Thực trạng và giải pháp về nhân lực công nghiệp trong các Doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam

Giới thiệu chung Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá (CNHHĐH), chính phủ và nhà nước đang nỗ lực trong việc gia nhập WTO, theo đó nền kinh tế phải chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế xã hội, tổng sản phẩm quốc dân…khi đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của đội ngũ công nhân công nghiệp. Thực tế, họ đã và đang có vai trò đáng kể trong tiến trình đổi mới đi vào chiều sâu, và để phù hợp hơn với những yêu c

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp về nhân lực công nghiệp trong các Doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu của công cuộc CNHHĐH đất nước, đội ngũ công nhân công nghiệp cần tiếp tục đổi mới . Chính sách mở cửa đã khuyến khích các thành phần kinh tế tích cực tham gia phát triển công nghiệp. Trong đó, khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mà cơ bản là hình thức liên doanh (chiếm trên 60% số dự án và 70% vốn đầu tư) đã đóng góp vai trò to lớn trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đội ngũ công nhân lao động trong các doanh nghiệp liên doanh là một trong những yếu tố quyết định đối với sự phát triển các doanh nghiệp này, họ là lực lượng sản xuất trực tiếp, có ý nghĩa quyết định tạo nên các giá trị sản xuất đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò đáng kể, có ý nghĩa then chốt đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đội ngũ này vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc, cũng như số công trình nghiên cứu liên quan tới họ vẫn còn ở mức khiêm tốn. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu muốn khái quát từ các nghiên cứu đã có trước đó về đội ngũ công nhân công nghiệp liên doanh và cập nhật những vấn đề mới nhất đang diễn ra xung quanh lực lượng công nhân này, để chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về họ như một nhóm xã hội trong xã hội Việt Nam. Tuy vậy, do nhiều lý do khách quan mà nghiên cứu chưa thể hoàn chỉnh bài viết của mình một cách đầy đủ theo đúng tâm huyết đặt ra. Bài viết tập trung vào phân tích thực trạng nguồn nhân lực công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh và một số vấn đề liên quan như các hình thức đào tạo, cơ hội được đào tạo và thăng tiến của đội ngũ công nhân này. Cụ thể được chia làm ba phần : Phần một : Một số lý thuyết cơ bản. Nội dung phần một nhằm đưa ra một số khái niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh và một số khái niệm khác liên quan. Phần hai : Thực trạng nhân lực công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam. Nội dung là : Thứ nhất, khái quát về nhân lực công nghiệp của Việt Nam theo hai tiêu chí số lượng và chất lượng. Thứ hai, phân tích cụ thể, rõ nét về nguồn nhân lực công nghiệp của doanh nghiệp liên doanh theo hai tiêu chí số lượng và chất lượng trong tiến trình Việt Nam đang CNHHĐH mạnh mẽ và chuẩn bị gia nhập WTO. Thứ ba là một số vấn đề liên quan tới đào tạo nguồn nhân lực này như hình thức, cơ hội đào tạo và thăng tiến… Phần ba : Kết luận và các vấn đề đặt ra. Nhằm đưa ra các kết luận và khái quát lại các phân tích chủ yếu ở trên. Đồng thời đưa ra một số vấn đề đã và đang đặt ra cho nguồn nhân lực công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh. Để đề tài thực sự có chất lượng và có được tính thực tiễn nhất định, người nghiên cứu mong muốn công trình của mình sẽ được hoàn thiện hơn nữa. Theo đó sẽ có phần giải pháp để cải thiện chất lượng của đội ngũ công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh trên cơ sở các thực trạng đã phân tích, mặt khác hệ thống lý thuyết sẽ được làm cụ thể và đầy đủ hơn. Rất mong những ai tâm huyết với đề tài này sẽ cùng hoàn thiện đề tài với người nghiên cứu theo tinh thần nói trên. Phần một : Một số lý thuyết cơ bản I. Khái niệm nguồn nhân lực Theo các lý thuyết kinh tế hiện đại, các nhà kinh tế khi nói tới nguồn nhân lực hay nguồn lực con người (Human resources) thường xem xét dưới 2 giác độ : Năng lực xã hội và tính năng động xã hội của con người. ở góc độ thứ nhất, nguồng nhân lực được hiểu là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số, có khả năng tạo ra mọi giá trị của cải vật chất và tinh thần cho xã hội (của cải vật chất, văn hoá và dịch vụ). ở góc độ này, về cơ bản , có thể hiểu nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động) của một quốc gia (một vùng lãnh thổ) có trong một thời kỳ nhất định phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển.Tiềm năng đó bao hàm tổng hoằnng lực về thể lực, trí lực, nhân cách của con người (lao động) của một quốc gia (vùng lãnh thổ), đáp ứng với một cơ cấu nhất định của con người do nền kinh tế-xã hội đòi hỏi.Thực chất đó là tiềm năng của con người (lao động) về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Toàn bộ tiềm năng đó hình thành năng lực xã hội của con người. Tuy nhiên , nếu chỉ dừng lại xem xét nguồn nhân lực dưới dạng tiềm năng thôi thì chưa đủ. Vấn đề quan trọng là khai thác tiềm năng đó như thế nào và bằng biện pháp gì để biến tiềm năng đó thành hiện thực. Từ đó, nguồn nhân lực phải được xem xét dưới góc độ thứ hai : tính năng động xã hội của con người (lao động). Nguồn nhân lực ở dạng tiềm năng là ở trạng thái tĩnh, mặc dù nguồn nhân lực luôn được phát triển. Nguồn nhân lực phải được chuyển sang trạng thái động, tức là được phân bố và sử dụng hợp lý và hiệu quả, phải tìm cách biến nó thành vốn con người, vốn nhân lực- Human capital. Con ngưòi với tiềm năng vô tận, nếu được tự do phát triển, tự do tư duy phát triển và cống hiến thì tiềm năng đó sẽ được khai thác và phát huy, trở thành nguồn vốn vô cùng to lớn (vốn nhân lực). Khai thác tối đa tiềm năng con người, đặc biệt là tiềm năng trí tuệ và tay nghề là một trong những chỉ báo quan trọng phản ánh trình độ phát triển một quốc gia. Kinh ngiệm các nước, ngay cả các nước phát triển cho thấy việc khai thác tiềm năng con người nói chung còn rất hạn chế. Tóm lại, nguồn nhân lực được hiểu là tổng hoà trong tổng thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người. Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biến nguồn nhân lực dạng tiềm năng thành vốn con người, có thể biểu diễn mối quan hệ này bằng mô hình sau : Năng lực xã hội của con người Tính năng động xã hội của con người Nguồn lực con người Vốn con người II. Khái niệm nhân lực công nghiệp trong doanh nghiệp liên doanh Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của các loại hình doanh nghiệp đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của Việt Nam là rất quan trọng, là cơ sở thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong xu thế toàn cầu hoá chung này, vai trò của các donh nghiệp liên doanh đang nổi lên như là một đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế nói chung và các thành phần trong nó phát triển. Theo điều 2.7 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12.11.1996, doanh nghiệp liên doanh “ là doanh nghiệp do hai hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài; hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam; hoặc là doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh” Trong sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ bên trong cũng như bên ngoài lãnh thổ, việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực đầu vào có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp liên doanh. Theo các lý thuyết kinh tế hiện đại cũng như kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành đạt hoạt động trong cùng loại hình này thì nguồn lực con người là quan trọng nhất trong các nguồn lực đầu vào đó, đồng thời cũng là động lực giúp các nguồn lực khác được phát huy và khai thác hiệu quả. “Nhân lực của doanh nghiệp là toàn bộ những khả năng lao động mà doanh nghiệp cần và huy động được cho việc thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp”.(1) Mặc dù chưa có một khái niệm chính thức và hoàn chỉnh về nhân lực công nhiệp trong doanh nghiệp liên doanh nhưng theo khái niệm nhân lực doanh nghiệp trên có thể hiểu : nhân lực công nghiệp trong doanh nghiệp liên doanh là toàn bộ những khả năng lao động mà doanh nghiệp liên doanh hoạt động trong ngành công nghiệp cần và huy động được cho việc thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp. Trong kinh tế thị trường không cần có biên chế, nhân lực của doanh nghiệp là sức mạnh hợp thành các loại khả năng lao động của những người giao kết, hợp đồng làm việc cho doanh nghiệp. Phần hai: Thực trạng nhân lực công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam I. Vài nét về nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam Nghị quyết các đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII,VIII và IX đều khẳng định đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá (CNHHĐH) là nhiệm vụ trọng tâm, là chiến lược phát triển kinh tế nước ta. Cũng theo các nghị quyết này, để thực hiện thành công CNHHĐH thì cần rất nhiều nguồn lực : Nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ, nguồn lực tài nguyên và những khả năng lợi thế của đất nước. Trong đó khẳng định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, là động lực của quá trình CNHHĐH. 1. Tổng quan về quy mô nhân lực công nghiệp Việt Nam Với quá trình CNHHĐH mạnh mẽ, khu vực công nghiệp (hay công nghiệp-xây dựng) ngày càng thu hút nhiều lao động, đồng thời cũng tăng tỷ trọng thu hút lao động trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Biểu 1 : Cơ cấu lao động đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên thời kỳ 1990-2004 Các tiêu chí 1990 1996 2000 2002 2004 1.Tổng số(nghìn) Trong đó theo khu vực: I. Nông, lâm,ngư nghiệp II. Công nghiệp,xây dựng III. Dịch vụ 33286 21889 4209,7 7169,3 33978 23431 3698 7593 36205 22670 4744 8791 39286 23835 5942 9509 42329,1 24511,5 7345,6 10472,0 2. Tỷ lệ % Trong đó : I. Nông, lâm, ngư nghiệp II. Công nghiệp, xây dựng III. Dịch vụ 100 65,8 12,65 21,55 100 68,96 10,88 20,16 100 62,62 13,1 24,28 100 60,67 15,12 24,21 100 57,91 17,35 24,74 Nguồn : Niên giám thống kê 1995. NXB Thống kê.HN- 1996. Số liệu thống kê lao động- thương binh và xã hội ở Việt Nam 1996-2000. NXB Lao động- xã hội. HN2001; Kết quả điều tra lao động-việc làm 1-7 các năm 2001,2002,2004. Ban chỉ đạo điều tra lao động-việc làm Trung ương. Hà Nội Qua biểu 1 cho thấy, trong thời kỳ 14 năm từ 1990 tới 2004 số lao động tăng hơn 9 triệu, từ 33286 nghìn năm 1990 lên 42329,1 nghìn năm 2004, trung bình mỗi năm tăng gần 650 nghìn, nghĩa là tốc độ tăng trung bình năm là 1,53%. Cơ cấu lao động đang có xu hướng chuyển dịch tích cực, theo đó tỷ lệ lao động trong khu vực I ( nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp) giảm (0,56% mỗi năm), ngược lại tỷ lệ lao động trong khu vực II (công nghiệp, xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) đều tăng. ở đây ta chỉ đi sâu vào khu vực II, trong giai đoạn năm 1990-1996 tỷ lệ lao động giảm từ 12,65% xuống còn 10,88% tức là theo hướng bất lợi cho sự phát triển kinh tế, tuy nhiên tới giai đoạn từ 1996-2004 xu hướng chuyển dịch ngược lại, tích cực và đều đặn, từ 10,88% lên 17,35%. Có thể giải thích sự đứt đoạn này với hai lý do chính, một là những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đang có sự thay đổi theo quỹ đạo, theo sự chuyển đổi của nền kinh tế, từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, theo đó những sự bất hợp lý trước kia, như sự bao cấp, coi nặng vấn đề sở hữu nhà nước và cố giữ về mặt hình thức…do đó cơ cấu lao động trong khu vực II giảm đi, những bộ phận nào làm ăn không hiệu quả, năng suất lao động thấp, sống dựa vào ngân sách nhà nước đã thực hiện chuyển đổi theo hướng giảm đi. Tất nhiên quá trình này phù hợp với các chính sách, chế độ của nhà nước, như chính sách tinh giảm biên chế, chế độ đối với lao động dôi dư trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước…Lý do thứ hai cũng phải kể đến sự thay đổi về phương pháp điều tra lao động, làm cho nguồn số liệu giữa hai giai đoạn, trước và sau năm 1996 có sự sai lệch nhất định, song đây là lý do kỹ thuật không ảnh hưởng đến kết quả phân tích xu hướng chuyển dịch. Như vậy năm 1996 cơ cấu lao động của 3 khu vực I, II và III tương ứng là 68,96; 10,88 và 20,16%, và đến năm 2004 đang là 57,91; 17,35 và 24,74%. Có ý kiến cho rằng “chuyển dịch cơ cấu lao động rất chậm” (xem : Một số thách thức nổi bật về kinh tế. Thời báo kinh tế Việt Nam. Số 174 ngày 25/10/2004) khi so sánh với mục tiêu Đại hội IX đề ra cho năm 2005 là khu vực I: 56-57%, khu vực II: 20-21% và khu vực III: 22-23%. Như vậy thì tỷ lệ lao động Khu vực II : công nghiệp và xây dựng cơ bản là thấp hơn so với chỉ tiêu. Chúng ta không đi phân tích quá sâu các nguyên nhân dẫn tới điều này, song có thể kể một vài lý do cơ bản, chẳng hạn như quá trình cổ phần hoá mạnh mẽ các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng cơ bản làm ăn kém hiệu quả; môi trường kinh doanh chưa thực sự khuyên khích các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước mặc dù cơ sở hạ tầng có thể đã đi trước; biến động kinh tế thế giới có nhiều bất lợi cho ngành công nghiệp, xây dựng trong nước (giá nguyên nhiên vật liệu tăng đột biến)…tất cả đã làm cho khu vực này khó có thể thu hút được lực lượng lao động như mong muốn. Chúng ta có thể thấy sự phát triển khá nhanh của ngành công nghiệp về số lượng doanh nghiệp công nghiệp cũng như về số lao động thu hút được của ngành này một cách cụ thể hơn thông qua 2 ngành nghề sau : Công nghiệp khai tác mỏ : Khai thác than cứng, than non, than bùn; khai thác dầu thô, khí tự nhiên và các hoạt động dịch vụ; khai thác quặng kim loại; khai thác đá và các mỏ khác Công nghiệp chế biến : Sản xuất thực phẩm và đồ uống; sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào; dệt; may trang phục, thuộc và nhuộm da lông thú; sơ chế da, sản xuất vali, túi xách, yên, đệm; … (xem chi tiết qua “ Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2002-2003 ”, tổng cục thống kê) Bảng 2 : Số DN và số lao động trong ngành công nghiệp Ngành nghề Năm CN khai thác mỏ CN chế biến 2000 (31/12) Số DN 427 10399 Số LĐ 153294 1597431 2001 (31/12) Số DN 634 12353 Số LĐ 128955 1799434 2001 (31/12) Số DN 879 14794 Số LĐ 155470 2202943 Nguồn : “ Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2002- 2003 ”, tổng cục thống kê . 2.Tổng quan về chất lượng nhân lực công nghiệp Việt Nam Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng nhân lực công nghiệp là năng suất lao động. Chúng ta dùng chỉ tiêu tương đối là GDP trên số lao động, kết quả cụ thể cho bởi biểu 3 dưới đây : Biểu 3 : Thực trạng thay đổi năng suất lao động thời kỳ 1990-2003 Các tiêu chí 1990 1996 2000 2002 2003 Năng suất LĐ chung (Triệu/LĐ) Trong đó theo khu vực : I. Nông, lâm, ngư nghiệp II. Công nghiệp, xây dựng III. Dịch vụ 3,967 1,919 7,894 7,915 6,293 2,286 18,122 12,361 7,559 2,811 20,429 12,858 7,974 3,480 19,712 13,437 8,212 2,877 19,126 13,781 Nguồn : Niên giám thống kê. Nxb Thống kê. HN, 2004. Kết quả điều tra lao động-việc làm1/7/2003. Ban chỉ đạođiều tra lao động-việc làm Trung ương.Hà Nội Từ năm 1990-2003 năng suất lao độngcả nước đã tăng lên hơn 2 lần (từ 3,967 lên 8,212), trung bình mỗi năm năng suất lao động chung tăng 103,98%. Nếu so sánh mức năng suất lao động theo mốc thời gian giữa các khu vực ta thấy : năm 1990, năng suất lao động khu vực II và III tương đương nhau (7,9%) và hơn 4 lần so với năng suất lao động của khu vực I; nhưng tới năm 1996, năng suất lao động của kghu vực II đã tăng nhanh hơn, lớn hơn năng suất lao động khu vực I gần 8 lần và hơn khu vực III gần 1,5 lần. Đó là những biểu hiện tích cực của chất lượng nhân lực công nghiệp cũng như xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động, tuy nhiên cần lưu ý rằng từ năm 1996 tới 2003 xu hướng này đã chậm lại, thậmchí có nhữnh năm như năm 2000 và 2002 năng suất lao động của nhóm ngành công nghiệp, xây dụng đã giảm đi ( năm 2000 là 20,429; năm 2002 là 19,712; năm 2003 là 19,126 triệu đồng/lao động). Đây là một cảnh báo quan trọng về chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế không cao. Chúng ta có thể thấy, mặc dù trong những năm này tốc độ tăng GDP vẫn tăng, năm 2000 là 6,79%; năm 2002 là 7,08%; năm 2003 là 7,26% nhưng do tốc độ tăng lao động cao hơn nên nhìn chung năng suất lao động có xu hướng giảm. Như vậy có thể thấy, nguồn nhân lực công nghiệp của Việt Nam đang được cải thiện cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên mức độ cải thiện là chưa theo kịp so với đòi hỏi của quá trình CNHHĐH và chúng ta sẽ phải tích cực hơn nhiều nếu muốn có một đội ngũ lao động phục vụ tốt CNHHĐH. II. Thực trạng nhân lực công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh Việt Nam 1. Doanh nghiệp liên doanh và quy mô nguồn nhân lực công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh. Sau khi Việt Nam cho ra đời luật đầu tư nước ngoài (12/1987), đặc biệt là sau khi luật này được sửa đổi bổ sung (12/11/1996) thì các nhà đầu tư nước ngoài đã được vào Việt Nam làm ăn hợp pháp, điều này có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho phía nhà đầu tư (kiếm lợi nhuận) mà còn cho cả quốc gia sở tại Việt Nam. Cũng từ đây một loại hình doanh nghiệp mới được ra đời ở Việt Nam, đó chính là doanh nghiệp liên doanh- một hình thức liên kết giữa Việt Nam với bên đối tác nước ngoài. Có thể nói, với sự xuất hiện các doanh nghiệp liên doanh thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng làm tăng tổng sản phẩm trong nước, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, nâng cao trình độ quản lý kinh tế của các nhà quản lý trong các doanh nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động…thông qua việc bổ sung nguồn vốn, trang thiết bị công nghệ mới cho sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, đến cuối năm 2001 có 3150 dự án của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Khu vực có số lượng nhiều hơn cả là khu vực công nghiệp nhẹ, chiếm 853 dự án, công nghiệp nặng 821 dự án, công nghiệp thực phẩm 174 dự án…Trong đó thì 1970 dự án thuộc 100% vốn nước ngoài, 1031 dự án thuộc hình thức liên doanh, còn lại 149 dự án là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Số dự án tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm như TP Hồ Chí Minh là 335, Hà Nội là 209 và HảI Phòng là 54. Ngoài ra số dự án nằm rải rác các nơi trong cả nước. Số lao động cũng tăng lên theo thời gian. Tăng từ 375.312 lao động (2000) lên 439.108 (2001). Đặc biệt các ngành công nghiệp nhẹ chiếm nhiều hơn cả, có 196.760 ngưòi năm 2000 lên 226.505 người vào năm 2001. Trong khi đó, công gnhiệp nặng chỉ chiếm chưa đến 1/3 số lao động của công nghiệp nhẹ. Cùng với đó, số lao động trong công nghiệp thực phẩm cũng tăng lên, từ 17.244 năm 2000 lên 22.307 năm 2001. Trong đó khu vực liên doanh chiếm lượng đáng kể : Bảng 4 : Số lao động và dự án theo hình thức đầu tư Hình thức đầu tư Số dự án Số lao động 2000 Số lao động 2001 100% vốn nước ngoài 1970 253.451 302.078 Liên doanh 1031 111.406 125.919 Hợp đồng hợp tác KD 149 10.455 11.111 Tổng số 3150 375.312 439.108 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư, 4/2002 Nói chung trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của khu vực liên doanh luôn dẫn đầu với 23%/năm, mặc dù tỷ lệ xuất khẩu chỉ tăng 20%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước là 30,2%. Về danh nghĩa các doanh nghiệp liên doanh làm hàng xuất khẩu, nhưng thực tế lại tiêu thụ trong nước là chủ yếu. Đây là một hiện trạng về việc thực hiện cam kết xuất khẩu của các doanh nghiệp liên doanh chưa triệt để. Nhưng thực tế, vai trò tạo một thị trường để cạnh trạnh cũng là một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tình trạng của các công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mỗi công ty có những chiến lược khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một số công ty nhỏ theo chiến lược “lương thấp chất lượng thấp”, ở công ty khác lại theo chiến lược “lương cao chất lượng cao”. Các chiến lược phụ thuộc vào loại hình sản xuất và thị trường để tạo ra lợi nhuận tối đa cho công ty. Các doanh nghiệp liên doanh bị phụ thuộc một phần vào nhà đầu tư nước ngoài cùng liên doanh xét về mặt quản lý, nhưng vẫn có những mục tiêu và chiến lược khác để theo đuổi như trong ngành may, cùng với việc ký các hợp đồng phụ là các chiến lược như đầu tư cho sản xuất đầu vào. Khi đối phó với những bất lợi trong việc tìm kiếm thị trường mới thì các công ty liên doanh thường độc lập hơn các công ty có 100% vốn nước ngoài. Các thực tế này bắt nguồn từ các đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh. Trong hợp tác liên doanh, các nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm đến vị trí đầu tư để giảm bớt chi phí ở phía mình. Do vậy họ thường chọn trung tâm đô thị, bởi nơi đó có những điều kiện thuận lợi về kết cấu cơ sở hạ tầng, thu hút lao động từ các vùng ngoại vi trung tâm, thành phố với giá rẻ mạt, chính điều này tác động không nhỏ tới thị trường lao động của Việt Nam. Với mục tiêu săn tìm lợi nhuận, khi đầu tư vào Việt Nam các nhà đầu tư nước ngoài trước hết phải chọn những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao, thu hút vốn nhanh và có thị trường nội địa tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. Chính vì vậy các ngành dệt, may, da giày ngày càng được ưu tiên cho đầu tư nhiều hơn. Hơn nữa, việc xác định đối tượng đầu tư và địa bàn đầu tư của đối tác nước ngoài thường rất ít khi trùng hợp và đáp ứng được yêu cầu bố trí cơ cấu đầu tư của nước chủ nhà. Những điều đó ảnh hưởng tới người lao động. Sự dịch chuyển cơ cấu đội ngũ công nhân theo các khu vực sở hữu thay đổi theo thời gian do nhiều yếu tố tác động. Thời kỳ trước đổi mới, phần lớn công nhân trực tiếp sản xuất tập trung trong khu vực kinh tế quốc doanh. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, số doanh nghiệp nhà nước đã giảm từ 12300 năm 1989 xuống còn 5364 năm 2002 (giảm 56,4%). Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tính tới 31/12/2002 có 55236 doanh nghiệp, tăng bình quân 25,6%/năm.Số doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày một tăng lên đáng kể, cụ thể có 439 doanh nghiệp năm 1995; 540 doanh nghiệp năm 1996; 666 doanh nghiệp năm 1997; 881 doanh nghiệp năm 1998; 959 doanh nghiệp năm 1999 và lên tới 2308 doanh nghiệp năm 2002 trong đó có 747 doanh nghiệp liên doanh, tăng 76 doanh nghiệp so năm 2000. Cụ thể trong biểu 5 dưới đây : Biểu 5 : Số doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế Khu vực kinh tế Số DN 2000 Số DN 2001 Số DN 2002 Khu vực DNNN 5759 5355 5364 Khu vực ngoài quốc doanh 35004 44314 55236 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Trong đó : 100% vốn nước ngoài DN liên doanh với nước ngoài 1525 854 671 2011 1294 717 2308 1561 747 Nguồn : Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2002- 2003 ”, tổng cục thống kê. Cùng với sự thay đổi số doanh nghiệp thì số công nhân trong các khu vực này cũng có những sự thay đổi. Nói chung theo đà phát triển kinh tế và xã hội thì số lượng lao động thu hút của các khu vực trong thời gian gần đây đếu có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng khác nhau. Tính đến thời điểm 31/12/2002, doanh nghiệp nhà nước là 2,2 triệu người, chiếm 48,5%, tăng bình quân 4,1%/năm. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1,7 triệu người, tăng bình quân 28%/năm. Trong khi đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 691 nghìn người, chiếm 14,8%, tăng bình quân 30,2%/năm. Cụ thể trong biểu 6 dưới đây : Bảng 6 : Số lao động trong các khu vực kinh tế Khu vực kinh tế Số LĐ 2000 Số LĐ 2001 Số LĐ 2002 Khu vực nhà nước 2088531 3933226 2260306 Khu vực ngoài quốc doanh 1040902 1329615 1706409 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Trong đó : 100% vốn nước ngoài DN liên doanh với nước ngoài 407565 285975 121590 489287 304283 125004 691088 536276 154812 Nguốn : Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2002- 2003 ”, tổng cục thống kê. 2. Cơ cấu đội ngũ công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh 2.1 Cơ cấu số lượng a. Theo tuổi và giới tính Lao động làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh chủ yếu là lao động trẻ. Đặc biệt trong các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến : dệt, may, giày da, công nghiệp thực phẩm…là những ngành chủ yếu đang thu hút nhiều vốn đầu tư của nước ngoài, hướng tới xuất khẩu, tính chất công việc phù hợp với lao động nữ nên tỷ lệ công nhân nữ cao (hơn 80%) và đa số còn trẻ, tuổi trung bình chỉ 25. Đặc điểm lao động trẻ và là nữ không phải là đặc điểm riêng của các doanh nghiệp liên doanh ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh hoặc nơi nào khác của Việt Nam mà là tình trạng chung của các nước châu á, đặc biệt trong các khu chế xuất. Trong nghiên cứu 84 doanh nghiệp thuộc các loại hình tại một số thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, 10/2000 chỉ ra số công nhân trong các doanh nghiệp liên doanh thuộc nhóm tuổi từ 18-30 chiếm đa số (84,9%) (xem 1- tài liệu tham khảo) Tình hình lao động trẻ và đa số là nữ cũng diễn ra ở các nước khác của châu á. Theo nhận định của Tiểu ban Lao động Hoa Kỳ về những khu chế xuất ở châu á “Phụ nữ chiếm đa số lao động ở những nơi này và tập trung ở các ngành dệt may, da giày; công nghiệp thực phẩm…những ngành không đòi hỏi kỹ năng”. Ví dụ, ở Đài Loan tỷ lệ nữ là 75% (tuổi trung bình 27); ở Indonesia tỷ lệ nữ là 89% ( trong đó 78% dưới 25 tuổi). Những ngành công nghiệp này thu hút nhiều lao động nữ, một mặt do không đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao, mặt khác lao động nữ trẻ luôn chăm chỉ, chịu khó, học nghề nhanh và họ chấp nhận làm những công việc khá tỉ mỉ trong dây chuyền sản xuất, có tính đơn điệu và nhàm chán. Quan trọng là họ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp để có việc làm tạo thu nhập cho bản thân và gia đình. Thực tế điều tra và tìm hiểu cũng cho thấy chỉ những lao động nữ trẻ mới có thể chịu đựng được tình trạng căng thẳng về thần kinh và mệt mỏi kéo dài do phải làm thêm giờ, thêm ca. Những lao động từ 40 tuổi trở lên, chủ yếu ở vị trí quản lý, điều hành, tổ trưởng…ít khi là người trực tiếp đứng máy (xem 2- tài liệu tham khảo) b. Theo khu vực kinh tế Trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam, số lượng công nhân làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh ngày càng tăng lên nhanh chóng Bảng 3 : Số lượng và cơ cấu lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế 1996-2003 Số lượng (triệu người) Cơ cấu (%) 1996 2002 2003 1996 2002 2003 Cả nước Trong đó : Nhà nước Ngoài nhà nước Đầu tư nước ngoài 33,978 2,973 31,005 0 39,290 3,995 34,857 0,437 39,585 4,103 34,952 0,530 100,00 8,57 91,25 0,00 100,00 10,17 88,72 1,11 100,00 10,36 88,30 1,34 Nguồn : Kết quả điều tra lao động-việc làm 1/7/2003-Bộ Lao động-thương binh và xã hội Chúng ta thấy lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hầu như không có năm 1996, nhưng đã tăng lên 0,437 triệu người năm 2002, đặc biệt chỉ trong một năm từ 2002-2003 đã tăng 0,093 triệu người. Tốc độ tăng trung bình hàng năm từ 1996-2003 là 20,18%. Đây là dấu hiệu đáng mừng, mặc dù số lượng còn ở mức độ rất nhỏ bé trong cơ cấu lao động nói chung, bởi một điều là Việt Nam mới được tháo bỏ lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ, bắt đầu quá trình hội nhập và mở cửa kinh tế. Dự đoán trong các năm tới lao động trong khu vực này sẽ tăng mạnh mẽ, đặc biệt khi Việt Nam sắp gia nhập WTO vào giữa năm 2006 (nếu không có gì thay đổi) c. Theo khu vực địa lý (địa phương) Lực lượng lao động công nhiệp trong các doanh nghiệp liên doanh chủ yếu tập trung tại các địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Biểu 4 : Lao động liên doanh phân theo địa phương 2000-2001 Địa phương Số dự án Số lao động 2000 Số lao động 2001 TP.Hồ Chí Minh 335 39.265 40.643 Hà Nội 209 19.793 21.535 Đồng Nai 67 11.355 12.637 Bình Dương 63 5.367 8.058 Hải phòng 54 7.592 7.833 Tổng số 1031 111.406 125.919 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư, 4/2002 Số lao động trong các doanh nghiệp liên doanh tập trung nhiều nhất ở tp. Hồ Chí Minh (40.643) và Hà Nội (21.535), tiếp đến là các trọng điểm kinh tế khác như Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng. Có thể giải thích điều này dễ dàng, bởi đây đều là các trọng điểm kinh tế hay các tam giác kinh tế chiến lược, chúng có sức hút kinh tế mạnh mẽ nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Chính những nơi này có quy mô các khu công nghiệp , khu chế xuất nhiều nhất cả nước. Chẳng hạn, tính đến tháng 6/2004, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút gần 60 vạn lao động trực tiếp và khoảng hơn 1 vạn lao động gián tiếp. Số lao động trực tiếp tại các KCN,KCX ở một số tỉnh thành điển hình là : TP. Hồ Chí Minh (có hơn 13 vạn lao động), Bình Dương (gần 10 vạn lao động), Đồng Nai (Gần 16 vạn lao động), Đà Nẵng (trên 1,4 vạn lao động), KCN Điện Nam-Điện Ngọc-Quảng Nam (gần 2 vạn lao động), KCN Phú Tài-Bình Định (gần 1,2 vạn lao động), KCn Cần Thơ (trên 1,3 vạn lao động), Hà Nội (có 6 KCN, thu hút 13 vạn lao động), Hải Phòng (có 3 KCN, thu hút 4500 lao động)…(xem thêm bài “một số vấn đề về lao động cho các KCN, KCX ở Việt Nam”- tạp chí Bản tin thị trường lao động số 4/2005) d. Theo ngành nghề Số lao động công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh phân bố theo các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, khách sạn- du lịch, nông- lâm nghiệp, công nghiệp thực phẩm…Trong đó, công nghiệp nhẹ vẫn là ngành thu hút lao động hơn cả và ngày càng tăng. Chẳng hạn, ngành công nghiệp nhẹ năm 2000 có 24199 lao động, con số này tới năm 2001 lên tới 29379 người. Trong các ngành dệt may da giày và công nghiệp thực phẩm có 18756 người vào năm 2000, và có tới 21089 người vào năm 2001, chiếm 16,8% số lao động trong các doanh nghiệp liên doanh thuộc các ngành trong cả nước. Riêng ngành dệt may, da giày năm 2001 có tới 11416 lao động so với 9677 lao động năm 2000. Tại TP.Hồ Chí Minh, đến năm 2001 ngành công nghiệp thực phẩm với 22 dự án và số lao động chiếm đông nhất với 5293 người, tỷ trọng 54,7% số lao động trong toàn ngành thuộc khu vực liên doanh. Còn ngành dệt may, da giày với 21 dự án và số lao động 6052 người, chiếm 53% số lao động trong toàn ngành thuộc khu vực liên doanh. Tiếp theo là Hà Nội, đến năm 2001 ngành công nghiệp thực phẩm với 6 dự án có 726 người, chiếm 7,5% số lao động trong toàn ngành thuộc khu vực liên doanh. Ngành dệt may, da giày với 3 dự án có 1064 người, chiếm 10%. Tương tự, các tỉnh khác như Đồng Nai, Cần Thơ, Hải Phòng…tỷ lệ giảm dần. e. Theo quốc gia nước ngoài đầu tư Nếu phân chia số lao động công nghiệp làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh theo nước đầu tư vào Việt Nam năm 2001 thì đứng đầu là Đài Loan với số công nhân là 24694 người, sau đó là Nhật Bản 18044 người… Bảng 5 : Lao động công nghiệp trong doanh nghiệp liên doanh phân theo nước đầu tư 2000-2001 Nhà đầu tư Số dự án Số lao động 2000 Số lao động 2001 Đài Loan 129 22211 24694 Nh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28102.doc
Tài liệu liên quan