Thực trạng và giải pháp thị trường bán lẻ hàng hoá ở nước ta trong những năm gần đây

Lời nói đầu Thị trường là phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Còn sản xuất và lưu thông hàng hoá thì còn thị trường và ngược lại chính thị trường lại thúc đẩy sản xuất và lưu thong hàng hoá phát triển. Kinh tế thị trường là quá trình phát triển tất yếu của sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá trong kinh tế thị trường được phát triển theo đúng quy luật khách quan. Sự tương tác của sản xuất hàng hoá-thị trường –kinh tế thị trường tạo ra tam giác quyền lực kinh tế quyết định sự phát tr

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp thị trường bán lẻ hàng hoá ở nước ta trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển của xã hội hiện đại. Trong tam giác ấy sản xuất hàng hoá và thị trường là hai điểm đáy, nền tảng cho cho phát triển kinh tế thị trường -điển hình của tam giác. Trong một thời gian dài trước đây, chúng ta đã coi thường sản xuất hàng hoá, thị trường chỉ là hình thức Đổi mới tư duy lý luận về kinh tế phải coi trọng sản xuất, lưu thông hàng hoá và thị trường , một mặt tôn trọng các quy luật khách quan của sản xuát hàng hoá, lưu thông hàng hoá và thị trường, mặt khác phải có sự điều tiết, quản lý của nhà nước để định hướng sản xuất hàng hoá và thị trường theo những mục tiêu nhát định, hạn chế tính tự phát của thị trường. Thị trường hàng hoá bán lẻ là thị trường cơ bản đáp ứng mọi yêu cầu của sản xuất và đời sống xã hội của nhân dân, xét về lịch sử thì đây là thị trường được hình thành sớm nhất, xét về quy moothif nó rộng lớn nhất, xét về kinh tế nó có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thị trường hàng hoá bán lẻ ở nước ta đã có bước phát triển trong những năm qua. Thị trường có sự phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, bước đầu có sự liên thông với thị trường khu vực và quốc tế. Tuy nhiên quy mô, trình độ còn thấp, tính tự phát đang tiềm ẩn, sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, thị trường còn nhiều bất ổn.. .Nghiên cứu thị trường hàng hoá bán lẻ, trong tổng thể thị trường xã hội là vấn đề cấp thiết cả lý luận và thực tế hiện nay. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn:GS.TS Đặng Đình Đào và TSNguyễn Anh Tuấn đã tận tình qiúp đỡ và điều chỉnh cho em hoàn thành đề án môn học này. Chương I:Thị trường hàng hoá bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân 1. Thị trường hàng hoá bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân 1.Quan niệm về thị trường hàng hoá bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân 1.1. Quan niệm về hàng hióa và cơ sở ra đời của thị trường hàng hoá . 1.1.1. Quan niệm về hàng hoá Theo C.Mác, hàng hoá sở hữu là hàng hóa, bởi vì hàng hoá là những vật hai mặt: vừa là đối tượng sử dụng vừa là cái mang giá trị. Như vậy sản phẩm của lao động chừng nào có giá trị sử dụng và có giá trị thì nó là hàng hoá C.Mác, Angghen, V.I.Lênin trong tác phẩm của mình viết về hàng hoá, đã nhiều lần nhấn mạnh rằng hàng hoá là sản phẩm của lao động, được sản xuất ra không phải trực tiếp để tiêu dùng mà là để bán. Đã gọi là sản phẩm của lao động, thì nó luôn có công dụng nhất định, cho dù đố là công dụng cho bản thân người sản xuất sản phẩm đó hay cho những người khác. Một vật C.Mác viết “ Có thể có ích và là sản phẩm của lao động mà lại không phải là hàng hoá. Người nào làm ra để thoả mãn nhu cầu của bản thân thì chỉ tạo ra một giá trị sử dụng cho cá nhân mình mà thôi, muổn sản xuất ra hàng hoá thì người đó phải sản xuất ra những giá trị sử dụng, mà phải là những giá trị sử dụng xã hội “ Sau đoạn văn này sau này Anggen có bổ xung và làm rõ ý của C.Mác như sau: “Không chỉ nói một cách đơn giản là cho những người khác người nông dân thời trung cổ sản xuất thóc tô cho lãnh chúa phong kiến, sản xuất thóc thuế thập phân cho nhà chung. Nhưng không phải sản xuất cho những người khác mà cả thóc tô lẫn thóc thếu đều chở thành hàng hoá. Muốn chở thành hàng hoá sản phẩm phải được chuyển cho người khác bằng con đường tao đổi để người đó dùng làm giá trị sử dụng”. Nếu không có đoạn bổ xung và giải thích này của Angghen thì người ta tưởng nhầm rằng bất cứ một sản phẩm nào được một người khác ( Ngoài gưòi sản xuất ) tiêu dùng đều được C.Mác coi là hàng hoá . Như vậy theo quan điểm của các nhà theo chủ nghĩa Mác _ Leenin về hàng hoá đã là cơ sở lý luận và phương châm chỉ đạo thực tiễn của NNXHCN trong thời kỳ dài. Trước hết những thứ không phải là sản phẩm của lao động bị gạt ra khỏi danh mục hàng hoá như: đất đai, tài nguyên, lao động, sở hữu trí tuệ...Tiếp theo những tư liệu sản xuất quan trọng như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, điện,săng dầu ... là hàng hoá đặc biệt Thực chất đã thủ tiêu quan hệ hàng hoá tiền tệ, thửu tiêu tiền tệ Đây cũng là nguyên nhân làm phát sinh thị trường tự phát ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Sự phát triển của sản xuất xã hội đã đưa lại cho chúng ta những nhận thức mới về hàng hoá.Phạm trù hàng hoá đã được mở rộng cả về lượng và chất. Hàng hoá bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình. Theo truyền thống hàng hoá là tổng hợp các đặc tính cơ học, hoá học, lý học có thể đo lường được và được tập hợp trong một hình thái đồng nhất của hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. Hiện nay hàng hoá được hiểu là một hệ thống nhất các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu đồng bộ của khách hàng bao gồm yếu tố vật chất tạo thực thể hàng hoá và các yếu tố không tạo thực thể như: tên gọi, nhãn hiệu, màu sắc, hìnhdáng, kích thước, bao bì, các dịch vụ kèm theo... ngày nay người tiêu dùng hiện đại khi mua sắm sản phẩm không chỉ chú ý tới giá trị sử dung(hình thái, hiện vật) mà rất quan tâm đến khía cạnh phi vật thể của hàng hoá. Sự phát triển của khoa học, công nghệ đã làm biến đổi cả sản xuất và tiêu dùng. Nhiều khía cạnh mới của sản phẩm được phát hiện chúc năng của hàng hoá được mở rộng. Nhiều thứ từ vô dụng trở thành hữu ích. Ngày nay người ta không chỉ mua bán những thứ là sản phẩm của lao động. Những thứ ẩn dấu trong lòng đất, trên mặt đất, trên không trung đều có thẻ trở thành hàng hoá. Ơ đây cần phân biệt giữa bản chất hàng hoá với mức độ quản lý sự mua bán hàng hoá và phương thức mua bán hàng hoá. Theo đó từ hàng hoá tiêu dùng thông thường đến đất đai, lao dfoongj, tài nguyên, sản phẩm trí tuệ...đều trở thành hàng hoá nếu đem ra trao đổi mua bán 1.1.2. Cơ sở ra đời của thị trường hàng hoá. Thị trường là phạm trù kinh tế tổng hợp gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thừa nhận sản xuất hàng hoá không thể phủ đặnh sự tồn tại khách quan của thị trường. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường là bộ phận của phát riển kinh tế xã hội. Ngay cuối giai đoạn tan giã của công xã nguyên thuỷ, khi các bộ tộc đã snar xuất ra một khối lượng sản phẩm vượt mức nhu cầu một cách ngẫu nhiên thì nhu cầu trao đổi sản phẩm xuất hiện, mầm mống thị trường được hình thành từ đây. Thị trường thực sự phát triển khi tiền tệ ra đời làm cho quá trình rao đổi sản phẩm mang hình thái mới là lưu thông hàng hoá. Trong lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế vấn đề thị trường luôn được đề cập đến như là một phạm trù trung tâm. Tư tưởng thị trường đầu tiên của các kinh tế gia tư sảnlà chủ nghĩa trọng thương, Những người theo chủ nghĩa trọng thương chủ trương xây dựng một thị trường tiền tệ mạnh. Họ cho rằng hàng hoá chỉ là phương tiện là khâu trung gian để đạt được mục đích là tiền tệ, một đất nước có nhiều vàng lsf một đất nước hưng thịnh. Chủ nghĩa trọng thương coi thường khâu sản xuất. Đó là bất hợp lý và phi thực tế. Chủ nghĩa trọng nông lại thien về khâu sản xuất và tuyệt đối hoá lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Những đại biểu của phái trọng nông cho rằng sự phát trỉên của kinh tế thị trường là quá trình tự nhiên phụ thuộc vào những quy luật nhất định và không phụ thuộc vào ý trí con người. Người ghi dấu ấn ấn đậm nét trong nghiên cứu thị trường của trường phái kinh té học cổ điển là A.mit. Trong các tác phẩm của mình ông đã phân tích phân công lao động xã hội đa tạo ra thị trường. Mục đích của thị trường là thu lợi nhuận. Thị trương chính là bàn tay vô hình điều khiển nền kinh tế thị trường và Amits đã tuyệt đối hoá sự điều tiết của thị trường. Ông đã phân tích các nhân tố của thị trường như : người mua, người bán, cung cầu, giá cả...và mối quan hệ giữa các nhân tố đoa lần đầu tiên có một kinh tế gia đã phân chia thị trường thành nhiều dạng khác nhau để nghiên cứu thị trường hàng hoá, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường tư bản. Song chủ yếu ông đã phân tích thị trường hàng hoá và lao động. Lý thuyết về thị trường được phát triển trong học thuyết kinh tế của J.Keynes chủ trương đẩy mạnh mọi hình thức đầu tư kể cả đầu tư sản xuất vũ khí, phương tiện chiến tranh, mục đích là làm sao mở rộng đầu tư để tăng cường tiêu dùng, chống khủng hoảng và thất nghiệp. Đồng thời qua đó tăng lợi nhuận cho tư bản. Học thuyết Keynes mở ra giai đoạn mới cho sự can thiệp của nhà nước vào thị trường thông qua việc sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô. Các nhà kinh tế học tư sản sau này tiếp tục phát triển lý thuyết thị trường của J.Keynes theo chiều hướng khác nhau. Lý luận của chủ nghĩa Mác-Leenin về thị trường trên cơ sở kế thừa có phê phán các lý thuyết cũ để xây dựng một học thuyết mới về thị trường. C.Mác đã nghiên cứu và trình bày sự hình thành, phát triển của thị trường, vai trò của thị trường, các quy luật và phạm trù kinh tế gắn với thị trường.C.Mác đã chỉ rõ: thị trường là lĩnh vực của trao đổi và cao hơn là khâu lưu thông hàng hoá. Mác đã phân tích sâu sắc quan hệ giữa cung cầu, giá cả thị trường và vai trò của cạnh tranh đối với việc hình thành giá cả thị trường. Lenin là người kế thừa và phát triển một cách toàn diện và sáng tạo chủ nghĩa Mác. Lý luận về thị trường của Lênin được trình bày chủ yếu trong tác phẩm “Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường”. Theo Lênin: Khái niệm thị trường không thể tách rời khái niệm phân công lao động xã hội được. Hễ ở đâu và khi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở có có thị trường. Quy mô của thị trường gắn chặt với trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội. Phân công lao động xã hội sẽ phát triển vô cùng tận bởi vậy phát triển của thị trường cũng là vô cùng tận . Qua nghiên cứu và phân tích lý thuyết về thị trường hàng hoá của các nhà kinh điển ta thấy một vấn đề cần lưu ý sau: Một là: thị trường gắn với thị trường hàng hoá. Sản xuất hàng hoá là cơ sở kinh tế quan trọng của thị trường, thị trường phản ánh trình độ và mức độ của nền sản xuất xã hội. Hai là : mối quan hệ giữa thị trường trong nước và ngoài nước ngà càng nhận thức đầy đủ và đứng đắn. Từ chỗ chỉ đề cao thị trường trong nước hoặc ngoài nước đến chỗ thấy được quan hệ thống nhất hữu cơ của hai loại thị trường này. Phải có giải pháp để biến thị trường trong nước thành bộ phận của thị trường thế giới. Ba là : vai trò điều tiết của nhà nước đối với thị trường là cần thiết và tất yếu. Điều tiết thị trường phải theo các quy luật kinh tế và sự vận động khách quan của thị trường. Bốn là : ngày nay không tồn tại thị trường dưới dạng thuần tuý đơn giản, trong nền kinh tế mội nước đều tồn tại nhiều dạng thức, nhiều thể loại và nhiều tốc độ. Thị trường và kinh tế thị trường là những vấn đề phức tạp. Từ những nghiên cứu sơ lược cổ xưa cho đến nhưng nghiên cứu quy mô học ngày nay phạm trù thị trường luôn được đưa thêm những nội dung mới tuỳ từng điều kiện và góc độ nghiên cứu. Một số khái niệm cầ chú ý khi nghiên cứu 6thị trường hàng hóa là: Khái niệm cố điền cho rằng thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá. Theo nghĩa này người ta đẫ đồng nhất thị trường với chợ và những địa điểm mua bán hàng hoá cụ thể. Khái niệm hiện đại về thị trường thì khác rất nhiều họ cho rằng thịu trường là quá trình người mua và người bán tác dộng qua lại với nhau để giải quyeét giá cả và số lượng hàng hoá dịch vụ mua bán. Theo quan điểm này tác động và hình thành thị trường là một quá trình không thể chỉ thời hay thời gian cụ thể. Theo nội dung nghiên cứu chúng ta có thể quan niệm: thì trường là tổng thể các quan hệ và lưu thông hàng hoá, vá lưu thông tiền tệ, tổng thể các giao dịch mua bán các dịch vụ. Như vậy thị trường vừa có yếu tố ảo vừa có yếu tố thực, bản chất của thị trường là giải quyết các quan hệ . Thị trường còn có nhiều khái niệm khác tuỳ thuộc và mục đích nghiên cứu ứng xử. 1.2. Quan niệm về thị trường hàng hoá bán lẻ: Mỗi hành vi trao đổi thông qua mua và bán bao giờ cũng có người mua và người bán. Vì vậy người ta phân loại lưu chuyển hàng hoá theo hai tiêu thức: Người bán và người mua. Theo hai tiêu thức đó hoạt dông trao đổi hàng hoá được phản ánh qua sơ đồ sau. Người sản suất Thương nghiệp Thương nghiệp Người TDSX Dân cư 1 5 3 4 6 2 Theo sơ đồ trên thì thị trường hàng hoá bán lẻ bao gồm dân cư và các tổ chức mua để tiêu dùng không sản xuất (2+6) Phạm trù lưu chuyển hàng hoá bán lẻ: phản ánh khối lượng mua hàng hoá về thoả mãn nhu cầu cá nhân hay phản ánh. Khối lượng hàng hoá không còn cơ hội quay lại thị trường và không bị tính trùng. Lưu chuyển hàng hoá bán lẻ cho phép ta tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu tiêu dùng và mức sống dân cư, các chỉ tiêu để tính tiêu dùng khi tính GDP theo phương pháp sử dụng theo quan điểm vật chất. Từ nghiên cứu trên ta đi tới kết luận: Thị trường hàng hoá bán lẻ là thị trường mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định lên giá cả và khối lượng hàng hoá không còn cơ hội quay trở lại thị trường”. Từ đó ta thấy dối với thị trường hàng hoá bán lẻ thiof người mua, mua hàng hoá để tiêu dùng ngay, mà do đó hàng hoá không còn cơ hội để quay lại thị trường và người dùng chính là người tiêu dùng cuối cùng. 2.Phân loại về thị trường hàng hoá bán lẻ Thị trường được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy sự phân loại thị trường có ý nghĩa lý luận và thực tế sâu sắc. Một số chỉ tiêu để phân loại thị trường hàng hoá bán lẻ như sau: 2.1 Phân loại hình thức bán : 2.1.1 Bán lẻ qua mạng Đại hội VI đánh dấu bước ngoặt trong đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh té nói chung, thị trường và thương mại nói riêng. Đại hội đảng lần thứ VI năm 1986 đã chỉ rõ: nước ta chuyển từ nền kinh tế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nhập kinh tế nước ta với nền kinh tế thé giới để tiếp thu tinh hoa của của khoa học và công nghệ từ các nước phát triển, mà đặc biệt la là hệ thống công nghệ thopong tin. Tuy nước ta mới áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong những năm gần đây nhưng nước ta đã ứng dụng nó một cách linh hoạt, rộng rãi và đã đem lại cho nền kinh tế nước ta những kết quả to lớn, điều đó đã được thực tế chứng minh. ứng dụng công nghệ thông tin: Trong giao dịch hàng hoá thì người bán hangf chỉ thiét kế cho mình một trang web trên mạng và bằng các hình thức, phương tiện thông tin đại chúng thì người bán quảng bá cho sản phẩm của mình và địa chỉ wwebside mà khách hàng quan tâm và khách hàng có thể truy cập mạng vào địa chỉ webside đó để tìm và truy cập các thông tin cập nhật, chính xác, đầy đủ và toàn diện nhất. Khi khách hàng có được đầy đủ những thông tin mà mình cần mà sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì khách hàng có thể giaao dịch tực tiếp với người qua mang. 2.1.2 Bán lẻ qua điện thoại. Dịch vụ bưu chính viễn thông trước thời kỳ đổi mới chưa phải là dịch vụ đại chúng, đặc biệt là dịch vụ viễn thông thì mới chỉ dừng ở mức phục vụ cho các cơ quan, các doanh nghiệp nhà nước và một số cơ sở sản xuất lớn. Đối với nhân dân, máy điện thoại khi đó còn là một thứ xa xỉ, một phần là do mức sống của dân cư còn hạn chế, nhưng mặt khác là do cung không đủ cầu, mạng lưới cho đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đến hết năm 1990 mới có 114 nghìn máy điện thoại, với mật độ 0.17 maý/100 dân. Từ 1991 đến nay cùng với chính sách mở cửa, thu hút và huy động mọi nguần tiềm lực cho sự phát triển chỉ trong một thời gian ngắn mạng lưới bưu chính viễn thông Việt Nam đã được thay đổi căn bản từ hệ Analog lạc hậu sang kỹ thuật số hiện đại, rút ngắn khoảng cách cập nhật kỹ thuật và công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng cách truy cập kỹ thuật và công nghệ hiện đại của thế giới. Đảm bảo thông tin tự động trong nước và quốc tế cũng như liên lạc cho các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngành bưu chính viễn thông bước đầu dã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới tiên tiến, hiện đại và đang tiếp tục phát triển nhanh, bền vững. Đến cuối năm 2002 cả nước đã có gần 5.6 triệu máy điện thoại gấp 44.5lần so với năm 1991. Mật độ bình quân đạt đạt 6.9 máy/100dân. Đến nay Việt Nam là một trong 30 nước trên thế giới có tổng số thuê bao đạt 2 triệu máy và là nước có tốc độ phát triển viễn thông đứng thứ 2 thế giới trong mấy năm qua. Với tốc độ phát triển rất nhanh như vậy và những ứng dụng rộng rãi của điện thoại thì nó đã trở thành một phương tiện giao dịch được áp dụng một cách phổ biến hiện nay Khách hàng có thể thông qua điện thoại gọi trực tiếp đến người cung ứng hàng hoá mà người tiêu dùng cần để giao dịch, troa đổi mua bán khi những điều kiện giao dịch giữa người cung ứng và khách hàng có thể đến tận nơi nhận hàng hoặc có thẻ bằng những dịch vụ của nhà cung ứng mà hàng hoá có thể đến tận tay người tiêu dùng. 2.1.3 Bán lẻ thông qua hội chợ , triển lãm và cửa hàng của doanh nghiệp Hội chợ và triển lãm cũng là hình thức bán lẻ hàng hoá, được một số nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi và phát triển từ rất lâu ở nước ta thì hội chợ và triển lãm chỉ được áp dụng nhưng do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường thì hội chợ và triển lãm cũng được quan tâm và phát triển một cách nhanh chóng. Thông qua qua các cuộc hội chợ và triển lãm thì nhà cung ứng muốn quảng cáo cho sản phẩm mới ra đời của mình và đồng thời có thể bán lẻ ngay những hàng hoa đáp ứng được tính chất cơ lý, hoá học mà người tiêu dùng cần khi họ tham gia hội chợ và triển lãm. 2.2 Theo đối tượng bán 2.2.1 Đối tượng bán là nhà sản xuất Nước ta là nước mới bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là một nước có nguồn nhiên vật liệu tương đối rẻ và là một nước có nguồn lao động dồi dào và rất rẻ , nhưng những sản phẩm hàng hoá được sản xuất trên thị trường nội địa và bán tại thị trường nội địa có giá tương đối cao so với ngững sản phẩm hàng hoá của các nước khác. Điều đó là do rất nhiều nguyên nhân: có thể do chúng ta nhập Apec, GáT, AFTA...quy trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá đó và chi phí vận chuyển của nước ta cao... Do đó mà người tiêu dùng có thể đến tận nơi sản xuất ra hàng hoá ớiẽ mua được với giá thấp hơn ( với khối lượng hàng hoá lớn ). 2.2.2 Đối tượng bán là các cửa hàng, đại lý và nhà phân phối Đây được coi là hình thức bán lẻ hàng hoá phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Nước ta từ khi bước vào nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp, các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức thành lập các cửa hàng, các đại lý một cách đồng bộ và dầy đặc, rộng khắp ở các vùng, miền và các khu đân cư. Những đại lý này có thể đáp ứng được những nhu cầu mà khách hàng cần II. Vai trò, và những yếu tố tác động đến thị trường hàng hoá bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân. 1. Vai trò của thị trường hàng hoá bán lẻ Thị trường là khâu tất yếucủa quá trình tái sản xuất hàng hoá. ở đâu có sản xuát hàng hoá thì ở đó có thị trường. Vai trò của thị trường hàng hoá được thể hiện trên các mặt sau: Thứ nhất: thị trường là sống còn đối với sản xuất và kinh doanh, mục đích của sản xuất hàng hoá là đẻ bán, để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Trên thị trường hàng hoá bán lẻ thì mặt hàng phong phú, đa dạng. Do đó người tiêu dùng có thể lựa chọn được mặt hàng mà mình cần một cách dễ dàng. Bởi vậy bán hàng là khó hơn mua, mua là hành vi đơn giản còn bán là bước nhảy vọt nguy hiểm chết người Bởi thế còn thị trường là còn còn sản xuất, còn kinh doanh hàng hoá, mất thị trường thì sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Thứ hai: thị trường hàng hoá bán lẻ phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên Tự cấp, Tự túc giữa các vùng, Các miền tạo thành thể thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhờ có sản xuất và kinh doanh hàng hoá nói chung và kinh doanh hàng hoá bán lẻ nói riêng mà hàng hoá có thể tràn ngập trên thị trường bất kỳ một vùng, miền nào Thứ 3: với thị trường hàng hoá bán lẻ, hàng hoá đó được người tiêu dùng, mua về dể tiêu dùng ngay, hàng hoá không còn cơ hội quay lại, xuất hiện trên thị trường. Dựa vào cung, cầu và giá cả trên thị trường hàng hoá này mà người sản xuất quyết định sản xuất, kinh doanh cái gì , số lượng bao nhiêu, chủng loại ra sao. Qua thị trường hàng hoá bán lẻ mà nhà nước điều tiết hướng dẫn sản xuất, kinh doanh. Thứ 4: Thị trường hàng hoá bán lẻ nó phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh, mức sống của của dân cư trong xã hội. Thị trường hàng hoá bán lẻ nó như chiếc “phong vũ biểu ” đo thời tiết. Nhìn vào mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ ta có thể thấy được tình hình sản xuất kinh doanh cũng như mức sống của dân cư trong xã hội. Thứ 5: thị trường hàng hoá bán lẻ là nơi quan trọng để đánh giá kiểm nghiệm chứng minh tính đúng đắn của chủ trương chính sách kinh tế của nhà nước, các nhà sản xuất kinh doanh. Thị trường hàng hoá bán lẻ còn phản ánh các quan hệ xã hội, hành vi giao tiếp của con người, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. 2 . Những yếu tố tác động đến thị trường hàng hoá bán lẻ trong nước và su thế phát triển của thị trường hàng hoá bán lẻ. 2.1. Chính sách của nhà nước đối với thương nhân Đây là chính sách rất quan trọng của nhà nước trong lĩnh vực thương mại . chính sách này quy định các điều kiện thủ tục đăng ký kinh doanh và phạm vi hoạt động của thương nhân .Đối với thương nhân Việt Nam theo chính sách hiện hành quy định : Cái nhân đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ pháp nhân ,tổ hợp tác hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại thì được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh và trở thành thương nhân. Chính sách này đã khuyến khích rộng rãi các tổ chức cái nhân hoạt động thương mại đem lại sự phồn vinh cho đất nước . Chính sách thương nhân quy định việc đăng ký kinh doanh được thực hiện tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật . theo quy định của chính phủ cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh ,thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: Phòng đăng ký kinh doanh trong sở kế hoạch và dầu tư và phòng đăng ký kinh doanh các tỉnh uỷ ban nhân dân huyện, phòng đăng ký kinh doanh các tỉnh ,cấp huyện có con dấu riêng . Trình tự thành lập và đăng ký kinh doanh được quy định cụ thể từng loại hình doanh nghiệp thương mại. Thẩm quyền của các cơ quan được quy định cụ thể như sau : Giải quyết việc đăn ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận kinh doanh theo quy dịnh của pháp luật Xây dựng hệ thống thông tin về quản lý doanh nghiệp cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước tổ chức và các cái nhân theo yêu cầu của pháp luật Yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của mình khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật .Đôn dốc các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra theo các hồ sơ đã đăng ký kinh doanh. Sử lý các quy định về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và yêu cầu doanh nghiệp giải thẻ theo quy định . Chính sách thương nhân quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của thương nhân. Với mỗi loại hình kinh doanh thương mại như : Doanh nghiệp thương mại nhà nước ,công ty cổ phần ,công ty trách nhiệm hữu hạn đều được quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể là tự do lựa chọn lĩnh vực và ngành kinh doanh ,tổ chức hoạt động kinh doanh , quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tuyển chọn và thue lao động, quyết định việc sử dụng phần thu nhập còn lại khi hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước trong khuôn khổ quy định của pháp luật . Các doanh nghiệp có nghĩa vụ kinh doanh đúng pháp luật : Đảm bảo quyền lợi của người lao động , chấp hành các quy định của nhà nước ,bảo vệ môi trường .giữ ginf an ninh chính trị và thực hiện an toàn xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động , thành lập quỹ dự trữ theo quy định của nhà nước, thực hiện đầy đủ và trung thực chế độ ké toán và thống kê theo pháp lệnh ké toán thống kê của nhà nước. Chính sách thương nhân còn quy định những ngành và lĩnh vực thương nhân không được kinh doanh. Đối với tư nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải theo đúng pháp luật Việt Nam . Tư nhân nước ngoài có đủ diều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam được phép đặt văn phìng đại diện , chi nhành tại Việt Nam. Tổ chức hoạt động cảu văn phòng đại diện ,chi nhánh và tư nhaan nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại mục 4 chương 1 luật thương mại và các văn bản pháp luật của chính phủ và bộ thương mại. 2.2. Chính sách của nhà nước đối với thị trường. Chính sách thị trường có tầm quan trọng đặc biệt cho sự phát triển của nền kinh tế và dẫn dắt các doanh nghiệp hoạt động , hạn ché rủi ro. Đối với thi trường trong nước phải đảm bảo tập trung nguồn lực để thúc đẩy sản xuất hàng hoá, quy hoạch và cơ cấu lại để có những vùng chuyên canh nsanr xuất hàng hoá lớn; bảo đảm hệ thống lưu thông hàng hoá thông suất giữa các vùng, các địa phương. Chính sách thị trường trong nước phải bảo đảm cho sản xuất, lưu thông vào tiêu thụ hang hoá cân đối trránh những khủng hoảng bất ổn trên thị trường. Chính sách thị trường nội địa phải thúc đẩy để hình thành đồng bộ các loại thị trường, thực hiện chính sách nhất quán ổn định để các chủ thể kinh doanh chủ động các tình thế trên thị trường. Xây dựng thị trường thống nhất trong phạm vi toàn quốc với nhiều cấp độ thị trường và chủ trương phát triển các thị trường trọng điển quốc gia, vùng lãnh thổ. Một nội dung quân trọng của chấm dứt thị trường là hoạt động nghiên cứu thị trường và các thông tin về thị trường. Nước ta thì chính sách này còn yếu. Do đó tác động không nhỏ đến thị trường hàng hoá bán lẻ trong nước. Người tiêu dùng trong nước với tâm lý sính hàng ngoại, mặt khác công tác nghiên cứu thị trường và các thông tin còn yếu. Do đó thị trường hàng hoá bán lẻ trong nước không đáp ứng được một cách đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy: nhà nước còn đổi mới và nâng cao hiệu quảcông tác nghiên cứu, dự báo thị trường trong nước và thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý, bảo đảm kinh thông tin thường xuyên , thông xuất, nhiều chiều giữa các bộ nhành và với doang nghiệp Trong nước và quốc tế. Kết hợp chặt chẽ mạng lưới thu nhập thông tin chuyên ngành và đa ngành, mạng thông tin trong nước và mạng thông tin ngoài nước. Đặc biệt nâng cao trách nhiệm của các tham tan, tuỳ viên thương mại ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường. Chính sách của nhà nước đối với thị trường , đối với nông thôn là một chính sách quan trọng, ảnh hưởng đến giá cả thị trường hàng hoá bán lẻ nói riêng và thị trường hàng hoá bán lẻ nói chung. N ước ta gần 80% dân số là nông dân sống ở khu vực nông thôn. Chính sách thương mại đối với nông thôn là một bộ phận của chính sách nông nghiệp, nông thôn của đảng và nhà nước. Nếu chính sach thương mại đối với thị trường nông thôn được đảm bảo một cách đồng bộ thì sẽ đảm bảo tiêu thụ hàng hoá cho nông nghiệp và nông thôn, sản xuất ra, từ đó sẽ nâng cao thu nhập của người nông dân do đó người nông dân sẽ mua lẻ được hàng hoá dùng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất từ đó sẽ làm tăng GDP của nèn kinh tế quốc dân. *.Chính sách đối với thị trường miền núi. Để phát triển kinh tế xã hội miền núi, những năm qua Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, trong đó những chính sách của chính phủ về khuyến khích phát triển thương mại miền núi, chính sách trợ giá, tợ cước một số mặt hàng chính... đã phát huy tác dụng tích cực t. tuy nhiên khu vực miền núi nước ta vẫn khó khăn. Chính sách thương mại miền núi cần giải quyết một số vấn đè sau: - Phát triển thị trường miền núi để đáp ứng nhu cầu hàng hoá thiết yếu của nhân dân; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp đông bào dân tộc, định canh định cư ổn định cuộc sống, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm thị trường tiêu thụ sản phẩm ở các địa phương - Phát triển hệ thống chợ và trung tâm thương mại huyện và cụm xã, đầu tư cơ sở vật chất và phát triển hệ thống giao thông để mở rộng giao lưu kinh tế ở miền núi , hải đảo và vùng sâu, vùng xa Chính sách thương mại đường biên và cửa khẩu cần được tăng cường và đúng hướng. Đầu tư phát triển một số khu kinh tế cửa khẩu cũng cần được chú trọng để tạo raddooij ngũ cán bộ thương mại có trình độ ngày càng cao cho miền núi. 2.3. Chính sách của nhà nước đối với mặt hàng: Chính sách mặt hàng là nền tảng của chính sách thương mại. Trên cơ sở chính sách mặt hàng để xác định đầu tư và cơ cấu lại sản xuất hàng hoá hợp lý . Chính sách hàng hoá cấp quốc gia còn giúp các doanh nghiệp định hướng sản phẩm của mình. Chính sách hàng hoá bao gồm các nội dung chính sau: - Chính sách mặt hàng cấp quốc gia: đây là những mặt hàng quan trọng đưa vào cân đối của nhà nước và do nhà nước quản lý tập trung. Danh mục mặt hàng này bao gồm tư liệu sản xuất và hàng tiêu dung có ý nghĩa quyết định đến an ninh quốc gia, những mặt hàng xuất khẩu quan trong của nhà nước, các mặt hàng cạnh tranh cấp quốc gia. Các vùng các địa phương, các bộ ngành cùng xây dựng chính sách mặt hàng của mình .Chính sách mặt hàng bao gồm nhiều tầng, vừa bảo đảm tính đa dạng, phong phú về chủng loại, vừa có mũi nhọn. - Chính sách thay thế mặt hàng nhập khẩu: đây là những mặt hàng ma sản xuất trong nước đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng và đủ sức cạnh tranh, nhưng đối với nước ta có thể thấy: do quy trình công nghệ máy móc thiếu tính đồng bộ do đó các mặt hàng trong nước sản xuất ra chưa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và không có tính cạnh tranh cao dẫn đến các doanh nghiệp trong nước chỉ sản xuất cầm chừng. 2.4. Chính sách đầu tư phát triển thị trường Đây là một chính sách rất quan trọng ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ hàng hoá. một mặt chính sách đầu tư phát triển thị trường tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, nâng cao khả năng cạnh tranh, mặt khác bảo đảm nguồn vốn cho đầu tư cho đầu tư phát triển thị trường, cơ sở vật chất, tạo điều kiện mở rộng hàng hoá. nếu nhà nước quan tâm đến đàu tư phát triển thị trường một cách đúng hướng, có hiệu quả thì sẽ có đủ vốn trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại ở Việt Nam. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế tổ chức hoạt ddoongjkinh doanh hàng hoá có hiẹu quả, từ đó có thẻ đáp ứng được nhu cầu hàng hoá của nhân dân. 2.5. Chính sách của nhà nước đối với thuế xuất nhập khẩu và thuế đối với hàng hoá trong nước . a. Thuế quan hay thuế xuất nhập khẩu (XNK). Là loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá XNK khi qua lãnh vực thuế quan của một nư._.ớc. Nhà nước sử dụng công cụ thuế quan nhăm hai mục dích - Một là: quản lý XNK, nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, góp phần bảo vệ sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng. - Hai là: tăng thu ngân sách. Mặc dù trong những năm gần đây vai trò của thuế trong thương mại quốc tế đang bị giảm dần trong các nước chậm phát triển, song khoản thu về thuế trong thương mại quốc tế vẫn chiếm vị trí đáng kể. Cho đến nay ttheeu quan nhập khẩu vẫn là một công cụ được sử dụng rất rộng rãi trong chính sách thương mại của các chính phủ trên thế giới. Đối với một nền kinh tế quy mô nhỏ khi đánh thuế nhập khẩu sẽ không làm ảnh hưởng đén giá cả thế giới. Thông thường thuế quan nhập khẩu dẫn đến giá nội địa cao nên làm cho mục tiêu dùng đồ nội giảm đi, sản xuất trong nước có điều kiện tăng nên do đó khối lượng hàng nhập khẩu giảm đi. Thuế nhập khẩu tạo ra sự phân phối lại thu nhập từ người tiêu dùng nội địa(vì phải mua hàng với mức giá cao hơn) đồng thời cũng có sự phân phối lại từ các nhân tố dư thừa của một quốc gia sang các nhân tố khan hiếm của các quốc gia khác, chính phủ nhận được khoản thu về thuế, còn gánh nặng của thuế do ngưòi tiêu dùng phải chịu. Thuế quan nhập khẩu cũng dẫn đén tổn thất cho nền kinh tế do hạn chế tự do hoá thương mại, tổn thất này gọi là chi phí bảo hộ. Hình thức phổ biến nhất để hạn chế thương mại tự do là thuế quan hay là thuế nhập khẩu. Thuế quan yêu cầu người nhập khẩu hàng hoá phải trả tỷ lệ phần trăm cụ thể theo giá cả quốc tế cho nhà nước . Như vậy, thuế quan có nhiều ưu điểm và nhiều nhược điểm . nó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh ở từng nước ở từng giai ddoanjkhacs nhau mà có mức thuế quan cho phù hợp. ậ nhiều nước đang phát triển thông thường thuế XNK chỉ áp dụng rất ít các mặt hàng xuát khẩu, nhằm bổ xung nguồn thu ngân sách, điều chỉnh thu nhập một cách hoẹp lý. Giữa các nghành và các tổ chức kinh doanh XNK. Thuế nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước nhất là các ngành công nghiệp còn non trẻ, tăng thu nhập cho ngân sách và thực hiện chính sách ngoại thương; đồng thời khuyến khích trong nước. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, nhà nước miễn thuế nhập khẩu hay áp dụng mức thuế thấp đối với những mặt hàng máy móc , thiết bị , nguyên liệu hoặc hàng tiêu dùng thiết yếu. Việc thực hiện thuế nhập khẩu như đã trình bày ở trên nó dẫn đến xu hướng tăng giá , giảm số lượng tiêu thụ, nhập khẩu và tăng sản lượng sản xuất trong nước. b. Hạn nghạch (Quota) han nghạch là một công cụ kinh tế và là mọt công cụ phổ biến của hàng rào phi thuế quan phục vụ cho công tác điều tiết, quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu, vừa cải thiện cán cân thanh toán. Tính chất chung của hạn nghạch là nhằm quy định số lượng( hoặc giá trị) nhập khẩu đối với từng nước cho từng mặt haqngf. Hạn ngạch được hiểu là quy định của nahf nước về số lượng ( hay giá trị) của một mặt hang hay nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu sang hoặc nhập khẩu từ một thị trường nhất định trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép ( quota XNK). Quota nhập khẩu là hình thức phổ biến hơn, còn Quota xuất khẩu ít được sử dụng và nó cũng tương đương với biện pháp “ hạn chế xuất khẩu tự nguyện”. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách “ tự nguyện” nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết. Hạn ngạch thường là những quy định hạn chế về số lượng đói với những mặt hàng dễ đo đếm và có giá trị cao, hạn chế trị giá đối với mặt hàng khó đo đếm. Xét về ý nghĩa bảo vệ lợi ích quốc gia, hạn ngạch cũng có tác động như thuế quan. Hạn ngạch nhập khẩu là công cụ quan trọng đẻ thực hiện chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu, hạn ngạch cho biết trước số lượng hàng nhập khẩu. đối với thuế quan, lượng hàng nhập khẩu phụ thuộc vào mức độ linh hoạt cua cung, cầu và thường không thể biết trước được. Như vậy xét về mặt bảo hộ, không có sự khác biệt chủ yếu giữa thuế quan và hạn ngạch. Tuy nhiên, sự tác động của hạn ngạch nhập khẩu khác với sự tác động của thuế quan ở hai mặt. Mức thuế quan tối thiểu ít nhất cũng mang lại thu nhập cho chinh phủ cho phép có thể giảm các loại thuế khác và do đó bù đắp một phần nào cho những người tiêu dùng trong nước . Một hạn ngạch nhập khẩu lại đưa lại lợi nhuận có thể rất lớn xin được giấy phép hạn ngạch nhập khẩu. Sự khác biệt thứ hai là hạn ngạch có thể có thể biến một doanh nghiệp duy nhất thành một nhà độc quyền có thể đặt mức giá bán cao để họ thu được lợi nhuận tối đa. Để khắc phục tình trạng thất thu ngân sách nhà nước và tiêu cự nẩy sinh do phân bổ hạn ngạch, chính phủ một số nước đã áp dụng phương pháp bán đấu giá hanh ngạch. Để quản lý xuất khẩu, các nước cũng áp dụng hạn ngạch xuất khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mặt hàng, theo nhà nước và theo thời gian. Hạn ngạch xuất khẩu mang tính chủ động và thường là biện pháp tự bảo vệ thị trường trong nước và tài nguyên trong nước c. Hàng rào phi thuế quan: Đó là những quy định hành chính phân biệt đối xử nhằm chống lại hàng hoá nước ngoại và ủng hộ sản xuất nội địa. Nhà nước tuyên truyền quảng cáo khuyên người tiêu dùng hoặc ra lệnh cho các viên chức dùng hàng nội địa. Như vậy, chúng ta có thể khái quát hàng rào phi thuế quan là những khác biệt trong những quy định hoặc tập quán của các quốc gia làm cản trở sự lưu thông tự do của các hàng hoá dịch vụ và các yếu tố sản xuất với các nước. Biên pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng là một trong những hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan. Thực chất đấy là những cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng ngoại , tạo công ăn việc làm cho thị trường trong nước. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện mang tính miễn cưỡng và gắn với những điều kiện nhất định. Hính thức này thường được áp dụng cho các nước có khối lượng xuất khẩu quá lớn về một mặt háng nào đó, nhất là những mặt hàng có sức cạnh tranh cao và có su hướng mở rộng nhanh thị phần trên thị trường của nước bị xâm nhập. 2.6. Vấn đề hàng giả và gian lận thương mại: Hiện nay, hàng giả đang có mặt trên thị trường Việt Nam dưới đủ mọi hình thức: Hàng nội giả hàng nội, hàng nội giả hàng ngoại (chủ yếu là sản phẩm may mặc, mỹ phẩm, da dầy, phụ tùng xe máy), hàng ngoại giả hàng ngoại( nhiều nhất là nhóm hàng thực phẩm, mỹ phẩm, văn phòng phẩm ), hàng ngoại giả hàng nội (hàng vải, bóng đèn, phích nước..), chúng có mặt ở những mặt hàng cao cấp đắt tiền lẫn những mặt hàng tiêu dùng thông thường. Không chỉ có tư thương mà cả nhiều loại hình doanh nghiệp cúng tham gia nhập khẩu , sản xuất buôn bán hàng giả, bên cạnh đó các thủ đoạn, kỹ thuật làm hàng giả ngày càng tinh vi hơn, địa điểm tiêu thụ mở rộng hơn. Hàng năm các lực lượng kiểm tra kiểm soát thị trường phát hiện xử lý, hàng chục ngàn vụ sản xuất, kinh doanh trái pháp luật, vụ sản xuất buôn bán hàng giả. Hình thức giả nhãn hiệu nước ngoại chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 70-80% hàng giả. Hiện nay sản xuất buôn bán hàng giả tập trung vào mỹ phẩm, thuố c tân dược, rượu, nước uống sản xuất công nghiệp ..đặc biệt là hễ có một mặt hàng sảm xuất trong nước, hoặc một mặt hàng nhập ngoại được người tiêu dùng ưa chuộng là lập tức trên thị trường xuất hiện loại hàng giả mạo giống thứ hàng đó. Điều đáng chú ý hiện nay việc sản xuất hàng giả là các mặt hàng thuộc nhóm thực phẩm có ưu thế trong việc sử dụng công nghệ hiện đại, sử dụng bao bì chính phẩm hoặc bao bì nhập ngoại. Cùng với sự phát triển, công nghệ hiện đại thì kỹ thuật, thủ đoạn làm hàng giả ngày càng tinh vi hơn như sử dụng kỹ thuật vi tíng in công nghệ cao vào sản xuất hàng giả. Ngay những siêu thị được coi là điểm sáng của văn minh thương ngiệp bời hai yếu tố chất lượng hàng hoá và phương thức phuc vụ đã phát hiện không ít các siêu thị bán hàng giả, hàng không đúng trọng lượng. Bên cạnh tính trạng sản xuất, buốn bán hàng giả là gian lận thương mại. Hiện nay hoạt động gian lận thương mại diễn ra ngày càng tinh vi, số vụ gian lận ngày càng tăng, đặc biệt là khấu trừ, hoàn thành thuế GTGT. Các đối tượng buôn lậu thường lợi dụng danh nghĩa, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp hoặc các Công ty TNHH để làm thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu khống. Khai báo sai tên hàng, số lượng, chủng loại, xuất xứ của hàng hoá để hưởng thuế xuất thấp hoặc thuế xuất bằng không để trốn thuế nhập khẩu, lợi dụng hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt thuế hoặc cất dấu những hàng nhập khẩu, hàng cấm nhập trong lô hàng được nhập, dấu hàng có giá trị , hếu xuất cao trong lô hàng cồng kềnh .. Đặc biệt thời gian qua là hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT. Sau bốn năm thực hiện luật thuế GTGT , việc vi phạm trong lĩnh vực hoàn thuế liên tục xảy ra với chiều hướng ngày càng gia tăng với mức báo động .Lợi dụng sự thông thoáng của luật doanh nghiệp , hàng loạt các công ty “ma” đã ra đời , chủ yếu để mua bán hoá đơn tài chính rồi đem bán lại , tiếp sức cho những đối tượng khác hoạt động kinh doanh trốn thuế hoặc lập hồ sơ xin hoãn thuế GTGT rút tiền nhà nước với trị hàng trăm tỷ đồng . Kết quả kiểm tra hoàn thuế ở 1.302 doanh nghiệp trong nước năm 2001 của nghành thuế cho thấy cứ hoàn 14 tỷ đồng thuế GTGT . Nhà nước bị DN ăn không 400 triệu đồng . Trong ba năm 1999 đến 2001số DN sai phạm trong hoàn thuế GTGT chiếm tới 38%tổng số DN được kiểm tra hoàn thuế (933 đơn vị /2.553 đơn vị ). Theo thống kê chưa từng đầy đủ , đến hết tháng 4/2002, lực lượng cảnh sát kinh tế đã phát hiện 203 vụ vi phạm hoàn thuế GTGT với tổng số tiền chiếm đoạt trên 300 tỷ đồng . Các nguyên chính của tệ nạn hàng giả và gian lận thương mại là : một bộ phận dân cư còn mang nặng nối suy nghĩ chỉ nhìn thấy cái lợi thiển cận , vhir vì lợi ích của mình mà sẵn sàng làm hàng giả ảnh hưởng đến tính mạng , sức khoẻ của bao nhiêu người khác .Một số DN làm việc chưa theo đúng quy tắc thị trường, lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật tìm mọi thủ đoạn rút tiền tuef “hầu bao” của nhà nước . Thêm vào đó là cơ chế thị trường chấp nhận sự cạnh tranh là một điều kiện cho tệ nạn làm hàng giả và gian lạn thương mại phát triển. Việc quản lý sản xuất kinh doanh của các DN và các cấp và các nghành quản lý sản xuất , kinh doanh có liên quan còn lỏng lẻo thiếu sự kiểm tra kiểm soát hoặc kiểm tra kiểm soát không chặt chẽ , đặc biệt là đối với sự bùng ra của các công ty TNHH. Hệ thống pháp luật của nhà nước ta về đấu tranh chống sản xuất , kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại chưa thực sự đi vào cuộc sống . Một số quy định chưa chặt chẽ còn nhiều sơ hở , thậm chí còn chồng chéo gây khó khăn, cản chở cho công việc kiểm tra xử lý . Việc các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa quan tâm đúng mức và xét xử không kịp thời các vụ án thương mại , việc nâng cao chất lượng hàng hoá cùng loại với hàng ngoại , tuân thủ các quy định về nhãn mác hàng hoá , chế độ hoá đơn chứng từ .. chưa được xem xét chính xác trung thực và bên cạnh đó có một số cán bộ thoái hoá biến chất từ các nghành chức năng đã tiếp tay , giúp đỡ cho các đối tượng buôn bán hàng giả và đối tượng thương mại . 2.7. Những bất cập của pháp luật thương mại Việt nam. a.Pháp luật thương mại Việt Nam thiếu tính hệ thống, mang tính tản mạn, chắp vá và bị chia cắt một cách manh mún. Pháp luật thương mại là tổng thể tất cả các quy tắc điều chỉnh các hoạt động thương mại nhăm thu lợi nhuận. Nếu hiểu như vậy thì hoạt động kinh doanh, mọi hoạt động thương mại nhằm mục đích thu lợi nhuận đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật thương mại theo những nguyên tắc pháp lý cơ bản, theo các chuẩn mực pháp lý thống nhất. Một cách hệ thống hoá ở mức đọ cao nhất thì tất cả các nguyên tắc , chuẩn mực, chế định pháp lý cơ bản về thương mại phải được tập hợp trong một văn bản pháp luật thống nhất được gọi là Bộ luật thương mại hoặc Đạo luật thương mại. Tuy nhiên , ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại rất nhiều văn bản manh mún. VD: cũng là thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích thương mại có vốn đầu tư, nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chịu sự điều chỉnh của luật khuyến khích đầu tư trong nước, còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại do luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam điều chỉnh. Các hoạt động thương mại như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, kế toán, tư vấn pháp luật... là những hoạt động thương mại đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nhưng lại không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thương mại năm 1997 - Đạo luật cơ bản đầu tiên của Việt Nam về thương mại- mà do nhiều văn bản luật và dưới luật khác nhau điều chỉnh... Việc “ chia cắt” các hoạt động này đã dẫn đến sự “ chia cắt” luôn cả hệ thông pháp luật thương mại hiện hành ở Việt Nam ở trong tình trạng tản mạn, chắp vá, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn với nhau. Tình trạng này phản ánh khách quan của các hoạt động thương mại ở Việt Nam, trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên bước vào giai đoạn mới hiện nay, tình hình kinh tế thương mại nói chung và các quan hệ thương mại quốc tế của Việt nam nói riêng, đã có nhiều thay đổi: Việt Nam đã gia nhập Asean, APEC... đã phê chuẩn hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã và đang tích cực chuẩn bị gia nhập WTO, tích cực hội nhập với thế giới về thương mại. Vì vậy, sự thiếu hệ thống , sự tản mạn, chắp vá của pháp lustj thương mại Việt Nam sẽ là bất cập lớn , cản trở quá trình Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. b.pháp luật thương mại Việt Nam còn thiếu nhiều chế độ , nhiều quy định cơ bản điều chỉnh hoạt động thương mại hiện hành. Trong số chế định cơ bản chưa thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật thương mại là các vấn đề thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, chế định thương mại, dịch vụ... ở Việt Nam hieej nay, các quy định về sở hữu công nghiệp, các vấn đè về nhãn hiệu hàng hoá , kiểu dáng công nghiệp... thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự, được quy định cụ thể trong bộ luật dân sự Việt Nam. Hoạt động dân sự là các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng phi lơi nhuận của công dân, trong khi đó theo su hướng phát trieer n của thương mại quốc tế hiện nay, cũng như thoe quy định của pháp luật quốc gia và quốc tế thì sở hữu trí tuệ cũng có thể là các hoạt động thương mại, nếu đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được đua vao kinh doanh vì mục đích sinh lời. Việc pháp luật thương mại Việt Nam chưa có chế định về sở hữu trí tuệ , về thương mại dịch vụ và do đó chưa có những nguyên tắc hay quy tắc được coi như chuẩn mực chung điều chỉnh các hoạt động thương mại. Trong hai lĩnh vực cơ bản này “cũng là bất cập” trở ngại lớn đến tiến trình tự do hoá thương mại giữa Việt Nam với khu vực và thế giới. c. Vị trí của pháp luật thương mại Việt Nam chưa được định hình rõ trong hệ thông pháp luật hiện hành của Việt Nam. Phần lớn các nước có nền kinh tế thị trường sớm hình thành và phát triển, đặc biệt ở các nước theo CIVILLAW như Pháp và các nước lục địa Châu Âu hoặc Nhật Bản ( ở châu á) pháp luật thwong mại được coi là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật hiện hành. Với việc phân định như vậy mọi hoạt động kinh doanh thương mại được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại còn mọi hoạt động dân sự thì chịu sự điều chỉnh của pha[s luật dân sự với những nguyên tắc và quy địng riêng. Việc phân định như vậy tạo nên sự hệ thống hoaa, sự rõ ràng và giúp nhà nước sử dụng công cụ pháp luật để điều chỉnh vĩ mô nên kinh tế một cách hiệu quả tránh được sự chồng chéo, lãng phí... Tất cả các quy tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại được tập hợp lại thành luật, bộ luật, văn bản . Theo tôi đay là sự phân định khoa hoccj và logic, giúp cho chúng ta có cơ sở để xác định được vị trí của pháp luật thương mại ở mỗi nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam khoa học pháp lý vẫn chưa đi đến một kết luận cuối cùng là pháp luật thương mại có vị trí như thế nào trong pháp luật hiện hành. Pháp luật thương mại hiện hành có phải là ngành luật độc lập hay không. Việc chưa khẳng định được vị trí pháp luật ở Việt Nam hiện nay đã và đang làm cho giới luật gia lúng túng trong việc phân định mối quan hệ giữa pháp luật thương mai với pháp luật kinh tế và khoa học pháp lý Việt Nam hiện đang ở trong tình trạng bế tắc. điều này cũng đang làm cho pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật thương amị Việt Nam nói riêng, đang có sự khác biệt so với luật thương mại các nước cũng như luật thương mại quốc tế. Luật thương mại Việt Nam năm 1997- Đạo luật thương mại cơ bản đầu tiên ở Việt Nam- hiện nay đã và đang có nhiều điểm bất cập. Luật thương mại ( gọi tắt là luật sau đây) được quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 (có hiệu lực từ 1/1/1998) là đạo luật đầu tiên của Việt Nam về thương mại. Sự ra đời của luật là mốc quan trọng trong công tác lập pháp , đánh dấu một bước phát triển trong việc thông nhất các nguyên tắc cơ bản, các chế định, quy luật điều chỉnh hoạt động thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1998 trở lại đây. Tuy nhiên, trải qua hơn 5 năm thực hiện cùng với những thay đổi cơ bantrong các hoạt động thương mại ở trong nước cũng như với nước ngoài , luật thương mại năm 1997 cũng đang tỏ rõ những bất cập sau: Một là: theo phạm vi điều chỉnh của luật thương mại năm1997 còn quá hẹp. Luật chỉ diều chỉnh 14 hành vi thương mại ( điều 45). Trong 14 hành vi này chỉ có một hành vi được coi là thương mại hàng hoá, 13 hành vi còn lại chủ yếu là các hoạt động dịch vụ, gắn liền với hành vi thương mại hàng hoá như môi giới , uỷ thác... hàng vi thương mại hàng hoá do luật điều chỉnh cũng chỉ là hành vi mua bán. Có thể nói, phạm vi điều chỉnh của luật chỉ là mua và bán hàng hoá và 13 dịch vụ thương mại gắn liền với việc mua bán hàng hóa trong khi đó phạm vi điều chỉnh của hiệp định thương mại Việt- Mỹ là bốn lĩnh vực: thương mại hàng hoá, thương mại trong sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư. Do vậy, nếu không mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật thương mại năm 1997 thì đạo luật này sẽ khó có thể phát huy tác dụng và sẽ có ảnh hưỡng đến việc thực hiện hiệp định thương mại Việt- Mỹ , cũng như quá trình Việt Nam gia nhập WTO. Hai là: một số khái niệm dùng trong luật chưa rõ còn chung chung , khó áp dụng trong thực tế. VD: khái niệm về hành vi thương mại ( diều 5 đoạn1) và hoạt động thương mại ( điều 5 đoan 2). Hai khái niệm này thực chất là 1 hoặc khái niệm về thương nhân ở trong luật chưa phải là một định nghĩa mà chỉ là một sự liệt kê ( điều 5 đoạn 6), khái niệm về sản nghiệp thương mại... Ba là: Một số quy định trong luật còn mang tính hình thức, thiếu cụ thể. Ví dụ: quy định về cạnh trang trong thương mại( điều 8), luật chưa nêu rõ thế nào là cạnh tranh hợp pháp, thế nào là cạnh tranh bất hợp pháp. Quy định về về đấu giá hàng hoá quá sơ sài nvowis tổng số chỉ có hai điều (điều 139 và điều 140). Quy định về thị trường phiếu cũng chỉ có ba điều (điều 220 và điều 221). Quy định về các chế tài, đặc biệt là các chế tài, đặc biệt là chế tài huỷ hợp đồng (điều 235)còn quá chung chung, chỉ có tính hình thức, khiến cho việc áp dụng các quy định này trong thực tế là không thể chấp nhận được. Chương II: Thực trạng thị trường hàng hoá bán lẻ trong những năm gần đây I. Thực trạng thị trường hàng hoá bán lẻ trong những năm gần đây. 1. Thực trạng thị trường hàng hoá bán lẻ trong những năm gần đây Đại hội VI đánh dấu bước ngoặt trong đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế nói chung, thị trường và thương mại dịch vụ nói riêng Công cuộc đổi mới sau những bước thăng trầm đã từng bước làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Sau nhiều năm nền kinh tế trì trệ, lạm phát trên 3 con số, thương mại đình đốn, nền kinh tế Việt Nam đã dàn khôi phục và phát triển. Từ những năm 1990 nền kinh tế Việt Nam đã tạo được những bước đi vững chắc. Thương mại phát triển mạnh. Kim ngạch xuất khẩu tăng. Năm 1991, Đại hội VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, thị trường và thương mại dịch vụ nói riêng. Nghị quyết đã cho phép thực hiện chính sách thương mại nhiều thành phần, xoá bỏ các hàng rào ngăn cản lưu thông hàng hoá, khuyến khích liên doanh liên kết kinh tế, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá ngoại thương. Từ cuối năm 1998, nhà nước đã ban hành hàng loạt các quyết định quan trọng thông qua các nghị định nhằm khuyến khích, mở rộng lưu thông hàng hoá, tạo điều kiện cho thương mại trong nước và quốc tế phát triển. Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa nền kinh tế đã khuyến khích rất nhiều nhà đàu tư vào thành phẩm , mở cửa nền kinh tế đã khuyến khích rất nhiều nhà đầu tư vào sản phẩm kinh doanh và tăng lên một cách nhanh chóng, các doanh nghiệp trên thuộc rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Theo số liệu tổng hợp của 3450 doanh nghiệp nhà nước trong năm 1997 cho thấy có tới 21%trong tổng số doanh nghiệp kém hiệu quả, 58%tổng số doanh nghiệp là chưa có hiệu quả. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và thích ứng dần với cơ chế thị trường. Do đó hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn tốt cũng không ngừng tăng lên. Năm 1999 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương thì số các doanh làm ăn có hiệu quả đạt 40%. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam khá ổn định, tình trạng suy thoái, trì trệ đã được khắc phục, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 1995 tăng trưởng GDP đạt tới 9,5% . Năm 1998 mặc dù một số nước trong khu vực có tốc độ tăng trưởng âm do khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng là 5,8%. Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, kết quả hoạt động của ngành thương mại đóng góp một phần quan trọng vào việc ổn định đời sống của dân cư trong nước cũng như phát triển nền kinh tế nước nhà. Sự phát triển của thị trường hàng hoá dịch vụ được đánh giá trên các mặt sau: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ: Chúng ta thấy tổng mức bán lẻ trên thị trường nội địa tăng nhanh đặc biệt là từ sau năm 1985, nó được thể hiện ở các bảng biểu sau: Tổng mức bán lẻ và cơ cấu hàng hoá: (tính theo giá trị thực tế) Năm Tổng mức ( tỷ) KTQD(%) KTT(%) KTTN(%) 1990 19.031 30,42 3 67 1991 33.403 26,95 2 71 1992 51.214 24,15 1 75 1993 67.273 21,78 1 77 1994 93.940 23,1 0,8 74,8 1995 121.160 22,6 0,9 74,5 1996 145.874 21,3 0,9 74,7 1997 161.899,7 20 0,8 75,6 1998 185.598,7 19,4 0,7 74,6 1999 200.927,7 18,6 0,7 74,4 2002 272.793 17,2 0,9 71,9 (Nguồn niên giám thống kê) Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tăng nhanh về tổng sản lượng hàng hoá bán lẻ là do đổi mới cơ chế kinh tế, sự nỗ lực không mệt mỏi của các doanh nghiệp. Trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu cũng không ngừng tăng đã đóng một phần quan trọng vào công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong thời kỳ (1991-1995) tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội tăng trên 30%/năm, tạo ra sự sôi động và những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, dịch vụ, góp phần cơ cấu lại các khu vực và thị trường trong nước. Việc lưu thông hàng hoá đã từng bước chuyển sang theo cơ ché thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở quan hệ cung-cầu. Thị trường từ trạng thái chia cắt, khép kín “tự cung tự cấp” sang tự do lưu thông theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật, với sụ tham gia của nhiều thành phần kinh tế đẫ huy động được các tiềm năng về vốn, kỹ thuật vào lưu thông hàng hoá, làm thị trường trong nước sôi động và phát triển, tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng nhanh. Từ năm 1996 trở lại đây, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ xã hội chỉ ở mức 10-12% ( kể cả tốc độ tăng giá) trong đó năm 1996 tăng 12%, năm 1997 tăng 10,08%, năm 1998 tăng 11,3%... năm 2001 tăng 8%. Tình trạng khó tiêu thụ một số mặt hàng trên thị trường đã khiến cho một số doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng. Trước tình hình đó nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về củng cố phát triển thị trường nội địa, đây là thị trường lớn để phát triển sản xuất. Sau khi có nghị quyết 12 của Bộ chính trị việc lưu thông hàng hoá ở thị trường nội địa có chất lượng hơn. Nhìn chung tốc độ tăng tổng mức bán lẻ đạt 10%/năm. Năm 2003 giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng biến động tương đối lớn: tháng 6 năm 2003 vẫn nằm trong xu hướng giảm, giảm so với tháng 5 năm 2003 là 0,3%, là tháng thứ tư giá liên tục giảm và ở mức cao thứ hai của đầu năm 2003. Nhìn chung 6 tháng đầu năm 2003 chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kỳ năm 2002 chỉ bằng 2,8% Lương thực, thực phẩm là nhóm hàng có tốc độ tăng vào loại cao trong vài năm gần đây. Vật liệu xây dựng và nhà ở là nhóm hàng tăng cao thứ hai (năm 2003), là nhân tố quan trọng giữ cho giá tiêu dùng tăng cao trong năm 2002 và các tháng đầu năm 2003, tháng sáu là tháng đầu tiên giá giảm nhưng mức giảm không cao. Các nhóm hàng tháng 6 giảm từ 0,1-0,2% là phương tiện đi lại, văn hoá thể thao, giải trí đặc biệt là nhóm hàng thể thao giải trí, sáu tháng giảm 0,2%, 12 tháng giảm 1,1%, so với mức giá trung bình năm 2002 giảm 0,2%. Đây là nhân tố cho thấy sức mua xã hội giảm sút. Tháng 6 chỉ có ba nhóm hàng tăng giá là giáo dục tăng 0,5%, đồ dùng gia đình và các đồ dùng và dịch vụ khác tăng 0,1%. Chia theo khu vực, chỉ số giá tiêu dùng khu vực nông thôn tăng thấp hơn khu vực thành thị và cả nước, ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,1%, Thừa Thiên Huế giảm 0,7%, Đồng Nai giảm 0,2%... Sự biến động của giá đang bất lợi cho nông thôn. Giá hàng lương thực, thực phẩm( thể hiện thu nhập của nguời nông dân) tăng thấp, trong khi giá cả tiêu dùng, dịch vụ nhất là các mặt hàng cần thiết (như vật liệu xây dựng, thiết bị, đồ dùng gia đình, bưu điện, dược phẩm,...) ở nông thôn cao hơn thành phố và trong cả nước. Trong sáu tháng đầu năm 2003, giá vàng luôn biến động với tốc độ cao. Tháng 6 so với tháng 5 tăng 3,8%, sáu tháng tăng 10,1%, 12 tháng tăng 13,2%. Nguyên nhân có tốc độ tăng giá vàng cao là do vai trò của vàng được củng cố trong thanh toán, dự trữ và đầu tư thay cho USD, ngoài ra do nhu cầu (trang sức) tăng. Chỉ số giá USD vẫn theo xu hướng tăng nhẹ, tháng 6 so với tháng 5 tăng 0.1%, sáu tháng đầu năm tăng 0.6%, 12 tháng tăng 1.4 %. Nếu so sánh giá USD và chỉ số giá tiêu dùng cho thấy tốc độ mất giá nhẹ của đồng Việt Nam so với USD. Sáu tháng đồng Việt Nam mất giá khoảng 2.1%, trong khi giá USD tăng 0.6%, còn chênh lệch khoảng 1.5%, mười hai tháng chênh lệch 1.8% so với mức bình quân năm 2000. Như vậy trong thời gian tới giá USD có thể tăng nhẹ như hiện nay nếu không có nhân tố đột biến như phá giá đồng USD hoặc lãi suất USD đột ngột tăng cao. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ xã hội trong sáu tháng qua mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng tốc độ giảm dần. Nó diễn ra ở hầu hết các thành phần kinh tế (trừ kinh tế tư nhân). Thành phần kinh tế có sự sút giảm mạnh nhất là bộ phận có vốn đầu tư nước ngoài (giảm hơn 10%). Chia theo thành phần kinh tế, sáu tháng 2003 các ngành dịch vụ và khách sạn, nhà hàng tăng cao hơn 10%, du lịch giảm 10.8% so với cung kỳ năm 2002 Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tuy có tăng, song tốc độ giảm dần, phản ánh thị trường nội địa đang có nhân tố không thuận lợi, đang bị giảm sút vai trò của mình, cần có biện pháp thích hợp nhằm tăng năng suất lao động Tháng 8, do thời tiết mưa nhiều và có bão ở một số tỉnh phía Bắc và hạn hán ở một số tỉnh phía Nam nên nhìn chung thị trương ít sôi động, sức mua tăng chậm nhất là khu vực nông thôn (giảm 0,1%so với tháng 7). Giá một số mặt hàng vẫn có chiều hướng giảm : xe máy, hàng điện tử, điện gia dụng và một số mặt hàng xây dựng. Tại các tỉnh phía Nam giá lương thực ổn định, một số thực phẩm tươi sống giảm như: rau, trái cây, cá...tăng nhẹ. Tám tháng đầu năm, do các lĩnh vực sản xuất được duy trì và phát triển đã tạo điều kiện cho thị trường hàng hoá và dịch vụ tiếp tục ổn định và phát triển, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Giá cả trên thị trường dao dộng trên biên độ người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Từ 1/7/2003, thực hiện lộ trình thuế AFTA, đến nay giá cả trên thị trường ổn định và giảm nhẹ ở một số mặt hàng: điện tử, điện gia dụng, xe máy và một số vật liẹu xây dựng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thudichj vụ tháng 8 ước đạt 25,791 ngàn tỷ đồng, tăng 1,7% so vơi tháng 7, trong đó kinh tế nhà nước đạt 4,561 ngàn tỷ đồng tăng 2%, kinh tế cá thể đạt 16,738 ngàn tỷ đồng tăng 1,6%. Tám tháng đầu năm ước đạt33,723ngàn tỷ đồng tăng 11,2% so với cùng thời kỳ năm 2002trong đó kinh tế nhà nước đạt 33,723 ngàn tỷ đồng, tăng 8,8%, kinh tế tập thể dạt 1,852 ngàn tỷ đồng, tăng 23,4%, kinh tế cá thể đạt 130,161ngàn tỷ đồng, tăng 9,4%, kinh tế tư nhân đạt 31,595 ngàn tỷ đồng,tăng 21,8%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,644 ngàn tỷ đồng, tăng 7,8%. Thương nghiệp đạt 162,919 ngàn tỷ đồng, tăng 10,8%, khách sạn tăng 13,6%, du lịch đạt 1,418 ngàn tỷ đồng, giảm 9,9%, dịch vụ đạt 10,063 ngàn tỷ dồng ,tăng 14,5%. Tám tháng đầu năm: chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,1%(7 tháng tăng 1,8%)so với tháng 12/2002 trong đó văn hoá, thể thao giải trí giảm giảm 0,02%, còn tất cả các nhóm hàng khác đều tăng. Đáng lưu ý là dược phẩm, y tế tăng 9,7%, thực phẩm tăng 3%. Tháng 9 thị trường ổn định. Nhu cầu của dân cư tăng nhanh, nhất là vào dịp tết trung thu, quốc khánh và chuẩn bị cho năm học mới. So với tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,1%trong đó lương thực bằng 100%, thực phẩm giảm 0,2%. So với tháng 12/2002, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,8%trong đó lương thực giảm 2,3%, thực phẩm tăng 2%. Hầu hết các loại nông sản đang duy trì ở mức có lợi cho nông dân; lúa ở đồng bằng Sông Cửu Longv đạt 1.650-1.700dd/kg. ậ miền Trung 1.700-1.900dd/kg, ở miền bắc 1.900-2000dd/kg, cafộ tăng 800dd/kg, hiện nay ở mức 11.000-11.200dd/kg. Chín tháng đầu năm thị trường ổn định: tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước đạt 227.281 ngan tỉ đồng, tăng 11.7% so với cùng kỳ năm 2002 trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 38.240 ngàn tỷ đồng, tăng 9.7%. Kinh tế tập thể đạt 2.102 ngàn tỷ đồng tăng 23.8%; kinh tế cá thể đạt 146.801 tỷ đồng, tăng 9.8%; kinh tế tư nhân đạt 36.027 ngàn ttỷ đồng, tăng 23%... . Mặc dù 9 tháng đầu năm gặp một số nhân tố bất lợi tác động như: dịch sars, chiến tranh t._.an điểm của tôi , việc hoàn thiện pháp luật thương mại việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần phải quán triệt bốn quan điểm cơ bản, có tính chỉ đạo sau đây: Quan điểm 1: Giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là vấn đề trung tâm, cốt lõi, liên quan trực tiếp đến đường lối chính trị của đảng, chi phối mọi hoạt động chính trị, kinh tế , xã hội, đối ngoại, quốc phòng... và cả công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật của đảng và nhà nước ta. Ngay từ khi mới thành lập năm 1930 và cho đến tận ngày nay, đảng ta đã khẳng định lý tưởng và mục tiêu phấn đấu của Việt Nam là độc lập dân tộc và CNXH. Bước sang thế kỷ XXI, mục tiêu này tiếp tục được khẳng định và ghi rõ trong báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam tại đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX: “ đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mac-lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đại hội IX cũng chỉ rõ mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH là phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam “dân giau, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, độc lập dân tộc gắn với CNXH”. Đây là đường lối , chủ trương, là quan điểm của đảng và nhà nước ta về chế độ chính trị. Chủ quyền quốc gia là khái niệm được nói nên quyền lực của mỗi quốc gia khi tham gia vào mối quan hệ quốc tế. Chủ quyền quốc gia là quyền quyết định tối cao của quốc gia về đối nội , đối ngoại. Một quốc gia có chủ quyền là một quốc gia có quyền quyết định vận mệnh của mình, chế độ chính trị cũng như chế độ kinh tế của mình mà không có sự can thiệp của nước ngoài. Về điều này, Đại hội đồng LHQ đã từng nêu rõ, một quốc gia có chủ quyền là “ một quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá riêng của mình”, đông thời LHQ cũng khẳng định, chủ quyền quốc gia cũng gắn liền với độc lập dân tộc: “ trong mối quan hệ giữa các quốc gia, chủ quyền quốc gia đồng nghĩa với độc lập dân tộc. Quyền độc lập của mỗi quốc gia là quyền được thực hiện trong một vùng lãnh thổ nhất định, tất cả những chức năng liên quan đến quản lý nhà nước mà không một quốc gia nào khác được can thiệp”. Như vậy vấn đề chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc là vấn đề đã được luật quốc tế thừa nhận. Còn vấn đề chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là vấn đề thuộc về đường lối, là vấn đè thuộc về chế độ chính trị , truộc về quan điểm có tính chỉ đạo quá trình xây dựng tổ quốc, quá trình CNH, HĐH đất nước và cả quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam, chúng ta cũng phải quán triệt quan điểm cơ bản có tính chỉ đạo này. Việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng và tiếp tục hoàn thiẹn pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật thương mại Việt Nam noi riêng, phải đi đúng định hướng XHCN. Dù pháp luật thương mại Việt Nam có được sửa đổi , thiết kế theo hướng “ mở”, theo hướng “ mềm dẻo”..., như thế nào thì cũng không được đi chệch hướng XHCN mà đảng ta đã khẳng định. Quan điểm 2: Tôn trọng tính kế thừa, , sự đổi mới và tiếp tục phát triển của pháp luật thương mại Việt Nam. Hoàn thiện pháp luật thương mại đòi hỏi phải có sự sửa đổi, phải có sự loại bỏ những quy định có tính bất cập, cản trở quá trình đổi mới, thậm trí phải có sự phủ định hàng loạt các văn bản đã trở nên lỗi thời, đây là việc làm tất yếu. Tuy nhiên, cũng như pháp luật nói chung, pháp luật thương mại Việt Nam có tính kế thưà phát triển. Kế thừa những thành tựu, những mặt tích cực của hệ thống luật pháp hiện hành tức là kế thừa những truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được kết tinh, đã được phản ánh trong các quy phạm pháp luật. Những giá trị truyền thông tốt đẹp của dân tộc ta trong các hoạt động thương mại có tính truyền thống thì phải được duy trì, phải được giữ gìn và phải được kế thừa tiếp tục phát triển. Đó chính là thực tiễn có tính chất tích cực trong các hoạt động thương mại. Pháp luật thươnh mại Việt Nam phải có nghĩa vụ phản ánh thực tiễn khách quan đó, phải có nghĩa vụ “ luật hoá” những giá trị tốt đẹp, riêng có đó của Việt Nam, thậm trí những giá trị tốt đẹp đó là cái gốc làm nên bản chất của pháp luật thương mại Việt Nam. Quan điểm 3 ; Hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam là một quá trình nâu dài với nhiều dai đoạn khác nhau. Con đường đi nên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng từng TBCN, xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để đi đến thàng công của CNXH là một sự nghiệp đầy phức tạp và khó khăn, là một sự nghiệp lâu dài không chỉ trong ngày một ngày hai mà là một sự nghiệp “ phải trải qua một thời kỳ lâu dài với nhiều chặng đường”. Như vậy, đảng và nhà nước ta chủ chương thực hiện thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Căn cứ vào chủ trương nhất quán nêu trên của đảng, có thể lấy mốc từ năm 1986 đại hội Đảng toàn quốc lần XI đến năm 2020 làm mốc để tính xuất phát của thời kỳ quá độ đi lên CNXH của Việt Nam. Còn giai đoạn từ sau năm 2020 là giai đoạn mà Việt nam về cơ bản , đã trở thành một nước công nghiệp với nền kinh tế thị trường thật sự . việc sửa đổi và hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam cũng phải tính đén sự phân chia theo hai giai doạn này. Giai đoạn của thời kỳ quá độ và giai doạn sau năm 2020. Mặc dù có mối quan hệ cơ nhưng những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật thương mại việt Nam trong giai đoạn của thời kỳ quá độ có nhiều đặc điểm khác với yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật thương mại trong giai đoạn sau năm 2020. khi Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp. Ơ mỗi gia đoạn khác nhau mục đích, định hướng và kế hoạch hoạn thiện pháp luật thương mại cũng không hoàn toàn giống nhau. d. Quan điểm 4: Hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam nhằm tạo điều kiện để Việt Nam chủ động hội nhập có hiệu quả vào các hoạt động thương mại. Ngày nay, hoạt động thương mại trên thế giới đang có nhiều thay đổi lớn, các nước đang phát triển không ngừng mở rộng thị trường hàng hoá và dịc vụ ra các nước nhằm mục đích thu lợi nhuận. xu hướng tự do hoá thương mại và hàng hải trong phạm vi quốc gia và toàn cầu là tất yếu khách quan, không một nước nào có thể đứng ngoài quá trình toàn cầu hoá thương mại nếu muốn tranh thủ cơ hội phát triển, đặc biệt là Việt Nam... Tuy nhiên ảnh hưởng phi tích cực của toàn cầu hoá không phải là ít: Tình trạng cùng cực của một số nước cũng tăng lên cùng với toàn cầu hoá. Trên thế giới , hiện vẫn còn 3 tỷ người sống dưới mức 2 USD mỗi ngày. các hiệp định của WTO đã có các điều khoản đặc biệt dành cho các nước đang phát triển nhưng vẫn phải lỗ lực hơn nữa để các nước này hội nhập tốt hơn vào hệ thống thương mại và toàn cầu. Bên cạnh đó , mỗi nước , đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cũng cần chú ý hơn trong việc điều chỉnh toàn cầu hoá theo cách của mình, thông qua việc nêu rõ những khác biệt của mình và trong trường hợp cần thiết, phải áo đặt các giá trị của mình bằng việc ban hành các luật lệ thương mại mang tính mềm dẻo hơn và sự thích nghi hơn. Trong bối cảnh như vậy, pháp luật thương mại Việt Nam phải được bổ sung, sửa đỏi, hoàn thiện nhằm “ phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả...”. Như văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định. 2. Một số giải pháp cụ thể a.Sửa đổi , bổ sung luật thương mại Việt nam năm 1997 theo hướng: Thứ nhất: mở rộng đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật. Điều 1: luật thương mại Việt Nam năm 1997 ( sau đây gọi tắt là luật) quy định phạm vi điều chỉnh của luật là “ các hành vi thương mại , địa vị pháp lý của thương nhân và những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại nước cộng hoà XHCN Việt Nam”. Tại điều 45 luật giới hạn phạm vi điều chỉnh của luật là chỉ có 14 hành vi thương mại. Nói cách khác, khi giải quyết về hàng vi thương mại, luật nêu rõ “ hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại” (điều 5 điểm 1 của luật) và hoạt động thương mại là “ hành vi của thương nhân liên quan đến mua bán hàng hoá , cung ứnh dịch vụ và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích thu lợi nhuận” (điều 5 điểm 2). Khi giải thích về khái niệm về dịch vụ thương mại, luật giới hạn chỉ ở những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hoá ( điều 5 điểm 4). Như vậy, phạm vi điều chỉnh của luật rất hẹp, luật chỉ giới hạn phạm vi điều chỉnh của mình chỉ ở 14 hành vi thương mại cụ thể là: “mua bán hàng hoá, đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác hàng hoá, đại lý mua bán hàng hoá, gia công trong thương mại, đấu thầu hàng hoá, đấu giá hàng hoá, dịch vụ giao nhận hàng hoá, dịch vụ giám định hàng hoá, khuyến mại, quảng cáo thương mại, chưng bày giới thiệu hàng hoá và hội chợ triển lãm thương mại” (điều 45 của luật). Việc giới hạn phạm vi điều chỉnh như nói trên là phù hợp vào năm 1997, khi luật thương mại lần đầu tiên được ban hành. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình thực tiễn thương mại của Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Ngoài các hoạt động thương mại hàng hoá, hoạt động thương mại dịch vụ đang được hình thành, đang phát triển và đang tự khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nên kinh tế quốc dân. Rất nhiều các hoạt động thương mại dịch vụ không được thừa nhận trong thời kỳ bao cấp thì hiện nay đang được xã hội thừa nhận và đánh giá cao. Đặc biệt, Việt Nam nay đã là thàng viên của ASEAN, đã ký kết và phê chuẩn hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ, đã và đang tích cực đàm phán để gia nhập WTO. Vì vậy , theo quan điểm của tôi, vào thời điển hiện nay, việc giới hạn đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật ở 14 hành vi thương mại cua thương nhân là quá hẹp, là không phù hợp với thực tiễn hoạt động đa dạng, phong phú của các hoạt động thương mại Việt nam. Việc giới hạn phạm vi điều chỉnh của luật như vậy cũng sẽ có những ảnh hưởng phi tích cực tới hoạt động thương mại ở Việt Nam và các doanh nghiệp thuộc cả 6 thành phần kinh tế hiện hành tại Việt Nam. Để luật phù hợp hơn, theo tôi, cần mở rộng đối tượng và pahmj vi điều chỉnh của luật bằng cách khẳng định ngay ở điều 1, rằng đối tượng điều chỉnh của luật là tất cả các quan hệ phát sinh từ các hoạt động thương mại , bất kể đó là hoạt động thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại trong sở hữu trí tuệ hay thương mại trong đầu tư... đồng thời, luật phải quy định những nguyên tắc cơ bản có tính xuyên suất tất cả các hoạt động thương mại tại Việt Nam mà không phân biệt đó là thương mại hàng hoá hay thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, vì thương mại dịch vụ có nhiều điểm khác biệt với thương mại hàng hoá, thương mại trong sở hữu trí tuệ cũng khác với thương mại hàng hoá... . Do đó , khi quy định phạm vi điều chỉnh cụ thể về phạm vi điều chỉnh theo hướng mở rộng hơn luật năm 1997 và cũng có những quy định chỉ rõ một số lĩnh vực hoạt động thương mại sẽ điều chỉnh bằng luật chuyên ngành. Tôi cho răng, từ nay đến năm 2020, luật thương mại Việt Nam sẽ được hoàn thiện theo hướng trên là phù hợp hơn cả. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn ban hành và xây dựng luật thương mại thực định của các nước phát triển. * Bổ sung khái niệm về thương mại vào luật, để thay thế cho khái niệm hành vi thương mại. Luật thương mại năm 1997 có nêu khái niệm về hành vi thương mại ( điều 5 điểm 1) nhưng lại không nêu định nghĩa về thương mại. Khái niệm về hành vi thương mại và hoạt động thương mại được quy định không rõ , tạo sự chồng chéo, lẫn lộn, thậm trí tối nghĩa, khiến cho trong thực tế rất khó phân biệt đau là hành vi thương mại, đau la hoạt động thương mại. Thật vậy, luật quy định: hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại... . Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân... . Các quy định này làm người ta lẫn lộn, khó phân biệt. Sở dĩ như vậy, bởi vì , theo tôi, trrong thực tế người ta thường cho rằng, hành vi và hoạt động thực chất là một. Hành vi thương mại hay hoạt động thương mại không có nội dung khác nhau. Do vậy, theo tôi, thay vì quy định khái niệm về hành vi thương mại, thì chỉ cần bổ sung khái niệm về thương mại là đủ. * Bổ sung khái niệm về thương nhân vào luật. Luật thương mại năm 1997 quy định rõ , đối tượng áp dụng của luật là thương nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam (điều 2 điểm 1 của luật). Tuy nhiên , luật lại không đưa ra khái niệm về thương nhân mà chỉ liệt kê thương nhân gồm những ai. Cụ thể là điều 5 điểm 6 của luật quy định: “Thương nhân là các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên”. Theo tôi, các quy định trên là không mang tính bao quát, không hẳn là một định nghĩa, mà cũng không hoàn toàn là sự liệt kê. Điều 5 có tên gọi là giải thích từ ngữ nhưng điểm 6 của điều 5 lại không hoàn toàn là sự giải thichas từ ngữ của khái niệm thương nhân, mà ở đoạn đầu là sự liệt kê, sau khi liệt kê lại đưa ra điều kiện để trở thành thương nhân. Vì vậy, theo tôi, nên bổ sung khái niệm thương nhân bằng một định nghĩa,vừa có tính bao quát vừa có tính cô đọng, ở ngay tại điểm 6 của khoản 5 này. Cụ thể “thương nhân là tất cả những người tiến hành các hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và coi đó là nghề nghiệp của mình”. Định nghĩa này có tính bao quát vì nó không đi vào cụ thể, có tính liệt kê, nó cũng không đi vào điều kiện chi tiết mà nó đưa ra một cách hiểu bao trùm. Đó là, tất cả những ai tiến hành hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên với ý nghĩa là một nghề thì được coi là thương nhân. Trên cơ sở khái niệm này , luật sẽ cụ thể hoá các điều kiện để trở thành thương nhân, kể cả điều kiện về nghề nghiệp, điều kiện về pháp lý, cũng như điều kiện có tính bản chất của thương mại. Một khái niệm với cách hiểu về thương nhân như vậy cũng là phù hợp với luật pháp của nhiều nước cũng như phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. * Nên làm rõ vị trí của vấn đề sản nghiệp thương mại trong luật. Tại điểm 7 của điều 5 năm 1997 có giải thích về khái niệm sản nghiệp thương mại theo đó, sản nghiệp thương mại là “ toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân, phục vụ cho hoạt động thương mại như: trụ sở, cửa hàng, kho hàng, trang thiết bị, hang hoá, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịc vụ”. Trong hệ thông pháp luật thương mại của các nước có nền kinh thị trường phát triển, sản nghiệp thương mại có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện bắt buộc thương nhân để hành nghề thương mại. VD: trong bộ luật thương mại của Pháp, sản nghiệp thương mại có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là điều kiện bắt buộc về mặt pháp lý, mà một doanh nghiệp, một công ty, một cá nhân bắt buộc phải thoả mãn nếu muốn đăng ký để trở thành thương nhân. Vì vậy, pháp luật thương mại thường dành một “ tỷ trọng” đáng kể để quy định, để hướng dẫn cho thương nhân hiểu vấn đề liên quan đến sản nghiệp doanh nghiệp. Trong khi đó, luật thương mại việt Nam năm 1997, vấn đề này chỉ chiếm một điểm nhỏ khiêm tốn trong điều 5. Chính vì vậy, trong thực tiễn thương mại Việt Nam thời gian qua, người ta hầu như không quan tâm đến vấn đề sản nghiệp doanh nghiệp. Vì vậy, để tạo tính phù hợp giữa luật thương mại Việt Nam với luật thương mại các nước tôi đề nghị sửa đổi điểm 7 điều 5 của luật như sau: + Đưa thêm một điều nữa, điều 6, vào sau điều 7 của điều 5, là quy định rõ ràng sản nghiệp doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc của thương nhân. + Giải thích ý nghĩa của từng khái niệm liên quan đến các yếu tố của sản nghiệp doanh nghiệp như : tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá , mạng lưới tiêu thụ hàng hoá, trụ sở , cửa hàng, kho hàng... * Bổ sung các quy định về chế tài trong thương mại. Trách nhiệm do vi phạm các hợp đồng thương mại được quy định tại chương IV, mục 1, từ điều222 đến điều 237 của luật thương mại năm 1997, theeo đó bên vi phạm phải gánh chịu chế độ trách nhiệm thông qua 4 chế tài cụ thể là : Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đông, chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài huỷ hợp đồng. Tuy nhiên, luật thương mại quy định rất chung chung về chế tài huỷ hợp đồng cũng như điều kiện áp dụng chế tài này. Điều 235 quy định :“bên có quyền lợi bị vi phạm tuyên bố huỷ hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để huỷ hợp đồng mà các bên đã thoả thuận”. Việc quy định chung chung như vậy đã dẫn đến thực tế là chế tài này hầu như không áp dụng được , kể cả trong hợp đồng thương mại trong nước, cũng như hợp đồng mua bán quốc tế. Đặc biệt trong quá trình giải quyết về tranh chấp thương mại quốc tế, các cơ quan xét sử của Việt Nam rất khó áp dụng chế tài huỷ hợp đồng, nếu như luật áp dụng cho hợp đồng, nếu như luật áp dụng cho hợp đồng được bên kia lựa chọn là luật thương mại Việt Nam. Có thể nói, các quy định chung chung, thiếu rõ ràng như vậy, điều 235 của luật thương mại Việt Nam năm 1997 hầu như “không tồn tại trong thực tiễn”. Vì vậy, theo quan điểm của tôi, điều 235 về chế tài huỷ hợp đồng cần được sửa đổi theo hướng quy định rõ những vi phạm như thế nào thì chế tài huỷ hợp đồng sẽ được áp dụng. Chẳng hạn có thể khẳng định rõ ràng nếu một bên vi phạm các diều khoản liên quan đến 6 nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán ( được quy định tại điều 50 ) thì bên kia có quyền huỷ hợp đồng. Ngoài ra, theo ý kiến của tôi, mục một của chương IV có tên gọi là chế tài trong thương mại, nhưng 4 chế tài được liệt kê ở điều 222 và việc giải thích cụ thể về các chế tài đó ở những điều tiếp theo lại là các chế tài áp dụng đối với việc vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá.Trong khi do ,hành vi thương mại khác như ủy thác, đấu giá,đấu thầu... lại có những nội dung chủ yếu khác nhau với những yêu cầu không giống nhau. Vì vậy, để tạo sự lôgic cho luật, mục một nên sửa là chế tài trong hợp đồng mua bán và đưa mục này lên tiếp sau mục 2 của chươn II. Như vậy, chương IV của luật nên gọi là “ giải quyết tranh chấp trong thương mại”. Để tương ứng với các chế tài trong hợp đồng mua bán, cần bổ sung các quy định về các loại chế tài được áp dụng khi có sự vi phạm 13 hành vi còn lại ( ngoài hành vi mua bán hàng hoá). * Chuẩn bị mọi điều kiện để đến năm 2020 ban hành bộ luật thương mại đầu tiên của Việt Nam. Như đã trình bày, sau năm 2020 Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hóa đất nước. Việt Nam, lúc đó đã trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Trong điều kiện đó, công tác lập pháp của chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, kỹ thuật lập pháp của ta cũng phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tâng cho các hoạt động thương mại đã vào thế ổn định. Việt Nam chắc chắn đã hội nhập có hiệu quả vào các lĩnh vực hoạt động thương mại của khu vực và trên thế giới. Do đó, điều kiện để ban hành bộ luật thương mại đã trở nên chín muồi. Để tạo sự thống nhất cao, tránh chồng chéo, tản mạn, chắp vá. Tôi cho rằng, việc ban hành bộ luật thương mại của Việt Nam vào gia đoạn từ năm 2020 là phù hợp. b.Cần khẩn trương ban hành đày đủ các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành luật thương mại Việt Nam năm 1997. Trong thời gian 1998 tới nay , rất nhiều các văn bản hướng dẫn thi hành luật thương mại Việt Nam năm 1997 đã được ban hành. Tuy nhiên, còn nhiều văn bản dưới luật hiện nay vẫn còn bỏ trống. VD: vấn đề đấu gia hàng hóa. Mục 8 của chương II của luật thương mại năm 1997 về đấu giá chỉ quy định có hai điều: điều 139 về kinh doanh dịch vụ về đấu giá hàng hóa và điều 140 về đấu giá hàng hoá. Chỉ với hai điều khoản này thì hoạt động đấu giá hàng hóa và hoạt động kinh doanh dịc vụ đấu gia hàng hoá khó mà thực hiện được trong thực tế. Do đó , theo ý kiến của tôi , cân khẩn trương ban hành văn bản dwowis luật về: đấu giá hàng hóa, thương phiếu, hối phiếu, lệnh phiếu. Đại diện cho thương nhân và môi giới thương mại. Tích cực , chủ động tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về thương mại. Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nói chung và các lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế nói riêng. Trong su thế tự do hoaas thương mại hiện nay, các quốc gia trên thế giới , dù là các nước phát triển hay các nước kém phát triển đang lỗ lực đàm phán để ký các điều ước quốc tế đa phương về thương mại. Mục tiêu của các điều ước đa phương về thương mại là xây dựng các quy tắc pháp lý quốc tế điều chỉnh hoạt động thương mại trong phạm vi toàn cầu; là làm giảm bớt sự sung đột pháp luật các nước khác nhau; là tạo môi trường pháp lý ổn định, bình đẳng cho các doanh nghiệp của tất cả các nước trong các hoạt động thương mại quốc tế, là có thể tiến tới đạt được những “luật chơi chung” cho các lĩnh vực hoạt động thương mại. Vì vậy, tôi cho rằng chính phủ cần xúc tiến một cách tích cực nhất các công việc gia nhập WTO. Theo tôi, từ nay đến năm 2005, gia nhập GATT1994 và GATS. Từ năm 20025 đến năm 2007 gia nhập TRIPS và TRIMS. Chậm nhất đến năm 2010, gia nhập các hiệp định đa phương còn lại của WTO. Trong số các điều ước quốc tế cụ thể về thương mại, đáng kể là công ước Việt Nam năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuy nhiên, điều đáng tiếc là Việt Nam cũng chưa phê chuẩn công ước này. Do đó, theo tôi đã đến lúc chung ta cần tham gia công ước viên 1980. một cách khách quan, công ước này bảo vệ quyền bình đẳng nghĩa vụ giữa người bán và người mua. Công ước cũng có những quy định cho phép các nước tham gia được quyền bảo lưu một số điều khoản. Đây là công ước đa phương, có tính chất chuyên môn hẹp, không “màu sắc chính trị”, vì thế, theo quan điểm cuả tôi, chậm nhất đến năm 2005, Việt Nam nên tham gia công ước này. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung và văn bản pháp luật chuyên ngành nói riêng. Cùng với việc hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam, cần rà soát tất cả các văn bản pháp luật hiện hành để sửa đổi , bổ sung theo hướng tích cực, chủ động hội nhập. Đồng thời, cần xây dựng lộ trình cụ thể về ban hành mới, về sửa đổi các văn bản hiện hành, liên quan đến hoạt động thương mại ở Việt Nam. Cụ thể: Một là:khẩn trương ban hành luật cạnh tranh Việt Nam. Hai là: sửa đổi luật phá sản năm 1993. Ba là: tiếp tục sửa đổi luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995. Bốn là: tiếp tục sửa đổi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994. Tiến tới thống nhất vào năm 2007 hai văn bản này thành một. Gọi là luật đầu tư của Việt Nam. Năm là: tiếp tục sửa đổi luật doanh nghiệp năm 1999. Tiến tới, đến năm 2010 ban hành luật doanh nghiệp Việt Nam (trên cơ sở thống nhất luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 với luật doanh nghiệp năm 1999). IV. một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường trong nước trong thời gian tới. 1. Một số kiến nghị đối với chính phủ + Nhà nước cần đầu tư thêm kinh phí cho hoạt động thông tin thị trường, dự báo, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Hơn nữa nhà nước cần có chính sách khuyến khích thương nhân tăng vốn đầu tư cho các hoạt động thị trường và thương mại nói chung. + Đề nghị chính phủ hỗ trợ một số dự án nghiên cứu, triển khai về cả hoạt động xúc tiến thương mại và dịch vụ. + Chính phủ chỉ đạo để cho công tác quy hoạch định hướng phát triển sản xuất nông sản hàng hóa phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường. + Có cơ chế chính sách nhằm thiết lập các quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. + Chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá. + Có cơ chế, chính sách nhằm đa dạng hoá hình thức tiêu thụ và tổ chức hợp lý mạng lưới tiêu thụ nông sản. 2. Một số kiến nghị với bộ thương mại, đặc biệt là hội đồng khoa học bộ thương mại, cho nghiên cứu và triển khai trong công tác quản lý và nghiên cứu khoa học cho đến 2 - 3 năm tới một số nhiệm vụ, đề tài về: + thị trường định hướng XHCN. + Thị trường theo sự quản lý của nhà nước. + Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về thương mại trong điều kiện chủ động hội nhập. + Quản lý xuất nhập khẩu trong điều kiện mở cửa, hội nhập nhưng vẫn bảo đảm được độc lập tự chủ. + Hoàn thiện chính sách vĩ mô đối với quản lý và điều tiết thị trường. + Tổ chức thị trường nội địa. + Hoạt động của các thành phần kinh tế trên thị trường trong bối cảnh hội nhập. + Tác động qua lại giữa các loại thị trường trong quá trình phát triển thị trường nội địa. Kết luận Đại hội VI đánh dấu bước ngoặt trong đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế nói chung, thị trường và thương mại dịch vụ nói riêng Công cuộc đổi mới sau những bước thăng trầm đã từng bước làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Sau nhiều năm nền kinh tế trì trệ, lạm phát trên 3 con số, thương mại đình đốn, nền kinh tế Việt Nam đã dàn khôi phục và phát triển. Từ những năm 1990 nền kinh tế Việt Nam đã tạo được những bước đi vững chắc. Thương mại phát triển mạnh. Kim ngạch xuất khẩu tăng. Năm 1991, Đại hội VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, thị trường và thương mại dịch vụ nói riêng. Nghị quyết đã cho phép thực hiện chính sách thương mại nhiều thành phần, xoá bỏ các hàng rào ngăn cản lưu thông hàng hoá, khuyến khích liên doanh liên kết kinh tế, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá ngoại thương. Từ cuối năm 1998, nhà nước đã ban hành hàng loạt các quyết định quan trọng thông qua các nghị định nhằm khuyến khích, mở rộng lưu thông hàng hoá, tạo điều kiện cho thương mại trong nước và quốc tế phát triển. Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa nền kinh tế đã khuyến khích rất nhiều nhà đàu tư vào thành phẩm , mở cửa nền kinh tế đã khuyến khích rất nhiều nhà đầu tư vào sản phẩm kinh doanh và tăng lên một cách nhanh chóng, các doanh nghiệp trên thuộc rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Theo số liệu tổng hợp của 3450 doanh nghiệp nhà nước trong năm 1997 cho thấy có tới 21%trong tổng số doanh nghiệp kém hiệu quả, 58%tổng số doanh nghiệp là chưa có hiệu quả. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và thích ứng dần với cơ chế thị trường. Do đó hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn tốt cũng không ngừng tăng lên. Năm 1999 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương thì số các doanh làm ăn có hiệu quả đạt 40%. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam khá ổn định, tình trạng suy thoái, trì trệ đã được khắc phục, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 1995 tăng trưởng GDP đạt tới 9,5% . Năm 1998 mặc dù một số nước trong khu vực có tốc độ tăng trưởng âm do khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng là 5,8%. Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, kết quả hoạt động của ngành thương mại đóng góp một phần quan trọng vào việc ổn định đời sống của dân cư trong nước cũng như phát triển nền kinh tế nước nhà. Sự phát triển của thị trường hàng hoá dịch vụ được đánh giá trên các mặt sau: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ: Chúng ta thấy tổng mức bán lẻ trên thị trường nội địa tăng nhanh đặc biệt là từ sau năm 1985, Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tăng nhanh về tổng sản lượng hàng hoá bán lẻ là do đổi mới cơ chế kinh tế, sự nỗ lực không mệt mỏi của các doanh nghiệp. Trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu cũng không ngừng tăng đã đóng một phần quan trọng vào công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong thời kỳ (1991-1995) tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội tăng trên 30%/năm, tạo ra sự sôi động và những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, dịch vụ, góp phần cơ cấu lại các khu vực và thị trường trong nước. Việc lưu thông hàng hoá đã từng bước chuyển sang theo cơ ché thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở quan hệ cung-cầu. Thị trường từ trạng thái chia cắt, khép kín “tự cung tự cấp” sang tự do lưu thông theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật, với sụ tham gia của nhiều thành phần kinh tế đẫ huy động được các tiềm năng về vốn, kỹ thuật vào lưu thông hàng hoá, làm thị trường trong nước sôi động và phát triển, tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng nhanh. Từ năm 1996 trở lại đây, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ xã hội chỉ ở mức 10-12% ( kể cả tốc độ tăng giá) trong đó năm 1996 tăng 12%, năm 1997 tăng 10,08%, năm 1998 tăng 11,3%... năm 2001 tăng 8%. Tình trạng khó tiêu thụ một số mặt hàng trên thị trường đã khiến cho một số doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng. Trước tình hình đó nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về củng cố phát triển thị trường nội địa, đây là thị trường lớn để phát triển sản xuất. Sau khi có nghị quyết 12 của Bộ chính trị việc lưu thông hàng hoá ở thị trường nội địa có chất lượng hơn. Nhìn chung tốc độ tăng tổng mức bán lẻ đạt 10%/năm. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại: GS.TS: Hoàng Minh Đường – PGS.TS: Nguyễn Thừa Lộc Giáo trình kinh tế thương mại: GS.TS Đặng Đình Đào ---- GS.TS : Hoàng Đức Thân Giáo trình kinh tế thương mại: Chủ biên: GS.TS: Nguyễn Duy Bột ; GS.TS: Đặng Đình Đào. Tổ chức và kinh doanh trên thị trường hàng hoá và dịch vụ ở Việt Nam GS.TS: Hoàng Đức Thân Tìm hiểu luật thương mại Việt Nam: TS: Phạm Duy Nghĩa Giáo trình thống kê kinh tế PGS. TS: Phan Công Nghĩa Tạp chí kinh tế đối ngoại : số 1/2002 Tạp chí thương mại: số 1+2 tháng 1/2004 Tạp chí kinh tế phát triển : số 141 tháng 7/2002 Kinh tế Việt Nam: số 30- năm thứ 3, tháng 7/2003 Tạp chí kinh tế và phát triển: số 64 tháng 10/2002 Tạp chí thương mại: số 1 tháng 6/2003 Tạp chí thương mại: số 2 tháng 7/2003 Tạp chí thương mại: số 1+2 tháng 10/2003 Tạp chí thương mại: số 1+2 tháng 4/2003 Tạp chí thương mại: số cuối năm Tạp chí thương mại: số 1+2 tháng 1và 2/2004 Số liệu từ nguồn liên giám thống kê Webside:www.mot.gov.vn mục lục lời nói đầu………………………………………………………………1 kết luận…………………………………………………………………..71 tái liệu tham khảo……………………………………………………74 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33781.doc
Tài liệu liên quan