Tiết kiệm vật tư cho sản xuất ở Công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc

Lời mở đầu Hiện nay, trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát triển một cách bền vững các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm và điều không kém phần quan trọng là hạ được giá thành sản phẩm. Nhưng để hạ được giá thành sản phẩm thì ta phải xem xét tới các yếu tố cấu thành nên sản phẩm, trong đó vật tư kỹ thuật là một trong ba yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất và chi phí vật tư kỹ thuật chiếm một tỷ lệ lớn trong giá

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tiết kiệm vật tư cho sản xuất ở Công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành sản phẩm. Do vậy việc phấn đấu sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư kỹ thuật là một yêu cầu tất yếu khách quan và có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vấn đề càng trở nên quan trọng hơn khi yêu cầu sản xuất ngày càng cao mà nguồn lực lại có hạn. Công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc là một trong những doanh nghiệp nhà nước hiện đang trong giai đoạn cổ phần hoá, là doanh nghiệp có truyền thống sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc theo hình thức gia công. Mặc dù doanh thu đem lại từ hoạt động sản xuất may mặc còn chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao góp phần quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động sản xuất gia công hàng may mặc, khi thị trường trong nước và thế giới có sự cạnh tranh gay gắt về giá thành gia công thì việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư kỹ thuật là một yêu cầu không thể thiếu được, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Sau một thời gian tìm hiểu ở công ty, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã đi vào nghiên cứu đề tài: “ Tiết kiệm vật tư cho sản xuất ở Công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc” Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm khái quát những vấn đề lí luận về vật tư kỹ thuật, vai trò của việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư kỹ thuật và một số nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm vật tư trong các doanh nghiệp may, đồng thời phân tích thực trạng, đánh giá tình hình tiết kiệm vật tư tại công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc trong những năm qua. Từ đó đề ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư kỹ thuật tại nhà máy. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm có 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về tiết kệm vật tư ở doanh nghiệp may. Chương II: Thực trạng vật tư và tiết kiệm vật tư ở công ty Vải sợi may mặc Miền Bấc. Chương III: Một số biện pháp tiết kiệm vật tư cho sản xuất ở công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc. Hà Nội tháng 5 năm 2005 Sinh viên thực hiện: Đặng Thế Công Chương i những vấn đề cơ bản về tiết kiệm vật tư ở doanh nghiệp may 1.1. tầm quan trọng của tiết kiệm vật tư ở doanh nghiệp may 1.1.1. Vật tư và vai trò của nó trong sản xuất kinh doanh a. Khái niệm, phân loại vật tư kỹ thuật Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ít nhiều đều cần đến các tư liệu vật chất khác nhau như vật liệu, nhiên liệu, thiết bị, máy móc… các vật này được tạo ra trong quá trình lao động là sản phẩm của các doanh nghiệp dùng để sản xuất. Từ khi là thành phẩm của các doanh nghiệp dùng để sản xuất cho đến khi chúng được các đơn vị sử dụng làm tư liệu lao động hoặc đối tượng lao động theo công dụng của chúng, thì chúng biểu hiện là vật tư kỹ thuật. Vật tư kỹ thuật là một dạng biểu hiện của tư liệu sản xuất. Khái niệm tư liệu sản xuất, có thể nói là khái niệm chung, bao quát dùng để chỉ: -Những vật có chức năng làm tư liệu sản xuất, những tư liệu sản xuất ở trạng thái khả năng. -Những vật đang là tư liệu sản xuất thực sự. Khái niệm vật tư kỹ thuật dùng để chỉ những vật có chức năng làm tư liệu sản xuất, đang trong quá trình vận động từ sản xuất đến tiêu dùng sản xuất, chưa bước vào tiêu dùng sản xuất trực tiếp. Chiếc máy tiện chẳng hạn, là một tư liệu sản xuất, nhưng khi là thành phẩm của xí nghiệp chế tạo cho đến khi được lắp đặt tại nơi sử dụng, chiếc máy tiện mới ở trạng thái khả năng. Khi nào người ta dùng nó với tư cách là công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động, chiếc máy tiện là tư liệu sản xuất thực sự. Chính ở trạng thái có khả năng làm tư liệu sản xuất, cái máy cũng như những vật khác dùng để sản xuất, đều biểu hiện là vật tư kỹ thuật. Vật tư kỹ thuật là tư liệu sản xuất ở trạng thái khả năng. Mọi vật tư kỹ thuật đều là tư liệu sản xuất, nhưng không nhất thiết mọi tư liệu sản xuất cũng đều là vật tư kỹ thuật cả. Tư liệu sản xuất gồm có đối tượng lao động và tư liệu lao động. Những sản phẩm của tự nhiên là những đối tượng lao động do tự nhiên ban cho, song trước hết phải dùng lao động để chiếm lấy. Chỉ sau khi có sự cải biến những sản phẩm của tự nhiên thành những sản phẩm của lao động, sản phẩm mới có những thuộc tính, những tính năng kỹ thuật nhất định. Do đó không phải mọi đối tượng lao động cũng đều là sản phẩm của lao động, chỉ nguyên liệu mới là sản phẩm của lao động. Trong số những tư liệu lao động có nhà xưởng, hầm mỏ cầu cống và những công trình kiến trúc khác ngay từ đầu chúng được cố định tại một chỗ và khi đã là thành phẩm rồi, người ta có thể đưa chúng vào sử dụng ngay được không phải qua giai đoạn tiếp tục quá trình sản xuất, giai đoạn làm cho chúng có sự hoàn thiện cuối cùng như các sản phẩm khác. Những sản phẩm thuộc loại này không thuộc phạm trù vật tư kỹ thuật. Vật tư thuật chỉ là một bộ phận quan trọng của tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động hiểu theo nghĩa hẹp. Vì mỗi vật có thể có những thuộc tính khác nhau và chính do đó mà nó có thể sẵn sàng dùng vào nhiều việc, cho nên cùng một sản phẩm có thể dùng làm vậy phẩm tiêu dùng hay dùng làm vật tư kỹ thuật. Bởi vậy, trong mọi trường hợp phải căn cứ vào công dụng cuối cùng của sản phẩm để xem xét là vật tư kỹ thuật hay là vật phẩm tiêu dùng. Từ những điều trên đây có thể rút ra khái niệm vật tư kỹ thuật như sau: Vật tư kỹ thuật là sản phẩm của lao động dùng để sản xuất. Đó là nguyên, nhiên, vật liệu, điện lực, bán thành phẩm, thiết bị, máy móc, dụng cụ, phụ tùng… Vật tư kỹ thuật gồm nhiều thứ, nhiều loại, từ những thứ có tính năng kỹ thuật cao, đến những thứ, những loại thông thường, từ những thứ có khối lượng và trọng lượng lớn đến những thứ nhỏ nhẹ trọng lượng nhỏ bé, từ những thứ đắt tiền đến những thứ rẻ tiền… Tất cả chúng đều là sản phẩm của lao động, dùng để sản xuất. Toàn bộ vật tư được chia theo hai tiêu thức cơ bản đó là theo công dụng của vật tư trong sản xuất và theo tính chất sử dụng của vật tư. +Theo công dụng của vật tư trong quá trình sản xuất Toàn bộ vật tư kỹ thuật được chia làm hai nhóm lớn là những vật tư dùng làm đối tượng lao động và những vật tư dùng làm tư liệu lao động. Những loại vật tư thuộc nhóm thứ nhất có đặc điểm là trong quá trình sử dụng chúng hoàn toàn dùng trong một lần và giá trị chuyển hết sang giá trị thành phẩm, còn những loại vật tư thuộc nhóm thứ hai lại sử dụng được nhiều lần và giá trị chuyển dần sang giá trị thành phẩm. Sự phân chia vật tư theo tiêu thức trên rất có ý nghĩa lớn về lý luận và thực tiễn. Thật vậy, đối với những loại vật tư thuộc nhóm thứ nhất vì tiêu dùng hoàn toàn trong một lần nên muốn lặp lại quá trình sản xuất với qui mô như trước, với những điều kiện khác không thay đổi thì đòi hỏi doanh nghiệp phải bảo đảm một số lượng vật tư như trước. Còn đối với những loại vật tư thuộc nhóm thứ hai, thì không nhất thiết phải như vậy, thậm chí ngay cả trong trường hợp tăng qui mô sản xuất. +Thuộc nhóm thứ nhất có: -Nguyên liệu -Vật liệu -Nhiên liệu -Điện lực -Bán thành phẩm, chi tiết bộ máy +Thuộc nhóm thứ hai có: -Thiết bị động lực. -Thiết bị truyền dẫn năng lượng. -Thiết bị sản xuất. -Thiết bị vận chuyển và chứa đựng đối tượng lao động. -Hệ thống thiết bị, máy móc điều khiển. -Công cụ, khí cụ và dụng cụ dùng vào sản xuất. -Các loại đồ dùng trong nhà xưởng. -Các loại phụ tùng máy. +Theo tính chất sử dụng Toàn bộ vật tư kỹ thật được chia thành vật tư thông dụng và vật tư chuyên dùng. Vật tư thông dụng gồm những vật tư dùng phổ biến cho nhiều ngành còn vật tư chuyên dùng gồm những loại vật tư dùng cho một ngành nào đó. Để chỉ rõ tên của loại vật tư chuyên dùng người ta gọi tên ngành sau tên vật tư chẳng hạn vật tư chuyên dùng của ngành đường sắt, vật tư chuyên dùng của ngành nông nghiệp, vật tư chuyên dùng của ngành y tế, vật tư chuyên dùng của ngành may… Ngoài hai tiêu thức cơ bản trên người ta còn phân loại vật tư theo tiêu thức tầm quan trọng của vật tư và theo phân cấp quản lý… +Theo tầm quan trọng của vật tư: Các loại vật tư có tầm quan trọng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Một số loại vật tư nếu bị thiếu sẽ làm tê liệt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, một số loại khác lại quá đắt, một số loại khó mà có được (thời hạn chế tạo, giao hàng, số lượng người cung ứng hạn chế). Do vậy trong quá trình tổ chức mua sắm và quản lý vật tư, các doanh nghiệp cần chú ý nhiều vào những sản phẩm “quan trọng”. Chúng cần phải được phân loại để có phương pháp quản lý hiệu quả. Có hai phương pháp phân loại được sử dụng dựa theo qui luật Pareto. Phương pháp 20/80. Phần lớn các trường hợp, doanh nghiệp thường tiêu dùng khoảng 80% giá trị vật tư nhưng chỉ với khoảng 20% danh mục vật tư. Như vậy, thông thường là 20% danh mục vật tư chiếm khoảng 80% giá trị, trong khi 80% danh mục chỉ chiếm khoảng 20% giá trị vật tư tiêu dùng. Trong quản lý dự trữ, người ta kiểm tra và nhận thấy rằng 20% các mặt hàng tạo ra 80% giá trị đầu tư cho dự trữ, hoặc là 80% tiêu dùng về giá trị hoặc là 80% giá trị mua. Tất nhiên, những số liệu 20/80 này là những số liệu trung bình và người ta có thể theo tỷ lệ 15/85 hoặc 25/75… Phương pháp A.B.C Về nguyên tắc: Phân loại A.B.C là một biến thể của cách phân loại 20/80. Thực tế, ba nhóm (A, B và C) hiển nhiên theo rõ hơn là chỉ có hai. Nhìn chung người ta ghi nhận rằng: _Từ 10% đến 20% vật tư (tạo thành nhóm A) chiếm 70% đến 80% giá trị dự trữ (hoặc số bán ra theo giá trị); _Từ 20% đến 30% vật tư (nhóm B) chiếm 10% dến 20% giá trị; _ Từ 50% đến 60% các vật tư (nhóm C) chiếm 5% đến 10% giá trị. Đây là những số liệu trung bình và thay đổi ở các doanh nghiệp khác nhau. Về cách sử dụng phương pháp A.B.C: Phương pháp A.B.C cho phép đưa ra những quyết định quan trọng trong quản lý vật tư ở doanh nghiệp. Quyêt định liên quan đến dự trữ: -Những sản phẩm nhóm A sẽ là đối tượng lập kế hoạch và quản lý chặt chẽ, cụ thể về các nhu cầu. Sản phẩm nhóm B có thể quản lý bằng kiểm kê liên tục, còn các sản phẩm thuộc nhóm C là đối tượng kiểm kê định kỳ. -Mọi sự can thiệp nhằm hạn chế dự trữ trước tiên là nhằm vào những mặt hàng của nhóm A. Quyết định liên quan đến mua sắm: Phân tích A.B.C về doanh số mua theo chủng loại hàng hoá Vật tư loại A là đối tượng tìm kiếm và để đánh giá kỹ càng những người cung ứng. Những vật tư thuộc phạm vi A phải được phân tích về mặt giá trị. Vật tư A phải giao cho người mua giỏi nhất còn loại C giao cho những người mới vào nghề. Trong một số trường hợp các vật tư loại A là đối tượng mua tập trung, còn đối với các loại vật tư khác sẽ được mua theo hình thức phi tập trung. Các quyết định liên quan tới các chữ ký của các đơn đặt hàng có thể xuất phát từ phân tích A.B.C. Quyết định liên quan đến người cung ứng: Phân tích A.B.C về doanh số người cung ứng. Những người cung ứng loại A là đối tượng theo dõi đặc biệt: phân tích tình hình tài chính, sự thuyên chuyển các chức vụ chủ chốt, đổi mới kỹ thuật. Phân tích A.B.C về khách hàng và người cung ứng cung cấp những chỉ định có ích về những mối quan hệ tương tác. + Theo phân cấp quản lý: Toàn bộ vật tư được chia thành vật tư quản lý tập trung và những vật tư quản lý phi tập trung. Những vật tư quản lý tập trung: Là những vật tư có ảnh hưởng lớn đến các cân đối trong nền kinh tế, được nhà nước cân đối quản lý. Những vật tư quản lý phi tập trung: Là những vật tư do các ngành, các địa phương tự cân đối để đáp ứng nhu cầu. b. Vai trò của vật tư trong sản xuất kinh doanh + Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải có sức lao động, vật tư và tiền vốn. Do đó, để đảm bảo sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và đều đặn, phải thường xuyên đảm bảo các loại vật tư đủ về số lượng, đúng về quy cách, chất lượng, và kịp thời về mặt thời gian. Đó là điều kiện bắt buộc mà thiếu nó thì không thể sản xuất được. Có vật tư thì mới tạo ra được sản phẩm, vì vậy đảm bảo vật tư cho sản xuất là yêu cầu khách quan, một điều kiện chung của mọi nền sản xuất xã hội. “Một xã hội mà tái sản xuất, nghĩa là muốn sản xuất liên tục, thì phải không ngừng chuyển hoá trở lại một phần sản phẩm của mình thành tư liệu sản xuất, thành những yếu tố của sản phẩm mới”. + Quá trình sản xuất là quá trình con người sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất lý hoá của đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm với chất lượng ngày càng cao, thoả mãn đầy đủ nhu cầu đa dạng của con người. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải có các yếu tố của qúa trình sản xuất, trong đó có vật tư kỹ thuật. Thiếu vật tư thì không thể có hoạt động sản xuất ra của cải vật chất . Khi vật tư đóng vai trò là tư liệu lao động mà bộ phận chủ yếu là máy móc thiết bị, thể hiện trình độ trang bị kỹ thuật cho sản xuất, thì nó là nhân tố cực kỳ quan trọng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng qui mô sản xuất, tạo điều kiện sử dụng hợp lý sức lao động và nguyên, nhiên, vật liệu, tiết kiệm các yếu tố trong sản xuất. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt một phần phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật của sản xuất, sự nhanh chóng đổi mới công nghệ và do đó phụ thuộc vào vật tư kỹ thuật với tư cách là tư liệu lao động. Nhưng theo điều tra của Tổng cục Thống kê thì tình trạng kỹ thuật của đa số máy móc thiết bị trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước lạc hậu khoảng 2-3 thế hệ, có lĩnh vực như đường sắt, công nghiệp đóng tàu, cơ khí…lạc hậu khoảng 4-5 thế hệ. Hiện nay trong số các doanh nghiệp Trung ương có 54,3% số doanh nghiệp ở trình độ thủ công, 41% ở trình độ cơ khí, chỉ có 3,7% ở trình độ tự động hoá. Đối với doanh nghiệp địa phương, có tới 71% ở trình độ thủ công, 24% ở trình độ tự động hoá. Trong điều kiện đó, việc đảm bảo vật tư cho sản xuất đóng vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá đất nước. Khi vật tư đóng vai trò đối tượng lao động chủ yếu là nguyên, vật liệu. Vật tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên, vật liệu và do đó đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên, vật liệu được đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, đúng chất lượng là điều kiện quyết định khả năng tái sản xuất mở rộng. Trong quá trình sản xuất nguyên, vật liệu là bộ phận trực tiếp tạo nên sản phẩm, nó chiếm 60% đến 70% trong cơ cấu giá thành sản phẩm do đó nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh và giá cả sản phẩm. 1.1.2. Sự cần thiết của tiết kiệm vật tư a. Khái niệm về tiết kiệm vật tư kỹ thuật Tiết kiệm vật tư kỹ thật là cùng một lượng vật tư kỹ thuật chi phí (tiêu hao) người ta có thể thu được kết quả lớn hơn so với những quy định hoặc với dự kiến ban đầu, hoặc với một lượng vật tư kỹ thuật thấp hơn người ta vẫn có thể sản xuất ra một sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc. b. Sự cần thiết của tiết kiệm vật tư Sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư kỹ thuật, là yêu cầu cần thiết và mang tính quy luật khách quan là vì: - Mọi nguồn lực đều có hạn trong khi đó nhu cầu thì lại vô cùng. Để thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của con người thì phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn lực. Với cùng một nguồn lực nếu biết sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư kỹ thuật sẽ tạo ra được nhiều hàng hoá hơn. Điều này đúng với mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do đó, sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư kỹ thuật mang tính quy luật và cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Mỗi một quốc gia muốn phát triển đất nước, muốn đạt được mục tiêu kinh tế xã hội thì người ta phải lên các kế hoạch và sự cân đối giữa các nguồn lực và mục tiêu cần thoả mãn, người ta phải sử dụng các định mức, các tiêu chuẩn hao phí. Đây là nguồn gốc của sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư kỹ thuật. - Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần phải có các chi phí nhất định về vật tư kỹ thuật, để lên kế hoạch sản xuất kinh doanh thì người ta cũng phải sử dụng các định mức và tiêu chuẩn hao phí về tiêu dùng vật tư kỹ thuật. Đây là nguồn gốc của sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư kỹ thuật. -Trong các sản phẩm được sản xuất ra hiện nay thì chi phí về vật tư kỹ thuật chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành do đó các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư kỹ thuật nhằm giảm giá thành sản phẩm. - Cạnh tranh là một vấn đề tất yếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư kỹ thuật sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. 1.1.3. ý nghĩa của tiết kiệm vật tư * Đối với quốc gia - Mỗi một quốc gia sẽ có thêm khả năng thực hiện mục tiêu kinh tế, chính trị xã hội đã đặt ra trong khuôn khổ nguồn lực có hạn. - Tạo ra khả năng đẩy nhanh tiến độ hội nhập của đất nước vào nền kinh tế thế giới, hay nói cách khác là rút ngắn lộ trình hội nhập. - ảnh hưởng đến việc cơ cấu, cơ cấu lại các ngành nghề trong nền kinh tế. - Tăng năng suất lao động xã hội. * Đối với doanh nghiệp Mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp là tồn tại và phát triển. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp phải đạt được mục tiêu trước mắt là chất lượng và giá cả sản phẩm. Trong đó chất lượng và giá cả sản phẩm được quyết định bởi chất lượng của vật tư tạo nên chúng. Mục đích cuối cùng của việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư là với một lượng vật tư ít nhất mà đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Chính vì vậy, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư trong doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng: - Giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm vì trong cơ cấu giá thành sản phẩm chi phí vật tư chiếm một tỷ trọng lớn. - Giúp doanh nghiệp giảm chi phí từ đó tăng lợi nhuận. - Tăng quy mô sản xuất kinh doanh. - Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư đòi hỏi doanh nghiệp phải phấn đấu sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, hạn chế và xóa bỏ những sản phẩm kém chất lượng. Từ đó nâng cao được uy tín của doanh nghiệp. - Khi kế hoạch sản xuất kinh doanh không thay đổi tiết kiệm vật tư kỹ thuật sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được vốn để đầu tư vào lĩnh vực khác hoặc có thể tăng quy mô mà không cần đầu tư thêm vốn kinh doanh. - Trong quá trình hội nhập, tiết kiệm vật tư kỹ thuật sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. 1.2. tiết kiệm vật tư ở doanh nghiệp may và ở công ty vảI sợi may mặc miền bắc 1.2.1. Đặc điểm vật tư của ngành may Công nghiệp dệt may đã có từ lâu và là đường lối chiến lược để phát triển kinh tế của nhiều nước. Với vai trò đặc thù, công nghiệp may có sự khác biệt từ chủng loại sản phẩm đến công nghệ sản xuất cũng như nhu cầu thị trường về các sản phẩm may mặc. Chính vì vậy, vật tư của ngành may ngoài đặc điểm vốn có của vật tư: Là hàng hoá có công dụng sản xuất, phục vụ cho tiêu dùng sản xuất thì vật tư ngành may còn có những đặc điểm sau: - Là vật tư chuyên dùng của ngành may: Theo như cách phân loại đã nêu ở trên thì người ta có thể phân loại vật tư theo tính chất sử dụng: Theo đó, toàn bộ vật tư kỹ thuật được chia thành vật tư thông dụng và vật tư chuyên dùng. Vật tư thông dụng gồm những vật tư dùng phổ biến cho nhiều ngành còn vật tư chuyên dùng gồm những loại vật tư dùng cho một ngành nào đó, thậm chí một doanh nghiệp nào đó. Như vậy vật tư ngành may là vật tư chuyên dùng của ngành may, vì toàn bộ các máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu được sử dụng trong sản xuất may mặc không thể dùng để sản xuất trong các ngành khác. - Vật tư ngành may rất đa dạng, phong phú: Nhu cầu may mặc của con người là rất lớn, các sản phẩm may mặc là các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cầu con người, không những yêu cầu cao về chất lượng, mà còn đòi hỏi cao về chủng loại, mẫu mã, với sự phong phú về màu sắc, kích cỡ… Chính điều này quyết định tính phong phú, đa dạng của vật tư ngành may, đó là điều kiện cần thiết cho sản xuất hàng may mặc đáp ứng được nhu cầu của con người. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật tư phục vụ cho sản xuất hàng may mặc. Từ những loại có chất lượng bình thường đến những loại có chất lượng cao, từ những loại vật tư được sản xuất trong nước đến những loại vật tư nhập từ các nước khác… Do vậy mà chúng rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự lựa chọn chính xác cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao được hiệu quả kinh doanh. - Vật tư ngành may hiện nay phụ thuộc vào nhập ngoại Công nghiệp may được phát triển theo xu hướng chuyển dịch giữa các nước công nghiệp phát triển sang các nước công nghiệp mới rồi đến các nước đang phát triển. Có thể nói lý do của sự dịch chuyển này là do yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường: Vì ở các nước đang phát triển có lực lượng lao động đông đảo, giá nhân công lại rẻ hơn nhiều so với các nước phát triển trong khi ngành may là ngành cần sử dụng nhiều lao động không yêu cầu cao về kỹ thuật. Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển đặc biệt là Việt Nam trong những năm gần đây, mặc dù ngành may đã có những bước tiến đáng kể góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước nhưng vẫn chưa khai thác được tiềm năng ngành. Vì hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc của nước ta hiện nay đều sản xuất theo hình thức gia công đặc biệt là gia công xuất khẩu. Trong khi đó, Việt Nam hiện vẫn là nước có nền công nghiệp chưa phát triển cao do vậy hầu hết các máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất may mặc hiện nay của ta đều phải nhập ngoại mới có thể đáp ứng được yêu cầu sản phẩm. Hơn thế nữa, ngành công nghiệp dệt trong nước vẫn còn yếu kém, chất lượng của các sản phẩm do ngành dệt sản xuất ra vẫn chưa thoả mãn được yêu cầu sản xuất, chưa có uy tín trên thị trường thế giới. Vì vậy để có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm thoả mãn yêu cầu của các đơn vị đặt hàng thì hầu hết các nguyên phụ liệu đều do các đơn vị đặt hàng ngoài nước cung cấp hoặc doanh nghiệp phải tiến hành nhập khẩu của những nước có nền công nghiệp dệt may phát triển, có uy tín trên thị trường thế giới như Hồng Kông, Đài Loan… - Trong sản xuất hàng may mặc việc áp dụng tự động hoá là rất khó khăn. Bởi vì ngành may được đánh giá là ngành quản lý gọn nhẹ, sử dụng chủ yếu các nguyên phụ liệu mềm mỏng. Các máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất may mặc hiện nay phần lớn là các loại máy cũ, lạc hậu, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của các doanh nghiệp. Vật tư ngành may cần phải được bảo quản hợp lý. Các nguyên phụ liệu trong sản xuất hàng may mặc phần lớn là các loại mềm và mỏng dễ ẩm mốc do vậy ảnh hưởng lớn đến hoạt động vận chuyển và bảo quản, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu. 1.2.2. Yêu cầu tiết kiệm vật tư ở các doanh nghiệp may Theo như đã trình bày ở trên, vai trò của tiết kiệm vật tư ở doanh nghiệp là rất quan trọng, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả của hoạt động tiết kiệm vật tư của các doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đáp ứng được một số yêu cầu sau: + Đảm bảo được chất lượng sản phẩm sản xuất Chất lượng sản phẩm là điều kiện quyết định khả năng bán đựơc hàng của doanh nghiệp. Tiết kiệm vật tư một mặt giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vật tư, nhưng mặt khác doanh nghiệp cũng phải bảo đảm được chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tránh trường hợp doanh nghiệp tìm mọi cách cắt giảm lượng vật tư đă được xác định định mức chính xác mà làm giảm chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mất uy tín trong kinh doanh. + Giảm được chi phí vật tư, từ đó có điều kiện giảm giá thành sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khái niệm tiết kiệm vật tư đã chỉ rõ: Với một lượng vật tư kỹ thuật ít hơn người ta vẫn có thể sản xuất ra một sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc. Chính vì vậy, yêu cầu chính của hoạt động tiết kiệm vật tư phải giảm được chi phí vật tư cho sản xuất một đơn vị sản phẩm. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biệp pháp hợp lý trong khâu thu mua tạo nguồn, trong hoạt bảo quản và cấp phát vật tư, đặc biệt là trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh. + Nâng cao được năng suất lao động Đặc điểm của ngành may là phải sử dụng nhiều lao động, không đỏi hỏi cao về trình độ kỹ thuật như nhiều ngành công nghiệp khác. Do vậy các yêu cầu đặt cho việc tiết kiệm vật tư kỹ thuật phải bảo đảm phù hợp với trình độ công nhân viên, nâng cao được năng suất lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp. + Tiết kiệm vật tư phải đi đôi với tính hợp lý Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, khi đã đặt ra yêu cầu tiết kiệm vật tư thi phải gắn liền với tính hợp lý. Bởi vì, nếu ta chỉ chú ý và tìm mọi cách để tiết kiệm một loại vật tư nào đó mà không tính đến chi phí phải bỏ ra để có được nó còn cao hơn thì sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp may của Việt Nam hiện nay khi mà điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế thì yêu cầu hoạt động tiết kiệm vật tư phải bảo đảm được tính hợp lý với mục tiêu và hoàn cảnh của doanh nghiệp. 1.2.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc đối với tiết kiệm vật tư a. Tổng quan về công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc _ Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty vải sợi may mặc Miền Bắc Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc: Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại được thành lập lại theo quyết định số 107 TM/TCCB ngày 22/3/1995 của Bộ Thương Mại. -Tên gọi: Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc. -Tên giao dịch đối ngoại viết tắt: TEXTACO. -Địa điểm : 79 LạcTrung- Hai Bà Trưng- Hà Nội. -Điện thoại: 046363647 FAX: 046363642. Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc được thành lập chính thức vào năm 1957 theo quyết định 173-BTN-TCCB của Bộ Thương Nghiệp do đồng chí Đỗ Mười ký ngày 27/5/1957 với tên gọi: Tổng công ty bông vải sợi, phụ trách kinh doanh các loại hàng vải len, hàng may mặc sẵn, bông sợi với nhiệm vụ chủ yếu là bình ổn vật giá, quản lý thị trường và phát triển sản xuất trong phạm vi các loại hàng, ngành hàng kinh doanh để bình ổn và đảm bảo cung cấp cho nhân dân, bộ đội, và cán bộ. Cùng với những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam, của ngành thương nghiệp, Tổng công ty vải sợi may mặc cũng đã được lớn lên về nhiều mặt. Từ Tổng công ty bông vải sợi(1957) lần lượt đổi tên thành: +Cục bông vải sợi: 8/12/1960. +Cục vải sợ may mặc: 16/7/1962. +Tổng công ty vải sợi may mặc: 24/11/1970. +Công ty vải sợi may mặc Trung ương: 5/5/1981. +Từ năm 1985 đến 1995 là: Tổng công ty vải sợi may mặc. Đó là những thay đổi nhằm thích ứng với đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ hoạt động của công ty trong từng thời kỳ. Kể từ khi ra đời đến nay, lịch sử phát triển của công ty gắn liền với lịch sử phát triển của nghành thương nghiệp Việt Nam và được đánh dấu bằng ba giai đoạn. * Giai đoạn 1957-1975. Với nhiệm vụ chủ yếu là vừa phục vụ cho công cuộc cải tạo, bảo vệ và xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam. Trong bối cảnh đó tổng công ty đã được thành lập do đồng chí Bùi Đạt làm giám đốc, đảm nhận chức năng kinh doanh toàn bộ mặt hàng Bông-Vải-Sợi, có bộ máy từ Trung ương gồm 9 phòng ban tại văn phòng tổng đến 20 công ty Bông-Vải–Sợi ở 20 địa phương phía Bắc và một số cửa hàng, trạm gia công tương ứng. Trong giai đoạn này, công ty đã vận động hình thành một số khu trồng bông, hỗ trợ trực tiếp các cơ sở dệt thủ công bằng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Liên Xô và các nước khác. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng đã có từ đây khi giám đốc Bùi Đạt sang Triều Tiên đàm phán, tạo cho doanh nghiệp một hướng kinh doanh mới. Bên cạnh việc cung cấp sợi, tổng công ty còn tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các công ty vải sợi địa phương để phát triển ngành dệt thủ công, tạo việc làm cho người lao động. Khi chuyển thành Tổng công ty vải sợi may mặc (11/1970) để làm nhiệm vụ chuyên doanh. Tổng công ty đã bàn giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước cho Bộ và cũng đồng thời bàn giao hàng loạt các cơ sở sản xuất cho Bộ Công nghiệp nhẹ và các địa phương, vì vậy tổ chức mới được sắp xếp lại, hoạt động theo các chức năng độc lập riêng: Dệt kim, may mặc, vải sợi. * Giai đoạn 1976-1988. Đây là thời kỳ Tổng công ty hoạt động trong phạm vi thống nhất cả nước, thị trường tiền tệ đã được thống nhất cả nước tạo điều kiện thống nhất giá, tiền lương và các chính sách kinh tế, tài chính. Tuy nhiên những mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước chưa đạt được yêu cầu, trong điều kiện đó Tổng công ty đã tìm mọi biện pháp để nắm cho được hàng và phân phối hàng đúng đối tượng, đã bám sát và tạo điều kiện giúp các đơn vị thương nghiệp ở các địa phương trong hoàn cảnh thiếu vốn nặng nề, để vươn lên cùng toàn ngành khắc phục những khó khăn chung. * Giai đoạn 1989 đến nay. Đây là giai đoạn nền kinh tế cả nước chuyển sang kinh tế thị trường. Khi Nhà nước không còn giao chỉ tiêu nhận hàng cho công ty nữa thì hoạt động của công ty coi như chính thức bước vào giai đoạn kinh doanh theo cơ chế mới; không còn nhận hàng và giao hàng theo lệnh mà chuyển hẳn sang mua và bán theo quan hệ thị trường. Công ty đã nhanh chóng thay đổi phương hướng và nội dung hoạt động một cách thích ứng, một mặt chủ động đối phó với các đơn vị sản xuất bằng hình thức đặt hàng, bao tiêu sản phẩm, liên doanh, liên kết… mặt khác công ty đã cố gắng tạo dựng được nhiều bạn hàng tin cậy như: Liên hiệp dệt Nam Định, dệt Việt Thắng… Từ cuối năm 1990 công ty đã được Bộ cho phép trực tiếp xuất nhập khẩu. Trong quá trình hình thành và phát triển, mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn nỗ lực vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ. Được Quốc hội, hội đồng Nhà nước tặng huân chương lao động hạng 3 (1985), huân chương lao động hạng 2 (1987); được Bộ tặng cờ thi đua xuất sắc cho tổng công ty vào các năm 1982, 1985, 1986, 1987… _ Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của đơn vị Mục đích hoạt động: Mục đích hoạt động của đơn vị là kinh doanh bán buôn, kinh danh, hợp tác kinh doanh và đầu tư, sản xuất gia công, dịch vụ các mặt hàng vải-sợi-may mặc và một số mặt hàng khác phục vụ sản xuất và tiêu dùng để khai thác có hiệu qu._.ả các cơ sở vật chất và các nguồn vật tư nguyên liệu, hàng hoá, sức lao động của đất nước đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng góp phần ổn định tiêu dùng và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Nội dung hoạt động kinh doanh của công ty: Tổ chức nguồn hàng theo các phương thức mua, sản xuất, gia công và hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh, liên kết đầu tư với các tổ chức trong và ngoài nước để tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Trực tiếp xuất khẩu nguồn hàng công ty tự tổ chức (mua, sản xuất, gia công và hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết tạo ra). Trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị và một số hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng theo quy định của Nhà nước và được Bộ Thương mại cho phép. Tổ chức bán buôn, bán lẻ, nhận đại lý, uỷ thác ký gửi các mặt hàng vải sợi-may mặc và một số mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ cho kinh doanh của công ty ở những trung tâm thương mại lớn. * Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty. Công ty có những nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu dịch vụ của công ty theo luật hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động . Nắm khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức lực lượng hàng hoá đảm bảo về số lượng, chất lượng, phong phú đa dạng về chủng loại phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật đúng chế độ chính sách đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm và phát triển vốn Nhà nước với nhiều hình thức thích hợp bảo đảm tự trang trải về tài chính. Chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước và các quy điịnh của Bộ TM. Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua, bán, liên doanh, hợp tác kinh doanh đầu tư sản xuất hàng hoá với các tổ chức kinh tế và tư nhân. Chủ động điều phối hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý các đơn vị trực thuộc theo phương án tối ưu nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc về hoạt động kinh doanh và thực hiện các chế độ chính sách quy định của Nhà nước và của công ty. Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của công ty theo chính sách chế độ của Nhà nước và phân cấp của Bộ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức, bồi dưỡng và nâng cao cho họ về trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ. Công ty có trách nhiệm và quyền hạn: Kinh doanh theo đúng nội dung quy định. Thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ cấp trên giao và nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định. Bảo vệ doanh ngiệp, bảo vệ sản xuất kinh doanh, góp phần giữ gìn an ninh chính trị trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng. Được vay vốn tại ngân hàng, được huy động các nguồn vốn khác để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật pháp hiện hành. Được chủ động giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, liên doanh, hợp tác kinh doanh hợp đồng nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, kinh doanh với các tổ chức trong và ngoài nước. Được tham gia các hội trợ triển lãm hàng hoá trong và ngoài nước. Được quyền tố tụng, khiếu nại trước cơ quan pháp luật và hành chính Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc các chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước vi phạm quyền kinh doanh hợp pháp của đơn vị làm thiệt hại đến tài sản của công ty. Được tổ chức bộ máy quản lý và thành lập các tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo phân cấp của Bộ Thương mại. Được đề nghị Bộ Thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các phó giám đốc, kế toán trưởng. Việc bổ nhiệm hoặc bãi miễn các giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó trạm cửa hàng, trưởng phó phòng quản trị thuộc công ty theo sự phân cấp của Bộ tại quyết định số: 999 TM/TCCB ngày 1-9-93. * Chức năng của công ty: Xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa. Sản xuất hàng dệt may và các mặt hàng tiêu dùng khác. Xây dựng, kinh doanh nhà, dịch vụ cho thuê nhà. * Tổ chức bộ máy của công ty. Đứng đầu công ty là Giám đốc, Giám đốc công ty do bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm và bãi miễn. Giám đốc là người chịu trách nhiện trước cấp trên chủ quản của công ty về mọi mặt hoạt động của đơn vị mình. Giúp việc giám đốc có một số phó giám đốc, phó giám đốc do giám đốc công ty đề nghị, Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm và bãi miễn. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một số lĩnh vực được phân công, trong đó có một phó giam đốc thường trực để thay thế giám đốc điều hành lúc vắng mặt. Giám đốc được tổ chức bộ máy giúp việc bao gồm một số phòng ban chức năng, các văn phòng đại diện ở trong nước và ở nước ngoài. Mỗi phòng do một trưởng phòng chịu trách nhiệm, giúp việc trưởng phòng có từ 1-2 phó trưởng phòng. Các tổ chức sản xuất kinh doanh trực thuộc công ty bao gồm các chi nhánh xí nghiệp, trạm, cửa hàng được tổ chức ở những địa bàn, thị trường có nhu cầu. Các đơn vị nêu trên thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc do tài khoản chuyên chi chuyên thu tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của Nhà nước. Mỗi chi nhánh, xí nghiệp do một giám đốc điều hành, giúp việc có từ một đến hai phó giám đốc. Mỗi trạm, cửa hàng do một trạm trưởng, trưởng cửa hàng điều hành, giúp việc có từ 1 đến 2 phó trạm trưởng, phó cửa hàng. Mối quan hệ và lề lối làm việc: Giám đốc làm việc theo chế độ thủ trưởng và tuân theo cơ chế lãnh đạo của nhà nước quy định được cụ thể hoá ở quy chế làm việc ở công ty. Trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ giữa các phòng, ban đơn vị trực thuộc do giám đốc quy định. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty như sau: Chi nhánh vải sợi may mặc TPHCM Kho Đức Giang Xí nghiệp sản xuất hàng may XK Giáp Bát Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung Giám đốc công ty Phòng Kế toán Tài chính Phòng Tổ chức – Cán bộ LĐTL Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Hành chính Phòng Kinh doanh Phòng Xuất nhập khẩu + Chức năng nhiệm vụ của phòng kế hoạch tổng hợp (Ban hành theo QĐ số: 217 VS/TC ngày 15 tháng 7 năm 1996) + Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán - tài chính (Ban hành theo QĐ số 232 ngày 12/10/1996) + Chức năng nhiệm vụ của phòng xuất nhập khẩu (Ban hành kèm theo QĐ số 21 VS/TC ngày 20/2/1995) + Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh (Ban hành kèm theo QĐ số 21 VS/TC ngày 20/2/1995) + Chức năng nhiệm vụ của phòng Tổ chức cán bộ – Lao động tiền lương (Ban hành kèm theo QĐ số 97 VS/TC ngày 02/7/1997) + Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chính (Ban hành theo QĐ số: 97 VS/TC ngày 02/7/1996) _ Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh: + Sản xuất kinh doanh hàng dệt may, bông, vải, sợi, thuốc nhuộm hoá chất, các loại hàng tiêu dùng, hàng đồ da giả da, giấy, hàng điện máy dân dụng, nguyên vật liệu máy móc thiết bị, nông lâm thuỷ hải sản, vật liệu xây dựng, xây dựng và kinh doanh nhà. + Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi, xưởng sản xuất, văn phòng. + Xuất nhập khẩu trực tiếp. +Các nghành nghề khác mà pháp luật cho phép. + Phạm vi hoạt động kinh doanh: Trong nước và ngoài nước. Trong các lĩnh vực kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Và hình thức sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp là sản xuất theo phương thức gia công. Vì vậy, tiết kiệm vật tư cho sản xuất là phương thức quan trọng góp phần giảm giá thành gia công nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đơn vị gia công khác. b. Những đặc điểm kỹ thuật có liên quan đến tiết kiệm vật tư của công ty * Về nhiệm vụ sản xuất Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, thực hiện chế độ hoạch toán độc lập, được mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng, được sử dụng con dấu theo quy định của Nhà nước. Lĩnh vực sản xuất chính của công ty là lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Nhiệm vụ sản xuất chính của công ty là chuyên sản xuất hàng may mặc theo phương thức gia công, theo các đơn đặt hàng ký kết được. Do vậy tiết kiệm vật tư kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần giảm giá thành gia công tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong điều kiện hoạt động gia công đang rất phát triển và sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao. Tiết kiệm vật tư giảm giá thành là cách thức quan trọng nhất tạo cho doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty. Các hình thức gia công mà doanh nghiệp đang tiến hành: - Gia công đơn thuần: Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm. Với hình thức này nguyên phụ liệu đều do bên đặt gia công giao đủ 100%. Bên công ty chỉ bỏ ra các chi phí tiếp nhận, chi phí lưu kho, chi phí sản xuất, chi phí giao hàng và chi phí hạn ngạch (nếu có), sau đó thoả thuận theo giá thoả thuận trong hợp đồng, còn bên đặt gia công chịu mọi chi phí khác. - Hình thức gia công tự bảo đảm một phần nguyên phụ liệu: Bên đặt gia công chỉ giao những nguyên phụ liệu chính còn các nguyên phụ liệu khác do bên gia công mua ở trong nước. Theo hình thức này bên đặt gia công phải thanh toán thêm phần nguyên phụ liệu mà công ty đã mua. - Hình thức gia công mua đứt bán đoạn: Khác hai hình thức trên là toàn bộ nguyên phụ liệu đều do công ty mua, sau khi sản xuất ra sản phẩm công ty sẽ bán lại cho bên đặt gia công. Tiết kiệm vật tư cho sản xuất theo hình thức này vừa mang lại lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp, vừa nâng cao được sức cạnh tranh về giá thành so với các doanh nghiệp khác * Về cơ sở vật chất: + Máy móc thiết bị bao gồm cả phương tiện vận tải: 8.281.658.903 đ + Máy móc thiết bị không cần sử lý (xin thanh lý) Trị giá trên sổ kế toán: 410.695.687 đ Tỷ lệ so với tổng: 4,95% + Nhà xưởng, đất đai: 9.683.660.762 đ Tổng diện tích đất đang quản lý: 41.546,101 m2 - Diện tích tại Lạc Trung Hà Nội: 12.355,701 m2 - Diện tích tại khu xí nghiệp Giáp Bát: 2.088.,000 m2 - Diện tích tại kho Đức Giang: 23.252,000 m2 và trong chỉ giới: 2.230,400 m2 (không tính) - Diện tích tại thành phố HCM: 1.620,000 m2 Diện tích kho xưởng Tại Xí nghiệp Lạc Trung: 6.600 m2 Tại Xí nghiệp Giáp Bát: 4.618 m2 Tại Trạm Đức Giang: 13.273 m2 Tại Chi nhánh TPHCM: 810 m2 Nhà làm việc cao tầng Tại Xí nghiệp Lạc Trung: 2.476,0 m2 Tại Xí nghiệp Giáp Bát: 330,0 m2 Tại Trạm Đức Giang: 552,3 m2 - Tại Chi nhánh TPHCM: 627,81 m2 - Về vốn Tổng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước: 34.697.946.691 đồng Phân theo cơ cấu vốn: + Vốn cố định: 17.965.319.665 đồng + Vốn lưu động: 16.732.627.026 đồng Phân theo nguồn vốn: + Vốn Nhà nước: 34.697.946.691 đồng + Vốn vay của người LĐ trongDDN: 1.332.342.000 đồng + Vốn vay tín dụng trong nước: 1.968.302.150 đồng - Lao động Tổng số: 786 người Trong đó: Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học: 59 người Cán bộ có trình độ trung cấp: 12 người Lao động hợp đồng không xác định thời hạn: 514 người Lao động hợp đồng có xác định thời hạn: 272 người * Về công nghệ sản xuất Hiện nay, công ty đã được trang bị tương đối đầy đủ máy móc thiết bị cho dây truyền sản suất để sản xuất ra các mặt hàng may mặc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Dây truyền sản xuất chính mà công ty đang áp dụng là dây truyền nước chảy. Đây là dây truyền đang được áp dụng phổ biến tại nhiều doanh nghiệp may, phù hợp với điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Về dây truyền sản xuất quần ( trong các phân xưởng sản xuất ) Là sơ chế Bổ cơi quần Vắt sổ Ráp quần Nhập kho Kiểm tra đóng gói Là hoàn thiện Vắt gấu Về dây truyền sản xuất áo: Dây truyền sản xuất áo cũng gần giống như dây truyền sản xuất quần nhưng ít công đoạn hơn. * Về máy móc thiết bị Máy móc thiết bị ở công ty có giá trị khá lớn, hiện nay ở nhà máy được trang bị rất nhiều loại máy với nhiều chủng loại khác nhau. Các máy móc nhà máy đang dùng có nguồn gốc chủ yếu từ Nhật, Đức. Đây là những loại máy đã được nhập từ lâu, phần lớn là những năm 89, 94, 96. Vì vậy, các máy móc thiết bị có phần lạc hậu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, doanh nghiệp đã cố gắng đầu tư nhiều loại máy hiện đại, nhưng vẫn còn nhiều loại máy cũ nên máy móc được trang bị vẫn chưa đồng bộ làm ảnh hưởng nhiều đến việc tiết kiệm vật tư cho sản xuất của công ty. Bảng 1.1: Thống kê máy móc thiết bị hiện đang sử dụng cho sản xuất may ở công ty STT Tên Năm sử dụng Nước sản xuất Số lượng (Cái) 1 Máy 1 kim 1989 Nhật 323 2 Máy 2 kim 1994, 1989 Nhật, Đức 76 3 Máy vắt sổ 1996, 1994 Nhật, Đức 47 4 May đính bọ 1989, 1994 Nhật, Đức 18 5 Máy thùa đính 1996 Nhật 6 6 Máy dập cúc 1994,1996 Nhật, Đức 12 7 Máy phụ trợ - Là - ép 1994, 1996 1989, 1996 Nhật, Đức Nhật, Đức 21 4 8 Máy thùa đầu tròn 1990, 1995 Nhật, Đức 4 9 Máy may gấu 1989, 1990 Nhật, Đức 8 10 Máy may quần ống 1989, 1994 Nhật, Đức 4 (Nguồn: Phòng phục vụ sản xuất) - Về tổ chức sản xuất: Để tiến hành sản xuất công ty đã bố trí khu sản xuất thành 3 xưởng sản xuất. Trong một phân xưởng sản xuất có 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 2 kỹ thuật, 3 người kiểm tra( thu hoá ). Trong một phân xưởng có 5 tổ sản xuất. Mỗi tổ có khoảng 36 lao động: 1 tổ trưởng, 1 tổ phó, 1 thu hoá, 30 công nhân, từ 2-3 công nhân phụ. Phụ trợ cho các phân xưởng sản xuất có một phân xưởng cắt. Trước khi tìm hiểu tình hình tiết kiệm vật tư cho sản xuất ở công ty ta sẽ xem xét một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tiết kiệm vật tư trong các doanh nghiệp may nói chung và các doanh nghiệp may theo hình thức gia công nói riêng. 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến tiết kiệm vật tư ở doanh nghiệp may 1.3.1. Trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của công nhân Con người có vai trò quan trọng trong mọi quá trình sản xuất, thông qua hoạt động của con người mà các khâu của quá trình sản xuất mới thực sự được tiến hành và có chất lượng cao. Do vậy, dù máy móc công nghệ có hiện đại đến đâu thì nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố cơ bản. Nhân tố con người ở đây được kể đến cả trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cũng như ý thức trách nhiệm làm việc, đây là nhân tố chủ quan vì chính công nhân là người trực tiếp thực hiện. Nếu công nhân có trình độ kỹ thuật cao, họ sẽ thực hiện đúng các quy trình công nghệ kỹ thuật của sản xuất. Thực hiên tốt các định mức đề ra do đó sẽ giúp việc sử dụng vật tư được tiết kiệm và hợp lý. Bên cạnh trình độ kỹ thuật thì ý thức trách nhiệm của công nhân cũng ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư kỹ thuật. Nếu như công nhân không có ý thức trách nhiêm cao, không phấn đấu hết mình vì sự phát triển của công ty…thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư của doanh nghiệp. Ngành may là ngành cần sử dụng nhiều công nhân do vậy mà trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của công nhân có ảnh hưởng rất lớn đến tiết kiệm vật tư trong doanh nghiệp. 1.3.2. Trình độ quản lý của doanh nghiệp Quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý vật tư kỹ thuật nói riêng là những hoạt động mang tính khoa học, vì chúng chịu tác động của những quy luật mang tính khách quan. Đồng thời, đây cũng là những hoạt động hướng đích của con người là chủ thể quản lý. Do đó, trình độ quản lý vật tư kỹ thuật trong các doanh nghiệp may có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư. Nếu việc quản lý vật tư trong các doanh nghiệp may được phù hợp (mặc dù ngành may được đánh giá là ngành có hình thức quản lý gọn nhẹ), áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại, thích hợp với doanh nghiệp, đồng thời trình độ quản lý của các cán bộ quản lý cao, được trang bị các kiến thức mới, hiện đại, điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp may tiết kiệm được vật tư kỹ thuật một cách tốt nhất. 1.3.3. Công nghệ và máy móc thiết bị của doanh nghiệp Ngành may là một ngành sản xuât công nghiệp, cần sử dụng rất nhiều loại máy móc thiết bị, do vậy mà hiệu quả của ngành cũng phụ thuộc nhiều vào trình độ công nghệ và đặc biệt là các thiết bị máy móc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc tiết kiệm vật tư kỹ thuật. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn sử dụng nhiều loại máy được sản xuất từ những năm 80, 90 do đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiết kiệm vật tư của doanh nghiệp. Nếu như các doanh nghiệp đổi mới được các máy móc thiết bị hiện đại thì nguyên vật liệu tiêu hao sẽ ít hơn. 1.3.4. Nguyên vật liệu sử dụng Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp tạo nên thực thể sản phẩm. Do vậy, vấn đề chất lượng của nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả của việc tiết kiệm vật tư kỹ thuật. Các loại vật tư của ngành may rất phong phú đa dạng, được đáp ứng bởi nhiều đơn vị cung ứng trong và ngoài nước, do vậy tìm được nguồn nguyên liệu giá rẻ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng, sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được lượng vật tư tiêu dùng cho sản xuất. 1.3.5. Điều kiện tự nhiên của sản xuất Ngành may là một ngành công nghiệp nhẹ, các nguyên liệu chính được sử dụng để tạo ra sản phẩm là các loại vải, chúng chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện tự nhiên. Nếu không có công tác bảo quản hợp lý sẽ dễ gây ra tình trạng ẩm mốc không sử dụng được gây tổn thất cho doanh nghiệp. 1.3.6. Cơ chế chính sách của nhà nước Cơ chế chính sách của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến tình hình cung ứng nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp. Phần lớn các nguyên vật liệu của ngành may được đáp ứng từ ngành dệt, do vậy số lượng và chất lượng các nguyên vật liệu được đảm bảo khi nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nhiệp dệt phát triển. Khi nhà nước có chính sách mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều nước cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp may khai thác nguốn vật tư của ngành từ nhiều nước với chất lượng cao và chủng loại phong phú, giá cả phù hợp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất… Chương II thực trạng vật tư và tiết kiệm vật tư ở công ty vảI sợi may mặc miền bắc 2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc 2.1.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc Công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc hiện là một trong những doanh nghiệp có truyền thống sản xuất hàng may mặc lâu năm ở Việt Nam. Với sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường ngày càng gay gắt đặc biệt đối với ngành hàng vải sợi may mặc, cơ sở vật chất của công ty còn nhiều hạn chế nhưng với truyền thống lịch sử của mình, cán bộ công nhân viên của công ty đã phát huy được uy tín ngành hàng kinh doanh, tận dụng được cơ sở sản xuất hiện có… giúp cho công ty phát triển đúng hướng và đạt được nhiều thành quả quan trọng. Nhiều năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn được đánh giá là có hiệu quả cao. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc, công ty vừa tiến hành sản xuất hàng may mặc ( chủ yếu là gia công xuất khẩu ) để có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước và phục vụ cho xuất khẩu, đồng thời công ty tiến hành kinh doanh một số mặt hàng may mặc có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới và trong nước góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà ban lãnh đạo công ty đã đề ra. Sau đây là bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc từ 2001-2004. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Doanh thu 1000đ 242.069.697 216.002.760 195.347.370 137.948.036 2. Vốn kinh doanh 1000đ 37.239.134 37.461.591 37.740.803 34.697.946 Trong đó VNS 1000đ 20.707.898 20.715.716 20.994.928 0 3. Lợi nhuận thực hiện 1000đ 4.169.490 1.401.823 1.180.047 1.244.373 4. Lợi nhuận sau thuế 1000đ 2.434.542 953.239 802.432 895.950 5. Lao động Người 847 819 888 768 6.Thu nhập BQ (n/th) 1000đ 636 792 821 1.116 7. Nộp ngân sách 1000đ 7.678.493 5.429.163 5.636.957 3.830.698 Thuế GTGT 1000đ 4.230.341 3.472.932 4.880.904 2.782.352 Thuế TTĐB 1000đ 438.495 0 Thuế XNK 1000đ 2.169.362 560.702 417.086 383.532 Thuế TNDN 1000đ 840.295 1.395.529 102.841 440.668 Nộp khác 1000đ 325.346 984.720 236.126 224.146 8. Nợ phải trả 1000đ 60.895.867 59.930.501 59.814.621 50.434.149 Trong đó 1000đ Nợ ngân sách 1000đ Nợ ngân hàng 1000đ 2.090.647 2.196.037 9. Nợ phải thu 1000đ 59.538.148 64.405.457 55.769.039 38.007.833 Trong đó:nợ khó đòi 1000đ 2.907.495 2.907.495 213.665 22.899 ( Nguồn: Phòng tổ chức ) Qua bảng 2.1 ta thấy: Doanh thu của công ty từ năm 2001 đến 2004 liên tục bị giảm sút đáng kể. - Năm 2001 tổng doanh tu của công ty đạt 242.069,697 tr.đ, nhưng sang năm 2002 doanh thu chỉ đạt 216.002,760 tr.đ, năm 2003 là 195.347,370 tr.đ và năm 2004 doanh thu của công ty đạt 137.948,036 tr.đ. - Mặc dù có sự giảm sút về doanh thu nhưng lợi nhuận thực hiện và lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn giữ được sự ổn định, ngoại trừ năm 2001 có sự tăng đột biến về doanh thu và lợi nhuận. Năm 2003, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 802.432 tr.đ nhưng sang năm 2004 mặc dù doanh thu có giảm nhưng công ty vẫn đạt mức lợi nhuận sau thuế là 895.950 tr.đ, tăng 11,65%. - Thu nhập của người lao động trong công ty liên tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2001 thu nhập bình quân người/tháng chỉ đạt 636 nđ, nhưng năm 2002 là 792 nđ, năm 2003 là 821 nđ, và năm 2004 vừa qua thu nhập bình quân người/tháng của công ty đã tăng lên 1.166 nđ, đây là mức thu nhập tương đối cao trong các doanh nghiệp may mặc. - Tỷ suất lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua cũng đạt được sự ổn định và ở mức cao. Năm 2002 đạt 2,54%, năm 2003 đạt 2,13% và sang năm 2004 tỷ suất lợi nhuận đạt 2,58%. Bảng 2.2: Báo cáo doanh thu thực hiện của từng đơn vị Đơn vị: Triệu đồng Danh mục Thực hiện 2003 Kế hoạch 2004 Năm 2004 So với 2003 (%) Thực hiện So với KH(%) Tổng DT công ty 151.307,981 164.000 133.734,509 81,55 88,39 DT bán trong nước 136.852,733 148.500 108.453,498 73,03 79,25 Doanh thu xuất khẩu 11.656,514 13.000 21.663,917 166,65 185,85 Doanh thu dịch vụ 2.798,734 2.500 3.617,094 144,68 129,24 Kim ngạch XK 4.504,547 4.800 9.129,346 190,19 Kim ngạch NK 4.727,009 5.000 6.419,082 128,38 135,80 DTCty theo từng khâu Tổng doanh thu 151.307,981 132.423,196 87,52 Doanh thu kinh doanh 136.287,058 110.056,358 80,75 Doanh thu sản xuất 12.222,189 18.749,744 153,41 Doanh thu dịch vụ 2.798,734 3.617,094 129,24 Xí nghiệp Giáp Bát 7.036,135 7.080 8.981,705 126,86 127,65 Xí nghiệp Lạc Trung 11.547,564 13.170 17.284,384 131,24 149,68 Chi nhánh TPHCM 129.701,523 130.000 103.526,746 79,64 79,82 Trạm Đức giang 1.914,520 2.100 2.630,361 125 137,39 Kinh doanh tại VPCTy 1.108,239 500 1.311,313 262,26 118,32 ( Nguồn: Báo cáo DT thực hiện của các đơn vị) Theo bảng 2.2 ta thấy rõ rằng: mặc dù doanh thu năm sau thấp hơn năm trước rất nhiều nhưng doanh thu của từng năm so với kế hoạch của năm đó vẫn đạt kết quả cao. - Nếu xét doanh thu của công ty theo từng khoản mục: doanh thu bán trong nước, doanh thu xuất khẩu, doanh thu dịch vụ thì nhận thấy rằng doanh thu trong nước năm 2004 thấp hơn nhiều so với năm 2003 và không đạt được kế hoạch đặt ra, chỉ đạt 73,03 %, trong khi đó doanh thu xuất khẩu và doanh thu dịch vụ đều tăng. - Nếu xét doanh thu của công ty theo từng khâu: doanh thu kinh doanh, doanh thu sản xuất, doanh thu dịch vụ thì doanh thu kinh doanh của công ty có sự giảm sút rất lớn, từ 136.287,058 tr.đ năm 2003 xuống còn 110.056,358 tr.đ năm 2004, trong khi doanh thu dịch vụ và doanh thu sản xuất đều tăng. Doanh thu sản xuất năm 2003 là 12.222,189 tr.đ tăng lên 18.749,744 tr.đ trong năm 2004. Doanh thu dịch vụ năm 2003 là 2.798,734 tr.đ tăng lên 3.617,094 tr.đ trong năm 2004. - Nếu xét doanh thu của công ty theo doanh thu của từng đơn vị: Xí nghiệp Giáp Bát, xí nghiệp Lạc Trung, trạm Đức Giang, chi nhánh TPHCM, tại văn phòng Công ty thí chỉ có doanh thu của chi nhánh TPHCM có sự giảm sút lớn. Năm 2003 doanh thu của chi nhánh TPHCM đạt 192.701,523 tr.đ nhưng năm 2004 doanh thu chỉ đạt 103.526,746 tr.đ và không đạt kế hoạch đặt ra. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty vì doanh thu tại chi nhánh TPHCM chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của công ty. Bảng 2.3: Tổng hợp doanh thu sản xuất của công ty Đơn vị: Triệu đồng Danh mục Năm 2003 Năm 2004 KH TH %KH So với 2003 Tổng DT 12.222,189 18.749,744 153,41 DT sản xuất nội địa + XN Giáp Bát + XN Lạc Trung 2.640,771 968,470 1.672,301 1.200 1.500 408,590 1.316,431 34,05 87,76 42,19 78,72 DT sản xuất XK + XN Giáp Bát + XN Lạc Trung 9.581,418 530,875 9.050,543 1.100 10.400 2.161,785 14.749,744 111,76 142,91 171,43 164,22 ( Nguồn: Phòng Tổ chức) Qua bảng tổng hợp doanh thu sản xuất năm 2003, 2004 của từng đơn vị ta nhận thấy. Hoạt động sản xuất của công ty được tiến hành chủ yếu tại 2 cơ sở chính là XN Giáp Bát và XN Lạc Trung Tại 2 đơn vị sản xuất của công ty trong năm vừa qua đều có đặc điểm chung là doanh thu sản xuất nội địa đạt kết quả rất thấp + Tại XN Giáp Bát: Doanh thu sản xuất nội địa năm 2004 chỉ đạt 408,599 tr.đ bằng 34,05% so với kế hoạch và 42,19 % so với cùng kỳ năm 2003. + Tại XN Lạc Trung: Doanh thu sản xuất nội địa năm 2004 chỉ đạt 1.316,431 bằng 87,76 % so với kế hoạch và bằng 78,72 % so với cùng kỳ năm 2003. Trong khi đó doanh thu sản xuất xuất khẩu đạt kết quả rất cao. Tai 2 xí nghiệp doanh thu sản xuất xuất khẩu đều cao hơn sao với năm trước và vượt mức kế hoạch của công ty giao cho. + Tại XN Giáp Bát doanh thu xuất khẩu đạt 2.161,785 tr.đ, vượt kế hoạch 11,76 % và bằng 171,43 % so với năm 2003. + Tại XN Lạc Trung doanh thu xuất khẩu đạt 14.862,938 tr.đ, vượt kế hoạch 42,91 % và bằng 164,22 % so với năm 2003. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc, công ty vẫn đang tiến hành cả hai hình thức là sản xuất theo phương thức gia công và thực hiện hoạt động mua bán kinh doanh hàng may mặc. Vì vậy, doanh thu xuất khẩu trực tiếp, doanh thu bán hàng trong nước và doanh thu gia công nội đối với mặt hàng may mặc trong thời gian qua đều có sự gia tăng về lượng và giá trị. Bảng 2.4 : Doanh thu xuất khẩu trực tiếp, bán hàng nội địa, doanh thu gia công nội của công ty. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Xuất khẩu trực tiếp Khối lượng Trị giá 1000 ch 1000 $ 514,410 2424,254 767,778 4088,364 Gia công nội địa Khối lượng Trị giá 1000 ch Tr.đ 66,480 1672,301 119,564 1316,431 Bán hàng trong nước Tr.đ 190,780 173,660 (Nguồn: Phòng Kế hoạch) Kết quả sản xuất hàng may mặc của công ty trong thời gian qua cũng có sự tăng trưởng cao, đặc biệt là là số lượng và trị giá của mặt hàng gia công xuất khẩu năm 2004 có sự gia tăng vượt bậc so với năm 2003. Dưới đây là bảng báo báo về lượng hàng thành phẩm nhập kho của công ty trong hai năm qua. Bảng 2.5 : Báo cáo hàng thành phẩm nhập kho Chỉ tiêu Đ V T Năm 2003 Năm 2004 + Gia công XK tại XN + Gia công nội tại XN + Giao gia công 1000 ch 1000 ch 1000 ch 485,171 114,708 219,236 8.764,763 1.203,937 850,151 Tổng 1000 ch 819,115 10.818,851 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch ) 2.1.2. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Qua việc tìm hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vải sợi May mặc Miền Bắc ta nhận thấy rằng: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây mặc dù gặp rất nhiều khó khăn: Sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, cơ sở vật chất còn hạn chế…nhưng công ty vẫn đạt được kết quả hết sức quan trọng. Tuy có sự giảm sút về doanh thu bán hàng trong nước nhưng cả doanh thu xuất khẩu và doanh thu dịch vụ đều tăng nhanh. Hoạt động sản xuất hàng may mặc của công ty được tiến hành chủ yếu tại cơ sở Lạc Trung, tuy có nhiều khó khăn trong việc sản xuất hàng may mặc đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước thế nhưng doanh thu sản xuất xuất khẩu của xí nghiệp đều tăng mạnh góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu mà công ty đề ra. Như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong nhiều năm qua cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn. Khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong nước thế nhưng lại có điểm mạnh là doanh thu sản xuất xuất khẩu và doanh thu dịch vụ đều tăng mạnh, cho thấy thị trường kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, thể hiện hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của nhà nước: Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và dịch vụ. Cũng qua việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang ngày càng phát triển đặc biệt là hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đạt được kết quả rất cao. Với hình thức sản xuất chủ yếu là sản xuất theo hình thức gia công thì việc tiết kiệm vật tư cho sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng, từ đó giúp cho công ty giảm được giá thàng gia công, nâng cao được sức cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất gia công khác…Sau đây ta sẽ tìm hiểu tình hình vật tư và tiết kiệm vật tư cho sản xuất ở công ty vải sợi may mặc Miền Bắc. 2.2. Phân tích thực trạng tiết kiệm vật tư cho sản xuất của công ty vảI sợi may mặc miền bắc 2.2.1. Kết quả bảo đảm vật tư cho sản xuất của công ty Vải sợi may mặc Miền Bắc Hoạt động bảo đảm vật tư cho sản xuất giữ một vai trò quan trọng, việc bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, kịp thời sẽ là điều kiện tiền đề cho sự liên tục, cho sự đều đặn nhịp nhàng của quá trình sản xuất. Đảm bảo tốt vật tư cho phép doanh nghiệp thực hiện tốt các yêu cầu về số lượng, chất lượng, về quy cách chủng loại, kịp thời gian… Điều này cũng ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp, đến chất lượng sản phẩm và đến hiệu quả việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư. Trước yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất, trong những năm qua hoạt động bảo đảm vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành khá tốt. + Về máy móc thiết bị: Số máy móc thiết bị của công ty phần lớn được mua từ những năm 80, 90 nhưng với số máy móc thiết bị hiện có này, công ty vẫn có thể đáp ứng khá ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0115.doc
Tài liệu liên quan