Thực trạng và một số giải pháp về đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá

Lời nói đầu Kinh tế thuỷ sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết của Bộ Chính trị khoá VII ngày 06/5/1993 về phát triển kinh tế biển đã xác định:"... phấn đấu xây dựng nước ta thành một Quốc gia mạnh về biển". Nghị quyết 05 của Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã xác định thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chỉ thị 20/CT-TW về đẩy mạnh kinh tế biển theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Ban thường vụ tỉnh uỷ Thanh Hoá đã có quyết định 08 ngày 24

doc104 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải pháp về đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/8/1999 về phát triển kinh tế nghề biển. Thực hiện các chủ trương nghị quyết của TW và của tỉnh, ngành kinh tế thuỷ sản Thanh Hoá những năm qua đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước. Nhưng trong quá trình phát triển của ngành cũng đã bộc lộ những thiếu sót, khuyết điểm... Việc nhận thức về các thành tựu và hạn chế có thể giúp chúng ta có một cái nhìn xây dựng theo hướng tích cực để lập các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế ngành. Trong đó đặc biệt quan trọng là vấn đề đầu tư phát triển thuỷ sản, nó là một nhân tố vô cùng quan trọng trong bất cứ một mô hình phát triển nào, phân tích để thấy rõ ảnh hưởng của nó là một việc thiết thực, nhất là đối với tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. Để nhận thức và góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của ngành thông qua các hoạt động đầu tư qua đó cho thấy những việc phải làm của cả tỉnh em đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu là: "Thực trạng và một số giải pháp về đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh hoá". Bố cục đề tài gồm có 3 Phần: Phần I: Lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Phần II: Thực trạng đầu tư phát triển ngành thuỷ sản thanh hoá (thời gian 1996 - 2002) Phần III: Một số giải pháp về đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. Đây là một đề tài có quy mô, khá phức tạp và bản thân trình độ nghiên cứu khoa học còn hạn chế chắc chắn sai sót là không thể tránh khỏi. Qua đây em xin chân thành cảm ơn ThS. Trần Mai Hương người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Chương I : Lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển ngành thuỷ sản I- Đầu tư, đầu tư phát triển và vai trò của đầu tư phát triển 1/ Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển Xuất phát từ phạm vi tác dụng của các kết quả đầu tư chúng ta có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư. Theo nghĩa rộng, đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết qủa nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiện nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng lên các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tụê và nguồn nhân lực tăng thêm có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nến sản xuất xã hội. Trong các kết quả đã đạt được trên đây, những kết quả là tài sản vật chất, tài sản trí tuệ, là nguồn lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế . Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được thụ hưởng. Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành những hoạt động nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Như vậy, nếu xem xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay phạm trù đầu tư phát triển Từ đó ta định nghĩa : Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bện, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Như vậy, trên góc độ nền kinh tế đầu tư là sự hi sinh những giá trị ở hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế . Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân, các tổ chức không phải là đầu tư đối với nền kinh tế . Ngoài ra có thể hiểu khái niệm đầu tư theo quan điểm tái sản xuất. Đầu tư thực chất là quá trình chuyển hoá vốn thành các yếu tố cần thiết cho việc tạo ra các năng lực sản xuất, tạo ra các yếu tố cơ bản, tiên quyết cho quá trình phát triển sản xuất. Đây là hoạt động mang tính chất thường xuyên cho mọi nền kinh tế và là cơ sở của mội sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Đầu tư vào các hoạt động kinh tế luôn biểu hiện dưới những mục tiêu kinh tế xã hội. Chính vì vậy các hoạt động đầu tư luôn phải vạch ra các mục tiêu cụ thể . Xác định mục tiêu cụ thể là yếu tố đảm bảo cho hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả cao. Từ sự phân tích ở trên, ta thấy bản chất của hoạt động đầu tư là một hoạt động kinh tế , là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở. Đó là tất cả những sự hi sinh tiêu dùng ở hiện tại cả về tiềm lực vật chất, phi vật chất, con người , tài nguyên, tiềm năng tài chính, hữu hình và vô hình,... với mục đích tạo mới, hoặc tái tạo tư bản nhằm hướng tới sự tiêu dùng trong tương lai tốt hơn. Như vậy, nếu nghiên cứu kĩ quá trình chu chuyển đầu tư ta thấy, đầu tư là cơ sở hình thành tư bản, trong đó có cả tài sản cố định, vốn sản xuất và nguồn nhân lực 2/ Vai trò và đặc điểm của đầu tư phát triển : a. Vai trò của đầu tư phát triển : Đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế , là chìa khóa của sự tăng trưởng .Vai trò này được thể hiện ở các mặt sau đây : Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước: -Đầu tư phát triển vừa tác động tới tổng cung, vừa tác động tới tổng cầu của nền kinh tế Đối với tổng cầu: Khi tiến hành một công cuộc đầu tư trong giai đoạn đầu đòi hỏi phải mua sắm các máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng,trả lương cho công nhân... điều này làm cho tổng cầu tăng lên. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB ), đầu tư chiếm khoảng 24 – 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu ,tác động của đầu tư là ngắn hạn. Công cuộc đầu tư chưa phát huy tác dụng do tổng cung chưa kịp thay đổi . Sự tăng lên của đầu tư làm tổng cầu tăng : Đường cầu D dịch chuyển lên D’, sản lượng cân bằng tăng từ Qo lên Q1 và giá tăng từ Po lên P1. Đối với tổng cung : Khi thành quả của hoạt động đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung tăng lên : Đường cung S dịch chuyển sang S’, điểm cân bằng từ E1 chuyển sang E2 với sản lượng Q2 và giá P2<P1 (hình vẽ ) E1 E2 E0 Q0 Q1 Q2 Q P0 P2 P1 P S S' D' D -Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế : Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư ,dù tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Khi tăng đầu tư ,cầu các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá cả các mặt hàng có liên quan tăng đến một giai đoạn nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Lạm phát chính là nguyên nhân dẫn đến sản xuất đình trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại . Mặt khác do cầu của các yếu tố liên quan tăng khi tăng đầu tư dẫn đến sản xuất các mặt hàng này phát triển và khi kết quả đầu tư phát huy tác dụng làm tăng thêm năng lực sản xuất của nền kinh tế , thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ tệ nạn xã hội. Tất cả các tác dụng này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển . Khi giảm đầu tư cũng dẫn đến tác động hai mặt nhưng theo chiều hướng ngược lại. Khi giảm đầu tư kéo theo giảm phát, năng lực sản xuất của nền kinh tế giảm, thất nghiệp tăng lên, kinh tế đình trệ. Vì vậy, trong điều hành kinh tế vĩ mô nền kinh tế , các hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu , phát huy tính tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. - Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy, muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15 – 25 % so với GDP tuỳ thuộc vào hệ số ICOR của mỗi nước. Vốn đầu tư ICOR = Mức tăng GDP Vốn đầu tư Suy ra: mức tăng GDP = ICOR Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư . Chỉ tiêu ICOR phụ thuộc nhiều nhân tố thay đổi theo trình độ phát triển và cơ chế chính sách của mỗi nước. ở các nước phát triển ICOR thường lớn từ 5 – 7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động do sử dụng công nghệ hiện đại, giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển ICOR thường thấp từ 2 – 3 do thiếu vốn , thừa lao động, sử dụng công nghệ kém hiện đại, cần nhiều lao động. Đối với các nước đang phát triển để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thoát khỏi sự đói nghèo lạc hậu thì cần phải tăng cường đầu tư nhưng để đầu tư thì cần phải có vốn, đây là cái vòng luẩn quẩn của các nước nghèo. -Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ cao ( 9 – 10% )là tăng cường đầu tư tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng 5 – 6% là rất khó khăn . Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế . Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế , kinh tế , chính trị...của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác phát triển - Đầu tư làm tăng khả năng khoa học công nghệ của đất nước Khoa học công nghệ là trung tâm của CNH-HĐH. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng khoa học công nghệ của mỗi quốc gia . Chúng ta đều biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cần phải có tiền, phải có vốn đầu tư . Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi . Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực . Theo UNIDO. Nếu chia quá trình phát triển công nghệ thế giới làm 7 giai đoạn thì Việt nam năm 1990 đang ở giai đoạn1 và 2 . Việt nam đang là một trong 90 nước kém nhất về công nghệ. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình CNH-HĐH của Việt nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Chẳng hạn, để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kì cơ sở nào đều phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn kiền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra . Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang tồn tại, sau một thời gian hoạt động các cơ sở vật chất kỹ thuật hao mòn , hư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định kì tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư Đối với cơ sở vô vị lợi ( hoạt động không để thu lợi nhuận cho bản thân mình ) đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư. b. Đặc điểm của đầu tư phát triển : Một quốc gia muốn cường thịnh cần phải chú ý đến đầu tư phát triển . Khác với hoạt động sản xuất hay hoạt động thương mại, hoạt động đầu tư chịu sự tác động của độ trễ thời gian, ở thời điểm hiện tại những kết quả có thể hàng chục thậm trí hàng trăm năm sau mới phát huy tác dụng. Chính vì vậy hoạt động đầu tư có đặc điểm riêng biệt so với những hoạt động kinh tế khác. Sự khác biệt này thể hiện ở khía cạnh sau: - Vốn đầu tư , lao động, vật tư cần huy động cho một công cuộc đầu tư thường lớn : Điều này đặc biệt gây khó khăn cho công tác quản lý vốn lao động. Vốn lớn sẽ gây khó khăn cho quá trình huy động, phân bổ, vốn lớn sẽ phải chịu chi phí cơ hội vốn cao, điều này đòi hỏi công tác lập kế hoạch , lập dự án và quản lý đầu tư có chất lượng cao, chống lãng phí vốn và chống đầu tư dàn trải. Lao động nhiều sẽ tạo nhiều công ăn việc làm nhưng kết thúc dự án, việc sắp xếp , bố trí lao động cũng là một vấn đề cần xem xét. - Thời gian cần thiết để thực hiện một công cuộc đầu tư thường kéo dài : Do tính chất phức tạp của đầu tư phát triển nên thời gian thực hiện đầu tư kéo dài dẫn đến vốn đầu tư nằm khuê đọng lâu không sinh lợi cho nền kinh tế và chủ đầu tư .Do đó đòi hỏi sự xắp xếp, phân bổ vốn hợp lý cho hạng mục nào trước,hạng mục nào sau sao cho kết quả hoạt động của hoạt động trước làm cơ sở phát triển cho hạng mục sau . Thời gian thực hiện đầu tư dài sẽ cần có sự cân nhắc đầu tư sao cho không kéo dài quá bởi nếu kéo dài thời gian có nghĩa là phải tăng thời gian phải trả lãi vốn, giảm lãi và đặc biệt mất cơ hội, mất khả năng cạnh tranh. Vì vậy cần có sự cải tiến về thủ tục đầu tư để rút ngắn thời gian thực hiện đầu tư . Đồng thời phải quản lý tốt việc đấu thầu, cơ cấu vốn vay, thời điểm vay hợp lý và thời gian vay phù hợp để từ đó đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đầu tư. - Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài : Thời gian thu hồi vốn lâu thường là hàng chục năm, độ rủi ro cao do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cơ chế chính sách quy hoạch tổng thể, phương hướng, mục tiêu phát triển của địa phương, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên xã hội như là : tài nguyên, nguồn nhân lực , cơ sở hạ tầng... Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển hoạt động ngay tại nơi mà nó được tạo dựng nên do vậy các vấn đề môi trường, cơ cấu lao động...sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân địa phương. Hầu hết các công cuộc đầu tư đều phải tính toán đến vấn đề này, phải có kế hoạch, quy hoạch tổng thể, chi tiết để khi thác lợi thế của từng vùng, từng ngành mà bố trí đầu tư phù hợp. - Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao: Cái giá phải trả lớn nhất của đầu tư phát triển là rủi ro cao do những nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo ra. Do vậy có kế hoạch phòng ngừa và hạn chế rủi ro là biện pháp tốt nhất trong công cuộc đầu tư đồng thời đòi hỏi hoạt động bảo hiểm phát triển Để đảm bảo cho công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả cao cần phải xem xét tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý...có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư , phải lường trước được các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai cũng như trong quá trình thực hiện đầu tư . Điều này thể hiện trong việc nghiên cứu và lập dự án đầu tư , dự án đầu tư càng chi tiết bao nhiêu càng hiệu quả bấy nhiêu, đây là điều kiện cho một dự án đầu tư mang lại hiệu quả cao. - Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó , các điều kiện về địa hình, kinh tế – xã hội tại đó có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư . II - Hoạt động đầu tư đối với quá trình phát triển ngành thuỷ sản 1/ Vai trò và đặc điểm của ngành thuỷ sản 1.1/ Khái quát về ngành thuỷ sản Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất và cung ứng các sản phẩm có nguồn gốc là các động thực vật dưới nước và mặt nước nhằm đáp ứng các nhu cầu thức ăn đạm cho con người. Là một ngành có truyền thống lâu đời, gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp do có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, lại có bờ biển dài ( 3.200 km ) có nhiều sông, suối, ao , đầm...có nguồn và nguồn giống thuỷ sản rất phong phú và đa dạng. Trước những năm đổi mới ngành thuỷ sản vẫn còn đang trong tình trạng kém phát triển biểu hiện ở chỗ lực lượng sản xuất lạc hậu với lao động không được đào tạo cơ bản mà chỉ là lao động theo lối gia truyền hoặc truyền miệng, tư liệu sản xuất chưa có gì nhất là các ứng dụng khoa học kỹ thuật, máy móc công nghiệp hoặc sản xuất theo lối công nghiệp chưa được áp dụng, chủ yếu là sản xuất thủ công, manh mún trong khi đó quan hệ sản xuất lại không còn phù hợp cho nên đó là những yếu tố kìm hãm sự phát triển thuỷ sản trong thời gian dài. Sau đổi mới ngành thuỷ sản đã có nhiều điều kiện phát triển hơn trong đó sự thay đổi của quan sản xuất đã thúc đẩy việc sử dụng các nguồn lực như vốn, sức lao động, khoa học kỹ thuật vào phát triển ngành. Cùng với đó là nền kinh tế hàng hoá đã và đang hình thành và phát triển theo hướng ngày càng hoàn hảo hơn, nhu cầu tiêu dùng mỗi ngày một cao, giao lưu buôn bán quốc tế đang là một xu thế...,đó là những điều kiện quan trọng nhằm giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của ngành .Như vậy sự thay đổi của các quan hệ sản xuất đã vô hình tác động ngược trở lại đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong sản xuất thuỷ sản thông qua việc ngành ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, mua sắm và trang bị máy móc, công tác quản lý theo hướng hiện đại.. đã nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm phục vụ cho nhu cầu nội địa cũng như xuất khẩu. Về cơ bản ngành thuỷ sản bao gồm các hoạt động sau: *Khai thác hải sản là hoạt động khai thác tài nguyên dưới nước và mặt nước có nhiệm vụ đánh bắt động thực vật nhằm cung cấp cho các nhu cầu chế biến, sơ chế hoặc hoặc trực tiếp cho bữa ăn hàng ngày ( ăn tươi ) Lực lượng sản xuất chủ yếu: + Lao động đánh bắt + Tàu thuyền khai thác với các trang thiết bị hàng hải và phụ trợ khác. + Ngư cụ : lưới , vây , câu. + Hệ thống bảo quản sau khai thác: hệ thống làm lạnh, sơ chế + Nguồn lợi thuỷ hải sản. Sản phẩm chủ yếu: thuỷ hải sản tươi sống hoặc ướp lạnh. * Nuôi trông thuỷ sản: Là hoạt động sản xuất chuyên cung cấp các sản phẩm động thực vật dưới nước sau một quá trình nuôi trồng có sự tác động lên hệ sinh trưởng bằng các phương pháp thông thường hoặc đặc biệt khác nhau. Lực lượng sản xuất chủ yếu + Lao động nuôi trồng thuỷ sản với trình độ kỹ thuật tương ứng + Hệ thống ao , đầm, bè... được đầu tư cải tạo + Con giống + Hệ thống máy móc phụ trợ : máy bơm, máy trộn ôxy, hệ thống xử lí nước + Thức ăn cho nuôi trồng, thuốc chữa bệnh và phòng dịch + Các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng. Sản phẩm chủ yếu : Thuỷ sản tươi sống, ướp lạnh cung cấp cho các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân qua việc chế biến, sơ chế hoặc ăn tươi. * Chế biến thuỷ sản: Là hoạt động sản xuất cung cấp các sản phẩm thuỷ sản sau một quá trình tác động cơ lý, hoá lên các đối tượng là thuỷ sản tươi sống hoặc đã qua sơ chế để đáp ứng ngày tốt hơn nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Lực lượng sản xuất chủ yếu: -Lao động với trình độ tay nghề tương ứng -Hệ thống nhà xưởng, dây chuyền sản xuất -Nguyên vật liệu chế biến …. *Cơ khí dịch vụ hậu cần Đây là ngành sản xuất các sản phẩm dịch vụ cho các hoạt động khai thác , nuôi trồng và chế biến, là một trong những hoạt động làm cầu nối giũa cung cấp đầu vào và sản xuất ; giữa sản xuất và tiêu thụ, có chức năng hỗ trợ và tiêu thụ sản phẩm cho các hoạt động sản xuất thuỷ sản. Các hoạt động cụ thể : +Đóng sửa tàu thuyền +Cung cấp các yếu tố đầu vào: thức ăn công nghiệp, thuốc phòng và chữa bệnh, chế biến đá lạnh, xăng dầu, sản xuất và cung ứng ngư cụ... +Dịch vụ thương mại đầu ra + Hoạt động xây dựng, sửa chữa các cảng , bến cá 1.2/ Đặc điểm của ngành thuỷ sản: Thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc trưng gồm các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và cơ khí dịch vụ hậu cần là một trong những ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sản xuất kinh doanh thuỷ sản dựa trên khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thuỷ sinh tiềm năng các vùng nước, do vậy có mối liên ngành rất chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, vận tải, dầu khí, du lịch, hải quan... Cụ thể ngành có những đặc điểm sau: a) Sản xuất thuỷ sản được tiến hành rộng khắp trên các vùng địa lý khác nhau và mang tính chất khu vực rõ rệt : Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến, đã tạo ra các vùng địa lý, khí hậu khác nhau. Nghề thuỷ sản phụ thuộc vào địa lý từng vùng rõ rệt, nó được phân bố trải khắp các vùng đồng bằng, trung du, miền núi và ven biển. Từ sự khác nhau về thời tiết , khí hậu chế độ thuỷ văn dẫn đến sự hình thành các giống loài thuỷ sản đa dạng phong phú để phù hợp với từng điều kiện sống. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên có tác động trực tiếp, nó quy định nên việc hình thành các vùng trọng điểm. Do đó trong việc phát triển ngành thuỷ sản cần chú trọng công tác nghiên cứu quy hoạch, điều tra nguồn lợi các vùng địa lý để phân vùng khai thác và nuôi trồng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phải phù hợp với từng vùng, từng khu vực . Bên cạnh đó cần chú ý đến lai tạo, thuần hoá, di giống để tạo ra một cơ cấu đàn có hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa cần chú ý đến việc nghiên cứu các chính sách vĩ mô phù hợp với từng khu vực sản xuất, chính sách về sử dụng mặt nước và chính sách đầu tư cho thủy sản. b. Đối tượng sản xuất kinh doanh thuỷ sản là các động thực vật thuỷ sinh Động thực vật thuỷ sinh, hay nói cách khác là những động thực vật sống trong môi trường nước, là nguồn tài nguyên hết sức nhạy cảm, có khả năng tái tạo nhưng lại rất dễ dàng bị huỷ diệt. Nhiều loài động thực vật thuỷ sinh có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Những thuỷ sinh này là những cơ thể sống trong môi trường nước nên tuân theo những quy luật sinh trưởng và phát triển riêng so với các sinh vật trên cạn. Hoạt động sống của chúng nhờ vào các chất dinh dưỡng lấy từ thực vật và các khí ôxy, cabonic hoà tan trong nước. Vì vậy các yếu tố lý học , hoá học trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các giống loài thuỷ sản như tôm, cá, nhuyễn thể, giáp xác, rong tảo...Từ đó mà từng loại động thực vật thuỷ sảnđòi hỏi sự phù hợp với từng loại hình nước; nước đứng , nước chảy, và độ mặn lợ ( % muối ), độ PH...Đồng thời phải nắm được quy luật sinh trưởng và phát triển của từng giống loài thuyền sản để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ môi trường những thuỷ sinh vật này. c. Thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được : Cũng như ngành nông nghiệp coi đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được thì đối với ngành thuỷ sản tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được là thuỷ vực. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất có liên quan đến việc sử dụng diện tích mặt nước. Do vậy người ta coi thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu vì muốn tác động lên đối tượng sản xuất thì phải thông qua môi trường nước, Các thuỷ vực dùng để sản xuất kinh doanh thuỷ sản bao gồm nhiều loại hình : sông, hồ, ao, biển; nước ngọt, nước lợ, nước mặn; nước đứng, nước chảy. Trong khi đó vị trí các thuỷ vực thì cố định, khối lượng nước chứa trong thuỷ vực ( xét về dài hạn ) là không đổi. Nếu biết sử dụng các nguồn nước sẵn có thì sản xuất thuỷ sản không làm cho nguồn nước bị hao mòn đi mà thậm chí nó còn làm tăng thêm các sản phẩm phục vụ cho con người. Hơn nữa thuỷ vực còn là điều kiện sống của con người và nhiều loài động thực vật trên cạn khác do đó cần phải quan tâm đến các vấn đề có quy hoạch sử dụng mặt nước, kết hợp thuỷ sản với nông nghiệp, lâm nghiệp , du lịch...Bên cạnh đó cần chú trọng bảo vệ môi trường nước, chống ô nhiễm cho thuỷ vực và tích cực tái tạo mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời tiến hành bảo vệ mặt nước đặc biệt là mặt nước sử dụng vào việc nuôi trồng , đánh bắt bằng luật pháp, bằng chính sách vĩ mô, giao quyền sử dụng mặt nước trong khoảng thời gian nhất định. d) Sản xuất thuỷ sản mang tính thời vụ cao Các động thực vật thuỷ sinh có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng do vậy ngoài tác động của con người thì việc sản xuất còn phụ thuộc vào thời gian và mùa vụ có tính sinh học của đối tượng sản xuất, điều này đã tạo ra tính mùa vụ cao. Tính thời vụ cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lao động, có lúc cần một lượng lao động rất lớn để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, song những lúc nhàn rỗi thì lượng lao động đó lại trở thành dư thừa. Chính vì vậy mà cần có sự kết hợp giữa thuỷ sản với sản xuất nông, lâm, tiểu thủ công nghiệp và các ngành khác để sử dụng lao động có hiệu quả cao nhất. Song song với vấn đề về lao động là các tư liệu sản xuất, công cụ dụng cụ đòi hỏi sự lắp đặt hợp lí để phát huy tối đa công suất. Các vấn đề tiêu thụ sản phẩm gắn liền với công nghệ chế biến, bảo quản để đa dạng chủng loại sảm phẩm, tránh hao hụt, mất mát và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để khắc phục phần nào tính mùa vụ của sản xuất thuỷ sản cần tập trung nghiên cứu tạo ra các giống loài thuỷ sản có thời gian sinh trưởng ngắn và phổ cập tính rộng như : sức chịu đựng, phòng bệnh cao, ăn nhiều loại thức ăn... 1.3/ Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân: Xét về mặt xã hội, hàng thuỷ sản là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng. Một trong những yếu tố quyết định sức khoẻ cho con người đủ sức mạnh, sự thông minh và cải tạo giống nòi . Các sản phẩm vô cùng phong phú từ thuỷ sản như chả giò, thịt tôm bao mí, mực khô, cá khô...chính là nguồn dinh dưỡng cao, cần thiết cho quá trình phát triển của con người từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, thậm chí cả khi về già. Xét về mặt kinh tế , thuỷ sản là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, đã đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu cả nước trên 2 tỷ USD/ năm. Hiện nay, thuỷ sản là ngành lớn thứ 3 về đóng góp ngoại tệ cho đất nước(sau ngành dầu khí và dệt may), góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Cụ thể vai trò của nó trong nền kinh tế biểu hiện ở những nét lớn sau : Ngành thuỷ sản góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng ngày càng hợp lý và hiệu quả : Khi nền kinh tế của các quốc gia còn chưa phát triển thì các hoạt động nghề cá gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Ban đầu người ta tận dụng các nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên đánh bắt , ăn tươi, chế biến đặc biệt là vào lúc nông nhàn nghề thuỷ sản trở thành một nghề phụ. Sau đó khi hoạt động kinh tế phát triển thì nhu cầu của cuộc sống tăng lên đã thúc đẩy cho tiến bộ khoa học thuỷ sản phát triển . Người dân đã dùng những công cụ hiện đại thu được khối lượng lớn và biết nuôi các thuỷ sản đặc sản, các hoạt động của nông ngư dân đã vượt qua hoạt động tự cấp tự túc tham gia vào thị trường trao đổi. Ngành thuỷ sản dần từng bước tiến thành ngành độc lập tách ra khỏi nông nghiệp và đặc biệt với những nước có vừng biển lớn như Việt nam. Với tính chất đa dạng của ngành thuỷ sản : Khai thác – Nuôi trồng – Chế biến – Cơ khí dịch vụ hậu cần, đã thu hút được nhiều lao động, đặc biệt là ở các vùng nông thôn một bộ phận không nhỏ lao động sản xuất nông nghiệp đã chuyển sang tham gia vào quá trình sản xuất thuỷ sản . Như chúng ta đã biết, thất nghiệp cao là sự lãng phí lớn về nguồn lực đồng thời cũng là nguyên nhân thúc đẩy tình trạng bất ổn và tề nan xã hội. Văn kiện đại hội Đảng IX đặt việc giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% và tăng thời gian lao động ở vùng nông thôn lên trên 80% là mục tiêu chính. Phát triển thuỷ sản có thể giúp chúng ta thực hiện mục tiêu đó vì đa phần lao động ở vùng nông thôn ven biển sống chủ yếu dựa vào nghề chài lưới. Mặt khác một diện tích lớn ruộng trũng, ngập măn canh tác nông nghiệp không hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản sẽ làm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác từ đó thúc đẩy mạnh kinh tế nông thôn góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở nước ta. Bên cạnh đó sản phẩm thuỷ sản có giá trị ngày càng có ưu thế trên thị trường sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất lưu thông, các hoạt động dịch vụ cho ngành cũng được tăng cường : từ các dịch vụ về trang thiết bị cho việc nuôi trồng, khai thác, chế biến cho đến các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản , đặc biệt là thúc đẩy công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển , từ đó phần nào góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp , nông thôn theo hướng hợp lý và hiệu quả. Ngành thuỷ sản sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước Trong những năm qua, sản phẩm của ngành thuỷ sản đã chiếm tỷ trọng lớn trong hàng xuất khẩu Việt nam. Các xí nghiệp thuộc ngành nằm trong số các xí nghiệp đầu tiên được hưởng lợi ích đầy đủ, đó là Chính phủ cho phép tự do hoá các xí nghiệp Nhà nước, điều này dẫn đến sự hình thành một trong số những ngành xuất khẩu năng động của Việt nam. Năm 1998, tổng sản lượng xuất khẩu đạt 193.000 tấn ( tăng 25% so với năm 1995 ) đạt kim ngạch xuất khẩu 858,6 triệu USD. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu ta đạt 971 triệu USD và đến năm 2002 đạt 2.021 triệu USD. Xuất khẩu thuỷ sản trong những năm gần đây cho thấy ngành thuỷ sản là bộ phận quan trọng trong xuất khẩu của Việt nam Bảng1 : Xuất khẩu thuỷ sản qua một số năm ( từ 1996 – 2002 ) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch XK Thuỷ sản ( Triệu USD ) 551 697 780 859 971 1.475 1.700 2.021 Nguồn: Tạp Chí Thuỷ sản số 1,2/2002 và 1,2 /2003 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản luôn chiếm lớn, khoảng 5 – 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đang có xu hướng tăng lên. Ước tính thu ngoại tệ từ xuất khẩu thuỷ sản sẽ lên tới 2,3 – 2,5 tỷ USD vào năm 2005. Thị trường cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam ngày càng được mở rộng đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU. Nguồn thu ngoại tệ lớn từ xuất khẩu sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH đất nước một cá._.ch có hiệu quả, vững chắc, đạt mục tiêu biến nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020. Ngành thuỷ sản góp phần tạo điều kiện và tiền đề cho sự phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng Các sản phẩm thuỷ sản khai thác, đánh bắt từ các thuỷ vực là các sản phẩm mà bên trong tế bào chứa nhiều nước, sẽ rất dễ bị phân huỷ. Do đó các sản phẩm này ngay sau khi thu hoạch đòi hỏi phải được bảo quản và chế biến kịp thời thì mới đảm bảo số lượng và chất lượng. Do vậy công nghiệp chế biến đối với ngành thuỷ sản là rất quan trọng và nó mang tính phối hợp lẫn nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau. Mục đích của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản là tiếp tục quá trình sản xuất thuỷ sản hàng hoá , nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm tận dụng nguyên liệu từ quá trình sản xuất kinh doanh thuỷ sản đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản đa dạng và ngày càng tăng cao của xã hội. Ngành thuỷ sản cung cấp các sản phẩm tôm, cua, cá... vừa có thể tiêu dùng được trực tiếp, vừa có thể là nguyên liệu đầu vào cho các giai đoạn tiếp theo của quá trình chế biến thuỷ sản để cho các sản phẩm mới có chất lượng cao hơn, đa dạng hơn về chủng loại như : Nước mắm, đồ hộp thuỷ sản , bột xương, bột cá... điều đó chứng tỏ các sản phẩm đầu ra của ngành thuỷ sản chính là nguyên nhân để xuất hiện ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản nhằm mục đích nâng cao chất lượng, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm thuỷ sản , thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển . Đến lượt mình, công nghiệp chế biến tác động trở lại ngành thuỷ sản . Nhờ có công nghiệp chế biến thuỷ sản mà sản phẩm thu hoạch được hạn chế hư hỏng, ươn, thối và phần nào hạn chế tính thời vụ, giúp cho các sản phẩm đầu ra của ngành có giá trị kinh tế cao, tác động mạnh mẽ đến tái đầu tư mở rộng sản xuất cho thuỷ sản . Ngoài ra ngành thuỷ sản còn cung cấp cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng những sản phẩm mà chỉ ở các sản phẩm thuỷ sản mới có như : Mỡ cá voi, dầu cá và một số thực vật khác làm thuốc chữa bệnh cho con người. Khai thác ngành chế biến thuỷ sản sử dụng được tối đa sản lượng đánh bắt và nuôi trồng vào sản xuất thực phẩm trực tiếp, gián tiếp và hàng xuất khẩu , sản phẩm chế biến phù hợp với sức mua của từng giai đoạn, thuận tiện trong lưu thông và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước từ đó phát triển nhanh ngành chế biến hiện đại để thu hút nguồn nguyên liệu, công nghệ nước ngoài về chế tạo phục vụ và xây dựng công nghiệp chế biến và các phế phẩm công nghiệp với hàm lượng kỹ thuật cao từ các nguồn nguyên liệu thuỷ sản . Phương pháp ướp đông và bảo quản lạnh thuỷ sản ngày càng phổ biến hoàn thiện trên thế giới và xâm nhập vào Việt nam một cách nhanh chóng. Hiện nay các sản phẩm này đã trở thành thông dụng vào sản xuất kinh doanh cũng như tạo được thói quen tiêu dùng sản phẩm đông lạnh của dân chúng. Nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật , nhiều loại cá tạp đã được sử dụng vào sản xuất các chế phẩm cá xay từ đó đa dạng hoá mặt hàng thực phẩm chứ không qua phụ gia các chất chống nát, chống thối, chống oxi hoá, các loại gia vị khác, các chất gây hương và tạo mùi, việc ra đời của kỹ thuật lọc xương da...đã làm cho thức ăn chín từ thuỷ sản ngày càng được phổ biến và đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong cũng như ngoài nước. Song song với chính mới mở ra cho phép các thành phần kinh tế cùng tham gia tự do sản xuất kinh doanh chế biến thuỷ sản đã tạo ra thế mạnh tận dụng công nghệ truyền thống, phân bố chế biến bám sát với các cơ sở sản xuất nhất là nơi sản xuất có quy mô nhỏ, rải rác. Sản phẩm tạo ra được lưu thông tự do trên thị trường, chế biến thuỷ sản mau chóng trở thành ngành kinh doanh của nhiều người, nhiều cơ sở và làm cho ngày càng phong phú và đa dạng. Ngành thuỷ sản góp phần sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cho con người: Như đã biết đạm động vật rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể con người. Nếu chỉ ăn rau và tinh bột thì phải cần một lượng lớn để chuyển hoá thành đạm cung cấp cho cơ thể, đạm của cá, tôm , cua: là loại rẻ tiền, dễ kiếm và có thể chế biến tại chỗ được. ở Việt Nam, sản phẩm thuỷ sản trong thức ăn chiếm 30% đạm thực vật, trong khi đó ở Nhật Bản con số này là 83%. Gần 95% khối lượng thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản được tiêu thụ tại chỗ. Trong số các sản phẩm thuỷ sản được tiêu thụ trong nước thì 50% được chế biến thành nước mắm, bột cá và các thực phẩm, 25% được tiêu thụ dưới dạng tươi sống. Hiện nay, ngành thuỷ sản cung cấp khoảng 12,5kg các sản phẩm thuỷ sản cho tiêu thụ/người/năm. So sánh với mức cung cấp và tiêu thụ thuỷ sản tại các nước Đông nam á khác: Malaixia 15,5kg/người/năm, Thái Lan 17kg/người/năm, Inđônêxia 14kg/người/năm thì mức cung cấp và tiêu thụ của Việt Nam chưa phải là cao. Việc cung cấp và tiêu thụ thuỷ sản chênh lệch nhiều giữa các vùng: cao nhất ở vùng ven biển và thấp nhất ở các vùng núi cao của đất nước. Số liệu sau đây sẽ chứng minh cho điều này: Miền Bắc từ 6-8kg/người/năm, các huyện thị ven biển miền Nam từ 50-50kg/người/năm khu vực miền núi : 2-3 kg/người/năm. Dự kiến dân số nước ta sẽ tăng khoảng 1,2 triệu người vào năm 2010 do đó việc cung cấp các sản phẩm thuỷ sản toàn quốc sẽ tăng lên 15 kg/người/năm. Vì vậy sự đóng góp của ngành thuỷ sản với mục tiêu dinh dưỡng ngày càng có vai trò to lớn. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng thuỷ sản của thế giới ngày càng tăng do đạm của cá, tôm, cua dễ tiêu và chống được sơ cứng động mạch. Hơn nữa, gia súc , gia cầm ngày càng có nguy cơ bị nhiễm bệnh nhiều do đó sử dụng các sản phẩm thuỷ sản mang tính an toàn cao. Để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản, xu hướng thế giới tăng sản lượng nuôi trồng, giảm thất thoát sau thu hoạch và chế biến các sản phẩm để tăng giá trị dinh dưỡng và tận dụng các nguyên liệu từ quá trình sản xuất. e) Ngành thuỷ sản có vai trò to lớn trong việc giữ vững hay phá vỡ sự cân bằng sinh thái đặc biệt là cân bằng sinh thái đất và mặt nước Như đã biết, đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất trong ngành nông - lâm – ngư nghiệp. Nhưng đối với ngành thuỷ sản thì đất và nước giữ vai trò quyết định ( nó không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực của sản xuất ), là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Đất – nước là sản phẩm của tự nhiên có trước lao động, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn của con người, trong quá trình lịch sử lâu dài con người đã khai thác, vì vậy ngày nay đất – nước vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là đối tượng lao động. Trong quá trình lao động con người đã sử dụng công cụ sản xuất tác động lên đất – nước, thông các thuộc tính lý hoá sinh vật học và các thuộc tính khác của nó để tác động lên thuỷ sinh vật. Muốn các thủy sinh này tăng trưởng và phát triển bình thường thì yêu cầu đảm bảo môi trường nước, không khí , nhiệt độ, dòng chảy... phù hợp. Phát triển thuỷ sản sao cho hợp lý cũng chính là góp phần bảo vệ môi trường sống. Ngoài ra, do yêu cầu phát triển thuỷ sản nên nguồn nước được cải tạo, chống ô nhiễm và nhiều ao hồ đập ngoài việc mang lại nguồn lợi kinh tế còn mang lại quang cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ cho động thực vật và con người ở vùng đó. Việc nuôi trồng thuỷ sản đã đem lại các chức năng quan trọng trong việc tái sử dụng các chất thải hữu cơ. Với số dân ngày càng tăng và công cuộc đô thị hoá đang tiến hành tại Việt Nam, yêu cầu sử lý nước thải sẽ tăng lên rất nhanh và sẽ dẫn đến những mối hiểm nguy cho sức khoẻ nếu vấn đề này không được xử lý. Nuôi trồng thuỷ sản đưa ra các cơ hội rất tốt cho việc kết hợp các hệ thống sử lý nước thải ít tốn kém, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. 2/ Vai trò của đầu tư đối với sự phát triển ngành thuỷ sản 2.1/ Đặc điểm của các hoạt động đầu tư trong ngành thuỷ sản Về cơ bản hoạt động đầu tư trong ngành thuỷ sản có những đặc điểm như các hoạt động đầu tư phát triển khác . Do đặc thù của ngành như đã phân tích ở các phần trên mà các hoạt động đầu tư cũng có một số nét riêng như sau: +Đầu tư trong ngành thuỷ sản chịu sự rủi ro rất lớn: Sở dĩ là vì hoạt động đầu tư chịu hàng loạt những nhân tố khó lường , hậu quả gây ra rất lớn nhất là đối với các chủ đầu tư có vốn ít. Các nhân tố đó bao gồm: Nhân tố tự nhiên: thiên tai , dịch bệnh Nhân tố kỹ thuật : kỹ thuật nuôi trồng , kỹ thuật bảo quản do các sản phẩm của ngành khó bảo quản, môi trường nước rất khó lường... Nhân tố thị trường : sản phẩm của ngành chịu sự chi phối to lớn của thị trường , thị trường đóng vai trò sống còn của ngành nhất là trong điệu kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay cùng với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt. Có thể mất một lô hàng quy mô lớn nếu không được tiêu thụ kịp thời do khó bảo quản lâu ví dụ như sản phẩm đông lạnh, tươi sống. +Đầu tư trong ngành thuỷ sản đòi hỏi tính đồng bộ và khoa học cao. Tính đồng bộ được thể hiện ở chỗ các hạng mục đầu tư trong một dự án phải có tính bổ trợ, tương trợ chặt chẽ. Ta lấy ví dụ dự án nuôi tôm công nghiệp thì nhất thiết phải có cơ sở hạ tầng ( cống mương cấp thoát nước, điện , đường giao thông ) , hệ thống cung cấp giống, nhà máy chế biến, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực,chuyển giao kỹ thuật – công nghệ ,hệ thống đồng , ao nuôi... Thực tiễn cho thấy bất kì một hoạt động đầu tư không có sự tính toán, phân bổ vốn đầu tư không khoa học giữa khai thác – nuôi trồng - chế biến ,khai thác mà coi nhẹ chế biến hay chế biến mà coi nhẹ khai thác , nuôi trồng thì sẽ rất khó thành công trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của ngành, tức là phải đầu tư đồng bộ tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương Tính khoa học được đặt lên hàng đầu trong hoạt động đầu tư của ngành chủ yếu là do tính rủi ro cao, yếu tố kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng. Sự thành công của các dự án này đều là những dự án có tính khoa học cao . Tính khoa học thể hiện ở chỗ : Trong hoạt động đầu tư phải tìm ra được các quy luật khách quan tác động tới đối tượng của dự án từ đó đáp ứng đủ các yếu tố khách quan đó Trong các hoạt động đầu tư phải tìm ra các giải pháp kỹ thụât, tài chính tối ưu bởi giữa 2 phương án kỹ thuật gần tương tự nhưng có thể quyết định thành bại của các dự án đầu tư . + Các hoạt động đầu tư trong ngành thuỷ sản có quan hệ tác động qua lại rộng lớn: -Tác động tới kinh tế – xã hội của một địa phương, tới một doanh nghiệp , hộ gia đình và từng cá nhân. -Chịu sự tác động trở lại của môi trường kinh tế – xã hội , điều kiện tự nhiên 2.2/ Các lĩnh vực đầu tư trong ngành thuỷ sản Theo cơ cấu ngành thì đầu tư tập trung vào các lĩnh vực sau: *Đầu tư cho khai thác: Bao gồm các nôi dung: -Đầu tư cho phương tiện đánh bắt: Phương tiện đánh bắt bao gồm tàu thuyền, ngư cụ và các trang bị phụ trợ, tất nhiên là với mỗi loại hình đánh bắt thì sẽ có các trng thiết bị và công suất máy tàu khác nhau. Chẳng hạn nếu khai thác ven bờ thì chỉ cần loại tàu có công suất dưới 40CV không cần các thiết bị hỗ trợ như máy định vị, máy dò độ sâu, dò cá hoặc các loại tàu thuyền thủ công; khai thác rở lộng dở khơi thì phải trang bị các loại tàu máy thông thường có công suất từ 46 – 90CV có thể trang bị thêm các thiết bị hiện đại nếu có điều kiện còn khai thác xa bờ thì tàu phải có công suất thông thường từ 90CV trở lên có đầy đủ các thiết bị như đã nêu trên. -Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các yếu tố hỗ trợ như: cảng, bến cá, âu trú bão, tàu thuyền cứu nạn, trạm cảnh báo. -Đầu tư cho bảo quản sản phẩm trên biển và sơ chế trước khi chế biến -Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực : lái tàu, kỹ thuật đánh bắt và sơ chế. -Đầu tư cho khảo sát và bảo vệ nguồn lợi hải sản *Đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản Bao gồm: -Đầu tư cho cơ sở hạ tầng phụ trợ : hệ thống thuỷ lợi, điện , đường giao thông. -Đầu tư cải tạo các điều kiện nuôi trồng : nạo vết , xử lý môi trường... -Đầu tư cho các trại giống, cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp. Các yếu tố này không thể thiếu đối với bất cứ một dự án nuôi trồng thuỷ sản nào. Đối với các trại giống cần phải căn cứ vào nhu cầu về chủng loại, số lượng, chất lượng con nuôi mà xác định quy mô cho hợp lý. -Đầu tư nghiên cứu và phát triển khoa học – công nghệ, chuyển giao công nghệ. Cần chú ý tập trung nghiên cứu và chuyển giao các kỹ thuật nuôi trồng, kỹ thuật lai tạo con giống có năng suất cao chống được các tác động xấu tư môi trường. -Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực và công tác khuyến ngư. -Đầu tư phòng dịch và chữa bệnh. -Đầu tư cho quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản. *Đầu tư cho chế biến thuỷ sản: -Đầu tư xây dựng các nhà máy hay cơ sở chế biến. -Đầu tư cho kho bãi tập kết nguyên liệu chế biến. -Đầu tư cho hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm -Đầu tư đào tạo nhân lực . -Đầu tư đào tạo nhân lực. -Cơ sở hạ tầng có liên quan. *Đầu tư cho cơ khí dịch vụ hậu cần. Bao gồm các hoạt động đầu tư sau : +Đầu tư cho xây dựng mới các cơ sở +Đầu tư đổi mới công nghệ +Đầu tư đào tạo nhân lực + Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm 2.3 Vai trò của đầu tư phát triển ngành thuỷ sản 2.3.1/ Đầu tư tác động tới quá trình tăng trưởng kinh tế ngành thuỷ sản đầu tư như đã biết vừa tác động tới cung vừa tác động tới cầu là một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế rất hữu hiệu. Các hoạt động như đóng tàu khai thác hải sản, xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản ,đầu tư nuôi trồng thuỷ sản ...tác động ngay tới các lĩnh vực sản xuất khác như là một khách hàng hay là cầu của nền kinh tế. Đóng tàu có nhà máy đóng tàu, nuôi trồng thuỷ sản cần có giống , thức ăn, kỹ thuật..vô hình tạo ra đà tăng trưởng cho các ngành sản xuất phụ trợ như sản xuất giống, thức ăn, đóng tàu, xây dựng. Khi các tàu thuyền , nhà máy chế biến hay các ao đầm nuôi thuỷ sản có được các thành quả thì sẽ cung cấp trên thị trường tức đóng vai trò ‘cung ‘ của ngành thuỷ sản. Nếu như vậy thì chẳng có gì phải bàn cải là đầu tư tác động ngay tới tăng trưởng kinh tế nhưng trong các hoạt động ấy có “trơn tru” hay không , đầu tư cho dù tác động tới cả cung và cầu nhưng sử dụng không có hiệu quả thì thúc đẩy tăng trưởng nhanh chỉ ở một thời gian ngắn về sau sẽ có hàng loạt doanh nghiệp , cơ sở làm ăn thua lỗ không còn khả năng đầu tư tiếp để hồi phục dẫn tới phá sản thì lúc này cả cầu và cung trong nền kinh tế chững lại và giảm dẫn đến tình trạng bi quan . Nói đến điều này để cảnh báo rằng hiện nay Nhà nước muốn ngành thuỷ sản phát triển nhưng sử dụng đồng vốn như thế nào thì phải xem xét thật kỹ, không thể “ đánh trống bỏ dùi “ Để phát huy hơn nữa tác động tích cực của đầu tư tới tăng trưởng cần phải nhận thức rõ sự kết hợp giữa đồng vốn, lao động, khoa học – công nghệ , đất đai. Như ta đã biết các hoạt động đầu tư nuôi trồng thuỷ sản rõ ràng vốn là quan trọng nhưng không quyết định sự thành công, cần phải có công nghệ nuôi trồng , lao động có kỹ thuật cao, điều kiện tự nhiên ( đất đai, ao đầm, hồ ...) phù hợp để phát huy tính hiệu quả cao của hoạt động đầu tư . Còn đầu tư khai thác hải sản thì vốn và trình độ lao động là rất quan trọng cả trong quá trình khai thác lẫn quá trình bảo quản sau thu hoạch. Vốn biểu hiện ở phương tiện đánh bắt, phương tiện bảo quản chuyên trở, cơ sở hạ tầng có liên quan. Ngoài ra đầu tư còn góp phần nâng cao tuổi thọ bình quân trong dân số, giảm mức tăng dân số hàng năm thông qua việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của nhân dân. đầu tư cũng tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu hoạt động ngoại thương, thay đổi cơ cấu nông thôn và thành thị, tăng cường các mối liên kết kinh tế . Cụ thể là: Đối với cơ cấu hoạt động ngoại thương: đầu tư góp phần tăng tính cạnh tranh, đẩy mạnh giao lưu quốc tế từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu. Một nền kinh tế phát triển thường có mức xuất khẩu ròng trong GDP tương đối cao. Đối với cơ cấu nông thôn và thành thị : đầu tư góp phần hình thành các khu công nghiệp, tổ hợp công nghiệp chế biến thuỷ sản , các khu đô thị làm cho lao động ở đô thị tăng lên. Mối liên kết kinh tế : đầu tư trong ngành thuỷ sản góp phần to lớn thuác đẩy các liên kết kinh tế giữa các tác nhân kinh tế trong và ngoài vùng. Đối với mỗi hoạt động đầu tư đều kéo theo là sự bổ trợ, liên kết của rất nhiều lĩnh vực, ngành...Bởi để hoạt động đầu tư có hiệu quả cao thì không thể không có các mối liên kết chặt chẽ đó. 2.3.2/. Đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thuỷ sản Như chúng ta đã biết cơ cấu kinh tế ngành ngành thuỷ sản bao gồm : Khai thác , nuôi trồng, chế biến và cơ khí dịch vụ hậu cần. Đối với mỗi sự phân bổ vốn đầu tư đều kéo theo thay đổi về cơ cấu giá trị sản xuất của từng lĩnh vực. Tuy nhiên do đặc thù của ngành mà phân bổ vốn thế nào để có được cơ cấu kinh tế hợp lý là một việc rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ và khoa học nhất. Chẳng hạn một vùng nào đó có trữ lượng hải sản khai thác rất lớn mà đầu tư tập trung vào nuôi trồng thì nó không hợp lý và không hiệu quả, lãng phí nguồn lực. Một cơ cấu kinh tế tối ưu trong ngành thuỷ sản phải đảm bảo phát huy tối đa mội tiềm năng sẵn có, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội của từng địa phương và đảm bảo phát triển bền vững ngành thuỷ sản Về cơ bản thì xu thế hiện nay cơ cấu kinh tế thiên về công nghiệp ( cụ thể là công nghiệp chế biến ) và dịch vụ nhưng trong ngành thuỷ sản chúng ta không thể áp đặt được điều này bởi công nghiệp hay dịch vụ trong ngành thuỷ sản đều phát triển dựa trên cơ sở khai thác và nuôi trồng thuỷ sản , nó là đầu vào không thể thiếu và không thể thay thế. Về cơ cấu vùng thì thông qua các quy hoạch phát triển mà đầu tư sẽ tạo điều kiện phát triển vùng này hoặc vùng kia phù hợp với các điều kiện tư nhiên, kinh tế xã hội, thông qua đó phát huy tốt lợi thế so sánh của từng vùng và tăng cường mối liên kết kinh tế giữa các khu vực và giữa các vùng. 2.3.3/. Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học – công nghệ của ngành thuỷ sản Có thể nói ngành thuỷ sản đòi hỏi rất lớn về khoa học – công nghệ, bất kì một hoạt động kinh tế nào đều phải mang tính khoa học sâu sắc. Chẳng hạn đối với nuôi trồng thuỷ sản thì ứng với mỗi loại hình nuôi, con nuôi mà có những quy trình hoặc công nghệ riêng biệt, không thể nuôi một cách đại trà hoặc dể dàng được nếu không có hoạt động chuyển giao công nghệ, ngoài ra còn phải tăng cường nghiên cứu tạo ra các giống mới có năng suất cao, các loại thức ăn có giá trị kinh tế lớn. Thực tiễn cho thấy ở nơi nào tập trung cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ thì nơi đó sẽ gặt hái được nhiều thành công lớn như ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu. Vấn đề là ở chỗ đầu tư làm tăng cường tiềm lực khoa học – công nghệ được thể hiện như thế nào. Có thể nêu ra một số vai trò cụ thể của đầu tư như sau: - Đầu tư tạo điều kiện cho chuyển giao công nghệ được diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ. Bởi bất kì một công nghệ nào nếu không được coi là “độc nhất vô nhị ” thì sự chuyển giao được thực hiện thông qua mua bán quyền sử dụng công nghệ. Đầu tư góp phần tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ ngày càng phát triển và hoàn thiện thông qua việc đào tạo cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật, trang bị cơ sở vật chất như các trường học, phòng thí nghiệm với đầy đủ các công cụ dụng cụ cần thiết và các chi phí cần thiết khác nhằm tạo ra kỹ thuật sản xuất và công nghệ mới. Đầu tư tạo điều kiện nâng cao khả năng áp dụng thành công khoa học - công nghệ – kỹ thuật tiên tiến thông qua: + Đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật đủ trình độ tiếp thu các thành tựu khoa học – công nghệ tíên tiến đó. + Tạo ra các điều kiện vật chất để có thể áp dụng khoa học – công nghệ như nhà xưởng, ao đầm đủ tiêu chuẩn, cơ sở hạ tầng đồng bộ.... 2.3.4/ Đầu tư góp phần tăng tính cạnh tranh của ngành thuỷ sản Tính cạnh tranh của ngành thuỷ sản thể hiện trước hết ở sản phẩm sản xuất của ngành. Các sản phẩm có tính cạnh tranh hiện nay được hiểu là sản phẩm có chất lượng cao giá thành hạ, bảo đảm các tiêu chuẩn quy định và đặc biệt là phải đáp ứng thị hiếu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng. Đầu tư có vai trò gì tới các yếu tố này: Thứ nhất là tạo điều kiện cho việc tăng năng suất sản xuất dẫn tới việc giảm giá thành, bên cạnh đó cũng làm cho chất lượng sản phẩm tăng nhanh Như ta đã biết đầu tư bao gồm đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. Đầu tư theo chiều rộng có thể làm tăng lợi thế sản phẩm theo quy mô trong đó việc giảm giá thành thông qua giảm chi phí cố định và các chi phí khác là một đặc trưng. Đầu tư theo chiều sâu vừa tăng năng suất vừa nâng cao chất lượng sản phẩm tuy việc giảm giá thành có thể khó hơn nhưng tăng tính cạnh tranh nhờ chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm . Việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng hiện nay được đặt lên hàng đầu, được coi là yếu tố cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đầu tư sẽ tạo điều kiện cho việc áp dụng các quy trình sản xuất và quản lý sản xuất một cách tiên tiến và đặc biệt là công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm . Thứ hai là đầu tư tạo điều kiện cho các hoạt động Marketing hoạt động có hiệu quả. Các hoạt động nghiên cứu thị trường Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp Phát triển hệ thống phân phối, cơ quan đại diện thương mại. Các hoạt động này có thể nói là cơ sở cho việc sản xuất của ngành trong việc xác định giá cả chất lượng, chủng loại và hệ thống phân phối sản phẩm từ đó làm tăng tính cạnh tranh, vốn đầu tư cho công tác này ngày càng tăng . Bên cạnh đó tính cạnh tranh còn thể hiện ở khả năng thu hút nguồn lực cho phát triển của ngành. Đầu tư tạo điều kiện cho phát triển cơ sở hạ tầng của ngành, phát hiện và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư phát triển. Tiềm năng ở đây bao gồm: nguồn lao động có tay nghề, nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện địa lý tự nhiên. 2.3.5./ Đầu tư với việc giải quyết các vấn đề xã hội * Giải quyết việc làm: luôn là vấn đề nóng bỏng, trong dân số có một bộ phận không có điều kiện và khả năng tìm cho mình việc làm( có thể còn do tác động xấu từ nền kinh tế ) vấn đề nảy sinh là những người này ảnh hưởng tới xã hội như thế nào, chắc chắn là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đầu tư có vai trò như thế nào để giải quyết vấn đề này: Thứ nhất là tạo cơ hội cho những người thất nghiệp kiếm được việc làm đặc biệt là những người có tay nghề hoặc biết chút ít về một nghề nào đó. Thứ hai là tạo điều kiện cho những người thất nghiệp nâng cao sức khoẻ, đời sống tinh thần và tay nghề .Khi được tạo điều kiện như vậy họ có thể dễ dàng tìm các công việc bất cứ ở đâu và lúc nào. Thứ ba là đầu tư có tác động dây truyền tới nhiều lĩnh vực bổ trợ vô tình kéo theo việc giải quyết việc làm ở các lĩnh vực khác do tác động của ảnh hưởng ngoại lai tích cực. *Vấn đề xử lý môi trường: Ngành thuỷ sản có nhiều nhân tố gây ô nhiễm và bị ảnh hưởng to lớn do ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường nước: Có ảnh hưởng tới sự phát triển và sản xuất kinh doanh của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, tự nó sinh ra hoặc do các yếu tố khác như nước thải ô nhiễm gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, có quy mô lớn. Xử lý nước là công việc hàng đầu cần phải được quan tâm đầu tư ngay từ bước chuẩn bị dự án đầu tư Vấn đề xử lý chất thải hữu cơ cũng là vấn đề đáng quan tâm bởi nó ảnh hưởng tới nhiều đối tượng và gây hậu quả khó lường khi nó tác động ngược trở lại đối với ngành thuỷ sản. Các hoạt động đánh bắt hải sản có thể gây ô nhiễm biển qua việc thải các các chất thải sinh hoạt, dầu mở và đặc biệt là việc dùng chất nổ và kích điện gây huỷ diệt hàng loạt khó mà kiểm soát được. *Vấn đề xoá đói giảm nghèo Có thể nói xoá đói giảm nghèo hiện nay là một chương trình lớn của Chính phủ trong đó nêu rõ vai trò quan trọng của các hoạt động đầu tư đối với vấn đề này. Vai trò đó được thể hiện: + Tạo ra các điều kiện bình đẳng cho mọi người có thể sản xuất kinh doanh thông qua đầu tư tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng, các điều kiện sản xuất như giống, kỹ thuật, phương tiện sản xuất, đào tạo nghề. Tức là trang bị cho họ có thể tự mình sản xuất kinh doanh. +Tạo việc làm thông qua xây dựng các cơ sở sản xuất, tăng thu nhập cho dân góp phần xoá đói giảm nghèo. Chương II : Thực trạng đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh hoá (Thời gian 1996 – 2002 ) I- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế –xã hội ảnh hưởng tới đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh hoá 1/ Điều kiện tự nhiên 1.1. Về địa lý: Thanh hoá là một tỉnh Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên là 11.108,3km2, bờ biển hình cánh cung dài 102 km ( từ vĩ độ 19o40’N đến 20o10’N ) được giới hạn từ cửa đáy tỉnh Ninh Bình đến Lạch Cờn tỉnh Nghệ An, với diện tích vùng biển khoảng 23000km2 tức là gấp hơn 2 lần diện tích đất liền. Vùng đồng bằng ven biển có diện tích 3063,3 km2 chiếm 27,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh bao gồm 16 huyện thị và thành phố chạy dọc theo hướng đông bắc – tây nam. Bờ biển Thanh Hoá có 7 cửa lạch lớn, nhỏ trong đó có 5 cửa sông,lạch lớn là: lạch Sung ( sông Hoạt), lạch Trường ( sông Mã), lạch Hới , lạch Ghép (sông Yên), lạch Bạng ( sông Bạng) .Hàng năm các cửa sông chảy ra biển hàng triệu tấn phù sa và mùa bã hữu cơ tạo nguồn dinh dưỡng cho nhiều loài hải sản ,đặc sản ,các cửa sông còn là nơi cho tàu thuyền đánh cá ,ra vào bến ,nơi hội tụ giao lưu kinh tế ,nơi đây đã và đang trở thành những trung tâm nghề cá của tỉnh ,đặc biệt là các cửa: lạch Bang, lạch Hới và lạch Trường . Ngoài ra với hệ thống sông có đặc điểm thoải dần ra biển Đông có những cửa lạch cạn, thường xuyên được bồi lấp và thay đổi luồng lạnh tạo nên những bãi bồi ,bãi biển ,bãi cát ,bãi triều với diện tích hàng ngàn ha có đủ điều kiện cho đầu tư nuôi trồng thuỷ sản . -Vùng biển Thanh Hoá chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ,mùa mưa bão ứng với mùa gió Tây –Nam từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm và gió mùa đông –bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau . Khai thác hải sản chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió trên ứng với 2 vụ cá là vụ cá bắc và vụ cá nam. Về thuỷ triều : vùng biển Thanh hoá thuộc chế độ nhật chiều không đều , hàng năm có đến 18-20 ngày nhật chiều ,biên độ thuỷ triều kỳ nước cường trung bình từ 2,6m (biến động từ 1-3m) Nhiệt độ trung bình hàng năm 24oC, chênh lệch giữa mùa hè và mùa đông là 15 0C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800-2200 mm Nhiệt độ nước biển tầng mặt vào mùa đông trung bình 21oC vào mùa hè 28-300C. Mùa đông nhiệt độ tăng dần từ bờ ra khơi còn vào mùa hạ thì theo chiều ngược lại .Biên độ dao động nhiệt độ từ tầng mặt và tầng đáy trong mùa đông là 10oC, trong mùa hè là khoảng 6-10oC. Dòng chảy theo 2 chiều ngược nhau. Thời kì gió mùa đông Bắc thì dòng chảy từ bắc vào nam, thời kì gió mùa tây nam dòng chảy theo hướng ngược lại. Đáy biển vùng gần bờ có độ dốc thoải và bằng phẳng ,có một số vũng, vịnh như vụng Gầm (Sầm Sơn) vụng Thủi ,vụng Biên Sơn (Tĩnh Gia).Trên biển có đảo Ne, quần đảo Hòn Mê, xung quanh các đảo hình thành quần thể các loài hải, đặc sản quý hiếm, đồng thời những vũng, vịnh còn là nơi trú gió cho tàu thuyền đánh cá. 1.2. Về tiềm năng phát triển thuỷ sản 1.2.1 Về nguồn lợi thuỷ hải sản. Nguồn lợi hải sản : Vùng biển Thanh hoá đã bắt gặp 120 loài hải sản thuộc 82 giống 58 họ gồm 53 loài cá nổi ,69 loài cá đáy ,5 loài mực nang, 3 loài mực ống ,3loài bạch tuộc ,3 loài tôm ,1 loài ghẹ và 1 loại sam.Thành phần các loại chiếm trên 1,5% trong tổng sản lượng đánh bắt được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2 : Các giống loài hải sản có giá trị kinh tế ở Thanh hóa stt Tên khoa học Tên việt nam Tỷ lệ trong tổng sản lượng(%) 1 Evinis Cardinalis Miến sành 2 gai 42,1 2 Leionathus Spp Cá liệt 8,48 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Stolepons Indicus Logio Stoleposn Pricanthus Tuyenus DusuuireiÂcuta Pagriuss major Nemipterusjaponicus Scomberomouscommerson Sardinelaajussieu Sauridaundosquamis Chirocentrusdorab Scomberomovusguiatus Cá cơm ấn độ Mực ốngtrunghoa Cá trác dài Cá lầm nhọn Cá nhỡ Cá lượng nhậtbản Cá thu vạch Cá trích xương Cá mối vạch Cá rựa Cá thu chắm 5,57 4,32 2,98 2,95 2,66 2,57 2,45 2,06 2,04 1,82 1,69 Tổng trữ lượng của vùng biển thanh hoá là 165.000 tấn. Khả năng khai thác bền vững tối đa là 56.000 tấn. Vùng Trữ lượng(tấn) Khả năng khai thác( tấn) Vùng biển ven bờ Vùng biển xa bờ Tổng 65000 100000 165000 17000 39000 56000 Trữ lượng và khả năng khai thác tại vùng biển vịnh Bắc Bộ: Vùng Trữ lượng(tấn) Khả năng khai thác(tấn) Vùng biển ven bờ Vùng biển xa bờ 155.000-303.900 1.229.100 28.800-55.900 228.000 Nhìn chung nguồn lợi ở vùng biển Thanh hoá mang tính phân tán, quần đảo nhỏ nên khó khai thác đạt hiệu quả cao.Thêm vào đó là điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiều giông bão làm cho quá trình khai thác hải sản mang tính rủi ro và tăng chi phí sản xuất. Mặt khác do kích cỡ các loài cá ,kích cỡ quần đàn khác nhau nên trên một đơn vị phương tiện cũng phải kết hợp nghề nghiệp thích hợp để khai thác có hiệu qủa. Đây là một nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư khai thác và chế biến hải sản. b) Về nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt: thì trong những năm gần đây tình trạng khai thác bừa bãi đã làm cạn kiệt nguồn cá nước ngọt tự nhiên trên 4 hệ thống sông chính và hệ thống sông Chu,sông Bưởi.Tiềm năng không lớn và cần được bảo vệ để duy trì các gen quý để lai tạo giống có năng suất và chất lượng cao. Tổng trữ lượng khoảng 9000 tấn, khả năng khai thác bền vững là 3500 tấn. 1.2.2 Tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh . a) Tiềm năng đất và mặt nước. *Về nước lợ: Toàn tỉnh có 10.389 ha đất và mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước lợ .Trong đó gồm: - 8000 ha mặt nước bãi triều Chia ra: +3000 ha vùng hạ triều có khả năng nuôi quang cảnh +4000 ha vùng trung triều có khả năng nuôi tôm nước lợ theo hình thức nuôi quang cảnh cải tiến , bán thâm canh. +1000 ha vùng cao triều có khả năng nuôi tôm theo quy trình nuôi công nghiệp . -1286 ha diện tích lúa nhiễm mặn, năng suất thấp có khả năng chuyển sang nuôi tôm -100 ha diện tích cói -1000 trên triều. *Về nước mặn: Tổng diện tích vùng nước mặn có khả năng để phát triển nuôi cá biển là 2000 ha nằm ở khu vực vùng Đảo Mê Nghi Sơn và vụng Thủi huyện Tĩnh gia. Tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi nhuyễn thể là 3000 ha ở vùng cửa sông Lạch Bang, Lạch Ghép,Lạch Hới và lạch Trường . Dọc bờ biển 102 km có nhiều bãi ngang ,có điều kiện nuôi trồng thuận lợi cho việc xây dựng các trại sản xuất tôm.cá g._.có hiệu qủa nguyên liệu hải sản khai thác được. Chế biến thuỷ sản xuất khẩu Chế biến xuất khẩu thuỷ sản Thanh hoá cần theo hướng giảm tỷ trọng XK hàng thô xuống 45% vào năm 2010 ( so với 90% năm 2001 ) . Tăng hàng có chất lượng cao, có giá trị gia tăng lên 25% vào năm 2010 ( So với 10 % năm 2001 ) , tăng hàng tươi sống cao cấp lên 20% năm 2010 bằng các giải pháp nâng cao chất lượng và chủng loại nguyên liệu cho chế biến. Lúc đó xuất khẩu thuỷ sản Thanh hoá sẽ tăng giá bán bình quân 5 $/kg năm 2001 lên 10$/kg năm 2010. -Tập trung đầu tư hiện đại hoá bảo quản sau thu hoạch, thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn chất lượng trong tất cả các khâu của quả trình sản xuất thuỷ sản xuất khẩu. Trong giai đoạn trước mắt, ưu tiên các nguyên liệu có giá trị kinh tế cao phục vụ cho chế biến xuất khẩu . Đến năm 2010 dự kiến cơ cấu của nguyên liệu dùng cho chế biến xuất khẩu như sau : +Nuôi trồng thuỷ sản 70 – 80% tổng sản lượng nuôi trồng +Khai thác hải sản 15 – 17% tổng sản lượng khai thác +Thu hút từ các tỉnh ngoài 5 – 7% tổng sản lượng chế biến xuất khẩu của tỉnh. Trên cơ sở những nhà máy chế biến thuỷ sản hiện có, đầu tư chiều sâu, nâng cấp điều kiện sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời phải nhanh chóng đầu tư các cơ sở chế biến xuất khẩu thuỷ sản mới quy trình kỹ thuật công nghệ hiện đại, thực hiện theo HACCAP, đảm bảo sản xuất các sản phẩm thuỷ sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU. Về cơ cấu mặt hàng trước mắt từ nay đến 2005 phải tập nhièu hơn con tôm vì con tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nâng cao tỷ lệ tôm nguyên con, tôm võ và tôm cỡ lớn trong cơ cấu hàng tôm đông lạnh hiện nay. Giảm dần tỷ trọng của sản phẩm tôm đông Block 2kg, tăng tỷ trọng tôm đông rời, sản phẩm đông IQF, sản phẩm đóng gói cỡ nhỏ, cải tiến chất lựơng, bao bì , mẫu mã. Do tiềm năng khai thác và nuôi trồng của tỉnh rất lớn cần đẩy mạnh tốc dộ phát triển xuất khẩu thuỷ sản sống và tươi. Việc phát triển mạnh khai thác xa bờ của tỉnh sẽ tạo nguồn nguyên liệu có giá trị cao, thời gian sau năm 2010 có thể nghĩ đến việc xây dựng cơ sở chế biến đồ hộp ( Cá Nục , Cá Trích...) Việc chế biến một số sản phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng có thể được thực hiện ở các hộ gia đình, ở các HTX...Khi đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Để thực hiện việc trên cần đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ kỹ thuật cao, năng lực Marketing giỏi, đủ sức làm nòng cốt cho xí nghiệp , nhà máy chế biến 1.3.4/ Về nuôi trồng thuỷ sản + Phát triển NTTS toàn diện trên cả 3 lĩnh vực : ngọt, mặn, lợ theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi đảm bảo ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho nhân dân giữ vững thế ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biển. Với phương châm: Tốc độ – Chắc chắn – Hiệu quả - Bền vững. + Lấy hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội làm động lực chính cho nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển NTTS gắn liền với phát triển xã hội giải quyết việc làm cho người lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động trong nông nghiệp. Trong đó lấy nuôi thuỷ sản mặn lợ làm trọng tâm, đặc biệt là nuôi tôm sú. Cần tăng nhanh diện tích nuôi bán thâm canh, giảm diện tích nuôi quảng canh đồng thời xây dựng các vùng nuôi công nghiệp tập trung có quy mô : sản xuất, sản lượng lớn để tăng nhanh giá trị kim ngạch xuất khẩu đóng góp đáng kẻ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế tỉnh nhà. +Củng cố và đầu tư chiều sâu diện tích nuôi nước lợ đã có, đảm bảo an toàn môi trường sinh thái và nâng cao hiệu quả sản xuất, Chọn lựa mở rộng diện tích các vùng cao triều, trên triều đang canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp năng suất thấp để phát triển nuôi tôm sú thâm canh. + Đầu tư tập trung xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng đồng nuôi, hậu cần dịch vụ, phát triển kinh tế thuỷ sản gắn liền với xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng nhằm góp phần vào công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là các vùng ven biển. Trên cơ sở phát huy mọi khả năng nội lực và bên ngoài. Khuýên khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển nuôi trồng thuỷ sản. + Củng cố xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức , đội ngũ cán bộ ngành Thuỷ sản từ tỉnh đến huyện, xã. Trước mắt triển khai nhanh kế hoạch đầo tạo đội ngũ cán bộ quản lý, KH – KT, công nhân kỹ thuật lành nghề có đủ năng lực, trình độ tổ chức, triển khai có hiệu quả đề án phát triển kinh tế thuỷ sản thời kì 2001 – 2010. 2/ Định hướng đầu tư phát triển thuỷ sản Thanh hoá giai đoạn đến năm 2010. + Đầu tư phát triển thuỷ sản phải đảm bảo theo hướng CNH – HĐH nhanh chóng bắt kịp với trình độ phát triển chung của ngành thuỷ sản cả nước tiến tới hội nhập khu vực và toàn cầu . + Đầu tư tập trung vào khai thác thế mạnh của tỉnh nhất là nguồn lợi hải sản xa bờ, nguồn nhân lực nghề cá, tùng bước đầu tư cho chế biến thuỷ sản theo hướng xuất khẩu nhất là công nghệ bảo quản nguyên liệu chế biến và dây chuyền sản xuất tiên tiến để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao thoã mãn các nhu cầu của thị trường quốc tế. + Đầu tư phát triển thuỷ sản cần phải kết hợp với việc giải quyết các vấn đề : xoá đói giảm nghèo, lợi ích quốc gia, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát huy hết khả năng về vốn, công nghệ, tài nguyên. + Đẩy mạnh đầu tư cho phát triển khoa học – công nghệ, phát triển nguồn nhân lực thuỷ sản. + Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá. Đặc biệt quan tâm đầu tư cho các cảng, bến cá, các kho bảo quản; hệ thống dẫn nước, hệ thống đê biển, các cơ sở dóng sửa tàu thuyền, cơ sở sản xuất dụng cụ đánh bắt 3/ Khái quát nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản Thanh hoá giai đoạn 2001 – 2010 Trong vòng từ nay đến 2010 nhu cầu vốn đầu tư cho thuỷ sản Thanh hoá rất cao bởi một số nguyên nhân sau: +Hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá còn rất lạc hậu ( như đã phân tích phần thực trạng ), các cơ sở sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, các cơ sở dịch vụ hậu cần chưa phát triển, nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến phục vụ trong và ngoài nước nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Do đó vài năm tới đây với một cơ chế đầu tư thích hợp thì nhu cầu vốn cho các hoạt động trên đây là rất lớn. + Giai đoạn này là giai đoạn tăng tốc của ngành thuỷ sản Thanh hoá bởi vì tỉnh đã xác định Thuỷ sản là ngành mũi nhọn ( cùng với ngành CN VLXD , CN dân dụng và ngành du lịch ) do đó để đạt dược các mục tiêu phát triển này thì nhu cầu vốn phải đặc biệt được quan tâm. + Là giai đoạn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có quy mô lớn như : Chương trình khai thác , Chương trình NTTS, Chương trình chế biến xuất khẩu Dự báo trong giai đoạn này Thuỷ sản Thanh hoá cần một lượng vốn vào khoảng:3.616 tỷ đồng trong đó giai đoạn 2001 – 2005 là 1737 tỷ đồng ( gấp 4,5 lần tổng vốn đầu tư giai đoạn 1996 – 2000 ) và giai đoạn 2006 – 2010 là:1879 tỷ đồng Các dự báo trên được tính kỹ lưỡng và đã được đưa vào Chương trình phát triển thuỷ sản Thanh hoá giai đoạn 2001 – 2010 Bảng 28: Khái toán nhu cầu vốn đầu tư phát triển thuỷ sản Thanh hoá (Giai đoạn 2001 – 2010 ) ĐV: tỷ đồng Stt Nội dung 2001 - 2005 2006 - 2010 Tổng 2001 - 2010 Tổng vốn đầu tư 1.737 1879 3616 I. Đầu tư cho khai thác hải sản Trong đó: -Vốn NS -Vốn vay ưu đãi -Vốn vay ngân hàng -Vốn tự có 280,18 - 35,3 83,57 89,31 113,14 - 42,8 31,39 38,95 321,32 - 78,1 114,96 128,26 II. Đầu tư cho NTTS 1.253,2 1565,84 281,96 III. Đầu tư cho chế biến TS Trong đó: -Vốn NS -Vốn vay NH -Vốn tự có 57,0 2,4 40,5 14,1 68,0 5,0 51,5 11,5 125,0 7,4 102,0 25.6 IV Đầu tư cơ sở dịch vụ hậu cần Trong đó: -Nguồn Quỹ hỗ trợ PT -Ngân hàng TM -Tự có ( dân , tư nhân ) 78,5 29,75 21,75 27,0 67,0 28,0 17,0 21,0 145,5 5 7,75 28,75 48,0 Nguồn : Chương trình phát triển Thuỷ sản Thanh hoá giai đoạn 2001 – 2010 II- Một số giải pháp về đầu tư phát triển Thuỷ sản Thanh hoá trong giai đoạn hiện nay 1./ Giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn cho phát triển thuỷ sản Thanh Hoá: 1.1/ Về thu hút vốn đầu tư: Như đã phân tích ở phần thực trạng đầu tư cho thuỷ sản Thanh Hoá thì Thanh Hoá đầu tư và thu hút vốn đầu tư chưa tương xứng với vai trò và vị trí của ngành thủy sản nhất là một tỉnh có tiềm năng phát triển như vậy. Tỷ lệ đầu tư cho thủy sản so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ trên dưới 5%, cả thời kỳ 1996-2002 không thu hút được bất cứ một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào. Nguồn vốn trong nước chủ yếu từ 3 nguồn: Ngân sách, tín dụng và huy động của dân. Nguồn vốn ngân sách tăng theo các năm trong khi đó nguồn vốn tín dụng lại giảm, riêng nguồn vốn huy động từ dân và khu vực ngoài quốc doanh tăng nhanh về tốc độ nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trong những năm tới, để thu hút nhiều vốn hơn nữa vào đầu tư phát triển ngành cần có các biện pháp sau: - Trước tiên phải tiến hành xây dựng các chương trình đối với từng lĩnh vực cụ thể. Sở dĩ phải tiến hành xây dựng các chương trình về quá trình khai thác, nuôi trồng thuỷ sản là quá trình lâu dài, đòi hỏi vốn lớn, trình độ công nghệ vừa phù hợp với điều kiện nước ta, vừa không lạc hậu so với mức độ phát triển thuỷ sản của thế giới, kèm theo đó là cơ sở hạ tầng và đội ngũ công nhân lành nghề... Hơn nữa do tính thời vụ, các chương trình phải được xây dựng liên tiếp để đảm bảo tính kế thừa phát huy và tận dụng công suất thiết bị. Cũng như bất cứ ngành nghề nào khác khi đã lên kế hoạch, đảm bảo đủ độ tin cậy với những minh chứng hợp ký thì sẽ thu hút các nguồn vốn đầu tư, ưu đãi đầu tư. Bên cạnh đó tuỳ thuộc vào các chương trình, địa phương thực hiện chương trình mà tiến hành biện pháp khuyến khích đầu tư. Chẳng hạn như vùng nước lộ có khả năng phát triển và nuôi trồng các loại nhuyễn thể thay cho việc đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống của địa phương đó thì cần có chương trình nuôi trồng cụ thể cùng với lời hứa thu mua với mức giá có lợi sẽ tạo được một lượng vốn đầu tư đáng kể. - Đối với nguồn vốn trong nước cần phải có các cơ chế, công cụ thu hút vốn linh hoạt và hiệu quả: Cụ thể : + Đối với nguồn Ngân sách nhà nước: Như đã biết nguồn vốn này chủ yếu là để phục vụ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án điều tra khảo sát lập quy hoạch phát triển, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Do đó, để có thể tranh thủ nguồn vốn này thì cần phải chỉ đạo và lập các dự án thuộc các lĩnh vực mà nguồn ngân sách ưu tiên với tính khả thi cao nhất, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch chiến lược đầu tư, kế hoạch hoá đầu tư để có thể cạnh tranh với các tỉnh khác hay lĩnh vực khác đối với nguồn ngân sách còn hạn chế hiện nay. Cụ thể, cần ưu tiên cho các dự án đầu tư tạo lập hạ tầng hoàn chỉnh và xây dựng khu nuôi công nghiệp để cho thuê ao nuôi, các dự án nhập công nghệ sản xuất giống một số loài thuỷ sản quý hiếm. Bên cạnh đó có chính sách ưu đãi cho việc đào tạo cán bộ có trình độ công nghệ cao, tinh nhuệ trong xây dựng và thẩm định các dự án đầu tư phát triển. Cần đầu tư phát triển các trung tâm phân tích, phổ biến thông tin và thị trường công nghệ, đẩy mạnh công tác khuyến khích hơn nữa. Cần phải chấm dứt ngay tình trạng đầu tư tràn lan nguồn vốn Ngân sách đang tồn tại hiện nay. @ Đối với nguồn tín dụng Nhà nước (tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại). - Với nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước: Trong những năm qua nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đóng vai trò hết sức to lớn cho sự phát triển của ngành. Nguồn vốn này có mặt ở hầu hết các dự án sản xuất kinh doanh của nông dân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các thành phần kinh tế khác. Đặc điểm của nguồn vốn này có khả năng đáp ứng cao nhưng khả năng quản lý của cơ quan chủ quản chưa được tốt. Do đó luôn bị thất thoát và tình trạng không thu hồi được nợ. Trong vài năm gần đây nguồn vốn này cho ngành thuỷ sản có giảm sút cũng chính vì các lý do ấy. Để tạo được niềm tin của cơ quan chủ quản và thu hút được nguồn vốn này cần phải: * Xác định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng của chủ đầu tư vay vốn. Việc này đòi hỏi các dự án phải được các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế phải tham gia để bảo đảm tính pháp lý và tạo niềm tin cho cơ quan quản lý vốn. * Tăng cường công tác tư vấn đầu tư, nhất là các cơ quan chuyên môn đặc thù như: Sở thủy sản, Sở Xây dựng, Sở Khoa học & CN hay các Công ty tư vấn có chuyên môn liên quan. * Có cơ chế khuyến khích thành lập các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực, với năng lực quản lý, sản xuất, có quy mô phù hợp đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn này. Đây là biện pháp vừa tạo niềm tin cho chủ nợ vừa phát huy tính sáng tạo, tự chủ và mạo hiểm trong sản xuất thủy sản. - Với nguồn vốn tín dụng thương mại: Hiện nay nguồn vốn chủ yếu là từ các Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam cung cấp đó là Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam, Ngân hàng công thương và Ngân hàng đầu tư & phát triển. Các tổ chức tài chính trung gian quản lý tốt nguồn vốn và khá thận trọng cho nên đứng trước tình hình hoạt động kém hiệu quả như vậy dư nợ của họ thấp hơn nhiều lần so với nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Để thu hút có hiệu quả nguồn vốn này nên thực hiện một số giải pháp sau: * Tăng cường phối kết hợp giữa 3 bên là: Ngân hàng - Cơ quan quản lý Nhà nước - Chủ đầu tư. Trong đó đề cao vai trò của Nhà nước trong việc thực thi một số chính sách như bảo lãnh vay vốn theo chương trình, các dự án theo quy hoạch, chính sách hỗ trợ sản xuất để các dự án có thể đứng vững (tìm kiếm thị trường, trợ giá, hỗ trợ tài chính…). Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng có thể dùng mệnh lệnh hành chính để có thể có được sự hỗ trợ vốn của các Ngân hàng thương mại nếu nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thực thi các mục tiêu quan trọng của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng. * Các Ngân hàng thương mại nên đa dạng hoá các hình thức huy động vốn tạo nguồn vốn dồi dào, qua đó có thể cho vay với quy mô lớn hơn và lãi suất hạ. Có như vậy các dự án vay hoạt động mới hiệu quả, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm dự án và làm ăn có lãi. * Khuyến khích các cá nhân và tổ chức mạnh dạn vay vốn đầu tư, các ngân hàng và cơ quan quản lý Nhà nước nên đề ra các chương trình, các kế hoạch và các thông báo hỗ trợ, tư vấn về vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm... để vốn "đến tận tay, vay không còn sợ" như trước đây. @ Đối với nguồn vốn từ khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Vốn từ khu vực dân cư và tư nhân thời gian qua đóng vai trò còn thấp chưa tương xứng với nhu cầu phát triển, các nguyên nhân gây ra tình trạng này thì có nhiều nhưng quan trọng hơn cả là tiềm lực chưa cao và cơ chế huy động, khuyến khích các cá nhân và tổ chức thực hiện chưa hiệu quả. Để thực hiện đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho phát triển cần có một số biện pháp sau: Nhà nước nên thực thi nhiều chính sách khuyến khích đầu tư như : + Chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật thông tin và thị trường. + Chính sách giảm thuế, phí đặc biệt là nơi có điều kiện kinh tế khó khăn và lĩnh vực sản xuất có tính rủi ro cao. + Chính sách trợ giá và bao tiêu sản phẩm. + Thực hiện chính sách bảo hiểm rủi ro sản xuất thuỷ sản một cách tốt nhất và triệt để. Có một cơ chế huy động vốn phù hợp: + ở đây nêu lên vai trò chủ đạo của các tổ chức tài chính trung gian huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư thông qua: tăng lãi suất huy động, đa dạng hoá hình thức huy động (trái phiếu, tín phiếu, tiết kiệm quỹ góp, tiết kiệm thông thường…). Việc làm này có thể làm chuyển giao sở hữu vốn của những người không ưu mạo hiểm trong khi vốn lại nhỏ bé song người có đủ tự tin đầu tư lại thiếu vốn. + Nên thành lập hệ thống các Công ty cổ phần mà trong đó nguồn vốn ban đầu do Nhà nước đảm nhận. Từ đó có thể huy động vốn trong dân cư và tư nhân thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty. Không những thu hút được vốn mà còn thu hút được lao động có trình độ chuyên môn, tổ chức quản lý có lợi cho sự phát triển thuỷ sản. Bên cạnh đó cũng nên hình thành nhiều hợp các hợp tác xã kiểu mới hay Tổ hợp tác để tận dụng triệt để vốn của cư dân, nông dân sản xuất thuỷ sản. @ Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để thu hút được nguồn vốn nay chúng ta nên thực hiện đồng bộ một số biện pháp sau: - Xây dựng được những quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết có chất lượng: nghiên cứu khảo sát các tiềm năng phát triển để từ đó cho các nhà đầu tư thấy rõ những cơ hội hay thách thức khi bỏ vốn cho các hoạt động đầu tư. - Có các chính sách đặc biệt khuyến khích đầu tư cho ngành như: miễn giảm thuế sử dụng đất, mặt nước, thuế thu nhập,… - Tăng cường đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống cấp nước, xử lý nước; các cảng, bến cũ và hệ thống giao thông vận tải. - Cải cách thủ tục hành chính theo hướng "một cửa" như một số địa phương đã và đang làm. Từng bước nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhất là kinh tế đối ngoại - Xây dựng các quy chế hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tại tỉnh như: Hỗ trợ pháp luật, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ các điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2/ Về sử dụng có hiệu quả vốn cho đầu tư phát triển thuỷ sản: @ Giải pháp chung: + Phải xây dựng tốt các quy hoạch kế hoạch phát triển thuỷ sản và các chiến lược, kế hoạch đầu tư cụ thể. Trong đó Nhà nước phải hỗ trợ cung cấp các thông tin đầy đủ: thông tin thị trường, thông tin về cơ chế chính sách, thông tin khoa học - công nghệ, các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan. + Phải xác định rõ chức năng và quyền hạn của các bên có liên quan trong hoạt động đầu tư. Cần phát huy tích cực chủ, sáng tạo của đơn vị sản xuất kinh doanh. Có các cơ chế thưởng phạt thích đáng đối với từng dự án, từng hoạt động đầu tư. + Sử dụng đúng hướng đối với từng nguồn vốn. Chẳng hạn vốn ngân sách chủ yếu là dùng cho phát triển hạ tầng và các hoạt động hỗ trợ công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh hay các hoạt động đầu tư. + Từng bước giữ vững thế ổn định và phát triển kinh tế là điều kiện cho các hoạt động đầu tư diễn ra suôn sẻ. + Phát triển mạnh mẽ hệ thống tài chính để có thể lưu chuyển và thu hút vốn một cách dễ dàng, tạo ra nguồn vốn dồi dào phát triển sản xuất, tăng quy mô cũng là các biện pháp tăng hiệu quả vốn. @ Các giải pháp cụ thể đối với từng nguồn vốn * Đối với vốn Ngân sách Nhà nước. Về cơ chế quản lý: Đối với nguồn vốn này tính chất "đại khái" thường hiện hữu. Cơ quan quản lý cứ chi, chủ đầu tư cứ dùng một cách thoải mái. Vậy quản lý thế nào? Thứ nhất. Nâng cao vai trò của các cơ quan giám sát sử dụng. vốn như tài chính, kho bạc, kế hoạch đầu tư, các sở chuyên ngành và Ban thanh tra. Thứ hai: Dần dần thương mại hoá nguồn vốn này bằng cách ký kết hợp đồng sử dụng vốn theo nguyên tắc "có vay có trả" Thứ ba: Phải có đội ngũ cán bộ quản lý vốn có trình độ nhất là có trình độ có đạo đức nghề nghiệp phù hợp với các chuyên ngành chuyên trách, để không thể bị "lừa' hoặc cố tình bị "lừa". Về sử dụng: + Hướng sử dụng: - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trung tâm nghề cá, cảng cá, bến cá, khu neo đậu, trú bão, tàu dịch vụ hần cần cho các địa phương ven biển và các đảo lớn, đầu tư cho công tác điều tra nguồn lợi hải sản, đầu tư cho phát triển các đội tàu công ích, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ hoạt động khai thác hải sản. - Đầu tư vào công tác quy hoạch các vùng nuôi cụ thể, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, chuyển đổi mục đích sản xuất lúa ven biển sang phát triển nuôi trồng thuỷ sản... Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm đê, kênh cấp và thoát nước cấp I, cống và trạm bơm lớn. đầu tư xây dựng các Trung tâm giống Quốc gia. đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trại giống để sản xuất các loại giống thuỷ sản có giá trị kinh tế xuất khẩu vơí công nghệ mới về sinh sản nhân tạo. đầu tư xây dựng các trạm quan trắc, dự báo môi trường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. + Tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư: - Nên thay đổi từ chủ đầu tư thường là cơ quan quản lý Nhà nước hiện nay sang cho các thành phần kinh tế ngoài quốc danh, dân cư và tư nhân, để họ có thể phát huy hiệu quả vốn. Nếu với các dự án không thể cho họ làm chủ đầu tư thì cần có sự kiểm tra chuyên môn đột xuất, kiểm tra chéo. - Tăng cường thực hiện nghiêm quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ở cơ sở. -Có các định chế xử phạt, các tiêu chuẩn thưởng để khuyến khích các chủ đầu tư sử dụng tốt nguồn vốn này. * Đối với vốn tín dụng Nhà nước: - Với nguồn tín dụng thương mại : + Tập trung đầu tư vào chế biến TSXK, nuôi trồng con,cây có giá trị kinh tế cao + Tăng cường giám sát đầu tư của cán bộ NH, sự hỗ trợ về kỹ thuật của các công ty tư vấn và các cơ quan có chuyên môn với nguồn tín dụng ưu đãi: +Đầu tư cho khai thác xa bờ nhưng phải có cơ chế quản lý chặt chẽ, tăng tính pháp lý của các hợp đồng vay mượn. * Đối với nguồn tín dụng dân cư và tư nhân: Để họ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn thì phải tăng cường vai trò của Nhà nước, của khoa học - kỹ thuật; của các cơ quan tài chính. Họ là những người có ít kinh nghiệm, vốn ít do đó có tâm lý “ngại thất bại “.Nhà nước nên thực hiện các dự án khơi mào sau đó thực hiện các dự án đầu tư theo phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm 2/ Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ Khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và toàn diện ngành thuỷ sản, đầu tư phát triển công nghệ sẽ tạo những thay đổi cơ bản mang tính quyết định cho sự phát triển của ngành. Chúng ta cần triển khai các dự án nâng cấp các trạm, trại nghiên cứu và sản xuất giống, các trường đào tạo của ngành có trang thiết bị hiện đại, có năng lực nghiên cưú giải quyết những vấn đề kỹ thuật, công nghệ, quản lý nguồn lợi, quản lý môi trường, an toàn vệ sinh. Đẩy mạnh việc nghiên cứu và phổ biến công nghệ sản xuất giống thuỷ sản, các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, cơ khí, dịch vụ... Đẩy mạnh việc nghiên cứu và nhập một số công nghệ tiên tiến của tỉnh ngoài hoặc của nước ngoài, nhất là công nghệ sản xuất giống các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao... thực hiện liên kết cơ sở nghiên cứu với cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc ứng dụng khoa học công nghệ. Chú trọng phát triển công nghệ sản xuất giống thuỷ sản có giá trị xuất khẩu và phục vụ sản sinh, trong đó tập trung hoàn thiện quy trình nuôi thành thục tôm sú bố, mẹ trong điều kiện nhân tạo, tái tạo nguồn tôm bố, mẹ ở vùng nước tự nhiên và công nghệ sản xuất giống các loại đặc sản có thị trường, áp dụng công nghệ tạo giống tôm sú chất lượng cao. Tranh thủ và tạo điều kiện thu hút các dự án viện trợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế để trang bị thêm thiết bị cho các phòng nghiên cứu và thí nghiệm, tiếp cận với công nghệ hiện đại của các nước, làm tư vấn tốt cho việc đưa các công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, khai thác và chế biến hải sản, cơ điện lạnh... đồng thời tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ để chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển trình độ cán bộ nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật cần được quan tâm hơn nữa. Cần có một cơ chế khuyến khích lợi ích, cơ chế đào tạo có bài bản các cán bộ trẻ có năng lực và trang bị các điều kiện vật chất phục vụ họ trong quá trình học tập và nghiên cứu. Việc này chỉ có sự hỗ trợ của Nhà nước mới đạt được hiệu quả và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành. 3/ Giải pháp đầu tư cho mở rộng thị trường trong và ngoài nước: Đối với thị trường trong tỉnh cần được nâng cấp bằng cách đầu tư hình thành và tổ chức mọt số chợ thuỷ hải sản theo phương thức đấu giá nhằm gắn kết giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến, tăng cường chất lượng nguyên liệu. Giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao tỷ trọng sản phẩm khai thác nuôi trồng và đưa vào chế biến xuất khẩu. Đồng thời hạn chế tình trạng ép giá và đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản. Đầu tư đại trà các trợ theo hình thức cũ để nông - ngư dân có thể tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng. Nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm cũng là một biện pháp để duy trì và mở rộng thị trường, ngành thuỷ sản Thanh Hoá cần đầu tư để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là các sản phẩm đông lạnh và đóng hộp bằng cách đầu tư vào hệ thống kiểm định cả ở cấp vĩ mô cả ở cấp độ từng cơ sở bao gồm: đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị hỗ trợ và các điều kiện vật chất khác. Tiến tới chúng ta phải đầu tư triển khai việc áp dụng an toàn vệ sinh trong các khâu sản xuất nguyên liệu, cảng cá, chợ cá. Đa dạng hoá các sản phẩm nhờ ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực của các nhà máy chế biến, giúp cho việc cung cấp sản phẩm thủy sản xuất khẩu được thực hiện một cách liên tục, phong phú và chất lượng cao, quyết định vị trí của ngành trong và ngoài tỉnh. Để tìm kiếm thị trường ngoài tỉnh phải không ngừng đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại, hội chợ, quảng cáo các sản phẩm, đầu tư mở rộng các đại ký, các cơ quan đại diện thương mại ngoài tỉnh; đầu tư cho hệ thống phân phối sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mọi nơi, mọi lúc đến tận tay người tiêu dùng, để khẳng định các sản phẩm có tiếng của tỉnh để có thể cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế giữa các vùng và quốc tế ngày càng sâu sắc. Thị trường quốc tế thì hiện nay chúng ta chưa vươn trực tiếp được (chỉ qua uỷ thác xuất khẩu hoặc xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc) đó là điều rất bức xúc hiện nay, nguyên nhân thì có nhiều nhưng điều cốt lõi nhất là chúng ta chưa tạo được uy tín cả về sản phẩm lẫn danh tiếng, sản phẩm đơn điệu, giá trị gia tăng thấp, chất lượng chưa cao. Do đó, để mở rộng thị trường quốc tế trực tiếp cần phải có được một giải pháp đồng bộ cả từ phía cơ sở lẫn từ phía Nhà nước. Bên cạnh phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, cần phải xây dựng danh tiếng (tuy ban đầu rất khó) bằng sự hỗ trợ của tỉnh như: tham gia các cuộc xúc tiến thương mại quốc tế do Chính phủ tổ chức hoặc do tỉnh tổ chức, quảng cáo, quảng bá quốc tế, tham gia hội trợ quốc tế, mở các đại diện tại nước có quan hệ buôn bán. Nâng cao tiềm lực tài chính quốc tế, tiềm lực sản xuất cũng là một giải pháp mở rộng thị trường quốc tế. 4/ Giải pháp đầu tư đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tranh thủ được công nghệ mới và đào tạo cán bộ. Trong tiến trình toàn cầu hoá hiện nay, hợp tác quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển của bất cứ ngành nghề nào. Ngành thuỷ sản Thanh hoá cũng đứng trước nhu cầu hội nhập hoá, hợp tác hoá quốc tế vai trò quan trọng đưa ngành thuỷ sản Thanh Hoá lên ngang tầm với ngành thuỷ sản trong nước và quốc tế. Với một loạt mục tiêu là thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tranh thủ công nghệ mới và đào tạo cán bộ chúng ta cần: + Chuẩn bị tốt các chương trình, dự án, tổ chức lực lượng, để tranh thủ tối đa các cơ hội hợp tác với nước ngoài. Xây dựng quy chế trách nhiệm và hân cấp cụ thể để các địa phương cơ sở chủ động tìm kiếm các nguồn và phương thức hợp tác, tài trợ theo định hướng chung của ngành, tạo ra nguồn nhân lực rất quan trọng và công nghệ cho sự phát triển của ngành. + Tăng cường hợp tác đào tạo và xuất khẩu lao động ngành thuỷ sản với nước ngoài. Được thực hiện thông qua các hiệp định , các hợp đồng có sự hỗ trợ của Chính phủ. Điều này rất có lợi bởi có thể nâng cao trình độ chuyênn môn của lao động ngành thuỷ sản ở cấp độ quốc tế, có khả năng tiếp thu, nghiên cứu và ứng dụng thành công KH – CN phục vụ phát triển thuỷ sản.Những lao động xuất khẩu trong lĩnh vực thuỷ sản ở nước ngoài thường có những kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp tốt hơn , khoa học hơn, khi họ trở về quê hương tự họ có thể tiếp tục công việc này thông qua các dự án sản xuất kinh doanh thuỷ sản hoặc phục vụ cho các doanh nghiệp, cơ sở trong và ngoài quốc doanh mà không phải mất công đào tạo trong khi tay nghề tương đối cao. + Tăng cường hợp tác sản xuất với nước ngoài thông qua phân công sản xuất chuyên môn hoá để phát huy hết lợi thế so sánh của địa phương. Như vậy chúng ta phải chủ động tìm kiếm các đối tác nước ngoài ( bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức , cá nhân ) bằng cách giới thiệu các lợi thế về sản phẩm, về uy tín sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh, cho họ thấy hết được các tiềm năng có thể khai thác với chi phí thấp hơn mặt bằng trong và ngoài nước. + Để tạo khả năng cạnh tranh quốc tế cao cần phải có những hành lang pháp lý hấp dẫn hơn đối với đầu tư vào các lĩnh vực thuộc ngành thuỷ sản như các ưu đãi và thuế sử dụng đất cho đầu tư vào nuôi trồng đặc biệt là vùng đất cát ven biển. Nên ưu đãi cho các xí nghiệp đi tiên phong trong việc phát triển nuôi biển, nuôi tôm công nghiệp và đầu tư vào các ngành yểm trợ cho nuôi công nghiệp. Kết luận Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá nói chung và mục tiêu phát triển kinh tế thuỷ sản nói riêng ta nhận thấy rằng cần có những giải pháp hiệu quả, đồng bộ và khoa học để tháo gỡ các vướng mắc về đầu tư để tăng tối ngành thuỷ sản. Sự phân tích tuy chưa đầy đủ cũng cho thấy có vấn đề trong hoạt động đầu tư cho Thuỷ sản Thanh Hoá - một thực tế mà chúng ta phải thực nhận quan trọng hơn cử là biết được tốt thực trạng sẽ thay đổi được tình hình nếu quyết tâm cao và có sự đồng tình ở các cấp các ngành. Qua nghiên cứu em nhận thức được rằng mình góp phần sức nhỏ bé có ý nghĩa để mong một ngày nào ddó Thanh Hoá sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp chế biến thuỷ sản lớn, có tiềm lực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản hàng đầu cả nước. Dần dần chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế một cách đầy tự tin. Đây cũng là điều kiện để em được củng cố các kiến thức đã học ở trường vận dụng vào thực tế để phát hiện ra bản chất của các sự vật hiện tượng từ đó phục vụ thực tiễn một cách tốt hơn. Tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế đầu tư – GS Nguyễn Ngọc Mai - NXB Thống kê Lập và quản lý dự án đầu tư. Ts Nguyễn Bạch Nguyệt NXB - Thống kê - Chương trình phát triển kinh tế thuỷ sản Thanh hoá giai đoạn 2001- 2010 - Niên giám thống kê Thanh Hoá 1990 - 2000, 2001 Tạp chí thuỷ sản số 1,2,5,7/02,8,10,11/01;1,2/03 Báo Thanh hoá ( các số tháng 1, 2, 3, 4 / 2003 ) Các báo cáo phát triển kinh tế - xã hội Thanh Hoá giai đoạn 2001 - 2005, 2001 – 2010 Các báo cáo tình hình phát triển thuỷ sản của Sở KH - ĐT Thanh hoá Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37086.doc