Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các Doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : Quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành kinh tế 9 Bảng 1.2: Quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế theo thành phần kinh tế. 9 Bảng 1.3: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế. 10 Bảng 1.4: Hiện trạng dân số tỉnh Hoà Bình 11 Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu lao động tỉnh Hoà Bình. 12 Bảng 1.6: Vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn. 16 Bảng 1.7: Ưu đãi đầu tư tại thành phố Hoà Bình 25 Bảng 1.8: Ưu đãi đối với dự án đầu tư vào các huyện và các

doc93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các Doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khu công nghiệp 27 Bảng 1.9: Ưu đãi đối với dự án đầu tư mở rộng sản xuất 28 Bảng 1.10: Tình hình phát triển của các loại hình doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. 29 Bảng 1.11: Các loại hình doanh nghiệp trong nước đầu tư vào địa bàn thành phố Hoà Bình. 32 Bảng 1.12. Quy mô và số dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong nước được cấp phép tại thành phố Hoà Bình. 33 Bảng 1.13. Quy mô và số dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong nước được cấp phép tại các huyện trong địa bàn tỉnh Hoà Bình. 36 Bảng 1.14: Một số chỉ tiêu tăng trưởng công nghiệp tỉnh Hoà Bình 42 Bảng 1.15: Tăng trưởng GTTT nông - lâm - ngư nghiệp. 46 Bảng 1.16: Nguồn vốn của các doanh nghiệp qua các giai đoạn trên địa bàn tỉnh Hoà Bình 51 Bảng 1.17: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thời kỳ 1991 - 2007 55 Bảng 1.18: Cơ cấu theo ngành kinh tế 56 Bảng 1.19 : Số lao động có việc làm qua các năm 57 Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu huy động vốn đầu tư 67 Bảng 2.2. Danh mục các dự án gọi vốn đầu tư 83 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2000 - 2009 15 Biểu đồ 1.2: Quy mô vốn bình quân một dự án của thành phố Hoà Bình 34 Biểu đồ 1.3: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn các huyện. 35 Biểu đồ 1.4: Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp qua các năm 41 Biểu đồ 1.5: Vốn đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp qua các năm 44 Biểu đồ 1.6: Vốn đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ 47 Biểu đồ 1.7: Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh Hoà Bình 48 Biểu đồ 1.8 Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 - 2008 52 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. UBND : Uỷ ban nhân dân. 2. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. 3. VPĐD : Văn phòng đại diện. 4. DN : Doanh nghiệp. 5. ĐTNN : Đầu tư nước ngoài. 6. ATK : An toàn khu. 7. GTTT : Giá trị tăng thêm. 8. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước. 9. KCN : Khu công nghiệp. 10. TT : Tăng trưởng. 11. KD : Kinh doanh. 12. VĐT : Vốn đầu tư. 13. TW : Trung Ương. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của những con rồng Châu Á: Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc. Các quốc gia này nổi bật vì đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hoá nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990. Trong thế kỷ 21, bốn con rồng châu Á đã vươn lên tư cách của nước phát triển, để đạt đến thành công này, các nước đã gia tăng lượng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tư xã hội, chú trọng đẩy mạnh công tác thu hút vốn từ các nguồn trong và ngoài nước. Vì thế, trong công cuộc phát triển thì công tác thu hút vốn đầu tư luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng. Vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một đất nước và của mỗi địa phương bên cạnh những yếu tố về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực… Không phải ngẫu nhiên, để xây dựng một nền kinh tế xã hội ổn định, tăng trưởng nhanh, các địa phương luôn đặt ra những chính sách, những phương án để thu hút, huy động và sử dụng vốn đầu tư sao có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra. Việc thu hút vốn đầu tư của tỉnh Hoà Bình cũng không nằm ngoài quy luật đấy. Là một tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển kinh tế, song đến nay Hoà Bình vẫn còn là một tỉnh có nền kinh tế phát triển chậm so với các địa phương lân cận. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, và nguyên nhân chủ yếu là do không có đủ lượng vốn đầu tư cần thiết. Trong những năm qua, Hoà Bình đã đề cao công tác thu hút và sử dụng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng do thực tế đặt ra, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn hẹp, vì thế để có được nguồn vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời gian tới, và phát huy hết những tiềm năng sẵn có thì công tác thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước đã được tỉnh đề ra như một chính sách có tính chất “bản lề”. Đó cũng là cơ sở để tôi chọn đề tài “ Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp” . Kết cấu của luận văn gồm hai chương: Chương I: Thực trạng thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua. Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình. Em xin chân thành cảm ơn ThS Trần Mai Hoa và các cán bộ ở Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hoà Bình đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Chương I THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TỪ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH HOÀ BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA. 1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Hoà Bình. 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của tỉnh Hoà Bình. 1.1.1. Vị trí địa lý. Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên là 4596,4 km2, chiếm 1,41 % diện tích của cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hoá; phía Đông giáp thành phố Hà Nội. Toàn tỉnh có 10 huyện, 1 thành phố và 210 xã phường, thị trấn (trong đó có 193 xã, 6 phường, 11 thị trấn), có 63 xã vùng cao thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc và một số xã thuộc huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong. Hiện nay các xã thụ hưởng chương trình 135 là 94 xã, trong đó có 70 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn và 24 xã vùng ATK. Hoà Bình nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc xuống vùng đồng bằng Sông Hồng trù phú, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 76 km theo đường quốc lộ, có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ khu vực và cả nước. Tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thuỷ tương đối phát triển so với các tỉnh trong vùng, trong đó có các tuyến đường quốc gia quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh, trong tương lai là đường cao tốc đi Hoà Lạc - Hà Nội… Mạng lưới giao thông phân bố khá đều, kết nối Hoà Bình với các tỉnh trong khu vực và các huyện trong tỉnh khá thuận lợi. Hoà Bình có nguồn điện lực lớn, có thuỷ điện Hoà Bình lớn nhất cả nước và hồ Hoà Bình ngoài tác dụng cung cấp năng lượng cho nhà máy, còn có tác dụng quan trọng trong việc điều tiết nước cho hệ thống sông Hồng. 1.1.2. Đặc điểm địa hình. Điểm nổi bật của địa hình Hoà Bình là núi cao, chia cắt phức tạp không có các cánh đồng rộng như Lai Châu và Sơn La. độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chia thành hai vùng rõ rệt: Vùng núi cao (Phía Tây Bắc): độ cao trung bình từ 600 - 700m, nơi cao nhất là đỉnh Phu Canh (Đà Bắc) cao 1.373 m. Độ dốc trung bình từ 30 - 35o, có nơi dốc trên 40o. Địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn. Diện tích toàn vùng là 212.740 ha, chiếm 46% diện tích toàn tỉnh. Vùng núi thấp (phía Đông Nam): diện tích toàn vùng là 253.512 ha chiếm 54% diện tích toàn tỉnh. Địa hình các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 - 25o, độ cao trung bình từ 100 - 200m, ít hiểm trở so với vùng cao. Tóm lại địa hình có sự phân chia thành hai vùng rõ rệt, tài nguyên thế mạnh của mỗi vùng khác nhau. vì vậy phải chú ý đến mối quan hệ liên vùng, để hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, xã hội. 1.1.3. Điều kiện khí hậu. Khí hậu Hoà Bình là khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 83%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là 75% vào tháng 11 và tháng 12. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm. - Mùa mưa: kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 24oC, cao nhất 38 - 39oC vào tháng 6 và tháng 7, lượng mưa trung bình từ 1.700 - 1.800 mm ( trên 90% tổng lượng mưa cả năm) - Mùa khô: kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, ít mưa, nhiệt độ trung bình 15 - 16oC, thấp nhất 5oC vào tháng 12 và tháng 1, ở vùng núi cao có nơi nhiệt độ xuống tới 2oC, lượng mưa từ 100 - 200 mm (chiếm 10% lượng mưa cả năm). 1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên đất: diện tích đất tự nhiên của Hoà Bình là 4596,4 km2, đất Hòa Bình gồm 3 nhóm chính: nhóm feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất kết cấu hạt thô trên các loại đá chủ yếu là sa thạch Pocfirit Spilit, nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn trên các loại đá phiến thạch sét, diệp thạch, nhóm Feralit phát triển trên đá vôi và biến chất của đá vôi. Đất đai Hoà Bình có độ màu mỡ cao thích hợp với nhiều loại cây trồng. Với hàng trăm ngàn ha đất gồm các lô đất liền khoảnh có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau nhất là trồng rừng, trồng cây công nghiệp. Phần đất trống, đồi núi trọc khó phát triển nông nghiệp và trồng rừng có diện tích khá lớn thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng các khu công nghiệp. - Tài nguyên nước: tỉnh Hoà Bình có mạng lưới sông, suối phân bổ khắp trên tất cả các huyện, thành phố. Nguồn cung cấp nước lớn nhất của Hòa Bình là sông Đà chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn với tổng chiều dài 151km. Hồ sông Đà với diện tích mặt nước khoảng 10.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3 ngoài nhiệm vụ cung cấp điện cho Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và cung cấp nước cho vùng Đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, Hòa Bình còn có 2 con sông lớn nữa là sông Bôi và sông Bưởi cùng khoảng 1.800 ha ao hồ, đầm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là nơi trữ nước, điều tiết nước và nuôi trồng thuỷ sản tốt. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm ở Hoà Bình cũng có trữ lượng khá lớn chủ yếu được khai thác để sử dụng trong sinh hoạt. Chất lượng nước ngầm ở Hoà Bình được đánh giá là khá tốt, không bị ô nhiễm. Đây là một tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ và khai thác hợp lý. - Tài nguyên rừng: diện tích rừng Hoà Bình đạt độ che phủ là 44% diện tích tự nhiên, tương đương 206.104 ha. Trong đó rừng tự nhiên 127.882 ha, rừng trồng 78.222 ha với nhiều loại gỗ, tre, bương, luồng; cây dược liệu quý như: Dứa dại, Xạ đen, củ Bình Vôi… Ngoài các khu rừng phòng hộ, phần lớn diện tích rừng trồng thuộc các dự án trồng rừng kinh tế hiện nay đã đến kỳ khai thác và tiếp tục được trồng mới mở rộng diện tích, hứa hẹn khả năng xây dựng các nhà máy chế biến quy mô lớn. - Tài nguyên khoáng sản: Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, một số khoáng sản đã được tổ chức khai thác như: Amiăng, than, nước khoáng, đá vôi… Đáng lưu ý nhất là đá, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn. Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3. Đá granit trữ lượng 8,1 triệu m3. Đá vôi: trên 700 triệu tấn. Sét 8,935 triệu m3. Đôllomit, Barit, cao lanh có trữ lượng lớn, trong đó còn có một số mỏ chưa xác định rõ về trữ lượng. Vàng xa khoáng. Sắt: tổng trữ lượng khoảng 680 nghìn tấn. Than đá: 982 nghìn tấn cấp C1. Nước khoáng Kim Bôi. Ngoài ra còn có nhiều mỏ khoáng sản đa kim: đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimon, pyrit, photphorit... có trữ lượng ở các mức độ khác nhau. Thế mạnh về khoáng sản của tỉnh là đá để sản xuất vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất ximăng, nước khoáng khai thác với quy mô công nghiệp. - Tài nguyên du lịch thiên nhiên: tỉnh Hoà Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú, đa dạng, bao gồm các sông, hồ, suối nước khoáng, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Hoà Bình có hệ thống sông suối phong phú, với các sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi. Ngoài ra tỉnh còn có số lượng các hồ, đầm khá lớn, góp phần quan trọng cho việc điều hoà khí hậu trên địa bàn, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng. Có ý nghĩa nhất đối với du lịch Hoà Bình là hồ Hoà Bình với diện tích mặt nước khoảng 10.000 ha. Với dung tích nước lớn và hơn 40 đảo nổi trong hồ, đây là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ sản, du lịch tham quan, du lịch sinh thái. Nguồn nước khoáng phong phú cũng là thế mạnh đối với việc phát triển du lịch của Hoà Bình. Trong đó đáng kể nhất là suối nước khoáng Kim Bôi thuộc địa phận xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Cho đến nay, đã phát hiện được 3 điểm nước khoáng phân bố quanh rìa khối granit Kim Bôi là Mớ Đá, Quy Hoà, Sào Bảy thuộc hai nhóm nước khoáng Bicacbonat, Sunfat canxi nguồn gốc hoà tan. Các khu vực có đa dạng sinh học cao, có giá trị đối với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hoà Bình bao gồm khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Pù Luông (chung với Thanh Hoá), Phu Canh, Ngọc Sơn, Vườn Quốc Gia Cúc Phương (chung với Ninh Bình và Thanh Hoá), Vườn Quốc Gia Ba Vì (chung với Hà Tây) và khu bảo tồn đất ngập nước lòng hồ Hoà Bình. - Tài nguyên du lịch nhân văn: có 158 di tích (mật độ 3,4 di tích /100 km2) các loại được đưa vào danh mục di tích gồm có 80 di tích khảo cổ, 44 di tích lịch sử văn hoá và 34 di tích thắng cảnh. Trong đó có 31 di tích đã được Bộ Văn Hoá - Thông tin công nhận và cấp bằng xếp hạng, 6 di tích xếp hạng đặc biệt quan trọng đối với tỉnh. Địa bàn tỉnh Hoà Bình là nơi cư trú của 6 dân tộc anh em (Mường, Kinh, Thái, Tày, H'Mông, Dao), trong đó 69% là người dân tộc ít người. Đây là yếu tố tạo nên sự đa dạng, nét độc đáo của văn hoá các dân tộc ở Hoà Bình - sức hấp dẫn chủ yếu đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Nét độc đáo của văn hóa các dân tộc ít người Hoà Bình thể hiện qua hình thức quần cư và kiến trúc nhà ở, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật múa hát, thi ca, trang phục, nghề thủ công truyền thống... Trên địa bàn tỉnh Hoà Bình hiện nay có một số bản làng khai thác phục vụ du lịch như bản Giang Mỗ - huyện Cao Phong (dân tộc Mường), bản Văn, bản Lác, Bản Tòng - huyện Mai Châu (dân tộc Thái)... 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình. 1.2.1. Kinh tế. - Tăng trưởng kinh tế: Trong giai đoạn 2001 - 2005, tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP) của tỉnh đạt mức khá cao, bình quân 5 năm là 7,9 %/năm, cao hơn nhiều so với thực hiện giai đoạn 1996 - 2000 là 7,4%/năm và xấp xỉ mục tiêu đề ra trong quy hoạch (phê duyệt năm 2001) là 8%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, các ngành kinh tế đều tăng trưởng khá và ổn định. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ còn thấp so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong các năm 2006 - 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,5%/năm. Giá trị của GDP tăng dần qua các năm. Năm 2000, giá trị của GDP toàn tỉnh là 1.585 tỷ đồng, con số này đã tăng mạnh qua các năm và đến năm 2005, tổng GDP là 2.133,8 tỷ đồng gấp 1,3 lần so với năm 2000. Năm 2007, giá trị GDP là 2.826 tỷ đồng, chỉ trong hai năm 2006, 2007 giá trị GDP đã tăng 1,3 lần bằng với số lần tăng trong 5 năm giai đoạn 2000 -2005. Đây là những thành công đáng kể của tỉnh Hoà Bình trong việc phát triển kinh tế xã hội theo những mục tiêu đề ra. Bảng 1.1 : Quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2005 2007 Tốc độ tăng trưởng (%) 2001-2005 2006-2007 Tổng GDP- giá 1994 1.585,0 2.133,8 2.826,0 7,9 10,5 1. Nông lâm ngư nghiệp 818,1 1.090,2 1.214,4 5,9 5,5 2. Công nghiệp - xây dựng 263,5 572,4 781,1 16,8 16,8 3. Dịch vụ 503,4 651,2 830,5 5,3 12,9 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình 2006, 2007. Bảng 1.2: Quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế theo thành phần kinh tế. Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2005 2007 Tốc độ tăng trưởng (%) 2001-2005 2006-2007 Tổng GDP, giá 1994 1.580,5 2.313,8 2.826,0 7,9 10,5 1. Khu vực KT trong nước 1.577,4 2.283,4 2.771,8 7,7 10,2 - Nhà nước 447,5 616,0 780,6 6,6 12,6 - Tập thể 4,2 16,3 32,5 44,6 11,2 - Tư nhân và cá thể 1.125,7 1.641,1 1.958,7 7,8 9,2 2. Khu vực có vốn ĐTNN 7,6 30,4 54,2 31,8 33,6 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình 2006, 2007. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, đã có những cải thiện trong cơ cấu của từng ngành sản phẩm, cơ cấu thành phần kinh tế, xuất hiện những sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến hơn trong công nghiệp, dịch vụ ; chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp cũng có những bước tiến nhất định. Về cơ cấu theo thành phần kinh tế, tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm, khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhưng sự chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn quá nhỏ. Năm 2000, tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước là 30,4 %, nhưng đã giảm dần qua các năm và năm 2005 là 28,2 %. Khu vực kinh tế tư nhân và cá thể tăng mạnh trong tổng giá trị GDP, năm 2000 là 1.256,1 tỷ đồng, năm 2005 là 2.433,8 tỷ đồng và đạt giá trị 3.612,4 vào năm 2007. Bảng 1.3: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế. Chỉ tiêu 2000 2005 2007 Tổng GDP, tỷ đồng, giá thực tế 1.824,5 3.525,5 5.267,5 1. Khu vực kinh tế trong nước 1.816,7 3.471,7 5.175,6 - Nhà nước 554,8 998,7 1.504,4 - Tập thể 5,7 39,2 58,8 - Tư nhân và cá thể 1.256,1 2.433,8 3.612,4 2. Khu vực có vốn ĐTNN 7,8 51,1 94,2 Cơ cấu % 100,0 100,0 100,0 1. Khu vực KT trong nước 99,6 98,5 98,2 - Nhà nước 30,4 28,3 28,2 - Tập thể 0,3 1,1 1,1 - Tư nhân và cá thể 68,8 69,1 68,5 2. Khu vực có vốn ĐTNN 0,4 1,5 1,8 Nguồn: Xử lý từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình 2006, 2007 1.2.2. Xã hội. - Dân số: Năm 2008, dân số Hoà Bình khoảng 830.000 người. Tốc độ tăng dân số chung tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2001 - 2005 khá thấp chỉ khoảng 1,01 %/năm; tuy nhiên trong các năm 2006 - 2007 tỷ lệ này tăng lên bình quân 1,19 %/năm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm từ 1,92% năm 2000 xuống còn 1,14% năm 2005 nhưng lại tăng lên 1,18% năm 2007. Bảng 1.4: Hiện trạng dân số tỉnh Hoà Bình Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2007 Tốc độ TT (%) 2001-2005 2006-2007 1. Dân số trung bình ngàn người 770,26 810,13 829,5 1,01 1,19 - Mật độ dân số người/km2 164 173 177 - Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,32 1,14 1,18 2. Dân số đô thị ngàn người 102,9 124,4 125,8 3,87 0,54 - Tỷ lệ đô thị hoá % 13,4 15,4 15,2 3. Dân số nông thôn ngàn người 667,4 685,7 703,8 0,54 1,31 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình 2006, 2007. Phân bố dân cư: là tỉnh miền núi nhưng mật độ dân số Hoà Bình khá cao, khoảng 177 người/km2 (năm 2007) (mật độ dân số cả nước năm 2008 là 260 người/km2). Trên địa bàn tỉnh, địa phương có mật độ dân số cao nhất là thành phố Hoà Bình 643,4 ngườì/km2 (tính riêng các phường nội thị khoảng 1.200 người/km2), địa phương có mật độ dân số thưa nhất là huyện vùng cao Đà Bắc 64,0 người/km2, các huyện lớn và đông dân như Kim Bôi 209,4 người/km2. Phân bố dân cư giữa khu vực thành thị (các phường nội thị thành phố Hoà Bình, các thị trấn trung tâm huyện lỵ) với khu vực nông thôn, giữa các huyện vùng thấp với các huyện vùng cao có sự chênh lệch rất lớn. Khu vực thành thị đất chật người đông, khu vực nông thôn mà đặc biệt là vùng núi cao huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn dân cư ít, phân tán. Do đặc điểm phân bố dân cư mang tính đặc thù của khu vực nông thôn miền núi và các yếu tố liên quan khác dẫn đến phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này gặp nhiều khó khăn; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất… suất đầu tư cao hơn các vùng khác, rủi ro cao, hiệu quả hạn chế. Nguồn nhân lực và trình độ lao động: Trong thời gian gần đây, số lao động khu vực nông - lâm – ngư nghiệp của tỉnh Hoà Bình vẫn tăng về giá trị tuyệt đối, tuy nhiên trong cơ cấu lao động tỷ trọng lao động khu vực nông – lâm - ngư nghiệp đã giảm, nhưng vẫn còn khá cao chiếm 83,7% lao động của tỉnh. Lao động trong khu vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng nhanh cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong cơ cấu lao động, nhất là trong khu vực công nghiệp. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp vẫn còn rất thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh mặc dù tăng nhanh từ 14,8% năm 2005 lên 22% năm 2007 nhưng vẫn còn thấp so với mức bình quân chung cả nước (30% lao động qua đào tạo). Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu lao động tỉnh Hoà Bình. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2007 Nhịp độ TT 2005-2007 (%) 1. Dân số trong độ tuổi lao động Ngàn người 523,4 543,5 3,8 - % so tổng dân số % 64,6 65,5 2. Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Ngàn người 521,2 536,3 2,9 - % so dân số trong độ tuổi lao động % 99,6 98,7 3. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm Ngàn người 3,1 3,9 25,8 4. Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 14,8 22,0 Nguồn niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình 2005, 2007 2. Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hòa Bình. 2.1. Vài nét về hoạt động đầu tư phát triển tại tỉnh Hoà Bình. 2.1.1. Cơ chế chính sách hoạt động đầu tư của tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua. Trong giai đoạn vừa qua, tỉnh Hoà Bình đã thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư … nhằm tạo môi trường và sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư; loại bỏ sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, có chính sách tôn vinh những người sản xuất, kinh doanh giỏi. Hoạt động cấp giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, cấp ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp đã được cải tiến theo hướng rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Tỉnh đã tiến hành đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp ngoài Quốc doanh, triển khai các chính sách thu hút đầu tư, thực hiện cải cách hành chính, đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá có giá trị kinh tế cao… Nhằm thu hút các nhà đầu tư, từ năm 2002 tỉnh đã ban hành hàng loạt các chính sách, chủ trương ưu đãi như: Các chủ đầu tư có quyền lựa chọn vị trí, diện tích đất xin thuê hoặc giao, tỉnh hỗ trợ về kết cấu hạ tầng, xây dựng đường điện, hệ thống cấp thoát nước đến hàng rào nhà máy, hỗ trợ kinh phí đào tạo, tư vấn quy trình và rút ngắn thủ tục, thời gian cấp giấy phép cho các chủ đầu tư… Là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế bởi lợi thế về tài nguyên, du lịch, lực lượng lao động dồi dào… tuy nhiên Hoà Bình vẫn là tỉnh nghèo, hàng năm ngân sách Trung Ương phải bổ sung trên 80%. Để thay đổi bộ mặt của tỉnh, Hoà Bình đã thực hiện chủ trương “trải thảm đỏ để thu hút đầu tư”. Năm 2002, Tỉnh uỷ Hoà Bình ra thông báo về tăng cường thu hút đầu tư, theo đó UBND tỉnh ra quyết định cụ thể hoá chủ trương ưu đãi và thủ tục cấp phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để thu hút đầu tư, tỉnh đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, thực hiện phân cấp quản lý trong xây dựng các cụm công nghiệp, đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng… gắn với việc qui định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư. Các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư tại các vùng kinh tế động lực, địa bàn trọng điểm, ưu tiên cho các dự án phát triển thương mại du lịch, thu hút nhiều lao động. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giúp việc cấp giấy phép, quản lý và theo dõi các doanh nghiệp sau cấp phép được chặt chẽ, nhanh chóng.. Ưu tiên đào tạo cán bộ trực tiếp làm công tác thu hút đầu tư và lao động kỹ thuật có trình độ cao nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế; hoạt động xúc tiến đầu tư đã được đa dạng hoá. Tỉnh đã xác định lĩnh vực ưu tiên và địa bàn trọng điểm, xây dựng danh mục dự án gọi vốn đầu tư, thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư… để nâng cao chất lượng thực hiện dự án và hiệu quả thu hút đầu tư. Các thủ tục về thuế được đơn giản hoá trong tất cả các khâu như cấp mã số thuế, cấp và bán hoá đơn. tiếp nhận và xử lý tờ khai thuế… Tỉnh cũng chú trọng đến công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng trước các khu tái định cư gắn với quy hoạch khu dân cư đô thị. Tuy tiến độ xây dựng hạ tầng còn chậm, việc đền bù giải phóng mặt bằng một số nơi gặp nhiều khó khăn nhưng các nhà đầu tư bước đầu đã khai thác được tiềm năng lợi thế của tỉnh, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, tăng năng lực sản xuất, kim ngạch xuất khẩu - nhập khẩu, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người lao động. 2.1.2.Vốn và cơ cấu nguồn vốn trong đầu tư phát triển tại tỉnh Hoà Bình. Tình hình đầu tư phát triển tại tỉnh Hoà Bình trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến. Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, nhờ đó vốn đầu tư phát triển trên địa bàn của tỉnh tăng khá nhanh, bình quân giai đoạn 2001 – 2007, tốc độ tăng tổng vốn đầu tư đạt 29,2 %/năm (theo giá thực tế). Tỷ lệ tăng vốn đầu tư so với GDP tăng từ 24,6% năm 2000 lên 61% năm 2005 và khoảng 51,2% năm 2007. Tổng vốn đầu tư xã hội trong giai đoạn 2000 – 2009 đã tăng khá nhanh. Từ năm 2000, tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 740,981 tỷ đồng, đã tăng lên 2.143,856 tỷ đồng vào năm 2005, và năm 2008, 2009 thì con số này là 3.242 tỷ đồng và 3.801 tỷ đồng. Nhìn chung tổng vốn đầu tư xã hội cứ năm sau tăng hơn năm trước khoảng 1,2 lần. Biểu đồ 1.1: Tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2000 - 2009 Nguồn: Xử lý từ báo cáo hoạt động đầu tư hàng năm. Nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh Hoà Bình ngày càng đa dạng hơn trước... Tổng vốn đầu tư xã hội trong 5 năm 2001 - 2005 khoảng 7.182 tỷ đồng (bình quân mỗi năm 1.436 tỷ đồng), vốn ngân sách địa phương quản lý 2.440 tỷ đồng; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước 254 tỷ đồng, vốn dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh ước tính 2.770 tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 163 tỷ đồng, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 249 tỷ đồng. Quy mô vốn đầu tư gia tăng hơn trước, tuy nhiên vốn đầu tư từ ngân sách vẫn chiếm tỷ trọng cao khoảng 52,1 % tổng vốn đầu tư xã hội (chứng tỏ nội lực của tỉnh còn yếu). Nguồn vốn Ngân sách chủ yếu được dùng để phát triển kết cấu hạ tầng ngành công nghiệp, hạ tầng giao thông, nông nghiệp nông thôn và giáo dục y tế. Các Chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ có mục tiêu và các dự án trọng điểm. Nguồn vốn của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn, đứng thứ hai về quy mô vốn so với các nguồn vốn khác. Nguồn vốn này tập trung đầu tư vào các dự án công nghiệp, chăn nuôi, một số các dự án ứng dụng công nghệ mới. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là một nguồn vốn mới của tỉnh, tỷ trọng còn nhỏ, tuy nhiên vẫn đóng một vai trò quan trọng, những dự án FDI thường tập trung vào khu du lịch sinh thái, và các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm xuất khẩu… Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước khá cao và tăng dần. Đầu tư từ khu vực dân doanh tăng khá nhanh, tuy nhiên có tỷ trọng giảm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không đáng kể. Bảng 1.6: Vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn. Đơn vị: Tỷ đồng (giá thực tế) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Tốc độ TT (%) 2001-2007 Tổng vốn đầu tư phát triển 448,2 2148,2 2696,7 29,2 I. Vốn nhà nước 211,9 1557,5 2235,0 40,0 1. Vốn ngân sách nhà nước 161,7 846,2 1257,1 34,0 - Ngân sách trung ương 45,9 253,3 187,0 22,2 - Ngân sách địa phương 115,8 592,9 1070,1 37,4 2.Vốn tín dụng 48,3 658,5 902,9 51,9 3.Vốn tự có của doanh nghiệp 1,9 52,7 75,0 69,4 II. Vốn ngoài quốc doanh 236,3 486,7 460,0 10,0 III. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1,0 1,4 1,7 29,2 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 2.2. Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình. 2.2.1.Đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư và sự chủ động trong phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh Hoà Bình là một tỉnh gần với thủ đô Hà Nội, đường giao thông thuận lợi, có nhiều tiềm năng kinh tế, nhưng hiện nay nội lực của tỉnh vẫn còn yếu. Hàng năm, một lượng lớn vốn Ngân sách Nhà nước giao cho tỉnh để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tuy nhiên nguồn vốn đó chưa đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế mà tỉnh đặt ra. Do đó, để đạt được tốc độ phát triển kinh tế trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm đã đặt ra (đạt tốc độ phát triển kinh tế từ 12% - 14%/năm) tỉnh cần phải có một lượng vốn lớn. Nhưng lượng vốn đầu tư Ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỷ trọng còn nhỏ không đủ lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, hơn nữa thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế, có thể trong những năm tới nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể bị giảm sút. Do đó, nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp trong nước là nguồn vốn cần thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện giờ của tỉnh. Để đáp ứng mục tiêu phát triển giai đoạn tới thì tỉnh cũng cần có một nội lực vững mạnh, chủ động trong đầu tư, không phải phụ thuộc vào vốn ngân sách, sự ràng buộc của nguồn vốn ODA, hay sự không ổn định từ vốn FDI thì nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong nước chính là nguồn vốn an toàn và đủ mạnh để tỉnh tạo được thế chủ động trong phát triển kinh tế xã hội. 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Là một tỉnh có nền kinh tế phát triển kém hơn so với mặt bằng chung của cả nước, trong những năm vừa qua Hoà Bình chủ yếu là phát triển các ngành nông nghiệp và các dịch vụ nhỏ lẻ. Trong khoảng thời gian từ năm 1991- 2000, tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp từ chỗ chiếm 54,7% so với GDP năm 1991 đã giảm xuống 54,0% vào năm 1995 và còn 48,4% năm 2000, đến năm 2007 con số này là 43%. Điều này cho thấy, ngành nông - lâm - ngư nghiệp vẫn còn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Hoà Bình tuy tỷ trọng của ngành trong GDP có phần giảm sút. Sau 10 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, GDP ngành dịch vụ đang dần tăng lên, dần trở thành một hướng ưu tiên đầu tư của tỉnh. Năm 1991, tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ là 21,7 % đã tăng dần lên 29,7% và 31,2% vào những năm 1995 và 2000, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng trung bình 1,03%. Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP chưa ổn định, chiếm 23,6 vào năm 1991 nhưng giảm xuống chỉ còn 16,3% vào năm 1995 và tăng lên 17% trong năm 2000. Để bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế của các tỉnh bạn, Hoà Bình cần phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Chính vì lý do đó nên từ năm 2000 cho đến na._.y, tỉnh có chủ trương tập trung phát triển ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng công nghiệp lên 23 - 24%, dịch vụ 14% trong những năm tới thì cần có sự tham gia đầu tư hơn nữa của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước. Vì địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt nhiều, các nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi đầu tư vào Hoà Bình những dự án có quy mô lớn. Do đó, để có thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra thì tỉnh cần phải thu hút doanh nghiệp trong nước vào đầu tư với những dự án vừa và nhỏ, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, bước đầu tạo tiền đề kinh tế để phát triển công nghiệp nặng, dịch vụ, đồng thời tạo ra được mặt hàng công nghiệp mũi nhọn làm đòn bẩy cho kinh tế phát triển. Từ đó sẽ tiến hành chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 2.2.3. Tạo việc làm, nâng cao đời sống ngưòi lao động. Lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 83,6% dân số lao động, chiếm đại bộ phận dân cư, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 5,7% và lao động trong ngành dịch vụ chiếm 10,7%. Do đại bộ phận dân số của tỉnh sống bằng nghề nông, nên sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tuy không đóng góp nhiều cho Ngân sách nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giải quyết việc làm và giữ gìn ổn định xã hội. Tuy nhiên đời sống nông dân còn nhiều khó khăn, số lượng lao động thất nghiệp mùa vụ lớn, kết quả sản xuất còn chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ. Để giải quyết việc làm cho người lao động, và nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân thì việc chuyển lao động từ ngành nông – lâm – ngư nghiệp sang lao động ngành công nghiệp và dịch vụ là cần thiết. Muốn có được điều đó thì tỉnh phải có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay, tỉnh đang phấn đấu bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 16.000 lao động, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt khoảng 85%; tỷ lệ thất nghiệp đô thị giảm còn 4,8%. Tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi lao động phải có trình độ, kiến thức để nắm bắt các quy trình sản xuất phức tạp, trong khi đó, lao động ở tỉnh Hoà Bình lại chủ yếu là chưa qua đào tạo, khó đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế sự đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào địa bàn tỉnh là rất cần thiết, khi các doanh nghiệp trong nước tiến hành đầu tư, một mặt góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh, mặt khác còn góp phần tạo việc làm nâng cao đời sống của người dân, tăng thu nhập cho người dân. 2.2.4. Khai thác tiềm năng của tỉnh Hoà Bình. Hoà Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng về khai thác khoáng sản và du lịch sinh thái. Nhưng hiện nay, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này rất ít và hoạt động hầu như không có hiệu quả. Điều này làm Hoà Bình mất đi một lợi thế lớn, không có cơ hội quảng bá hình ảnh của mình với bạn bè trong và ngoài nước. Mất đi cơ hội tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp và tỉnh cũng mất đi một khoản thu ngân sách đáng kể. Hiện tỉnh chỉ có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá, đất sét và nước khoáng. Một lượng lớn tài nguyên khoáng sản của tỉnh chưa được khai thác cao lanh, sắt, quặng đa kim… Cảnh quan thiên nhiên, những hang động nhũ đá cần được khai thác mạnh để phục vụ du lịch. Những doanh nghiệp nước ngoài ít có cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này, do ảnh hưởng của vùng ATK và những quy định trong khai thác khoáng sản của Chính phủ. Vì thế, để có thể tận dụng được hết tiềm năng của tỉnh thì cần phải có sự đầu tư của các doanh nghiệp trong nước. Đẩy mạnh hoạt động thu hút các doanh nghiệp trong nước vào lĩnh vực này thì tỉnh sẽ có nhiều nguồn lực để phát triển hơn nữa. Cùng với các doanh nghiệp trong nước xây dựng một bộ mặt mới cho tỉnh, thu hút khách du lịch, quảng bá hình ảnh của tinh. 3. Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình. 3.1. Cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước tại tỉnh Hoà Bình. 3.1.1. Về thủ tục hành chính. Về thủ tục cấp giấy phép đầu tư: tỉnh đã tiến hành cải cách, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư trong nước, chủ đầu tư chỉ làm thủ tục (từ khâu tiếp xúc hình thành dự án, cấp giấy phép đầu tư) và nhận kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hoà Bình. Thủ tục cấp giấy phép đầu tư và triển khai dự án được qui định như sau: 1/ Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hoà Bình theo nguyên tắc “một cửa, một đầu mối”. Các Sở, ban, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý các dự án nêu trên theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục liên quan trong quá trình cấp phép đầu tư được phổ biến đến các nhà đầu tư có nhu cầu và được niêm yết công khai tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để tiện cho việc quản lý và giải quyết. 2/ Thời gian cấp phép đầu tư: kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án hợp lệ (không tính thời gian nhà đầu từ phải sửa đổi bổ sung hồ sơ), thời gian cấp phép đầu tư được quy định như sau: - Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án đăng ký cấp giấy phép đầu tư. - Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án thẩm định cấp giấy phép đầu tư (đối với dự án cần xin ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương thời gian cấp giấy phép đầu tư không quá 35 ngày làm việc). 3/ Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tiếp xúc với các nhà đầu tư, cung cấp thông tin, giới thiệu địa điểm đối với các vị trí đất trong quy hoạch; các vị trí khác thống nhất với Sở Xây dựng, Sở Địa chính và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Tìm hiểu nguyện vọng nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư có nguyện vọng đầu tư, Sở Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm lập văn bản xác nhận dự án đầu tư, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định và hướng dẫn các nhà đầu tư làm các thủ tục tiếp theo. 4/ Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án. Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ dự án theo quy định, nghiên cứu, đề xuất, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh (đối với Dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép); Không quá 03 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ đầu tư (đối với dự án thẩm định cấp giấy phép) phải chuyển hồ sơ kèm theo bản đề nghị tới các cơ quan liên quan xem xét và cho ý kiến thẩm định. 5/ Các cơ quan liên quan có trách nhiệm xem xét và cho ý kiến thẩm định bằng văn bản gửi Sở Kế hoạch và đầu tư trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ dự án do Sở Kế hoạch và đầu tư chuyển đến. Quá thời hạn trên, nếu không có ý kiến bằng văn bản, được xem như đã đồng ý . Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ thời hạn quy định để các cơ quan có liên quan gửi ý kiến thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt cấp giấy phép đầu tư hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền cho phép. 6/ Đối với các dự án xin ý kiến các Bộ, Ngành Trung ương thời gian xem xét cấp phép đầu tư không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương (nếu có). 7/ Đối với trường hợp điều chỉnh, bổ sung giấy phép đầu tư. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ dự án theo quy định, Sở Kế hoạch và đầu tư tổ chức thẩm tra trình Uỷ ban nhân dân tỉnh. Chậm nhất là 10 ngày làm việc, Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyết dịnh điều chỉnh, bổ sung giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư. Trường hợp điều chỉnh bổ sung giấy phép đầu tư làm cho dự án vượt mức được phân cấp, Sở Kế hoạch và đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thoả thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định điều chỉnh. Trong cả 2 trường hợp nêu trên, sau 05 ngày làm việc, kể từ khi hết thời hạn quy định nhưng giấy phép điều chỉnh, bổ sung chưa được cấp, Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ nhiệm cho Sở Kế hoạch và đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết lý do. 8/ Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký nhân sự của nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và đầu tư phải cấp giấy phép xác nhận đăng ký nhân sự cho nhà đầu tư. - Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ do Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển đến, Công an tỉnh có trách nhiệm cấp giấy phép khắc dấu cho nhà đầu tư theo quy định. - Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ do Sở Kế hoạch và đầu tư chuyển đến, Ngân hàng giao dịch hoàn chỉnh việc đăng ký tài khoản cho nhà đầu tư. Về thủ tục thuê đất: trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ thuê đất hợp lệ, Sở Địa chính lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về thủ tục cấp chứng chỉ quy hoạch: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ), Sở Xây dựng cấp chứng chỉ quy hoạch. Về thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng: trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thuê đất, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan để thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng và lập phương án đền bù, giải phóng mặt bằng gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhà đầu tư chuyển đủ tiền đền bù cho Hội đồng giải phóng mặt bằng, hội đồng giải phóng mặt bằng phải tổ chức bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư. Về thủ tục thẩm tra thiết kế kỹ thuật công trình: trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do chủ đầu tư chuyển đến (không kể thời gian chủ đầu tư điều chỉnh, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu), Sở Xây dựng và các Sở chuyên ngành có quản lý xây dựng phải thẩm định xong thiết kế kỹ thuật dự toán, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định. Về thủ tục phòng chống cháy nổ: trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký môi trường và phòng chống cháy nổ, các cơ quan quản lý chuyên ngành xem xét, giải quyết. 3.1.2. Các chính sách ưu đãi đầu tư. Để tăng cường thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào địa bàn tỉnh, ngày 25 tháng 11 năm 2002 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định số 31/2002/QĐ-UB về việc ưu đãi đầu tư và thủ tục cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và dự án đầu tư trong nước vào tỉnh Hoà Bình. Nội dung của quyết định quy định về những ưu đãi mà nhà đầu tư trong nước (thực hiện bằng nguồn vốn tự huy động, không thuộc vốn ngân sách nhà nước và vốn tín dụng ưu đãi do tỉnh quản lý) được ưu đãi khi tiến hành đầu tư vào địa bàn tỉnh Hoà Bình. - Chủ đầu có quyền lựa chọn vị trí, diện tích thuê đất phù hợp với quy hoạch, mục đích sử dụng đất của tỉnh và giấy phép đầu tư. - Được hưởng giá thuê đất thấp nhất theo khung giá tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh và điều kiện miễn giảm theo quy định của Bộ Tài chính. - Được chậm nộp tiền thuê đất, thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước trong thời gian 05 năm đầu kể từ khi phải nộp theo hợp đồng - Được ngân sách tỉnh cấp, hỗ trợ số tiền tương đương số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách (không được hoàn) trong 03 năm đầu kể từ khi phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và 50% trong 03 năm tiếp theo. - Được xem xét hỗ trợ xây dựng đường điện, hệ thống cấp, thoát nước và đường giao thông đến hàng rào nhà máy hoặc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khác với mức tối đa không quá 3 tỷ đồng cho 1 dự án (hỗ trợ theo tiến độ bằng các khoản thuế thực nộp ngân sách tỉnh của nhà đầu tư hàng năm), đối với các dự án có một trong các điều kiện sau: + Sản xuất hàng hoá để xuất khẩu có giá trị xuất khẩu trên 1 triệu USD/năm (tính trong thời gian 03 năm đầu kể từ khi dự án đưa vào sản xuất kinh doanh). + Có tổng mức đầu tư lần đầu (đã được quyết toán hoặc kiểm toán) từ 2,5 triệu USD trở lên đối với dự án đầu tư trong nước. + Sử dụng lao động trung bình trong năm theo hợp đồng lao động từ 500 người trở lên (tính trong thời gian 03 năm đầu kể từ khi dự án đưa vào sản xuất kinh doanh). + Có số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách tỉnh trên 300 triệu đồng/năm (tính trong thời gian 03 năm đầu kể từ khi dự án đưa vào sản xuất kinh doanh) - Được hỗ trợ một lần kinh phí đào tạo nghề cho lao động có hộ khẩu ở địa phương được sử dụng vào dự án với mức 300.000 đồng/người (lao động phải có chứng chỉ đào tạo), đối với các dự án có một trong các điều kiện sau: + Các dự án sử dụng từ 100 lao động trở lên, trong đó có trên 50% là lao động địa phương, + Có tỷ lệ hàng hoá sản xuất để xuất khẩu trên 80% so với sản lượng hàng năm của doanh nghiệp. + Dự án phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh. 3.1.3. Những ưu đãi về thuế. Cuối năm 2008, tỉnh đã ban hành quyết định 03/2008/QĐ-UBND về ưu đãi đầu tư, đề cập đến những ưu đãi mà các doanh nghiệp được hưởng khi tiến hành đầu tư vào tỉnh Hoà Bình. Hoà Bình là tỉnh có nhiều vùng thuộc khu vực đặc biệt khuyến khích đầu tư nên nhà đầu tư sẽ được hưởng những ưu đãi sau: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 28%. Các nhà đầu tư được ưu đãi áp dụng mức thuế suất 10%, 15%, 20% với từng thời hạn tương ứng là 10 năm, 12 năm, 15 năm tuỳ vào từng lĩnh vực và địa bàn đầu tư. Thời hạn miễn tiền thuê đất 3 năm, 7 năm, 9 năm, 15 năm và cả đời dự án tuỳ vào lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư. * Những ưu đãi đối với dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hoà Bình. Các nhà đầu tư ngoài việc được hưởng những ưu đãi chung của tỉnh đối với các dự án đầu tư trong nước, thì khi tiến hành đầu tư vào địa bàn thành phố Hoà Bình sẽ được hưởng những uu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê dất, thuê mặt nước. Bảng 1.7: Ưu đãi đầu tư tại thành phố Hoà Bình STT Lĩnh vực Thuế thu nhập doanh nghiệp (NĐ 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007) Tiền thuê đất, thuê mặt nước (NĐ 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005) Thuế suất (%) Thời hạn áp dụng (năm) Thời hạn miễn (năm) Thời hạn giảm 50% (năm) Thời hạn miễn (năm) 1 Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư 28 2 2 2 Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục B 20 10 2 3 3 3 Cơ sở mới thành lập từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực danh mục A 10 15 4 9 7 4 Cơ sở KD đang hoạt động có dự án đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất mới 28 1 2 5 Cơ sở KD đang hoạt động có dự án đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề thuộc danh mục B 20 1 4 3 6 Cơ sở KD đang hoạt động có dự án đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề thuộc danh mục A 10 2 3 7 Nguồn: Quyết định 03/2008/QĐ-UBND Các cơ sở kinh doanh mới được thành lập từ dự án được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 28%, được miễn giảm thuế trong 2 năm đầu và giảm 50% mức thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm tiếp theo. Các cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục A, sẽ được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%, áp dụng trong 15 năm, thời gian miễn là 4 năm, thời hạn giảm 50% là 9 năm và được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước là 7 năm. Tương tự, đối với các cơ sở kinh doanh sẽ được hưởng những mức ưu đãi khác nhau tuỳ thuộc vào hình thức hoạt động của cơ sở kinh doanh đó. * Những ưu đãi đối với dự án đầu tư vào các huyện và các khu công nghiệp. Các dự án đầu tư vào các huyện và các khu công nghiệp được chia thành hai danh mục địa bàn ưu đãi. Đối với dự án đầu tư vào huyện Đà Bắc và huyện Mai Châu: đây là hai huyện có địa hình đồi núi cao, chia cắt phức tạp, đường giao thông đi lại khó khăn nên các dự án đầu tư vào vào hai huyện này được hưởng mức ưu đãi khá cao. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư sẽ được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 15 năm. Thời gian miễn thuế là 4 năm, thời hạn giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp là 9 năm. Thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước là 11 năm. Các cơ sở kinh doanh khác tuỳ vào hình thức và lĩnh vực đầu tư được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thời gian miễn và thời hạn giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau. Đối với dự án đầu tư vào các huyện còn lại của tỉnh và các khu công nghiệp: - Cơ sở kinh doanh được thành lập từ dự án đầu tư mới hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% trong vòng 10 năm, thời hạn miễn và giảm 50% thuế là 2 và 6 năm. Các cơ sở kinh doanh này được miễn tiền thuê đất trong vòng 7 năm. - Cơ sở kinh doanh được thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục B được hường thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15% trong vòng 12 năm, thời hạn miễn thuế là 3 năm. thời hạn giảm 50% là 7 năm. Thời gian miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước là 11 năm Bảng 1.8: Ưu đãi đối với dự án đầu tư vào các huyện và các khu công nghiệp STT Lĩnh vực/Địa bàn Thuế thu nhập doanh nghiệp (NĐ 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007)   Tiền thuê đất, thuê mặt nước (NĐ 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005) Thuế suất (%) Thời hạn áp dụng (năm) Thời hạn miễn (năm) Thời hạn giảm 50% (năm) Thời hạn miễn (năm) I Đối với dự án đầu tư vào huyện Đà Bắc và huyện Mai Châu 1 Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư 10 15 4 9 11 2 Cơ sở KD đang hoạt động có dự án đầu tư 10 2 3 11 3 Cơ sở KD đang hoạt động có dự án đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề thuộc danh mục B 10 4 9 15 4 Cơ sở KD đang hoạt động có dự án đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề thuộc danh mục A 10 4 9 cả đời dự án II Dự án đầu tư vào các huyện còn lại của tỉnh và các khu công nghiệp 1 Cơ sở kinh doanh được thành lập từ dự án đầu tư mới 20 10 2 6 7 2 Cơ sở kinh doanh được thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục B 15 12 3 7 11 Nguồn: Quyết định 03/2008/QĐ-UBND * Những ưu đãi đối với dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Bảng 1.9: Ưu đãi đối với dự án đầu tư mở rộng sản xuất STT Lĩnh vực Thuế thu nhập doanh nghiệp (NĐ 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007) Tiền thuê đất, thuê mặt nước (NĐ 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005) Thuế suất (%) Thời hạn áp dụng (năm) Thời hạn miễn (năm) Thời hạn giảm 50% (năm) Thời hạn miễn (năm) 1 Cơ sở kinh doanh được thành lập từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực danh mục A 10 15 4 9 7 2 Cơ sở KD đang hoạt động có dự án đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề thuộc danh mục B 15 2 3 11 3 Cơ sở KD đang hoạt động có dự án đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề thuộc danh mục A 10 3 7 7 Nguồn: Quyết định 03/2008/QĐ-UBND 3.2. Tình hình phát triển các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình 3.2.1. Sự phát triển về số lượng các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Tính đến ngày 31/12/2008, tỉnh Hoà Bình có 1.464 doanh nghiệp chia ra thành 4 loại hình doanh nghiệp: - Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước địa phương quản lý : 12DN - Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trung ương quản lý : 03 DN - Đơn vị trực thuộc DN 100% vốn nhà nước TW quản lý : 53 DN - Doanh nghiệp dân doanh : 1.396 DN Trong đó: + Doanh nghiệp tư nhân : 185 DN + Công ty TNHH : 697 DN + Công ty cổ phần : 296 DN + Chi nhánh VPĐD : 218 DN Bảng 1.10: Tình hình phát triển của các loại hình doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Loại hình 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số DN Tổng số 38 71 108 122 164 121 210 283 279 1.396 DN tư nhân 15 14 26 21 19 18 29 24 19 185 Cty TNHH 20 45 65 64 82 45 93 126 157 697 Cty cổ phần 0 3 6 14 25 32 40 91 85 296 Chi nhánh VPĐD 3 9 11 23 38 26 48 42 18 218 Vốn điều lệ, vốn đầu tư (tỷ.đ) 28,222 85,651 130,423 175,500 239,898 195,590 443,453 1.215,756 2.374,884 4.889,377 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình. Như ta đã thấy trên bảng 1.10, tổng số các loại hình doanh nghiệp dân doanh hoạt động trên địa bàn tăng dần qua các năm. Từ chỗ năm 2000 chỉ có 38 doanh nghiệp dân doanh mới được cấp giấy đăng ký kinh doanh, thì mỗi năm sau đó số doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký kinh doanh ngày càng nhiều lên, năm 2004 có 164 doanh nghiệp, năm 2007 có 283 doanh nghiệp và năm 2008 là 279 doanh nghiệp. Trong số các loại hình doanh nghiệp dân doanh thì công ty TNHH và Công ty Cổ phần là những loại hình doanh nghiệp có số lượng tăng nhiều và nhanh. Số lượng các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn tỉnh (có sử dụng vốn ngân sách và vốn tín dụng của nhà nước) thì hầu như không tăng lên, chỉ có những đơn vị trực thuộc doanh nghiệp 100% vốn nhà nước TW quản lý thì có nhiều đơn vị tiến hành các dự án đầu tư tại đia bàn tỉnh và hình thành cơ sở sản xuất kinh doanh mới. Hoạt động sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đang được tích cực triển khai tại khu vực DNNN thuộc tỉnh quản lý, năm 2008 thực hiện sắp xếp 09 doanh nghiệp, đến nay cơ bản đã hoàn thành 02 doanh nghiệp (trong đó có 01 doanh nghiệp cổ phần hoá, 01 doanh nghiệp chuyển thành công ty TNHH một thành viên). 3.2.2. Sự gia tăng lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Trong những năm gần đây, tuy có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, lạm phát tăng cao, nhưng khu vực kinh tế dân doanh trên địa bàn tỉnh Hoà Bình vẫn phát triển nhanh cả về số lượng và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn đến 31/9/2008 đạt 4.889,377 tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp đạt gần 3,5 tỷ đồng. Năm 2000, tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp chỉ là 28,222 tỷ đồng, con số này ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước khoảng 1,5 lần. Đặc biệt trong năm 2007, tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp dân doanh 1.215,756 tỷ đồng tăng gần 3 lần so với năm 2006 là 553,453 tỷ đồng. Tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp nhà nước do địa phương và Trung ương quản lý đang hoạt động trên địa bàn tỉnh không đáng kể, chỉ có khoảng 16,266 tỷ đồng. Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Năm 2006 tổng doanh thu thực hiện đạt 2.153,44 tỷ đồng, năm 2007 doanh thu đạt 2.350,25 tỷ. Trong đó các doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách 64,312 tỷ đồng vào năm 2006 và 75,451 tỷ đồng năm 2007. Doanh thu và lượng đóng góp cho ngân sách cho tỉnh của các doanh nghiệp có xu hướng ngày càng tăng, dần trở thành một nguồn lực quan trọng trong đầu tư phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn hoạt động còn mang tính tự phát, quy mô còn nhỏ, vốn ít, tài sản cố định không lớn, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh còn hạn chế. Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công tác xây lắp các công trình và buôn bán, dịch vụ tập trung vào các lĩnh vực, ngành nghề có vốn đầu tư ít và thời gian thu hồi vốn nhanh. Việc đầu tư vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, gia công, chế biến nông, lâm sản, mây tre đan, sản xuất vật liệu, xây dựng ngành nghề truyền thống để khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương còn hạn chế. 3.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước phân bổ theo lãnh thổ. Hoà Bình tách khỏi tỉnh Hà Sơn Bình từ năm 1991, trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển. Tỉnh đã có những thành công trong việc thu hút vốn đầu tư, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tỉnh thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 3.3.1. Tại Thành phố Hoà Bình. Thành phố Hoà Bình, nằm ở vị trí thuận lợi, có giao thông đường bộ, đường thuỷ rất phát triển, có đường quốc lộ 6 nối liền Hà Nội – Xuân Mai – Lương Sơn – Thành phố Hoà Bình – Sơn La, nếu đi theo đường thuỷ có thể đi được Sơn La, Phú Thọ. Địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi là những điều kiện thuận lợi để thành phố Hoà Bình phát triển kinh tế. Và thực tế cho thấy thành phố Hoà Bình là một trong hai địa bàn thu hút được nhiều các nhà đầu tư nhất trong toàn tỉnh. Thị xã Hoà Bình được công nhận là thành phố loại 3 vào năm 2006, đây là sự kiện đánh dấu cho những bước phát triển của thành phố Hoà Bình sau này. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp đồng bộ và hoàn chỉnh, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động đạt 80% trở lên và là đô thị với chức năng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một điều thuận lợi hơn so với các địa bàn trong tỉnh là thành phố Hoà Bình có đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao và được qua đào tạo căn bản. Chính những nhân tố này đã góp phần đưa thành phố Hoà Bình đạt được những thành công trong phát triển kinh tế - xã hội. Sau nhiều năm tách tỉnh nền kinh tế của tỉnh nói chung và thành phố Hoà Bình nói riêng còn nhiều khó khăn, những ảnh hưởng của những biến động kinh tế thế giới đặc biệt là cuộc khủng hoảng năm 1997, nên tình hình phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố không mấy thuận lợi. Hầu như không có sự xuất hiện của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chỉ có một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ, nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nguồn chi Ngân sách của nhà nước. Nhưng đến năm 2000, nền kinh tế của thành phố Hoà Bình đã có những chuyển biến rõ rệt, những con số về tăng trưởng kinh tế đã khả quan hơn trước, các doanh nghiệp trong nước đã chú ý đến môi trường đầu tư của thành phố Hoà Bình. Các loại hình doanh nghiệp hình thành đầy đủ, và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô. Bảng 1.11: Các loại hình doanh nghiệp trong nước đầu tư vào địa bàn thành phố Hoà Bình. Loại hình doanh nghiệp trước năm 2000 2002 2005 2007 2008 DN Nhà nước 7 11 15 31 35 DN tư nhân 6 17 30 39 45 Công ty TNHH 7 47 115 157 177 Công ty TNHH 1 TV - - 6 21 53 Công ty Cổ phần 2 9 42 97 132 Chi nhánh và VP đại diện 2 15 45 56 Tổng 22 86 223 390 498 Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2008 Trước năm 2000, tổng số doanh nghiệp trong nước hoạt động trên địa bàn tỉnh là 22 với 4 loại hình doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH. Nhưng đến năm 2008, sau gần 10 năm số lượng doanh nghiệp trong nước đầu tư vào địa bàn thành phố hiện là 498 doanh nghiệp, trong đó: Công ty tư nhân là 45 công ty; Công ty TNHH có 230 công ty chiếm gần 50% số doanh nghiệp có mặt trên địa bàn; Công ty cổ phần với 132 công ty chiếm 28,5% trong tổng số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hoà Bình. Tổng số vốn đầu tư mà các doanh nghiệp trong nước đã đầu tư vào địa bàn thành phố từ trước đến nay là 1.972,802 tỷ đồng, trong đó công ty cổ phần là 1.205,647 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng nhiều nhất 61% tổng số vốn các doanh nghiệp, công ty TNHH có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất nhưng số vốn đầu tư 726,615 chỉ chiếm vị trí thứ hai, công ty tư nhân đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 40,540 tỷ đồng. Năm 2008, tỉnh có 498 doanh nghiệp tăng 127% so với năm 2007, đây là kết quả của việc đẩy mạnh công tác thu hút vốn từ các doanh nghiệp trong nước thành phố. Hiện nay, thành phố Hoà Bình có khu công nghiệp bờ trái Sông Đà đã được quy hoạch với diện tích 86 ha và đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa. Khu công nghiệp đã hoàn thành xong xây dựng cơ sở hạ tầng và có nhiều doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới, đây chính là địa điểm sẽ thu hút được các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào địa bàn thành phố Hoà Bình, sẽ là động lực để thúc đẩy các vùng khác phát triển. Bảng 1.12. Quy mô và số dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong nước được cấp phép tại thành phố Hoà Bình. Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1. Số dự án 2 9 9 8 11 12 2. Quy mô VĐT Tỷ đồng 12,40 99,07 77,40 111,9 260,7 561,78 Nguồn: Báo cáo hoạt động đầu tư qua các năm. Thành phố Hoà Bình là một địa điểm đầu tư thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Từ chỗ, mỗi năm thành phố chỉ có vài dự án tiến hành đăng ký đầu tư thì đến nay, mỗi năm thành phố đã tiếp nhận khoảng 40 dự án xin tiến hành khảo sát địa điểm và trình bày ý tưởng đầu tư nhưng trong công tác xin cấp giấy chứng nhận đầu tư thì chỉ có gần một nửa số đó được cấp giấy phép đầu tư. Năm 2008, là năm thành công trong công tác thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào địa bàn thành phố Hoà Bình, có 12 dự án với tổng số vốn là 561,78 tỷ đồng chiếm 50% tổng số vốn đầu tư vào thành phố từ năm 2003 đến nay (1.123,25 tỷ đồng). Lượng vốn đầu tư cho từng dự án cũng tăng đáng kể, từ năm 2000, quy mô vốn đầu tư mỗi dự án trung bình 5,2 tỷ đồng một dự án thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên 46,8 tỷ đồng. Quy mô dự án tăng cho thấy thành phố Hoà Bình là một địa điểm đầu tư đáng tin cậy, các nhà đầu tư tin tưởng rằng số vốn mà họ bỏ ra khi đầu tư ở đây sẽ mang về lợi nhuận cao hơn khi đầu tư ở các địa điểm khác. Biểu đồ 1.2: Quy mô vốn bình quân một dự án của thành phố Hoà Bình Nguồn: Niên giám thống kê 2008 Có được sự thành công này phải kể đến những cố gắng của chính quyền thành phố khi tạo được những cơ chế chính sách thông thoáng cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư. Các doanh nghiệp trong nước khi đầu tư vào địa bàn thành phố luôn được sự ủng hộ của Uỷ ban nhân dân thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất, những uu đãi của tỉnh về thuế thu nhập doanh nghiệp, về tiền thuê đất và tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng. 3.3.2. Tại các huyện trong địa bàn tỉnh Hoà Bình. Biểu đồ 1.3: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn các huyện. Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2008 Trên địa bàn tỉnh có 10 huyện, giai đoạn trước ngành nghề chính là nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi. Những năm gần đây, nhờ có những chính sách của địa phương mà cơ cấu ngành kinh tế của các huyện đã có những chuyển biến tích cực, giảm cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ. Số lượng các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào địa bàn các huyện ngày càng tăng. Bảng 1.13. Quy mô và số dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong nước được cấp phép tại các huyện trong địa bàn tỉnh Hoà Bình. Giai đoạn 2003 - 2005 Giai đoạn 2005 - 2008 Số dự án Tổng VĐT Số dự án Tổng VĐT 1. Lương Sơn 7 990,296 46 4.156,742 2. Kim Bôi 5 143,924 19 775,359 3. Kỳ Sơn._.ển kinh tế một cách mạnh nhất. Các doanh nghiệp tận dụng tiềm lực sẵn có của mình, nâng cấp hạ tầng cơ sở cho tỉnh, giao thông, bưu chính viễn thông… Còn doanh nghiệp ngoài quốc doanh tập trung phát triển công nghiệp nặng, xác định được ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Tăng cường sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. 1.3. Cơ hội và thách thức đối với tỉnh Hoà Bình trong việc thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước thời gian tới. 1.3.1. Cơ hội Hoà Bình có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, đồng thời liền kề thủ đô Hà Nội, là địa bàn có điều kiện phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng, làng văn hoá… cũng như bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, phân bố các cơ sở công nghiệp vệ tinh cho vùng Hà Nội. Có tài nguyên phong phú, bao gồm tài nguyên đất, rừng, tài nguyên du lịch thiên nhiên (hồ Hoà Bình, nước khoáng Kim Bôi, các hang động… và du lịch văn hoá. - Có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ tương đối thuận lợi, trong đó có các tuyến đường quốc gia quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh. Quốc lộ 6, trong tương lai là đường cao tốc đi Hoà Lạc - Hà Nội… tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh. Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, cần cù lao động, có truyền thống và bản sắc văn hoá đặc sắc. Trong giai đoạn 2000 – 2008, công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đạt được những kết quả khả quan và tương đối toàn diện (tăng trưởng kinh tế đạt 8%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội được nâng cao) tạo thuận lợi cho Hoà Bình trong việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh. Các chính sách đang triển khai cho khu vực kinh tế dân doanh, hoạt động thu hút đầu tư, chính sách về hạ tầng, đất đai cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính đang phát huy tác dụng và tiếp tục ảnh hưởng trong giai đọan tiếp theo trên địa bàn tỉnh. Qua nhiều năm đầu ra xây dựng, kết cấu cơ sở hạ tầng của tỉnh đã được cải thiện, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện nước, cơ sở hạ tầng thương mại, du lịch công nghiệp, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao… được xây dựng mới, nâng cấp là cơ sở cho phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới. Vùng thủ đô Hà Nội phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực tập trung, thúc đẩy phát triển các đô thị tỉnh lỵ là các hạt nhân của vùng phát triển đối trọng (các tỉnh xung quanh Hà Nội) . Tỉnh Hoà Bình được xác định là vùng đối trọng phía tây của thủ đô Hà Nội, có điều kiện phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng, làng văn hoá… cũng như bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, phân bố các cơ sở công nghiệp vệ tinh cho vùng. Nhà nước đang có những ưu đãi cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp, đây là lúc các doanh nghiệp có năng lực thực sự sẽ tiến hành đầu tư. Là cơ hội tốt để tỉnh Hoà Bình có thể thu hút được nhiều vốn 1.3.2. Thách thức. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều thuận lợi mới nhưng đồng thời tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, nhất là đối với các doanh nghiệp còn non trẻ. Những biến động của kinh thế giới cũng như nền kinh tế trong nước có tác động mạnh và trực tiếp đến phát triển kinh tế, nhất là trong vấn đề đầu tư, xuất nhập khẩu của tỉnh. Các doanh nghiệp trẻ khi mới thành lập khó có khả năng cạnh tranh thị trường với các doanh nghiệp đã hoạt động từ lâu, phải cần có một thời gian để doanh nghiệp có thể trưởng thành và phát triển. Các doanh nghiệp trẻ nếu không có các chính sách bảo hộ của nhà nước thì khó có thể đứng vững được. Điều này là nguyên nhân dẫn đến việc khó khăn khi thu hút các doanh nghiệp trẻ đầu tư vào địa bàn Tỉnh Hoà Bình, khi mà cơ chế chính sách chưa đồng bộ, còn nhiều khó khăn vướng mắc, thị trường còn nhiều rủi ro. Biến động kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu của các nhà đầu tư khi chọn địa điểm đầu tư Hoà Bình. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, không có thị trường tiêu thụ, thị trường xuất khẩu thu hẹp, nhiều hợp đồng kinh doanh đã bị huỷ bỏ. Các doanh nghiệp lớn đang rơi vào khủng hoảng, buộc phải cắt giảm những chi nhánh hoạt động kém hiệu quả, cắt giảm nhân công. Hoạt động đầu tư đang diễn ra ảm đạm mặc dù đã có những chính sách hỗ trợ của chính phủ. Nền kinh tế của tỉnh cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, chất lượng và hiệu quả thấp, nhiều yếu tố mất cân đối và chưa thực sự ổn định để đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh, bền vững. Nhiều tài nguyên, nguồn lực chưa được khai thác, sử dụng có hiệu quả, thậm chí còn lãng phí, thất thoát. Trình độ lực lượng sản xuất và trình độ trang thiết bị kỹ thuật còn thấp, cơ cấu kinh tế chậm đổi mới. Do vậy, Hoà Bình vẫn là tỉnh có nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các tỉnh trong vùng và so với cả nước. Các điều kiện vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh tuy đạt được những bước tiến bộ nhất định, song vẫn còn thiếu hụt và lạc hậu về nhiều mặt cả về giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, bưu điện lẫn điện nước, cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục…Để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải có những đầu tư lớn cho việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống và đổi mới thiết bị kỹ thuật ở khu vực này. Đây là vấn đề hết sức nan giải và là một thách thức lớn đối với Hoà Bình trong quá trình đẩy nhanh sự phát triển. Chất lượng nguồn nhân lực và trình độ lao động xã hội trên địa bàn tỉnh tuy có bước cải thiện đáng kể, nhưng nhìn chung còn ở trình độ thấp. Số người có trình độ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật chiếm tỷ lệ ít và thiều hụt nhiều so với yêu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt là ở cấp cơ sở, trong các tổ chức, đơn vị sản xuất-kinh doanh. Đại bộ phân người lao động là lao động thủ công, giản đơn, nhiều người thiếu kiến thức và chưa có việc làm khá đông và đang có chiều hướng gia tăng cả ở thành thị lẫn nông thôn. Việc đào tạo nguồn nhân lực, phân bố hợp lý dân cư, lao động, giải quyết việc làm, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động đang là vấn đề đặt ra gay gắt. 2. Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới. 2.1. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính. Tiến hành sắp xếp lại bộ máy, chức năng nhiệm vụ của một số Sở, ngành và một số phòng, ban cấp huyện. Phân cấp ngân sách, phê duyệt dự án đầu tư về giao đất và cấp đất.. cần tạo cơ chế chủ động của các cấp, các ngành trong việc cụ thể hoá các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa" điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức giải quyết nhanh chóng công việc. Các thủ tục hành chính, quy trình, thời gian giải quyết và lệ phí được công khai, hạn chế tối đa việc gây phiền hà cho nhân dân và các tổ chức khi có yêu cầu. Quy trình công tác được đổi mới, cải tiến sự phân công, phối hợp của các cấp, các ngành với các cơ quan chuyên môn. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ của cán bộ, công chức trong việc giải quyết công việc liên quan đến nhà đầu tư, giải quyết khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Tăng cường học tập kinh nghiệm của tỉnh bạn trong thực hiện cải cách hành chính bằng ứng dụng công nghệ thông tin vào cấp giấy chứng nhận đầu tư, quản lý theo dõi doanh nghiệp sau cấp giấy chứng nhận đầu tư, giảm bớt thủ tục phiền hà đối với các nhà đầu tư khi triển khai dự án vào địa bàn. Các ngành, các huyện rà soát lại các quy định hiện hành, quy định rõ ràng, công khai hồ sơ mẫu về các thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư: như đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đầu tư, thủ tục đất đai, xây dựng môi trường, khắc dấu, mã số thuế… đơn giản hoá và giảm bớt một cách triệt để các thủ tục không cần thiết, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, quan liêu và vô trách nhiệm của cán bộ công quyền. 2.2. Làm tốt công tác quy hoạch. Công tác quy hoạch đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế sau này của một địa phương. Công tác quy hoạch phải đi trước một bước để làm cơ sở xác định kế hoạch đầu tư phát triển cho từng thời kỳ và cho từng năm, tạo môi trường thu hút đầu tư nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho đầu tư phát triển. Có làm tốt công tác quy hoạch vùng, lãnh thổ thì mới có thể xác định được ngành kinh tế trọng điểm của từng vùng và từ đó có hướng tập trung phát triển cho vùng đó. Tỉnh Hoà Bình đã làm tốt công tác quy hoạch vùng lãnh thổ nhưng công tác quy hoạch đầu tư thì lại chưa được chú trọng nhiều, vì thế cần phát triển đồng bộ các vùng kinh tế, các ngành kinh tế của ngành của tỉnh. Xây dựng và hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp đã được Thủ tướng phê duyệt. Tỉnh cần có những định hướng rõ ràng trong công tác đầu tư, cần quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ, quy hoạch cụm, khu công nghiệp để có những kế hoạch phát triển cụ thể, tránh tình trạng đầu tư trùng lắp. Tập trung làm tốt quy hoạch, bao gồm cả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết… đặc biệt là quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp để tạo quỹ đất sạch thu hút các dự án đầu tư. . Công tác quy hoạch đầu tư phải gắn liền với bức tranh kinh tế của tỉnh và cần được tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thông qua công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản, làm căn cứ xây dựng cơ chế chính sách, các chương trình đầu tư phát triển phù hợp với từng vùng. Hoà Bình đã có định hướng phát triển cho ba tiểu vùng kinh tế: * Vùng thấp phía Đông Nam tỉnh thuộc các huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn. Tập trung phát triển tiểu vùng gắn với việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12B. Quy hoạch và xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp. Tập trung xây dựng các cụm, điểm công nghiệp ở dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản ở Lạc Sơn, Yên Thuỷ. Quan tâm phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề nông thôn. Tập trung phát triển nông nghiệp hàng hoá, kết hợp với phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp. Duy trí diện tích, nâng cao năng suất lúa, ngô. Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả hàng hoá; phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn nhằm tạo ra bước đột phá trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh. Phát triển thương mại dịch vụ, du lịch, hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ tại các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã làm động lực phát triển cho từng khu vực. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã; xây dựng chợ đầu mối nông sản ở các thị trấn làm đầu mối lưu thông nông sản hàng hoá cho nhân dân; phát triển hạ tầng du lịch. Hoàn thành đầu tư các dự án lớn như Dự án phân lũ sông Đáy, thuỷ lợi vùng Cầu Đường Kim bôi, xây dựng nâng cấp các tuyến đường 21, đường 12B. * Tiểu vùng phía Tây và Tây Bắc tỉnh bao gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, phát triển tiểu vùng gắn với việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường quốc lộ 21, 15. Khu vực này tập trung phát triển lâm nghiệp, chủ yếu trồng rừng phòng hộ kết hợp với khai thác thuỷ sản, phát triển du lịch, vận tải thuỷ. Tiếp tục đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các dự án sản xuất để ổn định, nâng cao đời sống nhân dân vùng hồ. Phát triển lâm nghiệp đảm bảo cho người dân có thể sống được bằng nghề rừng. Kết hợp giữa trồng, bảo vệ rừng với phát triển du lịch, chăn nuôi. Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng du lịch lòng hồ Sông Đà trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia, đồng thời tăng cường quảng bá thu hút khách du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tiểu vùng. Phát triển vận tải thuỷ, chú trọng đầu tư xây dựng càng, các tuyến đường vào cảng, các đội tàu thuyền nhằm tăng cường lưu thông hàng hoá với tỉnh Sơn La và phục vụ xây dựng Thuỷ điện Sơn La. Lồng ghép các nguồn vốn, trong đó chủ yếu là vốn đầu tư lại cho vùng hồ thuỷ điện, vốn dự án hạ tầng du lịch, vốn của các dự án đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên các tuyến đường, cảng, hạ tầng du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế xã hội. * Vùng đô thị - công nghiệp thành phố Hoà Bình - Kỳ Sơn - Lương Sơn, đây là vùng tập trung đông dân cư, hệ thống hạ tầng, dịch vụ, công nghiệp tương đối phát triển. Tỉnh nên tập trung phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ tạo thành trục phát triển của tỉnh, là động lực kéo theo các vùng khác phát triển. Tỉnh và nhà nước nên cùng phối hợp xây dựng khu Công nghiệp Lương Sơn, khu công nghiệp bờ trái Sông Đà, khu công nghiệp Nam Lương Sơn, quy hoạch đất đai dọc tuyến đường quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh để phục vụ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ. Xây dựng tuyến đường kéo dài đường Láng Hoà Lạc đến Kỳ Sơn, thành phố Hoà Bình, xây dựng 2 cầu vượt Sông Đà. Phát triển thành phố Hoà Bình trở thành thành phố công nghiệp, du lịch, thương mại. dịch vụ cơ bản có đủ các yếu tố của một thành phố hiện đại. Quy hoạch và chuẩn bị tốt các điều kiện để đưa Lương Sơn lên thành thị xã. Đây là các trung tâm của tiểu vùng cũng như của cả tỉnh, một trong các trung tâm của vùng Tây Bắc. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp sau khi đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo ra đột phá trong cơ cấu sản xuất của vùng và của cả tỉnh. Chú trọng công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, tiến tiến đảm bảo khả năng cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển công nghiệp dựa trên những tiềm năng, thế mạnh của khu vực và của tỉnh, quan tâm đến những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động và sử dụng tài nguyên bền vững. Phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ thương mại, du lịch, vui chơi giải trí bưu chính viễn thông, tư vấn, tin học, tài chính tín dụng, khoa học công nghệ và các dịch vụ công nghệ cao, dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) theo hướng coi trọng chất lượng, sản phẩm sạch, hàm lượng dinh dưỡng cao phù hợp với nhu cầu đô thị và phục vụ xuất khẩu. Phát triển các loại cây công nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng. 2.3. Công tác giải phóng mặt bằng: Việc thu hồi, bồi thường, giải toả mặt bằng nên do các cấp chính quyền chịu trách nhiệm. Những dự án lớn, UBND tỉnh chủ trì, những dự án nhỏ và vừa, UBND huyện hoặc xã chủ trì để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thể nhận mặt bằng kinh doanh, không phải liên quan, không phải thoả thuận với chủ đất. Một số dự án nhỏ lẻ, doanh nghiệp có thể tự thoả thuận với chủ đất về giá đền bù, báo cáo UBND tỉnh quyết định, và doanh nghiệp báo cáo UBND xã cho thuê đất của UBND tỉnh, việc cắm mốc, giao đất ngoài thực địa, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khẩn trương, đúng hẹn. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, mức đền bù giá, thời gian giải toả đối với từng loại đất, lấy ý kiến của dân nơi bị thu hồi đât. Hội đồng nhân dân bàn và quyết định, điều này sẽ giúp cho công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành thuận lợi, giúp việc giao đất cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp đúng thời gian quy định. Kiên quyết trong việc tổ chức cưỡng chế đối với các hộ dân cố tình dây dưa, không chịu nhận tiền bồi thường theo chính sách của tỉnh, 2.4. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Đầu tư kết cấu hạ tầng như giao thông, điện nước, hệ thống thông tin liên lạc, nâng cấp các dịch vụ hiện có để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bao gồm: giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, xây dựng khu dân cư, nâng cấp hệ thống khách sạn, hạ tầng du lịch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp. Thực thi đầy đủ các chính sách và pháp luật do trung ương quy định, cần rà soát, xây dựng những quy định mang tính chính sách về khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Sớm hoàn thiện hồ sơ về quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng; vận động kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; đôn đốc Công ty hạ tầng đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp. Các ngành, các huyện, thành phố cần nhanh chóng rà soát quy hoạch các ngành và địa phương, xác định các sản phẩm chủ yếu phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hôi đến năm 2020, phù hợp với thị trường trong nước cũng như xuất khẩu hiện nay và sắp tới, xác định rõ nhu cầu từng loại vốn đầu tư cần thu hút từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đồng thời với việc thực thi đầy đủ các chính sách và pháp luật do trung ương quy định, cần rà soát, xây dựng những quy định mang tính chính sách về khuyến khích ưu đãi đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực hiện nay đang là vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù, tại thời điểm này, các dự án đầu tư vào Hoà Bình chủ yếu là các dự án trồng rừng và du lịch sinh thái, yêu cầu nhân lực trình độ cao không đặt ra cấp bách, nhưng để có thể thu hút được nhiều các doanh nghiệp lớn, các dự án có hàm lượng công nghệ cao thì tỉnh cần phải có một đội ngũ nhân lực qua đào tạo, có tay nghề chuyên môn cao. Khi đó các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh sẽ không phải tốn chi phí đào tạo nhân công, giảm bớt sức nặng chi phí bỏ ra đièu đó sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn nữa. Để có được điều đó thì tỉnh cần tiếp tục tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được đào tạo và sức khoẻ cho người lao động. Tăng cường công tác bồi duỡng bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý Nhà nước. Chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, trình độ cho sản xuất kinh doanh. Chú trọng đầu tư cho giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề. Xây dựng các cơ chế khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề, mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp. Huy động mọi nguồn vốn hoàn thành việc đầu tư xây dựng trường đại học, trường dạy nghề của tỉnh và nâng cấp các trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm…, nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề cho con em các dân tộc trong tỉnh , phân đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo 30%. Đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo như điện tử, viễn thông, thợ may, kết toán, tin học, ngoại ngữ để cung cấp cho các dự án đầu tư. Đào tạo giáo dục cho công nhân nâng cao ý thức người lao động, thay đổi thói quen tuỳ tiện, khắc phục tình trạng và ý thức kỷ luật. 2.6. Thiết lập mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp. Một mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp, sự tin tưởng lẫn nhau giữa chính quyền tỉnh và các doanh nghiệp là một trong những nhân tố để tỉnh Hoà Bình có thể đẩy mạnh công tác thu hút vốn từ các doanh nghiệp trong nước vào địa bàn. Xây dựng mối quan hệ thân thiện, đảm bảo môi trường an ninh tốt và tạo lòng tin đối với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư bằng cách quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức gặp mặt định kỳ với các nhà đầu tư; kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp khi đầu tư vào địa bàn, thiết lập đường dây nóng và đặt hòm thư góp ý tại trụ sở các cơ quan công quyền. Tăng cường gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp để trao đổi thông tin. Tổ chức các cuộc hội thảo để phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, qua đó cải thiện môi trường đầu tư vào tỉnh tốt hơn, để các nhà lãnh đạo tỉnh Hoà Bình thấy được khả năng cạnh tranh của tỉnh và năng lực điều hành của lãnh đạo tỉnh, từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh. 2.7. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư. * Vận động thu hút đầu tư. Trước hết, cần xác định công tác tuyên truyền, vận động nhằm giúp nhân dân nhận thức đầy đủ, mục địch ý nghĩa của việc phát triển công nghiệp, dịch vụ, đồng thời có các chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân dân liên quan khi thu hồi đất thực hiện. Khu, cụm công nghiệp và các dự án đầu tư được phổ biến công khai, dân chủ, đảm bảo thông suốt từ các hộ dân đến đội ngũ cán bộ. Việc tạo dụng môi trường đầu tư hấp dẫn là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị. Trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của tỉnh, xác định mũi nhọn thu hút đầu tư và xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư. Xác định lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư: công nghiệp, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực. Xác định địa bàn trọng điểm thu hút đầu tư gồm huyện Lương Sơn, thành phố Hoà Bình, huyện Kim Bôi và dọc đường Hồ Chí Minh. Hàng năm tỉnh xây dựng và công bố các danh mục dự án gọi vốn đầu tư làm cơ sở cho việc vận động xúc tiến đầu tư. Hiện nay tỉnh công bố danh mục dự án thu hút vốn đầu tư đến năm 2020 gồm các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Xây dụng chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, nội dung chương trình xức tiến đầu tư cần xây dựng một cách chi tiết, cụ thể bao gồm các nội dung: chuẩn bị tài liệu đảm bảo đẩy đủ thông tin đa dạng cho nhà đầu tư, rà soát cơ chế chính sách, làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá thông tin, xây dựng hình ảnh của tỉnh, tổ chức hội nghị,hội thảo và làm việc đối tác, đào tạo tập huấn các kỹ năng xúc tiến đầu tư. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư cần đảm bảo yếu tố sau: - Xác định được mục tiêu và tiềm năng của tỉnh - Hướng tới các ngành và khu vực địa lý có nguồn vốn đầu tư lớn - Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư. Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế xã hội - giới thiệu tiềm năng, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, định hướng phát triển, chủ trương và chính sách, pháp luật, tiềm năng, cơ hội và hiệu quả đầu tư. Quảng bá các dự án kêu gọi đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhân dịp các hội chợ, lễ hội lớn trong nước và quốc tế. Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu về môi trường đầu tư và kết quả hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục tổ chức các diễn đàn, hội thảo giới thiệu tiềm năng, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kêu gọi, vận động các nhà đầu tư trong nước theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các ngành và lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, có khả năng cạnh tranh, sử dụng công nghệ cần nhiều lao động, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái… thân thiện với môi trường. Xây dựng duy trì cơ sở dữ liệu của một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm thu hút vốn đầu tư. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin về đầu tư, xúc tiến đầu tư để cung cấp cho các nhà đầu tư và đối tác đến tìm hiểu cơ hội đầu tư; tổ chức cung cấp thông tin qua mạng. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng danh mục dự án kêu gọi đầu tư; đưa thông tin cần thiết của các dự án để các nhà đầu tư có điều kiện lựa chọn. Thường xuyên cập nhật thông tin kinh tế xã hội và cơ chế, chính sách thu hút ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư và thông tin doanh nghiệp trên website của Sở, kết hợp với các địa chỉ website của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước. Tổ chức in ấn tài liệu, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư bằng nhiều thứ tiếng để thực hiện xúc tiến đầu tư phù hợp với các thị trường. Tổ chức hội thảo, tập huấn nhằm bồi dường kiến thức, nâng cao kỹ năng đàm phán, xúc tiến đầu tư cho cán bộ, nhân viên các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Hỗ trợ đào tạo nghề cho các doanh nghiệp, quan tâm đào tạo công nhân kỹ thuật các ngành công nghệ cao, trình độ cao. * Xây dựng danh mục các dự án gọi vốn đầu tư. Xây dựng danh mục các dự án gọi vốn đầu tư, trong đó nêu rõ những điều liên quan đến dự án: tên dự án, tổng vốn đầu tư của dự án, địa điểm thực hiện dự án, diện tích đất sử dụng cho dự án, đối tác sẽ cùng thực hiện dự án. Trong hồ sơ mô tả dự án sẽ mô tả rõ ràng địa điểm đầu tư, những thuận lợi khó khăn của địa điểm đó, những thuận lợi của huyện, nơi mà dự án sẽ được tiến hành đầu tư, những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất… Mỗi dự án trong danh mục dự án gọi vốn đầu tư sẽ được lập thành một hồ sơ và được giới thiệu với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong các hội nghị xúc tiến đầu tư. Bảng 2.2. Danh mục các dự án gọi vốn đầu tư Tên dự án Tổng vốn đầu tư Địa điểm thực hiện DA Diện tích đất sử dụng Xây dựng trung tâm thương mại bờ trái sông Đà 12 triệu USD TP Hoà Bình 1 ha Đầu tư hạ tầng du lịch Lòng Hồ Sông Đà 30 triệu USD TP Hoà Bình. huyện Đà Bắc Tùy thuộc quy mô dự án Nuôi trồng thuỷ sản lòng hồ Sông Đà 5 triệu USD TP Hoà Bình Tuỳ thuộc quy mô dự án Dự án sản xuất và lắp ráp các loại máy công cụ 10 triệu USD KCN Lương Sơn, huyện Lương Sơn Tùy thuộc quy mô dự án Sản xuất lắp ráp hàng điện dân dụng, điện tử 8 triệu USD KCN Lương Sơn, huyện Lương Sơn Tùy thuộc quy mô dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh 40 triệu USD Xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn Tùy thuộc quy mô dự án Dự án khai thác chế biến vật liệu xây dựng 10 triệu Huyện Lương Sơn Tùy thuộc quy mô của dự án Nhà máy chế biến thức ăn gia súc 8 triệu USD KCN Lương Sơn, huyện Lương Sơn Tùy thuộc quy mô của dự án Dự án sản xuất giày vải xuất khẩu 2 triệu USD KCN bờ trái Sông Đà Tùy thuộc quy mô của dự án Nhà máy chế biến nông sản 5,5 triệu USD KCN Lương Sơn, huyện Lương Sơn Tuỳ thuộc quy mô của dự án Nguồn: Phòng Xúc tiến đầu tư- Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hoà Bình 3. Một số kiến nghị 3.1. Kiến nghị với nhà nước. Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư trong nước theo xu hướng đồng bộ hoá vế Luật, tăng ưu đãi về tài chính cho nhà đầu tư đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ những điều kiện liên quan đến sự phát triển ổn định, bền vững (như yếu tố xã hội, môi trường), cho phù hợp với tình hình trong nước. Cần coi trọng cả việc ban hành quy chế mới và dỡ bỏ những quy chế không phù hợp. Các văn bản dưới luật cần được ban hành kịp thời với nội dung rõ ràng, thống nhất với Luật, khi thực hiện đầu tư, các nhà đầu tư thường đụng chạm tới các văn bản luật (luật đầu tư, luật môi trường, luật đất đai…) nếu không có các văn bản hướng dẫn cụ thể thì nhà đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đông thời phải phối hợp giữa các bộ ngành liên quan nghiên cứu, để xuất các giải pháp giải quyết những mâu thuẫn giữa luật chung và luật riêng, giữa các luật riêng với nhau. nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch, phù hợp với hoạt động của các doanh nghiệp. 3.2.Kiến nghị với tỉnh. Cần thực hiện tốt những chính sách văn bản của chính phủ, có những cải biến theo hướng tích cực để phù hợp với điều kiện của địa phương. Nâng cao hơn nữa năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, mở những lớp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ để nắm bắt rõ những chính sách chủ trương của Đảng và nhà nước. Trong công tác vận động xúc tiến đầu tư, một mặt kêu gọi thu hút của các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư trong nước nhưng mặt khác phải tiến hành xác định rõ năng lực của nhà đầu tư. Không phải vì mục tiêu lấy số lượng doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn mà quên đi chất lượng đầu tư. Nên công tác lựa chọn nhà đầu tư không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của dự án đầu tư, bỏ lỡ cơ hội của những nhà đầu tư có năng lực, làm giảm thu ngân sách của tỉnh và làm hạn chế tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. KẾT LUẬN Trải qua gần 20 năm trưởng thành và phát triển, công cuộc đầu tư phát triển kinh tế xã hội được chú trọng đưa Hoà Bình từ một tỉnh có tốc độ phát triển 5% vào năm 1991 đã tăng lên 10% năm 2008. Có được sự thành công đó là do sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh trên địa bàn trong những năm qua. Tỉnh Hoà Bình đã rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư. Giai đoạn trước năm 2000 hoàn toàn trông chờ vào các cơ chế chính sách của nhà nước. tỉnh chưa ban hành một cơ chế chính sách hay thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư, hoạt động thu hút vốn đầu tư mang tính thụ động, môi trường đầu tư kém hấp dẫn, vì vậy số dự án đầu tư còn rất ít, nhỏ lẻ, các dự án đầu tư hoạt động kém hiệu quả. Nhưng từ năm 2002, khi nghị định 31 ra đời đã đánh dấu bước phát triển trong công tác thu hút, tình hình phát triển của các doanh nghiệp trong nước , các dự án đã tăng lên đáng kể cả về số lượng và quy mô đầu tư. Hoà Bình từ một tỉnh chậm phát triển đã trở thành địa bàn được các nhà đầu tư quan tâm, một điểm đến lý tưởng cho những ai có nhu cầu đầu tư. Việc tập trung đầu tư thu hút vốn từ các doanh nghiệp trong nước đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, điều này chứng tỏ sự đúng đắn trong những chính sách đầu tư của tỉnh Hoà Bình và tỉnh cần có thêm thời gian và những thử thách mới trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội theo những mục tiêu đã đề ra. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Dư địa chí Hoà Bình – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2005. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2005-2010. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2008-2020. Niêm giám thống kê tỉnh Hoà Bình các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008. Danh mục các dự án gọi vốn đầu tư – Phòng Xúc tiến đầu tư, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hoà Bình. Quyết định 31/2002/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình, ngày 25/11/2002 về việc Ban hành quy định về ưu đãi đầu tư và thủ tục cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trong nước vào tỉnh Hoà Bình Quyết định 03/2008/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc Quy định về quy trình thủ tục hành chính, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Hoà Bình Báo cáo giá trị xuất nhâp khẩu - Sở Công thương tỉnh Hoà Bình Báo cáo tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn 2008- Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và đầu tư Hoà Bình Báo cáo kiểm tra tình hình triển khai các dự án- Phòng Xúc tiến đầu tư, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hoà Bình. Kế hoạch phân bổ nguồn vốn hàng năm- Phòng Tổng hợp - Quy hoạch Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hoà Bình. Tài liệu trên các Website: www.dpihoabinh.gov.vn www.gso.gov.vn www.mpi.gov.vn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21337.doc