Thực trạng và một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định ở Công ty cổ phần Đức Khánh

Lời nói đầu Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa của Nhà nước một mặt đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy hết khả năng tiềm lực của mình, mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước thử thách lớn lao. Đó là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường ngày càng phát triển bây giờ . Để có thể đứng vững trên thị trường và kinh doanh có hiệu quả cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một hệ thống quản lý tài chính tốt, cung cấp thông tin chính xác giúp cho các nhà

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định ở Công ty cổ phần Đức Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình sản kinh doanh. Trong các công cụ quản lý tài chính thì hạch toán kế toán là công cụ hữu hiệu để kiểm tra xử lý thông tin. Trong thực tế ở tất cả các doanh nghiệp kế toán đã phản ánh được sao cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, hạ thấp được giá thành, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy nếu doanh nghiệp không hạch toán công tác kế toán nhất là kế toán chi phí và tính giá thành sản thì có thể nói doanh nghiệp hoạt động trên thương trường một cách liều lĩnh, không biết kết quả, hậu quả của công việc mình làm. Như vậy sẽ không có những quyết định và phương hướng đúng đắn để đưa doanh nghiệp đến thành công trong kinh doanh. Ngành gỗ là một nghành sản xuất vật chất đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Sản phẩm gỗ là quá trình vận chuyển từ gỗ đến các đồ dùng bằng gỗ tới tay người tiêu dùng. Nó là một khâu cơ bản, trung gian gắn liền giữa sản xuất và sản xuất, sản xuất và tiêu dùng . Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần đồ gỗ và xuất phát từ mục đích yêu cầu phạm vi đối tượng, nội dung của đề cương thực tập em đã tìm hiểu được tình hình tổ chức kinh doanh, tình hình hạch toán, tài chính và chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp, hoàn thành báo cáo thực tập với các nội dung sau: Kế toán tài sản cố định Phần I : Đặc điểm tổ chức quản lý bộ máy kinh doanh và bộ máy kế toán của công ty . Phần II : Tình hình tổ chức và thực hiện tài chính ở công ty Phần III : Tình hình tổ chức và thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kế toán Phần IV : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tài sản cố định tại công ty Phần I Đặc điểm tổ chức quản lý bộ máy, quản lý kinh doanh và bộ máy kế toán của công ty Đặc điểm chung của công ty cổ phần đức khánh Công ty cổ phần đức khánh là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quy định số 1443/TTQL ngày 13/7/1998 . Là một doanh nghiệp mới của Nhà nước nên công ty được phép kinh doanh các loại hình kinh tế . Từ sản xuất, đóng mới, sửa chữa cho tới các dịch vụ khác dựa trên chỉ tiêu kế hoạch do bộ, sở đề ra. Với giá trị tổng tài sản là: 7.485.000VNĐ. Doanh nghiệp quy định xây dựng mới hình thức cơ cấu về vốn như sau: Vốn Nhà nước chiếm khoảng 49% trên tổng số vốn, còn 51% công ty phát hành phiếu với mệnh giá cổ phiếu có giá trị100.000VNĐ . Trong số đó có 41% được bán cho người lao động trong công ty, còn lại được bán ra ngoài doanh nghiệp . Để thực hiện chủ trương đường lối đúng đắn của Nhà nước thì việc cổ phần hoá doanh nghiệp là một việc làm đúng đắn của công ty . Trên cơ sở đó việc phát triển kinh doanh trong doanh nghiệp được gán liền với người lao động. Từ đó buộc người lao động trong công ty phải tìm mọi cách để phát triển sản xuất kinh doanh . Công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng phục vụ, mua bán, cải tiến đóng mới các đồ gỗ của công ty . Đến ngày 01/01/1999 công ty cổ phần Đức Khánh chinh thức đi vào hoạt động . Công ty có trụ sở đóng tại Km6-đường Giải Phóng-Quận Hai Bà Trưng –Hà Nội . Qua nhiều năm kể từ khi được hành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, công ty đã trải qua không ít khó khăn cả về chủ quan và khách quan . Nhất là trong giai đoạn này một giai đoạn chuyển mình cả về chất và lượng, nó quyết định tới số phận của cả công ty sau này. Bởi vì từ năm 1990- 1998 là sự thay đổi của quá trình đổi mới kinh tế CNH-HĐH đất nước. Năm 1998 là giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường và cũng là những năm đầu công ty hoạt động . Do nhu cầu phát triển cao của nền KTXH đòi hỏi bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước muốn tồn tại và phát triển phải chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp. Có như vậy mới gắn liền quyền lợi của doanh nghiệp với trách nhiệm chính của bản thân họ. Song với không ít các doanh nghiệp lâm vào tình trạng lúng túng trước những thử thách mới, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của các cấp lãnh đạo cùng với sự phấn đấu hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, và việc phát huy nội lực đã xây dựng lên định hướng phát triển sản xuất kinh donh đúng đắn. Doanh nghiệp đã đạt được những kết quả chỉ tiêu kinh doanh như sau: STT Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 TH TH TH TH TH 1. Sản lượng (m3) 70.100 77.640 85.478 86.000 91.000 2. Doanh thu(trđ) 6.862,7 10.567 10.598 12.412 12.856 3. Thuế lợi tức(trđ) 552,7 756,8 761,86 906,3 422,1 4. Nộp NSNN(trđ) 865,5 1.021 1.047,8 1.951,8 860 5. Tổng số vốn(trđ) 6.481 10.021 11.200 17.485 8156 6. TNBQ/lao động(đ) 319.400 355.000 507.240 600.000 620.000 Tính đến tháng 12/2002 tổng số vốn của công ty là: 8.370.701.131đ. Trong đó: Vốn nhà nước : 5.999.101.131 = 71,66% Vốn cổ đông : 2.371.600.000 = 28,34% Hơn thế nữa để bắt kịp với nhu cầu xã hội, công ty đã và đang đầu tư mua sắm một số dây truyền sản xuất cao phục vụ cho quá trình sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty, phục vụ được tốt hơn với mọi nhu cầu. Qua đó ta thấy được sự phát triển của công ty cổ phần Đức Khánh đang trên đà phát triển, khẳng định được vị trí của mình trên thị truờng kinh doanh. II. Đặc Điểm Tổ Chức Sản xuất Kinh Doanh ( theo giấy phép kinh doanh ngày 02/09/1998) Công ty cổ phần Đức Khánh là một đơn vị có phương pháp hạch toán kinh tế độc lập, với mục tiêu là huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển kinh doanh và các lĩnh vực khác như: +. Việc quản lý quá trình hoạt động kinh doanh có nhiều khâu khác nhau như: Giao nhận, ký kết hợp đồng mua, bán, đóng mới, sửa chữa đồ gỗ… Thanh toán hợp đồng, lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện. +. Vận dụng cơ chế khoán đối với các thợ gắn liền trách nhiệm thợ chính , thợ phụ với các sản phẩm . +. Thiết bị máy móc, gỗ, đồ gỗ là tài sản cố định chủ yếu là không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của công ty . Tất cả đều ảnh hưởng lớn đến doanh thu và chi phí dịch vụ của công ty . Việc đóng mới sửa chữa đồ gỗ phụ thuộc nhiều vào các thiết bị máy móc và tài năng của người thợ. Bên cạnh đó công ty còn có một đội ngũ cán bộ công viên có tay nghề chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn . Vai trò của người thợ chính và thợ phụ có tính chất quyết định tới chất lượng của sản phẩm . III. đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty . công ty cổ phần Đức Khánh là một đơn vị kinh doanh sản xuất đồ gỗ . Nên việc tổ chức quản lý sản xuất của công ty có những đặc điểm chung trong ngành công nghiệp. Ngoài ra nó cũng có những đặc diểm riêng sao cho phù hợp với một công ty cổ phần . Bộ máy quản lý cán bộ của công ty chia làm hai bộ phận: Bộ máy quản lý, bộ phận trực tiếp sản xuất và bộ phận gián tiếp sản xuất . Do là công ty cổ phần với 100% công nhân có sở hữu cổ phiếu của công ty nên công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty có tính chất trực tiếp . Mọi cổ đông đều có quyền lợi và trách nhiệm trên số vốn của mình nói riêng và của công ty nói chung . Bộ máy quản lý sản xuất của công ty Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc điều hành Phó giám đốc điều hành Phòng tổ chức hành chính Phòng quản lý kinh doanh Phòng kế toán tài vụ Tổ sản xuất Cửa hàng bán Tổ sửa chữa Tổ1 Tổ 2 Cửa hàng 1 Cửa hàng 2 Tổ 1 Tổ 2 * cChức năng của từng bộ phận trong bộ máy tổ chức quản lý sản xuất. +Hội đồng quản trị :gồm 9 đồng chí phụ trách mọi vấn đề sản xuất kinh doanh của công ty như: xây dựng phương pháp kinh doanh hiện thời, định hướng sự phát triển lâu dài của công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với mọi cổ đông trong công ty và Nhà nước, đặc biệt là vai trò quyền và nghĩa vụ của chủ tịch HĐQT + Ban kiểm soát : Hai đồng chí là bộ phận trực tiếp kiểm tra giám sát các bộ phận trong công ty, từ việc đưa ra quyết định cho tới việc thực thi các quyết định của các cấp lãnh đạo trong công ty + Giám đốc điều hành : là người đại diện pháp nhân của công ty. Có chức năng quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty như: giao dịch ký kết hợp đồng thực hiện phương thức kinh doanh. Do đó phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị , các cổ đông cũng như trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình . + Phó giám đốc điều hành : là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh . + Phòng tổ chức hành chính : có chức năng tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý và điều hành lao động cho phù hợp với nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh . Đảm bảo cân đối đủ việc làm cho người lao động, làm công tác nhân sự tiền lương, kế hoạch đào tạo …theo các quyết định của Nhà nước ban hành . Tham mưu về công tác thi đua khen tưởng kỷ luật . + Phòng quản lý kinh doanh: có nhiệm vụ về công tác quản lý sản xuất , công tác chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch tháng, quý, năm. Nắm bắt chắc thị trường, thông tin, phân tích xử lý kịp thời đưa ra phương án sản xuất kinh doanh tối ưu . Phù hợp với điều kiện hoạt động của công ty để chỉ đạo sản xuất có hiệu quả cao nhất. + Phòng kế toán tài vụ : có nhiệm vụ làm công tác quản lý tài sản , hạch toán giá thành, lập kế hoạch thu chi tài chính tháng, quý, năm theo kế hoạch sản xuất cùng phòng kinh doanh, tổ sản xuất . Hoàn thành phương án khoán từng công nhân …báo cáo nhanh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty hàng tuần để lãnh đạo có kế hoạch chỉ đạo sản xuất sát thực tế, làm công tác nghiệp vụ tài vụ phục vụ sản xuất, CB-CNV toàn công ty. + Các tổ sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất đồ gỗ, chi tiết phù hợp với nghiệp vụ được giao, phân công chỉ đạo, sản xuất cụ thể từng công đoạn. Đảm bảo đồ gỗ sản xuất ra có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tăng cường sản xuất tốt, phấn đấu chỉ đạo sản xuất kinh doanh có lãi. + Các tổ sửa chữa đồ gỗ: Là đơn vị trực tiếp sửa chữa đồ gỗ cũ phù hợp với yêu cầu của khách hàng. + Các cửa hàng: Là đơn vị trực tiếp bán hàng của Công ty do Công ty sản xuất. Lập kế hoạch bán hàng, phấn đấu bán được nhiều hàng tăng lợi nhuận và lãi cho Công ty. IV. đặc điểm tổ chức công tác kế toán. A/ Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế hoạch ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đóng vai trò quan trọng. Đây là trung tâm sử lý thông tin đầu vào. Cơ sở sản xuất kinh doanh đầu ra cho các nhà quản lý. Hiệu quả của bộ máy kế toán thể hiện ở chất lượng cung cấp thông tin cho các nhà quản lý thông tin đầy đủ chính xác kịp thời làm cho tính ưu việt của quy định quản lý càng cao. Muốn vậy bộ máy kế toán phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. + ở công ty cổ phần Đức Khánh bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập chung . Với số cán bộ nhân viên kế toán ít chỉ có 7 người nhưng tay nghề nghiệp vụ vững vàng. Hơn thế nữa trong điều kiện hiện nay công ty nhận thấy hình thức chứng từ ghi sổ là phù hợp ở công ty. + Mặc dù với đặc điểm riêng biệt của mình là ngành sản xuất gỗ với quy mô lớn và hoạt động trên thị trường phức tạp song bộ máy kế toán của công ty có trách nhiệm thực hiện và kiểm tra tình hình thực hiện công tác kế toán trong phạm vi của công ty. Qua đó chỉ đạo công tác kế toán được thực hiện đầy đủ chi tiết tới các công nhân trong tổ, cửa hàng từ chi phí tới kết quả. Bên cạnh đó hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận của công ty thực hiện đầy đủ chế độ kế toán từ việc ghi chép hạch toán tới chế độ quản lý KTTC . tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tscđ, kế toán thanh toán khoán Kế toán thanh toán, thống kê số lượng Thủ quỹ + Kế toán trưởng : Là người tổ chức chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của công ty. Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ hợp lý phù hơqpj với phân công lao động . Hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán trong phòng kế toán, đảm bảo cho từng bộ phận kế toán, từng nhân viên kế toán phát huy được khả năng chuyên môn tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán có liên quan góp phần thực hiện tốt chức năng của mình . + Kế toán tổng hợp : Có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức kiểm tra tổng hợp , lập các báo cáo tài chính của công ty giúp kế toán trưởng tổ chức bảo quản , lưu hồ sơ tài liệu kế toán, tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết các nội dung hạch toán còn lại như : Nguồn vốn kinh doanh , các quỹ doanh nghiệp . Mặt khác kế toán tổng hợp còn kiêm luôn kế toán tiền lương . + Kế toán tài sản cố định thanh toán khoán : Có nhiệm vụ chủ yếu là phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm sử dụng gỗ và các tài sản cố định khác của doanh nghiệp, tính khấu hao theo dõi sửa chữa thanh lý nhượng bán các tài sản cố định khác và nhiệm vụ thanh toán công nợ với nhà nước . + Kế toán thanh toán thống kê số lượng có nhiệm vụ chủ yếu là thống kê tổng hợp về lao động hoàn thành. + Thủ quỹ: Có nhiệm vụ chủ yếu là phản ánh tình hình thu chi các loại tiền mặt , tiền gửi ngân hàng. B/ Tổ chức hệ thống sổ kế toán : Là một doanh nghiệp độc lập trong việc hạch toán. Công ty cổ phần Đức Khánh đang sử dụng hệ thống tài khoản kếtoán thống nhất theo quy định số 1141-TC/CĐKT của bộ trưỏng bộ tài chính ký ngày 01/11/1995 . Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ . Hệ thống chứng tứ bao gồm : Phiếu thu , chi , nhập , xuất kho và các loại hoá đơn giao dịch cần đến . Về tài khoản hiện nay công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định hiện hành .Về sổ kế toán : Các loại chứng từ ghi sổ dược lập theo chứng từ gốc cùng nội dung kế toán như: Tiền mặt, nguyên vật liệu , doanh thu. Sổ quỹ- Bảng tổng hợp chứng từ Sổ cái các tài khoản Quá trình hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được công ty phản ánh theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Kiểm tra, đối chiếu Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Phần II Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của công ty Công ty cổ phần Đức Khánh là một công ty cổ phần hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh , lấy thu bù chi bảo đảm có lãi, tự chịu trách nhiệm về các khoản lỗ lãi trong kinh doanh. Chính vì thế mà công ty phải thường xuyên phân tích đánh giá tình hình tài chính của mình, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty để có biệt pháp tăng cường công tác quản lý tài chính . I. Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của công ty. 1. Tình hình sử dụng vốn : Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có một khối lượng lớn nhất định về vốn . Do đó việc tổ chức huy động vốn để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh thì việc quản lý và sử dụng các loại vốn đó là một trong những hoạt động tài chính chủ yếu của doanh nghiệp . Hoạt động này tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh . Vốn là điều kiện tiền đề không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần phải duy trì và phát triển quy mô nguồn vốn kinh doanh để không ngừng mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu cho doanh nghiệp . Để bảo toàn và phát triển vốn việc phân bổ vốn trong doanh nghiệp là hết sức quan trọng Bảng phân tích tình hình sử dụng vốn Chỉ tiêu 2001 2002 So sánh % A. TSLĐ và ĐTNH 1.063.632.873 2.881.525.291 270,91 1. Vốn bằng tiền 667.315.320 1.832.389.224 74,59 2. Các khoản phải thu 77.582.564 114.789.577 147,95 3. Hàng tồn kho 199.763.789 34.518.400 17,28 4. TSLĐ khác 118.971.200 899.828.090 756,34 B. TSCĐ và ĐTDH 8.226.315.255 9.282.237.854 112,83 1. TSCĐ 6.207.392.639 9.616.384.660 154,91 2. Chi phí XDCB dở dang 200.922.616 - 334.146.806 -16,69 Tổng cộng 9.289.948.128 12.665.789.158 136,33 Qua số liệu cuối năm 2001 và năm 2002 ta thấy tổng số vốn năm 2002 tăng 136,33% như vậy công ty đã tăng quy mô sản xuất. Về TSLĐ và ĐTNH: so với năm 2001 thì năm 2002vốn bằng tiền tăng 274,59% chứng tỏ công ty đã sử dụng tiền mặt vào sản xuất kinh doanh thay cho hàng tồn kho. Hàng tồn kho giảm rất nhiều chỉ còn lại công cụ dụng cụ trong kho. Vì công ty áp dụng hình thức xuất nhập thẳng không qua kho. Các khoản phải thu của doanh nghiệp cũng tăng đáng kể 147,95% chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn cần phải đẩy nhanh tiến độ thu hồi vốn để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư xây dựng sản xuất kinh doanh. Về TSCĐ và ĐTDH: doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư về máy móc thiết bị sản xuất ngày càng hiện đại, thực tế .Qua đó ta thấy TSCĐ năm 2002 đã tăng 154,91% so với năm 2001 Tình hình nguồn vốn của công ty Biểu phân tích Chỉ tiêu 2001 2002 So sánh % A.Nợ phải trả 1.554.762.931 2.715.583.931 174,66 I.Nợ ngắn hạn 571.028.431 1.028.807.931 180,16 1. Thuế và các khoản phải nộp 325.672.591 386.948.305 118,8 2.Phải trả công nhân viên 175.114.983 493.376.307 281.74 3. Phải trả các đơn vị nội bộ 4.428.830 4.Các khoản phải trả, phải nộp 70.204.857 144.063.489 205,09 II.Nợ dài hạn 983.734.500 1.686.766.000 171,46 Vay dài hạn 983.734.500 1.686.766.000 171,46 B.Nguồn vốn chủ sở hữư 7.735.185.197 9.950.205.847 128,63 I.Nguồn vốn quỹ 7.735.185.197 9.950.205.847 128,63 1.Nguồn vốn kinh doanh 7.735.185.197 9.226.685.847 119.28 2.Quỹ đầu tư phát triển 7.735.185.197 9.226.685.847 119,28 3.Quỹ dự phòng tài chính 7.153.358711 837.701.131 11,7 4.Quỹ TC – NVL 1.426.795.501 2.266.200 5,3 5.Lãi chưa phân phối 127.474.000 33.580.000 322,2 6.Quỹ khen thưởng phúc lợi 118.239.608 22.352000 7.Nguồn vốn đầu tư XDCB 196.347.077 729.728.002 753,48 II.Nguồn kinh phí 5.304.000 70.014.714 1320 1.Quỹ quản lý cấp trên 72.352.000 2.Nguồn kinh phí sự nghiệp 7.166.300 500.000.000 Cộng 9.289.948.128 12.665.789.158 136.33 Qua bảng phân tích trên ta thấy nguồn vốn doanh nghiệp năm 2002 tăng136,33% so với năm 2001. Về công tác nợ phải trả: Những khoản mục thuộc nguồn vốn vay, những khoản nợ ngắn hạn, các khoản phải trả, nợ dài hạn, khoản nợ ngắn hạn năm 2002so với năm 2001 tăng 180,16%. Nợ dài hạn năm 2002 so với năm 2001 tăng171,46%. Nợ ngắn hạn lớn hơn các khoản phải thu qua đó ta thấy doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn đó là điều kiện tốt cho doanh nghiệp . Nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2002 so với năm 2001 tăng 128,63% chứng tỏ doanh nghiệp đã bảo toàn và phát triển được vốn. Doanh nghiệp luôn đảm bảo thanh toán đúng hẹn nên đã khiến cho công việc kinh doanh luôn thuận lợi vì được đối tác tin tưởng. II. Tình hình doanh thu – Chi phí lợi nhuận Biểu phân tích doanh thu – chi phí lợi nhuận năm 2002 Chỉ tiêu 2001 2002 So sánh% 1.Doanh thu và các khoản phải thu 10.206.870.000 11.965.730.075 106,77 2.Tổng chi phí 9.508.940.000 11.282.210.492 118.6 3.Lãi thực hiện 641.510.000 512.639.686 77,91 Doanh thu năm 2002 so với năm 2001 cũng tăng đáng kể 106,77% đó là biểu hiện tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên ta thấy tổng chi phí cũng tăng đáng kể năm 2002 so với năm 2001 tăng118,6%.Doanh thu tăng nên chi phí cũng tăng, nhưng công ty chưa biết tiết kiệm vật tư, tiền vốn cho nên lãi bị giảm đi đáng kể 79,91%. Đó là điều mà cán bộ quản lý cần phải xem xét lại cách thức quản lý của mình để có biện pháp tiết kiệm giảm chi phí cho phù hợp với mức tăng doanh thu của doanh nghiệp. II. Thuế và các khoản phải nộp NSNN Năm 2001 Nộp NSNN: 1.004.730.000 đ Năm 2002 Nộp NSNN: 651.313.192 đ Thuế và các khoản phải nộp NSNN năm 2002 so với năm 2001 giảm đi tương đối nhiều tương đương với 64,82%. phần iii Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần Đức Khánh. I. Phân loại TSCĐ Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp hàng hoá nên TSCĐ trong công ty phần lớn là các vật liệu hàng hoá có giá trị. Mặc dù chiếm tỉ trọng lớn trong TSCĐ trong công ty nhưng vật liệu hàng hoá cũng chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh nguyên vật liệu hàng hoá TSCĐ của công ty còn bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị và TSCĐ khác (quỹ phúc lợi). Để phục vụ tốt cho việc hạch toán TSCĐ trong công ty thì công ty đã phân loại TSCĐ như sau: a. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện - Máy móc thiết bị: máy cưa, xẻ, ô tô, điều hoà… - Nguyên vật liệu, hàng hoá: gỗ, bàn, ghế, giường… - Nhà xưởng sửa chữa, bãi để hàng. b. Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh của công ty mang tính chất phục vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng. TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh của công ty cơ bản trực tiếp của đơn vị. c.Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng của công ty - TSCĐ đang dùng - TSCĐ chưa cần dùng II. Đánh giá TSCĐ Để xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tuỳ loại TSCĐ mà công ty có cách đánh giá khác nhau, TSCĐ mua sắm, TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành. Việc tính giá TSCĐ tại công ty được tình theo công thức sau: Nguyên giá TSCĐ = Giá trị thực tế + Chi phí khác liên quan Trên cơ sở nguyên giá, giá trị hao mòn kế toán có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ đã sử dụng theo công thức sau: Giá trị còn lại = Nguyên giá - giá trị hao mòn Như vậy toàn bộ TSCĐ của công ty được theo dõi trên 3 loại: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Nhờ đó phản ánh được tổng số vốn đầu tư mua sắm, xây dựng, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất. II. Hiện trạng TSCĐ của công ty cổ phần Đức Khánh Hiện trạng TSCĐ của công ty 31/12/2002 Chỉ tiêu Đối tượng Nguyên giá Giá trị còn lại Chất lượng Còn lại Tỷ trọng% I. Nhà cửa vật kiến trúc 1.434.338.891 1.133.744.809 79,04 29,55 II. Máy móc thiết bị 137.120.300 125.251.300 91,34 3,24 III.Nguyên vật liệu, HH 494.619.400 603.610.400 47,38 67,4 Gỗ 214.619.400 510.848.400 48,2 65 Giường, bàn, tủ 286.000.000 92.762.000 33,1 2,4 Tổng TSCĐ 2.566.696.991 3.166.216.909 299,06 167,59 Nhìn chung qua 7 năm hoạt động TSCĐ của công ty đã tăng đáng kể từ 1,8 tỉ đồng năm 1995 đến nay là 3,862 tỉ đồng, tăng 2,15 lần. Chứng tỏ công ty đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong tổng TSCĐ hiện có ở công ty thì: - Nguyên vật liệu hàng hoá chiếm 67,4%, đặc biệt là hàng hoá chiếm 65%. Qua tỉ trọng này ta thấy hình thức bán hàng hoá của công ty là chủ yếu. Song thực trạng TSCĐ của công ty cũng chưa được tốt và đẹp để đáp ứng được nhu cầu, sở thích của khách hàng. Số hàng hoá mới hiện đại đáp ứng nhu cầu khánh hàng chiếm 17% tổng số hàng hoá . Tổng giá trị còn lại của hàng hoá với nguyên giá ban đầu chỉ có 47,38%. Điều đó cho thấy để ổn định phát triển sản xuất cần nâng cao sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường công ty phải có phương hướng thay đổi cách thức bán hàng và đổi mới hàng hoá cũ thành hàng hoá mới hiện đại hơn . - Nhà cửa vật kiến trúc : tổng diện tích của công ty quản lý 4.446m2 trong đó có 272m2 là nhà làm việc, 1300m2 là xưởng , 150m2 là bộ phận dịch vụ, tổng giá trị còn lại 1.133.744.890 = 29,55% tổng tài sản với nhóm tài sản này do mới được đầu tư xây dựng nên chất lượng còn lại cao (giá trị còn lại so với nguyên giá ban đầu79,04%). Về máy móc thiết bị quản lý chiếm tỷ trọng không nhỏ bằng3,24% tổng số tài sản vì được đầu tư năm 2002 bao gồm(2 máy cưa, hai máy bào, 1 máy tính, 1 máy xẻ, máy điều hoà …). Tổng giá trị còn lại137.120.300 = 91,34% nguyên giá ban đầu . IV. Hạch toán chi tiết TSCĐ ở công ty - Tổ chức hạch toán tài sản cố định ở công ty cổ phần Đức Khánh giữ một vị trí quan trọng trong công tác kế toán . Nó cung cấp tài liệu đảm bảo chính xác cho bộ phận quản lý doanh nghiệp để tiến hành phân tích đánh giá thực hiện tăng giảmTSCĐ ở công ty . Qua đó tăng cường biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngTSCĐ . Do đó việc quản lý và hạch toán luôn dựa trên một hệ thống đầy đủ các chứng từ gốc chứng minh cho tính hợp pháp của nghiệp vụ kế toán phát sinh bao gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, hoá đơn thuế GTGT, biên bản nghiệm thu, thanh lý…Căn cứ vào chứng từ gốc, các chứng từ khác liên quan đến TSCĐ và các tài liệu khấu hao kế toán. Kế toán ghi thẳng vào sổ chi tiết TSCĐ. Sổ này được mở khi bắt đầu niên độ kế toán và khoá sổ khi kết thúc. Đây là quyển sổ chính phục vụ cho việc theo dõi quản lý TSCĐ của công ty và được ghi hàng ngày khi nghiệp vụ kế toán phát sinh và hoàn thành. Đơn vị: Công ty cổ phần Đức Khánh Mẫu số 2 – TSCĐ Thẻ TSCĐ số 24/ máy xẻ Lập ngày 31/12/1998 (Dùng cho máy móc) Tên tài sản: máy xẻ Loại: máy móc thiết bị Nhãn ký hiệu: HQ – 1374 Chứng từ nhập: số 26 Nơi sản xuất: Hàn Quốc Nguyên giá: 155.959.000 Năm sản xuất: 1993 Nguồn vốn: bổ sung ĐĐ đặt: Cty cổ phần Đức Khánh Đình chỉ sử dụng ngày/tháng/năm Lý do Mức và tỷ lệ KH Mức khách hàng đã tính cộng dồn Từ Tỷ lệ% Mức KN Năm Cơ bản Năm CB SCL CB SCL 1998 12 0 0 0 1.1.1998 7.795.000 1999 12 18.700.000 31.12.1999 26.503.000 2000 12 26.708.000 31.12.2000 53.211.000 2001 37.523.000 31.12.2001 167.553.000 2002 20.062.000 31.12.2002 130.759.000 V. Hạch toán tăng giảm TSCĐ 1. Tổ chức hạch toán ban đầu của TSCĐ Hạch toán ban đầu nhằm thiết lập nên các chứng từ để làm cơ sở cho các khâu hoạch toán tiếp. Các chứng từ kế toán thường xuyên vận động và sự vận động liên tục, kế tiếp nhau được gọi là luân chuyển chứng từ. Phương pháp chứng từ kế toán hiện nay được sử dụng trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cổ phần Đức Khánh nói riêng là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống phương pháp hạch toán kế toán . Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Đức Khánh các yếu tố đầu vao rất quan trọng đặc biệt là TSCĐ. Khâu đầu ntiên của một quá trình sản xuất kinh doanh. Bất kể dù lĩnh vực nào cũng cần đến máy móc thiết bị …để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu là mua bên ngoài TSCĐ, do quy mô tính chất công ty không thể tự sản xuất ra được. Công ty căn cứ vào hoá đơn GTGT, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để làm căn cứ ghi vào chứng từ ghi sổ. Đối với việc sửa chữa lớn TSCĐkhi sử dụng phương thức tự làm nhân viên ở tổ phải lập biên bản. khi xuất hàng hoá để bán gồm 2 liên biên bản nghiệm thu vật tư, liên 1 gửi cho bộ phận kế toán vật tư hàng hoá, liên 2 gửi tại tổ. 2. Kế toán TSCĐ trong công ty cổ phần Đức Khánh Công ty cổ phần Đức Khánh hạch toán thực hiện cơ chế khoán theo hình thức khoán doanh thu TSCĐ kế toán phải hoàn tất mọi thủ tục về TSCĐsong mới chuyển cho các tổ sử dụng. a. Kế toán tăng TSCĐ Năm 2001-2002 TSCĐ công ty tăng chủ yếu bằng nguồn vốn tự có . Để phản ánh tình hình giá trị TSCĐ hiện có và sự biến động TSCĐ của công ty. Công ty cổ phần Đức Khánh sử dụng chủ yếu các tài khoản về kế toán như sau: TK 211 – TSCĐHH TK214 – Hao mòn TSCĐ TK241 – XDCB dở dang TK411 – Nguồn vón kinh doanh Ngoài ra công ty còn sử dụng một số TK khác có liên quan như: TK111, TK112, TK414, TK441, TK431… +Chứng từ kế toán: xác định TSCĐ là một bộ phận cơ bản nhất của kế toán. Công ty luôn chú ý tới nguyên tắc thận trọng trong hạch toán đảm bảo chính xác đối tượng ghi TSCĐ, loại TSCĐ. Việc quản lý và hạch toán dựa trên hệ thống chứng từ gốc. Dưới đây là cách tổ chức hạch toán trên chứng từ ghi một số nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ tại công ty cổ phần Đức Khánh. 1.Trường hợp tăng TSCĐ: xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận trong công ty, căn cứ vào khấu hao đầu tư, triển khai áp dụng các tiến bộ HKKT vào sản xuất kinh doanh. Công ty đã lên kế hoạch mua sắm TSCĐ cho mỗi năm. Khi kế hoạch được duyệt công ty kế hợp đồng mua sắmTSCĐ với người cung cấp sau đó căn cứ vào hợp đồng (kèm theo giấy báo của bên bán) kế toán làm thủ tục cho đi mua. Trong quá trình mua bán giá mua và mọi chi phí phát sinh đều được theo dõi . Khi hợp đồng hoàn thành hai bên thanh lý hợp đồngvà quyết toán , thanh toán trên đồng thời làm thủ tục kế toán tăng TSCĐ. Căn cứ vào chứng từ có liên quan để hạch toán tăng TSCĐ. Công ty cổ phần Đức Khánh Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Biên bản giao nhận máy xẻ Ngày 15\12\2002 Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố ngày 28\8\1989. Căn cứ vào hợp đồngkinh tế số 17 ngày16\1\2002 Bên nhận TSCĐ gồm: Ông : Nguyễn Đức Khánh Chức vụ: Giám đốc công ty cổ phần Đức Khánh Ông : Nguyễn Bá Vũ Chức vụ :Trưởng phòng kinh doanh Bên giao TSCĐ gồm: Ông: Trịnh Xuân Đức - chủ máy xẻ làm đại diện hai bên thanh toán ký hợp đồng . Địa điểm giao nhận TSCĐ: Công ty cổ phần Đức Khánh Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau: Nhãn hiệu :NB -1074 Số lượng: 1 chiếc Chất lượng: Thân vỏ máy hoạt động bình thường Nơi sản xuất: Nhật Bản Nguồn gốc tài sản: Công ty sản xuất dịch vụ XNK Nguồn gốc nhập khẩu số 600005 Năm sản xuất: 1992 Màu sơn: xanh Giá trị: 260.554.000đ Bên giao Bên nhận Ban kiểm nhận Kế toán trưởng Giám đốc Ký tên Ký tên Ký tên Ký tên Ký tên Đóng dấu Bên cạnh đó kế toán cũng căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu chi tiền của ngân hàng trích lược. Mẫu Hoá đơn GTGT Mẫu số: 0213 Ngày 15/12/2002 Liên 2 (giao cho khách hàng) Đơn vị bán hàng: Trịnh Xuân Đức Địa chỉ: Số tài khoản Mã số Họ tên người mua: Công ty cổ phần Đức Khánh Địa chỉ: Km6 - đường Giải Phóng – quận Hai Bà Trưng – HN Hình thức thanh toán: TGNH Mã số: 710.A00009 STT Tên hàng hoá dịch vụ Đvị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1. Máy xẻ NB – 1074 Chiếc 01 260.554.000 2. Thuế VAT 10% 26.055.400 Tổng cộng 286.609.400 Số tiền viết bằng chữ: hai trăm tám mươi sáu triệu sáu trăm linh chín nghìn bốn trăm đồng chẵn Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Ký tên Ký ghi rõ họ tên Ký tên đóng dấu Nghiệp vụ xảy ra ngày 15/12/2002 công ty mua 1 máy xẻ gỗ bằng nguồn vốn KH cơ bản. Số tiền 286.609.400đ kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc về tài sản cố định kế toán vào chứng từ ghi sổ theo mẫu: Chứng từ ghi sổ Số 118 Tháng 12 – 2002 Chứng từ gốc kèm theo: Nhập TSCĐ Trích yếu TK Số tiền Nợ Có Mua máy xẻ NB – 1074 211 112 260.554.000 Dùng NVKHCB mua máy xẻ NB-1074 009 286.609.400 Sau khi phản ánh vào chứng từ ghi sổ về tăng TSCĐ thì vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cho TSCĐ. 2. Kế toán giảm TSCĐ: Trong quá trình sử dụng TSCĐ thì một số TSCĐ sẽ được bán đi hoặc bị hỏng và không sử dụng được cũng sẽ bị loại bỏ. Công ty cổ phần Đức Khánh hoạt động nhờ sản xuất và kinh doanh gỗ - đồ gỗ vì vậy TSCĐ là gỗ và đồ gỗ có máy móc thiết bị nhằm mục đích sản xuất. Khi khách hàng đến mua gỗ thì số này sẽ được nhượng bán để có thể thu hồi vốn nhanh. Khi công ty m._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28791.doc
Tài liệu liên quan