Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng CNH - HĐH

Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đại học này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, các nhân trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo, giáo viên trường Đại học kinh tế Quốc Dân Hà Nội và các thầy cô giáo khoa đầu tư kinh tế của trường đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt cho tôi xin bày tỏ biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy Tiến sĩ Nguyễn

doc100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng CNH - HĐH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồng Minh khoa kinh tế đầu tư đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Thanh Trì, cán bộ phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn, phòng thống kê đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Hà Nội, ngày tháng năm 2006 Sinh viên thực tập Trương Hữu Bản Phần I Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam là một nước có nền kinh tế còn kém phát triển, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân sản xuất nông nghiệp luôn có vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những năm gần đây và những năm tiếp theo là “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông – lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản”. Như vậy tiến tới công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là rất quan trọng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là một phạm trù mang tính khoa học và thực tiễn, biểu hiện năng lực và trình độ tổ chức quản lý nền kinh tế. Đồng thời là nội dung quan trọng thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của Đảng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với các chương trình kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta: Vì nó tạo ra một số ngành nghề mới ở nông thôn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng địa phương nhằm phát huy khai thác mọi tiềm năng kinh tế – xã hội tự nhiên của vùng. Thanh Trì là một huyện ngoại thành của thu đô Hà Nội – một vùng kinh tế tryuền thống có tiềm năng lớn vế sản xuất công nhiệp, tiểu thủ công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên và lao động dồi dào, có vị trí quan trọng và lợi thế. Trong 15 năm thực hiện đường đổi mới của Đảng và định hướng phát triển của huyện về đổi mới nông nghiệp, nôthôn huyện Thanh Trì đã có chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá các ngành nghề như: Nông nghiệp thâm canh theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá, phát triển mạnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, cơ cấu ngành đã thay đổi để phù hợp với định hươnmgs phát triển của địa bàn. Song bên cạnh đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vẫn là nền kinh tế thuần nông, hàng hoá ít, hiệu quả thấp, kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng công nhiệp hoá - hiện đại hoá còn chậm. Vì vậy cần phải nghiên cứu tiếp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy mô và vị trí của mỗi ngành nghề, cũng như tỷ trọng giữa các ngành để phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của huyện. Xuất phát từ mục tiêu việc chọn đề tài “ Trực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá” là cần thiết phù hợp với thực tế hiện nay, nhằm đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh tế của Đảng trên địa bàn huyện Thanh Trì. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Thanh Trì những năm qua, tìm ra những thuận lợi và khó khăn tác động đến quá trình chuyển dịch; từ đó đưa ra nhưng giải pháp hữu hiệu và có tính khả thi nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Thanh Trì phù hợp với nhu cấu cơ chế thị trường đến năm 2010. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kih tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. - Nghiên cứu thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì từ khi đổi mới đến nay. - Phần tích, đánh giá các yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì để tìm ra giải pháp phát triển tiếp theo của quá trình chuyển cơ cấu kinh tế này phù hợp với cơ chế quản lý trong tình hình mới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Thanh Trì, Hà Nội thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và thành phần kinh tế của huyện. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Tại huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội. Về thời gian: Số liệu thu thập để nghiên cứu thừ năm 2003 – 2005, định hướng đến năm 2010. Phần II Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm chủ yếu 2.1.1.1. Cơ cấu kinh tế * Khái niệm: Cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định, nó được thể hiện cả về mặt định tính và định lượng, cả về chất lượng và số lượng. Phù hợp với những mục tiêu xác định của nền kinh tế. * Đặc điểm Một cơ cấu kinh tế bao giờ cũng phụ thuộc vào điều kiện thời gian nhất định, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội nhất định phù hợp với điều kiện cụ thể, ở mỗi nước, mỗi vùng, mỗi doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế không chỉ giới hạn về các mối quan hệ tỉ lệ giữa các ngành và có tính cố định mà nó luôn thay đổi phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ, nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội. 2.1.1.2. Kinh tế nông thôn: * Khái niệm Kinh tế nông thôn là một trong hai khu vực kinh tế đặc trưng của nền khinh tế quốc dân (khu vực kinh tế nông thôn và khu vực kinh tế thành thị). Kinh tế nông thôn là một khái niệm dùng để diễn đạt một tổng thể kinh tế – xã hội diễn ra trên địa bàn nông thôn bao gồm cả nông nghiệp (nông - lâm - ngư nghiệp và cả công nghiệp dịch vụ trên địa bàn đó. * Đặc điểm Khu vực kinh tế nông thôn tồn tại và phats triển trong mối quan hệ tổng hợp của nền kinh tế quốc dân. 2.1.1.3. Cơ cấu kinh tế nông thôn * Khái niệm Cơ cấu kinh tế nông thôn thực hiện chất là một tổng thể các mối quan hệ trong khu vực nông thôn, có mối quan hệ hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về mặt chất. Chúng có tác động qua lại nhau trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế trong nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn là nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế nông thôn một cách bền vững. Nó quyết định khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực góp phần nâng cao thu nhập và nâng cao mức sống của nhân dân lao động. * Đặc điểm Cơ cấu kinh tế nông thôn tồn tại khách quan, luôn thay đổi, thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động trong từng thời kỳ. Hiểu đầy đủ khái niệm cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó xây dựng một cơ cấu kinh tế đúng đắn hợp lý cho từng vùng tạo điều kiện khai thác tốt nhất mọi nguồn lực trong sản xuất để phát triển nhanh nền kinh tế trên cơ sở hiệu quả kinh tế – xã hội cao là đòi hỏi hết sức bức xúc của nhiều quốc gia hiện nay. 2.1.2. Nội dung cơ cấu kinh tế nông thôn Nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn bao gồm: Cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ. 2.1.2.1. Cơ cấu ngành Trong quá trình phát triển, loài người đã trải qua ba lần phân công lao động xã hôị, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, dịch vụ lưu thông tách khỏi sản xuất. Như vậy sự phân công lao động theo ngành là cơ sở để hình thành cơ cấu ngành. Sự phân công lao động phát triển ở trình độ cao, càng tỉ mỉ thì sự phân chia ngành càng đa dạng và sâu sắc. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa họckỹ thuật, đặc điểm với sự phát triển của công nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế nông thôn được cải thiện nhannh chóng theo hướng công nghiệp hoá. Cơ cấu kinh tế ngành của kinh tế nông thôn bao gồm ba nhóm: * Nông nghiệp: Theo nghĩa rộng gồm nông – lâm – ngư nghiệp. * Công nghiệp nông thôn: Bao gồm công nghiệp khai thác, chế biến, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống. * Dịch vụ nông thôn: Bao gồm dịch vụ sản xuất và dịch vụ đời sống. Trong từng nhóm ngành phân chia nhỏ hơn, chẳng hạn trong nông nghiệp( theo ngành hẹp) được phân thành trồng trọt và chăn nuôi. Ngành trồng trọt lại được phân chia thành cây lương thực, cây công nghiệp, rau đậu, cây ăn quả…. 2.1.2.2. Cơ cấu vùng lãnh thổ Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công theo lãnh thổ, đó là hai mặt của quá trình gắn bó hữu cơ với nhau thúc đẩy quá trình tiến hoá của nhân loại. Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên vùng lãnh thổ nhất định. Như vậy cơ cấu các vùng lãnh thổ chính là bố trí từ các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế, tiềm năng sẵn có ở đây. Xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ theo hướng đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất dịch vụ, hình thành nhưng vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung có hiệu quả cao, mở rộng mối quan hệ giữa các vùng chuyên môn hoá khác, gắn với cơ cấu kinh tế của từng khu vực với cả nước. Trong từng vùng lãnh thổ cần coi trọng chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp và đa dạng. Theo kinh nghiệm lịch sử để hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý, trước hết cần hướng vào các khu vực có lợi thế so sánh; đó là những khu vực có điều kiện đất đai, khí hậu tốt, có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, là những vùng gần với trục đường giao thông huyết mạch, cửa sông cửa biển lớn, gần các thành phố và khu công nghiệp lớn sôi động có điều kiện phát triển và mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng bên trong và bên ngoài, có khả năng tiếp cận và hoà nhập nhanh chóng vào các thị trường hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên so với cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ có tính trí tuệ hơn, do đó việc xây dựng các vùng chuyên môn hoá nông – lâm nghiệp cần được nghiên cứu và xem xét cụ thể, thận trọng, nếu sai lầm sẽ khó khăn khắc phục và chịu sự tổn thất lớn. 2.1.2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế là nói lên mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế với các hoạt động kinh tế có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng tồn tại và cạnh tranh với nhau. Các thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh thể hỗn hợp, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Phát triển kinh tế – xã hội ở nhiểu nước trên Thế giới. Các thành phần kinh tế cùng tồn tại, phát triển hỗn hợp đan xem và tác động qua lại lẫn nhau. Các nước có nền kinh tế phát triển đều dựa trên cơ sở một cơ cấu kinh tế đa dạng gồm nhiều thành phần. Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng ở nước ta. Trong một thời gian tương đối dài, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình hướng vào nền kinh tế tập thể. Từ đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định việc chuyển nền kinh tế chỉ huy, bao cấp sang nên thị trường có sự quản lý của Nhà nước và coi trọng phát triển kinh tế nhiều thành phần. Thực ra các thành phần kinh tế được hiểu như thế nào cũng đa dạng là vấn đề được tiếp tục làm rõ thêm, vì vấn đề sở hữu cho đến nay chưa đủ lý giải toàn bộ bức tranh phức tạp của nền kinh tế. Điều đáng chú ý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế nổi lên các xu thế sau: Đó là sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế hộ tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh, lực lượng chủ yếu, tiếp tục toạ ra các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản cho nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình đó đang diễn ra xu thế chuyển dịch kinh tế tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, từng bước giảm tỷ lệ hộ thuần nông, tăng tỷ lệ số kiêm và các hộ chuyển làm ngành nghề thủ công, dịch vụ. Để có sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn, nông nghiệp nước ta không dừng lại ở kinh tế hộ sản xuất hàng hoá nhỏ mà phải tiến lên xây dựng kinh tế nông trại với quy mô liên hộ. Đặc trưng của kinh tế nông trại là sản xuất hàng hoá lớn, tỷ trong khu vực quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn có xu thế giảm, cần rà soát lại, sắp xếp và củng cố để các đơn vị kinh tế hợp tác cần thiết đổi mới các hợp tác xã kiểu cũ chuyển từ chức năng điều hành sản xuất sang hoạt động dục vụ. Đồng thời khuyến khích mở rộng và phát triển các hình thức hợp tác xã kiểu mới, đó là các hợp tác xã và hộ nông dân cùng tồn tại và phát triển trên cơ sở tự nguyện của các hộ thành viên và đảm bảo lợi ích thiết thực. 2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo ngành kinh tế từ đó kéo theo sử chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng và theo thành phần kinh tế. 2.1.3.1. Khái niệm - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là sự thay đổi tỷ trọng giữa các ngành kinh tế, trong nội bộ ngành nhưng phải gắn với sự phát triển, gắn với sự thay đổi về chất của nền kinh tế. Cụ thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là giảm tính thuần nông, giảm tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn góp phần tạo nên sự phân công lao động xã hội trong nông thôn, giảm tỷ lệ lao động trong công nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ trong đó phần lớn lao động công nghiệp và dịch vụ làm việc tại các vùng nông thôn. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tiền đề quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng bình ổn lương thực, thâm canh tăng vụ, phát huy thế mạnh của vùng nhiệt đới. Trong ngành chăn nuôi thì đưa chăn nuôi lên làm ngành chính kết hợp với phát triển nuôi tròng thuỷ sản làm cho kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng lên. 2.1.3.2. Những chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tỷ lệ giá trị sản xuất của ngành trong tổng giá trị sản xuất của địa phương hay của cả nước. Tỷ lệ (%) giá trị tăng của ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội(GDP). Trên đây là những chỉ tiêu chính để xem xét cơ cấu của các ngành chủ thể, ta còn có thể sử dụng các chỉ tiêu bổ sung. Cơ cấu lao động của ngành trong tổng số lao động. Cơ cấu giá trị vốn đầu tư. Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá. Cơ cấu giá trị sản phẩm theo ngành sản xuất. Trong nông nghiệp Cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi trong giá trị sản phẩm nông nghiêpj. Cơ cấu diện tích cây trồng. Chuyển dịch cơ cấu nông thôn là thay đôit tỷ lệ trên đây tạo ra một cơ cấu hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tỷ lệ (%) thu nhập quốc dân của ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thay đổi trong tổng thu nhập quốc dân. 2.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn * Nhóm nhân tố tự nhiên: - Các nhân tố về điều kiện tự nhiên như đất đai, khoáng sản, nguồn nước khí hậu và địa hình, vị trí địa lý. - Các nhân tố tự nhiên tác động trực tiếp tới sự hình thành vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông thôn. Tuy nhiên sự tác động và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên tới mỗi nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn không phải như nhau. Điều kiện tự nhiên sẽ quyết định đến phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế mỗi vùng với những lợi thế tối đa của vùng. * Nhóm các yếu tố kinh tế: Trong nền kinh tế hàng hoá các quan hệ kinh tế được thể hiện thông qua thị trường. Các yếu tố cơ bản của thị trường là: Cung cầu và giá cả, thị trường nông thôn không chỉ thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh tế nông thôn mà còn góp phần quan trọng thu hút các yếu tố đầu vào của các hoạt động sản xuất kinh doanh trông nông thôn như vốn, sức lao động, vật tư, công nghệ cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước sang nền kinh tế thị trường. Sự phát triển nền kinh tế nông thôn cũng phải hứng chịu và đối mặt với sự phát triển đó. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường, thị trường luôn là yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế và đặc biệt nó ảnh hưởng, quyết định đến việc hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế. Vì mọi hoạt động kinh tế của con người luôn phải đặt lợi ích kinh tế lên trên, đó là động lực của sự phát triển. Vấn đề về nguồn dân số và lao động, các phong tục tập quán và truyền thống của mỗi vùng là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất ở nông thôn. ở những vùng đất chật người lao động du thừa và có tay nghề, nghề truyền thống, thì mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với giải quyết công ăn việc làm, sử dụng tay nghề cử người lao động trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, vấn đề kinh tế đối ngoại và hợp tác phân công lao động quốc tế cũng tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. * Nhóm các yếu tố phi kinh tế: Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nông nghiệp nói riêng không chỉ anh hưởng bởi các nhân tố kinh tế mà còn ảnh hưởng tới các nhân tố phi kinh tế như: Mô hình kinh tế – xã hội, phong tục tập quán, cộng đồng dân cư, trình độ dân trí, khả năng tiếp nhận khoa học công nghệ mới, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư, Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, Nhà nước sử dụng các chính sách kinh tế và các công cụ khác để thực hiện chức năng quản lý vĩ mô. Chính sách kinh tế là hệ thống các biện pháp kinh tế được thể hiện bằng các văn bản quy định tác động cùng chiều vào nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu đã định. Các cính sách viư mô thể hiện sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường để các quy luật của thị trường phát huy những tác động tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, nhằm mục đích tạo điều kiện, cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với vận tốc cao và ổn định. Ngoài ra các nguồn vốn đầu tư, trình độ của con người lao động, quản lý cũng ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2.1.4. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá 2.1.4.1. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là mục tiêu chiến lược kinh tế của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Do đó khi bàn về công nghiệp hoá - hiện đại hoá chúng ta cần hiểu rõ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì, từ đó có cách tiếp cận theo các góc độ khác nhau. - “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là chiến lước phát triển kinh tế – xã hội khoa học công nghiệp trong thơpì gian dài”. Theo tư tưởng này công nghiệp hoá - hiện đại hoá được nhìn nhận như một chiến lược phát triển kinh tế trong đó có phương hướng và mục tiêu cử nền kinh tế. - “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình phát triển nhằm cải tiến sức lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để đạt năng suất lao động xã hội cao”. Theo cách tiếp cận này nó chỉ rõ mục đích của công nghiệp hoá là nâng cao năng suất lao động xã hội, cái quyết định cho sự tồn tại của một chế độ xã hội. Đối với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta thì các tiếp cận này là phù hợp giúp chúng ta hiểu rõ thực chất của công nghiệp hoá - hiện đại hoá để có những hướng đi đúng đắn nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế đất nước. - “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử dụng lao động thủ cộng là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Thực chất quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở đây là chuyển nền sản xuất xã hội từ trình độ công nghệ thấp lên trình độ công nghệ tiên tiến hiện đại và được coi là quá trình lâu dài. 2.1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong quá trình mở rộng qui mô của nền kinh tế, do tốc độ tăng trưởng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế không giống nhau, dẫn đến mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa chúng thay đổi, tức là cơ cấu kinh tế thay đổi. Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế là một quá trình thường xuyên liên tục và thường diễn ra với tốc độ tương đối chậm chạp theo thời gian. Đó là quá trình chuyển biến từ trạng thái mới dưới tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan trọng những điều kiện lịch sử nhất định. Các nhà kinh tế gọi đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhấn mạnh rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá bỏ dần tính thuần nông, phát triển công nghiệp và dịch vụ đặc biệt là công nghiệp chế biến nông – lâm – ngư nghiệp phục vụ xuất khẩu. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như; giao thông, điện, thông tiên liên lạc, các công trình văn hoá, giáo dục làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Thúc đẩy việc xây dựng doanh nghiệp nhỏ ở các vùng nông thôn tạo việc làm cho người lao động nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần phải đẩy nhanh việc thực hiện thủy lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá, phát triển công nghiệp chế biến, phát triển các ngành nghề truyền thống, các loại dịch vụ sản xuất và đời sống, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh hiện đại. Tóm lại, mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá là: Giải quyết việc làm cho người lao động dư thừa ở nông thôn, nâng cao thu nhập và mức sống cho dân cư nông thôn. Đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn, đa dạng hoá ngành nghề lao động ở nông thôn trên cơ sở tạo ra ngành nghề mới. Đảm bảo việc làm ổn định cho lao động nông thôn, giảm tỷ lệ chênh lệch giầu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giảm các tệ nạn xã hội. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài. 2.2.1. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở một số nước Châu á. 2.2.1.1. Nhật Bản. Nhật Bản là nước đầu tiên thực hiện công nghiệp hoá ở châu á, xuất phát từ nền nông nghiệp cổ truyền tự cấp tự túc, sản xuất manh mún, hộ nông dân quy mô nhỏ (bình quân 0,5ha) đã trở thành cường quốc kinh tế số 2 trên Thế giới. Nhật Bản đã chú trọng thích đáng đến việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ ở các thị xã, thị trấn, đặc biệt là việc mở ra các mạng lưới công nghiệp, gia đình phân tán ở nông thôn. Họ không chỉ phát triển ngành nghề cổ truyền mà còn mở mang các ngành nghề mới. Bao gồm các hoạt động dịch vụ kỹ thuật ở nông thôn thu hút lao động dư thừa, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn. Nhật bản đã thực hiện hàng loạt công việc thuộc phạm trù công nghiệp hoá có liên quan đến nông nghiệp nông thôn như: Duy trì các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền ở nông thôn. Hình thành các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp gia đình ở nông thôn. Phát triển các ngành dịch vụ, kinh tế kỹ thuật phục vụ nông nghiệp nông thôn. Tích cực thực hiện công nghiệp hoá, đại hoá sản xuất nông nghiệp. Đối với sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản được chia thành ba cấp, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mô hình này cho thấy cơ sở công nghiệp gia đình ở nông thôn có ưu điểm. Phân tán trên địa bàn nông thôn, trong từng hộ gia đình đã giảm chi phí xây dựng, tận dụng đất đai. Tạo thu nhập cho nông dân mà không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra nghề dịch vụ kinh tế kỹ thuật được hình thành và phát triển rộng rãi. Hình thành mạng lưới dịch vụ tín dụng vốn, bảo hiểm, công cụ máy móc cho nông nghiệp, cung cấp hàng tiêu dùng… Thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp ở Nhật Bản gồm nhiều mặt. ứng dụng các thành tựu khoa học tiến bộ về vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi tốt, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh. Công nghệ sản xuất nông nghiệp tiến bộ như: thủy lợi hoá, hoá học hoá, đặc biệt là công nghệ cơ giới hoá nông nghiệp. Nhờ vậy mà số lượng máy nông nghiệp ở Nhật Bản tăng nhanh. Cho đến đầu những năm 90 Nhật Bản thực hiện cơ giới hoá làm đất đạt 98-100%, tưới tiêu nước 100%, phu thuốc trừ sâu 100%, cấy lúa 90%, gặt đập lúa 99%, sấy thóc 98%. Tạo điều kiện để chi phí lao động làm 1 ha lúa của Nhật Bản giảm từ 2.050 giờ công (năm 1950) xuống còn 396 giờ công (năm 1994). Chi phí sản xuất một tạ thóc giảm từ 60 giờ công xuống còn 8 giờ công. So với năm 1950, tỷ trọng lao động nông nghiệp năm 1990 tăng 30 lần so với năm 1960, trong khi chi phí lao động giảm nhiều lần. 2.2.1.2. Đài Loan. Cũng như Nhật Bản, Đài Loan tiến hành công nghiệp hoá rất sớm, từ những năm 50, trong điều kiện đất chật người đông, kinh tế bị chiến tranh tàn phá, họ chỉ có lợi thế về lao động và đất đai. Nhưng Đài Loan đã lựa chọn mô hình công nghiệp hoá không tập trung ở đô thị phân tán cả ở đô thị và nông thôn. Bắt đầu từ nông nghiệp, kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong từng thời kỳ, đồng thời phát triển cả công nghiệp đô thị và công nghiệp nông thôn. Đài Loan chú trọng phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ phân tác ở nông thôn. Nhờ công nghiệp phân tác ở nông thôn đã thu hút được lao động dư thừa, nhiều hộ nông dân từ thuần nông chuyển thành vừa làm nông nghiệp vừa làm dịch vụ, công nghiệp. Thu nhập của các hộ nông dân ngày càng tăng chủ yếu do nguồn thu nhập ngoài nông nghiệp (năm 1952 thu nhập ngoài nông nghiệp là 13%, năm 1979 đã tăng lên 69,1% trong tổng số thu nhập của nông dân). Đời sống nông dân trở nên khá giả nhờ công nghiệp nông thôn đã thúc đẩy các liên hợp nông – công nghiệp phát triển. Những thành tựu của công nghiệp hoá nói chung và công nghiệp hoá nông thôn nói riêng đã tạo điều kiện cho Đài Loan đi nhanh vào hiện đại hoá nông nghiệp. Đó là do sự tác động của công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất nông nghiệp đã được công nghiệp hoá - hiện đại hoá đến mức độ cao (thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá). Đài Loan đã tạo ra một mô hình công nghiệp hoá nông thôn với những nội dung phong phú đa dạng đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội rõ rệt. Công nghiệp hoá nông thôn đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; tỷ trọng các hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm công nghiệp và dịch vụ tăng, cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng; phát triển mạng lưới điện, giao thông nông thôn, thông tin liên lạc được tăng cường. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 707 triệu USD năm 1952 lên 12,06 tỷ USD năm 1992, cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phù hợp yêu cầu công nghiệp hoá, giá trị sản lượng trồng trọt giảm từ 71,9% năm 1952 xuống 47,1% năm 1981, tăng giá trị sản lượng chăn nuôi từ 15,6% năm 1952 lên 29,5% năm 1981. 2.2.1.3. Hàn Quốc. Cũng như các nước khác trong khu vực, Hàn Quốc tiến hành công nghiệp hoá từ một nền kinh tế lạc hậu, trong điều kiện đất nước hoang tàn, kiệt quệ sau chiến tranh. Nhưng họ đã tiến hành công nghiệp hoá bằng con đường khác với việc xây dựng các xí nghiệp công nghiệp quy mô lớn tập trung ở đô thị làm chủ lực chứ chưa trú trọng phát triển nông nghiệp nông thôn. Những năm 60 trở đi trên cơ sở tiềm lực của công nghiệp hoá Hàn Quốc tập trung nhiệm vụ công nghiệp hoá nông thôn và hiện đại hoá nông nghiệp. Trong thời gian này Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra nhiều chương trình kế hoạch dài hạn và ngắn hạn để phát triển nông nghiệp theo hai hướng: Xây dựng các xí nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ phân tán ở nông thôn và di chuyển một số xí nghiệp công nghiệp từ thành phố lớn như Seul và Pusan về các vùng nông thôn. Thông qua các chương trình phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp của các hộ nông dân, chương trình phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, chương trình phát triển các xí nghiệp, phong trào cộng đồng mới ở nông thôn đã tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương sản xuất quy mô nhỏ bé. Công nghiệp hoá sản xuất nông nghiệp được triển khai như ứng dụng thành tựu công nghiệp vào nông nghiệp và phát triển công nghiệp để chế tạo máy móc công nghiệp ở trong nước. Chính phủ có chính sách hỗ trợ nông dân cơ giới hoá nông nghiệp, cho vay 60% và trợ cấp 40% tiền mua máy. Tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp phát triển nhanh chóng, nhờ vậy tính đến năm 1994 Hàn Quốc đã cơ giới hoá hầu hết các khâu sản xuất lúa như: tưới nước 100%, làm đất 96%, cấy lúa 93%, phun thuốc trừ sâu 94%, thu hoạch 91%, sấy hạt 26%. Sản xuất nông nghiệp Hàn Quốc từ năm 90 có xu hướng chuyển sang công nghệ nông nghiệp kỹ thuật cao, sản xuất trong nhà kính với thiết bị điện tử tự động hoá. Trong quá trình công nghiệp hoá, cơ sở hạ tầng nông thôn được chú trọng phát triển theo hướng đô thị hoá. Ngay từ những năm 80 đã có 90% số hộ dân có điện dùng so với thành phố lúc đó là 95%. Trong 1.000 hộ đã có 972 ti vi, 600 ôtô con, 337 điện thoại. Chi phí lao động cho 1 ha lúa giảm từ 1.240 giờ công năm 1965 xuống gần 600 giờ công năm 1994. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong xã hội giảm từ 55% năm 1965 xuống 11,6% năm 1994. Thu nhập hộ nông dân tăng từ 1.122.600Won/hộ năm 1970 lên 20.316.000Won/hộ năm 1994. Tỷ trọng thu nhập từ ngoài nông nghiệp tăng 24,2% năm 1970 lên 34,8% năm 1980. 2.2.1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của các nước châu á. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy trong quá trình đi lên công nghiệp hoá đất nước sớm hay muộn các nước đều phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hoá gồm nông – công nghiệp – dịch vụ. Thực tế trong những thập kỷ qua thành tựu đạt được của việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở nhiều nước trên thế giới là vô cùng to lớn. Mặc dù mức độ cũng như kết quả đạt được còn phụ thuộc vào điều kiện của từng nước, từng thời điểm tiến hành, từng nước đã định ra chiến lược phát triển kinh tế đặc thù theo những mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước do sự lắp đặt của Chính phủ. Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân nên việc học hỏi, tham khảo kinh nghiệm và phương pháp tiến hành của một số nước Châu á như: Tập trung tiến hành công nghiệp hoá không chỉ ở các đô thị lớn mà về tới cả nông thôn, duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, tích cực thực hiện cô._.ng nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật về vật tư nông nghiệp, giống cây trồng… là không thể thiếu được, đặc biệt là đối với nước ta hiện nay đang trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung cũng như công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nói riêng. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài việc tham khảo kinh nghiệm về những thành công của một số nước Châu á có điều kiện tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá giống Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa. 2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam. 2.2.2.1. Sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nông thôn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Theo kết quả điều tra năm 2003, dân số trung bình ở nông thôn chiếm 78,6% dân số cả nước, lao động nông nghiệp chiếm hơn 70% lao động xã hội mà chủ yếu ở nông thôn. Nông thôn là thị trường rộng lớn và rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế – xã hội nông thôn từ nay đến năm 2010 là nhằm giải phóng sức sản xuất của nông dân, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa. Kinh nghiệm của các nước đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đều rất coi trọng phát triển nông thôn toàn diện, thực chất là công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn. Trong nông thôn nước ta hiện nay chỉ có sản xuất nông nghiệp và đang vận động theo xu thế phi thuần nông bằng nhiều cách: Khôi phục nghề truyền thống, mở mang nghề mới tạo các điều kiện mới để nông dân “lý nông mà không ly hương” từng bước đô thị hoá nông thôn. Vì vậy vấn đề đặt ra là sớm xác định hướng đi cho công nghiệp hoá nông thôn. Vì vậy vấn đề đặt ra là sớm cung cấp thông tin, bảo vệ môi trường ở nông thôn. 2.2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam. Trong những năm qua, mặc dù cơ cấu giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp có bước chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp nhưng nhìn chung còn chậm và không đều. Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều, song căn bản hơn cả là thiếu thị trường và chưa có đủ các điều kiện vật chất cần thiết thúc đẩy quá trình chuyển dịch. Tình trạng thiếu vốn, lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ là phổ biến. Công nghiệp nông thôn nước ta nói chung còn ở dạng thủ công, bán cơ khí. Công nghiệp chế biến phát triển chậm và không đều giữa các vùng. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên Hải miền Trung, đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh hơn; còn các vùng khác phát triển chậm. Nguyên nhân cản trở chính của sự phát triển công nghiệp nông thôn và công nghiệp chế biến nói riêng là cơ sở hạ tầng quá kém, kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, tay nghề thấp cộng với tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Đến nay Việt Nam hiện vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với gần 80% dân cư sống ở nông thôn. Đại bộ phận người nghèo cũng tập trung ở khu vực nông thôn. Vì vậy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn có ý nghĩa quyết định đối với sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội tạo cơ sở phát triển nông nghiệp. Song nông nghiệp không tự thân đổi mới cơ sở vật chất và nó không có khả năng tăng trưởng đủ nhanh để tạo việc làm, bởi vậy phải công nghiệp hoá nông thôn với những nội dung cơ bản sau. Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá tăng về số lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn về lương thực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp chế biến và của thị trường trong, ngoài nước. Thực hiện thủy lợi hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá. Phát triển công nghiệp chế biến, nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị. Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm: Tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, từng bước hình thành nông thôn văn minh, hiện đại. Thực hiện tinh thần Nghị quyết 5/TW về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, Nghị quyết 7/TW (khoá VII), Nghị quyết Đại hội Đảng giữa nhiệm kỳ khoá VII và Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng định phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đại hội IX của Đảng đề ra mục tiêu chiến lược và quan điểm phát triển, đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với một cơ cấu kinh tế tối ưu theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Việc quán triệt các quan điểm của Đảng trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và việc nắm vững các nội dung cơ bản trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả. Tăng nhanh năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào quá trình sản xuất để tạo ra một giá trị sản lượng lớn và hiệu quả kinh tế cao. Quá trình đô thị hoá và phát triển các thành phố đòi hỏi các huyện ngoại thành phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thật vậy, quá trình đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn làm giảm các điều kiện sản xuất nông nghiệp, tăng khả năng và điều kiện phát triển các khu công nghiệp và dịch vụ. Điều đó đòi hỏi cơ cấu kinh tế nông thôn phải thay đổi để thích ứng với điều kiện mới. 2.2.2.2.1. Cơ cấu kinh tế chung. Khi xét cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp trước hết phải xét đến cơ cấu kinh tế nông thôn về mặt tổng thể trong mối quan hệ giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Vì cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp là một nội dung quan trọng của cơ cấu kinh tế nông thôn và nó chỉ có thể biến đổi trong mối quan hệ tất yếu của công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Cơ cấu giá trị sản lượng. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê bình quân từ năm 2003-2005 tỷ trọng nông nghiệp (gồm nông, lâm, ngư nghiệp) giảm dần từ 24,53% - 23,24% - 22,99%. Tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh từ 38,73% - 38,55% - 40%. Tỷ trọng dịch vụ ổn định từ 38,63% - 38,46% - 38,01%. Cơ cấu thu nhập. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê bình quân từ năm 2003-2005 thu nhập từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 45-55% trong tổng thu nhập của dân cư nông thôn. Trong đó những hộ nghèo thu nhập từ nông nghiệp chiếm từ 60%, còn những hộ giầu là 40%. Ngành dịch vụ nông thôn mới chiếm từ 20-28% trong tổng giá trị các ngành sản xuất và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Hệ số chênh lệch thu nhập giữa các địa bàn dân cư có xu hướng thu hẹp dần. Cơ cấu lao động. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 205 lao động nông nghiệp vẫn chiếm 60% so với tổng lao động xã hội trên địa bàn nông thôn. Trong đó lao động tập trung vào trồng trọt chiếm 65%. 2.2.2.2.2. Cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp. Cơ cấu giá trị sản lượng của nông – lâm – ngư nghiệp từ năm 2003-2005 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 24,53% - 22,99%, ngư nghiệp có bước tiến mới 29,1% - 34,5%, lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn (tốc độ tăng trưởng toàn ngành năm 2003 tăng 1,1%). Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp đạt trung bình từ 2-3,5%, thu nhập của dân cư thì nông nghiệp chiếm 45%, lâm nghiệp 8,3%, ngư nghiệp chiếm 9,1%. 2.2.2.2.3. Cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi. Cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi là nội dung cốt lõi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nhiều năm qua, ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển và ngày càng chiếm tỷ trọng cao so với trồng trọt, tuy nhiên tốc độ này còn thấp, cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi dao động xung quanh 65% và 35%. * Cơ cấu trồng trọt. Về cơ cấu diện tích năm 2003-2005 cho thấy xu hướng giảm tỷ trọng cây ngắn ngày từ 80,5% năm 2001 xuống 76,2% năm 2003 và tỷ trọng cây dài ngày tăng 19,5% năm 2001 lên 23,8% năm 2003. Về cơ cấu giá trị sản lượng các cây trồng cho thấy cây lương thực luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng giảm từ 58% năm 2003 xuống 52,2% năm 2005. Một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp, cây ăn quả có xu hướng tăng dần (đậu tăng 9%, đỗ tương tăng 9,2%, bông tăng 18,8%, cói tăng 12%, hồ tiêu tăng 56%, điều tăng 28,7%…). * Cơ cấu chăn nuôi. Chăn nuôi đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi năm 2005 đạt 8,3% so với 3,2% của ngành trồng trọt. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Tóm lại, trong thời gian qua về cơ bản cơ cấu kinh tế nông thôn có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành nông nghiệp có tỷ trọng giảm dần, công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng tăng. Tuy nhiên đây chỉ là những thành quả bước đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, coi đó là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu. Phần III đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đặc điểm 3.1.1. Điều kiện tự nhiên. 3.1.1.1. Vị trí địa lý. Huyện Thanh Trì được thành lập ngày 31 thán 05 năm 1961, qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính Thanh Trì ngày nay là một huyện ngoại thành Hà Nội, nằm ở phía Nam thành phố, trên đường quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng và quận Thanh Xuân, phía Nam giáp huyện Thường Tín (tỉnh Hà Tây), phía Tây và Tây Bắc giáp quận Thanh Xuân (Hà Nội) và thị xã Hà Đông (tỉnh Hà Tây), phía Đông là sông Hồng, giáp giới huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên. Toạ độ địa lý của Thanh Trì từ 20050’ đến 21000’ vĩ độ bắc và từ 105045’ đến 105060’ kinh độ đông. Chiều dài Bắc – Nam tương ứng với chiều dài từ Đông sang Tây vào khoảng 10km. 3.1.1.2. Địa hình. Thanh Trì là vùng đất bằng trũng, có độ cao trung bình từ 4 đến 4,5m. Cao nhất từ 6 đến 6,5m, thấp nhất từ 2,5 đến 2,8m, được xếp vào vùng ô trũng ven đê của đồng bằng sông Hồng. Địa hình biến đổi phức tạp nghiêng và dốc. 3.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hâu. Huyện Thanh Trì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Mùa đông lạnh từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Nhiệt độ bình quân năm 23.40C tháng 6 nóng nhất với nhiệt độ bình quân 290C, ngày nóng nhất là 42,80C. Độ ẩm trung bình hàng năm 85%. Lượng mưa hàng năm thường 1700 đến 2000mm, trung bình có 143 ngày mưa, trong năm tập trung từ tháng 3 đến tháng 9 với 1420 ly bằng 79% lượng mưa cả năm. Năm mưa nhiều, mưa dồi dập vào tháng 7,8,9 theo quy luật gây ngập úng cho đầu vụ lúa mùa. 3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội. 3.1.2.1. Đất đai. Đất đai chủ yếu được kiến tạo trên đất phù sa sản xuất, có 80% là đất thịt, còn lại là cát phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm. Về độ dày của đất trên 1m, độ dốc dưới 1506’ và không bị nhiễm mặn đều đạt 100% diện tích đất canh tác. Có 486 ha chiếm 11% đất canh tác thuộc đất có độ phì nhiêu trung bình số còn lại thuộc loại đất tốt. Chân đất thịt nặng hay sét có 2021 ha chiếm 46,2%. Qua biểu 1 cho thấy toàn huyện Thanh Trì có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.828ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm đa số với 6.074 ha chiếm 61,8% năm 2005. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm từ 6.650 ha chiếm 67,7% năm 2003 xuống còn 6.074 ha chiếm 61,8% năm 2005. Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất canh tác là chủ yếu với 4.939 ha chiếm 81,36% năm 2005. Đối với diện tích trồng màu và cây công nghiệp, đất chuyên rau và một số cây hàng năm giảm dần theo từng năm từ năm 2003 đến năm 2005. Trong khi đó diện tích trồng hoa, cây cảnh tăng từ 28 ha năm 2004 lên 32 ha năm 2005. Mặt khác đất nuôi trồng thuỷ sản cũng có xu hướng tăng từ 1.070 ha chiếm 10,9% năm 2003 lên 1.109 ha chiếm 11,3%. Đặc biệt đất thổ cư của huyện có xu hướng tăng nhanh từ 1.501 ha chiếm 15,3% (năm 2003) lên 2.018 ha chiếm 20,5% (năm 2005). Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá tăng nhanh, nhiều diện tích đất canh tác được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng và nhà ở, các khu trung cư… Đất đai của huyện Thanh Trì chủ yếu là đất bãi, đất đồng có độ phì nhiêu cao, phù hợp với phát triển trồng lúa, rau, màu, hoa… Do hiểu rõ tính chất đất trong những năm gần đây người dân trong huyện đã chuyển hướng cây trồng có giá trị cao gấp 5-10 lần cây lúa. Bảng biểu Qua sự phân tích ta thấy đất đai huyện Thanh Trì thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, nhưng phải chọn một cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân và tận dụng hết lượng lao động dư thừa. 3.1.2.2. Dân số và lao động. Huyện Thanh Trì có 14 xã và 1 thị trấn, với tổng số dân năm 2005 là 138.102 người tăng 13.667 người so với năm 2003, tốc độ phát triển bình quân 3 năm là 504,9 tăng 2,9%. Nguyên nhân là do. Tỷ lệ tăng tự nhiên. Tốc độ đô thị hoá nhanh, các khu nhà chung cư được xây dựng thu hút người dân ở nhiều nơi về huyện sinh sống. Toàn huyện có tổng số dân năm 2005 là 45.820 hộ tăng 1,970 hộ so với năm 2003, trong đó hộ nông nghiệp là 46.810 hộ chiếm 65,2%, hộ phi nông nghiệp là 25.101 hộ chiếm 34,8%. Trong số hộ phi nông nghiệp thì hộ thương nghiệp dịch vụ là 9.937 hộ chiếm 39,7%; hộ xây dựng, tiểu công nghiệp là 7. 280 hộ chiếm 29,1% hộ nhân viên chức là 7.793 hộ chiếm 31,2% năm 2003. Qua biểu 2 ta thấy trong số hộ phi nông nghiệp bình quân 3 năm thì số hộ thương nghiệp dịch vụ tăng 3,1%, số hộ công nhân viên chức năng 3,0%. Đến nay toàn huyện có tổng số lao động là 132. 810 người; trong đó lao động nông thôn là 78. 838 người chiếm 59,4%, như vậy lao động nông nghiệp đã giảm dần từ 78. 851 người năm 2001 xuống còn 78. 838 người năm 2003. Lao động phi công nghiệp tăng dần từ 52. 840 người chiếm 40, 1% năm 2001 lên 53. 972 người chiếm 40,6% năm 2003, tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm tăng 1,1%. Nhìn chung lao động của huyện đã từng bước chuyển dịch theo hướng hợp lý, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dần thay vào đó là tỷ trọng lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng lên, điều này là rất phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tóm lại, huyện Thanh Trì có tiềm năng to lớn về đặc điểm tự nhiên, đất đai, con người. Với 5. 540, 19ha canh tác là sản phẩm bồi đắp của sông Hồng và sông Tô Lịch, nghề nông đa dạng với 131, 691 lao động nông nghiệp, Thanh Trì có khả năng to lớn về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Thanh Trì còn là huyện có nhiều cơ sở công nghiệp Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo tiềm năng về phát triển công nghiệp.Thương mại – dịch vụ – du lịch có cơ hội phát triển mạnh mẽ đặc biệt là ở dự án đầu tư các khu dịch vụ trục quốc lộ 1A và các trung tâm buôn bán….. 3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng. Để phát triển Kinh tế – xã hội nông thôn nói riêng, cũng như phát triển nề kinh tế đất nước nói chung thì việc ưu tiên thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng là không thể thiếu được. Đặc biệt cơ sở hạ tầng nông thôn hiện này ảnh hưởng trực tiếp đến công công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của đất nước và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển – xã hội của huyện Thanh Trì. * Hệ thống giao thông Trên địa bàn huyện có đường sắt, đường bộ và đường sông thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu hàng hoá với các khu vực lân cận. Đường sắt có hai tuyến, tuyến đường sắt Bắc Nam kể từ ga Giáp Bát đến ga Văn Điển đi qua địa phận xã Liên Minh dài 12 km, tính từ xã Hữu Hoà qua xã Vĩnh Quỳnh và ga Văn Điển dài 8,5 km, có hai ga chính là Giáp Bát và Văn Điển; ga Giáp Bát là ga lớn diện tích 9,4 ha với 14 đường sắt trong ga, mỗi ngày có từ 30 đến 40 tàu hàng chở từ 50.000 đến 120.000 tân shàng mỗi ngày và có khoảng 8.000 đến 10.000 khách lên xuống tàu. Ga Văn Điển có diện tích 1.65 ha với 4 đường sắt trong ga, chiều dài đường ga 500m, mỗi ngày có khoảng 20 – 30 tàu khách và hàng. Tuyến đường sắt phía tây mỗi ngày chỉ có 1 – 2 chuyến. Trên địa bàn huyện coa sông tiêu nước, chủ yếu có hai sông lớn là sông Hồng và sông Nhuệ. Sông Hồng chảy qua từ xã Thanh Trì - Cảng Khuyến Lương – Thôn 3 xã Vạn Phúc khoảng diện tích 17 km. Bảng biểu Cảng Khuyến Lương mới xây dựng cho tàu phà sông biển cập bến. Diện tích cảng là 5 ha, nó có khả năng tiếp nhận tàu phà sông biển dưới 1.000 tấn, có một cầu xếp dỡ khoảng 200.000/ tấn/ năm. Thanh Trì có mạng lưới đường bộ phát triển, toàn huyện có 10 con đường do TW và Thành Phố quản lý: Quốc lộ 1A, quốc lộ 6, đường giải phóng, Yên Sở, Khuyến Lương…. Có tổng chiều dài là 52.8 km. Mạng lưới đường liên thôn, ngõ xóm huyện Thanh Trì cũng phát triển với chiều dài 382, 764 km, trong đó đường thôn 75. 983 km chiếm 19,9%. Mạng lưới đường này chủ yếu được lát gạch 145. 675 km chiếm 48%. Còn lại là đường đá, đườn nhựa, bê tông 12% đưòng cấp phối và đường đất. Tuy nhiên hệ thông đường đã cũ, xuống cấp, không có rãnh thoát nước, nắp đậy và gây nhiễm môi trường cho người dân xung quanh. * Hệ thống thuỷ Hệ thống thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng trong tài sản nông nghiệp, đặc biệt đối với huyện Thanh Trì là một huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Những năm gần đây do thời tiết thất thường và mùa mưa hay bị ngập úng, do đó huyện đã chú trọng phát triển công tác thuỷ lợi nhằm đáp ứng yêu cầu cho sản và đa dạng hoá các loại cây trồng. Toàn huyện hiện có 83 trạm bơm tưới nước, 12 trạm bơm tiêu cho 55,4% diện tích canh tác, trong 11. 300 m mương tưới mới được bê tông hoá 8.800m. Song nhìn chung các công trình đã bị xuống cấp, tình trạng vi phạm công trình thuỷ lợi vẫn xảy ra, một số diện tích còn phụ thuộc vào thiên nhiên, chưa chủ động tưới tiêu được. * Hệ thống điện trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đảm bảo cung cấp nguồn điện năng là vô cùng quan trọng. Với yêu cầu hiện nay thì điện năng luôn phải đi đầu trong mội hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế. Đến nay toàn bộ 24 xã là 1 thị trấn của huyện đã có điện sử dụng, 100% thôn xóm trong huyện đã có điện để phục vụ sinh hoạt. Năm 2003 – 2005 huyện đã đầu tư thêm 5 trạm biến áp( xã Trần Phú, Lĩnh Nam, Yên Sở, Ngũ Hiệp, Thị trấn Văn Điển) 220 KV, một số đường Bảng biểu dây hạ thế được cải tạo. Tuy nhiên, hệ thống điện còn có nhiều khó khăn như: cuối nguồn điện hay bị sụt áp và mất điện, các tuyến đường dây cao thế được xây dựng đã lâu không đảm bảo an toàn trong sử dụng ảnh hưởng đến phục vụ sản xuất. * Hệ thống thông tin liên lạc Mấy năm gần đây cùng cới tốc độ phát triển rất nhanh của ngành thông tin trong cả nước, ngành thông tin huyện Thanh Trì đã ngày một phát triển. Hầu hết các xã trong huỵen đã có trạm bưu điện, đài phát thanh tuyên truyền. Tuy nhiên, cước điện thoại cong khá cao nên người dân còn gặp khó khăn khi sử dụng. 3.1.2.4. Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm Thanh Trì là huyện ngoại thành – cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, là một huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh, hoạt động kinh tế – xã hội sôi động nhất là trong những năm 2003 – 2005. Cùng với sự phát triển và tốc độ đô thị hoá nhanh nền kinh tế huyện cũng phát triển không ngừng trong giai đoạn 2001 – 2003. Tổng giá trị sản xuất của ngành kinh tế huyện tăng nhanh từ 389, 0 tỷ đồng năm 2001 lên 513,2 tỷ đồng năm 2005 nguyên nhân. Ngành nông nghiệp huyện vẫn là ngành được quan tậm hàng đầu: Năm 2003 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 48,8% đến năm 2005 tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống còn 45,5%, tuy vậy giá trị sản lượng lại tăng lên đáng kể năm 2003 sản lượng ngành nông nghiệp đạt 189,7 tỷ đồng đến năm 2005 sản lượng ngành nông nghiệp huyện tăng 43,4 tỷ đồng so với năm 2001. Tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm là 11,1%. Trong ngành nông nghiệp tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 52,5% năm 2003 và giảm xuống 45,5% năm 2005, giá trị sản lượng ngành trồng trọt tăng từ 99,5 tỷ năm 2003 đã lên 105,9 tỷ năm 2003 tăng 6,4 tỷ đồng so với năm 2001. Tốc độ tăng trung bình trong 3 năm của ngành trồng trọt là 3,2%. Ngành chăn nuôi trong nông nghiệp huyện Thanh Trì cungc phát triển đáng kể, năm 2003 giá trị sản lượng ngành chăn nuôi là 60,7 tỷ đồng chiếm 32% đến năm 2005 đã tăng thêm 18,8 tỷ đồng so với năm 2001. Tốc độ tăng bình quân trông 3 năm ngành chăn nuôi là 14,9%. Biểu 4: Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Thanh Trì STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 I Giao thông 1 Đường giao thông M 312.500 312.500 312.500 - Đường liên xã, liên thôn M 100.000 100.000 100.000 - Đường nội bộ M 212.500 212.500 212.500 2 Phương tiện giao thông - Xe ôtô Cái 270 278 325 - Xe lam Cái 1.050 925 850 - Xe công nông Cái 100 125 150 II Hệ thống điện - Trạm biến áp Cái 102 102 125 - Công suất KV 220 220 220 - Đường dây hạ thế M III Thuỷ lợi - Trạm bơm Cái 83 83 83 - Công suất M3/h 3.620 3.620 3.620 - Mạng lưới M 112.500 112.500 113.500 Trong đó: Bê tông M 25.000 30.000 32.000 IV Thông tin liên lạc - Trạm bưu điện huyện Xã 18 20 23 - Máy điện thoại 1.215 1.816 2.015 - Đài phát thanh 18 20 23 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh té và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì. Đối với ngành thuỷ sản nghề nuôi cá hiện nay vẫn đang phát triển kể từ khi có chủ trương chuyển đổi diệc tích cây lúa trũng sang” một vụ lúa, một vụ cá”, năm 2005 sản lượng ngành thuỷ sản đạt 47,7 tỷ đồng tăng 18,2 tỷ đồng so với năm 2003. Tốc độ tang bình quân trong 3 năm là 29.7%. Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển khá nhanh và ngày một lớn mạnh. Công nghiệp – tiểu thủ công ngiệp chiếm tỷ trọng lớn, năm 2003 giá trị sản lượng ngành công nghiệp – TTCN đạt 148,0 tỷ đồng sang năm 2005 giá trị sản lượng ngành đã đạt 193,4 tỷ đồng. Tốc độ phát triển bình quân của ngành là 15,2 %. Ngành dịch đang đần phát triển cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh của huyện, năm 2003 giá trị sản lượng của ngành dịch vụ là 51,3 tỷ đồng chiếm 13,2% đến năm 2005 đã là 86,7 tỷ đồng chiếm 16,9% trong cơ cấu kinh tế chung của huyện. Nhìn chung ngành kinh tế huyện Thanh Trì khá phát triển, tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì việc giảm tỷ trọng ngành công nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là cần thiết và quan trọng. 3.1.3. Đánh những thuận lợi và khó khăn của huyện Thanh Trì 3.1.3.1. Thuận lợi Để đảy mạnh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nhiệp nông thôn, tiếp tục phát triển nền kinh tế nâng cao thu nhập đảm bảo cuộc sống nông dân ngày càng di lên, thì việc tận dụng các lợi thế của huyện, khắc phục những khó khăn là điều rất cần thiết đặc biệt trong điều kiện hiện nay. Thanh Trì là một huyện ngoại thành, cửa ngõ phía Nam của Thành Phố Hà Nội tập trung các đầu mối giao thông đường sát, đường bộ, đường thuỷ, trong đó tuyến đường Bắc – Nam, hai ga xe lửa và ba tuyến đường bộ quan trọng 1A, 70B, đường đê sông Hồng và tuyến đường thuỷ dài 16 km với cảng Khuyến Lương rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thụ nhanh chóng. Bảnh biểu Nông nghiệp cử huyện Thanh Trì với 5 sản phẩm chính: rau, lúa, lợn, gà, cá trong đó rau và cá có vị trí quan trọng trong việc vung cấp thực phẩm cho Thành Phố. Công nghiệp gắn liền với những ngành nghề và làng nghề truyền thống như; miếng rong, bánh phở, bánh kẹo, gạch ngói…. Vì vậy Thanh Trì sẽ có cơ hội đẩy nhanh quá trình đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp cung cấp cho thị trường. Huyện Thanh Trì có thị trường tiêu thụ rộng lớn là Hà Nội trung tâm văn hoá chính trị của cả nước, có gần 800 đơn vị đóng trên địa bàn huyện nên huyện có thể tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp mà ngay cả sản phẩm trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 3.1.3.2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi và tiềm năng lớn thì Thanh Trì cũng gặp phải không ít những khó khăn cần phải khắc phục, nhằm tạo tiền đề để cho công cuộc phát triển kinh tế. Huyện Thanh Trì nằm ở vùng đất trũng mương kênh không đảm bảo nên thường gây ngập ứng vào mùa mưa làm cho nhiều diện tích hoa màu bị mất. Nền nông nghiệp thuần nông năng suất và chất lượng chưa cao, nông nghiệp chưa phát triển bền vững. Thanh Trì là huyện có dân số đông, tỷ lệ phát triển dân số vẫn còn cao, lao động dư thừa, cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh nhiều người ở nơi khác về lập nghiệp, do đó vấn đề an ninh trật tự và giải quyết việc làm vẫn còn là vấn đề nan giải. Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với hệ thống cung ứng đầu vào và đầu ra còn buông lỏng do thị trường đầy biến động và bấp bệnh gây khó khăn cho người sản xuất. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống vẫn còn giữ được một số làng nghề truyền thống đã bị phần nào mai một thiếu đi bản sắc văn hoá làm cho dịch vụ du lịch chưa phát triển. 3.2. Phương pháp nghiên cứu. 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung. 3.2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng. Là phương pháp nghiên cứu, đánh giá hiện tượng kinh tế – xã hội trên cơ sở nhìn nhận xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó và ràng buộc lẫn nhau, chúng tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau trong mọi quá trình tồn tại và phát triển. 3.2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử. Là phương pháp quan trọng khi nghiên cứu vì nó xem xét đánh giá sự vật, hiện tượng phải coi trọng các quan điểm lịch sử. Các sự vật hiện tượng đều không ngừng vận động và phát triển, biến đổi theo thời gian, không gian. Do đó phương pháp này giúp cho việc nhận thức và đánh giá các sự vật hiện tượng một cách đúng đắn nhất. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể. 3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. Dùng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để thu thập số liệu, nguồn thông tin thứ cấp thu được từ tài liệu sách báo có sẵn như thu thập số liệu từ nguồn tài liệu thứ cấp có qua sách báo, thông qua sổ sách của các phòng ban như phòng kinh tế kế hoạch và phát triển nông thôn, phòng thống kê.. về tình hình phát triển kinh tế – xã hội diễn ra trong mọi lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Những thông tin này cung cấp những số liệu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm về vấn đề nghiên cứu, những thông tin này được sử dụng ở phần tổng quan tài liệu nghiên cứu, phần đánh giá về địa bàn nghiên cứu và kết quả của đề tài. 3.2.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu. Căn cứ vào số liệu đã xử lý, tiến hành phân tích theo tình hình biến động của hiện tượng kinh tế – xã hội. Từ đó tìm nguyên nhân dẫn đến kết quả và xu hướng phát triển trong tương lai cũng như những khó khăn của hiện tượng trong phạm vi nghiên cứu. Đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phương pháp tính số bình quân để thấy được sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau của các hiện tượng về cơ cấu, tỷ trọng, sự biến động, quy luật phát triển, tốc độ phát triển. Qua đây rút ra được những kết luận thực tiễn ảnh hưởng đến tình hình kinh tế – xã hội của huyện, dự kiến về xu hướng phát triển trong tương lai. 3.2.2.3. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo. Sử dụng phương pháp này nhằm tranh thủ ý kiến của các chuyên gia về kinh tế, kỹ thuật thông qua các tài liệu nghiên cứu, ý kiến trực tiếp của họ trong việc đánh giá, hoạch định chiến lược phát triển của các vùng, các ngành, các thành phần kinh tế của huyện. Qua sự nghiên cứu chung đi sâu nghiên cứu các cá thể điển hình để phát hiện những tiềm năng, khả năng nhân rộng của những điển hình tốt, nhằm khai thác phát triển kinh tế nông thôn. 3.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu. Dùng chương trình Excel để xử lý số liệu trong đề tài nghiên cứu. 3.2.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu tính toán. - Cơ cấu kinh tế của từng ngành và nội bộ ngành. - Mức độ tham gia của các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. - Mức độ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. - Trình độ dân trí và đời sống của nhân dân. * Chỉ tiêu về kết quả sản xuất. - Tổng số giá trị sản xuất và giá trị cơ cấu. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế – xã hội. * Chỉ tiêu sử dụng nguồn lực. - Tỷ trọng vốn đầu tư cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng. - Cơ cấu lao động trong các ngành sản xuất và dịch vụ - Mức độ trang bị máy móc trong các ngành. - Tình hình sử dụng đất đai. * Chỉ tiêu về hiệu quả. - Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích và trên một lao động. - Năng suất cây trồng và vật nuôi - Sản lượng, lương thực, thực phẩm bình quân trên một nhân khẩu. - Thu nhập bình quân trên một nhân khẩu Phần IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì Căn cứ vào tài liệu thống kê về tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của các ngành, các lĩnh vực ở huyện Thanh Trì trong những năm qua cho thấy cơ cấu kinh tế nông thôn và nông nghiệp huyện đang có biến đổi khá rõ. 4.1.1. Cơ cấu kinh tế ngành. Từ năm 2003 đến nay, trong cơ cấu ngành kinh tế huyện có sự chuyển dịch tích cực, ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển với tốc độ cao hơn và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản phẩm xã hội. Qua biểu 6 cho thấy trong cơ cấu kinh tế chung của huyện ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn ngành công nghiệp và dịch vụ. Từ năm 2004 đến năm 2005 xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chung của huyện là: ngành nông nghiệp từ 48,8% - 45,4%, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp từ 38,0 – 37,7%, ngành dịch vụ từ 13,2% - 15,7%. Mặc dù cơ cấu kinh tế huyện có chuyển dịch nhưng chưa nhanh và không ổn định. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm từ 48,8% năm 2003 xuống 45,4% năm 2005, bình quân 3 năm ngành nông nghiệp giảm 3,5% nguyên nhân là do tính thuần nông của huyện Thanh Trì vẫn cao Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp không ổn định từ 38,0% năm 2003 tăng lên 38,8% năm 2004 nhưng lại giảm xuống là 37,7% năm 2005, bình quân tốc độ giảm trong 3 năm là 0,3% tuy nhiên tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp vẫn tăng tương ứng 3 năm 2004, 2005 là 148,0 – 193,4 tỷ đồng. Bảng biểu Cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn._.h Liệt… ngoài ra còn phát triển thêm ngành nuôi trồng thuỷ sản ở một số xã khác như Đại áng, Ngũ Hiệp… 4.4.1.2.2.3. Phát triển công nghiệp - TTCN Phát triển công nghiệp nông thôn là một nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới kinh tế, đặc biệt góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo đúng hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, từng bước hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý, khai thác đầy đủ mọi tiềm năng, thế mạnh của từng ngày. Biểu 24: Dự kiến cơ cấu ngành CN-TTCN và dịch vụ huyện Thanh Trì đến năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2007 Năm 2010 Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng GTSL CN -TCN 193,4 100,0 386,8 100,0 580,2 100.0 1. Công nghiệp 156,0 80,7 234,0 60,5 397,8 68,6 - CN chế biến LTTP, đồ uống 31,0 19,9 46,5 19,9 93 23,3 - CN Vật liệu xây dựng 51,5 33,0 87,6 37,4 157,7 39,6 - CN Chế biến gỗ 12,2 7,8 18,3 7,8 37,3 6,9 - CN Cơ khí 33,5 21,5 43,6 18,6 65,4 16,4 - CN Tái chế phế liệu 5,2 3,3 7,8 3,3 12,0 3,0 - Công nghiệp khác 22,6 14,5 30,2 12,9 42,5 107 2. Xây dựng cơ bản 37,4 19,3 152,8 39,5 182,4 31,4 Giá trị SX ngành dịch vụ 86,7 100,0 216,8 100,0 320,8 100,0 Phòng Kế hoạch – Kinh tế và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống được coi là ngành có thế mạnh cần được thúc đẩy phát triển. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất nông nghiệp hàng năm đã cung cấp cho công nghiệp chế biến nông sản nguồn nguyên liệu rất lớn, lao động dồi dào, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật ngày càng mở rộng, đây là điều kiện thuận lợi giúp cho ngành này có một bước phát triển mới. Dự kiến đến năm 2010 giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống sẽ đạt 93 tỷ đồng chiếm 23,3% trong cơ cấu ngành công nghiệp, chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống sẽ đạt 93 tỷ đồng chiếm 23,3% trong cơ cấu ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng: Đây là ngành có giá trị sản xuất lớn nhất trong cơ cấu giá trị ngành công nghiệp, do đó cần duy trì và phát triển góp phần đưa tỷ trọng ngành công nghiệp ngày một tăng. Dự kiến đến năm 2010 giá trị sản xuất ngành công nghiệp vật liệu xây dựng sẽ đạt 157,7 tỷ đồng chiếm 39,6% giá trị ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp cơ khí: Cùng với sự phát triển của công cuộc đổi mới kinh tế, ngành công nghiệp cơ khí cần có sự phát triển mạnh mẽ hơn, đảm bảo sản xuất, lắp ráp các loại máy móc hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp, cũng như công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các đối tác đầu tư nước ngoài xây dựng các xí nghiệp cơ khí trên địa bàn huyện, giải quyết tốt việc làm cho lao động dư thừa. Dự kiến năm 2010 giá trị sản xuất của ngành công nghiệp cơ khí đạt 65,4 tỷ đồng. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ với những sản phẩm trang trí nội thất có chất lượng và có tính thẩm mỹ cao. 4.4.1.2.2.4. Phát triển làng nghề truyền thống. Những năm qua các làng nghề truyền thống của huyện Thanh Trì đã được duy trì và còn phát triển thêm nhiều ngành nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy hướng phát triển trong thời gian tới huyện cần đi sâu khai thác các ngành nghề có tiềm năng lớn thu hút nhiều lao động ở địa phương, tập trung phát triển ngành nghề chế biến lương thực thực phẩm, nghề dệt vải, nghề mây tre đan… Ngoài ra cần tiếp tục mở rộng quy mô các ngành nghề mới đang phù hợp với thị trường hiện nay như nghề trạm gỗ, sản xuất nhựa, may công nghiệp. 4.4.1.2.2.5. Phát triển ngành dịch vụ. Phát triển ngành dịch vụ góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển, vì vậy cần tập trung các loại hình dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp như dịch vụ làm đất, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư nông nghiệp xây dựng khuyến nông từ huyện đến cơ sở. Củng cố hệ thống dịch vụ thương mại quốc doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia làm đại lý bán lẻ. Phát triển dịch vụ ăn uống, hình thàh khu du lịch sinh thái… Dự kiến đến năm 2010 giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 320,8 tỷ đồng đạt 20,9% tỷ trọng ngành công nghiệp. 4.4.3. Các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh và đúng hướng, đạt hiệu quả cần có các biện pháp tác động đồng bộ, chú ý một số biện pháp chủ yếu sau. 4.4.3.1. Điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế theo vùng trên địa bàn huyện Vùng I: Tân Triều. Vùng II: Tam Hiệp, Tứ Hiệp. Vùng III: Hữu Hoà, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Thanh Liệt, Đại áng, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đông Mỹ, Ngũ Hiệp, Vĩnh Quỳnh. Vùng IV: Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc. 4.4.3.2. Chính sách đầu tư. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì từ nay đến 2010 sẽ cần một lượng vốn đầu tư (ước tính từ 250-260 tỷ đồng). Do vậy cần chú ý khai thác sức mạnh tổng hợp, huy động vốn đầu tư nhiều nguồn, đầu tư có trọng điểm, ưu tiên các dự án có tác động mạnh chuyển dịch cơ cấu chung của huyện, của vùng như: Đầu tư cho hệ thống giao thông thuỷ lợi, đầu tư cho kệnh mương hoá và các yếu tố quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng, đầu tư để hình thành những làng hoa mới, vùng cây ăn quả tập trung, phát triển chăn nuôi bò sữa, thủy đặc sản. Cần cải tiến phương thức đầu tư vốn của ngân sách sao cho có sức hút các nguồn vốn khác. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết để gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước, áp dựng các biện pháp khuyến khích các tổ chức, cá nhân góp vốn đầu tư vào phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng và xã hội hoá một số lĩnh vực. Kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm phát huy sức đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng. 4.4.3.3. Chính sách ruộng đất. Thanh Trì là huyện đi đầu trong việc thực hiện nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ về giao ruộng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân. Đến nay đã giao được 5.653 ha đất cho 26.794 hộ nông dân và các cơ quan xí nghiệp. Trong những năm trước mắt cần tiếp tục triển khai nhanh việc giao số đất còn lại để tạo điều kiện cho nông dân yên tập đầu tư, chủ động sản xuất khuyến khích tích tụ và tập trung ruộng đất. Cần xem xét cụ thể từng diện tích để giao cho người sử dụng. Những vùng nằm trong quy hoạch đô thị từ 2003 và 2010 thì tạm giao cho hộ sử dụng, các vùng ngoài phạm vi quy hoạch thì giao ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận cho hộ, đặc biệt chú ý quản lý ruộng đất sau khi đã giao và vận động nhân dân đổi ruộng cho nhau để mở trang trại. Tạo điều kiện cho hộ bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu chung của vùng, kiên quyết thu hồi lại đất nếu. Chuyển đổi mục đích sử dụng khi không được phép. Đất nông nghiệp bị bỏ hoang hoá 12 tháng liền kể từ khi giao đất. 4.4.3.4. Xây dựng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn. Cần gấp rút xây dựng định hướng tổng quát hệ thống kết cầu hạ tầng đến năm 2010, trên cơ sở xây dựng quy hoạch cụ thể kết cầu hạ tầng cả năm trước mắt cho toàn huyện và từng vùng. Các xã tiến hành xây dựng chi tiết cho phù hợp. Lựa chọn một số công trình trọng điểm ưu tiên đầu tư trong những năm trước mắt. 4.4.3.5. Đưa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự phân bố lao động, hình thành những ngành sản xuất, loại sản phẩm mới…, việc phổ biến kinh nghiệm hướng dẫn kỹ thuật cho người lao động, cải tiến công cụ thiết bị là rất cần thiết. Phải xúc tiến xây dựng một số mô hình mẫu. Phổ biến kiến thức như tài liệu hướng dẫn lớp tập huấn kỹ thuật có chính sách thu hút các nhân tài liên doanh, phối hợp chặt chẽ với viện khoa học nông nghiệp Việt Nam đóng trên địa bàn huyện và các nhà khoa học nhằm tích cực chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động. 4.4.3.6. Hỗ trợ vốn cho nông dân. Vốn là nguồn lực vô cùng quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng mở rộng quy mô sản xuất của các ngành, đảm bảo từng bước đi lên. Đặc biệt trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở huyện hiện nay đòi hỏi phải có lượng vốn lớn để mở rộng phát triển các hoạt động dịch vụ, các hợp tác xã nông nghiệp để hỗ trợ cho nông dân nhất là vốn lưu động. 4.4.3.7. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Con người được coi là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của xã hội, đặc biệt đối với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay. Do đó huyện cần có kế hoạch khảo sát các đối tượng cán bộ, mở rộng các loại hình bồi dưỡng nâng cao trình độ của các cán bộ cấp huyện và cơ sở. Có chính sách thoả đáng để thu hút những người có trình độ khoa học kỹ thuật, có kinh nghiệm quản lý tham gia công tác phát huy năng lực của mình. 4.4.3.8. Mở rộng thị trường. Tổ chức lại mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng khai thác thị trường Hà Nội và các vùng lân cận. Từng bước tìm kiếm thị trường ngoài nước để xuất khẩu sản phẩm. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khối lượng sản phẩm hàng hoá ngày càng lớn, đòi hỏi phải mở rộng thị trường. Trên địa bàn huyện cần chú ý giải quyết tất cả vấn đề thị trường cung ứng vật tư sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Khi thị trường được mở rộng, sản xuất phát triển mạnh tất yếu cơ cấu kinh tế của huyện sẽ thay đổi nhanh chóng do yêu cầu khách quan của thị trường. 4.4.3.9. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì. Nhà nước chỉ đạo hướng dẫn, giúp đỡ các hộ điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với định hướng cơ cấu chung của từng vùng, của huyện thông qua chính sách hỗ trợ vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.. Nâng cao năng lực dịch vụ của hợp tác xã và các tổ chức kinh doanh dịch vụ như trạm thú ý, thủy nông, giống, cây trồng cho sản xuất kinh doanh của các hộ. Bằng các công cụ pháp luật, Chính quyền huyện cần phải tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của mình, tác động, điều chỉnh để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì phát triển đúng định hướng, đạt được các mục tiêu mà phương hướng phát triển của huyện đã đề ra. Trong quản lý luôn chú ý và bảo đảm tính cân đối và đồng bộ trong quá trình dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế trên địa bàn huyện. Đó chính là yếu tố đảm bảo sự thắng lợi của quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn huyện Thanh Trì. Những giải pháp nêu trên không thể thực hiện được ngay trong một thời gian nhất định mà phải có thời gian lâu dài, liên tục, phổ biến rộng rãi. Mỗi cơ quan đoàn thể và cá nhân phải có ý thức và quyết tâm thực hiện thì những biện pháp kinh tế nêu trên có thể mang tính khả thi trong thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Thanh Trì trong những năm tới. Phần V Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn được xác định là một nội dung cơ bản trong quá trình đổi mới kinh tế nhằm chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lạc hậu, thủ công tự cấp sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển tạo ra năng suất chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm một cách vững chắc, ổn định cho xã hội và cho sản xuất. Thanh Trì là một huyện ngoại thành có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, có đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh, thành phố, có thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, có tiềm năng lớn về đất đai và lao động. Đây là điều kiện tốt tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn trên địa bàn huyện. Những năm qua mặc dù phải vượt qua nhiều khó khăn thử thách, song với ý chí quyết tâm vượt khó, bằng sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong huyện nền kinh tế đã có bước phát triển khá, tốc độ phát triển bình quân 3 năm đạt 15,4%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2001 cơ cấu kinh tế chung của huyện là nông nghiệp 48,8%, công nghiệp 38,0%, dịch vụ 13,2%. Đến năm 2003 cơ cấu này thay đổi là nông nghiệp 45,4%, công nghiệp 37,7%, dịch vụ 16,9%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp thì tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2001 tỷ trọng ngành trồng trọt 52,2%, chăn nuôi 32,0% đến năm 2003 tỷ trọng ngành đạt trồng trọt 45,4%, chăn nuôi 34,1% tuy nhiên đây mới chỉ là những kết quả bước đầu. Sản xuất nông nghiệp từng bước đi vào thâm canh theo chiều sâu bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hoá thích ứng với cơ chế thị trường, đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm, tốc độ phát triển bình quân 3 năm là 11,1%. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã đạt được những thành tựu quan trọng, tỷ trọng ngành ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế chung, tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm đạt 15,2%. Tập trung phát triển một số ngành mũi nhọn đem lại hiệu quả cao như công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp cơ khí, công nghiệp vật liệu xây dựng… tích cực duy trì các làng nghề truyền thống, mở thêm nhiều làng nghề mới, thu hút ngày càng nhiều lao động. Dịch vụ với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng nhiều thành phần kinh tế tham gia đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phát triển.Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm đạt 31,2%. Cơ sở hạ tầng đã được chú ý đầu tư phát triển, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện được tu sửa và xây mới, hiện đại hệ thống thông tin liên lạc. Nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Trì theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã và đang có chuyển biến tích cực. Tuy vậy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ sở hạ tầng cũng như việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chính vì vậy trong những năm tới cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn, thị trường, nhân lực… Đảm bảo thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn huyện diễn ra nhanh chóng từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo. 5.2. Kiến nghị. 5.2.1. Đối với Nhà nước. Để đạt được mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì, trong những năm tới Trung ương và Thành phố cần phải. 1. Tăng cường hỗ trợ vốn ngân sách để cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng theo một số dự án trọng điểm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nay đến năm 2010. 2. Sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở quốc doanh thuộc Trung ương và thành phố trên địa bàn huyện. Chuyển đi và xử lý nước và khí thải của một số cơ sở sản xuất ô nhiễm nặng. Đầu tư xây dựng một số cơ sở ít ô nhiễm, chiếm ít đất có khả năng thu hút nguồn vốn, lao động tại chỗ. 3. Có cơ chế cho huyện có thể sử dụng quỹ đất nằm trong quy hoạch đô thị để xây dưng kết cấu hạ tầng. 4. Các cơ sở chuyển ngành giúp huyện xây dựng chương trình đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thành phố hỗ trợ vốn để xây dựng thực hiện chương trình. 5. Đưa công nghệ chế biến nông sản và công nghệ sinh học nhằm thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở vùng nông thôn. 5.2.2. Đối với huyện. 1. Đẩy mạnh khai thác tốt những tiềm năng lợi thế của huyện, thực hiện có hiệu quả những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Cần tăng ngân sách chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là khu vực nông thôn. 2. Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các chủ đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp và các ngành sử dụng sản phẩm của ngành nông nghiệp làm nguyên liệu. 3. Tích tụ ruộng đất dưới hình thức trang bị nhằm tạo điều kiện cho cơ giới hoá phát triển. 4. Tạo môi trường tốt thu hút các đối tác đầu tư trong và ngoài nước ưu tiên phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động. 5. Cần có biện pháp huy động và khai thác có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân. 6. Tăng cường chuyển giao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các ngành sản xuất mũi nhọn. 7. Cần có biện pháp sử dụng và bồi dưỡng cán bộ cấp huyện và cơ sở có chính sách ưu đãi đối với những người có trình độ, tạo điều kiện cho họ phát huy được năng lực của mình phục vụ sự nghiệp đổi mới kinh tế. 8. Phát triển kinh tế phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường đảm bảo cho cuộc sống nhân dân yên tâm sản xuất. Trên đây là những kiến nghị nhằm thúc đẩy nền kinh tế huyện Thanh Trì phát triển bền vững trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tài liệu tham khảo 1. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền, Thực trạng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1998. 2. Nguyễn Điền, Công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn ở các nước Châu á và Việt Nam, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997. 3. PTS Lê Mạnh Hùng, thực trạng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội 1998. 4. Đỗ Hoài Nam, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội 1996. 5. Nguyễn Thế Thành, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Mỹ Văn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Luận văn tốt nghiệp 1999. 6. Báo cáo kế hoạch phát triển – xã hội giai đoạn 2001-2007 của UBND huyện Thanh Trì. 7. Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới 3 năm 2001-2002-2003 và đến năm 2010 của UBND huyện Thanh Trì. 8. Báo cáo tổng kết công tác năm 2001 và phương hướng công tác năm 2002 của Phòng Kế hoạch – Kinh tế và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì. 9. Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 và phương hướng công tác năm 2003 của phòng Kế hoạch – Kinh tế và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì. 10. Báo cáo tổng kết công tác năm 2003 và phương hướng công tác năm 2004 của phòng Kế hoạch - Kinh tế và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì. 11. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp của trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội 1992. Mục lục Biểu 1. Tình hình đất đai của huyện Thanh Trì STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ phát triển (%) Diệntích (Ha) Cơ cấu (%) Diệntích (Ha) Cơ cấu (%) Diệntích (Ha) Cơ cấu (%) 2004/03 2005/04 B. quân Tổng diện tích đất TN 9.828 100 9.828 100 9.828 100 100 100 100 I Đất nông nghiệp 6.650 67,7 6.317 64,3 6.074 61,8 95 96,2 95,6 1 Đất canh tác 5.540 86,4 5.220 82,6 4.939 81,3 94,2 94,6 94,4 a Đất trồng lúa 4.820 87,0 4.597 88,1 4.350 88,1 95,4 94,6 95,0 b Đất trồng mày và cây công nghiệp 115 2,1 107 2,05 101,0 2,0 93,0 94,4 93,7 c Đất chuyên rau 200 3,6 188 3,6 171,0 3,5 94,0 91,0 92,5 d Đất cây hàng năm khác 375 6,8 300 5,7 285,0 5,8 80,0 95,0 87,5 Trong đó: hoa, cây cảnh 30 0,5 28 0,5 32,0 0,6 93,3 114,3 103,8 2 Cây lâu năm 40 0,6 27 0,4 26,0 0,4 67,5 96,3 81,9 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.070 16,1 1.070 16,9 1.023 18,3 100 103,6 101,8 II Đất chuyên dùng 980 10,0 980 10,0 10,4 10,4 100 104,4 102,2 III Đất thổ cư 1.501 15,2 1.834 18,6 2.018 20,5 122,2 110,0 116,1 IV Đất khác 697 7,1 697 7,1 713 7,3 100 102,3 101,2 V Một số chỉ tiêu BQ 1 Đất nông nghiệp/Khẩu NN 0,15 0,13 0,13 86,7 100,0 93,4 2 Đất canh tác/Khẩu nông nghiệp 0,12 0,12 0,11 100,0 91,7 95,9 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì Biểu 2. Tình hình dân số của huyện Thanh Trì STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ phát triển (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2003/02 2004/03 B. quân I Tổng số dân Người 234.435 100,0 245.305 100,0 258.102 100,0 104,6 105,2 104,9 II Tổng số hộ Hộ 68.850 100,0 70.510 100,0 71.820 100,0 102,4 101,9 102,2 1 Số hộ nông nghiệp Hộ 45.320 65,8 46.400 65,8 46.810 65,2 102,4 100,9 101,6 2 Số hộ phi nông nghiệp Hộ 23.530 34,2 24.110 34,2 25.101 34,8 102,5 103,7 103,1 - Hộ thương nghiệp, dịch vụ Hộ 9.350 39,7 9.510 39,4 9.937 39,7 101,7 104,5 103,1 - Hộ XD, tiểu công nghiệp Hộ 6.830 29,0 7.179 29,8 7.280 29,1 105,1 101,4 103,2 - Hộ công nhân viên chức Hộ 7.350 31,3 7.421 30,8 7.793 31,2 101,0 105,0 103,0 3 Dân số nông nghiệp Người 145.719 146.644 147.494 100,6 100,6 100,6 III Lao động Người 131.691 100,0 132.466 100,0 321.810 100,0 100,3 100,3 100,5 1 Lao động nông nghiệp Người 78.851 59,9 78.842 59,5 78.838 59,4 100,0 100,0 100,0 2 Lao động phi nông nghiệp Người 52.8+ 40 40,1 53.624 40,5 53.972 40,6 101,5 100,6 101,1 IV Một số chỉ tiêu BQ - Bình quân nhân khẩu/hộ Người 3,4 3,5 3,6 102,9 102,8 102,8 - Bình quân lao động/hộ LĐ 1,7 1,69 1,68 99,0 99,4 99,2 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Trì Biểu 3: Mạng lưới đường làng do xã quản lý Chỉ tiêu Toàn huyện Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 S. lượng (km) Cơ cấu (%) S. lượng (km) Cơ cấu (%) S. lượng (km) Cơ cấu (%) S. lượng (km) Cơ cấu (%) S. lượng (km) Cơ cấu (%) Tổng chiều dài 382.764 100 69.518 100 74.546 100 172.162 100 66.138 100 Đường liên thôn 75.938 19,9 10.310 14,8 15.456 20,7 37.508 21,8 12.700 19,2 Đường thôn 133.015 34,7 24.008 34,5 28.049 37,6 68.758 39,9 12.200 18,4 Ngõ xóm 173.766 45,4 35.200 45,4 31.032 41,6 66.269 38,3 41.238 62,4 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì. Biểu 5. Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện trong 3 năm (2003-2005) STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ phát triển Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2004/03 2005/04 B. quân I Tổng giá trị sản xuất 389,0 100,0 493,0 100,0 513,2 100,0 126,7 104,1 115,4 1 Nông nghiệp 189,7 48,8 224,0 45,5 233,1 45,4 118,1 104,1 111,1 - Trồng trọt 99,5 52,5 102,5 45,8 105,9 45,4 103,0 103,3 103,2 - Chăn nuôi 60,7 32,0 75,7 33,8 79,5 34,1 124,7 105,0 114,9 - Thuỷ sản 29,5 15,5 45,8 20,4 47,7 20,5 155,3 104,1 129,7 2 CN-Tiểu thủ công nghiệp 148,0 38,0 191,5 38,8 193,4 37,7 129,4 101,0 115,2 3 Thương nghiệp, dịch vụ 51,3 13,25 77,5 15,7 86,7 16,9 151,1 11,9 131,5 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn Biểu 6. Cơ cấu kinh tế chung huyện Thanh Trì Đơn vị tính % Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ phát triển 2004-2003 2005-2004 Bình quân Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông nghiệp 48,8 45,5 45,4 93,2 99,8 96,5 Công nghiệp – TTCN 38,0 38,8 37,7 102,1 97,2 99,7 Dịch vụ 13,2 15,7 16,9 118,9 107,6 113,3 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông nghiệp. Biểu 7. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Thanh Trì Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ phát triển S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2004/03 2005/04 B. quân Giá trị nông nghiệp 189,7 100,0 224,0 100,0 233,1 100,0 118,1 104,1 111,1 Trồng trọt 99,5 52,5 102,5 45,8 105,9 45,4 103,0 103,3 103,2 Chăn nuôi 60,7 32,0 75,7 33,8 79,5 34,1 124,7 105,0 114,9 Thuỷ sản 29,5 15,5 45,8 20,4 47,7 20,5 155,3 104,1 122,7 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn Biểu 8. Cơ cấu diện tích gieo trồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ phát triển S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2004/03 2005/04 B. quân Diện tích gieo trồng 5.540 100,0 5,220 100,0 4.939 100,0 100,0 95,0 97,5 1/ Cây lương thực 4.820 87,0 4,597 88,1 4.200 85,0 95,0 91,4 93,2 - Lúa 2.850 59,1 2,739 59,6 2.500 59,5 96,1 91,3 93,7 - Ngô 1.015 21,1 1,000 21,8 915 21,8 98,5 91,5 95,0 - Khoai lang 955 19,8 858 18,6 785 18,7 89,8 91,5 90,7 2/ Cây CN hàng năm 115 2,0 116 2,2 145 3,0 100,8 125,0 112,9 - Lạc 60 52,2 60 51,7 76 52,4 100,0 126,7 113,4 - Đỗ tương 55 47,8 56 48,3 69 47,6 101,8 123,2 112,5 3/ Rau màu thực phẩm 198 3,6 200 3,8 250 5,1 101,0 125,0 113,0 - Đậu các loại 96 48,5 98 49,0 115 46,0 102,1 117,3 109,7 - Rau 102 51,5 102 51,0 135 51,0 100,0 132,4 116,2 4/ Hoa, cây cảnh 55 1,0 67 1,3 95 1,9 121,8 141,8 131,8 5/ Cây khác 352 6,4 240 4,6 249 5,0 68,2 103,8 86,0 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn Biểu 9. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của huyện STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ phát triển (%) 2004-2003 2005-2004 Bình quân 1 Chăn nuôi trâu Con 500 450 375 90,0 83,0 86,5 2 Chăn nuôi bò Con 925 1.000 1.10 108,0 110,0 109,0 3 Chăn nuôi lợn nái Con 750 800 900 107,0 113,0 110,0 4 Chăn nuôi lợn thịt Con 51.750 53.250 55.250 103,0 104,0 103,5 5 Chăn nuôi gà Con 250.000 252.500 256.250 101,0 101,0 101,0 6 Chăn nuôi vịt Con 42.500 46.250 52.500 109,0 114,0 111,5 7 Chăn nuôi vịt đẻ Con 10.000 11.250 13.750 113,0 122,0 117,5 8 Cá thịt Tấn 2.500 3.200 4.400 128,0 137,5 132,8 Tổng GTSX Tỷ đồng 60,7 75,7 79,5 124,7 105,0 114,9 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông nghiệp. Biểu 10. Cơ cấu ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệ và dịch vụ của huyện Thanh Trì STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ phát triển (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2004/03 2005/04 B. quân * Tổng GTSX ngành CN-TTCN 148,0 100,0 191,5 100,0 193,4 100,0 129,4 101,1 115,2 I Công nghiệp 120,4 81,4 155 80,9 156,0 80,7 128,7 100 114,7 1 CN sản xuất LTTP đồ uống 29,4 24,4 30,5 19,7 31,0 19,9 103,7 101,6 102,7 2 CN chế biến gỗ 15,0 12,5 20,5 13,2 12,2 7,8 136,7 59,5 98,1 3 Công nghiệp cơ khí 25,5 21,2 32,1 20,7 33,5 21,5 125,9 104,4 115,2 4 Công nghiệp tái chế 4,56 3,7 7,0 4,5 5,2 3,3 155,6 74,3 114,0 5 Công nghiệp vật liệu xây dựng 30,5 25,3 45,2 29,1 51,5 33,0 148,2 87,8 118,0 6 Công nghiệp khác 15,5 12,9 19,7 12,7 22,6 14,5 127,1 114,7 120,9 II Xây dựng cơ bản 27,6 18,6 36,5 19,1 37,4 19,3 132,2 102,5 117,4 * Giá trị sản xuất ngành dịch vụ 51,3 100,0 77,5 100,0 86,7 100,0 151,1 11,9 131,5 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì Biểu 11. Tình hình phát triển sản xuất vùng kinh tế ven đô huyện Thanh Trì STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ phát triển (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2004/03 2005/04 B. quân Tổng GTSX 90,6 100,0 115,8 100,0 124,1 100,0 127,8 107,2 117,5 1 Nông nghiệp 45,2 49,9 55,0 47,5 59,0 47,5 121,7 107,3 114,5 2 Công nghiệp – TTCN 34,0 37,5 45,4 39,2 46,5 37,5 133,5 102,4 118,0 3 Thương nghiệp – dịch vụ 11,4 12,6 14,5 13,3 18,6 15,0 135,1 120,8 128,0 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì Biểu 12. Tình hình phát triển sản xuất vùng dịch vụ, công nghiệp huyện Thanh Trì STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ phát triển (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2004/03 2005/04 B. quân Tổng GTSX 96,8 100,0 122,9 100,0 127,3 100, 127,0 103,6 115,3 1 Nông nghiệp 43,8 45,2 54,6 44,4 55,0 43,2 124,7 100,7 112,7 2 Công nghiệp – TTCN 40,0 41,4 49,0 39,9 50,7 39,8 122,5 103,5 113,0 3 Thương nghiệp – dịch vụ 13,0 13,4 19,3 15,7 21,6 17,0 148,5 11,9 130,2 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì Biểu 13. Tình hình phát triển sản xuất vùng lương thực và chăn nuôi huyện Thanh Trì STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ phát triển (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2004/03 2005/04 B. quân Tổng GTSX 117,9 100,0 150,2 100,1 156,0 100,0 127,4 103,9 115,7 1 Nông nghiệp 52,5 44,5 59,2 39,4 61,0 39,1 112,8 103,0 107,9 2 Công nghiệp – TTCN 50,0 42,4 65,8 43,8 67,5 43,3 131,6 102,6 117,1 3 Thương nghiệp – dịch vụ 15,4 13,1 25,2 16,8 27,5 17,6 163,6 109,1 136,4 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì Biểu 14. Tình hình phát triển sản xuất vùng kinh tế bãi phù xa sông Hồng huyện Thanh Trì STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ phát triển (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) S. lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2004/03 2005/04 B. quân Tổng GTSX 83,7 100,0 104,1 100,0 105,8 100,0 124,4 101,6 113,0 1 Nông nghiệp 48,2 57,6 55,2 53,0 58,1 54,9 114,5 91,7 103,1 2 Công nghiệp – TTCN 24,0 28,7 31,3 30,1 28,7 27,1 130,4 91,7 111,1 3 Thương nghiệp – dịch vụ 11,5 13,7 17,6 16,9 19,0 18,0 153,0 108,0 103,5 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì Biểu 18. Phát triển CN – TTCN nông thôn năm 2005 STT Chỉ tiêu Ngành nghề Lao động (người) Vốn đăng ký KD Doanh thu Nộp ngân sách 1 Công ty TNHH Tân Thanh Sản xuất bia 24 306 350 21 2 Xí nghiệp tư nhân Minh Tiến Sản xuất mộc 20 85 150 9 3 XN tư nhân sản xuất hoá chất SX bao bì xi măng 30 505 3.000 15 4 Cty TNHH Hoà Bình Sản xuất ngói 19 107 60 20 5 HTX Minh Tân Sản xuất vôi 20 105 55 2,5 6 HTX Hưng Thịnh SX mộc dân dụng 22 75 120 6 7 Cty XNK Nam Sơn Chế biến lương thực 106 2359 2.500 150 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì Biểu 19. Phát triển làng nghề truyền thống năm 2005 STT Chỉ tiêu Ngành nghề Số hộ tham gia SX (hộ) Sản phẩm chủ yếu Doanh thu một năm (triệu đồng) Doanh thu 1 hộ/năm (triệu đồng) Nghề cổ truyền Nghề mới 1 Xã Vạn Phúc Làm mây tre đan 2 Xã Tân Triều Dệt 180 Dệt vải 900 5,0 3 Hữu Hoà Thu mua chế biến nông sản 360 Miến, phở 1.500 4,2 4 Thôn Tứ Kỳ nghề làm bún 150 Làm bún 650 4,3 5 Thôn Siêu Quần Đan nón 85 Đan nón 300 3,5 Nguồn: Phòng kế hoạch – kinh tế và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32836.doc
Tài liệu liên quan