Tình hình sử dụng và quản lý đất đai ở Hà Nội hiện nay

Lời nói đầu Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia là yếu tố cấu thành nên giang sơn đất nước. Đất đai đóng vai trò là một nguồn lực, đồng thời là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế của đất nước. Tuy vậy quỹ đất đai lại có hạn, do đó việc sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên này vào việc phát triển kinh tế của đất nước có ý nghĩa rất quan trọng. Việc nghiên cứu đề tài “Tình hình sử dụng và quản lý đất đai ở Hà Nội hiện nay” sẽ cho

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tình hình sử dụng và quản lý đất đai ở Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng ta một bức tranh toàn cảnh về thực trạng sử dụng đất đai ở Thủ đô Hà Nội cũng như những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong khâu quản lý,để từ đó có những kế hoạch và phương án đầu tư sử dụng hợpl ý nguồn tài nguyên quý giá này. Vì khả năng có hạn nên bài viết không tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá và chỉ bảo của thày cô. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS, TSKH Lê Đình Thắng đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành bài viết này. Mục lục Phần I: Phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn. I. Vai trò của đất đai 1. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. 2. Đối với Thủ đô Hà Nội Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai I. Tình hình quản lý đất đai 1. Thời kỳ trước luật đất đai 1993 2. Thời kỳ sau luật đất đai 1993 II. Hiện trạng sử dụng đất đai 2000 1. Hiện trạng sử dụng quỹ đất đai 2. Hiện trạng sử dụng các loại đất III. Đánh giá về thực trạng sử dụng đất đai 1. Những ưu điểm 2. Những khó khăn Phần III. Giải pháp: I. Những kiến nghị đề xuất II. Các định hướng sử dụng đất Phần IV. Kết Luận Phần I: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn: Vai trò đất đai với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung : Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Không có đất đai thì không có bất kì một quá trình sản xuất nào, không có đất đai thì không có sự tồn tại của xã hội loài người. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động thực vật và con người trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất. Đối với mỗi ngành cụ thể của nền kinh tế quốc dân đất đai có vai trò khác nhau,đặc biệt với nông nghiệp, nó có vai trò rất quan trọng, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Đất đai là một trong những bộ phận lãnh thổ của mỗi một quốc gia. Nói đến chủ quyền của mỗi quốc gia là phải nói đến những bộ phận lãnh thổ, trong đó có đất đai. Tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, trước hết phải tôn trọng lãnh thổ của quốc gia đó. Đối với Thủ đô Hà Nội : Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng là đầu mối giao thông quan trọng với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế. Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của cả nước với gần một ngàn năm lịch sử. Trong những năm vừa qua, khi đất nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt kinh tế chính trị văn hoá, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế thì Thủ đô Hà Nội cũng có những bước phát triển toàn diện, liên tục, đạt được những thành tựu quan trọng. Bộ mặt Thủ đô đang từng bước thay đổi, đời sống nhân dân được nâng cao, sản xuất phát triển, góp phần vào việc ổn định kinh tế chính trị chung của đất nước. Tuy đất đai là tài nguyên có hạn nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với thủ đô Hà Nội. Nhất là khi đất đai đã trở thành hàng hoá trong nền kinh tế thị trường với những quy luật cạnh tranh khốc liệt thì việc thống nhất quản lý đất đai theo qui định của pháp luật lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một mặt nó khắc phục những mặt trái của nền kinh tế thị trường, mặt khác nó hướng tới mục tiêu bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái, nhằm phát triển và sử dụng đất lâu bền. Để từ đó xây dựng nên một thủ đô Hà Nội trong tương lai: xanh, sạch, đẹp và hiện đại. Để đạt được điều đó, chúng ta phải có những cái nhìn đúng đắn về thực trạng sử dụng đất ở Hà Nội hiện nay. Những cái được và chưa được trong khâu quản lý, những vướng mắc trong sử dụng cần tháo gỡ để từ đó có những giải pháp phù hợp. Những phương hướng bố trí đất đai đáp ứng cho những nhu cầu của xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển mọi mặt của thành phố. Để trong những năm tới thủ đô Hà Nội có thể sánh ngang với những thành phố đẹp nhất trên thế giơí. Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai. I. Tình hình quản lý đất đai : Thời kỳ trước luật đất đai 1993. Hà Nội trong thời gian này công tác quản lý đất đai trên địa bàn lãnh thổ do ba cơ quan cùng đảm nhận đó là: Sở quản lý ruộng đất, Sở xây dựng và kiến trúc sư trưởng thành phố và Sở nhà đất. Cụ thể như sau: Theo quyết định 374/UB ngày 27-2-1992 thì UBND thành phố giao cho Sở quản lý ruộng đất thống nhất quản lý đất đai toàn thành phố. Nhưng trên thực tế thì Sở chỉ được giao nhiệm vụ giúp UBND quản lý nhà nước về đất của các huyện ngoại thành, còn đất ở các vùng ven đô lại giao cho Sở Xây dựng để lập hồ sơ trình UBND Thành phố giao đất. Từ tháng 10/1992 UBND Thành phố lại giao cho văn phòng kiến trúc sư trưởng lập hồ sơ thủ tục giao đất xây dựng. Đất ở các khu chung cư thì UBND Thành phố giao cho Sở nhà đất quản lý. Trong phân công lãnh đạo ở UBND thì đồng chí phó chủ tịch chịu trách nhiệm về đất ở một số khu vực khác nhau, vì thế trong những năm qua nhiều cơ quan lập hồ sơ trình UBND thành phố xin giao đất và đã được các Phó chủ tịch UBND thành phố ký các quyết định giao đất đã tạo ra nhiều sơ hở và tiêu cực như: quỹ đất không được quản lý thống nhất, sử dụng đất lãng phí, tình trạng mua bán nhà đất trao tay xẩy ra phổ biến. Công tác quản lý nhà nước về đất đai còn gặp nhiều khó khăn, bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo, việc tổ chức thực hiện luật đất đai chưa có hiệu quả. Việc lấn chiếm đất công, mượn đất, liên doanh liên kết chưa theo nguyên tắc, đất hoang hoá còn nhiều. Vì vậy trong thời gian này, một loạt văn bản quản lý, sử dụng đất theo từng nội dung,từng khía cạnh đã giúp cho các cơ quan chức năng và các cấp trong thành phố thực hiện ngày một nền nếp và có hiệu quả hơn để cố gắng đáp ứng được công tác quản lý sử dụng đất đai đặc biệt là yêu cầu cần thiết đối với đất đô thị và những vùng đệm đô thị. .Thời kì sau luật đất đai năm 1993 đến nay: * Địa giới hành chính : Năm 1994 thành phố đã cho thực hiện Chỉ thị 364/CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng để giải quyết những tranh chấp đất liên quan đến địa giới hành chính các cấp tỉnh huyện xã. Năm 2000 thành phố kiểm kê đất đai theo Chỉ thị 24/TTg diện tích đất đai được chỉnh lý, bổ sung trên cơ sở địa giới hành chính được hoạch định theo chỉ thị 364. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 92.097 ha gồm 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. * Tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính. Đến tháng 12/1999 thành phố đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính cho 126 xã, thị trấn khu vực ngoại thành, cơ bản hoàn thành đo vẽ bản đồ địa chính khu vực I nội thành và đang triển khai ở khu vực II nội thành. Bước đầu ngành địa chính thành phố đã áp dụng công nghệ tin học vào nhiều lĩnh vực như công tác cập nhật bản đồ, bàn giao mốc giới xây dựng hồ sơ địa chính và trích lục bản đồ, gắn việc quản lý đất đai với quản lý nhà nước và đã tiến hành nhiều công trình thí điểm về đo đạc lập sổ địa chính theo phương pháp quản lý mới ở một số phường. Hà nội có thể hoàn thành việc lập đầy đủ hệ thống bản đồ địa chính chính quy để điều hành quản lý đất đai vào cuối năm 2000. * Tình hình giao đất cho thuế đất, thu hồi đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện Chỉ thị 245/ CP. Thành phố đã triển khai việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo nghị định 64/CP. - Đã có 70 xã duyệt xong phương án giao đất đạt 59,3%. - Đến hết tháng 12/1999, đã có 118/118 xã đã và đang tổ chức giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có 41 xã đợt 1 cơ bản hoàn thành, đã có 64.189 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 12.823,5ha đạt 34,66%. - Đã có 32.000 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và vườn liền kề. Vềc công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo nghị định 64/CP và 61/CP. Đã cấp được 19.690 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, trong đó có 12.532 giấy được cấp khi bán nhà theo nghị định 61/CP. Giao đất cho thuê đất xây dựng phát triển đô thị và khu công nghiệp: - Từ năm 1997 đến năm 1999 đã có 1500 tổ chức đã ký hợp đồng thuê đất với tổng diện tích 876 ha. - Năm 1999 Sở địa chính nhà đất - Nhà đất trình UBND thành phố quyết định thu hồi 31.578m2 đất của 6 đơn vị có vi phạm sử dụng đất hoặc không có nhu cầu sử dụng. * Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo tranh chấp về đất đai: Năm 1995: Sử lý 67% trong tổng số 171 đơn vị khiếu nại, tố cáo, kiểm tra 8 vu, 6 vụ thanh tra theo chương trình. Năm 1996 thanh tra và có kết luận 64/78 đơn vị đạt 82,5%. Năm 1997: Thanh tra 11 cuộc theo chương trình và chuyên đề. Nhận đơn xét khiếu tố 128 trường hợp, phát hiện sử lý 2 vụ tham nhũng. Năm 1999: Thanh tra 18 địa điểm theo chương trình và chuyên đề, thẩm tra xử lý các vi phạm lớn chiếm đất đai, xây dựng không phép ven đường Láng-Hoà Lạc và vành đai 3; Thanh tra 32 đơn vị có vi phạm sử dụng đất tại quận Tây Hồ; giải quyết dứt điểm tranh chấp khiếu nại về nhà đất tại một số điểm nóng trong khu vực nội thành, phát hiện 68 doanh nghiệp chưa ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật. * Tình hình điều tra quy hoạch sử dụng đất đai: Năm 1995 Sở địa chính thành phố kết hợp với Kiến trúc sư trưởng thành phố tham mưu cho UBND thành phố Hà nội trình thủ tướng chính phủ và được phép chuyển 6.310 ha đất nông nghiệp sang phát triển đô thị và công nghiệp đến năm 2000. Ngày 10/6/1998, đồ án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể thành phố đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Quy hoạch này mới chỉ tập trung giải quyết việc sử dụng đất đai khu vực nội thị (thành phố trung tâm), còn lại toàn bộ khu vực ngoại thành với tổng diện tích chiếm khoảng 7/10 diện tích tự nhiên của thành phố mới được đề cập rất đại cương và chưa phân định thành 6 loại đất theo quy định của luật đất đai. Đến ngày 21/8/2000 UBND thành phố đã phê duyệt quy hoạch chi tiết của 7 quận huyện gồm: Quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân, quận Hai Bà Trưng, quận Ba Đình, huyện Gia Lâm và huyện Từ Liêm. Cũng giống như quy hoạch chung thành phố, các quy hoạch này mới chỉ tập chung vào việc sử dụng đất và phần giao thông của khu vực trung tâm huyện, hơn nữa các quy hoạch chưa tính được sự chu chuyển các loại đất theo luật đất đai trong thời kỳ quy hoạch làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm của huyện cũng như của các ngành liên quan. Đối với những khu vực không bị ảnh hưởng hoặc ít bị ảnh hưởng của quy hoạch đô thị, UBND thành phố đã chỉ thị cho Sở địa chính nhà đất phối hợp với Kiến trúc sư trưởng thành phố, sở nông lâm nghiệp, UBND huyện rà soát quy hoạch phân bố sử dụng đất của xã. Đến tháng 12/1999 đã phê duyệt được 118/118 xã. Tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu, nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp xã theo hướng dẫn của Tổng cục địa chính. II. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2000 : Hiện trạng chung sử dụng quỹ đất đai : Tổng diện tích tự nhiên : 92.097ha. +Đất nông nghiệp : 43.612 ha = 47,36% +Đất lâm nghiệp : 6128 ha = 6,65% +Đất chuyên dùng : 20.553 ha = 22,30% +Đất ở : 11.689ha = 12,69% +Đất chưa sử dụng : 10.135 ha = 11,00% Phân theo đối tượng sử dụng: +Hộ gia đình cá nhân : 48.473 ha = 52,63% +Các tổ chức kinh tế : 9403 ha = 10,21% +UBND xã quản lý sử dụng : 18.000 ha = 19,54% +Nước ngoài và liên doanh với nước ngoài : 600 ha = 0,65% +Các đối tượng khác : 5766 ha = 6,26 % +Đất chưa giao cho thuê sử dụng : 9855 ha = 10,71% Tổng cộng : 92.097 ha = 100% Bình quân đất tự nhiên: +Theo nhân khẩu : 342,62m2/người +Theo hộ gia đình : 1.486,98m2/người Theo đơn vị hành chính : +Nội thành: 8430 ha = 9,15% diện tích tự nhiên toàn thành phố Trong đó: Hoàn Kiếm : 929 ha Ba Đình : 925 ha Đống Đa : 996 ha Hai Bà Trưng : 1.465 ha Tây Hồ : 2.401 ha Cầu Giấy : 1.204 ha Thanh Xuân : 910 ha. +Ngoại thành 83.667 ha = 90,85% diện tích tự nhiên toàn thành phố Gia Lâm : 17.432 ha = 20,83% Đông Anh : 18.230 ha = 21,79% Sóc Sơn : 30.651 ha = 36,63% Thanh Trì : 9.822 ha = 11,74% Từ Liêm : 7.532 ha = 9,01% Hiện trạng sử dụng các loại đất : a. Đất nông nghiệp : Tổng diện tích đất nông nghiệp 43.612 ha chiếm 47,36% diện tích toàn thành phố. Trong đó: -Đất trồng cây hàng năm: 39.066ha chiếm 89,58% đất lâm nghiệp +Ruộng lúa, lúa màu: 32.840 ha chiếm 84,06% ã Đất ruộng 3 vụ: 6539ha chiếm 19,91% ã Đất ruộng 2 vụ: 22.687 ha chiếm 69,06% ã Đất ruộng 1 vụ: 3054ha chiếm 9,30% ã Đất chuyên mạ: 569ha chiếm 1,73% Hệ số sử dụng đất lúa bằng 2,1 lần +Đất trồng cây hàng năm: 6.226ha chiếm 15,94% ã Đất chuyên màu và cây CNHN : 4.156ha chiếm 66,75% ã Đất chuyên rau : 1.441ha chiếm 23,14% ã Đất trồng cây HN khác còn lại : 629ha chiếm 10,11% -Đất vườn tạp: 511ha chiếm 1,17% đất nông nghiệp -Đất trồng cây lâu năm: 764ha chiếm 1,75% đất nông nghiệp ã Đất trồng cây công nghiệp lâu năm : 1 ha chiếm 0,13% ã Đất trồng cây ăn quả : 747 ha chiếm 97,65% ã Đất trồng cây công nghiệp khác : 8 ha chiếm 1,05% ã Đất ươm cây giống : 9 ha chiếm 1,17 % -Đất đồng cỏ dùng vào công nghiệp : 101ha chiếm 0,23% đất nông nghiệp -Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 3170ha chiếm 7,27% đất nông nghiệp + Chuyên nuôi cá : 3.065ha chiếm 96,69% + Nuôi trồng thuỷ sản khác : 105ha chiếm 3,31% b/Đất lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp Hà nội có 6128 ha chiếm 6,65% diện tích tự nhiên, Hà nội không có vùng tự nhiên. +Toàn thành phố có 6109 ha rừng trồng chiếm 99,69% đất lâm nghiệp và được phân loại như sau: ã Rừng sản xuất : 1.709ha chiếm 27,98% ã Rừng phòng hộ : 2.995ha chiếm 49,03% ã Rừng đặc dụng : 1.405ha chiếm 22,99% +Đất ươm cây giống 19ha chiếm 0,31% đất lâm nghiệp c/Đất chuyên dùng: +Tổng diện tích đất chuyên dùng 2533ha chiếm 22,30% diện tích toàn thành phố. Trong đó: ã Đất xây dựng : 5.558 ha = 27,07% ã Đất giao thông : 5.618 ha = 27,36% ã Đất thuỷ lợi và MNCD : 5.585 ha = 27,20% ã Đất di tích lịch sử văn hoá : 262 ha = 1,28% ã Đất an ninh quốc phòng : 2.061ha = 10,04% ã Đất khai thác khoáng sản : 7ha = 0,03% ã Đất lâm nguyên vật liệu xây dựng : 357ha = 1,74% ã Đất nghĩa trang nghĩa địa : 752ha = 3,66% ã Đất chuyên dùng khác : 333ha = 1,62% +Bình quân đất chuyên dùng theo nhân khẩu tự nhiên là 76,39m2/người +Đất chuyên dùng nội thành 3263ha +Đất chuyên dùng ngoại thành 17.270ha d/Đất khu dân cư nông thôn: -Đất khu dân cư nông thôn có diện tích 15.989ha chiếm 17,36% diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất nông nghiệp: 1572ha = 9,83% Đất lâm nghiệp: 212ha = 1,33% Đất chuyên dùng: 4990ha = 31,21% Đất ở: 8817ha = 55,14% Đất chưa sử dụng: 398ha =2,49% Bình quân đất khu dân cư nông thôn: 140,25m2/người 608,77m2/hộ Bình quân đất ở nông thôn: 77,34m2/người 335,70m2/hộ e/Đất đô thị: Đất đô thị có diện tích 9856ha chiếm 10,70% đất tự nhiên. Trong đó: Đất nông nghiệp: 1989ha = 2,18% Đất lâm nghiệp: 24ha = 0,24% Đất chuyên dùng: 4008ha = 40,66% Đất ở: 2872ha = 29,14% Đất chưa sử dụng: 963ha = 9,78% Bình quân đất đô thị: 63,66m2/người Bình quân đất ở đô thị: 18,55m2/người 78,98m2/hộ f/Đất chưa sử dụng: Diện tích 10.135ha chiếm 11,01% diện tích tự nhiên. -Đất bằng chưa sử dụng 1051ha chiếm 10,37% -Đất đồi núi chưa sử dụng: 1700 ha chiếm 16,77% -Đất mặt nước chưa sử dụng: 938ha chiếm 9,26% -Sông suối 5915 ha chiếm 58,36% -Núi đá không có rừng cây: 64ha chiếm 0,63% -Đất chưa sử dụng khác: 467ha chiếm 4,61% III. Đánh giá về thực trạng sử dụng đất đai: Những ưu điểm: Với vai trò là trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị lớn nhất của cả nước, trong thời gian gần đây công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở của thành phố Hà nội đã có những bước tiến triển rõ rệt. Thành phố đã áp dụng những công nghệ tin học hiện đại như MAPINFORM, GIS... vào các công tác cập nhật bản đồ, bàn giao mốc giơí, quản lý đất đai nhà ở bằng máy tính... nên công tác quản lý đã đạt hiệu quả cao và chính xác. Bên cạnh đó, UBND thành phố đã ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật, các chính sách quản lý đất đai và đo đạc bản đồ, giúp cho các công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện một cách có hiệu quả. Từ khi có luật đất đai 1993 ra đời đến nay, bộ máy và cơ cấu bộ máy quản lý của ngành địa chính và nhà ở đã được cải tiến theo hướng ngày càng gọn nhẹ hơn, tập trung quản lý và đã hình thành được bộ máy quản lý của một ngành, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu đổi mới kinh tế của đất nước nói chung và đổi mới quản lý ngành nói riêng. Phẩm chất năng lực và trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác quản lý. Để phát triển và cải thiện bộ mặt của Thủ đô Hà nội, UBND thành phố đã có những quy hoạch chi tiết, những dự án đầu tư nhằm phát triển về cơ bản cơ sở hạ tầng của thành phố Hà nội và trên thực tế rất nhiều tuyến đường đã được nâng cấp, tu sửa, cải tạo, mở các nút giao thông tắc nghẽn... Rất nhiều khu nhà ở, nhà tạm, những khu nhà lấn chiếm đã được phá dỡ, trả lại mỹ quan cho thành phố. Trong vòng hơn thập kỷ qua diện tích các loại đất có biến động tương đối lớn, có số liệu như sau: Giai đoạn 1990-1995 Đất nông nghiệp giảm 547ha Đất lâm nghiệp giảm 66ha Đất ở giảm 1158ha Đất chưa sử dụng giảm 876ha Giai đoạn 1995-2000 Đất nông nghiệp giảm 253 ha Đất lâm nghiệp giảm 589ha Đất chuyên dùng tăng 1229ha Đất ở tăng 180ha Đất chưa sử dụng giảm 275ha Tuy nhiên sự biến động này hoàn toàn phù hợp với quy luật chung của phát triển đô thị. Hiện nay Hà nội đang có xu hướng chuyển đổi mục đích của sử dụng đất: Từ đất nông nghiệp sang đất đô thị hoặc đất chuyên dùng khác nhằm đẩy mạnh quá trình đô thị hoá ở Thủ đô. Điều này chứng tỏ các cấp lãnh đạo của thành phố đã có những phương án kế hoạch nhằm phân bổ, sử dụng hợp lý các loại đất, sao cho việc sử dụng đất đem lại hiệu quả cao nhất, có thể thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Những khó khăn vướng mắc còn tồn tại: .Về bộ máy quản lý: Mặc dù UBND thành phố đã có nhiều điều chỉnh, cải tổ nhằm khắc phục những hạn chế trong khâu quản lý và sử dụng đất đai ở thủ đô. Nhưng nhìn chung do quá trình sắp xếp lại nhiều lần, nên hiệu lực hoạt động của bộ máy còn nhiều hạn chế, vì phải mất thời gian để ổn định bộ máy mỗi khi có sự thay đổi. Bộ máy quản lý còn nhiều đầu mối.Thêm vào đó là thủ tục quản lý rườm rà, phiền phức, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới theo cơ chế thị trường. Việc bồi dưỡng đào tạo sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn mặc dù đã có nhiều cố gắng và tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác cán bộ. Chính từ những vướng mắc trên mà việc xin giấy phép, cấp giấy phép phải qua rất nhiều khâu, thủ tục rườm rà nên đã gây lãng phí về sức người và sức của cho nhà nước và nhân dân. 2.2.Về công tác quy hoạch: Theo đánh giá của văn phòng kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, sự đổi mới của công tác quy hoạch ở thủ đô trong những năm gần đây đã đạt kết quả đáng kể về khối lượng và tạo tiền đề cho các đồ án quy hoạch xây dựng có tính khả thi cao. Song thực tiễn cũng bộc lộ những mặt yếu về quy trình thực hiện quy hoạch đó là quy hoạch cứng nhắc, thủ tục nhiêu khê: Đối với các loại đô thị loại một như Hà Nôị sau định hướng phát triển đô thị toàn quốc ,quy hoạch chung được thực hiện theo hai bước: quy hoạch chi tiết sử dụng đất tỷ lệ 1/5000,1/2000 và quy hoạch chia lô khu vực có dự án đầu tư tỷ lệ 1/500.Về tổ chức hành chính,Hà Nội có ba cấp chính quyền đều có trách nhiệm trong quản lý xây dựng và đều cần có quy hoạch chi tiết liên quan đến lãnh thổ được giao quản lý(đương nhiên mức độ quản lý có khác nhau).Sau quy hoạch chung được phê duyệt và quy hoạch chi tiết quận huyện,nếu mỗi phường xã nhất thiết phải có quy hoạch chi tiết riêng , thì cần phải có trên 200 đồ án.Đây là khối lượng quy hoạch chi tiết rất lớn.Bên cạnh có qu hoạch chi tiết còn cần xét về năng lực,cơ cấu đội ngũ quản lý ở cấp chính quyền cơ sở thì còn một số mặt bất cập. Bên cạnh đó trình tự quy hoạch khá phức tạp ,mất khá nhiều thời gian, gồm các bước : - Lên kế hoạch làm quy hoạch. - Cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch. - Lập nhiệm vụ thiết kế. - Sở KH trình nhiệm vụ thiết kế lên thành phố. - Lập khái toán sau khi được thành phố phê duyệt . - Sở xây dựng thẩm định. - Ký hợp đồng thực hiện. Bên cạnh đó việc đền bù vẫn chưa thoả đáng ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng ,chậm tiến độ thi công,gây bất bình trong người dân.Đây cũng là khó khăn tồn tại khá phổ biến cần khắc phục. 2.3.Về vấn đề môi trường cảnh quan thành phố : Chính vì những khó khăn tồn tại nêu trên, đặc biệt do sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các ngành trong công tác quy hoạch đã gây lãng phí tiền của nhà nước, gây ô nhiễm và làm mất đi mỹ quan của thành phố. Ví dụ như khi tiến hành nâng cấp con đường Lê Duẩn, khi con đường vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng thì xí nghiệp cấp thoát nước lại cho đào lên để sửa đường cống... làm cho con đường mới mà chẳng bằng cũ, bụi mù mịt gây ô nhiễm môi trường, con đường chắp vá gây mất mỹ quan thành phố. Nhìn chung thành phố Hà Nội chưa phải là “thành phố ô nhiễm” . Tuy nhiên những tồn tại thực tế rất đáng lo ngại bởi phạm vi và mức độ ảnh hưởng kể cả đối với môi trường đất nước và không khí. Các tác nhân gây ô nhiễm: + Mật độ dân số quá cao: 2919 người/km2 chung cả thành phố và 16.995 người/km2 ở khu vực 7 quận nội thành + Chất thải rắn 2500-3000m2/ngày đêm chỉ được thu gom xử lý khoảng 60% + Chất thải lỏng 350.000m2/ngày đêm, trong đó 1/3 là thải công nghiệp, hầu hết chưa được xử lý khi ra khỏi nơi sinh thái. + Môi trường không khí ở những nơi có nhà máy này độ bụi thường cao hơn 4-14 lần tiêu chuẩn cho phép. + Môi trường đất ô nhiễm đất và nước ở nghĩa trang Văn Điển, sạt lở đất ven sông. Phần III.Giải pháp I. Những kiến nghị đề xuất: Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở phải được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta khi nền kinh tế của đất nước vận hành theo cơ chế thị trường thì sẽ tất yếu xuất hiện những mặt trái, những mặt tiêu cực của nó. Rồi từ đó sẽ gây thất thoát tiền của cho nhà nước và xã hội. Bởi vậy cần phải đổi mới tổ chức bộ máy quản lý và cán bộ ngành địa chính nhà ở, theo hướng ngày càng gọn nhẹ, quản lý tập trung, thủ tục gọn nhẹ đơn giản, cán bộ có trách nhiệm năng lực và đạo đức. Việc giảm bớt những thủ tục phiền hà, đơn giản các hình thức có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Có thể xem xét thông qua số liệu sau: Thời kỳ 1986-1991 tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% và tăng lên gần 9% trong các năm 1991-1992 và từ năm 1993 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà nội diễn ra như sau: Năm 1993: 12,6% Năm 1994: 13,4% Năm 1995: 15% Năm 1996: 13% Năm 1997: 12,5% Năm 1998: 12,0% Năm 1999: 6,5% Có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà nội giảm dần sau năm 1995 và giảm mạnh năm 1999. Nguyên nhân chính là do sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian này ngày càng giảm. Một mặt là do khủng hoảng kinh tế khu vực, nhưng mặt khác không kém phần quan trọng là do các nhà đầu tư nước ngoài không còn hứng thú đầu tư vào Việt Nam. Mặc dù Việt nam luôn tự hào là đất nước có “rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu”,nguồn nhân công dồi dào. Lý do chính là khi đầu tư họ phải gặp rất nhiều thủ tục hành chính rườm rà gây mất thời gian công sức và tiền của. Chính vì vậy việc đổi mới trong những khâu quản lý: giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn hơn khi đầu tư vào Việt nam. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành khi tiến hành quy hoạch. Cần phải học hỏi thêm kinh nghiệm của các nước có nền kiến trúc, văn hoá tương đối giống Việt Nam theo phương châm hoà nhập chứ không hoà tan. Việc sử dụng đất phải gắn liền với việc bảo vệ đất, cải tạo đất, hướng tới mục tiêu sử dụng đất lâu bền. Sử dụng và khai thác tài nguyên đất luôn phải chú ý đến môi trường. Để bảo vệ môi trường cần có một số biện pháp cụ thể sau: + Đóng cửa các bể rác và ngừng đổ lấp ao hồ trong khu trung tâm bằng rác thải. + Nạo vét một loạt sông rạch, cống ngầm và lập đồ án cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước thải thành phố về lâu dài. + Giải toả công trình, nhà cửa lấn chiếm hoặc gây ảnh hưởng đến thoát nước, phòng chống lũ của nhiều sông rạch, cầu cống đê điều, cắm mốc chỉ giới an toàn dọc đê sông Hồng. + Bố trí lại nhiều điểm khai thác cát trên sông Hồng + Chuyển việc chôn cất người chết lên Thanh Tước, Bát Bạt. + Có phương án phát triển các khu công nghiệp tập trung mới an toàn về môi trường để chuyển một số cơ sở sản xuất không đảm bảo an toàn vệ sinh, môi trường ở khu vực trung tâm hiện nay ra. II. Định hướng sử dụng đất : Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản phát triển kinh tế –xã hội Thủ đo Hà Nội đến năm 2010,2020: 1.1.Mục tiêu chung: Phát triển kinh tế song song với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường,kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội , đảm bảo an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội. Hiện đại hoá kết cấu hạ tầng,khuyến khích chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá hướng về xuất khẩu,dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và các thành phần kinh tế đa dạng. Xây dựng thủ đô Hà Nội thành thành phố hiện đại ,một trung tâm chính trị, kinh tế , văn hoá,khoa học kỹ thuật của cả nước.Phấn đấu làm cho thủ đô Hà Nội “ giàu về kinh tế,vững về chính trị,mạnh về an ninh quốc phòng,đẹp về văn hoá và cao về trí tuệ”. 1.2. Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 : Bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 8 – 8,5% thời kỳ 2000 – 2005; 8,5 – 9,5% thời kỳ 2006 – 2010 và 8,5 – 9% thời kỳ 2011 – 2020. Chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp đến một mức độ nhất định. Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020 như sau : 1999 2000 2005 2010 2020 1. Nông nghiệp 3,9 3,8 3,0 – 3,5 2,0 – 2,5 1,0 – 1,5 2. Công ngiệp – xây dựng 37,5 38,5 40,5 – 41,5 43,5 – 44,5 48,0 – 49,0 3. Dịch vụ 58,6 57,7 55,0 – 56,5 53,0 – 54,5 49,5 – 51,0 Giảm nhịp độ dân số mỗi năm khoảng 0,02% - 0,04% trong giai đoạn 2000 – 2010 và những năm sau đó. Phấn đấu đến năm 2010 dân số Thủ đô khoảng 3,2 triệu người và năm 2020 không quá 3,9 triệu người. Nâng mức thu nhập bình quân đầu người mỗi năm tăng từ 640$/người năm 1998 lên 1000 – 1100$/người vào năm 2005, khoảng 1600 – 1800$/người vào năm 2010 và 3400 – 4000$/người vào năm 2020. Xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh, bảo vệ và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội. 1.3. Dự báo phát triển dân số và lao động Hà Nội đến năm 2020: Theo dự báo Hà Nội có thể giảm nhịp độ phát triển dân số mỗi năm từ 0,02 – 0,04% trong giai đoạn 2000 – 2010 và sau đó còn có ckhả năng giảm tuy nhiên mức độ giảm có thể ít hơn. Do quá trình đô thị hoá phát triển nên nhịp độ tăng dân số ở thành thị cao hơn nông thôn và tỷ trọng dân số thành thị từ nay đến năm 2020 tăng lên còn khu vực nông thôn thì giảm xuống. Dự báo dân số và lao động thành phố Hà Nội (theo ranh giới hiện tại) đến năm 2020 : Đơn vị : 1000 người Chỉ tiêu 2005 2010 2020 Dân số toàn thành phố 2.900 3.230 3.900 Dân số đô thị 1.700 1.900 – 2.100 2.700 Dân số nông thôn 1.200 1.100 – 1.300 1.200 Dân số trong độ tuổi lao động 1.595 1.841 2.340 Tỷ lệ so với dân số (%) 55 57 60 Định hướng sử dụng đất đai ở Hà Nội : *Đối với đất đô thị : Theo kết quả kiêm kê đất đai năm 2000, theo Chỉ thị số 24/TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổng diện tích đất đô thị của Hà Nội là 9849 ha (trong đó 7 quận nội thành có diện tích 8423 ha, các thị trấn thuộc các huyện ngoại thành có diện tích 1426 ha). Đất đô thị đang được sử dụng cho các mục đích như sau : Tổng diện tích đất đô thị : 9849 ha (100%) Đất nông nghiệp : 1988 ha (20,18%) Đất lâm nghiệp : 24 ha (0.24%) Đất chuyên dùng : 4004 ha (40,65%) Đất ở : 2870 ha (29,15%) Đất chưa sử dụng : 963 ha (9,78%) Hướng đến mục tiêu khai thác triệt để các quỹ đất hiện có, cần sử dụng đất đai vào phát triển đô thị theo nguyên tắc : Hạn chế hoặc cấm xây dựng các công trình cao tầng ở một số khu vực như : Hồ Gươm, Hàng Ngang, Hàng Đào, … Giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh, không gian công cộng và diện tích giao thông tĩnh. Với mật độ tăng dân số ở Thủ đô Hà Nội hiện nay, Uỷ ban Nhân dân Thành phố đã có những phương án quy hoạch kế hoạch nhằm mở rộng và phát triển đô thị trong tương lai. Tập trung ở một số quận : Tây Hồ, Cỗu Giấy, Thanh Xuân và các huyện như Thanh Trì, Từ Liêm. Hiện trạng đất ở các khu vực này có 4818 ha trong khi dân số chỉ có 392 ngàn người, bình quân diện tích đạt 122,9 m2/người. Hiện tại trong khu vực này đã có nhiều dự án đã, đang và sẽ triển khai xây dựng trong những năm tới : Phát triển công nghiệp : Cụm công nghiệp phía Tây Bắc thuộc huyện Từ Liêm, định hướng phát triển khu công nghiệp tập trung Nam Thăng Long, Chèm, Diễn. Phía Tây Nam có cụm công nghiệp Thượng Đình, Nguyễn Trãi. Phía Nam thuộc huyện Thanh Trì có cụm công nghiệp Pháp Vân – Cầu Bươu – Văn Điển, khu vực công nghiệp Minh Khai – Vĩnh Tuy. Phát triển du lịch dịch vụ – thể thao : khu văn hoá du lịch Tây Hồ Tây. Phía Tây Nam có Trung tâm Thể dục Thể thao Quốc Gia Mỹ Đình, khu vui chơi giải trí của Thủ đô ở Mễ Trì, khu du lịch dịch vụ Linh Đàm, Yên Sở. Khu đô thị mới, khu trường Quốc tế Liên Hiệp Quốc (Tây Hồ - nằm trong dự án khu đô thị Nam Thăng Long), khu đô thị khoa học và công nghệ Nghĩa Đô, làng Quốc tế Thăng Long, các khu đô thị mới Mỹ Đình – Trung Hoà - Nhân Chính, Trung Yên, Yên Hoà, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, khu vực Ngoại Giao Đoàn Xuân Đỉnh. Đến năm 2010 và xa hơn, tổng diện tích đất đô thị khu vực này sẽ là 11.146 ha và dân số khoảng 675 ngàn người, tăng thêm khoảng 6328ha so với năm 2000. Khu vực phát triển Hà Nội mới (Bắc sông Hồng) : Bắc sông Hồng đang là khu vực hấp dẫn đầu tư với đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài và nhiều tuyến giao thông quan trọng khác. Đất đai Bắc sông Hồng có nền đất cao, nhiều mặt nước, cây xanh, tạo nhiều cảnh quan sinh động. Hiện nay tổng hợp đánh giá quỹ đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28840.doc
Tài liệu liên quan