Tìm hiểu về giám đốc điều hành (CEO) ở Việt Nam

Lời nói đầu Ngày nay sự thành công của một công ty không chỉ phụ thuộc vào khả năng tài chính, lợi thế bá chủ dẫn đường hay tiềm lực đội quân nhân lực hùng hậu. Trong một thế thế giới cạnh tranh khốc liệt việc thành bại của cả một tập đoàn được quyết định bởi tài năng của những người lãnh đạo, mỗi quết định của họ nắm giữ vận mệnh của cả một công ty, vai trò của nhà lãnh đạo nói chung và giám đốc điều hành( CEO ) nói riêng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thực tế đã chứng minh điều đó, gần đ

doc11 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu về giám đốc điều hành (CEO) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây là sự xụp đổ hàng loạt của các cột chống trời trong thị tài chính Mỹ, mà nguyên nhân một phần là do sự sai lầm trong định hướng phát triển kinh doanh của công ty (kỷ năng ceo cần có) , dẫn đến sự chao đảo nên kinh tế toàn cầu. Mặt khác lại có những CEO là linh hồn của các tập đoàn như Steve Ballmer (Microsoft), Eric Schmidt (google) hay là Steve Jobs (apple)… CEO ở Việt Nam hiện nay là một mảng không mới nhưng còn nhiều vấn đề cần xem xét. Vì vậy em đã chọn đề tài : “tìm hiểu về ceo ở việt nam” trọng tâm nhấn mạnh ở những mặt còn yếu kém và chế độ lương bổng cho những vị giám đốc điều hành này, dù đã cố gắng song do kiến thức và kỹ năng còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi nhiều thiếu xót mong được sự chỉ bảo của thầy. Phần I :Tiềm hiểu về CEO 1.Tổng quát về CEO A,Vậy CEO là gì : Khái niệm được chấp nhận rộng rãi là Tổng giám đốc hoặc "Giám đốc điều hành" (tiếng Anh: Chief executive officer - CEO) là chức vụ điều hành cao nhất của một tập đoàn, công ty hay tổ chức, phụ trách tổng điều hành một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một cơ quan. ( /2008) . Nhìn chung, CEO được dùng để chỉ người điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Cho đến giờ, người ta chưa có bất kỳ một thước đo nào dành cho CEO. Nói chung là CEO không phải như "Cử nhân". CEO có thể là một người có học vấn thấp hoặc cao. Tuy nhiên đã là một CEO thì phải am hiểu nhiều vấn đề . Theo Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp (www.iabm.vn), CEO phải có kiến thức đa lĩnh vực. Ngoài kỹ năng kinh doanh, CEO còn am hiểu các vấn đề liên quan đế Luật, Nhân sự, Thuế, Hành vi tổ chức, Phong cách, Tài chính, Kế toán, ... Viện này đưa ra những môn học được đánh giá "sát sường" (theo kết luận của Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp) gồm : Chiến lược kinh doanh, Hành vi Tổ chức, Phong cách lãnh đạo, Luật Kinh tế và định chế quốc tế, Tài chính dành cho CEO, Kế toán dành cho CEO, Quản trị Marketing và Xây dựng thương hiệu, Thuế dành cho CEO, Kinh doanh trong môi trường quốc tế, Hệ thống quản lý ISO, Kinh tế học dành cho CEO… B,Vai trò của CEO: Trong một doanh nghiệp vai trò của tổng giám đốc điều hành là vô cùng quan trọng quyết định rất nhiều lĩnh vực : bán hàng, nhân sự ,tài chính… Bao gồm: Lên kế hoạch, phối hợp và kiểm soát công việc hàng ngày của các cấp thừa hành;Xây dựng dự thảo chiến lược, mục tiêu, chỉ tiêu và chính sách kinh doanh/hoạt động để HĐQT trị phê duyệt;   Chỉ đạo, hướng dẫn, phân cấp và quản lý việc thực thi những nội dung đã được HĐQT phê duyệt;   Đảm bảo tài chính doanh nghiệp rõ ràng, lành mạnh và an toàn;  Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, so với chỉ tiêu được HĐQT phê duyệt;  Xây dựng cơ cấu tổ chức, hệ thống làm việc và nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp;  Đại diện cho doanh nghiệp trong quan hệ với đối tác kinh doanh, công chúng và chính quyền.   2.Tố chất và chế độ lương bổng cho CEO : A,Tố chất cần thiết cho 1 CEO: Thứ nhất : Là một CEO thì luôn cần có ý tưởng tưởng mới và nhạy bén trong công việc, giải quyết tốt các vấn đề trong hoạt động của công ty, sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người quản lí. Thứ hai : Khả năng giao tiếp và thấu hiểu tâm lý con người là tố chất cần thiết cho 1 CEO, không nên tiết kiệm lời khen đối với cộng sự của mình nếu như họ làm việc tốt. CEO phải có tính tập thể thì mới có thể hòa đồng với mọi người. Một khi bạn “Đắc nhân tâm” rồi thì bạn có thể tạo nên 1 khối sức lớn giúp doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh hơn. Thứ ba: Là Tinh thần trách nhiệm, CEO sẽ được đánh giá rất cao nếu là người có trách nhiệm. Hãy luôn dùng từ “chúng tôi” trong suy nghĩ và lời nói. Với sự tự tin này bạn khẳng định với mọi người chính bạn đang là người chịu trách nhiệm về sự hưng thịnh của công ty, tổ chức mình. Bạn cũng đang đặt quyền lợi của tổ chức trước quyền lợi và cơ hội của bản thân. Thứ tư: Là một CEO giỏi cũng nên không ngừng học hỏi và tiếp thu kiến thức từ môi trường bên ngoài. Bạn hãy tạo cho mình niềm đam mê với công việc và sự cầu tiến trong sự nghiệp. Chịu khó thu thập vốn sống, kỹ năng sống và những điều liên quan tới công việc điều hành của mình. Đó cũng là một cách để bạn hoàn thiện mình hơn. Thứ 5: Với sự giao lưu, hợp tác kinh tế như hiện nay, ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu với một CEO . Hãy trang bị cho mình những kiến thức ngoại ngữ thật tốt để bạn có thể giải quyết tất cả các công việc mà không bị cản trở gì. Ngoại ngữ cũng được coi là chìa khoá của sự thành công. Ngoài ra Đạo đức cũng là một tố chất của một CEO giỏi. Chữ “Tâm” trong kinh doanh luôn được các CEO chú ý, bởi vì đó là thang đo đạo đức của người lãnh đạo trong kinh doanh và tạo ra động lực để bạn làm việc hiệu quả. Môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh mạnh mẽ đòi hỏi bạn phải giữ cho mình một chỗ đứng thăng bằng, không bị các yếu tố khác của môi trường kinh doanh tác động. Cuối cùng là một người có sức khoẻ, khi bạn có sức khoẻ thì bạn mới có thể làm việc hiệu quả, thích nghi được với nhịp độ làm việc của công ty mình. Bạn cần biết cân bằng công việc của mình, tránh để đầu óc căng thẳng, ảnh hưởng tới công việc của một nhà quản lí. ( 2007). b,Chết độ lương bổng cho CEO : Ngày nay CEO đang là một nghề hấp đẫn không chỉ vì nó có vị trí quan trọng và nắm quyền kiểm soát trong công ty, là một vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng kiến thức , kinh nghiêm, thách thức các nhà quản lý giỏi mà nó còn hấp dẫn bởi chết độ trả lương và các quyền lợi ưu đãi . Thông thường, mức lương trả cho các giám đốc điều hành bao gồm khoản tiền lương cơ bản, tiền thưởng hàng năm phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của công ty, quyền mua cổ phiếu, lựa chọn cổ phiếu, quyền được đảm bảo chế độ hưu trí và nhiều khoản khác bao gồm cả phương tiện cá nhân từ máy bay, xe hơi đến tư cách thành viên câu lạc bộ. Các khoản lương thưởng đã leo thang đáng kể từ khi quyền lựa chọn cổ phiếu cho phép các giám đốc điều hành có quyền mua cổ phiếu của công ty với mức giá cố định vào bất cứ thời điểm nào trong khoảng vài năm, thông thường là 10 năm. Lợi nhuận từ cổ phiếu có thể gia tăng đáng kể khi giá cổ phiếu gia tăng. Trong những năm đầu của thập niên 90, quyền lựa chọn cổ phiếu chỉ chiếm 20% trong tổng thu nhập của CEO, nhưng vào những năm 2000, con số này đã tăng lên 50%.và hiện nay đang có xu hướng tăng khi ngày càng xuất hiện những CEO trong thế giới phẳng , vai trò của họ ngày càng lớn thì quyền lợi đi kèm cũng gia tăng tỷ lệ thuận.  Trong khi các chuyên gia chỉ trích rằng sẽ thật đáng lo ngại nếu thu nhập của giám đốc điều hành cao hơn nhiều lần so với mức lạm phát và mức thu nhập trung bình của người dân, thì quả thật không dễ dàng chút nào để thiết lập ra một tiêu chuẩn để xác định xem liệu mức lương thưởng của các giám đốc điều hành có quá bất hợp lý hay không Một số nhà kinh tế khác lại cho rằng mức thu nhập của các CEO hiện nay là hợp lý, bởi phần lớn các CEO làm việc 12 giờ/ngày trong khoảng 350 ngày/năm. Thu nhập của các giám đốc điều hành tăng vọt trong 15 năm qua chỉ phản ánh rằng thế giới đang trở nên phức tạp hơn, nền kinh doanh toàn cầu là thiết yếu, công nghệ cũng đang phát triển nhanh chóng hơn, và kết quả là các CEO có năng lực ngày càng được săn lùng nhiều hơn. Thêm vào đó, các CEO ngày nay phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn hơn và môi trường luật lệ nghiêm khắc hơn, khi họ được yêu cầu quản lý trung bình từ 50% đến 70% tổng tài sản công ty. Có thể thấy rõ điều này qua công thức trả lương cho CEO Mỹ : Lương cơ bản 35%. Lương cơ bản của giám đốc điều hành tại 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ trung bình dưới $1 triệu/năm - đây thường là bộ phận lương nhỏ nhất và ít gây tranh cãi nhất, là khoản thu nhập đáng tin cậy có thể dùng để thế chấp và chi tiêu. Nó cho phép các giám đốc có thể mạo hiểm với các bộ phận lương còn lại. Tiền thưởng 25%. Không một hình thức trả lương nào mang lại nhiều lợi ích và hứng khởi cho giám đốc điều hành cũng như nhiều phẫn nộ từ phía cổ đông như quyền mua bán cổ phiếu. Không phải quyền mua bán cổ phần nào cũng xấu. Nhưng quá nhiều cổ phiếu đã được phát hành với giá quá thấp trong thị trường tăng giá mạnh của thập niên 1990, nhờ đó mang lại cho các giám đốc điều hành của trời cho trị giá tới con số tiền tỷ đô la và khuyến khích họ bán cổ phiếu để thu lợi. Cổ phiếu hạn chế 0% - 35% Theo các cổ đông, thì người điều hành công ty nên làm giàu theo cách thức giống như Jeff Bezos hay Warren Buffett: làm giàu do giá cổ phiếu tăng lên. Các cổ phiếu hạn chế không có nhiều ưu điểm như quyền mua bán cổ phiếu - người ta dễ dàng định giá chúng hơn. Không giống như quyền mua bán cổ phiếu, chúng luôn có giá trị thực và giám đốc điều hành sẽ được trả lợi tức giống như các cổ đông. Người ta nhấn mạnh đến chứ “hạn chế”: tức là không bán hay bảo hiểm số cổ phiếu này cho tới khi nghỉ việc. Các hội đồng quản trị nên đặt ra các mức độ sở hữu đối với giám đốc điều hành và điều chỉnh lương của họ theo các mức như trên. Các quyền lợi loại khác 5% Một số quyền lợi kiểu như hưởng chính sách bảo hiểm nhân thọ, sử dụng máy bay công ty để đi công tác, trợ cấp lương hưu thì còn có thể cho là hợp lý. Nhưng còn trang trí nhà riêng của giám đốc điều hành hay xoá các món nợ hàng triệu đô la thì không thể được. Tốt nhất là các công ty nên hạn chế những phần thưởng kiểu này. Nói tóm lại dù trả lương bổng ceo theo hình thức nào thì khối lượng tiền lương mà họ nhận được phải tương ứng với khoản lợi nhuận mà họ mang lại cho công ty, trong thế giới cạnh tranh ngày nay, vai trò CEO ngày càng có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn, vì vậy các chế độ trả lương cũng là 1 hình thức các doanh nghiệp giữ chân nguồn nhân lực cao cấp của mình. ( 2007). Phần 2: Tổng giám đốc điều hành (CEO) Việt Nam, và chế độ lương bổng 1.CEO Việt Nam : Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, bên cạnh những lợi thế khi trở thành thành viên của WTO các doanh nghiệp của chúng phải chấp nhận tồn tại trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn, đòi hỏi cần có những nhà quản lý nói chung và tổng giam đốc điều hành tài năng nhạy bén hơn. Tuy nhiên có thực tế đáng lo ngại là CEO Việt Nam hiện nay đang thiếu hụt từ kiến thức đến kỷ năng. Một khảo sát mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại 63.000 doanh nghiệp ở 36 tỉnh thành cho kết quả : số chủ DN có trình độ Thạc sĩ trở lên chỉ chiếm 2,99%, Đại học 37,82%, Cao đẳng 3,56%, Trung học chuyên nghiệp 12,33%, và có đến 43,3% chủ DN có trình độ văn hóa từ cấp 3 trở xuống. Còn theo khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế Phát tiển (IDR) , trong số 2.000 chủ DN tại TP.HCM xuất thân từ lớp cán bộ lãnh đạo, công chức các khu vực Nhà nước, được đề bạt, bổ nhiệm nhiều hơn là vì năng lực, thành tích điều hành DN. Khoảng 15% số CEO là những doanh nhân mà gia đình có truyền thống kinh doanh lâu đời, 20% còn lại là những CEO phát triển từ những nguồn khác nhau. Theo mạng Vietnamworlks.com, nguồn nhân lực quản lý cấp cao tại Việt Nam chỉ đáp ứng 30 đến 40% nhu cầu của DN. Rất nhiều cơ hội và vô số thách thức mà các DN phải nắm bắt, đối đầu khi Việt Nam ra nhập sân chơi chung, bình đẳng về kinh tế. “Thế giới phẳng” là một khái niệm mới nhưng tác động mạnh mẽ đến từng quốc gia, từng doanh nghiệp và mọi cá nhân trên toàn cầu. Và đây cũng chính là áp lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trên bước đường hội nhập và phát triển. Nghiên cứu của một tổ chức kinh tế đã từng đúc kết: CEO Việt Nam cái gì cũng biết nhưng không biết cái gì sâu sắc. Đó là một thực trạng mà nếu không kịp thời có giải pháp trước mắt để bổ sung và chiến lược đào tạo lâu dài để bền vững, phần thất bại chắc chắn sẽ thuộc về DN Việt Nam. Không những vậy tình trạng chung của các CEO Việt Nam là thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu đội ngũ ceo giỏi, có chất lượng cao. Theo Giáo sư  - Tiến sĩ Hồ Đức Hùng, Viện trưởng IDR, hầu hết các nghiên cứu, phân tích đều chỉ rõ các DN Việt Nam - mà nhiều nhất là DN nhỏ và vừa - không chỉ yếu về vốn, công nghệ, quy mô sản xuất nhỏ, nămg lực cạnh tranh yếu, mà còn yếu cả về trình độ quản lý, nhận thức, tầm nhìn, năng lực điều hành. Một tồn tại phổ biến trong DN Việt Nam là quyền quản lý và quyền sở hữu chủ chưa được tách bạch rõ ràng, lãnh đạo vừa là chủ DN vừa là CEO, nên khó phát huy được vai trò quản lý. Trong khi đó, những người giữ trọng trách cao nhất trong các DN Nhà nước cũng chỉ là những công chức được bổ nhiệm, chứ không phải là CEO chuyên nghiệp được thuê. Chính phủ đã có cơ chế cho phép 5 tổng công ty thuê Tổng giám đốc, nhưng đến nay chưa phát huy hiệu quả. 2, Lương bổng cho ceo việt nam: Nguồn tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết trong tháng 10 này, Bộ sẽ trình Chính phủ dự thảo cơ chế thuê tổng giám đốc (CEO), trong đó cho phép doanh tự quyết định mức lương cho chức danh này. Theo một nghị định của Chính phủ về chế độ tiền lương ban hành năm 2007, lương của CEO tại các tập đoàn được quy định ở mức 25 triệu đồng/tháng trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn có lãi,và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã trả cho CEO người Việt mức lương cao hơn gấp 6 lần mức quy định. Chính phủ cũng đã chỉ đạo 5 tập đoàn kinh tế lớn gồm tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor), Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện, Tổng công ty Công nghiệp tàu biển và Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng thực hiện thí điểm việc thuê CEO. Song đến thời điểm này, mới có Vinamotor chọn được CEO. Theo kế hoạch, đầu tháng 7, CEO đi thuê của Tập đoàn Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor) sẽ chính thức bắt tay vào điều hành công việc với mức lương 2.000$. Một bất cấp đặt ra là thù lao trả cho CEO của công ty nhà nước lại rất thấp so với thị trường và các công ty tư nhân, với quy định 25 triệu/tháng đang đặt các doanh nghiệp nhà nước vào tình thế bị khống chế bởi giá trần khi thuê tổng giám đốc điều hành. Trong khi đó, thị trường đang trả cho vị trí CEO mức thu nhập cao hơn thế rất nhiều. Một cuộc điều tra riêng của Báo Đầu tư cho thấy, hiện người Việt làm CEO cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam đang được trả mức lương 100.000 - 200.000 USD/năm (tương đương 8.300 - 16.600 USD/tháng). Không ít DN trong nước cũng đã rất mạnh tay trả lương cho những người đứng đầu này không dưới 10.000USD/tháng. Mặt khác những CEO chất lượng cao được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm quản lý lại không chấp nhận mức thu nhập không tương xứng khi làm trong các doanh nghiệp nhà nước, vì vậy dấn đến tình trạng “chảy máu chất xám” trong thời gian qua là hàng loạt công chức nhà nước đệ đơn xin nghỉ việc ra ngoài làm tư, trong đó có cả những người mặc dù đã có vị trí cao trong cơ quan nhà nước vẩn đệ đơn xin nghĩ việc, bởi vì chỉ ở đâu mà tài năng của họ được trả tương xứng thì nơi đó thu hút không chỉ các CEO nói riêng mà cả nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung. Thiết nghĩ đấy hoàn toàn là do quy luật cung cầu. Phần 3 : Đề xuất để nâng cao chất lượng CEO và điều chỉnh bất cập trong việc trả thù lao cho CEO 1.Nâng cao chất lượng CEO Viêt Nam : Qua phần thực trạng , có thể thấy đa số CEO Việt có chất lượng yếu về trình độ và kỹ năng, và kinh nghiệm. Để khắc phục điều này không phải là một chuyện đơn giản, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nước các doanh nghiệp và bản thân những vị giám đốc điều hành này. Về phía nhà nước cần có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo , các trường đại học các viện … Hoàn thiện chương trình giáo dục phù hợp với chuẩn quốc tế , với mục tiêu rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết cho các nhà quản lý ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường . Các các cơ sở đào tạo cần đa dạng hóa các loại hình hợp tác đào tạo quốc tế, tận dụng, học hỏi nền giáo dục hiện đại tiên tiến và văn hóa công nghiệp của họ, giúp các học viên thích nghi nhanh với môi trường kinh doanh năng động , hội nhập và đầy thách thức. Tuy nhiên, điều quan trọng để trở thành môt CEO giỏi là chính bản thân nhà quản lý phải tự học hỏi kinh nghiệm kiến thức không chỉ qua sách vở trường lớp mà quan trọng là phải học hỏi tích lũy kinh nghiệm từ thực tế môi trường kinh doanh, trên thế giới có rất nhiều CEO giỏi đã từng thất bại, và họ dày dặn kinh nghiệm từ những thất bại đó, với những nhà quản lý Việt Nam còn nhiều hạn chế do điều kiện đất nước, nên khi hội nhập trong môi trường kinh doanh toàn cầu , chỉ có tự học hỏi vươn lên mới có thể tồn tại được. 2. Điều chỉnh việc trả thù lao cho ceo việt nam : Như chúng ta đã biết việc trả thù lao cho CEO việt nam còn nhiều bất cập, chưa thỏa mãn với những nhà quản lý chất lượng cao. Về mặt lương trả cho CEO, Với mức lương 25 triệu/tháng là quá ít, vì vậy bộ lao đông thương binh -xã hội cần nhanh chóng hoàn thiện đề án trả lương cho giám đốc điều hành, Và kịp thời đưa ra áp dụng trong năm. Nhằm nâng mức giá trần này lên cho phù hợp với thực tế. Ngoài ra cũng cần có cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước nói riêng tự hoạch định bảng lương, thang lương trả cho CEO cho phù hợp với thị trường và những điều kiện của họ. Đối với các doanh nghiệp bên cạnh việc trả lương phù hợp cần phải trao cho CEO nhiều quyền điều hành hơn nữa. Một thực tế trên thế giới là các doanh nghiệp thường trả và thưởng cho CEO của mình bằng cổ phiếu, điều này không những gắn bó quyền lợi của nhà quản lý vào vận mệnh công ty mà còn tạo ra động lực thúc đẩy họ lao động sáng tạo . Các doanh nghiệp chúng ta nên học tập và điều chỉnh cơ chế trả lương cho CEO cho phù hợp với thị trường và điều kiện doanh nghiệp mình. Từ sau khi đổi mới , trải qua hơn 20 năm từ 1986 tới nay nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình đáng kể,đặc biêt khi việt nam tham gia vào WTO các doanh nghiệp nước ta phải chấp nhận sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt, gánh nặng lại đặt lên vai những CEO việt còn non trẻ. Những hạn chế về trình độ của họ cũng như các chính sách liên quan với nguồn nhân lực chất lượng cao này đang dần hoàn thiện. Cùng sự nổ lực của cả dân tộc, với khả năng cần cù sáng tạo ham học hỏi của người việt nam chúng ta hy vọng trong tương lại không xa tạp chí Force sẽ ghi tên người Việt Nam vào danh sách những CEO có thu nhập cao nhất thế giới . ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24868.doc
Tài liệu liên quan