Tìm hiểu việc xây dựng chương trình Văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thị Phong Lê TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NGA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010 LỜI TRI ÂN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình quý báu của các thầy cô, gia đình, bạn

pdf130 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu việc xây dựng chương trình Văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bè và các đồng nghiệp. Tôi xin gửi nơi đây lòng tri ân sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Văn, các thầy cô đã giảng dạy, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Ban giám hiệu và tổ bộ môn văn trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Nha Trang. Tôi xin đặc biệt tri ân Tiến sĩ Trần Thị Quỳnh Nga – người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Xin cám ơn các thầy cô, cám ơn gia đình và tất cả bạn bè, đồng nghiệp… Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2010 Nguyễn Thị Phong Lê DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 SGK Sách giáo khoa 4 THPT Trung học phổ thông 5 THCS Trung học cơ sở 6 VHNN Văn học nước ngoài 7 ĐHSP Đại học sư phạm 8 HCM Hồ Chí Minh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Vị trí, vai trò của văn học và văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay Văn học là cánh cửa đưa con người đến với thế giới rộng lớn với bao điều lí thú. Bước qua cánh cửa rộng mở đó, con người sẽ đối diện với những tâm hồn, xúc cảm và số phận của những nhân vật khác nhau ở những không gian và thời gian khác nhau. Từ thời cổ - trung đại, văn học đã chiếm giữ vị trí trung tâm, trở thành tiếng nói đầy quyền uy trong sân chơi văn hóa. Không giống như các ngành nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng nên hình tượng nghệ thuật - “văn học là nghệ thuật của ngôn từ” [61, tr.183]. Vì thế, hình tượng ngôn từ trong sáng tác văn học trở thành chỉnh thể thống nhất của hai mặt đối lập thống nhất với nhau, không thể tách rời. Một mặt, đó là loại hình tượng rất giàu giá trị tạo hình. Mặt khác, từ trong bản chất sâu xa, thế giới nghệ thuật được mở ra từ hình tượng ngôn từ chỉ là thế giới của lời và của ý niệm. Do đó, người đọc muốn hiểu được thế giới đầy hình tượng của văn học cần có trí tưởng tượng mãnh liệt và khả năng liên tưởng phong phú mới chạm tay vào được lớp vỏ bên trong của văn học nghệ thuật. Chỉnh thể thống nhất của hai mặt đối lập đó đã biến hình tượng ngôn từ văn học thành hình thức biểu đạt và kiểu tư duy tổng hợp độc đáo. Đó là “kiểu tư duy của vô thức lập thể (giống như trong huyền thoại, tôn giáo, văn hóa dân gian, hoặc âm nhạc và nghệ thuật sân khấu trong hoạt động chuyên nghiệp), của tình cảm mãnh liệt và những xúc động trực tiếp trước hiện thực (giống như trong các hoạt động văn nghệ - thẩm mĩ), lại vừa là kiểu tư duy đầy thông tuệ của lí trí con người (giống như trong các công trình nghiên cứu khoa học)” [67, tr.5]. Không phải ngẫu nhiên mà văn học được xem là “cuốn sách giáo khoa về cuộc sống” [67, tr.5] bởi trong nó luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với tiếng nói của lĩnh vực hoạt động nhận thức chân lí, khám phá bản chất, quy luật của thế giới khách quan. Để hiểu cuộc sống, để hiểu con người, để có thể hình dung một cách sinh động thời đại đã qua, có ý kiến cho rằng chỉ cần đọc tác phẩm văn chương. Điều này có lí khi xem văn học như “chiếc gương soi” của cuộc sống. Do vậy, đối tượng nhận thức và nội dung của văn học là cuộc sống muôn màu muôn vẻ, trong đó chủ yếu là cuộc sống của con người, là tư tưởng, tình cảm, tâm hồn con người. Lã Nguyên trong bài viết “Vị thế của văn học trên sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử” đã viết rằng: “Văn học sở dĩ luôn chiếm vị trí trung tâm của đời sống văn hóa - xã hội còn bởi vì nó là một dạng hoạt động tác động. Nó tác động tích cực tới thế giới quan của người đọc, góp phần hình thành ở họ những tín niệm đạo đức, thị hiếu thẩm mỹ, quan điểm tôn giáo, chính trị và cả những tri thức triết học, khoa học…[67, tr.6]”. Để làm được điều này, văn học phải tác động đến người đọc thông qua “thi pháp nghệ thuật và ngôn ngữ hình tượng” [67, tr.6]. Hai yếu tố này sẽ giúp người đọc đọc được những lớp nghĩa hàm ngôn ẩn trong mỗi văn bản văn học cùng những điều không tồn tại bên trong tác phẩm. Đó chính là thế giới của văn học mà người đọc cần khai phá, cần thấu hiểu về thế giới cuộc sống bên ngoài tác phẩm văn học. Mỗi nhà văn, nhà thơ mang trong mình một sứ mệnh lịch sử quan trọng là truyền bá nền văn hóa dân tộc của mình ra ngoài thế giới. Sứ mệnh lịch sử ấy được kết tinh trong từng tác phẩm văn học, từng hình tượng nghệ thuật tiêu biểu để làm nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Xét trên tổng thể, văn học trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người lại càng không thể thiếu trong môi trường giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là nơi các em học những bài học đầu tiên về cuộc sống, về những mối quan hệ giữa văn học với đời sống xã hội. Với các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, học văn học là cách tiếp cận gần hơn với thế giới con người phong phú, đa dạng, là cách tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau, với những sắc tộc và ngôn ngữ khác nhau để từ đó hiểu thêm về sắc thái đa dạng của sự đa văn hóa nhân loại. Hơn nữa, văn học là nhịp cầu nối các loại hình nghệ thuật không gian với nghệ thuật thời gian, nghệ thuật tạo hình với nghệ thuật biểu hiện [67, tr.5]. Văn học không chỉ tồn tại trong môi trường văn học dân tộc mà còn tỏa sáng trong các nền văn học khác của nhân loại. Học văn học nước ngoài là một trong những cách để so sánh vị thế “lấp lánh” của văn học dân tộc trên văn đàn thế giới, từ đó, tìm ra chính xác chỗ đứng của văn học dân tộc trong lòng công chúng yêu văn học và cũng là một trong những lí do giúp chúng ta nhận ra sự tiếp biến văn hóa nói chung và văn học nói riêng giữa các vùng miền trên thế giới. Đây không chỉ là cơ hội giúp văn hóa, văn học Việt Nam tiến gần hơn với văn hóa, văn học thế giới mà còn là cách giúp các nhà nghiên cứu định hình rõ những nét giao thoa giữa các nền văn học nghệ thuật trên thế giới với văn học nghệ thuật dân tộc Việt Nam. Song nếu chỉ có văn học dân tộc thì chưa thể là “tấm gương soi” phản chiếu đầy đủ cuộc sống vốn phong phú và phức tạp. Những tri thức về đời sống xã hội, lịch sử văn hóa… không chỉ tồn tại trong văn học Việt Nam mà cả trong văn học nước ngoài. Những phương diện văn hóa dân tộc, cuộc sống lịch sử, xã hội, triết học, tôn giáo, tính cách con người, chân dung tinh thần của dân tộc chỉ tồn tại trong các tác phẩm văn học của dân tộc ấy. Học văn học nước ngoài là cách giúp các em mở một cánh cửa vào thế giới, vào cuộc đời và tâm hồn con người trên toàn nhân loại. Thông qua những tác phẩm văn học nước ngoài, các em có thể so sánh, đối chiếu mối quan hệ gần gũi về thể loại, đề tài… giữa văn học Việt Nam với văn học nước ngoài, giữa các nền văn học với nhau, đồng thời tiếp nhận sự giao thoa, những quan hệ ảnh hưởng giữa các nền văn hóa, văn học với nhau. Vì vậy, việc xây dựng và ngày càng hoàn thiện một chương trình văn học nước ngoài đáp ứng nhu cầu của xã hội, bạn đọc giáo viên và học sinh là quy luật tất yếu của sự phát triển giáo dục. 1.2. Thực trạng dạy học văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay Hiện nay, qua các kênh thông tin đại chúng, các kì thi Đại học, Cao đẳng, các kết quả điều tra, khảo sát xã hội học, chúng ta nhận thấy rằng thực trạng dạy học văn chưa thỏa mãn mục tiêu giáo dục môn học đề ra, trong đó có phần văn học nước ngoài. Không những thế, việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài, chọn lựa các tác giả, tác phẩm đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông đang là câu hỏi lớn của không ít nhà giáo dục quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh. Công việc này phải dựa trên những kết quả của nghiên cứu khoa học. Việc xây dựng chương trình sao cho có sự hấp dẫn, khơi niềm hứng thú, say mê các em học sinh và cả giáo viên khi đến với các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài là điều không đơn giản. Đặc biệt, văn học Nga lâu nay vẫn được xem là mảng văn học có nhiều thế hệ bạn đọc học sinh đón đợi nhiều nhất cũng ở trong tình trạng tương tự. Thực tế cho thấy, giáo viên và học sinh chưa thực sự thỏa mãn khi tiếp xúc với một khối lượng tác giả, tác phẩm của nền văn học Nga đa dạng và phong phú xuất hiện trong chương trình Ngữ văn hiện hành. Xuất phát từ thực trạng dạy học văn nói chung, văn học nước ngoài và văn học Nga nói riêng, theo định hướng của những phân tích ở trên cùng những băn khoăn trăn trở trong quá trình trực tiếp giảng dạy và tìm hiểu chương trình văn học Nga ở trường phổ thông, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục” như một thể nghiệm góp phần nâng cao chất lượng của việc xây dựng, biên soạn chương trình Ngữ văn. Từ một góc độ khác, đề tài cũng mong muốn trên cơ sở của những nội dung đã triển khai hình thành một hệ thống bài đọc ngoại khóa văn học Nga phục vụ trực tiếp cho việc dạy học văn học Nga theo chương trình hiện hành. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở Việt Nam cho đến nay, theo sự hiểu biết của chúng tôi, có hai hướng nghiên cứu chủ yếu về văn học Nga. Thứ nhất, là những công trình nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nền văn học Nga, quá trình tiếp nhận của độc giả Việt Nam đối với một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cũng như hoạt động dịch thuật tác phẩm văn học Nga sang tiếng Việt. Thứ hai, là những công trình nghiên cứu việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Nga trong nhà trường phổ thông. Trong hướng nghiên cứu thứ nhất, có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu như: + Lịch sử văn học Nga - Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên - NXB Giáo dục - 1999. + Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX - Hoàng Xuân Nhị - NXB Giáo dục - 1962. + Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỉ XIX - Trần Thị Phương Phương - NXB Khoa học xã hội, Hội nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP HCM - 2006. + Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi - Nguyễn Hải Hà - NXB Giáo dục - 1992. + Thi pháp nhân vật trong sông Đông êm đềm của Sôlôkhôp - Nguyễn Thị Vượng - NXB Giáo dục - 2007. + Thơ ca Nga - Tiến trình và giá trị - Trần Thị Phương Phương - Đề tài cấp Bộ - 2009. + Tiếp nhận văn xuôi Nga thế kỉ XIX ở Việt Nam - NXB Giáo dục - 2010. Vấn đề giảng dạy văn học Nga trong nhà trường phổ thông cũng được nhiều tác giả đề cập đến. Một số công trình đáng chú ý như: Văn học Nga trong nhà trường [47], Tác giả, tác phẩm: A. Puskin và Tôi yêu em [48], A. Puskin - Mặt trời thi ca Nga [77] ...v.v… Trong cuốn Văn học Nga trong nhà trường tác giả Hà Thị Hòa đã tập hợp những bài viết, bài nghiên cứu có liên quan đến chương trình văn học Nga trong nhà trường như một tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trường phổ thông. Cuốn sách đi sâu vào giới thiệu những bài viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của một số nhà văn như: A. Puskin, L. Tônxtôi, A. Sêkhôp, X. Êxênin, M. Gorki, M. Sôlôkhôp cùng những bài phân tích, bình giảng một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà thơ, nhà văn Nga đã nêu. Đồng thời, cuốn sách cũng tập hợp một số bài thơ, trích giảng trong chương trình văn học Nga nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc những tư liệu cụ thể về nền văn học Nga vốn đa dạng và phong phú. Qua những cuốn sách như Tác giả, tác phẩm: A. Puskin và Tôi yêu em [48], A. Puskin - Mặt trời thi ca Nga [77] …v.v… có thể thấy: nhìn chung, tất cả các tác giả từ góc độ nghiên cứu của mình, đều góp phần vào việc cung cấp tư liệu giúp giáo viên và học sinh bổ túc thêm những kiến thức về tác giả, tác phẩm đó. Song hành cùng những cuốn sách trên còn có một số bài báo cũng đề cập đến các tác giả văn học Nga trong nhà trường như: Đào Tuấn Ảnh với Sêkhôp và Nam Cao - một sáng tác hiện thực kiểu mới [2], Cách tân nghệ thuật của A. Sêkhôp [3], Phong Lê với Sêkhôp và Nam Cao - nhìn từ hai nền văn học [55], và Phạm Vĩnh Cư với Sêkhôp - nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch [26]…v.v… Để giúp giáo viên và học sinh dạy và học tốt tác giả, tác phẩm văn học Nga trong chương trình phổ thông, một số bài viết tiệm cần gần với các tác giả, tác phẩm cụ thể như: Ngô Tự Lập có bài Tôi yêu em, bài thơ không hình ảnh [54], Lê Nguyễn Cẩn có bài Dạy tác phẩm Sêkhôp trong nhà trường [25], Nguyễn Văn Đường có bài Tổ chức hướng dẫn học sinh lớp 11 THPT học truyện ngắn Người trong bao của A. Sêkhôp [31], Lê Thị Thu Hiền có bài Người trong bao - một truyện ngắn đặc sắc của A. P. Sêkhôp [45], Trần Thị Quỳnh Nga - Tiếp cận tác phẩm “Người trong bao” của Sêkhôp trong nhà trường [65], Nguyễn Hải Hà có bài Về giá trị của bài thơ Thư gửi mẹ của Êxênin [40]…v.v… Tựu trung lại, các bài viết trên đã chỉ ra những vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận và giảng dạy các tác phẩm trên sao cho đúng với tinh thần và giá trị của tác phẩm. Trong sự quan tâm của chúng tôi, vấn đề xây dựng chương trình mới là trọng tâm đáng chú ý của luận văn. Liên quan trực tiếp đến việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông, chúng tôi thấy có các công trình tiêu biểu như: Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài [91] của tác giả Phùng Văn Tửu, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể [29] của Nguyễn Viết Chữ…v.v… Trong cuốn sách Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài [91] tác giả Phùng Văn Tửu chỉ rõ quan điểm là “nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp đang trực tiếp giảng dạy phần văn học này” [91, tr.3] mà chưa “bàn đến nội dung chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông” [91, tr.3]. Vì thế, cuốn sách chỉ giới hạn trong ba vấn đề, tập trung vào các tác phẩm văn học Pháp: Thứ nhất: Văn học dịch và phương hướng tiếp cận; Thứ hai: Luận bàn về một số áng văn hay (chủ yếu là văn học Pháp); Thứ ba: Để cảm thụ và giảng dạy tốt hơn. Gần đây trong sách Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể [29] tác giả Nguyễn Viết Chữ đề cập đến vấn đề cấu trúc, nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông. Tác giả dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn để đề ra những nguyên tắc căn bản cho việc lựa chọn và giảng dạy văn học nước ngoài. Theo tác giả, việc chọn lựa kiến thức đưa vào chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông “chưa được nghiên cứu một cách hệ thống” và còn “nhiều hạn chế” [29, tr.158]. Vì thế, việc đề ra những yêu cầu có tính nguyên tắc khi chọn lựa tác phẩm văn học nước ngoài cũng là một cách để “chấn hưng” nền giáo dục hiện nay. Ngoài ra, còn có một số bài viết nhỏ lẻ, đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Trong bài viết Về chỗ đứng của môn văn học nước ngoài trong nhà trường [90] tác giả Phùng Văn Tửu chỉ ra rằng: “Từ sau cách mạng tháng Tám, chương trình văn học nước ngoài trong nhà trường từng bước được mở rộng, khắc phục dần những chỗ hổng về kiến thức phổ thông của các thế hệ học sinh trước kia. Tuy nhiên, cho đến nay, cách bao quát văn học thế giới chia thành ba mảng chưa thật hợp lí - văn học châu Á, văn học phương Tây, văn học Nga - xô viết - nên nhiều mảng văn học thế giới còn trống vắng trong chương trình” [90, tr.53]. Theo tác giả, việc học văn học nước ngoài trong trường phổ thông là “dịp để học sinh tiếp xúc với đỉnh cao của tinh thần văn hóa nhân loại một cách có hệ thống và có bài bản, hướng dẫn, tránh được sự mò mẫm cũng như các phiến diện lệch lạc” [90, tr.53]. Vì thế, chỗ đứng của môn văn học trong nhà trường [90] trở nên đáng quan tâm hơn bao giờ hết. Không những thế, “chỗ đứng” còn thể hiện ở việc “giảng dạy môn văn học nước ngoài bằng tiếng Việt và thông qua bản dịch” [90, tr.52]. Đây là vấn đề mang tính “bất đắc dĩ nhưng tất yếu” [90, tr.55], và cần thiết nhất khi tiến hành xây dựng chương trình văn học nước ngoài. Cùng quan điểm với Giáo sư Phùng Văn Tửu, Vũ Quốc Anh trong bài viết Văn học nước ngoài trong chương trình văn học phổ thông trung học [1] cũng nhận định: “Để chuyển tải những giá trị của các tác phẩm văn học nước ngoài đến học sinh có vô vàn khó khăn… những bản dịch có chất lượng dịch thuật tốt nhất cũng không thể nào lột tả hết những tư tưởng và phong cách nghệ thuật của tác giả cũng như đặc sắc riêng của từng nền văn học, từng ngôn ngữ văn học” [1]. Tác giả Phương Thanh trong bài viết Sự chênh lệch về kiến thức: biên soạn phần văn học nước ngoài trong sách văn học [83] cho rằng: “Phần văn học nước ngoài trong chương trình của lớp 10 và lớp 11 được cả người dạy và người học đánh giá là có sự biên soạn công phu nhất. Sự công phu này được thể hiện ở phần trình bày có hệ thống, tranh ảnh, minh họa…” [83]. Song, việc người biên soạn chú trọng quá vào những tác giả, tác phẩm nổi tiếng mà quên mất một việc, đó là “sự chênh lệch về kiến thức văn học giữa các thầy cô giáo và ngay cả bản thân học sinh (…) càng không thể đồng nhất trình độ thẩm thấu tác phẩm văn học giữa họ” [83]. Theo tác giả, “để việc giảng dạy văn học nước ngoài có hiệu quả hơn, thiết nghĩ các nhà biên soạn sách giáo khoa nên chọn lựa kỹ càng hơn nữa, cũng như để tâm đến xuất xứ của tác giả, tác phẩm hoặc nếu đưa phần trích dịch cũng nên kèm đôi dòng tóm tắt tác phẩm cho cả người học và người dạy cảm thấy thoải mái hơn trong việc tiếp cận tác phẩm” [83]. Trong những năm gần đây, việc triển khai nghiên cứu vấn đề xây dựng chương trình văn học Nga từ góc độ cụ thể tuy có được tiến hành nhưng nhìn chung vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, số lượng các công trình, bài viết về vấn đề này còn quá ít, mới dừng lại ở những gợi ý. Theo nguồn tư liệu của chúng tôi, năm 2010 Tiến sĩ Trần Thị Quỳnh Nga đã xuất bản cuốn Văn học Nga xô viết ở trường Trung học phổ thông [66]. Theo tác giả, chương trình văn học nước ngoài và văn học Nga nên “ưu tiên giới thiệu càng nhiều càng tốt những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ để tạo hứng thú, nâng cao năng lực đọc thẩm mĩ cho học sinh, hướng học sinh đến việc phát hiện và rung động trước vẻ đẹp của tác phẩm” [66, tr.42]. Trước đây, vấn đề chương trình văn học Nga trong nhà trường phổ thông cũng được một số nhà nghiên cứu đề cập đến ở cấp độ bài báo như: Giáo sư Nguyễn Hải Hà có bài viết Văn học Xô viết trong trường trung học phổ thông (Tạp chí văn học số 6 năm 2001) bày tỏ quan điểm về sự lựa chọn ba tác giả văn học Xô viết trong sách Văn 12 là Gorki, Êxênin và Sôlôkhôp “chứng tỏ chúng ta trân trọng và đánh giá cao thành tựu của văn học Nga - Xô viết” [38]. Theo tác giả, trong bối cảnh còn nhiều tranh luận nóng bỏng về chính trị, việc “lựa chọn những gì đã tương đối ổn định” [38] là việc nên làm. Tiến sĩ Trần Thanh Bình trong bài viết Mấy ý kiến về nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước ngoài đăng trên Tạp chí Giáo dục, 2009, số 211 cũng bày tỏ quan điểm về những khiếm khuyết trong quá trình xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông. Việc xây dựng chương trình theo nguyên tắc đồng tâm như hiện nay đem lại hiệu quả không cao cho quá trình tiếp nhận văn học nước ngoài của bạn đọc học sinh, đồng thời làm giảm khả năng tiếp nhận các văn bản mới của học sinh về nền văn học đó. Nên chăng, thay vì xây dựng theo nguyên tắc này, chúng ta nên thay bằng nguyên tắc tuyến tính, như thế, sự bao quát về một nền văn học nước ngoài sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn, tránh sự lặp lại không cần thiết. Hơn nữa, khi xây dựng theo nguyên tắc này chúng ta sẽ có cơ hội giới thiệu đến giáo viên và học sinh nhiều tác giả, tác phẩm có giá trị hơn, tạo cho chương trình sự đa dạng, phong phú và mang tính hấp dẫn hơn. Tuy vậy, những cuốn sách, bài báo trên chỉ dừng lại ở những gợi ý, phác thảo mà chưa mang tính chuyên sâu. Chúng ta còn rất thiếu những công trình nghiên cứu cụ thể về chương trình văn học Nga trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Thực hiện luận văn, theo chúng tôi là việc tiếp tục phát triển các ý tưởng về chương trình văn học nước ngoài và văn học Nga của các nhà nghiên cứu trước, đồng thời hiện thực hóa ý tưởng đó bằng một chương trình cụ thể tuy là một gợi ý nhỏ nhưng lại đặt ra vấn đề lớn làm bước đệm cho việc xây dựng lại chương trình sách giáo khoa phổ thông những năm sau 2010. 3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu Luận văn thực hiện việc tìm hiểu văn học Nga trong chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông để đưa ra những nhận xét cơ bản về văn học Nga trong chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay. Bước đầu thực hiện việc tìm hiểu văn học Nga trong chương trình văn học nước ngoài hiện hành nhằm phác thảo mảng văn học Nga ở trường phổ thông như một thử nghiệm, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh theo định hướng đổi mới giáo dục toàn diện hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất phương án xây dựng một hệ thống các bài đọc ngoại khóa văn học Nga như một phụ lục nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho việc dạy và học văn học Nga theo chương trình hiện hành. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trước hết, chúng tôi tìm hiểu những tri thức lí luận đã được công bố qua các tài liệu, công trình nghiên cứu và các chuyên luận, qua đó, chọn lọc và tìm ra những điểm thích hợp để nghiên cứu, làm cơ sở cho việc tìm ra hướng đi đúng đắn khi xây dựng mảng văn học Nga trong chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay. Sau đó, chúng tôi nghiên cứu các tác giả, tác phẩm chọn lọc của nền văn học Nga để lựa chọn tác phẩm điển hình phù hợp với lí luận văn học, tâm lí giáo dục và văn hoá nhằm kiến nghị đưa vào khung chương trình nghiên cứu. Trên cơ sở khảo sát tình hình dạy và học Văn học nước ngoài nói chung và văn học Nga nói riêng ở một số trường phổ thông tại Nha Trang - Khánh Hoà, chúng tôi phác thảo chương trình văn học Nga phù hợp với nhu cầu tiếp cận của giáo viên và học sinh trong sự phát triển của xã hội. Luận văn là một trong rất nhiều những đề xuất xây dựng chương trình văn học Nga. Vì thế, giới hạn của luận văn chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu mang tính thử nghiệm. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu vấn đề luận văn đặt ra, trong quá trình thực hiện, người viết đã kết hợp, vận dụng linh hoạt phương pháp nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm một cách linh hoạt, cụ thể là: + phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề, phát hiện và rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông qua việc tìm hiểu các tư liệu, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực: Giáo dục học, Tâm lí học, Lí luận văn học, Lí luận và phương pháp dạy học văn… có liên quan trực tiếp đến phạm vi đề tài. + Phương pháp điều tra, khảo sát: được sử dụng để thu thập tư liệu thực tế về những tác giả, tác phẩm phù hợp và được giáo viên, học sinh yêu thích trong chương trình văn học Nga ở trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. + Phương pháp thống kê: Thống kê, phân tích các số liệu trong quá trình điều tra, thâm nhập thực tế ở một số trường phổ thông bổ trợ cho phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đạt được những kết quả chính xác, khách quan. + Phương pháp quan sát tự nhiên: tham gia dự giờ một số tiết giảng văn học nước ngoài ở trường phổ thông để tìm hiểu nhu cầu hứng thú và thái độ của người dạy và học chương trình văn học Nga. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài “Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục” đạt được một số kết quả cụ thể như sau: Một là, tạo sự giao thoa giữa giáo viên - học sinh - tác phẩm, khơi nguồn hứng thú học tập từ giáo viên đến học sinh thông qua những tác giả, tác phẩm có trong chương trình vẫn chưa đem lại hiệu quả cao. Hai là, giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn lạc quan, sự say mê hứng thú hơn khi đến với chương trình văn học Nga. Ba là, thông qua việc điều tra và những thống kê sơ bộ của giáo viên và học sinh phổ thông, luận văn cũng phần nào giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn về việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài nói chung và văn học Nga nói riêng. Bốn là, với hệ thống cấu trúc văn học Nga được lựa chọn đây có thể là một trong những tư liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học những tiết ngoại khóa văn học Nga theo chương trình hiện hành. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn gồm ba chương: Chương 1: Trình bày những cơ sở lí luận liên quan đến việc xây dựng chương trình văn học nước ngoài theo tinh thần đổi mới giáo dục như: quan điểm đổi mới, mục tiêu và những nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước ngoài trong trường phổ thông hiện nay. Chương 2: Đề cập đến những vấn đề liên quan đến văn học Nga trong trường phổ thông như: vị trí, vai trò, cấu trúc và xu hướng đổi mới văn học Nga theo tinh thần đổi mới giáo dục. Trong chương này chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu lấy ý kiến giáo viên và học sinh làm cơ sở cho việc đánh giá cấu trúc, nội dung chương trình văn học Nga trong chương trình Ngữ văn hiện hành làm cơ sở thực tế để tiến hành xây dựng thử nghiệm chương trình văn học Nga theo định hướng mới. Chương 3: Chương này mô tả những phác thảo cụ thể về cấu trúc chương trình cũng như giá trị của tác phẩm, đoạn trích đưa vào trong chương trình Ngữ văn. Trong chương này chúng tôi cũng tiến hành điều tra bằng phiếu lấy ý kiến giáo viên và học sinh về cấu trúc, nội dung chương trình văn học Nga mới xây dựng làm cơ sở thực tế để đánh giá khách quan vấn đề đã đặt ra. CHƯƠNG 1. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI THEO TINH THẦN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1.1 . Cơ sở xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay Trong xu thế phát triển của xã hội, Nghị quyết số 40/2000/NQ - QH10 của Quốc hội (ban hành ngày 09 tháng 12 năm 2000) về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là “xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” [10, tr.9]. Mục tiêu trên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và thích ứng với thực tiễn xã hội theo xu thế phát triển của giáo dục thế giới, đồng thời đáp ứng bốn trụ cột giáo dục thế kỉ XXI mà Ủy ban giáo dục thế kỉ XXI của UNESSCO đã đúc kết: “học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình” [88, tr.8]. Không những thế, Luật Giáo dục mới ban hành cũng đã thể hiện quan điểm đổi mới giáo dục phổ thông khác với các lần cải cách trước: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông” (Điều 29 - Mục II - Luật giáo dục - 2005) [10, tr.23]. Theo mục tiêu đó, chương trình môn Ngữ văn phổ thông đã có sự thay đổi đáng kể. Ba phân môn: Văn học - Tiếng Việt - Làm văn, nay tích hợp lại thành môn Ngữ văn và gộp chung ba cuốn sách thành một cuốn duy nhất cho phép người học tiếp cận gần hơn với khái niệm “môn Văn vừa là môn công cụ vừa là môn học nghệ thuật” [60, tr.105] vì tính tư tưởng, tính tri thức, tính nhân văn, tính thẩm mĩ và tính công cụ là một thể thống nhất không thể tách rời. Chương trình Ngữ văn biên soạn theo tinh thần mới không còn là sự kết hợp lỏng lẻo giữa ba phân môn mà là sự tích hợp, tức là có sự kết hợp chặt chẽ giữa “các lĩnh vực tri thức gần nhau của các phân môn Văn, Tiếng Việt và Làm văn nhằm hình thành và rèn luyện tốt các kĩ năng đọc, nói, nghe, viết cho học sinh” [88, tr.10]. Ngoài ra, Chương trình giáo dục phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã xác định mục tiêu của “môn Ngữ văn ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh: 1. Có những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, hệ thống về văn học và tiếng Việt, bao gồm: kiến thức về những tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại cơ bản của văn học Việt Nam và một số tác phẩm, đoạn trích của văn học nước ngoài; những hiểu biết về lịch sử văn học và một số kiến thức lí luận văn học cần thiết; những kiến thức khái quát về giao tiếp, lịch sử tiếng Việt và các phong cách ngôn ngữ; những kiến thức về các kiểu văn bản, đặc biệt là văn bản nghị luận (đặc điểm, cách tiếp nhận và tạo lập). 2. Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành ứng dụng. 3. Có tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại” [59, tr.12]. Hướng đến mục tiêu này, phần Văn trong chương trình Ngữ văn bao gồm hai bộ phận: văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Dạy và học văn học nước ngoài ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển tri thức toàn diện, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh. Đặc biệt, văn học nước ngoài càng có ý nghĩa hơn trong đời sống hôm nay khi mà văn hóa Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang trong thời kì bước vào giai đoạn hội nhập giữa nền văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Lênin cho rằng: Văn hóa hiện đại phải thâu tóm tinh hoa của mọi nền văn minh trước nó. Sự hợp lưu này diễn ra trong quá trình hình thành nhân cách của con người theo một quy luật mang tính định hướng mà Aimatôp gọi là “gam màu riêng trong bảng pha màu kì diệu”. Vì vậy, để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa, có thể hiểu biết các nền văn học, văn hóa nước ngoài, “học để biết mình”, đánh giá đúng bản sắc giá trị văn học dân tộc, học sinh cần biết đến những phối cảnh rộng lớn hơn của văn học thế giới. Ở phổ thông, chương trình văn học nước ngoài trước hết nhằm phục vụ mục tiêu chung của môn Ngữ văn,._. sau đó là cung cấp một hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại có tính hệ thống về văn học, văn hóa thế giới cùng những tác giả, tác phẩm ưu tú nhất, vĩ đại nhất mà “văn học dân tộc chỉ là một bộ phận”, góp phần phát triển năng lực tư duy, năng lực đọc - hiểu, cảm thụ văn học của học sinh [10, tr.59]. Bên cạnh đó, văn học nước ngoài còn bồi dưỡng cho học sinh tình yêu văn học, văn hóa thế giới, ý thức khám phá, tìm hiểu các nền văn học, văn hóa trên thế giới, từ đó có sự so sánh, đối chiếu với những nét tương đồng của văn học dân tộc; giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại. Phù hợp với cơ sở xây dựng chương trình Ngữ văn phổ thông nói chung, chương trình văn học nước ngoài phải xây dựng trên cơ sở “kết hợp trục lịch sử văn học và trục thể loại” [10, tr.58] giúp học sinh định hình phương pháp đọc tác phẩm thông qua thể loại. Muốn vậy, văn bản tác phẩm phải được lựa chọn theo thể loại và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại (khác với chương trình cũ, theo lịch sử, nặng về văn học sử). Mỗi thể loại tiêu biểu cho mỗi nền văn học dân tộc sẽ được lựa chọn nhằm giới thiệu tinh hoa văn hoá thế giới, đồng thời trang bị công cụ đọc - hiểu giúp học sinh nắm bắt tri thức dễ dàng, thuận tiện hơn. Những tri thức về Lí luận văn học, Lịch sử văn học trở thành công cụ tiếp nhận văn bản của học sinh trong quá trình đọc - hiểu. Những thể loại văn học truyền thống như sử thi, truyện, thơ, tiểu thuyết và kịch trong chương trình hiện hành nay được bổ sung thêm thể loại nghị luận giúp học sinh có cái nhìn so sánh, đối chiếu với các thể loại vốn có của văn học dân tộc. Tóm lại, quan điểm đổi mới chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay là một cách giúp học sinh có được “nhãn quan rộng lớn về văn học thế giới” [10, tr.59]. Thông qua đó, học sinh có cái nhìn so sánh, đối chiếu những “tác phẩm có quan hệ gần gũi về thể loại, đề tài (…) giữa văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, giữa các nền văn học nước ngoài với nhau” [10, tr.59]. 1.2 Nguyên tắc xây dựng chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông hiện nay “Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức học tập, các cách đánh giá kết quả học tập (…) nhằm đạt được mục tiêu học tập đã đề ra” [27, tr.34]. Như vậy, khi xây dựng chương trình giáo dục, các nhà làm chương trình cần hoạch định công việc theo các thành tố sau: + Cái mà người học cần (nội dung giáo dục) + Cách thức dạy và học (phương pháp giáo dục) + Thời điểm trình bày các nội dung (trình tự quá trình giáo dục) Để hoàn thiện ba thành tố nêu trên, chương trình giáo dục phải được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc tiêu biểu, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và nhu cầu thích ứng cùng sự hiểu biết của người học trong thời đại hiện nay. Đối với môn Ngữ văn nói chung và văn học nước ngoài nói riêng, hoàn thiện ba thành tố trên cũng là một trong những yêu cầu mang tính bắt buộc. Chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng chương trình Ngữ văn phổ thông. Thứ nhất, chương trình phải được xây dựng “từ những tiền đề cơ bản quyết định nội dung, mục đích, mức độ (…) của bản thân chương trình” [57, tr.48]. Đó là những “căn cứ về bản thân học sinh, về chế độ hoàn cảnh xã hội, về thực trạng thẩm mỹ từ những dự đoán có căn cứ và bước tiến của xã hội…” [57, tr.48]. Hơn nữa, chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông không đơn thuần là bản thống kê tất cả các tác giả, tác phẩm hay những sự kiện văn học. “Chương trình phải thể hiện một cách có ý thức, một cách toàn diện, một cách nhất quán (…) những mục tiêu đào tạo cụ thể của từng cấp, từng lớp… bằng công cụ văn học và Tiếng Việt” [57, tr.49] và những tác động của xã hội đến quá trình đào tạo này. Thứ hai, việc xây dựng chương trình môn Ngữ văn không thể không gắn liền với các ngành khoa học có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc dạy và học văn trong nhà trường phổ thông. Đó là cách giúp quá trình dạy học văn tiến lên ngang tầm với khoa học sư phạm hiện đại. Thứ ba, trong quá trình xây dựng chương trình cần xác định đúng đắn “một quan niệm mới về kiến thức” [57, tr.50]. Theo Giáo sư Phan Trọng Luận, “kiến thức chỉ thực sự trở thành kiến thức sống một khi nó được chuyển hóa vào bên trong bằng chính những hoạt động nhận thức của bản thân chủ thể tiếp nhận” [57, tr.50]. Hơn nữa, bản thân kiến thức không phải là mục đích để phát triển người học sinh mà chỉ trở thành phương tiện giúp học sinh tự phát triển và hoạt động một cách sáng tạo. Thứ tư, “hệ thống kĩ năng gắn liền với kiến thức” [57, tr.51] cần được chú ý khi tiến hành xây dựng chương trình môn Ngữ văn. Đây là yêu cầu mang tính bắt buộc nhằm phát huy tối đa hiệu lực phát triển của học sinh. Kiến thức và kĩ năng trong chương trình phải được “sắp xếp một cách có hệ thống, phù hợp với hệ thống khái niệm của các ngành khoa học Tiếng Việt, Văn học và Làm văn, phù hợp với tâm lí của học sinh” [9, tr.6]. Thứ năm, “sự kết hợp hữu cơ giữa kiến thức khái quát và kiến thức tư liệu theo tỉ lệ hợp lí nhất” [57, tr.52] là “chìa khóa giúp cho học sinh độc lập vận dụng và phát triển những hiểu biết đã có một cách sáng tạo” và “phù hợp với đặc trưng cảm thụ hình tượng văn chương và phương pháp giảng dạy văn học” [57, tr.53]. Bên cạnh đó, “liên kết các phân môn và liên môn” [57, tr.55] là xu hướng tất yếu trên con đường tối ưu hóa việc giảng dạy văn học trong nhà trường. Bên cạnh những yêu cầu mang tính chỉ đạo trên, chương trình môn Ngữ văn biên soạn theo tinh thần đổi mới giáo dục phổ thông cũng đã đề ra những yêu cầu cụ thể nhằm hướng đến việc xây dựng một chương trình Ngữ văn hoàn thiện cả về chất lẫn lượng. Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn - Bộ Giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục - 2006, các yêu cầu về xây dựng chương trình Ngữ văn được thể hiện như sau: Thứ nhất: Bám sát mục tiêu đào tạo Chương trình môn Ngữ văn xây dựng theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông đã xác định đây là môn học vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Hơn nữa, nó là môn học phản ánh thành tựu ổn định của các ngành khoa học Tiếng Việt, văn học, làm văn những năm đầu thế kỉ XXI về hệ thống cấu trúc và hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt, về lí luận, lịch sử và phê bình văn học. Vì thế, có thể nói chương trình môn Ngữ văn được xây dựng phù hợp với yêu cầu thống nhất và phát triển trên cơ sở bám sát mục tiêu dạy học của từng cấp. Với cấp tiểu học, môn Ngữ văn tập trung vào việc rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói nhằm trang bị cho học sinh công cụ ngôn ngữ tối thiểu để thực hiện các hoạt động học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi. Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, việc hoàn thiện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt gắn liền với nhiệm vụ trang bị những kiến thức nền tảng về tiếng Việt, văn học, làm văn. Các kĩ năng này một mặt được phát triển trên cơ sở kiến thức lí luận, mặt khác trở thành công cụ đắc lực để chiếm lĩnh kiến thức và hình thành những kĩ năng, phẩm chất mới của người lao động mới. Ngoài ra, chương trình môn Ngữ văn còn đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức. Chương trình cũng trang bị cho học sinh những hiểu biết xã hội về con người, cái đẹp và phát triển năng lực giao tiếp, tư duy, góp phần hình thành năng lực hoạt động thực tiễn cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Thứ hai: Tính kế thừa và phát triển Một trong những nguyên tắc xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung, việc sắp xếp những chuẩn kiến thức và kĩ năng trong chương trình phải đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với khái niệm của các ngành khoa học tiếng Việt, Văn học, Làm văn và phù hợp với tâm sinh lí của học sinh. Chương trình môn Ngữ văn của các cấp học phân chia theo từng giai đoạn phát triển của tâm sinh lí học sinh. Với học sinh tiểu học, việc nhận biết tri thức được chú ý nhiều hơn, từ đó hình thành cho học sinh kĩ năng tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả. Sang các giai đoạn tiếp theo, học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cần thông tin tri thức theo hướng tuyến tính nhằm góp phần củng cố nội dung giáo dục của các cấp, bậc học trước đó, đồng thời bổ sung, phát triển và nâng cao tri thức hơn nhằm hoàn thiện học vấn phổ thông. Hệ thống kiến thức bao gồm các kiến thức chuẩn bị cho việc đào tạo tiếp tục sau khi tốt nghiệp phổ thông, các kiến thức trực tiếp phục vụ cho cuộc sống hiện tại của người học; kiến thức định hướng cho nghề nghiệp trong tương lai, trong đó, loại kiến thức mang tính phương pháp, giàu tính ứng dụng được chú ý. Bên cạnh đó, chương trình môn Ngữ văn một mặt tiếp thu những ưu điểm của chương trình Ngữ văn trước đây, một mặt tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến về giáo dục Ngữ văn của các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới. Do đó, chương trình môn Ngữ văn biên soạn theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phù hợp hơn với điều kiện dạy học của nước ta hiện nay và có khả năng cải thiện đáng kể những thiếu sót trong tương lai. Thứ ba: Tính tích hợp Chương trình môn Văn học và Tiếng Việt hiện nay của nước ta được xây dựng trên quan điểm tích hợp ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn thành một môn học có tên gọi là Tiếng Việt đối với tiểu học và Ngữ văn đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông. Có hai hướng tích hợp chủ yếu trong chương trình môn Ngữ văn: tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc. Tích hợp theo chiều ngang là cách “gắn kết nội dung dạy kiến thức với nội dung rèn kĩ năng, nội dung của các phần Tiếng Việt, Làm văn với nội dung của phần Văn học” [9, tr.7]. Thông qua các hình tượng văn học và tình huống giao tiếp môn Ngữ văn có khả năng kết hợp với giáo dục công dân củng cố và mở rộng hiểu biết về văn hóa xã hội cho học sinh. Tích hợp theo chiều dọc là cách “thiết kế những đơn vị kiến thức, kĩ năng học sau bao hàm những kĩ năng, kiến thức đã học trước ở mức độ cao hơn và sâu hơn theo nguyên tắc đồng tâm và phát triển” [9, tr.7]. Ngoài những vấn đề mang tính bắt buộc đối với tất cả các phân môn khi xây dựng chương trình, văn học nước ngoài trong trường phổ thông phải được xây dựng theo những nguyên tắc được nghiên cứu mang tính chuyên biệt. Theo các tác giả Nguyễn Viết Chữ, Trần Thị Quỳnh Nga… có thể hệ thống hóa các nguyên tắc đặc thù của việc xây dựng chương trình văn học Nga trong nhà trường phổ thông gồm: Nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc lựa chọn tác giả, nguyên tắc lựa chọn tác phẩm, nguyên tắc lựa chọn bản dịch và nguyên tắc tạo dựng mối quan hệ giữa văn học dân tộc và văn học nước ngoài. 1.2.1. Nguyên tắc hệ thống Nguyên tắc hệ thống được hiểu là khi xây dựng chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông phải xác định “chương trình văn học nước ngoài như một hệ thống, trong đó mỗi nền văn học đóng vai trò như một yếu tố, có quan hệ bổ sung qua lại, tác động và quy định lẫn nhau” [66, tr.31] để thông qua văn học nước ngoài, học sinh có nhãn quan rộng lớn hơn về văn học thế giới mà văn học dân tộc là một bộ phận. Như chúng ta đã biết, chương trình văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông vốn được xem như là cửa sổ tri thức văn hóa của nhân loại, là luồng gió mới đem đến cho người đọc - học sinh những khám phá, thích thú về một chân trời mới với những đỉnh cao văn học của nhân loại. Mỗi tác phẩm đưa vào chương trình giáo dục đều có dung lượng lớn và đạt đến trình độ chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh nên việc hiểu và nắm bắt những giá trị tinh hoa của văn học nước ngoài là điều không dễ đối với giáo viên và học sinh. Hiện nay, văn học nước ngoài đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông. Ngoài các nền văn học Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, cổ Hi Lạp đã xuất hiện từ trước, chương trình hiện hành đưa thêm một số tác phẩm của các nền văn học khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Mỹ - La tinh… Bức tranh toàn cảnh về nền văn học thế giới phần nào đã được hoàn thiện trên mảnh đất hẹp, đóng vai trò bổ trợ lẫn nhau làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng của văn học nhân loại. Theo nguyên tắc hệ thống, khi lựa chọn, phân bố, sắp xếp các tác giả, tác phẩm của một nền văn học nước ngoài không chỉ bó hẹp trong quan điểm lựa chọn từng nền văn học, hoặc chú ý đến một số nền văn học tiêu biểu. Việc lựa chọn này phải đặt trong cái nhìn tổng thể, tức là các tác giả, tác phẩm được đặt trong một hệ thống lớn. Chỉ trong hệ thống lớn này, văn học nước ngoài mới được nhìn một cách cân đối, hài hòa, hợp lí giữa các nền văn học của các châu lục, giữa các trường phái, giai đoạn, thể loại… khác nhau. Bên cạnh đó, các tác giả, tác phẩm trong chương trình văn học nước ngoài cũng phải được giới thiệu trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với các tác giả, tác phẩm của chương trình văn học dân tộc với các kiểu văn bản, các thể loại văn học trong một hệ thống lớn hơn là chương trình Ngữ văn phổ thông. Đó là cách thức định hướng học sinh bước đầu có ý thức so sánh, đối chiếu những tác giả, tác phẩm có quan hệ gần gũi về thể loại, đề tài… giữa các nền văn học với nhau, phần nào có ý thức về sự tương đồng loại hình, quan hệ ảnh hưởng của văn học hay là sự khác biệt do bản sắc văn hóa dân tộc… 1.2.2. Nguyên tắc lựa chọn tác giả Nhìn chung, các tác giả lựa chọn trong chương trình văn học nước ngoài ở trường phổ thông trước hết là những tấm gương lao động nghệ thuật quên mình với những khát khao hóa giải tâm hồn, tình yêu và hạnh phúc cho con người. Tuy nhiên, trong trường phổ thông, do không có điều kiện để giới thiệu hết các tác gia và tác giả của mọi nền văn học trên thế giới nên việc lựa chọn tác giả phải được thực hiện theo một nguyên tắc cụ thể. Thứ nhất, trong một thời gian hạn chế “giới thiệu được nhiều tác giả hơn” [66, tr.32] và thứ hai, “những tác giả được giới thiệu không những là đỉnh cao của văn học thế giới mà còn phải thật sự là người đại diện xứng đáng cho nền văn học của đất nước, dân tộc đó” [66, tr.33]. Có thể nói rằng, người viết chỉ có thể trở thành nhà văn, thành tác giả của một tác phẩm văn học khi nó được công nhận. Hoạt động viết, sáng tạo của họ mới dừng lại ở mức ham thích. Khi tác phẩm có sự giao tiếp với người đọc và được người đọc công nhận, tác giả mới có tên tuổi và chỗ đứng của mình. Đúng như nhà thơ Đức Hainơ đã nói: “cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác mà phải trong chính tác phẩm của họ” [42, tr.132]. Vì thế, theo yêu cầu thứ nhất, văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn phổ thông nên sắp xếp theo nguyên tắc tuyến tính (thay cho nguyên tắc đồng tâm như hiện nay), nghĩa là những tác giả đã giới thiệu ở chương trình lớp dưới sẽ không xuất hiện ở các lớp trên. Theo đó, Lỗ Tấn được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 với tác phẩm Cố hương nên việc giới thiệu thêm Thuốc là không cần thiết, trong khi nhắc đến Lỗ Tấn, người ta vẫn nhắc nhiều đến AQ chính truyện hơn là hai tác phẩm trên. Hay như, Vichto Huygô được giới thiệu là nhà viết tiểu thuyết nổi tiếng của nền văn học Pháp thế kỉ XVIII với Những người khốn khổ chứ không phải là Đêm đại dương… Không những thế, theo nguyên tắc lựa chọn tác giả, yêu cầu tuyển chọn tác gia - đại diện cho nền văn hóa của dân tộc đòi hỏi người biên soạn sách sự tỉnh táo nhất định. Một điều dễ nhận thấy là không ít tác gia giới thiệu trong chương trình Ngữ văn phổ thông chưa xứng đáng với vị trí và yêu cầu trên. Ví dụ như văn học Nhật Bản chỉ giới thiệu mảng thơ Hai-cư nổi tiếng của nền văn học này mà thiếu hẳn phần văn xuôi - người bạn đồng hành của mọi nền văn chương trên thế giới. Trong khi đó, văn học Trung Quốc được giới thiệu trong chương trình phổ thông khá nhiều. Ngay từ lớp 6 các em đã được tiếp cận với văn học Trung Quốc thông qua câu chuyện cổ tích Cây bút thần. Ở lớp 7, các em được học khá nhiều tác phẩm thơ Đường của các nhà thơ nổi tiếng như Lí Bạch, Đỗ Phủ… Đến lớp 10 các em lại tiếp tục nghiên cứu thơ Đường với số lượng tác phẩm đồ sộ hơn. Thế nhưng, mảng tiểu thuyết cổ điển - thành công rực rỡ trên văn đàn văn học Trung Quốc lại chỉ được giới thiệu một cách sơ lược với việc tiếp cận hai đoạn trích trong tiểu thuyết cổ điển Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Là người đại diện cho nền văn học Ấn Độ, Tagor được lựa chọn trong chương trình với hai bài thơ Mây và sóng (Lớp 9), Bài thơ số 28 (Lớp 11). Dù để lại cho nhân loại hàng trăm truyện ngắn, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, 52 tập thơ, hàng trăm ca khúc và hàng ngàn bức họa nhưng nói đến Tagor, người đọc sẽ nghĩ đến một nhà thơ trữ tình với những câu thơ lay động thế giới tâm hồn con người. Nói đến Puskin, người đọc sẽ hình dung đến một nhà thơ trữ tình hơn là một nhà văn dù ông thành công trên nhiều lĩnh vực: truyện, kịch, trường ca, truyện thơ… Tiến sĩ Nguyễn Viết Chữ cho rằng: “Chọn tác phẩm không tiêu biểu cho phong cách tư tưởng của tác giả sẽ không gây được ấn tượng đúng về bản thân tác giả hoặc hiệu lực tinh thần sẽ không cao” [29, tr.179]. Vì thế, dù Puskin hay Tagor có thành công trên nhiều lĩnh vực người đọc vẫn nhớ đến các ông với danh hiệu nhà thơ trữ tình. Hơn nữa, một tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng được sinh ra từ một thiên tài. Từ L. Tônxtôi cho đến Gôgôn hay Lỗ Tấn viết vẫn là cách tồn tại với cuộc đời. Do đó, việc lựa chọn tác phẩm đại diện cho tư tưởng, thi pháp của tác giả trong vườn hoa nghệ thuật là cách tôn trọng tài năng nghệ thuật của chính tác giả đó. 1.2.3. Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm được hiểu là “Chương trình văn học trong nhà trường phải giới thiệu các tác phẩm có tính tư tưởng, nghệ thuật cao và phù hợp với học sinh ở lứa tuổi này hay khác” [91, t.58]. Bên cạnh đó, tác phẩm được chọn phải tiêu biểu nhất cho sự nghiệp của tác giả, tức là tác phẩm thuộc thể loại mà tác giả đạt được thành công nhất, tránh sự ấn tượng không đúng về bản thân tác giả đó của học sinh. Là sản phẩm được tạo ra, tồn tại tách khỏi tác giả, tác phẩm có một sinh mệnh khác so với những gì diễn ra trong tâm trí nhà văn. Nó có thể tồn tại dài hơn đời một nhà văn và được tiếp nhận trong nhiều môi trường khác nhau tùy thuộc vào sự tiếp nhận của bạn đọc. Dù tác phẩm văn học tồn tại khá độc lập nhưng trong nó vẫn tồn tại một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình thức. Nội dung của tác phẩm bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Đó là quan hệ nhất định giữa con người với hiện tượng đời sống đã được phản ánh. “Hình thức là sự biểu hiện của nội dung” [61, tr.252], là cách thể hiện nội dung. Gơt nói rằng: “Chất liệu của nghệ thuật thì ai cũng thấy, nội dung của nó thì chỉ những ai có cái chung với nó mới thấy được”, còn “hình thức thì vẫn là bí ẩn đối với phần đông” [61, tr.252]. Để tạo dựng nên một tác phẩm hoàn chỉnh, nhà văn, trước hết, phải là người nghệ sĩ có tài năng để tái tạo cuộc sống vào trong tác phẩm của mình. Mỗi nhà văn, mỗi nhà nghệ sĩ sẽ có một cách thức khác nhau để đi đến đích của nghệ thuật. Mỗi cá tính, mỗi tài năng ấy sẽ tạo dựng và cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc và mang màu sắc cá nhân. Đó là lí do vì sao trong mỗi nền văn học, mỗi thời đại và mỗi một trào lưu văn học ra đời, độc giả vẫn tìm ra điểm thích thú của riêng mình để khám phá, tìm hiểu và trân trọng. Với mục đích tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc với càng nhiều tác phẩm của nhiều tác gia - tác giả của nhiều nền văn học khác nhau trên thế giới nên công việc lựa chọn tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm văn học nước ngoài vô cùng phức tạp. V. Sêcxpia, V. Huygô, M. Xécvantec… là những cây đại thụ trong làng văn học thế giới với những tác phẩm vượt thời gian của nhiều thể loại khác nhau. Song, khi nhắc đến Sêcxpia, nhân loại vẫn tôn kính ông bởi thể loại kịch. Những tác phẩm kịch hài, bi kịch như Hămlet, Rômeo và Juliet, Macbet… đã lay động biết bao thế hệ bạn đọc trên thế giới từ nhiều năm qua và sẽ còn tiếp tục nữa. Trăm năm cô đơn của Macket sẽ không tồn tại trong sự tiếp nhận của bạn đọc Việt Nam khi giới thiệu trong chương trình Ngữ văn phổ thông là một văn bản nghị luận Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Đó là sự thiệt thòi lớn cho bản thân nhà văn và cho cả bạn đọc -học sinh Việt Nam. Hay như trường hợp của Stephen Svaig - nhà văn Áo nổi tiếng với những truyện ngắn như Ngõ hẻm dưới ánh trăng, Những bức thư không gửi… Bạn đọc sẽ khó hình dung ra ông khi giới thiệu bài viết về chân dung văn học Đôxtôiepxki. Hơn nữa, việc lựa chọn tác phẩm tiêu biểu không chỉ dừng lại ở cấp độ tác phẩm mà quan trọng là làm cách nào để giới thiệu được những đoạn trích tiêu biểu cho tác phẩm đó. Việc giới thiệu tiểu thuyết Rôbinsơn Crusô (Đ. Đipho) trong chương trình Ngữ văn lớp 9 là để khẳng định sức mạnh, nghị lực và trí tuệ của con người có khả năng khuất phục thiên nhiên, hoàn cảnh và bắt thiên nhiên, hoàn cảnh phải phục vụ cho cuộc sống của con người. Như vậy, tiêu biểu cho giá trị tư tưởng của tác phẩm này phải là những đoạn trích miêu tả cảnh dựng nhà, săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi hay những lúc vật lộn với cô đơn, bệnh tật… của Rôbinsơn chứ không phải là đoạn trích miêu tả ngoại hình của anh ta như sách giáo khoa đang sử dụng. Nếu như tác giả, tác phẩm được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn phải tiêu biểu cho một nền văn học nhất định thì đoạn trích không những tiêu biểu cho tác giả, tác phẩm mà còn phải phù hợp với mục tiêu giáo dục nói chung và chương trình Ngữ văn phổ thông nói riêng. Khi giới thiệu Những người khốn khổ của Huygô, đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được tuyển chọn vào chương trình. Song, xét kĩ, đoạn trích này chưa thật hợp lí. Một trong những nội dung cơ bản của đoạn trích này là phê phán thanh tra Giave - công cụ tàn ác, mất hết tính người của chế độ tư bản. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, khi mà xu thế xã hội ngày một phát triển, nhà trường và xã hội đang ra sức đẩy mạnh cuộc vận động, tuyên truyền người dân sống và làm việc theo pháp luật, việc giới thiệu một Giave nguyên tắc, cứng nhắc trong nhiệm vụ bảo vệ pháp luật có phải là sự hợp lí? Điều này có thể dẫn đến cái nhìn lệch lạc của học sinh khi nghĩ đến Những người khốn khổ. Nên chăng, chúng ta nên chọn những đoạn trích tiêu biểu hơn, phù hợp hơn với tâm lí tiếp nhận của học sinh và cả tiêu biểu cho phong cách, tư tưởng của tác giả như những đoạn miêu tả về pháo đài, cảnh Giăngvăngiăng giải thoát cho cô bé Côdet… Tác giả Huỳnh Như Phương trong bài viết “Văn học và văn hóa truyền thống” cho rằng: “Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất” [76]. Mục đích của văn học trong và ngoài nhà trường là giáo dục đạo đức và ý thức thẩm mỹ của con người, hướng con người đến với Chân - Thiện - Mĩ để từ đó họ có những trải nghiệm và tự mình biến những trải nghiệm đó thành kinh nghiệm cho bản thân. Do đó, việc chọn tác phẩm đưa vào chương trình văn học phổ thông (kể cả văn học nước ngoài) đòi hỏi các nhà xây dựng chương trình phải tuyển được “những áng văn ưu tú”, “những giá trị đã được thời gian thử thách, phù hợp với thiên chức của giáo dục. Đó là vốn liếng căn bản để con người làm hành trang tiếp tục khám phá, cảm nhận, chinh phục kiến thức và vẻ đẹp của văn học ở ngoài nhà trường” [50, tr.20]. Văn học nước ngoài vốn được xem là hội tụ đầy đủ nhất những tiêu chí tạo nên sự hấp dẫn đối với bạn đọc học sinh. Tuy nhiên, với mỗi nền văn học, ngoài việc lựa chọn tác giả, tác phẩm và đoạn trích tiêu biểu, xứng đáng với vị trí đỉnh cao trên văn đàn, chương trình hiện hành còn dành quá nhiều thời lượng cho các văn bản nghị luận, trong khi đúng ra, phải ưu tiên giới thiệu càng nhiều càng tốt những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ để tạo hứng thú và nâng cao năng lực đọc thẩm mỹ cho học sinh, hướng học sinh đến với năng lực cảm thụ, rung động trước vẻ đẹp của tác phẩm. Dù “chương trình và sách giáo khoa không chỉ tuyển chọn những áng văn chương nghệ thuật mà còn có thêm những áng văn nghị luận xã hội, văn bản nhật dụng” [59, tr.4] nhưng nên chăng cần có sự cân nhắc giữa văn học dân tộc và văn học nước ngoài. Trong điều kiện eo hẹp về thời gian và dung lượng chương trình, văn học nước ngoài vẫn nên là những tác phẩm có giá trị bền vững, lâu dài và là đỉnh cao của văn học nhân loại. Dẫu sao giá trị của một văn bản nghị luận được đánh giá qua cách lập luận, dùng từ và hình ảnh… nhưng qua bản dịch, học sinh sẽ rất khó tiếp cận được điều này. Vì thế, nếu chương trình văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn phổ thông thay thế một số văn bản nghị luận như Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Macket), Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Chó sói và cừu non (La Phôngten) trong chương trình Ngữ văn THCS và Điếu văn đọc trước mộ Các Mác trong chương trình Ngữ văn THPT bằng những tác phẩm nghệ thuật đích thực, tính hấp dẫn của việc dạy học văn trong nhà trường phổ thông có thể được cải thiện hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc tuyển chọn tác phẩm vào trong chương trình phổ thông cần hướng đến yếu tố phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của học sinh hiện đại. Với xã hội phát triển như hiện nay, khi mà các phương tiện thông tin đại chúng với trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại đang ngày càng trở nên thân thiết với học sinh, việc tiếp cận một tác phẩm văn học có giá trị không khó đối với học sinh. Hơn nữa, thị hiếu thẩm mỹ của học sinh hiện đại khác nhiều với học sinh trước đây nên nhu cầu tìm hiểu, khám phá các giá trị văn học đích thưc, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội đang trở thành nhu cầu cần thiết. Thơ Hai-cư của nền văn học Nhật Bản được xem là đỉnh cao của văn học nhân loại, đem đến nét riêng biệt cho nền văn học này. Song, hiện nay, bạn đọc học sinh biết đến văn học Nhật không phải bởi mảng thơ truyền thống nổi tiếng này mà là các tác phẩm văn xuôi của các nhà văn hiện đại với những câu chuyện đã làm nên một sự kiện văn học Nhật Bản ở Việt Nam hiện nay như Đèn không hắt bóng, Rừng Na-uy, Người tình Sputnik… Hiện tượng này cũng xảy ra với các nền văn học khác như Trung Quốc, Mỹ… Vậy là, vấn đề không phải cứ nổi tiếng có nghĩa là học sinh sẽ yêu thích mà cần có sự hứng thú, sự đam mê và cả niềm yêu thích với những tác phẩm của nền văn học đó các em mới tìm đến với văn học. Tóm lại, để làm đúng công việc tuyển chọn tác phẩm và đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm không đơn thuần là công việc mang tính lắp ghép, sắp xếp một cách vô thức mà phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể, phù hợp với chương trình, mục tiêu giáo dục phổ thông. 1.2.4 Nguyên tắc lựa chọn bản dịch Dịch văn học không đơn thuần là chuyển nghĩa, là bám sát từ, bám sát câu chữ. “Điều quan trọng nhất của dịch thuật là dịch đúng, đúng ý và đúng tinh thần, đúng cái hồn của tác phẩm” [66, tr.39]. Do đó, chọn tác phẩm văn học nước ngoài vào giảng dạy trong chương trình phổ thông không thể đi ngoài nguyên tắc này. Trong bối cảnh giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới, Việt Nam đang ngày càng tiến gần hơn với môi trường văn hóa nhân loại. Xu thế hội nhập thế giới thể hiện rất rõ trong sự tràn ngập các tác phẩm văn học nước ngoài được dịch bởi một đội ngũ dịch giả áp đảo. Công việc dịch tác phẩm văn học nước ngoài sang Tiếng Việt không chỉ là cách đưa văn học nước ngoài đến với độc giả mà còn giới thiệu cả những tinh hoa văn hóa của các nước trên thế giới vào Việt Nam. Trong bài viết về Thuyết phức hệ và nghiên cứu văn học dịch Tiến sĩ Nguyễn Duy Bình cho rằng: luôn có sự cạnh tranh không ngừng nghỉ giữa hai nền văn học dân tộc và văn học dịch. Khi những bản dịch xuất sắc của các nhà văn đầu đàn được truyền bá rộng rãi là lúc “Văn học dịch sẽ đưa vào phức hệ văn học những yếu tố mới và dịch văn học sẽ góp phần tạo ra một tổ hợp văn bản cách tân. Các đặc trưng văn học mới được đưa vào nền văn học dân tộc và các yếu tố cách tân này có thể thay thế các yếu tố lỗi thời” [7]. Đó là phương thức thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình văn học nước nhà, nâng cao mức yêu cầu của độc giả quần chúng đối với sáng tác văn học trong nước, tạo ra những xung lực thường xuyên kích thích văn học trong nước, đưa văn học nước nhà tiến gần hơn với những thành tựu của văn học thế giới. Lâu nay các bản dịch văn học dùng để dạy và học trong chương trình văn học nước ngoài thường được lựa chọn từ các bản dịch của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu có tên tuổi hay trong khuôn khổ của những nhà xuất bản đáng tin cậy. Song, vấn đề về bản dịch chuẩn vẫn là câu chuyện đáng bàn. Trong buổi nói chuyện về văn học dịch do Hội đồng Anh tổ chức ngày 22.04.2010 tại Hà Nội, các dịch giả nổi tiếng hiện nay như Dương Tường, Phạm Xuân Nguyên, Trịnh Lữ, Hương Lan, Hoàng Hưng… đã đề cập đến nhiều vấn đề khá phức tạp xoay quanh công việc chuyển ngữ này. Dịch giả Dương Tường cho rằng: dịch là “tái tạo lại nguyên bản, trong đó người dịch có vai trò đồng tác giả” [41]. Trịnh Lữ khẳng định “khi dịch, tôi chú trọng chuyển tải văn hóa chứ không chuyển tải ngữ nghĩa. Khi đọc nguyên tác, người bản ngữ cảm giác như thế nào thì tôi cố gắng giữ được cảm giác ấy cho người Việt khi thưởng thức bản dịch'' [41]. Ông cũng cho rằng ngôn ngữ mình dịch gần như trở thành ngôn n._.i chợ. (Phan Hồng Giang dịch) B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 1. Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn? Nếu được phép thay đổi em sẽ đổi tên truyện là gì? Vì sao? 2. Em hình dung nhân vật viên cảnh sát Ôtsumelốp là con người như thế nào? (Ngoại hình và tính cách) 3. Nhận xét của em về đoạn văn miêu tả không gian bãi chợ? Không gian đó có liên hệ như thế nào đối với âm thanh mà viên cảnh sát nghe thấy? 4. Suy nghĩ của em về câu nói của Sêkhôp với em gái của mình "giữa mọi người, cần phải ý thức được nhân phẩm của mình (...) em hãy biết rằng con người nhỏ bé trung thực không phải là người hèn mọn"? Truyện ngắn này có quan hệ như thế nào với câu nói trên? C. GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1: + Con kỳ nhông mang ý nghĩa: - Nghĩa đen: con kỳ nhông có thể thay đổi sắc màu của da để thích nghi với môi trường sống. - Nghĩa bóng: sự biến đổi không ngừng của lời nói con người hay nhân cách con người có sự thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. + Cuộc sống đôi khi cần đến sự thay đổi nhưng sự thay đổi đến chóng mặt của viên cảnh sát khiến chúng ta nghĩ đến con người của anh ta: ưa thay đổi, hoặc bất chấp tất cả để đạt được mục đích sống của mình. + Tiếng cười bật ra từ sự thay đổi đến chóng mặt trong lời nói của viên cảnh sát trưởng khiến mọi người liên tưởng đến hình ảnh của con kỳ nhông. Câu 2: + Ngoại hình: mặc một chiếc áo bành tô mới... + Tính cách: người có trách nhiệm trong công việc, rất công minh nhưng cũng cũng là người hay thay đổi để đạt được mục đích của mình... Câu 3: + Không gian được miêu tả ở trạng thái tĩnh, không một tiếng động tạo cảm giác ngột ngạt, khó thở. Bản thân con người cũng thấy tù túng trong không gian yên lặng đó. + Chỉ hai câu văn miêu tả quang cảnh bãi chợ song nó gợi cho người đọc sự nhàm chán, tẻ nhạt của cuộc sống đang diễn ra quanh đây và không gian ngột ngạt ấy như tô đậm thêm cho sự nhàm chán của con người và vạn vật nơi đây. + Trong nền không gian tù túng đó, âm thanh ăng ẳng của tiếng chó kêu cùng tiếng người chửi rủa như phá vỡ bầu không khí ngột ngạt đó. Tuy vậy, nó báo động một cuộc chiến sẽ xảy ra và hình như làm tăng thêm sự bức bối, sự ngột ngạt trong tâm hồn con người. Câu 4: + Sêkhôp luôn nhận thức rất rõ nhân phẩm của mình và ông coi trọng điều đó. Chính vì thế, ông khuyên em cần phải ý thức được nhân phẩm của mình để ứng xử cho tốt giữa cuộc đời. Với ông, không phải lúc nào mình cũng phải cúi đầu, nếu cúi đầu trước một nhân phẩm cao cả điều đó có thể chấp nhận được nhưng cúi đầu trước một kẻ không ra gì, đó là cái cúi đầu của kẻ hèn mọn. Nếu sống mà luôn phải như vậy, con người chúng ta sẽ trở nên hèn kém trước tất cả mọi người. + Viên cảnh sát trong truyện Con kỳ nhông là kẻ đã đánh mất bản thân mình, đánh mất nhân phẩm của mình để đánh đổi địa vị đang có. Cái người dân quan tâm và trọng vọng anh đó là nhân phẩm thì anh đã không còn, vì thế, dù địa vị có cao đi nữa, anh vẫn chỉ là con kỳ nhông giữa cuộc đời. PHỤ LỤC 9 A. VĂN BẢN: Đọc thêm: ĐÊM - ÊXÊNIN НОЧЬ Тихо дремлет река. Темный бор не шумит. Соловей не поет, И дергач не кричит. Ночь. Вокруг тишина. Ручеек лишь журчит. Своим блеском луна Все вокруг серебрит. Серебрится река. Серебрится ручей. Серебрится трава Орошенных степей. Ночь. Вокруг тишина. В природе все спит. ĐÊM Dòng sông thiu thiu ngủ, Rừng thông tối ngưng reo, Họa mi không hót nữa, Muông thú cũng ngừng kêu. Đêm. Bốn bề tĩnh lặng Còn suối róc rách thôi, Và vầng trăng vằng vặc Rắc bạc khắp nơi nơi. Bạc lấp lánh dòng sông, Bạc long lanh bờ suối, Bạc láng trên cỏ cây Thảo nguyên thành đắm đuối. Đêm. Bốn bề tĩnh lặng. Vạn vật ngủ say rồi. Riêng vầng trăng vằng vặc (Tạ Phương dịch) B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 1. Cảm xúc đầu tiên của em khi đọc xong bài thơ này ? 2. Không gian và thời gian nghệ thuật có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, nội dung của tác phẩm ? 3. Theo em, nét đẹp của bài thơ thể hiện ở chi tiết nào ? Vì sao ? Sự long lanh của thiên nhiên, của vạn vật, của đất trời về đêm được nhà thơ thể hiện rất tài tình. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó. 4. Ánh trăng có vai trò như thế nào trong việc biểu hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ? So sánh hình ảnh ánh trăng trong bài với những bài thơ khác để thấy rõ sự độc đáo của Êxênin trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. 5. So sánh cảm xúc của hai khổ thơ 2 và 4? Em thử hình dung phần kết của hai khổ thơ này là gì ? C. GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1: + Đây là bài thơ giàu cảm xúc, với ngôn từ đẹp và hình ảnh thơ lạ, có sức cuốn hút. Своим блеском луна Все вокруг серебрит. 1911-1912 Vẫn rắc bạc nơi nơi. 1911-1912 + Thiên nhiên trong thơ hiện ra tràn ngập sắc màu bàng bạc của ánh trăng, của sự lung linh huyền ảo trong đêm. Sự tĩnh lặng của thiên nhiên như làm nền cho cảm xúc thăng hoa để rồi, tất cả đọng lại trong ánh trăng đêm đó. Tuy vậy, cảm giác buồn vẫn tồn tại khiến cho sự vật, tâm hồn con người và cả thiên nhiên như níu kéo đan xen lẫn nhau, tạo cảm giác nỗi buồn không dứt mà hòa cả vào ánh trăng đêm. Câu 2: + Không gian mở ra từ xa cho đến gần, lên trên và xuống thấp để cuối cùng dừng lại ở ánh trăng đêm vằng vặc soi giữa trời. Không gian rộng lớn đó đem lại cảm giác về một nỗi buồn trải dài theo sự dịch chuyển của ánh trăng, của tầm nhìn nhân vật trữ tình. Nó gợi sự cô đơn, lẻ loi giữa vẻ đẹp của thiên nhiên về đêm. + Thời gian nghệ thuật cũng góp phần tạo nên sự tĩnh lặng và sự cô đơn đó. Bước chân của thời gian chầm chậm trôi theo sự chuyển dịch của không gian. Nhịp thời có lúc như ngừng lại trong dấu chấm ngắt giữa dòng có lúc như trôi nhanh, lúc lại dạt dào cảm xúc trong từng khoảng không gian. + Cả không gian và thời gian kéo nhân vật trữ tình vào thế giới đầy cảm xúc của thiên nhiên về đêm. Sự tĩnh lặng của thiên nhiên là nguyên nhân gây nên nỗi buồn, sự cô đơn trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Con người và thiên nhiên như hòa quyện với nhau tạo nên vẻ đẹp huyền ảo mà buồn man mác trong đêm trăng. Câu 3: + Chi tiết ánh trăng. Đó là hình ảnh chủ đạo soi sáng bài thơ, đem lại vẻ đẹp huyền ảo trong đêm khuya tĩnh lặng, soi sáng thiên nhiên giữa bốn bề tĩnh lặng, giữa không gian mờ ảo của thảo nguyên và càng làm cho không gian trở nên rộng lớn hơn rất nhiều. + Vẻ đẹp của thiên nhiên về đêm thể hiện ở ánh trăng, ở sự lấp lánh của dòng sông, sự long lanh của bờ suối và sự đắm chìm trong sắc trắng của thảo nguyên. Câu 4: + Không gian bàng bạc ánh trăng, thời gian như bước chầm chầm dõi theo sự xuất hiện của ánh trăng và lòng người cũng trải dài theo bước chân của ánh trăng. Tất cả mọi hoạt động của thiên nhiên đều gắn kết với ánh trăng. + Nét độc đáo trong cách miêu tả của Êxênin là để ánh trăng tự mình nói lên điều muốn nói, tự trải dài trong nền không gian mênh mông của đất trời. Câu 5: + Cả hai khổ thơ đầu bắt đầu bằng câu Đêm. Bốn bề tĩnh lặng nhưng đằng sau đó là sự khác biệt về cảnh vật và cảm xúc. - Khổ thơ thứ 2 mở ra bằng khoảng không gian tĩnh lặng của thiên nhiên và bắt đầu với hình ảnh của con suối chảy róc rách tạo cho người đọc cảm giác có sự hiện diện của vạn vật, của thiên nhiên. Đó là âm thanh của sự sống, của sự tồn tại. Ánh trăng có nhiệm vụ tô điểm thêm cho không gian màu sắc huyền ảo và làm đẹp thêm bức tranh đêm bằng sắc trắng vằng vặc giữa trời. - Khổ thơ thứ 4 bắt đầu bằng sự ngăn cách giữa hai miền không gian đêm và sự tĩnh lặng của đêm. Một không gian luôn hiện hữu và một không gian vô hình tồn tại trong sự cảm nhận của nhân vật trữ tình. Không gian trong khổ thơ 4 không có sự tồn tại của thiên nhiên, của vạn vật. Tất cả như đang chìm trong sự tĩnh lặng của thiên nhiên. Vì thế, con người trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên và thấy mình trở nên bất lực. PHỤ LỤC 10 A. VĂN BẢN: SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM (Trích đoạn)– SÔLÔKHÔP CHƯƠNG 16: PHẦN I - CUỘC CHIẾN CỦA NHỮNG TÂM HỒN Sau khi được Tomilin cho biết về chuyện Acxinhia. Stepan mang trong lòng cả một niềm buồn nhớ và căm giận. Mãi hôm ấy anh ta mới hiểu rằng tuy hai người ăn ở với nhau chẳng ra gì, tuy có cái chuyện nhục nhã xưa kia, nhưng anh ta vẫn yêu vợ, một thứ tình yêu đầy đau khổ và căm hờn. Đêm đêm trùm chiếc áo ca-pôt nằm trong xe, Stepan cứ đấm hai tay vào đầu bình bịch, cố nghĩ xem mình sẽ về nhà như thế nào, sẽ giáp mặt với vợ như thế nào. Stepan cảm thấy như trong ngực mình không có một trái tim, mà chỉ có một con nhện độc luôn luôn ngọ nguậy… Trong khi nằm nghĩ, Stepan đã chuẩn bị sẵn sàng hàng ngàn chi tiết của việc trừng phạt. Những lúc ấy, anh ta có cảm giác như một hòn sạn to lắm đang vướng trong kẽ răng của mình. Lần đánh nhau với Petro đã giúp Stepan khạc ra được phần nào nỗi căm hờn trong lòng. Anh ta về nhà, người khô héo phờ phạc, vì thế Acxinhia cũng đỡ khổ đôi phần. Từ hôm ấy, trong nhà Axtakhôp cứ như có một người chết cùng sống chung. Acxinhia không dám nói to, ra vào chỉ đi rón rén, nhưng trong cặp mắt mờ đi như rắc tro vì khiếp sợ, vẫn hơi có thể nhận ra hòn than nhỏ còn âm ỉ sau đám cháy mà Grigôri đã nhen lên. Hòn than hồng ấy, Stepan cảm thấy hơn là nhìn thấy trong khi để ý theo dõi vợ. Vì thế anh ta càng đau khổ. Đêm đêm, khi đàn ruồi đã ngủ yên trên cái lò nhỏ trên bếp, khi Acxinhia trải xong chỗ nằm, môi run lập bập, Stepan lại bịt miệng nàng bằng bàn tay sần sùi đen xạm, đánh nàng. Stepan tra hỏi cặn kẽ một cách vô liêm sỉ xem Acxinhia đã đi lại với Grigôri như thế nào. Acxinhia lăn lộn thở không ra hơi trên cái giường rất cứng, sặc sụa mùi da cừu. Sau mỗi lần hành hạ ê chề cái thân hình mềm nhũn như bột mì bị nhào nhuyễn của Acxinhia, Stepan lại lần tay lên mặt nàng, cố sờ xem có giọt nước mắt nào không. Nhưng hai má Acxinhia chỉ nóng bừng như lửa đốt, khô như không. Những ngón tay của Stepan cảm thấy hai hàm răng Acxinhia nghiến vào rồi lại mở ra. - Mày có nói không? - Không! - Ông thì giết! - Cứ giết đi! Giết đi, anh hãy vì Chúa mà giết tôi đi… Cực quá lắm rồi… không còn ra sống nữa… Stepan nghiến răng véo làn da non đổ mồ hôi lạnh trên ngực vợ. Acxinhia run bắn người lên, rền rĩ. - Đau à? - Stepan cảm thấy nhẹ nhõm cả ngườỉ. - Đau. - Còn tao thì mày tưởng tao không đau đấy phải không? Khuya lắm, Stepan mới chợp được mắt. Nhưng trong giấc ngủ, những ngón tay đen xạm, khớp xương phồng to cứ co lại, sờ sờ soạng soạng. Acxinhia chống khuỷu tay, nhìn chăm chăm rất lâu vào mặt chồng, khuôn mặt đẹp, bị giấc ngủ làm biến đổi hẳn. Nàng nhìn một lát rồi lại vật đầu xuống gối và thì thầm những gì không biết. Grigôri thì nàng gần như không còn thấy mặt đâu nữa. Nhưng có lần hai người ngẫu nhiên gặp nhau bên bờ sông Đông. Hôm ấy Grigôri đuổi mấy con bò ra sông uống nước. Chàng đang lên dốc, đầu cúi gầm, tay ve vẩy cái roi đo đỏ. Acxinhia đi từ phía trước lại. Nàng vừa nhìn thấy Grigôri, thì cảm thấy cái đòn gánh trong tay lạnh buốt, máu dồn lên làm hai bên thái dương nóng như lửa đốt. Sau đó, mỗi khi nhớ lại cuộc gặp gỡ ấy, Acxinhia lại mất không biết bao nhiêu cố gắng để tự làm cho mình tin rằng chuyện ấy không phải là trong mộng. Grigôri chỉ nhìn thấy Acxinhia khi hai người đã đi gần sát nhau. Tiếng thùng kẽo kẹt như đòi hỏi làm Grigôri ngửng đầu. Chàng rung rung lông mày, mỉm một nụ cười đờ đẫn. Acxinhia vẫn đi, mắt nhìn qua đầu Grigôri ra sông Đông xanh biếc đang thở hổn hển dưới những làn sóng, và xa hơn nữa là doi cát chỗ cao chỗ thấp. Nàng đỏ bừng mặt, nước mắt tràn ra. - Acxiutka! Acxinhia bước thêm vài bước rồi đứng lại, đầu gục xuống như dưới một đòn đánh. Grigôri bực bội giơ roi quất con bò nâu đen đi tụt lại. Chàng nói nhưng không quay đầu lại: - Bao giờ thì Stepan đi cắt lúa mạch đen? - Đi ngay bây giờ… Đang thắng xe. - Em đưa nó đi rồi ra đám hướng dương nhà anh, chỗ bãi cỏ hoang ven sông ấy. Anh sẽ ra ngay. Acxinhia kẽo kẹt đôi thùng, bước xuống sông. Ven bờ, bọt nước sủi lên ngoằn ngoèo như những dải đăng ten diêm dúa màu vàng dưới gấu những đợt sóng xanh lá cây. Những con hải âu kiếm cá cất tiếng kêu hối hả, lao mình vùn vụt trên mặt nước. Đàn cá nhép làm nước bắn tung trên mặt sông như trận mưa bạc. Bên kia sông, sau doi cát trắng, ngọn mấy cây tiêu huyền cổ thụ vươn lên bạc bạc, đường hoàng và trang nghiêm. Trong khi múc nước, Acxinhia để rơi một chiếc thùng. Nàng lấy tay trái kéo gấu váy lội xuống nước đến đầu gối. Nước cù buồn buồn hai bắp chân hằn vết nịt. Từ ngày Stepan về nhà, đây là lần đầu tiên Acxinhia có được một nụ cười lặng lẽ và ngập ngừng. Nàng ngoái nhìn Grigôri. Grigôri vẫn từ từ lên dốc, cái roi trong tay, vung vẩy như để đuổi mòng bò. Qua hàng lệ trào ra làm mờ hai khóe mắt, Acxinhia đắm đuối nhìn vuốt ve cặp chân rất khỏe của Grigôri đang vững vàng dẫm trên mặt đất. Hai cái nẹp đỏ lóe hằn rõ trên hai ống quần rộng thùng thình lồng vào bít tất len trắng. Trên lưng Grigôri gần chỗ xương bả vai, miếng rách mới trên cái áo sơ-mi lem luốc bị gió thổi lật ra, cho thấy một mảng da hình tam giác vàng bánh mật. Acxinhia hôn bằng mắt mảng da nhỏ xíu ấy trên cái thân hình yêu dấu đã từng là của mình. Nước mắt nàng chảy ròng ròng xuống nụ cười nở trên cặp môi nhợt nhạt. Acxinhia đặt cái thùng xuống cát, và trong khi mắc cái móc đầu đòn gánh vào quai thùng, nàng nhìn thấy trên cát còn hằn dấu chiếc ủng nhọn mũi của Grigôri. Nàng nhìn quanh như một con ăn cắp, thấy chẳng có ai ngoài mấy đứa trẻ đang tắm ở chỗ bến đò xa, bèn ngồi xổm xuống ấp bàn tay lên vết ủng, rồi lại đặt cái đòn gánh lên vai mỉm cười một mình, lật đật về nhà. Nắng chói chang trên cái thôn được phủ kín dưới làn sương mỏng như vải voan. Ở chỗ nào đó bên dưới những đám mây nhỏ, trắng và loăn xoăn như một đàn cừu, thấy sáng lên màu xanh mướt, mát rượi của một bãi chăn nuôi. Trong khi đó một bầu không khí oi bức ngột ngạt mất hết sinh khí đè lên thôn xóm, lên những mái tôn nóng bỏng, những dãy phố lầm bụi không một bóng người, những đám cỏ bị hạn hán đốt cháy vàng. Acxinhia lảo đảo bước tới thềm nhà, làm nước trong thùng sánh ra, chảy xuống mặt đất nứt nẻ. Stepan đội một chiếc mũ rơm rộng vành đang thắng ngựa vào máy gặt. Anh ta đưa mắt nhìn Acxinhia, nhưng tay vẫn sửa cái đai bụng cho con ngựa cái mắc vòng cổ rồi mà vẫn ngủ gà ngủ gật. - Đổ nước vào bình toong đi. Acxinhia đổ nước trong thùng vào một chiếc bình toong, những cái đai thùng bằng sắt tán ri vê làm nàng bỏng cả tay. - Phải cho băng vào mới được. Nước nóng lên bây giờ đấy, - Acxinhia nhìn cái lưng đẫm mồ hôi của chồng và nói. - Sang nhà Mêlêkhôp mà xin… Nhưng Stepan chợt nhớ ra bèn quát lên: - Thôi không đi nữa? Cái cửa xép ở hàng rào còn mở toang, Acxinhia bước ra định đóng lại thì Stepan cúi xuống vớ lấy cái roi: - Đi đâu hử? - Ra đóng cửa xép. - Quay trở lại, con khốn nạn… Tao bảo là không đi đâu cả! Nàng vội vã bước vào trong thềm, định mắc cái đòn gánh lên tường, nhưng hai bàn tay run lẩy bẩy đâu có nghe theo ý nàng. Chiếc đòn gánh lăn xuống theo mấy bậc thềm. Stepan quẳng cái áo mưa vải bạt lên chỗ ngồi phía trước rồi bước lên xe, sửa lại dây cương. - Mở cổng ra! Acxinhia mở toang hai cánh cổng rồi đánh bạo hỏi: - Bao giờ thì anh về? - Gần tối sẽ về. Lần nầy gặt chung với Anikây. Nhớ mang cả thức ăn cho hắn. Qua lò rèn rồi ra đồng ngay. Những cái bánh xe nho nhỏ của chiếc máy gặt rít lên, lún sâu xuống lớp bụi xám mịn như lông. Xe ra khỏi cổng, Acxinhia vào trong nhà, áp chặt hai tay lên ngực, đứng lại một lát rồi choàng khăn lên đầu và chạy ra sông Đông. Một ý nghĩ chợt nảy ra trong óc nàng: "Nhỡ Stepan quay về thì sao? Nếu vậy thì sẽ như thế nào?" Acxinhia đứng sững lại, cứ như vừa nhìn thấy một cái hố sâu thẳm ngay trước chân mình. Nhưng nàng chỉ ngoái nhìn một cái, rồi lại gần như chạy tế theo bờ sông ra bãi cỏ hoang. Qua những dãy hàng rào, rồi qua những mảnh vườn rau. Lấp loáng màu vàng lóe của những đoá hướng dương đang nhìn thẳng vào mắt mặt trời. Màu xanh mướt của những khoảng khoai tây lốm đốm những đoá hoa trắng bệch. Bọn đàn bà nhà Samin muộn quá, đến giờ mới cào cỏ mảnh khoai tây nầy: vài cái lưng khom khom làm căng những làn áo hồng, những lười cuốc đưa lên đưa xuống thoăn thoắt, cắm vào những luống khoai xám. Acxinhia không cần lấy lại hơi, cứ thế chạy thẳng tới vườn rau nhà Mêlêkhôp. Nàng đưa mắt nhìn quanh một lượt, rồi rút cái cành cây nhỏ cài trên cột, mở cửa và đi theo con đường mòn tới thẳng đám hướng dương mọc san sát như một dãy hàng rào xanh rờn. Nàng khom lưng luồn tới chỗ rậm nhất, phấn hoa vàng óng lem luốc cả mặt. Acxinhia kéo váy ngồi xuống một khoảng mọc đầy thổ ti. Nàng lắng nghe: bầu không khí lặng tờ làm cho trong tai như có tiếng rung. Trên đầu nàng, không biết ở chỗ nào có con ong đực vo ve một mình. Những cây hướng dương rỗng ruột, đầy lông cứng, lặng lẽ hút nước dưới đất. Nàng ngồi chừng nửa tiếng, trong lòng băn khoăn day dứt, không biết Grigôri có đến hay không. Đến lúc nàng đã đứng dậy, sửa lại tóc dưới khăn bịt đầu, định bỏ về thì vừa lúc ấy có tiếng cửa rít dài rồi tiếng những bước chân. - Acxiutca! - Lại đây anh… - À đã đến rồi… Grigôri rẽ lá loạt soạt, bước tới ngồi xuống bên cạnh Acxinhia. Hai người nín lặng một lát. - Sao má em lại thế nầy? Acxinhia đưa tay áo lên chùi những vết phấn hoa vàng thơm phức. - Có lẽ tại hoa hướng dương đấy. - Còn chỗ nầy nữa, bên cạnh mắt còn đây này. Nàng lại chùi nốt. Hai cặp mắt gặp nhau. Và để trả lời câu hỏi mà Grigôri chưa nói ra, Acxinhia khóc oà lên. - Em kiệt sức rồi… Cuộc đời em thế là hết rồi, anh Gritka ạ. - Thế nó như thế nào? Acxinhia tức giận giật tung cổ áo. Một cặp vú bật ra thây lẩy, hồng hồng, rắn chắc như vú con gái, với những vết xanh tím hằn ngang hằn dọc. - Anh không biết nó thế nào à? Ngày nào nó chả đánh? Thật là một đồ hút máu! Mà cả anh nữa cũng tồi thật… Làm bừa xong rồi là chuồn thẳng như con chó dái… Tất cả bọn đàn ông các anh… Acxinhia run rẩy đưa mấy ngón tay cài lại những chiếc khuy bấm, rồi sợ hãi liếc nhìn xem Grigôri có giận hay không, nhưng Grigôri quay sang chỗ khác. - Cô định tìm kẻ có tội phải không? - Grigori nhai nhai một sợi cỏ, kéo dài giọng hỏi… Giọng nói bình thản của Grigôri như gáo nước sôi dội lên Acxinhia. - Thế anh không phải là kẻ có tội hay sao? - Nàng nổi khùng hét lên. - Con chó cái không vắt đuôi lên thì con chó đực cũng chẳng nhảy. Acxinhia đưa hai tay ôm mặt. Câu nói cố tình cay độc, nặng như một đòn trời giáng đã làm cho nàng hết cả hờn giận. Grigôri ngồi bên cau mày liếc nhìn Acxinhia. Một giọt nước mắt rỉ ra qua kẽ ngón tay trỏ và ngón tay giữa của nàng. Một giẻ ánh nắng lấm tấm những bụi chiếu chếch trong đám hướng dương um tùm, xuyên qua giọt nước mắt trong vắt, rồi hút khô dần cái vết ươn ướt còn lại trên da Acxinhia. Grigôri không chịu được nước mắt, cứ ngọ nguậy mãi không sao ngồi yên được. Chàng rũ thật mạnh ống quần cho một con kiến màu nâu rơi xuống, rồi lại liếc nhanh mắt nhìn Acxinhia. Nàng vẫn ngồi nguyên như cũ, nhưng bây giờ trên mu bàn tay không phải chỉ có một giọt nước mắt, mà ba giọt đang nối nhau chảy xuống. - Khóc cái gì nào? - Giận anh à? - Acxinhia! Thôi đi… Đừng khóc nữa, anh có điều nầy cần nói với em đây. Acxinhia bỏ hai tay xuống, để lộ một khuôn mặt đầm đìa nước mắt. - Em đến hỏi anh xem nên làm thế nào bây giờ? Thế mà tại sao anh lại đối xử như thế? Em đang đau khổ thế nầy… Thế mà anh… "Đúng là mình đánh vùi thêm kẻ đã ngã…" - Grigôri đỏ mặt. - Acxiutca… anh nói bậy bạ một câu đấy… Thôi, đừng giận anh nữa. - Em đến đây không phải để van xin, ràng buộc gì anh đâu… Anh đừng lo! Trong lúc nầy thì đúng là Acxinhia cũng tin rằng mình đến đây không phải để van nài ràng buộc gì Grigôri cả, nhưng lúc chạy ven theo sông Đông ra bãi cỏ hoang, thì tuy chính mình cũng chẳng hiểu vì sao, nàng chỉ đinh ninh một điều: "Mình sẽ can Grigôri! Để Grigôri đừng lấy vợ. Nếu không mình sẽ gắn bó đời mình với ai bây giờ?". Lúc ấy kể ra Acxinhia cũng có nghĩ tới Stepan, nhưng nàng kiên quyết lắc đầu xua đuổi ý nghĩ nảy ra không đúng lúc ấy. - Thế nghĩa là mối tình giữa hai chúng mình đến đây là chấm dứt hay sao? - Grigôri hỏi rồi chống khuỷu tay nằm sấp xuống và nhổ những cái cánh của đoá thổ ty hồng hồng nhai trong lúc nói chuyện. - Chấm dứt thế nào hả anh? - Acxinhia hoảng lên - Sao lại thế được - Nàng vừa hỏi lại, vừa cố tìm gặp cặp mắt Grigôri. Grigôri chuyển hai lòng trắng phồng phồng xanh xanh, đưa mắt nhìn ra chỗ khác. Mùi đất kiệt sức vì gió bụi và nắng gắt xông lên nồng nặc. Đám lá hướng dương xanh mướt xào xạc, lật lên lật xuống dưới làn gió. Mặt trời bị che khuất sau đám mây loăn xoăn, mọi vật u ám trong một phút. Một cái bóng lù mù như khói quay lộn, là xuống trùm lên đồng cỏ, lên thôn xóm, lên cái đầu của Acxinhia đang gục xuống ủ rũ, lên cái đài hồng hồng của đoá hoa thổ ty. Grigôri thở dài, hơi thở của chàng kèm theo một tiếng khò khè. Rồi chàng nằm ngửa ra, hai bả vai áp chặt xuống mặt đất nóng bỏng. - Thôi thế nầy nầy, Acxinhia. - Grigori bắt đầu nói tách bạch từng tiếng. - Thật khổ tâm quá, trong ngực anh như có cái gì bị hút ra ấy. Anh đã nghĩ kỹ, thấy là… Chợt có tiếng xe cọt kẹt, rít vang trên mảnh vườn. - Sang phải, con hói này! Sang phải! Sang phải! Acxinhia cảm thấy tiếng quát bò to quá, nàng vội nằm xoài úp mặt xuống đất. Grigori hơi ngửng đầu lên khẽ bảo: - Bỏ khăn ra. Trắng quá. Khéo họ trông thấy mất. Acxinhia giật chiếc khăn xương. Làn gió nóng hổi lọt qua giữa những cây hướng dương khẽ đập những món tóc mịn màng, vàng óng, loăn xoăn trên gáy Acxinhia. Chiếc xe đã đi qua, tiếng cọt kẹt lắng dần. - Đây, anh định thế nầy nầy. - Grigôri bắt đầu nói và mỗi lúc một thêm sôi nổi, - những việc đã xảy ra rồi thì không nói lại làm gì nữa, cố truy xem ai có lỗi thì có được gì đâu? Cần phải nghĩ cách sau này sống ra sao mới được… Acxinhia có ý đề phòng. Nàng vò nát cánh hoa vừa phủi kiến, lắng nghe, chờ đợi. - Nàng nhìn vào mặt Grigôri, bắt gặp trong hai con mắt của chàng một ánh khô khan, lo lắng. - Anh định rằng anh và em sẽ kết liễu… Acxinhia lảo đảo. Những ngón tay nàng co quắp nắm chặt một nhánh thổ ty đầy gân. Nàng phập phồng cánh mũi, chờ Grigôri nói nốt câu. Như một ngọn lửa, nỗi kinh hoàng và lòng nôn nao sốt ruột làm mặt nàng nóng bỏng, khô cả miệng. Nàng cứ tưởng Grigôri sắp nói: "… kết liễu đời Stepan", nhưng Grigôri chỉ bực bội liếm cặp môi khô cứng, rất khó động đậy, và nói: - Chúng ta sẽ kết liễu câu chuyện nầy thôi. Em thấy thế nào? Acxinhia vùng đứng lên, lật đật đi ra cửa, ngực đập cả vào những đoá hướng dương vàng hoe đang đung đưa. - Acxinhia? - Grigôri nghẹn ngào kêu lên. Trả lời Grigôri chỉ có tiếng cửa rít dài. (Nguyễn Thụy Ứng dịch) B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 1. Cảm xúc đầu tiên của em sau khi đọc đoạn trích này ? Nếu được đặt tiêu đề cho đoạn trích em sẽ đặt như thế nào ? Vì sao ? 2. Em có suy nghĩ gì về cách Stepan hành hạ Acxinhia? Nếu là em, em sẽ xử sự như thế nào? 3. Yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật được tác giả khai thác như thế nào trong đoạn miêu tả cảnh Acxinhia chờ đợi và gặp gỡ Grigôri như thế nào? Theo em, điểm độc đáo nhất trong nghệ thuật viết truyện của Sôlôkhôp là gì? 4. Em có suy nghĩ như thế nào về cuộc nói chuyện của hai người ở vườn hoa hướng dương? 5. Em nghĩ Grigôri là người như thế nào? Trong câu chuyện này ai là người đáng thương hơn cả? C. GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1: + Đây là đoạn trích thể hiện rất rõ tài năng của tác giả khi mượn thiên nhiên để nói lên tâm trạng của nhân vật. + Đây cũng là đoạn trích thể hiện tài phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật của Sôlôkhôp. + Tác giả đặt tên cho đoạn trích là : cuộc chiến của những tâm hồn đã phần nào nói rõ nội dung của đoạn trích. + Đoạn trích có thể thay đổi bằng những tên khác như : hoa hướng dương, vũ điệu của cái bóng hay một câu chuyện tình yêu. Câu 2: + Đó là cách những ông chồng hành hạ vợ mình bằng thể xác và tinh thần. Cái đáng sợ nhất trong con người Stepan là sự hành xác tâm hồn Acxinhia. + Sự tồn tại của Stepan trong nhà đem đến cho Acxinhia một nỗi khiếp sợ cùng nỗi đau âm ỉ cháy. - Acxinhia không dám nói to, ra vào chỉ đi rón rén, bằng cách tra hỏi cặn kẽ một cách vô liêm sỉ xem Acxinhia đã đi lại với Grigôri như thế nào, hay sau mỗi lần hành hạ ê chề cái thân hình mềm nhũn như bột mì bị nhào nhuyễn của Acxinhia, Stepan lại lần tay lên mặt nàng, cố sờ xem có giọt nước mắt nào không. Sự khiếp sợ đó không phải là sự khiếp sợ của một người đang ăn năn, sợ hãi vì những việc đã gây ra với chồng mà đó là sự khiếp sợ cho tâm hồn đang đau khổ và đầy căm giận của Stepan. - Nỗi đau âm ỉ của Acxinhia bắt nguồn từ ngọn lửa của tình yêu, của sự hi sinh, chấp nhận vì tình yêu. Ngọn lửa đó được nhóm lên từ hòn than nhỏ còn âm ỉ sau đám cháy mà Grigôri đã nhen lên, từ hai hàm răng Acxinhia nghiến vào rồi lại mở ra mà Stepan cảm thấy khi rờ lên mặt vợ mình. Câu 3: + Không gian chờ đợi được miêu tả từ xa đến gần ‘Qua những dãy hàng rào, rồi qua những mảnh vườn rau’ và dừng lại ở vườn hoa hướng dương. + Thời gian, không gian miêu tả theo bước chân nhanh chậm của Acxinhia, theo từng hành động cụ thể của cô. + Ở vườn hoa hướng dương, bước chân thời gian như chầm chậm trôi. Cảm giác thời gian như đọng lại trong mỗi câu nói độc địa của Grigôri khiến trái tim Acxinhia đau buốt. Cô khóc vì Grigôri ít mà khóc cho nỗi đau của bản thân mình thì nhiều. + Điểm độc đáo trong cách viết truyện của Sôlôkhôp là mượn thiên nhiên để miêu tả tâm trạng con người. Mỗi lần diễn tả một hoạt động nào của Acxinhia và Grigôri, Sôlôkhôp đều thêm vào một vào câu văn tả cảnh thiên nhiên. Đó là cách ông giới thuyết cho người đọc tài phán đoán tương lai vận mệnh nhân vật của ông. Câu 4: + Đây là cuộc chiến của hai tâm hồn con người đã từng yêu nhau, dành trọn tình yêu cho nhau. Sự trở về của Stepan – người chồng của Acxinhia là bước cản đầu tiên mà họ gặp phải trong những ngày hạnh phúc đó. Tuy vậy, lúc này giữa họ đang theo đuổi những suy nghĩ khác nhau và không hề gặp nhau. + Cuộc nói chuyện tưởng chừng như bắt đầu bằng sự cảm thông và thương xót của Grigôri đối với Acxinhia lại xoay theo hướng khác. Những giọt nước mắt tuôn rơi của Acxinhia không giúp cô vơi đi nỗi đau mà cô đang phải chịu đựng. Và nỗi đau đó chỉ có thể dày lên khi Grigôri quyết định kết liễu cuộc tình này. Đó cũng là lúc cô cảm nhận thấy Một cái bóng lù mù như khói quay lộn, là xuống trùm lên đồng cỏ, lên thôn xóm, lên cái đầu của Acxinhia đang gục xuống ủ rũ, lên cái đài hồng hồng của đoá hoa thổ ty. Cái bóng như nói với cô tất cả về kết quả của cuộc nói chuyện này. Câu 5: + Đó là người có cá tính, có tình yêu sâu sắc với Acxinhia. + Acxinhia đáng thương vì cô đã đặt niềm tin không đúng chỗ. + Grigori cũng đáng thương khi quyết định rời bỏ Acxinhia để làm theo lời của cha mẹ. PHỤ LỤC 11 A. VĂN BẢN: Đọc thêm: CHIA TAY- AKHMATOVA B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 1. Không gian và thời gian nghệ thuật trong bài thơ được thể hiện như thế nào? Tác dụng của nó trong việc diễn tả thế giới tâm hồn của nhân vật trữ tình? 2. Em thử hình dung khuôn mặt của ‘người yêu mến’ khi chia tay nhân vật trữ tình? Em nghĩ, đó là người như thế nào? 3. Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện như thế nào trong khổ thơ thứ 2? So sánh với khổ thơ đầu? 4. Bài thơ giống như một câu chuyện. Điều đó được thể hiện ra sao trong bài thơ? Theo em, kết cấu tự sự này có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung và tư tưởng của bài thơ? C. GỢI Ý TRẢ LỜI РАЗЛУКА Вечерний и наклонный Передо мною путь. Вчера еще, влюбленный, Молил: "Не позабудь". А нынче только ветры Да крики пастухов, Взволнованные кедры У чистых родников. 1914 CHIA TAY Con đường chiều đổ nghiêng Trước mặt em hiển hiện. Hôm qua người yêu mến Còn khẩn cầu: “Đừng quên!” Mà giờ chỉ còn gió, Tiếng reo trẻ chăn bò, Hàng thông ngơ ngẩn đứng Bên suối trong như mơ. 1914 (Tạ Phương dịch) Câu 1: + Thời gian bắt đầu bằng buổi chiều tàn với những hồi tưởng về sự việc đã xảy ra ngày hôm qua. Nó giống như một thước phim quay chậm trong kí ức của nhân vật trữ tình nhưng hiện tại chỉ là khoảng trống vô hình. + Thời gian trong hiện tại trôi chầm chậm theo bước chân chuyển động của không gian. - Hôm qua không gian hẹp tồn tại trong cuộc chia tay. - Hôm nay, không gian mênh mông trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Khoảng không gian ấy gợi chút buồn hiu hắt khi nhân vật trữ tình phát hiện ra đó chỉ là sự vô vọng, bởi xung quanh cô chỉ có “tiếng reo trẻ chăn bò và hàng thông ngơ ngẩn đứng” . Câu 2: + Khi chia tay, giữa hai người còn vương vấn, lưu luyến không muốn rời xa. Giữa họ, thời gian đang ngừng trôi, không gian như chìm lắng. + Người yêu mến đang thực sự bối rối với sự chia tay sẽ diễn ra nên trong lời khẩn cầu có chút gì đó như là cơn gió thoảng qua, như là sự giật mình tỉnh lại trong một giây lạc nhịp suy nghĩ. + Không thể nói đó là người không đáng tin. Đằng sau lời khẩn cầu hôm qua đó, người yêu mến vẫn lưu giữ một tình cảm chân thành với kí ức của mình. Câu 3 : + Nhân vật trữ tình đang nhớ, một nỗi nhớ sâu sắc khiến nhân vật trữ tình nhìn sự vật thiên nhiên với ánh mắt buồn bã. + Nỗi nhớ khiến nhân vật trữ tình như không làm chủ bản thân mình. Cảm giác mất mát, đau đớn, giằng xé đang chiếm lấy tâm hồn nhân vật bao trùm lấy không gian mênh mông của quá khứ và hiện tại. Câu 4: + Bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện với kết cấu tự sự xuyên suốt. - Câu chuyện ấy bắt đầu bằng việc miêu tả không gian buổi chiều buồn ngơ ngẩn của thiên nhiên và con người. - Câu chuyện tiếp diễn với những suy nghĩ, những phán xét của nhân vật trữ tình về câu chuyện tình yêu của mình. PHỤ LỤC 12: CHÂN DUNG CÁC TÁC GIẢ LỰA CHỌN TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NGA A. Puskin M. Lermôntôp A. Sêkhôp A. Grin A. Akhamatôva C. Pauxtôpxki X. Êxenin Ian Lari M. Sôlôkhôp C. Aimatôp ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5530.pdf
Tài liệu liên quan