Thực trạng và những giải pháp Quy trình hạch toán thuế và ưu, nhược điểm của VAT

lời nói đầu Việt Nam đang từng bước tiến tới hội nhập nền kinh tế thế giới. Để bắt kịp với tiến trình này thì chúng ta phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh của nền kinh tế thế giới. Trong đó việc thực hiện cải cách về thuế là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm làm tăng sức cạnh tranh trên các lĩnh vực về thương mại mậu dịch, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Tiến tới khi Hiệp định về thuế quan AFTA và hội nhập WTO thì những biến đổi về cơ cấu

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và những giải pháp Quy trình hạch toán thuế và ưu, nhược điểm của VAT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuế và nguồn thu ngân sách là một điều không thể tránh khỏi. Vì thế chúng ta cần phải cải cách thuế nhằm hoàn thiện hệ thống thuế còn nhiều thiếu sót để đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ mới. Từ khi ra đời cho đến nay thuế VAT đã chiếm được vị trí quan trọng trong hệ thống thuế của các nước. Thuế VAT là một loại thuế gián thu, người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người bán hàng là người nộp thuế. Vai trò của nó là điều tiết thu nhập đảm bảo công bằng xã hội, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Luật thuế VAT được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ II, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999, thay thế cho Luật thuế doanh thu. Từ khi chúng ta áp dụng Luật thuế VAT đến nay, đã đem lại những thành công và những mặt hạn chế. Số thu ngân sách tăng lên, sản xuất tăng, thuế VAT không thu trùng lắp… Tuy nhiên, nó cũng sớm bộc lộ những hạn chế: nhiều vấn đề nổi cộm về chính sách như hai phương pháp tính thuế tạo ra hai "sân chơi" không bình đẳng, lợi dụng chủ trương hoàn thuế để làm hồ sơ giả rút ruột, moi tiền của ngân sách. Ngoài lời mở đầu và kết luận nội dung của chuyên đề gồm: I. Những đặc điểm chung về thuế VAT II. Quy trình hạch toán thuế và ưu, nhược điểm của VAT III. Thực trạng và những giải pháp. Vì thời gian có hạn cùng với kiến thức còn hạn chế bài viết của em không tránh khỏi một số thiếu sót, em rất mong thầy cô giáo hướng dẫn, góp ý để bài viết của em được tốt hơn. Phần I tổng quan về thuế VAT I. những vấn đề chung về thuế giá trị gia tăng 1. Các khái niệm chung Giá trị gia tăng là khoản giá trị mới tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông tới tiêu dùng. Thuế Giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh và tổng số thuế thu được ở các khâu chính bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Về hình thức, Thuế VAT do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán . Đối tượng chịu Thuế VAT : Là những hàng hoá, dịch vụ theo quy định của luật pháp phải chịu thuế và thuế được tính dựa trên giá trị bằng tiền của hàng hoá, dịch vụ đó. Đối tượng nộp thuế : Là đối tượng trực tiếp có quan hệ về mặt nghĩa vụ đối với cơ quan thuế. Là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu Thuế VAT theo quy định trong Luật thuế VAT của từng nước. Tuy nhiên ta có thể hiểu đối tượng tiêu dùng cuối cùng là người phải chịu toàn bộ số thuế tính trên giá trị gia tăng từ khâu sản xuất đến khi đến tay người tiêu dùng. Trong qua trình luân chuyển trên thị trường cơ quan thuế luôn phải tiến hành tính toán thu thuế đầu ra và hoàn thuế đầu vào cho các khâu luân chuyển trên thị trường. Hàng hoá, dịch vụ đến tay người tiêu dùng đã bao hàm toàn bộ Thuế VAT của các khâu trước trong giá 2. Đặc điểm của thuế VAT Thuế VAT được áp dụng trên phạm vi rộng. Đối tượng phải nộp thuế VAT là toàn bộ các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh kể cả gia công, chế biến và hoạt động dịch vụ có thu tiền. Thuế VAT được thu đối với hàu hết các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong nước, kể cả hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, có một số hàng hoá và dịch vụ có thể sẽ được miễn thuế VAT. Các hàng hoá, dịch vụ được miễn thuế sẽ được điều chỉnh và quy định trong từng thời kỳ . Thuế VAT là thuế gián thu điển hình. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện thu thuế VAT khi bán các hàng hoá,dịch vụ. Tiền thuế VAT được tính trên cơ sở giá bán hàng hoá, dịch vụ và người mua hàng phải trả trong giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ. Sau khi bán được hàng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế vào ngân sách Nhà nước thay cho người tiêu dùng. Vì thế, thuế VAT là thuế gián thu và cũng được đánh giá là chính sách thuế tốt xét về mặt “ trách nhiệm chính trị”. Thuế VAT không ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Tổng số thuế VAT phải nộp của một sản phẩm không phụ thuộc vào các giai đoạn sản xuất. Thuế VAT ở mỗi khâu nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giá trị gia tăng ở khâu đó, vì vậy thuế VAT không làm tăng giá đột biến khi sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn sản xuất, lưu thông, cung ứng dịch vụ nên không gây xáo trộn lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thuế VAT là loại thuế mang tính trung lập cao Thuế VAT thường có thuế suất chênh lệch nhau không nhiều, không khuyến khích việc hội nhập doanh nghiệp theo chiều dọc để tránh thuế. Thuế VAT có tính chất liên tục và được tính trên toàn bộ giá trị hàng hoá, dịch vụ sau đó khấu trừ phần thuế VAT đã nộp ở khâu trước. áp dụng thuế VAT sẽ khuyến khích sử dụng hoá đơn chứng từ Để tính được số thuế VAT phải nộp điều quan trọng là xác định được một cách đúng đắn phần giá trị gia tăng sau mỗi giai đoạn từ sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ đến tiêu dùng. Để thực hiện được điều đó các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải áp dụng nghiêm ngặt những quy định về sử dụng hoá đơn, chứng từ. Điều đó cũng tạo điều kiện để Nhà nước quản lý tốt nền kinh tế. Thuế suất thuế VAT căn cứ vào loại hàng hoá, dịch vụ chứ không phân biệt ngành nghề và giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ. 3. Những ưu nhược của thuế VAT so với thuế doanh thu tại Việt Nam 4.1. Ưu điểm của thuế VAT Thuế VAT thuộc loại thuế đánh vào tiêu dùng, có phạm vi đối tượng thu rất rộng (thu vào mọi tổ chức cá nhân tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ) nên mặc dù thuế suất quy định không cao song kết quả đem lại số thu cho Ngân sách Nhà nước rất lớn, nó là loại thuế gián thu ứng vào giá bán nên dễ thu hơn các loại thuế trực thu khác. Đây chính là ưu điểm mà thuế doanh thu trước đây cũng có được. Ví dụ: Người thu mua mua mía của nông dân với giá 100.000 đồng/tấn. Thuế doanh thu 4%, sẽ phải nộp thuế 4.000 đồng. áp dụng thuế VAT với thuế suất 10% và người nộp thuế được khấu trừ thuế đã nộp trước đó. Với 80 kg đường dù có trải qua bao nhiêu công đoạn, tổng số thuế phải nộp cũng chỉ là 40.000 đồng (400.000 x 10%). Thuế suất thuế VAT cao hơn thuế doanh thu nhưng mức thuế phải nộp cho 80kg đường lại thấp hơn và hợp lý hơn vì thuế không bị đánh trùng. Nguyên tắc lãnh thổ trong đánh thuế VAT đòi hỏi Nhà nước phải hoàn lại số thuế đã thu và đã cấu thành trong trị giá hàng hoá sẽ xuất ra nước ngoài. Với kỹ thuật khấu trừ thuế VAT, số thuế phải nộp được xác định bằng chênh lệch giữa thuế VAT đầu ra và thuế VAT đầu vào, Nhà nước quy định thuế suất đầu ra là 0% là nhằm thực hiện việc hoàn lại đó. Vì thuế VAT đầu ra bằng 0 nên toàn bộ số thuế đã thu được thể hiện trên hoá đơn mua hàng đã được nộp từ trước cho Nhà nước sẽ được trả lại cho người xuất khẩu theo cơ chế này. Rõ ràng, lý do quy định thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu là đòi hỏi khách quan của sự thay đổi lý do đánh thuế cho phù hợp với nguyên tắc đánh thuế VAT. Và quy định này khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi so với trước đây, so với chế độ thuế doanh thu không có cách giải quyết triệt để vấn đề này. Thuế VAT cho phép chống trốn lậu thuế có hiệu quả, và tạo ra sự kiểm soát lẫn nhau về thuế. Việc khấu trừ thuế VAT được tiến hành dựa trên hoá đơn mua vào do vậy áp dụng thuế này không những tự động bắt buộc người mua và người bán phải lập hoá đơn chứng từ mà còn buộc người nộp thuế phải giữ sổ sách kế toán phản ánh đầy đủ, chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Song rõ ràng là với thuế doanh thu, thuế suất cao thì càng khuyến khích người nộp thuế trốn thuế và gây ảnh hưởng đến mục tiêu của các chính sách kinh tế, xã hội. - Thuế VAT chỉ đánh vào tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không đánh vào đầu tư cho sản xuất, kinh doanh; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc khấu trừ thuế VAT đã nộp ở khâu trước có tác dụng khuyến khích hiện đại hoá sản xuất, đầu tư mới. 4.2 Nhược điểm của thuế VAT Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, thuế VAT cũng có một số nhược điểm. Cụ thể: - Thuế VAT là loại thuế gián thu, có tính chất luỹ thoái nên nếu chỉ coi trọng thuế VAT thì thiếu sự công bằng. Trên thực tế, càng những người có chí làm ăn, có hoài bão phát triển một ngành nghề nào đó thì luôn có ý thức tiết kiêm, những nhà tỷ phú thì thường rất keo kiệt trong tiêu dùng cá nhân. Do đó cần phải kết hợp thuế VAT với các loại thuế trực thu khác như thuế thu nhập để điều tiết thu nhập của các đối tượng. - Ưu điểm của thuế VAT là tính trung lập cao, nhưng đồng thời nó lại không uyển chuyển, mềm dẻo như thuế doanh thu, thích hợp với nền kinh tế mới chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Thuế doanh thu, với nhiều mức thuế suất, được áp dụng phân biệt theo từng sản phẩm, ngành nghề, dịch vụ; không thu đối với hàng hoá xuất khẩu; thực hiện giảm thuế cho doanh nghiệp mới đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh... nên rất linh hoạt, phù hợp với sự biến động và phát triển của nền kinh tế. 3. Kế toán thuế VAT. * Phương pháp tính thuế VAT. Thuế VAT phải nộp được tính theo một trong 2 phương pháp sau: (1). Phương pháp khấu trừ thuế: Số thuế phải nộp = Thuế VAT đầu ra - Thuế VAT đầu vào VAT đầu ra = Giá tính thuế hàng hoá; dịch vụ bán ra X thuế suất VAT đầu vào = Tổng số thuế VAT ghi trên hoá đơn VAT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế VAT trực tiếp phòng an ninh * Phương pháp trực tiếp: VAT phải nộp = VAT hàng hoá; dịch vụ thực hiện x Thuế suất VAT của hàng hoá; dịch vụ = Giá bán ra - Giá mua vào. II. Thực trạng công tác quản lý thuế VAT nói chung và công tác kế toán nói riêng trong thời gian qua. 1. Tài khoản sử dụng: TK 133 : thuế VAT được khấu trừ. TK 1331 : thuế VAT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ. TK 1332 : thuế VAT được khấu trừ của TSCĐ. TK 3331 : thuế VAT phải nộp. TK 33311 : thuế VAT đầu ra. TK 33312 : thuế VAT hàng nhập khẩu. Kết cấu: - Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ - Số thuế VAT đã KT - Kết chuyển số thuế VAT đầu vào không được khấu trừ. - Số thuế VAT đã hoàn lại - Số VAT đầu vào đã KT - Số VAT được giảm trừ vào VAT phải nộp - Số VAT đã nộp vào ngân sách - Số VAT hàng trả lại - Số VAT phải nộp 133 3331 D: D: D: 2. Phương pháp hạch toán: * Phương pháp hạch toán thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. a. Hạch toán thuế VAT đầu vào được khấu trừ. + Trường hợp mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ trong nước: Nợ TK 151, 152, 153, 156, 627, 641, 642,… giá mua chưa có thuế. Nợ TK 133: thuế VAT đầu vào được khấu trừ. Có TK 331, 111, 112, 311, … tổng giá thanh toán phải trả cho người bán, người mua. + Trường hợp mua TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh . Nợ TK 211: giá mua chưa thuế. Nợ TK 214: giá mua chưa thuế. Nợ TK 133: thuế VAT đầu vào được khấu trừ. Nợ TK 133: thuế VAT được khấu trừ. Có TK 3331: thuế VAT phải nộp. Nợ TK liên quan 151, 152, 153, 156, 211… trị giá mua hàng nhập khẩu. Có TK 333: thuế nhập khẩu. Có TK 3333: thuế VAT của hàng nhập khẩu. Có TK 111, 112, 331: giá mua hàng nhập khẩu. + Trường hợp mua vật tư, dịch vụ sử dụng cho sản xuất các mặt hàng chịu thuế VAT và các mặt hàng không thuộc diện chịu thuế VAT thì phải hạch toán riêng số dùng để sản xuất các mặt hàng chịu thuế VAT. Nợ TK 151, 152, 153, 156, 611, 627, 641, 642… giá mua chưa có thuế VAT. Nợ TK 133: thuế VAT đầu vào được khấu trừ. Có TK 331, 111, 112, 311… tổng giá thanh toán phải trả cho người bán, người cung cấp. b. Hạch toán thuế VAT đầu ra. + Phản ánh thuế VAT phải nộp khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá: Nợ TK 111, 112, 131,… tổng giá thanh toán. Có TK 333: thuế VAT phải nộp. Có TK 511: doanh thu bán hàng. + Trường hợp sử dụng các chứng từ đặc thù cho phép hoặc trực tiếp bán lẻ hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng, kế toán phải căn cứ vào tổng giá thanh toán ghi trên chứng từ để xác định giá bán chưa thuế, số thuế VAT phải nộp để ghi sổ. + Trường hợp cung cấp dịch vụ thu tiền trước: kế toán phải ghi nhận doanh thu là toàn bộ số tiền thu được chưa có thuế VAT và thuế VAT phải nộp. Nợ TK 111, 112: tổng số tiền đã thu. Có TK 3331: thuế VAT phải nộp. Có TK 511: doanh thu bán hàng. + Trường hợp phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán Có TK 3331: thuế VAT phải nộp Có TK 711: thu nhập hoạt động tài chính chưa có thuế VAT Có TK 721: thu nhập hoạt động bất thường chưa có thuế VAT c) Hạch toán thuế VAT phải nộp, thuế VAT được khấu trừ: - Trường hợp số thuế VAT đầu vào được khấu trừ nhỏ hơn số thuế VAT đầu ra phải nộp, kế toán kết chuyển toàn bộ số thuế VAT được khấu trừ Nợ TK 3331 (33311) Có TK 133 Phản ánh số thuế VAT đã nộp trong kỳ Nợ TK3331 (33311): VAT đầu ra đã nộp Nợ TK 3331 (33312): VAT của hàng nhập khẩu đã nộp Có TK 111, 112, 311… - Trường hợp số thuế VAT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế VAT phải nộp thì kết chuyển đúng bằng số thuế phải nộp Nợ TK 3331 (33311) Có TK 133 - Trường hợp thuế VAT vừa phân bổ cho đối tượng chịu thuế VAT vừa phân bổ cho các đối tượng không chịu thuế VAT Nợ TK 3331 (33311): Kết chuyển số VAT được khấu trừ Nợ TK 632: Kết chuyển VAT không được khấu trừ cho đối tượng không chịu VAT (Nếu nhỏ hơn hoặc bằng doanh thu) Nợ TK 142 (1421): Kết chuyển VAT không được khấu trừ cho đối tượng không chịu VAT (Phần lớn hơn doanh thu) Có TK 133: Kết chuyển VAT đầu vào - Trường hợp được hoàn VAT Nợ TK 111, 112…: Số đã nhận Có TK 133: Số đầu vào được hoàn lại Có TK 333 (3331): Số nộp thừa được hoàn lại - Trường hợp được giảm thuế Nợ TK 3331 (33311): Trừ vào số phải nộp Nợ TK 111, 112: Số được giảm đã nhận Có TK 711: Số VAT được giảm trư Sơ đồ hạch toán thuế VAT theo phương pháp khấu trừ TK 111, 112... TK 151, 152… TK 511, 711, 515, 3387 TK 131, 111… Các chi phí Doanh thu phát sinh bán hàng, bất Giá thanh toán gồm cả VAT chưa có VAT động sản và TK 133 TN khác VAT đầu vào TK 3331 được k. trừ Kết chuyển VAT khấu trừ VAT được hoàn lại trong kỳ bằng tiền TK711 TK 111, 112 VAT đầu ra VAT được Nộp VAT phải nộp giảm nhận lại cho Ngân sách bằng tiền VAT được giảm trừ vào số phải nộp VAT của hàng nhập khẩu phải nộp III. Thực trạng và các giải pháp khắc phục hoàn thiện thuế VAT * Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế VAT - Đối tượng chịu thuế là: Tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế VAT (trừ các đối tượng quy định ở điều 4) (Điều 2) - Đối tượng nộp thuế VAT: Tất cả các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt ngành nghề tổ chức và hình thức kinh doanh. Tất cả mọi tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế VAT. Nếu tổ chức, cá nhân không kinh doanh nhưng có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế VAT để trực tiếp tiêu dùng. - Đối tượng không thuộc diện chịu thuế VAT sau: + Sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến hoặc chỉ sơ chế + Sản phẩm muối + Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt + Thiết bị, máy móc, phương tiện làm tài sản cho cơ sở dự án đầu tư nhập khẩu khi trong nước chưa sản xuất được. + Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất. + Nhà ở thuộc sổ lưu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê. + Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư. + Các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh + Dịch vụ y tế + Các hoạt động văn hoá, thể thao không nhằm mục đích kinh doanh + Dạy học, dạy nghề + Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng vốn ngân sách Nhà nước + In xuất bản và phát hành + Các dịch vụ công cộng: vệ sinh, vườn thú + Duy tu sửa chữa các công trình phục vụ công cộng bằng nguồn vốn của dân hay viện trợ nhân đạo. + Vũ khí tài nguyên chuyên dùng phục vụ quốc phòng Mức thuế 5% đối với hàng hoá dịch vụ nước sạch, phân bón, dụng cụ y tế, thuốc phòng và chữa bệnh, dịch vụ KHKT. Mức thuế 10% đối với hàng hoá, dịch vụ dầu mỏ, khí đốt, điện.. Mức thuế 20% đối với hàng hoá dịch vụ vàng bạc, kinh doanh khách sạn, du lịch, ăn uống, sổ xố… 1. Thực trạng hiện nay của thuế VAT Tính ưu việt của thuế VAT không cần bàn cãi nhưng bên cạnh đó phát sinh nhiều vấn đề khó xử của cơ quan thuế, xã hội và đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngưỡng chuyển đổi này. Thực tế trong thời gian qua khi luật thuế VAT ra đời làm xáo trộn chút ít đối với nền kinh tế mà cụ thể là các doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp do chưa chuẩn bị trước nên khi đối mặt với VAT như là một cú sốc lớn, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi đáng kể. Mặc dù Nhà nước đã ra sức điều chỉnh như giảm thuế VAT còn một nửa nhưng nhiều doanh nghiệp lượng vật tư hàng hoá tồn kho không có hóa đơn chứng từ khi nhập nên phải chịu mức thuế cao, gây nên tâm lý lo lắng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp do vận may hay cố ý được giảm mức thuế làm cho lợi nhuận tăng lên, vị thế vững chắc hơn. Như vậy việc tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ (PP1) so với phương pháp trực tiếp (PP2) là có lợi mang tính ưu điểm cho người nộp thuế. Thế nhưng điều tưởng như hợp lý đó lại chứa đựng một nghịch lý đó là: Trong nhiều trường hợp người thực hiện đầy đủ chứng từ, hoá đơn và sổ sách kế toán lại phải nộp thuế cao hơn những người không thực hiện đầy đủ. Điều này sẽ được làm rõ trong khảo sát sau: VAT1 là thuế GTGT phải nộp theo PP1 VAT2 là thuế GTGT phải nộp theo PP2 VATv là thuế GTGT đã nộp đầu vào VATr là thuế GTGT đã nộp đầu ra TSv là thuế suất giá trị gia tăng đầu vào TSr là thuế suất giá trị gia tăng đầu ra Để đơn giản, ta giả sử lượng hàng hoá doanh nghiệp mua vào bằng lượng hàng hoá doanh nghiệp bán ra trong kỳ, hoặc nguyên liệu mua vào trong kỳ dùng cho sản xuất hết và không tồn kho. Các thương vụ mua vào bán ra đều được tính và nộp thuế VAT đầy đủ. Từ các giả định ta có tính toán sau: VATv = Tổng giá mua x TSv VATr = Tổng giá bán x TSr VAT1 = VATr - VATv = Tổng giá trị bán x TSr - Tổng giá trị mua x TSv mà: Tổng giá bán = Tổng giá mua + Tổng GTGT nên: VAT1 = Tổng giá mua (TSr - TSv) + GTGT x TSr TSr - TSv = D TS là chênh lệch giữa TS đầu ra và đầu vào đ VAT1 = Tổng giá mua x DTS+ GTGT + TSr Thep PP2: VAT2 = GTGT x TSr Vậy: VAT 1 = VAT2 + Tổng giá mua x DTS Trên đây chỉ nêu một thực trạng cần giải quyết về phương pháp tính thuế VAT, ngoài ra còn nhiều vấn đề bất cấp khác cần phải được làm rõ, đặc bịêt là những vướng mắc trong xử lý vật tư tồn kho, giá trị sản phẩm dở dang, giá trị còn lại của TSCĐ trước ngày 1/1/1999. Vấn đề này xin được đề cập ở phần "Giải pháp" cho từng tình huống cụ thể doanh nghiệp mắc phải. 2. Những kiến nghị và giải pháp cụ thể: a. Về phần xác minh VAT đầu vào: (Không tính đến thuế VAT đầu vào của TSCĐ) Giả sử có số liệu về tình hình vật tư tồn kho, giá trị xây lắp dở dang đầu kỳ, giá trị còn lại của TSCĐ và kết quả kinh doanh năm 1999 của một số doanh nghiệp xây dựng như sau: - Giá trị vật tư tồn kho 20 tỷ - Giá trị xây lắp dở dang cuối kỳ 25 tỷ Trong đó giá trị NVL 10 tỷ, giá trị nhân công 5 tỷ KHTSCĐ 1 tỷ và chi phí khác 9 tỷ. - Giá trị còn lại của TSCĐ: 30 tỷ… b. Vấn đề không được khấu trừ và được khấu trừ vật tư tồn kho đầu kỳ: Phần trên đã đề cập tới giá trị vật tư và chi phí khác (hay chi phí dở dang được khấu trừ ở mức độ trước được khấu trừ). Trong chi phí dở dang đầu kỳ tương đương với giá trị vật tư tồn kho vì về bản chất chúng là các khoản chi phí được khấu trừ ở cuối niên độ trước chưa được khấu trừ. Do đó chúng ta phải coi toàn bộ số tồn kho cuối các niên độ là như nhau. Mặt khác nếu khấu hao cơ bản trong kỳ không được khấu trừ thì tức là nó phải chịu thuế đầu ra để hoàn thuế đầu vào cho ngân sách vì khi mua mới TSCĐ doanh nghiệp được khấu trừ đầu vào. Trong quan hệ kinh tế doanh nghiệp vừa là người tiêu dùng vừa là người sản xuất. Doanh nghiệp là người tiêu dùng khi mua hàng hoá vật tư hàng hoá, dịch vụ về sản xuất kinh doanh và phải nộp thuế VAT cho người bán. Sau đó doanh nghiệp là người sản xuất khi thực hiện kinh doanh và bán sản phẩm trên thị trường doanh nghiệp lại được thu của người mua phần thuế VAT đã nộp khâu mua NVL (phần thuế được khấu trừ) và thu lại phần thuế VAT ở giá trị tăng thêm ( thu hộ ngân sách) do sử dụng nhân công và các điều kiện sản xuất khác để nộp ngân sách. Nếu người mua sản phẩm của doanh nghiệp lại tiếp tục dùng vào sản xuất kinh doanh thì trường hợp cũng lặp lại tương tự như vậy và quá trình đó diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế. Như vậy thì toàn bộ vật tư hàng hoá tồn kho và phần vật tư + chi phí khác trong chi phí xây lắp dở dang đầu năm phải được khấu trừ thuế đầu vào nếu không được khấu trừ thì coi như doanh nghiệp là người trực tiếp làm ra số vật tư hàng hoá đó nên phải chịu thuế VAT. Nhưng trên thực tế doanh nghiệp không tự làm ra toàn bộ NVL và chi phí đó c. Về hoá đơn chứng từ, kê khai và quyết toán thuế VAT. Đối với các đơn vị xây lắp giao thông… thì sản phẩm là đơn chức và có thời gian hoàn thành sản phẩm khá dài thường thì trên 1 năm. Khi hạch toán doanh thu và chi phí để xác định kết quả trong kỳ, doanh nghiệp thường hạch toán doanh thu theo phiếu đánh giá thanh toán (tức là theo giấy đề nghị thanh toán khối lượng hoàn thành theo giai đoạn của từng hạng mục, chi tiết hạng mục công trình hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao thì mới có hoá đơn thuế VAT. Vì vậy khi tính VAT đầu ra, đầuvào và quyết toán thuế VAT phải nộp theo từng tháng, quí, năm không thể căn cứ vào hoá đơn thuế VAT được. Đối với những doanh nghiệp có hệ thống kế toán cấp 2, cuối kỳ tập hợp, kết chuyển về kế toán doanh nghiệp để tính lỗ lãi và tính ra thuế VAT phải nộp nhưng hoá đơn ở những đơn vị kế toán cấp 2 thường không đồng nhất. Vì vậy nhà nước cần qui định nộp VAT theo từng đơn vị và khi kế toán các đơn vị tự chịu trách nhiệm nộp thuế VAT tại các cơ quan chủ quản địa phương nơi đơn vị hoạt động. Cần lưu ý rằng số thuế VAT phải nộp được xác định trên cơ sở hoá đơn và số liệu hạch toán kế toán tính chung theo từng kỳ (tháng, năm) sản xuất kinh doanh mà không tính theo đầu vào, đầu ra của từng sản phẩm. Vì vậy trong thực tế khi áp dụng việc kê khai nộp thuế hoặc thanh toán thuế với nhà nước sẽ căn cứ trên TK kế toán phản ánh thuế VAT từng tháng. Các đơn vị sẽ lấy số dư có của TK thuế VAT phát sinh đầu ra (TK 3331) trừ đi số dư nợ của TK thuế VAT đầu vào (TK 133). Số chênh lệch dương là số thuế phải nộp, còn số chênh lệch âm là số được kết chuyển trừ vào tháng sau hoặc sẽ được NSNN hoàn trả theo đề nghị. Như vậy thực tế sẽ không cần qui định tính thuế trực tiếp mà cần phải qui định thêm cách qui đổi, tính thuế VAT theo giá bán đã có thuế và chưa có thuế trong đó, để theo cách gì thì số thuế VAT phát sinh cũng được phản ánh trên hoá đơn bán hàng có đầy đủ căn cứ pháp lý cho hạch toán và được khấu trừ. d. Những giải pháp cấp bách từ phía nhà nước. (1). Đã từ lâu, nhân dân ta đã quen với tập quán mua bán hàng theo "Giá bao gồm cả thuế" nay thuế VAT được tính trên giá bán hàng "Chưa có thuế VAT" sẽ phát sinh lúng túng cho nhà doanh nghiệp trong việc xác định giá bán chưa có thuế để ghi trên hoá đơn theo qui định. (2). Khi triển khai luật thuế VAT chắc chắn bước đầu có nhiều vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục kê khai, khấu trừ thuế, hoàn thuế ảnh hưởng đến tiến độ tập trung nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Điều này đòi hỏi NSNN phải có một khoản dự phòng, ít nhất là 1 quí, đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên để khỏi ảnh hưởng bước đầu triển khai thuế. (3). Công tác tuyên truyền giải thích chính sách chế độ cần được xem như một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm thành công của việc triển khai thuế, cần có nhiều tài liệu giải pháp cho nhân dân hiểu rõ. (4). Là một sắc thuế mới, vì vậy cần đào tạo tập huấn một đội ngũ cán bộ thuế, nâng cao nghiệp vụ để việc thực hiện VAT được chính xác công bằng. (5). Vấn đề cần làm rõlà thuế VAT có làm cho giá hàng hoá tăng hay không, đặc biệt loại chịu thuế 10%, 20%. Về bản chất không làm tăng giá. (6). Thông qua tiếp cận với dân, cán bộ thuế cũng cần lắng nghe nguyện vọng, kiến nghị chính đáng phản ánh lên trên nghiên cứu xem xét để có những sửa đổi bổ sung kịp thời nhằm làm cho VAT ngày càng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội mới. (7). Xác định hoạt động sinh ra thuế VAT, thời điểm pháp luật qui định những hoạt động kinh tế có thanh toán bằng tiền hoặc qui ra tiền là những hoạt động sinh ra thuế VAT trên cơ sở đó mới khoanh vùng những đối tượng không chịu diện nộp thuế. Về thời điểm phát sinh thuế VAT, thường phải có qui định cụ thể. - Đối với trao đổi hàng hoá đó là điểm giao hàng có hoá đơn hợp pháp không phụ thuộc vào thời điểm thanh toán lỗ, lãi. - Đối với cung ứng dịch vụ thời điểm phát sinh VAT là thời điểm thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. (8). Phân chia đối tượng chịu thuế và không chịu thuế và qui định các mức thuế 0%, 5%, 10%m, 20% phù hợp với từng loại. Giải pháp ở đây là phải qui định thật ít thuế suất, thật ít đối tượng ngoại lệ chỉ qui định một phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ thuế VAT theo kỳ hạch toán. Không qui định phương pháp trực tiếp nhưng phải có qui định thống nhất tính thuế VAT trên giá bán chưa có thuế, hoặc tính trên giá bán đã có thuế đều được khấu trừ thuế để các đơn vị đáp ứng đầy đủ điều kiện được khấu trừ. Trên đây là những giải pháp cơ bản mang tính cấp bách để việc triển khai thuế VAT được diễn ra thành công, là một kế toán trưởng trong doanh nghiệp hơn ai hết phải hiểu sâu về các qui định của luật thuế VAT, để vận dụng linh hoạt có lợi nhất cho doanh nghiệp mà không trái với nguyên tắc của luật làm sao đảm bảo được mục tiêu nộp thuế ít nhất có thể được. kết luận Luật thuế VAT đã được thi hành.Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trở ngại khi đưa thuế VAT nhưng với sự nhiệt tình ủng hộ của các doanh nghiệp và nhân dân, em tin tưởng rằng thuế VAT sẽ được áp dụng thành công hơn và khắc phục dược các khuyết điểm của nó trong nền kinh tế của nước ta”thuế VAT góp phần thúc đẩy sản xuất,mở rộng lưu thông hàng hóa và dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân,động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào NSNN, đây thật sự thể hiện sự nhạy bén. Sáng tạo trong tư duy kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Tuy còn hạn chế về mặt kiến thức nhưng đề tài nay đã đi sâu vào tìm hiểu công tác quản lý và tổ chức hạch toán thuế VAT trong các loại hình doanh nghiệp cũng như những tồn tại hiện nay cần tiếp tùc phải giải quyết. Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu có hạn và trong phạm vi là một chuyên đề kế toán bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo khoa Kế toán và Nhà trường đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề này. Tài liệu tham khảo 1. Hệ thống hướng dẫn thực hiện luật thuế VAT. 2. Luật thuế VAT, thuế TNDN. 3. Hệ thống văn bản hướng dẫn 3 luật thuế mới và kế toán thuế năm 2004 của nhà xuất bản tài chính. 4. Các thông tư hướng dẫn bổ sung về chính sách thuế mới của tổng cục thuế và Bộ tài chính. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1318.doc
Tài liệu liên quan