Tiền lương tối thiểu trong Doanh nghiệp nhà nước và ảnh hưởng của nó tới thị trường lao động

Lời nói đầu Tiền lương luôn là mối quan tâm của người lao động. Nó chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của người lao động. Nó đảm bảo thu nhập cho người lao động. Mức tiền lương cao hay thấp là do mức lương tối thiểu quyết định. Do vậy tiền lương tối thiểu cũng là mối quan tâm của người lao động. Mức lương tối thiểu là mức lương trả cho người lao động giản đơn nhất trong điều kiện bình thường. Tiền lương tối thiểu của chúng ta hình thành và phát triển muộn do vậy vẫn còn những điều chưa hoàn th

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tiền lương tối thiểu trong Doanh nghiệp nhà nước và ảnh hưởng của nó tới thị trường lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện. Đặc biệt tiền lương tối thiểu có ảnh hưởng lớn trong khu vực Nhà nước. Trong khu vực này lực lượng lao động chiếm tỷ trọng tương đối lớn (10%) trong thị trường lao động. Trong đó lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước chịu ảnh hưởng của tiền lương tối thiểu lớn đồng thời lại chịu sự chi phối của thu nhập của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà tiền lương tối thiểu ở khu vực này còn nhiều bất cập và việc thực hiện tiền lương tối thiểu ở khu vực này chưa tốt. Mức lương tối thiểu ở khu vực này chưa phù hợp những điều đó ảnh hưởng lớn tới đời sống của lao động trong khu vực này. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế kỹ thuật đời sống của con người ngày càng được cải thiện điều đó đòi hỏi tiền lương cho người lao động cũng ngày càng phải đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người lao động đồng thời đảm bảo được sự công bằng trong trả lương. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về mức tiền lương tối thiểu nói chung và mức tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nhà nước nói riêng, về cách xác định tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới người lao động để thấy được những mặt còn tồn tại và chúng ta đã có những giải pháp gì cho những tồn tại đó. Vì vậy em chọn đề tài: " Tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nhà nước và ảnh hưởng của nó tới thị trường lao động". Tuy nhiên với lượng kiến thức hạn hẹp và lượng thời gian có hạn chắc chắn bài viết của em chưa tìm hiểu được hết những vấn đề trên em mong được sự góp ý của cô cùng các bạn. Em xin chân thành cảm cô! Chương I : Cơ sở lý thuyết I. Khái niệm chung về lao động và thị trường lao động 1. Khái niệm Lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người là một tất yếu vĩnh viễn là kẻ môi giới trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người. Lao động chính là việc sử dụng sức lao động để tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống con người tư liệu sản xuất đối tượng lao động và sức lao động. Nhưng không phải ai cũng có đủ các yếu tố trên và không phải ai cũng tham gia lao động sản xuất vì vậy họ có nhu cầu về các yếu tố mà họ cần. Họ có nhu cầu trao đổi đó chính là cơ sở để hình thành thị trường lao động. Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hoá sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là người cần thuê sức lao động đó. Như vậy tại thị trường lao động diễn ra sự trao đổi hàng hoá sức lao động giữa một bên là người sở hữu sức lao động có nhu cầu tìm việc làm tham gia thị trường lao động với mục đích tìm kiếm việc làm để có thu nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống của bản thân gia đình và một bên là người sở hữu tư liệu sản xuất họ cần thuê sức lao động để thực hiên quá trình sản xuất với mục đích thu lợi nhuận Thị trường lao động cũng giống như các thị trường khác chịu ảnh hưởng của quan hệ cung cầu và định hướng tối đa hoá quyền lợi của các bên liên quan đồng thời nó cũng khác với các thị trường khác đó là người bán không thể tách rời khỏi hàng hoá và tiền lương không phải là tín hiệu duy nhất để điều chỉnh cung cầu lao động. Thật vậy trong thị trường lao động cũng có người mua, người bán, có giá cả, hàng hoá. Nhưng khi thực hiện mua bán xong thì đó mới bắt đầu là quá trình trao đổi. Trong quá trình trao đổi, hàng hoá sức lao động chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh lý không hoàn toàn cố định như những hàng hoá khác. Một đặc điểm nữa của hàng hoá sức lao động so với hàng hoá khác đó là với hàng hoá sức lao động thì doanh nghiệp là người có nhu cầu về hàng hoá còn hộ gia đình là cung cấp hàng hoá. Với hàng hoá thông thường thì ngược lại doanh nghiệp là người cung cấp hàng hoá còn hộ gia đình lại có nhu cầu về hàng hoá đó. Thị trường lao động có những đặc thù riêng không giống như với các thị trường khác: thời gian tham gia vào các hoạt động kinh tế, tham gia thị trường lao động chiếm phần lớn thời gian của con người. Vì lao động là hoạt động tất yếu để mưu cầu cuộc sống. Sức lao động vừa là đầu vào sản xuất vừa quy định mức thu nhập dùng để mua hàng hoá sản xuất ra. Chính vì vậy thị trường lao động có quan hệ chặt chẽ với các thị trường khác.Sự phân bố thu nhập chi phối sự phân bố lao động, ở đâu có thu nhập cao hơn sẽ thu hút nhiều lao động hơn và ngược lại. Do con người luôn vươn tới cuộc sống đầy đủ hơn thuận lợi hơn. Thị trường lao động cũng giống như các thị trường khác có sự cạnh tranh nhưng nếu cạnh tranh quá hoàn hảo dẫn đến sự chia cắt trong thị trường lao động. Một người có trình độ cao hơn người khác sẽ kiếm được việc làm tốt hơn có thu nhập cao hơn do vậy họ có cuộc sống đầy đủ hơn họ đáp ứng được yêu cầu về thể lực họ có cơ hội được mở rộng, giao du, mở mang kiến thức có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ do vậy chất lượng lao động của họ tăng lên và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Ngược lại người có trình độ thấp sẽ mãi thấp và có thể bị đào thải hoặc tiến chậm hơn so với người có trình độ cao. 2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động. Nói đến thị trường không thể không nhắc tới cung cầu lao động các tác động và ảnh hưởng của nó 2.1. Cầu lao động và các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động. Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê muốn thuê ở mức giá có thể chấp nhận được. Cầu lao động cho ta số lượng lao động mà nhà sản xuất sẵn sàng thuê để sản xuất hàng hoá và dịch vụ với mức lương nhất định. Cầu lao động là cầu dẫn xuất chứ không phải cầu tự thân.Lao động là yếu tố đầu vào cần thiết để sản xuất ra một khối lượng hàng hoá vật phẩm nhất định. Do vậy quy mô của cầu lao động phụ thuộc vào mức cầu hàng hoá do lao động sản xuất ra cũng như giá cả của hàng hoá đó trên thị trường. Thật vậy, những người có thu nhập cao hay nhiều lao động sẽ có nhu cầu lớn về hàng hoá tiêu dùng đó làm cho các nhà sản xuất tăng sản lượng do vậy phải tăng các yếu tố đầu vào và tăng lượng lao động cần thuê. Tiền lương là yếu tố chính chi phối cầu lao động cũng như hàng hoá khác khi tiền lương cao cung lao động sẽ tăng số người chấp nhận mức lương tháng đó sẽ nhiều hơn và ngược lại tiền lương giảm thì cung lao động sẽ giảm. Tuy nhiên tiền lương không phải là yếu tố duy nhất một số ảnh hưởng từ các tác động khác cũng không kém phần quan trọng như mục tiêu về việc làm. Chính phủ các nước luôn đặt mục tiêu là đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao động. Với mục tiêu này chính phủ luôn có xu hướng làm tăng cầu lao động. Mục tiêu chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ điều đó sẽ làm giảm bớt cầu lao động ở nông nghiệp,tăng cầu ở các ngành công nghiệp và dịch vụ.Tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều việc làm làm tăng cầu lao động mức công nghiệp hoá, sự lựa chọn công nghiệp hoávới các ngành sử dụng nhiều hay ít lao động cũng ảnh hưởng tới cầu lao động. 2.2. Cung lao động và các yếu tố ảnh hưởng tới cung lao động Cung lao động là lượng lao dộng mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mức giá nhất định. Cung lao động chịu tác động của tiền lương trên thị trường. Với mức tiền lương cao sẽ thu hút nhiều lao động hơn. Nhiều người sẽ sẵn sàng làm việc ở mức giá đó hơn. Và ngựơc lại mức tiền công thấp sẽ thu hút ít lao động hơn. Điều đó tạo ra sự khác nhau giữa các khu vực hoặc giữa các loại lao động có chất lượng khác nhau. Các biến đổi dân số như sinh đẻ, tử vong và di cư sẽ tác đông đến quy mô, cơ cấu tuổi giới tính và phân bố theo không gian của dân số trong độ tuổi lao động. Mức tăng lao động phụ thuộc vào mức tăng dân số nhưng nó không tác động ngay mà 15 năm sau mới bắt đầu ảnh hưởng. Các yếu tố di cư tác động trực tiếp tới cung lao động. Các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội tác động đến quy mô cơ cấu lực lượng lao động thông qua mức độ tham gia lao động của các nhóm dân số khác nhau. Sự tham gia lao động của trẻ em, lao động của người cao tuổi sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động là do chi phí đào tạo giáo dục cho trẻ em. Do kinh tế phát triển nhu cầu lao động với người cao tuổi giảm đi. Chính sách sinh đẻ làm cho phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia thị trường lao động hơn. 3. Các loại thị trường lao động. Trong tổng thể thị trường lao động lại đựoc chia ra thành các thị trường lao động nhỏ hơn tuỳ theo các chỉ tiêu: Theo ngành nghề, theo trình độ chuyên môn, theo thành phần kinh tế… Chia theo thành phần kinh tế có các loại: thị trường lao động cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực ngoài quốc doanh, khu vực hợp tác xã, khu vưc kinh tế Nhà nước… ở đây, chúng ta xem xét thị trường lao động trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Với tỷ trọng lao động tương đối cao đây là khu vực kinh tế chủ đạo của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đặc điểm của khu vực Nhà nước là tính ổn định về công việc. ở đây tuyển dụng hầu như tuyển dụng cả đời vì vậy tâm lý người lao động có xu hướng ổn định muốn tham gia vào khu vực này.Vì vậy nhu cầu làm việc ở khu vực này tương đối cao. Bên cạnh đó khu vực này cũng có những đặc điểm tiêu cực của gia đoạn trước để lại như quan liêu,tham nhũng, ít năng động trong công việc. Vì giữ vai trò chủ đạo của Nhà nước nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được Nhà nước bảo trợ nhiều chính điều đó đã tạo ra tính ỷ lại, chậm thay đổi ở khu vực này.Tuy nhiên gần đây đã có sự thay đổi mạnh mẽ các chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước đã có sự thay đổi. Các doanh nghiệp đã trở nên năng động hơn và vẫn cố gắng để giữ vai trò chủ đạo của mình. II. Tiền lương tối thiểu. 1. Khái niệm. Chính sách tiền lương tối thiểu là một trong những công cụ của Nhà nước nhằm tạo ra lưới an toàn cho người làm công ăn lương trong điều kiện chuyển đổi từ chế độ trả lương bằng hiện vật sang chế độ trả lương bằng tiền mặt.Tiền lương tối thiểu được điều chỉnh theo gía sinh hoạt, trình độ phát triển của mức sống và tương quan nhu cầu lao động trong từng vùng. Vậy tiền lương tối thiểu là gì ? Tiền lương tối thiểu là số tiền mà người lao động nhận được khi họ thực hiện công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường đảm bảo bù đắp được sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động. Tiền lương tối thiểu là mức tiền lương trả cho người làm công ăn lương trên thị trường, là lưới an toàn cho những người làm công ăn lương tuy nhiên không phải trợ cấp xã hội. Tiền lương tối thiểu khác hẳn với trợ cấp tối thiểu và nó có những đặc trưng riêng của nó. Tiền lương tối thiểu dựa vào những quan hệ của thị trường lao động đặc biệt là quan hệ cung cầu lao động. Việc xác định tiền lương tối thiểu cần phải tính đến các tác động của nó tới các vấn đề khác như: mức độ có việc làm tình hình lạm phát, khả năng phát triển kinh tế. Tiền lương tối thiểu có quan hệ với việc làm của nó khác với thu nhập tối thiểu. Thu nhập tối thiểu có mục tiêu đảm bảo mức sống tối thiểu cho một người không phụ thuộc người đó có đi làm hay không. Trong khi tiền lương tối thiểu là thu nhập do lao động mang lại do đó nó gắn liền với nhu cầu tái sản xuất sức lao động của người lao động và một phần nhu cầu gia đình họ cũng như nhu cầu đào tạo để nâng cao trình độ của người lao động trong thị trường. Mức tiền lương tối thiểu không bao gồm các khoản tiền lương hưởng phúc lợi xã hội điều này có nghĩa là khi tính toán các mức tiền lương tối thiểu cần phải loại trừ các khoản thu nhập từ quỹ phúc lợi xã hội cũng như các khoản thu nhập khác họ có thể thu nhập được tiền lương tối thiểu là mức trả công thấp nhất không một người trả công lao động nào có quyền trả thấp hơn. 2. Sự hình thành tiền lương tối thiểu ở một số nước trên thế giới. Trên thế giới vai trò của tiền lương tối thiểu sớm được khẳng định trong công ước số 26 ngày 30/5/1928 của tổ chức quốc tế ILO đây có giá trị như một văn bản pháp quy đầu tiên về luật pháp hoá các quy chế xây dựng mức tiền lương tối thiểu của các hội nghị quốc tế của ILO tại Thái Lan (12/1990) đã khẳng định vai trò cần thiết của việc thiết lập chế độ tiền lương tối thiểu trong các nước nhất là các nước đang phát triển vì các nước này có điều kiện sống thấp hơn điều kiện sống và làm việc giữa các nhóm người làm công ăn lương hoặc các điều kiện cần về lao động khác nhau. Việc xây dựng tiền lương tối thiểu ở úc được hình thành vào năm 1869 tại bang Victoria thành lập ban tiền lương tối thiểu và đến năm 1991 tất cả các bang của nước úc đều thành lập ban tiền lương tối thiểu để xây dựng mức tiền lương tối thiểu theo bang. ở Mỹ có 9 bang được áp dụng năm 1913, 17 bang năm 1923, và đến năm 1938 thì được áp dụng trong cả nước. Tại Brazin trước năm 1980 được xây dựng riêng cho từng vùng từng bang nhưng đến năm 1980 chỉ còn 5 vùng khác nhau. ở nhật Bản tiền lương tối thiểu được áp dụng năm 1959 ở nhiều vùng và nhiều khu vực khác nhau. Đến năm 1969 mức tiền lương tối thiểu được phân biệt cho 4 vùng với 4 mức tiền lương tối thiểu khác nhau. Tại Thái Lan năm 1986 tiền lương tối thiểu được xác định theo 5 vùng khác nhau. Thủ đô Băng Cốc và 5 tỉnh lân cận : 2.278 bạt/ tháng vùng trung ương 1.986 bạt/ tháng vùng bắc 1.854 bạt/ tháng.Vùng đông bắc 1.927 bạt / tháng vùng nam 1.914 bạt / tháng dựa trên cơ sở là tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng. Chênh lệch giữa các vùng có mức tiền lương tối thiểu cao nhất và vùng có mức tiền lương tối thiểu thấp nhất là 1.2 lần. Ngoài tiền lương tối thiểu theo vùng còn quy định tiền lương tối thiểu theo ngành chênh lệch giữa ngành có mức tiền lương tối thiểu cao nhất và ngành có mức tiền lương tối thiểu thấp nhất là 1.5 lần. 3. Vai trò của tiền lương tối thiểu. 3.1. Đối với người lao động. Tiền lương tối thiểu có ảnh hưởng đến tất cả các tầng lớp trong xã hội. Nó là nguồn sống của người lao động nên nó ảnh hưởng tới đời sống của bản thân gia đình họ. Đối với người sử dụng lao động tiền lương tối thiểu phần nào cho thấy tỷ trọng chi cho tiền lương của doanh nghiệp thu nhập của doanh nghiệp. Nhìn vào mức tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp cũng có thể thấy được doanh nghiệp đó có phát triển hay không. Từ đó cho thấy nền kinh tế đất nước đang ở trong giai đoạn nào, trạng thái nào. Đồng thời nó cũng là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Từ mức lương tồi thiểu Nhà nước có thể điều chỉnh lạm phát điều chỉnh sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư. ảnh hưởng rõ rệt nhất là đời sống người lao động. tiền lương tối thiểu đẩy lùi nghèo đói và đảm bảo việc đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cho người làm công ăn lương và một phần gia đình họ. Nghèo đói là một trong những vấn đề của nền kinh tế thị trường. Việc hạ thấp một cách quá đáng tiền lương ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống dân cư. Chính vì vậy chính sách tiền lương tối thiểu sẽ giúp cho người lao động tránh được tình trạng bị bóc lột quá mức của người sử dụng lao động đối với người lao động tránh cho họ cảnh bần hàn nghèo đói tránh được những hậu quả xã hội đồng thời đảm bảo cho việc đáp ứng yêu cầu tối thiểu của người làm công ăn lương và một phần gia đình họ. Về bản chất tiền lương tối thiểu tương ứng với thu nhập có thể thoả mãn những nhu cầu cá nhân và xã hội của con người được coi là sơ đẳng và không thể giảm bớt trong mọi hoàn cảnh và ở mức tối thiểu. Mức tối thiểu này được điều chỉnh theo sự thay đổi của giá cả. Tiền lương tối thiểu luôn gắn với tiền lương lao động mặc dù nó được thông qua bởi các đạo luật do Nhà nước quy định. Tiền lương tối thiểu là mức trả công thấp nhất được luật hoá trên thị trường. Người lao động và gia đình họ phải được đáp ứng ở mức thấp nhất theo quy định về mọi mặt sinh học và xã hội: ăn, mặc, ở, đi lại, trang bị đồ dùng sinh hoạt, giao tiếp xã hội, bảo vệ sức khoẻ, vă hoá, học tập, bảo hiểm tuổi già, nuôi con…điều này giúp cho người lao động yên tâm khi làm việc chú tâm với nghề hơn hạn chế được các vấn đề tiêu cực xã hội. 3.2. Đối với người sử dụng lao động. Vai trò của tiền lương tối thiểu đối với người sử dụng lao động phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về mức lương Nhà nước quy định và quan trọng hơn cả người sử dụng lao động phải tính toán để có thể cân đối được các khoản thu của doanh nghiệp đồng thời vẫn đảm các nguồn chi phí khác đặt ra mức tiền lương tối thiểu hợp lý cho doanh nghiệp mình. Theo quy định của Nhà nước tiền lương tối thiểu của các doanh nghiệp không quá2.5 lần mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Người sử dụng lao động phải hiểu rõ rằng người lao động cần phải được trả công như thế nào trong điều kiện doanh nghiệp mình để có thể đáp ứng được những điều kiện tối thiểu cho cuộc sống của người lao động. Khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả người sử dụng lao động phải chăm lo hơn đến đời sống của người lao động và có thể tăng mức lương tổi thiểu lên làm cho đời sống người lao động được đảm bảo hơn sẽ đem đến một kết quả tốt hơn. Người lao động sẽ gắn bó hơn với doanh nghiệp. Họ thấy thoả mãn với điều kiện của doanh nghiệp,họ hứng thú và sẵn sàng cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường lao động trong khu vực đó. Khi tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp cao hơn ở doanh nghiệp khác sẽ thu hút nhiều lao động hơn vào khu vực này. Người lao động có xu hướng làm việc cho những doanh nghiệp có thu nhập cao để đảm bảo và nâng cao đời sống của họ. Do nhu cầu của người lao động luôn hướng tới khu vực có tiền lương cao. Ngược lại khi tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp thấp thì mức cung lao động cho doanh nghiệp sẽ thấp đặc biệt là đối với loại lao động giản đơn vì loại lao động này thường được hưởng mức lương thấp trong doanh nghiệp nếu mức lương tối thiểu của doanh nghiệp quá thấp sẽ làm cho người lao động lo sợ không đảm bảo cuộc sống của họ vì vậy họ sẽ có nhu cầu tìm công việc khác. Thị trường lao động có nhu cầu làm cho các doanh nghiệp này giảm đi. Sẽ gây khó khăn cho việc tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp. 3.3. Đối với Nhà nước. Đối với Nhà nước tiền lương tối thiểu là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. tiền lương tối thiểu là công cụ chống nghèo đói. Mức lương quy định của Nhà nước sẽ không ai được tả thấp hơn sẽ giúp cho người lao động tránh được rơi vào cảnh bần hàn nghèo đói từ đó sẽ tránh được việc phải giải quyết các vấn đề xã hội sau này. Khi đời sống của nhân dân được đảm bảo thì bệnh tật giảm việc giáo dục, đào tạo được nâng cao. Nâng cao đời sống và mặt bằng kinh tế xã hội của đất nước. Tiền lương tối thiểu là công cụ để Nhà nước điều chỉnh lạm phát. Tuy nhiên biện pháp này có tác dụng hai chiều.Tăng tiền lương tối thiểu một cách hợp lý sẽ giải quyết được nhiều vấn đề xã hội nâng cao đời sống người dân điều chỉnh cho phù hợp với trượt giá của đồng tiền. Để đảm bảo tiền lương thực tế cho người lao động nhưng nếu điều chỉnh tiền lương tối thiểu một cách không hợp lý khi tiền lương tăng nhanh hơn tăng năng suất lao động sẽ gây ra lạm phát điều đó cho thấy Nhà nước phải điều chỉnh tiền lương cho phù hợp với tổng sản phẩm mà xã hội sản xuất ra. Cũng bằng tiền lương tối thiểu Nhà nước có thể quy định theo ngành theo vùng để phù hợp với sự phát triển của vùng đó, ngành đó và điều kiện sống của người lao động tại vùng. Tiền lương tối thiểu sẽ giúp cho mức sống của người lao động ở vùng này không bị chênh lệch nhiều so với mức sống ở vùng khác ngành khác. Đối với doanh nghiệp xác định tiền lương tối thiểu phải đảm bảo nguyên tắc tăng năng suất lao động nhanh hơn tiền lương vừa cân đối được các khoản thu chi của doanh nghiệp vừa đảm bảo được mức sống cho người lao động. Không ảnh hưởng đến việc tái phân bổ đầu tư giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. 3.4. Đối với thị trường lao động. Đối với thị trường lao động nói chung tiền lương cũng có tác động tương tự. Nhưng trong doanh nghiệp thì người lao động có thể lựa chọn cho mình doanh nghiệp có mức lương cao hơn phù hợp với khả năng của mình. Còn với toàn bộ nền kinh tế thì mức tiền lương tối thiểu chung có ảnh hưởng tới thị trường lao động. Khi tiền lương tối thiểu tăng sẽ tạo ra khả năng số người có nhu cầu tìm việc làm tăng lên. Người lao động sẵn sàng làm việc với mức lương đó mà trước kia cũng với công việc ấy họ không làm, điều này sẽ thu hút lượng lao động từ những khu vực khác như nông thôn, phi chính thức cũng có nhu cầu tìm việc ngược lại khi giảm tiền lương tối thiểu sẽ gây ra nhiều hậu quả trong thị trường lao động người lao động sẽ không còn hứng thú với việc làm và những người có nhu cầu tìm việc cũng giảm đi. Đối với những người đang làm việc họ có nhu cầu làm thêm để có thêm thu nhập đảm bảo đời sống. Khi đó lao động của họ sẽ giảm đi không còn chú tâm vào một công việc. Khi thị trường lao động cân bằng tạo ra giá cả cân bằng tại đó mức tiền lương hợp lý và cung cầu lao động ở trạng thái tối ưu. Nhưng khi tiền lương tối thiểu nằm dưới điểm cân bằng, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng dùng nhiều công nhân hơn và giảm việc đầu tư vốn do đó nhu cầu lao động tăng lên. Cung lao động thì ngược lại họ sẽ không sẵn sàng làm việc ở mức lương thấp từ đó sẽ dẫn đến tình trạng dư cầu thiếu cung một cách giả tạo. Ngược lại khi tiền lương tối thiểu nằm ở dưới điểm cân bằng., nhà sản xuất muốn giảm thiểu chi phí nên chuyển sang đầu tư nhiều vốn hơn và giảm việc sử dụng lao động dẫn đến tình trạng dư cung. Việc tăng hay giảm tiền lương tối thiểu không phù hợp với nền kinh tế, với thị trường lao động đều gây ra những điều bất cập và ảnh hưởng đến đời sống xã hội tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển tiền lương của người lao động càng cao càng đảm bảo tốt hơn đời sống của người lao động. Đối với doanh nghiệp Nhà nước vai trò của tiền lương tối thiểu cũng giống như những doanh nghiệp khác tuy nhiên còn có những doanh nghiệp hoạt động vì mục đích xã hội sẽ được Nhà nước bảo trợ nhiều hơn. 4. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu Xác định tiền lương tối thiểu có nhiều phương pháp khác nhau để xác định. Xác định tiền lương tối thiểu căn cứ vào nhu cầu của người lao động và gia đình họ. Khái niệm tiền lương tối thiểu ở trên cho thấy :Việc xác định tiền lương tối thiểu thông qua các nhu cầu về sinh học và xã hội học của người lao động và gia đình họ trong một thời kỳ nhất định đòi hỏi phải xác định được ngân sách chi tiêu của gia đình ở mức tối thiểu và cơ cấu chi tiêu ngân sách đó cho các nhu cầu. Để xác định được ngân sách chi tiêu của gia đình chi tiêu của gia đình ở mức tối thiểu cũng như cơ cấu của nó, cần thiết phải xác định được các tiêu chuẩn mẫu về: Nhu cầu ăn và thực đơn mẫu cho một người lớn và một trẻ em. Nhu cầu mặc cho một người lớn và một trẻ em. Nhu cầu ở và trang thiết bị sinh hoạt cho một gia đình ; Nhu cầu đi lại giao tiếp Nhu cầu y tế Nhu cầu học tập, văn hoá Nhu cầu bảo hiểm xã hội Tiêu chuẩn về các nhu cầu trên có liên quan trực tiếp đến người lao động và gia đình họ. Trong các quy mô hộ gia đình ở nước ta rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, thói quen, tập quán cụ thể. Bởi vậy các tiêu chuẩn tối thiểu về các tiêu chuẩn về các nhu cầu được xây dựng cho một hộ gia đình chuẩn. Hộ gia đình chuẩn là hộ gia đình gồm bố mẹ là những người lao động và hai đứa con nhỏ. Phương pháp xây dựng tiền lương tối thiểu trên cơ sở thu nhập quốc dân Tiền lương tối thiểu một mặt phụ thuộc vào những nhu cầu tối thiểu của người lao động, mặt khác ở mỗi thời kỳ nhất định nó cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển chung của nền sản xuất xã hội. Sự ảnh hưởng này thể hiện ở mức độ bảo đảm các nhu cầu tối thiểu. Trong phạm vi quốc gia, mức độ đảm bảo các nhu cầu cao hay thấp lại phụ thuộc vào khả năng thu nhập quốc dân. như vậy tiền lương tối thiểu phạm vi cả quốc gia, phụ thuộc vào thu nhập quốc dân. Mối quan hệ thụ thuộc này đã dược sử dụng ở nhiều nước trên thế giới để xác định mức tiền lương tối thiểu cho người lao động. Việc xác định tiền lương tối thiểu căn cứ vào thu nhập quốc dân đòi hỏi phải xác định được các yếu tố sau: Mức tiêu dùng bình quân đầu người Hệ số chênh lệch giữa mức tiêu dùng bình quân đầu người với mức tiêu dùng tối thiểu bình quân đầu người Hệ số người ăn theo đối với một người lao động Đối với doanh nghiệp cần phải đảm bảo nguyên tắc tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp không thể thấp hơn tiền lương tối thiểu của Nhà nước quy định và không được cao hơn 2,5 lần. Tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Đồng thời phải cân đối được thu nhập của doanh nghiệp với quỹ tiền lương. Chương II: Thực trạng thị trường lao động và tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nhà nước I. Thị trường lao động 1. Sự hình thành thị trường lao động Việt Nam Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế chậm phát triển. Lại kéo theo một thời gian cơ chế tập chung bao cấp. Cho đến năm 1986, chúng ta mới thực hiện đổi mới. Chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập chung bao cấp sang cơ chế thị trường. Các thị trường hình thành từ đó. Thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thồng thị trường trong nền kinh tế thị trường. Nhưng so với các loại thị trường khác như vốn, công nghệ, hàng hoá thị trường lao động hình thành và phát triền chậm hơn. Sự hình thành và phát triển thị trường lao động Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển, gắn liền với quá trình phân hoá tự nhiên của nền sản xuất nhỏ. Từ những năm cuối của thập kỷ 80 đến những năm đầu của thập kỷ 90 thị trường lao động mới hình thành dưới các hình thức thuê mướn lao động theo kiểu hợp đông miệng thời gian ngắn, mang tình chất tạm thời, không ổn định. Dạng thuê lao động trong quan hệ lao động làm công ăn lương bằng các hình thức hợp đồng có thời hạn không có thời hạn chưa nhiều, chủ yếu xảy ra ở các tỉnh phía nam. Thị trường lao động giai đoạn này còn manh mún phân tán, chia cắt.Sự di chuyển lao động còn ít giữa các vùng cũng như giữa thành thị và nông thôn, trrong nước và ngoài nước. Khái niệm thất nghiệp cũng chưa được đề cập một cách chính thức về mặt xã hội chủ trương chuyển hướng nền kinh tế sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được khởi đầu bởi nghị quyết đảng lần thứ 6. Cùng với một loạt cải cách lớn về thể chế và chính sách kinh tế đã tạo điều kiện cho thị trường lao động hình thành và từng bước phát triển. Sự ra đời của bộ luật lao động 1995 đã thể chế hoá quan niệm về cũng như các quy định có liên quan đến thị trường lao động như : hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, an toàn vệ sinh lao động, tiền lương và chế độ trả lương, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nươc ngoài. Bộ luật lao động cũng đã cụ thể hoá các quy định của hiến pháp nước CHXHCH Việt Nam về lao động, quản lý lao động, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động trên các vấn đề cơ bản về quyền nghĩa vụ và trách nhiêm của các bên bộ luật lao động đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển một thị trương lao động thống nhất linh hoạt trên phạm vi cả nước. 2. Các đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam hiện nay. 2.1. Cung lao động. Dân số nước ta hiện nay có khoảng trên 80 triệu người với cơ cấu dân số trẻ dù đang có sự chuyển biến theo hướng già hoá. Điều đó đã tạo nên một lực lượng lao động dồi dào có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, trung bình 3 % trong giai đoạn 1989 – 1999. Nguồn lao động dồi dào nhưng cơ cấu còn rất nhiều điểm bất hợp lý. Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực dưới góc độ trình độ văn hoá ngày càng được nâng lên kể cả khu vực nông thôn, thành thị, song cơ cấu theo các tiêu thức khác đang nổi lên những vấn đề cần giải quyết. Thứ nhất: lao động giản đơn còn quá cao, lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật còn rất hạn chế và chuyển biến chậm, 84,48% lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật ( năm 2000 ) điều này phản ánh đội ngũ lực lượng lao động chưa sẵn sàng để hình thành và phát triển nền kinh tế trí thức. Thứ hai: vẫn chưa ra khỏi tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong sự nghiệp CNH và HĐH cơ cấu kỹ thuật phổ biến là: 1 ĐH, CĐ: 4 THCN: 10 CNKT. Nhưng ở nước ta tình trạng bất hợp lý ngày càng trầm trọng. Năm 1979 tỷ lệ trên là: 1: 2,2: 7,1 ; năm 1989 là: 1: 1,8: 2,2; năm 1998 – 1999 là : 1: 1,3: 2.Mặc dù công tác đào tạo nghề cũng đã được quan tâm. Thứ ba: thiếu cân đối trong cơ cấu lao động theo vùng. Tỷ trọng lao động ở vùng ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long cao nhất nước ( 20,5% và 21,7% trong lực lượng lao động ) gây khó khăn cho việc giải quyết công ăn việc làm. 2.2. Cầu lao động. Nhu cầu về lao động phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể trong thời gian qua. Tăng liên tục từ năm 1991-1996 đạt mức trên 9% / năm, năm 1997 bắt đầu vào đà giảm sút, năm 1999 chỉ đạt 4,47 % đến năm 2000 lại tăng lên 6,75 % và năm 2002 là 7.02%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực phù hợp với tiến trình CNH và HĐH song còn rất chậm chạp. Trong vòng 10 năm qua ngành dịch vụ chỉ tăng được 3,4 %, công nghiệp tăng 12,8%. Điều đó tác động đến cầu lao động trong những năm qua. Cơ cấu lao động theo ngành thì lực lượng lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Tỷ trọng này giảm chậm từ năm 1993 – 2000 chỉ giảm từ 71% xuống 62,56%. Việc phát triển và thu hút kinh tế trang trại năm 1999 góp phần đáng kể giữ vững tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông nghiệp. Luật doanh nghiệp ngày 1/1/2000 đã tạo ra 13.500 doanh nghiệp mới và tạo hơn 300.000 chỗ làm mới góp phần cải thiện cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế, lao động trong khu vực Nhà nước chiếm tỷ lệ 10% ( năm 1999 ). Mặc dù tỷ trọng đóng góp vào GDP khá lớn. Cầu lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước kể từ năm 1990 trở lại đây có xu hướng giảm. Khu vực ngoài quốc doanh thu hút phần lớn lực lượng lao động nhưng tỷ lệ đóng góp vào GDP vẫn chưa cao. Cầu lao động của khu vực này vẫn có xu hướng tăng. Khu vực vốn đầu tư nước ngoài thu hút nhiều lao động. Xuất khẩu lao động cũng là một hướng đi cơ bản nhằm giải quýêt việc làm cho người lao động. Hiện nay số người lao động xuất khẩu ngày càng tăng và thị trường lao động ngày càng rộng lớn. Tuy nhiên những hạn chế của lao động Việt Nam cũng ảnh hưởng đến cầu lao động của khu vực này. Từ thực trạng trên cho thấy những nét nổi bật trong thị trường lao động Việt Nam là cung lớn hơn cầu rất nhiều dẫn đến áp lực lớn về việc làm, điều đó dẫn đến một tỷ lệ thất nghiệp cao ( 1996-1999: 5,88% -7,4%; 2000: 6,4 %) đặc biệt là khu vực thành thị. ở nông thôn thất nghiệp trá hình người lao động chỉ sử dụng ở mức 70%-73% thời gian lao động._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35531.doc