Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Hải Dương

1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư nước ngoài như một mốc quan trọng đánh dấu quá trình mở cửa trong chính sách đổi mới được Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 với nội dung cốt lõi là chuyển từ nền kinh tế đơn thành phần sang đa thành phần, từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở. Đồng thời, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam,

doc141 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với khu vực và quốc tế. Tạo điều kiện cho quá trình đổi mới, cải cách cơ chế kinh tế diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Những thành tựu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn qua đã khẳng định vai trò của hoạt động đầu tư nước ngoài. Cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nên kinh tế quốc tế, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư theo các ngành và vùng lãnh thổ... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thu hút ĐTNN đã bộc lộ những hạn chế về định hướng, chính sách, cơ chế và các giải pháp thực hiện. Hải Dương là một tỉnh đồng bằng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với những điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi. Sau khi có Luật đầu tư nước ngoài (12/1987), Hải Dương đã thu hút được một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số lĩnh vực then chốt, góp phần đáng kể vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Song quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Hải Dương vẫn còn nhiều mặt hạn chế chẳng hạn sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, trình độ kinh tế còn lạc hậu, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp... Lý do chủ yếu vẫn bắt nguồn từ việc thiếu vốn cho đầu tư phát triển. Đối với Hải Dương, đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn nhiều triển vọng và là một hướng huy động vốn cần được quan tâm hơn nữa cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Từ thực tiễn những năm qua, bên cạnh những thành tựu đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào quá trình tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh, những hạn chế đã bộc lộ đòi hỏi cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa cả về lý luận và thực tiễn cho hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo một môi trường đầu tư năng động, hấp dẫn đồng thời tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế trong lộ trình hội nhập đầy đủ với nền kinh tế quốc tế. Xuất phát từ ý tưởng nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Hải Dương" là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế thị trường. - Đánh giá thực trạng tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương, những khó khăn và thuận lợi. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tạo một môi trường đầu tư năng động, hấp dẫn tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, các chính sách hình thành môi trường đầu tư và thực tiễn hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu * Nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc phạm vi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong đó tập trung đánh giá chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương. * Không gian: tỉnh Hải Dương * Thời gian nghiên cứu: tổng quan tài liệu được sử dụng các số liệu của những hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương từ năm 1998 đến 2007. Các giải pháp dự kiến được áp dụng tới năm 2015. 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài một số vấn đề lý luận và thực tiễn 2.1. Một số vấn đề lý luận 2.1.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm và các hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về FDI, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương mại, đầu tư quốc tế và phân loại, sử dụng trong công tác thống kê quốc tế. Quỹ tiền tệ thế giới (International Moneytary Fund - IMF), trong Báo cáo cán cân thanh toán hàng năm đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp ngoài như sau:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư hosting country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp” [28]. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Cooperation and development OECD) cũng đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài tương tự như IMF. Tuy vậy, OECD có quan niệm rất rộng về nhà đầu tư nước ngoài. Theo quan điểm của OECD, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hoặc tổ chức có thể thuộc cơ quan Chính phủ hoặc không thuộc cơ quan Chính phủ đầu tư tại nước ngoài. Uỷ ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 2003 đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp”. UNCTAD còn đưa ra một số khái niệm khác có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể như sau: Thứ nhất, dòng vốn FDI ra và dòng vốn FDI vào là vốn được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp FDI tại nước tiếp nhận đầu tư. Cùng với khái niệm này, có ba khái niệm sau: - Vốn đầu tư cổ phần là cổ phần của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mua từ doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư, không phải cổ phần của doanh nghiệp trong nước tại nước đi đầu tư. - Lợi nhuận tái đầu tư là cổ tức không được chuyển cho nhà đầu tư nước ngoài mà được giữ lại nhằm mục đích tái đầu tư. - Các giao dịch vay và nợ bên trong công ty là các khoản vay ngắn hạn hoặc dài hạn giữa công ty mẹ và công ty thành viên. Thứ hai, vốn cổ phần đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment stock) là giá trị của cổ phần và vốn dự trữ (bao gồm cả lợi nhuận giữ lại) thuộc về công ty mẹ, cộng thêm các khoản nợ ròng của các công ty thành viên. Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn nhất thế trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa về FDI: “FDI là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư có được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài” và Hoa Kỳ coi việc sở hữu đa phần chỉ cần chiếm 10% giá trị của doanh nghiệp nước ngoài. Quan điểm về FDI của Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi năm 2000: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. => Qua các định nghĩa về FDI, có thể rút ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi”. 2.1.1.2. Bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các thời kỳ có thể nhận thấy bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận thông qua di chuyển vốn (bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư ở đây bao gồm tổ chức hay cá nhân chỉ mong muốn đầu tư khi cho rằng khoản đầu tư đó có thể đem lại lợi ích hoặc lợi nhuận cho họ. Đây là một trong những đặc điểm cơ bản nhất và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc hình thành hoạt động FDI giữa các quốc gia. FDI có một số đặc điểm sau: - FDI là một dự án mang tính lâu dài. Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp (portfolio investment). Đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua, bán chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu). Đầu tư gián tiếp có tính thanh khoản cao hơn so với đầu tư trực tiếp, dễ dàng thu lại số vốn đầu tư ban đầu khi đem bán chứng khoán và tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển ở những nước tiếp nhận đầu tư. - FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt giữa đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp. Trong khi đầu tư gián tiếp không cần sự tham gia quản lý doanh nghiệp, các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ tức từ việc mua chứng khoán tại các doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư, ngược lại nhà đầu tư trục tiếp nước ngoài có quyền tham gia hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp FDI. Tuy vậy, nhà đầu tư nước ngoài phải có bao nhiêu phần trăm cổ phần mới được phép tham gia quản lý doanh nghiệp FDI? Theo hướng dẫn của OECD và Bộ Thương mại Hoa Kỳ thì nhà đầu tư nước ngoài phải chiếm tối thiểu 10% cổ phiếu thường hoặc quyền bỏ phiếu trong các doanh nghiệp FDI để cho nhà đầu tư có tiếng nói hay tham gia quản lý trong các doanh nghiệp FDI. - Đi kèm với dự án FDI là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu); chuyển giao công nghệ; di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động quốc tế góp phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI. - FDI là hình thức kéo dài chu kỳ tuổi thọ sản xuất, chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật và nội bộ hoá di chuyển kỹ thuật. Trên thực tế, nhất là trong nền kinh tế hiện đại có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kinh doanh đã buộc nhiều nhà sản xuất phải lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như là một điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình. Ngoài ra, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất. - FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và bên kia là nước tiếp nhận đầu tư. - FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư. 2.1.1.3. Các hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - Xét theo mục đích đầu tư, FDI được phân làm hai loại: đầu tư theo chiều ngang và đầu tư theo chiều dọc. + Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang (Horizontal FDI): Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang là việc một Công ty tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chính ngành sản xuất mà họ đang có lợi thế cạnh tranh một loại sản phẩm nào đó. Với lợi thế này họ muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở nước ngoài nên đã mở rộng và thôn tính thị trường nước ngoài. Hình thức này thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền mà Mỹ, Nhật đang dẫn đầu việc đầu tư này ở các nước phát triển. + Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc (Vertical FDI) Khác với hình thức đầu tư theo chiều ngang, hình thức đầu tư theo chiều dọc với mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố đầu vào rẻ như lao động, đất đai của các nước nhận đầu tư. Do các nhà đầu tư thường chú ý đến khai thác các lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu trong quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm trong phân công lao động quốc tế nên các sản phẩm thường được hoàn thiện qua lắp ráp ở nước nhận đầu tư. Sau đó các sản phẩm này lại được nhập khẩu về nước đầu tư hay xuất khẩu sang nước khác. Đây là hình thức khá phổ biến của hoạt động ĐTTTNN tại các nước đang phát triển [20]. - Xét về hình thức sở hữu, ĐTTTNN thường có các hình thức sau: + Hình thức Doanh nghiệp liên doanh Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó pháp nhân mới được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới này do hai hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Hình thức này có các đặc trưng: Pháp nhân mới được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước chủ nhà. Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng. Nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập với các bên tham gia. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước 2005 có quy định: số người tham gia hội đồng quản trị lãnh đạo doanh nghiệp của các bên phụ thuộc vào tỉ lệ vốn góp. Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất lãnh đạo liên doanh. Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí đối với các vấn đề quan trọng như: duyệt quyết toán thu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình, sửa đổi bổ sung điều lệ doanh nghiệp, vay vốn đầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất và kế toán trưởng... lợi nhuận hay rủi ro của doanh nghiệp liên doanh này được phân chia theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên. Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam còn quy định thời gian hoạt động của liên doanh thông thường từ 30 năm đến 50 năm, trong trường hợp đặc biệt không quá 70 năm. Doanh nghiệp liên doanh phải giải thể khi hết thời hạn hoạt động trừ khi việc kéo dài thời gian hoạt động đã được cơ quan quản lý Nhà nước về hợp tác và đầu tư chuẩn y. Đồng thời doanh nghiệp liên doanh cũng có thể kết thúc hợp đồng sớm hơn trong một số trường hợp đặc biệt như: gặp bất khả kháng, một hoặc các bên liên doanh không thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng... + Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng các Công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp. + Hình thức Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình trước Nhà nước. Ngoài 3 hình thức cơ bản trên, theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng, các công trình xây dựng còn có: Hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh- chuyển giao Là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ nhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. 2.1.2. Nguyên nhân hình thành của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment FDI) ngày càng có vai trò quan trọng đối với nước tiếp nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Chính vì vai trò quan trọng của nó mà có rất nhiều quan điểm của các nhà kinh tế học nhằm lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển của hiện tượng này. Hiện nay, chủ yếu có hai trường phái lý giải sự hình thành và phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là quan điểm của các nhà kinh tế học tư bản và xã hội chủ nghĩa. Quan điểm của các nhà kinh tế học tư bản, đại diện là Adam Smith (năm 1776), Thomas Malthus (năm 1798), David Ricardo (năm 1817) và sau này là Vernon (năm 1966), Kojima (năm 1973), Hymer (năm 1976), Dunning (năm 1988)... cho rằng hoạt động đầu tư quốc tế được hình thành và phát triển do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Xuất phát từ học thuyết về phân công lao động quốc tế dựa trên lợi thế so sánh và thương mại quốc tế, các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng khởi nguyên của quan hệ kinh tế giữa các quốc gia bắt nguồn từ hoạt động thương mại quốc tế. Bằng học thuyết Lợi thế so sánh Comparative Advantages, David Ricardo (năm 1817) cho rằng mỗi quốc gia trên thế giới đều chuyên môn hóa sản xuất ra một hoặc một số nhóm sản phẩm với chi phí sản xuất thấp hơn so với quốc gia khác và tiến hành xuất khẩu hàng hóa này sang quốc gia đó [30]. Đồng thời, quốc gia này cũng dành cơ hội để quốc gia khác sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn chi phí sản xuất do nước mình tiến hành mà không phụ thuộc vào quy mô sản xuất và trình độ phát triển. Lợi thế so sánh chính là nguyên nhân hình thành, phát triển quan hệ thương mại quốc tế giưa các quốc gia với nhau và cũng cho thấy trình độ phát triển về lực lượng sản xuất giữa các quốc gia cơ bản là rất khác nhau. Như vậy, thương mại quốc tế là quan hệ đầu tiên, cơ bản và làm phát sinh quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia sau này. Tuy nhiên, do có sự chênh lệch về lực lượng sản xuất giữa các quốc gia và những trở ngại trong hoạt động thương mại quốc tế đã hình thành và phát triển quan hệ đầu tư giữa các quốc gia. Dưới góc độ nước tiếp nhận đầu tư, để phát triển một số ngành sản xuất với điều kiện chưa cho phép hoặc sản xuất với chi phí cao thay vì phải nhập khẩu, quốc gia tiếp nhận đầu tư đã kêu gọi đầu tư từ những quốc gia có thế mạnh về những ngành công nghiệp đó. Dưới góc độ của nước đi đầu tư, những nước này mong muốn đầu tư tại những nước có trình độ phát triển thấp hơn để tận dụng chi phí sản xuất rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng nên đầu tư nước ngoài là một biện phát hữu hiệu nhằm xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường; tránh được hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan; giảm chi phí vận chuyển hàng hóa. Các nhà kinh tế học xã hội chủ nghĩa cho rằng sự phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài dựa trên xuất khẩu tư bản. Khi nghiên cứu giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, Lênin đã nêu ra một trong năm đặc trưng quan trọng của chủ nghĩa đế quốc đó là xuất khẩu tư bản[12]. Theo Lênin: “Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản cũ, trong đó chế độ cạnh tranh hoàn toàn thống trị là việc xuất khẩu hàng hóa. Đặc điểm của củ nghĩa tư bản hiện đại, trong đó tổ chức độc quyền nắm quyền thống trị là xuất khẩu tư bản [14]. Xuất khẩu tư bản là một nhu cầu tất yếu khách quan. Bởi vì, tại một số nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản kếch sù và một bộ phận đã trở thành tư bản thừa do không tìm được nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao ở trong nước. Các nước phát triển muốn xuất khẩu tư bản của mình để tranh thủ lao động, nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên rẻ... ở các nước kém phát triển, thiếu tư bản. Xét về khía cạnh đầu tư thì xuất khẩu tư bản tồn tại dưới hai hình thức đó là: xuất khẩu tư bản dưới hình thức gián tiếp hay đầu tư gián tiếp; xuất khẩu tư bản dưới hình thức trực tiếp hay đầu tư trực tiếp. Xuất khẩu tư bản gián tiếp là hình thức đầu tư gián tiếp dưới dạng cho vay, thu lãi thông qua ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng quốc tế hoặc quốc gia mà các nhà tư bản cho các nước khác vay, chủ yếu là các nước thuộc địa để phát triển kinh tế. Xuất khẩu tư bản trực tiếp là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp tại các nước khác (các nước thuộc địa), có sự quản lý trực tiếp của các nhà tư bản với tài sản được các nhà tư bản đầu tư để xây dựng các nhà máy. Bên cạnh việc lý giải nguyên nhân của đầu tư nước ngoài thông qua xuất khẩu tư bản, các nhà kinh tế học xã hội chủ nghĩa cho rằng chủ nghĩa tư bản đã thiết lập quan hệ đầu tư quốc tế từ các nước tư bản phát triển sang các nước thuộc địa nhằm tìm kiếm lợi nhuận, khai thác tài nguyên thiên nhiên và duy trì sự áp bức bóc lột tại hệ thông thuộc địa do mình quản lý. 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Thực tiễn cho thấy các nhân tố sau đây ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút ĐTTTNN: - ổn định chính trị luôn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với nhà đầu tư nước ngoài, vì có ổn định chính trị thì các cam kết của Chính phủ nước chủ nhà đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển (cơ cấu đầu tư) mới được đảm bảo. Đây là những vấn đề có thể nói nhà đầu tư quan tâm nhất vì nó tác động rất mạnh đến yếu tố rủi ro trong đầu tư. Đi kèm với nó là các chính sách - pháp luật, các nhà đầu tư đều cần một môi trường pháp lý vững chắc có hiệu lực. Nếu nước chủ nhà có một hệ thống chính sách đầy đủ và hợp lý, đảm bảo sự nhất quán về chủ trương thu hút đầu tư cũng sẽ là những yếu tố quan trọng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. - Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, đó là đặc điểm khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, vị trí địa lý xa gần... Cũng là những yếu tố tác động nhiều đến tính sinh lãi hoặc rủi ro trong đầu tư. - Trình độ phát triển của nền kinh tế và đặc điểm phát triển của nền văn hóa xã hội được coi là các yếu tố quản lý vĩ mô, điều kiện cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp các dịch vụ. Sự thuận lợi hay không thuận lợi về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán đều có thể trở thành sự khuyến khích hay kìm hãm việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài những nhân tố trên thì những nhân tố về kinh tế sau đây nhà đầu tư cũng rất quan tâm. Xuất phát từ mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài là tìm kiếm lợi nhuận, do đó bất cứ nhân tố nào có tác dụng tăng khả năng thu lợi nhuận từ hoạt động ĐTTTNN cũng sẽ được các nhà đầu tư quan tâm đó là: + Nhân tố lãi suất: nó tác động như thế nào tới lợi nhuận của hoạt động đầu tư và do đó tác động tới cầu đầu tư? Do một dự án đầu tư, chi phí và doanh thu được thực hiện ở những thời điểm khác nhau. Để so sánh doanh thu với chi phí trong điều kiện tiền có giá trị biến đổi theo thời gian, các nhà đầu tư đã sử dụng lãi suất r làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các dòng tiền về mặt bằng thời gian hiện tại. Khi đó, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư được tính theo công thức: Như vậy, nếu lãi suất r càng tăng thì lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư càng giảm, đương nhiên là sẽ không khuyến khích được các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Do đó mức lãi suất thấp là một trong những yếu tố khuyến khích người có tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào Ngân hàng [9]. + Chi phí sản xuất cũng là những yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm, bao gồm: chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất giảm thì lợi nhuận sẽ tăng tại mọi mức lãi suất. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, có một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất tại nước nhận đầu tư đó là tỷ giá hối đoái. Nếu đồng tiền của nước nhận đầu tư tăng giá, chi phí sản xuất ở đây sẽ tăng, chi phí tăng thì lợi nhuận giảm, đương nhiên các nhà đầu tư nước ngoài không muốn điều này và đã là nhân tố làm giảm quy mô ĐTTTNN. Để khắc phục tình trạng này nhiều nước đã áp dụng chính sách đồng tiền yếu nhằm mục đích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu. 2.1.4. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước nhận đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động hai mặt tới nền kinh tế của nước nhận đầu tư nhưng mặt tích cực là chủ yếu. Các quốc gia được hưởng lợi ích do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại, song cũng phải trả những chi phí cho hoạt động kinh tế này. Mặt tích cực: 2.1.4.1. Tăng thêm nguồn vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý Đầu tư trực tiếp nước ngoài đem đến cho nước nhận đầu tư những nguồn lực bổ sung quan trọng, trong đó phải kể đến ba nguồn lực cơ bản nhất là vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Về vốn: đối với các nước đang phát triển, do khả năng tích luỹ từ nền kinh tế kém, vốn đầu tư bao giờ cũng là vấn đề khó khăn đặt ra không dễ gì tự giải quyết. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng, nó được coi là một “cú huých” giúp các nước này thoát ra khỏi “vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói”. Các nước đang phát triển đều hiểu rằng muốn tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo, không có cách nào khác là phải đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên, các nước này trên con đường phát triển của mình vấp phải một trở ngại, đó là thiếu vốn đầu tư do tích luỹ nội bộ nền kinh tế. Nhưng đổi lại, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực giá rẻ là những thứ sẵn có ở các nước đang phát triển, cũng như những thứ mà các nhà đầu tư nước ngoài đang cần. Vì vậy, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã diễn ra, mang lại cho các nước đang phát triển nguồn vốn đầu tư bổ sung quan trọng. Đối với các nước phát triển, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một nguồn vốn quan trọng. Thực tế cho thấy, các nước phát triển là những nước đi đầu tư lớn nhất nhưng cũng là nơi nhận nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng không phải bởi các nước này có nhu cầu về vốn đầu tư mà do đây là một trong các nhân tố giúp các nước phát triển đẩy nhanh quá trình phân công lao động quốc tế nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Về công nghệ: Trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư không chỉ đầu tư vốn bằng tiền mà còn chuyển cả máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ vào nước nhận đầu tư. Nhờ vậy, quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, các nước đang phát triển đứng trước nguy cơ đã nghèo ngày càng nghèo hơn, nếu quá trình công nghiệp hóa không được tiến hành một cách nhanh chóng và vững chắc. Tuy nhiên, thời đại khoa học công nghệ cũng đem lại cho các nước này một cơ hội tốt để rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí đổi mới công nghệ sản xuất nhờ các hoạt động chuyển giao công nghệ. Đây là một ích lợi nữa mà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mang lại cho các nước đang phát triển. Chuyển giao công nghệ cũng là yêu cầu tất yếu của sự phát triển khoa học kỹ thuật ở các nước công nghiệp phát triển. Bất kỳ một tổ chức nào muốn thay thế kỹ thuật công nghệ mới thì cũng phải tìm được nơi để chuyển giao những công nghệ đã cũ. Sự "lan tỏa" những thành tựu khoa học kỹ thuật như thế đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và rộng khắp của khoa học kỹ thuật. Mặt khác, việc chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển là kết quả tất yếu của quá trình chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc giữa các nước này. Các nước phát triển dù đã đạt tới trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhưng không thể toàn diện được. Mỗi nước đều có thế mạnh riêng về khoa học công nghệ. Do đó, việc chuyển giao công nghệ là cần thiết. Các nước này sẽ phát triển xu hướng liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Về kinh nghiệm quản lý: kinh nghiệm quản lý cùng với công nghệ tiên tiến của nước ngoài được cung cấp thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra những lợi ích quan trọng đối với nước nhận đầu tư. Nó có tác dụng lan tỏa khi những người được làm việc với các Công ty nước ngoài có thể rời khỏi Công ty để thành lập các Công ty mới hay đảm đương công việc ở những nơi mới. Tương tự như vậy, lợi ích còn xuất hiện khi những kỹ năng quản trị cao cấp của các Công ty đa quốc gia thúc đẩy những nhà cung ứng, tiêu thụ và các đối thủ cạnh tranh ở địa phương cải tiến phương thức quản lý của chính họ. Những lợi ích này sẽ giảm nhiều nếu hầu hết các vị trí quản lý và các công việc kỹ thuật cao trong các chi nhánh của Công ty nước ngoài được dành cho người nước ngoài. Trong trường hợp đó, người dân nước nhận đầu tư không được nhận những lợi ích từ việc đào tạo của Công ty đa quốc gia. Do đó, tỷ lệ vị trí quản lý và công nghệ kỹ thuật cao dành cho người của nước nhận đầu tư có thể là một điểm đàm phán quan trọng giữa một Công ty đa quốc gia muốn tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài với các cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư. 2.1.4.2. Góp phần tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế là hệ quả tất yếu của sự di chuyển vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý vào nước nhận đầu tư. Những nhân tố này không chỉ bổ sung những nguồn lực cần thiết cho sự tăng trưởng mà còn làm tăng hiệu quả của sự tăng trưởng kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu là khái niệm biểu hiện kết cấu của một tổng thể bao gồm số bộ phận cấu thành và mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận đó trong tổng thể. Cơ cấu kinh tế gồm có: cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi do số lượng các bộ phận thay đổi hoặc mối tương quan về tốc độ tăng trưởng giữa các bộ phận thay đổi. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra những ngành sản xuất mới, tạo ra sự tăng trưởng trong các ngành, các vùng, trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, đầu tư nước ngoài góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế do: Thứ nhất, cơ cấu kinh tế phản ảnh trình độ phát triển của nền kinh tế, ứng với mỗi mức độ phát triển khác nhau của nền kinh tế cần có một cơ cấu ngành phù hợp. Thứ hai, cơ cấu kinh tế hợp lý là điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế có hiệu quả trên cơ sở khai thác hiệu quả những nguồn lực và lợi thế so sánh của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế. Thứ ba, cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ góp phần giảm bớt sự ._.chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, các thành phần kinh tế, tạo nên sự ổn định chính trị xã hội, mà đây lại là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ là những yếu tố tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Do đó đầu tư nước ngoài không chỉ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các nước đang phát triển. 2.1.4.3. Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hoạt động xuất khẩu đã đem lại nhiều lợi ích cho họ thông qua việc sử dụng các yếu tố đầu vào ở nơi rẻ, nhưng lại tiêu thụ ở nơi đắt, lợi nhuận sẽ được tối đa hóa nên họ luôn tìm cách khai thác triệt để lợi thế này. Còn các nước chủ nhà, hoạt động xuất nhập khẩu là yếu tố quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế, nó khai thác và phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sản xuất trong nước, trong chiến lược hòa nhập kinh tế thế giới và phân công lao động quốc tế. Vì thế khuyến khích ĐTTTNN hướng vào hoạt động xuất khẩu luôn là ưu tiên số một trong chính sách thu hút vốn ĐTTTNN của các nước nhất là các nước đang phát triển. 2.1.4.4. Tác động tích cực đối với cán cân thanh toán Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với cán cân thanh toán cũng là một vấn đề mà Chính phủ các nước nhận đầu tư quan tâm. Do cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép lại một cách có hệ thống các khoản thu và chi của quốc gia đó với các quốc gia khác. Bất cứ giao dịch nào dẫn đến việc thu tiền từ các quốc gia khác được đưa vào cán cân thanh toán như một khoản có và được ghi dấu dương. Nếu đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng thay thế cho việc nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ, nó sẽ cải thiện tài khoản vãng lai cán cân thanh toán của nước nhận đầu tư. Đối với cán cân thanh toán của một nước nhận đầu tư xuất hiện khi Công ty đa quốc gia sử dụng chi nhánh của nó ở nước nhận đầu tư để xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tới các quốc gia khác. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vốn vào nước nhận đầu tư thì mục đích của họ là thu được lợi nhuận để chuyển về nước thông qua hoạt động tại các chi nhánh của họ ở nước sở tại. Nếu các chi nhánh này bị rủi ro không có lãi thì Công ty mẹ thường sẽ tìm mọi cách tháo gỡ như đầu tư thêm vốn, thay đổi công nghệ tiên tiến hơn hay tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho đầu ra. Tất cả những việc làm đó đều rất có lợi cho cán cân thanh toán của nước chủ nhà. 2.1.4.5. Góp phần tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng chất lượng lực lượng lao động Phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm việc làm cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi vì nhân tố con người có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của quá trình sản xuất, các vấn đề xã hội trong đó có nhu cầu tiêu dùng để kích thích sản xuất phát triển. Trong hoạt động đầu tư nước ngoài, thường các nhà đầu tư tổ chức các khóa đào tạo dạy nghề cho người lao động, thông qua nhiều hình thức đào tạo, chính quy, không chính quy, đào tạo tại chỗ... trong đó sẽ có nhiều lao động được đào tạo ở nước ngoài. Vì thế chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, đây cũng là vấn đề các nước đang phát triển đang cần. Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tạo ra nhiều việc làm cho nước chủ nhà, số người làm việc trong các dự án ĐTTTNN ngày càng tăng. Đồng thời do hoạt động cung ứng dịch vụ và gia công cho các dự án ĐTTTNN phát triển làm cho cầu về lao động tăng lên, nhiều việc làm mới khác được tạo ra. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tạo ra nhiều việc làm cho nước nhận đầu tư, bao gồm cả việc làm trực tiếp và gián tiếp. Việc làm trực tiếp được tạo ra khi các Công ty nước ngoài trực tiếp tuyển dụng lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc làm gián tiếp được tạo ra bởi các doanh nghiệp có liên quan, bao gồm các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các hoạt động dịch vụ khác. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với chất lượng lực lượng lao động thể hiện trên hai phương diện: Một là, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường chi phí cho rất nhiều lợi ích, thông qua đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, doanh nghiệp có được một lực lượng lao động có chất lượng, phát huy được khả năng và sức sáng tạo của mỗi cá nhân để cống hiến cho doanh nghiệp, đồng thời nó làm cho chất lượng lao động của nước sở tại cũng tăng lên. Hai là, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu nhập và cơ hội phát triển của người lao động sẽ nhiều hơn. Điều này tạo điều kiện và thúc đẩy người lao động tự học tập, tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề. Những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Khi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước nhận đầu tư phải đối mặt với những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài như: Tác động tiêu cực đối với cạnh tranh, đối với cán cân thanh toán, vấn đề môi trường, vấn đề độc lập, chủ quyền Quốc gia của nước nhận đầu tư. + Đối với cạnh tranh. Các Công ty đa quốc gia của nước ngoài có sức cạnh tranh lớn hơn các doanh nghiệp trong nước, nó có khả năng rút tiền ở bất cứ đâu để tài trợ cho chi phí sản xuất tại các cơ sở sản xuất của nó ở nước nhận đầu tư. Vì thế nó có thể độc chiếm thị trường nước nhận đầu tư bằng cách đặt giá thấp hơn các doanh nghiệp trong nước và đẩy các doanh nghiệp trong nước vào tình trạng phá sản. Một khi thị trường bị độc quyền, Công ty đa quốc gia nước ngoài sẽ tăng giá cao hơn mức tăng giá phổ biến trên thị trường cạnh tranh, độc quyền sẽ gây hại đối với nền kinh tế của nước nhận đầu tư. Điều này đặc biệt đúng ở các nước có rất ít doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh một cách hiệu quả đối với các Công ty nước ngoài, thường là các nước đang phát triển, nhưng khó xảy ra hơn đối với các nước công nghiệp phát triển. Một điểm đáng chú ý khác, việc kiềm chế nhập khẩu thường được thực hiện tạo điều kiện cho ngành công nghiệp trong nước phát triển tới mức có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo lôgic này thì để bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ có nghĩa là ĐTTTNN cũng cần bị hạn chế. Nếu một nước có lợi thế so sánh về một ngành đặc biệt nào đó mà cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành đó. Các doanh nghiệp trong nước sẽ mất cơ hội phát triển. + Đối với cán cân thanh toán. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xảy ra hai vấn đề chính đối với cán cân thanh toán. Một là, như đã đề cập, đối nghịch với vốn đầu tư ban đầu được đưa vào cùng với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng thu nhập chuyển ra nước ngoài cho Công ty mẹ. Dòng tiền chuyển ra đó là một khoản nợ trong tài khoản vãng lai. Một số Chính phủ đã phản ứng đối với dòng tiền đó bằng cách quy định mức hạn chế đối với thu nhập được đưa về nước đi đầu tư. Vấn đề thứ hai xuất hiện khi chi nhánh của Công ty nước ngoài nhập khẩu một khối lượng đáng kể các yếu tố đầu vào từ nước ngoài, kết quả là một khoản nợ trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán nước nhận đầu tư tăng lên. + Đối với môi trường. Do hoạt động đầu tư nước ngoài thường liên quan đến việc khai thác tài nguyên của nước sở tại nên nếu không có chính sách quản lý tốt sẽ rất dễ xảy ra hậu quả không tốt về môi trường. + Đối với độc lập chủ quyền quốc gia. Có thể có những hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài vô tình làm ảnh hưởng tới độc lập và chủ quyền quốc gia mà Chính phủ nước nhận đầu tư khó có khả năng kiểm soát được. Những mặt tiêu cực của ĐTTTNN không phải chỉ do bản chất của nó mà còn phụ thuộc vào chính nước tiếp nhận và sử dụng nó. Vấn đề quan trọng là nước nhận ĐTTTNN có đủ điều kiện, năng lực tiếp nhận nó hay không để hạn chế những mặt tiêu cực do hoạt động này mang lại. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Khái quát quá trình hình thành chính sách đầu tư tại Việt Nam Luật ĐTNN tại Việt Nam, nay là Luật Đầu tư là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành Luật ĐTNN tại Việt Nam đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN tại Việt Nam trong suốt 20 năm qua. Ngay từ khi được ban hành vào tháng 12/1987, Luật ĐTNN tại Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không có sự khác biệt đáng kể so với các nước kinh tế thị trường truyền thống. Kể từ khi ban hành Luật ĐTNN năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Pháp luật đầu tư nước ngoài và các văn bản pháp luật có liên quan đến đầu tư nước ngoài được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong điều kiện đất nước chuyển từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, thì việc tạo dựng môi trường pháp lý cho đầu tư nước ngoài là hết sức cần thiết, đảm bảo cho việc thực hiện chủ trương mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng không ngừng được mở rộng và hoàn thiện với việc ký kết gần 50 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các khu vực, các nước và vùng lãnh thổ. Năm 2005 là năm đánh dấu sự phát triển đặc biệt của hệ thống pháp luật liên quan đến ĐTNN với việc ban hành Luật Đầu tư áp dụng chung cho đầu tư trong nước và ĐTNN. Việc ban hành Luật Đầu tư đã tạo ra sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Trên thực tế, việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam trong năm 2006 vừa qua. Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư trong thời gian qua còn góp phần quan trọng vào những thành công của hội nhập kinh tế quốc tế với việc Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. 2.2.2. Kết quả thu hút vốn FDI của Việt Nam Tính đến hết năm 2007, cả nước có 8.684 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 85,05 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động) đạt gần 30 tỷ USD. (Nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD). Cụ thể: Phân theo ngành: Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67% về số dự án và 60% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 22,3% về số dự án và 34,3% (tăng từ mức 30,7% đến hết năm 2006) về số vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Phân theo hình thức đầu tư:- Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 77,6% về số dự án và 61,6% về tổng vốn đăng ký; Liên doanh chiếm 18,8% về số dự án và 28,8% về tổng vốn đăng ký. Số còn còn lại đầu tư theo hình thức Hợp doanh, BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn. Phân theo quốc gia: Đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các nước châu á chiếm 66% tổng vốn đăng ký; các nước châu Âu chiếm 29% tổng vốn đăng ký; các nước châu Mỹ chiếm 4% vốn đăng ký. Riêng 4 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam theo thứ tự: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản đã chiếm 55% tổng vốn đăng ký. Phân theo địa phương: Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN, trong đó 5 địa phương dẫn đầu theo thứ tự như sau: (1) TP. Hồ Chí Minh chiếm 27,6% về số dự án và 20% tổng vốn đăng ký; (2) Hà Nội chiếm 11,6% về số dự án; 14,9% tổng vốn đăng ký; (3) Đồng Nai chiếm 10,5% về số dự án; 13,7% tổng vốn đăng ký; (4) Bình Dương chiếm 18,2% về số dự án; 10,0% tổng vốn đăng ký; (5) Bà Rịa Vũng Tàu chiếm 1,8% về số dự án; 7,2% tổng vốn đăng ký; 2.2.3. Kinh nghiệm của một Trung Quốc và một số tỉnh của Việt Nam về thu hút FDI a) Kinh nghiệm thu hút FDI cuả Trung Quốc Trung Quốc được đánh giá là một trong những quốc gia thành công trong thu hút FDI kể từ khi cải cách mở cửa nền kinh tế. Dưới đây là một số chính sách và biện pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động thu hút FDI của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi: Để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho thu hút FDI, giai đoạn đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc đã ban hành Luật doanh nghiệp liên doanh (1979) nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đối với thu hút FDI và ban hành Quy định khuyến khích đầu tư nước ngoài năm 1986, Luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (1986), Luật doanh nghiệp hợp tác kinh doanh (1988). Để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh chính sách gắn FDI với các ngành mục tiêu trong nước, đặc biệt là các ngành định hướng xuất khẩu và các ngành công nghệ mới, công nghệ cao, Trung Quốc đã sửa đổi Quy định hướng dẫn các dự án đầu tư nước ngoài ( ban hành năm 1995) vào các năm 1997, 2002 và 2005. Cùng với việc ban hành các Luật, Quy định nhằm thu hút FDI, Trung Quốc cũng đã đề ra một số quy định pháp luật nhằm khuyến khích và tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài như: bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp có thương nhân nước ngoài đầu tư, nghiêm khắc xử lý việc thu phí bừa bãi, phân bổ không hợp lý, bảo vệ tính nghiêm túc của pháp luật. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc tiến hành bổ sung và hoàn thiện Luật chống lại cạnh tranh không chính đáng; Luật chống lại lũng đoạn...Việc thực thi các Luật này sẽ tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy thu hút FDI. Mở rộng địa bàn thu hút vốn đầu tư: Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng các đặc khu kinh tế và mở cửa các vùng ven biển. Từ việc mở cửa ven biển sẽ có đà mở sâu vào nội địa. Trung Quốc đã tiến hành mở cửa từng khu vực, bắt đầu từ 5 đặc khu kinh tế, tiếp đến là 14 thành phố mở cửa ven biển rồi đến khu vực ba ven. Đó là ven biển, ven sông và ven biên giới với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế của các khu vực này, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng kinh tế, đặc biệt là vùng Miền Tây và Miền Đông. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và nguồn vốn đầu tư : Từ khi cải cách mở cửa tới nay, Trung Quốc thường thu hút FDI dưới 3 hình thức là: doanh nghiệp chung vốn kinh doanh , doanh nghiệp hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (cuối năm 2001), các hình thức đầu tư quốc tế như mua lại hoặc sáp nhập, xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, xây dựng công ty đầu tư (tổng chi nhánh khu vực) đã trở nên ngày càng thông dụng hơn. Nếu như đầu những năm 1990, hình thức M&A mới chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, khoảng 5% tổng FDI thì đến năm 2002 Trung Quốc đã trở thành quốc gia có hoạt động M&A sôi động trên thị trường các nước châu á. Ngoài ra Trung Quốc còn chủ động khuyến khích các loại hình đầu tư khác thông qua các luồng lưu thông vốn quốc tế như gây các quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, các hình thức mua bán chứng khoán, lưu thông vốn cổ phần... Giai đoạn đầu mở cửa, Trung Quốc thu hút FDI chủ yếu là từ người Hoa và Hoa kiều đang sinh sống chủ yếu ở Đài Loan, Hồng Công và Ma Cao. Trong suốt thời kỳ từ 1979-1992, nguồn vốn FDI từ Hồng Kông, Đài Loan và Ma cao chiếm tới khoảng 71% tổng vốn FDI vào Trung Quốc, trong khi đó, lượng vốn từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Pháp, Anh, Đức, úc, Canada chỉ chiếm khoảng 20%. Từ năm 1992, Trung Quốc hướng trọng tâm thu hút FDI vào các dự án đầu tư lớn, có hàm lượng kỹ thuật cao, đặc biệt là nguồn vốn từ các TNCS do vậy nguồn vốn FDI từ những nước này đổ vào Trung Quốc có xu hướng ngày càng tăng. FDI từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Hà Lan, Canada, Anh, úc và quần đảo Virgin đã tăng từ mức hơn 10% năm 1992 lên khoảng hơn 30% năm 2000, trong khi đó FDI có nguồn gốc từ Hông Kông, Đài Loan, và Macao chiếm tỉ trọng thấp hơn so với trước, từ 80% năm 1992 giảm còn 57,3% năm 2000[119]. Chính sách ưu đãi thuế: Để thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài, từ sau khi cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đưa ra các chính sách ưu đãi thuế. Chính sách ưu đãi thuế đã thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp có vốn FDI trong các vùng đặc khu kinh tế, khu công nghiệp kỹ thuật cao, các khu kinh tế và kỹ thuật quốc gia và vùng miền Tây và miền Trung. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư: Một trong những yếu tố đóng góp tích cực vào thành công trong thu hút FDI của Trung Quốc là hoạt động xúc tiến đầu tư. Hình ảnh một đất nước Trung Hoa cùng với những chính sách đầu tư thuận lợi là một thông điệp mà chính phủ Trung Quốc luôn quan tâm để gửi đến các nhà đầu tư. Để thông điệp thực sự có ý nghĩa và có tác động lan toả nhanh, Trung Quốc đã quảng bá hình ảnh đất nước qua các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế, các chuyến thăm của các đoàn ngoại giao, các cuộc triển lãm quốc tế, các trang web về thông tin đầu tư... Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, chính phủ đã thành lập cơ quan cung cấp dịch vụ đầu tư về thủ tục phê duyệt dự án, cấp phép đầu tư và quản lý dự án đầu tư, đồng thời mở các văn phòng xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, tạo cơ chế phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan liên quan từ cấp trung ương đến địa phương. Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng: Khuyến khích các địa phương tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính phủ chỉ tập trung vào những dự án phát triển hạ tầng mang tầm quốc gia như xây dựng hệ thống điện lưới, các đường giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh, các công trình giao thông, thuỷ lợi, cầu cảng, sân bay, thông tin liên lạc. Việc đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các địa phương, các vùng đặc khu kinh tế, các khu công nghệ cao đã có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng cường và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chính sách giáo dục, đào tạo như: (i) tăng cường giáo dục cơ sở, coi trọng giáo dục phổ cập 9 năm bắt buộc trên toàn quốc, trước mắt xoá bỏ cơ bản nạn mù chữ cho dân ở lứa tuổi dưới 50; (ii) phát triển giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng như các chương trình đào tạo chuyên tu, tại chức, nâng cao chất lượng lành nghề của công nhân và cán bộ trung cấp; (iii) mở rộng giáo dục đại học và sau đại học, nâng cao chất lượng giáo dục, điều chỉnh các tổ chức quản lý khoa học, tăng hiệu quả dạy học. Bên cạnh đó chính phủ đặc biệt quan tâm việc đào tạo các cán bộ đầu ngành, khuyến khích các nhà nghiên cứu, giáo viên trẻ trong các trường đại học trở thành lực lượng nòng cốt trong các ngành khoa học => Kết luận Từ những tổng hợp quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc có thể nhận thấy rằng để tăng cường thu hút FDI, Trung Quốc đã tích cực cải cách hệ thống chính sách, luật pháp, từng bước cải cách hệ thống thuế xuất nhập khẩu, đa dạng hoá các hình thức đầu tư, mở rộng địa bàn đầu tư, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực....nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Từ những bài học trong việc thu hút FDI của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra được những kinh nghiệm cho mình trong việc xây dựng lộ trình hội nhập, mở cửa thị trường đầu tư kinh doanh, và đặc biệt là các vấn đề xây dựng hệ thống quan điểm, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả. b) Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương trong nước. - Thành phố Hà Nội + Một vài nét về kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong những năm qua (1989-2007), tổng vốn ĐTNN đăng ký (luỹ kế) tại Hà Nội đã đạt 14.589 triệu USD, là địa phương đứng thứ 2 trong toàn quốc sau Thành phố Hồ Chí Minh, vốn thực hiện đạt 5.038 triệu USD, bằng 34,5% tổng vốn đầu tư đăng ký [3]. Số dự án ĐTNN được cấp phép mới trong từng giai đoạn cụ thể như sau: Giai đoạn 1 (1989-1992): cấp mới tổng cộng 51 dự án với tốc độ tăng hàng năm rất nhanh đạt 86% một năm. Giai đoạn 2 (1993-1996): cấp mới tổng cộng 209 dự án, số dự án cấp mới hàng năm dao động không nhiều, trung bình 52 dự án một năm. Giai đoạn 3 (1997-2004): cấp mới tổng cộng 426 dự án, trung bình là 53 dự án một năm, tương đương giai đoạn trước. Giai đoạn 4 (2005-2007): cấp mới 567 dự án, trung bình 189 dự án một năm, gấp 3, 6 lần so với trung bình giai đoạn trước. + Các giải pháp Thành phố Hà nội đã triển khai để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đạt được những kết quả trên trong bối cảnh quốc tế và khu vực vừa thoát ra khỏi khủng tài chính, tình hình cạnh tranh thu hút vốn FDI giữa các nước tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt là nhờ một loạt giải pháp mà Thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện theo Nghị quyết 09/2001/NĐ-CP và các chỉ thị số 19/2001/CT-TTg, 13/2005/CT-TTg, 15/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài. * Công tác xây dựng cơ chế, chính sách Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, ban hành kịp thời để thực hiện các quy định liên quan để triển khai Luật Đầu tư nước ngoài trước đây, cũng như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hiện nay trên địa bàn Hà Nội, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính, đã rút ngắn đáng kể thời gian xem xét cấp giấy phép đầu tư từ trên 1 tháng xuống dưới 15 ngày đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND Thành phố. * Xây dựng và triển khai Chương trình xúc tiến đầu tư Thành phố Bắt đầu từ 2001, với kinh phí khoảng 5 tỷ đồng được bố trí trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội Thành phố hàng năm. Thành phố xây dựng và triển khai Chương trình xúc tiến đầu tư với việc tổ chức nhiều đoàn đi xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch, tổ chức thành công nhiều diễn đàn, hội thảo giới thiệu tiềm năng, kêu gọi đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam và ở các quốc gia, các vùng có tiềm năng về vốn, công nghệ, trình độ quản lý (Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Thái Lan, úc, Đài Loan, Hồng Kông...). Đã thực hiện bước đầu việc quảng bá kêu gọi đầu tư trên một số phương tiện thông tin đại chúng được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tìm hiểu, xúc tiến trao đổi, làm việc trực tiếp với Thành phố. UBND TP Hà nội đã phối hợp với Bộ ngoại giao tổ chức một số buổi giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội của Thủ đô đồng thời tăng cường hợp tác với các đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá kêu gọi đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư đã đem lại kết quả thiết thực, trong đó rõ rệt nhất là hình ảnh về Thủ đô Hà nội với một môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng đã được biết đến tại nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp... * Định kỳ lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài Trên cơ sở Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thành phố Hà Nội đã thực hiện định kỳ xây dựng “Danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài” với các thông tin dự án được cập nhật hàng năm và tính khả thi ngày càng được nâng cao, tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên phát triển, các sản phẩm công nghiệp chủ lực, ngành dịch vụ, lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị... bằng các thứ tiếng Anh, Nhật, Hàn, Pháp, Trung để thực hiện công tác xúc tiến đầu tư phù hợp với thị trường từng nước. Danh mục được biên tập đưa vào sách và đĩa CD-ROM “Hà Nội, tiềm năng và cơ hội đầu tư”. Trong các năm cuối, phù hợp với chủ trương của Nhà nước và Thành phố, phạm vi đề xuất đối tác hợp tác đầu tư với nước ngoài đã được mở rộng hơn đến tất cả các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư cả trong nước và nước ngoài đã có tác dụng to lớn trong việc mời chào, định hướng cho các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nghiên cứu, tham gia vào thị trường mới là Hà Nội - Việt Nam. Đánh giá sơ bộ giai đoạn từ 2006 trở về trước, từ danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài đã có từ 15- 20% số dự án đã được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm phản hồi lại và từ 2-4% số dự án đi đến kết thúc thành công. Còn từ “Danh mục dự án kêu gọi đầu tư cả trong và ngoài nước năm 2007” đã có phản hồi đối với gần 100% dự án trong danh mục và nay các cơ quan Thành phố đang phối hợp với các nhà đầu tư triển khai đầu tư. * Rà soát, đánh giá, phân loại, hỗ trợ các dự án đẩy mạnh triển khai Ngoài công tác xúc tiến đầu tư mới, Thành phố đã quan tâm đến công tác rà soát, phân loại các dự án đã được cấp phép đầu tư, bám sát quá trình thực hiện, kịp thời giải quyết các khó khăn, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài triển khai dự án hoặc đề xuất hướng xử lý đối với những dự án đang gặp khó khăn, không hoặc chậm triển khai. Công tác quản lý đầu tư nước ngoài cũng đã được tăng cường lên một cấp độ mới, chặt chẽ, định kỳ thường xuyên hơn. Gần như hàng năm Thành phố Hà Nội đều phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các đoàn công tác đi nắm tình hình, làm việc với các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn nhằm hướng dẫn triển khai dự án, đôn đốc thực hiện báo cáo, kịp thời chấn chỉnh các sai sót do không nắm vững quy định pháp luật. * Phổ biến Pháp luật, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ Thành phố Hà nội đã phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan (Công ty tư vấn luật nước ngoài, Vụ Pháp luật và Xúc tiến đầu tư, sau này là Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc- Cục Đầu tư nước ngoài, Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Cục Doanh nghiệp vừa và nhỏ...) tổ chức được nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về Luật Đầu tư nước ngoài trước đây và Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hiện nay cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư nước ngoài, một phần tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí của tổ chức quốc tế. - Tỉnh Bình Dương + Một vài nét về kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, cùng với các tỉnh và thành phố như: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh tạo thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đầu mối giao lưu quốc tế lớn của cả nước. Bình Dương có diện tích 2.695,54 km2, dân số trung bình 1.075.500 người và có nhiều lợi thế trong việc phát triển công nghiệp, đặc biệt là phát triển Khu Công nghiệp, khu đô thị, các trung tâm dịch vụ, thương mại và phát triển cây công nghiệp dài ngày. Để tạo điều kiện thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài, tỉnh đã chú trọng tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Hiện nay tỉnh Bình Dương đã thành lập được 27 Khu Công nghiệp tập trung với tổng diện tích 8.895 ha và 01 Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị với tổng diện tích 4.196 ha, 15 cụm công nghiệp tập trung với diện tích 1.535 ha. Các Khu, cụm Công nghiệp được đầu tư xây dựng đã phát huy hiệu quả góp phần đẩy nhanh tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài . Với chính sách thu hút đầu tư ngày càng thông thoáng của nhà nước và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, nên đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương thời gian qua tăng trưởng khá. Bình quân hàng năm có khoảng 150 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư trên 530 triệu đô la Mỹ. Đến nay toàn tỉnh có trên 1.600 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 8 tỷ 600 triệu đô la Mỹ. Đặc biệt năm 2007 tỉnh Bình Dương thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất so với những năm trước đây, với số vốn đầu tư gần 2 tỷ 500 triệu đô la Mỹ. Các dự án đầu tư nước ngoài hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân và có sự chuyển dịch phù hợp hơn với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh. Lĩnh vực công nghiệp thu hút số dự án và số vốn đầu tư lớn nhất chiếm tỷ trọng gần 97% số dự án và chiếm 94% trong tổng vốn đầu tư, đứng thứ hai là khu vực dịch vụ (gồm xây dựng, khách sạn, du lịch, giao thông vận tải bưu điện, văn hoá thể thao, dịch vụ khác) chiếm gần 2% số dự án và 4% tổng vốn đầu tư, đứng thứ ba là nông, lâm nghiệp chỉ chiếm gần 1% số dự án và 2% tổng vốn đầu tư. Có trên 36 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Bình Dương, trong đó có nhiều tập đoàn, Công ty xuyên quốc gia có năng lực và tài chính, công nghệ. Tỷ lệ các nhà đầu tư Châu á chiếm vị trí cao nhất khoảng 82% tổng số dự án và 72% tổng vốn đầu tư (trong đó riêng Đài Loan đã chiếm đến 41% tổng dự án và 32% tổng vốn đầu tư). Kế đến là các nước Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc Các nước Châu Âu và Bắc Mỹ với số dự án cũng như vốn đầu tư ngày càng chiếm tỷ trọng cao như Hà Lan, Đức, Pháp, Mỹ… [3]. + Các giải pháp Tỉnh Bình Dương đã triển khai để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài: * Quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đại Chú trọng công tác quy hoạch địa bàn đầu tư. Quy hoạch bổ sung quỹ đất để hình thành các khu công nghiệp bảo đảm cho đầu tư và thu hút đầu tư.nước ngoài. Chú trọng đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp gắn với phát triển các khu dân cư, khu đô thị hiện đại, tiên tiến. Gắn quy hoạch phát triển các khu công nghiệp với phát triển các lĩnh vực hỗ trợ đầu tư như: đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp nhà ở, thỏa mãn nhu cầu về văn hóa, chăm sóc y tế, giáo dục, vui chơi giải trí khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Khu, cụm công nghiệp tập trung. Xây dựng danh mục các ngành nghề khuyến khích đầu tư, hạn chế những dự án gây ô nhiễm môi trường, dự án sử dụng nhiều lao động ở các trung tâm đô thị, tạo điều kiện và thu hút đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề mũi nhọn có tính cạnh tranh, có trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, có hàm lượng chất xám giá trị gia tăng cao. Bảo đảm tốt việc cung cấp cho doanh nghiệp về điện, nước, xử lý chất thải và dịch vụ thông tin liên lạc theo hướng ngày càng an toàn, hiện đại và tiện í._.a một môi trường thông thoáng, củng cố và hoàn thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Nâng cao chất lượng quy hoạch và lựa chọn các đối tác thực hiện các dự án đã được quy hoạch. - Nâng cao trình độ quản lý của cán bộ làm công tác đầu tư để làm tốt việc xúc tiến đầu tư và giới thiệu về tiềm năng, mở ra những hướng đầu tư mới mà các nhà đầu tư đang quan tâm. - Quan tâm xây dựng cá công trình hạ tầng và cải tiến chính sách thu hút vào các khu công nghiệp. - Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tư vấn đầu tư và cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính để các nhà đầu tư có nhiều cơ hội tiếp cận với môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng nhiều vào Hải Dương. 5.2. Kiến nghị Những giải pháp được nêu ở trên có những giải pháp phải có quá trình chuẩn bị và có thời gian thực hiện, nhưng để tiếp tục có cơ chế hấp dẫn ngay việc thu hút FDI vào địa bàn Hải Dương, tác giả có một số đề kiến nghị: 5.2.1 Đối với Nhà nước Hoàn thiện môi trường pháp lý Chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính Tăng đầu tư kết cấu hạ tầng Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư 5.2.2 Đối với tỉnh Hải Dương Thứ nhất, Tỉnh Hải Dương cần tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư và đại diện các tổ chức quốc tế đang hoạt động, công tác trên địa bàn toàn quốc. chuẩn bị tài liệu tuyên truyền một cách cụ thể như danh mục các dự án cần thu hút, các chính sách ưu đãi của tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư cần chuẩn bị tốt tài liệu về quy hoạch thu hút đầu tư vào các lĩnh vựa, các thế mạnh, tiềm năng về tài nguyên, lao động của tỉnh để các nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn. Thứ hai, Thực hiện đề án cải cách hành chính một cách có hiệu quả, thực hiện đúng "cơ chế một nửa" tránh tình trạng "Một cửa nhưng nhiều khoá" như cách nói của một số nhà đầu tư khi giao dịch với cơ quan hành chính Nhà nước. Trên tinh thần đó Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ tất cả những vướng mắc do các nhà đầu tư đề xuất. Thứ ba, có chính sách đúgn đắn đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp để kịp thời thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nhanh chóng đầu tư được ngay. Thứ tư, Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về đầu tư trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt chú trọng tới công tác tổ chức thực hiện các chính sách mới. Chính sách quản lý"một cửa" hiện nay được đưa ra với mục đích tốt đẹp là đơn giản hoá công tác quản lý đầu tu trong các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi và tăng sức hấp dẫn củấcc khu công nghiệp đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, công tác tổ chức thực hịên chính sách này chưa thật tốt nên đôi khi có tác động ngược chiều đối với các nhà đầu tư. Ban quản lý các khu công nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc trong việc phối hợp với cá cơ quan chức năng cùng quản lý các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Hậu quả là các doanh nghiệp này đáng lẽ được hưởng một cơ chế quản lý đơn giản, hiệu quả hơn thì lại bị gây phiền hà hơn bởi nhiều cơ quan chức năng cùng kiểm tram giám sát hoạt động của họ. Thứ năm, Điều kiện tiên quyết vẫn là đội ngũ những người làm công tác thu hút đầu tư đặt ra cho tỉnh phải khẩn trương thực hiện công tác đào tạo và thu hút cán bộ có năng lực làm công tác này. Chất lượng cán bộ làm công tác đầu tư phải luôn được nâng cao, trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật ơhải luônđược đào tạo, do đó phải thườgn xuyên quan tâm tới các trường dạy nghề công nhân kỹ thuật, thu hút những lực lượnglao động trẻ ở khu vực nông thôn cho đi đào tạo với số lượng lớn để sẵn sàng đáp ứng về nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài./. Tài liệu tham khảo I. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt Đinh Văn Ân: “Hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Báo cáo tại Hội thảo về tác động của Hội nhập kinh tế tháng 06 năm 2004. Báo điện tử Việt Nam net, www.vnn.vn, trang thông tin kinh tế. Bộ Kế hoạch & Đầu tư - Báo cáo tổng kết đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 20 năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Báo cáo tại Diễn đàn doanh nghiệp được tổ chức tại Hà Nội tháng 6 năm 2004. Bộ Kế hoach và Đầu tư: “Báo cáo tình hình và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tới (Tài liệu phục vụ Hội nghị đầu tư nước ngoài ngày 30.3.2004). Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hải Dương - Báo cáo kết quả tình hình thu hút vốn 20 năm Mai Ngọc Cường (chủ biên), Một số vấn đề phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Thống kê Hà Nội 1994. Chu Văn Cấp và Nguyễn Khắc Thân (chủ biên), Những giải pháp chính trị kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Dương Tấn Diệp: “Kinh tế vĩ mô (phần lý thuyết), Nxb. Thống kê, H.2001. Phạm Ngọc Dũng: “Tài chính quốc gia trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế số 300 Tháng 5/2003. Giáo trình Kinh tế phát triển (tập 1), Trường Đại học kinh tế quốc dân, NXB. Thống kê, H. 1999. Bộ Thương mại, tài liệu lưu hành nội bộ, Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, H. 2000. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Kinh tế chính trị, NXB. Chính trị quốc gia, H. 1999. Lênin: “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, NXB. Sự thật, H. 1957. Cao Liêm: “Phác thảo lịch sử thế giới”, Nxb. Thanh niên, H. 2003. Thông tin khoa học pháp lý của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, H.1997. Mác - Lê nin (Kinh tế chính trị tập 1 trang 1966) NXB Giáo dục 1998. Nguyễn Ngọc Mai (Giáo trình Kinh tế đầu tư) Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Nghị định số 115-CP ngày 18/04/1977 của Chính phủ ban hành kèm theo Điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ sở dữ liệu luật của Bộ Tư pháp. Phùng Hữu Nhạ - Đầu tư quốc tế – NXB Quốc gia Hà Nội Niên giám Thống kê, NXB. Thống Kê, 2005, 2006, 2007 Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hải Dương Bùi Anh Tuấn: “Tạo việc làm cho người lao động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, NXB. Thống kê, H.2000. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, NXB. Sự thật, H. 1986. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB. Chính trị Quốc gia, H.2006. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Kinh tế Việt Nam năm 2003, NXB. Thống Kê, H. 2004. Nguyễn Trọng Xuân: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB. Khoa học xã hội, H. 2002. II. Tài liệu tham khảo bằng tiếng anh. World Investment Report 1998 United Nations 1998-2007 Paul A. Samuelson and William D. Nordhaus, Economics (fourteeth Edition), McGraw Hill. Phụ lục Phụ lục 1: hiện trạng Sử dụng đất ĐVT: ha Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006* 2007 Tổng số 164,837 165,185 165,185 165,185 165,314 1. Đất nông nghiệp 113,139 109,316 109,005 109,005 108,866 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 96,397 91,915 91,440 91,440 90,931 - Đất trồng cây hàng năm 78,200 73,997 73,475 73,475 72,724 + Đất trồng lúa 75,015 70,221 69,766 69,766 69,102 + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 10 2 2 2 2 + Đất trồng cây hàng năm khác 3,175 3,774 3,707 3,707 3,620 - Đất trồng cây lâu năm 18,197 17,918 17,965 17,965 18,207 1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 9,049 8,859 8,859 8,859 8,888 - Đất rừng phòng hộ … 7,505 7,505 7,505 7,536 - Đất rừng đặc dụng … 1,354 1,354 1,354 1,352 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 7,693 8,542 8,706 8,706 9,047 2. Đất phi nông nghiệp 50,675 55,084 55,404 55,404 55,659 - Đất ở 11,332 13,776 13,792 13,792 13,834 + Đất ở đô thị 996 1,633 1,632 1,632 1,648 + Đất ở nông thôn 10,336 12,143 12,160 12,160 12,187 - Đất chuyên dùng 28,049 28,278 26,707 26,707 27,242 - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 11,294 13,030 13,052 13,052 12,739 3. Đất chưa sử dụng 1,023 785 777 777 748 - Đất bằng chưa sử dụng 626 479 471 471 479 - Đất đồi núi chưa sử dụng 295 260 260 260 222 - Núi đá không có rừng cây 102 46 46 46 46 Phụ lục 2: Nhiệt độ không khí trung bình qua các năm 0C Tháng 2003 2004 2005 2006 2007 Cả năm 24.2 23.6 23.8 24.2 24.1 Tháng 1 16.4 16.7 16.1 17.8 16.5 Tháng 2 20.0 17.3 17.8 18.4 21.4 Tháng 3 20.8 19.9 18.9 19.9 20.8 Tháng 4 25.2 23.5 23.7 24.6 22.8 Tháng 5 27.9 25.9 28.5 26.9 26.6 Tháng 6 29.5 29.0 29.7 29.5 30 Tháng 7 29.3 28.9 29.2 29.7 30 Tháng 8 28.5 28.8 28.4 27.7 28.6 Tháng 9 27.0 27.6 28.2 27.4 26.7 Tháng 10 25.4 24.6 25.7 26.9 25.3 Tháng 11 22.7 22.2 22.2 24.2 20.4 Tháng 12 17.4 18.4 16.8 17.9 20.1 Nguồn: Trạm Hải Dương 2 Phụ lục 3: Lượng mưa các tháng trong năm mm  Tháng 2003 2004 2005 2006 2007 Cả năm 1,617 1,464 1,425 1,450 1,197 Tháng 1 39 17 7 4 1 Tháng 2 23 31 36 21 29 Tháng 3 23 36 21 58 40 Tháng 4 108 91 17 31 62 Tháng 5 185 208 138 137 202 Tháng 6 225 74 197 196 219 Tháng 7 302 521 322 277 147 Tháng 8 456 284 244 496 130 Tháng 9 175 146 254 79 229 Tháng 10 72 1 26 12 115 Tháng 11 5 13 125 138 11 Tháng 12 4 42 38 1 12 Nguồn: Trạm Hải Dương Phụ lục 4: độ ẩm không khí trung bình các tháng %  Tháng 2003 2004 2005 2006 2007 Cả năm 85 84 83 83 83 Tháng 1 84 83 81 79 73 Tháng 2 91 87 88 87 86 Tháng 3 87 89 85 88 91 Tháng 4 90 89 88 86 85 Tháng 5 89 87 85 84 84 Tháng 6 82 80 82 82 81 Tháng 7 86 82 83 82 82 Tháng 8 90 87 87 88 87 Tháng 9 90 85 84 79 86 Tháng 10 81 78 80 81 81 Tháng 11 80 79 82 80 73 Tháng 12 75 78 73 79 81 Nguồn: Trạm Hải Dương Phụ lục 5: Dân số trung bình năm 2007 phân theo giới tính và phân theo khu vực Người Đơn vị hành chính Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực Nam Nữ Thành thị Nông thôn Toàn tỉnh 1,732,814 842,002 890,812 279,850 1,452,964 T.P Hải Dơng 147,786 71,582 76,204 130,317 17,469 Chí Linh 153,779 75,486 78,293 41,423 112,356 Nam Sách 141,282 67,834 73,448 8,285 132,997 Kinh Môn 126,657 61,683 64,974 32,092 94,565 Kim Thành 162,595 78,796 83,799 5,018 157,577 Thanh Hà 167,065 82,133 84,932 8,094 158,971 Cẩm Giàng 153,006 75,266 77,740 12,559 140,447 Bình Giang 169,295 81,718 87,577 6,515 162,780 Gia Lộc 122,564 59,593 62,971 14,390 108,174 Tứ Kỳ 107,015 51,707 55,308 5,295 101,720 Ninh Giang 132,013 63,953 68,060 8,639 123,374 Thanh Miện 149,757 72,251 77,506 7,223 142,534 Phụ lục 6: 1/ Khu công nghiệp Nam Sách. Bảng 4.5: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Nam Sách Năm Tên doanh nghiệp Tên nước đầu tư Lĩnh vực hoạt động Vốn đầu tư (Triệu USD) 2005 Công ty TNHH gia công chế biến rau quả Trung Quốc Chế biến rau quả, nông lâm thuỷ sản và các loại thịt 0,428 2006 Công ty TNHH Kiến Hưng Đài Loan SXKD các SP nhựa, nhựa cao su, bánh xe chuyên dụng. 1,0 Công ty TNHH Việt Nam TOYO DESO Nhật Bản SX KD các loại linh kiện, bộ phận, chi tiết điện và điện tử 21,414 Công ty TNHH Việt Tường Đài Loan Sxgia công cắt tấm, bồi dán ép hoa văn … 3,5 Công ty TNHH AIDEN Việt Nam Nhật Bản Chế tạo các bộ phận chi tiết, linh kiện SP điện tử, LCD 120 2007 Công ty TNHH Vina Okamoto Hồng Kông Sản xuất gia công các loại giầy, ủng, gang tay 5,0 Tổng 150,914 Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, 2007 Phụ lục 7: 2/ Khu công nghiệp Đại An Bảng 4.6: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Đại An Năm Tên doanh nghiệp Nước đầu tư Lĩnh vực hoạt động Vốn đầu tư (Triệu USD) 2005 Công ty German-TEC Đức SX KD máy cơ khí, máy công nghệ cao 3,0 2006 Công ty TNHH dây và cáp điện ô tô SUMIDEN Nhật Bản Dây và cáp điện ô tô 23 Công ty Princeton Bio Meditech Inc Hàn Quốc TB kiểm tra sức khoẻ, SX que thử thai 1,2 Công ty TNHH ENZO Viet Canada SX và KD quần áo 23 Công ty TNHH GESHEN VN Malaysia SXKD gia công sản phẩm nhựa, điện tử, thiết bị văn phòng… 2,7 Công ty TNHH VP Indutry Việt Nam VN+ Malaysia Linh kiện, máy móc bằng chất liệu nhựa có độ chính xác cao, XK 100% 15 Công ty TNHH quốc tế Hoa Thần VN Trung Quốc SX bào chế thuốc đông dược và sản phẩm từ cây lô hội. 10 Công ty TNHH SSK Việt Nam Nhật Bản Sản xuất chế tạo lắp ráp linh kiện điện tử 1,0 2007 Công ty TNHH PHI Đài Loan SX KD sợi vải, quần áo 32 Công ty TNHH HAAZ VINA Hàn Quốc SX hệ thống xông hơi và xử lý mùi của bếp 2 Công ty TNHH Hinsitsu Screen VN Malaysia Gia công và in ấn các loại nhãn trên mọi chất liệu dùng cho SP CN 1,2 Công ty TNHH thép Dong Bang Hàn Quốc SX thép không gỉ 10,0 Công ty TNHH Taishodo VN Hồng Công SX linh kiện điện tử 5,0 Công ty TNHH Đại Liên VN Hồng Công SX thiết bị điện 2,0 Công ty TNHH Yuang Heng Hoa Kỳ SX đồng hồ đa năng, điều hoà không khí 0,5 Công ty TNHH Seiko VN Malaysia SX KD SP dùng cho ngành CN tự động hoá, máy tính viễn thông. 0,8 Công ty CP Silkroad Hà Nội Hàn Quốc SXKD các chất phụ gia bê tông 1,0 Tổng 133,4 Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, 2007 Phụ lục 8: 3/ Khu công nghiệp Phúc Điền Bảng 4.7: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Phúc Điền Năm Tên doanh nghiệp Nước đầu tư Lĩnh vực hoạt động Vốn đầu tư (Triệu USD) 2005 2006 Công ty TNHH Towada Hồng Kông SXKD các thiết bị linh kiện điện tử, SP kỹ thuật số bằng công nghệ cao 27,0 Công ty TNHH CN Brother VN Nhật Bản SXKD máy in, máy fax, các thiết bị điện tử 50,0 Công ty TNHH Công nghệ Nissei VN Nhật Bản SXKD các thiết bị linh kiện điện tử, khuôn mẫu chính xác 16,67 Công ty TNHH điện tử Taisei HN Nhật Bản SXKD các loại dây điện, dây có vỏ bọc, linh kiện điện tử 7,6 Công ty TNHH Matex VN Đài Loan SXKD lò xo, công tắc hành trình, các loại trục kỹ thuật 3,35 Công ty TNHH KATO Spring VN Thái Lan SXKD các loại lò xo chính xác, các SP phục vụ cho ngành CN điện, điện tử và tự động hoá. 2,1 Công ty TNHH Kim Thuỵ Phúc Trung Quốc SXKD các loại quần Jean, quần áo may sẵn để XK 5,0 Công ty TNHH Atarih Precision VN Nhật Bản SXKD các SP ép dập khuôn và lắp ráp các bộ phận cách điện, cách nhiệt 2,5 Công ty TNHH Mizuho Precision VN Nhật Bản + Hồng Kông SXKD các loại khuôn đúc, khuôn ép dùng cho thiết bị VP 5,393 Công ty TNHH Sansei VN Hồng Kông SXKD các khuôn và dụng cụ ép nhựa để XK 3,1 Công ty TNHH Siam Steen VN Thái Lan SXKD chế tạo và lắp ráp các SP bằng thép cuộn 1,2 Công ty TNHH TRIX VN Nhật Bản SX, gia công thiết kế, xử lý bề mặt các loại phụ tùng linh kiện 1,7 Công ty TNHH Công nghiệp Vĩnh Hà Samoa SX tổ hợp nhựa và khuôn mẫu chính xác 12,0 XD KD kho bãi, DV GTVT giao hàng Việt Nam + Nhật Bản KD kho bãi, DV vận tải và giao hàng 11,406 Công ty TNHH Hà Nội Metal One Steel Đài Loan SXKD và gia công các loại SP làm tư fthép cuộn và kim loại màu 5,5 Công ty TNHH Kuroda Kagaku VN Nhật Bản SX các bộ phận, chi tiết, linh kiện nhựa cho các thiết bị VP, phương tiện vận tải 8,0 Chi nhánh Công ty TNHH AUREOLE Nhật Bản SX lắp ráp các SP bằng nhựa và kim loại dùng cho các thiết bị điện tử 3,0 Công ty TNHH LEO VN Nhật Bản SXKD các bộ phận, chi tiết, linh kiện cơ khí điện, 4,971 Công ty TNHH Meijitsu Tongda VN Hồng Kông SXKD các loại tem nhãn, đề can... 2,0 2007 Công ty TNHH VN Sanyu Seimits Nhật Bản SX các SP từ nhựa, linh kiện điện tử, khuôn mẫu 2,0 Công ty TNHH Fuji Hồng Kông SX các linh kiện cho máy pho to, máy fax 1,45 Tổng 171,44 Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, 2007 Phụ lục 9: 4/ Khu công nghiệp Tân Trường Bảng 4.8: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Tân Trường Năm Tên doanh nghiệp Nước đầu tư Lĩnh vực hoạt động Vốn đầu tư (Triệu USD) 2005 2006 Công ty TNHH điện tử UMC VN Nhật Bản SX chế tạo và lắp ráp các loại máy móc thiết bị linh kiện điện tử công nghệ cao 100 Công ty TNHH IRISO VN Nhật Bản SXKD các loại máy móc thiết bị điện tử 80 Công ty TNHH Mascot VN Đan Mạch SXKD gia công SP may mặc, kho bãi 10 2007 Công ty TNHH Quốc tế Jaguar Hà Nội Hoa Kỳ SX các loại máy thêu và máy khâu 10 Công ty CN đinh ốc Evergreen Đài Loan SXKD chế tạo đinh ốc vít kim loại dùng cho thiết bị điện tử 7,5 Công ty TNHH SX VSM Nhật Bản SX gia công may mặc 4 Công ty TNHH UNEDEN VN Nhật Bản SX thiết bị viễn thông 61 Công ty TNHH chính xác Ngân Vượng Đài Loan Linh kiện điện tử, điện tử dân dụng, chế tạo khuôn mẫu 15 Công ty TNHH TM DL Việt Nam + Nhật Bản Điện tử cơ khí, nghiệp vụ kế toán VP, du lịch… 0,35 Tổng 287,85 Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, 2007 Phụ lục 10: 5/ Khu công nghiệp phía tây Thành phố Hải Dương (KCN Việt Hoà Kenmark) Bảng 4.9: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp phía tây TP Hải Dương Năm Tên doanh nghiệp Nước đầu tư Lĩnh vực hoạt động Vốn đầu tư (Triệu USD) 2005 2006 Công ty TNHH đầu tư và phát triển Kenmark Samoa SX KD hạ tầng kỹ thuật KCN Việt Hoà TP Hải Dương 98,43 Công ty TNHH Aplex Samoa SXKD các loại khuôn chính xác 3 Công ty TNHH Sino - Rich Samoa SXKD các loại kim phun bằng nhựa chính xác, đúc xử lý bề mặt các loại nhôm… 7 Công ty TNHH Topsonic Samoa SXKD ti vi LCD, Laptop 10 Công ty TNHH Cosmowood Samoa SX KD các loại tủ đa năng. 50 Công ty TNHH Macromax Samoa SX KD các loại tủ đa năng. 50 Công ty TNHH FEDERANUXE Samoa SX KD các SP in trên giấy bao bì đóng gói 7 2007 Tổng 225,43 Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, 2007 Phiếu đIều tra Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hải Dương Mã số :..........PĐT/2008 A.Thông tin chung về doanh nghiệp 1.Tên doanh nghiệp:................................................................... 2.Tên dự án đầu tư:..................................................................... 3,Trụ sở chính: ...................................................................................................... Số ĐT:................................... Fax:................................................ Mã số thuế:.................................................................................... 4.Vốn đăng ký:...................Tỷ đồng 5. Năm cấp giấy chứng nhận đầu tư:……… Thời gian của dự án:.......... 6. Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài: Liên doanh: Hợp đồng hợp tác kinh doanh: 7. Ngành nghề kinh doanh:........................................................................ 8. Lĩnh vực đầu tư kinh doanh: Công nghiệp: Dịch vụ: : Nông nghiệp: 9. Thị trường tiêu thụ chính: Nội địa: Xuất khẩu : 10. Tình hình lao động: Lao động Số lượng (người) Ghi chú Tổng số lao động 1/ Phân theo trình độ văn hoá -Tốt nghiệp đại học, cao đẳng. -Tốt nghiệp phổ thông trung học. -Tốt nghiệp phổ thông cơ sở. 2/ Phân theo hình thức kí kết -Hợp đồng dài hạn -Hợp đồng ngắn hạn 3/ Phân theo thời gian -Lao động thường xuyên -Lao động không thường xuyên 4/ Phân theo tay nghề - Công nhân lành nghề - Lao động phổ thông 5/ Phân theo khu vực - Lao động trong nước - Lao động nước ngoài 11. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Tổng doanh thu Giá vốn Lãi trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Lãi sau thuế 12. Tình hình vốn kinh doanh Tổng số vốn (Tỷ đồng):..................... Trong đó: Vốn cố định:....................... .. Gồm: - Giá trị nhà xưởng:.............. - Giá trị thiết bị máy móc:.......... - Khác:...................... 13. Tình hình đất đai Diện tích đất thuê:....................................m2 Trong đó: Diện tích đã xây dựng công trình:.................................m2 ............................................................................................................................................... B. Tác động của chính sách thu hút vốn đầu tư FDI cuả tỉnh hải dương 1. Quy trình tiếp nhận dự án theo cơ chế 1 của có thuận lợi không? Thuận lợi: Không thuận lợi: Khác:....................... 2. Tìm hiểu thông tin về cơ hội, môi trường đầu tư qua đâu? - Qua báo chí Trung ương - Qua giới thiệu của cơ quan nhà nước - Qua báo chí Địa phương - Qua giới thiệu của bạn bè - Qua các hội nghị xúc tiến đầu tư - Qua giới thiệu của DN khác 3. Việc giới thiệu cơ hội, môi trường đầu tư có tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp không? - Tác động nhiều - Tác động vừa phải - Tác động ít - Không tác động 4. Thời gian thẩm định dự án, cấp giấy chứng nhận đầu tư như thế nào? Nhanh: Bình thường: Chậm: Trước 15 ngày kể từ khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ: nhanh Đúng 15 ngày kể từ khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ: bình thường Sau 15 ngày kể từ khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ: chậm 5. Kết cấu hạ tầng có thuận lợi không? Thuận lợi: Không thuận lợi: Khác:............................. 6. Sự đa dạng hoá các hình thức đầu tư có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp không? ảnh hưởng rất lớn: ảnh hưởng lớn: ảnh hưởng vừa phải : ảnh hưởng ít: 7. Chính sách hỗ trợ đầu tư + Việc đảm bảo ưu tiên cấp đIện 24/24 cho sản xuất có cần thiết không? Cần thiết: Không cần thiết: Khác:................ + Việc hỗ trợ điện nước đến hàng rào công trình đối với các dự án ở quá xa trung tâm có cần thiết không? Cần thiết: Không cần thiết: Khác:................ + Việc đảm bảo cung ứng đủ lao động tay nghề bậc 2 trở lên có cần thiết không? Cần thiết: Không cần thiết: Khác:............. + Giá thuê đất hiện tại như thế nào? Quá cao: Cao: ình thường Thấp: 8. Công tác giải phóng mặt bằng nhanh có thuận lợi không? Thuận lợi: Không thuận lợi: Khác:...................... 9. Việc đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu, phát triển công nghiệp phụ trợ để cung cấp linh kiện, chi tiết thiết bị, máy móc có được thuận lợi không? Thuận lợi: Không thuận lợi: Khác:.................. 10. Về quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tổng thể và dài hạn của tỉnh: - Doanh nghiệp có biết đến quy hoạch đó không? Biết Không biết - Nếu biết thì quy hoạch đó đã ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp như thế nào ? Tích cực: Bình thường: Gây khó khăn: Khác: ..... 11. Xin cho biết các yếu tố quan trọng tác động đến việc doanh nghiệp quyết định đầu tư vào Hải Dương Thủ tục hành chính Thị trường tiêu thụ SP Giải phóng mặt bằng Thủ tục XNK Thời gian dự án Tiềm năng thị trường Cơ sở hạ tầng Diện tích đất thuê Trình độ lao động Giá thuê đất Chính sách ưu đãi Quy hoạch tổng thể Đa dạng hoá đầu tư Cung ứng nguyên vật liệu Ghi chú : thứ tự số 1, 2, 3,... trong đó 1 là quan trọng nhất,............. C. Đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn của tỉnh Hải Dương trong việc thu hút FDI I. Quy định trong đánh giá 1 = Rất kém 2 = Kém 3 = Trung bình 4= Khá 5 = Tốt II. Các tiêu chí đánh giá 12. Chất lượng cấp nước 1 = Rất kém 2 = Kém 3 = Trung bình 4= Khá 5 = Tốt 13. Chất lượng cấp điện 1 = Rất kém 2 = Kém 3 = Trung bình 4= Khá 5 = Tốt 14. Công tác xử lý nước, chất thải 1 = Rất kém 2 = Kém 3 = Trung bình 4= Khá 5 = Tốt 15. Cơ sở hạ tầng trong KCN 1 = Rất kém 2 = Kém 3 = Trung bình 4= Khá 5 = Tốt 16. Cơ sở hạ tầng ngoài KCN 1 = Rất kém 2 = Kém 3 = Trung bình 4= Khá 5 = Tốt 17. Khả năng tuyển dụng lao động qua đào tạo 1 = Rất kém 2 = Kém 3 = Trung bình 4= Khá 5 = Tốt 18. Giá nhân công 1 = Rất kém 2 = Kém 3 = Trung bình 4= Khá 5 = Tốt 19. Thuế và các chính sách ưu đãi khác của chính quyền địa phương 1 = Rất kém 2 = Kém 3 = Trung bình 4= Khá 5 = Tốt 20. Khả năng của các ngành công nghiệp phụ trợ 1 = Rất kém 2 = Kém 3 = Trung bình 4= Khá 5 = Tốt 21. Thái độ của công chức địa phương 1 = Rất kém 2 = Kém 3 = Trung bình 4= Khá 5 = Tốt C. ý kiến khác về sự tác động của các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương 1.Mặt tích cực: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Những tồn tại, hạn chế: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................. 3. Kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Xin chân thành cảm ơn quý doanh nghiệp ! ******************** Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Nông nghiệp I --------------- phạm thị thu hiền Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Hải Dương luận văn thạc sĩ kinh tế Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: ts. nguyễn hữu ngoan Hà nội – 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Hiền Lời cảm ơn Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Hữu Ngoan người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT, Khoa Sau đại học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn Bộ Kế hoạch đầu tư, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài Chính, Sở Tài nguyên Môi trường, các sở ban ngành của tỉnh Hải Dương, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài. Hải Dương, ngày ... tháng ... năm 2008 Tác giả Phạm Thị Thu Hiền mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các chữ viết tắt BQ Bình quân CC Cơ cấu CNH – HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá DT Diện tích đ Đồng ĐVT Đơn vị tính ĐTTTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoài GO Giá trị tổng sản xuất GT Giá trị GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất HTX Hợp tác xã IC Chi phí trung gian MI Thu nhập hỗn hợp NN Nông nghiệp NXB Nhà xuất bản SL Số lượng SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất UBND Uỷ ban nhân dân USD đô la Mỹ VA Giá trị gia tăng VĐT Vốn đầu tư XHCN Xã hội chủ nghĩa Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 4.1 Quy mô và số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 1998-2007 53 4.2 Cơ cấu các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 1998-2007 phân theo ngành kinh tế 56 4.3 Tỷ trọng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 1998-2007 57 4.4 Tỷ trọng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chi tiết qua các năm 1998-2007 58 4.10 Các khu công nghiệp trên địa bàn Hải Dương 62 4.11 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (investment outlays) trên địa bàn tỉnh phân theo nguồn vốn 63 4.12 GDP của tỉnh phân theo ngành kinh tế (theo giá hiện hành) 65 4.13 GDP tỉnh phân theo ngành kinh tế (giá so sánh năm 1994) 65 4.14 Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phân theo loại hình kinh tế 66 4.15 Kết quả hoạt động từ năm 2003 đến năm 2007 về doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 66 4.16 Kết quả hoạt động từ năm 2003 đến năm 2007 về trị giá xuất khẩu 67 4.17 Số lượng lao động và thu nhập của người lao động Việt Nam trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Dương 68 4.18 Tình hình nộp ngân sách Nhà nước của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1998-2007 69 4.19 Các điều kiện sản xuất và dịch vụ hạ tầng theo đánh giá của các doanh nghiệp 75 4.20 Vốn đầu tư huy động (nghìn tỷ đồng, giá 2005) 92 Danh mục biểu STT Tên biểu Trang 3.1 Ma trận SWOT 44 4.1  Tỷ lệ lấp đầy các KCN tỉnh Hải Dương 60 4.2 Giá thuê đất bình quân các KCN Hải Dương và một số địa phương 72 4.3 Chất lượng cung cấp điện theo đánh giá của các nhà đầu tư 74 4.4 Chất lượng cung cấp nước theo đánh giá của các nhà đầu tư 76 4.5 Công tác xử lý chất thải theo đánh giá của các nhà đầu tư 76 4.6 Hạ tầng trong KCN theo đánh giá của các nhà đầu tư 77 4.6 Hạ tầng ngoài KCN theo đánh giá của các nhà đầu tư 78 4.7 Khả năng tuyển dụng qua đào tạo theo đánh giá của các nhà đầu tư 78 4.8 Giá lao động theo đánh giá của các nhà đầu tư 79 4.9 Năng lực các ngành công nghiệp phụ trợ theo đánh giá của các nhà đầu tư 80 4.10 Chính sách ưu đãi của địa phương theo đánh giá của các nhà đầu tư 81 4.11 Thái độ của công chức địa phương theo đánh giá của các nhà đầu tư 81 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHAM HIEN (10.8).doc
Tài liệu liên quan