Tình hình thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT No&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn. NHTM: Ngân hàng thương mại. TCTD: Tổ chức tín dụng. TCKT: Tổ chức kinh tế. UT ĐT: Uỷ thác đầu tư. NPV: Net Present Value (giá trị hiện tại thuần). IRR: Internal Rate of Return (tỷ suất hoàn vốn nội bộ). HĐQT: Hội Đồng Quản Trị. CNH-HĐH: Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá. Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn. DA XD: Dự án xây dựng. TSCĐ: Tài sản cố định. DN: Doanh nghiệp. DNNN: Doanh nghiệp nhà nước. TPKT: Thành

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tình hình thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần kinh tế. HTX: Hợp tác xã. SXKD: Sản xuất kinh doanh. DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Sơ đồ 1.2: Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2005-2008. Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức cấp công ty. Sơ đồ 1.4:Cơ cấu nhà máy luyện gang. Sơ đồ 1.5:Cơ cấu nhà máy luyện thép. Sơ đồ 1.6: Cơ cấu xí nghiệp động lực và cơ điện. Sơ đồ 1.7: Đồ thị thời gian thu hồi vốn của dự án. Sơ đồ Phụ lục 1: Đồ thị xác định điểm hoà vốn của dự án. Bảng 1.1: Nguồn vốn phân theo loại tiền. Bảng 1.2: Nguồn vốn huy động theo thời gian . Bảng 1.3: Nguồn vốn phân theo tính chất nguồn huy động. Bảng 1.4: Tình hình dư nợ của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2005-2008. Bảng 1.5: Tình hình tiêu thụ và dự báo nhu cầu thị trường ngành thép. Bảng 1.6: Bảng tính chi phí nguyên vật liệu. Bảng 1.8: Bảng tính toán hiệu quả của dự án . Bảng Phụ lục 1: Bảng tổng hợp giá quặng. Bảng Phụ lục 2: Chi phí nguyên vât liệu, nhiên liệu và lao vụ thuê ngoài năm thứ nhất (tính cho 100% công suất) . Bảng Phụ lục 3: Chi phí nguyên vât liệu, nhiên liệu và lao vụ thuê ngoài năm thứ hai (tính cho 100% công suất) . Bảng Phụ lục 4: Bảng khấu hao tài sản cố định. Bảng Phụ lục 5 : Bảng tính toán lãi vay. Bảng Phụ lục 6: Bảng tính thời gian hoàn vốn của dự án Bảng Phụ lục 7: Bảng tính toán giá thành sản phẩm. Bảng Phụ lục 8: Bảng tính tổng doanh thu, tổng chi phí và lãi (lỗ) của dự án. LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đã bước vào một thiên niên kỷ mới, một kỷ nguyên đang mở ra với nhiều khó khăn và thách thức. Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá–hiện đại hoá đất nước theo chủ trương của Đảng và Nhà nước thì tất cả các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế đều phải tự chủ hạch toán và tìm nguồn vốn tài trợ trong kinh doanh nhưng vẫn phải chịu sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Vì vậy, các ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng, là một trong những “kênh dẫn vốn” hữu hiệu nhất đối với các chủ đầu tư. Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh là ngân hàng quốc doanh duy nhất trên địa bàn tỉnh, là ngân hàng lâu đời, có uy tín và mức độ rủi ro thấp nhất, cùng với hệ thống “chân rết” về tới các huyện, xã. Ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đưa tỉnh nhà đi lên phát triển cùng với xu thế của cả nước. Trong đó, Ngân hàng là một trong các nguồn tài trợ vốn quan trọng cho các dự án trên địa bàn Hà Tĩnh.Công tác thẩm định dự án là khâu quan trọng nhất trong việc ra phán quyết cho vay. Thẩm định dự án cho biết được tính khả thi, tính hợp lý của dự án, dự án có hiệu quả không, thời gian hoàn vốn, thời gian thu nợ…từ đó ngân hàng ra quyết định có cho dự án vay hay không. Chính vì thế, em lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tình hình thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh” nhằm đánh giá thực trạng tình hình thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định. Đề tài “Tình hình thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh” được chia làm 2 phần: Chương I: Thực trạng thẩm định dự án xin vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Ái Liên, cô Trần Thảo Nguyên, các cô chú trong bộ phận thẩm định, cùng các cô chú trong Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH. 1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. 1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Tĩnh. Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh trước đây thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tín dụng. Ngày 26/3/1988, tách thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Tên giao dịch: Agribank Hà Tĩnh. Địa chỉ trụ sở: Số 1, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh. Được tách từ Ngân hàng nhà nước tỉnh Hà Tĩnh vào năm 1988, đến nay sau 10 năm hoạt động, Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã có những bước phát triển vững chắc, có uy tín lớn, trở thành một địa chỉ tin cậy về hoạt động tài chính cho mọi đối tượng khách hàng trên toàn địa bàn tỉnh. Với mục tiêu kinh doanh an toàn, tuân thủ, tiệm cận với thông lệ quốc tế về hoạt động tài chính ngân hàng đã tạo cho Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Tĩnh sự ổn định, minh bạch, hiệu quả và liên tục tăng trưởng. Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh phục vụ đối tượng khách hàng đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Tỉnh, trong đó đặc biệt Ngân hàng là bạn của người nông dân. Là Ngân hàng quốc doanh duy nhất trên địa bàn Tỉnh. 1.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Ngân hàng No&PTNT do hội đồng quản trị quản lý và tổng giám đốc điều hành. Thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khách hàng đối với khách hàng trong nước và ngòai nước, thực hiện tín dụng vì mục tiêu kinh tế xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn, làm nhiệm vụ ủy thác tín dụng, đầu tư cho chính phủ và các chủ đầu tư trong nước, ngòai nước chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Theo đó Ngân hàng có các chức năng, nhiệm vụ sau: - Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền ngoại tệ với các kỳ hạn khác nhau. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế. - Thực hiện các nhiệm vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh và tái bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, dịch vụ chi trả kiều hối, thu ngân phiếu lấy tiền mặt và ngược lại. - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng khác. 1.1.1.3. Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý. Ban Giám đốc Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng điện toán Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ Phòng dịch vụ marketing Phòng thanh toán quốc tế Phòng kế hoạch kinh doanh Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: - Ban giám đốc: có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Trong đó 1 phó giám đốc phụ trách Kế toán, 1 phó Giám đốc phụ trách Tín dụng và 1 phó giám đốc phụ trách hành chính, nhân sự, marketing... Ban giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng theo quy định của pháp luật, điều lệ, nghị quyết của Ngân hàng. Có quyền quyết định vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng. Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng. Phê duyệt phương án hoạt động kinh doanh của phòng kế hoạch kinh doanh. Quy định mức lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, phí, tiền phạt, động viên khen thưởng. Quy định tổng biên chế, quỹ lương, duyệt quyết toán lương... Có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý ngân hàng, sở giao dịch, các chi nhánh cấp 3 ở huyện, xã... Giám sát hoạt động của các phòng ban. - Phòng kế toán và ngân quỹ: chịu trách nhiệm quản lý Ngân hàng về mặt tài chính, ghi chép tính toán, cập nhật số liệu phát sinh hàng ngày, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo để ra quyết đinh và luôn tuân thủ các quy định về chế độ kế toán của nhà nước cũng như quy định về quản lý ngoại tệ. - Phòng hành chính nhân sự: chịu trách nhiệm quản lý Ngân hàng về mặt nhân sự, đôn đốc chấp hành điều lệ và kỷ luật lao động, giải quyết những chế độ quy định đối với cán bộ công nhân viên, tiến hành công tác tuyển nhân viên mới cho ngân hàng. - Phòng điện toán: Quản lý mạng lưới thông tin của đơn vị, đảm bảo thông suốt mạng nội bộ. - Phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ: có chức năng kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, thẩm định báo cáo tài chính của Ngân hàng khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông. Báo cáo với ban lãnh đạo về kết quả hoạt động, kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến hoạt động tài chính của Ngân hàng theo quy định của pháp luật. - Phòng thanh toán quốc tế: có chức năng thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền gửi từ nước ngoài về, mua bán ngoại tệ, mở L/C... - Phòng dịch vụ marketing: có chức năng nghiên cứu đưa ra các hình thức mới trong hoạt động Ngân hàng, đưa ra chiến lược marketing hấp dẫn khách hàng, phát hành thẻ ATM, chăm sóc khách hàng... - Phòng kế hoạch và kinh doanh: có chức năng đề ra các kế hoạch của đơn vị, lập kế hoạch năm, đưa ra các chế độ lãi suất, đưa chỉ tiêu xuống các phòng, ban khác để thực hiện đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các phòng ban. Bộ phận thẩm định trong Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh nằm trong phòng Kế hoạch và kinh doanh, có chức năng thẩm định các khoản xin vay của các doanh nghiệp, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, từ đó đưa ra quyết định cho vay chính xác và hiệu quả. 1.1.1.4. Lĩnh vực hoạt động Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Với các nghiệp vụ chủ yếu là: Nghiệp vụ tín dụng. Nghiệp vụ tài trợ thương mại và chuyển tiền ra nước ngoài. Nghiệp vụ chuyển tiền trong nước. Nghiệp vụ tiền gửi và mua bán ngoại tệ tiền mặt. 1.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2005-2008 Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh được tách lập năm 1988, là thời kỳ kinh tế nước ta nói chung và kinh tế tỉnh nhà nói riêng bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mới_phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kéo theo đó là hệ thống ngân hàng thương mại phát triển mạnh mẽ và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt. Do đó ngân hàng không khỏi gặp những khó khăn trong các hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên với sự chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời từ phía ban lãnh đạo, và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng, trong những năm qua Ngân hàng đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra và đạt được một số thành tựu đánh kể. 1.1.2.1 Tình hình huy động vốn Cho vay tín dụng được coi là hoạt động sinh lời cao, đồng thời là hoạt động sinh lời chủ yếu trong ngân hàng, do vậy các ngân hàng áp dụng mọi biện pháp nhằm huy động vốn được cao nhất. Hoạt động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn vay của các cá nhân tổ chức là hoạt động sống còn của ngân hàng. Chính vì vậy mà trong tất cả các ngân hàng thì hoạt động huy động vốn luôn được quan tâm, chú trọng hàng đầu. Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh cũng không ngoại lệ, hoạt động huy động vốn từ các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh được Ngân hàng chú trọng hàng đầu. Trong giai đoạn 2005-2008, tuy gặp một số khó khăn nhất định nhưng Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh đã làm tốt công tác huy động vốn. Vốn tăng liên tục qua các năm, năm 2005 tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 1.734 tỷ đồng, đến năm 2008 tổng nguồn vốn lên tới 3.475 tỷ đồng ,tăng gấp 2 lần. Sơ đồ 1.2: Nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2005-2008( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2008, Phòng Kế hoạch kinh doanh) Nguồn vốn phân theo loại tiền thì có nguồn nội tệ và ngoại tệ Bảng 1.1: Nguồn vốn phân theo loại tiền Nguồn vốn Năm2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 tỷ VNĐ tỷ trọng % tỷ VNĐ tỷ trọng % Tỷ VNĐ tỷ trọng % Tỷ VNĐ tỷ trọng % Nội tệ 1542 88.93 1959 89.3 2571 90.59 3140 90.36 Ngoại tệ 192 11.07 236 10.8 267 9.41 335 9.64 Tổng 1734 100 2195 100 2838 100 3475 100 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008, Phòng Kế hoạch kinh doanh) Nội tệ chiếm tỷ trọng cao, chiếm xấp xỉ 90% trong tổng nguồn vốn, lượng ngoại tệ tuy vẫn tăng qua các năm nhưng lại giảm theo tỷ trọng. Căn cứ vào thời gian, nguồn vốn có thế chia thành: nguồn tiền gửi không kỳ hạn, nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm, và nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm. Ta thấy, nguồn vốn không kỳ hạn giảm cả về mặt số lượng và cả về tỷ trọng, trong khi nguồn vốn có kỳ hạn trên dưới 12 tháng tăng qua các năm. Năm 2005, nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng là 956 tỷ VNĐ, chỉ chiếm 55,13% thì tới năm 2008 nguồn này là 1930 tỷ đồng, chiếm 55,54%. Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng tăng giúp Ngân hàng đảm bảo được tính ổn định của nguồn vốn trong một thời gian dài, đảm bảo các khoản tiền vay trung hạn. Bảng 1.2: Nguồn vốn huy động theo thời gian Nguồn vốn Năm2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ VNĐ tỷ trọng % Tỷ VNĐ tỷ trọng % Tỷ VNĐ tỷ trọng % Tỷ VNĐ tỷ trọng % Không kỳ hạn 435 25.09 339 15.4 418 14.73 487 14.01 Kỳ hạn <12t 343 19.78 659 30.1 869 30.62 1058 30.45 Kỳ hạn >12t 956 55.13 1197 54.5 1551 54.65 1930 55.54 Tổng 1734 100 2195 100 2838 100 3475 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008. Phòng Kế hoạch kinh doanh) Phân theo tính chất nguồn huy động, có nguồn vốn huy động từ dân cư, nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tỉnh, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn Tỉnh, và nguồn uỷ thác đầu tư. Bảng 1.3: Nguồn vốn phân theo tính chất nguồn huy động Nguồn vốn Năm2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 tỷ VNĐ tỷ trọng % tỷ VNĐ tỷ trọng % Tỷ VNĐ tỷ trọng % Tỷ VNĐ tỷ trọng % Nguồn từ dân cư 1096 63.21 1642 74.8 2139 75.37 2550 73.38 Nguồn từ các TCTD 8 0.461 1 0.05 1 0.035 0.9 0.026 Nguồn từ các TCKT 438 25.26 316 14.4 430 15.15 589 16.95 Nguồn UTĐT 192 11.07 236 10.8 268 9.443 335.1 9.643 Tổng 1734 100 2195 100 2838 100 3475 100 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008. Phòng Kế hoạch kinh doanh) Trong đó, nguồn vốn được huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn, năm 2005 là 1096 tỷ VNĐ tương ứng với 63,21%, đến năm 2008 là 2550 tỷ VNĐ tương ứng 73,38%, tăng hơn gấp 2 lần. Trong khi nguồn từ các tổ chức tín dụng lại giảm. 1.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn Ngân hàng sử dụng vốn vào mục đích chính đó là hoạt động cho vay. Cho vay là một hoạt động rất quan trọng. Ngân hàng thu lợi nhuận từ chênh lệch giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay, do đó cần phải xác định đúng hiệu quả của dự án, lựa chọn những dự án có hiệu quả. Hoạt động cho vay phải đảm bảo theo nguyên tắc: an toàn và hiệu quả. Bảng 1.4: Tình hình dư nợ của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2005-2008 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 tỷ VNĐ Tỷ trọng % tỷ VNĐ Tỷ trọng % tỷ VNĐ Tỷ trọng % tỷ VNĐ Tỷ trọng % 1.Tổng dư nợ 1467 100 1790 100 2630 100 3074 100 Dư nợ theo nguồn vốn -Dư nợ ngắn hạn 743 50.65 898 50.17 1397 53.12 1836 59.73 -Dư nợ trung hạn 565 38.5 672 37.54 914 34.75 972 31.62 -Dư nợ UTĐT 159 10.85 220 12.29 319 12.13 266 8.65 Dư nợ theo TPKT -Dư nợ DNNN 8.3 0.57 4 0.22 9.8 0.37 11.5 0.37 -Dự nợ DN ngoài quốc doanh 201.4 13.73 292 16.31 446 17 527 17.14 -Dư nợ HTX 0.3 0.02 0.3 0.017 1.2 0.05 1.5 0.05 -Dư nợ hộ SXKD 1257 85.68 1493.7 83.453 2173 82.58 2534 82.44 2. Nợ quá hạn 15 1.02 17 0.95 28 1.065 87.6 2.85 (Nguồn:báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2005-2008. Phòng Kế hoạch kinh doanh) Ta thấy quy mô tổng dư nợ năm 2008 tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2005. Phân loại dư nợ theo nguồn vốn dư nợ ngắn hạn và trung hạn xấp xỉ nhau và chiếm tỷ trọng chủ yếu, phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế thì dư nợ hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao. Tình hình nợ quá hạn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh rất khả quan, tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn 3%, đạt chỉ tiêu được giao, trong năm 2008 có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất là 2,85% tương ứng với 87.6 tỷ VNĐ. Tỷ lệ nợ xấu chiếm xấp xỉ 0,3% tổng dư nợ, chỉ riêng năm 2008 tỷ lệ nợ xấu tăng đến 0.8% tổng dư nợ. Tuy nhiên, nợ quá hạn và nợ xấu vẫn nằm trong tỷ lệ an toàn vốn. 1.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH. 1.2.1 Đặc điểm dự án thẩm định tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Hà Tĩnh là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng vẫn là một tỉnh thuần nông và là một trong những tỉnh nghèo của cả nước nên các dự án xin vay vốn trước đây thường là các dự án nhỏ, dự án nông nghiệp, quy mô không lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Hà Tĩnh đang dần khai thác các tiềm năng thế mạnh của mình, mở rộng kêu gọi đầu tư, vì vậy, những năm gần đây các dự án xin vay vốn tại Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh có đặc điểm: - Chủ yếu cho vay các dự án ưu đãi của Tỉnh. Những năm gần đây kinh tế Tỉnh mới phát triển, do đó Tỉnh có chính sách ưu đãi cho các dự án nhằm đầu tư phát triển kinh tế Tỉnh. Các chính sách hỗ trợ về đầu tư xây dựng cơ sở giao thông ngoài hàng rào dự án, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, ưu đãi thuế,… Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh là ngân hàng quốc doanh duy nhất trên địa bàn Tỉnh, ngân hàng chuyên cho vay các dự án nhận ưu đãi theo chính sách của Tỉnh. - Các dự án có vốn đầu tư tương đối lớn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Hà Tĩnh có những bước chuyển biến mạnh mẽ, có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là với các nguồn tài nguyên khoáng sản mới được phát hiện (mỏ sắt Thạch Khê, quặng sắt ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, các mỏ than…), là cơ sở thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án lớn. - Các dự án có tính chất kỹ thuật khá phức tạp. Các dự án đầu tư ở Hà Tĩnh thời gian gần đây phần lớn là các dự án về khai thác khoáng sản, xây dựng nhà máy thuỷ điện,…do đó có tính chất kỹ thuật tương đối phức tạp. - Có thời gian thực hiện dự án và vận hành kết quả đầu tư tương đối dài. Các dự án đầu tư khai thác các nguồn khoáng sản, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ khoáng sản (gang, thép, khai thác than…), xây dựng nhà máy thuỷ điện,…do đó các dự án có thời gian thực hiện đầu tư tương đối dài, thời gian vận hành kết quả đầu tư dài (các dự án thường kéo dài hàng chục năm). - Các dự án phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Hà Tĩnh là tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa rõ rệt, nắng nhiều, nhiệt độ cao vào mùa nóng; mưa nhiều và nhiệt độ thấp vào mùa lạnh, mỗi năm, trung bình, Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng tực tiếp từ 1 – 2 cơn bão, kèm với mưa lớn ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. - Mức độ rủi ro của các dự án khá cao. Các dự án xin vay vốn ở Ngân hàng thường là các dự án mới, kỹ thuật phức tạp, vốn tương đối lớn, thời gian thực hiện dự án tương đối dài nên mức độ rủi ro của các dự án tương đối cao. Do đó, việc thẩm định cho vay vốn dự án ở Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh cần được quan tâm, chú trọng. 1.2.2. Quy trình thẩm định. Quy trình thẩm định của Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh gồm có 5 bước: - Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng có thể đến giao dịch trực tiếp với cán bộ phòng tín dụng ở Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh (1), hoặc chi nhánh của Ngân hàng ở các huyện trên địa bàn tỉnh, hoặc phòng giao dịch(1). Tại đây cán bộ ngân hàng yêu cầu khách hàng nộp các loại hồ sơ, bảo lãnh và các thông tin cần thiết theo quy định. - Bước 2: Sau khi khách hàng nộp hồ sơ, cán bộ ngân hàng tiến hành thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Thẩm định bảo lãnh, thẩm định dự án vay vốn, thẩm định hồ sơ tài sản thế chấp… và đưa ra ý kiến đề xuất, trình lên Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, cán bộ chịu trách nhiệm quản lý bộ phận thẩm định, hoặc Giám đốc Chi nhánh cấp huyện, hoặc Trưởng phòng Giao dịch phê duyệt cho vay đối với những món vay thuộc quyền phán quyết của họ. Sau khi được trình lên, Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, cán bộ chịu trách nhiệm quản lý bộ phận tín dụng, Giám đốc chi nhánh cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giao dịch xem xét và ghi ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho vay để trình lên Phó Giám đốc phụ trách Tín dụng phê duyệt nếu khoản vay thuộc quyền phán quyết của họ (2a). Trong trường hợp khoản vay lớn hơn quyền phán quyết của họ thì phải chuyển toàn bộ hồ sơ lên bộ phận thẩm định ở phòng Kế hoạch kinh doanh Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh có chữ ký xác nhận của cán bộ tiếp nhận hồ sơ và ý kiến của Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, cán bộ chịu trách nhiệm quản lý bộ phận tín dụng, Giám đốc chi nhánh cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giao dịch về việc có đồng ý cho vay hay không (2b). - Bước 3: Bộ phận thẩm định ở phòng Kế hoạch kinh doanh Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh thực hiện thẩm định những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, hoặc thẩm định những món vay do Giám đốc trực tiếp chỉ định (2c) và thực hiện việc thẩm định với những khoản vay vượt quyền phán quyết của Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, cán bộ chịu trách nhiệm quản lý bộ phận tín dụng, Giám đốc chi nhánh cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giao dịch. Sau khi thẩm định xong toàn bộ các thủ tục pháp lý, hồ sơ vay vốn, bảo đảm tiền vay…cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định trong đó nêu rõ ý kiến, đề xuất về khoản vay và trình lên Giám đốc hoặc người được uỷ quyền quyết định (3). Lưu đồ quy trình thẩm định tại Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh: Khách hàng Phòng tín dụng Chi nhánh cấp Huyện/Phòng giao dịch Giám đốc/ Phó giám đốc Bộ phận thẩm định (phòng Kế hoạch kinh doanh) 1 1 2a 2b 3 2c 5a 5b 5b 4 5a 4 - Bước 4: Sau khi thẩm định xong và có ý kiến phê duyệt của Giám độc hoặc của người được uỷ quyền thì bộ phận thẩm định chuyển báo cáo thẩm định đã được phên duyệt cho Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, Giám đốc chi nhánh cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giao dịch (4). - Bước 5: Nhận được báo cáo thẩm định của bộ phận thẩm định, Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh, Giám đốc chi nhánh cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giao dịch triển khai theo quyết định của Giám đốc hoặc người được uỷ quyền (5a), hoàn tất các thủ tục, hồ sơ cho vay, phát hành thư bảo đảm…thông báo hoặc từ chối cho vay với khách hàng. Quá trình giải ngân và thu nợ được thực hiện theo quy định (5b). 1.2.3. Phương pháp thẩm định Việc thẩm định một dự án là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều bước, nhiều kỹ năng. Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học, kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ từng nội dung và yêu cầu của dự án mà vận dụng các phương pháp thẩm định phù hợp. Các phương pháp thẩm định thường được áp dụng tại Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh là: 1.2.3.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự Phương pháp này được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. - Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án. Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ thẩm định xem xét khái quát các giấy tờ hồ sơ, các nội dung cơ bản của dự án, đánh giá tính pháp lý, sự phù hợp của dự án với các quy hoạch ngành, địa phương…Từ đó có cái nhìn tổng quát về dự án, về tầm quan trọng, những hiệu quả của dự án…Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thoả mãn các yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và không phục vụ gì cho chiến lược phát triển kinh tế chung. Vì xem xét tổng quát các nội dung của dự án, do đó giai đoạn này khó phát hiện được các sai sót của dự án cần, do đó giai đoạn sau tiến hành thẩm định chi tiết - Thẩm định chi tiết: Sau khi thẩm định tổng quát, nếu dự án có tính khả thi và đáp ứng đầy đủ các quy định cần thiết thì cán bộ thẩm định tiếp tục thẩm định chi tiết dự án. Cán bộ thẩm định xem xét dự án một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, hiệu quả của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, công nghệ sử dụng, kỹ thuật, môi trường, tổ chức quản lý, hiệu quả tài chính, hiệu quả xã hội của dự án. Thẩm định tính hiệu quả của dự án, thời gian thu hồi vốn…Thẩm định từng nội dung của dự án, mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tuỳ theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án, khi phát hiện các sai sót thì cán bộ thẩm định đưa ra ý kiến sửa đổi, bổ sung và kết luận. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần thẩm định các nội dung tiếp theo. 1.2.3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu. Đây là một phương pháp đơn giản và được sử dụng rất phổ biến trong khi thẩm định. Phương pháp này thường được dùng để so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu của dự án đang thẩm định với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, với một dự án tương tự đang hoạt động. Việc so sánh này sẽ giúp cán bộ thẩm định có cái nhìn tổng quát nhất về hiệu quả, tính khả thi của dự án. Các chỉ tiêu chủ yếu thường được dùng làm căn cứ so sánh là: - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thiết kế, xây dựng, các điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về công nghệ của trang thiết bị với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Và bảng giá của công nghệ, thiết bị đó, nhất là đối với hàng nhập khẩu. - Tiêu chuẩn về sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi như về chất lượng, mẫu mã.. - Các chỉ tiêu tổng hợp về nguồn vốn, cơ cấu vốn, suất đầu tư… - Các định mức về tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu…của ngành theo định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành. - Các chỉ tiêu về hiệu quả của dự án đầu tư. - Phân tích so sánh lựa chọn phương án tối ưu (địa điểm xây dựng, lựa chọn phương án công nghệ…) Phương pháp so sánh tuy là phương pháp đơn giản song nó cũng không phải là phương pháp dễ dàng. Phương pháp này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kinh nghiệm, trong quá trình thẩm định cần tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan và các phòng ban trong ngân hàng để có được cái nhìn khách quan và chính xác về dự án, tránh khuynh hướng chủ quan, cứng nhắc trong so sánh, đối chiếu. Và nó cũng đòi hỏi phải vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, tránh khuynh hướng so sánh máy móc, cứng nhắc. Phương pháp so sánh thường được dùng trong thẩm định cơ sở pháp lý, năng lực pháp lý của khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng, thẩm định kỹ thuật, công nghệ của dự án, thẩm định tài sản cố định. 1.2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy. Phương pháp phân tích độ nhạy được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án, nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Phân tích độ nhạy của dự án nhằm giúp ngân hàng có thể lựa chon được những dự án có độ an toàn cao. Thông qua phân tích độ nhạy của dự án, tìm ra một số nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến dự án và dự vào các nhân tố đó đánh giá mức độ rủi ro của dự án. Các bước thực hiện: - Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra và phải tính độ nhạy. - Lập bảng với các cột gồm các nhân tố đã xác định, các nhân tố đầu ra cần xem xét thường là NPV, IRR, trong đó bao gồm phương án cơ sở đã được tính toán. - Cho các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cần tính thay đổi và tính giá trị của các chỉ tiêu cần tính. Phương pháp này thường để thẩm định rủi ro của dự án và thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án. 1.2.3.4. Phương pháp dự báo. Phương pháp dự báo được sử dụng trong quá trình thẩm định về phương diện thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sản xuất kinh doanh. Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu thống kê của đối tượng cần nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại, từ đó tìm ra quy luật phát triển và đưa ra dự báo về đối tượng trong tương lai. Trong dự báo, các phương pháp thừơng được dùng để tìm ra các quy luật phát triển của đối tượng thường là phương pháp ngoại suy dự báo, phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp định mức, hệ số co giãn. 1.2.4. Nội dung thẩm định. Cán bộ thẩm định sẽ thực hiện thẩm định theo các nội dung cơ bản sau: 1.2.4.1. Kiểm tra hồ sơ vay vốn Hồ sơ vay vốn bao gồm: hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, hồ sơ dự án đầu tư, hồ sơ bảo đảm tiền vay. Cán bộ ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ vay vốn đã đủ về số lượng và đáp ứng về các nội dung theo yêu cầu hay chưa? Nếu chưa phải hướng dẫn khách hàng bổ sung các nội dung theo yêu cầu. 1.2.4.2. Thẩm định khách hàng vay vốn. Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng. Khách hàng vay vốn phải có đầy đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Hồ sơ pháp lý của khách hàng đã được quy định trong quy chế cho vay của tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ban hành và đang có hiệu lực thi hành. Xem xét tư cách pháp lý của khách hàng mà cụ thể là thẩm định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của khách hàng. Cụ thể: - Khách hàng vày vốn có trụ sở tại địa bàn tỉnh hay không? - Khách hàng là pháp nhân thì xem xét khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự không? (pháp nhân phải được công nhận theo điều 94 và điều 96 Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam như: có tổ chức, có kinh phí hoạt động riêng, không phụ thuộc vào một tổ chức khác…). Đối với khách hàng là doanh nghiệp: kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp được thành lập theo luật công ty, giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài, đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước. Quyền hạn trách nhiệm đối với các bên trong hợp đồng liên doanh đối với doanh nghiệp liên doanh. Các quy định và quyền hạn trong điều lệ doanh nghiệp. Tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng… Đối với khách hành là tư nhân: phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự theo quy định của bộ luật dân sự, có xác nhận về thân nhân cũng như là giấy tờ tuỳ thân. - Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn phải thể hiện rõ phương thức tổ chức, quản trị kinh doanh, điều hành. - Khách hàng phải có giấy phép đầ._.u tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề còn hiệu lực trong thời gian vay. - Khách hàng là đơn vị hạch toán phụ thuộc thì cần phải có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp. Thẩm định năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng. - Ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh: kiểm tra sự phù hợp trong ngành nghề kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề hiện tại của doanh nghiệp và sự phù hợp với dự án dự kiến đầu tư. Ngành nghề kinh được phép hoạt động và xu hướng phát triển của ngành. - Mô hình tổ chức, bố trí lao động: Quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng lao động, cơ cấu lao động, trình độ quản lý, tay nghề của người lao động trong doanh nghiệp. Việc chấp hành kỷ luật, quy trình lao động trong doanh nghiệp của người lao động… - Quản lý điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp: Trình độ và năng lực chuyên môn của người lãnh đạo doanh nghiệp. Trình độ, năng lực, và kinh nghiệm quản trị điều hành và quản lý tài chính của người lãnh đạo. Phẩm chất, tư cách, uy tín của người lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp. Khả năng nắm bắt thị trừơng, thích ứng và hội nhập thị trường. Đoàn kết, thống nhất trong quản trị điều hành của ban lãnh đạo doanh nghiệp. - Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Phân tích thương hiệu sản phẩm doanh nghiệp, các sản phẩm chủ yếu, thị phần sản phẩm. Mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ. Lợi thế của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Phân tích chiến lựơc kinh doanh và chính sách khách hàng của doanh nghiệp. - Thẩm định tài chính khách hàng: Mục đích của thẩm định tài chính khách hàng là nhằm xem xét tình hình tài chính của khách hàng có lành mạnh, đảm bảo thực hiện được dự án và có khả năng đáp ứng được yêu cầu, điều kiện của ngân hàng khi cho vay hay không. Những tài liệu dùng để thẩm định tình hình tài chính của khách hàng bao gồm báo cáo tài chính 2 năm liền kề gần đây, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kiểm toán (nếu có)… Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp xác định những điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Trên những cơ sở tài liệu trên các cán bộ ngân hàng tiến hàng công tác phân tích khả năng sinh lời, tính ổn định, và tính hiệu quả của doanh nghiệp thông qua việc tính toán các chỉ tiêu như: ROA, ROE, mức sinh lời từ hoạt động bán hàng, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số tài sản cố định, hệ số nợ, khả năng hoàn trả nợ vay, doanh thu từ tổng tài sản…. Cụ thể: - Phân tích khả năng sinh lời: Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần + Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản + Hệ số sinh lợi tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tổng vốn chủ sở hữu + Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = + Mức lãi hoạt động - Phân tích tính ổn định: Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn + Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tiền + khoản phải thu Nợ ngắn hạn + Hệ số thanh toán nhanh = Nợ đến hạn Tiền + Hệ số thanh toán tức thời = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả + Hệ số nợ tổng tài sản = Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nợ phải trả + Hệ số nợ vốn cổ phần = Lãi vay Lợi nhuận trước thuế + lãi vay + Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Tổng tài sản TSCĐ hoặc TCLĐ + Hệ số cơ cấu tài sản = Tổng nguồn vốn Tổng vốn chủ sở hữu + Hệ số cơ cấu nguồn vốn = - Phân tích tính hiệu quả: + Doanh thu từ tổng tài sản Hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán + Vòng quay hàng tồn kho= Phân tích các rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: rủi ro chính sách, chế độ, rủi ro về thị trường… Quan hệ khách hàng với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn tỉnh. 1.2.4.3. Thẩm định dự án xin vay vốn. Với tư cách là nhà tài trợ vốn cho việc thực hiện dự án của khách hàng, Ngân hàng phải thẩm định dự án vay vốn thật kỹ, trên tất cả các khía cạnh nội dung của dự án, nhằm đảm bảo dự án là khả thi và hiệu quả, có khả năng hoàn trả nợ. Thẩm định dự án đầu tư là khâu then chốt, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phán quyết tín dụng trung dài hạn và ra quyết định đầu tư. Nội dung thẩm định dự án đầu tư bao gồm: Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án vay vốn. Xem xét sự phù hợp của dự án với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển tổng thể ngành, quy hoạch xây dựng. Các giấy tờ cơ sở pháp lý của dự án như các quyết định phê duyệt địa điểm công trình, các quyết định về việc thực hiện dự án, các công văn, quyết định về nguồn tài chính thực hiện dự án, thiết kế, tổng dự toán được phê duyệt, biên bản đấu thầu… và các giấy tờ có liên quan. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án * Thị trường cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án thì cần thẩm định các nội dung: + Số lượng nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm mà khách hàng cần, có phải nhập khẩu nguyên vật liệu hay không? + Số nhà cung cấp nguyên vật liệu. Họ có phải là đối tác có quan hệ từ trước hay bây giờ mới thiết lập quan hệ? Khả năng cung cấp nguyên vật liệu của nhà cung cấp? Uy tín của nhà cung cấp? + Những biến động về giá mua, giá nhập khẩu nguyên vật liệu? Trong thời gian gần đây có nhiều biến động hay không? + Xem xét, đánh giá về nguồn nguyên vật liệu thay thế của dự án? Dự án có nguyên vật liệu thay thế hay không? Giá cả và sự biến động giá cả của nguyên vật liệu thay thế như thế nào? Sự ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm khi sử dụng nguyên vật liệu thay thế? * Thẩm định thị trường đầu ra: + Đánh giá về cung-cầu sản phẩm: Xác định nhu cầu trên thị trường về sản phẩm, những đặc tính của sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ thay thế, mức tiêu thụ hàng năm của sản phẩm, nhu cầu thị trường khi thị hiếu thay đổi… Đánh giá về cung sản phẩm như: năng lực sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước; số nhà sản xuất, phân phối sản phẩm hiện nay trên thị trường; mức độ biến động của thị trường trong tương lai; tốc độ tăng của cung sản phẩm; đối thủ cạnh tranh trong tương lai; sự xuất hiện của nhà đầu tư nước ngoài… Trên cơ sở đánh giá về cung-cầu sản phẩm, xác định chênh lệch cung-cầu trên thị trường hiện nay, so sánh với khối lượng dự kiến sản xuất của khách hàng, đánh giá sự hợp lý trong việc xác định khối lượng sản phẩm tiêu thụ của khách hàng. + Đánh giá thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm: Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung-cầu sản phẩm của dự án, xem xét đánh giá thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác, việc định hướng này có hợp lý hay không và xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong cả thị trường nội địa và thị trường ngoài nước. + Phân tích phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối của dự án: Xem xét sản phẩm của dự án được phân phối theo phương thức nào, mạng lưới phân phối đã được thiết lập hay chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không? Phân tích kỹ thuật của dự án. - Phân tích địa điểm xây dựng dự án, xem xét địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần với các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện, nước, thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không. Cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào, đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với dự án khác tương tự ở địa điểm khác. Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh của sản phẩm. Do đó phải lựa chọn địa điểm xây dựng dự án thích hợp, tốt nhất lựa chọn địa điểm thuận lợi về mặt giao thông, gần nơi cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào hoặc gần thị trường tiêu thụ, như vậy sẽ làm giảm bớt chi phí vận chuyển, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh. - Quy mô sản xuất và tiêu thụ của dự án: Công suất thiết kế của dự án dự kiến là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không. Sản phẩm của dự án là sản phẩm đã có trên thị trường hay là sản phẩm mới. Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm như thế nào… - Thẩm định công nghệ kỹ thuật, thiết bị máy móc: Quy trình công nghệ có tiên tiến hay không, ở mức độ nào của thế giới.Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không. Xem xét đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục, máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý hay không. Việc giao lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ dự án hay không. Khi thẩm định về công nghệ máy móc, thiết bị, ngoài kinh nghiệm của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn để đảm bảo công việc thẩm định được chính xác. - Quy mô giải pháp xây dựng, kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng đựơc cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có hay không. Cán bộ thẩm định cần phải xem xét có hạng mục nào cần được đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào chưa cần thiết hoặc không cần thiết phải đầu tư hay không, tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị hay không. - Phân tích các tác động tới môi trường, phòng cháy chữa cháy. Đánh giá các giải pháp về môi trường, phòng cháy chữa cháy của dự án có đầy đủ và phù hợp hay chưa, đã có cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu có hay chưa. Thẩm định phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án - Xem xét hình thức tổ chức quản lý dự án. - Xem xét cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của dự án. - Đánh giá nguồn nhân lực của dự án: + Số lao động. + Trình độ của lao động. + Kết cấu lao đông. … Thẩm định tài chính dự án đầu tư. - Đánh giá mục tiêu đầu tư và các nội dung sơ bộ của dự án: Phân tích sự cần thiết phải đầu tư của dự án, quy mô đầu tư, công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án. Quy mô vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau. - Thẩm định tài chính dự án: Đây là khâu quan trọng nhất trong thẩm định dự án. Thẩm định tài chính dự án bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau. Để thẩm định tài chính dự án, cán bộ thẩm định cần căn cứ vào các số liệu của dự án, các chính sách hiện hành, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật…Chú trọng thẩm định các nội dung: + Thẩm đinh tổng mức vốn đầu tư của dự án, các nguồn tài trợ và phương thức tài trợ vốn. Cụ thể: xác định vốn đầu tư vào tài sản cố định, vốn đầu tư vào tài sản lưu động bằng cách dựa vào khoản mục chi phí hình thành nên tài sản, và cách thức huy động vốn từ các nguồn khác nhau. + Thẩm định dòng tiền dự án: Xác định lợi ích, chi phí của dự án, từ đó tìm ra được dòng tiền của dự án. Dòng tiền trong thẩm định dự án của Ngân hàng được tổng hợp từ 3 dòng tiền: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: từ lợi nhuận ròng sau thuế, cộng với các khoản chi phí tiền mặt như khấu hao, lãi vay, và sau đó điều chỉnh khoán thay đổi vốn lưu động. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Dòng tiền ra, bao gồm: chi đầu tư TSCĐ và nhu cầu VLĐ ban đầu. Dòng tiền vào, bao gồm: các khoản thu cuối kỳ như giá trị thanh lý TSCĐ, vốn lưu động thu hồi cuối kỳ. Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Dòng tiền vào, bao gồm các khoản như vốn góp tự có, vốn vay. Dòng tiền ra, bao gồm: các khoản trả gốc và lãi vay, trả cổ tức hoặc chi phúc lợi, khen thưởng… + Lãi suất chiết khấu (r): dựa vào các nguồn vốn huy động, chi phí của các nguồn, và chi phí cơ hội của đồng tiền mà Ngân hàng xác định lại suất chiết khấu. Được tính theo công thức: Trong đó: r: lãi suất chiết khấu. m: số nguồn vay. rk: lãi suất vay từ nguồn k. Ik: vốn vay từ nguồn k. + Các chỉ tiêu tài chính: từ dòng tiền và lãi suất chiết khấu xác định được ở trên, cán bộ thẩm định tính toán các chỉ tiêu tài chính như: giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian thu hồi vốn (T),… Gọi: Bi: khoản thu của dự án ở năm i. Ci: khoản chi phí của dự án ở năm i. n: Số năm hoạt động của đời dự án. r: Tỷ suất chiết khấu được chọn. Ta có: Dự án được xem là đánh giá, được chấp nhận khi NPV ≥ 0. Khi đó tổng các khoản thu của dự án ≥ tổng các khoản chi phí sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại. Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C) được sử dụng để đánh giá dự án đầu tư. Dự án được chấp nhận khi B/C ≥ 1. Khi đó tổng các khoản lợi ích của dự án đủ để bù đắp chi phí phải bỏ ra của dự án, dự án có khả năng sinh lời. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thi, chi của dự án về cùng một mặt bằng thời hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi. Có nghĩa là: IRR được sử dụng để đánh giá dự án, dự án được chấp nhận khi IRR ≥ rgiới hạn. Phân tích rủi ro dự án. Nhằm phân tích các loại rủi ro có thể phát sinh trong dự án. Tuỳ từng loại dự án mà cán bộ thẩm định cần xem xét các loại rủi ro có thể xảy ra, mức độ của rủi ro. Các loại rủi ro có thể gặp là: - Rủi ro về tiến độ thực hiện, tức là hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. - Rủi ro về thị trường, tức là nguồn cung cấp và giá cả nguyên vật liệu đầu vào thay đổi theo chiều hướng bất lợi, hàng hoá sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu thị trường, khiến cho việc tiêu thụ hàng hoá khó khăn. - Rủi ro về môi trường và xã hội, tức là dự án có thể gây tác động xấu đến môi trường và dân cư xung quanh. - Rủi ro kinh tế vĩ mô: là rủi ro từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất… Đối với mỗi loại rủi ro cán bộ thẩm định cần xem xét khách hàng đã có những biện pháp nào nhằm giảm thiểu rủi ro và đánh giá lại hiệu quả của dự án khi có rủi ro xảy ra. Thẩm định về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Xem xét xem khi thực hiện dự án thì lợi ích của nó như thế nào? Đánh giá sự thoả mãn được nhu cầu của khách hàng, tạo ra bao nhiêu việc làm mới cho người dân, dự án góp phần tăng trưởng cho kinh tế của tỉnh nhà và cho đất nước như thế nào? Tăng kim ngạch xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu, đưa công nghệ tiên tiến về nước… Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay. Biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết của bên vay, ngăn ngừa rủi ro khi phương án trả nợ không thực hiện được. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào uy tín của khách hàng và tính khả thi, hiệu quả của dự án, khả năng tài chính của khách hàng mà ngân hàng có những biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợp. Các biện pháp bảo đảm tiền vay như: bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, các tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng, hoặc ngân hàng có thể cho vay không có tài sản bảo đảm. Khi thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay cần thực hiện xem xét, kiểm tra các giấy tờ chứng minh quyền sở hưu tài sản, kiểm tra tình trạng của tài sản, xem tài sản có tranh chấp không, khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp phải xử lý tài sản đảm bảo. Kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay. Sau khi cho vay vốn, Ngân hàng có những biện pháp kiển tra, kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn đúng mục tiêu hay không, sử dụng vốn đúng tiến độ thực hiện dự án hay không, có lãng phí nguồn vốn hay không…Nếu như khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không có phù hợp với tiến độ đã nêu thì Ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra rủi ro. 1.2.4.4. Nhận xét và để xuất sau thẩm định. Sau khi thẩm định tất cả các nội dung, khía cạnh của dự án, cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định, trong đó phải nêu rõ những kết quả của quá trình thẩm định và đưa ra nhận xét, đánh giá về phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng: tính pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng như thế nào, cơ sở của dự án, các khía cạnh của dự án, các chỉ tiêu cơ bản của dự án, các biện pháp bảo đảm tiền vay, khía cạnh tổ chức, quản lý, công nghệ môi trường, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án…Từ đó đề xuất ý kiến cho vay hay không cho vay đối với khách hàng, mức vốn cho vay, phương thức cho vay, thời hạn cho vay, thời gian ân hạn, lãi suất cho vay… 1.3. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH MỘT DỰ ÁN CỤ THỂ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH: DỰ ÁN “XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT GANG THÉP” Ở HÀ TĨNH. Dự án Xây dựng nhà máy sản xuất gang thép của Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh được tiến hành thẩm định tại Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh, theo quy trình thẩm định được ban hành thống nhất trong toàn Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh. Đầu tiên tiến hành thẩm định về khách hàng vay vốn (thẩm định hồ sơ và tình hình hoạt động của Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh), sau đó tiến hành phân tích các nội dung trong báo cáo nghiên cứu khả thi như: sự cần thiết phải đầu tư dự án, khía cạnh hiệu quả tài chính dự án… Khi tiến hàng thẩm định dự án, cán bộ thẩm định đã kết hợp nhiều phương pháp thẩm định nhằm đảm bảo tính chính xác trong việc xác định hiệu quả của dự án. Cụ thể: sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự để xác minh tính chính xác của các chỉ tiêu trong dự án, sử dụng phương pháp thẩm định theo độ nhạy để kiểm tra mức độ an toàn của các chỉ tiêu tài chính dự án, và sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để đánh giá hiệu quả của dự án. 1.3.1. Giới thiệu chung về khách hàng. - Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh. - Trụ sở chính: khu công nghiệp Vũng Áng - Huyện Kỳ Anh - Tỉnh Hà Tĩnh. - Được thành lập do 2 cổ đông sáng lập là Tập đoàn thép Vạn Lợi (85%) và Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (12%). - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2803000400 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Tĩnh cấp ngày 06/06/2007. - Ngành nghề kinh doanh chính: +Khai thác quặng sắt. + Sản xuất gang, phôi thép và các sản phẩm thép, Chế biến xỉ và fero mangan. + Bán buôn kim loại và quặng kim loại. + Sản xuất than cốc, sản phẩm chịu lửa. - Vốn điều lệ: 200 tỷ đồng. - Công ty TNHH Vạn Lợi: + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 044919 ngày 08/07/1993 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. + Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất thép các loại và vật liệu xây dựng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. + Trụ sở: Số 62, đường Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội + Vốn điều lệ đăng ký: 550 tỷ đồng. - Tổng Công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh. + Thành lập theo quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 61/2003/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. + Ngành nghề kinh doanh chính: Khai thác, chế biến kinh doanh các loại khoáng sản, kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác và kinh doanh thuỷ điện… + Địa chỉ: Số 2, đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. +Vốn điều lệ: 210 tỷ đồng. 1.3.2. Giới thiệu dự án. - Tên dự án: Dự án Xây dựng nhà máy sản xuất gang thép. - Chủ đầu tư: Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh. - Loại hình dự án: Dự án đầu tư mới. - Địa điểm: Khu công nghiệp Vũng Áng 1, xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. - Diện tích xây dựng: 35 ha. - Mục tiêu đầu tư: Xây dựng nhà máy sản xuất gang thép 500.000 tấn/năm, trong đó giai đoạn I công suất 250.000 tấn/năm. - Tổng vốn đầu tư: 1045 tỷ đồng (Vốn cố định: 885 tỷ đồng, vốn lưu động sản xuất ban đầu: 160 tỷ đồng). Bao gồm: * Vốn cố định: 885 tỷ đồng. Trong đó: + Vốn tự có: 135 tỷ đồng. + Vay NH No & PTNT Hà Tĩnh: 40 tỷ đồng. Lãi suất 10%/năm + Vay NH phát triển Hà Tĩnh và NHTM khác: 710 tỷ đồng. Lãi suất bình quân 11%/năm. * Vốn lưu động sản xuất ban đầu: 160 tỷ đồng. Trong đó: + Vốn tự có: 24 tỷ đồng. + Vốn vay: 136 tỷ đồng. - Hình thức đầu tư: Chủ đầu tư sẽ là người trực tiếp quản lý dự án. 1.3.3. Nội dung thẩm định. 1.3.3.1. Kết quả thẩm định về sự cần thiết đầu tư dự án. Thép là một loại sản phẩm mà nhu cầu sử dụng tăng lên một cách nhanh chóng khi thực hiện CNH-HĐH. Mức tiêu thụ và sản lượng bình quân đầu người về théo đã được coi là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh trình độ phát triển công nghiệp của mỗi nước. Ở nước ta hiện nay, mức tiêu thụ cũng như sản lượng thép sản xuất trong nước đang ở mức thấp, thuộc loại thấp nhất thế giới hiện nay. Do vậy, những năm tới nhu cầu sẽ tăng lên rất nhanh, theo đánh giá của ngành thép, mức tăng trưởng nhu cầu hàng năm dự báo khoảng 12.5-15%. Mặc dù sản lượng thép xây dựng cán nóng tăng với tốc độ rất nhanh trong những năm qua, nhưng nguồn phôi thép lại chủ yếu dựa vào nhập khẩu, do vậy sản xuất một mặt bị động về nguyên liệu, mặt khác lại thiếu tính ổn định về chi phí sản phẩm. Hà Tĩnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung Việt Nam, với nhiều tiềm năng, lợi thế về nguồn khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên: mỏ sắt Thạch Khê, Quặng Titan (Cẩm Xuyên, Kỳ Anh), Quặng thiếc (xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn) …Với 2 cảng lớn là Cảng Vũng Áng và Cảng Sơn Dương phục vụ công nghiệp cơ khí, luyện cán thép, đóng và sửa chữa tàu thuỷ… Đứng trước thực tế nhu cầu về phôi thép cho các nhà máy cán nóng thép xây dựng ở thị trường trong nước, Công ty Cổ phần gang thép Hà Tĩnh triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất gang thép tại Khu công nghiệp Vũng Áng 1, xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cung cấp cho thị trường 500.000 tấn phôi thép dạng vuông 120x120, 150x150 (giai đoạn I: 250.000tấn/năm) cho các nhà máy cán nóng thép xây dựng, góp phần giảm sự phụ thuộc vào nguồn phôi thép nhập khẩu cho ngành thép Việt Nam, với tổng doanh thu gần 5000 tỷ đồng và mỗi năm nộp ngân sách cho địa phương 200 - 300 tỷ đồng, giải quyết nhu cầu việc làm cho gần 2.000 lao động, góp phần tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho tỉnh Hà Tĩnh trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh nhà . 1.3.3.2. Kết quả thẩm định khách hàng vay vốn. Kết quả thẩm định hồ sơ pháp lý. Đây là khách hàng lần đầu tiên có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Hồ sơ pháp lý của Công ty tương đối đầy đủ bao gồm: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2803000400 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cấp ngày 06/06/2007 cho Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh. - Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh. - Giấy chứng nhận đăng ký thuế ngày 08/09/2007, mã số thuế 3000401215, do Cục thuế Hà Tĩnh cấp. - Biên bản họp bầu HĐQT, Chủ tịch HĐQT, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty. Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh là doanh nghiệp có quy mô lớn, được thành lập theo luật công ty, công ty có đủ tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Đủ điều kiện để vay vốn Ngân hàng. Kết quả thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng. * Về lĩnh vực kinh doanh của công ty: Hiện tại công ty đang tập trung kinh doanh vào một số lĩnh vực như: + Khoáng sản. + Kinh doanh sắt thép, kim loại + Sảm xuất than cốc, sản phẩm chịu lửa. + Khai thác quặng sắt. + Vận tải đường bộ, đường thuỷ. * Về thị trường đầu vào - đầu ra của công ty: + Thị trường đầu vào: Thị trường đầu vào là các mỏ quặng trên địa bàn tỉnh. + Thị trường đầu ra: Thị trường đầu ra chính là các nhà máy cán thép xây dựng, các nhà máy luyện thép lò điện hồ quang, chủ yếu là ở khu vực Bắc Bộ. 1.3.3.3. Thẩm định dự án xin vay vốn. Căn cứ pháp lý của dự án. - Các quyết định, văn bản của Chính phủ và tỉnh Hà Tĩnh liên quan đến việc thành lập và quy hoạch Khu kinh tế Vũng Áng và các chế độ ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng. - Hợp đồng thuê mặt bằng số 04/2007/HĐ/TLĐ-KCN VA1 ngày 21/6/2007. - Chứng chỉ quy hoạch số 01/CCQH ngày 13/6/2007 do Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp. - Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy liên hợp gang thép công suất 250.000 tấn/năm số 1614/QĐ-UB ngày 15/6/2007 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. - Giấy chứng nhận đầu tư số 28221000002 ngày 15/6/2007 do Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp. - Thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở số 243/SCN-TĐTKCS ngày 26/11/2007 của Sở Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh. - Các văn bản về khuyến khích đầu tư của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Luật xây dựng, luật đầu tư 2005 và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Phân tích thị trường. * Thị trường đầu vào: - Quặng sắt: Quặng sắt là nguyên liệu chính để sản xuất gang, thành phần chủ yếu là Fe2O3 và Fe3O4 cùng các tạp chất đất đá mà thành phần chính là Al2O3, SiO2… Trong giai đoạn đầu khi nhà máy mới hoạt động, nguồn quặng từ mỏ sắt Thạch Khê chưa có và các mỏ nhỏ chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu, do đó phải dựa vào quặng sắt nhập khẩu (nhập khẩu của Brazin, Austrailia…) và quặng sắt thu mua được ở các địa phương khác trong nước. Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 năm và 40% nhu cầu quặng sắt đáp ứng bằng nguồn nhập khẩu. Khoảng giữa năm 2009 khi mỏ sắt Thạch Khê đã có quặng thương phẩm và các mỏ quặng ở Hà Tĩnh được đầu tư khai thác với quy mô đáng kể thì tỷ lệ quặng nhập khẩu giảm xuống còn khoảng 20%. - Than cốc: Nguồn than cốc trước mắt cũng như lâu dài sử dụng cho dự án khi đi vào hoạt động chủ yếu là nhập khẩu. Dự kiến than cốc nhập khẩu từ Trung Quốc, khi cần thiết nhập khẩu thêm nguồn từ Australia và Canada. - Thép phế liệu: nhu cầu thép phế liệu không lớn lắm, khoảng 23.900 tấn/năm, thu mua từ nguồn trong nước. - Các vật liệu phụ gia khác: + Chất trợ dung chính cho quá trình sản xuất gang là đá vôi, rất sẵn có ở Việt Nam. Một số chất trợ dung khác khi cần làm loãng xỉ như huỳnh thạch, đôlômít cũng rất sẵn có ở Việt Nam. + Hợp kim các loại: nhu cầu khoảng 3.000-4.000 tấn/năm, hầu hết mua từ nhà máy sản xuất Silico mangan của Công ty TNHH Vạn Lợi tại Hải Phòng. + Vật liệu chịu lửa: vật liệu chịu lửa dùng cho lò cao là các loại thông thường, được mua trong nước và nhập khẩu từ Trung Quốc. Phương pháp thẩm định thị trường đầu vào chủ yếu là phương pháp so sánh. Cán bộ thẩm định xem xét thị trường cung cấp nguyên vật liệu ở các nước, xem mức tiêu hao nguyên vật liệu của dự án, so sánh với định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã được quy định, tính toán sơ bộ khối lượng nguyên vật liệu cần trong các năm và so sánh với khả năng cung cấp nguyên vật liệu của thị trường, đồng thời kiểm tra và xác định lại giá của các nguyên vật liệu, xem xét sự biến động về giá của nguyên vật liệu chính của dự án. * Thị trường đầu ra: Năng lực sản xuất, trình độ công nghệ của các nhà máy sản xuất gang thép của Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức trung bình. Ngành thép Việt Nam chỉ mới sản xuất đước các loại thép tròn xây dựng, cán nóng và thép hình phức tạp cỡ trung, cỡ nhỏ. Tỷ lệ sử dụng các loại này trong tổng nhu cầu sử dụng thép các loại khoảng 50%. Theo dự báo trong những năm tới, nhu cầu thép sẽ tăng lên rất nhanh, mức tăng trưởng hàng năm dự báo khoảng 12,5-15%/năm. Theo số liệu thống kê và dự báo của ngành thép, tình hình tiêu thụ và dự báo nhu cầu của thị trường như sau: Bảng 1.5: Tình hình tiêu thụ và dự báo nhu cầu thị trường ngành thép. Đơn vị: Nghìn tấn Năm 2005 2006 2010 2015 2020 Nhu cầu 6.500 7.500 12.000 19.330 28.402 Thép xây dựng cán nóng 3.200 3.800 6.000 9.500 14.200 Thép tấm cán nóng 2.000 3.500 5.000 Nhu cầu phôi thép 3.600 4.150 8.600 14.000 20.000 (Nguồn: Báo cáo thẩm định DA XD nhà máy sản xuất gang thép Hà Tĩnh) Bảng trên được tính toán với tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế Việt Nam từ 6-8%, tốc độ tăng trưởng nhu cầu sử dụng thép 12,5% đến năm 2010, 10% trong giai đoạn 2011-2015, và tốc độ 8% sau năm 2015. Phương pháp chủ yếu áp dụng thẩm định thị trường đầu ra là phương pháp dự báo, so sánh. Cán bộ thẩm định xác định đựơc nhu cầu sản phẩm trong nước, các nguồn cung đã có. Từ đó đưa ra kết luận về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, dự kiến mức độ sản xuất của dự án. Đánh giá quy trình công nghệ của dự án. Phương pháp thẩm định về quy trình công nghệ là phương pháp so sánh. Cán bộ thẩm định so sánh quy trình công nghệ của dự án với quy trình công nghệ đang hoạt động tương tự trong nước và quy trình công nghệ của nước ngoài và tham khảo ý kiến của chuyên gia để đưa ra kết luận về tính hợp lý của quy trình công nghệ. * Về công nghệ: Dự án có 3 phương án lựa chọn công nghệ: Phương án 1: Đầu tư dây chuyền công nghệ mới có trình độ công nghệ tiên tiến và hiện đại, nhập khẩu thiết bị và công nghệ của các hãng nổi tiếng của Tây Âu. Hình thức đầu tư này đảm bảo yếu tố trình độ công nghệ không bị lạc hậu trong nhiều năm tới và chi phí sản xuất có thể giảm đến mức thấp nhất, nhưng các dây chuyền công nghệ này phải có công suất rất lớn (từ 1 triệu tấn/năm trở lên), có chi phí đầu tư ban đầu lớn. Do đó không phù hợp về tổng mức đầu tư, không phù hợp với trình độ quản lý và kỹ thuật, quy mô sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào của dự án. Phương án 2: Đầu tư dây chuyền mới có trình độ công nghệ tiên tiến nhập khẩu từ Trung Quốc. Hình thức đầu tư này có suất đầu tư và tổng mức đầu tư thấp hơn nhiều so với hình thức trên, phù hợp với dự án. Phương án 3: Đầu tư dây chuyền đã qua sử dụng của Trung Quốc. Hình thức đầu tư này có suất đầu tư và tổng mức đầu tư thấp hơn nhiều so với hình thức đầu tư thứ nhất, bằng khoảng 40%, phù hợp với điều kiện tổng mức đầu tư, trình độ quản lý và kỹ thuật, quy mô sản xuất sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, về lâu dài có thể mở rộng quy mô để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, lại rất khó để xác định chất lượng của thiết bị cũ và có thể có các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Qua nghiên cứu, Công ty đã chọn phương án công nghệ thứ 2, vừa đảm bảo phù hợp về vốn đầu tư, về trình độ quản lý và kỹ thuật, quy mô sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào lại vừa đảm bảo chất lượng công nghệ, hạn chế rủi ro công nghệ. * Về công suất: Nếu xét cân đối cung - cầu phôi thép trên phạm vi toàn quốc thì nhu cầu đầu tư mới các nhà máy sản xuất phôi thép có thể lên đến quy mô hàng triệu tấn/năm. Nhưng đầu tư các nhà máy lớn đòi hỏi số vốn lớn và yêu cầu về cung cấp nguyên liệu, khả năng quản lý vượt quá khả năng quản lý và kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng ngược lại, nếu đầu tư các dây chuyền quá nhỏ thì vốn đầu tư tuy ít nhưng hiệu quả sẽ thấp vì chi phí chung phân bổ cho đơn vị sản phẩm lớn, rất khó tự động hóa làm chất lượng s._.ất lượng thẩm định trở nên không tốt. Để chất lượng thẩm đinh đạt kết quả cao thì đội ngũ cán bộ thẩm đinh phải có năng lực, trình độ chuyên môn cao và đạo đức tốt. Do đó, Ngân hàng cần có một chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực. Để có một đội ngũ cán bộ thẩm định tốt thì điều đầu tiên đó là việc tuyển dụng. Ngân hàng nêu ra những yêu cầu, tiêu chí mà người ứng viên cần đạt: có thực tài, có trình độ chuyên môn, am hiểu về các lĩnh vực kinh tế vi mô, vĩ mô và đặc biệt nhất là làm sao tuyển đựơc cán bộ thẩm định có đạo đức tốt, tránh có những biểu hiện tiêu cực. Hiện bộ phận thẩm định của Ngân hàng có 5 người, là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác thẩm định. Tuy nhiên, cũng cần tổ chức các khoá đào tạo lại cho các cán bộ nhằm đáp ứng với các yêu cầu mới ngày càng cao hơn. Cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng, tổ chức các buổi hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ thẩm định trong toàn Ngân hàng để họ có thể truyền đạt các kinh nghiệm cho nhau, nâng cao chuyên môn của mình. Và chính bản thân mỗi cán bộ thẩm định cũng phải cần tự nâng cao học hỏi, trao đổi kiến thức cho mình về các lĩnh vực khác nhau. Tổ chức, kiểm tra, sát hạch định kỳ về trình độ chuyên môn cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ trong công việc, nhằm phát hiện khả năng của từng người trong công việc, từ đó phân công công việc thích hợp. Thường xuyên kiểm tra công tác thẩm định của cán bộ thẩm định. Đảm bảo công tác thẩm định được làm tốt, phát hiện kịp thời các sai sót và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực. Cán bộ thẩm định cần trang bị kiến thức cho mình để sử dụng tốt nhất các trang thiết bị hiện có, thành thạo trong sử dụng các phần mềm hiện có, và học hỏi, áp dụng những phần mềm, công nghệ, phương pháp thẩm định mới. Ngân hàng nên có chế độ khen thưởng hợp lý, kịp thời cho cán bộ thẩm định thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, những phần thưởng đó sẽ là nguồn động viên, khích lệ đối với cán bộ. Đồng thời cũng có những biện pháp xử phạt đối với những cán bộ chưa làm tốt hoặc cố tình làm sai, phải có một cơ chế gắn trách nhiệm của cán bộ thẩm định với hiệu quả công việc, cụ thể là phải chịu trách nhiệm với cấp trên và với pháp luật nếu làm sai. Chế độ thưởng phạt sẽ giúp cán bộ thẩm định ý thức rõ hơn về tầm quan trọng trong công việc của mình, từ đó làm việc nghiêm túc hơn và có trách nhiệm hơn. 2.2.3 Về hệ thống thu thập thông tin. Trong ngành ngân hàng, đặc biệt là trong công tác thẩm định dự án, thông tin có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thông tin thu thập được mà chính xác, kịp thời, đầy đủ sẽ khiến cho việc thẩm định được chính xác, hiệu quả cao, tránh được những rủi ro đáng tiếc. Còn ngược lại thông tin thu thập được bị sai lệch, bị lỗi thời thì kéo theo việc thẩm định sai lệch, không chính xác, từ đó có thể dẫn tới việc ra quyết định sai lầm. Hiện nay, việc thẩm định dự án đầu tư ở Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh chủ yếu dựa trên những thông tin do khách hàng cung cấp, những thông tin này thường là không chính xác. Vì vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Đó là: + Thông tin thu thập được từ khách hàng phải đánh giá, xem xét lại một cách kỹ lưỡng. Cán bộ thẩm định phải đi khảo sát thực tế, khảo sát thị trường, nghiên cứu thị trường đầu ra, đầu vào, xem xét sản phẩm của dự án có đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không, có đáp ứng được yêu cầu của thị trường hay không, sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống… + Ngân hàng đã trang bị cho mỗi cán bộ thẩm định một máy tính cá nhân, đựơc kết nối Internet, nhằm giúp cán bộ thẩm định chủ động thu thập thông tin một cách linh hoạt, chủ động và cập nhật được những văn bản pháp quy mới nhất về các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức của các ngành, lĩnh vực, đảm bảo cung cấp các thông tin kịp thời cho cán bộ thẩm định. Thu thập được các thông tin về tình hình kinh tế-xã hội, xuất nhập khẩu, biến động thị trường, giá cả hàng hoá,…Việc thu thập được thông tin nhiều chiều sẽ khiến cho cán bộ thẩm định có cái nhìn khách quan hơn về dự án, giúp công tác thẩm định chính xác, hiệu quả và khách quan, từ đó ra quyết định cho vay hợp lý, hiệu quả, an toàn. + Xây dựng hệ thống thông tin thống nhất trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT, kết nối mạng thông tin nội bộ trong hệ thống Tỉnh, từ cấp Tỉnh đến Phòng Giao dịch, đến các cấp Huyện, các thông tin về khách hàng như cơ sở pháp lý, tình hình tài chính doanh nghiệp, quan hệ tín dụng, tình hình hoạt động… của khách hàng đựơc thu thập, lưu trữ, bảo mật, nhân viên Ngân hàng có thể tìm kiếm một cách nhanh chóng, chính xác, và sử dụng đúng mục đích, kịp thời. + Xây dựng mối quan hệ với khách hàng đảm bảo khách hàng cung cấp thông tin chính xác và kịp thời, không gây khó khăn cho cán bộ thẩm định. Và quan hệ tốt với các ngân hàng khác trên địa bàn, nhằm trao đổi thông tin giữa các ngân hàng, điều này làm giảm chi phí thu thập thông tin. + Thuê tư vấn trong lĩnh vực cần thẩm định để điều tra thị trường, giúp nâng cao chất lượng thông tin. 2.2.4 Về tổ chức quản lý. Cách tổ chức quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các hoạt động của Ngân hàng nói chung và công tác thẩm định nói riêng. Nếu việc tổ chức quản lý điều hành khoa học, gọn nhẹ sẽ giúp quá trình thẩm định được nhanh hơn, hiệu quả hơn. Số lượng cán bộ thẩm định có ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng cũng như hiệu quả công việc. Do đó, Ngân hàng cần có một số lượng cán bộ thẩm định hợp lý, đảm bảo hoàn thành tốt công việc. Đồng thời, việc phân công, bố trí cán bộ thẩm đinh cũng cần phải chú ý phân công hợp lý vì mỗi cán bộ có trình độ chuyên môn khác nhau, sự tiếp thu khác nhau, mỗi người có mạnh mạnh yếu khác nhau, và am hiểu về các lĩnh vực khác nhau. Do đó cần chú ý, nắm bắt được điểm mạnh, yếu của từng người và phân công công việc cho mỗi cán bộ một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo phù hợp với khả năng của từng người và tận dụng được những hiểu biết của họ vào quá trình thẩm định. Tránh phân công công việc không phù hợp, quá khó sẽ làm nản chí cán bộ đồng thời chất lượng làm việc cũng kém hiệu quả, nhưng quá dễ sẽ không phát huy được năng lực của cán bộ. Kiên quyết loại bỏ, chuyển công tác đối với những cán bộ thiếu năng lực, không đủ phẩm chất, đạo đức. Ngoài ra cần tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban trong Ngân hàng, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, hỗ trợ quá trình thẩm định được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đối với các dự án lớn mà trình độ, kinh nghiệp của cán bộ thẩm định chưa đáp ứng được thì phải phối hợp, tham khảo ý kiến của các bộ phận khác trong Ngân hàng. 2.2.5 Hiện đại hoá công nghệ và trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định. Ngân hàng cần đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị và phần mềm công nghệ, nhằm hỗ trợ cho việc tính toán, phân tích và thẩm định dự án được diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Ngoài việc phải đầu tư vào phần cứng thì Ngân hàng cần cài đặt các phần mềm hỗ trợ thao tác, thuê các chuyên gia về công nghệ thông tin hướng dẫn và bồi dưỡng cho các cán bộ… 2.2.6. Chú trọng hơn nữa khâu thẩm định rủi ro của dự án Trong các dự án đầu tư luôn luôn tồn tại rủi ro, khi có rủi ro xảy ra, không chỉ chủ đầu tư gánh chịu mà ngân hàng cũng phải gánh chịu thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay. Thực tế ở Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh, công tác thẩm định rủi ro dự án cực kỳ sơ sài, lỏng lẻo, gần như chỉ mang tính chất chiếu lệ. Ngân hàng không có cán bộ chuyên trách kiểm soát rủi ro, cán bộ thẩm định thường giữ luôn vai trò đo lường rủi ro, do đó dẫn đến tình trạng không kiểm soát chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn. Do đó, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa công tác quản trị rủi ro, bố trí cán bộ có kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro, tiến hành đào tạo bồi dưỡng cán bộ thẩm định trong khâu đò lường và quản lý rủi ro nhằm xử lý chủ động khi rủi ro xảy ra. 2.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 2.3.1 Kiến nghị với Nhà nước Hoạt động kinh doanh tài chính, ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc biệt_kinh doanh tiền tệ, và nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi Việt Nam mới gia nhập WTO và sắp tới sẽ có sự xâm nhập ồ ạt của hệ thống tài chính nước ngoài vào nước ta. Do đó, Nhà nước cần sớm hoàn thiện và củng cố pháp luật, đảm bảo hệ thống pháp luật được thống nhất, tránh chồng chéo để cho hoạt động ngân hàng được thuận lợi và có những chính sách đồng bộ để nâng cao trình độ của toàn ngành ngân hàng để có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Xây dựng hệ thống tiêu chí kỹ thuật trong các ngành nghề để làm chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá, từ đó làm cơ sở để so sánh, đánh giá các dự án. Nhà nước cần chỉ đạo các DN nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy đinh, cần xây dựng một hệ thống kiểm toán đủ mạnh, làm cơ sở cho việc cung cấp cho ngân hàng những số liệu chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tạo ra mối quan hệ giữa ngân hàng với các Bộ, ngành để việc thẩm định dự án được chính xác, hiệu quả hơn. Nhà nước cần thường xuyên kiểm tra, xây dựng, giám sát các hoạt động của các DNNN. Xem những doanh nghiệp nào làm ăn không hiệu quả, thua lỗ thì nên giải thể, bởi những doanh nghiệp này vẫn được hưởng ưu đãi tín dụng do những ràng buộc của ngân hàng với nhà nước. Đồng thời đẩy mạnh công tác cổ phần hoá các DNNN, giảm thiểu sự phân biệt giữa DNNN và DN ngoài quốc doanh. Đó chính là xoá bỏ gánh nặng cho ngân hàng. Cần có một văn bản pháp luật quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với các kết quả thẩm định trong nội dung dự án đầu tư. Nhà nước nên có các biện pháp nhằm liên kết các ngân hàng với nhau, tạo thành hệ thống tài chính tín dụng chặt chẽ. 2.3.2 Kiến nghị với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh là cơ quan thường trực theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo định kỳ, đề xuất giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện và tham mưu xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư cho năm tiếp theo. Sở cần chú trọng hơn nữa việc phân ngành phát triển kinh tế trong tỉnh để tận dụng tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Ban hành các quy chế, chính sách ưu đãi trong tỉnh một các cụ thể và thống nhất giúp các doanh nghiệp, các chủ đầu tư nắm bắt cơ hội, đồng thời để Ngân hàng có các chính sách tín dụng phù hợp. 2.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nên hệ thống hoá kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ các Chi nhánh trông công tác thẩm định. Tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ trong toàn hệ thống, cử những cán bộ giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi đến các Chi nhánh ở địa phương hỗ trợ hoạt động và đóng góp ý kiến cho hoạt động thẩm định ở Chi nhánh địa phương. Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định, ban hành những văn bản quy định về các định mức của một số ngành làm tài liệu tham khảo cho cán bộ thẩm định. Xây dựng hệ thống thông tin xuyên suốt trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT, tạo nguồn dữ liệu về khách hàng phục vụ cho quá trình thẩm định. Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Tĩnh cần hỗ trợ các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn mình như: tăng quyền phán quyết cho vay ở các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc; tạo điều kiện cho chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc tiếp xúc với khách hàng tiềm năng trên địa bàn Tỉnh; cung cấp thông tin khách hàng một cách đầy đủ và chính xác cho chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc. KẾT LUẬN Trong quá trình phát triển hiện nay, sự đóng góp của các ngân hàng trong việc huy động vốn nhằm hỗ trợ đầu tư là một nhân tố quan trọng. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh là một trong các nguồn tài trợ vốn quan trọng cho các dự án trên địa bàn Hà Tĩnh, đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đưa tỉnh nhà đi lên phát triển cùng với xu thế của cả nước. Để phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh cần không ngừng hoàn thiện công tác thẩm định dự án. Vì thời gian thực tập còn hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo Ths. Nguyễn Thị Ái Liên cùng sự giúp đỡ của các cô chú trong Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Từ Quang Phương (2007), “Kinh tế đầu tư”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, tr.220-230. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh năm 2005. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh năm 2006. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh năm 2007. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh năm 2008. Báo cáo thẩm định dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất gang thép ở Hà Tĩnh”. Tài liệu thẩm định ở Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh. PHỤ LỤC Bảng Phụ lục1: Bảng tổng hợp giá quặng - Giai đọan 2008-2009 (năm thứ nhất), chưa có quặng mỏ Thạch Khê: TT Loại quặng Đơn giá (đ/tấn) Tỷ lệ Thành tiền (đồng) 1 Quặng mỏ nhỏ tại Hà Tĩnh 800.000 40% 320.000 2 Quặng tinh nhập khẩu 2.624.300 40% 1.049.720 3 Quặng mua trong nước (ngoài phạm vi Hà Tĩnh) 2.000.000 20% 400.000 Tổng cộng 100% 1.769.720 - Giai đoạn 2009 trở đi, có quặng mỏ Thạch Khê: TT Loại quặng Đơn giá (đ/tấn) Tỷ lệ Thành tiền (đồng) 1 Quặng mỏ nhỏ tại Hà Tĩnh 800.000 30% 240.000 2 Quặng mỏ tinh Thạch Khê 2.090.000 35% 731.500 3 Quặng cỡ Thạch Khê 2.300.000 15% 345.000 4 Quặng tinh nhập khẩu 2.624.300 20% 524.860 Tổng cộng 100% 1.741.360 Bảng Phụ lục 2: Chi phí nguyên vât liệu, nhiên liệu và lao vụ thuê ngoài năm thứ nhất (tính cho 100% công suất) Đv: đồng TT Khoản mục chi phí ĐVT Thiêu kết Luyện gang Luyện thép O xy Tổng đơn giá Thành tiền I Nguyên liệu chính 866,683,104 1 Quặng quy chuẩn tấn 401.115 401115 1,770 709,813,104 2 Thép phế liệu tấn 24900 24900 6,300 156,870,000 II Hợp kim các loại 64,384,800 1 Silicon mangan FeMn65Si17 kg 1968.6 1968600 19 37,403,400 2 Fero mangan C cao FeMn75 kg 579 579000 19 11,001,000 3 Fero silic FeSi72 kg 463.2 463200 19 8,800,800 4 Silicon can xi Ca28Si60 kg 115.8 115800 27 3,126,600 5 Nhôm kim loại kg 115.8 115800 35 4,053,000 III Chất trợ dung và chất tạo xỉ 30,600,915 1 Vôi luyện kim tấn 17047.388 18528 35575 400 14,230,155 2 Huỳnh thạch kg 7023 926.4 8219400 1 11,507,160 3 Đô lô mít chín kg 1389.6 1389600 1 1,389,600 4 Xỉ hai cấu tử kg 277.92 277920 13 3,474,000 IV Chất hoàn nguyên và tăng cácbon 711,982,990 1 Bột fero silic kg 46.32 46320 19 880,080 2 Bột cácbua silic kg 92.64 92640 24 2,223,360 3 Than cốc loại II hợp cách tấn 121.55 121550 5,233 636,071,150 4 Than cốc vụn tấn 17.047388 17047 1,200 20,456,400 5 Than antraxit tấn 20.456865 29172 2316 52352 1,000 52,352,000 V Vật liệu chịu lửa ngđ 4862 23170 28022000 1 28,022,000 Tổng vật liệu mua ngoài 1,701,673,809 VI Nhiên liệu và động lực học 116,385,760 1 Điện năng 10^3 kWh 10228.433 34034 34755 94416 860 81,197,760 2 Nước sạch m3 3672000 4 14,688,000 3 Nhiên liệu(dầu diezel nhẹ) kg 2000000 10.25 20,500,000 VII Sữa chữa thường xuyên 22,871,217 1 Phụ tùng- bị kiện thay thế ngđ 3409.4775 4862 6,948 1000 15,819 15,819,478 2 Chi phí sữa chữa khác ngđ 1704.7388 2431 2,316 1000 7,052 7,051,739 IX Chi phí xử lý chất thải rắn 1,200,000 X Chi phí khác ngđ 1000 15,619 15,618,920 Bảng Phụ lục 3: Chi phí nguyên vât liệu, nhiên liệu và lao vụ thuê ngoài năm thứ hai (tính cho 100% công suất) Đv: đồng TT Khoản mục chi phí ĐVT Thiêu kết Luyện gang Luyện thép O xy Tổng đơn giá Thành tiền I Nguyên liệu chính 895,443,050 1 Quặng quy chuẩn tấn 401.115 160.446 401115 1,841 738,573,050 2 Thép phế liệu tấn 24900 24900 6,300 156,870,000 II Hợp kim các loại 64,384,800 1 Silicon mangan FeMn65Si17 kg 1968.6 1968600 19 37,403,400 2 Fero mangan C cao FeMn75 kg 579 579000 19 11,001,000 3 Fero silic FeSi72 kg 463.2 463200 19 8,800,800 4 Silicon can xi Ca28Si60 kg 115.8 115800 27 3,126,600 5 Nhôm kim loại kg 115.8 115800 35 4,053,000 III Chất trợ dung và chất tạo xỉ 30,600,760 1 Vôi luyện kim tấn 50*0,85*1,65*243,1 18528 35575 400 14,230,000 2 Huỳnh thạch kg 30*234,1 926.4 8219400 1 11,507,160 3 Đô lô mít chín kg 1389.6 1389600 1 1,389,600 4 Xỉ hai cấu tử kg 277.92 277920 13 3,474,000 IV Chất hoàn nguyên và tăng cácbon 711,982,990 1 Bột fero silic kg 46.32 46320 19 880,080 2 Bột cácbua silic kg 92.64 92640 24 2,223,360 3 Than cốc loại II hợp cách tấn 0,5*243,1 121550 5,233 636,071,150 4 Than cốc vụn tấn 0,05*0,85*1,65*243,1 17047 1,200 20,456,400 5 Than antraxit tấn 0,06*0,85**1,65*243,1 120*243,1 2316 52352 1,000 52,352,000 V Vật liệu chịu lửa ngđ 20*243,1 23170 28022000 1 28,022,000 Tổng vật liệu mua ngoài 1,730,433,600 VI Nhiên liệu và động lực học 116,385,760 1 Điện năng 10 kWh 30*0,85*1,65*243,1 120*243,1 34755 330*24*3200*0,8 94416 860 81,197,760 2 Nước sạch m3 3672000 4 14,688,000 3 Nhiên liệu(dầu diezel nhẹ) kg 2000000 10 20,500,000 VII Sữa chữa thường xuyên 22,871,217 Phụ tùng- bị kiện thay thế ngđ 10*0,85*1,65*243,1 20*243,1 600,000 1000 15,819 15,819,478 Chi phí sữa chữa khác ngđ 5*0,85*1,65*243,1 10*243,1 200,000 1000 7,052 7,051,739 IX Chi phí xử lý chất thải rắn 1,200,000 X Chi phí khác ngđ 1000 15,619 15,618,920 Bảng Phụ lục 4: Bảng khấu hao tài sản cố định Đơn vị tính: nghìn đồng STT Chỉ tiêu Tổng mức KH Số năm tính KH Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Xây lắp 278,400,000 20 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 2 Thiết bị 451,000,000 10 45,100,000 45,100,000 45,100,000 45,100,000 3 Khác+dự phòng 155,600,000 10 15,560,000 15,560,000 15,560,000 15,560,000 Cộng 885,000,000 74,580,000 74,580,000 74,580,000 74,580,000 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 45,100,000 45,100,000 45,100,000 45,100,000 45,100,000 45,100,000 15,560,000 15,560,000 15,560,000 15,560,000 15,560,000 15,560,000 74,580,000 74,580,000 74,580,000 74,580,000 74,580,000 74,580,000 13,920,000 13,920,000 Năm 14 Năm 15 Năm 16 Năm 17 Năm 18 Năm 19 Năm 20 Năm 21 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 Bảng Phụ lục 5: Bảng tính toán lãi vay Ngân hàng phát triển Hà Tĩnh và NHTM. Đơn vị tính: đồng Bảng kế hoạch trả nợ năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Dư nợ đầu năm 710,000,000 659,872,818 604,231,647 542,469,946 473,914,458 397,817,867 313,350,651 219,592,041 115,519,984 Trả nợ gốc 50,127,182 55,641,172 61,761,701 68,555,488 76,096,591 84,467,216 93,758,610 104,072,057 115,519,984 Trả lãi vay 78,100,000 72,586,010 66,465,481 59,671,694 52,130,590 43,759,965 34,468,572 24,155,124 12,707,198 Tổng tiền trả nợ 128,227,182 128,227,182 128,227,182 128,227,182 128,227,182 128,227,182 128,227,182 128,227,182 128,227,182 Dư nợ cuối năm 659,872,818 604,231,647 542,469,946 473,914,458 397,817,867 313,350,651 219,592,041 115,519,984 0 Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh. Bảng kế hoạch trả nợ năm 1 2 3 4 5 6 7 8 Dư nợ đầu năm 40,000,000 36,502,239 32,654,703 28,422,412 23,766,893 18,645,821 13,012,643 6,816,146 Trả nợ gốc 3,497,761 3,847,537 4,232,290 4,655,519 5,121,071 5,633,179 6,196,496 6,816,146 Trả lãi vay 4,000,000 3,650,224 3,265,470 2,842,241 2,376,689 1,864,582 1,301,264 681,615 Tổng tiền trả nợ 7,497,761 7,497,761 7,497,761 7,497,761 7,497,761 7,497,761 7,497,761 7,497,761 Dư nợ cuối năm 36,502,239 32,654,703 28,422,412 23,766,893 18,645,821 13,012,643 6,816,146 0 Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tổng lãi vay vốn cố định hàng năm 82,100,000 76,236,234 69,730,951 62,513,935 54,507,280 45,624,547 35,769,836 24,836,739 12,707,198 Bảng Phụ lục 6: Bảng tính thời gian hoàn vốn của dự án Năm Bi Ci Cfi HSCK PVCFi Cong don 1 Cong don 1 885,000,000 -885,000,000 1.00000 -885,000,000 -885,000,000 2 1,555,255,000 1,402,973,856 152,281,144 0.90090 137,190,220 137,190,220 -747,809,780 3 1,888,487,500 1,709,795,542 178,691,958 0.81162 145,030,402 282,220,622 -602,779,378 - 4 2,110,662,500 1,901,684,828 208,977,672 0.73119 152,802,673 435,023,294 -449,976,706 - 5 2,221,750,000 1,997,818,250 223,931,750 0.65873 147,510,780 582,534,074 -302,465,926 - 6 2,221,750,000 2,002,922,680 218,827,320 0.59345 129,863,364 712,397,438 -172,602,562 - 7 2,221,750,000 2,003,768,654 217,981,346 0.53464 116,541,729 828,939,167 -56,060,833 - 8 2,221,750,000 2,004,707,198 217,042,802 0.48166 104,540,491 933,479,658 48,479,658 thoi gian hoan von la8nam 9 2,221,750,000 2,030,585,184 191,164,816 0.43393 82,951,479 1,016,431,137 131,431,137 - 10 2,221,750,000 2,008,133,849 213,616,151 0.39092 83,507,845 1,099,938,982 214,938,982 - 11 2,221,750,000 2,008,133,849 213,616,151 0.35218 75,232,293 1,175,171,275 290,171,275 - 12 2,221,750,000 2,011,146,849 210,603,151 0.31728 66,820,866 1,241,992,140 356,992,140 - 13 2,221,750,000 2,011,146,849 210,603,151 0.28584 60,198,978 1,302,191,118 417,191,118 - 14 2,221,750,000 2,011,146,849 210,603,151 0.25751 54,233,314 1,356,424,432 471,424,432 - 15 2,221,750,000 2,011,146,849 210,603,151 0.23199 48,858,841 1,405,283,273 520,283,273 - 16 2,221,750,000 2,021,498,594 200,251,406 0.20900 41,853,414 1,447,136,687 562,136,687 - 17 2,221,750,000 2,058,764,875 162,985,125 0.18829 30,688,828 1,477,825,516 592,825,516 - 18 2,221,750,000 2,058,764,875 162,985,125 0.16963 27,647,593 1,505,473,109 620,473,109 - 19 2,221,750,000 2,058,764,875 162,985,125 0.15282 24,907,742 1,530,380,851 645,380,851 - 20 2,221,750,000 2,058,764,875 162,985,125 0.13768 22,439,407 1,552,820,258 667,820,258 - 21 2,221,750,000 2,058,764,875 162,985,125 0.12403 20,215,682 1,573,035,939 688,035,939 - Bảng Phụ lục 7: Bảng tính toán giá thành sản phẩm Đơn vị tính: nghìn đồng Năm thứ 1 (năm XD) Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Năm thứ 6 Năm thứ 7 Năm thứ 8 Năm thứ 9 Năm thứ 10 công suất 70% 85% 95% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Sản lượng sản xuất (tấn) 175,000 212,500 237,500 250,000 250,000 250,000 250,000 250,000 250,000 I Chi phí biến đổi 1,291,517,898 1,592,717,556 1,780,096,092 1,873,785,360 1,873,785,360 1,873,785,360 1,873,785,360 1,873,785,360 1,873,785,360 1 Nguyên liệu mua ngoài 1,191,171,666 1,470,868,560 1,643,911,920 1,730,433,600 1,730,433,600 1,730,433,600 1,730,433,600 1,730,433,600 1,730,433,600 2 Nhiên liệu động lực mua ngoài 81,470,032 98,927,896 110,566,472 116,385,760 116,385,760 116,385,760 116,385,760 116,385,760 116,385,760 3 Chi phí nhân công 8,404,200 10,205,100 11,405,700 12,006,000 12,006,000 12,006,000 12,006,000 12,006,000 12,006,000 4 Lãi vay vốn lưu động 11.00% 10,472,000 12,716,000 14,212,000 14,960,000 14,960,000 14,960,000 14,960,000 14,960,000 14,960,000 II Chi phí cố định 263,738,000 261,690,234 257,728,951 251,783,935 243,777,280 234,894,547 225,039,836 214,106,739 189,270,000 5 Chi lương cho cán bộ quản lý 17,808,000 21,624,000 24,168,000 25,440,000 25,440,000 25,440,000 25,440,000 25,440,000 25,440,000 6 Khấu hao tài sản cố định 74,580,000 74,580,000 74,580,000 74,580,000 74,580,000 74,580,000 74,580,000 74,580,000 74,580,000 7 Sửa chữa thường xuyên, bảo trì thiết bị 3.00% 26,550,000 26,550,000 26,550,000 26,550,000 26,550,000 26,550,000 26,550,000 26,550,000 26,550,000 8 Lãi vay vốn cố định 82,100,000 76,236,234 69,730,951 62,513,935 54,507,280 45,624,547 35,769,836 24,836,739 12,707,198  Lãi vay NHPT Hà Tĩnh và NHTM 11.00% 78,100,000 72,586,010 66,465,481 59,671,694 52,130,590 43,759,965 34,468,572 24,155,124 12,707,198  Lãi vay NHNo&PTNT Hà Tĩnh 10.00% 4,000,000 3,650,224 3,265,470 2,842,241 2,376,689 1,864,582 1,301,264 681,615 9 Chi phí khác 6.00% 62,700,000 62,700,000 62,700,000 62,700,000 62,700,000 62,700,000 62,700,000 62,700,000 62,700,000 Tổng chi phí giá thành 1,555,255,898 1,854,407,790 2,037,825,043 2,125,569,295 2,117,562,639 2,108,679,907 2,098,825,195 2,087,892,099 2,063,055,360 Chi phí đơn vị SP 8,887 8,727 8,580 8,502 8,470 8,435 8,395 8,352 8,252 Năm thứ 11 Năm thứ 12 Năm thứ 13 Năm thứ 14 Năm thứ 15 Năm thứ 16 Năm thứ 17 Năm thứ 18 Năm thứ 19 Năm thứ 20 Năm thứ 21 công suất 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Sản lượng sản xuất (tấn) 250,000 250,000 250,000 250,000 250,000 250,000 250,000 250,000 250,000 250,000 250,000 Chi phí biến đổi 1,873,785,360 1,873,785,360 1,873,785,360 1,873,785,360 1,873,785,360 1,873,785,360 1,873,785,360 1,873,785,360 1,873,785,360 1,873,785,360 1,873,785,360 Nguyên liệu mua ngoài 1,730,433,600 1,730,433,600 1,730,433,600 1,730,433,600 1,730,433,600 1,730,433,600 1,730,433,600 1,730,433,600 1,730,433,600 1,730,433,600 1,730,433,600 Nhiên liệu động lực mua ngoài 116,385,760 116,385,760 116,385,760 116,385,760 116,385,760 116,385,760 116,385,760 116,385,760 116,385,760 116,385,760 116,385,760 Chi phí nhân công 12,006,000 12,006,000 12,006,000 12,006,000 12,006,000 12,006,000 12,006,000 12,006,000 12,006,000 12,006,000 12,006,000 Lãi vay vốn lưu động 11.00% 14,960,000 14,960,000 14,960,000 14,960,000 14,960,000 14,960,000 14,960,000 14,960,000 14,960,000 14,960,000 14,960,000 Chi phí cố định 189,270,000 128,610,000 128,610,000 128,610,000 128,610,000 128,610,000 128,610,000 128,610,000 128,610,000 128,610,000 128,610,000 Chi lương cho cán bộ quản lý 25,440,000 25,440,000 25,440,000 25,440,000 25,440,000 25,440,000 25,440,000 25,440,000 25,440,000 25,440,000 25,440,000 Khấu hao tài sản cố định 74,580,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 13,920,000 Sửa chữa thường xuyên, bảo trì thiết bị 3.00% 26,550,000 26,550,000 26,550,000 26,550,000 26,550,000 26,550,000 26,550,000 26,550,000 26,550,000 26,550,000 26,550,000 Lãi vay vốn cố định Lãi vay NHPT Hà Tĩnh và NHTM 11.00% Lãi vay NHNo&PTNT Hà Tĩnh 10.00% Chi phí khác 6.00% 62,700,000 62,700,000 62,700,000 62,700,000 62,700,000 62,700,000 62,700,000 62,700,000 62,700,000 62,700,000 62,700,000 Tổng chi phí giá thành 2,063,055,360 2,002,395,360 2,002,395,360 2,002,395,360 2,002,395,360 2,002,395,360 2,002,395,360 2,002,395,360 2,002,395,360 2,002,395,360 2,002,395,360 Chi phí đơn vị SP 8,252 8,010 8,010 8,010 8,010 8,010 8,010 8,010 8,010 8,010 8,010 Bảng Phụ lục 8: Bảng tính tổng doanh thu, tổng chi phí và lãi (lỗ) của dự án Năm Sản lượng Biến phí Định phí Tổng chi phí Doanh thu Lãi 1 2 175,000.00 1,291,517,898.30 263,738,000.00 1,555,255,898.30 1,555,225,000.00 -898 3 212,500.00 1,592,717,555.58 261,690,233.94 1,854,407,789.52 1,888,487,500.00 34,079,710.48 4 237,500.00 1,780,096,091.53 257,728,951.38 2,037,825,042.91 2,110,662,500.00 72,837,457.09 5 250,000.00 1,873,785,359.50 251,783,935.27 2,125,569,294.77 2,221,750,000.00 96,180,705.23 6 250,000.00 1,873,785,359.50 243,777,279.68 2,117,562,639.18 2,221,750,000.00 104,187,360.82 7 250,000.00 1,873,785,359.50 234,894,547.50 2,108,679,907.00 2,221,750,000.00 113,070,093.00 8 250,000.00 1,873,785,359.50 225,039,835.85 2,098,825,195.35 2,221,750,000.00 122,924,804.65 9 250,000.00 1,873,785,359.50 214,106,739.09 2,087,892,098.59 2,221,750,000.00 133,857,901.41 10 250,000.00 1,873,785,359.50 189,270,000.00 2,063,055,359.50 2,221,750,000.00 158,694,640.50 11 250,000.00 1,873,785,359.50 189,270,000.00 2,063,055,359.50 2,221,750,000.00 158,694,640.50 12 250,000.00 1,873,785,359.50 128,610,000.00 2,002,395,359.50 2,221,750,000.00 219,354,640.50 13 250,000.00 1,873,785,359.50 128,610,000.00 2,002,395,359.50 2,221,750,000.00 219,354,640.50 14 250,000.00 1,873,785,359.50 128,610,000.00 2,002,395,359.50 2,221,750,000.00 219,354,640.50 15 250,000.00 1,873,785,359.50 128,610,000.00 2,002,395,359.50 2,221,750,000.00 219,354,640.50 16 250,000.00 1,873,785,359.50 128,610,000.00 2,002,395,359.50 2,221,750,000.00 219,354,640.50 17 250,000.00 1,873,785,359.50 128,610,000.00 2,002,395,359.50 2,221,750,000.00 219,354,640.50 18 250,000.00 1,873,785,359.50 128,610,000.00 2,002,395,359.50 2,221,750,000.00 219,354,640.50 19 250,000.00 1,873,785,359.50 128,610,000.00 2,002,395,359.50 2,221,750,000.00 219,354,640.50 20 250,000.00 1,873,785,359.50 128,610,000.00 2,002,395,359.50 2,221,750,000.00 219,354,640.50 21 250,000.00 1,873,785,359.50 128,610,000.00 2,002,395,359.50 2,221,750,000.00 219,354,640.50 Sơ đồ Phụ lục 1: Đồ thị xác định điểm hoà vốn của dự án MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2226.doc
Tài liệu liên quan