Thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Phú Sơn

lời nói đầu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là một trong những nội dung cơ bản của đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế giai đoạn 2001 - 2010 mà đại hội Đảng lần thứ IX đề ra. Mục tiêu đến năm 2010 nước ta có cơ cầu GDP theo ngành là: + Nông nghiệp: 16 - 17%. + Công nghiệp: 40 - 41%. + Dịch vụ: 42 - 43%. Đạt được mục tiêu đề ra các ngành đã có tốc độ tăng trưởng: + Nông, lâm, ngư nghiệp: 4,3%. + Công nghiệp, xây dựn

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Phú Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g: 10,8%. + Các ngành dịch vụ: 6,2%. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế hàng năm là 7,5%. Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp và tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nói trên một trong những phương hướng chính là phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Thực tế cho thấy không chỉ ở Phú sơn mà trên phạm vi cả nước, sản xuất nông nghiệp luôn có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp, nó không chỉ thuần tuý là một ngành kinh tế mà còn là hệ thống sinh vật - kỹ thuật, bởi một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là để sử dụng tiềm năng sinh vật - cây trồng, vật nuôi mặt khác làm cho người sản xuất có sự quan tâm thoả đáng gắn lợi ích của họ với sử dụng tiềm năng sinh vật - cây trồng, vật nuôi nó nhằm tạo ra ngày càng nhiều hơn. Báo cáo của BCH TW Đảng tại đại hội Đảng lần thứ IX đã nhấn mạnh: "Đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền công nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn..." Để thực hiện chiến lược phát triển trên, nông nghiệp cần phát triển để đạt các mục tiêu sau: - Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, trước mắt và lâu dài. - Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông nghiệp và nông thôn. - Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững. Tuy có vai trò to lớn như vậy, nhưng ở Phú sơn để thực hiện được theo yêu cầu mà báo cáo của BCH TW Đảng tại đại hội Đảng lần thứ IX chỉ ra thì quả là một thách thức rất lớn đối với toàn Đảng bộ và nhân dân phú sơn. Hiện tai cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Phú sơn hiện nay còn rất lạc hậu, trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, chăm nuôi chậm phát triển, trong nội bộ ngành trồng trọt còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu hiện nay chỉ tập trung vào cây lúa, do vậy cần nhanh chóng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cụ thể là: Đổi mới cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, đổi mới cơ cấu trong nội bộ từng ngành. Là một cán bộ của xã Phú sơn được Đảng bộ và địa phương cử đi học theo đề án 26, Em luôn có một ước nguyện bằng chính những kiến thức học được ở trường dể đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Phú sơn. Với ý nghĩa đó, Em chọn xin được chọn đề tài: Thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Phú Sơn làm báo cáo chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá với kết cấu gồm ba phần chính: - Chương I. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn - ChươngII: Thực trạng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở xã Phú Sơn - Chương III. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở xã Phú Sơn chương I Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội chung và những cơ sở lý luận của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn I. đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của xã phú sơn 1. Vị trí địa lý: Phú Sơn là một xã thuần nông về cây lúa, trong những năm gần đây Phú Sơn đã từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước tiến tới công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Xã Phú Sơn nằm ở phía Bắc huyện Hưng Hà, có đường 39 A chạy qua, cách trung tâm thị trấn 10 km, có vị trí và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi: - Phía Bác giáp xã Tân Lễ. - Phía Nam giáp xã Tiến Đức. - Phía Đông giáp xã Tân Hoà. - Phía Tây giáp sông Hồng. Phú Sơn hiện nay có số hộ 3754 và 14.495 khẩu, được phân bổ theo 15 đơn vị thôn xóm và một tổ dân phố Tiền Phong, với diện tích đất tự nhiên là 864,6 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp: 486,3 ha. - Đất canh tác: 434,5 ha. - Đất ở: 88,7 ha. Diện tích bình quân 1 khẩu là 360 m2. Mức thu nhập bình quân đầu người là 540 kg/người/năm. Phú Sơn là một xã có địa hình mặt bằng canh tác không đều, chủ yếu là đất thịt chiếm 70% diện tích, nên trong quá trình sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên như tính chất đất đai, điều kiện thời tiết khí hậu, địa hình ,khoảng cách và mức độ đầu tư thâm canh. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội: Trong những năm qua dưới sự lãnh đại của Đảng bằng thực tiễn của địa phương, tình hình kinh tế luôn ổn định, phát triển đi lên, năm sau cao hơn năm trước, tình hình an ninh trật tự, chính trị xã hội luôn được giữ vững. Hệ thống xây dựng cơ sở hạ tầng như: Đường, trường, trạm, được đầu tư hoàn thiện, các phương tiện phục vụ sản xuất ngày càng tăng, đáp ứng và góp phần không nhỏ tăng năng suất lao động. Bước đầu cải thiện điều kiện lao động nặng nhẹ và hạn chế tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể: - Về điện khí hoá: 100% hộ gia đình có điện thắp sáng và sinh hoạt cũng như sản xuất, hệ thống lưới điện đang từng bước hoàn thiện và nâng cao. - Về giao thông: Các trục đường chính đã được rải đá láng nhựa, các đường làng ngõ xóm chiếm 98% được bê tống hoá; Hệ thống giao thông nội đồng được quy hoạch, đào đắp rất thuận tiện qua đợt dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp năm 2002. - Các nhà trường: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hầu hết đã được đổi mái bằng và xây dnựg mới. Cơ sở vật chất trong nhà trường tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn luôn đảm bảo giữ vững danh hiệu "Trường tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh", 100% các em trong độ tuổi đều được đến trường, chất lượng giáo dục luôn được đảm bảo và duy trì. - Công tác y tế: Đã có nhiều cố gắng, tuy có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất song đội ngũ cán bộ nhân viên luôn duy trì thực hiện nghiêm túc chế độ trực, khám chữa bệnh, không để tai biến trong chuyên môn. - Hệ thống thuỷ lợi khá toàn diện, với 4 trạm bơm điện luôn đảm bảo lượng nước tưới cho đồng ruộng, bên cạnh đó mương máng thường xuyên được quan tâm, đào đắp, nạo vét, tu bổ, đặc biệt trong thời gian qua đã kiên cố cứng hoá kênh mương là 3000 m. - Về máy móc thì xã có 4 tàu mày, 12 thuyền máy, 6 ô tô, 15 xe công nông, 26 máy sát, 20 máy cày, 16 máy tuốt lúa, phục vụ khá tốt cho sản xuất nông nghiệp của các hộ trong và ngoài xã, cơ sở hạ tầng của xã khá đầy đủ, đảm bảo phục vụ cho sản xuất, mở mang ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập cho hộ gia đình xã viên. - Về công tác cán bộ: Đảng bộ xã Phú Sơn đã thường xuyên quan tâm chú trọng đào tạo bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ trình độ chuyên môn của cán bộ xã, tạo nguồn cho cơ sở... đã gửi đi đào tạo dài hạn, ngắn ngày với từng chức danh công việc, để đáp ứng và phù hợp với nhiệm vụ của địa phương trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn. + Các bộ hợp tác xã. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ xã Phú Sơn, HTX nông nghiệp Phú Sơn tiến hành chuyển đổi HTX theo luật (2001), hợp tác xã hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự hạch toán kinh doanh, với tên gọi: "Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Phú Sơn". Với đội ngũ quản lý bao gồm: 6 đồng chí: - 2 đồng chí Ban quản trị (1 Chủ nhiệm, 1 Phó chủ nhiệm). - 1 đồng chí trong Ban kiểm soát. - 3 đồng chí làm công tác tài chính kế toán. Các tổ dội chuyên môn vừa đủ để bảo đảm thực hiện 6 khâu dịch vụ của HTX. + Dịch vụ thuỷ lợi. + Dịch vụ bảo vệ thực vật. + Dịch vụ thú y. + Dịch vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật. + Dịch vụ bao tiêu sản phẩm. Đội ngũ cán bộ năng nổ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao nên HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Sơn đã đi vào hoạt động tương đối hiệu quả, dần ổn định và phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo. - Về công tác Đảng: Đảng bộ xã Phú Sơn có 510 Đảng viên, sinh hoạt ở 22 chi bộ trong đó 19 chi bộ hành chính, 2 chi bộ giáo dục. Đảng luôn xác định mục tiêu phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Do vậy công tác Đảng lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện nghị quyết 04 của tỉnh Đảng bộ Thái Bình được Đảng bộ xã Phú Sơn quan tâm chỉ đạo sát sao. - Về công tác chính quyền: UBND xã đã thực hiện vai trò quản lý và điều hành xã hội theo pháp luật, những chủ trương của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã đã cụ thể hoá bằng những chương trình chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả. - Các tổ chức đoàn thể: Đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, thường xuyên đổi mới nội dung hoạt động với phương thức tập hợp để hội viên tham gia các phong trào phát triển kinh tế - xã hội. Góp phần thực hiện những chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng quê hương giàu đẹp. * Những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển kinh tế: Thuận lợi: - Giao thông nông thôn thông suốt, kết hợp với các trục đường liên thôn, liên xã, liên tỉnh tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc vận chuyển nông sản phẩm, giao lưu kinh tế, đi lại phục vụ trong sản xuất. - Hệ thống thuỷ lợi luôn đảm bảo việc tưới tiêu đầy đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Việc thực hiện dồn điền đổi thửa (2002) đã xoá bỏ được tình trạng manh mún ruộng đất, tạo nhiều thuận lợi cho việc gieo trồng và chăm sóc. - Lực lượng lao động dồi dào, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, của địa phương, có chí làm giàu trên mảnh đất quê hương. - Xã có một chợ Hưng Nhân lơn, là nơi tập trung buôn bán, trao đổi nông sản thực phẩm của nhân dân 3 tỉnh: Thái Bình - Hưng Yên - Nam hà, do vậy ngành kinh doanh, dịch vụ phát triển tương đối thuận tiện. Khó khăn: - Nghề phụ phát triển chậm, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế. - Một số hộ nông dâncòn bảo thủ, trì trệ, không chịu tiếp thu và ứng dụng cái mới... - Kinh phí còn gặp nhiều khó khăn, không chủ động được vốn đầu tư vào sản xuất. II. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn 1. Vị trí vai trò của nông nghịêp - nông thôn đối với nền kinh tế quốc dân: - Nông nghiệp là ngành sản xuất giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì công nghiệp là nghành sản xuất cung cấp cho con người nghững sản phẩm tối cần thiết của cuộc sống đó là lương thực thực phẩm. Những sản phẩm mà với trình độ phát triển của khoa học và công nghệ như ngày nay cũng chưa một ngành nào có thể thay thế được. Lương thực và thực phẩm là yếu tố đầu tiên của sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước . - Xã hội ngày càng phát triển đời sống con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu về lương thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Sự tăng lên này là do sự tăng lên không ngừng của dân số và sự tăng lên của nhu cầu bản thân từng con người . - Nông nghiệp giữa vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế nhất là những nước đang phát triển, những nước này còn nghèo đại bộ phận dân cư sống bằng nghề nông. Thực tiễn lịch sử của các nước đã chứng minh chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực nếu không bảo đảm an ninh thì thực khó có thể ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển. Từ đó làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm đầu tư dài hạn dẫn đến kinh tế kém phát triển . - Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp là khu vực thành thị, đó là việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp trong giai đọan đầu của công nghiệp hóa mà cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và đóng góp một phần thu nhập lớn cho ngân sách quốc gia. Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa vì xét về cả lao động và sản xuất quốc dân bằng nhiều cách tiết kiệm của nông nghiệp ngoại tệ thu đợc từ xuất khẩu nông sản. Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường. Nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất như phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Trong quá trình canh tác dễ gây xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng núi và khai hoang mở rộng diện tích trên đất rừng. Vì thế cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo sự phát triển bền vững của môi trường. Tóm lại: Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển bao gồm 2 loại đóng góp : + Sự đóng góp về thị trường - cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nớc, sản phẩm tiêu dùng cho khu vực khác . + Sự chuyển dịch các nguồn lực (lao động, vốn..) từ nông nghiệp sang các khu vực khác. 2. Mục tiêu, chiến lợc phát triển nông nghiệp của Đảng và nhà nước ta: Phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng có sức cạnh tranh cao trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái đồng thời áp dụng nhanh chóng những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, khoa học quản lý nhằm tạo ra nhiều sản phẩm với chất lợng cao, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, làm cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và làm cơ sở để CNH- HĐH đất nớc. Báo cáo của BCH Trung ơng Đảng tại đại hội Đảng lần thứ IX đã nhấn mạnh: "Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hớng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn ..." Để thực hiện chiến lợc trên, nông nghiệp cần phát triển để đạt các mục tiêu sau: - Bảo đảm an ninh lơng thực quốc gia trớc mắt và lâu dài. - Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân c nông nghiệp và nông thôn. - Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu trên đây, cần nhanh chóng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới là: A/ Đổi mới cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi: Đổi mới cơ cấu trong nội bộ từng ngành. Hướng tới phải đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, có vị trí tương xứng với ngành trồng trọt. Đến năm 2010 , tỷ trọng , giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 50-55%. B/ Đổi mới ngành trồng trọt: Hướng tới duy trì giữ vững diện tích cấy lúa, bằng biện pháp thâm canh tăng sản lợng lúa đồng thời khai hoang tăng vụ ở một số vùng cần thiết. Cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hớng đa dạng hóa vào sản xuất. C/ Đổi mới cơ cấu ngành chăn nuôi: Hướng tới phải đa dạng hóa ngành chăn nuôi, đổi mới cơ cấu chăn nuôi hợp lý: tăng nhanh tỷ lệ đàn trâu bò lấy thịt, lấy sữa, phát triển nhanh đàn lợn theo hớng lạc hóa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nớc và xuất khẩu. Phát triển mạnh đàn gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng. Quan tâm thỏa đáng đến nuôi trồng thủy hải sản. Ngoài ra cần quan tâm đúng mức đến chế biến nông sản, bảo đảm phần lớn các lọai nông sản đã ra thị trường tiêu thụ đều được chế biến. Phương hướng - mục tiêu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp của tỉnh Thái Bình. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, để cụ thể thể hóa 5 trọng tâm tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế, hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh ngày 23-8-2001 đã tập trung thảo luận và quyết định phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2001-2005 và những năm tiếp theo nhằm chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp toàn diện bền vững. Mục tiêu: - Giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh đến năm 2005 đạt 4.659 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), nhịp độ tăng trởng bình quân 3,5%/năm trở lên. - Tỷ trọng giá trị các ngành trong cơ cấu nông nghiệp đến năm 2005: + Trồng trọt : 64,5% + Chăn nuôi : 30,7% + Dịch vụ : 4,8% - Giữ vững sản lượng lương thực 1 triệu tấn/năm, trong đó 30 vạn tấn lúa hàng hóa xuất khẩu. - Chuyển 10% - 15% diện tích cấy lúa, kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con khác có giá trị kinh tế cao hơn. - Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đến năm 2005 đạt 50 triệu đồng trở lên. Phương hướng chuyển đổi - Phát huy truyền thống thâm canh. - Tiếp thu nhanh giống mới có chất lợng cao để tăng năng xuất, chất lợng. Đổi mới cơ cấu giống lúa, nâng tỷ lệ lai, lúa thuần lên từ 15 - 80% diện tích cấy lúa. Quy vùng tập trung khoảng 30 - 35 nghìn ha lúa đặc sản, chất lợng cao. Dành 1.000 - 1.500 ha sản xuất giống lúa phục vụ nhu cầu trong tỉnh và cho các tỉnh bạn. Tiếp tục mở rộng diện tích cây vụ đông... - Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, màu, nấm... hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến nghề và làng nghề ở nông thôn: chuyển 12.000 ha lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con khác có giá trị cao hơn,  cải tạo thâm canh và trồng mới khoảng 8.000 ha nhãn, vải và các loại cây đặc sản khác, mở rộng diện tích lạc, đậu tơng. Chuyển 3.000 ha sang trồng cây chuyên màu xuất khẩu như: cà chua, ngô rau, khoai tây, salat, da chuột, củ cải... - Tăng cường đầu tư, khai thác tiềm năng, thế mạnh của sản xuất vụ đông. Phấn đấu diện tích vụ đông hàng năm đạt 80 - 85%diện tích đất canh tác. - Phát triển chăn nuôi thành nghề sản xuất chính trong nông nghiệp. Thực hiện chơng trình "Lạc hóa đàn lợn", "Sin hóa đàn bò". Đẩy mạnh các giống gia súc, gia cầm chất lợng tốt vào sản xuất. Phấn đấu tổng đàn lợn 770 nghìn con, đàn bò 80.000 con, trong đó trú trọng đến bò lai sin .Đàn gia cầm 10 triệu con, sản lượng thịt xuất khẩu đạt 10 - 15 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 10 - 15 triệu USD. - Đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy hải sản, phát triển mạnh kinh tế VAC. - Phát triển công nghiệp chế biến, ngành nghề và cơ khí hóa nông nghiệp. ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch. Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến lúa gạo, nấm, rau quả, thủy sản, thức ăn chăn nuôi...Kết hợp phương thức chế biến thủ công trong nhân dân và phương pháp công nghiệp hiện đại. Phát triển mạnh mẽ nghề và làng nghề theo Nghị quyết 01 - NQ/TU ngày 05/6/2001 của Ban thường vụ tỉnh ủy. Tóm lại: Với những phân tích như trên cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Đảng ta đã chỉ rõ 4 nguy cơ trong đó có nguy cơ tụt hậu xa hơn về nền kinh tế. Vì vậy phải tiến hành Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nớc. Và với điều kiện của Việt Nam phải bắt đầu từ nông nghiệp - nông thôn. Đảng, Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách, mục tiêu cụ thể nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt là tỉnh Thái Bình đã có nhiều Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Thực hiện chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua cũng đã đạt đợc nhũng kết quả bớc đầu đáng khích lệ tuy nhiên cũng còn bộc lộ một số yếu kém vì vậy cha khai thác hết tiềm lăng thế mạnh của địa phơng. Chính vì lý do đó mà em chọn chuyên đề nghiên cứu đó là" Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tại xã Phú sơn - Hưng Hà- Tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2010" Trong đó nêu lên thực trạng kinh tế xã hội của xã trong giai đoạn vừa qua. Trên cơ sở đó kết hợp với những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại trường để đề ra những giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn xã Phú Sơn - Hưng Hà -tỉnh Thái bình đạt được hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội ở địa phương phát triển. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị như nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, các sản phẩm phục vụ cho công nghiệp chế biến góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân, nguồn vốn từ nông nghiệp có thể tạo ra bằng nhiều cách như: Tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản... trong đó thuế có vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên với tích luỹ từ nông nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết. Phải phát huy, và coi trọng các nguồn vốn khác để khai thác hợp lý. Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp, sản phẩm công nghiệp bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về “cầu” trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản xuất ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng có thể cạnh tranh với thị trường thế giới. Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm, thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế lớn hơn so với các hàng hoá công nghiệp. Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường, nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh... làm ô nhiễm đất và nguồn nước vì thế trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa hai ngành trồng trọt và chăn nuôi, nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tóm lại: Nền kinh tế thị trường, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển bao gồm hai loại đóng góp: Thứ nhất là đóng góp về thị trường, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm tiêu dùng cho các khu vực khác; Thứ hai là sự đóng góp về nhân tố diễn ra khi có sự chuyển dịch các nguồn lực (lao động, vốn...) từ nông nghiệp sang các khu vực khác. Đối với nước ta qua vị trí vai trò để phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng sản xuất hàng hoá, trong khi đó nông nghiệp nước ta với điểm xuất phát còn rất thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lao động xã hội, năng suất ruộng đất và năng suất lao động còn thấp. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, khẳng định phát triển nền nông nghiệp nhiều thành phần và hộ nông dân, được xác định là đơn vị tự chủ, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển khá và đạt được những thành tựu to lớn, nhất là về sản lượng lương thực, sản lượng lương thực chẳng những trang trải được nhu cầu trong nước, có dự trữ mà còn dư thừa để xuất khẩu. Nông nghiệp nước ta đang chuyển từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, nhiều vùng của đất nước đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp - tăng sản phẩm phi nông nghiệp. Trong quá trình đưa nông nghiệp nước ta lên sản xuất hàng hoá có một chiến lược phát triển đúng nông nghiệp đúng đắn phải dựa trên các căn cứ có cơ sở khoa học sau: - Phải đánh giá một cách khách quan và sâu sắc chiến lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn trước, chỉ ra những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế và tồn tại để phát huy và khắc phục. - Ngoài ra căn cứ vào nguồn tài nguyên của đất nước bao gồm tài nguyên đất đai, thời tiết, khí hậu. - Căn cứ vào cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghiệp bao gồm hệ hống công cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Căn cứ vào nguồn lao động và trình độ của người lao động. - Căn cứ vào nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế về sản phẩm nông nghiệp ở từng giai đoạn về số lượng, chất lượng và chủng loại các nông sản rất khác nhau để đánh giá và dự báo về nhu cầu của thị trường. - Căn cứ vào khả năng ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ của thế giới vào điều kiện nước ta hiện nay và sắp tới. Dựa vào những căn cứ và điều kiện trên nông nghiệp nước ta trong giai đoạn tới là: Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, có sức cạnh tranh cao trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của cả nước và từng vùng sinh thái. Đồng thời nhanh chóng áp dụng các thành tựu mới về khoa học và công nghệ, khoa học quản lý nhằm tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, tạo việc làm, tăng nhanh thu nhập cho nông dân, làm cơ sở ổn định kinh tế, chính trị và làm cơ sở để công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Báo cáo của BCH TW Đảng tại đại hội Đảng lần thứ IX đã nhấn mạnh: "Đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền công nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn..." Để thực hiện chiến lược phát triển trên, nông nghiệp cần phát triển để đạt các mục tiêu sau: - Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, trước mắt và lâu dài. - Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông nghiệp và nông thôn. - Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của ta hiện nay còn lạc hậu, trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, chăm nuôi chậm phát triển, trong nội bộ ngành trồng trọt còn bất hợp lý, đang tập trung sản xuất lúa gạo do vậy cần nhanh chóng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đó là: Đổi mới cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, đổi mới cơ cấu trong nội bộ từng ngành. Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp, trong nhiều năm qua giữa hai ngành mất cân đối nghiêm trọng cho nên phải đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, có trị trí tương xứng với ngành trồng trọt, cần thiết phải đa dạng hoá ngành chăn nuôi, coi trọng phát triển đàn gia súc, nhằm cung cấp sức kéo, cung cấp thịt, sữa cho nền kinh tế quốc dân. Cần thiết phải đổi mới cơ cấu chăn nuôi hợp lý, đặc biệt là quan tâm đến việc nuôi trồng thuỷ sản, như vậy mới có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về đạm, cải thiện bữa ăn và nâng cao dinh dưỡng cho người dân. Nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn Thái Bình trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ta thấy: - Thái Bình là một tỉnh có số dân sống chủ yếu ở nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong dân số của tỉnh. - Một tỉnh nông nghiệp hầu như thuần nông, bao gồm 485991 hộ với 17653593 nhân khẩu nông nghiệp. - Là một tỉnh của Đồng bằng sông Hồng, có địa hình bằng phẳng, lại được phù sa bồi đắp và được bao quanh giới hạn với các tỉnh bạn bởi ba mặt sông và một mặt biển nên rất thuận tiện cho việc đầu tư phát triển nông nghiệp. Đó là việc đầu tư cho thâm canh áp dụng khoa học công nghệ nhằm hướng tới việc đẩy nhanh qua trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn theo tinh thần nghị quyết TW 5 (Khoá VIII) và nghị quyết TW 5 (khoá IX). Đầu tư chiều sâu cho phát triển, nhất là đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó cần đẩy mạnh quá trình tích tụ tập trung đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp đi đôi với việc đẩy mạnh chế biến nông sản thực phẩn, tạo điều kiện và tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn phải được thể hiện phân công lại lao động tại chỗ, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn. Tích cực mở rộng và tăng cường khả năng đối với thị trường xuất khẩu. Song cần chú ý tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến và tăng sức mạnh cạnh tranh các sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Quán triệt mục tiêu phương hướng mà đại hội IX của Đảng đề ra: "Tiếp tục phát triển đưa nông nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá..." nông nghiệp được coi là mặt trật hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 chỉ rõ: "Chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, phù hợp với nền kinh tế thị trường, quy vùng sản xuất lúa chất lượng cao để có sản lượng tập trung phục vụ xuất khẩu, nghiên cứu chọn lọc, tiếp thu bộ giống cây, bộ giống con có năng suất, chất lượng đưa vào sản xuất tạo ra giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích...". Trong cơ cấu nền kinh tế, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 40% trong nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và thuỷ hải sản chiếm 35% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ nhiệm vụ chiến lược chung đó, từ nghị quyết Đảng bộ huyện Hưng Hà lần thứ 12 và nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ X đã xác định: "Trong năm năm tới và những năm tiếp theo phải lấy công nghiệp hoá nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế toàn diện". Và đưa ra mục tiêu phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp có giá trị sản lượng bình quân năm đạt 40% triệu đồng trên một ha canh tác, thu nhập bình quân đầu người đạt 400 USD trở lên/năm (tăng 2,5 lần so với năm 1990). Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của huyện Hưng Hà nói chung và của xã Phú Sơn (nay là thị trấn Hưng Nhân) nói riêng là một địa phương nghề chính là sản xuất nông nghiệp, song với đặc thù của xã là đất chật, người đông, bình quân diện tích cho một đầu người là 360 m2 đất canh tác, thực hiện mục tiêu 400 USD/1 người là một vấn đề khó khăn. Đòi hỏi phải có những điều kiện để phát triển kinh tế một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực kể cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt đối với nông nghiệp thì việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hoá để hoà nhập với nền kinh tế thị trường hiện nay là một vấn đề cấp bách. Với phạm vi nghiên cứu ở một khía cạnh của phát triển kinh tế, tôi thấy rằng phải có một hệ thống đồng bộ những giải pháp kinh tế kỹ thuật, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu hiện nay, nhằm tăng thu nhập của các hộ gia đình nông dân nói riêng và của HTX dịch vụ nông nghiệp xã Phú Sơn (nay là thị trấn Hưg Nhân) nói chung. Vì trong những năm qua các hộ nông dân ở thị trấn Hưng Nhân đã chú trọng áp dụng các biệ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7715.doc
Tài liệu liên quan