Tình hình kinh doanh và tình hình tài chính tại Công ty AGIFISH

Tài liệu Tình hình kinh doanh và tình hình tài chính tại Công ty AGIFISH: PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY AGIFISH AN GIANG 1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Trụ sở công ty Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG Tên giao dịch: ANGIANG FISHERIES IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: AGIFISH Co. Vốn điều lệ: 128.592.880.000 đồng  (Một trăm hai mươi tám tỷ năm trăm chín mươi hai triệu tám trăm tám mươi ngàn đồng). Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long xuyên, Tỉnh An giang. Điện thoại: (84.76) 852 939 – 85... Ebook Tình hình kinh doanh và tình hình tài chính tại Công ty AGIFISH

doc26 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tình hình kinh doanh và tình hình tài chính tại Công ty AGIFISH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 368 – 852 783. Fax: (84.76) 852 202 Website: www.agifish.com.vn  E-mail: agifish.co@agifish.com.vn Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số: 4.01.1.001/GP do Bộ Thương Mại cấp ngày 29/05/1995. Quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần số 792/QĐ-TTg do Thủ Tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm 2001. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5203000009 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh An giang cấp  - Đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 08 năm 2001  - Đăng ký lần thứ 11 ngày 06 tháng 10 năm 2006 Mã số thuế: 16.00583588 -1 GIỚI THIỆU CÔNG TY: Agifish là tên thương mại của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An Giang là một trong những nhà chế biến thực phẩm thủy sản hàng đầu của Việt Nam góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội trong nước từ năm 1997. Sự năng động và sáng tạo đã giúp Agifish trở thành nhà chế biến có uy tín hàng đầu trong ngành công nghiệp thủy sản và là một trong số mười công ty xuất khẩu thủy sản về lĩnh vực cá tra, cá basa hàng đầu của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới. Văn phòng chính của công ty Agifish tọa lạc tại 1234 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, có văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và các xí nghiệp trực thuộc bao gồm: - Xí nghiệp đông lạnh AGF 7 - Xí nghiệp đông lạnh AGF 8   - Xí nghiệp đông lạnh AGF 9 - Xí nghiệp chế biến thực phẩm  - Xí nghiệp dịch vụ thủy sản  - Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật - Xí nghiệp Basa Biodiesel  Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh được cấp phép bao gồm: Sản xuất, chế biến và mua bán thủy, hải sản đông lạnh, thực phẩm (151), nông sản, vật tư nông nghiệp; mua vật tư nguyên liệu,hóa chất phục vụ cho sản xuất (không mang tính độc hại) (516); mua bán đồ uống các loại (5125) và hàng mỹ phẩm; sản xuất và mua bán thuốc thú y, thủy sản (24232-242320); sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản (1533); lắp đặt hệ thống cơ điện, thông gió, điều hòa cấp nhiệt (45319-453190), hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều hòa trung tâm (4534-453400), hệ thống bơm, ống nước, điều hòa không khí (4532); chế tạo thiết bị cho ngành chế biến thực phẩm, thủy sản (2925); mua bán máy móc thiết bị chuyên ngành chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản; lai tạo giống, sản xuất con giống; nuôi trồng thủy sản (05); Lắp đặt các hệ thống điện công nghiệp, dân dụng; lắp đặt đường dây trung, hạ thế và trạm biến áp; lắp đặt điện trong nhà (45321-453210); San lắp mặt bằng (4511); Xây dựng công trình dân dụng (4521), công nghiệp (45221-452210 ); Mua bán vật tư thiết bị cấp nước trong nhà (4513), thiết bị, dụng cụ hệ thống điện (51431-514310); Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê (711); Dịch vụ nhà đất (7121-712111). TIỂU SỬ THÀNH LẬP • Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An giang (AGIFISH Co) được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An giang theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm 2001, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 06 năm 1999. • Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt nam ngày 8/3/2002. • Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh Hùng Lao Động”  và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong ngành thủy sản. • Công ty Agifish là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), và Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI). • Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất : HACCP, ISO 9001:2000 , Safe Quality Food 1000 (SQF 1000); Safe Quality Food (Safe Quality Food 2000), British Retail Consortium (BRC). • Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 3 code: DL07, DL08, DL360. Được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước. • Trên thị trường trong nước sản phẩm Basa Agifish là “Hàng Việt Nam chất lượng cao“ liên tục từ năm 2002 đến nay. LÔ GÔ Ý nghĩa của lôgô: lôgô có hình chóp, phía trên là là hình tam giác cân lớn sọc ngang màu xanh, chữ AGIFISH màu đỏ là tên tự đặt nằm trên hình tam giác cân đó, góc bên trái tam giác cân lớn có hình tam giác cân nhỏ màu đỏ. Phía dưới là những đường uốn lượn màu xanh biểu tượng cho sông nước và con cá đang bơi giữa bốn làn sóng nước. CHỦNG LOẠI VÀ CHẮT LƯỢNG SẢN PHẨM: Agifish hiện nay có các nhóm sản phẩm chính như sau: Sản phẩm cá Tra, cá Basa đông lạnh; Sản phẩm giá trị gia tăng; Sản phẩm thuốc thú y thủy sản; và Sản phẩm từ phụ phẩm. a. Cá Tra cá Basa đông lạnh - Cá Basa và cá Tra đông lạnh là sản phẩm chính có doanh thu chiếm khoảng 73% trong tổng doanh thu của Công ty năm 2005. Phần thịt để làm ra thành phẩm cá Tra và cáBasa fillet đông lạnh chiếm 30 – 40% trọng lượng cá nguyên liệu. - Sản phẩm của Công ty được chia thành nhiều loại dựa trên kích cỡ và cách đóng gói: Kích cỡ: cá Basa và cá Tra thường phân ra các cỡ loại: 60 – 120, 120 – 170, 170 – 220, 220 – 300, 300 – UP, 170 – UP (1) (gr/miếng cá). Đóng gói: sản phẩm cá Basa và cá Tra được đóng gói dưới hai hình thức chính là đông rời (IQF) và đông khối (BLOCK). - Đông rời: cho 1 kg thành phẩm vào túi nhựa PE hàn kín miệng, xếp 10 túi cùng cỡ loại cho vào thùng Carton và dùng đai nẹp 2 ngang 2 dọc. - Đông khối: cho mỗi khối 5 kg vào túi nhựa PE hàn kín miệng, xếp hai khối cùng cỡloại cho vào thùng Carton và dùng đai nẹp 2 ngang 2 dọc. Ngoài ra tùy theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm còn được đóng gói theo nhiều dạng khác nhau, ví dụ: 5kg/PE – 10kg/thùng, v.v… Bao bì sử dụng loại giấy carton, in nhãn hiệu phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về quy định nhãn hiệu hàng hóa xuất khẩu. - Giá bán trung bình 1 kg thành phẩm cá Basa fillet là 3,95 USD/kg và cá Tra fillet là 2,56 USD/kg. - Chất lượng sản phẩm: Các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm luôn được đưa lên hàng đầu nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và đã được các khách hàngcông nhận. Sản phẩm thực hiện theo tiêu chuẩn của khách hàng nhưng không thấp hơn TCVN. Hiện nay sản phẩm cá đông lạnh của Công ty được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP và ISO 9001:2000. Sản phẩm của Agifish đã được cấp mã (code) vào thị trường Châu Âu (EU) là DL07, DL08 và DL360. b. Sản phẩm từ phụ phẩm - Các phần còn lại của con cá Tra, cá Basa sau khi đã lấy đi phần thịt nạc cho xuất khẩu gồm có đầu xương, da, thịt vụn và mỡ. Tỷ lệ khối lượng phụ phẩm chiếm 60 – 70% khối lượng cá nguyên liệu. Phụ phẩm này chủ yếu được chế biến thành mỡ thực phẩm và bột cá, doanh thu của hoạt động này chiếm khoảng 5% trong tổng doanh thu năm 2005. - Giá bán trung bình các sản phẩm của Xí nghiệp chế biến thực phẩm là 4.000 – 4.500 VNĐ/kg bột cá và 2.500 – 3.000 VNĐ/kg mỡ. - Chất lượng bột cá và mỡ thực phẩm đã đạt được những tiêu chuẩn cần thiết do Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh kiểm nghiệm. NGUỒN NGUYÊN LIỆU: Agifish – một trong những công ty hàng đầu có mô hình sản xuất khép kín khi gắn kết giữa nguyên liệu và chế biến biến xuất khẩu thông qua Câu lạc bộ Agifish. Triển khai các bộ phận có liên quan nắm bắt kịp thời tình hình biến động nguồn nguyên liệu: số lượng, cơ cấu, chất lượng, giá cả… trên cơ sở đánh giá thông qua sự biến động giá cả của thị trường xuất khẩu và thị trường nguyên liệu để có chính sách thu mua hợp lý phù hợp với từng tình hình cụ thể nhằm đảm bảo hoàn thành được kế hoạch sản xuất và kinh doanh có lãi. Đặc biệt với phương thức thu mua theo chất lượng thực tế của lô nguyên liệu sau chế biến đã kích thích người nuôi không ngừng cải tiến kỹ thuật, gắn chất lượng cá nuôi với sản xuất chế biến và xuất khẩu. Thực hiện đầu tư nguyên liệu cho các thành viên Câu lạc bộ thông qua việc cung cấp các dịch vụ: cám, bột cá, đậu nành làm thức ăn cho cá; thuốc thú y thủy sản phòng và điều trị bệnh cá, một mặt để ổn định nguồn nguyên liệu mặt khác để kiểm soát chặt chẽ hơn các nguồn cung cấp dinh dưỡng, tình hình sử dụng kháng sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cá nuôi sau thu hoạch, ngăn ngừa các mối nguy về vi sinh, kháng sinh đối với các sản phẩm chế biến ngay từ nguyên liệu đầu vào. Đầu tư hợp lý sản lượng cá basa nguyên liệu để duy trì và khôi phục lại thị trường cho mặt hàng này vốn có nhiều tiềm năng phát triển. Đến nay, sau một năm thành lập, Liên hợp sản xuất cá sạch với 32 thành viên chính thức và 18 thành viên dự bị, diện tích ao nuôi trên 800.000 m2 đã có những thành công bước đầu trong việc tổ chức lại sản xuất , thực hiện cam kết cung cấp cá sạch, an tòan chất lượng cho Công ty. Năm 2006, các thành viên Liên hợp cung cấp cho các nhà máy đông lạnh của Công ty bình quân 180 tấn cá nguyên liệu /ngày . Mặc dù giá cả và sản lượng bên ngoài có biến động lớn nhưng Công ty vẫn có được nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định , đem lại niềm tin cho khách hàng. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG: - Chú trọng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Quản lý tốt các định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư, bao bì, nâng cao năng suất hiệu quả.  -  Tiếp tục áp dụng cơ chế giao quyền , cơ chế khoán cho các đơn vị cơ sở nhằm phát huy tính chủ động của cán bộ lãnh đạo các cấp.  -  Thường xuyên tổ chức “ tháng an toàn chất lượng “ xem xét đánh giá việc quản lý chất lượng tại các Xí nghiệp, khắc phục các mối nguy có thể có thể ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm. -  Đạt được nhiều giải thưởng về chất lượng do các Bộ, Ngành TW và địa phương Agifish đã áp dụng chương trình quản lý chất lượng HACCP, ISO9001:2000, SQF1000, Halal, BRC vào sản xuất để bảo đảm chất lượng tốt nhất cho sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Hai nhà máy chế biến chính đã được trang bị với các thiết bị tiên tiến, dây chuyền chế biến hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện để nâng cao tay nghề của công nhân. Các thiết bị quản lý chất lượng mới nhất cũng được lắp đặt để có thể phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp ngay từ khâu thu mua nguyên liệu. Công ty cũng có chương trình hỗ trợ các ngư dân về phương pháp nuôi trồng là để loại trừ việc sử dụng các chất độc hại và luôn đặt việc sản xuất sản phẩm sạch lên hàng đầu. Để bảo đảm điều này Agifish kết hợp ứng dụng các thiết bị hiện đại phát hiện dư lượng kháng sinh cùng với chương trình huấn luyện và khuyến khích ngư dân có giải pháp xử lý môi trường tốt nhất cho phương pháp nuôi của họ. Agifish đã áp dụng qui trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 và được chứng nhận bởi SGS, đồng thời đã đưa chương trình quản lý chất lượng SQF1000 áp dụng cho người nuôi. Điều này chứng minh rằng công ty đã có hướng đi đúng về chất lượng và an toàn thực phẩm. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU: Thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa tăng trưởng mạnh nhờ các doanh nghiệp thực hiện tốt các chương trình quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu sản xuất nhưng nhờ Công ty đẩy mạnh sản xuất kể cả gia công tại các đơn vị khác nên sản lượng, kim ngạch xuất khẩu lợi nhuận đạt cao nhất từ trước đến nay. Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 3.700 người. Agifish là một trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu năm 2006.  - Hàng giá trị gia tăng xuất khẩu phát triển khá, một số sản phẩm bao gồm cá xiên que tẩm gia vị các loại, cá tẩm bột chiên, cá cắt portion được khách hàng ở Bỉ, Đức ưa chuộng và mua hàng thường xuyên. - Doanh số các sản phẩm dịch vụ đạt khoảng 95,3 tỷ đồng. Trong đó tăng trưởng mạnh thức ăn thủy sản cung cấp cho các thành viên Liên hợp sản xuất cá sạch APPU là 17.000 tấn.. - Trong năm 2006, Công ty đã báo cáo thẩm định đề tài nghiên cứu sản xuất Biodiesel từ mỡ cá tra, cá basa trước Hội đồng khoa học Tỉnh An Giang do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh An Giang làm Chủ tịch Hội đồng. Đề tài đã được nghiệm thu và xếp loại xuất sắc với mục đích vừa nâng giá trị phụ phẩm sau khi chế biến phi-lê cá tra, cá basa xuất khẩu và tạo thêm sản phẩm mới cho xã hội tiêu dùng trước những biến động tăng giá xăng dầu hiện nay cũng vừa góp phần giảm thiểu tối đa vấn nạn ô nhiễm môi trường. Công ty cũng đã tổ chức sản xuất thử dầu biodiesel tại XN Basabiodiesel có chất lượng tốt. THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA: - Sản phẩm: có hơn 60 loại sản phẩm chế biến từ cá Basa, cá Tra. Có hầu hết các đặc tính của hàng thực phẩm: đông lạnh, tươi sống, khô. - Các danh hiệu đạt được: hàng Việt Nam chất lượng cao 3 năm liền (2004,2005,2006) do bạn đọc báo SGTT bình chọn, Thương hiệu mạnh năm 2004 do cục Xúc Tiến Thương Mại bình chọn. - Hệ thống phân phối: rộng khắp cả nước từ Bắc đến Nam. Bao gồm hệ thống các siêu thị Co-op mart, Metro, Big C, các cửa hàng Vissan… và các đại lý ở các tỉnh. 1. Khu vực Tp HCM  Showroom trưng bày và phân phối sản phẩm cá Basa Agifish Địa chỉ: 40 Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp HCM ĐT: 08 9144337; Fax: 08 9144338 E-mail: tran.hpn@agifish.com.vn 2. Khu vực phía Bắc Công ty TNHH TM & DV Thái Bình An Giang Địa chỉ: 48 Quôc Bảo, huyện Thanh Trì, Hà Nội ĐT: 04 6873635; Fax: 04 6873633 E-mail: thaibinhhn@vnn.vn 3. Khu vực miền Tây Nam Bộ và các nơi khác Trụ sở chính công ty Agifish Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Tp.Long Xuyên, An Giang ĐT: 076 852368; Fax: 076 858508 E-mail: tri.nc@agifish.com.vn PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY AGF I_ phân tích nền kinh tế vĩ mô Việt Nam: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn đạt ở mức cao trong những năm gần đây, thể hiện qua tốc độ tăng GDP : năm 2004 là 7,7%, năm 2005 là 8,4%, năm 2006 là 8,2% và năm 2007 là 8,44%. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, ước năm 2007 đạt 40,4%), kế hoạch năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42%. Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới, chỉ sau tỷ lệ trên dưới 44% của Trung Quốc - một tỷ lệ làm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt cao nhất thế giới, đã nhiều năm liền tăng hai chữ số, hiện đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng trưởng liên tục (28 năm), nhưng Trung Quốc đưa ra mục tiêu giảm độ nóng của tăng trưởng và đẩy mạnh chống lạm phát do tốc độ tăng giá tính theo năm của tháng 2/2008 đã lên đến 8,3%, cao nhất trong 12 năm qua. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và tốc độ tăng GDP thì ICOR qua các thời kỳ như sau: Tính chung ICOR của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86 lần, cao hơn nhiều so với 2,7 lần của Đài Loan (trong thời kỳ 1961-1980), 3 lần của Hàn Quốc (trong thời kỳ 1961- 1980), 3,7 lần của Indonesia (trong thời kỳ 1981-1995), 4 lần của Trung Quốc (trong thời kỳ 2001-2006), 4,1 lần của Thái Lan (trong thời kỳ 1981-1995); cũng cao hơn so với 4,6 lần của Malaysia (trong thời kỳ 1981-1995). Điều đó chứng tỏ, hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp. Hiệu quả đầu tư còn được tính theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tư hàng năm (đều tính theo giá thực tế). Theo cách này, thì GDP/Vốn đầu tư (có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP) của Việt Nam đã bị sút giảm qua các thời kỳ: nếu thời kỳ 1991-1995 đạt 3,55 đồng/đồng, thì năm 1996-2000 còn 3,0 đồng/đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng/đồng, 2006-2007 còn 2,46 đồng/đồng. Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp. Năm 2007 mới đạt 25.886 đồng/người, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp-thuỷ sản còn đạt thấp hơn chỉ có 9.607 nghìn đồng/người, ngay cả nhóm ngành công nghiệp-xây dựng cao nhất cũng mới đạt 55.072 đồng/người và của nhóm ngành dịch vụ cũng chỉ đạt 38.159 nghìn đồng/người. Nếu quy ra USD theo tỷ giá hối đoái, năng suất lao động của toàn nền kinh tế cũng mới đạt khoảng 1,6 nghìn USD, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản chỉ đạt 0,6 nghìn USD, của nhóm ngành công nghiệp- xây dựng đạt khoảng 3.438 USD, của nhóm ngành dịch vụ đạt khoảng 2.385 USD. Các con số trên còn thấp xa so với năng suất lao động chung của thế giới Tăng trưởng kinh tế chủ yếu do tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng, mức tiêu dùng bình quân đầu người trong nhiều năm còn thấp nên nhu cầu và tốc độ tăng thường khá cao (mấy năm liên tục tăng trên 7%, gần bằng với tốc độ tăng của GDP). Tăng trưởng kinh tế do tăng trưởng tích luỹ tài sản chiếm tỷ trọng khá cao. Đây cũng là một tín hiệu tốt thể hiện tâm lý tiết kiệm để dành cho tích luỹ của khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng lạm phát vẫn còn ở mức cao: năm 2004 là 9,5%, năm 2005 là 8,4%, năm 2006 là 7,6% và hết năm 2007 là Thương mại: Việt Nam luôn nhập siêu trong những năm gần đây, mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao. Nguyên do là chúng ta phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc đầu vào. tăng trưởng xuất khẩu ròng hiện đang mang dấu âm do nhập siêu gia tăng mạnh cả về quy mô, cả về tỷ lệ so với xuất khẩu. Nhập siêu cả về hàng hoá, cả về dịch vụ. Riêng về hàng hoá, năm 2007 lớn gấp 2,5 lần năm 2006, năm nay mới qua 3 tháng mà đã gấp 3,8 lần cùng kỳ, khả năng cả năm có thể gấp rưỡi hoặc cao hơn so với năm trước. Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái: Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có sự điều tiết của nhà nước, nhằm có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Kỳ họp thứ II Quốc hội khóa XII đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế: Tốc độ tăng GDP đạt từ 8,5% - 9%; tốc độ tăng giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng GDP; tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 42% GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20 - 22%... Các mục tiêu đó tuy có cao hơn năm 2007 nhưng hoàn toàn có thể đạt được vì các lý do sau đây: - Với kết quả tăng trưởng kinh tế và thu chi ngân sách như năm 2007, thế và lực của nền kinh tế Việt Nam khi bước vào năm 2008 đã tăng lên. Quy mô nền kinh tế đã đạt mức 1.144 tỉ đồng (giá thực tế) tương đương 71,3 tỉ USD. - Thực ra, nếu không có thiên tai, dịch bệnh lớn gây thiệt hại nặng nề với giá trị ước tính gần bằng 1% GDP cả năm 2007 thì mục tiêu tăng trưởng 9% đã đạt được trong năm nay. Các chỉ tiêu khác cũng có xu hướng tương tự. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cũng đã đạt 21% và tỷ lệ vốn đầu tư phát triển xã hội/GDP năm nay cũng lên tới 42,5%. Tuy nhiên gốc so sánh năm 2008 cao hơn năm 2007, nên muốn đạt được mục tiêu đề ra, mức độ phấn đấu của từng ngành, từng doanh nghiệp phải cao hơn. - Nhiều công trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đang được khẩn trương hoàn thiện để đưa vào phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ năm 2008. Ngay cả một bộ phận không nhỏ kim ngạch nhập khẩu tăng cao năm 2007 cũng là để thực hiện kế hoạch đầu năm 2008, như máy móc, thiết bị nhà máy lọc dầu, mua máy bay, nhập phôi thép, sắt thép, vải sợi. - Nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2008 dồi dào do sự gia tăng vốn FDI đăng ký và bổ sung trong năm 2007. Cùng với vốn FDI, nguồn vốn ODA do các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2008 là 5,4 tỉ USD, đạt mức kỷ lục sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Vốn kiều hối 5,5 tỉ USD năm 2007 của người Việt Nam gửi về cùng với nguồn vốn của Nhà nước, của các doanh nghiệp và vốn dân cư trong nước sẽ là nguồn lực rất lớn cho đầu tư phát triển kinh tế. - Những bài học kinh nghiệm về tổ chức, quản lý kinh tế trong năm 2007 sau 1 năm gia nhập WTO cũng rất bổ ích đối với Chính phủ và các bộ, ngành trung ương cũng như các địa phương và các doanh nghiệp trong điều hành, chỉ đạo phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo hướng bền vững và hiệu quả. Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam thực hiện các cam kết WTO nên thời cơ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và hợp tác bình đẳng với 150 nước thành viên chắc chắn được mở rộng. Đó là cơ hội để kinh tế Việt Nam tăng tốc và đạt các mục tiêu đề ra. II_ phân tích ngành thủy sản Việt nam: Việt Nam trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong 10 năm trở lại đây. Năm 2007, sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 3,9 triệu tấn, trong đó, khai thác đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD. Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới. Hiện nay, nhiều nhà máy chế biến thủy sản VN đã được trang bị những dây chuyền chế biến hiện đại, trình độ kỹ thuật và công nghệ cao, có thể ngang tầm khu vực và thế giới, vì vậy ngành chế biến hoàn toàn có khả năng NK nguyên liệu thô để chế biến và tái xuất các mặt hàng GTGT phù hợp với thị trường quốc tế nhằm khai thác triệt để tiềm năng thiết bị máy móc, đồng thời tạo việc làm ổn định cho người dân. Xu hướng này đã phát triển khá mạnh từ nhiều năm nay ở Trung Quốc, Thái Lan và một vài nước ở Châu Âu, những nước có giá trị XKTS lớn trên thế giới. Việt Nam có 470 DN chế biến thuỷ sản đông lạnh thì 346 cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành về ATVSTP, trong đó 245 DN được phép xuất khẩu sang EU, 34 DN được xuất vào Mỹ và Canada. Thuỷ sản là một trong ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu tiên phát triển. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD (tăng gần 12% so với năm 2006), đưa nước ta nằm trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Con số này giúp thủy sản tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, đồng thời khẳng định, thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội. Đáng chú ý, dù là năm đầu tiên gia nhập WTO, nhưng xuất khẩu thủy sản có chuyển biến lớn về nhiều mặt: số lượng DN đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính (EU, Mỹ, Nhật Bản…) tăng hai lần so với trước; hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn về chủng loại. Nhà nước đã thay đổi rất nhiều điểm trong hệ thống luật pháp, tạo cơ hội thuận lợi cho các DN xuất khẩu. Thứ hai, cách hành xử của các cơ quan Nhà nước chuyển động theo hướng ngày càng minh bạch, công khai. Đây là cơ hội để DN tham gia phản biện và chủ động tác động đến việc ban hành các chính sách của Nhà nước có liên quan đến cộng đồng DN. VASEP cũng đã ký kết một thoả thuận hợp tác với Bộ NN&PTNT, khẳng định vai trò đối tác với cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp thủy sản cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt khi chúng ta ra nhập tổ chức WTO, ví dụ như: các rào cản thương mại quốc tế thường gặp đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu như: rào cản thuế quan (thuế phần trăm; thuế quan đặc thù như hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá, thuế thời vụ, thuế bổ sung) và rào cản phi thuế quan (biện pháp cấm, hạn ngạch xuất nhập khẩu, giấy phép xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật...) Từ năm 1994 đến tháng 8-2006, đã có 28 vụ kiện đối với các sản phẩm xuất khẩu của nước ta; trong đó có 23 vụ chống bán phá giá, năm vụ tự vệ; 20 vụ có kết luận cuối cùng. Ngành thủy sản nước ta đã gặp nhiều khó khăn khi xảy ra hai vụ kiện chống bán phá giá phi-lê đông lạnh cá tra, ba sa (năm 2003) và tôm (2005).Ngành thủy sản phải đối mặt với thực trạng sản xuất còn manh mún; hệ thống quy hoạch và cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản yếu kém; thiếu các liên kết trong sản xuất; công tác quản lý chất lượng giống còn bất cập; rủi ro do dịch bệnh; quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản nguyên liệu chưa đồng bộ; chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao; khả năng cạnh tranh giảm. Bên cạnh đó, ngành thủy sản Việt Nam còn phải đối mặt với xu hướng giá giảm đối với sản phẩm thủy sản nuôi; yêu cầu ngày càng cao về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các yêu cầu về bảo vệ môi trường; các vụ kiện chống bán phá giá và tranh chấp thương mại; cạnh tranh ngày càng khốc liệt.Sự phát triển nóng của ngành chế biến một mặt nào đó cũng tạo ra một sức ép khá lớn đối với khả năng tự cân đối nguồn nguyên liệu trong nước. Mấy năm gần đây, vấn đề NK nguyên liệu đã được ngành chế biến quan tâm và trong thực tế nhiều nhà máy đã tìm cách tự cân đối nguồn nguyên liệu cho cho mình bằng con đường này. Vừa qua, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp phát triển trong ngành thủy sản, trong đó có đề nghị lộ trình giảm thuế NK nguyên liệu thủy sản xuống 0%. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến đồng ý. Kiến nghị trên xuất phát từ thực tế trong mấy năm gần đây hệ thống các nhà máy chế biến thủy sản phát triển nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng về sản lượng khai thác và nuôi trồng. Năm 2006, năng lực chế biến thủy sản của các nhà máy tăng khoảng 20%, trong khi sản lượng khai thác và nuôi trồng chỉ tăng 7,6% so với năm 2005. Rất nhiều nhà máy chỉ hoạt động được từ 30-50% công suất thiết kế nên đã gây lãng phí lớn trong đầu tư phát triển. Tình hình thiếu nguyên liệu xảy ra trầm trọng nhất là các nhà máy chế biến ở miền Trung và miền Bắc, trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Hơn nữa, ngành thủy sản mang tính thời vụ cao, do vậy khi vào thời điểm giáp vụ tình trạng khan hiếm nguyên liệu càng nặng nề gây ảnh hưởng lớn đến các mặt kinh tế và xã hội. Theo số liệu Hải quan, đến nay VN đã NK nguyên liệu thủy sản từ trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Từ năm 2004 trở về trước, giá trị nhập đạt khoảng 90 - 100 triệu USD/năm. Giai đoạn 2005 - 2006, giá trị nhập đạt khoảng 200 triệu USD/năm. Theo dự kiến năm 2007, giá trị đạt khoảng 220 triệu USD. Hiện tại, các loại thủy sản nguyên liệu được NK chủ yếu là các loài mà Việt Nam không có hoặc có nhưng nguồn lợi không dồi dào như tôm đông lạnh (chiếm khoảng 27%), cá đông lạnh (cá hồi, cá biển, cá hộp... 38%), mực, bạch tuộc (6%), các loại thủy sản khác (tôm hùm, nghêu sò... 28%). Các nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho VN gồm : Trung Quốc - Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Asean, Thái Lan và các nước khác. Theo dự báo của Bộ Thủy sản cũ, từ nay đến năm 2010, NK nguyên liệu thủy sản của VN sẽ tăng từ 8-10%/năm, với giá trị khoảng 190 triệu USD/năm. Trong xu hướng số lao động thiếu việc làm ngày càng tăng ở phạm vi cả nước, thì việc mỗi ngành tự tạo ra việc làm và thu hút lao động vào ngành của mình là tác động đáng kể tới giải quyết lao động, việc làm nói chung. Sự tác động như vậy không những làm tăng thu nhập cho ngành, cho đất nước mà còn làm giảm sức ép của nạn dư thừa lao động. Sự phát triển của ngành Thuỷ sản đã tạo ra hàng loạt chỗ làm việc và đã thu hút được một lực lượng lao động đáng kể tham gia vào các công đoạn sản xuất. Do đặc tính kỹ thuật của ngành, ngành Thuỷ sản cũng đóng góp một phần quan trọng vào giải quyết việc làm cho lao động nữ. Lao động nữ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các phân ngành nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản, dịch vụ hậu cần thuỷ sản. Lao động trong nuôi trồng thuỷ sản: Trong thời kỳ từ 1995 đến 2002 đặc biệt từ năm 2000 sau khi có Nghị quyết 09/2000 NQ - CP ngày 15 - 06 - 2000 của Chính phủ về một số chủ trương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản diễn ra rất mạnh và đã thu hút được lực lượng lao động từ thiếu việc làm trong ngành Thuỷ sản hoặc từ sản xuất nông nghiệp chuyển sang. Tỷ lệ lao động nữ trong nuôi trồng thuỷ sản theo điều tra chiếm khoảng 64%.Ngoài ra, vừa phải đầu tư để tự kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất và sản phẩm, DN thủy sản vừa phải chịu toàn bộ chi phí cho các hoạt động của cơ quan thẩm quyền nhà nước trong kiểm tra điều kiện sản xuất của DN và kiểm tra các lô hàng trước khi XK. Các chi phí này hiện nay đã lên đến mức quá cao, khoảng trên dưới 1.000 USD cho mỗi lô hàng, vượt quá khả năng chịu đựng của DN. Vì vậy, mới đây, VASEP đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm quy định rõ trách nhiệm của DN và các cơ quan nhà nước trong công tác đảm bảo chất lượng VSATTP. Đồng thời, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính sớm xây dựng lại các quy định về lấy mẫu, thu phí và lệ phí kiểm tra, kiểm soát VSATTP theo mức hợp lý và thực tế hơn. Trong đó cơ quan thẩm quyền của Chính phủ chỉ thu phí kiểm tra các lô hàng trước khi XK và tiêu thụ nội địa căn cứ trên các chỉ tiêu đã kiểm nghiệm, chấm dứt việc thu phí theo đầu tấn rất bất hợp lý như hiện nay. Bởi vậy, các DN thuỷ sản phải không ngừng đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và DN để siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thủy sản. Có làm tốt được điều này, năm 2008 mới có thể đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,25 tỷ USD. Ngành thủy sản cũng phải đẩy mạnh sử dụng các tiến bộ công nghệ sinh học để phát triển nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn, giảm thuế nhập khẩu thủy sản để tạo điều kiện cho các DN giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu, đa dạng mặt hàng và tăng cường chế biến hàng có giá trị gia tăng cao. Trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2010-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu, giá trị xuất khẩu của riêng thủy sản phải đạt tối thiểu 7 tỷ USD (gấp đôi năm 2007), đòi hỏi ngành thủy sản phải có những bước chuyển cơ bản trong tư duy phát triển kinh tế thủy sản bền vững. III_ phân tích tình hình công ty AGF: 1_ phân tích tình hình chung. Vị thế của Công ty trong ngành Công ty Agifish có vị thế đặc biệt trong ngành thủy sản (sản xuất cá Tra, cá Basa), là đơn vị đầu tiên trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá Basa, cá Tra fillet. Quá trình phát triển của Agifish gắn liền với sản phẩm độc đáo là cá Tra, cá Basa Việt Nam nổi tiếng trên thị trường thế giới với chất lượng thịt cá trắng, vị thơm ngon. Hiện nay trong cả nước có trên 20 doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cá Tra, cá Basa đông lạnh theo quy trình sản xuất mà Agifish áp dụng hơn 15 năm qua. Agifish là doanh nghiệp đầu tiên tham gia hợp tác nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất giống nhân tạo cá Basa và cá Tra thành công, tạo ra bước ngoặt phát triển nghề nuôi và chế biến cá Tra và cá Basa trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Công ty Agifish hiện là doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra và cá._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12162.doc
Tài liệu liên quan