Tìm hiểu và đánh giá kế haọch hoá lao động - Việc làm của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Tài liệu Tìm hiểu và đánh giá kế haọch hoá lao động - Việc làm của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010: Mục lục Lời mở đầu Bước vào thế kỉ XXI, khi công cuộc Cách mạng Khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, cùng với vấn đề hoà bình, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn cầu hoá, bảo vệ môi trường, bùng nổ dân số…Ở một số diện rộng, khắp nơi trên toàn thế giới đang nổi lên vấn đề con người, tâm lý con người, nhân cách con người, trí tuệ con người và nguồn lực con người. Con người đang là vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước. Trong những năm đầu... Ebook Tìm hiểu và đánh giá kế haọch hoá lao động - Việc làm của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu và đánh giá kế haọch hoá lao động - Việc làm của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của thế kỉ này, ở nước ta trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể, con người cũgn được thể hiện trong chương trình cụ thể:” Con người là mục tiêu, là động lực phát triển kinh tế xã hội”. Nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất, lâu bền nhất trong sự phát triển của của môĩ quốc gia. Bởi lẽ “ cho dù đủ các nguồn lực mà không có môi trường kinh tế, chình trị, xã hội, tâm lí và dư luận thuận lợicho con người hoạt động thì không chắc đã có thể đạt được sự ohát triển như mong muốn”. Chính vì vậy, để cân đối và bôi trơn bánh xe thị trường lao động thì cần thiết phải có quản lí kế hoạch nhằm hoạch định những chính sách tác động của Chính phủ. Đó là lí do em chọn đề tài “Tìm hiểu và đánh giá kế haọch hoá lao động - việc làm của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010”. Phần I. Lý luận chung I.Lý luận chung về kế hoạch hoá lao động - việc làm. 1. Các khái niệm cơ bản về kế hoạch hoá lao động - việc làm. 1.2. Dân số. Dân số là cơ sở hình thành lực lượng lao động. Sự biến động của dân số là kết quả của quá trình nhân khẩu học và tác động trực tiếp hoạc gián tiếp đến qui mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo không gian của dân số trong độ tuổi lao động. Sự biến động của dân số thường được nghiên cứu qua sự biến động tự nhiên và biến động cơ học. *Biến động dân số tự nhiên Biến động dân số tự nhiên là do biến động tác động của sinh đẻ và tử vong. Tỷ lệ sinh đẻ và tử vong phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và mức độ thành công của chính sách kiểm soát dân số( hạn chế sinh đẻ…). Dân số tăng nhanh trong khi kinh tế tăng chậm được cải thiện đã làm cho mức sống dân cư ở các nước đang phát triển chậm được cải thiện và tạo ra áp lực lớn trong giải quyết việc làm. Do đó kế hoạch hoá dân số đi đôi với phát triển kinh tế là vấn đề quan tâm đặc biệt ở các nước đang phát triển. Cũng cần chú ý là các yếu tố sinh đẻ và tử vong cá tác động đến qui mô dân số trong độ tuổi lao động song có tác động trễ( sau 15 năm). Do vậy cần cố chính sách kiểm soát dân số có hiệu quả trong thời kì trước đó nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số. *Biến động cơ học Biến động cơ học là do tác động của di dân ( di cư). Ở các nước đang phát triển, di dân là một trong những yếu tố tác động đến qui mô và cơ cấu lao động, đặc biệt là cơ cấu lao động thành thị và nông thôn. Vì dân số và lao động chuyển từ nông thôn ra thành thị là biểu hiện chính của xu hướng di dân trong nước. Theo Todaro( 1970), dựa vào mô hình di dân bao gồm hai giả thiêt sau: Thứ nhất, di dân chủ yếu là một hiện tượng kinh tế mà với cá nhân người di cư có thể là một quyết định hoàn toàn hợp lí cho dù có tình trạng thất nghiệp ở thành thị. Thứ hai, quyết định di cư phụ thuộc vào chênh lệch thu nhập “ dự kiến” sẽ có được chứ không phải là thu nhập thu nhập thực tế giữa nông thôn và thành thị. Nghiên cứu sự di dân của các nước đang phát triển, các nhà kinh tế đã rút ra nhận xet: Người di cư chủ yếu là thanh niên(ở dộ tuổi 15 – 24) và có trình độ học vấn nhất định. Người nghèo thường chiếm tỉ lệ cao trong số người di cư. Việc phân tích xem xét ai là người di cư là cơ sở quan trọng để Chính phủ lựa chọn chính sách về vấn đề giải quyết việc làm và chống thất nghiệp. 1.2.Nguồn lao động. Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc cân đối lao động - việc làm trong xã hội. Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động ( trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Việc qui định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau ở các nước, thậm chí khác nhau ở các giai đoạn của mỗi nước. Điều đó phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế. Đa số các nước qui định cận dưới ( tuổi tối thiểu ) của độ tuổi lao động là 15 tuổi còn cận trên ( tuổi tối đa) có sự khác nhau. Trị số tối đa về tuổi lao động là trùng với tuổi nghỉ hưu. Ở nước ta qui định tuổi của Bộ Luật lao động ( 2002), độ tuổi lao động đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi và nữ là từ 15 tuổi đến 55 tuổi. Nguồn lao động luôn được xem xét trên hai mặt biểu hiện đó là chất lượng và số lượng. Nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm: Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm. Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác ( bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi qui định). Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên môn, tay nghề( trí lực) và sức khoẻ( thể lực) của người lao động. Lực lượng lao động hteo quan niệm của Tổ chức lao dộng quốc tế ( ILO – International Labỏu Organization) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo qui định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Còn ở nước ta hiện nay, khái niệm lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Khái niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế ( tích cực) và phản ánh khả năng thực tế về cung ứng nguồn lao động của xã hội. 1.3. Việc làm. Việc làm là tiền đề cơ bản giúp chúng ta nhận định một cách chính xác và thống nhất về mối quan hệ giữa lao động và việc làm trong nền kinh tế thị trường. Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được biêt hiệnlà sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người. Theo Bộ luật lao động ở nước ta khái niệm việc làm được xác định là:” Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.” Từ đó cho thấy khái niệm việc làm bao gồm những nội dung sau: là hoạt động lao động của con người. Hạot động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập. Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu lao động. Cầu lao động cho thấy số lượng lao động mà các tổ chức (đơn vị) kinh tế sẵn sàng thuê( sử dụng) để tiến hành các hoạt động kinh tế với mức tiền lương nhất định. Cầu lao động phụ thuộc vào qui mô sản lượng hệ số co giãn việc làm đối với sản lượng(đầu ra). 1.3.Thất nghiệp. Theo khái niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO), thất nghiệp theo nghĩa chung nhất là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định. Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao độngcó khả năng lao động, không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm. Tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế được đánh giá bằng chỉ tiêu “ tỉ lệ thất nghiệp”. Nó đước xác định bằng tỉ lệ phầm trăm số người thất nghiệp và lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. 2. Vai trò của vấn đề lao động - việc làm trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. 2.1.Vai trò hai mặt. Lao động có vai trò đặc biệt hơn các yếu tố khác vì lao động có vai trò hai mặt: Lao động là nguồn sản xuất chính và không thêr thiếu được trong các hoạt động kinh tế. Với vai trò này, lao động được xem xét ở hai khía cạnh đó là chi phí và lợi ích. Lao động là yếu tố đầu vào, nó ảnh hưởng đến chi phí như các yếu tố sản xuất khác. Lao động cũng bao hàm ý nghĩa tiềm tàng: góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống và giảm nghèo đói thông qua chính sách( tạo việc làm, tổ chức lao động có hiệu quả,…). Vai trò của lao động cũng thể hiện ở khía cạnh thứ hai đó là lao động - một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Mọi quốc gia đều nhấn mạnh đến mục tiêu “ phát triển vì con người và coi đó là động lực của quá trình phát triển”. Hầu hết các nước đều đặt trọng tâm vào phát triển con người. Việc nâng cao năng lực cơ bản của các cá nhân, của người lao động sẽ giúp họ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Khi thu nhập từ việc làm tăng, họ sẽ có điều kiện cải thiện đới sống, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kế quả là tăng nhu cầu xã hội, đồng thời tác động đến hiệu quả sản xuất trong điều kiện năng suất lao động xã hội tăng. Qua đó ta nhận thấy lao động có vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2.2. Vai trò của lao động ở các nước đang phát triển. Như chúng ta đã biết một trong những lợi thế của các nước đang phát triển là lao động nhiều, giá lao động rẻ. Tuy nhiên ở các nước này lao động lại chưa phải là động lực mạnh cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhất là các nước lao động nông nghiệp – nông thôn còn chiếm tỉ trọng cao trong tổng số lực lượng lao động. Bởi vì lao động nhiều nhưng lại có dấu hiệu của sự dư thừa hay tình trạng thiếu việc làm. Lao động với năng suất thấp, phần đóng góp của lao động trong tổng thu nhậpcòn hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế chậm phát triển, các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm chậm được cải thiện, bổ sung thậm chí còn suy giảm 3. Kế hoạch hoá lao động - việc làm và ý nghĩa trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội. Kế hoạch hoá lao động - việc làm là bộ phận trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển, nhằm xác định qui mô, cơ cấu, chất lượng cảu bộ phận dân số tham gia hoạt động kinh tế cần huy động cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu về nhu cầu việc làm mới, nhiệm vụ giải quyết việc làm trong kì kế hoạch, đồng thời đưa ra các chính sách và giải pháp quan trọng nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lao động. Ý nghĩa của kế hoạch hoá lao động - việc làm trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển là kế hoạch hoá có ý nghĩa đặc biệt, nó bao hàm cả ý nghĩ kế hoạch mục tiêu và kế hoạch biện pháp. Là kế hoạch mục tiêu vì kế hoạch lao động biện pháp,ké hoạch hoá lao động nhằm vào mục tiêu của kế hoạch tăng trưởng, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát triển vùng kinh tế, tạo ra điều kiện lao động để thực hiện kế hoạch này. Là kế hoạch mục tiêu vì kế hoạch lao động bao hàm một số các chỉ tiêu nằm trong hệ thống mục tiêu phát triển xã hội như: giải quyết lao động, khống chế thất nghiệp hay các chỉ tiêu sức khoẻ và giáo dục… II. Nội dung của kế hoạch hoá lao động - việc làm. Các nước đang phát triển do thiếu hụt sức lao động đã có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế và xã hội. tình trạng mất cân bằng do quá dư thừa về lao động vì lực lượng lao động tăng trưởng nhanh vượt mức tăng trưởng việc làm đã gây ra gánh nặng trong quá trình phát triển đất nước. Bởi vậy quản lí kê hoạch để cân đối quan hệ cung - cầu sức lao độngtrở thành nội dung quan trọng của kế hoạch lao động - việc làm và là phương pháp hợp lí nhất trong kế hoạch lực lượng lao động. Nhiệm vụ của kế hoạch lao động - việc làm là xác định cung - cầu về lao động sẽ xác định các chính sách tác động của Chính Phủ nhằm hoàn thiện sự vận động của thị trường lao động. 1. Đánh giá các yếu tố tác động đến lao động việc làm kì kế hoạch. 1.1.Tác động của yếu dân số. *Qui mô và tốc độ tăng trưởng dân số: Qui mô dân số mở rộng hay thu hẹp, tăng trưởng dân số nhanh hay chậm chi phối sự biến động của bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Bởi vậy thông qua điêu tiết có kế hoạch sự tăng trưởng dân số để điều tiết tài nguyên sức lao động – xã hội. *Tình hình cấu tạo tuổi tác của dân số: Cùng một tổng lượng dân số có thể hình thành lươngj tài nguyêu sức lao động khác nhau, nguyên nhân là do cấu tạo tuổi tác lao động của dân số, cho nên mức độ ăn khớp giữa cấu tạo tuổi tác của dân sốvới qui định tuổi sẽ qui định tài nguyên sức lao động trong tổng lượng dân số nhất định. Đó cũng là con đường điều chỉnh lưc lượng lao động xã hội. *Qui định tuổi lao động: Khung tuổi lao động được xác định trên cơ sở khách quan nhất định. Giới hạn trên, dưới của lao động được qui định khác nhau, trực tiếp đưa bộ phận dân số vào hoạc loại ra khỏi phạm vi tài nguyên sức lao động mở rộng hoạch thu hẹp, bao gồm: tình hình thể chất của con người, mức sống, điều kiện lao động, tình hình lao động,… 1.2.Tác động của tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng của nền kinh tế nếu coi các yếu tố khác không đổi thì nó phụ thuộc vào số lượng sức lao động và năng suất lao động. Tăng trưởng dân số tạo ra những biến đổi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một số ngành kinh tế trước đây bị mất đi, một số ngành mới phát triển, làm nảy sinh về nhu cầu di chuyển lao động, đoà tạo kĩ năng mới. Điều đó, đến lượt mình lại đòi hỏi phải có các dịch vụ mới như dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp,… Các hoạt động này đã đánh dấu sự hình thành một thị trương lao động mới, tuy còn ở bước sơ khai. 1.3.Tác động của công nghiệp hoá, hiện đai hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng phát triển tất yếu của đất nước ta hiện nay để đi tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà là quá trình biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Chính vì vậy, nó đòi hỏi phải có nguồn lựcđủ về số lượng, mạnh về chất lượng, thực sự là động lực của sự phát triển. Bên cạnh đó công nghiệp hoá, hiện đại hoá kéo theo cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đang làm thay đổi hệ thống giá trị đời sống xã hội dẫn đến đổi mới ý thức xã hội. Con người trong xã hội hiện đại đều mong muốn được tự khẳng định và tự thực hiện nhân cách. Yêu cầu của công nghiệp hoa hiện đại hoá, phát huy nguồn lực con người Việt Nam đang đòi hỏi phải cải thiện cả về mặt trí lực lẫn thể lựccho người lao động hiện tại và tương lai. 1.4. Tác động của quá trình toàn cầu hóa. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ mà trước hết là những thành tựu của cuôc cách mạng thông tin thế giới dường như đã được thu nhỏ lại. Một số sự kiện xảy ra ở bất kì một điểm nào trên thế giới người ta cũng nhận được thông tin trong giây lát và có thể phối hợp xử lý nhanh. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đạimà trước hết là cách mạng thông tin đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Trí thức và thông tin đã mở ra khr năng mới làm cho hoạt động kinh tế vượt biên giới quốc gia. Trong thập kỉ vừa qua, người ta đã chứng kiến những diễn biến đó với những biểu hiện sinh động: Thứ nhất, sự phát triển của phân công lao động quốc tế và sự bành chướng của công ty xuyên quốc gia. Thứ hai, sự tăng lên mạnh mẽ về qui mô, nhịp độ của thương mại quốc tế và mở rộng thị trường nhanh chóng cả về bề rộng và bề sâu. Thứ ba, sự lưu chuyển với nhịp độ nhanh, qui mô lớn của luồng vốn quôcs tế. Thư tư,cùng với sự tự do hoá thương mại tài chính, chuyên môn hoá sản xuất, quá trình tự do hoá về di chuyển từng bước phát triển. Thứ năm, đi hteo quá trình tưk do hoá kinh tế, nhiều khu vực triển khai việc liên kết quá trình này và đã có bước phát triển mạnh mẽ. Nói tóm lại, toàn cầu hoá trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, có rất nhiều hình thức hợp tác quốc tế được đề ra với sự cam kết thực hiện của các quốc gia, của các tổ chức quốc tế. Một số hình thức hợp tác phát triển nguồn lao động đẽ được triển khai và thực hiện như: hỗ trợ phát triển giáo dục và kỹ thuật, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, bảo vệ môi trường sống, ngăn chặn nạn chảy máy chất xám…Trên thực tế di chuyển nhân lực giữa giữa các nước trở thành hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội quốc tế. Phổ biến hơn là việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức xuất khẩu lao động. nhằm giải quyết việc làm, giảm bớt những căng thẳng lao động dôi thừa trong nước, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước. Hợp tác quốc tế trong đào tạo và sử dụng nguồn lao động là xu hướng tất yếu trong điều kiên ngày nay và rất có ý nghĩa đối với Việt Nam. Nó không những góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực mà còn phù hợp với xu thế quốc tế về phân công và hợp tác lao động. Mỗi quốc gia cần thiêt phải tham gia vào xu thế chung đó. Bởi vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo “tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế”, áp dụng các phương pháp tổ chức, quản lí nhân lực tiên tiến là yêu cầu tất yếu tham gia vào quá trình đó. 2. Định hướng và mục tiêu của kế hoạch hoá lao động - việc làm. Định hướng là tầm nhìn là vị trí ( viễn cảnh trong tương lai ) mà chúng ta muốn đến có thể đạt được. Theo khái niệm đó định hướng kế hoạch lao động - việc làm là tạo nhiều việc làm bền vững, chất lượng cao cho người lao động, phát huy tối đa vai trò của nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hoá hiên đại hoá đất nước. Mục tiêu của kế hoạch hoá lao đông việc làm là những cái đích cần đạt được trong khoang thời gian nhất định.Mục tiêu của chúng ta là đến năm 2010 chúng ta tạo mở việc làm cho 3,4-3,5 triệu lao động thông qua các chương trình phát triển kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp và dịch vụ. 3. Các chỉ tiêu kế hoạch. Các chỉ tiêu là lượng hoá các chỉ số, ở đây cá chỉ tiêu của kế hoạch lao động - việc làm bao gồm: Dân số trung bình. Dân số nông thôn. Dân số thành thị. Mức giảm tỉ lệ sinh. Tốc độ tăng dân số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo Lao động được giải quyết việc làm. Tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc lamf mới. Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị. Tỷ lệ lao động trong công nghiệp trong tổng số. Tỷ lệ lao động nông lâm ngư nghiêpj trong tổng số. Tỷ lệ lao động dịch vụ trong tổng số. 4. Các giải pháp chính sách. Nhà nước khống chế thị trường lao động chủ yếu bằng việc đưa ra các đường nét hướng đạo chính bằng các kế hoạch mang tính chất co giãn. Ngoài các biện pháp, pháp luật, hành chính cần thiết, chủ yếu điều chỉnh bằng biện pháp kinh tế. Nhà nước cần xuất phát từ mục tiêu tổng thể lâu dài về phát triển kinh tế - xã hội khống chế có kế hoạch cung sức lao động, cân bằng sức lao động với tổng tiền lương. Đồng thời qua kế hoạch vĩ mô có sự cân đối cần thiết quy mô và kết cấu và phương thức lưu chuyển lao động , làm cho nó thích ứng với các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt đối với một số nhân viên, cán bộ kỹ thuật chuyên môn cấp cao và sức lao động cần thiết cho các công trình trọng điểm của Nhà nước có thể điều phốibằng kế hoạch pháp lệnh. Phần II. Kế hoạch hóa lao động – việc làm giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam. I.Kế hoạch hóa lao động – việc làm giai đoạn 2006 – 2010 1. Các yếu tố tác động đến lao động – việc làm giai đoạn 2006 – 2010. 1.1.Tình hình kinh tế. Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn có nhiều biến động về kinh tế và xã hội tạo cho chúng ta nhiều cơ hội và thách thức, phát triển nhanh phải đi đôi với nâng cao tính bền vững . Tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu. Tăng trưởng giai đoạn 2006- 2010 phải phấn đấu đạt tốc độ từ 7,5 – 8 %, trong đó phát triển theo hướng tăng tỉ trọng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ ( công nghiệp và xây dựng: 43 – 44%, dịch vụ: 40 – 41%, nông, lâmnghiệp và thủy sản: 115 – 16%). Điều chỉnh qui hoạch phát triển các ngành để tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhiều hơn vào các ngành công nghiệp bổ trợ, sản xuất các sản phẩm chủ yếu như: sắt, thép, xi măng, điện... đảm bảo môi trường đầu tư bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp. Mở cửa đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình cam kết với WTO. Cần chú trọng phát huy các ngành công nghiệp cần nhiều nhân công, để tạo việc làm . Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao, chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Phát triển và nâng cao khả cạnh tranh những ngành dịch vụ có tiềm năng. Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng cung ứng dịch vụ công cộng là khâu đột phá quan trọng để phát triển nhanh và hiệu quả cá lĩnh vực văn hóa – xã hội. Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởn của ngành dịch vụ lên cao hơn tốc độ tăng của GDP. Tập trung phát triển mạnh thương mại và dich vụ có tiềm năng để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như du lịch , hàng không, vận tải biển,...đồng thời phát triển mạnh dịch vụ chất lượng cao, góp phần tạo nhiều việc làm. Nông nghiêp, đến năm 2010, tăng cường đâu tư theo chiều sâu, tạo chuyển biến về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển taòn diện kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh liên kết công – nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển nhiều ngành nghề, nhất là những ngành có giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu cao...giảm tỉ lệ nghèo. 1.2.Tình hình dân số. Tình hình dân số và kế hoạch gia đình giai đoạn 2006 – 2010, tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, xây dựng gia đình gia đình chỉ có 1 hoạch 2 con . Phấn đấu sớm đạt và duy trì vững chắc mức sinh thay thế. Nâng cao dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đảm bảo cơ cấu dân số và phân bổ dân cư hợp lý giữa các vùng với phát triển kinh tế, xã hội. Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số ở nông thôn và thành thị. Đảm bảo mọi trẻ em được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản và giáo dục có chất lượng; được sử dụng nước sạch và thiết bị nước sạch và thiết bị vệ sinh ở trường học, nơi công cộng và trong gia đình. Đảm bảo tối đa số trẻ em được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử, bị xâm hại. Qui mô dân số Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010: dân số trung bình( năm cuối kì) là 88,4 triệu người. Tốc độ tăng dân số giai đoạn này giảm hơn so với gia đoạn 2001 – 2005 ( 1,14%) đánh dấu khả năng thực hiện các biện phap kế hoạch hóa gia đình và mức độ tham gia vào hoạt động. Một số chỉ tiêu dân số hoạt động kinh tế: Chỉ tiêu Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 Lao động được giải quyết việc làm 8,0 triệu người Tỷ lệ lao động nữ trong tổng việc làm mới 50% Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị <5% Tỷ lệ lao động qua đào tạo 40% Tỷ lệ lao động trong công nghiệp 23 – 24% Tỷ lệ lao động nông, lâm, ngư nghiệp 50% Tỷ lệ lao động dịch vụ 26 – 27% 1.3. Tác động của toàn cầu hóa. Việt nam trong năm 2006 này được đánh dấu bởi sự kiện lớn là Việt Nam chính thức là thành viên của WTO – Tổ chức Thương mại thế giới. Toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội mà nước ta có thể tận dụng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống. Chúng ta có thể huy động được những nguồn lực từ bên ngoài- quan trọng nhất là vốn, công nghệ, trí thức, trình độ quản lí- và sử dụng những nguồn lực trong nước có hiệu quả hơn, trong đó có nguồn lực lao động, do được tiếp nhận nhanh chóng thông tin, trí thức mới và phương pháp quản lí mới. Toàn cầu hóa mở ra cho Việt Nam khả năng nhanh chóng tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, đẩy nhanh tiến trình kết cấu lại nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn, tăng tỉ trọng giá trị hàng hóa tinh chế và tăng năng suất lao động. Qua đó làm nảy sinh những dòng di chuyển lao động trong nước và ra nước ngoài theo quy luật tới những nơi có cơ hội việc làm nhiều hơn và được trả công cao hơn. Chúng ta hội nhập vào các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực, vì vậy, vì vậy, được hưởng thụ những ưu đãi về tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực, vì vậy, được hưởng những ưu đãi về thuế quan, hàng hóa, tiếp cận được với thị trường thế giới, tạo ra cơ chế đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh trên, Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế; ngoài luật phát quốc gia, chúng ta tiếp cận và áp dụng dần đối với những “ luật chơi mới” về quản lí lao động và quan hệ lao động. Bên cạnh đó, Việt Nam gia nhập WTO trong bối cảnh cơ cấu kinh tế và lao động còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng lao đông yếu, hiệu quả hoạt động của khu vực nhà nước kémvà đang trong qúa trìng chuyển hóa nền kinh tế; thị trường nước ta còn ở dạng sơ khai, bị chia cắt, thất gnhiệp trá hình và dư thừa lao động còn quá lớn, đặc biệt là trong nông nghiệp và khu vực nhà nướcvà thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động kĩ thuật... Do vậy mở nhiều cơ hội việc làm nhưng là việc làm yêu cầu trình độ cao và có chuyên môn phù hợp, cơ hội đó không đến đồng đều với mọi người, mọi ngành nghề, mọi địa phương. Tự do hóa thương mại đòi hỏi cá doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả hành hóa và dịch vụở cả thị trường trong và ngoài nước. Tham gia WTO tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển vốn và công nghệ, tạo ra khả năng phát triển nhanh các khu công nghiệp, doanh nghiệp FDI( đầu tư trực tiếp nước ngoài) Tham gia WTO tạo khả năng di chuyển dễ dàng hơn của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, do đó có tác động thúc đẩy phát triển xuất khẩu lao động... Tham gia WTO có tác động thúc đẩy tác động lớn hơn đối với cá daonh nghiệp thuộc ngành nghề có giá trị xuất,nhập khẩu tăng nhanh. Tham gia WTO có tác động tạo mở việc làm trong tất cả các lĩnh vực, khu vực kinh tế trực tiếp hoạc gián tiếp tham gia vào các quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa , dịch vụ và việc làm có mối quan hệ chặt chẽ. 2.Định hướng và mục tiêu của kế hoạch hóa lao động – việc làm giai đoạn 2006 – 2010. 2.1. Định hướng. Trong những năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nuớc, cùng với những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, nước ta cũng đạt được nhiều tiến bộ trong giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, giải quyết việc làm cho người lao động nói riêng, từ đó góp phần tác động trực tiếp tới sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đảng và Chính phủ xác định giải quyết việc làm cho người lao động chính là phương thức sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, tận dụng lợi thế của quốc gia, góp phần thực hiện CNH- HĐH đất nước, chủ động tích cực hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; mặt khác thực hiện mục tiêu quan trọng nhất của xã hội XHCN mà chúng ta đang vươn tới, đó là vì sự phát triển taòn diện của con người, nhìn chung giải quyết việc làm cho người lao động theo 3 hướng chính như sau: Thứ nhất, qua chương trình phát triển kinh té – xã hội. Thực hiện chủ trương, chính sách phát triển mạnh các thành phần kinh tế, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả daonh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích kinh tế tư nhân và gia đình, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó nhiều chương trình kinh tế trọng điểm được thực hiện, như chương trình phát triển nông nghiệp,nông thôn và mô hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.. Thứ hai, qua Quỹ Quốc gia về việc làm, nhằm thực hiện mục tiêu tạo việc là trong chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược việc làm giai đoạn 2001- 2010, Chính phủ đã xây dựng và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm trực tiếp thông qua dự án vay vốn với lãi suất ưu đãi từ quĩ quốc gia về việc làm cho cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ và các hộ gia đình. Thứ ba, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; những năm gần đây, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng đi vào nề nếp và trở thành một hướng quan trọng của chương trình việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Thị trường nhận lao động Việt Nam có xu hướng mở rộng, từ nay đến năm 2010, Việt Nam có nhiều cơ hội thuận lợi để tạo mở nhiều việc làm cho người lao động bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức độ cao, ổn định; đầu tư trong và ngaòi nước liên tục tăng; kinh tế đối ngaọi ngày càng phát triển; Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới, cơ hội đầu tư lớn hơn, thị trường được mở rộng. Vì vậy, trong thời gian tới, cần phải tập trung vào những nhiệm vụ sau: Một là, phát triển kinh tế tạo mở việc làm, theo hướng: Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; phát triển mạnh các làng nghề, xã nghề, khôi phục, mở rộng các nghề truyền thốngtiểu thủ côngnghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản với qui mô nhỏ và vừa.. nhằm tạo việc làm mới, chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành, nghề, phi nông nghiệp; Phát triển nhanh, tập trung những ngành mà Việt Nam có lợi thế; những ngành kinh tế có mũi nhọn, sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật cao song song với những ngành công nghiệp đòi hỏi ít vốn , công nghệ phù hợp với trình độ lao động Việt Nam , sử dụng nhiều lao động. Thông qua việc phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp và dịch vụ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa là động lực chính phát triển kinh tế, tạo việc làm cho từ 4,8 – 5 triệu lao động, từng bước ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Hai là, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm tạo nhiều việc làm , đặc biệt chú trọng các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình kahi thácvà phát huy tiềm năng các vùng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầngvề đường gia thông, sân bay, bến cảng, thủy điện,.. Ba là, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010 và chương trình giải quyết việc làm của địa phương( nếu có), đặc biệt đẩy mạnh cho vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làmm tạo việc làm cho 1,7 – 1,8 triệu lao động, trong đó ưu tiên chovay vốn với các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhóử dụng nhiều lao động và cá làng nghề.. tạo nhiều việc làm ổn định và chất luợng. Bốn là, ưu tiên giải quyết việc làm chonông dân, đặc biệt ở cá vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng các khu đô thị mới, đặc biệt chú trọng đào tạo chuyển đổi nghề gắn với việc làm cho lao động và thanh niên nông thôn. Năm là, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngaòi nước theo hướng : ổn định cá thị trường hiện có và mở rộng thị trường nhận lao động Việt Nam; gia tăng số lựong việc làm, nâng cao chaats lượng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động nước ngaòi, tập trung vào công tác đào tạo nghề,ngaọi ngữ, ý thức chấp hành pháp luật..., có hướng chuận bị nguồn lao động để khai thác thị trường lao động kỹ thuật cao. 2.2. Mục tiêu. Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn xã hội để giải quyết việc làm. Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn lao động. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12599.doc
Tài liệu liên quan