Tìm hiểu về lãi suất và chính sách lãi suất của Việt Nam

Tìm hiểu về lãi suất và chính sách lãi suất của Việt Nam Lời nói đầu Tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ, luôn được sự quan tâm đặc biệt của các nhà chức trách. Vị trí và vai trò của công cụ tiền tệ này càng được khẳng định khi hoạt động kinh tế đối ngoại của các quốc gia ngày càng phát triển và mở rộng, nhất là xu thế hội nhập trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế quốc tế hiện nay. Bản chất của tỷ giá hối đoái là giá đồng tiền của các quốc gi

doc26 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu về lãi suất và chính sách lãi suất của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a khác nhau, nên nó là công cụ điều hành chính sách tiền tệ có độ nhạy cảm kinh tế rất cao, tác động tức thì đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội và thường xuyên bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau,bao gồm các yếu tố kinh tế và các yếu tố phi kinh tế như các biến động về chính trị, quân sự, ngoại giao, tâm lý của dân chúng trong nội bộ của một nước cũng như trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy việc lựa trọn một chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp luôn là mong muốn của các nhà chức trách trong điều hành vĩ mô. Do vậy việc nghiên cứu về tỷ giá hối đoái là rất cần thiết và càng có ý nghĩa khi nước ta đang trong quá trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam thời gian qua như thế nào? Chúng ta xem xét qua bài viết sau? Với trình độ về lý luận và thực tiễn có hạn, đề án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn nhằm giúp cho đề án được hoàn thiện hơn, đặc biệt là giúp cho em có thể bổ sung những khiếm quyết trong vốn kiến thức nhỏ hẹp của bản thân. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Hoàng Lan Hương - cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn làm đề án, xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho em những vốn kiến thức quý báu để viết nên đề án này, cảm ơn những ý kiến đóng góp của các bạn đã giúp cho đề án được hoàn thành! Chương I : tỷ giá hối đoái I> Khái niệm Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những đơn vị tiền tệ nước khác . Chẳng hạn, trên thị trường hối đoái ở Việt Nam 1 đôlaMỹ bằng 15.500 đồng việt nam. Đó là tỷ giá hối đoái của USD so với VNĐ . II>Cách biểu hiện tỷ giá. 1>Biểu hiện trực tiếp. Đây là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ của nước mình. Ví dụ: tại Việt Nam người ta niêm yết USD/VNĐ =15.500 Điều đó có nghĩa là 1USD =15.500 VNĐ Theo cách biểu hiện này, ngoại tệ là đồng yết giá. Còn tiền trong nước là đồng tiền định giá. Hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng cách biểu hiện tỷ giá trực tiếp. 2>Biểu hiện gián tiếp Đây là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ trong nước băng bao nhiêu đơn vị nội tệ. Ví dụ: tại London Ngân hàng trung ương Anh công bố 1 GBP =2.80 USD . Theo phương pháp này thì tiền trong nước là đồng tiền yết giá, ngoại tệ là động tiền định giá. III> Phân loại tỷ giá 1>Phân theo đối tượng xác định a>Tỷ giá chính thức : Là một tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Dựa vào tỷ giá này các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi ... b>Tỷ giá thị trường: Là tỷ giá hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái. 2>Phân theo kỹ thuật giao dịch a>Tỷ giá giao ngay (Spot) Là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thoả thuận nhưng phải bảo đảm trong biểu độ do Ngân hàng nhà nước quy định . Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua bán . b>Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (Forwards) Là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thoả thuận với nhau nhưng phải bảo đảm trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của ngành Ngân hàng của nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng. 3>Căn cứ vào giá trị của tỷ giá. a>Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện tại,không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát. b>Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hoá tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. IV>Các chế độ tỷ giá, ưu điểm và hạn chế của chúng Đối với mỗi quốc gia và ngay trên phạm vi quốc tế thì việc lựa chọn ,áp dụng chế độ tỷ giá nào là hết sức quan trọng. Bởi vì các chế độ tỷ giá khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến cân bằng kinh tế đối ngoại (cán cân thanh toán quốc tế), xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp ....cho đến nay, chúng ta đã biết đến 3 chế độ tỷ giá cơ bản: chế độ tỷ giá cố định,chế độ tỷ giá thả nổi, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết . Việc áp dụng chế độ tỷ giá nào của mỗi quốc gia phụ thuộc vào : -Trình độ phát triển kinh tế -Tính chất tham gia hợp tác quốc tế -Mức độ mở cửa kinh tế -Tốc độ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp Trong thực tế, dù áp dụng tỷ giá nào, đều có những điểm tích cực và hạn chế của chúng. Điều này đã được Samuelson mô tả như sau: “chế độ tỷ giá cố định cung cấp cho ta một cái neo, nhưng con tàu bỏ neo nhiều khi lại gặp nguy hiểm hơn con tàu đang đi và nếu để các đồng tiền theo giá cả thị trường tự do thì chúng ta lang thang quanh quẩn như vị thuỷ thủ say khướt”. 1>Chế độ tỷ giá cố định Một điều không thể không thừa nhận rằng trong lịch sử tài chính quốc tế , chế độ tỷ giá cố định đã từng đóng một vai trò quan trọng. Có thể nói sau chiến tranh thế giới II, Châu Âu bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ và đình đốn . Trong thời gian chưa đầy một thập kỷ, các nước Châu Âu đã hồi phục được nền kinh tế của mình và đang trên đà phát triển với tốc độ kinh tế ngày càng cao. Một trong những nhân tố quan trọng giúp các nước này và thế giới tư bản nói chung phục hồi và thịnh vượng là nhờ vào việc áp dụng chế độ tỷ giá cố định trên phạm vi quốc tế trong một thời gian dài, mà những nguyên tắc của nó được thể hiện trong hiệp ước Bretton Woods . *Những ưu điểm của tỷ giá cố định là : -Tỷ giá giữa các động tiền được ấn định cố định không thay đổi cho nên đã khuyến khích được thương mại quốc tế phát triển phát huy được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong ngoại thương, thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế, tăng năng suất lao động, giảm thất nghiệp và ổn định giá cả. - Tỷ giá cố định đã khuyến khích được sự chung chuyển tư bản giữa các quốc gia . Vốn tư bản được chuyển đến nhiều ngành, nhiều quốc gia mà ở đó đầu tư có hiệu quả cao. Như vậy xét trong phạm vi quốc tế thì tổng đầu tư sẽ nhiều hơn,góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế trong mỗi quốc gia. *Những hạn chế -Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá được hình thành không do ảnh hưởng của quan hệ cung cầu ngoại tế trên thị trường ngoại hối mà bằng sự ấn định chủ quan mang tính chất áp đặt của chính phủ. Vì tỷ giá là một công cụ tài chính hết sức nhạy cảm và quan trọng, chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô như: +Tốc độ tăng trưởng kinh tế +Tỷ lệ thất nghiệp +Tỷ lệ lạm phát và lãi xuất Cho nên sự biến động thường xuyên của nó với mực độ khác nhau là điều khó tránh khỏi. Do đó việc tỷ giá cố định tách rời khỏi giá trị thực của đồng tiền là tất yếu. Nhìn chung khi một đồng tiền được định giá thấp thì chính phủ dễ dàng duy trì nó hơn là khi nó được định giá cao. Những quốc gia có đồng tiền định giá cao phải bán nguồn dự trữ ngoại tệ của mình trên thị trường hối đoái, nhưng điều này là có giới hạn vì nó còn phụ thuộc vào nguồn dự trữ ngoại tệ của chính phủ. Ngược lại, những quốc gia có đồng tiền định giá thấp chỉ cần bán đồng tiền của mình trên thị trường hối đoái là dự trữ ngoại tệ sẽ tăng lên. Về khả năng thực hiện biện pháp này đối với chính phủ là không hạn chế, trong điều này sẽ gây lạm phát trong nước. Chính hạn chế này đã khiến hệ thống Bretton Woods sụp đổ là một tất yếu. Có thể nói rằng, chế độ tỷ giá cố định chỉ phù hợp với thời kỳ sơ khai của nền kinh tế hàng hoá, đây đó còn tồn tại của kinh tế tự cung, tự cấp ; Kinh tế đối ngoại chưa phát triển. Đây cũng là chế độ tỷ giá mà các nước trong hệ thống các nước XHCN trước đây đã sử dụng như là một trong những công cụ tiền tệ quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô. 2>Chế độ tỷ giá thả nổi Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thả nổi tỷ giá. Chế độ tỷ giá thả nổi tự do là chế độ mà tỷ giá hối đoái không có sự can thiệp nào của chính phủ, hoàn toàn do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định ,chế độ tỷ giá này chỉ áp dụng ở các nước có nền kinh tế phát triển cao Chế độ tỷ giá thả nổi đã được sử dụng hơn 20 năm nay cho ta thấy những ưu điêm và hạn chế sau: *Ưu điểm: Chế độ tỷ giá này được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, các quan hệ này thường xuyên bién đổi theo nhiều nhân tố kinh tế. Do đó tỷ giá luôn linh hoạt. *Hạn chế: Mặc dù tỷ giá hối đoái thả nổi xuất hiện sau sự kiện sụp đổ chế độ tỷ giá hối đoái cố định và vận hành chưa được bao lâu thì các nước trên thế giới đã nhận ra sự khiếm khuyết của chế độ tỷ giá này: Tính không ổn định là đặc trưng cơ bản của chế độ tỷ giá thả nổi. Mặc du có một số quan điểm ủng hộ cho chế độ tỷ giá này và cho rừng biến động của tỷ giá chỉ ở trong một giới hạn nhất định, phản ánh mức độ khác nhau trong lạm phát giữa các quốc gia và coi đó như là một công cụ bù trừ trong điều chỉnh những thay đổi thục tế của các yếu tố kinh tế. Trong thực tế,tính không ổn định của chế độ thả nổi tỷ giá thể hiện ở chỗ: tỷ giá biến động một cách thường xuyên không thể dự đoán được chiều hướng tăng hay giảm của nó trong thời gian tới. Không ổn định về tỷ giá sẽ dẫn tới không ổn định về thị trường ngoại tệ và thị trường hàng hoá . Chế độ thả nổi là một trong những nguyên nhân làm tăng tốc độ lạm phát. Thực tễ đã chứng minh được rằng việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi đã gây ra lạm phát ở hầu hết các quốc gia, với tốc độ ngày càng cao. Tỷ giá của một đồng tiền giảm xuống đã trở thành nguyên nhân lạm phát trong nền kinh tế, do giá cả hàng hoá nhập khẩu tăng lên. Vì vậy chế độ tỷ giá thả nổi trong một số trường hợp không những không kiềm chế được lạm phát mà còn làm cho lạm phát diễn ra ngày càng nhanh hơn. 3> Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý Xuất phát từ nhận thức tỷ giá hối đoái như là một công cụ cực kỳ lợi hại đối với ổn định tiền tệ, ổn định các hoạt động thương mại quốc tế vì sự biến động thất thường của nó gây ra những hệ lụy xấu đối với nền kinh tế, không bao lâu sau các nước trên thế giới đã nhóm họp tại JAMAICA để xem xét cách thức nhằm ổn định tỷ giá hối đoái. Cuộc họp JAMAICA đã đưa ra khuyến cáo JAMAICA trong đó nhấn mạnh đến yếu tố quản lý của nhà nước trong việc hình thành và ổn định tỷ giá hối đoái. Việc nhấn mạnh đến yếu tố quản lý của nhà nước trong hình thành tỷ giá hối đoái cũng có nghĩa là thừa nhận sự can thiệp của nhà nước trong tỷ giá hối đoái. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý là chế độ mà về nguyên tắc, việc hình thành tỷ giá hối đoái cũng do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định, nhưng không hoàn toàn. Trong những trường hợp cần thiết chính phủ sẽ có những biện pháp can thiệp để giữ vững sức mua của đồng tiền trong nước. Tuy nhiên sự can thiệp ở đây là sự can thiệp bằng các công cụ của thị trường nghĩa là qua hành vi mua, bán ngoại hối nhằm tác động về phía cung hay phía cầu để có một tỷ giá hối đoái phù hợp với chính sách kinh tế và chính sách tiền tệ quốc gia. Nhờ vậy, đến nay nhân loại đang vận hành một chế độ tỷ giá hối đoái có quản lý và thực tế đã chứng tỏ tính ưu việt của nó so vơí chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn. Qua việc phân tích hoạt động của các chế độ tỷ giá và phân tích hạn chế của chúng,chúng ta thấy rằng: để ổn định (đối nội và đối ngoại) và phát triển kinh tế mỗi quốc gia, thì ổn định tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng, ổn định không có nghĩa là cố định tỷ giá mà là chủ động điều chỉnh (can thiệp) tỷ giá đi theo những chiều hướng có lợi trong những điều kiện cụ thể theo những mục tiêu đề ra. Ngày nay, để đạt được sự ổn định trong lĩnh vực tỷ giá thì ngoài những cố gắng, nỗ lực của mỗi quốc gia còn đặt ra yêu cầu khách quan không thể phủ nhận , đó là hợp tác có hiệu quả giữa các quốc gia trong lĩnh vực này. V>Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là một loại giá giống như bản chất thực của bất kỳ một loại giá nào trong nền kinh tế. Đặc biệt tỷ giá hối đoái xét về phạm vi ảnh hưởng bao giờ cũng được coi là một loại giá quốc tế. Do đó tỷ giá hối đoái bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, các yếu tố đó là: 1>Sức mua của mỗi đồng tiền trong một cặp tiền tệ Tỷ giá hối đoái là giá của một loại tiền tệ được biểu hiện qua một loại tiền tệ khác. Do vậy, để xác định tỷ giá hối đoái cần xem xét sức mua của mỗi đồng tiền trong một cặp tiền tệ đó. -Với hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá hối đoái khi đã được xác định sẽ không thay đổi trong thời kỳ dài hạn. Tuy nhiên nếu tỷ giá hối đoái vượt quá một phạm vi rộng hơn với những điều kiện của thị trường và vượt quá giá trị sẽ làm cho nước đó bị thâm hụt trong cán cân thanh toán và cần thiết phải phá giá tiền tệ. Nghĩa là phải ấn định giá trị của đồng nội tệ thấp hơn, tức là làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn và hàng nhập khẩu rẻ hơn. -Theo lý thuyết ngang sức mua, xác định tỷ giá hối đoái dưới hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi nhằm điều chỉnh tỷ giá do sai biệt về lạm phát giữa các nước có quan hệ thương mại với nhau, sao cho lập lại thế cân bằng trong cán cân thanh toán. Sự sai biệt về tỷ lệ lạm phát tác động đến tỷ giá hối đoái bằng hai cách: Một là liên quan đến nhu cầu nhập khẩu khi giá của các sản phẩm thuộc nước A tăng tương đối so với các sản phẩm của nước B, nhà nhập khẩu có khuynh hương thay thế hàng của nước A và chuyển sang hàng của nước B, làm giảm nhu cầu về tiền tệ của nước A và tăng cầu tiền tệ của nước B, làm cho tăng giá hối đoái A/B , và do đó giá trong nước tại A bị đảo ngược do sự xuống giá của đồng tiền bên ngoài. Hai là, tỷ giá hối đoái có thể thay đổi để đáp ứng sự sai biệt về tỷ lệ lạm phát. Khi giá tại nước A tăng lên có liên quan đến nước B thì các nhà đầu tư bằng ngoại tệ hoặc vật chất dự đoán giá trị thực của tiền tệ bị hạ liên quan đến sức mua về các sản phẩm trao đổi và tạo xu hướng không giữ đồng tiền A và do đó làm giảm giá của đồng tiền A. 2>Cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong những yếu tố kinh tế tác động đến tỷ giá hối đoái. Đánh giá chung và có tính chất truyền thống đối với sự biến động của tỷ giá hối đoái, các nhà kinh tế đều cho rằng lượng hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu và dịch vụ quốc gia là những nhân tố cơ bản đứng sau lưng tăng giá hối đoái. Tình trạng của cán cân thanh toán, trong đó bao gồm hoạt động thương mại, dịch vụ, giao dịch tác động về phía này hay phía kia đến cung và cầu về ngoại hối , do vậy tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. 3>Yếu tố tâm lý Là một yếu tố chủ yếu dựa vào sự phán đoán từ các sự kiện chính trị, kinh tế của một nước và tình hình thế giới. Bằng những sự phán đoán này các nhà kinh doanh ngoại hối, bao gồm các Ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp và kể cả người đầu cơ, tuỳ theo sự phán đoán đó mà hành động. Một ví dụ ngày 24/1/1999 : một tờ báo địa phương Trung Quốc nói một cách úp mở : “việc phá giá đồng nhân dân tệ cũng không có gì coi là đặc biệt và nó là phù hợp với quy luật của thị trường” thì lập tức gây hoang mang, tác động đến các thị trường tài chính toàn cầu làm cho thị trường chứng khoán giảm giá và các đồng tiền khu vực cũng lung lay . Nhưng sau đó, tình hình lại ổn định khi được chính phủ cam kết không phá giá đồng nhân dân tệ. Từ ví dụ trên cho thấy, yếu tố tâm lý ảnh hưởng một cách hết sức nhạy cảm đối với thị trường tài chính, trong đó có thị trường hối đoái. Tuy nhiên, những biến động này bao giờ cũng mang tính chất ngắn hạn. 4>Vai trò quản lý của Ngân hàng trung ương Thực chất chế độ tỷ giá hối đoái mà phần lớn các nước đang vận hành là chế độ tỷ giá hối đoái khó vận hành có quản lý. Những yếu tố trên chỉ có thể làm biến động đến tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn, tức là nó tác động trực tiếp đến quan hệ giữa cung cầu và ngoại hối và làm biến động tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên,với chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý thì vai trò can thiệp của nhà nước giữ vị trí quan trọng. Mặc dù thừa nhận sự can thiệp của NHTW trong việc hình thành tỷ giá hối đoái nhưng cần hiểu là sự can thiệp đó không phải là công cụ hành chính mà chính bằng công cụ của thị trường, tức NHTW phải tự biến mình thành một bộ phận của thị trường, quyện chặt với thị trường, với tư cách là người mua hoặc người bán nhằm tác động về phía cung hay phía cầu của quỹ ngoại hối thị trường nhằm cho ra một tỷ giá phù hợp như ý đồ của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên điều kiện vật chất để có thể can thiệp là thực lực về tiềm năng quốc gia, biểu hiện bằng quỹ ngoại tệ bình ổn giá,bao gồm ngoại tệ dự trữ quốc gia .Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Từ đó cho thấy vai trò quản lý tỷ giá hối đoái của NHTW rất quan trọng. Bằng các công cụ thị trường, NHTW tác động đến tỷ giá một cách có hệ thống, nhằm làm cho diễn biễn tỷ giá thay đổi phù hợp với chính sách tiền tệ. Chương II Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt nam thời gian qua Nước ta đang bước vào quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Kinh nghiệm cho thấy công nghiệp hoá-hiện đại hoá chỉ thành công khi nó được “nuôi dưỡng” bằng thương mại quốc tế, hay nói cách khác nó phải hướng vào xuất khẩu. Trong cuốn “điều kỳ diệu ở Đông á: tăng trưởng kinh tế và chính sách công cộng” Ngân hàng Thế Giới đã chỉ rõ “những thành công trong công nghiệp hướng ngoại của Nics không nằm ngoài sự thực đẩy của một trong những yếu tố cơ bản : đó là tỷ giá hối đoái ổn định linh hoạt”. Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách tỷ giá hối đoái trong tổng thể chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng quản lý và điều hành hệ thống tỷ giá hối đoái, làm cho nó ngày càng thích hợp hơn, đáp ứng tốt hơn việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước . I>Tỷ giá hối đoái thời kỳ trước 1989 1>Hoạt động xây dựng và quản lý tỷ giá hối đoái a>Tỷ giá hối đoái chính thức (tỷ giá hối đoái mậu dịch) Ngay sau ngày giải phóng miền Bắc, bắt tay vào xây dựng CNXH, ý thực được vai trò của tỷ giá hối đoái trong các giao dịch thương mại quốc tế, chúng ta đã nhanh chóng xây dựng hệ thống tỷ giá hối đoái với các nước bạn hàng chủ chốt . Từ năm 1955 ta đã chính thức đặt quan hệ thương mại, viện trợ hàng hoá kỹ thuật với Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác nhằm tái thiết và xây dựng miền Bắc, đồng thời vẫn tiến hành một số quan hệ với các nước ngoai hệ thống XHCN như: Hồng Kông, Pháp..... Ngày 17/9/1955 Ngân hàng quốc gia Việt Nam chính thức công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ như sau: Bảng 4 : Tỷ giá hối đoái VNĐ so với một số ngoại tệ năm 1955 Tỷ giá Tỷ giá tiền mặt Tỷ giá chuyển khoản Mua Bán Mua Bán HKD/VND GBP/VND SFR/VND 560 7000 620 580 7350 650 580 7350 650 600 7850 682 Ngày 31/5/1956 ta và Liên Xô cũ ký hiệp định về tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam và đồng Rúp Liên Xô qua đồng nhân dân tệ bằng phương pháp tính chéo: từ NTD/VND =1.470 và NDT/RUP=2 suy ra RUP/VND =1.470/2=735 Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi giải phóng miền Bắc, chúng ta đã xây dựng được tỷ giá hối đoái tạo cơ sở cho các quan hệ thương mại với quốc tế của nước ta. Hệ thống tỷ giá này được thiết lập khá đơn giản: -Tuỳ theo quan hệ thương mại và nhu cầu đặt quan hệ với nước nào trước là chủ yếu mà chọn đồng tiền nước đó làm chủ tệ (ví dụ: nhân dân tệ). -Tính toán tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các chủ tệ trên cơ sở so sánh sức mua của giỏ hàng hoá lựa chọn, có tham khảo giá vàng. -Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các đồng tiền khác được xác định thông qua tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá chủ tệ /VNĐ và tỷ giá chủ tệ / đồng tiền khác . Cách xác định giá như vậy là phù hợp với điều kiện và tình hình nước ta lúc bấy giờ, khi các quan hệ thương mại còn nhỏ bé, trình độ và khả năng tính toán còn hạn chế. Hệ thống tỷ giá này đã có ý nghĩa tạo cơ sở cho sự phát triển các quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước. Tuy nhiên, do xác định quá đơn giản, hệ thống tỷ giá hối đoái còn nhiều hạn chế: Thứ nhất: việc lựa chọn giỏ hàng hoá so sánh và tỷ trọng mỗi mặt hàng còn quá đơn giản, sơ sài do điều kiện thống kê còn quá nhiều khó khăn dẫn đến xác định sức mua của các đồng tiền không chính xác. Thứ hai: tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và một số ngoại tệ không thuộc nhóm XHCN thường được xác định chủ quan do ta không có điều kiện so sánh tập hàng hoá và sức mua của những đồng tiền đó. Thứ ba sử dụng tỷ giá chéo sẽ cho kết quả kém chính xác, một khi một trong hai hoặc cả hai tỷ giá hối đoái sử dụng cho tính chéo cũng kém chính xác. Ngày 28/1/1959, Việt Nam tiến hành đợt đổi tiền lần thứ nhất và giá trị một đồng tiền mới bằng 1000 tiền cũ. Tỷ giá hối đoái RUP/VNĐ và NTD/VNĐ do vậy được điều chỉnh lại:1 RUP=0.735 VNĐ và 1 NTĐ = 1.470 VND. Ngày 1/1/1961 Liên Xô phát hành đồng Rúp mới với hàm lượng vàng gấp 4.44 lần đồng Rúp cũ. Tỷ giá hối đoái RUP/VNĐ một lần nữa được điều chỉnh lại: RUP/VNĐ =0.735 *4.44 =3.27. Từ năm 1957 tất cả các nước XHCN đều dùng RUP để thành toán do uy tín và sức mạnh kinh tế của Liên Xô ngày càng tăng. Đến năm 1977 các nước thoả thuận thanh toán với nhau bằng đồng RUP chuyển nhượng có hàm lượng vàng 0.98712 gam. Tỷ giá hối đoái trên được giữ ổn định hơn 20 năm cho đến năm 1981 và áp dụng trong quan hệ buôn bán thương mại giữa các nước. Do đó, tỷ giá hối đoái này còn được gọi là tỷ giá hối đoái mậu dịch. Trong các quan hệ khác như văn hoá, ngoại giao, du lịch ...người ta sử dụng một loại tỷ giá khác: gọi là tỷ giá hối đoái phi mậu dịch. b>Tỷ giá hối đoái phi mậu dịch Tỷ giá hối đoái phi mậu dịch là tỷ giá hối đoái áp dụng trong các quan hệ thanh toán quốc tế không liên quan đến thương mại của Việt Nam với các nước. Nó được xây dựng trên cơ sở so sánh sức mua đối nội của các đồng tiền với nhau thông qua chỉ số giá bán lẻ của một nhóm hàng hoá được thoả thuận giữa các nước. Cụ thể xác định tỷ giá hối đoái phi mậu dịch như sau: - Các nước thoả thuận số mặt hàng trong nhóm hàng hoá cần thiết cho sinh hoạt của một gia đình (2 người lớn, 2 trẻ con) và lượng tiêu thụ trung bình các hàng hoá, dịch vụ đó. -Các nước tính ra giá cả của nhóm hàng hoá nước mình theo đồng nội tệ rồi đem so sánh với nhau để tính ra tỷ giá phi mậu dịch của các đồng tiền. Theo cách tính này tỷ giá hối đoái phi mậu dịch RUP/VNĐ là 1.92 và được xác định như sau: -Chọn 69 mặt hàng thiết yếu . -Tính giá trị 69 mặt hàng này tại Liên Xô bằng RUP là 3928 RUP -Tính giá trị 69 mặt hàng này tại Việt Nam bằng VNĐ là 7549 VNĐ -Tỷ giá hối đoái RUP/VNĐ được xác định là 7549/3928=1.92 Tỷ giá này được phép thay đổi khi mức giá tại các nước thay đổi 5% và sau đó là 10%. Do nhiều nguyên nhân, giữa tỷ giá hối đoái phi mậu dịch và tỷ giá hối đoái mậu dịch có sự chênh lệch lớn. Trong khi đó,khi thanh toán vẫn phải mua bán ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái chính thức. Vì vậy đòi hỏi phải có một cơ chế qui đổi thanh toán phi mậu dịch ra thanh toán mậu dịch để cho việc thanh toán được thuận lợi ,lấy giá ngoại thương làm căn cứ. Cơ chế này như sau: các nước xác định hệ số chuyển đổi gọi là hệ số đắt đỏ, là chênh lệch giữa giá bán lẻ của mỗi nước với giá ngoại thương làm cơ sở cho việc chuyển đổi tỷ giá. Theo phương pháp này hệ số chuyển đổi của đồng RUP được xác định là 3.4. Sau một thời gian, các nước có thể thoả thuận lại hệ số chuyển đổi cho sát với tình hình. Có thể xác định tỷ giá hối đoái phi mậu dịch thông qua tỷ giá hối đoái mậu dịch và hệ số chuyển đổi . c>Tỷ giá hối đoái kết toán nội bộ Tỷ giá hối đoái kết toán nội bộ là tỷ giá của nhà nước áp dụng cho các đơn vị xuất nhập khẩu trên cơ sở tỷ giá hối đoái chính thức cộng thêm một hệ số mà thực chất là để bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu. Ban đầu tỷ giá hối đoái kết toán nội bộ ra đời nhằm thay thế cho tỷ giá hối đoái giữa đồng RUP chuyển nhượng và đồng Việt Nam trong quá trình thực hiện cho thấy nhiều bất hơn lý. Sau đó nó được mở rộng ra áp dụng cho cả USD và các ngoại tệ khác. Tỷ giá này được áp dụng bằng cách so sánh giá cả hàng xuất khẩu tính bằng Việt Nam đồng và gía hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ. Lần đầu tiên tỷ giá hối đoái này được đưa ra năm 1958 dựa trên cơ sở số liệu thống kê trong 3 năm 1955,1956,1957 với giá trị tính toán được là 1 RUP =5.64 VNĐ . Tháng 9/1986 , tỷ giá này được điều chỉnh thành 1RUP=18 VNĐ và tháng 12/1987 thành 1 RUP = 700 VNĐ. Tỷ giá kết toán nội bộ chỉ có giá trị trong nước và không được công bố công khai. Ban đầu nó được tính toán để xem muốn thu được 1 đơn vị ngoại tệ cần phải chi phí hết bao nhiêu đồng Việt Nam , từ đó mà có kế hoạch giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đồng tiền USD RCN GBP DEM FRF JPY CHF Tỷ giá 225 150 369.46 123.49 37.08 155 148.003 2> Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái thời kỳ này Trong thời kỳ này hoạt động thương mại, buôn bán của ta chủ yếu là với các nước XHCN, đặc biệt là với Liên Xô và Trung Quốc. Giá trị hàng hoá và dịch vụ trao đổi được tính và thanh toán theo đồng RUP chuyển nhượng. Tuy nhiên trên thưc tế việc thanh toán hàng năm thự hiện theo hình thức thanh toán bù trừ và nước mắc nợ phải xuất khẩu thêm hàng hoá để trả nợ. Đồng RUP chuyển nhượng chỉ mang tính chất là một phương tiện cho việc thực hiện trao đổi hàng hoá hai chiều giữa các nước. Nó không hề mang một ý nghĩa kinh tế và càng không phải là một công cụ kinh tế vĩ mô. Tỷ giá RUP chuyển nhượng /VNĐ cũng không được Ngân Hàng công bố chính thức. Do tỷ giá hối đoái RUP/ VNĐ được xác định không căn cứ vào sức mua thực tế của các đồng tiền và tỏ ra có nhiều bất hợp lý, không thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nên nó không được áp dụng thực tế trong các quan hệ thương mại của nước ta, mà thay vào đó là tỷ giá hối đoái kết toán nội bộ 1 RUP =5.64 VNĐ. Tuy vậy ngay cả tỷ giá kết toán nội bộ cũng còn cách xa tỷ giá hối đoái thị trường tự do. Do đó, cho thấy tỷ giá hối đoái của thời kỳ này có quá nhiều hạn chế và vô lý : -Một là, tỷ giá hối đoái được xác định theo ý đồ của Nhà nước, không xuất phát từ tình hình kinh tế trong và ngoài nước, cung cầu ngoại tệ trên thị trường , kha năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước cũng như sức mua thực tế của các đồng tiền. Do tỷ giá hối đoái được xác định một cách chủ quan cứng nhắc, duy ý chí nó không thể đóng vai trò điều tiết xuât nhập khẩu và thực hiện chức năng của một công cụ chính sách tiền tệ mà chỉ là phương tiện danh nghĩa trong tính toán quốc tế và phục vụ cho công tác kế hoạch hoá của Nhà nước. Vì vậy, tỷ giá hối đoái thời kỳ này không thể phát huy được vai trò, nhiệm vụ là một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. -Hai là, trong lúc tỷ lệ lạm phát và tình hình kinh tế có nhiều biến đổi tỷ giá hối đoái lại hoàn toàn cố định trong 20 năm từ 1961 đến 1981. tỷ giá hối đoái mậu dịch ở mức 3.27 và tỷ giá kết toán nội bộ ở mức 5.64. Do tỷ giá hối đoái bị điều hành cứng nhắc và không được điều chỉnh kịp thời đã làm cho VNĐ thực chất bị đánh giá cao gấp nhiều lần giá trị thực của nó. Từ đó làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, bóp méo các quan hệ mậu dịch thương mại và thủ tiên khả năng hạch toán kinh tế. -Ba là, sự tồn tại của chế độ hối đoái đa tỷ giá : tỷ giá hối đoái mậu dịch , tỷ giá hối đoái phi mậu dịch, tỷ giá hối đoái kết toán nội bộ đã làm mất hết ý nghĩa của công cụ tỷ giá hối đoái. Việc duy trì tỷ giá hối đoái xa rời thực tế thực chất là hình thức bao cấp qua tỷ giá cho hoạt động xuất nhập khẩu đã thủ tiêu tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời gây ra tình trạng bội chi ngân sách nhà nước nặng nề. Việc tính toán ngân sách do đó thiếu chính xác , hiệu quả hoạt động quản lý ngân sách giảm . -Bốn là, quan niệm đồng tiền cao giá là chính tỏ nền kinh tế mạnh đã ăn sâu trong suy nghĩ của những nhà hoạch định chính sách tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thường đơn phương ấn định tỷ giá hối đoái khá thấp và vượt xa sức mua thực tế của đồng Việt nam. Việc xác định tỷ giá hối đoái mang nặng tính chủ quan đã cản trở sự phát triển của các quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế, thủ tiêu động lực sản xuất, gây khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế . Chinh vì thế, chính sách tỷ giá hối đoái thời kỳ này đã ảnh hưởng xấu đến công tác xuất nhập khẩu, công tác quản lý ngân sách, lập kế hoạch và gây ra tình trạng mất cân đối cung – cầu ngoại tệ. Cụ thể, trong suốt những năm từ 1961 đến 1981 , xuất khẩu của ta hầu như khồng đáng kể, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt ngân sách diễn ra thường xuyên và ngày càng trầm trọng . Kết quả là nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát tăng, đất nước rơi vào vòng xoáy sản xuất kém -bội chi ngân sách –phát hành thêm tiền – lạm phát . Tình hình này đã đưa đến đòi hỏi: cần phải cải cách, thay đổi tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp hơn để phát triển thương mại, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước. II> Chính sách tỷ giá hối đoái qua các giai đoạn cải cách Có thể nói, năm 1989-1990 là cái mốc quan trọng trong phát triển chính sách tỷ giá hối đoái ở nước ta khi quan hệ ngoại thương được bao cấp, với các thị trường truyền thống Đông Âu và Liên Xô (cũ) bị gián đoạn, khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng đồng Đôla Mỹ. Kể từ đó cơ chế tỷ giá hối đoái ổn định đã được thay thế dần bằng cơ chế nhà nước điều tiết theo quan hệ thị trường. Để đi tới một chính sách tỷ giá hối đoái tự chủ như hiện nay ,cơ chế quản lý ngoại tệ nói chung, quản lý tỷ giá hối đoái nói riêng đã trải qua những điều chỉnh lớn. Cụ thể trải qua các giai đoạn như sau: 1>Thời kỳ “thả nổi” tỷ giá hối đoái Trong giai đoạn từ 1989 –1992,tỷ giá hối đoái VNĐ/USD biến động mạnh theo xu hướng giá trị đồng Đôla Mỹ tăng lên liên tục kèm theo các cơn sốt, các đợt đột biến với biên độ lớn. Mặc dù trong giai đoạn 1989-1992 chính sách quản lý ngoại tệ của nhà nước đã có nhiều thay đổi, như chuyển từ hình thức quản lý theo tỷ giá kết toán nội bộ bình quân cho tất cả các nhóm hàng sang tỷ giá theo nhóm hàng hoá và duy trì tương đối ổn định các tỷ giá này, hoặc nếu có thay đổi thì cũng ở mức độ nhỏ nhằm duy trì ổn định giá vật tư và xuất khẩu, nhập khẩu nên tỷ giá công bố cũng vẫn cách xa tỷ giá hình thành trên thị trường. Hơn nữa, phần._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30017.doc
Tài liệu liên quan