Thực trạng và phương hướng giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai

Lời nói đầu Đồng Nai là một trong những trung tâm công nghiệp của khu vực và của cả nước. Đây là vùng kinh tế trọng điểm nằm trên trục Thành phố Hồ Chí Minh- Biên Hoà - Vũng Tàu, là nơi có các điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp và hiện là một khu công nghiệp tập trung nhiều Nhà máy. Từ năm 1986 Đảng bộ Đồng Nai đã đề ra Nghị quyết đúng đó là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đồng Nai từ Nông - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế Công - nông nghiệp - dịch vụ đến Đại hội Đảng bộ lần t

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và phương hướng giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứ VI 1996-2000, Đồng Nai tích cực đẩy mạnh CNH-HĐH với cơ cấu kinh tế Công nghiêp - dịch vụ - nông nghiệp. Vì vậy, việc phát huy thế mạnh hiện có và khai thác tốt tiềm năng mọi mặt để phát triển công nghiệp là một tất yếu khách quan trong quá trình mở rộng sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. Đồng Nai có vị trí địa kinh tế hết sức quan trọng, nằm ngay cạnh Thành phố Hồ Chí Minh-một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; nằm trên đầu nút giao thông quan trọng của khu vực với bên ngoài. Đồng Nai được xem là một khu vực: “ Bản lề chiến lược ”, tiếp giáp giữa Trung du và Đồng bằng, Nam cao nguyên và Duyên hải, là cửa ngõ của trục động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh-Biên Hoà-Bà Rịa-Vũng Tàu, giữ vai trò trọng yếu trong một vùng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Trong quá trình thực tập ở Vụ Địa Phương và Lãnh thổ - Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, được nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong cả nước, tôi chọn đề tài: “Một số ý kiến hoàn thiện cơ cấu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai “. Với quy mô và thời gian 3 tháng nghiên cứu, tìm hiểu, chuyên đề chỉ đề cập một số vấn đề về: Lý luận chung về cơ cấu ngành công nghiệp Cơ cấu ngành công nghiệp Tỉnh Đồng Nai Từ đó kết hợp với các căn cứ koa học, thông qua phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo hoàn thiện phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2000 - 2010. Nhằm giải quyết các vấn đề trên, chuyên đề được chia ra làm 3 phần: Phần I: Những vấn đề lý luận về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Phần II: Thực trạng cơ cấu công nghiệp trên lãnh thổ tỉnh Đồng Nai. Phần III: Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai thời ký 2000 - 2010. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Kế Tuấn-Chủ nhiệm Khoa QTKD Công nghiệp & XDCB, TS Vũ Tiến Lương-Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Địa Phương và Lãnh Thổ cùng toàn thể các bác, các chú, các anh, chị ở Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Phần I Những vấn đề lý luận về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp I. Lý luận về cơ cấu ngành công nghiệp 1, Cơ cấu kinh tế. 1.1, Khái niệm cơ cấu kinh tế. Khi nghiên cứu nền kinh tế, chúng ta thường đề cập đến thuật ngữ “cơ cấu”. Thuật ngữ “cơ cấu” tương ứng với thuật ngữ “cấu trúc”. Cấu trúc là một khái niệm nói về kết cấu bên trong của một đối tượng nào đó. Theo lý thuyết về hệ thống, cấu trúc của một đối tượng được thể hiện bằng hai đặc trưng chính đó là: các bộ phận cấu thành nên đối tượng và mối quan hệ và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành đó. Cấu trúc của đối tượng quyết định tính chất hay năng lực của nó nhằm thực hiện chức năng hay mục tiêu nào đó mà đối tượng cần đạt đến. Lý thuyết về hệ thống cũng chỉ ra rằng: với cấu trúc xác định, thì đối tượng có những tích chất xác định hay có một năng lực và những tích chất xác định hay có một năng lực và những hạn chế nhất định. Nói cách khác, cấu trúc của đối tượng xác định tính chất hay năng lực của nó. Đề khắc phục những khuyết tật do cấu trúc hay tạo ra một năng lực mới và tính chất mới của một đối tượng bắt buộc phải thay đổi cấu trúc của nó. Thay đổi cấu trúc là thay đổi có tính chất cơ bản triệt để và thường là một công việc khó khăn, lâu dài hơn là thay đổi hành vi của đối tượng. Trong định nghĩa về cấu trúc không có một quy định hay giới hạn nào đặt ra cho các bộ phận và các mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu. Tuỳ thuộc vào đối tượng được nghiên cứu, vào điều kiện cụ thể của môi trường, quan điểm của riêng mình mà người nghiên cứu có thể lựa chọn các đặc trưng về bộ phận cấu thành và mối quan hệ cho đối tượng được nghiên cứu. Thuật ngữ “cơ cấu” cần được hiểu như nội dung của thuật ngữ “cấu trúc”. Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về cơ cấu kinh tế. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể hiểu: cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành của nền kinh tế, cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định hướng, ổn định và phát triển giữa các yếu tố cấu thành của nền kinh tế với nhau hoặc đối với toàn bộ hệ thống trong những điều kiện không gian, thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Các yếu tố cấu thành của nền kinh tế luôn luôn vận động hướng vào những mục tiêu nhất định. Theo quan quan điểm trên, cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện quan hệ tỷ lệ mà quan trọng hơn là mối quan hệ tác động qua lại về nội dung been trong của hệ thống kinh tế. Nó không chỉ định mà luôn ở trạng thái động theo những mục tiêu nhất định, dưới tác động của thời gian, của điều kiện tái sản xuất xã hội trong hoàn cảch kinh tế - xã hội nhất định. Cơ cấu kinh tế có những trưng chủ yếu sau: - Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan do trình độ phát triển của lực lương sản xuất và phân công lao động xã hội. - Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử và xã hội nhất định. - Cơ cấu kinh tế mang tính kế thừa rất rõ rệt. - Cơ cấu kinh tế mang tính hệ thống. - Cơ cấu kinh tế luôn biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện. - Cơ cấu kinh tế có tính hướng đích hay mục tiêu. - Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình. 1.2, Phân loại cơ cấu kinh tế. Đứng trên góc độ nghiên cứu khác nhau. Về cơ bản, cơ cấu kinh tế có thể được chia thành các loại sau: Cơ cấu ngành: là sự kết hợp giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân hoặc từng loại hình sản xuất, từng xí nghiệp trong nội bộ ngành. Cơ cấu lãnh thổ: Là sự kết hợp giữa các vùng lãnh thổ toàn quốc hoặc từng cơ sở trong mỗi vùng. Cơ cấu thành phần kinh tế: Là sự kết hợp các thành phần hữu cơ trong nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế kỹ thuật: Là quan hệ kết hợp theo qui mô trình độ tập trung hoá, chuyên môn hoá, cơ giới hoá .... Cơ cấu kinh tế quản lý: Phản ánh mối quan hệ kết hợp giữa các cấp quản lý kinh tế như Trung ương, Địa phương ... Cơ cấu kinh tế đối ngoại: là sự kết hợp giữa các mặt hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Cơ cấu kinh tế chung: Là quan hệ giữa các chỉ tiêu chủ yếu, các mối quan hệ cân đối trong nền KTQD như quan hệ tỷ lệ tích luỹ và tiêu dùng trong thu nhập quốc dân, giữa đầu tư với tổng sản phẩm quốc dân... Trong các loại cơ cấu trên thì cơ cấu ngành giữ vai trò quan trọng nhất và nó phản ánh tập trung nhất trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét chủ yếu của các nước đang phát triển. Trong phân tích cơ cấu ngành, ngành được hiểu là tổng thể các đơn vị kinh tế cùng thực hiện một chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội. Có thể có nhiều cách phân ngành khác nhau, song cho đến nay chính thức tồn tại hai hệ thống phân ngành kinh tế chính đó là: + Phân ngành kinh tế theo hệ thống “sản xuất vật chất” (material production - MPS) + Phân ngành theo hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA). Do có sự khác nhau cơ bản về khái niệm sản phẩm, về quan niệm hoạt động sản xuất vật chất nên hai hệ thống phân chia các hoạt động kinh tế - xã hội không giống nhau. Trong hệ thống sản xuất vật chất, hoạt động kinh tế - xã hội được phân làm hai khu vực: khu vực sản xuất vật chất và khu vực phi sản xuất vật chất. Mỗi khu vực này lại được chia ra thành các ngành cấp I như : công nghiệp, nông nghiệp ... Các ngành cấp I lại được chia thành các thành các ngành cấp II, chẳng hạn ngành công nghiệp lại bao gồm các ngành sản phẩm như: điện năng, nhiên liệu ... Theo hệ thống tài khoản quốc gia, các ngành kinh tế được chia thành ba nhóm ngành lớn là: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ba ngành lớn này bao gồm 20 ngành cấp I như: nông nghiệp và lâm nghiệp, khai thác mỏ và khai khoáng ... Các ngành cấp I lại được phân thành các ngành cấp II: các ngành cấp II lại được phân chia thành các ngành sản phẩm. Ngoài ra, tuỳ theo mức độ gộp hay chi tiết hoá đến chừng nào hoặc tuỳ theo mục đích mà ta có một cơ cấu ngành tương ứng. Với cách phân chia hợp lý và một đại lượng giá trị được chọn thống nhất, có thể xác định được chỉ tiêu định lượng phản ánh một mặt của các ngành so với tổng thể các ngành của nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu định lượng. 2, Cơ cấu ngành công nghiệp. Cơ cấu ngành công nghiệp là tổng thể những bộ phận hợp thành quá trình sản xuất và tái sản xuất công nghiệp (yếu tố xí nghiệp và ngành) và mối quan hệ sản xuất giữa các ngành đó biểu thị bằng tỷ trọng của từng bộ phận so với toàn bộ sản xuất công nghiệp. Cơ cấu ngành phản ánh trình độ phát triển công nghiệp ở các mặt sau: + Trình độ phát triển và mức độ hoàn chỉnh của công nghiệp. Lực lượng sản xuất càng phát triển, quan hệ sản xuất càng được phân chia thành nhiều bộ phận, nhiều ngành, trình độ xã hội hoá lao động được nâng cao. Khi đó, khả năng đảm bảo nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của sản xuất và đời sống càng lớn. Công nghiệp càng phát triển, cơ cấu ngày càng hoàn chỉnh thì ngày càng phát triển vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế quốc dân. + Phản ánh mức độ tự chủ về kinh tế của đất nước. Chẳng hạn cơ cấu ngành công nghiệp khai khoáng càng phát triển bao nhiêu thì nước đó càng phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu bấy nhiêu. Sự chuyên môn hoá và và sự liên kết giữa chúng với nhau bảo đảm việc sản xuất chúng với nhau bảo đảm việc sản xuất ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao, các mặt hàng về tư liệu sản xuất cũng như tư liệu tiêu dùng nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tăng cường tiềm lực kinh tế, đảm bảo sự tự chủ về nền kinh tế của Nhà nước, củng cố quốc phòng toàn dân. + Phản ánh trình độ phát triển kỹ thuật và xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của công nghiệp cũng như các ngành khách của nền kinh tế quốc dân. Số lượng và tỷ trọng của các ngành cơ khí chế tạo, luyện kim, hoá chất và các ngành sản xuất nguyên liệu, năng lượng càng cao thì càng có nhều khả năng thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghiệp và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Khi nghiên cứu cơ cấu công nghiệp người ta thường phân loại theo các ngành khác nhau, bao gồm: 2.1, Cơ cấu các ngành công nghiệp chuyên môn hoá. Ngành công nghiệp được hiểu như là toàn bộ các ngành sản xuất liên quan đến các hoạt động khai thác khác, chế biến tài nguyên, chế biến sản phẩm nông nghiệp và bảo dưỡng. Là mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp được hình thành và phát triển trong nền kinh tế quốc dân. Các ngành này được chia theo cac cấp khác nhau: Theo cấp I, công nghiệp được chia thành hai ngành cơ bản: ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất và ngành công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng. Hoặc có thể chia thành ngành công nghiệp khai thác và ngành công nghiệp chế tác. Theo cấp II, công nghiệp được chia thành các ngành nhỏ hơn từ các ngành cấp I như: công nghiệp năng lượng; nhiên liệu; công nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện kim; công nghiệp hoá chất; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến thực phẩm; công nghiệp dệt may và các ngành công nghiệp khác. Theo cấp III, mỗi ngành nhỏ lại được chia thành chuyên môn hoá hẹp hơn. Việc phân chia như trên giúp ta nghiên cứu, xem xét ngành công nghiệp một cách đầy đủ và toàn diện. 2.2, Cơ cấu thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp. Là biểu hiện mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế được hình thành và phát triển trong ngành công nghiệp. Cũng giống như các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nước ta, trong ngành công nghiệp cũng tồn tại 5 thành phần kinh tế cơ bản: Kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể. Các thành phần kinh tế này có thể được chia thành hai thành phần chính là: Kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh. Các thành phần kinh tế trên có mối liên hệ bổ xung và cạch tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. 2.3, Cơ cấu ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử, xã hội, truyền thống, kinh nghiêm sản xuất... của mỗi vùng là hiện tượng phổ biến trong tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, cơ cấu ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ cũng mang chế độ chính trị, xã hội. Cơ cấu ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ nhằm khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của tất cả các vùng, liên kết hỗ trợ giữa chúng với nhau, tạo ra sự phát triển đồng đều của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ hình thành từ việc bố trí ngành công nghiệp theo không gian địa lý. Cơ cấu này hình thành gắn liền với cơ cấu ngành công nghiệp và thống nhất trong vùng kinh tế. Trong cơ cấu vùng lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu ngành công nghiệp trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ đó. Cơ cấu ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ là một phân hệ trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Nó gắn bố chặt chẽ với các lĩnh vực kinh tế, sự gắn bó hữu cơ đó đòi hỏi những điều kiện sau: + Cơ cấu ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ phải được hình thành trên cơ sở điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế-xã hội, trtiển vọng phát triển các ngành khác, các lĩnh vực kinh tế trong vùng, mối quan hệ với các vùng khác nhau trong nước và khả năng hợp tác đầu tư, mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế nhiều mặt. + Cơ cấu ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ không được tách rời cơ cấu nền kinh tế quốc dân thống nhất và phải tuân thủ mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Mỗi vùng lãnh thổ đều có tính chất, đặc điểm khác nhau, điều kiện tự nhiên, kimh tế-xã hội khác nhau. Cơ cấu ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi tài nguyên thiên nhiên, lao động, địa hình... Mỗi vùng lãnh thổ có điều kiện phát triển những ngành công nghiệp khác nhau. Nhiệm vụ, mục tiêu của mỗi ngành trên mỗi vùng lãnh thổ cũng khác nhau. Vì vậy, Việc phân chia ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ nhằm mục đích dựa vào đặc điểm, tính chất khác nhau của mỗi vùng mà đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện sao cho có hiệu quả nhất. Trong các loại hình cơ cấu nói trên, cơ cấu công nghiệp chuyên môn hoá theo cấp II có ý nghĩa quan trọng hơn cả. Vì nó phản ánh rõ ràng, cụ thể hơn về cơ cấu ngành đó. Mặt khác, cơ cấu công nghiệp được chia thành các ngành nhỏ thì nó sẽ phát huy được các lợi thế so sánh của vùng lãnh thổ đó. Như vậy, sẽ giảm được chi phí và tăng hiệu quả sản xuất của ngành công nghiệp. Từe đó ngành thương mại, dịch vụ cũng có điều kiện phát triển và nền kinh tế-xã hội của vùng lãnh thổ sẽ được phát triển toàn diện. 3. Đặc trưng của cơ cấu công nghiệp. Các ngành trong cơ cấu công nghiệp được hình thành và tồn tại khách quan theo nhu cầu thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật, yêu cầu phát triển của các ngành khác ... Ta thấy, các ngành trong công nghiệp được tồn tại và phát triển cùng với các điều kiện khách quan do vậy mà cơ cấu công nghiệp có tính khách quan. Cơ cấu công nghiệp có tính lịch sử, trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, cơ cấu công nghiệp bị chi phối và tác động của các yếu tố lịch sử. Do sự phát triển của khoa học, trình độ quản lý, tiến bộ xã hội nẩy sinh nhu cầu thị trường ngày càng cao, đa dạng và cơ cấu công nghiệp cũng được biến đổi theo. Cơ cấu công nghiệp của giai đoạn lịch sử này đa dạng và các mối quan hệ ngày càng phức tạp hơn cơ cấu công nghiệp của giai đoạn lịch sử trước đó. Do đó, cơ cấu công nghiệp có tính lịch sử. Cơ cấu công nghiệp có tính hệ thống, các thành phần trong hệ thống công nghiệp được xắp xế bố trí theo những trật tự lắp ghép nhất định và cùng các mối quan hệ bên trong bên ngoài của hệ thống. Trong mỗi thời điểm nhất định, cơ cấu công nghiệp có thể xác định được các thành phần và các mối quan hệ cơ bản của cơ cấu, tính xác định của cơ cấu được biểu hiện qua giá trị, tỷ trọng của bộ phận trong cơ cấu. Do vây, cơ cấu công nghiệp có tính xác định Một đặc điểm khác của cơ cấu công nghiệp là có tính đồng bộ, đặc điểm này thể thể hiện rõ qua tính đồng bộ của trang thiết bị và dây chuyền sản xuất sản phẩm ... Cơ cấu công nghiệp càng có tính đồng bộ cao thì càng có điều kiện để năng cao năng xuất lao động , năng lực sản xuất và chất lượng của sản phẩm công nghiệp. Tính đồng bộ của cơ cấu công nghiệp càng cao thì mối quan hệ giữa các bộ phận, ngành trong cơ cấu công nghiệp càng được chặt chẽ. Do đó, ngành này trong hệ thống công nghiệp phát triển sẽ có tác động mạnh đến các ngành khác cùng phát triển. Ngoài ra, tính đồng bộ của hệ thống công nghiệp còn tác động nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là trong những ngành có tính chất, hàm lượng công nghệ cao tính chất đồng bộ càng có ý nghĩa quan trọng. Cơ cấu công nghiệp có tính kế thừa, mỗi một cơ cấu công nghiệp mới đều được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở của cơ cấu công nghiệp trước đó, cải tạo cái cũ lạc hậu, xây dựng cái mới hiện đại hơn, phù hợp hơn bổ xung hoàn thiện cái mới. Cơ cấu công nghiệp mang tính hiệu quả - mục tiêu, mỗi cơ cấu công nghiệp khác nhau sẽ có những cách phân phối, cách sử dụng các nguồn lực là khác nhau và mang lại hiệu quả khác nhau. Một cơ cấu công nghiệp phù hợp, hợp lý sẽ cho hiệu quả cao nhất với cách phân phối và sử dụng nguồn lực là tối ưu nhất, một cơ cấu không phù hợp sẽ cho một hiệu quả thấp và sử dụng nguồn lực lãng phí. Cơ cấu công nghiệp có tính mục tiêu, mỗi cơ cấu công nghiệp sẽ có một hệ thống mục tiêu khác nhau, cơ cấu công nghiệp này sẽ có hệ thống mục tiêu nay, cơ cấu công nghiệp khác sẽ có hệ thống mục tiêu khác. có thể có cùng một mục tiêu, nhưng để đạt được mục tiêu với mỗi nguồn lực và thời gian khác nhau. Do đó, cơ cấu công nghiệp có tính hiệu quả - mục tiêu. 4, Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu ngành công nghiệp. Việc phản ánh cơ cấu ngành công nghiệp cũng đồng nghĩa với việc thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong tổng thể công nghiệp được lượng hoá bằng tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng sản phẩm công nghiệp hay tổng số lao động, tổng thu nhập quốc dân.... do công nghiệp tạo ra. Do vậy để phản ánh cơ cấu ngành công nghiệp người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu sau: + Chỉ tiêu cơ cấu giá trị sản lượng. Công thức tính: Ti = [ SLi/ồSLi] x 100% (%) Trong đó: Ti: Tỷ trọng giá trị sản lượng của ngành i trong toàn ngành công nghiệp SLi: giá trị sản lượng của ngành i ồSLi: Tổng giá trị sản lượng của toàn ngành công nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết giá trị sản lượng của mỗi ngành sản xuất ra chiếm bao nhiêu % trong tổng giá trị toàn ngành công nghiệp + Chỉ tiêu cơ cấu tổng sản phẩm cuối cùng. Công thức: TGDP = [ GDPi/ ồ GDPi ] x 100% (%) Trong đó: TGDP : Tỷ trọng GDP của ngành i trong toàn ngành công nghiệp. GDPi : Giá trị tổng sản phẩm cuối cùng của ngành i. ồ GDPi: Giá trị tổng sản phẩm cuối cùng của toàn ngành công nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết cho biêt giá trị sản phẩm cuối cùng của mỗi ngành đạt được chiếm bao nhiêu % trong tổng sản phẩm cuối cùng cuả toàn ngành. Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó phản ánh kết quả đạt được sau mỗi là sản xuất và thường được dùng trong việc xác định cơ cấu ngành công nghiệp cho nhiều năm tiếp theo. + Chỉ tiêu cơ cấu vốn đầu tư. Công thức: Tvi = [Vi/ ồVi] x100% (%) Trong đó Tvi : Tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành i trong toàn ngành công nghiệp. Vi : Vốn đầu tư vào ngành i. ồ Vi: Tổng vốn đầu tư vào toàn ngành công nghiệp + Chỉ tiêu cơ cấu lao động. Công thức: TLđi = [LĐi/ ồLĐi] x100% (%) Trong đó TLđi : Tỷ trọng lao động của ngành i trong toàn ngành công nghiệp. LĐi : Số lao động của ngành i. ồ LĐi: Tổng số lao động của toàn ngành công nghiệp Chỉ tiêu này cho biết số lao động của ngành i chiếm bao nhiêu % tổng số lao động của toàn ngành công nghiệp. Các chỉ tiêu chỉ mang tính thời điểm. Còn nếu xét theo thời gian cơ cấu ngành công nghiệp không phải là cố định, mà nó thay đổi theo từng thời kỳ. Sự biến đổi này phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu như: cầu thị trường, tài nguyên, khoa học công nghệ, kinh tế ... Một yêu cầu đặt ra từ thực tế đó là phải luôn điều chỉnh cơ cấu công nghiệp cho hợp lý với điều kiện phát triển của từng giai đoạn cụ thể. Và ta gọi đó là chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. 5, Yêu cầu của cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý. Sự phát triển của một nền kinh tế là một trong những cơ sở quyết định sự tồn tại của bất cứ một quốc gia hay một lãnh thổ nào. Yêu cầu của sự phát triển luôn luôn đòi hỏi một cơ cấu công nghiệp hợp lý, xác định rõ mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp của nền kinh tế. Những mối quan hệ này không những biểu hiện về mặt số lượng mà còn phải biểu hiện cả về chất lượng. Trên thực tế một vùng có thể có nhiều cơ cấu công nghiệp. Vấn đề quan trọng là lựa chọn được một cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của cả nước. Nhìn chung một cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý phải tạo ra sự ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội. Điều đó dược biểu hiện qua các mặt sau: Một là: Khai thác tối đa những ưu thế và thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên nói chung như: đất đai, địa hình, khí hậu, vị trí địa lý, ưu thế truyền thống, tiềm năng vốn có về xã hội, chính trị, về quan hệ đối ngoại, kể cả những ảnh hưởng thuận lợi của xu thế phát triển trên thế giới. Tuy nhiên việc khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên không có nghĩa là sử dụng và khai thác bừa bãi có tính bóc lột, chạy theo lợi ích trước mắt, gây huỷ hoại về lâu dài, mà phải khai thác một cách có khoa học, hợp lý, đem lại hiệu quả cao. Hai là: Cơ cấu đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác phát phát truyển với số lượng và chủng loại sản phẩm đa dạng và đảm bảo nhu cầu tieu dùng của nhân dân. Cần chú ý rằng, nhu cầu tiêu dùng bao gồm cả nhu cầu trong nước và nhu cầu nước ngoài. Song việc đáp ứng mỗi loại nhu cầu là không giống nhau. Nhu cầu trong nước cần được đáp ứng cao nhất. Còn nhu cầu ngoài nước thì đáp ứng được càng nhiều càng tốt, thể hiện tập trung qua tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu càng lớn càng tốt. Việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành công nghiệp với nhau cũng như giữa các ngành công nghiệp vơí các ngành kinh tế khác sẽ tạo điều kiện cho các ngành cùng nhau phát triển, phát huy được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế. Một cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý phải tạo ra được liên kết đó. Các ngành công nghiệp mũi nhọn phải là động lực để các ngành bổ trợ phát triển theo. Chẳng hạn, để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng thì cần phải phát triển các ngành công nghiệp khai thác như khai thác đất, đá, than ... Để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm thì cần phát triển ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành cơ khí chế tạo, phân bón - hoá chất ... để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bà là: Cơ cấu đó phải tạo tích luỹ nhiều nhất cho nền kinh tế và có khả năng thu hút vốn đầu tư. Điều này chứng tỏ cơ cấu ngành công nghiệp đã tác động đến tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Khả năng tích luỹ của mỗi ngành, mỗi vùng kinh tế là khác nhau. Do đó, ngành công nghiệp cần phải hỗ trợ thêm cho các ngành khác để duy trì hoạt động bình thường, tiêu biểu là các ngành sản xuất cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu công cộng. Cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý và có hiệu quả, tạo ra những điều kiện hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp, tạo điều kiện phát triển ngành, nâng cao khả năng tích luỹ. Bốn là: Bảo đảm môi trường được giữ vững và cải thiện không ngừng. Năm là: Cơ cấu đó phải có tính hướng ngoại giao. Công nghiệp theo xu hướng “mở” đang là mục tiêu của nước ta. Nó tận dụng được lợi thế so sánh nhằm tăng khả năng xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Để đánh giá khả năng hướng ngoại, ta có thể dùng chỉ tiêu so sánh giữa giá trị sản lượng xuất khẩu so với tổng giá trị sản xuất ra (được tích luỹ cho từng ngành hoặc toàn ngành công nghiệp). Ngoài ra cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý còn thể hiện ở khả năng sản xuất chuyên môn hoá, thể hiện ở tỷ lệ giữa số lao động sản xuất chuyên môn hoá so với tổng số lao động (tích luỹ cho từng ngành hoặc toàn ngành công nghiệp). Nó phản ánh trình độ sản xuất cũng như khả năng áp dụng khoa học công nghệ vào các ngành công nghiệp. Vậy việc xác định một cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý là rất có ý nghĩa. Nó giúp cho chuyển dịch cơ cấu có phương hướng, tức chuyển dịch cơ cấu hướng tới một cơ cấu hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển đất nước. II. Chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu ngành công nghiệp 1, Chuyển dịch cơ cấu ngành: Là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Từ định nghĩa này, ta cần phải phân biệt chuyển dịch cơ cấu ngành với thay đổi cơ cấu ngành. Chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình thay đổi một cách dần dần, còn thay đổi cơ cấu ngành là sự thay đổi đột ngột. Do đó, chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình nên nó chỉ xẩy ra trong khoảng thời gian nhất định và sự phát triển của các ngành phải của chúng (ở thời điểm trước đó). Trên thực tế, sự thay đổi này thể hiện ở các điểm sau: + Xuất hiện thêm những ngành mới hay mất đi một số ngành đã có, tức là đã có sự thay đổi về số lượng cũng như loại ngành trong nền kinh tế. Sự kiện này chỉ có thể nhận biết được khi hệ thống phân loại ngành là đủ, chi tiết. Trong trường hợp chỉ xét đến những ngành gộp thì không thể biết được những ngành sản phẩm mới hình thành hay ngành sản phẩm đã mất đi trong ngành gộp đã có. Vào đầu năm 1980, khi tìm hiểu về những ngành nghề thủ công cổ truyền ở Hà Nội, người ta đã phát hiện ra rằng: sau 20 năm kể từ ngày hoà bình trở lại, trên địa bàn Hà Nội đã mai một đi hàng nghìn loại nghề thủ công (từ 4000 nghề thủ công khác nhau chỉ còn lại gần 2000 nghề). Đó là một sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề mà trong quản lý trước đây ta đã không quan tâm. + Sự tăng trưởng về quy mô với nhịp độ khác nhau giữa các ngành, sự thay đổi cơ cấu diễn ra - hay nói cách khác, có sự chuyển dịch cơ cấu ngành- chỉ khi có sự phát triển không đầy đủ giữa các ngành sau mỗi giai đoạn. + Sự thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành. Sự thay đổi này trước hết biểu hiện bằng số lượng các ngành có liên quan. Mức độ tác động qua lại giữa các ngành này các ngành khác thể hiện qua quy mô đầu vào mà nó cung cấp cho các ngành hay nhận được từ ngành đó (biểu thị bằng độ lớn của các hệ số trong bảng I/O). Những sự thay đổi này thường liên quan đến thay đổi về công nghệ sản xuất hay khả năng thay thế cho nhau để đáp ứng những nhu cầu của xã hội trong những điều kiện mới. Ví dụ khi có một nhà máy nhiệt điện chạy than với công nghệ tốt hơn đưa vào sử dụng sẽ làm định mức tiêu thụ than trên KW điện giảm đi (tức là hệ số Input/Output tương ứng giữa ngành điện và than giảm đi). Nếu nhà máy điện mới không sử dụng tham mà sử dụng công nghệ khí đốt, thì làm nảy sinh mối quan hệ mới giữa sản phẩm điện và sản phẩm khí, và định mức sử dụng than trung bình cho 1 KW điện của ngành điện cũng giảm đi. Khi ngành khí đốt phát triển, sử dụng bếp ga rẻ hơn điện thì nhiều người chuyển từ dùng bếp điện sang dùng bếp ga. Như vậy khi một ngành ra đời hay phát triển, do đó mối quan hệ với ngành khác mà nó có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển các ngành có liên quan với nó. Sự tăng trưởng của các ngành dẫn đến chuyển cơ cấu ngành trong mỗi nền kinh tế. Cho nên chuyển dịch cơ cấu ngành xảy ra như là một quá trình phát triển. Đó là quy luật tất yếu từ xưa đến nay trong hầu hết mọi nền kinh tế (xét ở phân ngành nào đó). Vấn đề đáng quan tâm là ở chỗ: sự chuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra theo chiều hướng nào và tốc độ chuyển dịch nhanh hay chậm ra sao, có những quy luật gì? Có rất nhiều nền kinh tế đã đạt được thành công trong sự phát triển nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đặc thù phù hợp với điều kiện cụ thể. Việc tìm ra một xu hướng và giải pháp cho chuyển dịch cơ cấu ngành ở một nước không đơn thuần là áp dụng kinh nghiệm có được, mà là sự phát hiện những đặc thù của đất nước, của môi trường trong nước và thế giới hiện nay để làm thích ứng những bài học đã có cho hoàn canhr nước đó. Trong chuyển dịch cơ cấu ngành bao gồm cả chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. 2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. 2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp là một xu thế tất yếu. a. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Là sự thay đổi về cấu trúc công nghiệp trong tổng thể ngành công nghiệp, trước hết là sự chuyển đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong công nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu ngành công ở đây không đơn thuần là sự thay đổi về vị trí của các ngành trong hệ thống công nghiệp mà điều quan trọng là sự thay đổi về số lượng và chất lượng của các ngành, sự thay đổi về chất của các mối quan hệ giữa các ngành trong hệ thống công nghiệp. Vậy thực chất sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp là sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng đầu ra của ngành đó. Sự chuyển dịch này phụ thuộc vào hai yếu tố: năng suất lao động và quy mô sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tài nguyên và khoa học công nghệ. b. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong tỉnh. Đặc biệt là nó tìm ra các ngành công nghiệp mũi nhọn tọ khả năng tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nhằm nâng cao vai trò thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành công nghiệp với các ngành nông nghiệp - dịch vụ, tạo đà cho các ngành cùng nhau phát triển. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là một điều kiện cơ bản để xoá bỏ những mất cân đối đang tồn tại, tạo ra một trình độ cân đối nhất định trong ngành công nghiệp làm tiền đề cho sản xuất phát triển mạnh mẽ và ổn định. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tạo nên cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp để thực hiện những phương hướng quyết định của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chúng ta biết rõ, giữa thay đổi cơ cấu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nền kinh tế có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Tiến bộ khoa học kỹ thuật buộc cơ cấu công nghiệp phải có sự chuyển đổi phù hợp, nhưng thay đổi cơ câu công nghiệp lại có tác dụng mở đường cho việc thực hiện khoa học - kỹ thuật. Việc phát triển ưu tiên một số ngành trọng điểm mang tiến bộ khoa ._.học - kỹ thuật như điện năng, cơ khí, hoá chất trong thời kỳ công nghiệp hoá, cũng như các ngành đặc trưng cho cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại như vi điện tử, điện nguyên tử, hoá tổng hợp, sản xuất thiết bị điều khiển và tự động hoá... đã là động năng thúc đẩy các ngành khác phát triển vượt bậc, bởi vì nó đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, đồng thời tạo ra khả năng đổi mới những nguyên tắc và công nghệ sản xuất trong các ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế, trước hết chính là vì nó đã làm cho hiệu quả của quá trình tích luỹ và đầu ra được nâng cao hơn trước, bằng cách hoàn thiện hơn nữa cơ cấu giá trị sử dụng của vốn tích luỹ và đầu tư vào ngành công nghiệp, làm cho vốn này (với cơ cấu mới) đem lại hiệu quả sử dụng cao hơn. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tạo ra sự phân công lại và phân công mới lao động xã hội không chỉ ở giác độ ngành kinh tế, mà cả giác độ ngành lãnh thổ. Sự phân công này cho phép ngành công nghiệp và vùng lãnh thổ huy động được tiềm năng kinh tế vốn có của mình vào cuộc phát triển sản xuất, xoá bỏ sự khác biệt quá lớn giữa các vùng kinh tế vềe trình độ phát triển kinh tế, văn hoá và đời sống nhân dân. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp dẫn đến tiến bộ hơn trong việc đất nước tham gia phân công lao động quốc tế, góp phần hoàn thiện hơn những mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp giải quyết việc làm, hạn chế tối đa số lao động thất nghiệp, từ đó tăng thu nhập của người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống đến mức cao nhất có thể, do đó giảm dần mức chếnh lệch giữa mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, những vấn đền tiêu cực của xã hội ngày càng được cải thiện. 2.2. Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia chịu tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan hết sức phức tạp. Có thể phân các nhân tố thành hai nhóm: khách quan và chủ quan. a. Các nhân tố khách quan. Các nhân tố khách quan tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp có thể phân thành 3 nhóm chính: Thứ nhất: Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên như dự trữ tài nguyên, khoáng sản, nguồn nước, đất đai, nguồn năng lượng, khí hậu, địa hình... Bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng là việc con người chiếm hữu lấy những điều kiện của tự nhiên trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định. Vì vậy, nền sản xuất xã hội và cơ cấu của nó nói riêng chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên. Thiên nhiên vừa là tư liệu sản xuất vừa là tư liệu tiêu dùng, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với việc hình thành cơ cấu công nghiệp mang tính trực tiếp. Tuy nhiên trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, việc đánh giá vai trò các nhân tố điều kiện tự nhiên cần tránh cả hai khuynh hướng đối lập nhau: hoặc là quá lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên hoặc xem nhẹ vai trò của nó. Cả hai khuynh hướng đó đều không đúng đắn. Dưới sự thống trị của khoa học công nghệ hiện đại, tài nguyên thiên nhiên không phải là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của công nghiệp (điều này được khẳng định rất rõ ở Nhật Bản - một quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhưng tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn). Ngược lại, nếu xem nhẹ yếu tố thiên nhiên sẽ hoặc không khai thác đầy đủ lợi thế so sánh để thúc đẩy phát triển nền kinh tế hoặc là khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách lãnh phí, phá hoại môi trường phát triển kinh tế lâu dài. Thứ hai: Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội của đất nước như: nhu cầu thị trường, dân số và nguồn lao động, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ quản lý tiến bộ khoa học công nghệ, hoàn cảnh lịch sử. Các yếu tố này vừa tác động vào đầu vào vừa tác động vào đầu ra của ngành công nghiệp, do đó nó tạo ra một môi trường tác động rất lớn vào chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Ví dụ như yếu tố thị trường đặc biệt là nhu cầu và tình hình cạnh tranh trên thị trường (trong và ngoài nước) là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đầu tiên tới cơ cấu ngành công nghiệp. Chính nhu cầu, cơ cấu nhu cầu và xu thế vận động của chúng đặt ra những mục tiêu cần vượt lên để thoả mãn, là cơ sở để đảm bảo tính thực thi và hiệu quả của phương án cơ cấu ngành công nghiệp. Tiến bộ khoa học công nghệ cũng có ảnh hưởng rất nhiều mặt đến cơ cấu ngành của nền kinh tế đặc biệt là đối với cơ cấu ngành công nghiệp. Sự ảnh hưởng này thể hiện ở sự ra đời của các nguồn nguyên liệu mới, các ngành công nghiệp mới dẫn đến thay đổi vị trí, quy mô và tốc độ phát triển của nhiều ngành công nghiệp. Do vậy, khai thác công nghệ hợp lý là yếu tố quan trọng để đạt được cơ cấu công nghiệp hợp lý. Thứ ba: nhóm các nhân tố bên ngoài như: quan hệ kinh tế đối ngoại và hợp tác phân công lao động quốc tế. Do sự khác nhau về điều kiện sản xuất ở các nước, đòi hỏi phải có sự trao đổi kết quả lao động với bên ngoài ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Trong trao đổi quốc tế, trong đổi trong nước, mỗi nước, mỗi tỉnh đều phát huy lợi thế so sánh của mình trên cơ sở chuyên môn hoá vào các ngành công nghiệp có chi phí tương đối thấp. Chính chuyên môn hoá đã thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội phát triển và kết quả là làm biến đổi cơ cấu ngành công nghiệp. b. Các nhân tố chủ quan. Bên cạnh các nhân tố khách quan trên, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp còn chịu tác động to lớn của nhóm nhân tố chủ quan, đó là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển công nghiệp, các đường lối chính sách phát triển và cơ chế quản lý của các quốc gia. Các nhân tố này sẽ giúp cho hình thành cơ cấu công nghiệp theo mong muốn hơn là thị trường điều tiết. Tuy nhiên, những định hướng thiếu cơ sở khách quan hoặc sự can thiệp quá sâu của Nhà nước trong quá trình thực hiện đầu dẫn tơéi chỗ hình thành cơ cấu ngành công nghiệp kém hiệu quả. Trong thực tế các nhân tố chủ quan và khách quan hợp thành một hệ thống phức tạp tác động đến cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành công nghiệp theo nhiều chiều và mức độ khác nhau. Do vậy, để một vùng lãnh thổ có một sự chuyển dịch thành công và đạt được cơ cấu công nghiệp hợp lý. Mỗi thời kỳ đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng, có hệ thống, toàn diện và cụ thể tác động của từng yếu tố trong thời kỳ đó. Phần II Thực trạng cơ cấu công nghiệp trên lãnh thổ Tỉnh Đồng Nai I. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai. 1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên. 1.1. Vị trí địa lý. Đồng Nai có 9 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố và 8 huyện. Thành phố Biên Hoà (cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 30 km về phía Đông Bắc theo quốc lộ 1) là trung tâm kinh tế, chính trị của Tỉnh; 8 huyện gồm: Thống Nhất, Định Quán, Đông Phú, Vĩnh Cửu, Long Khánh, Xuân Lộc, Long Thành và Nhơn Trạch. Tỉnh Đồng Nai nằm trong xùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam ở về cực Bắc miền Đông Nam Bộ: Đông giáp tỉnh Bình Thuận. Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. Tây Bắc giáp tỉnh Sông Bé (Bình Dương). Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tây giáp TP. Hồ Chí Minh. Đồng Nai được xem là một khu vực “bản lề” chiến lược, tiếp giáp giữa Trung du khách và Đồng bằng, Nam cao nguyên và Duyên hải, là cửa ngõ của trục động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - TP. Hồ Chi Minh - Biên Hoà - Bà Rịa Vũng Tàu, giữ vai trò trịng yếu trong một vùng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. 1.2. Địa hình. Địa hình Đồng Nai là địa hình Trung du khách chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đến đồng bằng Nam Bộ. Nhìn chung, đất đai của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc dưới 80, 92% đất có độ dốc nhỏ hơn 150; các đất có độ dốc lớn hơn 150 chiếm khoảng 8%. Trong đó: - Đất phù xa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng thấp ngập nức quanh năm. - Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc dưới 80, đất có độ dốc hầu hết nhỏ hơn 15. - Riêng đất tầng mỏng và đất đá bột có độ dốc cao. 1.3. Tài nguyên rừng. Rừng là tài nguyên quan trọng của tỉnh Đồng Nai. Tính đến 1/10/1998 toàn Tỉnh có 171428 ha đất lâm nghiệp (chiếm 19,2% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh), gồm rừng tự nhiên 130.789 ha, rừng nguyên liệu giấy hàng năm có thể khai thác khoảng 700 - 1000 ha cho nguyên liệu giấy cho công nghiệp chế biến. Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở địa bàn phia Bắc của Tỉnh (gồn các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán) với diện tích tự nhiên 124.993 ha, chiếm 93,6% diện tích rừng tự nhiên của toàn Tỉnh. Trữ lượng rừng Đồng Nai đáng kể, theo số liệu điều tra thống kê năm 1995 thì trữ lượng trên 4,6 triệu m3 với nhiều chủng loại gồ quý hiếm. Ngoài ra còn tồn tại trên 10 loại thú rừng quý hiếm và có nhiều loại dược liệu. Đồng Nai còn có khu rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên rộng 35.000 ha đã và đang được đầu tư xây dựng thành khu vườn quốc gia. ở đây có tới 185 loài thực vật, trong đó 54 loài gỗ quý, có 24 loại cây thuốc, 8 loại cây chứa Vitamin, 11 loại cây cho dầu và quả; có 62 loại thú rừng thuộc 25 họ, 22 loài bò sát thuộc 12 họ và 121 loài chim thuôch 43 họ. 1.4. Tài nguyên đất. Đồng Nai có quỹ đất khá phong phú và phì nhiêu, tổng diện tích tự nhiên 586.640 ha. Có 10 nhóm đất chính. Căn cứ vào nguồn gốc và chất lượng đất đai có thể tập trung thành 3 nhóm đất sau: - Các loại đất hình thành trên đá Bazlt. Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ, có độ phì cao, chiếm diện tích 229.416 ha (39,16%), phân bố chủ yếu ở phía Bắc và Đông bắc của Tỉnh, phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: Cây cao su, cây cà phê, tiêu ... - Các loại đất hình thành trên phù xa cổ và đá phiến sét, đất nâu xám, đất loang cổ; Tổng diện tích 246.380 ha (41,9%), phân vổ chủ yếu ở phía nam, Đông Nam của Tỉnh như địa bàn các huyện Vĩnh cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch, ở phía Đông Bắc của Tỉnh như huyện Xuân Lộc. Vùng đất này thường có độ phì kém, do đo phù hợp với các cây ngắn ngày như đậu đỗ... một số cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày như cây điều... - Nhóm đất thuỷ thành: Gồm đất phù xa, đất gley, đất cát, đất tầng mỏng. Nhóm đất này có diện tích khoảng 58.400 ha (chiếm 9,9%). Vùng đất này chủ yếu tập trung ven các con sông như sông Đồng Nai, sông La Ngà...; chất lượng đất khá tốt, phù hợp với các loại cây lương thực như lúa nước, hoa màu, cây rau quả... Ta có biểu sau: STT Nhóm đất Diện tích (ha) Đặc điểm 1 Bazalt 229.416 Trồng cây công nghiệp ngắn và dài hạn như: cao su, cà phê, tiêu... 2 Phù xa cổ 246.380 Trồng cây ngắn ngày: đậu đỗ, cây ăn quả... 3 Đất thuỷ thành 58.400 Trồng cây lương thực: lúa nước, hoa màu, cây ăn quả... Tóm lại, Đồng Nai có nhiều loại đất chất lượng tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, điều, đậu nành, cây ăn trái... Nhiều vùng đất có kết cấu chặt, bền vững thuận lợi để bố trí các công trình xây dựng, công nghiệp... 1.5. Tài nguyên nước. Tỉnh Đồng Nai có nguồn tài nguyên nước rất phong phú, kể cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. a. Nguồn nước mặt. Với trên 40 sông, suối lớn nhỏ, trong đó đáng kể là hệ thống các sông lớn như sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông La Ngà, sông Đồng Tranh và sông La Buông. Sông Đồng Nai là con sông rộng lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, có chiều dài qua Tỉnh là 290Km2 , lưu lượng nước trung bình 478 m3/giây. Đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp ở những vùng ven sông Đồng Nai, cho sản xuất công nghiệp và nước sinh hoạt cho cả khu vực Biên Hoà, Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài hệ thống sông suối kể trên, Đồng Nai có trên 23 hồ, đập lớn nhỏ. Đáng kể nhất là hồ Trị An có diện tích 285 Km2, dung tích trên 2,5 tỷ m3 nước. Với hệ thống sông, suối, hồ, đập kể trên, hàng năm tổng lượng nước mặt của Tỉnh có khoảng 20 tỷ m3 nước. Do đó, trước mắt cũng như lâu dài, nguồn nước mặt có thể được khai thác đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho cả khu vựa. b. Nguồn nước ngầm. Nguồn nước ngầm được đánh giá bước đầu có tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 3 triệu m3/ngày, nhưng phân bổ lại không được đều. Có thể chia làm 3 vùng: - Vùng 1(phía Bắc tỉnh): nước ngầm tầng trên giao động từ 5 - 20 m, lưu lượng bình quân là 40 - 50 m3/h. - Vùng 2 (phía Tây và dọc sông Đồng Nai): mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 20 m, lưu lượng bình quân là 30 - 40 m3/h.. Khu vựa ven sông Đồng Nai mực nước từ 2,5 - 3m, lưu lượng bình quân là 5 - 10 m3/h. - Vùng 3 (phía Đông và Đông Nam): được coi là vùng nghèo nước ngầm và nước mặt, ở độ sâu 20m có nơi 40m chỉ đạt lưu lượng 3 - 6 m3/h. 1.6. Tài nguyên khoáng sản: Nguồn khoáng sản của tỉnh Đồng Nai tương đối phong phú về số lượng và chủng loại. - Về nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng: + Đá xây dựng: Có tổng trữ lượng khoảng 295,5 triệu tấn, có thể khai thác 2- 3 triệu tấn/năm. + Sét gạch ngói: Đã phát hiện 17 mỏ và điểm quặng, Đã có nhiều mỏ đang được khai thác, nhưng hầu hết chưa được đánh giá đầy đủ trữ lượng, hàng năm có thể khai thác 1 - 2 triệu m3. + Cát xây dựng: chủ yếu được khai thác trong trầm tích lòng sông Đồng Nai, trữ lượng bồi lắng có thể khai thác 2 -3 triệu m3/năm. - Nguyên liệu phụ gia ciment: + Puzolan: Đã phát hiện 15 điểm quặng với + Latert: Đã phát hiện 9 điểm có laterit, quy mô nhỏ, chất lượng không ổn định. - Nguyên liệu keranzit: mỏ Đại An huyện Vĩnh Cửu có trữ lượng dự báo cấp 2 khoảng 5 triệu tấn. Ngoài ra đã phát hiện thêm 7 điểm than bùn, phân bổ rải rác dọc thung lũng sông Đồng Nai và sông La Ngà. Than bùn có quy mô nhỏ, chất lượng thấp, chỉ có khả năng làm chất đốt, phân bón. Ta có bảng sau: STT Tên khoáng sản Số mỏ Đơn vị tính Trữ lượng khai thác 1 Đá xây dựng Triệu tấn 2 -3/năm 2 Sét gạch ngói 17 Triệu m3 1-2/năm 3 Cát xây dựng “ 318,42 4 Puzo lan 15 Triệu tấn 2 -3/năm 5 Laterit 9 Nhỏ 6 Keramzit 1 Triệu tấn 5 7 Than bùn 7 “ Nhỏ 1.7. Dân số, dân cư và nguồn lao động. Dân số Đồng Nai tăng với tốc 3%/năm, trong giai đoạn 1996 - 2000 và có quy mô khoảng 2,2 triệu người và năm 2000. Giai đoạn 2000 - 2010 độ tăng dân số giảm xuống còn 2,4%/năm với quy mô 2,8 triệu người năm 2010. Dân số nông thôn đang từ 73,6%, hiện nay sẽ giảm xuống còn 605 năm 2000 và 405 và năm 2010. Số người trong độ tuổi lao động tăng với tốc độ bình quân 3,5%/năm giai đoạn v1996 - 2000 và bằng 1236 ngàn người năm 2000. Trong giai đoạn 2001 - 2010 tốc độ tăng lực lượng lao động bằng 2,6%. Năm 2010 Đồng Nai có khoảng 1610 ngàn người trong độ tuổi lao động. Tổng nguồn lực lao động tăng với tốc độ bình quân 3,67%/năm giai đoạn 1996 - 2000 và đạt 1112 ngàn người năm 2000. Trong giai đoạn 2001-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân là 2,9%/năm và đạt 1481 ngàn người vào năm 2010. Lao động có việc làm, gồm cả những người coqs việc làm không ổn định ở nông thôn chiếm tỷ trọng 96,7% năm 2000 và 99% năm 2010. Đến năm 2000 và 2010 dự kiến cơ cấu lao động trong các ngành nông lâm thuỷ chiếm tỷ lệ là 46% và 30%; Các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ là 21% và 22%. Biểu: Dự báo dân số và lao động Đơn vị: 1000 người Chỉ tiêu 1995 2000 2010 Tốc độ tăng bình quân (%) A. Tổng dân số 1905 2207 2800 3,0 2,4 1. Thành thị % so tổng số 503 26,4 883 40,0 1680 60,0 2. Nông thôn % so tổng số 1402 73,6 1325 60,0 1120 40,0 B. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động 1040 1236 1568 3,51 1,68 % so tổng số 54,6 56,0 57,5 Trong đó: lao động cần bố trí việc làm 929 1112 1481 3,67 2,91 % so tổng số 89,2 90 92 Biểu: Dự báo cơ cấu lao động Đơn vị: 1000 người Chỉ tiêu 1995 2000 2010 Tốc độ tăng bình quân (%) Tổng nguồn LĐ 929 1112 1481 3,67 2,11 1. LĐ có việc làm 891 1075 1465 3,83 3,14 2. LĐ chưa có việc làm 38 37 16,2 % so tổng nguồn LĐ 4,1 3,3 1,0 2. Nhân tố về kinh tế xã hội. 2.1. Nhân tố thị trường. Đồng nai là một tỉnh có dân số khoảng 2134 nghìn người (1998), thu nhập bình quân đầu người khoảng 500USD sẽ làm tăng khả năng thanh toán của người dân, làm tăng cầu. Với dân số khá đông, thu nhập cao sẽ là lực lượng tiêu thụ hàng hoá lớn, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, làm tăng cung nhằm thoả mãn cầu. Đồng Nai còn là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuận lợi việc phát triển tm, dịch vụ. Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp lớn như: KCN Biên Hoà, Hố Nai, Sông mây... đây là những nơi thu hút lực lượng lao động và thúc đẩy ngành công nghiệp của Tỉnh phát triển. 2.2. Cơ sở hạ tầng. a. Mạng lưới giao thông. Năm năm qua ngành giao thông đã đầu tư nâng cấp 311Km đường, 24 cầu, làm mới 315Km đường (trong đó có 39Km nhựa), 84 cầu và 164 cống với tống số kinh phí là 124,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách Tỉnh 36 tỷ đồng, ngân sách n\huyện 32 tỷ đồng, ngân sách xã 8 tỷ đồng, huy động các đơn vị kinh tế trên địa bàn đóng góp 18,6 tỷ đồng, nguồn EC 327: 7,6 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 22,6 tỷ đồng. Mạng lưới giao thông của Tỉnh rất phong phú và đa dạng, bao gồn đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không. - Mạng lưới giao thông đường bộ: Tổng chiều dài là 3.026Km, trong đó: đường nhựa 469Km, đường đá 37,1Km, đường cấp phối 678,3Km và đường đất 1.841Km. - Mạng lưới giao thông đường thuỷ: Toàn Tỉnh với 480,4Km đường sông, trong đó đã đưa vào khai thác 94,5%, bao gồm 37 con sông, 43 rạch, 02 con kênh và khu lòng hồ Trị An rộng 32000 ha. Mật độ đường giao thông đường sông đạt 82m/Km2. Mạng lưới giao thông đường sông toàn Tỉnh hiện có 3 cảng: + Cảnh Cogido: đây là loại cảng dã chiến nhưng vị trí cũng khá thuận lợi. Nếu được xây dựng hệ thống kho tàng có sức chứa 20.000 - 40.000 tấn thì năng lực thông qua cảnh này có thể đạt 200 - 300 tấn/ngày. + Cảng Gò Dầu: khu vựa này đã có dự án xây dựng cảng, nếu được đầu tư xây dựng thì rất thuận lợi cho vận tải sông và pha sông biển ở Đồng nai phát triển mạnh. + Cảng đồng Nai: tổng diện tích 47000 m2bến và 1105 m2 cầu tàu. Cảng có thể tiếp nhận tàu trọng tải nhỏ hơn 3000 tấn. Hiện nay năng lực thông qua cảng Đồng Nai có thể đạt được 325000 tấn/năm. - Mạng lưới đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh Đồng Nai dài 87,5 km có 12 ga là: Gia huynh, trảng táo, Gia Ray, Bảo Chánh, Xuân lộc, An Lộc, Dầu Giây, Bàu cá, Trảng Bom, Long Lạc, Hố Nai, và Biên Hoà. Tuyến đường sắt này là mạch máu giao thông quan trọng nối tỉnh đồng Nai với miền Bắc, với thành phố Hồ Chí Minh. - Đường hàng không: Tỉnh Đồng Nai có sân bay Biên Hoà với tổng diện tích 40 km2nằm ở phía Bắc trung tâm thành phố Biên Hoà. Ngoài ra tỉnh còn có sân bay dã chiến được xây dựng trước năm 1975, đến nay các sân bay này hầu như bị bỏ hoang hoặc các đơn vị Bộ quốc phòng quản lý. Đó là sân bay chang Rang ở lâm trường Mã Đà, sân bay trong khu quân sự dốc 47 Cẩm Mỹ huyện Long Khánh; Sân bay xuân lộc; sân bay Gia Ray huyện Xuân Lộc và sân bay Bình Sơn huyện long thành. b. Điện nước thông tin liên lạc. Điện: Tình trạng vận hành quá tải và thiếu các trạm biến áp trung gian. 110/20Kv- 110/15kv. Thiếu các trạm biến áp trung gian tiểu vùng 35/15kv. Lưới điện phân phối trung và hạ thế vận hành lâu năm và chưa được đầu tư cải tạo toàn diện. Trước tình hình phụ tải tăng nhanh, nhiều khu vực lưới điện xuống cấp… chất lượng điện năng thấpvà không bảo đảm an toàn vận hành. Các khu vực công nghiệp tập trung phát triển nhiều và nhanh tại Đồng Nai, yêu cầu cung cấp điện cho các khu công nghiệp này đang rất bức xúc, việc chậm xây dựng các trạm biến áp trung gian làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ đầu tư và sản xuất CN của tỉnh. Lưới điện phân phối, trung hạ thế thành phố thành phố Biên Hoà cần thiết phải được cải tạo nâng cấp nhưng thiếu vốn đầu tư. Nước: Hiện nay chỉ có thành phố Biên Hoà là có hệ thônghs cấp nước tương đối hoàn chỉnh. Nước được cung cấp từ nhà máy nước Biên Hoà lấy nước từ con sông Đồng Nai, có công suất 36000m3/ngày đêm, chỉ mới có khả năng phục vụ khoảng 60% dân số của nội ô thành phố. Hệ thống cấp nước cho khu công nghiệp Biên Hoà lấy trực tiếp từ nhà máy nước thủ Đức TP. Hồ Chí Minh với công suất 25000-30000 m3/ngày đêm. Các đô thị khác nằm trong tình trạng yếu kém nguồn cung cấp nước chủ yếu từ giếng khoan. Thông tin liên lạc: Tổng dung lượng tổng đài (cả KT và Starex) trên toàn tỉnh lên 24.184 số tổng kênh thông tin từ 960 kênh năm 1994 lên 3590 kênh năm 1998, trong đó kênh liên tỉnh và quốc tế 850 kênh. Tổng số máy điện thuê bao 25700 máy, đạt chỉ tiêu 1 máy/100 dân và 90% số xã có điện thoại. Bưu điện tỉnh chú trọng đưa các dịch vụ mới vào phục vụ khách hàng như: dịch vụ nhắn tin, điện thoại di động, fax… 2.3. Các vấn đề xã hội. a. Dân số và lao động. Dân số đồng Nai phát triển rất nhanh, một phần là do cư dân ở vùng khác đến sinh sông lập nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây tyhực hiện tốt chương trình kế hoạch hoá gia đình tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống. Năm 1998 dân số trung bình là 2134 nghìn người. Mật độ dân số 364 người /1km2. Kết cấu phân bố dân cư không đều: nơi có mật độ cao nhất là thành phố Biên Hoà lên đến 2992 người/km2và huyện vĩnh cửu thấp nhất là 94 người /km2. Dân số khu vực thành thị chiếm 28,9 %; nông thôn 71,1%. Dân cư thành thị trong những năm gần đâyđang có chiều hướng tăng lên do tác động của đô thị hoá đang diễn ra nhanh trên địa bàn đồng Nai. Dân số trong độ tuổi lao động năm 1998 là 1016 nghìn người chiếm 47,6% dân số. Trong đó số người thực tế có thời gian lao động vào các ngành sản xuất là 929040 người (chiếm 91,4% dân số trong độ tuổi lao động). b. Giáo dục trong những năm qua ngành giáo dục phát triển mạnh về quy mô và chất lượng dạy học. Số lượng cơ sở vật chất phương tiện dạy học được đầu tư mạnh, chất lượng giáo dục được chú ý coi trọng hơn. Giáo dục nhà trẻ, mẫu giáo bình quân mỗi năm tăng 1880 em. Giáo dục phổ thông: tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông hàng năm đều tăng. Giáo dục bổ túc văn hoá và xoá mù chữ phát triển rôngj rãi trong toàn dân với số người đi học trung bình hàng năm là 12622 (học bổ túc văn hoá) và 4025 người (xoá mù chữ). Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển mạnh cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Các loại hình đào tạo tại chức dài hạn và ngắn hạn cũng được tổ chức thường xuyên, nên đã tạo điều kiện nâng cao được trình độ người lao động. c. Y tế Mạng lướu y tế toàn địa bàn hiện có 5 bệnh viện đa khoa tỉnh, khu vực, 3 bệnh viện chuyên khoa, 4 bệnh viện huyện. Các cơ sở y tếa khác có 12 phòng khám khu vực, 1 trạm vệ sinh phòng dịch, 119 trạm y tế và 12 phòng chuẩn trị y học dân tộc, tổng số giường bệnh là 2855 giường. Ngoài ra, có 3 bệnh viện khác thuộc trung ương hoặc dơn vị tổ chức như bệnh viện tâm thần, bệnh viện 7B và bệnh viện công ty cao su Đồng Nai. Lực lượng nhân viên y tế đến năm 1998 là 3760 người. Trong đó lực lượng y bác sỹ có 1297 người (bác sỹ 447 người, y sỹ 820 người), y bác sỹ bình quân trên 1 vạn dân là 68 người. Các tuyến xã phương hiện nay có 100% xã phường có y sỹ và 41/163 xã phường có bác sỹ (chiếm 25%). d. Văn hoá thể dục thể thao. Đã phát huy được các truyền thống văn hoá dân tộc và văn hoá địa phương. Nhiều di tích lịch sử được trùng tu và được xếp hạng di tích văn hoá cấp quốc gia. Các lễ hội truyền thống được khôi phục, tỉnh đã thành lập các nhà bảo tàng, trong đó có lưu trữ nhiều cổ vật có giá trị văn hoá cao. Hoạt động nghệ thuật được tổ chức rộng rãi và mang được tính chất quần chúng, các vùng xa vùng sâu tỉnh đã tổ chức các buổi biểu diễn phục vụ để nâng cao đời sống tinh thần của người dân . Đã hoàn thành đài phát thanh – truyền hình và đưa vào sử dụng tốt, tạo điều kiện đưa các thông tin đến nhân dân. Phong trào thực hiện nếp sống văn hoá mới đã có những chuyển biến nhất định ở các thành phố, thị trấn, phong trào thể dục thể thao phát triển với nhiều hình thức khác nhau và đạt được nhiều thành tichs trong các kỳ thi đấu quốc gia. Tóm lại, qua phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ta thấy tỉnh đồng Nai là một tỉnh có vị trí hết sức thuận lợi để phát triển một cơ cấu ngành kinh tế toàn diện đặc biệt là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp như công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến , côngnghiệp SXvà phân phối điện, khí đốt và nước. Bên cạnh đó, thương mại và dịch vụ cũng là ngành mà Đồng Nai phải quan tâm. Tuy nhiên, để xác định một cơ cấu ngành kinh tế cũng như cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý trong thời gian tới chúng ta không thể chỉ xuất phát từ nguồn lực của tỉnh mà còn phải xuất phát từ thực trạng của cơ cấu ngành công nghiệp đó. Cần phải xem xét xu hướng mà nó đã và đang chuyển dịch, từ đó để tìm ra những hạn chế để khắc phục và hoàn thiện. II. Tình hình phát tiển CN và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai. 1. Tình hình phát triển ngành công nghiệp tỉnh đồng Nai. Đồng Nai là một tỉnh có ngành công ngiệp được hình thành và phát triển sớm mà chủ yếu dựa vào các nguồn lực ở trong tỉnh như: CN khai thác, CN chế biến, CN SX và phân phối điện khí đốt và nước. Trong mõi ngành công nghiệp đó đều tồn tại các doanh nghiệp của địa phương, DN của trung ương, DN nhỏ, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài … Các lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề qua nhiều năm được đào tạo, được rèn luyện tích luỹ, tiếp cận và hiện nay có trình độ đảm đương được các công việc đổi mới công nghệ , công nghiệp lớn hiện đại hoá mà mục tiêu của tỉnh đã đề ra, để đưa nền kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại hoá. Tính đến năm 1998, toàn tỉnh có tổng số 7192 cơ sở SX CN trong đó gồm: - Kinh Tế Nhà nước trung ương: 39 cơ sở. - Kinh tế nhà nước địa phương: 25 cơ sở. - Kinh tế tập thể : 5 cơ sở. - Kinh tế tư nhân: 247 cơ sở. - Kinh tế hỗn hợp : 47 cơ sở. - Doanh nghiệp nhỏ:6650 cơ sở. - Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: 118 cơ sở. 1.1. Kết quả sản xuất kinh doanh nghành công nghiệp tỉnh Đồng Nai. Sản xuất công nghiệp liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, bình quân mỗi năm tăng 35,2%, cao hơn so với thời kỳ 1990 –1195 tăng 8%/năm và cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết tỉnh đảng bộ đề ra. - Công nghiệp trung ương phát triển khá vứững chắc do trình độ công nghệ cao và có thi trường tiêu thụ rộng lớn. Nhịp độ tăng trưởng trung bình hàng anưm là 32,7%; năm 1991 tăng 84,7%và năm 1995 tăng 17,9 % và năm 1998 tăng 10,4%. Nhiều nhà máy đa đầu tư mở rọng quy mô SX và đổi mới công nghệ như: công ty đường Biên Hoà, Nhà máy sữa Dielắc, nhà máy đường La Ngà, nhà máy luyện cán thép Biên Hoà, Bột giặt net… Trên 80% đơn vị đã sản xuất kinh doanh cá hiệu quả và đứng vững cạnh tranh trên thị tr]ờng. - Công nghiệp quốc doanh địa phươngtăng bình quân năm là 6,6%. Tốc độ này mặc dù có chậm hơn so với thời kỳ 1990 – 1995 (tăng 10,9%/năm) nhưng đây là tốc độ phản ánh đúng với bản chất và hiệu quả kiunh doanh của các doanh nghiệp sau khi thực hiện sắp xếp lại các DNNN theo Nghị định 388/CP . Nhìn chung, DN quốc doanh địa phươngcó quy mô nhỏ.Một số doanh nghiệp có hướng phát triển mạnh như xí nghiệp chế biến thực phẩm, công ty bao bì Biên Hoà , nhà máy tổng hợp chế biến gỗ Tân Mai…đều có hướng phát triển SX và tiêu thụ sản phẩm ổn định. - Công nghiệp ngoài quốc doanh : những năm vừa qua với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh về số lượng và vốn đầu tư. Năm 1991 mới chỉ có 5 DN tư nhân với vốn đầu tư 542 triệu đồng, năm 1995 có 818 Dn đang hoạt động với tổng vốn kinh doanh là 280255 tỷ đồng; trong đó có 93 công ty TNHH với vốn đầu tư 131266 tỷ đồng; 721 doanh nghiệp tư nhân với vốn đầu tư 138.659 tỷ đồngvà 4 công ty cổ phần với số vốn đầu tư 10,33 tỷ đồng. Giá trị GDP chiếm 5,4% và 1,6%lao động toàn nền kinh tế. Năm 1998 có 6440 doanh nghiệp nhỏ, 118 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Giá trị GDP chiếm 8,4% và 1,6 %lao động toàn nền kinh tế. - Giá trị tổng sản lượngbình quân mỗi năm thời kỳ 1990 – 1995 tăng 25% cao hơn so với thời kỳ 1986 - 1990 (tăng 3,7%/năm). Ngoài những sản phẩm truyền thống như gạch, ngói, gốm sứ, chế biến nông sản… đã mở ra nhièu mặt hàng mới mẫu mã mới như: nước tinh khiết, bình xăng xe Hon Da, giầy dép xuất khẩu, chế biến nông sản, sơn, VLXD… Nhìn chung, công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh, phát huy được những ngành nghề truyền thống của địa phương, đồng thời mở thêm các mặt hàng mới đã thực sự có vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế địa phương, góp phần đpá ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và cho xuất khẩu. - Công nghiệp đầu tư nước ngoài: Tăng trưởng rất nhanh cả về dự án lẫn quy mô vốn đầu tư. Năm 1991 mới chỉ có 15 dự án với tổng vốn đầu tư 259 triệu USD đến năm 1998 toàn tỉnh có 114 dự án được cấp giấy phép với toỏng số vốn đầu tư là 2,3 tỷ USD (đứng sau TP. Hồ Chí Minh); trong đó có 53 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; 45 đang xây dựng và thu hút 21500 lao động. Năm 1992 giá trị tổng sản lượng đạt 8,6 tỷ đồng đến năm 1995 là 378 tỷ đồng; tăng gấp 47 lần chiếm đến 21,1% trong toàn ngành công nghiệp trên địa bàn. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có mức đọ sản xuất ổn định với sản phẩm đa số là xuất khẩu. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: Đơn vị tính :triệu đồng Năm Tổng số KTTW KINH TếĐP Trong kinh tế địa phương chia ra QDDP NĐP ĐTNN 1996 9523934 3691630 5832304 649930 634814 4547560 1997 11566637 3941028 7625609 735678 715535 6174396 1998 13394300 4236000 9158300 776000 769900 7612400 Biểu 1: sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp Trung ương Tên sản phẩm ĐVT 1996 1997 1998 - Điện Tr. Kwh 1.856 1.835 1.538 - Thép các loại Tấn 63.078 85.200 96.300 - Dây điện các loại Km 18.611 19.702 21.015 - Máy bơm Cái 1.800 1.910 4.292 - Động cơ điện Cái 6.000 6.120 5.000 - Bình ắc quy Kw/h 167.418 173.236 202.175 - Bột giặt Tấn 9.484 10.870 14.408 - Ngói ximăng 1.000 m2 6.637 7.093 6.830 - Gạch các loại 1.000 m2 41.500 53.430 56.145 - Ngói các loại 1.000 m2 10.141 9.715 9.150 - Ván ép các loại m3 2.840 2.641 2.298 - Chỉ len Tấn 140 150 152 - Quần áo may sẵn 1.000 m2 940 890 1.145 - Lốp xe đạp các loại 1.000 m2 2.911 1.300 2.183 Biểu 2: sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp địa phương Tên sản phẩm ĐVT 1996 1997 1998 Trong đó: NQD “ 1382 3.452 3.430 - Đá khai thác m3 1048000 1.230.410 1.350.560 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29051.doc
Tài liệu liên quan