Tình hình đầu tư phát triển, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại Tổng Công ty Thép Việt Nam

Lời nói đầu Những năm đầu thập kỷ 90, Việt Nam bước vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn đầu của sự phát triển những ngành then chốt, mũi nhọn được ưu tiên hàng đầu. Là một ngành cơ bản của các ngành công nghiệp, ngành thép có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nên cần được quan tâm đặc biệt trong chiến lược phát triển chung qua đó thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, xứng đáng với tầm vóc là ngành cơ bản của c

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tình hình đầu tư phát triển, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại Tổng Công ty Thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác ngành công nghiệp khác. Tuy được xây dựng từ rất sớm (từ những năm 60 ) nhưng do điều kiện đất nước còn chiến tranh, kinh tế còn non yếu nên đến những năm 90 ngành thép mới thực sự được quan tâm. Trải qua hơn 10 năm phát triển, ngành thép đã thu được những thành tựu lớn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Trong chuyên đề này, em xin trình bày tình hình đầu tư phát triển trong từng giai đoạn ( từ năn 1990 ), những kết quả đạt được, những tồn tại và đề ra các giải pháp trong tương lai. Để hoàn thành chuyên đề này em xin cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của Cô giáo Đinh Đào ánh Thuỷ, các cô chú trong Phòng kế hoạch đầu tư Tổng công ty thép Việt Nam. đề tài: tình hình đầu t phát triển, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu t tại tổng công ty thép Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2010 Chương I Những vấn đề lý luận chung I. Lý luận chung. 1. Đầu tư và đầu tư phát triển. Đầu tư theo nghĩa rộng nói chung là hy sinh các nguồn lực ở hiện tai để tiến hành các hoạt động nhằm thu lại các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Các nguồn lực bỏ ra ở hiện tại có thể là của cải vật chất như: tiền, máy móc thiết bị, nhà xưởng nói chung là các tài sản cố định hoặc là tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ. Các kết quả đạt được trong tương lai có thể là sự tăng thêm của các tài sản tài chính ( vốn, tiền mặt…), tài sản vật chất như máy móc thiết bị, đường sá cầu cống… hay đó là tài sản trí tuệ ( trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật), và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Đầu tư theo nghĩa hẹp là những hoạt động sử các nguồn lực ở hiện tặinhmf đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được những kết quả đó. Như vậy, nếu xem xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có các hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng những các tài sản vật chất, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay thuộc phạm trù đầu tư phát triển . Như vậy đầu tư phát triển là: hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chât, nguồn lực lao động, trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực của các cơ sở đang tồn tại và tạo ra tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm sau: - Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số lượng vốn lớn, nằm khê đọng trong một thời gian dài ( quá trình thực hiện đầu tư ) gây lãng phí vốn và đây là cái giá phải trả lớn nhất cho hoạt động đầu tư phát triển. - Thời gian tiến hành công cuộc đầu tư cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường diễn ra trong một thời gian dài do đó chịu nhiều biến động khác nhau của môi trường. Đặc đfiểm này yêu cầu công tác lập kế đầu tư phải tiến hành tỉ mỷ, chính xác, chi tiết, tính toán được hết những biến động xảy ra và các phương án khác phục thì hoạt động đầu tư mới mang lại hiệu quả cao. - Do khối lượng vốn được sử dụng quá lớn nên thời gian thu hồi vốn dài do đó không tránh khỏi các tác động của môi trường ( cả tích cực lẫn tiêu cực ) như các yếu tố không ổn định về điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị… - Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng trong nhiều năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc nổi tiếng: Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành…hoặc như các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế như giao thông, cầu cống, đê kè… cũng có giá trị sử dụng trong nhiều năm. - Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở tại nơi nó được tạo dựng nên cho nên các điều kiện về địa hình địa chất tại nơi xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến qúa trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Ví dụ : Quy mô đầu tư xây dựng nhà máy khai thác than còn tuỳ thuộc vào trữ lượng của các mỏ than. Nếu trữ lượng của các mỏ than nhỏ thì quy mô nhà máy cũng nhỏ để đảm bảo sử dụng tối đa công suất của nhà máy tránh gây lãng phí về công nghệ. Hoặc đối với các nhà máy thuỷ điện thì công suất của nhà máy phụ thuộc chủ yếu vào trư lượng nước. Nếu nguồn nước dồi dào thì công suất của nhà máy sẽ lớn còn nếu nguồn nước có trữ lượng nhỏ, không ổn định thì công suất phát điện sẽ nhỏ hơn. - Mọi hoạt động đầu tư phát triển cũng như thành quả của nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý, không gian. 2. Bản chất các hoạt động đầu tư trong phạm vi quốc gia 2.1. Đầu tư tài chính Đầu tư tài chính là loại hình đầu tư trong đó người sở hữu vốn bỏ vốn ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ ) hoặc hưởng lãi suất tuỳ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành ( mua cổ phiếu của các công ty cổ phần ). Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho nên kinh tế mà chỉ làm tăng giá trị tài sản cá nhân, tổ chức đầu tư. Đây là điểm khác biệt căn bản nhât giữa hoạt động đầu tư tài sản tài chính với hoạt động đầu tư phát triển. 2.2. Đầu tư thương mại. Đầu tư thương mại là loại hình đầu tư trong đó người đầu tư bỏ tiền ra mua hàng hoá sau đó bán lại với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận chênh lệch do mua và bán hàng hoá. Loại hình đầu tư này cũng không làm tăng tài sản vật chất cho xã hội mà chỉ tạo ra lợi nhuận cho cá nhân tổ chức tham gia đầu tư. Tuy nhiên hoạt động đầu tư này có ý nghĩa rất quan trọng do nó là một khâu của quá trình tái sản xuất, nó có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển, gián tiếp thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển. 2.3. Đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển là hoạt động đầu tư mà nó tạo ra tài sản vật chất mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh của các cá nhân tổ chức tham gia hoạt động qua đó nâng cao đời sống xã hội. Đó là việc bỏ vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng: đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước…, xây dựng các nhà máy mới, cải tạo sửa chữa các nhà máy cũ, lạc hậu, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn với sự hoạt động của các tái sản cố định. Tóm lại, hoạt động đầu tư phát triển có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi quốc gia vì nó tạo ra nền tảng cho sự phát triển, tạo ra tiềm lực mới cho xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. 3. Phân loại các hình thức đầu tư : Các hình thức đầu tư có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức nhưng hiện nay sử dụng chủ yếu một số tiêu thức sau. 3.1. Theo cơ cấu tái sản xuất. Theo tiêu thức này thì đầu tư được chia thành 2 hình thức là : đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu. Đầu tư chiều rộng là hình thức đầu tư sử dụng khối lượng vốn lớn, khê đọng trong thời gian lâu dài, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mao hiểm cao. Hình thức này thường được sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, xây dựng các nhà máy mới… Hoặc khi một sản phẩm nào đó trên thị trường đang được tiêu thụ mạnh mà khả năng cung có hạn người ta có thể sử dụng đầu tư chiều rộng để co thể nhanh chóng làm tăng quy mô sản lượng để có thể thu lợi nhuận cao. Đầu tư chiều sâu là hình thức đầu tư sử dụng khối lượng vốn thấp hơn so với đầu tư chiều rộng, tính chất kỹ thuật không phức tạp ( chỉ là cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá một dây chuyền sản xuất hoặc một bộ phận của dây chuyền ), thời gian thực hiện ngắn hơn cho nên ít chịu tác động của các yếu tố bên ngoài nên độ mạo hiểm thấp hơn. Hình thức đầu tư này thường được sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao năng suất nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Hình thức này được áp dụng khi sản phẩm đó trên thị trương đã có quá nhiều nhà cung cấp với chất lượng sản phẩm tương đương do vậy muốn cạnh tranh được cần phải đầu tư nâng cao sức cạnh tranh tạo nên sự khác biệt nhằm thu hút khách hàng về phía mình. 3.2. Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của dự án đầu tư. Theo tiêu thức này, có thể chia hoạt động đầu tư thành các hình thức: - Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật. - Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Các hình thức đầu tư trên có tác động khác nhau tới nền kinh tế nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh có thể sử dụng khối lượng vốn nhỏ do vậy nó được tiến hành trong tất cả các thành phần kinh tế và có vai trò tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thì thường sử dụng khối lượng vốn lớn, thời gian thực hiện lâu dài, tư nhân khó có thể đầu tư do vậy các dự án kiểu này thường do Nhà nước thực hiện và nó có vai trò quan trọng là tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế, tạo ra môi trường cho các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả cao. Còn các dự án phát triển khoa học kỹ thuật lại có vai trò nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ cho tất cả các ngành, tăng năng suất lao động ở các đơn vị sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất hơn từ đó nâng cao đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. 3.3. Theo giai đoạn hoạt động của các dự án đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội. Theo tiêu thức này có thể phân loại đầu tư thành 2 hình thức: - Đầu tư thương mại. - Đầu tư sản xuất. Đầu tư là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư bỏ vốn kinh doanh trong lĩnh vực thương mại ( lưu thông hàng hoá ), hình thức này không tao ra tài sản vật chất cho xã hội mà nó chỉ mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư nhưng nó góp phần quan trọng là lưu thông hàng hoá qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển. Hình thức đầu tư này có thời gian thực hiện đầu tư ngắn, thời gian thu hồi vốn ngắn, tính chất bất định không ca, lại dễ dự đoán đạt độ chính xác cao. Đầu tư sản xuất là hoạt động đầu tư có thời hạn hoạt động dài ( 5 năm, 10 năm…) sử dụng lượng vốn lớn, độ mạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hồi vốn dài do đó hoạt động đầu tư chịu nhiều tác động của các yếu tố bất định trong tương lai khó có thể dự đoán một cách chính xác được ( nhu cầu tiêu thụ của thị trường, giá cả đầu vào, đầu ra, cơ chế chính sách của Nhà nước, tỷ giá hối đoái…). Hình thức đầu tư này có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia vì nó tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, tăng năng lực của các đơn vi sản xuất kinh doanh qua đó tăng năng lưc sản xuất cho nền kinh tế xã hội thúc đẩy xã hội phát triển. 3.4. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng thu hồi vốn đầu tư. Theo tiêu thức này thì đầu tư có thể chia làm 2 hình thức: - Đầu tư ngắn hạn. - Đầu tư dài hạn. Đầu tư ngắn hạn tức là các hoạt động đầu tư có thời gian thực hiện, thời gian thu hồi vốn đầu tư ngắn ( thường là nhỏ hơn 1 năm ) chẳng hạn như các dự án đầu tư thương mại. Đầu tư dài hạn là các hoạt động đầu tư có thời gian thực hiện, thời gian thu hồi vốn đầu tư dài ( thường lớn hơn 1 năm ), sử dụng khối lượng vốn lớn như các dự án đầu tư phát triển sản xuất, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật. 3.5. Theo nguồn vốn. Dựa vào nguồn vốn đầu tư được chia làm 2 hình thức: - Hình thức đầu tư sử dụng vốn huy động từ trong nước ( vốn tích luỹ của doanh nghiệp, vốn đầu tư từ ngân sách, vốn tiết kiệm của dân cư…) - Hình thức đầu tư sử dụng vốn có yếu tố nước ngoài( đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp ). Việc phân loại 2 loại hình đầu tư trên cho thấy tình hình huy động và sử dụng vốn như thế nào từ mỗi nguồn, ảnh hưởng của mỗi nguồn ra sao tới nền kinh tế, với từng ngành kinh tế từ đó có chiến lược phát triển phù hợp tuỳ với từng giai đoạn của nền kinh tế. Chẳng hạn như trong giai đoạn đầu của sự phát triển lúc đó do xuất phát điểm còn thấp, Nhà nước chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm mở rộng quy mô sản xuất dần đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng tối thiểu, sau đó tận dụng khả năng công nghệ cao nhằm tạo đà phát triển cho các ngành kỹ thuật cao, sang giai đoạn sau khi chúng ta đã có thể làm chủ được khoa học công nghệ thì lại chủ trương phát triển các đơn vị trong nước để có thể nắm vững được các ngành chủ chốt qua đó có thể điều chỉnh được nền kinh tế của mình. Như vậy, vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng, nó giúp tạo bước phát triển ban đầu lúc trong nước lượng vốn đầu tư còn nhỏ nhưng trong chiến lược phát triển lâu dài thì vốn trong nước là quan trọng " phát triển thì phải dựa vào nội lực thì mới có thể vững chắc được ". 3.6. Theo vùng lãnh thổ. Cách phân loại này phản ánh tình hình đầu tư của từng tỉnh, của từng vùng kinh tế và ảnh hưởng của đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Qua đó đánh giá, so sánh sự phát triển của từng vùng và có chiến lược phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển của từng vùng, có chiến lược đầu tư hợp lý nhằm tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên, các thế mạnh của từng vùng. 3.7. Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư. Các hoạt động đầu tư được chia thành: - Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định. - Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh mới được hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các đơn vị hiện dang hoạt động, duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có. Trong 2 loại hình đầu tư trên, đầu tư cơ bản chiếm vai trò quyết định còn đầu tư vận hành tạo điều kiện cho các kết quả của đầu tư cơ bản hoạt động. Không có đầu tư cơ bản thì không có cơ sở vật chất, không có đầu tư vận hành thì các kết quả của đầu tư cơ bản cũng không thể hoạt động. Tóm lại 2 hình thức trên có quan hệ qua lại chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Trong tổng vốn đầu tư thì đầu tư cơ bản luôn chiếm một tỷ trọng lớn do tính chất kỹ thuật phức tạp, tính chất của dự án, còn đầu tư vận hành thì chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. 4. Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển. 4.1. Trên góc độ nền kinh tế. a. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đên tổng cầu. Về mặt cầu. Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn tức là cầu thay đổi khi cung chưa kịp thay đổi. Trong ngắn hạn, khi đầu tư tăng mà cung chưa kịp thay đổi. Trong ngắn hạn, khi đầu tư tăng mà cung chưa kịp thay đổi kéo theo tổng cầu tăng, sản lượng cân bằng và giá cả ở mức cân bằng tăng lên. Đó là tác động của đầu tư trong ngắn hạn. Về mặt cung. Ngược lại với cầu, đầu tư tác động đến tổng cung trong dài hạn. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, năng lực sản xuất mới phát huy tác dụng do vậy hàng hoá sản xuất ra nhiều hơn, tổng cung tăng lên kéo theo sản lượng tiềm năng tăng lên do vậy giá cả hàng hoá giảm. Tất cả các tác động trên làm tăng tiêu dùng. Đến lượt mình, tiêu dùng tăng lên lại kích thích sản xuất phát triển hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Qua đó thấy rằng hoạt động đầu tư phát triển là gốc rễ của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. b. Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế Đầu tư phát triển tuy tác động tích cực vào tổng cung tổng cầu, kích thích sản xuất phát triển nhưng do sự tác động không đồng thời về mặt thời gian nên mỗi sự thay đổi của đầu tư cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế. Chẳng hạn khi đầu tư tăng lên, cầu của các yếu tố đầu tư ( vốn, lao động…) tăng làm giá cả của các hàng hoá có liên quan tăng, đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến quá trình lạm phát. Đến lượt mình, lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, sản phẩm làm ra ít hơn, tiêu dùng trong xã hội thấp đi, tiền lương của người lao động ngày càng thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, thâm hụt Ngân sánh gia tăng, nền kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, đầu tư tăng lên làm cho cầu của các yếu tố có liên quan tăng, làm cho sản xuất ở các ngành có liên quan phát triển, thu hút thêm nhiều lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống người lao động. Tất cả các tác động trên đều tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Do tính chất tác động hai mặt của hoạt động đầu tư đối với nền kinh tế nên trong hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô, các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra những chính sách nhằm hạn chế những tác động xấu, phát huy những tác động tích cực nhằm duy trì, ổn định và phát triển nền kinh tế. c. Đầu tư tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để đánh giá tác động của đầu tư đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế người ta thường sử dụng chỉ số ICOR. Chỉ số ICOR là chỉ số( được tính bằng tổng vốn đầu tư trên mức tăng GDP) thể hiện khối lượng vốn đầu tư cần phải có để tăng một lượng GDP tuỳ từng điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Vốn đầu tư ICOR = ắắắắắắắ Mức tăng GDP Chỉ số ICOR là một chỉ số được xác định tuỳ thuộc vào điều kiện từng quốc gia, do đó theo công thức trên thì mức tăng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn đầu tư. ở các nước phát triển chỉ số này thường lớn ở khoảng từ 5-7 do thừa vốn thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng các công nghệ hiện đại có giá trị cao. Còn đối với các nước chậm phát triển thì chỉ số này thường ở mức 2-3 do thiếu vốn, thừa lao động nên phải sử dụng lao động thay thế cho vốn. d. Đầu tư tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, con đường tất yếu để có thể tăng trưởng nhanh đó là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp. Với các nước đang phát triển thì ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế tuy vậy do đặc điểm của ngành này là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, sự hạn chế của đất đai và khả năng sinh học nên việc phát triển ngành này chỉ đạt đến một giới hạn nào đó khó có thể tạo ra sự phát triển nhanh chóng nhằm bước đầu tạo đà phát triển cho toàn bộ nền kinh tế. Còn đối với ngành công nghiệp là những ngành kỹ thuật cao hoàn toàn do con người làm chủ (không phụ thuộc vaò các điều kiện tự nhiên) cho nên ngành này có thể phát triển ở mức cao tuỳ theo trình độ công nghệ của từng quốc gia. Với đặc điểm như vậy, nên việc đầu tư phát triển ngành này nhằm tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất, bước đầu tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế trong quá trình hiện đại hoá đất nước là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn và đã được chứng minh trong lịch sư phát triển kinh tế của nhân loại. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết sự mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa các vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo ( bằng các chính sách ưu tiên đầu tư của Chính phủ ), có thể phát huy tối đa những lợi thế so sánh của từng vùng: về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội… nhằm phát triển theo hướng chuyên môn hoá, đẩy nhanh tốc độ phát triển của vùng và của cả nền kinh tế. e. Đầu tư làm tăng khả năng khoa học công nghệ của đất nước. Công nghệ là vấn đề trung tâm, có vị trí quan trọng hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế của mỗi quốc gia hiện nay ( bao gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát triển ). Công nghệ là vấn đề cốt lõi của công nghệ hoá do vậy với các nước đang phát triển việc tăng cường khả năng khoa học công nghệ là hết sức cần thiết, để làm được việc này thì hoạt động đầu tư đóng vai trò là điều kiện tiên quyết. Là một quốc còn chậm phát triển về kinh tế như Việt Nam thì đầu tư phát triển công nghệ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là con đường ngắn nhất để công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nên chúng ta cần có chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh chóng vững chắc. Trên thế giới, các nước phát triển đều chọn những hướng công nghệ cho riêng mình phù hợp với điều kiện khả năng và khả năng như Mĩ, Đức có công nghệ cơ khí chế tạo phát triển, Nhật có công nghệ điện tử….nên Việt Nam cũng cần chọn một hướng đi để có thể phát triển vững chắc. Chúng ta có nhiều con đường để có thể nâng cao khả năng công nghệ của đất nước như có thể học hỏi công nghệ của nước ngoài (thông qua con đường chuyển giao công nghệ, nhập khẩu công nghệ), hoặc có thể tự nghiên cứu tìm ra công nghệ mới. Tuy nhiên, đối với một nước công nghệ còn quá lạc hậu so với trình độ chung của thế giới như Việt Nam thì việc tiếp thu công nghệ của nước ngoài góp phần quan trọng vì việc nghiên cứu ra công nghệ mới đòi hỏi phải có trình độ khoa học kỹ thuật cao mà một nước công nghệ còn lạc hậu thì khó có thể đáp ứng được. Cho dù đi theo hướng tiếp thu công nghệ mới của nước ngoài tự nghiên cứu tìm ra công nghệ mới thì cũng đều cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án mà không gắn với nguồn vốn đầu tư thì đều là bất khả thi. 4.2 Trên góc độ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Mỗi một cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ra đời, tồn tại và phát triển đều dựa trên hoạt động đầu tư. Chẳng hạn, để tạo dựng cơ sở vật chất ban đầu cho sự ra đời của mỗi cơ sở đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện chi phí gắn liền với sự hoạt động của các tài sản cố định vừa tạo ra. Các hoạt động này là các hoạt động đầu tư đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang tồn tại. Sau một thời gian hoạt động, máy móc bị hư hỏng, xuống cấp, để duy trì hoạt động của các thiết bị thì cần định kỳ tiến hành sửa chữa hoặc thay mới để thích ứng với các điều kiện mới như : nhu cầu các sản phẩm có chất lượng cao tăng lên, sản phẩm đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường … cũng nhờ đến hoạt động đầu tư. 5. Các chỉ tiêu hiệu quả đánh giá hoạt động đầu tư phát triển. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư tai các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ người ta thường sử dụng chỉ tiêu hiệu quả tài chính Etc. Kết quả thu được do thực hiện đầu tư Etc = ắắắắắắắắắắắắắắắắắ Số vốn đầu tư mà cơ sở thực hiện. Etc là chỉ tiêu được tính bằng tỷ số giữa kết quả thu được khi thực hiện đầu tư với tổng vốn bỏ ra khi thực hiện đầu tư để thu được kết quả đó. Etc > Etco : tức là hoạt động đầu tư tại các cơ sở được coi là có hiệu quả. Trong đó : Etco là chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức hoặc của các kỳ khác mà cơ sở đã đạt được được chọn làm cơ sở so sánh hoặc của các đơn vị khác đã đạt tiêu chuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa thể đánh giá hết hiệu quả của hoạt động đầu tư vì các kết quả do hoạt động đầu tư mang lại rất đa dạng, nó có thể là : tăng năng suất lao động, số lao động có việc làm, tăng thu nhập của người lao động… do vậy để phản ánh được đầy đủ hiệu quả các hoạt động đầu tư người ta sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như : thời gian hoàn vốn T, NPV, NFV, điểm hoà vốn… Song các chỉ tiêu trên được sử dụng để đánh giá trong một dự án nhưng khi đánh giá hoạt động đầu tư của một Tổng công ty với nhiều dự án thực hiện dàn trải qua nhiều năm thì việc sử dụng hệ thống các chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trong một thời gian nhất định sẽ gặp nhiều khó khăn. II. Tổng quan về ngành Thép Việt Nam. 1. Đặc điểm của ngành Thép. 1.1 Các sản phẩm của ngành thép có tính chất lâu bền. Thép là hợp kim của sắt và các bon, nó có nhiều lý tính, cơ tính đặc biệt có thể đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật cao như có độ bền cao, có độ dai, độ dẻo, có khả năng chịu mài mòn tốt, chịu nhiệt, chịu lạnh tốt, chống gỉ sét, chống axít, bazơ. Ngoài ra các sản phẩm thép còn có nhiều tính chất đặc biệt khác nên thép thường được chọn làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, các ngành kỹ thuật cao, và được sử dụng nhiều trong sản xuất hàng tiêu dụng. 1.2 Ngành thép là ngành công nghiệp mũi nhọn, là ngành cơ bản của các ngành kỹ thuật cao khác. Do đặc điểm của sản phẩm thép như vậy nên thép được chọn làm nguyên liệu cho nhiều ngành khác như : chế tạo ô tô xe máy, hàng không, điện tử dân dụng… Thép là nguồn nguyên liệu cực kỳ quan trọng đối với các ngành công nghiệp đó. 1.3 Thép có khả năng tái chế. Sản phẩm thép có khả năng tái chế, đây là đặc điểm rất quan trọng vì nó cho phép tiết kiệm nguồn nguyên liệu, tái sử dụng những sản phẩm phế hỏng mà sản phẩm thép tồn tại ở khắp mọi nơi từ các đồ dùng sinh hoạt cho đến máy móc thiết bị, công trình… Trong điều kiện hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia ngày càng cạn kiệt thì chúng ta cần phải có các biện pháp vừa khai thác, vừa bảo tồn, tiết kiệm ví dụ như tìm các nguyên liệu có thể thay thế, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất máy móc, giảm hao hụt nguyên vật liệu và một biện pháp có vai trò khá quan trọng là tái sử dụng các sản phẩm phế hỏng vừa tiết kiệm nguyên liệu, vừa giải quyết vấn đề về an toàn môi trường( sản phẩm thép có thời gian phân huỷ lâu dài). Đối với ngành thép, do sản phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu thép rất lớn nên nguồn thép phế là nguồn nguyên liệu khá quan trọng trong quá trình luyện thép . Chính vì vậy, việc sử dụng thép phế để thay thế và bổ sung một phần cho nguồn quặng sắt là giải pháp rất quan trọng nhằm giảm sức ép về vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng rất lớn này. 1.4 Ngành thép có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành khác. Là một ngành kỹ thuật cao, các sản phẩm thép là nguyên liệu cho nhiều ngành khác nên ngành thép có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành cung cấp đầu vào, các ngành tiêu thụ đầu ra. Để quá trình luyện thép được diễn ra thuận lợi thì ngoài việc đảm bảo tốt nguồn nguyên liệu chính ( phôi thép ) còn phải đảm bảo đầy đủ các nguồn nhiên liệu như than, điện, năng lượng… với một số lượng rất lớn. Còn đầu ra là các sản phẩm thép thì làm nguyên liệu cho nhiều ngành như xây dựng, cơ khí, ô tô, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng… Thép tuy chưa phải là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng được sử dụng trong sinh hoạt nhưng nó là trung gian quan trọng để chế tạo ra các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng như : máy giặt, ti vi, nhà cửa, xe máy, ô tô… 2. Vai trò của ngành thép với nền kinh tế quốc dân. 2.1 Tác động đến các ngành có liên quan trong nền kinh tế. 2.1.1 Các ngành dùng sản phẩm thép làm nguyên liệu. Xây dựng. Trong ngành xây dựng, thép là vật liệu quan trọng trong cấu tạo vào thực thể công trình để tạo nên độ bền cần thiết cho công trình. Bất cứ hoạt động kinh tế nào cũng cần phải có cơ sở vật chất như : nhà cửa, văn phòng, đường giao thông ( cầu, hầm,đường…) do vậy hoạt động xây dựng là không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động xây dựng không những tạo ra cơ sở vật chất cho các hoạt động kinh tế mà nó còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho mọi thanh viên trong xã hội thông qua xây dựng các khu vui chơi giả trí, các khách sạn nhà hàng, các khu du lịch… Đối với những nước mới bước vào giai đoạn đầu của sự phát triển thì hoạt động xây dựng càng diễn ra mạnh mẽ nhằm nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật thì việc đảm bảo các nguyên liệu quan trọng như thép là hết sức quan trọng do vậy Chính phủ cần ưu tiên đầu tư nhằm đảm bảo nhu cầu trong nước tiến tới xuất khẩu, xứng đáng với tầm vóc của ngành trong nền kinh tế. Giao thông vận tải. Đây là ngành được coi là huyết mạch của nền kinh tế. Sự phát triển của ngành này giúp cho nền kinh tế phát triển một cách cân đối và toàn diện, chuyên môn hoá theo từng ngành, lãnh thổ. Nó giúp cho hàng hoá được luân chuyển một cách nhanh nhất, trao đổi hàng hoá được diễn ra ở khắp mọi nơi từ những nơi đô thị cho đến những vùng xa xôi giúp nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào ở những nơi xa xôi. Với tầm quan trọng như vậy, là nguyên liệu chính cấu tạo nên cơ sở vật chất của ngành : sân bay, bến cảng, đường sắt, cầu, hầm… các sản phẩm thép đã gián tiếp tác động đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Cơ khí chế tạo. Đối với ngành này thì thép là nguyên liệu chính ( chiếm tỷ trọng rất lớn) trong sản phẩm tao ra. Công nghiệp hàng tiêu dùng. Tỷ trọng thép trong các sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt cũng rất lớn như các sản phẩm : máy giặt, điều hoà, ti vi… Các ngành khác. Chẳng hạn như các ngành : công nghiệp đóng tàu, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp ô tô xe máy thì thép là nguyên liệu chính để cấu tạo nên sản phẩm. Như vậy, việc phát triển sản xuất thép là điều kiện quan trọng để phát triển các ngành này vì thép là yếu tố đầu vào có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành đó. 2.1.2 Các ngành cung cấp yếu tố đầu vào để sản xuất thép. Công nghiệp khai khoáng. Sản xuất thép phát triển sẽ thúc đẩy công nghiệp khai khoáng phát triển do nhu cầu các yếu tố đầu vào như : dầu, quặng sắt, khí đốt, các vật liệu trợ dung khác ( gạch chịu lửa, ferro…) ngày càng tăng lên. Công nghiệp điện, khai thác than. Than và điện là 2 nguồn nhiên liệu rất cần thiết cho quá trình luyện thép. Trong tương lai, khi nhu cầu về sản phẩm thép ngày càng tăng cao thì nhu cầu tiêu thụ than, điện ngày càng lớn. Do vậy để đảm bảo tốt cho quá trình sản xuất thép thì cần phải có kế hoạch cung cấp đầy đủ 2 nguồn nguyên liệu này đặc biệt là nhu cầu về điện vì lượng điện hàng năm phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên ( lưu lượng nước…). 2.2 Tạo thêm nhiều việc làm. Ngành thép là một ngành công nghiệp nặng, có quy mô sản xuất lớn hơn nữa do ngành thép ở Việt Nam còn lạc hậu cho nên nhu cầu lao động là rất lớn. Cho đến cuối năm 2002, riêng Tổng công ty thép Việt Nam đã sử dụng trên 20000 lao động trực tiếp. Ngoài ra còn tạo ra việc làm cho hàng chục vạn lao động gián tiếp trong các ngành sử dụng thép làm nguyên liệu trong cả nước đặc biệt là ngành xây dựng và cơ khí. Trong tương lai, thực hiện chủ trương mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng các dây chuyền công nghệ hiện đại nhưng sử dụng được nhiều lao động thì toàn ngành thép sẽ tạo ra thêm nhiều việc làm mới ( trực tiếp lao động sản xuất trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thép và lao động gián tiếp trong cá._.c ngành khác), góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, vấn đề bức xúc của toàn xã hội. 3. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành Thép. 3.1 Thép là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Do đặc điểm ngành thép là ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế cho nên chúng ta cần phải ưu tiên đầu tư phát triển ngành này để có một ngành công nghệ cao vững mạnh, có thể đảm bảo cung cấp các loại sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng về cả chất lượng lẫn sản lượng. Các sản phẩm thép tuy không phải là các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng nhưng nó lại là sản phẩm ( trung gian ) cực kỳ quan trọng, kết nối nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế. Như phần trên đã trình bày, ngành thép có mối liên hệ chặt chẽ với hầu hết các ngành sản xuất quan trọng, đóng vai trò là ngành then chốt quyết định đến sự ổn định hay là bất ổn định của các ngành khác do vậy, để thực hiện chủ trương xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, tự lực tự cường, thực hiện phương châm phát huy nội lực là chủ yếu thì việc xây dựng, phát triển các ngành mũi nhọn là cần thiết. Một thực tế là cho đến thời điểm này, một số loại sản phẩm thép quan trọng mà trong nước vẫn chưa sản xuất được và phải nhập khẩu, khối lượng phôi thép phải nhập khẩu vẫn còn quá lớn ( chiếm 40% nhu cầu phôi thép cho toàn ngành ) do vậy chúng ta vẫn chưa thể tự mình bình ổn thị trường trong nước, vẫn phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường thế giới. 3.2 Xuất phát điểm của ngành thép Việt Nam còn quá thấp. Ngành thép ở Việt Nam được xây dựng từ rất sớm. Từ năm 1959, Trung Quốc đã giúp ta xây dựng khu liên hợp Gang Thép Thái Nguyên nhưng trong giai đoạn này do điều kiện chiến tranh nên việc xây dựng còn dang dở. Năm 1975 khi hoà bình lập lại, Nhà nước đã chủ trương xây dựng lại ngành này nhưng do điều kiện còn khó khăn về mọi mặt nên trong một thời gian dài cơ sở vật chất ngành hầu như không được nâng cấp, đầu tư mới nên trình độ công nghệ hết sức lạc hậu, sản xuất cầm chừng, chất lượng sản phẩm không cao. Hơn nữa trong giai đoạn này vẫn còn tồn tại cơ chế bao cấp, lại được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước Đông Âu ( được nhập khẩu thép với giá ưu đãi từ các nước này ) cho nên sản xuất bị đình trệ. Cho đến khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã thì Việt Nam lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng do quá phụ thuộc vào nước ngoài, nguồn viện trợ không còn, nền kinh tế đi vào suy thoái nghiêm trọng. Phải đến những năm 90, khi có chủ trương đổi mới kinh tế đất nước sang nền kinh tế thị trường thì ngành thép mới thực sự được quan tâm. Cho đến nay, đã qua hơn một thập kỷ phát triển trong cơ chế kinh tế thị trường và đã bước đầu thu được nhiều thành tựu đáng kể nhưng cơ sở vật chất vẫn còn thấp kém, lạc hậu, sản phẩm làm ra chưa được ưa chuộng, chủng loại chưa đa dạng, toàn ngành vẫn coi là trong giai đoan đầu của quá trình phát triển ( so với thế giới ). Với xuất phát điểm thấp như vậy, để có thể xây dựng một ngành thép hiện đại, có trình độ công nghệ tiên tiến cần phải có hướng phát triển đúng đắn, có sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ cũng như của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp chủ chôt trong ngành. 3.3 Thị trường tiềm năng rộng lớn. Việt Nam là một nước đang phát triển còn lạc hậu về nhiều mặt nhưng do đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước nên đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, tất cả các ngành đều phát triển mạnh mẽ đặc biệt như ngành xây dựng cơ bản ( có vai trò tạo ra cơ sở vật chất ban đầu cho nền kinh tế ), ô tô xe máy, chế tạo cơ khí, công nghiệp nặng… mà các ngành này đều cần nguyên liệu chủ chốt là thép do vậy nhu cầu thép trong tương lai rất lớn. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường trong tương lai thì ngành thép cần phải phát triển, mở rộng hơn nữa để tăng năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm trước mắt đáp ứng các nhu cầu tiêu thụ trong nước sau đó mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực và thế giới. 3.4 Những khó khăn tồn tại trong ngành hiện nay. Trang thiết bị, máy móc lạc hậu, trình độ công nghệ thấp. Trong toàn ngành hiện nay trang thiết bị máy móc chủ yếu có quy mô nhỏ là phổ biến, thuộc thế hệ cũ, cho năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, trình độ công nghệ và mức tự động hoá so với các nước trong khu vực còn ở mức thấp, tiêu hao nguyên liệu nhiều. Nhiều máy móc thiết bị trong các công ty được sản xuất từ những năm 60-70 ( rất lạc hậu, đã hết khấu hao, ít được đổi mới, hiện đại hoá ), còn các thiết bị ở các doanh nghiệp mới được đầu tư thì cũng chỉ ở mức trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực. Máy móc thiết bị đa phần là của Trung Quốc, Đài Loan và một số nước trong khu vực có giá rẻ do vậy có chất lượng thấp, sửa chữa nâng cấp nhiều lần, có quy mô sản lượng nhỏ không đáp ứng được điều kiện phát triển lâu dài. Công nghệ thì phần nhiều vẫn sử dụng các công nghệ đã cũ, lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên vật liệu, có năng suất thấp gây lẵng phí nguồn lực. Cơ cấu mặt hàng còn chưa đa dạng, phong phú. Cho đến nay, trong thị trường tiêu thụ của Việt Nam hiện nay thì tỷ trọng hàng nhập khẩu vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Đó là do các sản phẩm trong nước không thể cạnh tranh được về chất lượng, giá cả hoặc các sản phẩm này trong nước chưa thể sản xuất được. Các sản phẩm mang tính kỹ thuật cao như các sản phẩm cán nóng, cán nguội, các sản phẩm dẹt, thép ống không hàn… thì trong nước chưa sản xuất được. Cho đến nay, các doanh nghiệp trong nước mới chỉ sản xuất được các sản phẩm dài cỡ nhỏ, vừa, các sản phẩm thép hình cỡ nhỏ và vừa, gia công một số các sản phẩm dẹt, thép tấm… do vậy cơ cấu mặt hàng còn đơn điệu chưa đa dạng về chủng loại nên việc đáp ứng nhu cầu còn nhiều khó khăn. Hiện nay, các nhà máy sản xuất các sản phẩm dẹt đang được đầu tư xây dựng ( vào đầu năm 2003 ), khi đi vào hoạt động sẽ đảm bảo cung cấp đủ số lượng, các loại sản phẩm mà thị trường cần. Thị trường thép Việt Nam hiện nay không những nhập khẩu các thành phẩm mà còn phải nhập khẩu cả phôi thép ( là nguyên liệu chính cho quá trình luyện thép ) bởi vì lượng phôi thép trong nước sản xuất chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu phôi thép. Phôi thép là nguyên liệu rất quan trọng trong quá trình sản xuất thép nhưng hiện nay nó chưa được quan tâm đầu tư xứng đáng, các nhà máy sản xuất phôi chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu trong nước do vậy ngành sản xuất thép của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nước khác ( chẳng hạn như giá phôi thép nhập khẩu tăng dẫn đến giá thành tăng ). Như vậy, cơ cấu sản phẩm của toàn ngành thép còn đơn điệu, các loại thép chất lượng cao, các sản phẩm cán nóng, các sản phẩm dẹt chưa được đầu tư để sản xuất trong nước, năng lực sản xuất còn nhỏ trong đó thị trường tiêu thụ lại ngày càng mở rộng. Điều này đòi hỏi cần phải có sự ưu tiên đầu tư có trọng điểm, sản xuất các sản phẩm mà chúng ta đang phải nhập khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là phải nhanh chóng đầu tư sản xuất phôi thép ( một nguyên liệu có vị trí rất quan trọng ) để có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất thép trong nước nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài, giảm bớt lượng nhập khẩu, tăng năng lực sản xuất trong nước, tiết kiệm nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước . Chi phí sản xuất caon năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm còn cao hơn các sản phẩm cùng loại trong khu vực. Do máy móc, thiết bị đã cũ nát, lạc hậu, sử dụng công nghệ sản xuất truyền thống là chủ yếu, công nghệ mới chưa được áp dụng rộng rãi do vậy năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên vật liệu nhiều dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn so với khu vực ( gấp 1,5 lần so với giá của các nước trong khối ). Thêm vào đó do phương thức quản lý còn kém hiệu quả, bộ máy quản lý cồng kềnh cũng làm tăng chi phí sản xuất. Tóm lại, ngành thép Việt Nam tuy đã có những bước phát triển nhưng vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, sản xuất nhỏ, phân tán, phải nhập nguyên vật liệu với số lượng lớn, công nghệ sản xuất lạc hậu. Xu hướng toàn cầu hoá về kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá hiện nay đang có những tác động mạnh mẽ đến từng quốc gia, đến từng ngành của từng nền kinh tế, đến từng doanh nghiệp của từng quốc gia. Nó vừa có tác dụng nâng cao năng lực cạnh tranh của các đơn vị sản xuất trong nước nhưng nó cũng loại trừ các thành viên không còn đáp ứng được các điều kiện của cạnh tranh ( qua đó nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn tồn tại ). Việc gia nhập vào AFTA, WTO của Việt Nam vừa là cơ hội vừa là thách thức với tất cả các ngành kinh tế của Việt Nam. Cơ hội là khi hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ ( mức thuế giảm xuống chỉ còn từ 0-5 % ) thì các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài sẽ chịu chi phí thấp đi, giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống, tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của nước sở tại và các nước khác. Nhưng đối với những ngành mà khả năng cạnh tranh còn thấp ngay trên thị trường trong nước ( như ngành thép ) thì việc xoá bỏ hàng rào thuế quan tức là dỡ bỏ đi sự bảo hộ của Nhà nước với một ngành kỹ thuật còn non trẻ thì đó là thách thức vô cùng lớn. Cho đến bây giờ, do trình độ sản xuất của ngành còn thấp nên các sản phẩm trong nước cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài còn khó khăn ( do chất lượng của sản phẩm thấp, cơ cấu mặt hàng chưa đa dạng… ) mặc dù có sự bảo hộ của Nhà nước thông qua hàng rào thuế quan, thì trong tương lai khi không có sự bảo hộ nữa thì rõ ràng là các sản phẩm trong nước không thể cạnh tranh được ( do giá của sản phẩm nhập khẩu càng thấp đi ) nếu như ngành thép không có sự thay đổi. Đứng trước những thách thức như vậy, Nhà nước cũng như ngành thép cần phải có chiến lược đầu tư đúng đắn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm để có thể giữ vững được thị trường trong nước và trong tương lai có thể hướng ra thị trường các nước trên thế giới. Một yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành đó là cuộc cách mạng khoa học công nghệ kỹ thuật diễn ra rất sôi nổi trên toàn cầu, trình độ công nghệ của các nước đi trước phát triển ngày càng nhanh chóng, nhiều công nghệ mới được phát minh do vậy chúng ta không có chiến lược phát triển về công nghệ đúng đắn để có thể bắt kịp với trình độ công nghệ thế giới thì chúng ta sẽ bị tụt hậu ngày càng xa với các nước phát triển không chỉ trong ngành thép mà ở trong tất cả các ngành kỹ thuật cao khác. Chương II Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư phát triển trong giai đoạn 1991-2002 của Tổng công ty Thép Việt Nam. I. Khái quát về Tổng công ty thép Việt Nam. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam. Tổng công ty Thép Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là : Việt Nam steel corporation (VSC ). Địa chỉ : số 91 Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tổng công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng đặc biệt. Theo quyết định thành lập thì " Tổng công ty có nhiệm vụ kinh doanh thép và một số kim loại khác, các loại khoáng sản có liên quan theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chính sách của Nhà nước về phát triển các kim loại này; bao gồm xây dựng kế hoạch và phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, xây dựng, sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư thiết bị liên quan đến ngành thép; tiến hành các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước". Tổng công ty Thép Việt Nam chịu sự quản lý của Chính phủ, trực tiếp là các Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Lao động thương binh xã hội, các cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ phân cấp quản lý theo luật doanh nghiệp Nhà nước. Do đặc điểm là một ngành có vị trí đặc biệt quan trọng nên ngành thép đã được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng từ rất sớm. Khi đất nước còn chia cắt 2 miền thì Việt Nam đã có khu liên hợp Gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp đỡ xây dựng từ năm 1959 và đã cho ra lò mẻ gang lần đầu tiên vào năm 1963. Tuy nhiên, do điều kiện đất nước còn chiến tranh và còn khó khăn về mội mặt nên mãi cho đến 15 năm sau Việt Nam mới có sản phẩm thép cán ( thép thành phẩm ). Cho đến năm 1978, Trung Quốc đã ngừng công việc xây dựng trong tình trạng dở dang. Năm 1973, Việt Nam xây dựng thêm nhà máy thép Gia Sàng có công suất 50000 tấn/năm do Cộng hoà dân chủ Đức giúp đỡ xây dựng để bổ sung, hoàn thiện dây chuyền sản xuất luyện và cán, đảm bảo công suất 10 vạn tấn/năm cho khu liên hợp Gang thép Thái Nguyên. Sau khi thống nhất đất nước, năm 1976 công ty luyện kim đen miền Nam được thành lập trên cơ sở tiếp quản các nhà máy luyện cán thép mini của chế độ cũ ở Thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hoà với tổng công suất khoảng trên 800000 tấn/năm. Trong giai đoạn 1976-1989, đất nước lâm vào khủng hoảng liên tiếp làm cho nền kinh tế hết sức khó khăn. Cũng như nhiều ngành kinh tế khác, ngành thép rơi vào tình trạng khó khăn, sản xuất đình trệ, sản phẩm tiêu thụ chậm. Mặt khác trong giai đoạn này do có sự trợ giúp của Liên Xô và Đông Âu cho Việt Nam nhập khẩu thép với giá ưu đãi nên ngành thép trong nước chỉ duy trì sản lượng ở mức thấp khoảng 40000-80000 tấn/ năm. Từ năm 1989-1995 : thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, ngành thép đã khắc phục khó khăn và bắt đầu tăng trưởng mạnh, sản lượng đã đạt vượt ngưỡng 100000 tấn/năm. Tháng 4.1995 Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo mô hình tổng công ty 91 trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thép Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp và Tổng công ty kim khí thuộc Bộ Thương mại. Thời kỳ 1996-2000 : Ngành thép vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao, tiếp tục đầu tư mới, đầu tư chiều sâu mạnh mẽ, hình thành và đưa vào hoạt động nhiều nhà máy mới, đưa vào hoạt động 13 liên doanh trong đó 12 liên doanh cán thép và chế biến sau cán. Sản lượng thép năm 1999 đạt 1,4 triệu tấn/năm gấp 3 lần sản lượng năm 1995 và 14 lần so với năm 1990. Đây là thời kỳ có nhịp độ tăng trưởng mạnh nhất về sản lượng ( do xuất phát điểm còn thấp ). Lực lượng tham gia sản xuất và gia công chế biến thép trong nước đã được phát triển đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau, ngoài Tổng công ty và các cơ sở quốc doanh thuộc các ngành địa phương khác còn có lực lượng đáng kể của các liên doanh, 100% vốn nước ngoài và khu vực tư nhân. Từ năm 2000 đến nay : một chiến lược phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với chủ trương phát huy nội lực trong toàn ngành được thực hiện. Sản lượng của khối các đơn vị có vốn đầu tư huy động từ trong nước tăng nhanh. Vấn đề nội lực được đưa lên hàng đầu tức là phát triển phải dựa trên tiềm lực của các đơn vị trong nước, dựa vào cơ sở vật chất kỹ thuật trong nước với sự hỗ trợ đắc lực về công nghệ và vốn đầu tư từ nước ngoài. 2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Thép Việt Nam. Tổng công ty Thép Việt Nam là 1 trong 17 Tổng công ty của Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh doanh lớn của Nhà nước. Mục tiêu của Tổng công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình tập đoàn kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng. Tổng công ty Thép Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh trên hầu hết các thị trường trọng điểm trên lãnh thổ Việt Nam và bao trùm hầu hết các công đoạn từ khai thác nguyên vật liệu, luyện cán thép và các sản phẩm của thép cho đến các khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty như sau : - Khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu trợ dung phục vụ cho công nghệ luyện kim. - Sản xuất gang, thép và các kim loại sản phẩm của thép. - Kinh doanh xuất nhập khẩu thép, vật tư thiết bị và các dịch vụ liên quan đến công nghệ luyện kim như nguyên liệu, vật liệu đầu vào, các sản phẩm thép, trang thiết bị luyện kim, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật. - Thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp trang thiết bị công trình luyện kim và xây dựng công trình dân dụng. - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, xăng dầu, mỡ, gaz, dịch vụ và vật tư tổng hợp khác. - Đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp luyện kim và lĩnh vực sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng. - Đầu tư liên doanh liên kết kinh tế với các đối tác trong nước và nước ngoài. - Xuất khẩu lao động. Bên cạnh phạm vi chức năng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh được Nhà nước giao cho, Tổng công ty Thép Việt Nam còn được giao nhiệm vụ rất quan trọng đó là cân đối sản xuất thép trong nước với tổng nhu cầu của nền kinh tế, đảm bảo bình ổn giá cả thị trường trong nước, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động trong Tổng công ty. 3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty : 3.1 Hội đồng quản trị Tổng công ty. Thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng chính phủ, trước pháp luật về hoạt động của Tổng công ty. 3.2 Ban kiểm soát Tổng công ty. Do hội đồng quản trị bầu ra để giúp hội đồng quản trị kiểm tra giám sát các hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, giám đốc các đơn vị thành viên và bộ máy giúp việc của Tổng giám đốc. 3.3 Ban tổng giám đốc Tổng công ty. Tổng giám đốc. Là uỷ viên hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, là người điều hành cao nhất trong Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động điều hành của mình. Phó Tổng giám đốc. Tổng công ty có 2 phó tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm, có chức năng giúp tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty hoặc được uỷ quyền của tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, Thủ tướng Chính phủ. Kế toán trưởng Tổng công ty Do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm. Kế toán trưởng phụ trách phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động như : công tác kế toán tài chính, kiểm tra nội bộ và thống kê của Tổng công ty. 3.4 Bộ máy giúp việc của Tổng công ty. Tổng công ty có 6 phòng chuyên môn và 1 trung tâm do tổng giám đốc thành lập bao gồm 120 người thực hiện chức năng tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc trong việc điều hành Tổng công ty trong từng lĩnh vực. - Phòng tổ chức lao động. - Phòng kế toán tài chính. - Phòng kế hoạch đầu tư. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. - Phòng kỹ thuật. - Văn phòng. - Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài. 4. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty thép Việt Nam. 4.1 Khối sản xuất công nghiệp Bao gồm các đơn vị sau : - Công ty Gang thép Thái Nguyên. - Công ty thép Đà Nẵng. - Công ty thép miền Nam. - Công ty vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn. Chức năng chủ yếu của khối sản xuất công nghiệp : Sản xuất thép và các sản phẩm của thép : thép ống, thép cán, thép tấm… xuất nhập khẩu các loại vật tư, nguyên liệu phục vụ cho dây chuyền sản xuất thép. 4.2 Khối kinh doanh thương mại Bao gồm các đơn vị sau : - Công ty kim khí Hà Nội. - Công ty kim khí Bắc Thái. - Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội. - Công ty kim khí Hải Phòng. - Công ty kim khí và vật tư tổng hợp miền Trung. - Công ty kim khí Thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty kinh doanh thép và thiết bị công nghiệp. Chức năng chủ yếu của khối kinh doanh thương mại : Kinh doanh xuất nhập khẩu thép, nguyên nhiên liệu, vật tư thứ liệu, thiết bị phụ tùng có liên quan đến các dây chuyền công nghệ sản xuất thép, xăng, dầu, gaz, vật liệu xây dựng, đại lý mua bán và ký gửi hàng hoá. 4.3 Khối nghiên cứu đào tạo. Bao gồm 2 đơn vị là : - Viện luyện kim đen. - Trường đào tạo nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên. Chức năng chủ yếu : Nghiên cứu, đào tạo khoa học công nghệ luyện kim, các dây chuyền công nghệ luyện kim, đào tạo công nhân, nâng cao tay nghề của đội ngũ lao động trong Tổng công ty. 5. Các liên doanh có vốn góp của Tổng công ty. Bao gồm các liên doanh sau : - Công ty liên doanh sản xuất thép Vinakyoei. - Công ty liên doanh VSC-Posco. - Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel. - Công ty liên doanh Natsteelvina. - Công ty ống thép Việt Nam. - Công ty gia công thép Vinanic. Ngoài các liên doanh có vốn góp trực tiếp của VSC còn có các liên doanh giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các đơn vị thành viên của Tổng công ty. II Đánh giá thị trường tiêu thụ thép của Việt Nam. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán giữa người mua và người bán. Thị trường là nhân tố rất quan trọng, nó vừa là nơi tiêu thụ hàng hoá được sản xuất ra, vừa là nơi đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị có hiệu quả không, sản phẩm có được thị trường chấp nhận hay không. Thị trường còn phản ánh hiện trạng cũng như khả năng sản xuất của một ngành trong nền kinh tế quốc dân thông qua lượng hàng hoá tiêu thụ chẳng hạn như thị trường diễn ra sôi động, các sản phẩm trong nước được tiêu thụ nhiều, sản phẩm nhập khẩu cùng loại được tiêu thụ ít… có thể đánh giá được rằng ngành đó thực sự phát triển có khả năng cạnh tranh cao. Đối với ngành thép hiện nay, mặc dù là ngành công nghiệp mũi nhọn nhưng chưa tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước ( thể hiện ở các loại sản phẩm được tiêu thụ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, vẫn phải nhập khẩu nhiều loại sản phẩm ) nên có thể nói ngành thép của Việt Nam vẫn còn kém phát triển, lạc hậu nhiều so với thế giới. Hiện nay, ngành thép Việt Nam với doanh nghiệp Nhà nước chủ chốt là Tổng công ty thép Việt Nam đang cố gắng tạo cho mình một chỗ đứng tại thị trường trong nước bằng cách đầu tư phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường trong nước, hạn chế các sản phẩm thép nhập khẩu và trong tương lai xuất khẩu ra thị trường của các nước trong khu vực. Cho đến thời điểm này, các công ty sản xuất và kinh doanh thép đã đáp ứng được một số chung loại như : thép tròn vặn dạng thanh dài ( 10-40 mm ), thép tròn trơn dạng thanh dài ( 10-40 mm ), thép dây dạng cuộn, thép hình ( U, I, L, vuông, dẹt …) cỡ nhỏ và vừa ( 25-160 mm )… Như vậy hàng năm thị trường thép trong nước vẫn phải nhập khẩu các loại sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được như : các loại thép các bon cao, các loại thép tấm ( có chiều dày trên 4 mm ), thép hình cỡ lớn, thép ống hàn lớn để cung cấp cho các doanh nghiệp xây dựng các công trình thoát nước lớn. Một điều đáng nói là ngoài lượng thép thành phẩm phải nhập khẩu thì hàng năm toàn ngành vẫn phải nhập khẩu tới trên 40% lượng phôi thép cần thiết đáp ứng cho các doanh nghiệp sản xuất ( phần lớn của Nga và Trung Quốc ). Phôi thép là nguyên liệu quan trọng đối với quá trình luyện thép nhưng do các dự án sản xuất phôi thép đòi hỏi lượng vốn đầu tư quá lớn, độ mạo hiểm cao nên đã dẫn đến tình trạng một phần không nhỏ thị trường bị bỏ ngỏ. Là doanh nghiệp chủ chốt trong ngành nhưng Tổng công ty thép Việt Nam cũng chỉ cung cấp được 60% nhu cầu phôi thép cho các đơn vị thành viên còn lại cũng phải nhập khẩu. Như vậy, để có thể phát triển một ngành thép vững mạnh, chúng ta cần phải chú ý đầu tư khâu sản xuất phôi thép để có thể tự đáp ứng nhu cầu mà không phải phụ thuộc vào nước ngoài. Lượng phôi thép tiêu thụ tại các đơn vị thành viên của VSC. Đơn vị : Tấn. Tên đơn vị 1999 2000 Nhập khẩu Mua TN Nhập khẩu Mua TN Gang thép Thái Nguyên 0 80197 20142 46036 Thép miền Nam 59185 31065 74893 7611 Thép Đà Nẵng 0 10555 0 11913 Thép miền Trung 3167 0 7891 0 Các sản phẩm nhập khẩu chính. Đơn vị : tấn. Sản phẩm 1999 2000 Thép tấm 290000 320000 Thép hình cỡ lớn 56000 56000 Như vậy, lượng thép nhập khẩu hàng năm ( bao gồm cả phôi thép lẫn thép thành phẩm ) của toàn ngành còn rất lớn trong khi đó lượng xuất khẩu của Việt Nam còn rất nhỏ không đáng kể, điều này dẫn đến mất cân đối trong cán cân xuất nhập khẩu. Thực ra, vào những năm 1990, 1991, công ty Gang thép Thái Nguyên đã xuất khẩu sang Thái Lan mấy vạn tấn phôi thép mỗi năm ( do lúc đó thừa phôi ) nhưng không có lãi và xuất khẩu chỉ có mục đích là cân đối ngoại tệ. Cho đến năm 1999, 2000 thì công ty thép miền Nam mới xuất khẩu được sang Campuchia mỗi năm khoảng 2000 tấn thép xây dựng và vài trăm tấn thép sau cán ( lưới, dây thép… ) mục đích để thăm dò thị trường . Năm 2000, Tổng công ty thép Việt Nam cũng thâm gia đấu thầu để xuất khẩu sang Irăc 20 vạn tấn nhưng không trúng thầu. Theo công ty thép miền Nam thì từ đầu năm 2001 đến nay thì đã xuất khẩu được 3606 tấn thép trong đó 95,8% sản lượng xuất khẩu là thép cán xây dựng. So với tiềm năng của ngành thì thị trường tiêu thụ trên là còn quá nhỏ bé. Đó là thị phần của các doanh nghiệp trong nước so với các sản phẩm nhập khẩu. Còn trong thị trường trong nước, thị phần của các doanh nghiệp sản xuất cũng biến đổi nhanh chóng theo từng thời kỳ. Là doanh nghiệp chủ chốt của ngành thép Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu trong quá trình phát triển thì trong giai đoạn 91-95 do các thành phần kinh tế khác chưa phát triển mạnh nên thị phần của Tổng công ty thép Việt Nam luôn chiếm trên 90%. Nhưng qua các giai đoạn sau do có sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác nên thị phần của Tổng công ty cũng giảm dần. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép của Tổng công ty thép Việt Nam. Đơn vị : sản lượng 1000 tấn thị phần % Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Sản xuất 142 183 220 257 390 453 442 464 465 518 Thị phần 95,3 93,4 90,5 91,7 86,6 52,5 45,3 40,3 35,7 33 Như vậy qua bảng trên ta thấy từ năm 1995 trở về trước thì Tổng công ty thép Việt Nam luôn chiếm trên 90% sản lượng thép sản xuất trong nước. Nhưng từ năm 1996 trở lại đây mặc dù sản lượng đã tăng nhiều lần nhưng thị phần của Tổng công ty liên tục giảm : sang năm 95 còn 86,6%, năm96 còn 52,5% đến các năm sau giảm xuống dưới 50% và đến năm 2000 thì thị phần của Tổng công ty chỉ còn chiếm 33%. Trong giai đoạn 96-2000 thì khối liên doanh và các thành phần kinh tế khác đã có sự tăng trưởng về sản lượng rất cao trong 10 năm qua bình quân đạt 20% năm và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong khi đó con số này ở Tổng công ty thép Việt Nam là 2,3% năm. Những số liệu trên cho thấy ngành thép Việt Nam đã thực sự phát triển, lực lượng tham gia sản xuất càng đa dạng, thị trường tiêu thụ càng mở rộng, thị trường thép của Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. III Công nghệ sản xuất và trang thiết bị hiện có của Tổng công ty thép Việt Nam. Công nghệ sản xuất và trang thiết bị hiện có ở Tổng công ty hiện nay vẫn còn trong tình trạng lạc hậu so với trình độ chung của thế giới. Hiện nay vẫn còn tồn tại một dây chuyền cán thép hình vừa của Trung Quốc được chế tạo từ những năm 60 tại công ty Gang thép Thái Nguyên, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao, năng suất thấp, chi phí sản xuất cao, hoạt động mang lại hiệu quả không cao. Gần đây, công ty gang thép Thái Nguyên đã cải tạo mở rộng dây chuyền này thành dây chuyền cán thép đa năng: vừa sản xuất thép hình vừa, vừa sản xuất thép hình tròn và vằn, tiến tới sản xuất cả thép dây cuộn. Có như vậy mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Cho đến nay, chỉ có công ty gang thép Thái Nguyên là cơ sở duy nhất được thiết kế theo công nghệ sản xuất khép kín( mặc dù còn lạc hậu) từ khâu luyện gang, luyện cốc cho đến khâu cán thép còn lại các cơ sở sản xuất thép ở Việt Nam hiện nay đều sử dụng công nghệ sản xuất chu trình ngắn, đơn giản. Sản xuất gang: Trước đây có 3 lò có dung tích nhỏ 100 m³ tại công ty gang thép Thái Nguyên nhưng đã thanh lý 1 lò, 2 lò còn lại xuống cấp, hư hỏng nhiều, thực tế chỉ còn hoạt động tốt một lò. Sản xuất thép thô: Tại Tổng công ty thép Việt Nam hiện nay có 12 lò điện hồ quang cỡ nhỏ được chế tạo tại Trung Quốc và Việt Nam có công suất từ 1,5T/mẻ và 30T/mẻ. Các lò này phần lớn đã cũ, lạc hậu, các chỉ tiêu vận hành đều kém, tiêu hao nguyên vật liệu lớn. Phần lớn các thiết bị có trình độ công nghệ ở mức trung bình so với các nước trên thế giới. Ngoài ra, các dây chuyền cán được chế tạo, lắp đặt phần lớn ở dạng đa năng: vừa cán được thép dây vừa cán được thép thanh không theo chuyên môn hoá. Loại máy cán này có ưu điểm: mặt hàng đa dạng, linh hoạt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng nó có nhược điểm so với máy cán chuyên dụng là vốn đầu tư thiết bị lớn hơn trong khi công suất thiết bị không thay đổi, không tận dụng được năng lực của thiết bị. Loại máy cán đa năng này thích hợp cho sản xuất lô nhỏ, thị trường hẹp, tại chỗ, nhu cầu không lớn nhưng đa dạng ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên do chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao hơn, chất lượng sản phẩm cũng hạn chế nên ở các nước phát triển người ta ít dùng loại máy cán này mà chủ yếu dùng máy cán chuyên dụng: chuyên cán thép thanh hoặc cán thép dây công suất lớn, có khả năng chuyên môn hoá cao, giá thành sản phẩm hạ và chất lượng lại cao hơn. Như vậy trong tương lai, Tổng công ty thép Việt Nam cần xây dựng các nhà máy cán thép chuyên dụng để nâng cao năng lực sản xuất (đã có các dự án xây dựng nhà máy cán thép nóng, nguội Phú Mỹ đang được thực hiện). Cho đến thời điểm này Tổng công ty thép Việt Nam cũng như toàn ngành thép cũng chưa sản xuất được một số sản phẩm: thép hình cỡ lớn, thép ống không hàn…do vậy cần đầu tư vốn vào công nghệ cho việc sản xuất các sản phẩm trên nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, giảm lượng nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ. Nhìn chung, về trang thiết bị toàn ngành thép nói chung và Tổng công ty thép nói riêng đã có nhiều tiến bộ nhanh chóng (so với các giai đoạn 1991 - 1995 trở về trước) song vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực. Trang thiết bị phần lớn thuộc loại công suất nhỏ, manh mún, hệ số sử dụng thấp, tiêu hao nhiều nguyên liệu, cơ cấu mặt hàng còn đơn điệu, chất lượng sản phẩm còn chưa cao dẫn đến sức cạnh tranh quốc tế sản phẩm thấp. Nếu không có sự bảo hộ của Nhà nước thì khó có thể cạnh tranh được các sản phẩm của nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam. + Phương hướng đầu tư công nghệ cho tương lai: Đầu tư cho công nghệ phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước. - Công nghệ sản xuất hiện đại thuộc thế hệ mới. - Vốn đầu tư nhỏ, công suất trung bình phù hợp với thị._. phẩm. Kết luận. Nhìn chung trong giai đoạn 1991-2002, Tổng công ty thép Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần đưa ngành thép trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn có trình độ kỹ thuật cao. Với xuất phát điểm thấp, sản xuất cầm chừng, thị trường xuất khẩu không có, Nhà nước phải bảo hộ sản xuất nhưng trải qua hơn 10 năm phát triển, Tổng công ty thép Việt Nam đã có thể sản xuất được hàng triệu tấn mỗi năm, sản phẩm có chất lượng cao, cơ cấu mặt hàng đa dạng, được sản xuất từ những dây chuyền công nghệ hiện đại và bước đầu đã xuất khẩu ( tuy có khối lượng nhỏ ). Hơn nữa là một doanh nghiệp chủ chốt của ngành, Tổng công ty đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển ngành thép, tạo việc làm cho trên 2 vạn lao động trực tiếp, 4 vạn lao động gián tiếp, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và hàng năm đóng góp vào Ngân sánh Nhà nước một khoản đáng kể. V. Đánh giá hoạt động đầu tư trong Tổng công ty thép Việt Nam. Để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư, người ta thường dùng mô hình Harrod- Domar để đo hiệu quả đầu tư: K Kt k = ắắắ = ắắắắ Y Yt+1 - Yt Trong đó: Kt: Mức gia tăng vốn đầu tư năm t. Yt: Sản lượng năm t. Yt+1: Sản lượng năm t +1. Tuy nhiên do đặc điểm hoạt động đầu tư tại Tổng công ty thép Việt Nam là có nhiều dự án, đầu tư dàn trải, thời gian thực hiện dài( có khi đến 4-5 năm ) và hiệu quả đầu tư phải xét đến lâu dài do vậy ta khó có thể dùng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả để đánh giá trong từng dự án nên ta có thể định lượng hiệu quả đầu tư bằng hệ số hiệu quả như sau: Tổng doanh thu E = ắắắắắắắắắắ Tổng số vốn kinh doanh Hệ số E được tính theo từng năm và được tính bằng tỷ lệ doanh thu thu được chia cho tổng số vốn kinh doanh đã bỏ ra. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của VSC qua các năm. Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng vốn KD 1.295 1.312 1.337 1.358 1.381 1.401 1.426 Doanh thu 5.122 5.010 5.445 5.841 6.492 6.975 8.404 E 3,95 3,80 4,00 4,30 4,70 4,97 5,90 Như vậy qua các năm thì hệ số hiệu quả đã tăng dần lên và phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư đã tăng lên. Điều đó có thể thấy rõ : năm 1996 với số vốn 1295 000 triệu đồng thì doanh thu đạt 5122 tỷ đồng nhưng sang năm 2002 thì với số vốn kinh doanh là 1426000 triệu đồng thì doanh thu đạt tới 8404 tỷ đồng. Đó là do trong giai đoạn đầu 1991-1996 của 12 năm, Tổng công ty thực hiện chủ trương đầu tư thực hiện các dự án có khối lượng vốn ít, thời gian thực hiện ngắn nhằm nhanh chóng tăng sản lượng để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng trong nước nên đã mua những công nghệ kém hiện đại do vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng, sản lượng của sản phẩm thép trong các giai đoạn sau. Từ các giai đoạn sau trở đi do chủ trương đầu tư nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nên đã đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp và áp dụng các công nghệ tiên tiến nên hiệu quả hoạt động đầu tư tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, hệ số E vẫn chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển vì : hệ số hiệu quả cho ta biết doanh thu thu được trên một đồng vốn kinh doanh nhưng tổng vốn kinh doanh bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định tạo nên tài sản cố định mà qua các năm thì tài sản cố định phát huy hiệu quả khác nhau. Chẳng hạn như trong giai đoạn chiếm lĩnh thị trường thì lượng sản phẩm tiêu thụ thấp nên dây chuyền không được sử dụng hết công suất. Còn trong giai đoạn sản phẩm đang được ưa chuông thì công suất thực tế sử dụng lớn hơn so với giai đoạn trước. Như vậy qua các năm thì hệ số E lại khác nhau do nhiều yếu tố tác động cho nên hệ số hiệu quả theo từng năm chỉ phản ánh được một phần hiệu quả của hoạt động đầu tư. Để đánh giá được hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển một cách chi tiết, chính xác người ta thường đánh giá theo từng dự án và dùng một hệ thống các chỉ tiêu là : NPV, NFV, T…. Về mặt xã hội , hoạt động đầu tư phát triển cũng mang lại hiệu quả cao : tạo việc làm cho hơn hai vạn lao động trực tiếp làm việc tại các công ty thành viên của VSC, nộp Ngân sách một khoản đáng kể. Trong năm 2002 mức lương thấp nhất trong tổng công ty là: 900.000 đ/người tháng, mức lương cao nhất thì đạt tới mức 3 triệu đồng/ ngườitháng. Trong năm 2001, toàn Tổng công ty nộp ngân sách nhà nước 25.211 triệu đồng và năm 2002 là 423.917 triệu đồng. Như vậy, hoạt động đầu tư đã tạo nên một diện mạo mới cho ngành thép Việt nam . Kết quả của đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, lắp đặt các thiết bị mới cho các nhà máy sản xuất trong nhiều năm qua đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các nhà máy sản xuất thép đã bắt đầu sản xuất đủ số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời do máy móc thiết bị mới được lắp đặt đã giúp cho việc sản xuất thép có hiệu quả hơn, giảm được tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, tiết kiệm được nguyên liệu nhờ sử dụng được loại thép phế thải. Cũng nhờ đổi mới công nghệ , đầu tư máy móc thiết bị không chỉ làm tăng khối lượng đơn thuần sản phẩm mà còn làm đa dạng hoá sản phâmr đáp ứng nhu cầu thị trường: từ chỗ chỉ sản xuất được các loại thường đến nay đã sản xuất được các loại thép khác: thép ống, thép hình, lá mạ… Đầu tư chiều sâu còn làm năng các nhà máy sản xuất tăng lên nhờ lắp đặt các máy cán liên tục, lò cao… VI. Những khó khăn trong hoạt động đầu tư. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành thép vẫn còn một số tồn tại như: chưa sản xuất được các sản phẩm có chất lượng cao, cơ cấu sản phẩm còn hạn hẹp do đó vẫn phải nhập khẩu một số loai như: thép tấm, thép cán nóng, thép hình cỡ lớn… Một trong nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là thị trường tiêu thụ còn nhỏ hẹp, trình độ công nghệ còn thấp để có thể áp dụng có hiệu quả các dây chuyền công nghệ tiên tiến do đó mức sản xuất còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Mặt khác do nhu cầu vốn đầu tư cho ngành rất lớn nên trong giai đoạn đầu ngành thép thường chọn thiết bị đầu tư công suất nhỏ, với tính năng kĩ thuật thấp do đó khả năng đáp ứng về chất lượng, chủng loại còn hạn chế, sản phẩm khó có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực trong các giai đoạn sau ngay khi có sự bảo hộ của Nhà nước. Một vấn đề còn tồn tại nữa là chưa đáp ứng được phôi thép cho sản xuất trong nước( chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu ) do đó, hàng năm chúng ta phải nhập khẩu một lượng phôi thép khá lớn để phục vụ cho sản xuất trong nước gây lãng phí một nguồn ngoại tệ lớn của đất nước. Nguyên nhân chính là do nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án sản xuất phôi quá lớn nên khâu này chưa được đầu tư một cách thoả đáng mà chỉ chú ý đến sản xuất thép cán và dịch vụ sau cán, do vậy gây cơ cấu đầu tư mất cân đối. . Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta tuy sẵn có với khối lượng lớn nhưng chúng ta lại không đủ điều kiện khai thác do cơ sở hạ tầng của các địa phương và toàn ngành còn thấp kém do vậy lĩnh vực này cần được đầu tư thích đáng để có thể khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên ( chất lượng tài nguyên cao, chi phí khai thác giảm). Chương III Phương hướng đầu tư phát triển và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong giai đoạn 2002-2010. I. Những căn cứ xác định phương hướng đầu tư. 1. Tình hình tài nguyên phục vụ ngành thép. a. Quặng sắt: Quặng sắt là nguyên liệu cho quá trình luyện ra gang thép, đây là loại khoáng sản có vị rí đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia vì nó có liên quan đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau. ở Việt nam, có trữ lượng quặng tiềm năng khoang 1,4 tỷ tấn trong trữ lượng thăm dò đạt 737 triệu tấn, trữ lượng có thể khai thác là 676 triệu tấn. Trong đó trữ lượng quặng sắt đã thăm dò có đến 70-80% quặng manhêtit và 20-30% quặng lômnit. Sự phân bố các mỏ quặng chủ yếu tập trung ở các vùng Thái Nguyên(47 triệu tấn), Cao Bằng (40 triệu tấn), Hà Giang ( 70 triệu tấn), Lào Cai( 315 triệu tấn), Hà Tĩnh (568 triệu tấn) riêng mỏ Thạch Khê của Hà Tĩnh đạt 544 triệu tấn. Với trữ lượng như trên thì tài nguyên quặng sắtcủa Việt Nam được coi là đáng kể với thế giới tuy nhiên do phần lớn các mỏ quặng sắt phân bố ở các vùng có cơ sở hạ tầng kém, trữ lượng mỏ có quy mô nhỏ và vừa, chất lượng quặng lại không cao nên việc khai thác và sử dụng gặp nhiều khó khăn. b. Than: Than là nhiên liệu chủ yếu sử dụng cho quá trình luyện gang thép. ở Việt Nam, tài nguyên than rất phong phú về chủng loại với trữ lượng rất lớn, có chất lượng cao và phân bố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam rất thuận tiện cho việc khai thác và sản xuất tuy nhiên trữ lượng lớn hơn cả tập trung ở miền Bắc. Than nhiên liệu cực kỳ quan trọng được sử dụng trong ngành luyện kim nói chung và trong ngành thép nói riêng. Than mỡ là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong công nghệ luyện gang bằng lò cao, than atraxit thì không thể thiếu trong quá trình luyện kim phi cốc. Phần lớn than sử dụng được cung cấp chủ yếu từ các mỏ than thuộc Tổng công ty ngoài ra còn được cung cấp bởi các mỏ than thuộc ngành than. Phần lớn than của Việt nam là than antraxit với tổng khối lượng có thể khai thác khoảng 3,5 tỷ tấn. Với trữ lượng này thì nước ta được đánh giá là nước có tiềm năng lớn về than, có thể cung cấp cho tất cả các ngành kinh tế trong một thời gian nữa. Năm 1996, sản lượng than khai thác là 9 triệu tấn. Nhu cầu hàng năm đòi hỏi phải tăng sản lượng từ 2-3 triệu tấn/năm, do vậy hàng năm để khai thác cần đầu tư khoảng 2-3 triệu USD. Trong tương lai cần đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ khai thác để nâng cao sản lượng đạt mục tiêu 17triệu tấn/năm. c. Nguồn thép phế. Làm nguyên liệu cho quá trình luyện thép. Đây là nguồn tuy có khối lượng nhỏ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng : giúp tái chế lại các sản phẩm mới, bảo vệ môi trường ( vì các sản phẩm của thép có thời gian phân huỷ rất dài )…. Hơn nữa, nguồn thép phế có tác dụng bổ sung vào nguồn nguyên liệu cho quá trình luyện gang, thép làm giảm bớt sức ép cho nguồn tài nguyên. Hiện nay, nguồn trữ lượng thép phế trong nước rất nhỏ bé, thép phế từ trong chiến tranh đã cạn, thép phế từ sản xuất, từ trong sinh hoạt còn ít do đời sống của người dân còn thấp, cho nên khả năng thu gom rất hạn chế, bình quân chỉ thu gom được 300.000tấn/năm. Nếu tăng sản lượng phôi thép sản xuất bằng lò điện thì phải tìm nguồn nguyên liệu khác hoặc phải nhập khẩu thép phế. d. Dầu mỏ, khí thiên nhiên: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn năng lượng quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, đối với Việt Nam ngành này vẫn chưa được phát triển xứng đáng với tiềm năng ( Việt Nam là quốc gia nằm trong túi dầu Thái Bình Dương do đó có trữ lượng khai thác dồi dào ) do vậy cần phải tập trung cố gắng đến mức cao nhất có thể để biến tiềm năng đó thành hiện thực, từng bước đưa dầu khí thành một ngành kinh tế phát triển quan trọng của đất nước trong chiến lược phát triển kinh tế. Trữ lượng có thể khai thác trong nước ước đạt 250tỷ m3 được đánh giá là có trữ lượng lớn trong khu vực. Hiện nay dầu khí mới chỉ được khai thác ở phần Đông Nam trong khi các mỏ phân bố đều ở cả 3 miền Bắc Trung Nam do vậy trong thời gian tới đây cần có kế hoạch đầu tư khai thác nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Khí thiên nhiên cũng là một nhiên liệu quan trọng trong công nghệ Midrex. Khí thiên nhiên là phần bên trên của dầu mỏ ( trong giếng dầu ), do vậy khi khai thác dầu chúng ta phải đốt bỏ khối lượng rất lớn mà chưa thể xử lý được. Trong tương lai cần có các biện pháp, công nghệ để có thể thu hồi và sử dụng các loại khí này. e. Các nguyên liệu trợ dụng khác: Các nguyên liệu này có vai trò xúc tác thúc đẩy quá trình luyện gang thép diễn ra nhanh hơn, ngoài ra nó còn là điều kiện, môi trường cho quá trình luyện xảy ra tốt hơn, bổ sung những đặc tính tốt làm nâng cao chất lượng của các sản phẩm thép. Nguồn nguyên liệu tương đối dồi dào đủ để thoả mãn nhu cầu sản xuất trong nước tuy nhiên một số vật liêu cao cấp như Ferro, gạch chịu lửa… sẽ phải nhập khẩu. 2. Dự báo các nhu cầu trong tương lai: Nhu cầu tiêu thụ của thị trường: Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên nhu cầu về thép cho các ngành sản xuất trong nền kinh tế ngày càng cao đặc biệt là xây dựng và cơ khí chế tạo. Do đó, nhu cầu tiêu thụ thép của thị trường ngày càng tăng cao cả về chủng loại sản phẩm, khối lượng và chất lượng sản phẩm. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép theo chủng loại sản phẩm Chủng loại Năm 2005 Năm 2010 Khối lượng (1000 tấn) Tỉ lệ Khối lượng (1000 tấn) Tỉ lệ 1. Tổng nhu cầu 3900 100% 6000 100% 2. Sản phẩm dài 2140 55% 3000 50% - Thép thanh tròn vằn 1050 27% 1500 25% -Thép dây cuộn 625 16% 780 13% -Thép hình 465 12% 720 12% 3.Sản phẩm dẹt 1767 45% 3000 50% - Thép tấm 270 7% 480 8% - Thép lá cán nóng 390 10% 780 13% - Thép lá cán nguội 350 9% 600 10% - Tôn mạ các loại 430 11% 660 11% - ống hàn, hình uốn 320 8% 480 8% b. Nhu cầu vốn đầu tư: - Trong 3 năm từ 2003-2005 dự kiến cần 1120 triệu USD. Trong đó dự kiến cần 300 triệu USD vốn đầu tư từ nước ngoài còn 820 triệu USD thì do Tổng công ty tự đầu tư ( vốn Ngân sách cấp, vốn tái đầu tư của VSC, vốn đi vay… ). - Thời kỳ 2006 - 2010 : dự kiến đầu tư tiếp 5 dự án trọng điểm, trọng tâm là nhà máy liên hợp và mỏ Thạch Khê, nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2010 là 2190 triệu USD, trong đó vốn đầu tư do tổng công ty và nhà nước thu xếp là 2610 triệu USD, còn lại là vốn liên doanh và các khu vực khác. Nếu tìm được đối tác mở rộng liên doanh thì có thể giảm bớt nguồn vốn . Tuy nhiên đây là lĩnh vực ít được các đối tác nước ngoài quan tâm do vốn lớn, hiệu quả đầu tư không cao, thời gian trả nợ dài .. .. Một giải pháp tốt nhất là Tổng công ty thép Việt Nam tự thu xếp vốn đầu tư đối với các dự án chưa có các đối tác liên doanh. Một trong những phương thức đó là vay vốn mua thiết bị trả chậm của nước ngoài. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2003-2010: Triệu USD Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 330 400 390 150 350 660 700 800 Tự đầu tư 230 300 290 150 350 660 700 800 Liên doanh 100 100 100 - - - - - Có thể thấy rằng, vốn đầu tư cho các liên doanh trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng nhỏ và các năm sau từ 2006 trở đi không còn khu vực này trong Tổng công ty ( đầu tư mới ) là do chính sách phát huy nội lực của Tổng công ty cũng như trong toàn ngành. c. Nhu cầu nhân lực: Tổng lao động trực tiếp trong tổng công ty Thép Việt nam hiện nay khoảng hơn 2 vạn lao động. Dự kiến đến năm 2010 tổng lao động trong toàn ngành cũng như tổng công ty sẽ không tăng vì số lao động tăng thêm ở các nhà máy mới hiện đại không lớn khoảng 8000 lao động sẽ cân bằng với số lao động cần tinh giảm ở các nhà máy cũ. Tuy nhiên số lao động được tuyển mới sẽ cần trình độ cao hơn chủ yếu là lao động trẻ đã được đào tạo chu đáo. Ngành thép hiện đại có đặc điểm trình độ tự động hoá cao, năng suất lao động rất cao, cần ít công nhân vận hành , cơ cấu lao động cũng biến đổi theo hướng cần nhiều kỹ sư và kỹ thuật viên. Cơ cấu lao động cần trong năm 2010. Công nhân chưa lành nghề: 2900 ( 37%) Công nhân lành nghề: 3600 (45%) Kỹ thuật viên: 1000 (14,5%) Kỹ sư: 460 (5%) Trên đại học : 40 (0,5%). d. Nhu cầu hạ tầng cơ sở: - Nhu cầu lưới điện: đến năm 2010 ngành thép có nhu cầu khoảng 2000 triệu Kwh cho sản xuất lò điện , cán thép, tráng mạ kim loại. Cần được cung cấp từ mạng điện quốc gia, đặc biệt là các nhà máy luyện thép bằng lò điện, hồ quang có dung lượng tiêu thụ diện rất lớn. - Nhu cầu nước công nghiệp: trong năm 2003 sẽ cần khoảng 13 triệu m3, được cấp từ hệ thống cấp nước của các dịa phương. - Nhu cầu vận tải: nhu cầu nhập khẩu quặng sắt, phôi thép, thép phế, vật liệu phụ .. của ngành thép rất lớn, đến năm 2010 dự kiến hàng nhập khẩu khoảng 5 triệu tấn/năm. Các nhà máy thép phần lớn đặt ở ven biển gần các cảng nước sâu đã được nhà nước thông qua quy hoạch tổng thể trong đó sẽ xây dựng mới 3 cảng chuyên dụng. Ngoài ra để phục vụ mỏ Quý Xa, Nhà nước cần có kế hoạch sớm đầu tư cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, nâng năng lực thông qua ít nhất 2-3 triệu tấn/năm. e. Nhu cầu máy móc thiết bị. Trong giai đoạn này, các dự án đầu tư mới phần lớn sử dụng các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, chưa từng có ở Việt Nam. Trong khi đó, khả năng sản xuất các máy móc thiết bị ở trong nước gặp nhiều khó khăn ( rất khó thực hiện ) nên hướng chủ yếu sẽ là nhập khẩu các dây chuyền công nghệ của nước ngoài, chú trọng mua thiết bị của các nước G7 để đảm bảo chất lượng cao, sức cạnh tranh lâu dài, điều kiện vay vốn và chuyển giao công nghệ được thuận lợi hơn. II. Phương hướng đầu tư phát triển và các mục tiêu cho đến năm 2010. Căn cứ vào định hướng phát triển mà bộ chính trị đề ra cho ngành thép và Tổng công ty thép Việt Nam ( giữ vai trò chủ đạo trong ngành), ngành thép và Tổng công ty thép Việt Nam đã đề ra một số định hướng và mục tiêu phấn đấu dến năm 2010 như sau: Thứ nhất: Phát triển nhanh ngành thép Việt nam, từng bước hiện đại hoá, tiến lên sản xuất lớn và có công nghệ khép kín hàon chỉnh, đồng bộ từ khâu hạ nguồn đến khâu thượng nguồn để sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên đất nước. Thứ hai: Mở rộng mặt hàng sản xuất, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước. Thứ ba: Trước mắt ưu tiên phát triển các nhà máy cán thép tấm đồng thời đẩy mạnh sản xuất phôi thép vuông bằng lò điện để thay thế phần lớn phôi thép nhập khẩu( dùng nguyên liệu thép phế, thép xốp). Thứ tư: Phấn đấu đến năm 2010 có sản lượng thép thô khoảng 2 triệu tấn/năm và thép cán khoảng 4,5 triệu tấn/năm với mặt hàng tương đối đầy đủ các chủng loại, quy cách và thép chất lượng cao. Thứ năm: chuyển sang lĩnh vực vay vốn tự đầu tư là chủ yếu, ưu tiên kêu gọi đầu tư nước ngoài các dự án đầu tư khâu thượng nguồn và sản xuất nguyên liệu( khai thác mỏ, sản xuất sắt xốp, phá dỡ tầu cũ…). Thứ sáu: xậy dựng VSC thành tập đoàn kinh tế vững mạnh của nhà nước, đủ giữ vai trò chủ đạo trong toàn ngành. Thứ bảy: đẩy mạnh hiện đại hoá sản xuất thép, nhập và sử dụng các thiết bị hiện đại có áp dụng công nghệ tiên tiến, tự động hoá cao, công suất tương đối lớn. Thứ tám: chú trọng phát triển sản xuất thép chất lượng cao trong các nhà máy hiện có, tiến tới xây dựng nhà máy thép đặc biệt để phục vụ cơ khí và quốc phòng. Từ những định hướng trên, Tổng công ty cụ thể hoá thành các mục tiêu sau : 1. Về sản lượng: Phấn đấu đến năm 2010 tự túc được 55 - 60% nhu cầu phôi thép. Về cán thép thông dụng các loại phấn đấu đáp ứng được 85-90% nhu cầu xã hội vào năm 2010. 2. Về chủng loại sản phẩm: Năm 2010 đáp ứng nhu cầu cơ bản của nền kinh tế với những chủng loại sản phẩm và quy cách sản phẩm thông dụng nhất. Sau năm 2010 sẽ cung cấp cho thị trường các sản phẩm cán ống. Riêng về thép chế tạo cơ khí, thép đặc biệt cho quốc phòng : sẽ tập trung phát triển một số chủng loại có nhu cầu tương đối lớn và ổn định, động thời, đồng thời nhập khẩu các loại khác trong nước chưa sản xuất được. 3. Về trình độ công nghệ sản xuất: Phấn đấu đến năm 2010 trình độ sản xuất chung của ngành đạt mức tiến trong khu vựcvới thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả. 4. Về đảm bảo tài nguyên: Cuối kỳ kế hoạch 2001-2005 bắt đầu xây dựng triển khai mỏ sắt Quý Xa để cung cấp quặng cho nhà máy Gang thép Thái Nguyênmở rộng đợt 2. Phấn đấu trước năm 2010 khởi công xây dựng mỏ sắt Thạch Khê để cung cấp quặng sắt cho nhà máy thép liên hợp khép kín quy mô lớn đi vào hoạt động vào năm 2014-2015. 5. Về thị trường: Mục tiêu chính về thị trường mà ngành thép phải đạt là từng bước thay thế hàng nhập khẩu, chiếm lĩnh thị trường trong nước về các loại thép thông dụng đồng thời chú trọng xuất khẩu( trước hết là Lào và Campuchia). 6. Phấn đấu phát triển Tổng công ty thép Việt Nam thực sự trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước, đảm bảo vai trò chủ đạo trong ngành thép, nắm giữ phần lớn cơ sở vật chất, thị trường tiêu thụ trong nước, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đầu tư vào sản xuất thép, đảm bảo bình ổn thị trường. 7. Kết hợp chặt chẽ giữa phát huy nội lực và tranh thủ tận dụng hiệu quả của các nguồn ngoại lực ( trước hết là vốn và công nghệ ) trong đó nội lực là cơ bản, là quan trọng. Kết hợp hài hoà giữa yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế với xu thế hội nhập. Tự chủ nhưng không có nghĩa là bỏ qua các cơ hội có được nhờ xu thế hợp tác và phân công lao động quốc tế để đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành. 8. Phát triển cân đối giữa luyện thép, cán thép, gia công và khâu sản xuất phôi thép tiến tới cơ bản đáp ứng được nguồn phôi cho sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu. III Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư. 1. Các giải pháp về phía Chính phủ: 1.1 Cải thiện môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư cũng như quyết định đến hiệu quả hoạt động đầu tư. Môi trường đầu tư có thông thoáng thì mới có thể hấp dẫn các nhà đầu tư qua đó thu hút thêm vốn, công nghệ tham gia sản xuất thúc đẩy ngành phát triển. Do đặc điểm của ngành thép là ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, khối lượng vốn đầu tư lớn, độ mạo hiểm cao, thời gian thu hồi vốn dài nên Nhà nước càng phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư để họ có thể yên tâm với đồng vốn bỏ ra. 1.2 Chính sách phát triển công nghiệp: Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia, đó là ngành trung tâm của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của tất cảc các nước trên thế giới. Trong lịch sử kinh tế thế giới, mỗi một quốc gia muốn phát triển mạnh thì luôn phải phát triển ngành công nghiệp trước vì ngành công nghiệp đóng vai trò hiện đại hoá các ngành sản xuất khác chẳng hạn : sản xuất các máy móc chuyên dụng, các dây chuyền sản xuất mới làm tăng năng suất ở các ngành khác, sản xuất ô tô, xe máy… Trong cơ cấu của nên kinh tế phát triển, giá trị sản lượng của ngành này luôn chiếm 30-50% sản lượng của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của ngành công nghiệp đảm bảo sự ổn định và vững chắc của nền kinh tế. Để định hướng phát triển ngành công nghiệp Nhà nước không chỉ cần xem xét những dự báo ngắn hạn mà còn phải dựa trên nhưng dự báo dài hạn của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là ngành thép có vai trò quan trọng là ngành cơ sở của ngành công nghiệp khác, nó liên quan đến nhiều ngành sản xuất khác cho nên cần có chiến lược phát triển dài hạn nhằm từng bước thúc đẩy sự phát triển của ngành này qua đó kéo theo sự phát triển của các ngành khác. Ngoài ra Nhà nước phải có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cảng biển, giao thông, những nhà máy xử lý rác thải và cung cấp năng lượng cho các công trình thép lớn làm giảm bớt nhu cầu vốn đầu tư, giảm bớt giá thành sản phẩm. 1.3 Chính sách về tài chính và tiền tệ: Chính sách này có tác động không nhỏ đến quá trình sản xuất thép cũng như tiêu thụ thép. Chẳng hạn như một sự biến động về tỷ giá của đồng nội tệ với ngoại tệ làm thay đổi giá phôi thép nhập khẩu qua đó làm giảm giá phôi thép nhập khẩu dẫn đến các dự án sản xuất phôi thép sẽ không khả thi vì sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao hơn sản phẩm nhập khẩu do vậy sữ không cạnh tranh được. Với tầm quan trọng như vậy nên Nhà nước phải có chính sách ưu tiên cho ngành thép để có thể đầu tư cho công trình lớn. - Nhà nước cấp vốn cho các dự án đầu tư - Nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho các dự án thông qua quỹ hỗ trợ phát triển. - Cho phép được dùng giá trị sử dụng đất để góp vốn pháp địnhvà thu hồi vốn khi liên doanh có lãi còn trong thời gian chưa trả được nợ cho Nhà nước thì phải chịu số thuế như thuế vốn. - Cho phép toàn quyền sử dụng khấu hao cơ bản, được phép trích khấu hao nhanh với các dự án thời gian thực hiện ngắn, có thể thu hồi vốn nhanh mà vẫn đảm bảo có lãi. - Sử dụng lãi suất ưu tiên cho các dự án có khối lượng vốn đầu tư lớn. 1.4 Chính sách thuế: Thuế là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm do thuế được tính trực tiếp vao giá thành của sản phẩm. Do vậy đây là công cụ để Nhà nước bảo hộ những ngành sản xuất trong nước còn non kém trước sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu. Ngành thép Việt Nam mới thực sự phát triển từ hơn 10 năm qua do vậy vẫn còn lạc hậu nhiều so với các nước trong khu vực năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn thấp nếu như không có sự bảo hộ của Nhà nước thì sẽ không thể đứng vững do đó Nhà nước cần phải có chính sách thuế hợp lí, có hiệu lực nhằm giúp ngành thép phát triển và bảo hộ ngành thép trước sự cạnh tranh của nước ngoài. - Giảm thuế lợi tức 50% cho đến khi công trình trả hết nợ - Giảm thuế doanh thu trong những năm đầu khi sản xuất chưa có lãi. - Đánh thuế những sản phẩm nhập khẩu mà trong nước đã sản xuất được nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. Với những sản phẩm trong nước đã sản xuất đủ đáp ứng thì Nhà nước nên cấm nhập khẩu. 2. Các giải pháp về phía tổng công ty: 2.1 Về vốn đầu tư: - Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn nhưng vốn đầu tư từ lợi nhuận để lại sẽ là nguồn cơ bản trong đó có sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước( vốn từ ngân sách, vốn hỗ trợ phát triển), vốn vay, vốn từ các tổ chức phi chính phủ khác . - Có thể huy động và thu hút tối đa vốn từ nước ngoài, đề nghị Nhà nước đứng ra bảo lãnhvà cho phép thế chấp tài sản để được vay vốn đầu tư mặt khác đề nghị Nhà nước tạo điều kiện cho Tổng công ty được huy động vốn dưới nhiều hình thức như phát hành trái phiếu, huy động vốn cổ phần, tạo điều kiện được tăng vốn tích luỹ nội bộ bằng chính sách để lại khấu hao cơ bản, lợi nhuận trước thuế để tái đầu tư. - Vốn pháp định thành lập các liên doanh sẽ xin vay các ngân hàng trong nước hoặc xin Nhà nước cho phép góp bằng giá trị quyền sử dụng đất trong một số năm. 2.2 Giải pháp về thị trường: - Trong vòng 10 năm tới sẽ chú trọng trước hết là thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu đồng thời từng bước vươn ra thị trường nước ngoài bắt đầu từ các nước trong khu vực. - Chỉ đầu tư khi có thị trường chắc chắn và nhu cầu lớn hơn công suất dự kiến. - Chọn các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đang có nhu cầu cấp bách, mở rộng cơ cấu mặt hàng. - Thiết lập hệ thống tiêu thụ rộng khắp tạo điều kiện cho việc tiêu thụ dễ dàng. - Từng bước tìm thị trường nước ngoài để cân đối ngoại tệ. - Khi các nhà máy mới đi vào sản xuất thì phải coi xuất khẩu là nội dung quan trọng của chiến lược thị trường. 2.3 Giải pháp về công nghệ và mua sắm máy móc thiết bị: - Để tránh đầu tư tràn lan Tổng công ty chỉ đổi mới công nghệ ở các cơ sở có khả năng cạnh tranh trong tương lai, trình độ công nghệ ở mức hiện đại so với các doanh nghiệp ở ngoài Tổng công ty và ở trình độ tiên tiến so với khu vực. Mục đích là để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường. - Ưu tiên đấu thầu mua các thiết bị trong nước đã sản xuất được đạt yêu cầu kỹ thuật của dự án. - Đảm bảo các thiết bị đồng bộ hiện đại đạt trình độ chung của thế giới, giá cả hợp lý, kèm theo chuyển giao công nghệ đầy đủ, dễ nắm bắt sử dụng. - Có thể nhập khẩu một số thiết bị đã qua sử dụng theo đúng quy định của bộ Khoa học và môi trường để tiết kiệm vốn đầu tư song vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường. 2.4 Giải pháp về hội nhập quốc tế: Từ năm 2006 Việt Nam sẽ gia nhập đầy đủ vào AFTA (tức là không còn các điều kiện ưu đãi như hiện nay) tiếp đó là gia nhập WTO, vì vậy sức ép cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu là rất lớn. Muốn tồn tại và phát triển ngành thép nói chung và Tổng công ty thép nói riêng cần gấp rút đưa ra và áp dụng các giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững trên thị trường trong nước. - áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, thực hiện lộ trình giảm thuế để có sự thích nghi dần dần. - Đối với các nhà máy mới xây dựng phải đạt năng suất cao trình độ công nghệ tiên tiến, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Sắp xếp lại hoặc chuyển hướng các cơ sở kém hiệu quả, đình hoãn triển khai các dự án nếu chưa đủ sức cạnh tranh hoặc có nguy cơ lạc hậu so với các nước trong khu vực. - Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ học hỏi về những tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của các nước phát triển. 2.5 Giải pháp về xây dựng: Trừ các dự án đầu tư chiều sâu, còn lại các dự án mới có quy mô lớn sẽ áp dụng hình thức xây dựng qua đấu thầu tư vấn thiết kế, đấu thầu xây lắp. Cấu kiện và vật liệu xây dựng chủ yếu sẽ do trong nước cung cấp. 2.6 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực: - Tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho các trường đào tạo công nhân kỹ thuật của Tổng công ty. Ngoài ra, phải coi trọng hình thức đưa đi đào tạo, kèm cặp ở nước ngoài, mời chuyên gia đào tạo bổ túc tại nhà máy nhằm nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, có thể sử dụng được các máy móc thiết bị hiện đại. - Ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo có bài bản, có chuyên môn cao để phục vụ cho ngành thép. Tóm lại, để có sự phát triển bền vững thì cần có sự nỗ lực từ bản thân doanh nghiệp, ngoài ra cần có sự phối hợp giúp đỡ của các ngành các cấp trong mọi mặt nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Sự giúp đỡ này không phải là tạm thời, là chung chung mà cần có sự phối kết hợp, có sự cụ thể hoá trong từng giai đoạn của sự phát triển. Kết luận Qua quá trình phân tích đánh giá tình hình đầu tư ngành thép trong những năm qua và các giải pháp định hướng đầu tư đến năm 2010 ta thấy: ngành thép là ngành không thể thiếu được trong nền kinh tế đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay bởi nó là động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển . Trong giai đoạn 1991-2002, toàn ngành nói chung và Tổng công ty thép nói riêng đã có những bước phát triển quan trọng làm tiền đề cho các giai đoạn sau. Tuy nhiên để có được một ngành kỹ thuật cao thực sự phát triển là điều không dễ dàng. Việc xác định đúng phương hướng mục đích bước đi cho ngành trong từng giai đoạn sao cho phù hợp là điều rất quan trọng. Chúng ta phải có những bước đi cho riêng mình, không thể áp dụng máy móc bất kỳ một mô hình kinh tế nào vì mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên , địa lý khác nhau, phong tục tôn giáo của mỗi nước khác nhau, chúng ta chỉ có thể học hỏi những kinh nghiệm thực tế để có thể áp dụng một cách linh hoạt vào điều kiện thực tế Việt nam. MụC lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29712.doc