Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương và một số giải pháp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ HÀ THẾ BÌNH THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS TẠI HUYỆN THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS-TS. BÙI NGỌC OÁNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thế giới loài người là muôn hình vạn trạng, không ở đâu trong sự phát triển xã hội của học sinh bậc trung học cơ sở hay còn g

pdf80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4900 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi là ở lứa tuổi vị thành niên lại có những thay đổi rất lớn trong những năm gần đây là lĩnh vực giới tính. Trong khi tình dục ám chỉ khía cạnh sinh lý thì giới tính là khía cạnh xã hội của phái nam và phái nữ. Một vài góc độ của trẻ vị thành niên xoáy sâu vào chân giá trị và vào mối quan hệ xã hội hơn giới tính và một trong những góc độ mà giới tính đặc biệt nhắc tới đó là: Vai trò của giới tính-niềm mong chờ mà ấn định phái nam hay phái nữ nên phải suy nghỉ, hành động và cảm xúc như thế nào. Để giúp học sinh nhận thức đúng được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, ngoài việc cung cấp những tri thức khoa học qua những môn học chính khóa, nhà trường phổ thông còn phải tạo mọi điều kiện cung cấp cho các em các tri thức về những ảnh hưởng của sinh lý, xã hội và nhận thức đối với giới tính. Giáo dục giới tính là một loại hình giáo dục hết sức phức tạp nhằm giáo dục con người ở thế hệ trẻ vươn lên làm người bao hàm những giá trị của “Chân, Thiện, Mỹ”. Là một bộ phận góp phần giáo dục con người hình thành nhân cách ở mọi cá nhân. Trong thời kỳ mở cửa giao lưu văn hóa như hiện nay giữa các dân tộc, các quốc gia với nền khoa học hiện đại đang phát triển mạnh. Việc giáo dục giới tính góp phần xây dựng nhân cách con người là một vấn đề rất quan trọng. Để giúp con người phát triển bình thường và phát triển toàn diện về nhân cách, chúng ta cần đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong hoạt động giáo dục của xã hội. Giáo dục cho học sinh có năng lực hiểu được người khác giới với mình, có tình cảm tôn trọng đối với họ không chỉ là con người nói chung, mà còn là đại diện của nam giới, có năng lực, tính đức và tôn trọng những đặc điểm giới tính của nhau trong quá trình hoạt động cùng nhau. Song trong thực tế bên cạnh các bộ môn khoa học khác thì việc giáo dục giới tính ở bậc trung học cơ sở còn bị xem nhẹ, đặc biệt là trong công tác giáo dục, sử dụng đội ngũ giáo viên tham gia dục chuyên đề này hầu như không có đa số do giáo viên chủ nhiệm và các bộ môn như: Giáo dục công dân và môn Sinh học kiêm nhiệm. Vấn đề giáo dục giới tính có là vấn đề cần thiết tham gia vào quá trình giáo dục và đào tạo vẫn đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Thiết nghĩ bên cạnh việc học các bộ môn văn hóa, học sinh vẫn có nhu cầu tìm hiểu, nhận thức đối với các vấn đề giới tính. Chuyên đề này đang có sức hút nhất định và ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh bậc trung học cơ sở. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương và một số giải pháp”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng giáo dục giới tính, phát hiện nhu cầu bồi dưỡng, nhu cầu người học ở các trường THCS trong huyện Thuận An - tỉnh Bình Dương và các kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý và giáo dục giới tính. Từ đó đề nghị những biện pháp có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục giới tính các trường THCS trong huyện Thuận An. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giới tính và công tác tổ chức quản lý giáo dục giới tính cho học sinh bậc THCS. - Thực trạng hoạt việc quản lý giáo dục giới tính ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thuận An. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động giáo dục giới tính ở các trường THCS tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương chưa được tổ chức tốt về các mặt như: việc quản lý, tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chưa đủ về số lượng CB-GV tham gia giáo dục và chưa đồng bộ về cơ cấu nên chưa mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức và văn hóa cho học sinh nhằm đáp ứng với yêu cầu chung của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính ở các trường trung học cơ sở trong huyện Thuận An. - Khách thể nghiên cứu: Cán bộ-giáo viên các trường trung học cơ sở, học sinh và phụ huynh trên địa bàn huyện Thuận An tỉnh Bình Dương. Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã chọn mẫu và tiến hành khảo sát ngẫu nhiên trên 120 giáo viên, 275 học sinh, 50 cha mẹ học sinh của 5 trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. 6. Giới hạn đề tài Đề tài chỉ tập trung chủ yếu nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục giới tính của 5 trường THCS tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương : - Trường THCS Trịnh Hoài Đức - Trường THCS Nguyễn Văn Tiết - Trường THCS Bình Chuẩn - Trường THCS Tân Thới - Trường THCS Phú Long. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: sách, báo, các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học. 7.2. Phương pháp quan sát Dự một số tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh học, giáo dục công dân, sinh hoạt ngoại khóa có liên quan đến giáo dục giới tính ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thuận An nhằm quan sát tinh thần và thái độ học tập của học sinh về vấn đề này, phương pháp giáo dục của giáo viên đối với chuyên đề giáo dục giới tính. 7.3. Phương pháp phỏng vấn Tiến hành gặp gỡ chuyện trò và trao đổi với Ban giám hiệu, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các môn học liên quan đến giáo dục giới tính ở các trường THCS tại huyện Thuận An, cán bộ chuyên môn phòng Giáo dục Thuận An, một số cha mẹ học sinh về các vấn đề có liên quan. 7.4. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến đối với một số cán bộ, giáo viên trực tiếp làm công tác này, một số phụ huynh, học sinh học tại các trường trung học cơ sở thuộc huyện Thuận An tỉnh Bình Dương về thực trạng của đội ngũ giáo viên đối với vấn đề này và các giải pháp 7.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Thông qua các kết quả điều tra để phân tích, tổng hợp, so sánh. Từ đó rút ra những kết luận chủ yếu mang tính sự kiện có ý nghĩa. 8. Đóng góp của đề tài Xác định những cơ sở có tính khoa học về việc cần thiết phải tổ chức quản lý chặt chẽ việc giáo dục giới tính ở các trường THCS trong huyện Thuận An nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Đưa ra biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác giáo dục giới tính ở các trường THCS trong huyện Thuận An và các huyện khác có điều kiện tương tự như tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH Ở CÁC TRƯỜNG THCS 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngay từ thời Cổ đại, giới tính đã dược quan tâm tìm hiểu, tuy rằng rất thô sơ và mang màu sắc cảm tính, mê tín. Từ thời kỳ xa xưa của văn minh loài người, giới tính đã được đề cập đến bằng một hệ thống thần thoại cổ đại và các khảo luận về tình yêu như Kinh “Kama Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu” của Ovidius, “Chuỗi ngọc của người yêu” của Hazma, “Phaedr” và “Bữa tiệc” của Platon… Trong đó các tác giả“ không những đặt cơ sở các chuẩn mực về đạo đức và tôn giáo cho tình yêu, mà còn cung cấp những kiến thức về sinh học và tâm lí học tình dục”. IU.I. Kusniruk, Tính dục học phổ thông, NXB Văn học, 1988-tr 10,11. Vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, các đề tài nghiên cứu giới tính được mở rộng hơn… Cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học J. Bachocen (Thuỵ Sỹ), J. Mac Lennan (Anh), E. Westermach (Phần Lan), Lewis Henry Morgan (Mĩ), X.M. Kovalevxki (Nga)… không những đã gắn sự phát triển quan hệ tính dục với các dạng hôn nhân và gia đình, mà còn gắn cả với yếu tố khác của chế độ xã hội và văn hoá. Vấn đề tổ chức hoạt động giáo dục giới tính ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được các nhà khoa học, các nhà quản lý, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm nghiên cứu. Trong Chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng chương trình chính khoá và ngoại khoá nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức về khoa học giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái.”. Bộ Giáo dục đã đưa ra Chỉ thị về việc giáo dục dân số và giáo dục giới tính trong toàn bộ hệ thống trường học các cấp và các ngành học của cả nước. Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính, về tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố. Các tác giả Đặng Xuân Hoài, Trần Trọng Thuỷ, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Tho, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức… đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính. Những công trình này đã nêu lên nhiều vấn đề rất phong phú đa dạng về vấn đề giới tính và giáo dục giới tính ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu các dự án VIE/88/P09, VIE 88/P11... cấp-quốc gia do tổ chức PATH CANADA tài trợ cùng nhóm nghiên cứu là các nhà khoa học tầm cỡ của Việt Nam đã xem xét việc giáo dục giới tính là vấn đề mấu chốt của đức dục đối với tuổi vị thành niên nói chung và học sinh bậc trung học cơ sở nói riêng được triển khai thực nghiệm từ thập niên 1980 và chính thức đưa vào thực hiện rộng rãi trong các trường THCS từ năm học 1990-1991 đã mở ra một bước ngoặc quan trọng trong việc nghiên cứu, quy hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các cơ sở giáo dục trực tiếp làm công tác giáo dục giới tính có phẩm chất, có năng lực trình độ chuyên môn nhất định, có tầm nhìn trong lĩnh vực này nhằm đáp ứng kịp thời cho sự nghiệp ''trông người''. Giáo dục giới tính bao hàm những tri thức về mối quan hệ giữa sự phát triển tình dục và nhân cách, thể chất và tinh thần của trẻ em và thanh thiếu niên thông qua các hình thức: lồng ghép vào một số môn văn hóa, sinh hoạt nội khóa, sinh hoạt ngoại khóa bằng phương pháp dạy học tích cực và việc trao đổi kinh nghiệm giáo dục để tìm ra những giải pháp tốt nhất cho việc giáo dục giới tính trong nhà trường phổ thông nói chung và ở bậc THCS nói riêng. Các tác giả, các nhà nghiên cứu giáo dục, các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới tính trong nhà trường, về vai trò của các nhà giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục như : - Tác giả J.P MA-SƠ-LÔ-VA (Tiệp Khắc) đã nghiên cứu các vấn đề về giới tính cho rằng:''Nhiều người trong chúng ta biết rằng không nên để con cái phải tự lần mò tìm hiểu lấy chuyện tình dục, song lại không biết hướng dẫn, tác động, không biết khi nào cần nói và nói như thế nào. Thế hệ trẻ ngày nay khác rất xa thế hệ chúng ta. Vì vậy phải dẫn dắt họ theo kiểu khác.”, “Mục đích của toàn bộ chương trình giáo dục tình dục từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành không chỉ là trang bị kiến thức, xây dựng ý thức tình dục mà điều quan trọng là xây dựng những quan niệm đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của người đàn ông và phụ nữ trong cuộc sống vợ chồng, trong gia đình và trong xã hội''.- Sách ''Giới tính tuổi hoa'' tr. 38,48. - Tác giả Nguyễn Quang Dương cho rằng:'' Trở ngại lớn trong việc giáo dục giới tính trẻ vị thành niên là do thầy cô và cha mẹ thường chỉ chú trọng việc giáo dục bằng sức ép từ trên dội xuống và tác động một chiều, không cởi mở, thiếu lắng nghe. Điều đó càng tạo thêm hố sâu, khoảng cách giữa thầy cô, cha mẹ và con cái, làm giảm thiểu (có khi phản tác dụng) về hiệu quả giáo dục... Chính vì vậy, mà việc liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong vấn đề này là vô cùng quan trọng.”- Tạp chí phát triển giáo dục số 165, tr. 56,57. - Tác giả Võ Hưng, tại hội thảo khoa học ''Đề xuất và thử nghiệm giải pháp đưa giáo dục giới tính vào trường trung học tại Tp. HCM'' khẳng định:''Các bậc cha mẹ cần hiểu rõ mục đích giáo dục giới tính là giúp con em biết tự tin, tự trọng và tự bảo vệ để sau này trở thành người có trách nhiệm với xã hội, biết tôn trọng nhau trong quan hệ nam nữ, tạo điều kiện để xây dựng cuộc sống hạnh phúc''.- Báo Giáo dục và Thời đại số 37/2004, tr.41. - Dự án VIE/97/P12 đã nghiên cứu về giáo dục SKSS-VTN cho rằng: ''Vị thành niên và thanh niên là một giai đoạn trong cuộc đời con người. Lớp thanh niên này được thông tri giáo dục về SKSS -VTN sẽ trưởng thành lên người lớn. Lại có một lớp VTN mới cần được thông tri giáo dục về SKSS - VTN. Và vì vậy, nhu cầu về thông tin giáo dục SKSS-VTN cho vị thành niên là một nhu cầu thường xuyên, liên tục'' tr.192. - Dự án VIE/88/P10 đã nghiên cứu về kiến thức y học liên quan đến giới tính. Đặc biệt là giáo dục sức khỏe sinh sản trong thanh niên. - Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh (gọi tắt là Giáo dục đời sống gia đình) có kí hiệu VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09) đã được Hội đồng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thông qua và cho phép thực hiện với sự tài trợ của UNFPA và UNESCO khu vực. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư Trần Trọng Thuỷ và Giáo sư Đặng Xuân Hoài, Đề án đã được tiến hành rất thận trọng và khoa học, nghiên cứu khá sâu rộng nhiều vấn đề như: quan niệm về tình bạn, tình yêu, hôn nhân, nhận thức về giới tính và giáo dục giới tính của giáo viên, học sinh, phụ huynh… ở nhiều nơi trong cả nước, để chuẩn bị tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12. Ngoài ra, còn nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu được công bố trên các tập san chuyên nghành như: nghiên cứu giáo dục, giáo dục phổ thông,... Những công trình này thực sự nghiên cứu những mảng đề tài hết sức thiết thực, cụ thể trong công tác quản lý, xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục giới tính trong các trường phổ thông. Riêng ở huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ - giáo viên tham gia làm công tác giáo dục giới tính trong nhà trường nói chung và ở bậc THCS nói riêng chưa được quan tâm đúng mức của các cấp Chính quyền và của ngành Giáo dục. Do đó, đối tượng này cần được nghiên cứu khách quan từ thực trạng giáo dục giới tính hiện nay, để từng bước củng cố, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ làm công tác này trở thành lực lượng chủ yếu, quyết định sự phát triển nhân cách của học sinh theo đúng hướng phát triển sự nghiệp giáo dục ở tỉnh Bình Dương nói chung và huyện Thuận An nói riêng trong thời gian tới. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Giới - Giới xuất phát từ '' từ Gender '' trong tiếng Anh. - Giới là một khái niệm rất phức tạp, được hiểu theo nhiều nghĩa: + Theo góc độ sinh học, giới được hiểu là một tập hợp những đặc điểm sinh lí cơ thể đặc trưng ở con người (Ở động vật, giới ở đây có nghĩa là giống. Trong động vật có giống đực và giống cái.). Những đặc điểm sinh lí cơ thể thường bao gồm những đặc điểm di truyền, những hệ cơ quan sinh lí cơ thể, điển hình và quan trọng nhất là hệ cơ quan sinh dục. Ở con người có hai hệ cơ quan sinh dục chính là hệ cơ quan sinh dục nam và hệ cơ quan sinh dục nữ, vì vậy loài người có hai giới là giới nam và giới nữ. Giới theo nghĩa này được hiểu là giới sinh học, giới di truyền. + Theo góc độ xã hội, giới là những đặc điểm mà xã hội tạo nên ở người nam và người nữ, là quy định của xã hội về người nam và người nữ, là những đặc trưng xã hội ở nam và nữ. Đó là giới xã hội. Giới xã hội thường bao gồm nhiều vấn đề như: vai trò, vị trí của mỗi giới, đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi giới trong xã hội… Những vấn đề này thường do xã hội quy định và biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử, từng quốc gia, tuỳ theo truyền thống, phong tục tập quán của mỗi dân tộc… + Tổng quát hơn có thể định nghĩa giới như sau: Giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm sinh học cơ bản giống nhau. * Như vậy, giới bao gồm hai loại thuộc tính, thuộc tính sinh lí cơ thể và thuộc tính xã hội. + Xét về mặt sinh lí cơ thể, giới là những đặc điểm bẩm sinh, có tính di truyền. Yếu tố quan trọng và điển hình của giới ở đây là hệ cơ quan sinh dục. Và dưới ảnh hưởng chủ yếu của hoạt động của hệ cơ quan sinh dục, cơ thể con ngưòi còn có những biến đổi khác, tạo nên những đặc trưng của giới về hệ xương và hệ cơ, chiều cao và cân nặng, tỉ lệ giữa cơ và mỡ, hình dáng đặc trưng của cơ thể nam và cơ thể nữ, sức lực của từng giới và về nhiều đặc điểm sinh lí cơ thể khác. Do cấu tạo sinh lí cơ thể khác nhau, ở mỗi giới có những chức nănh sinh lí khác nhau, như nữ giới có khả năng thụ thai, sinh nở, có hiện tượng kinh nguyệt… gới nam không có những chức năng trên, nhưng thường cao lớn khoẻ mạnh hơn, có khả năng sản xuất tinh trùng… + Xét về mặt xã hội, giới là những đặc điểm do xã hội tạo ra, do những quy định, luật lệ, đòi hỏi… của xã hội đối với con người là nam hay nữ. Ban đầu dưới ảnh hưởng của đặc tính về sinh lí cơ thể như chiều cao, tầm vóc, sức mạnh,… người nam và người nữ được phân công những công việc, những vai trò khác nhau trong đời sống xã hội. Dần dần ở mỗi người, mỗi giới tạo nên những đặc tính về mặt xã hội như vai trò của gia đình, địa vị xã hội, nhu cầu về đời sống tình cảm… Những yếu tố trên chịu sự tác động của xã hội, của lịch sử tạo nên những đặc điểm, chức năng, vai trò xã hội khác nhau. Giới được thể hiện ở vai trò, chức năng, nghĩa vụ xã hội. Giới là tập hợp người có những vai trò chức năng xã hội nhất định. Như vậy, giới có thể được hiểu là giới sinh học hay giới xã hội. Khi nói đến giới sinh học, người ta thường chú ý nhiều đến hệ cơ quan sinh dục của con người. Khi em bé lọt lòng mẹ sinh ra, người ta chỉ dựa vào hệ cơ quan sinh dục để xếp em bé đó thuộc về giới nam hay giới nữ (em trai hay em gái). Khi em bé lớn lên, đặc biệt là khi bước vào thời kỳ dậy thì, người ta có thể xếp một người vào giới thứ ba nếu hoạt động của hệ cơ quan sinh dục của người đó là không bình thường. Khi nói đến giới xã hội, có nhiều vấn đề được quan tâm như: - Vai trò của người nam, người nữ trong xã hội. - Sự phân công lao động trong xã hội cho người nam và người nữ. - Sự bình đẳng giữa giới nam và giới nữ (vấn đề bình đẳng giới). - Những quan điểm đánh giá về vai trò của người nam và của người nữ trong xã hội. - Sự phát triển, sự tiến bộ của con người ở mỗi giới trong xã hội. - Mối quan hệ xã hội và sự cư xử giữa hai giới. Ngày nay, trong xã hội ta, còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp về giới xã hội như: vấn đề bình đẳng giới, vấn đề quan hệ giữa hai giới, vấn đề giới tính ở mỗi giới… 1.2.2. Giới tính - Giới tính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và thường bị sử dụng lẫn lộn với nhiều thuật ngữ khác như: giới, tính dục, tình dục, sinh dục… Nhiều người thường quan niệm giới tính đồng nghĩa với tình dục hoặc với tính dục. Đó là quan niệm chưa thật sự đầy đủ, chỉ hiểu một cách đơn giản hoặc hiểu về một mặt nào đó của giới tính. - Giới tính cần được hiểu một cách toàn diện hơn: + Trước hết, theo từ ngữ, giới tính có thể được hiểu là những đặc điểm của giới. Những đặc điểm này có thể rất phong phú và đa dạng. Vì giới vừa bao gồm những thuộc tính về sinh học và những thuộc tính về tâm lí xã hội, nên giới tính cũng bao gồm những đặc điểm về sinh lí cơ thể và tâm lí xã hội. + Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc điểm tạo nên những đặc trưng của giới, giúp cho chúng ta phân biệt giới này với giới kia. Những đặc điểm trên thường mang đặc trưng của từng giới và tạo nên sự khác biệt giữa hai giới. Giới tính là những yếu tố xác định sự khác biệt giữa giới này và giới kia. Có thể định nghĩa, giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người, tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ. - Trong đời sống con người, hai giới không thể tồn tại độc lập mà luôn tác động đến nhau, có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Sự quan hệ này bị chi phối bởi nhiều đặc điểm về sinh lí, về tâm lí ở mỗi người, bởi những đặc điểm về văn hoá, chính trị, phong tục tập quán của xã hội, trong đó có các đặc điểm đặc trưng của mỗi giới. Từ đó lại hình thành nên nhiều yếu tố mới, hiện tượng mới trong đời sống giới tính như: Sự giao tiếp giữa hai giới, quan hệ bạn khác giới, quan hệ tình yêu, hôn nhân… Đời sống giới tính của con người rất phong phú và đa dạng. Đó là những hiện tượng tâm lí và sinh lí nảy sinh trong đời sống của mỗi người, trong mối quan hệ giữa người này với người kia, trong cuộc sống chung của mỗi người, trong sự tồn tại của xã hội. Đời sống giới tính là một tổng hợp phức tạp các hiện tượng tâm lí và sinh lí có liên quan đến mỗi giới, là mọi yếu tố, mọi mặt hoạt động, mọi mối quan hệ… trong đời sống của con người, trong đời sống xã hội loài người. Đời sống giới tính là toàn bộ những hiện tượng về mặt sinh lí cơ thể xuất hiện trong con người có liên quan đến hệ cơ quan sinh dục (đời sống tính dục), những hiện tượng tâm lí đặc trưng ở mỗi giới, những hiện tượng tâm lí người trong mối quan hệ với người khác giới (tình bạn khác giới, tình yêu… ), những hiện tượng trong đời sống xã hội như hôn nhân, gia đình… Gần đây còn xuất hiện những biểu hiện phức tạp hơn của đời sống giới tính như: các quan điểm yêu đương ngoài hôn nhân, tình dục ngoài hôn nhân, tình bạn và sự giao tiếp giữa những người khác giới… * Như vậy, khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về nhiều mặt sinh lí và tâm lí, cá nhân và xã hội, hôn nhân và gia đình, tình yêu và tình bạn, sự giao tiếp nam nữ… 1.2.3. Giáo dục giới tính Giáo dục giới tính là một lĩnh vực rất phức tạp. Có nhiều quan niệm, nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có những ý kiến cho rằng chỉ nên tiến hành giáo dục giới tính khi các em vào thời kỳ chín muồi giới tính. Một số ý kiến nhầm lẫn giáo dục giới tính với giáo dục tính dục, hoặc giáo dục tình tình dục, giáo dục tình yêu. Thực ra tính dục chỉ là một bộ phận của giới tính. Sự thu hẹp phạm vi của giáo dục giới tính như vậy sẽ có thể đưa đến tác dụng phản diện hoặc hạn chế hiệu quả của giáo dục giới tính. Có một số người cho rằng, không nên giáo dục giới tính, vì như thế là làm hoen ố tâm hồn thanh cao của các em, là thiếu tế nhị, không phù hợp với môi trường sư phạm, là “vẽ đường cho hươu chạy”. Nhiều ngành khoa học những năm gần đây đã xác nhận ý nghĩa đặc biệt quan trọng của những năm tuổi thơ đối với một đời người. Cha mẹ nào cũng vậy, đều có những phút bàng hoàng nhận ra trước mắt mình đứa con không còn là một cậu bé vụng dại nữa mà đã là một vị thành niên. Nhiều khi cha mẹ chưa kịp nghĩ tới chuyện giáo dục con cái một cách nghiêm túc thì những đặc tính cơ bản của tính cách con mình đã hình thành, kể cả đặc tính tình dục. Một sự phát triển lành mạnh hay những trục trặc, bệnh tật của đời sống tình dục cá nhân đều liên hệ mật thiết với những biện pháp giáo dục nhất định và những điều kiện sống nhất định. Khoa học hiện đại đã khẳng định ý nghĩa của giáo dục, những chuẩn mực đạo lý, những kinh nghiệm cá nhân thuộc những lĩnh vực khác trong sự hình thành và phát triển của đời sống giới tính. Với cách xem xét biện chứng như vậy, giáo dục giới tính là nhằm giáo dục cho con người đạt tới mục đích xã hội chân chính với tư cách là con đường dẫn dắt tới sự nếm trải trọn vẹn của hạnh phúc làm người. Ở nhiều nước trên thế giới, hơn ba năm nay, các hình thức giáo dục giới tính đã có vị trí của nó trong trường phổ thông. Nếu các hình thức đó được tiến hành tốt đẹp thì trẻ em ở từng độ tuổi đều có được những thông tin cần thiết và lĩnh hội được mọi vấn đề có liên quan đến đời sống tình cảm của con người. - Theo A.G. Khrivcova, D.V. Kolexev, “Giáo dục giới tính là một quá trình hướng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng cũng như khuynh hướng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiết của con người đối với người khác.” – Cô bé-Thiếu nữ-Thanh nữ, NXB Giáo dục, 1981. - Giáo dục giới tính là một bộ phận hữu cơ của phức hợp các vấn đề giáo dục nhân cách, giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện, kết hợp một cách hữu cơ hài hoà sự phong phú về tinh thần, sự thuần khiết về đạo đức và sự hoàn thiện về thể xác. Theo A.X. Makarenko, “ khi giáo dục cho đứa trẻ tính ngay thẳng, khả năng làm việc, tính chân thật, tôn trọng người khác, tôn trọng những cảm xúc và hứng thú của họ là chúng ta đã đồng thời giáo dục nó về quan hệ giới tính”. - Giáo sư Trần Trọng Thuỷ, Giáo sư Đặng Xuân Hoài cho rằng, giáo dục giới tính có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm lí, đạo đức con người, “là hình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín của đời sống con ngưòi, hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, thanh nam và thanh nữ, giáo dục những sự “kiềm chế có đạo đức”, sự thuần khiết và tươi mát về đạo đức trong tình cảm của các em.”- Trần Trọng Thuỷ, Vấn đề giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho thế hệ trẻ, Báo cáo khoa học của đề án P09. Theo giáo sư Phạm Hoàng Gia, giáo dục giới tính phải được xem xét như một bộ phận hợp thành của nền giáo dục xã hội. Nó có mối liên hệ mật thiết với giáo dục dân số, kế hoạch hoá gia đình, hôn nhân-gia đình và với các mặt giáo dục khác trong nhà trường phổ thông. Do vậy cần phải tiến hành công tác giáo dục giới tính một cách đồng thời, đồng bộ trong mối quan hệ có tính chất hệ thống với các mặt giáo dục khác. Ngoài ra còn rất nhiều quan niệm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về tâm lí học giới tính. Có thể nói rằng, giáo dục giới tính phải gắn liền với giáo dục đạo đức, tư tưởng và phải tiến hành trên cơ sở của giáo dục đạo đức tư tưởng. Giáo dục giới tính cũng phải gắn bó mật thiết với các mặt giáo dục khác trong nền giáo dục toàn diện. Từ những quan niệm trên, PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh đã kết luận: “Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con người (thanh thiếu niên), nhằm làm cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hoá giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển.”- Tâm lí học giới tính và Giáo dục giới tính, NXB Giáo dục, 2006. 1.3. Tầm quan trọng của giáo dục giới tính đối với sự phát triển nhân cách học sinh - Góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho thanh thiếu niên học sinh. - Đáp ứng những quy luật phát triển về tâm lí, sinh lí cơ thể của học sinh. - Góp phần to lớn đối với giáo dục dân số và sự phát triển xã hội, xây dựng một xã hội lành mạnh tốt đẹp. - Góp phần trang bị các kiến thức cho học sinh về giới tính tạo cho các em một bản lĩnh chống lại các tệ nạn xã hội. Nhà trường, là nơi cung cấp những kiến thức khoa học về giới và giới tính cho học sinh, giáo dục định hướng được sự suy nghĩ của các em về giới tính nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách để có sự gia nhập tích cực vào đời sống xã hội trong tương lai của mỗi cá nhân. 1.4. Nhiệm vụ của giáo dục giới tính ở trường phổ thông bậc trung học cơ sở bao gồm a) Giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội trong quan hệ giới tính con người. b) Giáo dục khả năng hiểu biết những đặc điểm giới tính trong quá trình cùng hoạt động chung với các bạn khác giới. Biết tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. c) Bồi dưỡng những hiểu biết về hành vi tốt xấu, cái cho phép và cái không phải vượt qua trong quan hệ với ngưòi khác giới. Biết tự đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với người khác giới. d) Bồi dưỡng những hiểu biết đúng đắn về sự trưởng thành sinh lí của con người (bao gồm nội dung, những dấu hiệu thực sự thể hiện của nó). e) Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân và của người khác, ý thức được tác hại của việc kết hôn sớm. f) Bồi dưỡng tinh thần phê phán và thái độ không khoan nhượng đối với những tàn tích và quan điểm đạo đức phong kiến tư sản trong phạm trù quan hệ giới tính. Như vậy, nhiệm vụ của giáo dục giới tính bao gồm cả việc truyền thụ tri thức về giới tính, về mối quan hệ nam nữ và các mối quan hệ khác (với người lớn, với gia đình, xã hội, bản thân…) và cả việc giáo dục những phẩm chất đạo đức, những hành vi cư xử với mọi người, nhất là làm cho các em biết được những hành vi tốt và xấu, đúng và sai trong quan hệ với người khác giới, những tri thức và quan niệm đúng đắn về đời sống giới tính của con người. Vấn đề này, tác giả Nguyễn Bích Ngọc trong Báo cáo khoa học tại đề án P09., Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã đi sâu vào hai nhiệm vụ cơ bản: Thứ nhất, giáo dục giới tính cần phải giúp con người biết phê phán, bác bỏ những quan niệm, nhận thức sai về giới tính và giáo dục giới tính như: - Phê phán, bác bỏ những nhận thức không đúng đắn về bản năng sinh dục, về quan hệ tình dục, về khuynh hướng “giải phóng tình dục”, “cách mạng tình dục” hoặc xu hướng tiêu cực, phó mặc mọi chuyện “cho nó đến đâu thì đến”, dẫn đến sự tan vỡ của nhiều cuộc hôn nhân. - Phân tích, phê phán những tư tưởng và những hành vi không lành mạnh: quan hệ tình dục bừa bãi, yêu nhau, lấy nhau, bỏ nhau quá dễ dàng, thiếu ý thức trách nhiệm đối với việc xây dựng gia đình, xã hội giống nòi, chỉ chạy theo khoái cảm… - Giải quyết được những băn khoăn e ngại, cho rằng giáo dục giới tính sẽ chỉ làm cho thanh thiếu niên bị kích thích không lành mạnh, chỉ làm cho các em hư hỏng. Cần phải làm cho mọi người thấy rằng, bản năng tính dục có sức thúc đẩy mãnh liệt đến độ, nếu ta không giáo dục cho con người, thì bản thân họ, đến một lúc nào đó, sẽ tự tìm hiểu, tự đi với những vấn đề đó qua nhiều nguồn thông tin không chính thức, và như vậy, sẽ có thể dẫn tới những hậu quả không tốt. Thứ hai, giáo dục giới tính phải giúp cho con người hình thành được những tri thức, những quan niệm đúng đắn, khoa học, phù hợp, có tác dụng._. tốt cho họ và xã hội. Bao gồm: - Tri thức đúng đắn khoa học về sinh lí cơ thể, đời sống tinh dục, cả về cấu tạo, chức năng, cả về các giai đoạn phát triển của nó… để họ có thể vận dụng những tri thức này vào cuộc sống, vào việc bảo vệ sức khoẻ, sắc đẹp và đời sống hạnh phúc. - Những tri thức đúng đắn khoa học về đời sống tâm lí, tâm lí tính dục, tâm lí giới tính… - Những tri thức đúng đắn khoa học về tình yêu, hôn nhân, đời sống gia đình, về đạo lí, tâm lí xã hội, về cách cư xử và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, với người khác giới, với người yêu, người vợ, người chồng, cha mẹ, con cái, việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái. - Chính sách dân số của Nhà nước. Có thể đi đến kết luận, nhiệm vụ của giáo dục giới tính bao gồm: - Hình thành và trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học, thái độ và quan niệm đúng đắn về những hiện tượng của đời sống giới tính, sinh lí tính dục, về cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan của cơ thể, nhất là hệ cơ quan sinh dục; về sự cư xử đúng đắn, về những vấn đề đạo đức giới tính, thẩm mỹ giới tính, tình yêu, hôn nhân và đời sống gia đình… - Giúp cho các em có bản lĩnh vững vàng bước vào đời sống xã hội, biết bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ cho người bạn và cho chính mình, có khả năng chống chọi lại những cạm bẫy, quyến rũ của lối sống ăn chơi đồi truỵ, biết phê phán, bác bỏ những quan niện không đúng về tình yêu, tình dục, quan hệ tình dục quá sớm hoặc buông xuôi, cả nể, dẫn tới quan hệ tình dục bừa bãi, yêu nhau, bỏ nhau quá dễ dàng. - Giúp cho các em biết trân trọng và bảo vệ những giá trị cao cả và thiêng liêng của tình bạn thân thiết và gắn bó, của tình yêu sâu nặng và chung thuỷ, biết được cái hay cái đẹp của nếp sống văn hoá văn minh. - Chuẩn bị về tinh thần và khả năng thực tiễn cho thế hệ trẻ, giúp cho họ phát triển nhân cách toàn diện, biết cách tổ chức và xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng và thúc đẩy xã hội phát triển, giàu mạnh. 1.5. Các yêu cầu cơ bản của giáo dục giới tính - Yêu cầu về lứa tuổi: phải căn cứ vào lứa tuổi để có những biện pháp tác động thích hợp, có mục tiêu và nội dung tri thức khác nhau - Tính liên tục: Tính liên tục ở đây là những hệ thống mang tính liên thông với nhau. Mỗi hệ thống được các em đón nhận để chuẩn bị khả năng tư duy tốt hơn cao hơn. - Tính logic: Tính logic đảm bảo cho sự phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ chỗ chưa toàn diện đến chỗ toàn diện hơn. - Quan điểm toàn diện: Đảm bảo khả năng phát huy mọi mặt tư duy của con người. 1.6. Những nguyên tắc của giáo dục giới tính Việc giáo dục giới tính cho thanh niên học sinh là vấn đề quan trọng, cần thiết, tuy nhiên cũng là một lĩnh vực phức tạp và tế nhị. Vì vậy, ngoài việc phải đảm bảo những nguyên tắc chung như: tính khoa học, tính giáo dục, tính thực tiễn… như các môn học khác, cần phải chú ý thêm những vấn đề sau đây: - Giáo dục giới tính phải gắn liền với giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách, hình thành thế giới quan khoa học. Giáo dục giới tính phải gắn liền với việc giáo dục và hình thành nếp sống sinh hoạt lành mạnh, lối sống văn hoá văn minh. Cần phải xác định rằng, đó là một trong những mục tiêu cơ bản của giáo dục giới tính. - Giáo dục giới tính phải được thực hiện một cách toàn diện cả về sinh lí giới tính, tâm lí giới tính, thẩm mĩ giới tính, xã hội giới tính. Không nên chỉ tập trung vào những vấn đề sinh lí tính dục mà coi nhẹ các vấn đề tâm lí xã hội giới tính. - Phải kết hợp việc giảng dạy tri thức khoa học với việc hình thành thái độ đúng đắn. Khi giảng dạy những “vấn đề nhạy cảm”, không nên chỉ tập trung mô tả các sự kiện, hiện tượng một cách “trần trụi”, “sống sượng”, mà cần chú ý kết hợp với việc hình thành ý thức đạo đức, phê phán những biểu hiện sai trái. - Phải kết hợp việc truyền thụ những tri thức lí luận với những kiến thức thực tiễn nhất là những vấn đề thực tiễn trong đời sống sinh hoạt của thanh niên, học sinh. - Giáo dục giới tính phải được thực hiện một cách phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, của lớp học, của yêu cầu giáo dục đặc trưng thích hợp với đối tượng, phải phù hợp với phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương. 1.7. Tổ chức hoạt động giáo dục giới tính ở nhà trường bậc trung học cơ sơ Vấn đề giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh là một vấn đề mới ở nước ta. Trong quá trình tiến hành thực nghiệm cũng như trong quá trình nghiên cứu và xây dựng chương trình giáo dục này, có nhiều vấn đề đang được các nhà nghiên cứu quan tâm: Nên dạy những gì cho học sinh và sẽ dạy chương trình này cho học sinh như thế nào. Từ đó có một loạt vấn đề được đặt ra: - Trong nhiều vấn đề phong phú của nội dung giáo dục đời sống gia đình và giới tính mà các nước đang áp dụng, chúng ta lựa chọn những vấn đề nào để dạy cho học sinh phổ thông Việt Nam? - Nên dạy cho học sinh từ lớp nào? - Nên dạy lồng ghép vào các môn học có liên quan hay dạy thành một môn riêng. Ban chỉ đạo đề án VIE/88/P09 Cụm các tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành một cuộc điều tra thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh về những vấn đề trên, để thực hiện có hiệu quả hơn những nhiệm vụ của đề án do Ban Chủ nhiệm đề án Trung ương trao cho Ban Chỉ đạo sau khi điều tra đã kết luận như sau: - Việc giảng dạy chương trình giáo dục đời sống gia đình và giới tính là cần thiết và có thể tiến hành sớm trong tình hình hiện nay. - Trước mắt, đối với một số bài, có thể dạy lồng ghép vào các môn có liên quan như: Sinh học, Giáo dục công dân… Tuy nhiên có thể nghiên cứu để dạy thành một môn riêng biệt. Thực tế, một số bài, rất khó ghép vào một môn nào như các bài: tình yêu, hôn nhân,… - Có thể dạy nội dung chương trình Giáo dục đời sống gia đình và Giới tính trong chính khoá và trong hoạt động ngoại khoá. Đây là những kiến thức quan trọng, cần thiết cho học sinh. - Có thể dạy cho học sinh phổ thông từ trung học cơ sở trở lên. Việc giảng dạy này vừa xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của các em, vừa xuất phát từ thực tế giáo dục và thực tế đời sống học sinh mà các thầy cô giáo đã phát hiện được. 1.8. Một số nét về đặc điểm tâm sinh lý học sinh Trung học cơ sở - Bước vào bậc trung học cơ sở, các em ở độ tuổi từ 12 đến 15-16 tuổi, đây là quản đời diễn ra những “biến cố” đặc biệt. Do sự trưởng thành và tích luỹ ở giái đoạn trước, các em đã có một vị trí xã hội mới: nó không hoàn toàn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là một người lớn. Đây là giai đoạn quá độ từ trẻ con sang người lớn, là giai đoạn đặc trưng với các dấu hiệu của tuổi dậy thì của nam và nữ. - Đời sống xúc cảm của các em bị chi phối bởi hai yếu tố cơ bản. Đó là: Sự cải tổ về mặt giải phẫu sinh lí dẫn đến sự phát dục (dậy thì); Hoạt động giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi và với người lớn. - Ở học sinh khối lớp 8,9 (độ tuổi 14,15) đã nảy sinh những xúc cảm tình cảm yêu đương đầu đời. Do đó phải giáo dục định hướng đúng đắn cho các em thông qua việc GDGT… Như vậy, khi giáo dục giới tính giáo viên phải nắm được các đặc điểm tâm sinh lí diễn ra phức tạp của học sinh bậc trung học cơ sở, có sự quan tâm đúng mức đến tâm tư, nguyện vọng của các em nhằm điều chỉnh kịp thời những hành vi lệch lạc. 1.9. Quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở nhà trường Việc quản lý hoạt động giáo dục giới tính trong nhà trường rất phong phú và đa dạng bao gồm rất nhiều nội dung từ việc nâng cao nhận thức và thái độ của giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh và toàn xã hội nói chung cho đến việc xây dựng chương trình, việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy, tổ chức giảng dạy, đào tạo và nâng cao trình độ giáo viên,... Tuy nhiên, trước mắt cần phải chú ý các vấn đề sau đây: - Phải tìm hiểu quan điểm của giáo viên về giáo dục giới tính trong nhà trường. - Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng giáo viên về giáo dục giới tính. - Có kế hoạch phân công giáo viên giảng dạy giáo dục giới tính. - Quản lý về tài liệu giảng dạy giáo dục giới tính. - Quản lý việc tìm hiểu nhận thức và thái độ học tập của học sinh về giáo dục giới tính. - Quản lý nguồn cung cấp những kiến thức về giới tính cho học sinh. - Quản lý việc tổ chức hướng dẫn cho cha mẹ học sinh về giáo dục giới tính. - Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục giới tính. - Quản lý việc tham gia giáo dục giới tính của các đoàn thể và cán bộ trong nhà trường. Những vấn đề được trên là những yếu tố chủ yếu trước mắt trong tình hình hiện nay ở các trường phổ thông. Đặc biệt là ở các trường trung học cơ sở nói chung và tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương nói riêng. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HUYỆN THUẬN AN,TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục Huyện Thuận An - Tỉnh Bình Dương 2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm dân cư Thuận An là một huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Bình Dương, có bốn khu công nghiệp lớn : Việt nam - Singapore, Việt Hương, An Phú, Đồng An. - Diện tích: 84,26 Km2 - Dân số : 224,470 người Huyện Thuận An có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, thích hợp cho việc phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư và trung tâm dịch vụ với quy mô lớn. Thực tế tại Thuận An với 4 khu công nghiệp đã hình thành, thu hút hàng vạn công nhân lao động. Thuận An đang được đánh giá là một trong những huyện phát triển mạnh nhất về công nghiệp. Năm 2002, tốc độ tăng trưởng công nghiệp 32,2%, đứng đầu các huyện, thị của tỉnh về phát triển công nghiệp. Quy hoạch 04 khu công nghiệp với gần 200.000 lao động. Là đầu mối các đường giao thông quan trọng (QL13, đường sắt Xuyên Á...) nối liền TP. HCM với các tỉnh phía Bắc. Có vị trí là cửa ngõ phía Bắc của TP. HCM. 2.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương Trong những năm gần đây, huyện Thuận An đã có tốc độ phát triển nhanh. Trên cơ sở đó chiến lược phát triển kinh tế của Thuận An đã được Hội đồng nhân dân huyện đề ra là: - Hình thành nền kinh tế mở theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. - Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và quốc gia. Tăng tỷ trọng phi nông nghiệp, hạ thấp tỷ trọng nông nghiệp. - Xây dựng mạng lưới đô thị gắn với phát triển các khu, cụm công nghiệp. - Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, tạo việc làm cho người lao động, chuyển đổi lao động sang dịch vụ và công nghiệp. Tạo chuyển biến cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác. Ưu tiên vùng nông thôn như một số xã ở ven sông Sài Gòn. Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn (Thị trấn và các xã), giữa người nghèo và người giàu. - Phát triển nguồn nhân lực của huyện. Coi trọng đào tạo để nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế. - Quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững. - Kết hợp phát triển với an ninh quốc phòng, đảm bảo môi trường sinh thái. 2.1.3. Định hướng phát triển giáo dục từ nay đến năm 2010 Cùng với sự phát triển công nghiệp và các ngành khác, việc đầu tư để phát triển ngành giáo dục và đào tạo là cấp bách, đáp ứng với nhu cầu lực lượng lao động về số lượng, chất lượng ngày càng tăng của huyện Thuận An nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung. Đồng thời với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng, ngành giáo dục đào tạo huyện Thuận An còn có vai trò hỗ trợ về giáo dục và đào tạo cho các huyện thị lân cận và TP. HCM. Những mục tiêu tổng quát đến năm 2000: Chương trình được gọi là "Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo". Chương trình này gồm 4 mục tiêu, đó là: 2.1.3.1. Mục tiêu nâng cao dân trí - Chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. - Đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn trước khi vào lớp một nhằm phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước. Tiểu học sẽ học 2 buổi/ngày. Thu nhận tối đa học sinh tiểu học vào trung học cơ sở. - Thanh toán nạn mù chữ cho độ tuổi 15-35 nhằm phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ một cách vững chắc. Trong đó phải chú trọng giáo dục sức khoẻ sinh sản và giới tính cho cộng đồng dân cư. 2.1.3.2. Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực phải đảm bảo về 2 mặt: - Số lượng - Chất lượng Trong đó chú trọng đào tạo chuyên môn kỹ thuật tay nghề và đạo đức nghề nghiệp. Tức là phải đào tạo cho con người phát triển toàn diện cả “đức” lẫn “tài” mà trong đó GDGT có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức nhằm giáo dục định hướng cho con người phát triển toàn diện về mặt nhân cách. 2.1.3.3. Mục tiêu bồi dưỡng nhân lực Chương trình xây dựng hệ thống trường sư phạm và xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn: - Tăng cường đội ngũ cán bộ giỏi, đào tạo mũi nhọn, tạo điều kiện xây dựng các trường trọng điểm, trường chất lượng cao, trường chuyên để tập trung phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. - Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. Đội ngũ CBQL trường phổ thông phải đạt 40-50% là thạc sĩ trở lên. - Đào tạo đủ giáo viên cốt cán cho các loại hình giáo viên (trong đó vấn đề đào tạo đội ngũ có trình độ chuyên môn về giáo dục giới tính là rất cần thiết). 2.1.3.4. Mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất trường học a) Ở Phổ thông: - Xóa bỏ xong việc học 3 ca, các lớp tạm và tiến hành lầu hóa, có đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học. - Trường học có nhà vệ sinh, giếng nước. - Có cơ sở vật chất tối thiểu để rèn luyện thể chất và đáp ứng đủ các yêu cầu giảng dạy cho tất cả các bộ môn. Trong đó phải chú trọng đến cơ sở vật chất cho giáo dục SKSS và giới tính cho học sinh. - Chuyển dần học sinh tiểu học sang học 2 buổi/ngày b) Ở khối đào tạo: - Tập trung xây dựng các ký túc xá trường đại học và trung học sư phạm để phát triển giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và tạo điều kiện cho con em nông dân, dân tộc nghèo có thể đi học được. - Tăng cường trang bị cho các phòng thí nghiệm và sản xuất của trường đại học, cao đẳng, trung học, trung học chuyên nghiệp. Trong đó có một số phòng thí nghiệm, các thiết bị dạy học, phương tiện hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đồng thời phải chú trọng công tác giáo dục dân số nói chung và giáo dục giới tính nói riêng cho thế hệ công dân mới trong giai đoạn hiện nay. * Như vậy để thực hiện được 4 mục tiêu trên, ngành giáo dục phải đào tạo cho con người phát triển toàn diện về cả tài năng và nhân cách. Trong đó giáo dục giới tính phải được quan tâm. 2.2. Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương 2.2.1. Tìm hiểu quan điểm của giáo viên về giáo dục giới tính 2.2.1.1 Quan điểm của giáo viên về hình thức giáo dục giới tính Kết quả điều tra được trình bày trong bảng 1 sau đây: Bảng 2.1: Quan điểm của giáo viên về các hình thức GDGT Số TT Hình thức GDGT SL Tỉ lệ % T.số 1 Lồng ghép vào GDCD+Sinh 95 79,2 120 2 SHCN. 72 60,0 120 3 SH Ngoại khoá 66 55,0 120 4 GD ngoài giờ lên lớp 77 64,2 120 5 Mời báo cáo viên 112 93,3 120 Nhận xét bảng 2.1: + Việc lồng ghép vào các môn GDCD-Sinh học: Có 79,2% ý kiến giáo viên cho rằng việc giáo dục giới tính cho học sinh bậc THCS nên lồng ghép vào đây. Qua phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên các trường THCS đã cho biết thêm ở hình thức giáo dục này nên được tổ chức thực hiện đầy đủ hơn và là một trong các hình thức tổ chức giáo dục hiệu quả nhất. + Các hình thức 2,3,4 được giáo viên cho ý kiến với tỉ lệ 60,0%; 55,0%; 64,2% cho rằng nên đưa giáo dục giới tính vào các hình thức giáo dục này. Nhất là trong công tác đổi mới tổ chức các hình thức giáo dục sinh động và phù hợp với tình hình thực tiễn. Một số giáo viên và cán bộ quản lý ở các trường qua trao đổi trực tiếp cho biết thêm: các hình thức tổ chức còn sơ sài, chưa có tính khoa học, còn phụ thuộc vào sự điều hành và hướng dẫn của cấp trên một cách thụ động, hướng dẫn đến đâu thực hiện đến đó, chưa chủ động trong tổ chức. Đó là nguyên nhân hoạt động đem lại hiệu quả giáo dục không cao và phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khách quan hơn chủ quan của bản thân mỗi cán bộ giáo viên khi tham gia giáo dục giới tính. + Qua quan sát chúng tôi nhận thấy đội ngũ CBGV tại huyện Thuận An chưa nhạy bén với những vấn đề giáo dục mới tiến bộ, còn rập khuôn theo lối mòn mà làm chậm các vấn đề, chưa theo kịp yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, ít tham khảo tài liệu. Việc tổ chức giáo dục giới tính còn mang nặng tính cảm tính, chưa phù hợp với tình hình phát triển tâm sinh lý học sinh hiện nay. Việc giảng dạy lồng ghép ở các môn có liên quan như: môn Sinh học và GDCD ở khối 8-9, các phương pháp giảng dạy tích cực có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải các nội dung giáo dục giới tính. Bởi như chúng ta đã biết, đây là những vấn đề rất nhạy cảm, khó trình bày trước đông người. Các phương pháp giảng dạy tích cực như: học theo nhóm,trò chuyện, giải quyết vấn đề... tỏ ra rất có hiệu quả. Chính vì vậy, dự án VIE 97/P13 đã xây dựng chuyên đề phương pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm trong giáo dục DS-SKSS vị thành niên nói chung và vấn đề giới tính nói riêng và đã tổ chức huấn luyện cho giáo viên các trường phổ thông. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều giáo viên sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực. Việc giáo dục giới tính được lồng ghép trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm được phần lớn cán bộ giáo viên ở các trường THCS đánh giá là tương đối cần thiết (60,0%), được phần lớn các giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện bằng những kiến thức của bản thân (qua một số tài liệu và kinh nghiệm sống) để giáo dục cho các em. Đây chỉ là một yếu tố tự phát, do vậy không thống nhất về hình thức, nội dung cũng như phương pháp giáo dục nên mang lại hiểu quả chưa cao. Một số giáo viên đánh giá hoạt động giáo dục giới tính trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm của họ phát sinh do phát hiện một số học sinh của mình bước vào tình yêu trai gái quá sớm nên họ cố gắng giáo dục để hướng học sinh vào nhiệm vụ chính là học tập. + Mời báo cáo viên, quan điểm tán thành của giáo viên ở hình thức này khi được khảo sát có tỉ lệ khá cao (93,3%). Tuy nhiên bằng quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy hình thức này chưa được thực hiện. Từ quan điểm của giáo viên về các hình thức giáo dục giới tính trên đây, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hình thức giáo dục giới tính chưa có sự thống nhất, chỉ mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, còn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện về mặt nhân cách cho học sinh. 2.2.1.2. Quan điểm của giáo viên về khối lớp được giáo dục giới tính Kết quả điều tra được trình bày trong bảng 2 sau đây: Bảng 2.2: Quan điểm của giáo viên về khối lớp được GDGT Số TT Nội dung khảo sát SL Tỉ lệ % T. số 1 GDGT cho Khối 6 23 19,2 120 2 GDGT cho Khối 7 34 28,3 120 3 GDGT cho Khối 8 98 81,7 120 4 GDGT cho Khối 9 102 85,0 120 Nhận xét bảng 2.2: + Việc giáo dục giới tính cho khối lớp 9 được được giáo viên tán thành nhiều nhất qua khảo sát (85,0%). Khối lớp được tán thành thực hiện giáo dục giới tính thứ hai là khối lớp 8 (81,7%). Qua trao đổi trực tiếp với một số giáo viên, chúng tôi được cho biết: Lên lớp 8,9 thì phần lớn học sinh đã bước vào tuổi dậy thì nên phải được nhà trường quan tâm giáo dục giới tính trước các khối lớp 6,7 ở các trường trung học cơ sở. + Nhiệm vụ chính của học sinh là học tập nhằm trang bị các kiến thức để vượt qua bậc trung học cơ sở bước vào bậc trung học phổ thông, nên việc giáo dục giới tính đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng nhân cách cho các em góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh khi bước vào giai đoạn chuyển tiếp về tâm sinh lí. + Ngoài ra, một số giáo viên còn cho rằng nên giáo dục giới tính cho học sinh khối 6 (19,2%) và cho khối 7 (28,3%) nhằm trang bị cho các em một số kiến thức cơ bản trong việc tự chăm sóc bản thân. 2.2.1.3. Quan điểm của giáo viên về số tiết thực hiện giáo dục giới tính hàng tháng Kết quả điều tra được trình bày trong bảng 3 sau đây: Bảng 2.3: Quan điểm của giáo viên về số tiết thực hiện GDGT hàng tháng Số TT Số tiết thực hiện GDGT hàng tháng SL Tỉ lệ % T.số 1 Số tiết thực hiện = 2 67 55,8 120 2 Số tiết thực hiện = 4 53 44,2 120 3 Số tiết thực hiện = 8 0 0 120 Nhận xét bảng 2.3: + Có 55,8% giáo viên được khảo sát cho rằng nên tổ chức giảng dạy giáo dục giới tính cho học sinh bậc THCS là 2 tiết/ 1 tháng là đủ để trang bị cho các em những kiến thức cơ bản các vấn đề về giới tính. + Bên cạnh đó, có 44,2% giáo viên cho rằng phải thực hiện 4 tiết / 1 tháng mới có đủ thời lượng để cung cấp các kiến thức về các vấn đề giới tính cho học sinh. Qua phỏng vấn, một số giáo viên cho biết thêm việc giáo dục giới tính bao gồm nhiều vấn đề đối với từng khối lớp được giáo dục giới tính như: Đặc điểm sinh lí cơ thể, tâm lí lúa tuổi, tình yêu, tình bạn… Do đó, thời lượng giáo dục phải là 4 tiết/ 1 tháng. + Ngoài ra, không có giáo viên nào chọn thời lượng GDGT là 8 tiết/ 1 tháng. Qua trao đổi trực tiếp một số giáo viên cho biết do không thể phân bố thời gian giáo dục giới tính với thời lượng nhiều hơn 4 tiết/ 1 tháng vì chương trình giáo dục bậc trung học cơ sở chính khoá hiện nay đã chiếm gần hết thời gian và cơ sở vật chất như phòng ốc không đáp ứng đủ,… Qua kết quả điều tra ở bảng 3 chúng tôi nhận thấy số tiết thực hiện giảng dạy giáo dục giới tính hàng tháng chưa được thống nhất. 2.2.1.4. Quan điểm của giáo viên về tầm quan trọng các nội dung giáo dục giới tính Kết quả điều tra được trình bày trong bảng 2.4 sau đây: Nhận xét bảng 2.4: + Các giáo viên cho rằng nội dung giáo dục thứ 2: “Nhận thức các tệ nạn xã hội” được giáo viên lựa chọn nhiều nhất (80,8%), kế đến là nội dung thứ 1: “SKSSVTN.” được giáo viên lựa chọn (75,8%). Bảng 2.4: Quan điểm của giáo viên về tầm quan trọng các nội dung giáo dục giới tính Số TT Các nội dung GDGT. SL Tỉ lệ % T.số 1 SKSSVTN. 91 75,8 120 2 Nhận thức các tệ nạn xã hội 97 80,8 120 3 Các bệnh lây qua đường tình dục. 38 31,7 120 4 Các vấn đề khác cần GD. 49 40,8 120 + Các vấn đề khác cần giáo dục (40,8%)và các bệnh lây qua đường tình dục (31,7%), quan điểm giáo viên cho là ít quan trọng trong việc nhận thức tầm quan trọng của các nội dung cần giáo dục vì qua phỏng vấn trực tiếp nhiều giáo viên cho rằng các nội dung 1 và 2 là tương đối đầy đủ để giáo dục cho học sinh hiểu và nắm bắt dược các vấn đề về giới tính, để làm nền tảng cho sự phát triển nhân cách của các em và từ đó giúp các em nhận thức thêm về các vấn đề cần tìm hiểu khác qua sách báo, tài liệu,… Qua kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng nội dung chương trình giáo dục giới tính cho học sinh được đội ngũ CBGV các trường THCS trong huyện Thuận An đánh giá là quan trọng mà trong đó hai nội dung 1 và 2 được giáo viên đánh giá cao, giúp học sinh hiểu rõ những vấn đề cơ bản về giới, giới tính,SKSS VTN theo các tài liệu sách giáo khoa hiện hành của Bộ GD&ĐT. Từ đó giúp học sinh biết cách tự chăm sóc bản thân một cách khoa học, biết nhận thức đúng đắn về các loại tệ nạn xã hội để phòng chống, tìm hiểu được một số bệnh lây qua đường tình dục. 2.2.1.5. Đánh giá của giáo viên về nội dung chương trình giáo dục giới tính Kết quả điều tra được trình bày trong bảng 2.5 sau đây: Bảng 2.5: Đánh giá của giáo viên về nội dung chương trình GDGT Số TT Mức độ SL Tỉ lệ % T.số 1 Rất đầy đủ 71 59,2 120 2 Đầy đủ 49 40,8 120 3 Chưa đầy đủ 00 0 120 4 Ý kiến khác 00 0 120 Nhận xét bảng 2.5: Quan sát bảng 2.5 ta thấy tỉ lệ lựa chọn ở mức độ “rất đầy đủ” là 59,2%, “đầy đủ” là 40,8%. Như vậy tất cả giáo viên đều cho rằng các nội dung chương trình giáo dục giới tính tương đối đầy đủ, bao hàm những kiến thức các vấn đề về giới tính nhằm giáo dục cho học sinh phát triển nhân cách một cách có định hướng theo sự phát triển của một xã hội hiện đại, văn minh. 2.2.1.6. Ý kiến của giáo viên về thời gian giáo dục giới tính Kết quả điều tra được trình bày trong bảng 6 sau đây: Bảng 2.6: Ý kiến của giáo viên về thời gian GDGT Số TT Ý kiến của giáo viên về thời gian giảng dạy GDGT. SL Tỉ lệ % T.số 1 Xuyên suốt năm học 00 0 120 2 Ở HK I 00 0 120 3 Ở HK II 00 0 120 4 Không thường xuyên 120 100 120 Nhận xét bảng 2.6: + Thời gian giảng dạy qua khảo sát ở các nội dung 1,2,3 là 00% đã cho thấy việc thực hiện GDGT chưa được tổ chức có kế hoạch năm, các học kỳ ở mỗi năm học. + Ở nội dung thứ 4: “ không thường xuyên” có tỉ lệ lựa chọn là 100% cho thấy việc thực hiện GDGT còn mang tính tự phát. Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 8 chúng tôi nhận thấy thời gian giáo dục giới tính chưa được thực hiện đúng, đủ theo các hướng dẫn thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục giới tính hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo trên cơ sở các dự án hỗ trợ giáo dục Dân số-Sức khoẻ sinh sản trong nhà trường được triển khai thực hiện từ năm 1989 đến nay như: VIE88/P09; VIE01/P11. Do đó hiệu quả của giáo dục toàn diện cho học sinh các trường THCS tại huyện Thuận An chưa cao. 2.2.1.7. Quan điểm của giáo viên về trách nhiệm giáo dục giới tính cho học sinh Kết quả điều tra được trình bày trong bảng 2.7 sau đây: Bảng 2.7: Quan điểm của giáo viên về trách nhiệm GDGT Số TT Trách nhiệm của SL Tỉ lệ % T.số 1 Nhà trường 120 100 120 2 Gia đình 114 95,0 120 3 Học sinh tự tìm hiểu 54 45,0 120 Nhận xét bảng 2.7: + Xác định trách nhiệm của “Nhà trường” có 100% giáo viên lựa chọn. Điều đó cho thấy việc nhận thức trách nhiệm của giáo viên ở mức độ cao nhất. + Trách nhiệm thuộc về “Gia đình” có 95,0% giáo viên lựa chọn. + Tuy nhiên, ở nội dung thứ 3 “Học sinh tự tìm hiểu” có 45,0% giáo viên lựa chọn. Đây là một quan điểm sai lầm khi để mặc cho học sinh tự tìm hiểu các vấn đề về giới tính mà không có sự giáo dục định hướng từ giáo viên. Và chính quan điểm này của một bộ phận giáo viên đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giáo dục giới tính cho học sinh từ trước đến nay ở các trường THCS tại huyện Thuận An. 2.2.1.8. Sự quan tâm và thái độ của giáo viên trong việc giáo dục các vấn đề về giới tính Qua phỏng vấn trực tiếp đội ngũ giáo viên tham gia giáo dục giới tính nhận thấy mình còn những mặt chưa tốt cần khắc phục như: kiểm soát tình cảm và hành động của bản thân, chưa biết lắng nghe ý kiến của học sinh nên hiệu quả mang lại chưa cao. + Phần lớn chỉ tập trung vào chuyên môn, chưa được tập huấn về vấn đề này: Có quá ít giáo viên ở các trường THCS trong huyện Thuận An hăng hái và chịu khó sáng tạo sư phạm đối với hoạt động giáo dục này. Nhiều giáo viên coi hoạt động giáo dục giới tính như một thứ "gia vị thêm" vào một hệ thống các môn học; Dạy một giờ Toán, một giờ Văn đạt danh hiệu giáo viên giỏi thì vẽ vang hơn là thực hiện được một giờ Sinh hoạt giáo dục giới tính đạt danh hiệu giỏi. + Giáo viên còn e ngại khi giảng dạy những vấn đề nhạy cảm: Đã từ lâu, giới tính là vấn đề nhạy cảm ít được quan tâm trong học đường. Mà cũng phải thôi khi thầy cô giáo đứng lớp còn mắc cỡ thì làm sao khiến học trò mình hiểu thấu đáo. Khi những câu hỏi khá "bạo" được đặt ra thì thầy cô luôn né tránh. Những tiết ngoại khóa với các giáo viên hoặc chuyên viên tâm lý thường xoay quanh chuyện "yêu" như thế nào hoặc quá lắm là "quan hệ như thế nào để không có thai ?". Những chuyện đó dường như trở thành "cổ tích" với đám học trò ngày càng ma mãnh trong thời đại internet. Thực tế cho thấy không phải "lũ trẻ" tiến bộ quá nhanh mà do sự chủ quan của người lớn. Nhiều giáo viên cho rằng học sinh mình còn bé, khó có thể hiểu được chuyện người lớn. Và quả thật, cách đây vài năm ở 02 trường THCS trong huyện Thuận An có hai trường hợp học sinh lớp 8 và lớp 9 quan hệ với nhau dẫn đến có thai và hậu quả là phải bỏ học giữa chừng. Từ đó chúng tôi kết luận rằng, đội ngũ giáo viên chưa thật sự quan tâm và có thái độ lơ là đối với công tác giáo dục giới tính ở các trường THCS tại huyện Thuận An. 2.2.2. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về giáo dục giới tính Số lần bồi dưỡng giáo viên về giáo dục giới tính: Kết quả điều tra được trình bày trong bảng 2.8 sau đây: Bảng 2.8: Số lần bồi dưỡng GV. Về GDGT Số TT Mức độ SL Tỉ lệ % T.số 1 Một lần 10 8,3 120 2 Hàng năm 00 0 120 3 Đôi khi 00 0 120 4 Chưa có 110 91,7 120 Nhận xét bảng 2.8: + Có 8,3% giáo viên được khảo sát chỉ được bồi dưỡng một lần từ trước đến nay về công tác giáo dục giới tính. Ở mức độ 2và 3 (00%). + Bằng quan sát, hàng năm vào dịp hè toàn thể giáo viên THCS trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tập trung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và cả về công tác sinh hoạt nội khóa, ngoại khóa, Nhưng chúng tôi chưa thấy được bất kỳ nội dung tập huấn nào có liên quan đến việc giáo dục giới tính cho học sinh bậc THCS nên phần lớn các giáo viên được phân công tham gia giáo dục giới tính có kiến thức rất hạn chế về vấn đề này(Qua thực tế điều tra ở bảng 5 cho thấy giáo viên chưa được bồi dưỡng chiếm đến 91,7% trong đội ngũ tham gia giáo dục giới tính. Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia giáo dục giới tính chưa được các cấp quản lí giáo dục tỉnh Bình Dương nói chung và tại huyện Thuận An nói riêng quan tâm. 2.2.3. Phân công giáo viên giáo dục giới tính : Việc phân công giáo viên giảng dạy giáo dục giới tính: Kết quả điều tra được trình bày trong bảng 2.9 sau đây: Bảng 2.9: Việc phân công giáo viên giảng dạy GDGT Số TT GV. được phân công giảng._.hiên cứu và áp dụng vào giảng dạy. Chưa biết lập hệ thống truyền thông-thông tin liên thông các cấp trong toàn ngành nhằm phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý và điều hành có hiệu quả các chính sách và chương trình giáo dục dân số nói chung và giáo dục giới tính nói riêng của Nhà nước và của ngành; đồng thời phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền... về lĩnh vực này. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HUYỆN THUẬN AN 3.1. Cơ sở của việc đề xuất các giải pháp * Cơ sở 1: Môt số vấn đề về lí luận: Việc đưa các nội dung giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản vào trường phổ thông của nước ta nói chung và ở tỉnh Bình Dương được thực hiện từ đầu những năm 1980 nhưng hiện nay cần phải được thể chế hóa. Chiến lược truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số-sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 đã đặt ra đối với nhóm vị thành niên và thanh niên là ''góp phần tăng hành vi đúng đắn và trách nhiệm về dân số, sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình để phòng ngừa quan hệ tình dục sớm, không an toàn, có thai ngoài ý muốn''. Để đạt được mục tiêu này, chiến lược đề ra giải pháp ''mở rộng và nâng cao chất lượng các hình thức giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường cho vị thành niên và thanh niên.'' * Cơ sở 2: Là thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính ở các trường trung học cơ sở đã được điều tra. 3.2. Các giải pháp cụ thể Thực hiện chủ trương trên, dựa trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng ở các trường THCS tại huyện Thuận An - Bình Dương, chúng tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau: - Giải pháp 1: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: Sở Giáo dục & Đào tạo có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ cho đội ngũ giáo viên tham gia giáo dục giới tính ở các trường trung học cơ sở trong tỉnh Bình Dương nói chung và tại huyện Thuận An nói riêng ngay trong mỗi năm học và trong dịp hè hàng năm nhằm bổ sung những kiến thức và phương pháp mới khi tham gia vào giáo dục giới tính trong nhà trường. - Giải pháp 2: Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và cha mẹ học sinh: Sở Giáo dục & Đào tạo có kế hoạch chỉ đạo cho Phòng Giáo dục các huyện, thị đề ra kế hoạch cụ thể đối với hoạt động giáo dục giới tính ở các trường trung học cơ sở; Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với hoạt động giáo dục giới tính ở các trường trung học cơ sở ở các huyện-thị trong toàn tỉnh Bình Dương. Cán bộ quản lý các trường phải phối hợp với “Ban đại diện cha mẹ học sinh” để vận động các bậc cha mẹ học sinh thường xuyên giữ mối liên hệ và kết hợp với nhà trường để có biện pháp giáo dục phù hợp về mọi mặt cho từng đối tượng học sinh. - Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng giảng dạy lồng ghép các nội dung GDGT trong chính khóa: Nâng cao chất lượng việc giảng dạy lồng ghép các nội dung GDGT trong chính khóa thông qua việc tăng cường áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực và tăng thêm thời gian cho các nội dung này trong các môn sinh học, địa lí, giáo dục công dân. Các phương pháp giảng dạy tích cực có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải các nội dung giáo dục giới tính - SKSS, bởi như chúng ta biết, đây là những vấn đề rất nhạy cảm, khó trình bày trước đông người. các phương pháp giảng dạy tích cực theo nhóm, trò chuyện, giải quyết vấn đề...tỏ ra có hiệu quả. Chính vì vậy, dự án VIE 97/P13 đã xây dựng chuyên đề về phương pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm trong giáo dục DS- SKSS vị thành niên và đã tổ chức huấn luyện cho giáo viên các trường phổ thông. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực. Một trong những nguyên nhân trên là thời gian giảng dạy chính khóa dành cho những nội dung này quá ít, cần phải tăng thêm thời gian cho việc lồng ghép giảng dạy GDGT thể hiện qua giáo án ở các môn như: Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân và nói rõ quy chế giảng dạy về thời gian tăng thêm được sử dụng như thế nào. - Giải pháp 4: Tăng cường các hoạt động ngoại khóa về DS-SKSS và giáo dục giới tính: Ngại đề cập một cách trực tiếp đến những vấn đề nhạy cảm như giao hợp, tình dục... vẫn là một hiện tượng khá phổ biến ở các trường THCS hiện nay. Đây là một đặc điểm của văn hóa phương Đông, chứ không phải do thái độ không ủng hộ việc giáo dục học sinh về những vấn đề này. Trong điều kiện thời gian nội khóa hạn hẹp, lại tùy thuộc vào khả năng tích hợp lồng ghép của mỗi giáo viên nên các hoạt động ngoại khóa trở nên quan trọng. Các hình thức ngoại khóa vừa sinh động, vừa tạo ra sự chủ động tích cực của người học. Các hình thức này vừa là sự nối tiếp của nội khóa, vừa là sự nâng cao các kiến thức thu được trong nội khóa. Mặt khác, các hoạt động ngoại khóa dễ dàng gắn được và đáp ứng nhu cầu của mỗi nhóm đối tượng học sinh nên dễ thu hút học sinh. Có thể nói, hoạt động ngoại khóa sẽ là rất hiệu quả không chỉ với vai trò hỗ trợ, mà là quyết định hiệu quả giáo dục trong lĩnh vực nhạy cảm này. Do đó, cần nghiên cứu hệ thống các hình thức hoạt động ngoại khóa để ''Quy chế hóa'' một số hình thức phổ dụng nhất và từ đó có quy định về điều kiện thực hiện. Cần coi các hình thức này như là các hình thức bắt buộc. Các hoạt động ngoại khóa cần được quản lý chặt chẽ như nội khóa và vẫn cần sự hướng dẫn của giáo viên các môn học có liên quan và sự cộng tác của các bộ phận khác trong nhà trường. - Giải pháp 5: Xây dựng Trung tâm tư vấn học đường trong các trường THCS: Qua thực tế cho thấy đây không chỉ là những vấn đề được giảng dạy trên lớp, càng không phải chỉ là nói giáo lý. Công tác này vừa phải chú ý bề nổi (qua các cuộc thi tìm hiểu, liên hoan văn hóa văn nghệ...) vừa phải chú ý bề sâu. Học sinh cần được giáo dục thông qua tư vấn với những kiến thức đầy đủ đúng đắn và với lời khuyên kịp thời, dễ chấp nhận để từ đó xác định đúng thái độ và có quyết định phù hợp với từng hoàn cảnh. Đối với học sinh phổ thông, sự giúp đỡ này càng cần thiết hơn bất cứ nhóm dân cư nào, vì đây là nhóm vị thành niên. Hiện nay ở nhiều trường trung học cơ sở trong huyện, qua tìm hiểu từ giáo viên, chúng tôi nhận thấy học sinh đã tìm đến thầy cô khi gặp vướng mắc, khó khăn để hỏi ý kiến về những vấn đề thầm kín, riêng tư này, mặc dù cha mẹ vẫn là người được hỏi nhiều. Một số em khác viết thư hỏi báo. Tuy nhiên, cha mẹ, anh chị không phải khi nào cũng đưa ra lời khuyên đúng. Đối với thầy cô thì do số học sinh quá đông nên việc đáp ứng nhu cầu riêng biệt của mỗi em là rất khó khăn. Rõ ràng rằng, cần có những người được đào tạo tốt, chuyên trách hoặc bán chuyên trách phụ trách vấn đề này qua việc thành lập Trung tâm tư vấn học đường. Đây là một nhu cầu có thực và rất cấp bách cần được giải quyết. - Giải pháp 6: Tăng cường công tác thông tin-tuyên truyền về giáo dục SKSS và giới tính trong và ngoài nhà trường: Đội TNTP HCM, Đoàn TNCS HCM, Hội Chữ Thập Đỏ, Ban “Các vấn đề xã hội” các trường có kế hoạch thường xuyên tổ chức tuyên truyền về SKSSVTN và các vấn đề về giới tính cho học sinh trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt dưới cờ… phát động phong trào đọc sách ở thư viện trường trong giờ ra chơi. Từ đó giúp học sinh nắm được các kiến thức khoa học về giới tính thông qua các hoạt động này. Đồng thời với công tác thông tin tuyên truyền trong nhà trường, các tổ chức xã hội ở địa phương như Hội Chữ Thập Đỏ, Đoàn TNCS HCM, Ban Dân số-Kế hoạch hoá gia đình ở các Xã-Thị trấn nên tăng cường công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều biện pháp nhằm cung cấp các kiến thức khoa học về các vấn đề giới tính cho các bậc cha mẹ. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Về mặt lí luận - Giáo dục là một hoạt động thường xuyên trong xã hội loài người. Nó có vai trò quyết định rất lớn đến sự phồn vinh hay tan rã của một chế độ xã hội. Mà trong đó giáo dục giới tính có quan hệ mật thiết với quá trình giáo dục xã hội góp phần giáo dục định hướng nhân cách con người trong mỗi xã hội để cùng chung sống với nhau và chung sức xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. - Giáo dục giới tính góp phần giáo dục sức khoẻ, chống lại các bệnh tật, nhất là đường tình dục, giáo dục về tính dục, giáo dục về tình yêu, hôn nhân và gia đình, về sự sinh sản, giáo dục thái độ tôn trọng đối với những người khác giới. - Để đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp GD-ĐT phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Việt Nam ta, xây dựng một xã hội văn minh, giàu mạnh. Việc nâng cao hiệu quả của giáo dục giới tính trong nhà trường phổ thông nói chung và ở bậc THCS nói riêng là một yếu tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định trực tiếp để xây dựng nhân cách con người trong xã hội ngay khi chuẩn bị và bước vào tuổi vị thành niên. 1.2. Về kết quả nghiên cứu thực trạng Qua nghiên cứu thực trạng việc quản lí giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, chúng tôi rút ra kết luận sau đây: 1.2.1. Về quan điểm của giáo viên - Các hình thức giáo dục giới tính chưa sinh động và phù hợp với tình hình thực tiễn. - Giáo dục giới tính được tổ chức thực hiện ở hầu hết các trường trung học cơ sở nhưng chưa thống nhất về hình thức, nội dung, khối lớp, thời gian giảng dạy. - Thái độ học tập của học sinh khi được giáo dục giới tính là tốt. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên tham gia giảng dạy giáo dục giới tính khi thực hiện còn mang tính tự phát, các kiến thức truyền thụ phần lớn từ kinh nghiệm bản thân và đa số giáo viên chưa được tập huấn hay đào tạo chuyên môn về giáo dục giới tính; Giáo viên còn e ngại khi giảng dạy những chủ đề nhạy cảm. - Đội ngũ cán bộ giáo viên ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An chưa nhạy bén với các vấn đề giáo dục tiến bộ, chưa theo kịp yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, ít tham khảo tài liệu. Giáo viên còn e ngại khi trực tiếp giảng dạy các vấn đề nhạy cảm - Nhu cầu tìm hiểu của học sinh về các vấn đề về giới tính là rất lớn, nhưng chưa được tổ chức giảng dạy giáo dục giới tính một cách nghiêm túc và đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện. - Đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động giáo dục này còn thiếu nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng (phần lớn chưa đựoc đào tạo-bồi dưỡng) nên việc thực hiện còn mang tính tự phát. 1.2.2. Việc quản lý triển khai giáo dục giới tính Việc giảng dạy giáo dục giới tính đã được thực hiện ở các trường THCS trong huyện Thuận An. Tuy nhiên hiện nay nó chưa được sự quan tâm đúng mức của cán bộ quản lý các trường (Hiệu trưởng + các Phó hiệu trưởng trường THCS). Họ chỉ xem việc giáo dục giới tính cho học sinh là một việc “vô bổ” và thực hiện cho có để báo cáo theo yêu cầu của cấp trên. Chính vì vậy, các hoạt động giáo dục giới tính trong nhà trường THCS chưa được triển khai giáo dục một cách có hệ thống, chặt chẽ và đồng bộ. - Cán bộ quản lý ở phòng giáo dục, các trường trung học cơ sở và giáo viên trong huyện chưa thật sự quan tâm, chưa có sự quan tâm cụ thể về vấn đề này. - Cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở trong huyện chưa có kế hoạch chung, kế hoạch cụ thể để quản lý việc thực hiện các hoạt động giáo dục giới tính đối với các bộ phận, đoàn thể và cá nhân tham gia giáo dục giới tính trong nhà trường. - Cán bộ quản lý giáo dục các cấp ở địa phương chưa chủ động vận dụng các nguồn tạo kinh phí cho hoạt động giáo dục giới tính. - Các tổ chức xã hội trong nhà trường chưa tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động giáo dục giới tính trong nhà trường. - Các hình thức tổ chức trong việc quản lý hoạt động giáo dục này còn sơ sài, chỉ được thực hiện qua loa nên chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. - Việc tổ chức các hình thức giáo dục giới tính còn mang tính cảm tính, việc đề ra kế hoạch cho hoạt động giáo dục này chưa được thực hiện đồng bộ và cụ thể. Do đó chưa thống nhất về nội dung, hình thức, thời gian giảng dạy giáo dục giới tính trong mỗi trường và giữa các trường trung học cơ sở trong huyện với nhau. 1.2.3. Về phía cha mẹ học sinh và học sinh - Một số ít cha mẹ học sinh có trao đổi các vấn đề về luân lý nhằm giáo dục đạo đức cho con em mình. Tuy nhiên, phần đông cha mẹ có kiến thức hạn chế về các vấn đề giới tính nên việc giáo dục giới tính ở gia đình học sinh gần như chưa được thực hiện+ Đa số cha, mẹ học sinh trong địa bàn nghiên cứu là công nhân và lao động phổ thông nên việc giáo dục gần như phó mặc cho nhà trường. - Kiến thức của học sinh về các vấn đề giới tính còn rất hạn chế và sai lệch. Nguyên nhân của tình hình trên là do: 1. Giáo viên chưa được đào tạo hay tập huấn về các chuyên đề này. 2. Chưa được sự quan tâm của các cấp quản lý. 3. Thời gian lên lớp bị hạn chế do sự quá tải của chương trình giáo dục hiện nay và thiếu thốn về cơ sở vật chất. 4. Công tác kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc giáo dục giới tính chưa được thực hiện. 5. Công tác thông tin tuyên truyền trong nhà trường còn hạn chế. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp: a. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. b. Tăng cường biện pháp quản lí. c. Nâng cao chất lượng giảng dạy lồng ghép các nội dung GDGT trong chính khóa. d. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa về DS-SKSS và giáo dục giới tính. e. Xây dựng Trung tâm tư vấn học đường trong các trường THCS. f. Tăng cường công tác thông tin-tuyên truyền về giáo dục SKSS và giới tính trong và ngoài nhà trường. 2. Kiến nghị Để thực hiện nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính ở các trường THCS tại huyện Thuận An- tỉnh Bình Dương trong thời gian tới, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề đối với các cấp như sau: 2.1 Đối với Sở GD-ĐT - Sớm tham mưu với UBND tỉnh để khắc phục những vấn đề về cơ sở vật chất, các chính sách hỗ trợ giáo dục cho đội ngũ CBQL và giáo viên tham gia giáo dục giới tính ở các trường. Trước mắt cần khuyến khích người tham gia tốt công tác này nhằm tạo điều kiện phát triển vấn đề cần giáo dục. - Đối với chương trình giáo dục giới tính cần đưa vào nội dung, kế hoạch thường xuyên hàng năm bằng nhiều hình thức nhằm giúp đội ngũ giáo viên bắt kịp xu thế phát triển chung của xã hội. 2.2. Đối với UBND huyện - Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách do Nhà nước ban hành đối với ngành giáo dục. Cần có phương án bổ sung chế độ chính sách cho CBQL -GV tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức cũng như phương pháp trong hoạt động GDGT. - Cần có chế độ chính sách ưu đãi đối với giáo viên nữ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia tốt vào hoạt động GDGT. 2.3. Đối với Phòng GD - Cần sớm có kế hoạch cụ thể cho hoạt động GDGT ở các trường THCS. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (tham mưu với UBND huyện), trang bị các thiết bị dạy học và giáo dục hiện đại, đầy đủ, chất lượng. - Cần tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành để có những chủ trương phù hợp với điều kiện hiện nay cho công tác giáo dục nói chung và GDGT nói riêng. 2.4. Đối với các trường THCS - Phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc quản lý và tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh bậc THCS, nhất là ở khối lớp 8 - 9 trong điều kiện văn hóa - xã hội hiện nay ở Thuận An -Bình Dương. - Không ngừng rèn luyện, tu dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt. Cố gắng học tập, nghiên cứu tài liệu, phát huy nội lực, ngoại lực nhằm đưa hoạt động GDGT ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Tóm lại, trong thời gian qua ngành GD Thuận An -Bình Dương đã có những đổi mới phù hợp với xu thế phát triển chung với sự phát triển kinh tế -văn hóa -xã hội của huyện, tỉnh. Đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, trong nội tại của hoạt động này ở các trường THCS trong huyện Thuận An còn những yếu kém, hạn chế nhất định cần được khắc phục. Để thực hiện tốt mục tiêu GD bậc THCS nhằm đáp ứng yêu cầu nhân cách con người trong giai đoạn mới, cần phải xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh, thống nhất đối với công tác GDGT ở các trường THCS. Đây là vấn đề cấp thiết cần được làm ngay mới thực hiện được mục tiêu giáo dục đã đề ra trong giai đoạn 2001-2010 của đất nước. 3. Hướng phát triển của đề tài Vì thời gian có hạn, chúng tôi chỉ dừng lại ở 5 trường THCS trong huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nhưng đề tài sẽ được phát triển theo hướng: - Nghiên cứu thực trạng GDGT toàn bộ các trường THCS trong tỉnh Bình Dương. - Thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất ở chương III. TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC TÀI LIỆU KINH ĐIỂN 1. Các chương trình VIE 88/P.09; VIE 97/P11-12-13 2. Phương pháp giảng dạy những chủ đề nhạy cảm về SKSS vị thành niên – Bộ giáo dục đào tạo 2000. 3. Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe NXB Phụ nữ 2000 4. Luật giáo dục Việt Nam 1999. 5. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. 6. Quản lý giáo dục và đào tạo Bộ GD-ĐT-2003. 7. Chiến lược Dân Số Việt Nam 2001 -2010. 8. Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Hà Nội – 2000. 9. Pháp lệnh Dân số. 10. Sức khoẻ vị thành niên ở Việt Nam. Chương trình hợp tác y tế Việt Nam-Thuỵ Điển, lĩnh vực chính sách y tế – Trường Đại học Y Thái Bình, Trung tâm Nghiên cứu dân số và sức khoẻ nông thôn. NXB Y học. HàNội - 2002. 11. Sở GD&ĐT Tỉnh Bình Dương: Qui hoạch, phát triển ngành GD-ĐT 12. Đảng Cộng Sản Việt Nam – Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII) – NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội 1997. 13. Bộ GD – ĐT: Điều lệ trường PT 1994 14. Bộ GD – ĐT: Quy định về nhiệm vụ giáo viên, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường THCS. 15. Bộ GD – ĐT: Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH – NXB GD – ĐT – 1998. 16. Sở GD –ĐT Bình Dương: Báo cáo tổng kết năm học 1999-2000, 2000-2001, 2001-2002, 2002-2003,2003-2004, 2004-2005. 17. Từ điển bách khoa Việt Nam Tập 1 – Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam – Hà Nội 1995. 18. Từ điển Tiếng Việt – Ngôn ngữ học Việt Nam – NXB Thanh Hoá – Thanh Hóa 1998. SÁCH BÁO, TẠP CHÍ VÀ TÀI LIỆU KHÁC 19. Bùi Ngọc Oánh, Đề cương bài giảng Tâm lý học Giới tính, ĐHSP TPHCM, 2003. 20. Hoàng Chúng(chủ biên) – Phạm Thanh Liêm, Một số vấn đề lí luận quản lý giáo dục tập 1, Tài liệu lưu hành nội bộ, TPHCM,1983. 21. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề GD và Khoa học GD, NXBGD, Hà Nội, 1986. 22. Trần Kiểm, Quản lý giáo dục và nhà trường, Viện KHGD Hà Nội, 1997. 23. Trần Hồng Quân: Một số ván đề đổi mới trong lĩnh vực GD và ĐT, NXB Giáo dục, 1995. 24. Nguyễn Thị Việt Hưng, “Các biện pháp tăng cường quản lý giáo dục SKSS. VTN cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Tp.HCM, 2000. 25. Nói với tuổi mới lớn – NXB Trẻ 2004. 26. Nguyễn Văn Mai, Giáo dục giới tính và gia đình. 27. I.P.Masolova, Giới tính tuổi hoa, NXB Hà Nội, 2000. 28. Bùi Ngọc Oánh, Tâm lí học giới tính và giáo dục giới tính, NXB Giáo dục, 2006. 29. Lê Thị Bừng, Tình yêu nhìn từ góc độ giáo dục, NXB Phụ nữ, 1997. 30. Trần Trọng Thuỷ, Vấn đề giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho thế hệ trẻ, VIE/88/P09, 1990. PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC: 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Quý đồng nghiệp thân mến! Nhằm đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp hoàn thiện hơn việc giáo dục giới tính trong nhà trường phổ thông bậc trung học cơ sở. Chính vì vây, chúng tôi rất mong được quý đồng nghiệp cho ý kiến của mình về vấn đề trên bằng cách đánh dấu “X” vào các ô phù hợp hoặc viết thêm vào chổ trống (…..) ý kiến của quý đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Câu1: Xin ông/bà vui lòng cho biết đôi điều về bản thân : a.Giới tính: nam b.Trình độ chuyên môn: -Cao đẳng chuyên ngành: ............................. Đã được phân công dạy lớp môn trong năm học 2005-2006 -Đại học chuyên ngành:........................ -Đã tham gia vào việc giáo dục giới tính cho học sinh trong nhà trường: Có chưa Câu 2: Xin ông /bà vui lòng cho biết việc tổ chức giáo dục giới tính ở đơn vị mình được tổ chức dưới các hình thức : a.Lồng ghép vào các môn : GDCD và sinh học b.Trong giờ SHCN c.Trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá d.Tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp e.Mời báo cáo viên Câu 3: Việc giáo dục giới tính ở đơn vị ông/bà đang công tác đựơc triển khai giáo dục ở: a. Khối lớp 6: b. Khối lớp 7: c. Khối lớp 8: d. Khối lớp 9: Câu 4: Số tiết thực hiện chuyên đề giáo dục giới tính trong 1 tháng ở 1 lớp đơn vị mình là: a. 2 tiết b. 4 tiết c. 8 tiết Câu 5 : Giáo dục giới tính là trách nhiệm của: a. Nhà trường b.Cha, mẹ – ông, bà c. Anh chị em ruột d.Tự tìm hiểu Câu 6:Nội dung giáo dục giới tính được tập trung vào các vấn đề: a. Sức khoẻ sinh sản vị thành niên b. Nhận thức về các tệ nạn xã hội c. Biết về các bệnh lây qua đường sinh dục d. Cac vấn đề khác cần giáo dục Câu 7: Thái độ học tập của học sinh đối với chuyên đề này: a. Rất thích b. Thích c. Không thích lắm d. Hoàn toàn không thích Câu 8: Bản thân ông/bà đã được tập huấn về chuyên đề này trong quá trình công tác đến nay: a. Một lần b. Hàng năm c. Đôi khi d. Chưa có Câu 9: Nội dung chương trình giáo dục giới tính bậc THCS hiện nay theo ông bà là: a. Đầy đủ b. Rất đầy đủ c. Chưa đầy đủ d. Ý kiến của ông/ bà về nội dung GDGT bậc THCS hiện nay: ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------- Câu 10: Việc tổ chức GDGT ở đơn vị ông/ bà đang côngtác được phân công cho: a. Giáo viên môn GDCD b. Giáo viên môn Sinh học c. Tổng phụ trách Đội TNTP HCM. d. Bí thư Đoàn TNCS HCM. Câu 11: Việc tổ chức giáo dục giới tính ở đơn vị ông/ bà đang công tác: a.Xuyên suốt năm học b.Chỉ trong học kỳ I c.Chỉ trong học kỳII d. Không thường xuyên Câu 12: Theo ông/bà thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho việc giáo dục giới tính ở đơn vị mình đạt ở mức độ nào sau đây: a. Sách giáo khoa: - Chưa đầy đủ. - Đầy đủ. - Rất đầy đủ. b. Tài liệu: - Chưa đầy đủ. - Đầy đủ. - Rất đầy đủ. c. Giáo trình: - Chưa cụ thể, rõ ràng. - Cụ thể, rõ ràng. d. Tranh ảnh: - Còn thiếu thốn. - Đầy đủ. Câu 13: Ý kiến của ông/bà về việc tổ chức giáo dục giới tính cho vị thành niên ở các trường THCS trong huyện Thuận An hiện nay: ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------- Một lần nữa xin chân thành cám ơn sự hợp tác của ông bà! PHỤ LỤC: 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Các em học sinh thân mến! Giới tính là một vấn đề thuộc về tâm lý con người. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội loài người nói chung và góp phần trong việc hình thành nhân cách ở mỗi cá nhân. Chính vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các em để góp phần xây dựng công tác giáo dục giới tính trong nhà trường ngày càng tốt hơn bằng cách đánh dấu “X” vào các ô phù hợp hoặc viết thêm vào chổ trống (…)ý kiến của các em. Câu 1 : Về các nội dung giáo dục giới tính trong nhà trường, bản thân em đã biết : a. Rất đầy đủ b. Chưa đầy đủ c. Rất ít e. Hoàn toàn không biết Câu 2 : Em biết ở mức nào đối với nội dung cụ thể về giáo dục giới tính trong nhà trường : (Em hãy đánh dấu “X” vào cột mức độ tương ứng mà mình chọn). Các mức độ Các nội dung Biết rất đầy đủ Biết chưa đầy đủ Biết rất ít Hoàn toàn không biết 1. Những kiến thức cơ bản về giới tính 2. Anh hưởng của giới tính với bản thân, gia đình và xã hội. 3. Các dấu hiệu bước vào tuổi dậy thì. 4. Sức khỏe sinh sản vị thành niên. 5. Các biện pháp tránh thai. 6. Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục giới tính. ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ..................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... Câu 3 : Em hiểu giới tính là : a. Giống đực và giống cái b. Các đặc điểm khác nhau về sinh lý cơ thể c. Con trai – con gái và những người đồng tính d. Những đặc điểm khác nhau về tâm sinh lý con người Câu 4 : Giới tính được xác định từ : a. Khi thụ thai b. Khi chào đời c. Khi bước vào tuổi dậy thì d. Khi đã trưởng thành Câu 5 : Giáo dục giới tính là : a. Giáo dục những đặc điểm về tâm lý--------------------- b. Để biết những đặc điểm sinh lý cơ thể------------------ c. Biết cách giao tiếp với bạn khác giới-------------------- d. Biết cách phòng tránh thai-------------------------------- e. Biết cách tực chăm sóc cho mình-------------------------- f. Biết cách giao tiếp với mọi người xung quanh---------- Câu 6 : Em biết thế nào về những đặc điểm sinh lý của bạn khác giới : a. Biết rất rõ --------------------------------------------- b. Biết chút ít -------------------------------------------------- c. Không biết -------------------------------------------------- Câu 7 : Em biết thế nào về căn bệnh thế kỷ : Si-da (Aids) a. Biết rất rõ ------------------------------------------------- b. Biết chút ít -------------------------------------------------- c. Không biết gì ------------------------------------------------ Câu 8 : Si-da dễ lây nhiễm qua đường nào sau đây : a. Truyền máu ------------------------------------------------- b. Quan hệ tình dục ------------------------------------------- c. Tiêm, chích ma túy ----------------------------------------- d. Nói chuyện với người bị nhiễm HIV.------------------ Câu 9 : Em biết những vấn đề về giới tính từ : Thầy cô --------------------------------------------------------- Cha mẹ---------------------------------------------------------- Anh, chị--------------------------------------------------------- Bạn bè --------------------------------------------------- Sách báo-------------------------------------------------------- Các phương tiện thông tin như phát thanh, truyền hình--- Những nơi khác------------------------------------------------- Câu 10 : Được cung cấp những kiến thức về giới tính trong nhà trường em cảm thấy : Rất thích -------------------------------------- Thích------------------------------------------- Không thích lắm------------------------------ Hoàn toàn không thích---------------------- Câu 11 : Em muốn hỏi hoặc biết thêm về vấn đề gì trong giáo dục giới tính? ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------- Chúc các em luôn đạt được kết quả tốt. PHỤ LỤC 3: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Quý phụ huynh thân mến! Để đánh giá đúng thực trạng và đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính từ gia đình và nhà trường góp phần hoàn thiện nhân cách cho thế hệ tương lai. Chính vì vậy, chúng tôi rất mong được quý phụ huynh cho ý kiến của mình về vấn đề trên bằng cách đánh dấu “X” vào các ô phù hợp hoặc viết thêm vào chổ trống (…) ý kiến của ông, bà. Xin chân thành cám ơn! - Câu 1 : xin ông/bà vui lòng cho biết đôi điều về bản thân : a/. Giới tính : Nam b/. Tuổi : ……………………… Nghề nghiệp : ……………………… - Câu 2 : Xin ông/bà vui lòng cho biết về mức độ hiểu biết của mình về việc giáo dục giới tính : a/. Biết rất rõ b/. Biết chút ít c/. Không biết - Câu 3 : Ông/bà cập nhật các thông tin về giới tính qua các phương tiện : a/. Nghe, xem đài b/.Sách,báo,tàiliệu ....................................................................................... c/. Kinh nghiệm bản thân d/. Bạn bè, đồng nghiệp - Câu 4 : Ông/bà vui lòng cho biết việc trao đổi với con em mình về vấn đề giới tính, về các vấn đề cụ thể gì : a/. Không có b/.Đôikhi ………………………………………………………………………………………… …………………………………. c/.Thườngxuyên ………………………………………………………………………………………… ………………………… - Câu 5 : Theo Ông/bà, việc hiểu biết về vấn đề giới tính của con em mình ở mức độ : a/. Không biết b/. Biết chút ít c/. Biết rất rõ - Câu 6: Theo Ông/bà giáo dục giới tính là trách nhiệm của: a/. Nhà trường b/. Gia đình c/. Tự tìm hiểu - Câu 7 : Ý kiến của Ông/bà về việc giáo dục giới tính ở nhà trường và gia đình : a/. Nhà trường : .................................................................................................................... b/. Gia đình : .................................................................................................................... Một lần nữa xin chân thành cám ơn sự hợp tác của ông bà! ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7340.pdf
Tài liệu liên quan