Tìm hiểu đặc điểm nông sinh học và năng suất của một số giống lúa mới tại Vĩnh Phúc

MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng v Danh mục hình vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong 10 năm 1996-2005 27 4.1 Điều kiện thời tiết khí hậu vụ mựa năm 2008 41 4.2. Điều kiện thời tiết khí hậu vụ xuân năm 2009 42 4.3. Diện tích năng suất và sản lượng lúa của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2002 đến năm 2006 43 4.4. Chất lượng mạ của các giống lúa khi cấy 45 4.5 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống

doc106 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5779 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu đặc điểm nông sinh học và năng suất của một số giống lúa mới tại Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lúa tham gia khảo nghiệm vụ mùa năm 2008 47 4.6 Thời gian qua các đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống lúa tham gia khảo nghiệm vụ xuân năm 2009 48 4.7. Một số chỉ tiêu về thân, lá của các giống lúa tham gia khảo nghiệm 52 4.8. Động thái tăng trưởng số nhánh qua các tuần vụ mùa năm 2008 55 4. 9. Động thái tăng trưởng số nhánh vụ xuân năm 2009 56 4.10. Một số chỉ tiêu về lá đòng của các giống tham gia thí nghiệm 59 4.11. Diện tích ba lá cuối 60 4.12. Một số loại sâu bệnh hại chính 61 4.13. Một số đặc tính nông sinh học khác 64 4.14 Một số đặc tính nông sinh học khác 65 4.15 Các yếu tố cấu thành năng suất vụ mùa năm 2008 67 4.16 Các yếu tố cấu thành năng suất vụ xuân năm 2009 68 4.17 Các chỉ tiêu đánh giá gạo 75 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1. Biểu diễn chiều cao của các giống lúa ở vụ Mùa 2008 và vụ Xuân 2009 53 4.2. Biểu diễn năng suất của các giống lúa vụ mùa 2008 69 4.3. Biểu diễn năng suất của các giống lúa vụ xuân 2009 69 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới, lúa mì, lúa nước và ngô. Cây lúa tạo ra sản phẩm là nguồn lương thực cung cấp cho hàng triệu dân của thế giới nhất là các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Lúa còn có vai trò quan trọng trong công nghiệp chế biến và trong chăn nuôi. Khi kinh tế và dân số trên thế giới tăng thì đòi hỏi cả sản lượng và chất lượng lương thực phải đáp ứng đủ nhu cầu cho người tiêu dùng, trong thực tế ngành sản xuất lúa của Việt Nam đã và đang là một lĩnh vực quan trọng nhất trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ở Việt Nam, việc áp dụng thành tựu lúa lai , lúa chất lượng cao đã có kết quả to lớn. Năng suất lúa lai , lúa chất lượng cao so với lúa thường tăng từ 20% trở lên và diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao ngày càng tăng . Trước đây 10 năm, Việt Nam đã xuất khẩu được một lượng lớn lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Trong xu thế phát triển chung của toàn thế giới, mỗi quốc gia đều có hướng đi riêng phù hợp với điều kiện của nước mình. Nếu như các nước phát triển lấy công nghiệp, khoa học và công nghệ làm cơ sở cho phát triển thì ngược lại các nước đang phát triển lấy nông nghiệp làm nền tảng cho sự phát triển của mình, nông nghiệp không những đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người mà nó còn có giá trị cao trong xuất khẩu. Trong sản xuất nông nghiệp, cây lúa đóng vai trò chủ đạo, không thể thay thế. Ở Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, việc sản xuất lúa có nhiều thuận lợi. Vào thập niên 70-80 nước ta còn là nước thiếu lương thực triền miên, sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước, phải thường xuyên nhập khẩu lúa gạo. Qua gần một thập kỷ sản xuất lương thực, sản lượng lúa ở Việt Nam tăng trưởng khá nhanh. Bước đầu đã có một lượng lương thực dư thừa, điều đó đã làm cho nước ta từ một nước nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới sau Thái Lan. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam còn nhiều thách thức trong chiến lược an ninh lương thực, thực phẩm, tính đa dạng sinh học, phát triển một nền nông nghiệp bền vững và đặc biệt nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mục tiêu đến 2010 đạt 38- 40 triệu tấn thóc, xuất khẩu từ 3,5-4,0 triệu tấn. Để đạt được mục tiêu trên chúng ta phải biết kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ tổng hợp. Trong đó biện pháp thay đổi cơ cấu giống lúa, chất lượng lúa gạo cho phù hợp với từng vùng sinh thái là điều hết sức cấp bách. Vì vậy việc chọn tạo ra một số giống lúa có chất lượng nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và nâng cao giá trị xuất khẩu là không thể chậm trễ. Để góp phần vào mục tiêu trên, được sự phân công của khoa Nông Học chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu đặc điểm nông sinh học và năng suất của một số giống lúa mới tại Vĩnh Phúc” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá điều kiện tự nhiên và năng suất lúa của Vính Phúc để định hướng cho việc sử dụng giống mới. Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học và năng suất các giống lúa khảo nghiệm. Đề xuất các giống lúa khảo nghiệm có tiềm năng năng suất cho sản xuất của tỉnh Vĩnh Phúc. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.1 Sơ lược về nguồn gốc và phân loại cây lúa Cây lúa thuộc chi Oryza là một trong những loại cây trồng đã có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người, nhất là vùng Châu á. Nguồn gốc của cây lúa đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Căn cứ vào các loại tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…cây lúa có mặt từ 3000 -2000 năm trước công nguyên, ở Trung Quốc vùng Triết Giang đã xuất hiện cây lúa 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử - 4000 năm. Tuy nhiên vẫn còn thiếu những tài liệu để xác định thời gian cây lúa được đưa vào trồng trọt [8]. Tuy đến nay chưa có sự thống nhất cao nhưng có nhiều tài liệu đã chứng minh về phương diện sinh thái học, cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ lâu đời ở Đông Nam Á sau đó cây lúa mới lan truyền đi các nơi khác. Ơ nước ta theo nhiều tài liệu khảo cổ học trên các trống đồng Đông Sơn, cho thấy cây lúa đã xuất hiện từ 4000-3000 năm trước công nguyên. Ở Vệt Nam cây lúa được coi là cây trồng “bản địa”, nó không phải là loại cây trồng từ nơi khác đưa vào (Bùi Huy Đáp, 1985) [7]. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam cũng có thể là cái nôi hình thành cây lúa nước. Từ lâu, cây lúa trở thành cây lương thực chủ yếu có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế và xã hội của nước ta [27]. Lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ lúa dại. Việc xác định trực tiếp tổ tiên của cây lúa trồng ở Châu Á (oryza sativa) vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả như Sampath và Rao (1951), Sampath và Govidaswami (1958) cho rằng: Oryza sativa có nguồn gốc từ lúa dại lâu năm Rufipogon. Tác giả Chttejce và cộng sự (1958), Oka (1998), Mirishima và cộng sự (1992) cho rằng: kiểu trung gian giữa O. Rufpogon và O.Nivara giống với tổ tiên lúa trồng hiện nay hơn cả [29]. Theo tác giả ở đại học Triết Giang (Trung Quốc) thì lúa trồng bắt nguồn từ lúa dại Oryza sativa L.F.spontaneae. Một số tác giả như Đinh Dĩnh, Bùi Huy Đáp, Đinh Văn Lư… cho rằng: Oryza Fatua là loài lúa dại gần nhất và được coi là tổ tiên của lúa trồng hiện nay. *Phân loại lúa trồng Về phân loại lúa trồng Oryza sativa cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên trên cơ sở kết quả nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học Viện nghiên cứu quốc tế (IRRI) đã thống nhất xếp lúa trồng ở Châu Á (Oryza sativa), thuộc họ hòa thảo (Gramninae) tộc oryza, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 (Nguyễn văn Hiển,2000) [12]. Theo điều kiện sinh thái, Kato (1930) chia lúa trồng thành 2 nhóm lớn là Japonica (lúa cánh) và Indica (lúa tiên). Lúa tiên thường phân bố ở vĩ độ thấp như: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonexia… là loại hình cây cao, lá nhỏ xanh nhạt, bông xòe, hạt dài, vỏ trấu mỏng, cơm khô, nở nhiều, chịu phân kém, dễ lốp đổ nên năng xuất thường thấp. Lúa cánh thường phân bố ở vĩ độ cao như: Nhật Bản, Triều Tiên, Bắc Trung Quốc, Châu Âu… là loại hình thấp cây lá to, xanh đậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dày, cơm thường dẻo, ít nở, thích nghi với điều kiện thâm canh, chịu phân tốt thường cho năng suất cao hơn [27]. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng khác nhau, Trung Quốc đã chia ra lúa sớm và lúa muộn hoặc lúa xuân và lúa mùa. Ở Việt Nam đã từ lâu hình thành 2 vụ lúa xuân và lúa mùa, do lúa xuân sinh trưởng trong vụ Đông xuân có nền nhiệt độ thấp nên thực tế thời gian sinh trưởng của lúa xuân lại dài hơn lúa mùa [8]. Hiện nay, hầu hết các giống lúa trong sản xuất đều phản ứng với nhiệt độ nên cấy được cả 2 vụ trong năm. Do ruộng lúa được phân bố trong các điều kiện địa hình khác nhau, chế độ tưới và mức tưới ngập khác nhau đã hình thành lúa cạn (lúa đồi, lúa lương) và lúa nước, lúa chịu nước sâu (deep water) với mức nước ngập trên 1m hay lúa nổi (Floating Rice) có thể chịu ngập 3 - 4m. Theo chất lượng và hình dạng hạt: người ta phân chia ra lúa tẻ và lúa nếp; lúa hạt tròn và lúa hạt dài. Theo quan điểm canh tác học, cây lúa được phân chia thành 4 nhóm chính sau đây (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [12]. - lúa cạn: (upland rice) được trồng trên đất cao, không giữ nước cây lúa hoàn toàn sống nhờ vào nước trời. - Lúa có tưới: (Irrigated or Floaded rice), được canh tác trên những cánh đồng có công trình thủy lợi, chủ động về nước tưới trong suốt chu kỳ sống của cây. - Lúa nước sâu: (Rainfed Floaded rice), được trồng trên những cánh đồng thấp không có khả năng rút nước khi gặp mưa lớn hoặc lũ. Tuy nhiên thời gian ngập không quá 10 ngày và mức nước không quá 50cm. - Lúa nổi: (Deep water or Flooting rice) là loại lúa được gieo trồng trong mùa mưa, khi mưa lớn lúa đã đẻ nhánh, nước dâng cao lúa vươn nhánh (khoảng 10cm/ngày) để ngoi theo, vươn lên mặt nước. Ở Việt Nam tồn tại cả 4 nhóm giống lúa này, nhưng chủ yếu tồn tại nhóm lúa có nước tưới còn 3 nhóm lúa kia ngày một giảm đi. Nhóm lúa cạn tồn tại nhiều ở vùng núi và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên. Lúa có tưới được canh tác chủ yếu tại vùng đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Lúa nước sâu được gieo trồng chủ yếu tại các vùng úng ngập, trũng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, các thung lũng khó thoát nước thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc. Lúa nổi chỉ tồn tại rất ít ở vùng Đồng Tháp mười thuộc vùng đồng băng sông Cửu Long. Ngoài 4 nhóm trên ở Việt Nam còn có một số nhóm lúa thích nghi với các tiểu vùng sinh thái chuyên biệt là giống lúa chịu mặn, các giống lúa này được trồng chủ yếu ở vùng duyên hải Bắc, Nam, Trung Bộ. Các vùng đó thường xuyên bị nước biển xâm nhập nhưng cũng được nguồn nước ngọt thau rửa nên vẫn có thể canh tác lúa. 2.2 Nghiên cứu về các tính trạng đặc trưng của cây lúa Lúa là cây trồng đa dạng về kiểu hình, mỗi giống có những đặc điểm riêng biệt mà ta có thể dựa vào đó để nhận biết như: Thời gian sinh trưởng, khả năng đẻ nhánh, chiều cao cây, bộ lá lúa và khả năng quang hợp, dạng hạt, màu sắc hạt, (Nguyễn Văn Hiển,1992) [11]. Các nhà khảo nghiệm và chọn tạo giống nào cũng cần có những thông tin đầy đủ các đặc điển về nguồn vật liệu khởi đầu của giống. Do vậy nhiều nghiên cứu các đặc điểm hình thái, đặc điểm nông học, khả năng chống chịu… của các giống đã được tiến hành từ lâu và thu được nhiều kết quả có ý nghĩa. * Thời gian sinh trưởng Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ lúc nảy mầm cho đến khi chín thường thay đổi từ: 90 - 180 ngày tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Trong canh tác lúa hiện đại, các nhà nông học hết sức quan tâm đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa. Vì đây là yếu tố có tương quan chặt đến năng suất và việc bố trí thời vụ, cơ cấu luân canh của người nông dân trong cả một năm. Nghiên cứu về thời gian sinh trưởng của các giống lúa Yoshida [34] cho rằng: Những giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn thì không thể có năng suất cao vì sinh trưởng dinh dưỡng bị hạn chế. Ngược lại những giống có thời gian sinh trưởng quá dài thì cũng cho năng suất thấp vì dễ bị lốp đổ và chịu nhiều tác động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh. Trong khi đó các giống có thời gian sinh trưởng trong khoảng 120 - 135 ngày có khả năng cho năng suất cao hơn nhiều. Với giống lúa có thời gian sinh trưởng dài thì lượng chất khô sản xuất ra lớn nhưng tỷ lệ hạt/rơm rạ lại thấp, riêng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ:130 - 150 ngày, tỷ lệ hạt/rơm rạ đạt cao nhất (Khush.G.S,1990) [44]. Nguyễn Đình Giao và các cộng sự [8] cho rằng: Các giống lúa ngắn ngày ở nước ta có thời gian sinh trưởng từ: 90 - 120 ngày, giống trung ngày có thời gian sinh trưởng từ: 140 - 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ ở miền Bắc, do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp, thời gian sinh trưởng:180 - 200 ngày.Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, các giống lúa địa phương có thời gian sinh trưởng trong vụ mùa tương đối dài: 200 - 240 ngày, cá biệt những giống lúa nổi có thời gian sinh trưởng dài đến 270 ngày. Hiện nay thời gian sinh trưởng lý tưởng của cây lúa là 90 - 100 ngày. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng của cây lúa còn phụ thuộc vào thời vụ gieo cấy với điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Trong điều kiện miền bắc nước ta, do ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp, thời gian sinh trưởng của cùng một giống lúa nếu gieo cấy trong vụ xuân sẽ dài hơn gieo cấy trong vụ mùa. Trong cùng một vụ nếu thời vụ gieo cấy sớm hay muộn thì thời gian sinh trưởng của một giống lúa sẽ thay đổi. Ngay cả trong cùng một thời vụ gieo cấy ở vụ chiêm xuân, năm nào trời rét lúa trỗ muộn, thời gian sinh trưởng kéo dài; năm nào ấm thì ngược lại. Còn trong vụ mùa nhiệt độ ít thay đổi qua các năm, nên thời gian sinh trưởng của các giống lúa tương đối ổn định. Trong sản xuất hiện nay, người nông dân rất cần có những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu cao, không phản ứng với quang chu kỳ để có thể trồng được nhiều vụ trong năm nhằm tăng hệ số sử dụng ruộng đất để từ đó tăng sản lượng và tăng thu nhập cho nông dân. *Khả năng đẻ nhánh Khả năng ®ẻ nhánh là một đặc điểm của cây lúa, sau khi cấy cây lúa bén rễ hồi xanh rồi bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Đây là thời kỳ có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ đời sống của cây lúa và quá trình tạo năng suất sau này. Trong quá trình sinh trưởng, nhánh lúa được hình thành từ các mắt đốt trên thân, cây lúa đẻ nhánh theo quy luật chung. Tuy nhiên các giống lúa khác nhau, thời gian đẻ nhánh cũng khác nhau. Theo Bùi Huy Đáp [5], khi nghiên cứu về dặc tính đẻ nhánh của cây lúa cho biết: “ Nhánh lúa không bao giờ phát triển khi lá tương đương với nó chưa phát triển xong, nhánh không phát triển nữa khi lá bị khô”. Khi nghiên cứu về vấn đền này, Vũ Tuyên Hoàn, Luyện Hữu Chỉ, Trần Thị Nhàn [17] cho biết: “Những giống lúa đẻ nhánh sớm, tập trung sẽ cho năng suất cao hơn”. Đinh Văn Lữ [18] cho rằng: Những giống lúa đẻ nhánh rải rác thì trỗ bông không tập trung, bông không đồng đều, lúa chín không đều, không có lợi cho quá trình thu hoạch và năng suất thấp. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ và điều kiện ngoại cảnh. Phạm vi mắt đẻ trước hết phụ thuộc vào số lá trên cây mẹ, mỗi lá tương ứng với một mầm nách tức là có khả năng hình thành một nhánh. Từ cây mẹ có thể đẻ ra nhánh con (nhánh cấp 1). Từ nhánh con có thể đẻ ra các nhánh cháu (nhánh cấp 2). Nhánh cháu có thể đẻ ra nhánh chắt (hánh cấp 3)… Tuy nhiên trong điều kiện quần thể, do gieo cấy dày, nên số nhánh đẻ thực tế có hạn. Sau một thời gian đẻ nhánh, số nhánh tăng lên trong quần thể ruộng lúa có hiện tượng tự điều tiết, do sự cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng nên số nhánh không tăng lên nữa. Thông thường ở ruộng mạ gieo dày không có hiện tượng đẻ nhánh, nếu gieo thưa (nhất là những cây mạ hàng rìa) có thể đẻ nhánh sớm, khi cây mạ có 4 - 5 lá, ta gọi là mạ ngạnh trê, lúc đó mật độ cây trong ruộng mạ tăng lên và quá trình đẻ nhánh ngược lại. Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế [39],[40], [41] đều nhất trí cho rằng: đẻ nhánh là tính trạng số lượng, tính trạng này có hệ số di truyền thấp cho đến trung bình và chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện ngoại cảnh. * Chiều cao cây lúa: Chiều cao cây lúa là một chỉ tiêu hình thái có liên quan đến một số chỉ tiêu khác, đặc biệt là khả năng chống đổ. Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu lúa quốc tế [37] khẳng định rằng: các giống lúa lùn có nguồn gốc từ Trung Quốc chúng mang gen lùn, lặn nhưng không ảnh hưởng gì đến chiều dài bông lúa, có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chon tạo giống. Hiện nay các nhà chọn tạo giống đang tập chung và định hướng chọn tạo kiểu hình cây lúa có chiều cao lý tưởng là 100cm. * Bộ lá lúa và khả năng quang hợp Bộ lá lúa là một đặc trưng hình thái, giúp phân biệt các giống lúa khác nhau, đồng thời lá lúa là cơ quan quang hợp tạo chất hữu cơ. Vì vậy, màu sắc lá, kích thước lá, độ dày của lá, góc độ lá lúa có ảnh hưởng lớn đến quá trình tạo nên năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế. Thông thường trên cây lúa có khoảng 5- 6 lá xanh cùng hoạt động, sau một thời gian hoạt động, các lá lúa ở phía dưới gốc chuyển màu vàng rồi chết đi, các lá mới lại tiếp tục xuất hiện. Tốc độ ra lá được thay đổi theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh. Trung bình 1 - 3 ngày ra một lá ở thời kỳ mạ non, 7 - 10 ngày ra một lá ở thời kỳ mạ khỏe; 5- 7 ngày ra một lá ở thời kỳ đẻ nhánh và khoảng 12 - 15 ngày ra một lá ở cuối thời kỳ đẻ nhánh, chuyển sang làm đòng, (Nguyễn Đình giao [8]. Tổng số lá trên cây nhiều hay ít cũng có liên quan đến thời gian sinh trưởng và diện tích lá của quần thể. Số lá trên cây trước hết phụ thuộc chủ yếu vào giống. Ở nước ta nhóm giống lúa ngắn ngày thường có khoảng 12 - 15 lá, nhóm giống lúa trung ngày có khoáng 16 - 18 lá và nhóm dài ngày có thể có 20 - 21 lá. Số lá còn thay đổi tùy theo thời vụ cấy, các biện pháp bón phân và chăm sóc khác. Cùng một giống nếu gieo sớm, số lá tương đối nhiều, nếu gieo cấy muộn số lá giảm đi và thời gian sinh trưởng cũng rút ngắn. Vụ xuân ở miền Bắc, những năm rét nhiều, rét đậm, thời gian sinh trưởng của cây lúa bị kéo dài số lá có thể tăng lên từ 1 - 4 lá. Khi số lá trên cây bị thay đổi thì thời gian sinh trưởng của cây lúa cũng biến đổi theo. Theo Nguyễn Hữu Tề [27] trong một phạm vi nhất định, diện tích lá có mối tương quan thuận với quá trình quang hợp nhưng nếu vượt quá giới hạn này thì lượng chất khô thực tế lại giảm đi vì quá trình hô hấp cũng có tương quan thuận với chỉ số diện tích lá. Hệ số diện tích lá phụ thuộc vào giống (dạng lá đứng hay xòe), mật độ, lượng phân bón… Diện tích lá tăng dần trong quá trình sinh trưởng, tăng mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh rộ và đạt tối đa trước lúc lúa trỗ bông. Các giống lúa thấp cây, lá đứng có thể tăng mật độ cấy để nâng cao hệ số diện tích lá. Các giống lúa cao cây lá xòe nên hạn chế tăng mật độ vì dễ dẫn tới hiện tượng các lá che khuất nhau, khi đó không những không tăng được lượng quang hợp (do hô hấp tăng) mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh xuất hiện và gây hại nặng. Độ dài lá có quan hệ đa hiệu với các gen xác định chiều cao cây nhưng lại bị chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh [41]. Tính trạng lá đòng dài, đứng di truyền độc lập với gen kiểm tra độ dài thân và độ dài các lá phía dưới [38]. * Năng suÊt và các yÕu tè cÊu thành năng suÊt Năng suất lúa được tạo bởi 4 yếu tố, đó là: - Số bông trên đơn vị diện tích - Số hạt trên bông - Tỷ lệ hạt chắc - Khối lượng 1000 hạt Trong các yếu tố trên thì số bông trên đơn vị diện tích có tính quyết định và hình thành sớm nhất, yếu tố này phụ thuộc vào mật độ cấy; khả năng đẻ nhánh, khả năng chịu phân bón (nhất là phân đạm). Các giống lúa mới thấp cây, lá đứng đẻ khỏe, chịu thâm canh có thể cấy tăng mật độ để tăng số bông trên đơn vị diện tích [27]. Số hạt trên bông là yếu tố phụ thuộc vào đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh, lượng phân bón và kỹ thuật bón phân [17]. Tỷ lệ hạt chắc là một yếu tố cấu thành năng suất, giống có tỷ lệ hạt chắc cao sẽ cho năng suất cao. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định trực tiếp bởi 3 thời kỳ là thời kỳ giảm nhiễm, trỗ và chín sữa, để có tỷ lệ hạt chắc cao phải bố trí thời vụ gieo cấy hợp lý, sao cho khi lúa làm đòng, trỗ bông và chín gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi [27] và cây lúa phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng như chế độ tưới tiêu phải hợp lý. Khối lượng 1000 hạt chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính của giống mà ít bị tác động của điều khiện ngoại cảnh. Tuy nhiên trong thời kỳ từ lúc lúa trỗ bông cho đến chín sữa, nếu cây lúa gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, đủ nước, đủ phân bón, không bị sâu bệnh gây hại, không đổ ngã, bộ lá lúa nhất là lá đòng còn xanh thì khối lượng 1000 hạt sẽ cao. Khi nghiên cứu về năng suất cá thể, Vũ Tuyên Hoàng và Luyện Hữu Chỉ [17] cho rằng: Những giống lúa có bông to, hạt to sẽ cho năng suất cao. Nguyễn văn Hiển, Trần Thị Nhàn [10] khi nghiên cứu độ thoát cổ bông cho biết: Những giống lúa có bông trỗ thoát hoàn toàn thường cho tỷ lệ hạt chắc cao hơn và ngược lại. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất thực chất là mối quan hệ giữa cá thể và quần thể [19]. Mối quan hệ này có hai mặt, khi số bông tăng lên trong một giới hạn nào đó thì khối lượng bông giảm ít nên năng suất cuối cùng tăng, đó là mối quan hệ thống nhất. Nhưng khi số bông tăng lên quá cao sẽ làm cho khối lượng bông giảm nhiều, lúc đó năng suất sẽ giảm, đó là mối quan hệ mâu thuẫn. Vì vậy trong kỹ thuật trồng trọt phải điều tiết mối quan hệ giữa số lượng bông và khối lượng bông sao cho hợp lý để thu được năng suất lúa cao nhất. * Cấu trúc dạng cây và mô hình cây lúa cho năng suất cao Jening P.R [43] khi tiến hành thí nghiệm nhằm cải lương giống lúa mì (Tritiumae Stirum L.) đã rất thành công trong việc sử dụng gen lùn để tạo ra các giống lúa mì thấp cây, chống đổ tốt cho năng suât cao. Kiểu cấu trúc cây này đã được các nhà khoa học trên toàn thế giới hưởng ứng và nó đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng về giống lúa mì trong nông nghiệp, đó là cuộc cách mạng xanh lần thứ nhất. Ở những nước như: Mêhicô,Ấn Độ, các nước Trung Mỹ, cuộc cách mạng này có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao năng suất và tổng sản lượng lương thực cho loài người [45]. Nhiều giống cây trồng có nhược điểm như: Thời gian sinh trưởng dài, khả năng chịu hạn, chịu lạnh, chịu úng kém, cây cao dễ đổ chống chịu sâu bệnh kém… nên khả năng gieo trồng bị hạn chế. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được ở lúa Mì, vận dụng về dãy biến dị tương đồng của Vavilôp, Chang T.T và Jenning [2] đã tìm kiếm gen lùn ở cây lúa nước, các giống mới như: Taichung Native 1 của Đài Loan đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu đề ra. Năm 1966, giống lúa thấp cây IR8 ra đời cùng với nhiều giống lúa khác đã được phát triển nhanh chóng ở nhiều nước và được mệnh danh là “Người khổng lồ của Châu Á nhiệt đới”. Các giống lúa lùn xứng đáng tạo nên cuộc cách mạng xanh lần thứ 2 trên thế giới. Dựa trên cơ sở những kết quả đã đạt được của Khush,1990 [44], đã tổng kết mô hình kiểu cấu trúc cây lúa mới (New rice plant type) có năng suất cao như: 1- Số nhánh trên khóm có từ 3 - 4 nhánh 2- Thời gian sinh trưởng từ 100 - 130 ngày 3- Không có bông vô hiệu 4- Thân cứng chống đổ tốt 5- Lá phẳng dày và xanh đậm 6- Số hạt chắc trên bông từ 200 - 250 7- Hệ thống rễ khỏe 8- Chống chịu được nhiều loại sâu bệnh 9- Chiều cao cây từ 90 - 100cm 10- Tiềm năng năng suất từ 10 - 13 tấn/ha. 2.3 Yêu cầu của cây lúa với điều kiện ngoại cảnh Cũng như mọi cây trồng khác, quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Nắm được mối quan hệ này, chúng ta mới có cơ sở để xây dựng chế độ trồng trọt, bố trí mùa vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm thâm canh tăng năng suất, tăng sản lượng lúa. 2.3.1 Điều kiện khí hậu thời tiết của cây lúa Khí hậu thời tiết là yếu tố quan trong nhất của điều kiện sinh thái, có ảnh hưởng lớn nhất và thường xuyên đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Tại hội nghị quốc tế về an ninh lương thực, thực phẩm Swanminathan M.S [44] đã đưa ra kết luận là trong 3 yếu tố: Thời tiết khí hậu, dịch bệnh và kinh tế xã hội thì yếu tố thời tiết khí hậu là nguyên nhân quan trọng làm cho sản lượng lương thực của thế giới bị giảm nhiều nhất trong thời gian qua. ĐÓ nâng cao các chi tiêu Năng suất sinh vật học, hệ số kinh tế, cường độ quang hợp và phát huy tối đa các yếu tố cấu thành năng suất lúa đạt được cao nhất thì giải pháp của các nhà khoa học nông nghiệp là công tác chọn tạo giống và cải tiến các biện pháp kỹ thuật. Tuy nhiên tiềm năng năng suất của giống cũng như các biện pháp kỹ thuật mới, chỉ được phát huy một cách có hiệu quả khi điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi. Vì vậy, đồng thời với công tác chọn tạo giống và cải tiến các biện pháp kỹ thuật, cần phải biết sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu, thời tiết để nâng cao hiệu quả của giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Nước ta nằm trong vùng thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa, là sự luân giao giữa các hệ thống gió mùa đã tạo nên sự biến động phức tạp với các dạng khí hậu, thời tiết khác nhau theo vùng lãnh thổ và theo mùa vụ trong năm. Ở các tỉnh phía Bắc, thời tiết cả hai vụ diễn biến khá phức tạp, thay đổi bất thường, nhiệt độ giữa các tháng biến động lớn, thêm vào đó là các yếu tố độ ẩm, lượng mưa, lượng bức xạ… Cũng biến đổi thường xuyên và không theo một quy luật nào. Các yếu tố khi hậu đều có liên quan mật thiết với nhau nên khi một yếu tố thay đổi có khi kéo theo một chuỗi những thay đổi khác. Các yếu tố khÝ hậu thời tiết như: Nhiệt độ, số giờ nắng, lượng m­a, cường độ bức xạ, bốc thoát hơi nước… thay đổi thì những đặc điểm của chất hữu cơ, quá trình thụ phấn, thụ tinh và cả phẩm chất của nông sản cũng thay đổi theo. Vì vậy thời vụ gieo cấy giống lúa là một biện pháp kỹ thuật quan trọng để đạt được năng suất lúa cao và ổn định. Xét về quan điểm sinh lý thực vật, thì các đặc tính sinh lý, sinh hóa cũng như năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây trồng đều chịu sự tác động của các yếu tố khí hậu thời tiết. Đã có nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước về mối quan hệ giữa những điều kiện khí hậu thời tiết và cây trồng như Mori Shina H [21]; Mori Shina H, Chung T.T [22]; Đào Thế Tuấn, Đào Thị Lương [31]. Kết quả của những công trình nghiên cứu này là cơ sở khoa học quan trọng cho việc bố trí cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ tại một vùng, một địa phương sản xuất cụ thể. Theo Nguyễn Văn Hoan, điều kiện thời tiết tối ưu cho vụ lúa mùa trỗ bông là: Nhiệt độ trung bình từ 28 - 30oC, biên độ nhiệt ngày đêm từ 5 - 60C, ẩm độ không khí từ 80 - 85%, mưa rào nhỏ, kết thúc nhanh, phơi màu không gặp mưa, không có bão, không có gió mùa Đông Bắc [16]. Cây lúa yêu cầu về nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển. Thời kỳ nảy mần nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình này là 30- 350C, nhiệt độ quá cao (trên 400C) hoặc quá thấp (dưới 150C) đều không có lợi cho quá trình nảy mần. Nhiệt độ thích hợp cho mạ sinh trưởng là 25 - 300C. Ở vụ mùa và vụ hè thu nói chung gặp nhiệt độ phù hợp nên mạ sinh trưởng phát triển tốt. Vụ xuân ở miền Bắc nước ta, do ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc, nhiệt độ thường thấp nên cần áp dụng các biện pháp chống rét cho mạ, nhất là thời kỳ mạ non và đối với những đợt mạ gieo cuối vụ.Thời kỳ lúa đẻ nhánh làm đòng, nhiệt độ thích hợp từ 25 - 300C, nếu nhiệt độ dưới 160C sẽ làm cho quá trình bén rễ, đẻ nhánh, làm đòng không thuận lợi. Thời kỳ trỗ bông - làm hạt yêu cầu nhiệt độ tốt nhất trong khoảng 28 - 300C, nếu nhiệt độ quá thấp (dưới 170C) hoặc quá cao (trên 400C), đều không có lợi cho quá trình trỗ bông làm hạt. Nước là yếu tố quan trọng đến đời sống của cây lúa vì cây lúa sống trong đất ngập nước, là cây cần nước và ưa nước điển hình. Nước là thành phần chủ yếu trong cơ thể cây lúa, là điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý trong cây, ngoài ra nó còn là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu được với cây lúa. Nước tạo điều kiện cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa một cách thuận lợi. Ngoài ra nước còn có tác dụng làm giảm nồng độ muối, phèn chất độc trong cây lúa. Nói chung nhu cầu về nước của cây lúa lớn hơn nhiều cây trồng khác. Theo Smith, hệ số thoát hơi nước của cây lúa là: 710 so với lúa mì là 513 và ngô là 368. Theo Goutchin, để tạo ra một đơn vị thân lá cây lúa cần 400 - 450 đơn vị nước, để tạo ra một đơn vị hạt cần 300 - 350 đơn vị nước. Yêu cầu lượng nước mưa cho một vụ lúa là 900 - 1100mm (nếu hoàn toàn dựa vào nước trời). Trong khi đó lượng mưa hàng năng ở Việt nam là tương đối lớn, hoàn toàn có thể đáp ứng đủ cho cây lúa, nhưng lượng nước mưa phân bố không đều trong năm, thường tập trung chủ yếu trong mùa mưa và có sự khác nhau lớn giữa các vùng miền trong cả nước (lượng mưa hàng năm ở Hà Nội là 1800mm, ở Huế là 2860mm và Thành Phố Hồ Chí Minh lµ 1980mm). Vì vậy, dễ gây ra tình hình hạn hán và ngược lại gây ngập lụt, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa. Vấn đề đặt ra là cần bố trí thời vụ gieo cấy lúa hợp lý cho từng vùng miền để tận dụng tốt nguồn nước mưa hàng năm đồng thời củng cố và hoàn thiện hệ thống thủy lợi để chủ động tưới tiêu kịp thời, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu về nước theo từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây lúa, mang lại năng suất và sản lượng lúa cao nhất.Ngoài nhiệt độ và nước, ánh sáng là yếu tố thứ ba có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và năng suất lúa. Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên nói chung nó là cây ưa ánh sáng và mẫn cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày). Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất của cây lúa. Chu kỳ chiếu sáng có tác động đến thời kỳ làm đòng, ra hoa ở một số giống nhất là những giống lúa địa phương trung ngày hay dài ngày. Đó là những giống phản ứng với quang chu kỳ (gọi là cảm quang). Thời gian chiếu sáng (độ dài ngày) và cường độ ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cây lúa và được thay đổi theo vĩ độ địa lý, theo ngày tháng trong năm và theo thời gian trong ngày. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây lúa là 250 - 400 calo/cm2/ngày. Theo Nutara (Nhật Bản), năng suất lúa được hình thành vào tháng 8,9 cường độ ánh sáng trong hai tháng đó là 386 calo/cm2/ngày. Trong ngày cường độ ánh sáng đạt cực đại vào khoảng thời gian từ: 11 - 13 giờ (đa số vào 12 giờ trưa), vào khoảng thời gian từ 8 - 9 giờ sáng và 15 - 16 giờ chiều cường độ ánh sáng chỉ đạt một nửa cường độ cực đại trong ngày. Căn cứ vào thời gian chiếu sáng trong ngày, có thể chia cây hàng năm theo ba nhóm: Nhóm có phản ứng với ánh sáng ngày dài, yêu cầu thời gian chiếu sáng trên 13 giờ/ngày. Nhóm có phản ứng với ánh sáng ngày ngắn , yêu cầu thời gian chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày. Nhóm trung tính với ánh sáng,có thể ra hoa trong bất kỳ điều kiện ngày ngắn hay ngày dài. Trong sản suất, việc gieo cấy đúng thời vụ, mật độ hợp lý, sử dụng những giống lúa thấp cây có dạng lá đứng…là những biện pháp hữu hiệu giúp quần thể ruộng lúa lợi dụng ánh sáng tốt, quang hợp thuận lợi để đạt được năng suất cao. 2.3.2 Điều kiện đất đai và cây trồng Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, con người đã khai thác và sử dụng đất đai để phục vụ cho lợi ích kinh tế của mình. Nước và dinh dưỡng trong đất là những nhân tố chiếm vị trí quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh t._.rưởng, phát triển năng suất cây trồng nói chung và năng suất lúa nói riêng. Qua tổng kết của nhiều nước trên thế giới cho thấy dinh dưỡng khoáng trong đất là yếu tố có tác động mạnh nhất làm tăng năng suất cây trồng. Libedixanev (1960), dẫn theo Đào Thế Tuấn [30] khi tổng kết thi nghiệm phâm bón và đất đai ở Liên Xô cho thấy: bón phân vào đất xấu có tác dụng tăng năng suất cây trồng từ 60 - 70%, ở đất tốt có tác dụng làm tăng năng suất từ 40 - 50%. Như vậy, muốn sử dụng đất trồng trọt đạt kết quả tốt cần phải hiểu rõ mối quan hệ giữa đất và cây trồng mà trong đó mối quan hệ giữa dinh dưỡng khoáng và cây trông là quan trọng nhất. *Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng có hai mặt: 1. Nhu cầu về lượng: Là số lượng chất dinh dưỡng mà cây trồng cần thiết để tạo thành các mức năng suất nhất định. 2. Nhu cầu về chất: Là các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau mà cây trồng cần và đủ trong các thời kỳ sinh trưởng nhất định để đạt được năng suất cao [30]. Điều kiện đất đai và khí hậu mang tính quyết định để bố trí cơ cấu về hệ thống cây trồng. Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, độ dốc, chế độ nước ngầm và thành phần cơ giới của đất…Để sắp xếp một hoặc một số hệ thống cây trồng phù hợp. Ví dụ: Đối với đất ngập nước, chỉ nên bố trí các loại cây trồng có bộ rễ hoạt động tốt trong điều kiện yếm khÝ như: cây lúa nước, khoai nước, rau muống… Ngược lại trên các loại đất khô hạn đất dốc thì bố trí cây trồng chịu hạn như: cây chè, cây ăn quả… Đất đai cũng như thời tiết là những yếu tố mà con người ít có khả năng thay đổi, nhưng cây trồng thì có thể lựa chọn, di thực hoặc thay đổi bản chất theo hướng mà con người mong muốn. Các hình thức trồng xen trồng gối liên tiếp các loại cây trồng khác nhau đã được chú ý nhiều ở hầu hết các nước cã ngành nông nghiệp phát triển, nhất là những nước có diện tích đất canh tác nông nghiệp thấp nhưng dân số đông (Bùi Huy Đáp,1983) [6], [7] (Đào Thế Tuấn, 1970) [30]. Lượng chất dinh dưỡng mà cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng hút được khác nhau tùy thuộc vào từng giống, đất đai, mùa vụ gieo cấy khác nhau. Đối với cây lúa, sự thích ứng với từng loại đất trồng trọt là rất rõ rệt, sự thích ứng này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa cây trồng và môi trường sống. Năng suất cây trồng và lượng dinh dưỡng mà cây lấy đi từ đất có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ở các loại đất khác nhau, lượng chất dinh dưỡng mà cây lúa lấy đi để tạo ra một đơn vị sản phẩm cũng thay đổi. Vì vậy, việc bố trí các giống lúa ở các chân đất khác nhau cơ bản căn cứ vào bản chất của giống và cơ cấu thời vụ của từng vùng gieo cấy. Các giống lúa chịu thâm canh thường được bố trí ở chân vàn, vàn trũng, đất có độ màu mỡ cao. Các giống lúa chịu mặn thường được bố trí ở vùng ven biển, nơi hàng năm bị nước mặn xâm nhiễm. Ngược lại ở vùng cao, hạn không chủ động được tưới tiêu cần bố trí các giống lúa chịu hạn. Ngoài ra trên đất vàn cao, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất có màu mỡ trung bình, có thể bố trí các giống lúa có tính thích ứng rộng và ngắn ngày, nhằm tăng hệ số sử dụng đất. 2.4 Những tiến bộ kỹ thuật về chọn tạo giống lúa ở nước ta 2.4.1 Vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp, giống đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất và tổng sản lượng của bất kỳ loại cây trồng nào. Mỗi loại giống cây trồng đều có những đặc tính khác nhau về nông sinh học, sinh lý, sinh hóa, sinh trưởng, phát triển và chất lượng. Hiện nay với kỹ thuật sinh học phát triển con người ngày càng can thiệp sâu hơn, thúc đẩy nhanh quá trình chọn tạo giống mới có lợi cho con người bằng những phương pháp tạo giống như: lai hữu tính, xử lý đột biến, đặc biệt là kỹ thuật di truyền đang đóng góp có hiệu quả vào việc cải tiến giống lúa. Việc sử dụng các giống lúa ngắn ngày, (xu hướng của sản xuất nông nghiệp hiện nay), đã cho phép làm nhiều vụ trong năm và cũng cho phép bố trí thời vụ gieo cấy trong vụ xuân muộn hơn nhằm kéo dài thời gian sản xuất cây vụ Đông, đồng thời cũng là hướng tận dụng tốt nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên (bức xạ mặt trời, đất đai, nguồn nước…), để tăng khả năng quang hợp thuần của ruộng lúa, tạo năng suất ngày càng cao. Nghiên cứu vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp cho thấy: Giống luôn là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất, tăng sản lượng và hạ giá thành sản phẩm [20]. 2.4.2 Quan điểm về phương hướng chọn tạo giống Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phương hướng chọn tạo giống lúa. Theo Gupta P.C và J.C Otoole [44] thì phương hướng chọn tạo giống lúa thay đổi tùy theo vùng sinh thái khác nhau nhưng phương hướng chung có thể như sau: - Năng suất cao và ổn định. - Có nhiều dạng hình phong phú, thích nghi với từng điều kiện sinh thái của từng vùng. - Chiều cao cây trung bình 110-130cm, khả năng đẻ nhánh khá từ 3,4-20 nhánh/khóm. - Thân cứng, chống đổ tốt. - Có đặc điểm về chất lượng hạt phong phú. - Chuyển từ dạng bông to sang dạng nhiều bông trong điều kiện sinh thái thuận lợi. - Mạ khỏe, bộ rễ khỏe, dày đặc, ăn sâu. - Tỷ lệ hạt lép thấp, hạt mẩy đều, chín tập trung. - Phản ứng với quang chu kỳ ở mức độ khác nhau. - Chịu hạn tốt, có khả năng cạnh trạnh được với cỏ dại. - Chống chịu được với bệnh đạo ôn, khô vằn, đốm nâu, bệnh biến màu hạt, chống chịu được với sâu đục thân, rầy nâu… - Chịu được rất nhiều dinh dưỡng, thiếu lân, thiếu nhôm hoặc đất chua. Theo Chang T.T, B.H Siwi [35] thì mục tiêu chung của các nhà chọn tạo giống lúa cạn ở vùng Đông Nam Á và IRRI là: - Nâng cao tiềm năng năng suất lúa bằng cách phát triển kiểu hình có chiều cao cây trung bình, đẻ nhánh khá để thay thế cho các giống lúa cổ truyền cao cây thân mền yếu. - Giữ được cơ chế chống chiu có liên quan đến sự ổn định về năng suất như: chịu hạn, khả năng phục hồi đẻ nhánh sau mỗi đợt hạn. - Tạo ra những giống có thời gian sinh trưởng khác nhau để có thể gieo cấy thích hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau. - Đặc tính nhạy cảm với quang chu kỳ có thể là yêu cầu cho một số vùng sinh thái như vùng đông bắc Thái Lan. - Giữ được những đặc tính nông học tốt như: bông dài, dinh dưỡng bông cao, hạt không hở vỏ trấu, hàm lượng Amiloza từ thấp đến trung bình. - Nâng cao tính chống chịu với một số loại sâu bệnh hại như bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn, sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng. - Giữ được hoặc năng cao tính chông chịu với các yếu tố bất lợi của đất như: thiếu lân, độc tố nhôm, Mangan trong đất chua, mặn và thiếu kẽm, sắt trong đất kiềm… - Các nhà chọn tạo giống cho rằng có thể chia các giống lúa ra thành “kiểu hình nhiều bông” và “kiểu hình to bông”, “kiểu cây nhiều bông”, có bông nhỏ hơn “kiểu cây to bông”. - Murata (1961) và Tsunoda (1964) cũng đã cho biết: trong điều kiện thâm canh, hệ số đồng hóa cao ở cây có tương đối ít lá, lá ngắn, đứng thẳng để giảm tình trạng che khuất lẫn nhau đến mức thấp nhất. Theo Tanaka (1965) [9]: bộ lá có khả năng đồng hóa cao sẽ làm cho cây phản ứng mạnh với đạm, bộ lá đó là những đặc trưng của giống cải tiến, chúng được trồng ở những nước vùng ôn đới và á nhiệt đới. Trong khi đó nhiều giống lúa nhiệt đới có quá nhiều lá và cao cây không thể cho năng suất cao ngay cả khi việc gieo trồng trong điều kiện thâm canh. Dựa vào quan hệ giữa kiểu cây và năng suất, Jennings P.R (1996) [42] đã nhấn mạnh rằng: biện pháp chọn tạo giống có thể tiến đến một kiểu cây cải tiến cho vùng nhiệt đới là những giống chín sớm, chống chịu bênh đạo ôn, thấp cây chống đổ, ngoài những giống nhiệt đới tương tự hiện có. Mặt khác ông cũng cho rằng: nhờ biện pháp chọn giống có thể chọn tạo những giống nhiệt đới có năng suất cao, có phản ứng với đạm và có những đặc trưng khác nữa. Những tính trạng đặc trưng đặc biệt kết hợp với năng suất lúa cao và phản ứng mạnh với đạm mà thường không thấy ở những giống lúa trồng ở vùng nhiệt đới, đó là: - Thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng từ 100-125 ngày (từ khi gieo mạ đến khi chín) và không mẫn cảm với chu kỳ ánh sáng. - Những đặc trưng dinh dưỡng kể cả mọc khỏe vừa phải, có số nhánh vừa phải, kết hợp với lá tương đối nhỏ, màu lục sẫm, mọc thẳng đứng. - Thân hạ thấp và cứng để tăng khả năng chống đổ. - Chống được những loài nấm bệnh đạo ôn đã được phát hiện. Từ những nghiên cứu của viện lúa quốc tế (IRRI) cho thấy: Khi lúa bị đổ trước khi lúa chín 30 ngày hoặc sớm hơn thì năng suất sẽ bị giảm tới 75% (do tỷ lệ hạt lép tăng lên). Vì vậy, chọn tạo giống lúa thích nghi với từng vùng sinh thái, thấp cây, cứng cây, chống đổ tốt là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược cải tiến giống lúa của viện lúa quốc tế (IRRI) [9]. Từ năm 1960, Ấn Độ đã có nhiều nghiên cứu chọn tạo giống lúa [9]. Kết quả của những công trình đó đã đi tới những hướng chọn giống sau: - Chọn giống có năng suất cao. - Chọn giống theo khả năng phản ứng mạnh với việc bón nhiều phân. - Chọn giống theo tính chín sớn. - Chọn giống chịu nước sâu và chịu úng. - Chọn giống theo tính chống chịu mặn, chống chịu kiềm của đất. - Chọn giống theo tính chống chịu hạn. - Chọn giống theo tính chống đổ. - Chọn giống lúa không dụng hạt. - Chọn giống lúa để chống lúa dại. - Chọn giông lúa theo tính chống bệnh. Viện lúa quốc tế (IRRI) đã xây dựng mô hình giống lúa mới (NPT - New rice plant type), để đạt năng suất 9-10 tấn/ha/vụ có một số tiêu chuẩn sau: - Số bông/m2 đạt từ 300-391 bông - Số hạt/bông đạt từ 115-151 hạt -Tỷ lệ hạt chắc/bông đạt từ 70-79% - P1000 hạt đạt từ 24,2-28,4gram -Năng suất đạt từ 9,4-10 tấn/ha Với những tiến bộ kỹ thuật mới hiện đại được ứng dụng trong công tác chọ tạo giống cây trồng đã đem lại những kết quả to lớn trong chọn tạo giống lúa mới. Trong năm 2000 đã tạo ra giống lúa mới có khả năng sản suất và tồn chữ chất B- caroten trong hạt gạo. Đứng đầu nhóm nghiên cứu này là giáo sư Ingo Ptrykus thuộc viện nghiên cứu công nghệ liên bang Thụy Sỹ và tiến sỹ Peter Beyer thuộc trường đại học Freibury Đức [33]. Nhóm nghiên cứu của giáo sư Ingo Ptrykus và tiến sỹ F. Goto ở Nhật Bản [33] đang tiến hành một cách độc lập để tạo giống lúa có hàm lượng chất sắt trong gạo cao bằng cách chuyển nạp gen tạo ra chất Feritin, là một loại Protein giàu sắt trong cây họ đậu. Gen điều khiển tổng hợp chất này trong cây họ đậu đã được phân lập và chuyển nạp vào cây lúa, hiệu quả là làm tăng hàm lượng sắt trong gạo lên 3 lần, tạo ra triển vọng trong việc lai tạo ra các giống lúa giàu chất sắt trong hạt gạo để khắc phục bệnh thiếu máu. Từ mối tương quan chiều cao cây và hệ số kinh tế [18] đề xuất hướng chọn tạo giống lúa để có hệ số kinh tế cao là: - Cây cao trung bình - Có bộ lá cứng để giảm bớt che khuất - Sinh trưởng dinh dưỡng mạnh - Khả năng quang hợp, vận chuyển và tích lũy chất khô về bông, về hạt tốt, như vây sẽ làm tăng năng suất một cách đáng kể. Theo Vũ Nguyên Hoàng và Luyện Hữu Chỉ [17] cho rằng giống lúa bông to hạt to dễ cho năng suất cao. Vật liệu chọn giống có năng suất cá thể cao thường cho năng suất cao. Theo Yoshida 1979 [34] các giống lúa thấp cây ngắn ngày là hướng chọn tạo mới của các nhà chọn tạo giống trên thế giới do nó có những ưu điểm sau: - Các giống lúa chín sớn có tổng tích ôn nhỏ hơn. - Các giống lúa thấp cây có chiều hứơng đẻ nhiều nhánh hơn. - Thời gian để phát triển một bông lúa ở giống lúa chín sớm ngắn hơn các giống lúa chín muộn. - Những giống lúa chín sớm thường phản ứng với đạm cao, lá đứng thẳng, ngắn, dày, hẹp, xanh đậm. - Những giống lúa chín sớm thường có thân cây thấp và cứng giúp cây chống đổ tốt. Khi nghiên cứu mối tương quan giữa sức chứa và nguồn ở cây lúa, Đào Thế Tuấn [32] đã đưa ra kết luận rằng: Những giống lúa có năng suất cao phải có đủ những điều kiện sau: - Phải có chỉ số diện tích lá cao từ khi trỗ để có sức chứa lớn, vì vậy phải có lá thẳng đứng và hẹp. - Phải có hệ số quang hợp sau trỗ cao có thể tạo ra được bông to, hạt mẩy nghĩa là có sức chứa cao. Những giống lúa có đặc tính đẻ sớm, đẻ tập trung thường cho bông to đều bông và năng suất cao. Vì vậy, khi chọn tạo giống nên chọn những cây có cổ bông bằng nhau, đều bông. Những giống lúa đẻ lai rai thì sẽ chín không đồng đều, không đều bông, sẽ ảnh hưởng sấu tới năng suất. Theo giáo sư Khush 1990 [44] hướng tăng năng suất lúa qua con đường tạo giống “siêu lúa” của IRRI hoặc “siêu lúa lai” của Trung Quốc căn bản dựa và việc kiến trúc lại dạng hình cây lúa để tối đa hóa hiệu quả quang hợp theo con đường C4 (như cây ngô). Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang và CTV [1] cho biết khoảng thời gian 10 năm (1982-1992) công tác chọn tạo giống lúa đã tập trung vào cải tiến năng suất và thời gian sinh trưởng từ: 105-110 ngày (chiếm khoảng 65,7%), phần còn lại tập trung cho mục tiêu chọn giống kháng sâu bệnh và chất lượng gạo tốt. Nguyễn Thị Trâm Và Nguyễn Văn Hoan (1994) [28] cho rằng: Một nguyên nhân hạn chế năng suất lúa là do các giống lúa cải tiến đã đạt đến năng suất tới hạn, chọn tạo giống lúa mới có năng suất siêu cao từ 80-100kg/ha/ ngày hay cao hơn nữa là mục tiêu cần vươn tới của các nhà chọn tạo giống lúa trong nước cũng như trên thế giới. Nghiên cứu và ứng dụng lúa ưu thế lai là một hướng quan trọng để có thể đạt mục tiêu trên một cách nhanh chóng. Muốn thực hiện thành công chương trình chọn tạo giống lúa, nhiệm vụ đầu tiên của các nhà chọn tạo giống là phải xác định được mục tiêu cho từng chương trình cụ thể. Theo Nguyễn Văn Hiển [12] thì công tác chọn tạo giống thường nhằm vào các mục tiêu sau: - Giống mới phải có năng suất cao hơn giống cũ trong cùng điều kiện mùa vụ, đất đai và chế độ canh tác. - Giống mới phải có chất lượng cao hơn giống cũ, được mọi người ưa chuộng, có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng nấu nướng cao hơn. - Giống mới phải có khả năng chống chịu tốt hơn với các loại sâu bệnh hại chính trong từng vùng, từng vụ mà giống đó gieo trồng. - Giống mới phải thích ứng tốt hơn với điều kiện khí hậu, đất đai tập quán canh tác, hệ thống luân canh của những vùng nhất định. 2.4.3 Tình hình nghiên cứu giống lúa ở nước ta Việt Nam là một trong những nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới nên rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế xã hội và chính trị của nước ta.Với địa bàn trải dài trên 150 bắc bán cầu, địa hình phức tạp từ miền núi đến đồng bằng, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, trong đó có ĐBSH và ĐBSCL. Đây là hai khu vực sản xuất lúa lớn nhất của nước ta. Trong những năm gần đây công tác nghiên cứu chọn tạo thử nghiệm và đưa vào sản xuất trong các giống lúa mới đã được đẩy mạnh ở các viện nghiên cứu các trường đại học Nông Nghiệp, các trang trại, các công ty trong cả nước. Theo Ngô Thế Dân giai đoạn 1996-2000, các chương trình nghiên cứu chọn tạo giống cây lượng thực đã sử dụng nhiều phương pháp mới như: RADP marker, PCR marker, STS marker, đánh giá sự đa dạng di truyền, cơ chế sinh lý sinh hóa, tính chống chịu sâu bệnh hại, chất lượng của 29435 mẫu giống và sử dụng phương pháp nuôi cấy hạt phấn, nuôi cấy tế bào xoma, lai xa, đột biến, ưu thế lai, đã có 35 giống lúa được công nhận ở cấp quốc gia, 44 giống tiến bộ kỹ thuật [3]. Năm 2005 sản lượng lúa cả nước đạt 36,04 triệu tấn gấp 2,11 lần so với sản lượng lúa năm 1998. Những giống lúa do Việt Nam chọn tạo ra nói chung sử dụng trong sản xuất ngày một nhiều [4]. Trong mười năm qua, Chính phủ đã tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển.Nếu trước những năm 1945, năng suất lúa chỉ đạt 13 tạ/ha, thì đến năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, sản xuất lúa ở nước ta đã có những thuận lợi và những bước phát triển đáng kể. Từ năm 1980 - 1996 năng suất tăng 3.7%, riêng trong giai đoạn 1990 - 1996 đã tăng 2.8%....tuy diện tích đất trồng tăng không đáng kể, nhưng năng suất và sản lượng lúa vẫn tăng mạnh và đạt kỉ lục năm 2005 với năng suất 4.76(tấn/ha) và xuất khẩu 5.25 triệu tấn gạo (bảng 2.1). Bảng 2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong 10 năm 1996-2005 Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) Xuất khẩu (triệu tấn) 1996 7,00 3,77 24,40 3,10 1997 7,10 3,88 27,52 3,90 1998 7,36 3,99 29,14 3,73 1999 7,65 4,10 31,39 4,58 2000 7,67 4,24 32,53 3,48 2001 7,49 4,29 32,11 3,73 2002 7,50 4,59 34,45 3,24 2003 7,54 4,64 34,57 3,81 2004 7,44 4,82 35,87 4,06 2005 7,60 4,76 35,80 5,25 (Nguồn từ Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) Đây là thành tựu hết sức lớn lao của ngành nông nghiệp, điều đó đã giúp nước ta từ một nước phải nhập khẩu gạo thường xuyên đến nay đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Việc gieo trồng các giống lúa mới có tiềm năng năng suất và thay đổi theo cơ cấu cây trồng, mùa vụ là cơ bản dẫn đến mức tăng nhanh về sản lượng lúa ở Việt Nam trong những năm gần đây. Trước hết phải kể đến chương trình chọn tạo giống lúa trong hơn 2 thập kỷ qua đã thu được những thành tựu to lớn. Nhờ vận dụng tốt những kết quả nghiên cứu của mạng lưới quốc tế về đánh giá nguồn tài nguyên di truyền cây lúa (INGER, Chương trình IRTP ) do viện lúa quốc tế điều phối thông qua việc nhập nội, sử dụng nguồn gen phong phú đồng thời phát triển các dòng cải tiến [23]. Từ năm 1990 - 1995 đề tài KN 08 - 01 đã chọn tạo, được công nhận 26 giống lúa cho đưa vào vùng thâm canh ở Việt Nam. Từ năm 1996 - 2000, đề tài KN 08 - 01 chọn tạo một số giống lúa thuần và lúa lai có tiềm năng năng suất cao cho các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước: Đã tạo ra 35 giống lúa quốc gia, 44 giống lúa khu vực hoá, một số giống triển vọng được sản xuất chấp nhận rộng rãi. Trong thời gian tới đặc biệt chú ý là các giống lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu [23]. Trường Đại học Nông nghiệp I cũng thu thập, đánh giá và bảo quản 750 mẫu giống lúa, các giống lúa này đều được đánh giá đầy đủ các mặt như: tiềm năng năng suất, phẩm chất, phản ứng với sâu bệnh hại, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi [29]; Nguyễn Văn Hoan , 1991 [13]; 1994 [15], [14]. Nhà trường đã đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ sinh học lai tạo các giống cây trồng ưu thế lai, các giống lúa lai VL20,TH3-3; TH3-4 là những giống đầu tiên được tạo ra ở Việt Nam. Viện lúa đồng bằng sông Cửu long, sau 30 năm thành lập (1977-2007), đã chọn tạo và đưa vào sản xuất 90 giống lúa, trong đó 40 giống được công nhận chính thức. Hầu hết các giống lúa chọn tạo đều có thời gian sinh trưởng ngắn 90-100 ngày, có khả năng chống chịu sâu bệnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trong 10 giống được gieo trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu long, đã có 8 giống do Viện chọn tạo là OM576, OMCS2000, OM2517, JASMINE85, OM3536, IR64 và VDD20. Tại hội nghị toàn quốc về khoa học và khuyến nông diễn ra tại Hà Nội từ ngày 15-16 tháng 7 năm 2005 đã kết luận: trong giai đoạn 1986-2004, các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo được 345 giống cây trồng nông nghiệp mới, trong đó có 149 giống lúa mới (bình quân 8,2 giống lúa mới/năm). Trong số các giống lúa được chọn tạo ra ở nước ta phần lớn là do lai tạo, giống lúa đầu tiên được lai tạo và đưa vào sản xuất là giống ngắn ngày nông nghiệp I của nhà bác học Lương Định Cuả (1961) Nguyễn Văn Hiển, Trần thị Nhàn, 1982 [10], đã đáp ứng được yêu cầu tăng thêm một vụ lúa ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ trong những năm đầu thập kỷ 60. Giống lúa chiêm 424 (nông nghiệp 75-2) do Phan Hùng Diêu chọn tạo ra là giống có khả năng chịu chua phèn khá, đã thay thế cho các giống lúa chiêm cũ ở nhiều vùng thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Giống lúa VN10 là giống lúa xuân sớm có khả năng chịu chua, chịu rét, cho năng suất khá ổn định, giống này đã tồn tại trong suất 25 năm qua. Trên đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất vàn cao của các tỉnh thuộc trung du Bắc Bộ có giống ĐH60 (Nguyễn Văn Hoan 1994) [14]. Tạ Minh Sơn và CTV (1999) [24], [25], [26] đã vận dụng sự phối hợp giữa kiểu gen chống bạc lá (Xanthomonas Oryzae) và các gen quyết định năng suất cao, ngắn ngày đã lại tạo ra các giống X1, X19, X20, X23 được nông dân nhiều địa phương ưa chuộng. Hiện nay, cả nước có 15 đơn vị tham gia nghiên cứu chọn tạo giống thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Giáo dục-Đào tạo…ngoài ra còn có các công ty trong và ngoài nước tham gia công tác này. Trong thời gian qua, hệ thống nghiên cứu của Việt Nam đã chọn tạo ra nhiều giống lúa mới đáp ứng được nhu cầu của sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, đa dạng di truyền, khai thác tốt được lợi thế về điều kiện tự nhiên và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Chúng ta đã có những thành công nhất định trong chọn tạo giống lúa cho vùng thâm canh, vùng khó khăn và lúa chất lượng vơi việc chọn ra nhiều giống lúa thuần năng suất cao, phẩm chất gạo khá. 2.4.4 Chất lượng gạo và xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Chất lượng gạo là một trong bốn mục tiêu chính của công tác chọn tạo giống. Chất lượng lúa gạo được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau như: Hình dạng hạt, màu sắc vỏ hạt, tỷ lệ gạo xay, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ hạt bạc bụng, chất lượng cơm nấu, chất lượng dinh dưỡng và đặc điểm trong quá trình chế biến….Từ đó có thể đưa ra các nhóm chỉ tiêu chất lượng như sau: - Chất lượng thương trường: Đây là chỉ tiêu tiêu chuẩn để mua bán, trao đổi trong nước và quốc tế. Các chỉ tiêu chất lượng thương trường căn cứ vào hình dạng hạt, chiều dài hạt, độ trong, độ bóng, độ bạc bụng, màu sắc hạt... - Chất lượng gạo xay xát: Được đánh giá thông qua tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ tấm... - Chất lượng nấu nướng: Căn cứ chủ yếu vào hàm lượng amyloza, nhiệt độ hoá hồ, độ bền gen, độ nở cơm, sức hút nước và hương thơm. - Chất lượng dinh dưỡng: Hàm lượng protein, hàm lượng lysone... - Các chỉ tiêu chất lượng trên của mỗi giống đều chịu ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau. 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, vật liệu, địa điểm và nội dung nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng, vật liệu nghiên cứu Đối tượng, vật liệu nghiên cứu sử dụng trong đề tài gồm các giống lúa mới chọn tạo ngắn ngày có triển vọng Thí nghiệm gồm 15 giống lúa tẻ được chọn tạo tại trung tâm thử nghiệm giống cây trồng Trung Ương. 3.1.2 Địa điểm nghiờn cứu Thí nghiệm được bố trí tại trại giống Vũ Di Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc. 3.1.3 Thời gian, nghiên cứu - Vụ mùa từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 10 năm 2008 - Vụ xuân muộn từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 6 năm 2009 3.1.4 Sơ đồ thí nghiệm Gồm 15 giống được bố trí thành hai thí nghiệm với 3 lần nhắc. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Tổng diện tích thí nghiệm: 550m2 Tổng số ô thí nghiệm: 45 ô Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 10m2 Diện tích thí nghiệm: 450m2 Diện tích bảo vệ :100m2 Nhóm lúa chất lượng (thí nghiệm 2) Nhóm lúa thuần (thí nghiệm 1) 1 6 5 7 4 2 3 3 5 7 1 4 8 6 2 6 7 4 2 3 1 5 4 2 1 6 5 7 3 8 2 4 6 1 5 7 1 6 5 3 8 2 4 1 7 Trong đó: Nhóm lúa chất lượng HT9 Bắc thơm 7 (đ/c 2) Nông lâm 7 Hương cốm 2 QR1 HT1 (đ/c 1) SH4 Nhóm lúa thuần 1 VS1 2 HD1 3 DT45 4 Khảo nghiệm 2 5 Khang dân 18 (đ/c 1) 6 DT122 (đ/c 2) 7 XT27 8 TBR3-6 3.1.5 Điều kiện thí nghiệm - Đất cày bừa kĩ, san phẳng, có rãnh tưới tiêu nước xung quanh kết hợp dải bảo vệ. - Bón phân: + Lượng bón: 90kgN: 90kgP: 90kgK + 8 tấn phân chuồng. + Phương pháp bón: (1) bón lót: 100% phân chuồng (P/C) + 100% lân(P) + 30% đạm(N). (2) bón thúc lần 1 (khi bắt đầu đẻ nhánh): 50%N + 30%K. (3) bón thúc lần 2 (khi lúa đón đòng ): 20%N + 70%K. - Các biện pháp kĩ thuật chăm sóc khác được thực hiện theo quy trình khảo nghiệm. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng phát triển(ngày): * Vụ mùa năm 2008 - Ngày gieo mạ: 18/6/2008. - Ngày cấy: 30/6/ 2008 * Vụ xuân 2009 - Ngày gieo mạ: 06/ 01/2009. - Ngày cấy: 05 / 02/ 2009 - Mật độ khoảng cách cấy: cấy 1 dảnh/ khóm, mật độ cấy 50 khóm/m2 (hàng cách hàng 20cm; cây cách cây 10cm). - Chăm sóc: dặm cây bị chết sau cấy, tưới tiêu nước hợp lý, làm cỏ bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại theo quy trình kỹ thuật. 3.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi, đánh giá 3.3.1 Các chỉ tiêu theo dõi đặc tính sinh vật học theo phương pháp của IRRI * Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đặc tính sinh vật học giai đoạn mạ - Chiều cao cây mạ: Đo chiều cao của 30 cây mạ ở mỗi giống lúa rồi tính trung bình - Số lá mạ: Đếm số lá mạ ở mỗi giống lúa rồi tính trung bình - Màu sắc lá mạ: Quan sát tổng thể màu sắc lá mạ rồi đánh giá theo thang điểm. 3 xanh nhạt 5 Xanh trung bình 7 Xanh đậm - Khả năng chịu rét: Quan sát sự thay đổi màu sắc lá mạ và sự sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 100C 1 Mạ màu xanh đậm 3 Mạ màu xanh nhạt 5 Mạ màu vàng 7 Mạ màu nâu 9 Mạ chết - Sức sinh trưởng của mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy, phân theo thang điểm của IRRI. - Điểm 1: Sinh trưởng mạnh; cây mạ sinh trưởng tốt, lá xanh, có nhiều cây mạ có hơn 1 dảnh. - Điểm 5: Sinh trưởng trung bình; cây mạ sinh trưởng trung bình, hầu hết cây mạ có một dảnh. - Điểm 9: Sinh trưởng yếu; cây mạ mảnh hoặc còi cọc, lá vàng. * Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đặc tính sinh vật học gai đoạn từ khi cấy đến thu hoạch. Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10 khóm cố định từ khóm thứ 6 đến khóm thứ 15 ở hàng thứ 3. Như vậy với 3 lần nhắc lại sẽ theo dõi 30 khóm cho mỗi giống. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: - Thời gian từ cấy đến: + Bén rễ hồi xanh: Khi có 85% số cây bén rễ hồi xanh. + Bắt đầu đẻ nhánh: khi có 10% số cây có nhánh đẻ dài 1cm nhô khỏi bẹ lá. + Kết thúc đẻ nhánh: Khi những khóm theo dõi có số nhánh không đổi. + Ngày bắt đầu trỗ: khi có 10% số cây có tối thiểu 01 bông trỗ lên khỏi bẹ lá đòng 5cm. + Ngày kết thúc trỗ: Khi có 85% số bông của các khóm trỗ lên khỏi bẹ lá đòng 5cm. + Thu hoạch: Khi có khoảng 85% số hạt trên bông đã chín. - Số lá trên thân chính: Đếm số lá thật trên thân chính của các khóm theo dõi và tính trung bình. - Màu sắc thân lá: Quan sát đánh giá khi lúa đẻ nhánh rộ rồi phân ra thành 3 cấp: Cấp 3. Xanh nhạt Cấp 5. Xanh trung bình Cấp 7. Xanh đậm - Các chỉ tiêu về nhánh + Kiểu đẻ nhánh: Quan sát đánh giá kiểu đẻ nhánh của các giống rồi phân ra; chụm, xòe, trung bình. + Tốc độ đẻ nhánh: Tổng thời gian từ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh đến khi kết thúc đẻ nhánh rồi chia cho số nhánh đẻ. + Tổng số nhánh trên khóm: Đếm tất cả số nhánh trên một khóm ở giai đoạn luá đẻ nhánh tối đa rồi tính trung bình. - Chiều cao cây và động thái tăng trưởng chiều cao cây (đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất). + Tổng số bông hữu hiệu: Chỉ đếm những bông có trên 10 hạt chắc trên bông rồi tính trung bình. + Tỷ lệ nhánh hữu hiệu trên khóm: Bằng số bông hữu hiệu chia cho tổng số nhánh trên khóm nhân với 100. - Độ thoát cổ bông: Quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần thể rồi phân theo thang điểm 1 Thoát tốt 3 Thoát trung bình 5 Thoát vừa đúng cổ bông 7 thoát một phần 9 Không thoát được - Độ tàn của lá: Quan sát sự chuyển màu của lá khi chín rồi phân theo: 1 Muộn và chậm: Lá giữ màu xanh tự nhiên 5 Trung bình: Các lá trên biến vàng 9 Sớm và nhanh: Tất cả các lá biến màu và chết - Một số chỉ tiêu về lá đòng: Chiều dài lá, chiều rộng lá đòng, màu sắc lá đòng. - Độ thuần đồng ruộng: Quan sát rồi đánh giá theo thang điểm 1 Cao, tỷ lệ cây khác dạng < 0,25% 5 Trung bình, tỷ lệ cây khác dạng từ 0,25 - 1% 9 Thấp, tỷ lệ cây khác dạng > 1% - Chiều cao cây: đo 10 cây mẫu từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt) của mỗi ô thí nghiệm, tính trung bình. 3.3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng chống chịu Theo dõi đánh giá và cho điểm theo thang điểm IRRI Theo dõi sự phát triển của bệnh đạo ôn ở ngoài đồng ruộng vào giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến cuối đẻ nhánh. Đánh giá và phân cấp bệnh theo thang điểm của IRRI. 0 Không bị bệnh, hoàn toàn không có vết bệnh trên lá 1 Vết bệnh màu nâu hình kim chấm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sinh sản bào tử 2 Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính vết bệnh từ 1- 2mm, có viền màu nâu rõ rệt, hầu hết các vết lá có vết bệnh. 3 Dạng vết bệnh như ở cấp 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều hơn ở các lá phía trên. 4 Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3mm hoặc hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá < 4% diện tích lá. 5 Vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh trên lá chiếm từ 4-10% diện tích lá. 6 Vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh trên lá chiếm từ 11- 25% diện tích lá. 7 Vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh trên lá chiếm từ 26- 50% diện tích lá. 8 Vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh trên lá chiếm từ 51-75% diện tích lá. 9 Diện tích vết bệnh trên lá chiếm từ >75% diện tích lá. * Dánh giá bệnh bạc lá ở điều kiện tự nhiên - Theo dõi sự phát triển của bệnh bạc lá ở ngoài đồng ruộng trong điều kiện tự nhiên vào giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh- trỗ bông- chín , đánh giá và phân cấp dựa trên vết bệnh theo thang điểm của IRRI. 1 Diện tích vết bệnh chiếm từ 1- 5% diện tích lá 3 Diện tích vết bệnh chiếm từ 6- 12% diện tích lá 5 Diện tích vết bệnh chiếm từ 13- 25% diện tích lá 7 Diện tích vết bệnh chiếm từ 26- 50% diện tích lá 9 Diện tích vết bệnh chiếm từ 51- 100% diện tích lá *Đánh giá rầy nâu hại lúa ở điều kiện tự nhiên theo thang điểm của IRRI 0 Không bị hại 1 Hơi bị biến vàng trên một số cây 3 Lá bị biến vàng bộ phận nhưng chưa bị cháy rầy 5 Lá bị vàng rõ, cây lùn và khô héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, số cây còn lại bị lùn nặng 7 Hơn một nửa số cây bị héo hoặc bị cháy rầy, số cây còn lại bị lùn nặng 9 Tất cả số cây bị chết *Đánh giá khả năng chống chịu sâu cuốn lá ở điều kiện tự nhiên Theo rõi, đánh giá sự phát triển và gây hại của sâu cuốn lá, tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc bị cuốn thành ống, phân theo thang điểm của IRRI 0 Không bị hại 1 Có từ 1 -10% cây bị hại 3 Có từ 11 -20% cây bị hại 5 Có từ 21 -30% cây bị hại 7 Có từ 31 -50% cây bị hại 9 Có từ > 50% cây bị hại * Đánh giá khả năng chống chịu sâu đục thân ở điều kiện tự nhiên 0 Không bị hại 1 Có từ 1 -10% số bộng bị bạc do sâu đục thân gây hại 3 Có từ 11-20% số bộng bị bạc do sâu đục thân gây hại 5 Có từ 21 -30% số bộng bị bạc do sâu đục thân gây hại 7 Có từ 31 -50% số bộng bị bạc do sâu đục thân._.ON DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 1262.00 180.286 21.67 0.000 2 * RESIDUAL 16 133.102 8.31888 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 1395.11 60.6568 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS NHH08 NHH09 KD18 (®/c) 3 77.4200 75.4400 DT 45 3 84.0000 82.6100 XT 27 3 67.8000 65.6300 VS1 3 71.6700 80.6500 KN2 3 89.3600 91.3000 DT122(®/c) 3 88.8900 82.3500 HD1 3 73.3300 76.9200 TBR36 3 79.3100 71.9300 SE(N= 3) 1.28033 1.66522 5%LSD 16DF 3.83845 4.99236 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NHH08 24 78.972 7.8320 2.2176 2.8 0.0000 NHH09 24 78.354 7.7882 2.8842 3.7 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NHH08 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V005 NHH08 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 1417.34 236.224 42.97 0.000 2 * RESIDUAL 14 76.9559 5.49685 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 1494.30 74.7150 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NHH09 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V006 NHH09 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 616.710 102.785 18.27 0.000 2 * RESIDUAL 14 78.7811 5.62722 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 695.492 34.7746 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS NHH08 NHH09 HT1 (®/c) 3 67.7400 66.1300 HT9 3 70.7700 61.1100 QR1 3 86.6700 76.1900 H¬ng cốm 2 3 67.1600 60.6000 SH4 3 70.5900 62.8600 BT7 (®/c) 3 66.6700 59.4600 NL7 3 56.9200 68.0600 SE(N= 3) 1.35362 1.36958 5%LSD 14DF 4.10582 4.15423 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NHH08 21 69.503 8.6438 2.3445 3.4 0.0000 NHH09 21 64.916 5.8970 2.3722 3.7 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDLD08 FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V007 CDLD08 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 122.515 17.5021 5.43 0.003 2 * RESIDUAL 16 51.5680 3.22300 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 174.083 7.56881 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDLD09 FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V008 CDLD09 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 230.776 32.9679 7.16 0.001 2 * RESIDUAL 16 73.6214 4.60134 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 304.397 13.2346 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRLD08 FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V009 CRLD08 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 .654563 .935089E-01 1.38 0.280 2 * RESIDUAL 16 1.08700 .679375E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 1.74156 .757201E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRLD09 FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V010 CRLD09 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 .853162 .121880 2.16 0.095 2 * RESIDUAL 16 .902000 .563750E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 1.75516 .763114E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS CDLD08 CDLD09 CRLD08 CRLD09 KD18 (®/c) 3 36.7700 34.4600 1.67000 1.66000 DT 45 3 39.5600 28.3000 1.90000 1.70000 XT 27 3 35.9600 31.8300 1.93000 1.76000 VS1 3 39.4700 37.4200 1.87000 1.86000 KN2 3 38.5000 36.9600 1.77000 1.83000 DT122(®/c) 3 34.6700 33.0000 1.43000 1.33000 HD1 3 41.7600 38.2600 1.73000 1.70000 TBR36 3 35.6700 35.1600 1.97000 2.03000 SE(N= 3) 1.03650 1.23846 0.150485 0.137083 5%LSD 16DF 3.10745 3.71292 0.451157 0.410976 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CDLD08 24 37.795 2.7511 1.7953 4.8 0.0026 CDLD09 24 34.424 3.6379 2.1451 6.2 0.0006 CRLD08 24 1.7838 0.27517 0.26065 14.6 0.2804 CRLD09 24 1.7337 0.27625 0.23743 13.7 0.0953 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDLD08 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V007 CDLD08 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 299.082 49.8469 11.62 0.000 2 * RESIDUAL 14 60.0607 4.29005 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 359.142 17.9571 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDLD09 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V008 CDLD09 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 355.612 59.2687 18.72 0.000 2 * RESIDUAL 14 44.3262 3.16616 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 399.938 19.9969 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRLD08 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V009 CRLD08 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 .401657 .669429E-01 2.16 0.110 2 * RESIDUAL 14 .434400 .310286E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 .836057 .418029E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRLD09 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V010 CRLD09 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 .466629 .777714E-01 4.32 0.011 2 * RESIDUAL 14 .252200 .180143E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 .718829 .359414E-01 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 MEANS FOR EFFECT GIONG$ ----------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS CDLD08 CDLD09 CRLD08 CRLD09 HT1 (®/c) 3 38.3100 25.6700 1.86000 1.80000 HT9 3 29.9700 23.7300 1.73000 1.77000 QR1 3 37.5700 37.3300 1.56000 1.50000 H¬ng cốm 2 3 31.0000 25.3300 1.83000 1.90000 SH4 3 28.4000 28.3000 1.93000 1.90000 BT7 (®/c) 3 28.6600 27.3300 1.70000 1.67000 NL7 3 32.8300 28.4000 2.00000 1.97000 SE(N= 3) 1.19583 1.02732 0.101700 0.774904E-01 5%LSD 14DF 3.62723 3.11609 0.308478 0.235046 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CDLD08 21 32.391 4.2376 2.0712 6.4 0.0001 CDLD09 21 28.013 4.4718 1.7794 6.4 0.0000 CRLD08 21 1.8014 0.20446 0.17615 9.8 0.1104 CRLD09 21 1.7871 0.18958 0.13422 7.5 0.0115 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTL08 FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:55 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V011 DTL08 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 2.08586 .297980 7.06 0.001 2 * RESIDUAL 16 .675200 .422000E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 2.76106 .120046 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTL09 FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:55 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V012 DTL09 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 2.23046 .318637 3.88 0.012 2 * RESIDUAL 16 1.31280 .820500E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 3.54326 .154055 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:55 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS DTL08 DTL09 KD18 (®/c) 3 2.71000 2.46000 DT 45 3 2.85000 2.58000 XT 27 3 2.52000 2.54000 VS1 3 3.37000 3.30000 KN2 3 2.62000 2.43000 DT122(®/c) 3 3.31000 2.47000 HD1 3 3.10000 3.00000 TBR36 3 3.03000 2.97000 SE(N= 3) 0.118603 0.165378 5%LSD 16DF 0.355574 0.495807 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:55 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DTL08 24 2.9388 0.34648 0.20543 7.0 0.0007 DTL09 24 2.7188 0.39250 0.28644 10.5 0.0118 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTL08 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 8 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V011 DTL08 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 .371314 .618857E-01 1.90 0.150 2 * RESIDUAL 14 .455200 .325143E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 .826514 .413257E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTL09 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 8 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V012 DTL09 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 2.63760 .439600 5.57 0.004 2 * RESIDUAL 14 1.10540 .789572E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 3.74300 .187150 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 8 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS DTL08 DTL09 HT1 (®/c) 3 2.73000 2.91000 HT9 3 3.02000 2.84000 QR1 3 2.71000 2.76000 H¬ng cốm 2 3 2.92000 2.60000 SH4 3 2.68000 2.74000 BT7 (®/c) 3 2.76000 2.55000 NL7 3 2.61000 3.69000 SE(N= 3) 0.104106 0.162231 5%LSD 14DF 0.315777 0.492084 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 8 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | DTL08 21 2.7757 0.20329 0.18032 6.5 0.1502 DTL09 21 2.8700 0.43261 0.28099 9.8 0.0040 BALANCED ANOVA FOR VARIATE BONG/M08 FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V017 BONG/M08 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 29090.6 4155.80 221.64 0.000 2 * RESIDUAL 16 300.005 18.7503 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 29390.6 1277.85 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HATCHAC8 FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V018 HATCHAC8 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 22355.6 3193.66 120.51 0.000 2 * RESIDUAL 16 424.002 26.5001 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 22779.6 990.418 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT08 FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V019 NSLT08 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 1026.00 146.571 36.77 0.000 2 * RESIDUAL 16 63.7865 3.98665 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 1089.79 47.3820 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT08 FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V020 NSTT08 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 1676.62 239.518 102.65 0.000 2 * RESIDUAL 16 37.3323 2.33327 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 1713.96 74.5199 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS BONG/M08 HATCHAC8 NSLT08 NSTT08 KD18 (®/c) 3 240.000 175.000 67.0000 62.0000 DT 45 3 210.000 187.000 63.0000 53.0000 XT 27 3 215.000 165.000 49.0000 38.0000 VS1 3 260.000 173.000 69.0000 57.0000 KN2 3 210.000 154.000 61.0000 59.0000 DT122(®/c) 3 320.000 82.0000 70.0000 48.0000 HD1 3 220.000 157.000 70.0000 67.0000 TBR36 3 230.000 174.000 63.0000 57.0000 SE(N= 3) 2.50002 2.97210 1.15277 0.881905 5%LSD 16DF 7.49510 8.91041 3.45603 2.64397 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | BONG/M08 24 238.12 35.747 4.3302 1.8 0.0000 HATCHAC8 24 158.38 31.471 5.1478 3.3 0.0000 NSLT08 24 64.000 6.8835 1.9967 3.1 0.0000 NSTT08 24 55.125 8.6325 1.5275 2.8 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT09 FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V013 NSLT09 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 1006.50 143.786 25.99 0.000 2 * RESIDUAL 16 88.5201 5.53250 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 1095.02 47.6096 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT09 FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V014 NSTT09 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 750.000 107.143 24.69 0.000 2 * RESIDUAL 16 69.4400 4.34000 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 819.440 35.6278 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE BONG/M09 FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V015 BONG/M09 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 18750.0 2678.57 57.60 0.000 2 * RESIDUAL 16 744.001 46.5001 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 19494.0 847.565 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HATCHAC9 FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V016 HATCHAC9 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 7 14936.6 2133.80 28.55 0.000 2 * RESIDUAL 16 1196.00 74.7500 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 16132.6 701.418 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS NSLT09 NSTT09 BONG/M09 HATCHAC9 KD18 (®/c) 3 68.0000 62.0000 215.000 158.000 DT 45 3 77.0000 59.0000 190.000 170.000 XT 27 3 81.0000 64.0000 210.000 160.000 VS1 3 72.0000 55.0000 250.000 120.000 KN2 3 64.0000 50.0000 210.000 145.000 DT122(®/c) 3 74.0000 59.0000 280.000 95.0000 HD1 3 61.0000 48.0000 200.000 132.000 TBR36 3 77.0000 63.0000 205.000 171.000 SE(N= 3) 1.35800 1.20277 3.93701 4.99166 5%LSD 16DF 4.07131 3.60594 11.8032 14.9651 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GIONGTB 14/ 8/** 3:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NSLT09 24 71.750 6.9000 2.3521 3.3 0.0000 NSTT09 24 57.500 5.9689 2.0833 3.6 0.0000 BONG/M09 24 220.00 29.113 6.8191 3.1 0.0000 HATCHAC9 24 143.87 26.484 8.6458 6.0 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT09 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V013 NSLT09 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 2228.57 371.429 70.06 0.000 2 * RESIDUAL 14 74.2202 5.30144 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 2302.79 115.140 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT09 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V014 NSTT09 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 1342.29 223.714 26.42 0.000 2 * RESIDUAL 14 118.560 8.46857 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 1460.85 73.0423 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE BONG/M09 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V015 BONG/M09 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 4907.14 817.857 10.11 0.000 2 * RESIDUAL 14 1132.00 80.8572 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 6039.14 301.957 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HATCHAC0 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V016 HATCHAC0 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 3506.57 584.429 7.29 0.001 2 * RESIDUAL 14 1122.00 80.1429 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 4628.57 231.429 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE BONG/M08 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V017 BONG/M08 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 8228.57 1371.43 57.48 0.000 2 * RESIDUAL 14 334.000 23.8572 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 8562.57 428.129 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HATCHAC0 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V018 HATCHAC0 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 4094.57 682.429 25.28 0.000 2 * RESIDUAL 14 378.000 27.0000 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 4472.57 223.629 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT08 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 VARIATE V019 NSLT08 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 364.286 60.7143 15.20 0.000 2 * RESIDUAL 14 55.9068 3.99334 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 420.193 21.0096 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT08 FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 VARIATE V020 NSTT08 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 GIONG$ 6 1286.57 214.429 56.28 0.000 2 * RESIDUAL 14 53.3424 3.81017 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 20 1339.91 66.9957 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 9 MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS NSLT09 NSTT09 BONG/M09 HATCHAC09 HT1 (®/c) 3 72.0000 60.0000 205.000 140.000 HT9 3 63.0000 51.0000 220.000 114.000 QR1 3 65.0000 53.0000 240.000 151.000 H¬ng côm 2 3 58.0000 53.0000 200.000 116.000 SH4 3 71.0000 62.0000 220.000 129.000 BT7 (®/c) 3 58.0000 46.0000 220.000 140.000 NL7 3 90.0000 72.0000 245.000 142.000 SE(N= 3) 1.32934 1.68014 5.19157 5.16859 5%LSD 14DF 4.03219 5.09622 15.7472 15.6775 GIONG$ NOS BONG/M08 HATCHAC08 NSLT08 NSTT08 HT1 (®/c) 3 210.000 160.000 64.0000 59.0000 HT9 3 230.000 142.000 65.0000 61.0000 QR1 3 260.000 153.000 67.0000 61.0000 H¬ng cốm 2 3 210.000 129.000 57.0000 48.0000 SH4 3 240.000 128.000 65.0000 61.0000 BT7 (®/c) 3 240.000 136.000 57.0000 44.0000 NL7 3 200.000 166.000 57.0000 43.0000 SE(N= 3) 2.82000 3.00000 1.15374 1.12697 5%LSD 14DF 8.55368 9.09966 3.49955 3.41834 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GIONGCL 14/ 8/** 4: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 10 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GIONG$ | (N= 21) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | NSLT09 21 68.143 10.730 2.3025 3.4 0.0000 NSTT09 21 56.714 8.5465 2.9101 5.1 0.0000 BONG/M09 21 221.43 17.377 8.9921 4.1 0.0002 HATCHAC09 21 133.14 15.213 8.9523 6.7 0.0012 BONG/M08 21 227.14 20.691 4.8844 2.2 0.0000 HATCHAC08 21 144.86 14.954 5.1962 3.6 0.0000 NSLT08 21 61.714 4.5836 1.9983 3.2 0.0000 NSTT08 21 53.857 8.1851 1.9520 3.6 0.0000 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan