Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh (Mẫu 59)

I- Đặt vấn đề Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng nhiệt huyết, hết lòng vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tinh thần hết sức sâu sắc, cao cả không chỉ góp phần to lớn và quyết định vào thắng lợi của dân tộc trong những năm qua mà còn có ý nghĩa chỉ đạo lâu dài cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta. Tổng hợp những giá trị tinh thần đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội

doc8 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh (Mẫu 59), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IX của Đảng đã nêu rõ: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta". Định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh như trên thể hiện bốn nội dung chủ yếu cần nắm vững: - Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. - Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hoá nhân loại. - Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 70 năm qua, tiếp tục soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong thời gian tới. Trong diễn văn lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh Hồ Chủ Tịch có viết: " Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ,là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ ,tự lực, tự cường, đổi mới và sáng tạo" chúng ta cùng nhau phân tích và chứng minh luận điểm trên để hiểu rõ hơn về tư tưởng của bác. II - Giải quyết vấn đề a - phân tích, chứng minh    - Độc lập dân tộc, theo Hồ Chí Minh, là phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trước sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm con đường cách mạng mới giải phóng dân tộc. Hành trang cho chuyến đi năm 1911 của Nguyễn Tất Thành có những phẩm chất và trí tuệ kế thừa từ truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất của dân tộc, quê hương, gia đình; là bài học về sự bế tắc của những phương hướng cách mạng đương thời , một quyết tâm và ý chí nghị lực phi thường mong muốn giải phóng dân tộc. Trải qua nhiều năm tháng sống trực tiếp cùng với đời sống của người dân cần lao, kể cả người dân thuộc địa ở Phi Châu lẫn người lao động vô sản tại chính nhiều nước đế quốc, với những hoạt động đấu tranh ở nhiều tổ chức, Nguyễn Tất Thành đã có một hành trang thực tiễn ngày một sâu sắc cũng như từng bước rút ra được những bài học lý luận về con đường giải phóng dân tộc. Sau khi gửi Yêu sách tám điểm tới Hội nghị Versailles, đến năm 1920, Nguyễn ái Quốc có dịp tiếp xúc với Sơ thảo lần thứ nhất “luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đăng trên tờ Nhân đạo. Ngay từ khi tiếp cận văn bản này, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra đồng thời chìa khóa giải mã cho thực tiễn lịch sử Việt Nam và con đường phát triển cho Việt Nam: giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và CNXH. Người nói: “ Cả hai cuộc giải phóng này (dân tộc và giai cấp) chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới.” Tiếp đó, ngay trong Chính cương, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tháng 2/1930, Hồ Chí Minh đã xác định Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (tức cách mạng dân tộc-dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và CNXH vừa phản ảnh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Xoá bỏ ách áp bức dân tộc mà không xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.” Do đó giành được độc lập rồi, thì phải tiến lên CNXH, vì mục tiêu của CNXH là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy, ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. - Là một chiến sỹ quốc tế chân chính, xuất phát từ quan điểm độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập dân tộc của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ở Người, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn gắn liền với chủ nghĩa quốc tế cao cả, trong sáng. Người nói: “ Chúng ta phải tranh đấu cho tự do độc lập của các dân tộc khác như là  tranh đấu cho dân tộc ta vậy.” Chủ trương “ giúp bạn là tự giúp mình”, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết song không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. Với Người, phải thông qua thắng lợi của Cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của Cách mạng thế giới. Về quan hệ quốc tế, Người tuyên bố với thế giới: “ Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòasắn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới.” - Trước Nguyễn ái Quốc, đã có nhiều đề xuất của nhiều nhà yêu nước Việt Nam về con đường cách mạng giải phóng dân tộc và ít nhiều ở họ cũng đã có sự bàn tính đến bước đi tiếp theo sau khi giành được độc lập. Tình cảm yêu nước và quyết tâm giải phóng dân tộc của họ không ai có thể phủ nhận được, song điều quan trọng đầu tiên đảm bảo cho sự thành công là xác định rõ kẻ thù, lý giải rõ cơ chế vận hành của xã hội và các lực lượng trong xã hội thì họ lại không làm rõ được. Hơn nữa, khi bàn tính về một tương lai cho Việt Nam, giả định là đã trở thành một quốc gia độc lập cũng không rõ ràng. Chỉ đến Nguyễn ái Quốc thì hai đáp án này mới được làm rõ và phù hợp hơn. Khi khẳng định rằng con đường cứu nước chính là con đường cách mạng vô sản, trên thực tế, Nguyễn ái Quốc đã xác định được rõ đâu là lực lượng nòng cốt làm cách mạng giải phóng dân tộc, những mối quan hệ lợi ích giai cấp và dân tộc ở các tầng lớp xã hội. Đồng thời, khi khẳng định rằng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Nguyễn ái Quốc đã nắm bắt trúng được khát vọng về một cuộc sống hoà đồng, hạnh phúc, công bình vốn có trong tâm thức của người Việt Nam từ hàng ngàn năm và quan trọng hơn, là chỉ ra được tính hiện thực của việc biến những khát vọng đó thành hành động thông qua con đường cách mạng vô sản Tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã phản ánh sự nắm bắt được quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong bối cảnh mới: thời đại cách mạng vô sản. Nếu như trước kia, trong lịch sử ngàn năm của dân tộc, bài toán giành độc lập chủ yếu được đặt ra trong mối quan hệ “trực diện” giữa Việt Nam và thế lực bành trướng phương Bắc và trong bối cảnh “đồng văn” thì nước Việt Nam thuộc địa đầu thế kỷ XX lại chịu sự tác động của nhiều chiều kích vật chất và tinh thần khác trong đó đặc biệt có sự trỗi dậy ngày một lớn của trào lưu cách mạng vô sản và nhất là sự ra đời, lần đầu tiên trong lịch sử, của Nhà nước công nông Nga xô viết. Nguyễn ái Quốc đã nắm bắt được xu hướng thời đại đó để đồng thời tìm ra giải pháp cho bài toán giải phóng dân tộc cũng như dự phóng tối ưu cho một xã hội Việt Nam tương lai. Chính ở điểm này, chúng ta có thể thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và ở tầng bậc sâu nhất là giải phóng con người ở Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã phản ánh sự nắm bắt được quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong bối cảnh mới: thời đại cách mạng vô sản. Nếu như trước kia, trong lịch sử ngàn năm của dân tộc, bài toán giành độc lập chủ yếu được đặt ra trong mối quan hệ “trực diện” giữa Việt Nam và thế lực bành trướng phương Bắc và trong bối cảnh “đồng văn” thì nước Việt Nam thuộc địa đầu thế kỷ XX lại chịu sự tác động của nhiều chiều kích vật chất và tinh thần khác trong đó đặc biệt có sự trỗi dậy ngày một lớn của trào lưu cách mạng vô sản và nhất là sự ra đời, lần đầu tiên trong lịch sử, của Nhà nước công nông Nga xô viết. Nguyễn ái Quốc đã nắm bắt được xu hướng thời đại đó để đồng thời tìm ra giải pháp cho bài toán giải phóng dân tộc cũng như dự phóng tối ưu cho một xã hội Việt Nam tương lai. Chính ở điểm này, chúng ta có thể thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và ở tầng bậc sâu nhất là giải phóng con người ở Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh. Giành được độc lập dân tộc không thôi thì chưa đủ. Trong tư duy và hành động cách mạng của Hồ Chí Minh, đích đến cao cả nhất là xoá bỏ hoàn toàn tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp, thiết lập một chế độ xã hội, một Nhà nước kiểu mới mà ở đó, nhân dân là những chủ thể đích thực. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Độc lập dân tộc chỉ thực sự là trọn vẹn khi mà “dân giàu, nước mạnh”, “mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng tự do”, mà con đường duy nhất để đạt được điều đó chính là đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Từ đó đã đặt ra một loạt các vấn đề về xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận dân tộc đoàn kết rộng rãi, v.v.. Có thể thấy rõ ở Hồ Chí Minh một sự “nâng cấp”, “hiện đại hoá” những giá trị, những khát vọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc khi Người nói đến tình cảm yêu nước, ý chí độc lập dân tộc, ước vọng về một đời sống tốt đẹp bằng những từ ngữ giản dị, mộc mạc nhưng cũng hàm chứa nền tảng lý luận mác xít sắc bén làm kim chỉ nam cho hành động.      Độc lập dân tộc, theo Hồ Chí Minh, là phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngay từ khi tiếp cận Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh đã hình thành đường lối cứu nước: giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và CNXH. Người nói: “ Cả hai cuộc giải phóng này (dân tộc và giai cấp) chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới.” Tiếp đó, ngay trong Chánh cương, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sảnViệt Nam tháng 2/1930, Hồ Chí Minh đã xác định Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (tức cách mạng dân tộc-dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và CNXH vừa phản ảnh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Xoá bỏ ách áp bức dân tộc mà không xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.” Do đó giành được độc lập rồi, thì phải tiến lên CNXH, vì mục tiêu của CNXH là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy, ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. b - Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: "Lý luận đi đôi với thực tiễn", "Lý luận kết hợp với thực hành", "Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, "Lý luận phải liên hệ với thực tế (Hồ Chí Minh, 1995, tập 9, tr. 292). Dù nói "đi đôi", "gắn liền", "kết hợp” nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496). Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một “cuộc chiến đấu khổng lồ”, và vì thế, muốn giành thắng lợi, không thể không suy tư đến tận gốc rễ, ngọn nguồn của mọi vấn đề. Việc xử lý những vấn đề như: ở Việt Nam, giải phóng dân tộc và phát triển xã hội có mối quan hệ như thế nào, con đường phát triển xã hội vận động thông qua những giai đoạn nào, đâu là căn cứ để xác định những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân có vai trò gì trong sự nghiệp cách mạng vì giải phóng và phát triển… đều đòi hỏi Hồ Chí Minh phải tư duy ở tầm triết học, trên cơ sở nền tảng triết học và theo phương pháp triết học. Điều này cho thấy, việc vận dụng cách tiếp cận triết học để làm rõ tính chất triết học của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là việc làm cần thiết và sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn, đầy đủ hơn tư tưởng của Người về vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng này. Từ những tư tưởng lớn của Bác Hồ, trải qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi với trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, Cương lĩnh của Đảng ta chỉ rõ xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là một xã hội: - Do nhân dân lao động làm chủ. - Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. - Có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. - Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. - Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Sáu đặc trưng nêu trên thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta sẽ xây dựng, một xã hội tiến bộ nhất so với các chế độ xã hội đã xuất hiện trước đây. Trong xã hội đó, nhân dân lao động là người chủ chân chính và thực sự của xã hội. Nó chi phối và thể hiện trong toàn bộ thể chế của xã hội, đều hướng vào việc đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đó là sự khác nhau về chất giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội trước đó. Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng phải có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và lực lượng sản xuất hiện đại, là cơ sở kinh tế để xóa bỏ nguồn gốc của chế độ người bóc lột người, con người được giải phóng có điều kiện phát triển toàn diện, tạo ra sự bình đẳng trong xã hội và đoàn kết giữa các dân tộc, có quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng không chỉ có nền kinh tế phát triển cao mà còn phải xây dựng một nền văn hóa tương ứng, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều đó đảm bảo sự phát triển hài hòa, lành mạnh của chủ nghĩa xã hội. Những đặc trưng trên gắn bó mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, vừa làm tiền đề, điều kiện, vừa tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển. Cùng với quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải xác định được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết kinh nghiệm thành công và cả kinh nghiệm chưa thành công trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước khác, đặc biệt là những kinh nghiệm của những năm đổi mới, Đảng ta đã nêu ra những phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, gồm: Một là, "xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nguyên kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích Tổ quốc và của nhân dân". Hai là, "phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân". Ba là, "phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu". Bốn là, "tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội". Năm là, "thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước; trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới". Sáu là, "xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng". Bảy là, "xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta". Đó là những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, những quan điểm về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng, đó là những định hướng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. IV-Kết Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa marx-lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Hồ Chí Minh thường dạy chúng ta: Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “Vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có phù hợp với thực tế hay không, có thật là đúng không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa Mác-Lênin là “cẩm đang thần kỳ”, nhưng Người Trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế, công tác ngoại giao là cần phải nắm vững đặc điểm của Việt Nam, đồng thời phải nắm chắc luật lệ quốc tế. "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Đó là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, thể hiện sự kết hợp giữa độc lập, tự chủ của Việt Nam với hội nhập quốc tế trong tình hình hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31680.doc
Tài liệu liên quan