Thuế giá trị gia tăng nước ta đối với khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh

Lời mở đầu Nước ta đang bước sang nền kinh tế thị trường mà trong nền kinh tế thị trường hiện nay , các hiện tượng và quá trình kinh tế làm nảy sinh ra các hiện tượng và quá trình tài chính .Nhưng chính các vấn đề tài chính lại tác động trực tiếp đến các vấn đề kinh tế với sản xuất .Trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế ,các vấn đề tài chính của một nước hay một khu vực xảy ra khủng hoảng không chỉ tác động đến nền kinh tế ấy mà còn tác động đến nền kinh tế của cả một khu vực và toàn cầu

doc11 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thuế giá trị gia tăng nước ta đối với khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Chính vì thế đây là lý do mà em chọn và nghiên cứu về vấn đề tài chính hiện nay ở nước ta . Tài chính bao gồm: ngân sách ,thuế , tiền tệ , hoạt động ngân hàng , thị trường vốn .Trong đó có thuế là một trong những bộ phận quan trọng của ngành tài chính , mà cụ thể ở đây em muốn nói đến là thuế giá trị gia tăng (GTGT) , một loại thuế mới được đi vào hoạt động ở nước ta trong những năm gần đây .Thuế có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của đất nước , có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước . Vậy “Thuế giá trị gia tăng nước ta đối với khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh “ hiện nay như thế nào ? Sau đây em xin đi vào phần nội dung . Do điều kiện và thời gian có hạn nên mong thầy cô bỏ qua cho những thiếu xót của bài viết của em . Em xin chân thành cảm ơn . Nội dung I/ Cơ sở lý thuyết . Để tìm hiểu về thuế GTGT ta cần phải tìm hiểu xem thuế là gì? Thuế có những loại nào ? 1.Khái niệm : "Thuế là một hình thức huy động nguồn tài chính cho nhà nước đã có từ lâu đời .Thuế là một biện pháp động viên bắt buộc nhằm tạo nên thu nhập của nhà nước , nó thuộc phạm trù phân phối lại các nguồn tài chính giữa nhà nước với các chủ thể kinh tế". (Giáo trình tài chính tiền tệ - Trường Đại học Quản lý Kinh doanh. 2. Phân loại thuế : Thuế được phân loại theo các tiêu thức khác nhau a, Dựa trên phương thưc chuyển giao gánh nặng của thuế, thuế được chia lám hai loại là thuế gián thu và thuế trực thu . ăThuế trực thu : là thuế mà người nộp thuế và người thực sự chịu thuế là một.Loại thuế này đánh trực tiếp vào người nộp thuế , và không có sự chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác .Có các sắc thuế :thuế thu nhập công ty và thuế thu nhập ca nhân . ăThuế gián thu :là thuế mà người nộp thuế và người thực sự chịu thuế không đồng nhất .Loại thuế này thì lại có sự chuyển giao gánh nặng thuế từ người nộp thuế sang các đối tượng khác .Đây là loại thuế đánh vào người tiêu dùng thông qua giá cả và dịch vụ . Có các sắc thuế : thuế doanh thu , thuế giá trị gia tăng , thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế xuất nhập khẩu . b, Dựa vào cơ sở đánh thuế . Thuế được chia thành :thuế thu nhập , thuế tiêu dùng , thuế tài sản . ăThuế tiêu dùng là thuế đánh vào hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả. ăThuế thu nhập là thuế đánh trên thu nhập của người nộp thuế . ăThuế tài sản là thuế đánh vào tài sản . II/Thuế giá trị gia tăng nước ta đối với khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh Sự ra đời của thuế giá trị gia tăng ở nước ta . Thuế giá trị gia tăng được viết tắt là VAT( Value added taxes), được ra đời 1/1/1999, thay thế cho thuế doanh thu .Thông tư số 120/BTC quy định chi tiết về luật thuế GTGT và có hiệu lực từ ngày 1/12001.Luật thuế giá trị gia tăng được quốc hội thông qua năm 1997 (thông tư số 122/2000/TT-BTC , ngày 29/12/2000 hướng dẫn thi hành nghị định 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT. Vậy thuế giá trị gia tăng là gì ? *Khái niệm : Thuế giá trị gia tăng(GTGT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hang hoá , dịch vụ phát sinh trong quá trính sản xuất lưu thông đến tiêu dùng . Đối tượng nộp thuế GTGT. a, Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng :là các hàng hoá ,dịch vụ dùng cho sản xuất , kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. b, Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng :là tất cả các tổ chức , cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam , không phân biệt ngành nghề hình thức tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh )và các tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoáchịu thuế ( gọi chung là nhập khẩu ) đều là đối tượng nộp thuế . *Tổ chức sản xuất , kinh doanh hàng hoá bao gồm : - Doanh nghiệp nhà nước , tổ chức kinh tế của tổ chức xã hội , nghề nghiệp ,đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức . - Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký theo luật doanh nghiệp , luật doanh nghiệp nhà nước và pháp luật . - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , các công ty nước ngoài * Các cá nhân , hộ gia đình sản xuất , kinh doanh , nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác. c, Căn cứ tính thuế : có hai căn cứ là giá tính thuế và thuế suất . Gía tính thuế : là giá chưa có thuế GTGT. VD:Cơ sở nhập khâủ ti vi nguyên chiếc , giá tính thuế nhập khẩu là 2.000.000đ/chiếc . Thuế suất thuế nhập khẩu :30%, thuế GTGT:10% d, Đối tượng không phải nộp thuế :Sản phẩm trồng trọt , sản phẩm muối , thiết bị may móc , chuyển quyền sử dụnh đất , dịch vụ tín dụng , bảo hiểm nhân thọ , dịch vụ khám bệnh ,dịch vụ phục vụ công cộng , vũ khí sử dụng trong quốc phòng , chuyển giao công nghệ theo quy định tai chương III của bộ luật hình sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam …. 3. Thuế giá trị gia tăng nước ta với khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh Từ khi đi vào hoạt động, thuế GTGT đã trở thành một nguồn thu đáng kể cho đất nước. Thuế GTGT còn tác động mạnh mẽ vào việc phát triển sản xuất kinh doanh. Là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. a. Thuế suất GTGT: * Mức %: hàng hoá nhập khẩu bao gồm hàng hoá đặc biệt xuất khẩu, hàng gia công xuất khẩu: sửa chữa máy móc thiết bị phương tiện vận tải cho nước ngoài, phần mềm máy tính xuất khẩu, dịch vụ xuất khẩu lao động, hoạt động xây dựng, lắp đặt ở nước ngoài và cho doanh nghiệp chế xuất. * Mức thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ: - Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt trừ nước sạch thuộc diện không chịu thuế nêu tại khoản 18 điều 4 nghị định 79/2000/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT, và các loại nước giải khát thuộc nhóm thuế suất %. - Phân bón quặng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng. - Thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế, bông và băng y tế. - Than đá, sản phẩm cơ khí, kiêm các loại hoá chất, máy vi tính, cụm linh kiện máy vi tính, vật liệu nổ, que hàn, lốp và săm lốp cơ từ 900- 20 trở lên. - Sản phẩm luyện, cán, kim loại đen, kim loại mầu, kim loại quý, trừ vàng nhập khẩu quy định tại khoản 24 điều 4 của nghị định 79/2000/ NĐ- CP quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT. - Sản phẩm trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch, ướp đông, phơi sấy khô, bao gồm cả con giống, cây giống, hạt giống, trừ các sản phẩm do tổ chức, cá nhân tự sản xuất và trực tiếp bán ra không chịu thuế theo khoản 1 điều 4 nghị định 79/2000 NĐ- CP quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT. - Duy tu, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử, văn hoá bảo tàng, trừ hoạt động quy định tại khoản 15 điều 4 của nghị định 79/2000/ NĐ- CP quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT. - Dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Băng từ, đĩa, đã ghi chương trình, phát hành video. * Mức thuế suất 10% đối với hàng hoá dịch vụ: - Dầu mỏ, khí đốt, quặng các sản phẩm khai khoáng, sản phẩm cơ khí tiêu dùng, sản phẩm điện tử, sản phẩm hoá chất , mỹ phẩm, sợi vải, thêu dệt, sản phẩm bằng da, giả da, giấy và các sản phẩm bằng giấy. Các loại đường sữa, bánh kẹo. - Dịch vụ bưu điện, bưu chính viễn thông, dịch vụ tư vấn, dịch vụ kiểm toán kế toán, khảo sát thiết kế. - Khách sạn du lịch ăn uống. - Các loại hàng hoá, dịch vụ khác không quy định tại điều 4 và các khoản 1,2,4 điều 7 quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT. * Mức thuế suất 20% đối với hàng hoá, dịch vụ. - Vàng bạc, đá quý do cơ sở kinh doanh mua vào bán ra. - Xổ số kiến thiết và các loại hình xổ số khác. - Đại lý tàu biển. - Dịch vụ môi giới. b. Phương pháp tính thuế. Có hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. - Phương pháp khấu trừ thuế: Là số thuế GTGT phải nộp được xác định bằng thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào. Phương pháp này áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh, trừ các đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT theo quy định tại khoản 2 điều này. - Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: là số thuế GTGT phải nộp được xác định bằng GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với số thuế suất thuế GTGT của loại hàng hoá, dịch vụ đó. Phương pháp này chỉ áp dụng với các đối tượng như là: cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ. c. Hoàn thuế GTGT. - Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế nếu số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra trong thời gian 3 tháng liên tiếp trở lên. - Những cơ sở kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo thời kỳ với số lượng hàng lớn, nếu phát sinh số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu lớn so với thuế đầu ra thì được xét hoàn thuế GTGT từng thời kỳ. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền. Để giải quyết hoàn thuế, cơ sở kinh doanh phải gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ hoàn thuế GTGT tới cơ quan quản lý thu thuế tại cơ sở. d. Miễn giảm thuế GTGT. Để phát triển sản xuất kinh doanh có một số đối tượng được miễn giảm thuế GTGT. Đó là các cơ sở sản xuất kinh doanh bị lỗ do nguyên nhân số thuế GTGT phải nộp của các hoạt động này lớn hơn số thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đây. Thời gian miễn giảm chỉ được tính từ 1999 đến hết 2001. Để được miễn giảm thuế thì phải có đủ các điều kiện: không quá số lỗ phát sinh của năm xin miễn, giảm thuế, không quá 50% số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT phải áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ. III. Thực trạng công tác thu thuế ở nước ta. 1. Tình hình Trước đây khi chưa có loại thuế GTGT xuất hiện các cơ sở kinh doanh hoạt động bình thường. Sau khi được quốc hội thông qua năm 1999 thuế GTGT đi vào hoạt động chiếm từ 5%- 20% đối với hàng hoá dịch vụ. Lúc đầu khi chưa hiểu rõ về loại thuế này, những cơ sở sản xuất kinh doanh bất bình phản đối không đóng thuế, nhưng sau khi được pháp luật hướng dẫn giải thích về loại thuế này thì mọi người bắt đầu ủng hộ và chấp hành một cách nghiêm chỉnh. Sau một thời gian đi vào hoạt động thuế GTGT đã trở thành nguồn thu đáng kể cho đất nước. Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính còn nhận được phản ánh vướng mắc liên quan đến khấu trừ tính thuế, hoàn thuế GTGT, đó là nộp thừa, nộp nhầm đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Về vấn đề này Bộ Tài chính đã có hướng dẫn chung về việc khấu trừ hoàn thuế GTGT. Thủ tướng chính phủ vừa có ý kiến đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính về tình hình cung cầu, giá cả và thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón nhưng chưa báo cáo quốc hội xem xét điều chỉnh giảm thuế GTGT với mặt hàng này. Trước đó, hồi cuối tháng 3/2005 giá phân bón liên tục tăng cao khiến 5 Bộ ngành nhất trí kiến nghị giảm thuế GTGT mặt hàng phân bón từ 5% xuống còn 0%. Chỉ tiêu pháp lệnh thu ngân sách năm 2005 là 46 tỷ đồng đang đứng trước thách thức do ứ đọng thuế chiếm tỷ lệ cao khoảng từ 5% đến 6% tổng số phải thu. Cục thuế TPHCM đi đầu trong công tác cải cách hành chính thuế. Xuất phát từ tình hình thực tế cục thuế TP đã tập trung các cách hành chính trong tất cả các lĩnh vực hoạt động trong toàn ngành thuế từ văn phòng cục thuế đến 24 chi cục thuế quận huyện, đạt được một số kết quả đã được Bộ Tài chính, Tổng cục thuế đánh giá là thực hiện xuất sắc là thu thuế trong cả nước. Vì có nhiều doanh nghiệp, công ty hoạt động đa dạng nên ngành thuế TP phải phát huy hết khả năng quản lý hữu hoá. Để hoàn thành nhiệm vụ cục thuế TP phải tiến hành cải cách. Hiện trạng tại TPHCM là điều kiện thúc đẩy để cải cách hành chính và ngược lại là động lực giúp cho bộ máy ngành thuế vận hành tốt hơn phù hợp với lợi ích xã hội. 2. Hạn chế - Có nhiều hoạt động trốn thuế như buôn lậu, gian lận thương mại và lậu thuế do phải đóng thuế cao - Do công tác quản lý thu thuế chưa chặt chẽ ở một số địa phương - Chưa giám sát kỹ được các ngành nghề hoạt động sản xuất dịch vụ. - Quản lý vấn đề xuất nhập cảnh còn kém - Do nguồn thu không đủ để nộp đầy đủ thuế nên ngành nông nghiệp còn nợ thuế do đó đã hạn chế phần nào sự phát triển của nghành này. - Có hiện tượng nộp thừa nộp nhầm thuế GTGT đối với hàng hoá xuất nhập khẩu 3. Giải pháp Phó chủ tịch uỷ ban nhân dân TPHCM Nguyễn Hữu Tín và Tổng cục trưởng tổng cục thuế Nguyễn Văn Ninh vừa có cuộc họp với lãnh đạo các cơ sở- Ban- Ngành- Quận- Huyện quán triệt “ chiến lược cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế đến 2010” đã được Bộ chính trị thông qua và Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình. Hội nghị triển khai ngay chỉ thị của uỷ ban nhân dân TPHCM và kế hoạch của cục thuế TPHCM. - Tạo sự phối hợp đồng bộ thực hiện cung cấp đầy đủ thông tin cho nhau để tăng cường công tác kiểm tra quản lý và thu thuế đúng và đầy đủ. Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu gian lận thương mại và lậu thuế. Nhiệm vụ được phân cho từng ban nghành. - Cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh, tăng cường kiểm tra việc thành lập doanh nghiệp, thực hiện hiệu quả công tác hậu kiểm. - Cung cấp bản sao giấy phép hoạt động quảng cáo xúc tiến thương mại để cục thuế quản lý và thu thuế. - Kịp thời xử lý các trường hợp trốn thuế gian lận thuế, thực hiện tạm đình chỉ các thủ tục xuất nhập cảnh. - Quản lý tốt vấn đề thu thuế các nghành sản xuất, dịch vụ kinh doanh như văn hoá thông tin, tài nguyên môi trương, giáo dục đào tạo. - Tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế đến các thành viên hội viên để từng bước nâng cao tự giác tuân thủ pháp luật thuế. - Phối hợp với các phương tiện truyền thông để tuyên truyền giáo dục biểu dương các tổ chức và các cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế Kết luận Thuế nói chung có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách Nhà nước. Trong đó thuế GTGT tuy mới ra đời nhưng đã góp một phần không nhỏ trong các nguồn ngân sách từ thuế. Nó là động lực cho các doanh nghiệp cho các đơn vị tổ chức sản xuất có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế nâng cao đời sống của nhân dân. Do đó nền kinh tế của đất nước cũng phát triển. Các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ đóng góp vào ngân sách của Nhà nước đồng thời góp phần vào xây dựng nền kinh tế thị trường đưa Đất nước ngày một tiến lên trở thành một quốc gia hùng mạnh. Mục lục Lời nói đầu 1 Nội dung 2 I. Cơ sở lý thuyết 2 1. Khái niệm 2 2. Phân loại thuế 2 II. Thuế giá trị gia tăng nước ta đối với khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh 3 1. Sự ra đời của thuế giá trị gia tăng ở nước ta 3 2. Đối tượng nộp thuế GTGT 3 3. Thuế GTGT nước ta với khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh 4 III. Thực trạng công tác thu thuế ở nước ta 7 1. Tình hình 7 2. Hạn chế 8 3. Giải pháp 8 Kết luận 10 Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Tài chính tiền tệ - Trường Đại học Quản lý Kinh doanh Internet: Thuế Giá trị gia tăng. Com 2. Giáo trình tài chính tiền tệ - Học Viện Ngân hàng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7112.doc
Tài liệu liên quan