Thuế Giá trị gia tăng và vấn đề kế toán thuế giá trị gia tăng đầu vào trong các doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu trừ thuế ở Việt Nam hiện nay

lời nói đầu Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc cải cách cơ chế quản lý kinh tế - tài chính đặc biệt là chính sách thuế của nhà nước. Sau hơn bốn năm thực hiện luật thuế GTGT đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước : khuyến khích đầu tư nước ngoài , mở rộng khuyến khích và phát triển đầu tư xuất khẩu, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu ổn định và ngày càng tăng của ngân sách nhà nước ..... Tuy nhiên, cùng với n

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thuế Giá trị gia tăng và vấn đề kế toán thuế giá trị gia tăng đầu vào trong các doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu trừ thuế ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững kết quả tích cực đã đạt được, trong quá trình thực hiện và quản lý thuế GTGT vẫn còn có những nội dung vấn đề nổi cộm về kế toán. Đặc biệt, vấn đề thuế GTGT đầu vào với việc các doanh nghiệp lợi dụng việc hoàn thuế để rút ruột , moi tiền nhà nước đang trở thành vấn đề nóng bỏng, làm thiệt hại của nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Làm thế nào tiếp tục hoàn thiện vấn đề thuế GTGT đầu vào trong quá trình thực hiện và quản lý thuế GTGT, để Thuế GTGT thực sự trở thành một sắc thuế tiến bộ, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam thúc đẩy sản xuất cũng như tạo lập một nguồn thu ổn định, dồi dào cho ngân sách nhà nước đang trở thành một câu hỏi bức xúc, thời sự. Vì vậy, việc phân tích thực tiễn vấn đề thuế GTGT đầu vào ở Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá những thành công và chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện , là một việc làm cần thiết. Đó là lý do em chọn đề tài: “Thuế Giá trị gia tăng và vấn đề kế toán thuế GTGT đầu vào trong các doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu trừ thuế ở việt nam hiện nay” để thực hiện đề án môn học của mình . Nội dung của đề án được kết cấu gồm 3 phần: Phần I. Tổng quan về Thuế GTGT. PhầnII. Thực trạng vấn đề thuế GTGT đầu vào ở Việt Nam trong thời gian qua. PhầnIII. Một số kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện vấn đề kế toán thuế GTGT đầu vào. Những vấn đề bài viết đưa ra, trên thực tế còn có rất nhiều tranh cãi, quan điểm khác nhau trước một thực tế cụ thể gắn liền với thời gian và tính phức tạp của nền kinh tế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và cảm thông của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Đồng giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Phần I tổng quan về thuế GTGT 1. những vấn đề chung về thuế giá trị gia tăng 1.1. Các khái niệm chung Giá trị gia tăng là khoản giá trị mới tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông tới tiêu dùng. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) còn được gọi là VAT (Value Added Tax) là loại thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh và tổng số thuế thu được ở các khâu chính bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Về hình thức, Thuế GTGT do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán . Về bản chất, người chịu Thuế GTGT là người tiêu dùng, hoặc người sản xuất, hoặc cả người sản xuất và người tiêu dùng phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu của loại hàng hoá đó trên thị trường Đối tượng chịu Thuế GTGT : Là những hàng hoá, dịch vụ theo quy định của luật pháp phải chịu thuế và thuế được tính dựa trên giá trị bằng tiền của hàng hoá, dịch vụ đó. Mỗi quốc gia khi xây dựng Luật thuế GTGT đều nghiên cứu kỹ lưỡng danh mục hàng hoá, dịch vụ là đối tượng chịu Thuế GTGT bởi vì mặc dù thuế có vai trò rất quan trọng đối với chính sách vĩ mô của mỗi quốc gia nhưng không vì thế mà gây ra khó khăn cho bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào. Có những hàng hoá, dịch vụ cần được ưu tiên phát triển, có những hàng hoá, dịch vụ cần được kiểm soát và công cụ điều tiết quan trọng nhất của nhà nước chính là thuế. Phạm vi điều chỉnh của luật thuế GTGT là rất rộng lớn và do đặc điểm đối tượng chịu thuế là hầu hết các hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nên sức ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế và thái độ của dân cư là hết sức to lớn. Vì là thuế gián thu, khoản thuế GTGT được tính sẵn trong giá thanh toán nên nó không ảnh hưởng nhiều đến tâm lí của người mua về khoản thuế mình phải nộp. Đối tượng nộp thuế : Là đối tượng trực tiếp có quan hệ về mặt nghĩa vụ đối với cơ quan thuế. Là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu Thuế GTGT theo quy định trong Luật thuế GTGT của từng nước. Tuy nhiên ta có thể hiểu đối tượng tiêu dùng cuối cùng là người phải chịu toàn bộ số thuế tính trên giá trị gia tăng từ khâu sản xuất đến khi đến tay người tiêu dùng. Trong qua trình luân chuyển trên thị trường cơ quan thuế luôn phải tiến hành tính toán thu thuế đầu ra và hoàn thuế đầu vào cho các khâu luân chuyển trên thị trường. Hàng hoá, dịch vụ đến tay người tiêu dùng đã bao hàm toàn bộ Thuế GTGT của các khâu trước trong giá 1.2. Căn cứ và phương pháp tính thuế Căn cứ tính thuế : Căn cứ tính thuế bao gồm giá tính thuế và thuế suất Giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ là giá chưa có thuế của hàng hoá, dịch vụ đó. Ta có thể tham khảo biểu Thuế GTGT của một số nước trên thế giới như sau: Bảng 1 : Một số biểu thuế GTGT trên thế giới Nước Số lượng thuế suất Các mức thuế suất (%) Inđônêxia 1 10% Philipin 1 10% Thái Lan 1 10% Singapore 1 3% Trung Quốc 2 13% 17% Australia 1 10% Hàn Quốc 1 10% Nhật 1 5% Đan Mạch 1 25% Thuỵ Điển 3 6% 12% 25% Pháp 2 5.5% 19.6% Việt Nam 4 0% 5% 10% 20% (Nguồn : Tờ trình chính phủ đề án sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT ) Phương pháp tính thuế : Về mặt lý thuyết có 4 phương pháp xác định số thuế phải nộp : Phương pháp cộng thẳng (trực tiếp) hay còn gọi là phương pháp kế toán: Thuế GTGT = thuế suất x (tiền công + lợi nhuận) Phương pháp cộng gián tiếp (vì giá trị gia tăng không được tính đến) : Thuế GTGT = (thuế suất x tiền công) + (thuế suất x lợi nhuận) Phương pháp trừ trực tiếp (cũng gọi là phương pháp kế toán) : Thuế GTGT = thuế suất x (giá đầu ra – giá đầu vào) Phương pháp trừ gián tiếp (còn gọi là phương pháp hoá đơn hay phương pháp khấu trừ) Thuế GTGT = (thuế suất x giá đầu ra) - (thuế suất x giá đầu vào) Trong 4 phương pháp trên, các nước đã có tổng kết là phương pháp thứ 4 có nhiều ưu điểm hơn do : Nó gắn với hoá đơn, chứng từ, vì vậy mang tính pháp luật cao hơn và dễ kiểm tra, kiểm soát. Đơn giản hơn vì doanh nghiệp chỉ cần căn cứ vào hoá đơn đầu vào, đầu ra để kê khai nộp thuế và nộp thuế hàng tháng. Còn 3 phương pháp trên dựa vào sổ sách kế toán nên phức tạp và không kịp thời. Vì vậy, hầu hết các nước đều áp dụng phương pháp khấu trừ thuế với nguyên tắc là số Thuế GTGT đầu ra ghi trên hoá đơn bán hàng khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào ghi trên hoá đơn mua hàng. ở Việt Nam ta sử dụng hai phương pháp tính Thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng . Hầu hết các nước đã áp dụng Thuế GTGT đều có quy định mức doanh thu để phân biệt đối tượng nộp thuế. Ví dụ Inđonêxia 60.000 USD/năm; Thuỵ Điển 200.000 SEK/năm; Trung Quốc 1.8 triệu nhân dân tệ/năm...Đối với hộ kinh doanh có doanh số trên mức quy định phải nộp Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; đối với hộ kinh doanh có doanh số dưới mức quy định hoặc không phải nộp Thuế GTGT mà chỉ phải nộp thuế thu nhập hoặc có nước đánh Thuế GTGT nhưng theo một tỷ lệ ấn định trên doanh thu. 2. Đặc điểm của thuế GTGT Thuế GTGT được áp dụng trên phạm vi rộng. Đối tượng phải nộp thuế GTGT là toàn bộ các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh kể cả gia công, chế biến và hoạt động dịch vụ có thu tiền. Thuế GTGT được thu đối với hàu hết các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong nước, kể cả hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, có một số hàng hoá và dịch vụ có thể sẽ được miễn thuế GTGT. Các hàng hoá, dịch vụ được miễn thuế sẽ được điều chỉnh và quy định trong từng thời kỳ cụ thể. Vì vậy, bất kỳ một nước nào khi chuyển sang áp dụng thuế GTGT cũng đồng thời phải rà soát lại phạm vi và thuế suất của các chính sách thuế khác trong hệ thống thuế. Thuế này thường chiếm tỷ trọng lớn (20 - 30%) trong tổng số thu của ngân sách, xấp xỉ 5 - 10% tổng sản phẩm xã hội và được coi trọng trong tổng thể toàn bộ hệ thống thuế. Thuế GTGT là thuế gián thu điển hình. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện thu thuế GTGT khi bán các hàng hoá,dịch vụ. Tiền thuế GTGT được tính trên cơ sở giá bán hàng hoá, dịch vụ và người mua hàng phải trả trong giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ. Sau khi bán được hàng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế vào ngân sách Nhà nước thay cho người tiêu dùng. Vì thế, thuế GTGT là thuế gián thu và cũng được đánh giá là chính sách thuế tốt xét về mặt “ trách nhiệm chính trị”. Thuế GTGT không ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Theo cách tính đã trình bày ở trên thì thuế GTGT nằm ngoài giá trị tài sản cố định và giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Người mua phải trả thêm tiền thuế GTGT và tiền thuế này sẽ được tách riêng để khấu trừ khi tính thuế GTGT phải nộp ở giai đoạn sau. Thuế GTGT dược tính dựa trên giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ chứ không căn cứ vào hình thái hiện vật, cũng như công dụng của chúng. Đặc điểm này được thể hiện thông qua công thức tính: thuế GTGT chỉ dựa trên hai căn cứ là: doanh thu và thuế suất, không cần quan tâm đến hàng hoá được sử dụng để làm gì. Tổng số thuế GTGT phải nộp của một sản phẩm không phụ thuộc vào các giai đoạn sản xuất. Khi áp dụng thuế GTGT, cho dù sản phẩm có trải qua bao nhiêu giai đoạn thì tổng số thuế GTGT phải nộp của một sản phẩm không phụ thuộc vào các giai đoạn sản xuất. Đó chính là số thuế người tiêu dùng cuối cùng phải trả. Thuế GTGT ở mỗi khâu nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giá trị gia tăng ở khâu đó, vì vậy thuế GTGT không làm tăng giá đột biến khi sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn sản xuất, lưu thông, cung ứng dịch vụ nên không gây xáo trộn lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thuế GTGT là loại thuế mang tính trung lập cao Xét về cơ bản, thuế GTGT không can thiệp sâu vào mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, tiêu dùng theo ngành nghề cụ thể; không gây phức tạp trong việc xem xét từng mặt hàng, từng ngành nghề khi tính thuế. Thuế GTGT thường có thuế suất chênh lệch nhau không nhiều, không khuyến khích việc hội nhập doanh nghiệp theo chiều dọc để tránh thuế. Thuế GTGT có tính chất liên tục và được tính trên toàn bộ giá trị hàng hoá, dịch vụ sau đó khấu trừ phần thuế GTGT đã nộp ở khâu trước. Mục đích chính của thuế GTGT không phải là điều tiết sự chênh lệch về thu nhập hay tài sản của người chịu thuế như thuế thu nhập và thuế tài sản. Vì thế, thuế GTGT thường ít mức thuế suất, số đối tượng được miễn giảm rất hạn chế, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng. Trung lập là vì trừ một số trường hợp rất hãn hữu thuế GTGT không gây nên sự rối loạn, chỉ những trường hợp thuế GTGT được thiết lập rất xa so với những tiêu chuẩn chung và cho phép càng nhiều trường hợp miễn giảm và ngoại lệ thì tính trung lập càng mất dần. áp dụng thuế GTGT sẽ khuyến khích sử dụng hoá đơn chứng từ Để tính được số thuế GTGT phải nộp điều quan trọng là xác định được một cách đúng đắn phần giá trị gia tăng sau mỗi giai đoạn từ sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ đến tiêu dùng. Để thực hiện được điều đó các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải áp dụng nghiêm ngặt những quy định về sử dụng hoá đơn, chứng từ. Điều đó cũng tạo điều kiện để Nhà nước quản lý tốt nền kinh tế. Thuế suất thuế GTGT căn cứ vào loại hàng hoá, dịch vụ chứ không phân biệt ngành nghề và giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ. 3. Vai trò của Thuế GTGT Nền kinh tế ngày càng phát triển , hàng hoá, dịch vụ luân chuyển và tiêu dùng ngày càng nhiều nên số Thuế GTGT phát sinh sẽ ngày một lớn và chiếm vị trí quan trong trong cơ cấu thu ngân sách quốc gia từ thuế. Thông thường, ở những nước càng phát triển thì tỉ trọng đóng góp của thuế VAT chiếm khá cao. Ta có thể thấy được điều đó qua số liệu một số nước phát triển trong khối OECD". Năm 1980 tỷ lệ thuế VAT của các nước trong khối OECD là 17% GDP, trong khi đó tỉ lệ này vào năm 1995 là 15%”. Ta cũng có thể xem cấu trúc thuế trong khối OECD từ năm 1980-1995 để từ đó thấy được vai trò của thuế thu nhập cá nhân trong nguồn thu ngân sách chính phủ hàng năm ở những nước phát triển. Ta có bảng sau : Bảng 2 : Thay đổi cấu trúc thuế trong khối OECD từ 1980-1995 (tỉ lệ % trong tổng thu) 1980 1985 1990 1995 Thuế thu nhập cá nhân 32 30 30 27 Thuế thu nhập công ty 7 8 8 8 Bảo hiểm xã hội 25 25 25 25 Thuế tài sản 5 5 5 5 Thuế tiêu dùng chung 14 16 17 18 Thuế VAT 17 16 15 15 (Nguồn OECD Revenue Statistic) Tuy phần đóng góp của Thuế GTGT giảm đôi chút trong tỷ trọng tổng thu về thuế của khối OECD nhưng OECD bao gồm các nước phát triển nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1980-1995 nên lượng đóng góp vào ngân sách của những nước này là rất đáng kể. Thuế GTGT là loại thuế được các Chính phủ ở các nước phát triển sử dụng rộng rãi do kết cấu đơn giản, dễ kiểm soát khả năng đóng góp cho ngân sách đáng kể và có vai trò nhất định trong việc điều hành chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế khác. Chính sách tài khóa của chính phủ là chính sách sử dụng chi tiêu chính phủ và thuế là hai công cụ cơ bản để điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế, khi nền kinh tế suy thoái thì chính phủ có thể tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để từ đó kích cầu và đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại; còn khi nền kinh tế đang ở thời kì phát triển quá nóng so với mức bình thường thì chính phủ lại giảm chi tiêu của mình hoặc tăng thuế để làm giảm tổng cầu. Bên cạnh chức năng là một trong những công cụ thực hiện chính sách tài khoá của chính phủ, Thuế GTGT được coi là có vai trò to lớn hơn trong việc làm trong lành hoá thị trường, việc khuyến khích sử dụng hoá đơn đối với các thành phần kinh tế để tính và nộp thuế làm cho mỗi người dân có ý thức hơn về nghĩa vụ và quyền của mình đối với Nhà nước. 4. Những ưu nhược của thuế GTGT so với thuế doanh thu tại việt nam 4.1. Ưu điểm của thuế GTGT Thuế GTGT thuộc loại thuế đánh vào tiêu dùng, có phạm vi đối tượng thu rất rộng (thu vào mọi tổ chức cá nhân tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ) nên mặc dù thuế suất quy định không cao song kết quả đem lại số thu cho Ngân sách Nhà nước rất lớn, nó là loại thuế gián thu ứng vào giá bán nên dễ thu hơn các loại thuế trực thu khác. Đây chính là ưu điểm mà thuế doanh thu trước đây cũng có được. Tránh được hiện tượng đánh thuế trùng lắp. Nếu như trước, thuế doanh thu đánh vào toàn bộ doanh thu của mỗi khâu sản xuất, kinh doanh, thì thuế GTGT chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm và được khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước nên không thể có sự chồng chéo thuế qua các giai đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh, phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. Như ta đã biết, một sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn trước khi tới tay người tiêu dùng. Mục tiêu của thuế tiêu dùng là thu trên sản phẩm tiêu thụ, nhưng cách đánh thuế doanh thu sẽ tạo nên nhiều khoản thuế chồng lên thuế khiến cho tổng số thuế phải nộp của một hàng hoá phụ thuộc vào sự tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế. Có nghĩa là sản phẩm hàng hoá càng trải qua nhiều công đoạn sản xuất, lưu thông thì càng phải chịu thuế cao. Ngược lại, hiệu quả của thuế GTGT không phụ thuộc vào sự tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế, dù cho các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh có tập trung ở một doanh nghiệp hay phân chia cho nhiều doanh nghiệp thì tổng số thuế thu được luôn ngang bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: Người thu mua mua mía của nông dân với giá 100.000 đồng/tấn. Thuế doanh thu 4%, sẽ phải nộp thuế 4.000 đồng. Nhà máy đường mua mía sản xuất đường, được 100kg đường thô, với giá bán ra 200.000 đồng, sẽ phải nộp thuế 8.000 đồng. Nhà máy lọc đường mua đường thô về lọc được 80kg đường và bán sỉ cho đại lý 300.000 đồng, sẽ phải nộp thuế 12.000 đồng. Đại lý bán cho người bán lẻ 350.000 đồng, sẽ nộp thuế 14.000 đồng. Người bán lẻ bán cho người tiêu dùng 5000 đồng/kg tức là được 400.000 đồng, sẽ phải nộp thuế 16.000 đồng. Vậy sau 5 giai đoạn, 80 kg đường được bán với giá 5000 đồng/kg phải chịu thuế là 54.000 đồng, nếu còn qua nhiều giai đoạn thì thuế phải nộp còn tăng lên nữa. Thuế chồng lên thuế là vì thuế doanh thu được cộng vào giá bán của giai đoạn trước, giá bán của giai đoạn trước lại cộng vào giá bán của giai đoạn sau, khi bán lại phải chịu thuế trên giá bán, vì vậy thuế suất đúng ra chỉ là 4%, nhưng qua 5 giai đoạn sản xuất, mức thuế lên tới 13,5% (54.000/400.000) Ngược lại, nếu chỉ sản xuất qua ba giai đoạn và bán với giá 350.000 cho người bán lẻ thì chỉ phải chịu lần thuế: khâu sản xuất là 14.000 và khâu bán lẻ 16.000 đồng, cộng 30.000 gây nên không công bằng, không rõ ràng trong xử lý, giải thích. áp dụng thuế GTGT với thuế suất 10% và người nộp thuế được khấu trừ thuế đã nộp trước đó. Với 80 kg đường dù có trải qua bao nhiêu công đoạn, tổng số thuế phải nộp cũng chỉ là 40.000 đồng (400.000 x 10%). Thuế suất thuế GTGT cao hơn thuế doanh thu nhưng mức thuế phải nộp cho 80kg đường lại thấp hơn và hợp lý hơn vì thuế không bị đánh trùng. Thuế GTGT thay thế thuế doanh thu đánh trùng có tác dụng khuyến khích xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Bởi vì thông thường hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT bằng 0% nên nó đảm bảo cho hàng hoá xuất khẩu sẽ hoàn toàn được hoàn lại số thuế GTGT đã nộp mà người xuất khẩu phải chịu trong thị trường nội địa, chi phí của sản xuất hàng xuất khẩu có điều kiện giảm xuống, tạo cơ hội thuận lợi cho hàng xuất khẩu của nước sở tại có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chịu thuế GTGT là nghĩa vụ của những người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên lãnh thổ của nước đánh thuế. Điều đó có nghĩa là những hàng hoá được đem vào tiêu dùng trong nước (nhập khẩu) để dùng thì bị đánh thuế, ngược lại việc tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ ngoài lãnh thổ (xuất khẩu) sẽ không chịu sự điều tiết của thuế GTGT. Xuất khẩu là giai đoạn cuối cùng của quá trình đưa hàng hoá từ trong nước ra nước ngoài tiêu dùng. Khi hàng hoá đến giai đoạn này thì Nhà nước đã thu được một số thuế GTGT ở các khâu trước đó và tổng số thuế này đã được cộng trong số tiền mua hàng của người xuất khẩu. Nếu quy định hàng hoá xuất khẩu không chịu thuế GTGT thì người xuất khẩu không phải nộp thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của khâu xuất khẩu nhưng số thuế GTGT luỹ kế từ các khâu trước vẫn nằm trong giá mua hàng và buộc phải đưa vào trong giá xuất khẩu cho các đối tượng sử dụng ở nước ngoài. Nguyên tắc lãnh thổ trong đánh thuế GTGT đòi hỏi Nhà nước phải hoàn lại số thuế đã thu và đã cấu thành trong trị giá hàng hoá sẽ xuất ra nước ngoài. Với kỹ thuật khấu trừ thuế GTGT, số thuế phải nộp được xác định bằng chênh lệch giữa thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào, Nhà nước quy định thuế suất đầu ra là 0% là nhằm thực hiện việc hoàn lại đó. Vì thuế GTGT đầu ra bằng 0 nên toàn bộ số thuế đã thu được thể hiện trên hoá đơn mua hàng đã được nộp từ trước cho Nhà nước sẽ được trả lại cho người xuất khẩu theo cơ chế này. Rõ ràng, lý do quy định thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu là đòi hỏi khách quan của sự thay đổi lý do đánh thuế cho phù hợp với nguyên tắc đánh thuế GTGT. Và quy định này khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi so với trước đây, so với chế độ thuế doanh thu không có cách giải quyết triệt để vấn đề này. Thuế GTGT cho phép chống trốn lậu thuế có hiệu quả, và tạo ra sự kiểm soát lẫn nhau về thuế. Việc khấu trừ thuế GTGT được tiến hành dựa trên hoá đơn mua vào do vậy áp dụng thuế này không những tự động bắt buộc người mua và người bán phải lập hoá đơn chứng từ mà còn buộc người nộp thuế phải giữ sổ sách kế toán phản ánh đầy đủ, chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Giá trị hàng hoá bán ra hay dịch vụ cung cấp cho bên ngoài của doanh nghiệp này phải là giá trị mua vào hay phí tổn của doanh nghiệp kia, do đó, muốn cùng nhau trốn thuế cũng không được vì quyền lợi mâu thuẫn nhau. Nếu doanh nghiệp này ghi ít trong khi bán ra nhiều để đỡ phải trả thuế thí doanh nghiệp kia lại không được khấu trừ thuế khi bán sản phẩm ra. Chỉ có giai đoạn bán lẻ mới hy vọng trốn thuế nhưng đến giai đoạn này thì phần giá trị tăng thêm cũng ít đi, do vậy chỉ thất thu một phần nhỏ số thuế. Song rõ ràng là với thuế doanh thu, thuế suất cao thì càng khuyến khích người nộp thuế trốn thuế và gây ảnh hưởng đến mục tiêu của các chính sách kinh tế, xã hội. Thu thuế GTGT là một phương pháp thu tiên tiến; nâng cao được tinh thần tự giác và nghĩa vụ của người nộp thuế. Việc giành quyền tự kê khai cho người nộp thuế làm cho họ tự do, không bị ép buộc hoặc không có sự đôi co thoả thuận giữa họ với cơ quan thuế mà lâu nay đối với thuế doanh thu để xác định được doanh thu đúng đắn là việc vô cùng khó khăn. Hơn nữa việc kiểm tra thuế GTGT cũng dễ dàng do buộc người mua, người bán lưu giữ biên lai, chứng từ... - Thuế GTGT chỉ đánh vào tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không đánh vào đầu tư cho sản xuất, kinh doanh; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc khấu trừ thuế GTGT đã nộp ở khâu trước có tác dụng khuyến khích hiện đại hoá sản xuất, đầu tư mới. 4.2 Nhược điểm của thuế GTGT Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, thuế GTGT cũng có một số nhược điểm. Cụ thể: - Thuế GTGT là loại thuế gián thu, có tính chất luỹ thoái nên nếu chỉ coi trọng thuế GTGT thì thiếu sự công bằng. Trên thực tế, càng những người có chí làm ăn, có hoài bão phát triển một ngành nghề nào đó thì luôn có ý thức tiết kiêm, những nhà tỷ phú thì thường rất keo kiệt trong tiêu dùng cá nhân. Do đó cần phải kết hợp thuế GTGT với các loại thuế trực thu khác như thuế thu nhập để điều tiết thu nhập của các đối tượng. - Để thực hiện tốt thuế GTGT đòi hỏi công tác ghi chép hoá đơn, sổ sách kế toán của người nộp thuế phải rõ ràng, minh bạch. Nhưng thực tế không phải tất cả các doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn đều làm tốt công tác này. Chi phí cho việc kiểm soát lại tờ khai của người nộp thuế rất lớn. Để làm tốt thì cần có hệ thống máy vi tính đầy đủ, tin học hoá ngành thuế. Quản lý không chặt chẽ thì sẽ dẫn đến tình trạng Nhà nước phải bồi hoàn thuế nhiều hơn số thuế thu được. - Ưu điểm của thuế GTGT là tính trung lập cao, nhưng đồng thời nó lại không uyển chuyển, mềm dẻo như thuế doanh thu, thích hợp với nền kinh tế mới chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Thuế doanh thu, với nhiều mức thuế suất, được áp dụng phân biệt theo từng sản phẩm, ngành nghề, dịch vụ; không thu đối với hàng hoá xuất khẩu; thực hiện giảm thuế cho doanh nghiệp mới đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh... nên rất linh hoạt, phù hợp với sự biến động và phát triển của nền kinh tế. 5.Vấn đề thuế GTGT đầu vào Vấn đề thuế GTGT đầu vào là cách gọi theo luật thuế GTGT , thực ra đó chính là việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu trừ thuế. 5.1 Khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau: Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ. Thuế đầu vào của hàng hoá dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT mua vào tháng nào sẽ được kê khai khấu trừ toàn bộ số thuế phải nộp trong tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay chưa xuất dùng. Trong trường hợp cơ sở sản xuất chế biến mua hàng hoá là các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất, phế liệu thu gom mà không có hoá đơn thuế GTGT và một số trường hợp khác, số thuế GTGT đơn vị được khấu trừ sẽ tính theo một tỷ lệ nhất định trên giá mua vào. Tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại hàng hoá do Chính phủ quy định. Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là: Số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT khi mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu; bảng kê hàng hoá mua vào theo mẫu của cơ quan thuế đối với hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản. 5.2 Hoàn thuế GTGT. ứng với quyền đòi thuế của Nhà nước, doanh nghiệp cũng cơ quyền đòi lại thuế trong một số trường hợp nhất định. Việc doanh nghiệp được yêu cầu Nhà nước trả lại một khoản thuế khi có đầy đủ các yếu tố cấu thành thì có thể coi là quyền đòi thuế của doanh nghiệp. Thời điểm phát sinh quyến đòi lại thuế của doanh nghiệp thường gắn liền với thời điểm thực hiện quyền đòi thuế của Nhà nước (thời điểm kê khai nộp thuế) và sau thời điểm nộp thuế vào NSNN thì doanh nghiệp bắt đầu có quyền thực hiện quyền đòi lại thuế của mình. Xuất phát từ bản chất của thuế GTGT là một loại thuế gián thu, đánh vào hoạt động chuyển giao hàng hoá, cung cấp dịch vụ nhưng được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng theo phương pháp khấu trừ nên việc đòi lại thuế của doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát sinh. Tiến hành hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp cũng tức là đã thực hiện quyền đòi lại thuế của doanh nghiệp. ở Việt Nam, các đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT được quy định như sau: Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp: + Nếu cơ sở có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra trong thời gian 3 tháng liên tiếp trở lên. + Cơ sở kinh doanh đầu tư mới đăng ký nộp thuế với cơ quan thuê nhưng chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên sẽ xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm, hoặc từng quý, nếu số thuế đầu vào lớn. + Cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế đầu vào của tài sản đầu tư đã tính khấu trừ sau 3 tháng mà số thuế chưa khấu trừ vẫn còn lớn. Những cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng kỳ với số lượng hàng lớn, nếu phát sinh số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu lớn so với thuế đầu ra thì được xét hoàn thuế từng kỳ. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có số thuế nộp thừa. Các dự án sử dụng vốn ODA. Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức cá nhân nước ngoài mua hàng hoá tại Việt Nam được hoàn lại số thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn thuế GTGT khi mua hàng hoá để viện trợ. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thủ tục hoàn thuế: Các tổ chức, cá nhân thuộc diện được xét hoàn thuế phải gửi văn bản đề nghị, kèm theo hồ sơ hoàn thuế tới cơ quan quản lý thu thuế cơ sở. Cơ sở kinh doanh tự kê khai và tự chịu trách nhiệm trước Pháp luật. Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế và trong thời hạn 15 ngày (đối với hàng mua từ nguồn vốn ODA thì thời hạn trong 3 ngày) cơ quan thuế phải giải quyết việc hoàn thuế cho cơ sở. 5.3. Kế toán thuế GTGT đầu vào trong các doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu trừ 5.3.1. Tài khoản và phương pháp hạch toán Theo luật thuế GTGT, để hạch toán thuế GTGT đầu vào theo phưong pháp khấu trừ trong các doanh nghiệp, kế toán phải sử dụng tài khoản 133-thuế GTGT được khấu trừ, kết cấu tài khoản này như sau : Bên nợ : số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Bên có : số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ . Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Thuế GTGT đầu vào của hàng mua đã trả lại, được giảm giá . Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại Số dư bên nợ :số GTGT đầu vào còn được khấu trừ ,số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả . Tài khoản 133 có hai tài khoản cấp hai Tài khoản 1331- thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ :dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào đựoc trừ của hàng hoá , vật tư , dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất , kinh doanh hàng hoá , dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế . Tài khoản 1332- thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ: dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của qúa trình đầu tư mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu . Khi vật tư , hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh sản xuất hang hoá theo phương pháp khấu trừ thuế ,kế toán ghi : Nợ TK 152- nguyên liệu , vật liệu Nợ TK 156- hàng hoá Nợ TK211- TSCĐ hh Nợ TK213- TSCĐ vh Nợ TK 611- mua hàng Nợ TK 133- thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112 ,331....... Khi mua vật tư , dịch vụ dùng ngay vào qua trình sản xuất kinh doanh hàng hoá , dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ kế toán ghi như sau : Nợ TK 621, 627, 641, 641, 241.... Nợ TK 133- thuế GTGT được khấu trử Có TK111,112,331... Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (không qua nhập kho), kế toán ghi: Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111 , 112, 331... Khi trả lại hàng cho người bán kế toán phải ghi giảm thuế GTGT được khấu trừ Nợ TK 111, 112 , 331... Có TK 133: thuế GTGT đầu vào Có TK 152,153: giá chưa có thuế GTGT * Đối với hàng hoá xuất khẩu Khi mua hàng hoá vật tư chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 151, 156 … giá trị hàng mua Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,331: tổng giá thanh toán Vì mức thuế xuất đối với hàng xuất khẩu là 0% nên cuối kỳ sẽ được khấu trừ số thuế GTGT Theo quy định của luật thuế GTGT * Với hàng hoá nhập khẩu Khi nhập khẩu vật tư , thiết bị , hàng hoá , kế toán ghi như sau : Nợ TK 133: số thuế GTGT được khấu trừ Có TK 33312: số thuế GTGT phảI nộp Theo quy định hiện hành khi nhập khẩu thì doanh nghiệp nhập khảu sẽ phải nộp thuế GTGT ngay tại cửa khẩu , sau đó sẽ được cơ quan thuế hoàn thuế sau Cuối kì, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, kế ghi ghi : Nợ TK 3331- thuế GTGT phải nộp Có TK133- thuế GTGT được khấu trừ Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước : Nợ TK:3331- thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112:... Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra. Số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế . Đối với cơ sở kinh doanh hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế mà thường xuyên có số thuế GTGT đầu vào lớn h._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV192.doc
Tài liệu liên quan