Thực trạng và giải pháp về chi phí sản xuất kinh doanh và các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp 24

Lời mở đầu Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quản trị tài chính là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý kinh tế cả về mặt vĩ mô và vi mô. Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc tồn tại và phát triển là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, trong đó lợi nhuận là động lực chính hướng dẫn và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn có lợi nhuận, cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất. Do

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp về chi phí sản xuất kinh doanh và các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó công tác quản lý chi phí là công việc trọng tâm và luôn được xoay quanh trước các quyết định quản trị tài chính. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường có điều tiết và cạnh tranh, khi quyết định lựa chọn phương án sản xuất một sản phẩm nào đó doanh nghiệp luôn phải tính đến lượng chi phí bỏ ra và kết quả thu về. Doanh nghiệp có tồn tại hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất hay không. Nghĩa là doanh nghiệp phải tính toán hợp lý chi phí sản xuất và thực hiện quá trình sản xuất theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Chi phí và giá thành là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh kết quả việc quản lý sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn. Phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp và cũng là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là khâu quan trọng đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời chính xác về kết quả hoạt động sản xuất, đáp ứng cho việc ra quyết định quản lý, là yếu tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nói chung. Sau một thời gian thực tập tại xí nghiệp 24 - xí nghiệp thành viên của Công ty 22 - TCHC - BQP, tìm hiểu được thực trạng quản lý kinh tế của xí nghiệp kết hợp với những nhận thức của bản thân về tầm quan trọng cả công tác quản lý chi phí sản xuất, em đã lựa chọn đề tài "Chi phí sản xuất kinh doanh và các biện pháp quản lý chi phí x kinh doanh tại xí nghiệp 24" cho luân văn tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu theo 3 chương. Chương I: Một số lý luận cơ bản về chi phí sản xuất kinh doanh và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp 24 những năm qua. Chương III: Một số vấn đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp 24. Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Vũ Thị Yến, các thầy cô giáo trong bộ môn Tài chính doanh nghiệp cùng toàn thể ban lãnh đạo xí nghiệp 24 Chương I Những lý luận cơ bản về chi phí sản xuất kinh doanh và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1. Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Từ khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phần lớn doanh nghiệp đã từng bước thích ứng với hoàn cảnh mới, không những thế còn góp phần đáng kể vào việc ổn định kinh tế xã hội, đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng. Điều đó càng chứng tỏ sức mạnh vật chất của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước trong việc giúp Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những kết quả bước đầu, đứng trước những tình thế mới, thời cơ và thách thức mới, các doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều yếu kém. Mốc thời gian hội nhập đang đến gần, trong khi đó nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động theo lối chờ đợi sự bảo hộ của Nhà nước, chưa chủ động chuẩn bị khẩn trương những biện pháp sách lược sản xuất kinh doanh cụ thể cho doanh nghiệp mình để thích ứng với lịch trình đã và sẽ cam kết. Rõ ràng doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìm cách tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng chất lượng hàng hoá bán ra để tăng sức cạnh tranh, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và trên thế giới. Vì vậy để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp tất yếu phải đặt công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh vào vị trí trọng tâm then chốt. Bởi quản lý chi phí, giá thành sản phẩm sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh có lãi, thực hiện những mục tiêu đề ra. 1.1.2. Những tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp Trong xã hội nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại biệt lập. Thực tế hiển nhiên là khi muốn thành đạt, doanh nghiệp không chỉ phải nắm vững nguồn lực bên trong mà còn phải nắm vững cả nguồn lực bên ngoài để có thể tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Các nguồn lực bên ngoài đó chính là môi trường kinh doanh. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp có những nét cơ bản sau: * Theo pháp luật quy định, các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự hạch toán đảm bảo lấy thu bù chi và không có sự phân biệt các thành phần kinh tế. Điều đó một mặt tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, mặt khác gắn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với kết quả cuối cùng, khuyến khích các doanh nghiệp năng động hơn trong khai thác triệt để khả năng tiềm tàng giảm thiểu chi phí, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. * Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Bản chất của quy luật giá trị là sự trao đổi ngang giá của sản phẩm hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá được xác định trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Từ đó đòi hỏi người sản xuất muốn đạt được lợi nhuận siêu ngạch phải tìm ra các biện pháp hạ thấp chi phí cá biệt so với mức chi phí chung của xã hội. Nắm được quy luật cung cầu là điều kiện cơ bản đem lại sự thành đạt cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Vì quy luật cung cầu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của hx thông qua sức mua và giá cả trên thị trường. Ngày nay doanh nghiệp luôn phải tính toán "sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào". Trong môi trường kinh doanh mới, doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh để giành lợi thế so với doanh nghiệp khác. Sự cạnh tranh có thể diễn ra ở mọi lĩnh vực, song quan trọng nhất là cạnh tranh về chất lượng và giá cả hàng hoá. Bởi doanh nghiệp nào có chất lượng hàng cao, giá bán hợp lý sẽ chiếm được thị trường tiêu thụ, tăng uy tín với khách hàng. Muốn có được lợi thế này, doanh nghiệp phải có các biện pháp quản lý sử dụng chi phí tiết kiệm mà chất lượng sản xuất vẫn đảm bảo, từ đó sẽ linh hoạt trong tăng giảm giá bán nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. * Xu hướng toàn cầu hoá, đặc biệt là trong hoạt động kinh tế đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới và cả những thách thức mới. Theo xu hướng quốc tế hoá, ngày càng có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hợp tác liên doanh với nước ngoài để tranh thủ vốn, công nghệ sản xuất mới, mở rộng thị trường và nâng cao trình độ quản lý. Doanh nghiệp nào nhanh nhạy dũng cảm đi đầu trong đổi mới kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới sẽ có khả năng vươn lên chiếm lĩnh thị trường, thắng thế trong cạnh tranh, tạo bước nhảy vọt về chất cho mình. Điều này rất yếu đòi hỏi doanh nghiệp phải có những tính toán sát sao và điều cốt yếu là phải xác định được mức sinh lời của đồng vốn, phải thấy được những chi phí nào bỏ ra là cần thiết đem lại hiệu quả trong tương lai, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. * Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục tiêu, là khát vọng của nhà kinh doanh. Tôn trọng pháp luật, tôn trọng người tiêu dùng buộc doanh nghiệp phải cạnh tranh lành mạnh để xác định được chỗ đứng trên thương trường. Lợi ích kinh tế trở thành động lực mạnh mẽ, là mục tiêu kinh tế hàng đầu đối với doanh nghiệp kinh tế. Điều này nghĩa là doanh nghiệp càng tiết kiệm chi phí bỏ ra bao nhiêu thì lãi thu về càng tăng bấy nhiêu. Do đó các doanh nghiệp ngày nay không ngừng học hỏi áp dụng các biện pháp quản lý kinh doanh tiên tiến hiện đại phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp mình. * Phân phối lợi ích kinh tế không chỉ theo lao động mà còn theo giá trị vốn góp. Tiền lương là giá cả hàng hoá sức lao động do đó việc thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng đóng góp để trả lương. Muốn giảm chi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải quan tâm tuyển chọn lao động đầu vào có trình độ tay nghề cao, nhiệt tình với công việc. Mặt khác cơ chế phân phối lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp phải thể hiện sự quan tâm tới người lao động qua trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng phúc lợi nhằm tạo nguồn bổ sung cho người lao động. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một hàng hoá đặc biệt có giá trị và giá trị sử dụng. Người có vốn có thể bán quyền sử dụng vốn cho người thiếu vốn để hưởng lãi. Do đó trong phân phối lợi ích kinh tế doanh nghiệp còn phải căn cứ vào giá trị mức vốn góp của mỗi bên tham gia để phân chia lãi, đồng thời tính toán được chi phí sử dụng mỗi đồng vốn từ đó các nguồn khác nhau để c họn phương án hiệu quả nhất. Đây là một đặc trưng về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, người có vốn không cần tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh mà chỉ cần góp vốn đầu tư để kiểm lời. Trên đây là một số tác động chủ yếu của môi trường kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp, người quản lý càng nắm rõ những ảnh hưởng đó càng có cơ sở để đưa ra những quyết định phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. 1.2. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm, nội dung và đặc điểm của chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm, cung ứng lao vụ trong một thời kỳ nhất định. Hay chi phí doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị sản phẩm bao gồm: C+ V + m. Trong đó: C: Hao phí lao động vật hoá, là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ… V: Hao phí lao động sống, là chi phí về tiền lương, tiền công.. phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. m: Là giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động tạo ra giá trị sản phẩm, dịch vụ lao vụ. Chi phí sản xuất có một số đặc điểm sau: - Chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí sản xuất tỷ lệ thuận với khối lượng sản xuất sản phẩm. - Chi phí gắn liền với một thời kỳ nhất định. Theo cơ chế kinh tế hiện hành, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động như một tổ chức sản xuất kinh doanh độc lập tương đối nên chi phí sản xuất của họ chỉ gồm 2 bộ phận là C và V. các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên, gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định có thể là quý, tháng, năm. Mặc dù những hao phí này gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau nhưng trong điều kiện quan hệ hàng hoá tiền tệ thì các chi phí lao động sống, lao động vật hoá đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Để thu được lợi nhuận thì sau quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm. Công việc này đòi hỏi những khoản chi phí nhất định như chi phí đóng gói, bảo quản, vận chuyển bốc dỡ sản phẩm. Mặtkhác hoạt động trong môi trường đầy tính cạnh tranh như ngày nay, để sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí để nghiên cứu thị trường, chi phí tiếp thị quảng cáo giới thiệu sản phẩm, thậm chí cả bảo hành sản phẩm. Những khoản chi này liên quan đến việc lưu thông sản phẩm nên gọi là chi phí tiêu thụ sản phẩm. Ngoài chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm để thực hiện được hoạt động kinh doanh doanh nghiệp còn phải thực hiện nghĩa vụ với nhà Nhà nước như nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. Đối với doanh nghiệp, những khoản thuế trên là những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kinh doanh. Vì thế nó là khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ và các khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó cho thấy tình hình sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp. Lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động kinh doanh còn chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, vì vậy các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến công tác quản lý chi phí, bởi mỗi đồng chi phí không hợp lý, hợp lệ đều làm tăng giá thành giảm lợi nhuận. Do đó hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện tiết kiệm chi phí hợp lý doanh nghiệp cần tiến hành phân loại chi phí. 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng khác nhau. Để kiểm soát quản lý hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh phải tiến hành phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức khác nhau. 1.2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí. Theo cách phân loại này, người ta dựa vào công dụng kinh tế của chi phí phát sinh lần đầu (còn gọi là dựa vào hình thái nguyên thuỷ của chi phí phát sinh) chỉ căn cứ vào tính chất kinh tế của các khoản chi phí. Do đó những chi phí giống nhau được xếp vào một yếu tố: Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Là giá trị toàn bộ nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực mà doanh nghiệp đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Là toàn bộ tiền lương, tiền công, chi phí có tính chất tiền lương trả cho người tham gia vào quá trình sản xuất sản xuất sản phẩm. Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Chi phí khấu hao tải sản cố định: Là số tiền khấu hao tài sản cố định trích theo quy định đối với toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí đã trả cho các tổ chức cá nhân doanh nghiệp về các dịch vụ thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp như tiền điện, nước, điện thoại, tư vấn, kiểm toán.. và các dịch vụ khác. - Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí gồm thuế môn bài, thế sử dụng đất, chi tiếp tân giao dịch.. và các chi phí khác. Các khoản chi khác doanh nghiệp được phép tính vào chi phí sản xuất kinh doanh gồm các khoản dự phòng giảm giá theo quy định. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố cho biết cấu loại chi phí mà doanh nghiệp chi ra. Qua đó giúp doanh nghiệp biết được trọng tâm quản lý chi phí, kiểm tra được tình hình thực hiện dự toán chi phí. 1.2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục giá thành. Cách phân loại này căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí và công dung kinh tế cuả chi phí. Tại mỗi địa điểm phát sinh chi phí lại căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí, những chi phí có nội dung giống nhau lại được xếp vào một nhóm hình thành khoản mục chi phí. Dựa vào căn cứ trên thông thường chi phí sản xuất của doanh nghiệp chia thành các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm các chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu trực tiếp dùng vào sản xuất sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm như tiền lương, tiền công và các khoản trích nộp của công nhân mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định. - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất, chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ như chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ,KHTSCĐ, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí khác bằng tiền ở phân xưởng. - Chi phí bán hàng: là chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ như tiền lương, khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng chi phí đóng gói vận chuyển sản phẩm… và các chi phí khác. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí chi cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp như chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, KHTSCĐ, chi phí khác bằng tiền như chi phí tiếp tân giao dịch… và các khoản chi phí khác. Cách phân loại này là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau. 1.2.2.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Căn cứ phân loại là dựa vào mối quan hệ giữa chi phí phát sinh và khối lượng sản phẩm hoàn thành để chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi: - Chi phí cố định là những khoản chi phí mà sự biến động của chúng không đồng thời với sự biến động khối lượng sản xuất. Nó là những khoản tồn tại và phát sinh ngay cả khi không sản xuất ra sản phẩm như tiền KHTSCĐ, tiền thuê đất, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí biến đối là chi phí có mối tượng quan tỷ lệ thuận với sản lượng sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, tiền lượng công nhân sản xuất… Biểu đồ phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được mối quan hệ của từng loại chi phí trong tổng số chi ra, giúp doanh nghiệp biết được hướng biến động của từng khoản mục chi phí và chi phí bình quân trên đơn vị sản phẩm. Từ đó tìm ra biện pháp quản lý thích ứng với từng loại để hạ thấp giá thành sản phẩm giúp cho việc phân tích điểm hoà vốn để xác định được khối lượng sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 1.2.3 Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 1.2.3.1 Khái niệm, nội dung và đặc điểm của giá thành sản phẩm Trong sản xuất kinh doanh, chi phí mới chỉ là mặt thứ nhất thể hiện sự hao phí đã chi ra. Để đánh giá chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí phải được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ hai - đó là kết quả sản xuất thu được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay còn gọi là giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau bên trong nó là chi phí sản xuất đã chi ra và giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm hoàn thành. Như vậy bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của lao động vật hoá và lao động sống và giá trị sản phẩm hoàn thành do đó giá thành là phạm trù kinh tế khách quan. Mặt khác, giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp, do đó giá thành mang tính chủ quan nhất định. Có thể nói, giá thành là thứơc đo chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm và đồng thời là cơ sở để người quản lý ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh. 1.2.3.2. Phân loại giá thành Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành - Giá thành kế hoạch. Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm, giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành thực tế. Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ tính được sau khi kết thúc quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật, là cơ sở xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Phân loại giá thành theo phạm vi và chi phí cấu thành. - Giá thành sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền các hao phí vật chất và tiền lương trả cho công nhân viên mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Giá thành tiêu thụ gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành tiêu thụ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp. 1.2.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản xuất Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau, chúng đều là các hao phí về lao động và các hao phí vật chất của doanh nghiệp. Tuy vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau trên các phương diện sau: - Về thời gian: Chi phí sản xuất gồm toàn bộ chi phí lao động sống và lao động vật hoá do doanh nghiệp chi ra trong một thời kỳ nhất định, còn giá thành lại là những khoản chi phí được quy định vào thời kỳ đó. Ví dụ như khoản chi phí chờ phân bổ. Vì là khoản chi lớn đã chi ra trong một kỳ nhất định nhưng nhằm đảm bảo cho giá thành ổn định và hợp lý, chỉ một bộ phận chi phí này được tính vào kỳ đó, phần còn lại phải chờ để phân bổ dần cho kỳ sau: - Về đối tượng hạch toán: Chi phí sản xuất biểu hiện toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp cho toàn bộ sản phẩm được sản xuất, trong khi đó giá thành sản phẩm lại biểu hiện những chi phí sản xuất của doanh nghiệp tính cho các sản phẩm thuộc đối tượng tính giá thành trong kỳ (tuỳ theo ngành khác nhau mà đối tượng tính giá thành khác nhau). - Về mặt lượng: Chi phí sản xuất và giá thành có thể khác nhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Sự khác nhau này thể hiện ở công thức tính giá thành tổng quát sau: Zsx = D đk + C - D ck Trong đó: Zsx: Tổng giá thành sản phẩm sản xuất D đk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ. D ck: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ C: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ. Nhìn chung, giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc lãng phí hay tiết kiệm lao động xã hội. Nói cách khác, nó phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn trên là tiền đề, cơ sở để hạ giá thành sản phẩm và ngược lại. Đó là đòi hỏi khách quan khi các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. 1.3. Sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 1.3.1. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại mặt hàng lại trên cùng một địa bàn hoạt động nên để chiếm lĩnh được thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau về giá cả, chất lượng và mẫu mã sản phẩm trong và ngoài nước. Bởi sản phẩm chỉ được khách hàng chấp nhận khi chất lượng đảm bảo, giá bán hợp lý. Do đó vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải giảm tối đa các khoản chi phí để hạ giá bán sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo chất lượng cao, từ đó tạo cơ sở cho doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thương trường. Thực tế cho thấy doanh nghiệp nước ta hiện nay còn tình trạng theo đuổi những mục tiêu trước mắt, những hoạt động bề nổi mà chưa đặt ra một chiến lược lâu dài vững chắc. Cụ thể như: để giới thiệu một loại sản phẩm hoặc tạo uy tín trên thị trường các doanh nghiệp thường mở các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, tiếp thị khuyến mại sản phẩm làm tăng chi phí tiêu thụ nhưng thường không tìm cách cải tiến chất lượng sản phẩm bằng cách áp dụng công nghệ mới. Như vậy để hoạt động kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp phải so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả đạt được, phải tự bù đắp chi phí bằng chính khoản thu nhập của mình đảm bảo có lợi nhuận tăng tích luỹ, mở rộng quy mô kinh doanh. Chính vì vậy, yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm là cấp thiết tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. 1.3.2. Vai trò của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm - Quản lý chi phí là hợp lý hoá các khoản chi phí trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí của doanh nghiệp phát sinh khách quan nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục. Như vậy quản lý chi phí giúp tăng cường hiệu quả mỗi đồng chi phí bỏ ra hay chính là việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Quản lý chi phí là chìa khoá quan trọng dể doanh nghiệp giảm được hao phí cá biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch. Bởi muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh của thị trường, doanh nghiệp phải phấn đấu có mức chi phí cá biệt thấp hơn hoặc bằng mức hao phí xã hội. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý chi phí. - Quản lý chi phí giúp doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trong môi trường của nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh bằng chi phí là một chiến lược cạnh tranh cơ bản của doanh nghiệp, với chi phí thấp, giá bán hạ và chất lượng tương đương doanh nghiệp sẽ có đủ sức mạnh để chiến thắng. Trong công tác quản lý, doanh nghiệp có thể thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch chi phí để biết được tình hình sản xuất kinh doanh, biết được tác động và hiệu quả của các biện pháp tổ chức kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng. Từ đó kịp thời đề ra các quyết định phù hợp với sự phát triển kinh doanh nhằm mục tiêu cuối cùng là đạt được lợi nhuận cao nhất. 1.3.3. ý nghĩa của việc phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Nhìn chung ở các doanh nghiệp hiện nay việc quản lý chi phí còn lãng phí làm tăng giá thành sản phẩm. Tuy nhiên hoạt động trong nền kinh tế mang đầy tính cạnh tranh như ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý tiết kiệm chi phí, tính đúng tính đủ chi phí vào giá thành sản phẩm. Bởi vì: - Hạ giá thành giúp doanh nghiệp giành được lợi thế trong cạnh tranh giảm được giá bán để tiêu thụ nhanh sản phẩm, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn. - Hạ giá thành là cơ sở cho doanh nghiệp giảm bớt lượng vốn lưu động đã sử dụng vào sản xuất, tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí quản lý. Nghĩa là với khối lượng sản xuất như cũ doanh nghiệp chỉ cần một lượng vốn ít hơn hoặc với lượng vốn như cũ doanh nghiệp có t hể mở rộng quy mô sản xuất. - Hạ giá thành trực tiếp làm tăng lợi nhuận, nếu giá thành sản phẩm thấp thì lợi nhuận thu được trên một đơn vị sản phẩm càng cao. Mặt khác, giá thành sản phẩm thấp doanh nghiệp có thể hạ giá bán, tăng khối lượng tiêu thụ và tất yếu thu được nhiều lợi nhuận. 1.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Để đưa ra những biện pháp đúng đắn trong quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải thấy được các nhân tố tác động đến sự phát sinh chi phí. Có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự tăng giảm chi phí, song có thể quy lại ở một số nhân tố chủ yếu sau: * Nhân tố tiến bộ khoa học kỹ thuật Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển thì nó ngày càng tác động mạnh mẽ tới chi phí sản xuất kinh doanh. Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật những máy móc thiết bị hiện đại ngày càng nhiều và cho năng suất lao động tăng lên, làm giảm lượng chi phí cho một đơn vị sản phẩm với trình độ chuyên môn hoá tự động hoá cao, không chỉ có chi phí tiền lương được hạ thấp mà còn hạ thấp cả mức tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm. Nhiều loại vật liệu mới ra đời với tính năng tác dụng lớn hơn, giá rẻ hơn cũng làm cho chi phí nguyên vật liệu làm giảm đáng kể. Thực chất nhân tố tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ là nhân tố khách quan nhưng xét theo góc độ nhà quản lý thì nó mang lại tính chủ quan. Bởi lẽ nhân tố này có tác động tích cực tới việc giảm chi phí hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự vận dụng nhanh nhạy của nhà quản lý. Vấn đề đặt ra doanh nghiệp phải lựa chọn thành lựu khoa học nào và trong thời điểm nào là phù hợp nhất với điều kiện doanh nghiệp Có như vậy doanh nghiệp mới hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm mà vẫn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. * Nhân tố tổ chức sản xuất và lao động. Tổ chức sản xuất là khâu đầu tiên cần giải quyết khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Doanh nghiệp phải trả lời được ba câu hỏi "sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, và sản xuất như thế nào". Việc bố trí khâu sản xuất hợp lý, dây chuyền sản xuất khoa học sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu động lực, giảm thấp tỷ lệ phế phẩm và chi phí ngừng sản xuất. Mặt khác, tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất hợp lý, loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động dẫn đến giảm chi phí, hạ giá hệ thốngành sản phẩm. Đặc biệt bộ máy quản lý phải là những có trình độ chuyên môn, có năng lực quản lý, năng động sáng tạo để giúp cho doanh nghiệp xác định đưa phương án sản xuất tối ưu. Bố trí lao động đúng ngành, đúng năng lực sẽ làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần tích cực vào việc hạ giá thành sản phẩm. * Nhân tố tổ chức quản lý tài chính doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Việc quản lý và sử dụng hiệu quả các loại vốn là một trong những hoạt động tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vật tư tránh được các chi phí gián đoạn sản xuất do thiếu vật tư hoặc vật tư không đúng chủng loại quy cách… Nếu phát huy tốt chức năng giám đốc tài chính, doanh nghiệp có thể thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn, giảm bớt chi phí tiền vay, do đó hạ thấp được giá thành sản phẩm. Trên đây là nhóm nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm. Nhà quản lý cần xem xét, nghiên cứu từng nhân tố và căn cứ vào điều kiện tình hình của doanh nghiệp mình để đưa ra các phương hướng, biện pháp quản lý phù hợp. 1.5. Một số phương hướng biện pháp chủ yếu để quản lý hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh. * Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh Lập kế hoạch chi phí là việc xác định toàn bộ mọi chi phí doanh nghiệp chia ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của kỳ kế hoạch. Thông qua việc ._.lập kế hoạch, doanh nghiệp có thể kiểm tra tình hình sử dụng chi phí, phát hiện khả năng tiết kiệm chi phí để thúc đẩy cải tiến biện pháp quản lý kinh doanh. Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp. Vì lập kế hoạch chi phí nghĩa là đã xây dựng cho doanh nghiệp một mục tiêu để phấn đấu. Khi sản xuất kinh doanh mục tiêu này luôn được doanh nghiệp cố gắng thực hiện và đồng thời cũng được doanh nghiệp tìm tòi khai thác tiềm năng hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm. *Chú trọng tới trang thiết bị máy móc công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải luôn theo dõi tình trạng máy móc thiết bị, dây chuyền kỹ thuật. Đối mới máy móc đi đôi với tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm điện năng, nâng cao năng suất lao động… dẫn tới giảm chi phí hạ giá thành. Tuy vậy doanh nghiệp phải cần xem xét một cách chiến lược hiệu quả của sự đầu tư mang lại. * Quản lý và sử dụng lao động hiệu quả. Muốn giảm chi phí tiền lương và tiền công cần tăng năng suất lao động cải tiến tổ chức lao động, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, hoàn thiện định mức lao động, tăng cường kỷ luật lao động. Đồng thời áp dụng các hình thức thưởng phạt vật chất để người lao động gắn bó và có trách nhiệm với công việc. Đặc biệt, để xem xét chi phí tiền lương có hợp lý tiết kiệm hay không doanh nghiệp cần nắm vững tình hình tăng năng suất lao động, mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bìnhg quân, sự tác động của hình thức trả lương với việc tăng năng suất lao động. * Tổ chưc bố trí các khâu sản xuất kinh doanh hợp lý. Nhà quản lý cần tổ chức các khâu trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu sản xuất đến lưu thông tiêu thụ sản phẩm một cách nhịp nhàng ăn khớp. Làm như vậy nhằm tiết chi phí gián tiếp, hạn chế các chi phí phát sinh không cần thiết, sử dụng mỗi đồng vốn bỏ ra một cách tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất. * Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả đòi hỏi sự quan tâm chú ý vào tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp ở khậu sản xuất, cần đặc biệt chú ý tới chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vì bộ phận này chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm sản phẩm. ở khâu tiêu thụ cần xem xét hiệu quả mang lại do đầu tư vào việc quảng cáo tiếp thị sản phẩm quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp cần tập trung kiểm tra đánh giá việc thực hiện định mức dự toán cho từng yếu tố chi phí đề ra trong kế hoạch. Tóm lại, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp. Việc quản lý có hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bộ máy quản lý. Đầu tiên là lập kế hoạch (dự toán) chi phí. Dự toán có hợp lý sát sao thì doanh nghiệp mới có cơ sở để tiến hành theo dõi và phát hiện khả năng tiềm tàng để tiết kiệm chi phí. Việc kiểm tra quá trình thực hiện, chấp hành kế hoạch dự toán cũng hết sức quan trọng. Kiểm tra thường xuyên, phân tích, đánh giá sự biến động của chi phí trong từng thời kỳ, doanh nghiệp mới có cơ hội để tìm tòi những biện pháp quản lý cụ thể thích ứng với từng thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Có như vậy các biện pháp này mới phát huy được hết tác dụng trong hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm. Chương II Thực trạng về quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của xí nghiệp 24 2.1. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp Công ty 22 là DNNN thuộc tổng cục hậu cần được thành lập theo thông báo số 1119/ĐMDN ngày 13 -3 - 1996 của văn phòng Chính phủ và quyết định số 568/BQP ngày 22/4/1996 của Bộ trưởng BQP, QĐ số 78/QĐ của chủ nhiệm TCHC trên cơ sở đổi tên xí nghiệp chế biến thực phẩm 2, sáp nhập thễmn 24 thuộc cục quân lương và bổ sung ngành nghề kinh doanh. Ngày 2/7/1996 Công ty 22 TCHC được cấp lại giấy phép kinh doanh mang số hiệu 110747 có phạm vi hoạt động trong cả nước. Ngành nghề kinh doanh mà Công ty được phép kinh doanh gồm: - Sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm như lương khô, khẩu phần ăn, bánh kẹo, bia nước ngọt (do xí nghiệp 22 đảm trách). - Sản xuất các mặt hàng quân trang, quân dụng, dụng cụ cấp dưỡng, trang bị bếp ăn cho các đơn vị quân đội, sao vạch, hình quân, binh chủng. Đây là ngành nghề xí nghiệp 24 được phép sản xuất kinh doanh. Công ty có 2 xí nghiệp thành viênlà xí nghiệp 22 và xí nghiệp 24. Trong đó xí nghiệp 24 có địa điểm hoạt động xa văn phòng Công ty, trụ sở thị trấn Cầu Diễn - Hà Nội. Qua 4 năm hoạt động, một khoảng thời gian không dài để đưa ra một đánh giá tuyệt đối với sự lỡn mạnh của Công ty, điều đó lại càng khó hơn đối với xí nghiệp có đặc điểm đặc biệt như xí nghiệp 24. Tuy nhiên xí nghiệp 24 đã bước đầu khẳng định được mình là một xí nghiệp không ngừng vươn lên trên đà tiến bộ chung của nền kinh tế trong thời kỳ mở cửa. Điều này đang được chứng minh qua việc sản phẩm của xí nghiệp đang chiếm lĩnh chỉ phạm vi quân đội mà trên cả toàn quốc. 2.1.2. Chức năng - nhiệm vụ - Đặc điểm sản xuất kinh doanh xí nghiệp 24 - TCHC - BQP được tổ chức sản xuất kinh doanh theo chế độ hạch toán phụ thuộc và quản lý tổ chức theo phân cấp của Công ty 22 - BQP. Chức năng chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất các dụng cụ cấp dưỡng như nồi nhôm, bát đĩa inox.. sản phẩm sản xuất chủ yếu phục vụ cho công tác hậu cần quân đội, ngoài ra còn phục nhu cầu của các thành phần kinh tế khác trong cả nước. Xuất phát từ đặc điểm chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty về mọi mặt. Xí nghiệp có quyền tự chủ trong mọi kế hoạch của Công ty, thực hiện hạch toán phụ thuộc và chịu sự ràng buộc về nhiệm vụ và quyền lợi đối với Công ty. Công ty chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh do sự cam kết của các xí nghiệp thành viên. xí nghiệp thực hiện phương án sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Công ty và tự khai thác lấy. Nếu sản phẩm sản xuất hoặc gia công cho bên ngoài xí nghiệp sẽ thanh toán tiền với bên ngoài thông qua Công ty. Phòng kế toán tài chính Công ty sẽ giúp xí nghiệp trình bày vốn với ngân hàng do cục chuyên ngành thực hiện nghiệp vụ thanh toán với khách hàng cho các doanh nghiệp. Trên cơ sở nhiệm vụ Công ty giao, xí nghiệp phải chủ động tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn thành tốt các chỉ lệnh của BQP giao xí nghiệp được quan hệ giao dịch tìm kiếm thị trường tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm. được ký các hợp đồng kinh tế theo sự uỷ quyền của giám đốc Công ty. Xí nghiệp đã xác định được vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường nên mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh đặt ra là phải đạt hiệu quả cao, đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn, chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, củng cố doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. 2.1.3. Tổ chức bộ máy hoạt động của xí nghiệp Ngành cơ khí hoạt động trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra phức tạp, cùng với sự tồn tại và phát triển của các ngành khác, với các khó khăn chung của nền kinh tế nước nhà và các vấn đề như vốn công nghệ kỹ thuật. Trình độ tay nghề công nhân - sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm. Do đó yêu cầu trong vấn đề tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đòi hỏi phải kịp thời nhạy bén và hợp lý để sản xuất kinh doanh hiệu quả. Từ năm 1996 chuyển sang cơ chế hoạt động mới, xí nghiệp thực hiện từng bước tinh giảm gọi nhẹ bộ máy quản lý, cải tiến cơ cấu quản lý đảm bảo tiết kiệm hiệu quả. Hiện nay xí nghiệp có một bộ máy lãnh đạo hoàn chỉnh có kinh nghiệm. Cùng với ban giám đốc toàn bộ công nhân viên trong xí nghiệp những năm qua đã nỗ lực làm việc hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đem lại lợi nhuận cao cho Công ty, đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước. Bảng 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của xí nghiệp Phó GĐ Giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức SX - KD Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phân xưởng cơ khí Phân xưởng đột dập Phân xưởng đúc rèn Phân xưởng sản xuất phụ, dịch vụ 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý - Giám đốc xí nghiệp trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn phó giám đốc, các trưởng ban điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh - Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc điều hành sản xuất, đồng thời trực tiếp quản lý phòng kỹ thuật. - Phòng tài chính kế toán :có chức năng quản lý sử dụng nguồn vốn tài sản của xí nghiệp, thực hiện tốt công tác hạch toán kinh doanh, thực hiện chế độ tài chính kế toán theo quy định hiện hành của Nhà nước, xây dựng kế hoạch và phân tích hoạt động kinh tế - Phòng tổ chức sản xuất kinh doanh: là trung tâm phối hợp điều hành các hoạt động của xí nghiệp như tổ chức thực hiện các lệnh sản xuất do Công ty ban xuống :đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất đàm phán, soạn thảo theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, các chỉ tiêu sản xuất của xí nghiệp. - Phòng kinh doanh: có chức năng lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, mở rộng quan hệ với các đối tác cung cấp đầu vào. - Phòng hành chính: Là nơi quản lý công văn tài liệu đi và đến, tiếp khách, tổ chức nhân sự, tổ chức hội nghị. - Phòng kỹ thuật: Là phòng chịu trách nhiệm nghiên cứu cải tiến chế thử, xây dựng, phổ biến công nghệ và chỉ đạo sản xuất sản phẩm mới; thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học hàng năm: kiểm tra chất lượng vật tư nhập kho Nhìn chung bộ máy tổ chức quản lý của xí nghiệp tương đối hợp lý với tình hình thực tế, được thể hiện là một tập thể đồng nhất với một đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật giúp việc cho ban giám đốc nhiệt tình có năng lực. 2.1.3.2. Tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của xí nghiệp. Các phân xưởng sản xuất của xí nghiệp bao gồm: - Phân xưởng cơ khí (gồm 32 người): Có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm cơ khí, sản xuất chi tiết các sản phẩm theo yêu cầu của Công ty, theo hợp đồng với khách hàng. - Phân xưởng đột nhập (gồm 44 người) có nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm như bát, đĩa, hình quân binh chủng. - Phân xưởng đúc rèn (gồm 41 người): Có nhiềm vụ sản xuất đúc các loại xoong, nồi. - Phân xưởng sản xuất phụ, dịch vụ: Có nhiệm vụ cung cấp điện nước phục vụ cho hoạt động toàn doanh nghiệp. Mỗi phân xưởng có một quản đốc, một phó quản đốc, một thống kê viên. * Đặc điểm quy trình kỹ thuật. Các phân xưởng của xí nghiệp hoạt động độc lập với nhau, mỗi phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm. Quy trình sản xuất các loại sản phẩm nhìn chung là phức tạp gồm nhiều công đoạn, nhưng việc sản xuất chế tạo sản phẩm ở xí nghiệp còn mang nặng tính thủ công, chưa áp dụng các loại máy móc hiện đại. Đơn cử như quy trính x bát inox 18 của xí nghiệp như sau: Biểu 2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bát inox 18: Cắt biên Cắt phôi Cắt băng Cắt tấm Lấy dầu inoxd = 0,7 Chuẩn bị phôi Tạo hình Xén viền miết Đánh bóng, điện hoá Rửa sạch, lau khô KSC + bao gói Thành phần Chuẩn bị phôi Tạo hình Đánh bóng, điện hoá Rửa sạch, lau khô Đánh bóng, điện hoá 2.1.4 Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xí nghiệp 24 có tổng số cán bộ công nhân viên là 180 người trong đó số nhân viên quản lý là 41 người, lực lượng lao động trẻ chiếm khoảng 60% tổng số cán bộ công nhân viên. xí nghiệp có ưu thế về nguồn lao động trẻ nhiệt tình với công vệc nhưng xí nghiệp cần tập trug đào tào nâng cao tay nghề công nhân cũng như bồi dưỡng thêm trình độ chuyên môn cho lực lượng quản lý xí nghiệp. Như vậy xí nghiệp mới có thể phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình. Về quy mô vốn, theo bảng cân đối tài sản ngày 31/12/2000 thì tổng tài sản của xí nghiệp là 16 039 164 301 đồng. Trong đó: TSLĐ và ĐTNH: 3.935.984.568 đồng TSCĐ và ĐTDH: 12.103.179.733 Với quy mô vốn như vậy, trong hoạt động sản xuất kinh doanh xí nghiệp đã đạt được kết quả sau: Bảng 3: kết quả hoạt động sản xuất xí nghiệp của năm 1999 - 2000 Chỉ tiêu Năm 199 Năm 2000 So sánh (%) 1. Doanh thu 15.704.012.950 17.162.71.505 +9,3% 2. Lợi nhuận 1.347.328.860 1.319.573.554 -2,1% 3. Các khoản nộp ngân sách 3.604.676.945 3.639.626.404 +0,1% 4. Tổng vốn 12.894.232.342 16.039164.301 +24,4% 5. Doanh lợi tổng vốn 10% 8% -2% Qua bảng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong 2 năm ta thấy doanh thu và vốn có chiều hướng tăng. Doanh thu tiêu thụ năm 2000 so với năm 1999 tăng 9,3, vốn sử dụng tăng 24,4%. Trong khi đó lợi nhuận thực tế năm 2000 lại giảm 2,1% so với năm 1999. Nguyên nhân là do việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của xí nghiệp còn chưa sát sao chặt chẽ theo đúng kế hoạch đặt ra. Mặt khác, việc xí nghiệp đưa vào sản xuất chế thử một số sản phẩm mới theo yêu cầu của Công ty đã phát sinh một số khó khăn và xí nghiệp chưa có những điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên là xí nghiệp hoạt động chủ yếu theo chỉ lệnh của TCHC - BQP (được bao cấp một phần) nên đời sống công nhân viên của xí nghiệp vẫn được chăm lo và cải thiện với mức lương bình quân là 845000đ/ người/ tháng so với năm 1999 là 840000/ người/ tháng. Ngoài ra, xí nghiệp còn thực hiện tốt công tác thu nộp cho ngân sách với mức đóng góp tăng 0,1% so với năm 1999. Tóm lại, tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp nhìn chung là tốt, xí nghiệp đã có cố gắng trong việc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ kịp thời theo yêu cầu của BQP và nhu cầu ngoài thị trường. Song để hoạt động kinh doanh được hiệu quả hơn xí nghiệp cần chú trọng đến các biện pháp quảng lý chi phí nhằm giảm chi phí, hạ giá thành so với giá thành của các doanh nghiệp khác cùng ngành. 2.2. Thực trạngv ề quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của xí nghiệp một số năm qua. 2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh. Là xí nghiệp thành viên của Công ty 22 - TCHC - BQP hơn nữa là hoạt động trong một ngành đang có nhiều doanh nghiệp tham gia nên xí nghiệp 24 cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng, đòi hỏi xí nghiệp cần tận dụng cơ hội cũng như giải quyết khó khăn để có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất. * Về thuận lợi. - Xí nghiệp luôn được sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo chỉ huy Công ty và các phòng chức năng nhiệm vụ cũng luôn tạo thuận lợi cho xí nghiệp hoàn thành tốt các nhiệm vụ sản xuất. Để thực hiện nhiệm vụ Công ty giao xí nghiệp được Công ty cấp vốnm mà không phải huy động vốn từ bên ngoài nên không phát sinh chi phí vốn vay. Mặt khác, xí nghiệp ít gặp khó khăn trong giải quyết khâu đầu ra cho sản phẩm bằng việc tìm kiểm khách hàng vì sản phẩm làm ra chủ yếu được giao nộp tài khoản cho Công ty. - Công tác hạch toán kinh tế theo sự phân cấp của Công ty đã đi vào ổn định và có nề nếp. Các phòng mban quản lý ngày càng tăng cường công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động của xí nghiệp từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện kế hoạch hoàn thành sản phẩm. - Các phòng ban đều được bổ sung thêm người theo biến chế, trình độ chuyên môn của các nhân viên cũng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của công tác tài chính tình hình hiện nay. * Về khó khăn. Những năm qua, xí nghiệp phải thực hiện thêm nhiều mặt hàng mới, việc theo dõi lập kế hoạch tính giá thành sản phẩm cho trên 80 mặt hàng đã ít nhiều ảnh hưởng đến công tác hạch toán kinh tế, đặc biệt là công tác quản lý chi phí. Việc giám sát chi phí phát sinh ở những mặt hàng mới thực hiện gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của xí nghiệp xí nghiệp ở xa cơ quan Công ty nên việc đảm bảo kịp thời vốn co sản xuất kinh doanh cũng như việc quan hệ trao đổi nhiệm vụ giữa hai bên cũng có trở ngại, tất yếu làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, Việc trang bị máy móc thiết bị còn thiếu đồng bộ dẫn đến chi phí bỏ ra nhiều mà thiếu hiệu quả. Việc tuyển chọn lao động đầu vào còn chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ tay nghề và các phòng công nghiệp nên năng suất lao động chưa cao. Sự biến động giá cả một số nguyên vật liệu chính trên thị trường nằm vừa qua đã ảnh hưởng đến chi phí và giá thành của doanh nghiệp. 2.2.2. Thực trạng về chi phí sản xuất kinh doanh và việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 24 Nhận thức được tầm quan trọng của chi phí và giá thành sản phẩm những năm qua xí nghiệp đã rất chú ý tới việc hạ thấp chi phí, đã cố gắng hạch toán đầy đủ chính xác chi phí phát sinh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng tích luỹ cho xí nghiệp và Công ty. 2.2.2.1. Đối tượng tập hợpcp sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản phẩm là xí nghiệp là sản phẩm cơ khí, nó trải qua nhiều công đoạn sản xuất song sản phẩm hoàn thành trong cùng một phân xưởng. Do vậy đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng chi tiết cho từng sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành chính là các sản phẩm hoàn thành. 2.2.2.2. Chi phí sản xuất kinh doanh và tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh tại xí nghiệp 24 Tại xí nghiệp 24 chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo khoản mục tính giá thành sản phẩm, gồm 5 khoản mục chính là: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. - Chi phí bán hàng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp xí nghiệp đã sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh gồm cả phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp tập hợp gián tiếp. Chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm nên được tập hợp theo phương pháp trực tiếp. Chi phí sản xuất chung thì được phân bổ theo tiền lương thực tế của công nhân sản xuất. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ theo tiêu chuẩn doanh thu tiêu thụ cho từng đối tượng chiu chi phí sản phẩm sản xuất tại xí nghiệp gồm nhiều chủng loại kích cỡ khoảng 80 mặt hàng quốc phòng và hàng kinh tế. Hơn nữa, mỗi phân xưởng cũng thực hiện sản xuất nhiều mặt hàng nên chi phí phát sinh phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý chi phí. Cụ thể, chi phí sản xuất kinh doanh và việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp 24 như sau: Bảng 4: Chi phí x kinh doanh theo khoản mục giá thành Khoản mục Năm 1999 Năm 2000 So sánh Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 9330924246 8934715155 333217471 62991620 65,91 10263253638 9584249335 567307143 111697160 64,64 +932329392 +10 1124530085 1032530085 724090008,8 19591000 7,94 1464051658 1359544658 82761000 21746000 9,21 +339521573 +30,2 1245908184 602620146 8,8 199177802 895157502 12,6 +753269618 +60,5 202133161 1,43 188292335 1,2 -13840806 -9,85 22533312711 1416793950 836538761 15,92 1961060901 12,35 -292271810 -12,97 14.156828387 100 15875836354 100 1719007967 +12,14 Đánh giá tổng quát tình hình chi phí phát sinh tại xí nghiệp 24 qua hai năm ta thấy: Chi phí sản xuất kinh doanh năm 2000 đã tăng so với năm 1999 là 1 719 007 967 đồng với tỷ lệ 12,14%. Điều này một phần là do xí nghiệp phải thực hiện thêm một số chỉ tiêu sản xuất Công ty giao. Tuy nhiên việc tăng giảm chi phí còn do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan trong công tác quản lý. Với mục tiêu hoạt động là hoàn thành nhiệm vụ được giao và thu được lợi nhuận tăng tích luỹ, những năm qua xí nghiệp đều hoàn thành việc sản xuất giao nộp sản phẩm cho Công ty, còn lợi nhuận tăng hay giảm còn phụ thuộc công tác quản lý của xí nghiệp. Xét trong mối quan hệ với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ta có bảng sau: Bảng 5: Mối quan hệ giữa tổng giá thành và lợi nhuận ĐV: đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh 1. Tổng giá thành 14156828387 15875836354 +1719007967 2. Lợi nhuận từ hoạt động sxkd 1273369242 1303882592 +30513340 3. Doanh lợi giá thành 8,8% 8,2 -0,7% Như vậy, tổng giá thành và lợi nhuận qua hai năm đều tăng song tốc độ tăng lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của giá thành nên mức doanh thu được năm 2000 so với năm 1999 đã giảm. Để đưa ra những đánh giá chính xác và tìm được cách nhân tố ảnh hưởng, ta đi phân tích chi tiết từng khoản mục. * Về khoản mục chi phí nguyên vật liệu Sản phẩm chính của xí nghiệp là các loại nồi, xoong, chảo, bát Inox.. nên xã hội dùng nhiều loại vnl nhưng chủ yếu là nhôm, thép, Inox. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 60 - 65%) và để phục vụ cho quá trình sản xuất xí nghiệp thường phải mua ngoài nguyên vật liệu. Từ những đặc điểm đó, việc tiết kiệm khoản chi nguyên vật liệu có ý mghĩa quan trọng trong việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Qua bảng 4, ta thấy chi phí nguyên vật liệu năm 2000 tăng 32329 392đ với tỷ lệ 10% so với năm 1999 và tăng 8,7% so với năm 1998 là do: + Sự thay đổi của tỷ trọng mặt hàng sản xuất: tăng những mặt hàng có giá trị lớn như nồi quân dung Đk 60 - 1100 cái ( năm 1999 sản xuất 950 cái), bát inox 18 - 28000 cái, thêm những mặt hàng mới như bếp tàu Hải Quân… + Sự tăng giá của một số nguyên vật liệu chính trên thị trường như nhôm inox làm tổng chi phí nguyên vật liệu tăng. + Do những chưa quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên nhiên liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong chi phí nguyên vật liệu chi phí nguyên vật liệu chính chiểm tỷ trọng lớn (khoảng 93%), sô với năm 1999 năm 2000 chi phí nguyên vật liệu chính tăng 649 534 180đ (tỷ lệ 7,3%). Do nhận thức được tầm quan trọng của việc quản nên xí nghiệp đã tập trung quản lý chặt chẽ chi phí nguyên vật liệu chính, số tăng như trên là hộp lý so với quy mô sản xuất của xí nghiệp. Các loại nguyên vật liệu chính mà xí nghiệp sử dụng có nhiều trên thị trường nên xí nghiệp đã tích cực tìm kiếm bạn hàng cung cấp thuận lợi về giá cả, đảm bảo chất lượng cũng như địa điểm để giảm thiểu chi phí phát sinh như cước phí vận chuyển tiền thuê kho bãi, chi phí bảo quản.. hơn nữa xí nghiệp còn hạn chế tối đa chi phí nguyên vật liệu tồn kho bằng việc tính toán sát sao khối lượng sản xuất để mua nguyên vật liệu hoặc mua xong bàn giao thẳng cho phân xưởng. Để biện pháp này có hiệu quả xí nghiệp phải quan hệ tốt với các đơn vị cung cấp, đồng thời khai thác thêm nguồn cung cấp mới, chuẩn bị sắp xếp các khâu sản xuất, cung ứng hợp lý đồng bộ. Chi phí nguyên vật liệu phụ cũng tăng 234089672 đồng (tỷ lệ 70,25%) cho thấy xí nghiệp đã chú trọng vào việc cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên tại các phân xưởng sản xuất công nhân còn chưa sử dụng theo đúng định mức đề ra, gây thất thoát trong sản xuất. Chi phí nhiêu liệu như dầu, mỡ dùng để đánh bóng điện hoá sản phẩm tăng nhiều (tăng 48705540đ với tỷ lệ 77,3%) là do xí nghiệp chưa chú ý đến tiết kiệm, xây dựng định mức hợp lý cho yếu tố này, còn có tình trạng quản lý lỏng lẻo gây mất mát lãng phí nhiên liệu dùng tại các phân xưởng. * Về chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp gồm toàn bộ tiền lương chính, các khoản phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. Xí nghiệp áp dụng cả hình thức lương thời gian và lương sản phẩm cho công nhân sản xuất. Hình thức lương sản phẩm áp dụng cho số sản phẩm hoàn thành tức quỹ lương được thành lập trên cơ sở đơn giá lương sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm hoàn thành. Hình thức lương thời gian áp dụng cho những ngày công nhân làm thêm vào ngày nghỉ, lễ, tết. Chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm tỷ trọng từ 8% - 10% với số công nhân tham gia sản xuất năm 2000 là 130 người trên tổng số lao động là 179 người. Xí nghiệp đã chú trọng tới quản lý loại chi phí này sao cho đảm bảo được lợi ích người lao động mà vẫn tiết kiệm chi phí. Xí nghiệp đã cố gắng xây dựng định mức lao động hợp lý bằng việc cử nhân viên kỹ thuật xuống từng phân xưởng bấm thời gian tính năng suất lao động của công nhân. Ngoài tiền lương sản phẩm, lương thời gian, công nhân còn được nhận các khoản phụ cấp như: + Phụ cấp độc hại, được tính cho mọi phân xưởng tuỳ theo mức độ độc hại từ 1000 - 200đ/sản phẩm. + Phụ cấp quốc phòng: 30% lương cơ bản. + Phụ cấp khác: Như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên… Ngoài ra, công nhân còn được thưởng nếu hoàn thành vượt mức kế hoạch Số tiền được thưởng = số sản phẩm vượt kế hoạch đơn giá lao động định mức. Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ được tínhb ằng19% theo lương cơ bản. Như vậy, do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi quân đội nên các khoản phụ cấp tính vào lương tương đối cao với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Nhưng khoản này không trực tiếp làm tăng giá tríp nhưng lại tính vào chi phí sản xuất nên sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Mức phụ cấp hàng năm được cấp trên căn cứ vào kế hoạch lao động sản xuất và cho phép xí nghiệp trích, nên đây là nhân tố khách quan. Chi phí nhân công trực tiếp tăng 339521573đ (tỷ lệ 30,2%) là do số công nhân sản xuất tăng nhưng mặt khác còn do công nhân phần lớn chưa thực hiện được mức lao động kế hoạch. Việc tuyển chọn công nhân sản xuất của xí nghiệp còn sơ sài chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết do đó năng suất lao động thấp làm tăng chi phí. Hiện nay, trình độ tay nghề bình quân của công nhân là bậc 4/7. Do đó xí nghiệp cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân. * Về chi phí sản xuất chung Khoản chi phí này năm 2000 tăng khá cao so với năm 1999 (tăng 60,5%), trong đó: + Chi phí khấu hao TSCĐ tăng 292537356 đồng với tỷ lệ 48,5% là do xí nghiệp đưa thêm máy móc vào hoạt động sản xuất nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao như máy cuốn inox, máy điện hoá. Tuy nhiên việc sử dụng còn chưa đồng bộ, chưa tận dụng hết công suất gây lãng phí chi phí khấu hao. + Năng lượng phục vụ cho sản xuất cũng tăng từ 86127356 lên 133730420 đồng với tỷ lệ55%. Năm vừa qua, nguồn năng lượng phục vụ cho sản xuất tăng do đơn giá điện năng 10% tức là khoảng từ 810 đồng lên 880 đồng và do xí nghiệp đưa vào chạy thử một số mô hình cải thiến mới như bộ nồi nấu ăn biên phòng, bếp tày Hải Quân. Song việc sử dụng điện còn chưa được quản lý chặt chẽ theo đúng giời sản xuất quy định. Kế toán của xí nghiệp không thực hiện theo dõi chi tiết các yếu tố chi phí sản xuất chung nên khó quản lý chi phí phát sinh ở khoản này. * Về chi phí bán hàng Chi phí bán hàng klà khoản chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí từ 1%- 2%. Sản phẩm hoàn thành xong phần lớn được giao nộp tại kho cho công tuyên chi phí bán hàng chủ yếu là chi phí vận chuyển, ít phát sinh chi phí bao gói, bảo quản sản xuất.Tuy nhiên xí nghiệp cũng có những hội nghị giới thiệu sản phẩm với tòan quân, với các đơn vị, tổ chức khác ngoài phạm vi quân đội để mở rộng tăng khối lượng hàng hoá kinh tế. * Về chi phí quản lý doanh nghiệp Khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối lớn từ 12% - 15%, trong đó khoảng 65% chi phí nộp Công ty. Hàng năm Công ty căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp để quy định trích. Khoản này chi cho công tác điều hành quản lý hoạt động xí nghiệp của Công ty như việc duyệt các hợp đồng kinh tế, trình bày vốn với ngân hàng, chi giao dịch tiếp khách, các đoàn thanh tra của Tổng cục. Như vậy, là xí nghiệp thành viên của Công ty, chịu sự chi phối điều hành trực tiếp của Công ty nên 65% chi phí QLDN ở xí nghiệp phải nộp cho Công ty. Điều này cho thấy tính chủ động của xí nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn bị hạn chế, gây khó khăn cho công tác quản lý chi phí hạ giá thành sản phẩm. Đây cũng là nguyên nhân khách quan làm cho giá thành sản phẩm ở xí nghiệp tăng. Về chi phí quản lý doanh nghiệp tại xí nghiệp Bộ máy quản lý tại xí nghiệp là tương đối hợp lý với số lượng khoảng 41 cán bộ nhân viên. song xí nghiệp còn chưa tập trung vào khâu then chốt, cụ thể: Ban tài chính của xí nghiệp có 5 người lại làm việc trong phòng có diện tích chật hẹp làm giảm hiệu quả công tác. xí nghiệp cần đầu tư thêm cho công tác quản lý tài chính tại xí nghiệp. Nhân viên các phòng chưa làm đúng theo giờ quy định nên nhiều khi dẫn đến tình trạng "người thừa, việc thiếu". Các phòng ban đều được trang bị máy tính, fax, máy in nhưng chưa sử dụng hiệu quả dẫn đến chi phí khấu hao TSCĐ tăng. Chi phí giao dịch tiếp khách phát sinh thường vựợt kế hoạch gây lãng phí. Để giảm được khoản này cần có sự thống nhất quản triệt của ban lãnh đạo xí nghiệp,. Tóm lại, nămqua chi phí tăng mà doanh lợi thu được chưa cao. Nguyên nhân khách quan là xí nghiệp phải thực hiện thêm chỉ tiêu Công ty giao, do xí nghiệp thực hiện một số mặt hàng mới lần đầu tiên đưa vào sản xuất nên chưa xây dựng được định mức chi phí nguyên vật liệu, định mức lao động phù hợp. Nguyên nhân chủ quan là do công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch chưa sát sao và chưa xử lý kịp thời đối với những biến động phát sinh. Bộ phận kế toán xí nghiệp chưa theo dõi chi tiết các yếu tố chi phí phát sinh trong khoản mục chi phí sản xuất chung làm giảm hiệu quả quản lý. 2.3. Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 24. ở xí nghiệp 24 sản phẩm sản xuất đa dạng về chủng loại, kích cỡ nên chi phí phát sinh cũng rất phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác quản lý chi phí được thực hiện chặt chẽ nhằm tính đúng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, xí nghiệp đều tiến hành lập kế hoạch giá thành cho từng loại sản phẩm căn cứ vào định mức chi phí, dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động những năm qua tại xí nghiệp. 2.3.1. Phương pháp lập kế hoạch chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm của xí nghiệp. Công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của xí nghiệp được coi là biện pháp tài chính để quản lý chi phí vì nó phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Lập kế hoạch chi phí và giá thành sản phẩm nghĩa là đã xây dựng cho xí nghiệp mục tiêu phấn đấu, có cơ sở để tìm tòi, khai thác khả năng tiềm tàng trong sản xuất kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho xí nghiệp. Để lập kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xí nghiệp căn cứ vào định mức nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật lập ra để dự toán chi phí nguyên vật liệu; căn cứ vào đơn giá tiền lương do bộ phận lao động tiền lương lập ra trên cơ sở định mức sản xuất của phòng kỹ thuật để lập kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp; căn cứ vào quy định của Nhà nước để lập ra kế hoạch trích theo lương và kế hoạch khấu hao TSCĐ; căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất để lập dự toán các loại chi phí khác như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền… Để lập kế hoạch giá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29290.doc
Tài liệu liên quan