn để bù cho ngân hàng do việc xoá nợ cho hợp tác xã lấy từ quỹ dự phòng rủi ro, giảm nộp ngân sách của ngân hàng, hoặc ngân sách nhà nước cấp bù. b. Đối với nợ thuế nông nghiệp Xoá nợ thuế cho các hợp tác xã nông nghiệp còn nợ thuế nông nghiệp từ trước khi thực hiện thu thuế trực tiếp đến cán bộ. Ngân sách Nhà nước và Thành phố sẽ cấp bù cho địa phương được Chính phủ cho xoá nợ số thuế hợp tác xã còn nợ của Nhà nước. c. Đối với các khoản hợp tác xã nông nghiệp nợ các đối tượng khác Đối với các khoản nợ ngân sách, giao cho UBND huyện xem xét cụ thể từng trường hợp, đối tượng nợ, nếu thực sự hợp tác xã nông nghiệp hết vốn, không có khả năng thanh toán, thì cho xoá nợ. Đối với các khoản nợ đoàn thể, xã viên phải xem xét kỹ từng trường hợp, bàn bạc giữa hợp tác xã và bên nợ để tìm cách giải quyết phù hợp. Để tránh phát sinh tiêu cực mới trong nông thôn, đề nghị Chính phủ quyết định xoá nợ cho hợp tác xã đối với khoản nợ: thuế nông nghiệp, nợ doanh nghiệp Nhà nước và các đối tượng khác trên cơ sở các khoản nợ đã được làm rõ, đề nghị của Đại hội xã viên hợp tác xã, UBND huyện thẩm định. Đồng thời với việc Nhà nước xoá nợ cho hợp tác xã, các hợp tác xã cần xem xét xoá nợ cho các hộ xã viên đối với những khoản nợ liên quan đến khoản nợ Nhà nước đã xoá nợ cho hợp tác xã. 2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi hoặc mới thành lập nâng cao hiệu quả hoạt động. a. Cho các hợp tác xã (đủ điều kiện) được vay vốn để mở rộng hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh. b. Miễn các loại thuế đối với các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã cho kinh tế hộ xã viên (như dịch vụ giống, vật tư, tiêu thụ sản phẩm...) và những dịch vụ chủ yếu không phải vì lưọi nhuận, ít có lãi. c. Giao cho hợp tác xã quyền sử dụng một số đất đai dụng vào: xây dựng trụ sở làm việc nhà kho, sân phơi, xây dựng kêng mương, bờ vùng, đường xá, ruộng trình diễn kỹ thuật mới và sản xuất giống cây, con để phục vụ cho kinh tế hộ (vì hợp tác xã là một thành phần kinh tế quan trọng trong nông thôn, lại là một đơn vị kinh tế ổn định, có tư cách pháp nhân, hoạt động lâu dài, rất cần được giao đất sử dụng, không nên để hợp tác xã phải thuê lại của uỷ ban xã vùa vòng vèo, phức tạp và thêm gánh nặng về chi phí cho hợp tác xã trong bước chuyển đổi này). d. Cho phép hợp tác xã nông nghiệp được làm tín dụng nội bộ (đối với xã viên của hợp tác xã). Nhu cầu hoạt động tín dụng trong các hợp tác xã là một yêu cầu bức xúc, nhất là trong điều kiện Nhà nước đang thiếu vốn đáp ứng nhu cầu của hợp tác xã. Thực tế vừa qua, nhiều hợp tác xã hoạt động tín dụng nội bộ tương đối có kết qảu nhưng chưa được chính thức cho phép hoạt động. Vì vây, kiến nghị chính phủ cho phép thựuc hiện dịch vụ tín dụng nội bộ với nội dung: huy động tiền tiết kiệm của xã viên và sư rdụng vốn tự có của mình để cho xã viên vay phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống và mở rộng dịch vụ sản xuất kinh daonh của hợp tác xã. e. Có chính sách biện pháp gợi mở thị trường cũng như cung cấp thông tin tới hợp tác xã và nông dân. Tăng cường tổ chức nghiên cứu và cung cấp thông tin ở Bộ nông nghiệp và ở các địa phương. f. giảm các thủ tục phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã dăng ký kinh doanh. Kiến nghị Từ những vấn đề phân tích ở trên có thể rút ra một số kiến nghị như sau: 1. Kiến nghị về tổ chức HTX Thứ nhất, đề nghị UBND Thành phố có ý kiến chỉ đạo xử lý dứt điểm một số vấn đề vướng mắc, tồn tại hiện nay của các hợp tác xã về công nợ, quyền sử dụng đất đối với các trụ sở của các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay. Thứ hai, đề nghị Thành phố sớm chỉ đạo cho các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp được đóng bảo hiểm xã hội để cán bộ tham gia hợp tác xã yên tâm công tác. Thứ ba, bố trí các nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, kênh mương. Thứ tư, Nhà nước cần có hệ thống quản lý HTX thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tránh sự chỉ đạo phân tán như hiện nay. 2. Về chính sách hỗ trợ Đề nghị Thành phố kiến nghị với các bộ, ngành của Trung ương sớm triển khai thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích phát triển các hợp tác xã đã được quy định trong Luật hợp tác xã, các Nghị định của chính phủ. Một số chính sách như: + chính sách quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ và có chính sách thu hút cán bộ quản lý và khoa học - kỹ thuật về công tác tại hợp tác xã. + Hỗ trợ cho các xã viên xây dựng cơ sở hạ tầng (mương, trạm bơm…), hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ ( giống, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến, công nghệ thông tin). + Có các chính sách ưu tiên về tín dụng giúp các hợp tác xã mở mang dịch vụ: Khuyến khích nhiều hình thức góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất của thành viên để tăng thêm nguồn vốn kinh doanh cho hợp tác xã. Công khai hoá đóng góp của thành viên. + Do hoạt động của hợp tác xã là phục vụ hộ nông dân, các ngành chủ yếu giải quyết lao động và sản xuất bằng thủ công, lãi suất thấp, tài sản thế chấp hạn chế. Nhà nước cần có khoản vốn cho vây ưu đãi về thuế suất, thời gian, thủ tục. + Chính sách đất đai: Nhà nước không thu tiền của các hợp tác xã sử dụng đất để làm mặt bằng phát triển ngành nghề và dịch vụ. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền 10 năm cho hộ dồn dân. + Chính sách thuế: miễn các loại thuế trong một thời gian nhất định (từ 3 năm đến 5 năm) đối với hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp mới chuyển đổi hoặc mới thành lập, tạo điều kiện cho hợp tác xã có thêm vốn mở rộng kinh doanh. Kết luận Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Yêu cầu phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã còn xuất phát từ thực tế khách quan, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp. Với mục đích nâng cao phiệu quả sử dụng vốn của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm, chuyên đề đã mô tả một cách khái quát tình hình về sử dụng vốn của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện dựa trên các tiềm năng mà huyện có được. Chuyên đề đã đi sâu phân tích hiệu qủa sử dụng vốn của các hợp tác xã nông nghiệp, từ đó đánh giá mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại đó. Trên cơ sở đó đã đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của loại hình hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn của huyện Gia Lâm. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thày giáo PGS.TS Trần Quốc Khánh, cán bộ giảng dạy của khoa Kinh tế Nông nghiệp và PTNT; cùng các cô chú, anh chị cán bộ ở Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, Phòng Kế hoạch - Kinh tế & PTNT huyện Gia Lâm cùng các bác chủ nhiệm, các xã viên của một số hợp tác xã. Tuy nhiên, với lượng thời gian không lớn, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm còn hạn chế...chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định cần tiếp tục nghiên cứu và bổ sung trong thời gian tới. Kính mong nhận được sự góp ý và hướng dẫn tận tình của các thày cô. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phạm Văn Việt Danh mục tài liệu tham khảo I. Danh mục các sách tham khảo Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp - NXB Thống kê, HN, 2001. Giáo trình kinh tế nông nghiệp - NXB Thống kê, HN, 2002. Giáo trình Phân tích chính sách Nông nghiệp, nông thôn - NXB Thống kê, HN, 2001. Giáo trình Lập dự án đầu tư phát triển Nông nghiệp, nông thôn - NXB Thống kê, HN, 2001. Giáo trình Marketing Nông nghiệp - NXB Thống kê, HN, 2001. Giáo trình Kinh tế thương mại - dịch vụ, NXB Thống kê, 1997 Hợp tác hoá trong nông nghiệp Việt Nam: Lịch sử - Vấn đề - Triển vọng/ Chử Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên: Sự thật, 1992. Khảo sát các hình thức tổ chức hợp tác của nông dân nước ta hiện nay/ Đào Thế Tuấn: Chính trị quốc gia, 1995. Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp/ Lâm Quang Huyên: KHXH, 1995. ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn, ngoại thành Hà nội, thực trạng và giải pháp/ Lê Du Phong, Nguyễn Văn áng, Hoàng Văn Hoa, Chính trị quốc gia, 2002. Lý luận về hợp tác hoá - Kinh nghiệm lịch sử và sự vận dụng ở nước ta: Hà Nội, Sự thật, 1991. Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nông thôn trên thế giới và Việt Nam/ Nguyễn Điền - Thống kê, 1996. Đầu tư trong nông nghiệp. Thực trạng và triển vọng/ Nguyễn Sinh Cúc, Chính trị quốc gia, 1995. Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay/ Phạm Thị Cần - Chính trị quốc gia, 2003. Hợp tác xã và thời kỳ vàng son của kinh tế gia đình/Trần Đức - Hà Nội: Tư tưởng, 1991. Lý luận về hợp tác xã. Quá trình phát triển hợp tác xã ở Việt Nam, Nhà xuất bản NN - HN, 2003. Phát triển và đổi mới quản lý hợp tác xã theo Luật hợp tác xã/Nguyễn Văn Bích - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Kinh tế hợp tác của nông dân và kinh tế thị trường/ Lê Trọng, NXB Nông nghiệp, HN 1994. II. Danh mục các luận văn 1. Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức - Gia Lâm - Hà Nội/ Nguyễn Thị Huệ - Khoá 41 Khoa KTNN&PTNT. 2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất giống cây ăn quả tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau an quả Gia Lâm - Hà Nội./ Chu Đức Chung - Khoá 41 Khoa KTNN&PTNT. 3. Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ở hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển đổi theo Luật HTX trên địa bàn tỉnh Hà Tây./ Đặng kim Cương - Khoá 40 Khoa KTNN&PTNT III. Danh mục các chuyên đề 1. Một số vấn đề về hợp tác xã - Nguyễn Phượng Vĩ - NN&PTNT:2/01 2. Bản chất, đặc thù và những nguyên tắc của mô hình kinh tế Hợp tác xã - NCKT:9/01 3. Hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam - NCKT:2/1999 IV. Danh mục tạp chí 1. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 2/2004, số 4/2004. 2. Mối quan hệ giữa quỹ tín dụng nhân dân và HTX NN: số 7/2001. 3. Tăng cường vai trò của hợp tác xã nhằm giúp hộ xã viên sử dụng đất được giao có hiệu quả hơn/ Lê Văn Hoạt, Tạp chí Quản lý kinh tế nông nghiệp, số 6 năm 1993. 4. Tạp chí tài chính doanh nghiệp số 1/2004, số 3/2004, số 8/2004. 5. Tạp chí tài chính doanh nghiệp số 10/2003. V. Các tài liệu khác 1. Tài liệu hội thảo: chính sách và giải pháp mở rộng tín dụng đối với kinh tế tập thể ở Hà Nội, Hà Nội tháng 4 - 2004. 2. Kỷ yếu hội thảo Đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Hà Nội - Tháng 2 - 2004. 3. Luật hợp tác xã năm 1996. 4. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển kinh tế và từng bước hiện đại hoá nông thôn 2001 - 2003 phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo của huyện Gia lâm. Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36767.doc
Tài liệu liên quan