Tìm hiểu về hệ điều hành Linux

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LINUX 7 1.1 Linux là gì ? 7 1.2 Những ưu điểm của Linux 9 1.3 Một vài nhược điểm của Linux 10 1.4 Một số phiên bản Linux 11 CHƯƠNG 2: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH FEDORA CORE 1 14 2.1 Yêu cầu phần cứng 14 2.2 Chuẩn bị cài đặt 15 2.3 Cài đặt Fedora Core 1 15 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX 30 3.1 Đăng nhập 30 3.2 Một số lệnh cơ bản của Linux 31 3.2 File System 33 3.4 Hệ thống tệp tin và thư mục 39 3.4.1 Hệ thống tệp tin 39 3.4.2 Hệ

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4332 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu về hệ điều hành Linux, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống thư mục 41 3.5 Cài đặt phần mềm 42 3.5.1 Cài đặt 42 3.5.2 Tháo cài đặt 43 3.5.3 Cập nhật phần mềm 44 3.5.4 Truy vấn các gói phần mềm 44 3.5.5 Kiểm tra phần mềm 45 3.5.6 Cài đặt phần mềm phi Linux 46 3.6 Backup dữ liệu 48 CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG LINUX 51 4.1 LILO và GRUB 51 4.2 Quản lý Account User 54 4.3 Cài đặt Fonts Tiếng Việt 56 4.4 Nhập liệu tiếng Việt trong Linux 57 4.5 Lập trình C/C++ bằng gcc 58 CHƯƠNG 5: BẢO MẬT TRONG LINUX 61 5.1 Tăng cường an ninh cho hệ thống 61 5.1.1 Nguy cơ an ninh trên Linux 61 5.1.2 Tăng cường an ninh cho kernel 62 5.1.3 Linux Firewall 63 5.2 An toàn mật khẩu trên hệ thống mạng Linux 65 5.2.1 Bảo vệ mật khẩu ngay tại hệ thống 65 5.2.2 Tăng tính an toàn mật khẩu 66 5.3 Bảo mật hệ thống mạng Linux 68 KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 LỜI MỞ ĐẦU Có lẽ chúng ta đã quá quen với hệ điều hành Windows cũng như quá quen lập trình trên hệ điều hành này. Windows có thể nói là một HĐH khá  "hoàn hảo", dễ sử dụng, với rất nhiều tiện ích đáp ứng gần như mọi yêu cầu của người dùng. Vậy thì tại sao chúng ta lại phải tìm đến một HĐH mới như Linux ? Điều đó liệu có thực sự cần thiết không ? Nhất là đối với sinh viên như chúng ta, những người mới chập chững bước vào con đường làm tin học . Câu trả lời là  CÓ. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay đang có xu hướng toàn cầu hóa thì vấn đề bản quyền là một vấn đề nổi cộm .Việc vi phạm bản quyền , nhất là bản quyền phần mềm đang diễn ra hết sức phổ biến tại những nước đang phát triển ,nhất là tại Châu Á và trong đó Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Ở Việt Nam, tỉ lệ vi phạm bản quyền đạt mức trên 90% và là một trong những nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm. Đây là một vấn đề hết sức bức xúc , và rất bất lợi cho Việt Nam khi tham gia vào sân chơi chung của nền kinh tế toàn cầu. Vậy thì đâu chính là nguyên nhân của vấn đề này ?. Theo tính toán của phái đoàn Liên Minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam thì : Chi phí cho HĐH Windows XP và bản MS Office của Microsoft : bản chuẩn là 560 USD/bản ; bản chuyên nghiệp (Pro) là 800 USD/bản. Với GDP đầu người Việt Nam 440 USD/năm thì mỗi người trong chúng ta phải mất tương ứng 1năm 3 tháng và 1năm 10 tháng chỉ để mua các bản Windows và Office của Microsoft. Và nếu chỉ tính số lượng máy tính trong các cơ quan hành chính ( nơi đầu tiên phải thực thi nghiêm chỉnh luật bản quyền ) là khoảng gần 1 triệu máy , làm phép nhân , đơn giản chúng ta sẽ mất khoảng 400 triệu USD. Việt Nam không có khả năng chi trả.!!! Theo các điều khoản trong Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ ,sau 30 tháng kể từ ngày Hiệp Định bắt đầu có hiệu lực (từ tháng 12/2001), Việt Nam sẽ phải thi hành đầy đủ các điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ. Áp lực về vấn đề bản quyền, đặc biệt là bản quyền phần mềm , đang dần đè nặng lên phía Việt Nam. Nếu như chúng ta không thực hiện một cách nghiêm chỉnh vấn đề bản quyền với phía Hoa Kì ,có nghĩa tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm duy trì ở mức trên 90% mỗi năm , thì việc bị trừng phạt thương mại song phương theo quy định của Luật Thương Mại Hoa Kỳ rất có thể xảy ra. Và bên cạnh đó việc ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng rất khó khăn…. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này ?. Phần mềm mã nguồn mở  được xem là một giải pháp hữu hiệu nhất cho bài toán bản quyền ở nước ta hiện nay. Thứ nhất, Phần mềm mã nguồn mở có chi phí thấp hơn so với các phần mềm truyền thống. Thứ hai , PMNM rất dễ nâng cấp, cải tiến (do cung cấp mã nguồn kèm theo). Chính vì thế, phát triển phần mềm mã nguồn mở , chúng ta có thể tận dụng được những công nghệ tiên tiến có sẵn trên thế giới, cải tiến cho phù hợp với người Việt Nam, tiết kiệm được rất nhiều công sức so với việc phát triển từ đầu. Linux là một HĐH mã nguồn mở như vậy!!!  Qua qúa trình tìm hiểu thực tế , cũng như nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề , tôi đã lấy đề tài “Tìm hiểu về hệ điều hành Linux “ làm đề án môn học. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Việc nghiên cứu , tìm hiểu về một hệ điều hành mới như Linux giúp cho chúng ta có một cái nhìn rộng hơn về tin học. Linux và các phần mềm mã nguồn mở cung cấp cho người sử dụng mã nguồn của chương trình. Rất nhiều trong số các chương trình này được viết bởi những lập trình viên nhiều kinh nghiệm và đã được cộng đồng mã nguồn mở trên toàn thế giới kiểm thử. Vì thế mã nguồn của các chương trình này chứa đựng một khối lượng kiến thức rất tinh túy , hoàn toàn đáng để ta có thể học hỏi.  Mặt khác những tài liệu về các phần mềm mã nguồn mở thường rất sẵn, chi tiết và được cập nhật thường xuyên . Không hề có những "bí mật công nghệ " trong các sản phẩm mã nguồn mở. Vì vậy, theo tôi, đối với sinh viên ( nhất là sinh viên Việt Nam) học tập và nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở nói chung và Linux nói riêng là một trong những cách tốt nhất để nâng cao kiến thức cho mình. Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Đề tài bao gồm bốn phần chính : Cài đặt hệ điều hành Linux. Cấu trúc của hệ điều hành Linux Ứng dụng của Linux Bảo mật Cấu trúc cơ bản của đề tài bao gồm 5 chương : Chương 1 : Giới thiệu về Linux Chương 2 : Cài đặt hệ điều hành Fedora Core 1 Chương 3 : Tổng quan về hệ điều hành Linux Chương 4 : Ứng dụng Linux Chương 5 : Bảo mật trong Linux Do hạn chế về mặt thời gian , trình độ , chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót , rất mong nhân được sự quan tâm góp ý của các Thầy cô, các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn . Nhân dịp này , tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn cô giáo Nguyễn Thị Thúy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi ngay từ khi định hướng đề tài đến khi hoàn thành đề tài , đồng thời xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tin học Kinh tế , Đại học Kinh tế quốc dân , đã dậy dỗ , trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập . CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ LINUX LINUX LÀ GÌ ?. Linux là một hệ điều hành. Về mặt nguyên tắc , hệ điều hành cũng là một ứng dụng máy tính, nhưng đây là một ứng dụng đặc biệt – được dùng để quản lý , điều phối các tài nguyên của hệ thống bao gồm cả phần cứng và phần mềm khác. Linux được phát triển bởi Linus Torvalds , bản đầu tiên được đưa ra vào năm 1991 tại đại học Helsinki , Phần Lan ,dựa trên hệ điều hành Minix – một hệ điều hành có cấu trúc tương tự Unix với các chức năng tối thiểu được dùng trong dạy học. Về cơ bản thì Linux là một clone Unix . Ngoài ra ,Linux cũng là một hệ điều hành với các khả năng đa nhiệm ,đa tác vụ, đa người dùng . Thêm nữa, Linux còn có khả năng chạy được trên hầu như tất cả các loại máy tính từ PC, Mac cho đến những hệ thống Alpha,Amiga. Sau hơn mười năm phát triển , Linux đã chứng tỏ là một hệ điều hành linh hoạt , uyển chuyển , đáng tin cậy và ổn định . Hiện nay , Linux trở thành hệ điều hành với mã nguồn mở và miễn phí dưới bản quyền của tổ chức GNU ( GNU’s Not Unix ) . Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay ,Linux đang là mối đe dọa lớn nhất với các hệ điều hành Windows của Microsoft . Đã có rất nhiều các tổ chức chính phủ và xí nghiệp trên thế giới đã chuyển từ Windows sang dùng Linux. 1.2 NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA LINUX.     Kinh tế, đây là một trong những lợi thế của Linux khi so sánh với các hệ điều hành khác. Linux là một trong những hệ điều hành miễn phí hiện nay .Tuy nhiên đối với Linux đó vẫn chưa là tất cả. HĐH này còn rất nhiều ưu điểm khác mà không một hệ điều hành nào có được. Chính những đặc điểm này mới là nguyên nhân khiến cho Linux ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả ở trên thế giới. Linh hoạt, uyển chuyển .     Như đã trình bày ở trên, Linux là một HĐH mã nguồn mở nên ta có thể chỉnh sửa theo ý thích của mình. Nếu như việc Việt hóa Windows được xem là không thể nếu không có sự đồng ý và hỗ trợ của Microsoft thì với Linux chúng ta có thể làm được điều này một cách dễ dàng . Bằng chứng là tại Việt Nam hiện nay đã có 2 bản Linux tiếng Việt , Vietkey Linux của ViệtKey Group và CMC Linux của công ty CMC. Mặt khác do Linux được cộng đồng những người làm phần mềm cùng phát triển trên các môi trường, hoàn cảnh khác nhau nên tìm một phiên bản phù hợp với yêu cầu của  từng người dùng sẽ không phải là một vấn đề quá khó khăn .      Tính linh hoạt của Linux còn được thể hiện ở chỗ nó tương thích được với rất nhiều môi trường. Hiện tại, ngoài Linux dành cho server , máy tính để bàn...nhân Linux (Linux kernel) còn được nhúng vào các thiết bị điều khiển như máy tính Palm, Robot .... Phạm vi ứng dụng của Linux được xem là rất rộng rãi. Độ an toàn cao     Trước hết, trong Linux có một cơ cấu phân quyền hết sức rõ ràng. Chỉ có "root"( người dùng tối cao) mới có quyền cài đặt và thay đổi hệ thống. Ngoài ra Linux cũng có cơ chế để một người dùng bình thường có thể chuyển tạm thời chuyển sang quyền "root" để thực hiện một số thao tác. Điều này giúp cho hệ thống có thể chạy ổn định và tránh phải những sai sót dẫn đến đổ vỡ hệ thống. Từ phiên bản Windows 2000 trở đi , cơ chế phân quyền  này cũng đã bước đầu được áp dụng trong các hệ điều hành của Microsoft , nhưng so với Linux thì vẫn kém chặt chẽ hơn.     Ngoài ra chính tính chất "mở" cũng tạo nên sự an toàn của Linux. Nếu như một lỗ hổng nào đó trên Linux được phát hiện thì nó sẽ được cả cộng đồng mã nguồn mở cùng sửa và thường thì chỉ sau 24h sẽ có thể cho ra bản sửa lỗi. Mặt khác đối với những HĐH mã nguồn đóng như Windows, chúng ta không thể biết được người ta viết gì, và viết ra sao mà chỉ biết đươc chúng chạy như thế nào. Vì vậy nếu  như Windows có chứa những đoạn mã cho phép tạo những "backdoor" để xâm nhập vào hệ thống thì ta cũng không thể biết được. Đối với người dùng bình thường thì vấn đề này có vẻ như không quan trọng nhưng đối với một hệ thống tầm cỡ như hệ thống quốc phòng thì vấn đề như thế này lại mang tính sống còn. Các nhân viên an ninh không được phép để lộ một kẽ hở nào, dù là nhỏ nhất vì nó liên quan đến an ninh của cả một quốc gia.Và một lần nữa các phần mềm mã nguồn mở nói chung và Linux nói riêng lại là sự lựa chọn số một . Trong Linux  mọi thứ đều công khai, người quản trị có thể tìm hiểu tới mọi ngõ ngách của hệ điều hành. Điều đó cũng có nghĩa là độ an toàn được nâng cao.  Thích hợp cho quản trị mạng .      Được thiết kế ngay từ đầu cho chế độ đa người dùng, Linux  được xem  là một hệ điều hành mạng rất giá trị. Nếu như Windows tỏ ra là một HĐH thích hợp với máy tính Desktop thì Linux lại là hệ điều hành thống trị đối với các Server. Đó là do Linux có rất nhiều ưu điểm thỏa mãn đòi hỏi của một hệ điều hành mạng: tính bảo mật cao, chạy ổn định, các cơ chế chia sẻ tài nguyên tốt.....Giao thức  TCP/IP mà chúng ta vẫn thấy ngày nay chính là một giao thức truyền tin của Linux … Chạy thống nhất trên các hệ thống phần cứng .     Mặc dù có khá nhiều phiên bản Linux được các nhà phân phối khác nhau phát hành ,nhưng nhìn chung các bản Linux đều chạy khá ổn định trên mọi thiết bị phần cứng, từ Intel 486 đến những máy Pentium mới nhất, từ những máy có dung lượng RAM chỉ 4MB đến những máy có cấu hình cực mạnh .Tất nhiên là tốc độ sẽ khác nhau  nhưng về nguyên tắc thì vẫn có thể chạy được . 1.3 MỘT VÀI NHƯỢC ĐIỂM CỦA LINUX. Dù cho hiện nay Linux đang có tốc độ phát triển rất nhanh, hơn cả Windows ,nhưng khách quan mà nói so với Windows, Linux vẫn chưa thể đến được với người dùng cuối. Đó là do Linux vẫn còn có những nhược điểm cố hữu : Đòi hỏi người dùng phải thành thạo : Trước kia việc sử dụng và cấu hình Linux được xem là một công việc chỉ dành cho những chuyên gia .Hầu như mọi công việc đều thực hiện trên các dòng lệnh và phải cấu hình nhờ sửa trực tiếp các file. Mặc dù trong những phiên bản gần đây, các HĐH Linux đã có những cải tiến đáng kể, nhưng so với Windows tính thân thiện của Linux vẫn còn là một vấn đề lớn. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến Linux mặc dù có rất nhiều đặc tính kỹ thuật tốt nhưng vẫn chưa đến được với người dùng cuối.  Tính tiêu chuẩn hóa: Linux được phát hành miễn phí nên bất cứ ai cũng có thể tự mình đóng gói, phân phối theo những cách riêng. Hiện tại có khá nhiều bản Linux phát triển từ một nhân ( kernel ) ban đầu cùng tồn tại như: RedHat, SuSE, Knoppix..... Người dùng phải tự so sánh xem bản nào là phù hợp với mình. Điều này có thể gây khó khăn cho người dùng, nhất là những người còn có kiến thức về tin học hạn chế . Số lượng các ứng dụng chất lượng cao trên Linux còn hạn chế : Mặc dù Windows có sản phẩm nào thì Linux cũng gần như có phần mềm tương tự. OpenOffice trên Linux tương tự như Microsoft Office trên Windows , hay GIMP tương tự như Photoshop v..v.. Tuy nhiên chất lượng của những sản phẩm này chưa thể so sánh được với các sản phẩm viết cho Windows. Một số nhà sản xuất phần cứng không có driver hỗ trợ Linux: Do hiện nay Linux chưa phổ biến bằng Windows nên nhiều nhà sản xuất phần cứng không hỗ trợ các driver chạy trên Linux .     Tuy Linux có một số nhược điểm mang tính cố hữu như vậy nhưng ta vẫn có thể chạy được một số chương trình Windows trên nên Linux thông qua chương trình WINE.( một chương trình giả lập để chạy các ứng dụng Windows trên Linux)  Do vậy , ta vẫn có thể tận dụng được các ưu điểm của hệ điều hành Windows . 1.4 MỘT SỐ PHIÊN BẢN LINUX . Redhat và Fedora Core Đây là phiên bản Linux thịnh hành nhất trên thế giới, do công ty Redhat phát hành . Từ năm 2003, Redhat Inc chuyển hướng kinh doanh. Họ đầu tư phát triển dòng sản phẩm Redhat Enterprise Linux ( RHEL ) với mục đích thương mại nhằm vào các công ty xí nghiệp. Đối với người dùng bình thường họ mở một dự án mang tên Fedora dành cho dòng sản phẩm miễn phí - Fedora Core. Đồng thời kêu gọi các lập trình viên trên toàn thế giới phát triển Fedora Core .Bản Linux của Redhat hiện nay đang dừng ở version 9.0 . Version của Fedora Core được bắt đầu từ 1. Phiên bản Linux trình bày trong đề án này là Fedora Core 1. Vào tháng 8/2004 , Redhat đã phát hành Fedora Core 3.0. WhiteBox Linux Đây là bản clone của Redhat Enterprise Linux 3.0 . Được xây dựng trên source code của RHEL bởi một nhóm các kỹ sư ở Los Angeles , Hoa Kỳ . SuSe Linux Made in Germany . Phiên bản Linux này rất thịnh hành ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Bản SuSe Linux mới nhất hiện nay là 9.1 Mandrake Linux Made in France .Đây cũng là một bản Linux rất thịnh hành ở Châu Âu, Mỹ và Việt Nam .Phiên bản này được ưu ái nhất trong vấn đề Việt hóa .Hiện nay , quá trình Việt hóa cho Mandrake Linux đã đạt 85% .Version mới nhất của Mandrake Linux là 10.1 Turbo Linux Bản Linux nổi tiếng ở Nhật và Trung Quốc. Bản Turbo Linux mới nhất hiện nay là 10F. Debian Linux Phiên bản Linux rất thịnh hành trong giới chuyên nghiệp vì tính ổn định tuyệt vời của nó. Phiên bản hiện nay :3.0 R2. Vine Linux Bản Linux rất phổ biến ở Nhật Bản .Được xây dựng trên nền tảng của Redhat 6.2 .Hỗ trợ tiếng Nhật 100% và rất nhẹ ( 1CD ). Bản mới nhất hiện nay là 3.0( release 8/2004 ) Knoppix Linux Made in Germany. Đây là bản Live Linux , chạy trực tiếp trên CD mà không cần cài đặt vào ổ cứng. Version hiện nay là 3.4 Vnlinuxcd Đây cũng là một bản Live Linux , phát triển bởi Larry Nguyễn , một người Mỹ gốc Việt. Bản này được build trên nền Mandrake 9.2, hỗ trợ khá tốt các vấn đề tiếng Việt. Vietkey Linux và CMC Linux Đây là 2 bản Linux được phát triển bởi các công ty trong nước. Vietkey Linux được build trên nền Redhat 7.2 , và là sản phẩm đoạt giải nhất trong cuộc thi TTVN 2002 . CMC Linux phát triển trên nền của Mandrake , version hiện nay là CMC Linux 1.0 Ngoài ra, hiện nay trên thế giới còn có rất nhiều bản Linux được xây dựng và phát triển bởi các distributors khác nhau như Caldera OpenLinux , Slackware, SGI … CHƯƠNG 2 CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH FEDORA CORE 1 2.1 YÊU CẦU PHẦN CỨNG Mặc dù hệ điều hành Linux không đòi hỏi cấu hình mạnh , nhưng để cài đặt được một cách thuận lợi trong chế độ grạphic thì máy tính cần thỏa mãn những yêu cầu sau : · Máy tính phải có ổ CD và có khả năng boot từ CD nếu cài đặt từ ổ CD . · Đường truyền Internet tốc độ cao ( ADSL hoặc cáp quang ) nếu cài đặt từ trên mạng. · CPU sủ dụng bộ vi xử lý Intel hoặc tương đương như AMD, Cyrix , VIA. + Text mode : Pentium 200Mhz ( minimum ) + Graphic mode : Pentium 400 Mhz ( minimum ) · Dung lượng ổ cứng dành cho các tùy chọn cài đặt : + Workstation 2,4GB + Persional Desktop 1,9GB + Server 870 MB + Custom Installation (Minimal): 520MB + Custom Installation ( Everything ): 5,3GB. · Bộ nhớ : + Text mode : 64MB + Graphic mode :128MB 2.2 CHUẨN BỊ CÀI ĐẶT + Bộ cài Fedora Core 1 bao gồm 3 CD hoặc 1 DVD. + Dùng Partition Magic để phân vùng ổ đĩa cho Linux khoảng 6GB + Cầu hình BIOS để có thể boot được từ CD ROM. + Download bộ cài FC1 từ www.redhat.com 2.3 CÀI ĐẶT FEDORA CORE 1. · Cách đơn giản và thông dụng nhất để cài Redhat Linux là cài đặt từ bộ CDROM: Khởi động hệ thống từ bộ đĩa CD cài đặt ( CD số 1), và nhấn Enter từ dấu nhắc khởi động để mặc định cài đặt theo chế độ đồ hoạ. Minh họa 2.1 Màn hình khởi động . · Chương trình cài đặt sẽ tự động dò thông số của bàn phím, chuột, card màn hình, màn hình và sau đó đi vào quá trình cài đặt. Thông qua từng bước wizard để lựa chọn các thông số về hệ thống như bàn phím, chuột, ngôn ngữ trong quá trình cài đặt, giờ hệ thống. Minh họa 2.2 Màn hình Welcome to Fedora Core 1 Minh họa 2.3 Màn hình lựa chọn ngôn ngữ cài đặt. Minh họa 2.4 Màn hình lựa chọn bàn phím. Minh họa 2.5 Màn hình lựa chọn Mouse · Chọn kiểu cài đặt: - Personal Desktop: Dành cho người mới bắt đầu với Linux hoặc cho những hệ thống desktop cá nhân. Chương trình cài đặt sẽ chọn lựa những gói phần mềm cần thiết nhất cho cấu hình này. - Workstation: Dành cho những trạm làm việc với chức năng đồ hoạ cao cấp và các công cụ phát triển. - Server: Cài đặt hệ thống đóng vai trò máy chủ như Webserver, Ftpsever, SQL server.v.v. - Custom: Đây là lựa chọn linh hoạt cho người dùng trong quá trình cài đặt. Người sử dụng có thể chọn các gói phần mềm, các môi trường làm việc, boot loader tuỳ theo ý thích... Minh họa 2.6 Màn hình chọn kiểu cài đặt · Thiết lập phân vùng cài Linux: + Chức năng “Automatic partition” sẽ giúp người dùng tự động tạo các phân vùng cho Linux. + Chức năng “ Manully partition with Disk Druid “ , người dùng thiết lập các Partition theo ý thích. Minh họa 2.7 Màn hình lựa chọn kiểu phân vùng đĩa cứng · Hệ thống Partition trong Linux Hệ điều hành Linux cần tối thiểu 3 Partition sau : + Mount Point : /boot File Sysem Type : ext3 + Mount Point : / File System Type: ext3 + Mount Point : File System Type: swap ÿ Mặc dù hệ điều hành Linux có thể nhận biết được cấu trúc file của Windows như NTFS, FAT . Tuy nhiên, Windows lại không nhận biết được cấu trúc file của Linux như là ext2 ,ext3 ,swap... Vì vậy để chia sẻ dữ liệu giữa Windows và Linux cần tạo thêm một Partition nữa. . + Mount Point : /data File System Type: vfat ÿ Hệ thống file ext3 được xây dựng dựa trên cơ sở của hệ thống file chuẩn ext2 của Linux .ext3 đưa thêm vào chức năng mới vô cùng quan trọng, đó chính là journaling file system . giúp thao tác dữ liệu an toàn hơn . Ngoài ra , ext3 còn sử dụng cơ chế JBD ( Journaling Block Device ) để bảo vệ thông tin thao tác trên dữ liệu và được đánh giá là tin cậy hơn so với các hệ thống chỉ thực hiện journaling trên chỉ mục dữ liệu ( journaling of meta-data only ) như Reiserfs ,XFS hay JFS. ext3 cho phép cải thiện tốc độ thao tác trên dữ liệu bằng cách thiết lập thông số cho hệ thống chỉ thực hiện journaling đối với thao tác dữ liệu. Với kernel Linux từ 2.4.15 thì ext3 đã có sẵn , không cần đưa thêm vào như các phiên bản cũ. Hãng Redhat đã đưa ext3 vào các sản phẩm của mình từ version Redhat Linux 7.2. · Cách quản lý đĩa trong Linux: Trong cấu trúc cây thứ bậc của Linux, cao nhất là “/”, dưới đó là /boot, /etc, /root, /mnt .v.v. Đối với Linux, mọi thiết bị phần cứng đều được coi như file hoặc thư mục nằm trong hệ thống phân cấp cây thư mục. Chẳng hạn hệ thống có hai ổ cứng thì đĩa cứng thứ nhất là /dev/had, ổ cứng thứ hai là /dev/hdb. Trong cùng một ổ đĩa, các hệ thống file được chia thành các phân vùng khác nhau. Một ổ cứng có 4 phân vùng chính (primary) được đánh số thứ tự từ 1 đến 4. tương ứng với ổ cứng đầu tiên sẽ là hda1, hda2 .v.v, phân vùng thuộc phần mở rộng (extended) được đánh số bắt đầu từ số 5: ví dụ hda5, hda6 … Minh họa 2.8 Màn hình phân vùng đĩa · Cấu hình Boot Loader Đây là chương trình dùng để khởi động Linux cũng như các hệ điều hành khác (dual boot) khi có nhiều hơn một hệ điều hành được cài trên hệ thống. Grub là boot loader mặc định khi cài Linux Redhat. Đây là chương trình rất mạnh và uyển chuyển. Grub tự động dò các hệ điều hành hiện có trên hệ thống và thêm vào trong danh sách khởi động. Minh họa 2.9 Màn hình cấu hình Boot Loader. · Cấu hình Firewall. Minh họa 2.10 Cấu hình Firewall · Hỗ trợ ngôn ngữ Minh họa 2.11 Thiết lập hỗ trợ ngôn ngữ. · Cấu hình thời gian. Minh họa 2.12 Thiết lập múi giờ. · Thiết lập mật khẩu Root : Tài khoản root là tài khoản có quyền cao nhất trong hệ thống. Với tài khoản này , người dùng có thể cài đặt, cấu hình hay làm mọi chuyện một khi đăng nhập vào hệ thống . Minh họa 2.13 Màn hình thiết lập mật khẩu Root · Xác lập các gói cài đặt . Minh họa 2.14 Màn hình xác lập gói cài đặt · Bắt đầu cài đặt Minh họa 2.15 Màn hình bắt đầu cài đặt. Minh họa 2.16 Quá trình cài đặt Fedora Core Minh họa 2.17 Kết thúc quá trình cài đặt · Thiết lập User. Minh họa 2.18 Màn hình Welcome Minh họa 2.19 Thỏa thuận bản quyền . Minh họa 2.20 Tạo Account. Minh họa 2.21 Hoàn tất quá trình cài đặt. CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX 3.1 ĐĂNG NHẬP Sau khi cài đặt thành công , người dùng có thể đăng nhập vào Linux bằng tài khoản của mình được tạo ra lúc cài đặt. Trong HĐH Linux , mỗi account cung cấp cho từng người sử dụng một thư mục ngầm định , gọi là home directory , đối với root là root’Home . Nhiều account được cấu hình sao cho người sử dụng chỉ được thao tác trong phạm vi một số thư mục nào đó trên hệ thống , chỉ có root với tư cách là superuser là có quyền hạn tối đa. Minh họa 3.1 Hình nền của Fedora Core 1 3.2 MỘT SỐ LỆNH CƠ BẢN CỦA LINUX. Các lệnh về khởi tạo + rlogin : Dùng để điều khiển hoặc thao tác lệnh trên một máy khác. + exit : Thoát khỏi hệ thống Bourne - Shell + logout : Thoát khỏi hệ thống C-Shell + id : Chỉ danh của người dùng. + logname : Tên người sử dụng login. + man : Lệnh trợ giúp + newgrp : Chuyển người sử dụng sang một nhóm mới. + psswd : Thay đổi password của người sủ dụng. + set : Xác định các biến môi trường. + tty : Đặt các thông số terminal. + uname : Tên của hệ thống host. + who : Cho biết những ai đang thâm nhập hệ thống. Lệnh về trình bày màn hình + echo : Hiển thị dòng kí tự hay biến. + setcolor : Đặt mầu nền và chữ của màn hình. Lệnh về Desktop + bc : Tính biểu thức số học. + cal: Máy tính cá nhân. + date : Hiển thị và đặt ngày. + mail : Gửi – nhận thư điện tử. + mesg : Cấm /cho phép hiển thị thông báo trên màn hình ( bởi write / hello ) + spell : Kiểm tra lỗi chính tả. + vi : Soạn thảo văn bản. + write/hello : Cho phép gửi dòng thông báo đến những người dùng trong hệ thống Lệnh về thư mục. + cd : Đổi thư mục + cp : Sao chép hai thư mục. + mkdir [Tham số] : Tạo thư mục. + rm [Tham số] : Loại bỏ thư mục. + pwd : Trình bày thư mục hiện hành. Lệnh về tệp tin. + more : Trình bày nội dung tệp tin. + cp [Tham số] : Sao chép một hay nhiều tệp tin. + find – name : Tìm vị trí của tệp tin. + grep : Tìm vị trí của kí tự trong tệp tin. + ls : Trình bày tên và thuộc tính của tệp tin trong thư mục. + mv [Tham số] : Di chuyển / đổi tên một tập tin. + sort [Tham số] : Sắp thứ tự nội dung tệp tin. + wc [Tham số] : Đếm số từ trong tệp tin. + cat : Hiển thị nội dung tệp tin. + vi [Tham số] : Soạn thảo hay sửa đổi nội dung tệp tin. Lệnh về quản lý tiến trình. + kill : Hủy bỏ một tiến trình. + ps : Trình bày tình trạng của các tiến trình. + sleep : Ngưng hoạt động một thời gian. Các lệnh về phân quyền. + chgrp : Chuyển chủ quyền tệp tin , thư mục từ một nhóm sang một nhóm khác. + chmod : Thay đổi quyền sở hữu của tệp tin hay thư mục. + chown : Thay đổi người sở hữu tệp tin hay thư mục. + su : Chuyển thành root ( phải nhập password ). Lệnh về kiểm soát in. + cancel : Ngừng in + lp : In tài liệu ra máy in. 3.3 FILE SYSTEM. Các tệp tin trong Linux được tổ chức theo cấu trúc cây thư mục , với root nằm trên cùng .Từ điểm này các thư mục và tệp tin mới mọc nhánh lan dần xuống phía dưới . Thư mục cao nhất , được kí hiệu bằng vạch “ / “ , được gọi là root directory . Minh họa 3.2 Tổ chức thư mục trong Linux. Với người sủ dụng thông thường thì cây thư mục này là một dải những tệp tin và thư mục nối liền nhau. Trên thực tế , nhiều thư mục trong cây thư mục này nằm ở nhiều vị trí vật lý khác nhau ,trên các partition khác nhau .Khi một trong các partition ấy được nối kết với cấu trúc cây tai một thư mục gọi là mount point(điểm kết nối ) , thì mount point này và tất cả các thư mục cấp dưới được gọi là file system . Hệ điều hành Linux hình thành từ nhiều thư mục và tệp tin khác nhau . Các thư mục có thể lập thành nhiều file system khác nhau, tùy vào cách cài đặt của người dùng . Nhìn chung , đa phần hệ điều hành nằm ở hai file system : root file system ( file system gốc ) được kí hiệu là / , và một file system khác được nối kết theo /usr. Để mount ( lắp ) một file system vào cây thư mục Linux , cần phải có một partition vật lý , một CDROM hoặc đĩa mềm và thư mục gắn vào file system phải là thư mục có thật. Mount một file system không có nghĩa là tạo ra thư mục mount point . Mount point phải có trước khi mount file system . Chẳng hạn mount CDROM tại /dev/sr0 theo mount point /mnt thì thư mục mang tên /mnt phải sẵn có , nếu không động tác mount sẽ thất bại . Sau khi mount file system bên dưới thư mục này ,tất cả các tập tin và thư mục con của file system đều xuất hiện bên dưới thư mục /mnt. Mount file system có tính tương tác. Vì lý do an ninh nên trong hệ thống Linux chỉ có superuser mới có quyền ra lệnh mount. Cú pháp của lệnh mount : mount thiết_bị ,mount_point thiết_bị : là thiết bị vật lý mà ta muốn mount mount_point : là vị trí trong file system , nơi mà ta muốn đặt thiết bị. Các đối số dòng lệnh cho lệnh mount -f Làm cho tất cả mọi thứ đều diễn ra “như thật”, song đối số này chỉ gây động tác giả -v Chế độ chi tiết , cung cấp thêm thông tin về những gì mà mount định thực hiện -w Mount file system với các permission ( quền hạn ) đọc và ghi. -r Mount file system với tính năng chỉ đọc mà thôi. -n Mount file system nhưng không ghi mục nào và tệp tin /etc/mtab. -t loại Xác định loại file system đang được mount . Những loại hợp lệ là minux , ext , ext2 , xiafs , msdos , hpfs, proc , nfs , umsdos , sysv ,và iso9660 ( mặc định ) -a Bảo mount cố gắng mount tất cả các file system đã khai báo trong /etc/fstab -o danh_sách_các_tùy_chọn Khi phía sau lệnh mount có một loạt các tùy chọn được cách nhau bằng dấu phẩy , mount sẽ áp dụng các tùy chọn ấy vào file system đang được mount. Mount file system khi khởi động. Khi làm việc ổn định , Linux sẽ sử dụng một số file system hay dùng và ít khi thay đổi. Do vậy , ta có thể xác định danh sách các file system nào mà Linux cần phải mount khi khởi động, và cần phải unmount ( tháo ) khi đóng tắt . Các file system này được liệt kê trong một tệp tin cấu hình đặc biệt gọi là /etc/fstab , viết tắt của chữ file system table. Tệp tin /etc/fstab liệt kê các file system cần được mount theo từng dòng , mỗi dòng một file system. Những trường ở mỗi dòng đựơc phân cách bằng khoảng trống hay khoảng tab. Các trường trong tệp tin /etc/fstab : File system specifier Xác định thiết bị block đặc biệt hoặc file system ở xa cần được mount. Mount point Xác định mount point cho file system . Đối với các file system đặc biệt như tệp tin swap , ta dùng chữ none, có tác dụng làm cho tệp tin swap hoạt động bình thường nhưng nhìn vào cây tệp tin thì không thấy. Type Thông báo loại file system . Những loại file system sau được chấp nhận: Minix : một loại file system tại chỗ hỗ trợ tệp tên tin dài từ 14 đến 30 kí tự. ext , file system tại chỗ có tệp tin dài hơn và inode lớn hơn. ext2 , file system tại chỗ có tệp tin dài hơn và inode lớn hơn, cùng với những đặc điểm khác. xiafs , một file system tại chỗ. msdos , file system tại chỗ cho các partition MS-DOS. hpfs , một file system tại chỗ cho các partition High Performance File System của OS/2. iso9660 :một file system tại chỗ cho ổ CDROM nfs , một file system tại chỗ để mount các partition từ các hệ thống ở xa. swap , một partition hoặc các tệp tin đặc biệt để swap. umsdos , một file system dạng UMSDOS sysv, một file system dạng System V. ext3 một dạng file system mới của Redhat. Mount options Danh sách các tùy chọn để mount file system được ngăn cách bằng dấu phẩy. Dump frequency Xác định khoảng thời gian để lệnh dump backup file system . Nếu trường hợp này trống , dump sẽ giả định rằng file system không cần backup. Pass number Khai báo cho lệnh fsck biết thứ tự kiểm tra các file system khi khởi động hệ thống File system gốc phải có trị 1. Tất cả các file system khác phải mang trị 2 . Nếu không khai báo , khi khởi động ,máy sẽ không kiểm tra tính thống nhất của file system. Unmount một file system. Trong quá trình hoạt động , đôi lúc chúng ta cần umount một file system như: Để kiểm tra , sửa chữa bằng lệnh fsck ,hay gặp các vấn đề về mạng…. Lệnh umount có ba dạng cơ bản : + umount thiết_bị | mountpoint + umount -a + umount -t loại fs Các tham số : thiết-bị : là tên của thiết bị vật l‎ý cần được umount. Mountpoint : là tên thư mục mountpoint. -a : để mount tất cả các file system. -t loại fs để xử lý các file system nào được chọn. 3.4 HỆ THỐNG TỆP TIN VÀ THƯ MỤC. 3.4.1 Hệ thống tệp tin Linux gom tất cả mọi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3496.doc
Tài liệu liên quan