Tiểu luận Về quản lý khoa hoc

Lời mở đầu Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì cách quản lý đã là 1 yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân. Vì chúng ta ngày càng dựa vào sự nỗ lực chung và vì nhiều nhóm có tổ chức trở nên rộng lớn hơn, cho nên nhiệm vụ của các nhà quản ngày càng quan trọng. Khoa học quản lý đã gần như trở thành 1 ngành khoa học hoàn chỉnh, bắc cầu giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội,

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tiểu luận Về quản lý khoa hoc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựa trên những tư tưởng triết học thấm nhần các giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng xã hội. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chăm lo nguồn lực con người, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước tiến lên XHCN thì vấn đề quản lý càng cần phải được quan tâm nghiên cứu thích đáng. Mặt khác, khoa học quản lý ở nước ta từ trước đến nay cũng được đề cập nhiều nhưng chưa nghiên cứu một cách đầy đủ. Ngày nay khoa học quản lý là 1 ngành khoa học luôn luôn sáng tạo, được vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi nước ở từng thời kỳ khác nhau. Đối với Việt Nam, nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyển dổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập rung sang kinh tế thị trường với định hướng XHCN. Với đề tài mà khoa đã giao cho em với sự hiểu biết về khoa học quản lý còn hạn chế nên trong bài viết của em không tránh khỏi sai sót. Em mong thầy cô góp ý và giúp đỡ em phân tích tốt và hoàn thiện bài tiểu luận tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Nội dung I. Cơ sở lý thuyết về quản lý và khoa học quản lý 1. Quản lý là gì? Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất. Quản lý nền sản xuất - xã hội là loại hình quản lý đặc biệt phát sinh từ tính chất tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khách quan độc lập của nó: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn 1 giàn nhạc thì cần phải nhạc trưởng”. Các nhà lý luận quản lý quốc tế như Frederic Wiliam Taylor (1856-1915), Hemi Fayol (1841-1925) Pháp, Max Weber (1864-1920) Đức đã đều khẳng định: Quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội. Như vậy, quản lý là sự tác động chủ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra. 2. Khoa học quản lý là gì? Khoa học là 1 kiến thức được tổ chức. Nét căn bản của mọi khoa học là sự áp dụng phương pháp khoa học để phát triển kiến thức trong lĩnh vực đó mà khoa học quản lý là hệ thống được tạo ra trên các lĩnh vực kiến thức có tổ chức khác. Tính khoa học của quản lý là hiểu biết sâu sắc các quy luật khác quan trên cơ sở lý luận của triết học, dựa trên các nguyên tắc quản lý. Biết sử dụng các phương pháp khoa học và các kỹ thuật quản lý, dựa trên định hướng cụ thể đồng thời có sự nghiên cứu toàn diện, đồng bộ các mục tiêu hoạt động. 3. Cách quản lý là 1 khoa học vừa là 1 nghệ thuật 3.1. Quản lý là một khoa học QLKD là một loại lao động trí óc đặc thù nhằm tổ chức, điều khiển và phối hợp các hoạt động mà doanh nghiệp phải thực hiện để đạt mục tiêu kinh doanh. Nó không chỉ dựa trên kinh nghiệm mà phải có cơ sở khoa học mà nó còn là một nghệ thuật trong xử lý các tình huống đa dạng thể thể dự tính đầy đủ; cần hết sức linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả cao nhất. Tính khoa học của quản lý kinh doanh thể hiện ở các đòi hỏi sau: Một là, phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật khách quan chung và riêng (tự nhiên, kỹ thuật và xã hội) đồng thời còn dựa trên cơ sở lý luận của triết học, kinh tế học đồng thời đòi hỏi ứng dụng nhiều thành tựu của các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật như: toán học, tin học, công nghệ học v.v... Hai là, phải dựa trên các nguyên tắc tổ chức quản lý (về xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn; về xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý; về vận hành cơ chế quản lý (đặc biệt là xử lý các mối quan hệ quản lý). Ba là, phải vận dụng các phương pháp khoa học ( đo lường, định lượng hiện đại, dự đoán, xử lý trữ dữ liệu...) và biết sử dụng các kỹ thuật (quản lý theo mục tiêu MBO, lập kế hoạch, kiểm tra tài chính...) Bốn là, phải dựa trên sự định hướng cụ thể đồng thời có sự nghiên cứu toàn diện, đồng bộ các hoạt động hướng vào mục tiêu lâu dài, với các khâu chủ yếu trong từng giai đoạn. Tóm lại, khoa học quản lý cho ta những hiểu biết về các quy luật, nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật quản lý; để trên cơ sở đó biết cách phân tích một cách khoa học những thời cơ và những khó khăn trở ngại trong việc đạt tới mục tiêu. Tuy nhiên nó chỉ là công cụ, sử dụng nó cần tính toán đến điều kiện đặc điểm cụ thể từng tình huống để vận dụng sáng tạo, uyển chuyển (đó là tính nghệ thuật). 3.2. Quản lý là một nghệ thuật Tính nghệ thuật của quản lý kinh doanh xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của các sự vật và hiện tượng trong kinh tế, kinh doanh và trong quản lý; hơn nữa còn xuất phát từ bản chất của quản lý kinh doanh. Những mối quan hệ giữa con người (với những động cơ, tâm tư, tình cảm khó định lượng) luôn đòi hỏi nhà quản lý phải khéo léo, linh hoạt và sử dụng có hiệu quả nhất các phương pháp, các tiềm năng, các cơ hội, kinh nghiệm được tích lũy trong kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Nói cách khác, nghệ thuật quản lý kinh doanh là tổng hợp những “bí quyết”, những “thủ đoạn” trong kinh doanh để đạt được mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao. II. Tính khoa học của quản lý thể hiện ở: 1. Biết sử dụng các phương pháp khoa học và kỹ thuật quản lý 1.1. Cách tiếp cận toán học hoặc “KHQL” Có những nhà lý thuyết xem xét công việc quản lý trước hết là một sự sử dụng các quá trình, khái niệm, ký hiệu và mô hình toán học. Có lẽ được biét một cách rộng rãi hơn cả về các nhà lý thuyết này là các nhà nghiên cứu tác vụ (vận trù học), mà nhiều người trong số họ tự gọi mình là “nhà KHQL”. Nhóm này tin rằng nếu như việc quản lý hoặc xây dựng tổ chức hoặc lập kế hoạch hay ra quyết định là 1 quá trình logic, thì nó có thể biểu thị được theo các ký hiệu và các quan hệ toán học. Tiêu điểm chính của trường phái này là mô hình toán học. Thông qua phương tiện này, các vấn đề có thể được biểu thị dưới dạng gợi ý về một quyết định về cái tốt nhất phải thực hiện. Toán học thường có một sự hấp dẫn hầu như hoàn toàn và một số thành viên của trường phái này thậm chí đã có quan niệm thái quá rằng: “Nếu bạn không thể biểu thị nó dưới dạng toán học thì nó không đáng biểu thị”. Trước hết việc phân tích toán học buộc chúng ta xác định vấn đề và cho phép chúng ta sử dụng các ký hiệu cho các đại lượng chưa biết. Toán học cũng cho ta một công cụ mạnh mẽ và logic để đơn giản hóa và giải quyết nhiều vấn đề phức tạp. Nhưng khó có thể xem toán học như là một cách tiếp cận tách biệt trong quản lý. 1.2. Biết sử dụng kỹ thuật quản lý Về căn bản kỹ thuật là những cách thực hiện các công việc, là những phương pháp trong việc thực hiện một kết quả định trước. Trong mọi lĩnh vực thực hành chúng đều quan trọng, chắc chắn chúng trong trọng trong quản lý, dẫu rằng mới có ít kỹ thuật quản lý thật sự quan trọng được phát minh ra. Trong số ít này có kỹ thuật tập ngân quỹ, hạch toán giá thành, lập kế hoạch và kiểm tra theo mạng lưới như trong kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự án hoặc kiểm tra tỉ lệ thu hồi vốn đầu tư, các biện pháp khác nhau về phát triển tổ chức, và cách quản lý theo mục tiêu. Với tư cách là các cách thức làm việc, thông thường các kỹ thuật sẽ phản ánh lý thuyết và là những phương tiện giúp cho các nhà quản lý thực hiện các hoạt động một cách hữu hiệu nhất. 2. Quản lý đòi hỏi phải tiếp cận hệ thống. Hệ thống là một tập hợp hoặc một bộ các sự vật có liên hệ hoặc phụ thuộc lẫn nhau để hình htành nên 1 tổng thể hoàn chỉnh. Các sự vật này có thể mang tính chất vật lý, như trong các bộ phận của 1 động cơ ô tô, hoặc chúng có thể mang tính chất sinh học, như trong các bộ phận của cơ thể con người... Bản thân của các hệ thống cũng đóng góp một vai trò quan trọng ở bên trong phạm vi quản lý. Có các hệ thống tổ chức, các hệ thống kế hoạch, các hệ thống kiểm tra và nhiều hệ thống khác. Và bên trong các hệ thống này ta có thể tìm thấy các hệ thống con, chẳng hạn như các hệ thống ủy thác, lập ngân quỹ và hồi chuyển thông tin cho kiểm tra. Những người quản lý thường ngạc nhiên khi nhận thấy một số người viết về quản lý lại cho rằng quan điểm tiếp cận hệ thống là một cái gì đó mới mẻ. Nhưng cáchtw duy hệ thống chẳng qua là sự thừa nhận rằng: “bất kỳ một lĩnh vực kiến thức nào đều được cấu thành từ nhiều thành phần tương tác và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác thuộc môi trường bên ngoài mà trong đó 1 hệ thống nhất định đã cho hoạt động. 3. Quản lý đòi hỏi phải tiếp cận theo tình huống hoặc theo điều kiện Quản lý theo điều kiện tương tự với quản lý theo tình huống. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng việc áp dụng một khoa học vào thực hành nhất thiết phải tính tới 1 hệ thống các bối cảnh cho trước. Điều này nói lên rằng có khoa học thì cũng có nghệ thuật và có kiến thức thì có thực hành. Lý thuyết và khoa học được xây dựng để tìm kiếm những mối liên hệ cơ bản, về những kỹ thuật cơ sở và tổ chức kiến thức sẵn có, mà ta hy vọng là toàn bộ chúgn đều dựa trên quan điểm rõ ràng. Còn những cái đó được áp dụng như thế nào trong thực tiễn thì còn tùy thuộc vào tình huống. Chúng ta không chờ đợi các kỹ sư thiết kế các xe ô tô theo cách mà họ thiết kế các máy bay dù cho bằng cách dùng những nguyên tắc cơ bản của vật lý và luyện kim, cũng không chờ đợi các nhà khoa học sử dụng cùng 1 công thức mà họ đã có thể dùng cho dược phẩm để pha trộn bột giặt. Cũng như vậy, việc quản lý có hiệu quả luôn luôn xử lý quản lý theo điều kiện hoặc theo tình huống cho phù hợp. III. Các nguyên tắc của KHQL 1. Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế ở đây, ta hiểu chính trị là toàn bộ hoạt động của nhà nước hướng vào việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đối nối và đối ngoại mà nhà nước vạch ra bằng những luật lệ, những chính sách. Những mục tiêu và biện pháp cụ thể để tựhc hiện đường lối, nhiệm vụ phát triển đất nước trong những giai đoạn nhất định. Kinh tế là tổng hợp các quan hệ sản xuất xã hội phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất. 1.1. Nội dung cụ thể của lãnh đạo chính trị Lãnh đạo chính trị là việc định hướng cho sự phát triển toàn xã hội trong giai đoạn dài và cho từng giai đoạn phát triển cụ thể đến năm 2000 và 2010, 2020. Đảng và Nhà nước ta đã định ra đường lối phát triển toàn diện đất nước đến năm 2020 nhằm mục tiêu chủ yếu là: công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội trong báo cáo chính trị tại Đại hội VIII của Đảng ta đã thể hiện sự thống nhất lãnh đạo giữa chính trị và kinh tế. 1.2. Nội dung cụ thể của lãnh đạo kinh tế Sự lãnh đạo kinh tế thể hiện ở chỗ: vạch ra được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, đòi hỏi phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất lãnh đạo giữa chính trị và kinh tế. Tuy vậy, giữa chỉ tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị cũng có chỗ khác biệt. Chỉ tiêu kinh tế đòi hỏi có sự huy động cụ thể: sức lao động, vật tư, kỹ thuật, tiền vốn,... đòi hỏi có các định mức kỹ thuật công nghệ, đòi hỏi có sự quản lý nghiêm ngặt thực hiện các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh từ cơ sở đén toàn ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ví dụ: Muốn nâng cao mức sản xuất xi măng từ 7tr tấn năm 1995 lân 15 tr tấn năm 2000 đòi hỏi: Quy vùng nguyên liệu, giao định mức cho từng doanh nghiệp, từng địa phương, cân đối các phương tiện kỹ thuật, vận tải, cân đối sức lao động… Đường lối của Đảng từ nay đến năm 2020: ra sức phấn đầu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn về GDP và lao động xã hội. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta khi xác định phương hướng và mục tiêu phát triển đất nước 20 năm tới đã thể hiện rõ sự thống nhất hài hòa giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế. Đảng ta đã chỉ rõ: tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 9 đến 10%. Đến năm 2000, GDP bình quân đầu người gấp đôi năm 1990. Sản xuất công nghiệp tưng bình quân 14-15%/năm, nông nghiệp tăng 4,5-5%/năm, dịch vụ 12-13%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 28%, tỷ lệ đầu tư GDP khoảng 30%. Năm 2000, nông nghiệp chiếm 19-20%, công nghiệp và xây dựng 34-35%, dịch vụ 45-46% GDP. Để thực hiện các mục tiêu cụ thể trên, Đảng cũng xác định: Đổi mới căn bản tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước. Vì thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế là tiền đề cho quản lý kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển. Nếu ngược lại, sẽ làm cho sự phát triển đình đón và xã hội có thể rối ren. 2. Nguyên tắc tập trung dân chủ Đây là nguyên tắc quan trọng, tạo khả năng kết hợp quản lý một cách khoa học nền sản xuất xã hội nói chung, với việc phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý từng cấp, từng khâu, từng bộ phận. 2.1. Tập trung trong quản lý Để điều hành cấp lãnh đạo trung ương phải có bộ máy chỉ đạo vói quyền lực được quy định cụ thể bằng văn bản. Quyền lực thể hiện ở sự phục tùng chấp hàn của cấp dưới. Cấp cơ sở, nguyên tắc tập trung lãnh đạo được thể hiện thông qua chế độ 1 thủ tướng. Người thủ tướng là người chịu trách nhiệm trước cấp trên cũng như trước tập thể cán bộ, công nhân viên toàn đơn vị về toàn bộ hoạt động của đơn vị mình. 2.2. Dân chủ trong quản lý Dân chủ trong quản lý là sự huy động trí lực của mọi người để tiến hành quản lý. Dân chủ thể hiện ở chỗ: các chỉ tiêu, phương án hành động được tập thể tham gia bàn bạc, kiến nghị các biện pháp thực thi trước khi quyết định. ý kiến dân chủ của quần chúng trong việc xây dựng các phương án và biện pháp kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với vấn đề quản lý. Vì chính quần chúng đông đảo là người thực hiện các phương án, bảo đảm tính khả thi các phương án. Hiện nay, ở nước ta, tại đơn vi cơ sở, thường hay vi phạm nguyên tắc này. Nó được thể hiện ở chỗ vi phạm vì quyền lợi cục bộ đơn vị mình mà lãnh đạo và quần chúng đồng tình làm sai quy chế quản lý vi phạm pháp luật (như trốn lậu thuế...). 3. Nguyên tắc kết hợp các lợi ích kinh tế Lợi ích kinh tế là quyền lợi được hưởng thụ của người lao động, tập thể đơn vị sau khi đã hoàn thành kế hoạch và nghĩa vụ đối với nhà nước. Nó không chỉ được thể hiện bằng giá trị vật chất, mà cả các giá trị tinh thần, văn hóa, xã hội. 3.1. Lợi ích kinh tế cá nhân: Thể hiện cụ thể bằng các khỏan thu nhập bằng tiền, quyền lợi về nhà ở, chữa bệnh, quyền nghỉ ngơi, giải trí, quyền được học tập… Những lợi ích đó không chỉ đáp ứng nhu cầu riêng cho bản thân mà cho cả gia đình họ và tái tạo sức lao động. 3.2. Lợi ích tập thể Lợi ích của doanh nghiệp: lợi ích được hưởng của tập thể những người lao động như chế độ thù lao cho lao động tại doanh nghiệp, các chế độ cung ứng bảo đảm cho việc tái sản xuất mở rộng tùy thuộc vào tính chất và vị trí của công nghiệp trong nền sản xuất xã hội. + Lợi ích chung của ngành sản xuất, kinh doanh: Lợi ích của từng ngành phải đảm bảo đầy đủ điều kiện kinh tế - kỹ thuật, văn hóa - xã hội cho ngành phát triển đúng với vị trí của ngành sản xuất - xã hội. Ví dụ: các ngành công nghiệp thuộc nhóm A đòi hỏi vốn đầu tư lớn, vòng quay sản phẩm làm tỷ suất lợi nhuận không cao, nhưng lại là những ngành quyết định cho sản xuất nên phải được ưu tiên hàng đầu... + Lợi ích từng địa phương: đòi hỏi cần được tạo điều kiện để họ phát huy tốt mặt mạnh, sớm khắc phục trình độ yếu kém, tạo điều kiện để họ phát huy tốt mặt mạnh, sớm khắc phụ trình độ yếu kém, tiến tới xóa đi sự cách biệt, chênh lệch về mọi mặt giữa các địa phương, đưa nền kinh tế cả nước cùng phát triển. 3.3. Lợi ích toàn xã hội: Bao gồm các nguồn lực đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu chung toàn xã hội mà mọi người, mọi ngành, mọi địa phương đều được hưởng và đều có nghĩa vụ thực hiện như: quốc phòng, an ninh, kinh tế - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục... phục vụ cho toàn xã hội. Ví dụ: đê điều phòng chống bão lụt, giao thông vận tải bảo đảm lưu thông hàng hóa, sinh hoạt đi lại của nhân dân giữa các địa phương... Việc kết hợp giữa các lợi ích là thỏa mãn đồng thời các lợi ích theo đúng nhu cầu, bảo đảm cho các lợi ích không đối lập nhau, cũng có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển. Và kết hợp các lợi ích kinh tế có vị trí quan trọng trong uản lý vì nó đáp ứng các đòi hỏi cụ thể về quyền lợi. Kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế, nhằm khắc phục những hạn chế nảy sinh, trước hết, phải giải quyết đúng đắn các lợi ích, xác định vị trí quan tọng của từng lợi ích trong toàn xã hội. 4. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao nhất Tiết kiệm là hạn chế chi phí đến mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo được hiệu quả tối đa. Trong sản xuất - kinh doanh bao giờ cũng đòi hỏi phải tiết kiệm chi phí tiền vốn, vật liệu, sức lao động, thời gian... còn hiệu quả là kết quả cuối cùng của hoạt động được đo bằng giá trị (vật chất và tinh thần), thời gian (khoảng thời gian có giá trị), tác động (tác dụng tạo ra được các hoạt động tiếp theo như: công ăn, việc làm v.v...). Tiết kiệm và hiệu quả là 2 yếu tố quan trọng cần quan tâm của hoạt động kinh tế và luôn đi đôi với nhau nên nó cũng là thước đo để đánh giá kết quả cuối cùng của quản lý; nó thể hiện tính khoa học của hoạt động quản lý. Vì vậy, cần sử dụng phương thức quản lý tiên tiến nhất thì mới tiết kiệm được mọi chi phí và đem lại hiệu quả cao nhất. Việc vận dụng nguyên tắc này tại đơn vị cơ sở phải có tầm nhìn và vì lợi ích lâu dài của toàn xã hội, không vì cục bộ đơn vị cơ sở mà làm phương hại đến lợi ích chung. Ví dụ: muốn đạt được chỉ tiêu khai thác khối lượng gỗ lớn, phải quan tâm đến môi trường, môi sinh, hệ sinh thái, tránh gây tình trạng đất hoang, đồi núi trọc, cạn kiệt rừng đầu nguồn... dẫn đến hạn hạn, lũ lụt... chấp nhận có sự cạnh tranh trong cơ chế kinh tế thị trường nhưng giữa các doanh nghiệp với nhau không được gây hậu quả làm rối loạn thị trường, vô chính phủ, thiêt hại tài sản của xã hội. IV. Minh họa bằng ví dụ thực tiễn của doanh nghiệp: Nghệ thuật sử dụng nguồn nhân lực của Tổng công ty xây dựng công trình Hoàng Thắng Với tư cách pháp nhân và có số vốn riêng, số lao động của công ty luôn thay đổi. Trong năm 2001, công ty tiến hành sắp xếp, bố trí lại lao động một cách có hiệu quả, đã sử dụng nhiều biện pháp tối ưu hóa tổ chức, sử dụng lao động phù hợp với yêu cầu của Công ty, máy móc sử dụng hết công suất, cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí lại một cách hiệu quả hơn để giảm bớt tính cồng kềnh, kênh thông tin trong quản lý thông suốt hơn nhằm quản lý và điều hành Công ty một cách có hiệu quả hơn. Hàng năm, Công ty ưu tiên tiếp nhận những cán bộ trẻ mới ra trường có trình độ khá trở lên, vì vậy lao động có trình độ đại học tăng lên, công nhân kỹ thuật tăng lên. Do đặc điểm riêng biệt về sản phẩm xây dựng giao thông: sản phẩm có giá trị lớn, thời gian hòan thành ôcng trình kéo dài, phân tán khắp đất nước, phụ thuộc tương đối nhiều vào yếu tố tự nhiên..., Công ty không quản hết được các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị, cho nên đã áp dụng mô hình khoán cho các đội sản xuất căn cứ vào tính chất của từng công trình. Vì đặc tính của ngành xây dựng lao động chủ yếu là lao động trực tiếp làm việc tại công trường, công việc của công ty bận rộn theo thời vụ, có lúc công việc rất bận rộn cần nhiều lao động, có lúc lại nhàn hơn nên cần ít lao động hơn. Vì vậy, luôn phải tuyển lao động cho nên lượng lao động luôn thay đổi gây khó khăn trong vấn đề quản lý nguồn nhân lực. Về công tác tuyển dụng nên dùng nhiều hình thức phỏng vấn cũng như tiến hành kiểm tra chặc chẽ trình độ năng lực người lao động trước khi tiến nhận người lao động làm việc tại công ty. Còn về công tác bảo hộ lao động, thì việc tiến hành mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động. Đồng thời, đầu tư trang thiết bị an toàn lao động, trang thiết bị bảo vệ cá nhân (bồi dưỡng hiện vật). Vấn đề tạo động lực cho người lao động là một trong những yếu tố kích thích người lao động, trong đó vấn đề trả lương, thưởng cho người lao động là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa to lớn và quyết định trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty còn đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Hàng năm, Công ty tạo điều kiện cho cán bộ đi học và tổ chức các lớp học ngắn hạn cho lao động trực tiếp. Tóm lại việc hoạt động kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào đều phụ thuộc vào quá trình quản lý doanh nghiệp theo một phương pháp (hay nghệ thuật) nói chung và việc sử dụng nguồn nhân lực của Công ty xây dựng công trình Hoàng Thắng nói riêng. Trên đây, những vấn đề về việc sử dụng con người (nguồn nhân lực) của công ty. Đó cũng là sự quản lý theo khoa học mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng để mang lại sự thành công của công ty mình. Kết luận Tính khoa học quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Nó giúp các doanh nghiệp có được công cụ sử dụng để quản lý linh hoạt và sắn bén và có hiệu quả kinh tế cao nhất. Có thể nói, khoa học quản lý là những nguyên tắc có thể áp dụng một cách khách quan và có định hướng trong doanh nghiệp tùy theo tình thuốgn và điều kiện của mỗi doanh nghiệp để đưa ra một lộ trình phù hợp. Tuy nhiên, để có thể sử dụng được các phương pháp khoa học và kỹ thuật quản lý là phải có tính nghệ thuật và “bí quyết” đồng thời phải có sự hiểu biết sâu sắc về khoa học kỹ thuật và xã hội một cách hợp lý. Muốn có được quản lý tốt và phát triển phải có sự chuẩn bị kỹ càng về cơ sở khoa học quản lý và phải dựa trên các nguyên tắc quản lý. Trong nền kinh tế Việt Nam cũng như trong doanh nghiệp của ta đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách về kỹ thuật cũng như về quản lý con người. Một doanh nghiệp mà không có sự quản lý tốt và hiệu quả kinh tế cao sẽ không đảm bảo được những ảnh hưởng mạnh mẽ từ những điều kiện bên ngoài. Hơn nữa, sau 20 năm đổi mới và những cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực quản lý đang dần được hình thành, hứa hẹn một khả năng chắc chắn cho sự chuyển đổi cơ chế quản lý trong doanh nghiệp. Vì thời gian hạn hẹp và kiến thức còn nông cạn, em xin mạo muội phân tích đề tài tính khoa học của quản lý và ví dụ thực tiễn doanh nghiệp của Việt Nam và đưa ra mộ số khoa học quản lý để xác định mục tiêu và định hướng của việc quản lý. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và tất cả các bạn. Tài liệu tham khảo Giáo trình Khoa học quản lý (vận dụng vào QLDN) – trường ĐH QL & KD Cơ sở của KHQL - Nxb. Chính trị Quốc gia Những vấn đề cốt yếu của quản lý - Nxb. Khoa học và kỹ thuật 4. Khoa học tổ chức và quản lý (Một số vấn đề lýluận và thực tiễn) NXB Thống kê 5. Những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý và tổ chức khoa học Mục lục Lời mở đầu 1 Nội dung 2 I. Cơ sở lý thuyết về quản lý và khoa học quản lý 2 1. Quản lý là gì? 2 2. Khoa học quản lý là gì? 2 3. Cách quản lý là 1 khoa học vừa là 1 nghệ thuật 3 3.1. Quản lý là một khoa học 3 3.2. Quản lý là một nghệ thuật 4 II. Tính khoa học của quản lý thể hiện ở: 4 1. Biết sử dụng các phương pháp khoa học và kỹ thuật quản lý 4 1.1. Cách tiếp cận toán học hoặc “KHQL” 4 1.2. Biết sử dụng kỹ thuật quản lý 4 2. Quản lý đòi hỏi phải tiếp cận hệ thống. 5 3. Quản lý đòi hỏi phải tiếp cận theo tình huống hoặc theo điều kiện 5 III. Các nguyên tắc của KHQL 6 1. Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế 6 1.1. Nội dung cụ thể của lãnh đạo chính trị 6 1.2. Nội dung cụ thể của lãnh đạo kinh tế 6 2. Nguyên tắc tập trung dân chủ 7 2.1. Tập trung trong quản lý 8 2.2. Dân chủ trong quản lý 8 3. Nguyên tắc kết hợp các lợi ích kinh tế 8 3.1. Lợi ích kinh tế cá nhân 8 3.2. Lợi ích tập thể 9 3.3. Lợi ích toàn xã hội 9 4. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao nhất 10 IV. Minh họa bằng ví dụ thực tiễn của doanh nghiệp: 10 Kết luận 13 Tài liệu tham khảo 14 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7052.doc