Tính đồng bộ trong thiết kế đồ hoạ và quảng cáo sản phẩm, thương hiệu sản phẩm

Phần Mở đầu 1 . Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang hàng ngày, hàng giờ chuyển mình trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thúc đẩy sản xuất, thương mại phát triển làm cho cuộc sống và nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao. Khách hàng không chỉ dừng lại thoả mãn về vật chất mà còn muốn thoả mãn về mặt tinh thần, thẩm mỹ. Con người luôn luôn vươn tới cái đẹp và có nhu cầu sáng tạo ra cái đẹp. Chính vì vậy Mỹ Thuật Công

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Tính đồng bộ trong thiết kế đồ hoạ và quảng cáo sản phẩm, thương hiệu sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiệp (MTCN) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại, tồn tại trên quan niệm về cái đẹp và mối quan hệ giữa ý thức lao động và ý thức thẩm mỹ từ trước đến nay của con người. MTCN đóng góp những sản phẩm đẹp trong cuộc sống – giải quyết nhu cầu về mặt thẩm mỹ, định hướng và nâng cao trình độ thẩm mỹ của xã hội. Ngày nay, nền kinh tế thị trường đòi hỏi vai trò của nhà thiết kế quảng cáo là không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh doanh. Câu phương ngôn, “Hữu xạ tự nhiên hương”, không còn phù hợp với tốc độ phát triển nhanh chóng của thời buổi thị trường. Mẫu mã sản phẩm trong và ngoài nước vô cùng phong phú đang tràn ngập trên thị trường Việt Nam, thực sự đã tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt . Một tất yếu xảy ra là hàng hoá nào với hình thức mẫu mã đẹp, chất lượng cao, hệ thống quảng bá sản phẩm tốt sẽ chiếm được sự yêu thích từ phía người tiêu dùng. Muốn xây dựng được những biểu tượng hàng hoá có uy tín trên thị trường, thì việc thiết kế quảng cáo là một giải pháp tối ưu trong chiến lược của các nhà quản lí kinh doanh. Cuộc sống sinh hoạt của con người hiện nay trên toàn thế giới đều phải va chạm với các sản phẩm MTCN. Nhà thiết kế đồ hoạ giữ vai trò hết sức quan trọng – Họ là những người luôn luôn phải tìm tòi sáng tạo ra cái mới, độc đáo mang tính biểu tượng cao để quảng bá sản phẩm. Nhìn vào mẫu mã, người tiêu dùng luôn cảm thấy hứng thú và muốn mua ngay sản phẩm của nhà sản xuất. Muốn làm được như vậy đòi hỏi người hoạ sĩ thiết kế phải sáng tạo hết mình để đưa ra các mẫu nhãn đẹp, phong phú, mang tính thẩm mỹ cao nhằm thoả mãn nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng và tôn vinh sản phẩm. Sản phẩm của bất cứ một hãng nào khi đưa ra thị trường đều phải thông qua quảng cáo với nhiều hình thức. Nguời tiêu dùng đón nhận thương hiệu có thể qua một sản phẩm hay qua một hệ thống sản phẩm- vì vậy hệ thống sản phẩm phải mang tính đồng bộ không chỉ đồng bộ về mẫu mã, chất lượng mà còn đồng bộ về cách thức tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm, thương hiệu Trong rất nhiều yêu cầu đ ể sản xuất các loại sản phẩm - Thiết kế đồ hoạ góp phần vào một tỷ lệ rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng sớm nhất, nhiều nhất. Tạo ra ưu thế cạnh tranh tốt nhất cho sản phẩm và thương hiệu. Muốn làm được việc đó đòi hỏi thiết kế đồ hoạ và quảng cáo cho sản phẩm ấy cũng phải được chú trọng đặc biệt,chuyên nghiệp, đồng thời, có hệ thống và đồng bộ. Căn cứ vào những tư liệu sau thời gian thực tập nghiên cứu dây chuyền sản xuất của công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao ( Doveco). Tôi nhận thấy việc thiết kế đồ hoạ cho nhóm sản phẩm và quảng cáo sản phẩm , thương hiệu của dây chuyền này thực sự bức thiết và cần thiết nhất là phải được thực hiện xây dựng trên hệ thống đồng bộ cao Là một sinh viên ngành Đồ hoạ, sau 5 năm học tập và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn tận tâm của các thầy cô giáo, tôi đã ý thức được vai trò và tầm quan trọng của thiết kế quảng cáo thương mại trong đời sống xã hội. Với đồ án này, tôi muốn chứng minh hiệu quả “ Tính đồng bộ trong thiết kế đồ hoạ của quảng cáo sản phẩm” của công ty trong quá trình xây dựng phát triển và quảng bá thương hiệu. 2 . Hiện trạng vấn đề 2.1 Hiện trạng nhà máy Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao ( Doveco) là công ty chuyên chế biến các loại hoa, củ, quả dưới nhiều hình thức: đóng hộp, sấy khô, thái lát, đông lạnh… và một số sản phẩm khác từ rau quả tươi. Vị trí địa lí của nhà máy giữa vùng nguyên liệu dứa lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra còn có vùng nguyên liệu nhãn, vải, mía, ngô, chanh leo và dưa chuột cung cấp sản lượng lớn cho sản xuất. Nhà máy của công ty có mặt bằng rộng rãi, nằm ngay trên trục đường quốc lộ 1A, rất thụân tiện cho việc vận chuyển và lưu thông hàng hoá. Vùng nguyên liệu dứa diện tích 30.000 hec-ta, sản lượng hàng năm 120.000 – 150.000 tấn. Vùng nguyên liệu nhãn vải diện tích 12.000 hec-ta sản lượng hàng năm 50.000 tấn. Ngoài ra các vùng nguyên liệu khác rất dồi dào đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục quanh năm, Dây truyền của nhà máy đóng hộp rau quả công suất 10.000 tấn / năm, dây truyền lạnh đông IQF rau quả công suất 6000 tấn / năm thiết bị hiện đại thế hệ 2002 của Anh – Mỹ . Trên công nghệ khoa học ứng dụng vào sản xuất công ty đã có một số mặt hàng tiêu biểu: đồ hộp rau quả: các cỡ hộp 15 OZ, 20 OZ, 30 OZ, 108 OZ( A10), lọ thuỷ tinh dung tích 450ml, 550ml, 650 ml, 850ml. Cùng với các mặt hàng: dứa khoanh, dứa miếng nhỏ, dưa chuột dầm dấm, dưa bao tử, ngô rau, ngô ngọt đóng hộp; các mặt hàng rau quả khác: hành, giá đỗ, cà chua, tỏi, ớt…Rau quả đông lạnh: Dứa, vải, ớt, đậu đỗ, rau, ngô bao tử, ngô ngọt…Sự đa dạng hoá sản phẩm tạo nền tảng vững chắc cho công ty phát triển trong quá trình xây dựng và hội nhập kinh tế quốc tế. Công ty đã chiếm lĩnh thị trường nội tiêu; thị trường xuất khẩu: Châu á ( Nhật Bản , Hàn Quốc , Mông cổ)- Châu Âu ( Pháp , Đức, Bỉ , Thuỵ sỹ, Nga). Khẳng định sự lưu thông hàng hoá và đầu ra cho sản phẩm. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng trong quá trình duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà máy- công ty trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn nguyên liệu phong phú tạo ra các mặt hàng đa dạng. Người lao động có việc làm ổn định, đảm bảo bền vững nguồn nhân lực và duy trì hoạt động của nhà máy- công ty. Tại vùng Đồng Giao,Tam Điệp, Ninh Bình, dứa Kaien được trồng phủ hầu hết trên các sườn đồi. Đây là giống dứa được nhập ngoại và lai tạo từ Thái Lan, cho năng suất khá cao so với các loại dứa khác. Thông thường mỗi quả dứa nặng từ 1,2 - 2,2 kg/ quả (trong khi dứa thường chỉ đạt từ 0,8 - 1,2 kg/quả) . Được mùa, dứa thường nặng 3- 4 kg/ quả có quả nặng tới 6 kg/ quả. Loại dứa này còn có một số các đặc điểm khác như: màu vàng nhạt, nhiều nước... phù hợp với một số thành phẩm mà người tiêu dùng đang hướng tới: nước Dứa, Dứa khoanh, Dứa đông lạnh, Dứa sấy khô, Thạch Dứa, kẹo Dứa... Các sản phẩm được chế biến từ dứa Kaien. Do vậy thương hiệu sản phẩm của nhà máy tôi lựa chọn chính là Kaien. 2.2 Nhu cầu tiêu thụ 2.2.1 Số lượng người tiêu thụ Người tiêu dùng là đối tượng mà hệ thống sản phẩm đang hướng tới. Trên thực tế hiện nay một số sản phẩm mới chỉ phù hợp với giới trẻ, hoặc với những người có thu nhập cao. Dẫn đến số lượng người tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều. Nhà sản xuất nào cũng mong muốn sản phẩm của mình phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của tất cả các đối tượng. Trên thực tế Dứa là loại quả thơm ngon bổ có khả năng chữa được nhiều bệnh. Dứa được chế biến thành nhiều sản phẩm phù hợp với khẩu vị ở tất cả các lứa tuổi không những ở trong và ngoài nước. Mặt khác giá thành Dứa rẻ cho nên số lượng người tiêu dùng cao. Một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến số lượng người tiêu thụ chính là hệ thống quảng cáo sản phẩm. Xu thế thay đổi mẫu mã sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ và thị hiếu của khách hàng đòi hỏi nhà thiết kế phải rất năng động, nhạy bén với thị trường sáng tạo hết mình mới thoả mãn với yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại. 2.2.2 Tổng sản lượng sản phẩm được tiêu thụ Tổng sản lượng sản phẩm được tiêu thụ phụ thuộc rất nhiều vào số lượng người tiêu thụ. Mẫu nhãn bao bì của sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng để hấp dẫn khách hàng. Nếu như lượng người tiêu thụ nhiều, tổng sản lượng sản phẩm và mức độ lưu thông hàng hoá cao thì dẫn tới giá trị kinh tế sẽ tăng dẫn đến có thể thay đôỉ, đổi mới công nghệ dây truyền, tăng thêm nguồn vốn lưu động, bổ xung nguồn nhân lực, phát triển quy mô sản xuất cao hơn... Do vậy càng đòi hỏi người hoạ sỹ luôn tìm tòi sáng tạo trong thiết kế và quảng cáo cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng và làm nhiệm vụ hướng dẫn thị hiếu khách hàng. ( Đó chính là một trong những biểu hiện của tính đồng bộ.) 2.2.3 Quy mô nhóm người tiêu thụ sản phẩm Nhóm người tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào từng mục đích của đối tượng trong những cấp độ khác nhau. Song theo quy luật của tự nhiên: con người sinh ra đã phụ thuộc vào vật chất, dựa vào vật chất và ngày càng vươn tới cái đẹp . Con người biết vận dụng khoa học, nghệ thuật để phục vụ cuộc sống cá nhân và xã hội được tốt hơn. Quy mô nhóm người tiêu thụ sản phẩm càng nhiều đồng bộ với thương hiệu sản phẩm được quảng bá rộng rãi hơn. Nhóm đối tượng tiêu thụ : - xuất khẩu sang thị trường Mỹ và đông âu -thi trường trong nước tập trung ở các thành thị 2.3 Phương án giải quyết 2.3.1 Thay đổi hoặc cải tạo đây truyền (công nghiệp hoá triệt để dây truyền sản xuất) Hiện tại công nghệ dây truyền sản xuất sản phẩm của công ty là dây truyền bán tự động. Sản phẩm được thu về trải qua công đoạn thủ công như vệ sinh sản phẩm, tiếp đó mới đến quá trình tự động hoá dây truyền. Khi ra thành phẩm đóng hộp và dán thông số chỉ tiêu kỹ thuật lại là quá trình thủ công. Do vậy phương án đề xuất phải công nghiệp hoá dây truyền sản xuất để tiết kiệm thời gian, giải phóng nhân nhân lực, giảm chi phí kinh tế, tăng hiệu xuất công việc. 2.3.2 Makét tinh đổi mới và phát triển hình ảnh sản phẩm Trên thị trường có nhiều mặt hàng rất phong phú về kiểu dáng bao bì do vậy người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp với sở thích của mình. Thông thường khách hàng đòi hỏi ngoài chất lượng sản phẩm còn phải dễ sử dụng và tiện dụng trong việc vận chuyển sản phẩm và lưu thông hàng hoá. Việc thay đổi thiết kế bao bì là yêu cầu cần thiết đối với nhà sản xuất. Thay đổi thiết kế bao bì đầu tiên đặt ra phải đơn giản, dễ sử dụng tránh cầu kỳ tránh sự nhàm chán đối với khách hàng. Bao bì thay đổi phải phù hợp với yêu cầu thực tế, dễ tái sử dụng và bảo vệ môi trường. Đồng bộ hoá chủng loại bao bì sao cho kiểu dáng đó được áp dụng cho rất nhiều sản phẩm khác nhau, nhưng không làm mất tính hấp dẫn của mỗi loại sản phẩm. Tổ chức quảng bá sản phẩm và thương hiệu nhằm mục đích tạo ảnh hưởng sâu sắc đến khách hàng và người tiêu dùng. Do tính chất của sản phẩm Dứa hướng tới nhiều đối tượng nên chiến lược của công ty khi quảng bá sản phẩm bằng nhiều hình thức: có thể tổ chức từng đợt khuyến mại khi tung ra thị trường một loạt sản phẩm mới. Hoặc quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, đài, báo...); quảng cáo trực tiếp (phát tờ rơi); quảng cáo công cộng (hệ thống pa nô, áp phích); quảng cáo tại điểm bán hàng(đồng phục của nhân viên, các phương tiện bán hàng); quảng cáo điện tử internet... 2.3.3 Đa dạng hoá sản phẩm. Làm phong phú chủng loại,nhằm sử dụng triệt để hoạt động của dây truyền sản xuất và vùng nguyên liệu, nhân lực. Do đặc điểm tính chất của sản phẩm hướng tới nhiều đối tượng cho nên yêu cầu đặt ra đối với mỗi chủng loại sản phẩm phải nhiều hơn. Việc đa dạng hoá sản phẩm không chỉ đề cao tiềm năng về mẫu mã bao bì mà còn thể hiện sự phong phú về mặt chủng loại của sản phẩm. 2.3.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu thời gian nhập nguyên liệu , chế biến và giải phóng hàng thương phẩm. Mục đích thu hút khách hàng dẫn tới tổng sản lượng sẽ tiêu thụ nhiều hơn. Do vậy đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà máy. 2.3.5 Vốn (tận dụng triệt để các nguồn vốn sẵn có,quay vòng vốn nhanh, tạo nguồn vốn mới trên cơ sở phát triển theo kế koạch). Luôn cải tạo và đổi mới hệ thống dây truyền sao cho sản xuất nhiều các mặt hàng phù hợp với yêu cầu thực tế, hiệu quả. Bên cạnh đó không ngừng phát triển vùng nguyên liệu nhằm mở rộng và tăng thêm chủng loại sản phẩm. Để phù hợp, công ty phải xây dựng thêm nhà máy với quy mô sản xuất lớn hơn, kéo theo nhân lực sản xuất tăng đòi hỏi khả năng lưu thông hàng hoá càng ngày phải đáp ứng được theo tiến trình, công ty nên mở rộng tuyến xuất khẩu ra nhiều thị trường trong và ngoài nước, sao cho các tuyến cung ứng hàng hoá kết hợp hài hoà thông suốt. 2.4 Mục đích Xây dựng thương hiệu cho nhóm sản phẩm 2.4.1 Làm khách hàng hấp dẫn và tiêu thụ Trên thị trường hiện tại, sản phẩm rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy một sản phẩm muốn chiếm được cảm tình của khách hàng thì sản phẩm đó phải hấp dẫn và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Tạo tiềm thức hay vết hằn trong trí não mỗi người khi tiêu thụ sản phẩm. Giải pháp đó được thực hiện dưới rất nhiều hình thức quảng bá khác nhau: có thể bằng các phương tiện truyền thông hoặc có thể đưa sản phẩm tham gia một lĩnh vực nào đó trong đời sống xã hội của con người. Do nhu cầu sử dụng sản phẩm khác nhau của khách hàng nên yêu cầu phải phong phú đa dạng về sản phẩm. Ví dụ: sản phẩm đang hướng tới là học sinh, sinh viên thì yêu cầu đặt ra cho sản phẩm đó phải đơn giản, hấp dẫn, màu sắc tươi vui, giá thành phải phù hợp. Nhưng với đối tượng sản phẩm hướng tới là các bà nội trợ ngoài việc sản phẩm gây ấn tượng mạnh ,chất lượng, giá thành hạ và khối lượng sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu sử dụng thường xuyên. Do vậy yêu cầu đặt ra cho nhà thiết kế là phải tinh tế, linh hoạt và uyển chuyển trong thiết kế các chủng loại bao bì và quảng bá hàng hoá. 2.4.2 Làm người tiêu thụ có ấn tượng về nhóm sản phẩm. Nhóm sản phẩm muốn gây được ấn tượng mạnh trước hết phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, tiếp theo sẽ là hệ thống cung ứng hàng hóa. Hệ thống này hoạt động tốt sẽ duy trì đựợc thói quen sử dụng sản phẩm của khách hàng. Thông thường người tiêu dùng đón nhận sản phẩm thông qua phương tiện thị giác. Hệ thống quảng cáo phát triển thì người tiêu dùng sẽ đón nhận được nhiều hơn. Trong quá trình xây dựng và khẳng định thương hiệu của sản phẩm người thiết kế đồ hoạ đóng góp tỷ lệ đặc biệt quan trọng- Họ phải tạo ra hệ thống mẫu nhãn, bao bì, áp phích và các hình thức thuộc đồ hoạ để bắt kịp xu hướng thị hiếu ngày càng cao của xã hội. Quảng bá thương hiệu, chính là tạo niềm tin và khẳng định vị trí cho các sản phẩm trong quan niệm của người tiêu dùng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Trong giới hạn của đề tài, dựa vào tình hình thực tế của nhà máy. Tôi đưa ra một số nhiệm vụ để thực hiện ý tưởng sáng tạo của mình. Đồ án được nghiên cứu trên cơ sở hiểu biết về thiết kế mỹ thuật và xu thế phát triển của thị trường trong nước và thế giới. Trên thực tế nguồn nguyên liệu dứa chiếm khá nhiều thị phần so với các nguyên liệu khác. Nếu như thị phần toàn bộ nhà máy là 100% sản lượng, dứa 60%, Nhãn, vải 30% các nguyên liệu khác 10% nên dứa là nguồn nguyên liệu chủ lực cung ứng và duy trì sự phát triển của công ty. Các sản phẩm chế biến đòi hỏi phải có dây truyền công nghệ sao cho phù hợp và mang tính đồng bộ. Đồng bộ về dây truyền công nghệ là góp phần làm tăng giá trị kinh tế. Khi sản xuất đồng loạt lon nước uống 250 ml áp dụng cho tất cả các sản phẩm khác nhau thì nhà máy sẽ không phải đầu tư dây truyền cho từng loại sản phẩm. Chính vì vậy khi kinh phí đầu tư giảm thì lãi xuất sẽ tăng lên, rút ngắn được thời gian sản xuất, tiết kiệm được nhân lực lao động. Tính đồng bộ trong dây truyền sản xuất vừa tác động trực tiếp, vừa hỗ trợ gián tiếp không thể thiếu của các công ty nói chung và của công ty Đồng Giao nói riêng. Nhưng như thế vẫn chưa đủ điều kiện để sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhiều nhất Thị trường hàng hoá hiện nay rất đa dạng và phong phú. Mỗi sản phẩm đều có tiếng nói và ngôn ngữ riêng.Việc có nhiều công ty cùng sản xuất một mặt hàng đã tạo nên thị trường sôi động, mang tính cạnh tranh cao. Người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn. Điều đó buộc các nhà sản xuất phải cải tiến mẫu mã sản phẩm, để thu hút sự chú ý khách hàng. Hầu như không một hãng sản phẩm nào muốn bán được hàng mà lại không phải thực hiện quảng cáo. Một nhà xã hội học nổi tiếng nói: “Nếu không có quảng cáo thì nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ sụp đổ trong 15 giây”. Quảng cáo là yếu tố không thể thiếu trong quá trình quảng bá thương hiệu của công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Nhưng quảng cáo như thế nào để đạt hiệu quả? Trong quá trình thiết kế quảng cáo sản phẩm, người hoạ sỹ thiết kế hay nhà doanh nghiệp không được đặt ý muốn bảo thủ của cá nhân mình áp đặt vào sản phẩm mà sản phẩm làm ra phải mang tính bao quát. Người thiết kế quảng cáo cần phải tìm hểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng mong muốn gì, và từ đó đưa ra những ý tưởng thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng. Với tư cách là người thiết kế tôi khẳng định “ Tính đồng bộ trong thiết kế đồ hoạ và quảng cáo sản phẩm, thương hiệu sản phẩm” là quan trọng. Một trong những biểu hiện của tính đồng bộ đó là hệ thống mẫu nhãn mác , thiết kế bao bì, màu sắc , bố cục các thông tin, công nghệ, khả năng sử dụng bao bì và tái sử dụng bao bì. Nội dung Chương I Khái quát một số vấn đề về quảng cáo sản phẩm Thiết kế quảng cáo là gì ? Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về quảng cáo, song ở đây ta có thể hiểu chung quảng cáo là một hình thức tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm, nội dung của sản phẩm cho mọi người. Một quảng cáo phải thể hiện cô đọng, ý tưởng phải rõ ràng, minh bạch, thật sự cầu thị, không được giả dối, không được che đậy lừa gạt người tiêu dùng bằng bất kỳ hình thức nào. Cần phải quảng cáo sản phẩm với bản chất vốn có của sản phẩm. Những sản phẩm thử nghiệm đem ra thị trường tiêu thụ cần phải ghi rõ ràng không được cho người tiêu dùng hiểu sai là sản phẩm chính. Ngôn ngữ sử dụng trong quảng cáo cần phải được nghiên cứu kỹ khi đưa vào trong quảng cáo bởi nó phải phù hợp với nội dung đang quảng cáo. Nó chính là lời chào mời, lời giới thiệu rất quan trọng với người tiêu dùng. Chính vì vậy, mà từng câu, chữ đều phải chân thực, khúc triết, không đựợc mơ hồ. Quảng cáo là một hình thức thông tin giao lưu thương mại với chức năng quan trọng là kích thích việc mua bán các sản phẩm, trao đổi về hệ thống sản phẩm với thị trường nhằm thúc đẩy giao lưu kinh tế thương mại . “ Sức mạnh của quảng cáo là nó có mặt ở khắp mọi nơi và làm cho người ta ưa thích”. Nó len lỏi vào mọi nơi vì nó chỉ mỗi việc làm tăng thêm giá trị của hàng hoá mà nó quảng cáo( Davidsion). Trong cơ chế thị trường hiện nay khi các mặt hàng sản xuất ngày càng phát triển ồ ạt, cung lớn hơn cầu, kéo theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt. Vậy hơn bao giờ hết nhân tố chiến lược của các công ty phải đạt được trong hình thức mẫu mã, song song với nó là các hình thức quảng cáo thành công. Với trình độ phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay, các hình thức quảng cáo cũng trở nên đa dạng với nội dung và chất lượng hoàn hảo, đúng với mục tiêu của nhà sản xuất. Trong chiến lược quảng cáo thì việc đưa ra thị trường các sản phẩm không chỉ đạt tốt về chất lượng sản phẩm mà hình thức mẫu mã, bao bì phải đẹp mang màu sắc riêng, ấn tượng riêng. Như vậy vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là nhà sản xuất kinh doanh cần phải sử dụng các phương pháp điều tra khoa học kết hợp với việc phân tích thị trường, tổ chức trao đổi thăm dò ý kiến trắc nghiệm tâm lý và quan sát của người tiêu dùng.Vấn đề tiếp thị có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp. Quảng cáo tác động đến thị trường như thế nào? Quảng cáo không phải là mục đích sau cùng mà chỉ là phương tiện , công cụ giúp các doanh nghiệp đạt được những mục tiêu của mình . Tuỳ vào mục tiêu cụ thể mà hoạt động quảng cáo có những chức năng sau : - Làm cho sản phẩm của mình khác biệt với các sản phẩm khác . - Để thông tin , hướng dẫn cách thức sử dụng sản phẩm. - Mở rộng mạng lưới phân phối . - Gia tăng sự yêu chuộng và gắn bó với các sản phẩm . Hiện nay, cùng với sự phát triển của quảng cáo trên thế giới,Việt Nam cũng đang từng bước hoà nhập vào mặt bằng phát triển ấy.Việc quảng cáo có một ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.Cũng như marketing quảng cáo hướng người ta nhận thức ,quan tâm thích thú và hành động ,truyền đạt thông tin cụ thể nhằm thuyết phục người xem đi đến hoạt động .Tác động của quảng cáo đối với thị trường thông qua 6 giai đoạn : - Giai đoạn nhận thức - Giai đoạn lĩnh hội - Giai đoạn chấp nhận - Giai đoạn ưa chuộng - Giai đoạn sở hữu - Giai đoạn củng cố Trong nền kinh tế thị trường thì quảng cáo như một công cụ thực hiện ý đồ kinh doanh của các nhà kinh doanh cũng giúp cho người tiêu dùng hiểu được lợi ích của sản phẩm. Nhờ có các hình thức của quảng cáo chuyển động như : quảng cáo truyền hình ,đài phát thanh ,hay những hình thức tiếp thị, khuyến mại như pano, áp phích, tờ rơi ,tờ gấp ... mà các doanh nghiệp tiếp cận được người tiêu dùng, tiêu thụ được sản phẩm, giúp cho các doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh, với lợi nhuận cao. Song một quảng cáo đòi hỏi phải có tính văn hoá cao, thông qua một quảng cáo phải nêu bật được giá trị quảng cáo, nội dung , đối tượng cần quảng cáo phải rõ ràng ,ngôn ngữ hình ảnh phù hợp với văn hoá thưởng thức của từng khu vực, địa phương, dân tộc mà hàng hoá thâm nhập. Giờ đây, quảng cáo có mặt trên thị trường với nhiều hình thức khác nhau như : ti vi, đài, viễn thông, internet, ... và một số phương tiện truyền thông phong phú khác . Chính vì vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được không thể không thực hiện hoạt động quảng cáo và chiến lược quảng cáo . Bởi những lý do trên mà vai trò của nhà thiết kế quảng cáo sản phẩm muốn sản phẩm của mình tiêu thụ được trên thị trường lâu dài thì cần phải phân tích được điều kiện tiêu thụ của thị trường , xác định được vai trò của sản phẩm được quảng cáo, nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng , sản phẩm phải đạt được 3 yếu tố : đẹp -chất lượng -giá thành phù hợp. Chương II Vấn đề đặt ra cho nhà thiết kế. 2.1 Thiết kế đồ hoạ sản phẩm Mỗi loại sản phẩm đều có những tính chất đặc thù riêng. Mỗi chủng loại sản phẩm lại có những hệ thống dây truyền sản xuất riêng. Ví dụ ta không thể dùng cách thiết kế của ôtô áp dụng cho mẫu nhãn bao bì sản phẩm khác ôtô. Hoặc không thể lấy cách thiết kế mẫu nhãn đồ hộp thực phẩm áp dụng cho thiết kế bao bì linh kiện máy tính được. Cho nên bắt buộc thiết kế đồ hoạ sản phẩm phải thích hợp với đặc thù của từng loại sản phẩm. Từ đó sản phẩm mang những tín hiệu đặc trưng mà người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết, thông qua hệ thống mẫu nhãn bao bì. Trên thực tế có rất nhiều hãng nổi tiếng tạo được tính chất đặc thù của sản phẩm: Ví dụ: Hãng bia TIGER dựa vào hai màu xanh tím đậm ở áo và viền vàng ở cổ trên trang phục của công nhân viên là người tiêu dùng có thể liên tưởng đến hãng bia này. Hay chỉ dựa vào những đường uốn lượn như dải lụa hai màu đỏ và đen đặc trưng của hãng nước giả khát cocacola khách hàng có thể nhận biết ra thương hiệu của hãng rồi... Do vậy các yếu tố màu sắc, bố cục... là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc thiết kế đồ hoạ quảng cáo sản phẩm. 2.2 Đồ hoạ quảng cáo sản phẩm và thương hiệu Đồ hoạ quảng cáo sản phẩm và thương hiệu chính là một sản phẩm bất kỳ muốn có vị trí trên thị trường, muốn người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm nhanh nhất, ấn tượng nhất thì ngoài việc vừa tiếp tục xây dựng thương hiệu vừa quảng bá sản phẩm còn phải sử dụng đồ hoạ vào trong quảng cáo sản phẩm. Quảng bá thương hiệu và quảng cáo sản phẩm phải được đặt trong vùng quảng cáo - vùng này có mang cá tính hàng hoá đó. Ví dụ khi quảng cáo sản phẩm gia vị Knor chỉ có thể quảng cáo trong môi trường như chế biến và nấu nướng thức ăn chứ không thể quảng cáo trong môi trường khác lạ với nhóm sản phẩm đó được. Sản phẩm được quảng cáo dưới rất nhiều hình thức có thể in hình thương hiệu lên các vật dụng hàng ngày như cốc, bát, đĩa... để người tiêu dùng nhận biết được hàng ngày hàng giờ, tại từng thời điểm. 2.3. Đồng bộ trong thiết kế đồ hoạ và quảng cáo sản phẩm,thương hiệu sản phẩm. 2.3.1 Sản phẩn đơn Sản phẩm đơn là sản phẩm chỉ đứng một mình, không đứng cạnh sản phẩm khác hay nằm trong hệ thống sản phẩm đó. Sản phẩm đơn mang những đặc thù chung của tính chất hệ thống sản phẩm. Nhưng nó thể hiện được cá tính thoả mái hơn, biên độ sáng tác dễ dàng hơn, yêu cầu đặt ra trong quá trình quảng bá thương hiệu và quảng cáo sản phẩm đơn giản hơn. Ví dụ: một cá nhân trong tập thể gia đình. Khi cá nhân chỉ đứng một mình không thuộc một gia đình nào cả. Cá nhân đó có quyền tự do đi lại, ăn mặc sặc sỡ tạo phong cách - không ai có thể ngăn cấm việc đó. Do đó có người khen, chê khác nhau. Nhưng khi đứng trong một tập thể gia đình người đó chắc chắn mang những đặc điểm của gia đình đó ( tai, mũi, mắt, nét mặt, dáng đi...) cho dù có thể cách một đời hay nhiều đời. Nếu cá nhân đó đi ra ngoài, người ngoài ra đình sẽ nhận thấy ngay những đặc điểm điển hình. “ anh ấy có miệng cười giống chị N quá...” Khi cá nhân này đưa phong cách của mình ở trong gia đình sẽ nổi bật, bị lạc lõng - người ta đánh giá rằng anh ấy không phải thuộc gia đình đó. Thông thường với một sản phẩm cũng vậy khi đứng một mình người tiêu dùng thường khó nhận biết được sản phẩm đó hay thương hiệu sản phẩm đó bị mờ nhạt. Nên trong quá trình quảng bá thương hiệu, thiết kế đồ hoạ phải theo cái chung. Trên thực tế cũng có một số hãng chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhưng vẫn quảng bá được thương hiệu sản phẩm. Ví dụ: Thương hiệu sản xuất máy bay (Boing), thương hiệu sản xuất tăm tre Việt nam. Sở dĩ như vậy vì những hãng này mang tính chất độc quyền nên việc sử dụng đồ hoạ quảng cáo sản phẩm ở mặt nào đó yêu cầu đặt ra trong phạm vi hẹp hơn. 2.3.2 Đồng bộ của các sản phẩm Tính đồng bộ trong thiết kế đồ hoạ và quảng bá sản phẩm tức là đồng bộ từ lôgô, nhãn mác, bao bì, bố cục, màu sắc, đường nét về đồ hoạ... Sản phẩm thiết kế đồng bộ sẽ tôn vinh lẫn nhau không loại trừ nhau không gây cho người tiêu dùng sự nhàm chán đơn điệu. Ngoài ra sự đồng bộ còn được thể hiện ở kiểu dáng kiểu chữ như thế nào? Người thiết kế phải coi chữ không phải đơn giản là chữ nữa mà chữ còn là hình là mảng. Nó sẽ được nhà thiết kế xây dựng xuyên suốt trên các sản phẩm của đồ hoạ trên mọi chiến dịch quảng cáo. 2.3.2.1. Chữ -màu sắc sự liên kết mật thiết (một tiếng nói quan trọng) trong đồng bộ thiết kế quảng cáo sản phẩm. Một sản phẩm muốn đứng vững được trên thị trường hiển nhiên phải xây dựng được thương hiệu vững vàng . Các sản phẩm đó mẫu mã phải đa dạng và màu sắc phải phong phú. Một trong những biểu hiện của tính đồng bộ là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố chữ và màu sắc để tạo nên phong cách, vẻ đẹp riêng cho hệ thống nhóm sản phẩm thương mại của mình trên thị trường. Điều đầu tiên chúng ta phải khẳng định rằng: muốn có một tiếng nói riêng cho sản phẩm của mình thì cần phải xây dựng thương hiệu mà chữ cũng là một trong những yếu tố quan trọng . Một thương hiệu được thiết kế đơn giản, rõ ràng thì sẽ có hiệu quả cho sự tiếp nhận và sức hấp dẫn đối với mắt nhìn, chiếm lĩnh được tâm trí khách hàng trong giây lát .Thương hiệu với đặc tính bắt buộc của mình là những tín hiệu có thể đọc được đã đem lại cho chữ một vị thế đặc biệt quan trọng và là yếu tố thiết yếu tạo nên thương hiệu.Thuật trình bày chữ cũng góp phần to lớn trong việc thiết kế tạo nên thương hiệu. Chữ viết ra đời nhằm thoả mãn nhu cầu trao đổi và lưu giữ thông tin nhưng chữ viết không dừng lại ở đó mà dưới bàn tay tai tình của nhà thiết kế, chữ còn mang một thông điệp nghệ thuật. Khi chữ được thiết kế làm thương hiệu cho một công ty hay một tập đoàn, nó được đánh giá là hình thức thể hiện cao nhất: nhu cầu hoàn thiện và vươn tới cái đẹp ngày càng mãnh liệt. Ngày nay chúng ta đã quen thuộc với những tên thương hiệu như : NOKIA, SONY, SAMSUNG, trong lĩnh vực dầu khí : PETROLIMEX, SHELGAS, trong thực phẩm ăn uống LAVIE, VITAL, COCACOLA, TIGER BEER , NESCAFE, LIPTON, NESTEA ... mỹ phẩm :NIVEA ,POND,.... LAVI Hầu hết trong số này đều dùng tên hiệu của mình để làm tên cho thương hiệu của hãng . Một minh chứng cho sự ảnh hưởng to lớn của kiểu chữ tới sự thành công trong thương hiệu. Người ta dường như có thể cảm nhận được hương thơm của NIVEA chỉ bằng cách ngắm nhìn kiểu chữ của nó . NIVEA Chữ NIVEA với kiểu dáng chắc khoẻ kết hợp với tên loại sản phẩm kem cũng màu trắng , với những nét thanh mảnh đưa đến một sự tương phản mạnh về hình khối giữa cứng và mềm nhưng lại tạo nên một thể thống nhất, một hương thơm quyến rũ dựa trên sự tin tưởng vững chắc mà chữ NIVEA đem lại. Với thương hiệu kỳ diệu này đã giúp cho hãng NIVEA chiếm được 35% thị trường mỹ phẩm thế giới – một con số mơ ước của các đối thủ cạnh tranh . Thương hiệu của hãng Cocacola –một thương hiệu hàng đầu về đồ uống đóng chai , là thương hiệu trong năm 2000 được tuần báo Business Week phối hợp với công ty tư vấn nhãn hiệu Interband bình chọn là thương hiệu số 1 trong 100 thương hiệu dẫn đầu trên thế giới hiện nay với giá trị thương hiệu lên đến 69,64 tỷ USD hay như @ - một ký tự rất quen thuộc trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin , đặc biệt là Internet với tốc độ “chóng mặt’’ và không ai tiếp cận với công nghệ thông tin này mà lại không biết tới ký hiệu @. Hãng Honda đã kết hợp chữ HONDA để tạo nên một thương hiệu mới cho loại xe mới của hãng – xe ‘@’. Và khi loại xe này tung ra thị trường với nhãn hiệu và kiểu dáng hoàn toàn mới đã chiếm lĩnh được tâm trí khách hàng . Họ đã bỏ ra số tiền lương gấp nhiều lần để mua xe mới thương hiệu thời thượng như một thứ “mốt của những người sành điệu”. Đó là điều kỳ diệu mà một ký tự quen thuộc đã tạo nên xác lập cho thương hiệu một vị trí xứng đáng và vững chắc trong vòng xoáy thị trường . Tuy nhiên , thị trường luôn có quá nhiều thông tin mà không ai có thể lưu ý được hết tất cả ,do đó để thiết kế một thương hiệu ta phải xác định rõ được thương hiệu đó nhằm vào đối tượng nào để có thể đưa ra một kiểu chữ đặc trưng phù hợp . Theo tạp chí thương mại hàng đầu tại Hoa Kỳ Advertising Age, thì 36% các sản phẩm mới bị thất bại là do không ý thức được rõ về khán thính giả mục tiêu để đưa ra một thương hiệu chuẩn mực . Các công ty thành công thì họ biết rất rõ về khách hàng mà họ nhằm tới , điều này giúp cho họ có sức mạnh cao hơn bởi thông điệp của họ rất rõ ràng, có sức thu hút tối đa . Bên cạnh đó , chữ được chọn để thiết kế cho thương hiệu phải được thiết lập “cảm giác rõ ràng” cần truyền đạt. Khả năng điều chỉnh , kiểm soát cảm xúc là một trong những đặc điểm mạnh nhất của thiết kế . Muốn gây được ấn tượng vào tâm trí khách hàng , thương hiệu cũng phải mang một ý nghĩa xác định , thương hiệu cũng phải có tính chất mô tả gợi cho người đọc nghĩ tới một đặc tính nổi bật nào đó của sản phẩm , tính thuyết phục, lợi ích mà sản phẩm đem lại , vừa phải có ý nghĩa trong từng câu chữ ,vừa phải hiện tư._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34157.doc
Tài liệu liên quan