Thuế giá trị gia tăng (VAT) và sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh trên địa bàn Quận Cầu Giấy

Chương I Thuế GTGT và sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh trên địa bàn Quận Cầu Giấy 1.1. Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT * Khái niệm về thuế giá trị gia tăng: Thuế GTGT có tên gọi theo tiếng Pháp là “Tax sur la value ajourtée” (TVA) hay theo tiếng anh là “Value Added Tax” (VAT). VAT có nguồn gốc thuế doanh thu và người đầu tiên đề xuất loại thuế này là một người Đức t

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thuế giá trị gia tăng (VAT) và sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh trên địa bàn Quận Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên là Carl Friedrich Vol Siemens nhằm khắc phục sự chồng chéo của thế doanh thu từ năm 1918. Nhưng Vol Siemén không thuyết phục được chính Phủ Đức áp dụng loại thuế này. đến năm 1947 thuế GTGT lại được đề cập đến trong tác phẩm về “Cái tổ hệ thống thuế” của nhà kinh tế học người Mỹ tên là Chao. ở Nhật Bản một dự án về thuế này đã được đệ trình ra quốc hội năm 1953 nhưng không được thông qua. Năm 1954 Pháp là nước đầu tiên thực hiện thuế GTGT nhưng chỉ mới áp dụng ở khâu sản xuất. Đến năm 1963 chỉ có 47 nước áp dụng thuế GTGT thì đến nay đã có hơn 120 nước áp dụng loại thuế này. Riêng ở Châu á, thuế GTGT ngày càng trở thành loại phổ biến. ở Việt nam thuế GTGT được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bước 1 (1990) áp dụng thử nghiệm năm 1993 ở 11 đơn vị (ngành đường, dệt, xi măng) ban hành thành luật và được thông qua tại kỳ hợp thứ 11 Quốc hội khoá 9 ngày 10 tháng 5 năm 1997 để chính thức áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. Trước hết ta có thể hiểu GTGT là phần giá trị mới được tạo ra trong sản xuất kinh doanh. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ với tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng. Như vậy thuế giá trị gia tăng là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Về hình thức, thuế GTGT do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán. Về bản chất, người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng, hoặc người sản xuất, hoặc cả người sản xuất và người tiêu dùng phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu của hàng hoá đó trên thị trường. * Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng - Thuế GTGT mang tính chất thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng khi họ tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. - Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tưng thêm của mỗi giai đoạn. Vì vậy, tổng số thuế thu được ở các giai đoạn sẽ bằng với số thuế tính theo giá bán cho người tiêudùng cuối cùng. Vấn đề cơ bản khi nghiên cứu bản chất của thuế GTGT là phải xác định được thành phần của giá trị tăng thêm ở mỗi giai đoạn sản xuất kinh doanh. Có như vậy mới tính được một cách chính xác số thuế GTGT của mỗi giai đoạn đó. - Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao được thể hiện trên các khía cạnh sau: + Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế. Dù nền kinh tế và mức sống của xã hội tăng hay giảm thì người dân vẫn luôn có những nhu cầu nhất định. Do đó việc tiêu thụ hàng hoá dịch vụ vẫn phải diễn ra. + Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế, nghĩa là việc phân đoạn chu trình kinh tế nhiều hay ít đều không ảnh hưởng đến số thuế GTGT thu được. - Thuế GTGT có khả năng đem lại số thu thường xuyên và ổn định cho Ngân sách Nhà nước tuỳ theo quan điểm động viên của mỗi Nhà nước. Thuế GTGT phụ thuộc vào mức tiêu dùng xã hội. Phần lớn các nước áp dụng thuế GTGT có số thu về thuế GTGT chiếm khoảng 15% đến 30% tổng thu ngân sách (khoảng 5% đến 10% GDP). 1.1.2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT. Theo luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thực hiện, nội dung cơ bản của thuế GTGT bao gồm: * Đối tượng chịu thuế GTGT: Theo quy định tại điều 2 luật thuế GTGT và điều 2 nghị định số 79/2000/NĐ-CP của Chính phủ thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt nam, trừ 26 nhóm hàng hoá, dịch vụ theo quy định tại Điều 4 Luật thuế GTGT. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm: - Được sản xuất và tiêu dùng trong nước. - Được nhập khẩu tiêu dùng trong nước - Được sản xuất và tiêu dùng nội bộ. - Được mua, bán dưới mọi hình thức, bao gồm cả trao đổi bằng hiện vật (không thanh toán bằng tiền). * Đối tượng nộp thuế GTGT: Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế GTGT và điều 3 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP của Chính phủ thì các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt nam không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT. * Căn cứ tính thuế GTGT: Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. - Giá tính thuế: Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT. Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu bằng giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Ngoài ra, giá tính thuế GTGT đối với một số trường hợp khác cũng được quy định cụ thể tại Điều 6 của Nghị định số 79/2000/NĐ-CP của Chính phủ chi tiết thi hành luật thuế GTGT. - Thuế suất: Có 4 mức thuế 0%, 5%, 10%, 20%. + Thuế suất 0%: áp dụng cho hàng hoá dịch vụ xuất khẩu + Thuế suất 5%: áp dụng cho hàng hoá dịch vụ có tính chất thiết yếu trong đời sống kinh tế, xã hội. + Thuế suất 10%: áp dụng cho các nhóm hàng hoá, dịch vụ thông thường trong đời sống kinh tế, xã hội. + Thuế suất 20%: áp dụng cho nhóm hàng hoá, dịch vụ cao cấp cần phải điều tiết. * Phương pháp tính thuế GTGT: Thuế GTGT phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. - Phương pháp khấu trừ thuế: áp dụng cho các đơn vị, tổ chức kinh doanh chấp hành tốt công tác hạch toán kế toán và chế độ sử dụng hoá đơn, chứng từ bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các Công ty cổ phần, hợp tác xã và các đơn vị tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT. Theo phương pháp này : Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào. Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế xuất hàng hoá GTGT của hàng hoá dịch vụ đó Thuế GTGT đầu vào là số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGR khi mua hàng hoá, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu. Hoặc thuế GTGT được khấu trừ khống đối với các trường hợp theo quy định với tỷ lệ từ 2% - 3% giá trị hàng hoá mua vào. - Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT: áp dụng đối với các cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt nam tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế . Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng bạc đá quý, ngoại tê. Theo phương pháp này: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá dịch vụ chịu thuế X Thuế suất hàng hoá GTGT của hàng hoá dịch vụ đó Trong đó: GTGT của hàng hoá dịch vụ thuế = Giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng Đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh thuế GTGT có thể còn được tính theo những phương pháp tính thuế trong từng trường hợp cụ thể sau đây: + Trường hợp 1: Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì thuế GTGT được xác định căn cứ vào giá mua bán ghi trên chứng từ. + TRường hợp 2: Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng, dịch vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá dịch vụ thì tính thuế GTGT được xác định như sau: Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất thuế GTGT Trong đó: GTGT = Doanh thu x Tỷ lệ % GTGT tính trên doanh thu. + Trường hợp 3: Đối với cá nhân (hộ kinh doanh) chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ các hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế. Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất thuế GTGT Trong đó: GTGT = Doanh thu ấn định x Tỷ lệ % GTGT tính trên doanh thu. Tỷ lệ % GTGT tính trên doanh thu được tổng cục thuế hướng dẫn để xác định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và hợp lý giữa các địa phương. 1.2. Kinh tế ngoài Quốc doanh và Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh. 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và vị trí của Kinh tế ngoài Quốc doanh: 1.2.1.1. Khái niệm Kinh tế ngoài Quốc doanh: Những khái niệm dùng để chỉ các thành phần kinh tế là những phạm trù mang tính chất lịch sử. Các tiêu chuẩn chủ yếu để phân loại các thành phần kinh tế là chế độ sở hữu và chế độ quản lý. Trong nền kinh tế trị trường, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là tất yếu khách quan và việc phân loại các thành phần kinh tế theo những tiêu thức nhất định sẽ giúp chúng ta phát huy được những mặt tích cực, hạn chế và khắc phục những tồn tại của mỗi thành phần kinh tế. Các tiêu thức phân loại các thnàh phần kinh tế phụ thuộc vào mục tiêu quản lý của Nhà nước với nội dung như: Của ai; mục tiêu chính là gì; do ai quản lý, kiểm soát, chi phối. Với tiêu thức như vậy nền kinh tế có hai thành phần kinh tế chủ yếu: Kinh tế Nhà nước và Kinh tế tư nhân. Với hai thành phần kinh tế này, nền kinh tế cũng chia ra hai khu vực kinh tế rõ rệt: Khu vực kinh tế Quốc doanh và khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh. Khu vực kinh tế Quốc doanh bao gồm toàn bộ những đơn vị kinh tế cơ sở do Nhà nước bỏ vốn đầu tư, hoạt động với mục tiêu chủ yếu là cung cấp các dịch vụ công cộng phục vụ sự nghiệp phát triển xã hội, là công cụ để thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, tạo nên những sự cần thiết cho nền kinh tế phát triển. Khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh là toàn bộ những đơn vị kinh tế cơ sở do tư nhân (bao gồm một hoặc tập thể cá nhân) bỏ vốn đầu tư dưới nhiều hình thức, nhằm mục đích chủ yếu là lợi nhuận và chịu sự chi phối của các chủ đầu tư. Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh rất đa dạng, bao gồm kinh tế tập thể kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân và được tổ chức với nhiều hình thức: công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, hộ cá thể... 1.2.1.2. Đặc điểm của kinh tế ngoài Quốc doanh: - Tính chất sở hữu tư nhân về tư liệu lao động: Đặc điểm cơ bản của khu vực ngoài Quốc doanh là mang tính sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tính tư hữu cao và hoạt động theo cơ chế thị trường với mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận. Khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh bao gồm các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh và sản xuất nhỏ (hộ kinh doanh cá thể.) Các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần và các đơn vị theo hình thức HTX. - Hoạt động của thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh mang tính phân tán: Phạm vi hoạt động của thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh mang tính phân tán, rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, tập trung vào các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ ăn uống. Do tính chất kinh doanh và loại hình đa dạng, khu vực kinh tế ngoài hoạt động trên phạm vi rộng, quy mô không đồng đều, tính tập trung không cao. Đặc điểm này cho thấy những khó khăn của các cấp trong việc giám sát, quản lý khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh. - Tính chất quy mô vốn: Quy mô sản xuất kinh doanh trong các đơn vị thường nhỏ, vốn ít công nghệ lạc hậu thường tập trung chủ yếu ở các ngành thương mại, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng khách sạn và đặc biệt là dịch vụ... Các đơn vị này hoạt động ở các ngành có tính năng động cao nên dễ dàng chuyển hướng kinh doanh, dễ thích nghi với hoàn cảnh và yêu cầu của nền kinh tế. - Sự tồn tại và phát triển mang tính tự phát: Bên cạnh tính phát triển tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, của đời sống và các ưu thế của nó, sự tồn tại và phát triển của thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh còn phụ thuộc vào cung cầu thị trường hàng hoá, vào những chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích hay hạn chế phát triển. - Về việc chấp hành chế độ hạch toán kế toán và những quy định của Nhà nước: ý thức, chấp hành pháp luật của các đơn vị thuộc thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh không cao thể hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ mua bán hàng hoá chưa đầy đủ, không theo đúng quy định của Nhà nước, nếu có cũng chỉ mang tính chất hình thức. Việc giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ chủ yếu bằng tiền mặt, rất ít trường hợp thanh toán qua ngân hàng do đó công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. 1.2.1.3. Vị trí, vai trò của khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh trong sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta: Vị trí của khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh trong sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã phát triển theo hướng mới, chúng ta đã tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước nhà thành một nước công nghiệp vững mạnh vào năm 2020. Trong bối cảnhnền kinh tế còn non yếu về nhiều mặt, Đảng và Nhà Nước ta đã đề ra những đường lối, chiến lược hết sức sát thực và cụ thể, từng bước đưa nền kinh tế hoà nhập cùng với sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực nói riêng và trong nền kinh tế toàn cầu nói chung. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong những năm qua chúng ta đã có nhiều cố gắng để phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà Nước. Đảng và Nhà Nước đã tạo ra nhiều hành lang thuận lợi giúp cho các thành phần kinh tế phát triển có hiệu quả. Nhờ những chủ trương , chính sách đúng đắn của Nhà Nước, khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh ngày càng phát triển với cơ cấu đa dạng và giữ vị trí quan trọng. Sự hình thành của khu vực kinh tế goài Quốc doanh đã đem lại rất nhiều lợi ích kinh tế xã hội trong phạm vi cả nước, cụ thể là: - Với những chính sách ưu tiên và động viên hợp lý, khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh đã thu hút được rất nhiều vốn đầu tư của các đối tượng khác nhau. - Một phần lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội đã được đặt vào kinh doanh đúng mục đích và có hiệu quả, góp phần làm phong phú hơn nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của đất nước. Việc thu hút vốn của khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh có ý nghĩa quan trong để kích thích đầu tư và phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Thêm vào đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng, với quy mô và hình thức kinh doanh ngày càng phong phú, khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh đã và đang góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Khó có thể thống kê hết số lao động được tập trung vào khu vực này. Cùng với sự mở rộng của khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh, hàng năm hàng ngàn người lao động có việc làm. Người lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh ở các ngành nghề khác nhau, phát huy tay nghề truyền thống, tay nghề khéo léo, tính cần cù và trên cơ sở đó tạo ra hiều sản phẩm cho xã hội. Thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho NSNN. Với số lượng đơn vị kinh doanh đông đảo ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề Nhà nước cho phép, có thể nói thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh đóng góp một số thu không nhỏ cho Nhà Nước. Thông qua các khoản thu như thuế, phí, lệ phí so sánhánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm Nhà Nước đã huy động được một số thu đáng kể tù thành phần kinh tế này. Nếu thành phần kinh tế ngoài quôc doanh chiếm vai trò chủ đạo, nắm giữ những bộ phận then chốt, có vị trí chi phối nền kinh tế quốc dân thì thànhphần kinh tế ngoại quốc tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ trong toàn tổng kinh tế sản phẩm kinh tế cả nước nhung thành phần kinh tế này đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Nó tạo ra một khối lượng sản phẩm không nhỏ trong tổng sản phẩm xã hội. Với số lượng đông đảo các đơn vị kinh tế, các hộ kinh doanh thuộc thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh, có thể làm các dịch vụ trung gian, đại lý tiêu thụ sản phẩm hoặc sản xuất các phụ liệu cho các doanh nghiệp Nhà Nước. Mặt khác thông qua hoạt động của mình, thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh có thể cung cấp nguyên vật liệu, cung cấp các yếu tố sản xuất cho các doanh nghiệp Nhà Nước giúp các doanh nghiệp này làm ăn hiêụ quả hơn. Vai trò của khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh trong sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta: Với quan điểm phát triển kinh tế nước ta bằng con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nhằm đưa nước nhà thành một nước công nghiệp vững mạnh vào năm 2020, tất yếu cần có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong những năm qua chúng ta đã có nhiều cố gắng để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, Đảng và Nhà nước tạo ra những hành lang thuận lợi giúp cho các thành phần kinh tế phát huy hiệu quả. Nhờ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh ngày càng phát triển với cơ cấu đa dạng. Sự hình thành của khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh vai trò không thể phủ nhận đối với nền kinh tế nhất là trong tình hình nước ta hiện nay. Kinh tế ngoài Quốc doanh với những chính sách ưu tiên và động viên hợp lý, một phần lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội đã được đưa vào kinh doanh đúng mục đích và có hiệu quả, góp phần làm phong phú hơn nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của đất nước. Việc thu hút vốn của khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh có ý nghĩa quan trọng để kích thích đầu tư và phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với quy mô và hình thức kinh doanh ngày càng phong phú, khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh đã và đang đóng góp phần lớn trong việc tạo công ăn việc làm thu nhập cho người lao động. ở nước ta hàng năm có khoảng 1,5 triệu người đến độ tuổi lao động. Nếu như chỉ thông qua thành phần kinh tế Quốc doanh thì sẽ không bao giờ đáp ứng được hết những người có nhu cầu lao động. Như vậy, chỉ có khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh với mọi loại hình, mọi quy mô, mọi loại ngành nghề mới sử dụng hết số lao động này và trên cơ sở đó tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Cùng tồn tại đan xen với thành phần kinh tế Quốc doanh, kinh tế ngoài Quốc doanh là nhân tố xúc tác quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thành phần kinh tế Quốc doanh nói riêng. Với số lượng cơ sở kinh doanh đông đảo, kinh tế ngoài Quốc doanh đã trở thành các đơn vị dịch vụ trung gian, đại lý tiêu thụ sản phẩm hoặc tham gia sản xuất gia công một phần, một khâu, một công đoạn của quá trình kinh tế cho các doanh nghiệp Nhà nước. Ngược lại các doanh nghiệp Nhà nước có điều kiện ưu đãi và lợi thế cạnh tranh. Từ đó có điều kiện phát triển, đồng thời tác động tương hỗ trở lại cho thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh cùng phát triển. Kinh nghiệm cho thấy ở các nước đang phát triển, cơ chế thị trường và kinh tế ngoài Quốc doanh đã trở thành động lực kích thích kinh tế phát triển tốt đẹp hơn so với sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào quá trình kinh tế. Thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Với số lượng đơn vị kinh doanh đông đảo, ở mọi lĩnh vực , mọi ngành nghề đã đem lại một nguồn thu tương đối lớn cho Ngân sách Nhà nước. Hiện nay nước ta có khoảng 4 vạn doanh nghiệp ngoài Quốc doanh và gần 2 triệu hộ cá thể. Đây là tiềm năng rất lớn của nền kinh tế nếu có cơ chế quản lý tốt thì mức động viên từ khu vực kinh tế này sẽ ổn định và ngày càng chiếm tỷ trọng trong cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước. Xuất phát từ vị trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh với toàn xã hội nói chung và đối với nền kinh tế quốc dân nói riêng. Đảng và Nhà nước ta đang tạo mọi điều kiện để thành phần kinh tế này ngày càng phát triển lành mạnh trở thanhf một thành phần kinh tế quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhất cho đất nước, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng cho nền kinh tế. 1.2.2. Quy trình quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh: Quy trình quản lý thu thuế được xây dựng nhằm cải tiến công tác quản lý thu thuế theo hướng phân công, phân nhiệm rõ ràng cụ thể giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý thu thuế, tăng cường công tác kiểm tra thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp trốn lậu thuế, giảm hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế. Thực hiện ổn định mức thuế, tạo thuận lợi cho ĐTNT yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh, quy trình quản lý bao gồm: Quy trình đăng ký thuế, quy trình đieuè tra doanh số ấn định, quy trình xét miễn giảm thuế quy trình tính thuế, lập sổ bộ thuế, quy trình xử lý tờ khai. Xử lý giấy nộp tiền và lập báo cáo kế toán - thống kê thuế. 1.2.2.1. Quy trình đăng ký thuế. - Quản lý địa bàn: Cán bộ thuế có trách nhiệm đieuè tra, nắm chắc số hộ có sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nắm diễn biến hoạt động của các hộ để có biện pháp quản lý phù hợp. - đối tượng nộp thuế kê khai đăng ký thuế gồm có: + Cá nhân (hộ) ra kinh doanh lần đầu. + Cá nhân (hộ )nghỉ kinh doanh dài hạn nay tiếp tục kinh doanh. - Nhận tờ khai đăng ký thuế: Đội thuế nhận và kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên tờ khai đăng ký thuế. Từ đó phát hiện ra các sai phạm để có biện pháp xử lý kịp thời. - Nhận giấy chứng nhận đăng ký thuế: Tổ kế hoạch - nghiệp vụ Chi cục thuês nhận giấy chứng nhận đăng ký thuế, các tờ khai đăng ký thuế và bản danh sách ĐTNT được cấp mã số của Chi cục từ cục thuế gửi về. CĂn cứ vào danh sách đó, tổ kế hoạch - nghiệp vụ lập sổ danh bạ thuế theo mẫu quy định của ngành. - Gửi giấy chứng nhận đăng ký thuế cho ĐTNT: Các đội thuế thực hiện phát giấy chứng nhận đăng ký thuế cho ĐTNT đồng thời hướng dẫn ĐTNT các thủ tục nộp thuế và việc sử dụng mã số thuế. 1.2.2.2. Quy trình Điều tra doanh số ấn định (đối với hộ ấn định thuế) - Giao chỉ tiêu phấn đấu Phòng nghiệp vụ cục thuế và tổ Kế hoạch - nghiệp vụ Chi cục thuế tiến hành khảo sát kiẻm tra,từ đó giao chỉ tiêu, phấn đấu cho chi cục thuế thực hiện tron thời gian tới. - Phân loại ĐTNT: Các đội thuế tiến hành phân loại các hộ kinh doanh theo ngành nghề, quy mô kinh doanh và phương pháp kinh doanh mà đưa ra thời hạn ổn định thuế cho phù hợp. - Hướng dẫn ĐTNT kê khai thuế: Đội thuế hướng dẫn thủ tục kê khai thuế cho các hộ mới ra kinh doanh,( nộp thuế theo phương pháp ấn định thuế) và các hộ kinh doanh sắp hết hạn ổn định thuế. - Điều tra xác định doanh số của ĐTNT: Đội thuế chọn ra một số hộ điển hình để điều tra, thông qua kết quả điều tra phối hợp đưa ra mức doanh số dự kiến ổn định trong thời gian tiếp theo. - Thực hiện công khai hoá dự kiến: Đây là công việc cần thiết để góp phần làm chính xác và hợp lý hơn nữa mức ấn định doanh thu đối với các hộ/ - Tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn thuế: Hội đồng tư vấn thuế tham gia ý kiến về danh sách dự kiến mức doanh thu ấn định của hộ mới ra kinh doanh và điều chỉnh doanh số các hộ sắp thời hết thời hạn ổn định thuế. - Duyệt mức doanh số ấn định: Nội dung kiểm tra gồm: + Việc xác định doanh số của đội thuế đã thực hiện theo đúng quy trình chưa. + Đã cân đối với các địa bàn khác chưa. + Có phù hợp với các chỉ tiêu thu được giao chưa. Việc điều tra xác định mức dự kiến doanh số ấn định của các hộ sắp hết hạn ổn định thuế phải được tiến hành trong tháng trước hộ hết hạn ổn định thuế. * Quy trình xét miến, giảm thuế. - ĐTNT nộp đơn đề nghị miễn giảm thuế. - Tổ kiểm tra Chi cục phối hợp với đội thuế tổ chức tiến hành kiểm tra, giải quyết đơn đề nghị miễn giảm thuế. 1.2.2.3. Quy trình tính thuế, lập sổ bộ thuế (đối với hộ ấn định thuế). - Tập hợp các căn cứ tính thuế: Tổ kế hoạch - nghiệp vụ thu thập danh sách dự kiến doanh số ấn định của các hộ mới ra kinh doanh và các hộ dự kiến điều chỉnh doanh số ấn định, danh sách hộ miễn thuế, hộ nghỉ kinh doanh để đieuè hcỉnh thuế cho kỳ tới, danh sách các hộ tiếp tục ổn định thuế, để làm căn cứ tính thuế cho kỳ tới. - Tính thuế, tính nợ và phạt (nếu có) và lập sổ bộ thuế. - Tổ chức duyệt bộ sổ bộ thuế. - Công khai mức thuế tại trụ sở UBND phường, xã các đội thuế để các ĐTNT được biết. - Thông báo thuế - Công tác kiểm tra 1.2.2.4. Quy trình xử lý tờ khai (Đối với hộ kê khai theo phương pháp trực tiếp) - ĐTNT lập tờ khai thuế và gửi đến cơ quan thuế. - Đội thuế nhận và kiểm tra tờ khai. - Thông qua tờ khai, tổ kế hoạch, nghiêp vụ tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu, các căn cứ tính thuế để ấn định doanh số và thuế. - Tổ kế hoạch — nghiệp vụ căn cứ vào tờ khai thuế, danh sách ấn định thuế, các kết quả kiểm tra, thanh tra để tính thuế, tính nợ, tính phạt và lập sổ bộ thuế. - Thông báo thuế được thực hiện theo trình tự ra các lần thông báo thuế + Thông báo thuế lần 1 + Nếu chưa nộp thuế tiếp tục thông báo thuế lần 2 và 3. - Phạt hành chính thuế với đối tượng vi phạm quá trình thu nộp thuế. - Lập lệnh thu: Được thực hiện với các đối tượng nợ thuế lớn, kéo dài - Công tác kiểm tra lựa chọn và tiến hành kiểm tra tại cơ sở kinh doanh của ĐTNT theo phương pháp kê khai. - Quyết toán thuế. 1.2.2.5. Xử lý giấy nộp tiền lập báo cáo kế toán thống kê thuế. - Nộp thuế ĐTNT căn cứ vào thông báo nộp thuế để nộp thuế - Thu thuế tại kho bạc: Kho bạc thu tiền thuế của ĐTNT nộp trực tiếp và của cán bộ thuế thu bằng biên lai thuế. - Theo dõi tình hình nộp thuế (chấm bộ thuế) - Kiểm tra các ĐTNT nợ đọng thuế. - Chuyển chứng từ nộp thuế của ĐTNT theo phương pháp khấu trừ về cục. - Tổ kế hoạch - nghiệp vụ hàng tháng tổ chức thẩm hạch biên lai theo phương pháp chọn điểm, chọn địa bàn hoặc chọn ĐTNT. - Lập báo cáo kế toán, thống kê gửi Chi cục và cấp trên để phục vụ cho công tác chỉ đạo thu. Qua quy trình trên, để có thể quản lý thuế có hiệu quả đối với thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh thì trọng tâm quản lý thuế phải được chú trọng ở các khía cạnh sau: - Quản lý ĐTNT - Quản lý căn cứ tính thuế - Quản lý công tác thu nộp, hạn chế nợ đọng thuế. - Quản lý công tác kiểm tra thanh tra thuế. 1.3.1. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh. 1.3.1.1. Tầm quan trọng của việc quản lý thuế VAT đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh: Khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh là khu vực phát triển phong phú và năng động nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế cần có sự điều chỉnh của Nhà nước thông qua các công cụ như luật pháp, kinh tế, hành chính... trong đó thuế là công cụ đặc biệt quan trọng. Qua hơn 3 năm thực hiện luật thuế GTGT đã đưa lại những kết quả đáng phấn khởi: sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế vẫn tiếp tục phát triển tốc độ tăng trưởng đạt từ 5-8%. Công tác thu ngân sách 3 năm qua đều hoàn thành vượt mức dự toán được giao từ 14-24% và tăng so với cùng kỳ. Trong các sắc thuế gián thu, thuế GTGT được coi là phương pháp thu tiến bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do các mục tiêu lớn của chính sách thuế như: Thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, đảm bảo nguồn thu Ngân sách Nhà nước không bị biến động lớn, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuế GTGT là một sắc thuế mới được ban hành nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi vướng mắc, khó khăn cần giải quyết. Một hệ thống thuế có cơ cấu hợp lý rõ ràng, tính khả thi cao nhưng quản lý kém sẽ không phát huy được hiệu quả. Do vậy cần tăng cường quản lý để đảm bảo phát huy hiệu quả của luật thuế GTGT và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Nếu như thành pahàn kinh tế Quốc doanh chiếm vai trò chi phối nền kinh tế, thì thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng ngày càng phát triển và chiếm một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Khu vực kinh tế này không những chiếm ột khối lượng sản phẩm tương đối trong tổng sản phẩm xã hội, mà nguồn thu từ thành phần kinh tế này chiếm một tỷ trọng thương đối lớn trongtổng thu Ngân sách Nhà nước. đồng thời nó còn thu hút một lực lượng lao động lớn mà thành phần kinh tế Quốc doanh chưa đảm bảo hết, giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động dư thừa, tạo thu nhập và từng bước góp phần nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư. Hoạt động kinh tế ngoài Quốc doanh là hoạt động tồn tại khách quan do đòi hỏi của sản xuất và đời sống xã hội. Với quan điểm đó hoạt động của thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh ngày càng trở lên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cả trong hiẹen tại và tương lai. Nhưng trong những năm qua, việc quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh còn tồntại nhiều thiếu sót dẫn đến kết qủa là thất thu thuế. Nhà nước bị chiếm dụng vốn gây tác động xấu đối với nền kinh tế. Xuất phát từ đặc điểm của khu vực Quốc doanh là mang tính sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Hoạt động kinh tế ngoài Quốc doanh mang tính tự chủ cao, tự tìm hiểu nguồn lực, vốn, sức lao động, quyết định từ quy trình sản xuất kinh doanh đến phân phối tiêu thụ sản phẩm. Do thành phần kinh tế này rất nhạy bén, linh hoạt trong kinh doanh cho nên nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế cho thị trường như : kinh doanh trái phép, làm hàng giả, trốn thuế nhằm thu lợi nhuận cao. Bên cạnh đó hệ thống kế toán của các hộ kinh doanh thực hiện chưa triệt để đôi khi chỉ là hình thức chống đối, có biểu hiện thiếu trung thực trong việc ghi chép hoá đơn và phương pháp hạch toán để trốn thuế. Mặt khác với số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh đông đảo phát triển đa dạng nhiều ngành nghề do đó quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh khá phức tạp. Thêm vào đó, các hộ kinh doanh thuộc khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh có trình độ văn hoá và sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, ý thức chấp hành luật thuế chưa cao, luôn tìm mọi cách trốn thuế. Chính điều này gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan thuế nói chung và các cán bộ thuế nói riêng. Như vậy việc tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh là điều hết sức cần thiết và rất quan trọng. Vì công tác thu thuế ngoài Quốc doanh khôngchỉphục vụ cho._. mục tiêu ngân sách mà còn đảm bảo công bằng xã hội, thực hiện chức năng kiểm soát, định hướng Nhà nước, thúc đẩy các cơ sở kinh doanh thực hienẹ hạch toán kinh tế, quan tâm đến chế độ hoá đơn, chứng từ, tạo ra sự chuyển biến mới trong lĩnh vực quản lý tài chính góp phần thực hiện các mục tiêu à yêu cầu của việc ban hành luật thuế mới. Luật thuế GTGT. 1.3.1.2. Thực trạng quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh hiện nay: Như đã nói, luật thuế GTGT đi vào thực tế đến nay đã hơn ba năm nhưng vẫn còn nảy sinh rất nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ. Nguyên nhân thì có nhiều song chủ yếu vẫn là ở khâu quản lý thu thuế còn lỏng lẻo. Trong đó đặc biệt là tình trạng để các hộ kinh doanh gian lận, chốn, lậu thuế. Qua khảo sát thực tế nhiều chi cục, doanh thu tính thuế mới chỉ đạt được 70% doanh thu thực tế, số hộ quản lý thu thuế mới chỉ đạt được 70 — 80% số hộ điều tra thống kê. ở nhiều địa phương do lo ngại phản ứng, cả năm mới chỉ tính doanh thu một lần. Thực trạng này đã dẫn đến thất thu thuế với một số lượng đáng kể. Có thể nói việc quản lý thuế GTGT đối vố khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh là phức tạp, song vẫn phải thừa nhận những mặt sơ hở yếu kém trong việc quản lý các đối tượng nộp thuế tại các cục và chi cục thuế. Theo tài liệu của Tổng cục thuế cho thấy tình hình thất thu thuế đã lên tới con số đáng báo động, con số thất thu lên tới 20 — 25% số thuế phải thu. Nếu chỉ tính riêng việc gian lận hoá đơn, nhà nước đã bị thất thu hàng trăm tỷ đồng. Đó là chưa nói đến các hậu quả hàng nghìn tỷ đồng tiền hoàn “nhầm” thuế GTGT cho các đối tượng sử dụng hoá đơn khống, hồ sơ giả... Ngoài tình trạng thất thu thuế hiện nay, hiện tượng nợ đọng thuế GTGT vẫn còn lớn. Nó thể hiện ở nhiều dạng, không những ở thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh mà còn ở cả thành phần kinh tế Quốc doanh. Mặc dù có sự cố gắng đôn đốc, nhắc nhở và xử lý theo pháp luật song hiện tượng thất thu thuế vẫn còn tồn tại ở hầu hết các địa phương, các khu vực. Xuất phát từ hai vấn đề nảy sinh: một là, kinh tế ngoài Quốc doanh là khu vực kinh tế quan trọng trong việc đầu tư vốn, hỗ trợ nhân lực cho mọi mặt của đời sống kinh tế — xã hội, tạo nguồn thu không nhỏ cho Ngân sách nhà nước; hai là thực trạng thất thu và thiệt hại Ngân sách như đã nêu trên, tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh đã trở thành một đề tài cấp thiết cần sớm được nghiên cứu và triển khai vào thực tế. Đây không chỉ là nhiệm vụ của các chi cục thuế mà còn là trách nhiệm của cục thuế và Tổng cục thuế trong sự liên kết, phối hợp nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước giao. Chương 2 Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Quận Cầu giấy. 2.1. tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận Cầu Giấy và công tác quản lý thu thuế tại Chi cục thuế Quận Cầu Giấy. 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội. Cầu Giấy là một Quận mới được hình thành từ năm 1997 trên cơ sở tách khỏi huyện Từ liêm cũ. Địa bàn Quận với diện tích 12,1 km2, dân số trên 100.000 người. Quận được chia làm 7 phường trong đó có 4 thị trấn liên phường và 3 xã liên phường nên vừa mang tính chất thành phố, vừa mang tính chất nông thôn. Cầu Giấy có vị trí tiếp giáp với huyện Từ liêm, Quận Tây Hồ, Quận BA đình, Quận Thanh Xuân đồng thời nằm trên một số trục giao thông lớn như đường cao tốc Thăng Long - Nội bài, quốc lộ 32 đi Sơn tây, cao tốc Láng Hoà Lạc nên có vị trí khá thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong Quận khá sôi động đủ các loại ngành nghề như: vận tải, sản xuất, thương nghiệp, dịch vụ, ăn uống. Tuy nhiên chủ yếu các hoạt động của các hộ kinh doanh nhỏ. Các phường có số thu lớn đóng góp chủ yếu cho số thu của Quận là phường Quan Hoa, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân .Tình hình kinh tế trên địa bàn khá phức tạp tuy không có bến xe như Quận Cầu Giấy có 2 chợ lớn là chợ Nghĩa Tân và chợ Nghĩa Đô, và là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp như: Đại học Sư phạm I, Đại học ngoại ngữ, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Cao đẳng mẫu giáo TW, Trung cấp du lịch... Vì vậy số lượng sinh viên và học sinh ôn thi đại học trên địa bàn là khá lớn. Hơn nữa Quận là nơi thu hút đông đảo người dân lao động từ các tỉnh lẻ đến kiếm sống. Chính vì thế dịch vụ cho thuê nhà trên địa bàn quận phát triển mạnh nhưng cũng đồng thời làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Biểu 1: Số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn ghi theo bậc môn bài. Diễn giải Quý I năm 2001 Quý I năm 2002 So sánh Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng(%) Bậc 1 426 19.1 487 20.5 61 107.3 Bậc 2 343 15.4 347 14.6 4 95.0 Bậc 3 418 18.7 429 18.0 11 96.3 Bậc 4 459 20.6 469 19.7 10 95.9 Bậc 5 473 21.2 517 21.8 44 102.6 Bậc 6 112 5.0 128 5.4 16 107.3 Tổng cộng 2231 2377 146 Tình hình kinh tế thủ đô Hà Nội nói chung và Quận Cầu Giấy nói riêng trong những năm qua vẫn ổn định và có những bước tăng trưởng khá. Trên địa bàn Quận số hộ ra kinh doanh ngày càng nhiều, chủ yếu là ngành thương mại dịch vụ và đất nông nghiệp dần thu hẹp lại do đô thị hoá. Nhìn chung, các hộ kinh doanh ở các bậc đều tăng so với năm 2000. Qua Biểu 1 ta thấy, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn của quý I năm 2002 đã tăng so với năm cùng kỳ năm trước là 146 hộ, tương ứng là 06,54% . Quận Cầu Giấy đang trong quá trình đô thị hoá, cơ sở hạ tương đối hoàn chỉnh, một số dự án công trình đang dần dần được xây dựng. Phần lớn dân số trong Quận là nhân dân lao động, buôn bán nhỏ. Như vậy có thể thấy, tốc độ tăng trưởng về quy mô kinh doanh của các hộ ngày càng mở rộng và ổn định hơn. Trước những đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận cùng với nhiệm vụ thu của Chi cục và đặc điểm đối tượng nộp thuế, Chi cục đã bố trí, sắp xếp lại bộ máy tổ chức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ thu đã đặt ra. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế Quận Cầu Giấy: Cùng với sự thành lập Quận Cầu Giấy, Chi cục thuế Quận Cầu Giấy cũng chính thức được thành lập. Chi cục được giao nhiệm vụ quản lý các nguồn thu phát sinh trên địa bàn bao gồm: Thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh (đối với các hộ cá thể), thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, tiền thuê đất, phí và lệ phí . Là một trong 12 Chi cục thuế trên địa bàn Hà Nội , Chi cục thuế Quận Cầu Giấy nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước chịu sự lãnh đạo song trùng của ngành thuế và cơ quan chính quyền cấp từ trung ương đến địa phương. Là cơ sở trực tiếp tổ chức thu thuế dựa vào kế hoạch được giao, quyết toán thuế và đánh giá kết quả, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm luật thuế, giải quyết đơn thư khiếu nại theo thẩm quyền. Tổ chức quản lý của Chi cục được bố trí như sau: Một Chi cục trưởng: Có nhiệm vụ lãnh đạo chung toàn Chi cục. Một Chi cục phó: Giúp việc cho Chi cục trưởng và lãnh đạo các bộ phận đội. Toàn Chi cục hiện nay có 52 cán bộ (gồm cả biên chế và hợp đồng) trong đó đều có trình độ từ trung cấp trở lên. Các bộ phận trực thuộc Chi cục được tổ chức như sau: Tổ thanh tra kiểm tra: 5 cán bộ Tổ kế hoạch - văn phòng: 5 cán bộ Tổ hành chính tổ chức: 5 cán bộ Tổ nghiệp vụ: 4 cán bộ Tổ ấn chỉ: : 3 cán bộ Các đội thu, bao gồm: - Đội thuế Quan Hoa 1: 5 cán bộ - Đội thuế Quan Hoa 2: 3 cán bộ - Đội thuế Dịch Vọng : 2 cán bộ - Đội thuế Mai Dịch: 5 cán bộ - Đội thuế Nghĩa Tân: 5 cán bộ - Đội thuế Nghĩa Đô: 5 cán bộ - Đội thuế Trung Hoà—Yên Hoà: 3 cán bộ Dưới các phường còn có hội đồng tư vấn thuế phường do chủ tịch hoặc phó chủ tịch phường làm chủ tịch hội đồng. Mỗi quý hội đồng tư vấn thuế phường họp 1 lần để tìm ra những giải pháp để hỗ trợ cho công tác quản lý thu thuế của Chi cục được thuận lợi. Ngoài ra hội đồng còn họp bất thường khi có công việc cần thiết. Lãnh đạo Chi cục Tổ nghiệp vụ Tổ kế hoạch Văn phòng Tổ ấn chỉ Tổ hành chính tổ chức Tổ thanh tra kiểm tra Các đội thu Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục thuế Quận Cầu Giấy. Qua cách thức tổ chức quản lý của Chi cục thuế Quận Cầu Giấy cho thấy Chi cục bố trí tương đối hợp lý. Điều này giúp cho Chi cục thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách của mình được đánh giá qua số thu hàng năm đều tăng. 2.2. Tình hình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Quận Cầu Giấy. 2.2.1. Khái quát về tình hình thực hiện thu thuế trên địa bàn Quận Cầu Giấy trong thời gian vừa qua: Với địa bàn rộng, số cơ sở kinh doanh nhiều, đa dạng về ngành nghề cùng với việc sắp xếp bộ máy tổ chức hợp lý trong những năm qua Chi cục thuế Quận Cầu Giấy luôn hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách do Nhà nước giao. Hiện nay chi cục đang quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh với ba loại thuế khác nhau bao gồm thuế TNDN, thuế GTGT và thuế Môn bài với hình thức khoán doanh thu là chủ yếu. Trong năm 2000, với số thực tế thu là 19.593.773 đồng, chi cục đã hoàn thành kế hoạch đặt ra 13.174.585.000 đồng, vượt mức 104.2% (con số này trong năm 2001 là139.9%). Trong đó thuế TNDN và thuế GTGT là hai khoản thu lớn hơn cả. Nếu tính tỷ trọng số tiền thuế thu được đối với khu vục kinh tế ngoài quốc doanh qua hai năm gần đây thì thuế GTGT và thuế TNDN chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm 87.8 % năm 2001 ( thuế GTGT chiếm 35,5%; thuế TNDN chiếm 52,3 %) và năm 2000 (trong đó thuế TNDN chiếm 50.6% còn thuế GTGT 36.2%) Đơn vị tính: 1000đ Biểu 2: Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu thuế ở chi cục thuế Quận Cầu Giấy trong thời gian qua Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Tỷ trọng Kế hoạch Thực hiện So sánh % Kế hoạch Thực hiện So sánh % Năm 2000 Năm 2001 Toàn quận 9120000 12823388 140.6 13174585 19593773 148.7 100.0 100.0 Thuế NQD 5000000 6996537 139.9 6970000 7260432 104.2 54.6 37.1 TTNDN 2276404 3543195 155.6 3654000 3796490 103.9 50.6 52,3 TGTGT 1873596 2534287 135.3 2436000 2576458 105.8 36.2 35,5 Thuế môn bài 850000 919055 108.1 880000 887477 100.8 13.2 12,2 Thuế SD ĐNN 120000 240000 200.0 108585 110650 101.9 1.9 0.6 Thuế nhà đất 1450000 1580007 109.0 1571000 1501396 95.6 12.3 7.7 Tiền thuê đất 2400000 3472830 144.7 2690000 3828452 142.3 27.1 19.5 Phí lệ phí 150000 370499 247.0 155000 301476 194.5 2.9 1.5 Thuế PS-QD LP trước bạ 163515 1680000 6591368 392.3 1.3 33.6 Nhìn chung có thể thấy rằng, về mặt số lượng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Số thu thực tế và kế hoạch đặt ra qua các năm cho thấy không có những biến động đáng kể nào, chi cục đã đặt ra kế hoạch hợp lý và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ thu thuế trên địa bàn. Về công tác quản lý số hộ nộp thuế môn bài: Chi cục thuế đã triển khai rà soát toàn bộ các đối tượng kinh doanh yêu cầu các hộ kinh doanh kê khai để cấp mã số thuế, tổng số 3.987 hộ đã cấp mã. Nhưng từ năm 1998 đến nay đã có 1413 hộ bỏ kinh doanh trong đó 1187 hộ đã thu hồi được mã số thuế trả Cục thuế, còn lại 226 hộ không thu hồi được mã do bỏ đi kinh doanh nơi khác không tìm được địa chỉ chủ hộ. Số hộ có mã còn lại là 2.800 hộ. Trong năm 2001, Chi cục đã quản lý thu thuế môn bài theo ghi thu và thu phát sinh 2589 hộ - số thuế 887.477.000 đồng và năm 2000 số thu là 919.055.000 đồng, trong đó thu theo ghi thu là 2.528 hộ - số thuế 896.540.000 đồng, thu phát sinh được 68 hộ 22.515.000 đồng). Về thuế sử dụng đất nông nghiệp: Năm 2001 Chi cục quản lý 5 phường chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp với số hộ quản lý 2.949. Số thuế 139 tấn thực hiện được 110.650.000 đồng đạt 101,9% so với kế hoạch và so với năm 2000 đặt 46.1%. Về thuế nhà đất: Kế hoạch giao năm 2001 là 1.571.000.000 đồng nhưng thực hiện chỉ đạt 1.501.396.000 đồng do đó tỷ lệ hoàn thành chỉ đạt 95,6% và giảm so với cùng kỳ năm trước là 5%. Qua tìm hiểu cho thấy, nguyên nhân của việc chi cục không hoàn thành kế hoạch đặt ra là do: trong năm 2001, quá trình đô thị hoá trên địa bàn quận diễn ra với tốc độ nhanh, nhiều công trình xã hội và phúc lợi công cộng được triển khai xây dựng. Bên cạnh đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông thôn ra thành thị, từ các nghề trồng - chăn - nuôi sang các nghề kinh doanh buôn bán nhỏ và tiểu thủ công nghiệp... Sự chuyển dịch này đã khiến cho ngành nông nghiệp trên địa bàn ngày càng giảm, diện tích đất nông nghiệp cũng thu hẹp hơn. Tiền thuê đất là một nguồn thu lớn trong dự toán ngân sách của Quận. Trong năm 2001 Chi cục đã tổ chức thu được 3.472.830.000 đồng đạt 145% so với kế hoạch và so với cùng kỳ đạt 96%. Về tổng hợp tình hình thu toàn chi cục, năm 2001 Chi cục thuế Quận Cầu Giấy đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch cả năm với tổng số thu là 19.593.773.000 đồng, đạt 148,7% kế hoạch tăng so với cùng kỳ 52,8%. Theo biểu 2, số thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2000 chiếm một tỷ trọng lớn (54,6%) trong tổng số thu của toàn Quận. Song con số này lại giảm đáng kể trong năm 2001, chỉ 37.1%. Đáng lưu ý là số thuế GTGT và thuế TNCD thực tế các đơn vị thuộc thành phần kinh tế ngoàii quốc doanh qua các năm lại không có gì biến động đáng kể: số thu thực hiện năm 2001/2000 là 7.260.432.000/6.996.537.000 đồng (tỷ lệ thay đổi: tăng 3,8%). Điều này chứng tỏ chi cục vẫn duy trì tốt tình hình thực hiện nhiệm vụ thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là hai loại thuế quan trọng, thuế TNDN và thuế GTGT, có tỷ trọng lớn trong nhiệm vụ thu kế hoạch. Vậy nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu thu này là ở đâu? Cũng trong biểu 2 cho thấy, nguyên nhân của việc giảm tỷ trọng số thuế thu đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh so với số thu toàn quận giữa hai năm là do tổng số thu toàn quận đã tăng lên khá nhiều (tăng 6.770.385.000 đồng, tương đương 52.8%). Số tiền thu này chủ yếu là tiền thu từ các khoản tiền thuê đất và lệ phí trước bạ. Đây là những khoản thu không chủ yếu, hoặc không nằm trong nhiệm vụ kế thu của chi cục nhưng cũng đã phản ánh đúng nội dung, tính chất của các khoản thu do chi cục quản lý. Qua những phân tích trên đây, có thể nhận xét, trong những năm qua chi cục thuế quận Cầu Giấy luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ thu thuế trên địa bàn quản lý. Không những thế, chi cục còn mở rộng các khoản thu nhằm tăng thu vào ngân sách Nhà nước những khoản thu thiết thực, chính đáng. Đây là thành tích đáng biểu dương, thể hiện sự lỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên toàn chi cục. Tuy nhiên, để đạt được những kết quả trên đây, chi cục thuế quận Cầu Giấy đã trải qua không ít khó khăn trong việc quản lý số hộ nộp thuế , xác định và điều chỉnh doanh số cho các đối tượng nộp thuế theo phương pháp ấn định và quản lý doanh số của các hộ nộp theo phương pháp kê khai. Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng tiền thuế vi phạm nộp thuế vẫn xảy ra đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa. 2.2.2. Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế. Trong bất cứ luật thuế nào vấn đề cần xác định đối tượng nộp thuế vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác thu bởi mỗi loại đối tượng nộp thuế cơ quan thuế sẽ có quy định quản lý thu phù hợp. Theo quy định luật thuế GTGT thì tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế. Qua đó cơ quan thuế có thể nắm được số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn phân loại hộ và phân ngành nghề để có thể quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế. Các đồng chí lãnh đạo thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra, xuống tận địa bàn để xác minh các trường hợp nghi vấn. Nhiều hình thức khen thưởng và kỷ luật được Chi cục áp dụng cũng góp phần đưa việc kinh doanh trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đi vào nề nếp. Biểu 3: Kết quả quản lý đối tượng nộp thuế tại Chi cục thuế quận Cầu Giấy năm 2001 Chỉ tiêu Số hộ có ĐKKD Số hộ thực tế KD Số hộ quản lý trên Bộ So sánh Số tuyệt đối Số tương đối(%) (1) (2) (3) (2 -3) (3-1) 1. Hộ khấu trừ: 92 92 92 0 0 100.0 Ngành sản xuất 14 14 14 0 0 100.0 Ngành dịch vụ 30 30 30 0 0 100.0 Ngành thương nghiệp 48 48 48 0 0 100.0 2. Hộ kê khai 1174 1229 1188 41 14 96.7 Ngành sản xuất 53 67 61 6 8 91.0 Ngành dịch vụ 231 253 234 19 3 92.5 Ngành thương nghiệp 759 770 761 9 2 98.8 Ngành ăn uống 131 139 132 7 1 95.0 3. Hộ khoán DT 2046 2228 2163 65 117 97.1 Ngành sản xuất 339 349 340 9 1 97.4 Ngành dịch vụ 428 442 431 11 3 97.5 Ngành thương nghiệp 897 998 991 7 94 99.3 Ngành ăn uống 382 439 401 38 19 91.3 Tổng cộng 3312 3549 3443 106 131 97.0 Trong năm 2001, Chi cục được giao quản lý số hộ sản xuất kinh doanh cá thể thu theo phương pháp khoán doanh thu chủ yếu. Cụ thể số hộ đang quản lý thu thuế là 3443 hộ trong đó hộ thu theo phương pháp khấu trừ là 92 hộ, hộ thu theo kê khai là 1188 hộ, còn lại 2163 hộ thu theo khoán doanh thu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số hộ kinh doanh (62,82%), trong khi đó số hộ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ chỉ chiếm 2,67%. Do quy mô kinh doanh của các đối tượng nộp thuế nhỏ, việc thực hiện sổ sách kế toán chưa đầy đủ và không đúng quy định đã gây không ít khó khăn cho quá trình nộp thuế của khu vực. Số hộ do Chi cục quản lý thu thuế so với số hộ thực tế kinh doanh là 97%. Gây thất thu cho ngân sách Nhà nước tập trung vào các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán doanh thu, đặc biệt là ngành ăn uống. Trong năm 2001 Chi cục đã tiến hành kiểm tra được tổng số 67 hộ không đăng ký kinh doanh - số thuế truy thu và phạt là 415.581.000 đồng. Trong đó Chi cục tự kiểm tra 44 hộ - số thuế là 116.511.000 Đồng, và số do phối kết hợp với các ngành để kiểm tra là 15 hộ - số thuế truy thu thêm 299.070.000 Đồng. Mặc dù có những khó khăn mang tính đặc thù như vậy nhưng tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Chi cục vẫn vượt, phát hiện và đưa vào quản lý 60 hộ có doanh thu. Con số chưa phải là lớn song cũng là một thành tích và đã phản ánh những cố gắng lớn lao của Chi cục trong quá trình quản lý đối tượng nộp thuế, hạn chế được một cách tối đa việc bỏ sót các hộ kinh doanh trên địa bàn. Trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế thì quản lý các hộ nghỉ cũng có vai trò quan trọng. Theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng các hộ nghỉ trên 15 ngày/tháng thì được xét giảm thuế, các hộ nghỉ cả tháng hoặc có thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu thì được xét miễn thuế. Qua thực tế cho thấy các hộ kinh doanh với các lý do sau: + Nghỉ kinh doanh để chuyển hướng kinh doanh. + Nghỉ kinh doanh để sáp nhập, chia tách. + Nghỉ kinh doanh do điều kiện sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. + Nghỉ kinh doanh để chuyển địa điểm + Nghỉ hay tạm nghỉ vì một số nguyên nhân khác. Trong mọi trường hợp, đội thanh tra của Chi cục đã tiến hành phân loại các đơn xin nghỉ để kiểm tra, xác minh, ký nhận chuyển bộ phận nghiệp vụ có kế hoạch lập và duyệt hộ đưa vào quản lý tháng sau, đồng thời báo cho lãnh đạo Chi cục ra quyết định miễn giảm. Nhưng trên thực tế, do lực lượng thanh tra mỏng nên chỉ kiểm tra đối với các đối tượng nghi vấn. Do đó vẫn không có ít hộ kinh doanh có đơn xin nghỉ nhưng vẫn sản xuất kinh doanh và lợi dụng trốn thuế. Năm 2001 Chi cục đã kiểm tra phát hiện 36 hộ “nghỉ giả” xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiếp tục kinh doanh, số thuế truy thu và phạt là 10.356.000 đồng. (So với năm 2000 thì số hộ này đã có giảm hơn 9 hộ). Sở dĩ vẫn còn tồn tại các hộ “nghỉ giả” là do cán bộ thuế chưa thực sự giám sát những biến động trong sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế (số hộ bỏ kinh doanh, số hộ dời địa điểm kinh doanh cũ đi kinh doanh nơi khác...) dẫn đến tình trạng để lưu lạc mã số thuế gây khó khăn cho việc quản lý đối tượng nộp thuế. Bên cạnh đó nhận thức của các cơ sở kinh doanh chưa cao, chưa thấy ý nghĩa, mục đích của Nhà nước trong việc cấp mã số thuế do đó có những trường hợp thấy việc trả lại mã số thuế cho cơ quan thuế sau khi ngừng kinh doanh là không quan trọng. Ngoài ra ý thức thiếu tự giác và thiếu hợp tác của các đối tượng đã gây cản trở không ít cho cán bộ thuế trong quá trình thu hồi mã số thuế. Theo kinh nghiệm của cán bộ thuế tại chi cục, các đối tượng có những thủ đoạn rất tinh vi để chốn thuế. Các thủ đoạn đó thường là: - Lợi dụng công tác xét cho nghỉ kinh doanh còn chưa chặt chẽ nên một số đối tượng xin nghỉ để được miễn giảm nhưng vẫn lén lút kinh doanh. - Nhiều cơ sở kinh doanh khi chuyển đổi ngành nghề hay chia tách, sáp nhập không tự giác đăng ký lại nên thực tế số hộ kinh doanh cao hơn số đăng ký. Bên cạnh đó có mộ số hộ mới ra sản xuất kinh doanh không thực hiện đăng ký kinh doanh một phần do quy mô kinh doanh nhỏ, một phần do muốn kinh doanh thử một thời gian. Khi bị cơ quan chủ quản kiểm tra phát hiện, hoặc quá trình kinh doanh có lãi mới tiến hành đăng ký kinh doanh. Lợi dụng sự quen biết với cán bộ thuế hoặc lợi dụng một vài sơ hở trong công tác quản lý “lách thuế”: Như thực tế cho thấy, số lượng các cơ sở kinh doanh Chi cục quản lý thì nhiều, trong khi đó số cán bộ quản lý trực tiếp và làm công tác nghiệp vụ, thanh tra lại ít. Chính vì vậy số hộ do chi cục quản lý chỉ đạt 96,7% so với số hộ thực tế kinh doanh. Phần đông các đối tượng nộp thuế trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, công nhân viên chức làm thêm ở nhà. Một phần trong số họ tổ chức sản xuất hàng thủ công tại gia đình nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Dựa vào tình hình này, một số đối tượng kinh doanh mặt hàng ăn uống (sáng sớm hoặc tối khuya). Bên cạnh đó còn có các trường hợp cho thuê nhà cửa, mặt hàng nhưng lại khai báo dưới danh nghĩa là cho mượn... Đây mới chỉ là một số ít trong số những “thủ thuật” mà đối tượng nộp thuế sử dụng để “che mắt” các cán bộ thuế gây cản trở không ít cho việc quản lý. Bên cạnh các trở ngại đó, chi cục cũng đã xác định được một số mặt hạn chế khác như: 1/. Trong quá trình quản lý số hộ kinh doanh, cán bộ thuế vẫn chưa thực sự nhận được sự hỗ trợ phối hợp chặt chẽ của ban ngành, đoàn thể do đó việc bỏ sót một số lượng nhỏ trong số đông các đối tượng nộp thuế là một thực tế dễ xảy ra; 2/. Tính tự giác của đối tượng nộp thuế còn rát kém, sẵn có tư tưởng trốn lậu thuế, không chịu chủ động đăng ký kê khai nộp thuế tại cơ quan thuế; 3/. Trình độ hiểu biết của người dân còn rất hạn chế, do đó ý thức chấp hành pháp luật thuê còn kém, không chịu hợp tác với cán bộ thuế, đôi khi còn che giấu cho các đối tượng xấu sản xuất kinh doanh không đúng pháp luật. Đồng thời chi cục cũng đã thẳng thắn thừa nhận một số điểm còn thiếu sót cần khắc phục và xem đó như là bài học kinh nghiệm: - Đa số các cán bộ thuế có tâm lý mong muốn hoàn thành thu thuế một cách nhanh chóng cho nên khi tiến hành tính thuế, thu thuế một số cán bộ còn “lơ là” công tác kiểm tra. Hơn nữa do số lượng công việc nhiều nên quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó đã tạo ra sơ hở cho những đối tượng xấu lợi dụng sản xuất kinh doanh “chui” trốn thuế gây tổn thất về số thu cho Chi cục. - Một số cán bộ thuế còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, để các đối tượng lợi dụng sơ hở để chốn thuế. Số cán bộ khác vẫn chưa thực sự độc lập giữa công việc với quan hệ cá nhân, đặc biệt là quan hệ với đối tượng nộp thuế. - Trong quá trình quản lý, còn thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ gữa các bộ phận, thiếu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra của cấp trên. 2.2.3. Tình hình quản lý căn cứ tính thuế. Để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế không những phải quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế mà còn phải xác định chính xác doanh thu, mức thuế theo từng ngành nghề,loại hình kinh doanh và từng loại sản phẩm riêng biệt. Bởi vì nếu không xác định được doanh thu số tính thuế một cách sát thực thì mối quan hệ lợi ích giữa chính phủ và người nộp thuế sẽ không giải quyết được, gây mất công bằng xã hội. Do đó công tác quản lý doanh thu tính thuế có một ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết. Chi cục quản lý 3443 hộ trong đó có các hộ thực hiện việc nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, phương pháp kê khai và khoán doanh thu. Vì thế vấn đề đặt ra là ngoài quản lý doanh thu tính thuế còn phải quản lý giá tính thuế và các hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan. 2.2.3.1. Đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: Đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ - hộ kinh doanh đã thực hiên việc mua, bán hàng hoá dịch vụ có hoá đơn chứng từ ghi chép sổ sách kế toá - trọng tâm quản lý căn cứ tính thuế là giá trị tính thuế ghi trên hoá đơn GTGT. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp đơn vị cấu kết với các đơn vị khác kê khai giá tính thuế GTGT đầu vào tăng lên làm tăng chi phí đầu vào trong khi đó hàng hoá dịch vụ bán ra lại không ghi hoá đơn hoặc ghi giảm so với thực tế để giảm doanh thu. Như vậy có thể nói quản lý chặt chẽ các con số ghi trên hoá đơn là điều rất cần thiết. Điều đó đòi hỏi cán bộ thuế ngoài chuyên môn vững vàng còn có kiến thức thực tế. Hiện nay Chi cục quản lý 92 đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ với số thuế 390.511.692 đồng. Do số lượng quản lý ít nên việc quản lý căn cứ tính thuế đối với các đối tượng này là tương đối tốt. Các đồng chí lãnh đạo Chi cục đã xuống địa bàn trực tiếp kiểm tra, xem xét, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện hoặc hành vi thiếu trung thực trong việc sử dụng hoá đơn chứng từ cũng như việc ghi chép sổ sách kế toán. Trong năm 2001, có một số trường hợp xin đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ Chi cục đã tiến hành kiểm tra, xác minh phát hiện hộ không đủ điều kiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nên đã tiến hành lập biên bản yêu cầu hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai. Việc thực hiện thu nộp tờ khai được cán bộ thuế cũng như đối tượng nộp thuế thực hiện nghiêm túc. Thuế suất đối với các mặt hàng cũng được Chi cục thuế nghiên cứu và áp dụng chính xác hợp lý. Đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau: Về nguyên nhân khách quan: - Đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ít, dễ dàng cho Chi công việc quản lý cũng như kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh. - Việc thu thuế GTGT theo phương pháp này có rất nhiều ưu điểm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thuế trong quá trình quản lý, giúp cho việc thu nộp thuế đơn giản và thuận tiện hơn. Về nguyên nhân chủ quan: - Các cán bộ quản lý thuế công tác tại Chi cục đều đã được tập huấn thu thuế GTGT đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Bằng nghiệp vụ chuyên môn vững vàng các đồng chí dã nhanh chóng phát hiện ngăn chặn các hành vi sai phạm. Sang Quý I năm 2002 Chi cục đang quản lý thêm 6 đối tượng nộp thuế theo phương pháp kháu trừ, cộng thêm 31 đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do Cục thuế Hà Nội chuyển về. Vì vậy với việc làm tốt các khâu trong quy trình quản lý từ các đối tượng này sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước nói chung và Chi cục thuế Quận Cầu Giấy nói riêng. 2.2.3.2. Đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai trực tiếp: Đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai trực tiếp thì trọng tâm quản lý là doanh số mà các hộ kê khai. Hiện nay, các đối tượng nộp thuế luôn tìm mọi biện pháp cách thức để kê khai giảm doanh số tính thuế. Vấn đề đặt ra là các cán bộ thuế cần phải quản lý chặt chẽ và chính xác hơn nữa doanh số tính thuế là doanh số thực tế mà các hộ kinh doanh có được. Điều này sẽ góp phần làm tăng vai trò của thế là đảm bảo sự công bằng xã hội một cách hợp lý. Hiện nay Chi cục đang quản lý 1188 hộ nộp thuế kê khai. Các hộ này phải nộp thuế kê khai là do việc ghi chép sổ sách kế toán chưa đầy đủ, sử dụng hoá đơn chứng từ chưa đảm bảo đúng quy định mà chỉ là hình thức chiếu lệ. Mặt khác, do tính tự giác của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa cao nên nhiều cơ sở kinh doanh đã lợi dụng quy trình quản lý thuế mới (tự kê khai, tự tính thuế) đã kê khai không đúng hoạt động kinh doanh thực tế nhất là các đơn vị có hoạt động ăn uống, dịch vụ, và khách sạn. Vì vậy Chi cục đã tiến hành kiểm tra, khảo sát thực tế kinh doanh của các hộ kinh doanh ăn uống cao cấp, thương nghiệp, karaoke, tiến hành lập biên bản để ấn định doanh thu thực tế đảm bảo mức thuế hợp lý và công bằng. Chi cục thuế đã tiến hành điều tra và lập biên bản một số đối tượng có hành vi trốn lậu thuế dưới hình thức khai báo sai hoá đơn chứng từ, cố tình vi phạm chế độ về ghi chép sổ sách kế toán. Tất cả các trường hợp trên đều bị truy thu thuế và áp dụng hình thức phát thích đáng. Cụ thể như sau: Biểu 4: Quản lý doanh thu tính thuế một số hộ điển hình nộp thuế theo kê khai. Đơn vị tính: 1000đ Tên hộ Ngành nghề DT kê khai DT điều tra DT tính thuế Trần Thu Hà Dịch vụ 10000 15200 15200 Hoàng Văn Định KD ăn uống 15000 25000 25000 Vũ Văn Thanh Thưng nghiệp 8000 12000 12000 Bảng số liệu trên cho thấy doanh thu thực tế điều tra cao hơn rất nhiều so với doanh thu kê khai. Đây là một số hộ điển hình mà Chi cục đã điều tra phát hiện và xử lý. Tuy đã có nhiều cố gắng từ phía cán bộ thuế nhưng vì mục tiêu lợi nhuận nhiều đối tượng nộp thuế đã tìm mọi hình thức tinh vi để trốn lậu thuế. Để thấy rõ hơn nữa tình hình quản lý căn cứ tính thuế đối với hộ kê khai tại Chi cục trong thời gian qua ta xem xét bảng số liệu sau: Biểu 5: Quản lý doanh thu tính thuế đối với đối tượng nộp thuế theo kê khai trên địa bàn. Đơn vị tính: 1000đ Ngành nghề Kinh doanh Doanh thu quý 1/2000 Doanh thu quý 1/2001 So sánh (%)Số tuyệt đối Số tương đối Sản xuất 988677 534672 -454005 54 Thương nghiệp 8231616 13761360 5529744 167 Ăn uống 190119 328407 138288 173 Dịch vụ 858726 1387047 528321 162 Cộng 10269138 16011486 5742348 156 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2001 doanh thu tính thuế quý I năm 2001 so với quý I năm 2000 tăng 5.742.348.000 đồng (tăng tương đương 56%). Trong đó: - Ngành sản xuất giảm 4.540.05.000 đồng giảm 54% - Ngành thương nghiệp tăng 5.529.744.000 đồng tăng 67% - Ngành ăn uống tăng 138.288.000 đồng tăng 73% - Ngành dịch vụ tăng 5.742.348.000 đồng tăng 62% Qua số liệu đã tính toán trên ta thấy doanh thu của ngành thương nghiệp, ăn uống và dịch vụ đều tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Riêng kinh tế ngành sản xuất quý I năm 2001 giảm so với quý I năm 2000. Nguyên nhân là do một số hộ đóng cửa sản xuất, một số hộ chuyển sang lĩnh vực ngành nghề khác làm cho doanh thu của ngành sản xuất giảm vì những hộ này kinh doanh kh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34259.doc
Tài liệu liên quan