Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư phường 7 quận 8 công suất 300m3/ngày đêm

LỜI CÁM ƠN Trước tiên chúng tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em thực hiện đồ án tốt nghiệp. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến các thầy cô trong Khoa Môi trường đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báo để em hoàn tất tốt đồ án tốt nghiệp này. Chúng tôi xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Đức Minh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn trong suốt khoảng thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3789 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư phường 7 quận 8 công suất 300m3/ngày đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này. Cuối cùng chúng tôi xin cám ơn các bạn trong khoa Môi trường khoá 2002 Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ đã động viên và giúp đỡ rất nhiều trong quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này. Em xin chân thành cám ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Nga CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2 NÔI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ CỦA ĐỀ TÀI 2 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 2.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SINH HOẠT 4 2.1.1 Nguồn Gốc 4 2.1.2 Đặc Tính 4 2.2 THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI 5 2.3 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 6 2.3.1 Phương pháp cơ học 7 2.3.2 Phương pháp hoá học 11 2.3.3 Phương pháp sinh học 14 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ KHU DÂN CƯ P7 Q8 TP.HCM 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐẠI LÝ TỰ NHIÊN 16 3.1.1 Vị Trí Địa Lý 16 3.1.2 Đặc Điểm Địa Hình Địa Chất Tại Khu Dân Cư 17 3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC 17 3.2.1 Chất Lượng Môi Trường Không Khí 17 3.2.2 Chất Lượng Môi Trường Nước 18 3.2.3 Chất Lượng Môi Trường Đất 19 3.2.4 Hiện Trạng Hệ Thống Cấp Thoát Nước 20 3.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 20 3.4 THÀNH PHẦN – TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT 24 3.5 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ 27 CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 4.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 30 4.2 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 30 4.3.1 Hố thu nước 31 4.3.2 Song Chắn Rác 32 4.3.3 Bể Lắng 1 35 4.3.5 Bể Aerotank 41 4.3.6 Bể Lắng 2 48 4.3.7 Bể Khử Trùng 53 4.3.8 Bể Chứa Bùn 54 4.3.10 Sân phơi bùn 56 CHƯƠNG 5 DỰ TOÁN GIÁ THÀNH CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ 5.1 TÍNH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ 65 5.1.1 Vốn Đầu Tư Xây Dựng 65 5.1.2 Vốn Đầu Tư Trang Thiết Bị 66 5.1.3 Tổng Vốn Đầu Tư Cho Hệ Thống Xử Lý 67 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN 71 6.2 KIẾN NGHỊ 71 Danh Mục Các Chữ Viết Tắt BOD (Biochemical Oxygen Demand): nhu cầu oxy sinh hoá COD (Chemical Oxugen Demand): nhu cầu oxy hoá học SS (Supended Solids): rắn lơ lửng N: Nitơ P: Photpho TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam TCXD: tiêu chuẩn xây dựng Danh Mục Các Bảng Trang Bảng 2.1 Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư 5 Bảng 2.2 Ưùng dụng các công trình và thiết bị để xử lý cơ học 10 Bảng 3.1 Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư 25 Bảng 4.1 Các thông số thiết kế mương và song chắn rác 35 Bảng 4.2 Hiệu suất lắng của cặn lơ lửng trong bể lắng 38 Bảng 4.3 Giá trị hằng số thư’c nghiệm a, b ở 200C 39 Bảng 4.4 Các thông số thiết kế bể lắng 1 40 Bảng 4.5 Các thông số thiết kế bể Aeroten 48 Bảng 4.6 Các thông số thiết kế bể lắng 2 52 Bảng 4.7 Các thông số thiết kế bể chứa bùn 56 Danh Mục Các Hình Hình 3.1: Sơ đồ khối dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phương án 1 Hình 3.2: Sơ đồ khối dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phương án 2 Hình 4.1: mặt cắt đứng mương oxy hoá Chương 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Kinh tế việt Nam đang chuyển mình để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong nhiều năm trở lại đây, quá trình Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Song song đó, xã hội Việt nam cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh đã rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn . Như một hệ quả tất yếu của quá trình phát triển, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã gặp nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng, phát sinh từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và giao thông. Thêm vào đó, dân số tăng nhanh góp phần hình thành ngày càng nhiều các khu dân cư, khu đô thị mới – một lượng lớn nước thải, chất thải sinh hoạt tiếp tục thải vào môi trường.Thế nhưng hiện nay vẫn chưa có biện pháp quản lý, xử lý tốt nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, đặc biệt là nước thải. Hậu quả là nguồn nước mặt bị ô nhiễm, dần dần, nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm theo. Điều này, về lâu dài, ngoài việc làm suy giảm chất lượng môi trường còn ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của người dân, nhất là người dân sống gần các khu vực ô nhiễm Hiện nay việc quản lý nước thải kể cả nước thải sinh hoạt là một vấn đề nan giải của các nhà quản lý môi trường trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nên việc thiết kế hệ thống thu gom và xử lý là rất cần thiết cho các khu dân cư mới quy hoạch nhằm cải thiện môi trường đô thị và phát triển theo hướng bền vững.Với mong muốn môi trường sống ngày càng cải thiện, vấn đề quản lý nước thải sinh hoạt dễ dàng hơn để phù hợp với sự phát triển tất yếu của xã hội và cải thiện nguồn tài nguyên nước đang bị thoái hoá và ô nhiễm nặng nề .Đề tài “tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư P7 Q8 với công suất 300m3/ngày” là rất cần thiết nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý nước thải đô thị ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và môi trường đô thị ngày càng sạch đẹp hơn. 1.2 Mục tiêu của đề tài Đề xuất công nghệ và thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư P7 Q8 TP.HCM. 1.3 Nội dung của đềâ tài Để thực hiện mục tiêu đề ra, nội dung luận văn tập trung vào các vấn đề sau: Tổng quan về tính chất nước thải sinh hoạt và công nghệ xử lý Tìm hiểu vị trí địa lý, tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội và hiện trạng môi trường tại khu dân cư đang nghiên cứu. Tính toán thiết kế hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt tại khu dân cư. Đưa ra các phương án xử lý và chọn phương án xử lý hiệu quả nhất để thiết kế hệ thống xử lý nước thải của khu dân cư. 1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài Phương pháp thực tế: thu thập và xử lý các tài liệu cần thiết cho đề tài một cách thích hợp Phương pháp kế thừa: tham khảo các đề tài liên quan đã thực hiện. Phương pháp quan sát và mô tả: khảo sát địa hình và khu dân cư để đặt trạm xử lý nước thải cho thích hợp Phương pháp trao đổi ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến nhận được sự hưởng dẫn của các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này . 1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước thải sinh hoạt cho khu dân cư P7 Q8 Đề xuất phương pháp xử lý Thiết kế hệ thống xử lý Ý nghĩa thực tiễn Đề tài sẽ được nghiên cứu và bổ sung và phát triển cho các khu dân cư trên địa bàn thành phố và toàn quốc . Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong khu dân cư, đô thị Chương 2 TỔNG QUAN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 2.1 Nguồn gốc và đặc tính nước thải sinh hoạt 2.1.1 Nguồn gốc Nước thải sinh hoạt là nước xả bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt, giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân…Nước thải sinh hoạt thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan trường học, bệnh viện, chợ các công trình công cộng khác và ngay chính trong các cơ sở sản xuất. Khối lượng nước thải sinh hoạt của một cộng đồng dân cư phụ thuộc vào Quy mô dân số Tiêu chuẩn cấp nước Khả năng và đặc điểm của hệ thống thoát nước 2.1.2 Đặc tính Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chi tiêu BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ, phospho), các vi trùng gây bệnh (E.coli, coliform…). Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt được thể hiện theo bảng 2.1 Bảng 2.1: Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư Chỉ tiêu Trong khoảng Trung bình Tổng chất rắn (TS), mg/l 350-1200 720 Chất rắn hòa tan (TDS) mg/l 250-850 500 Chất rắn lơ lửng (SS), mg/l 100-350 220 BOD5, mg/l 110-400 220 Tổng Nitơ, mg/l 20-85 40 Nitơ hữu cơ, mg/l 8-35 15 Nitơ Amoni, mg/l 12-50 25 Clorua, mg/l 30-100 50 Độ kiềm, mgCaCO3/l 50-200 100 Tổng chất béo, mg/l 50-150 100 Tổng phốt pho, mg/l - 8 (Nguồn : Metcalf and Eddy .1997) 2.2 Thành phần của nước thải sinh hoạt Để lựa chọn công nghệ xử lý và tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, trước tiên cần phải biết thành phần tính chất của nước thải. Thành phần nước thải được chia thành hai nhóm chính: Thành phần vật lý Thành phần hoá học Thành phần vật lý : Biểu thị dạng các chất bẩn có trong nước thải ở các kích thước khác nhau, được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: gồm các chất không tan chứa trong nước thải dạng thô (vải, giấy, cành lá cây, sạn, sỏi,cát, da, lông…) ở dạng lơ lửng(Φ >10-1mm) và ở dạng huyền phù, nhũ tương, bọt (Φ =10-1- 10-4mm) Nhóm 2: gồm các chất bẩn dạng keo (Φ =10-4 - 10-6mm) Nhóm 3: gồm các chất bẩn ở dạng hoà tan có (Φ <10-6mm; chúng có thể ở dạng ion hoặc phần tử :Hệ một pha – dung dịch thật. Thành phần hoá học: biểu thị dạng các chất bẩn trong nước thải có các tính chất hoá học khác nhau, được chia thành 3 nhóm: Thành phần vô cơ: cát, sét, xỉ, axit vô cơ, các ion của muối phân ly…(khoảng 42% đối với nước thải sinh hoạt) Thành phần hữu cơ: các chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật, cặn bã bài tiết…(chiếm khoảng 58%). Các chất chứa Nitơ: Urê, protêin, amin, acid amin… Các hợp chất nhóm hydrocacbon: mỡ, xà phòng, cellulose… Các hợp chất có chứa phosphor, lưu huỳnh Thành phần sinh học: nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn… 2.3 Tổng quan về phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt Các loại nước thải đều chứa tạp chất gây ô nhiễm rất khác nhau: từ các loại chất rắn không tan, đến những loại chất khó tan hoặc tan được trong nước, xử lý nước thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại nước và có thể đưa nước đó vào nguồn hoặc tái sử dụng. Để đạt được những mục đích đó chúng ta thường dựa vào đặc điểm của từng loại tạp chất để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. 2.3.1 Phương pháp cơ học Nước thải được đưa đến nhà máy xử lý có thể chứa những mạnh vụn và rác gây cản trở hoặc làm hư hỏng máy bơm và các thiết bị khác. Những vật liệu đó được màng chắn hoặc song chắn rác giữ lại, được lấy ra bằng máy hoặc bằng thủ công, sau đó đem chôn hoặc đốt. Nước thải sau đó đi qua một máy nghiền, nghiền các vật liệu hữu cơ và các chất có kích thước lớn còn lại nhằm giảm kích thước của chúng để sau đó xử lý và loại bỏ hiệu quả hơn. Ngoài ra, còn có các loại chất lơ lửng ở dạng huyền phù rất khó lắng. Tuỳ theo kích cỡ, các hạt huyền phù thường được chia thành hạt chất lắng lơ lửng có thể lắng được và hạt chất rắn keo được khử bằng đông tụ. Các loại tạp chất trên dùng các phương pháp xử lý cơ học là thích hợp (trừ hạt dạng chất rắn keo) Song chắn rác: nhằm giữ lại các vật thô như: giẻ, giấy, rác, vỏ hộp, mẫu đất đá, gỗ…ở trước song chắn. Song làm bằng sắt tròn hoặc vuông (sắt tròn có Φ =8 – 10mm), thanh nọ cách thanh kia 1 khoảng bằng 60 – 100mm để chắn vật thô và 10 – 25mm để chắn vật nhỏ hơn, đặt nghiêng theo dòng chảy 1 góc 60 – 750. Vận tốc dòng chảy thường lấy 0,8 – 1 m/s để tránh lắng cát. Lưới lọc: sau song chắn rác, để có thể bỏ các tạp chất rắn có kích cỡ nhỏ hơn, mịn hơn ta có thể đặt thêm lưới lọc. Các vật thải được giữ lại trên mặt lọc, phải cào lấy ra khỏi làm tắc dòng chảy. Bể lắng cát: dựa vào nguyên lý trọng lực, dòng nước thải được cho chảy qua “bẫy cát”. Bẫy cát là các loại bể, hố, giếng…cho nước thải chảy vào theo nhiều cách khác nhau: theo tiếp tuyến, theo dòng ngang, theo dòng từ trên xuống và toả ra chung quanh vv…Nước qua bể lắng (qua bẫy) dưới tác dụng của trọng lực, cát nặng sẽ lắng xuống đáy. Cát lắng ở bẫy cát thường ít chất hữu cơ. Sau khi lấy ra khỏi bể lắng, cát, sỏi được loại bỏ. Các loại bể lắng cát thông dụng là bể lắng ngang. Thường thiết kế 2 ngăn: một ngăn cho nước qua, một ngăn cào cát sỏi lắng. Hai ngăn này làm việc luân phiên. Bể lắng: ngoài lắng cát, sỏi, trong quá trình xử lý cần phải lắng các loại hạt lơ lửng, các loại bùn (kể cả bùn hoạt tính)…nhằm làm cho nước trong. Nguyên lý làm việc của các loại bể này đều dựa trên cơ sở trọng lực. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng: lưu lượng nước thải, thời gian lắng (hay thời gian nước lưu), khối lượng riêng và tải trọng tính theo chất rắn lơ lửng, tải trọng thủy lực, sự keo tụ các chất rắn, vận tốc dòng chảy trong bể, sự nén bùn đặc, nhiệt độ nước thải và kích thước bể lắng. Bể lắng thường bố trí theo dòng chảy, có kiểu hình nằm ngang hoặc hình thẳng đứng. Bể lắng ngang trong xử lý công nghiệp có thể là một bậc hoặc nhiều bậc. Phân loại bể lắng: căn cứ theo chiều nước chảy trong bể cũng phân làm 3 loại. Bể lắng ngang: trong đó nước chảy theo phương từ đầu đến cuối bể. Bể lắng đứng: nước chảy từ dưới lên theo chiều thẳng đứng. Bể lắng radian: nước chảy từ tâm ra quanh thành bể hoặc có thể ngược lại. Trong trường hợp thứ nhất gọi là bể lắng li tâm, trong trường hợp thứ hai gọi là bể lắng hướng tâm. Tách dầu mỡ: nước thải của một số xí nghiệp ăn uống, chế biến bơ sữa, các lò mổ, xí nghiệp ép dầu vv…thường có lẫn dầu mỡ. Các chất này thường nhẹ hơn nước và nổi lên trên mặt nước. Ngoài cách làm các gạt đơn giản bằng các tấm sợi quét trên mặt nước, người ta chế tạo ra các thiết bị tách dầu, mỡ đặt trước dây chuyền công nghệ xử lý nước thải. Lọc cơ học: lọc được dùng trong xử lý nước thải để tách các tạp chất phân tán nhỏ khỏi nước mà bể lắng không lắng được. Trong các loại phin lọc thường có loại phin lọc dùng vật liệu lọc dạng tấm và loại hạt. Vật liệu lọc dạng tấm có thể làm bằng tấm thép có đục lỗ hoặc lưới bằng thép không gỉ, nhôm, niken, đồng thau…và cả các loại vải khác nhau (thuỷ tinh, amiăng, bông, len, sợi tổng hợp). Vật liệu lọc dạng hạt là cát thạch anh, than gầy (anthracit), than cốc, sỏi, đá nghiền, thậm chí cả than nâu, than bùn hay than gỗ. Ứng dụng các công trình và thiết bị để xử lý cơ học được thể hiện ở bảng 2.3 Bảng 2.2 : Ứng dụng các công trình và thiết bị để xử lý cơ học Công trình hoặc thiết bị Ưùng dụng Lưu lượng kế Theo dõi, quản lý lưu lượng nước thải Song chắn rác, lưới lược rác Loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 5cm Thiết bị nghiền rác Nghiền các loại rác có kích thước lớn, tạo nên một hỗn hợp nước thải tương đối đồng nhất. Bể đều lưu Điều hòa lưu lượng cũng như khối lượng các chất ô nhiễm Thiết bị khuấy trộn Khuấy trộn các hóa chất và chất khí với nước thải,giữ các chất rắn ở trạng thái lơ lửng. Bể tạo bông cặn Tạo điều kiện cho các hạt liên kết lại với nhau thành các bông cạn để chúng có thể lắng được. Bể lắng Loại các lắng và cô đặc bùn Bể tuyển nổi Loại các kích thước có kích thước nhỏ và có tỷ trọng gần bằng với tỷ trọng của nước Bể lọc Loại bỏ các chất rắn có kích thước nhỏ còn sót lại sau khi xử lý nước thải bằng quá trình sinh học hay hóa học Siêu lọc Như bể lọc. Cũng được ứng dụng để lọc tảo trong các hồ cố địng chất thải Trao đổi khí Đưa thêm vào hoặc khử đi các chất khí trong nước thải Làm bay hơi và khử các chất khí Khử các chất hữu cơ bay hơi trong nước thải Khử trùng Loại bỏ các vi sinh vật có hại bằng tia UV 2.3.2 Phương pháp hoá học Cơ sở của phương pháp hoá học là các phản ứng hoá học, các quá trình hoá lý diễn ra giữa chất bẩn với hoá chất cho thêm vào. Các phương pháp hoá học là oxi hoá, trung hoà, đông tụ. Những phản ứng xảy ra là phản ứng trung hoà, phản ứng oxi hoá – khử, phản ứng tạo chất kết tủa hoặc phản ứng phân huỷ các chất độc hại. 2.3.2.1 Trung hoà Nước thải thường có những giá trị pH khác nhau. Muốn nước thải được xử lý tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành trung hoà và điều chỉnh pH về vùng 6.5 – 8.5. Trung hoà bằng cách dùng các dung dịch axit hoặc muối axit, các dung dịch kiềm hoặc oxit kiềm để trung hoà nước thải. 2.3.2.2 Đông tụ – tạo bông Là một công đoạn của quá trình xử lý nước thải, mặc dù chúng là hai quá trình riêng biệt nhưng chúng không thể tách rời nhau. Vai trò của quá trình đông tụ và tạo bông nhằm tạo bỏ huyền phù, chất keo có trong nước thải. Đông tụ: là phá vỡ tính bền vững của các hạt keo, bằng cách đưa thêm chất phản ứng gọi là chất đông tụ. Tạo bông: là sự tích tụ các hạt “đã phá vỡ độ bền” thành các cụm nhỏ sau đó kết thành các cụm lớn hơn và có thể lắng được gọi là quá trình tạo bông. Quá trình tạo bông có thể cải thiện bằng cách đưa thêm vào các chất phản ứng gọi là chất trợ tạo bông.Tuy nhiên quá trình tạo bông chịu sự chi phối của hai hiện tượng: tạo bông động học và tạo bông Orthocinetique. Các chất làm keo tụ tạo bông Để tăng quá trình lắng các chất lơ lửng hay một số tạp chất khác người ta thường dùng các chất làm keo tụ, tạo bông như Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)5Cl, Kal(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O.. Trong số này dùng phổ biến nhất là Al2(SO4)3 vì chất này hòa tan tốt trong nước, giá rẻ và hiệu quả đông tụ cao ở pH= 5 -7,5. Các muối sắt dùng làm chất keo tụ là Fe2(SO4)3.2H2O, Fe2(SO4)3.3H2O và FeCl3. 2.3.2.3 Phương pháp oxy hoá khử Oxi hoá bằng không khí dựa vào khả năng hoà tan của oxi vào nước. Phương pháp thường dùng để oxi hoá Fe2+ thành Fe3+. Ngoài ra phương pháp còn dùng để loại bỏ một số hợp chất như: H2S, CO2 tuy nhiên cần phải chú ý hàm lượng khi sục vào vì nếu sục khí quá mạnh sẽ làm tăng pH của nước. Oxi hoá bằng hoá học Clo là một trong những chất dùng để khử trùng nước và được hoà tan trong nước trở thành HClO chất này có tác dụng diệt khuẩn. Ozon là một chất oxi hoá mạnh được dùng để xử lý nước uống. Hidropeoroxit: cũmg dùng khử trùng nước tuy nhiên giá thành cao. 2.3.2.4 Phương pháp oxi hoá điện hoá Phương pháp oxi hoá điện hoá được dùng để xử lý nước thải sinh hoạt, với mục đích khử các chất có trong nước thải để thu hồi cặn quý (kim loại) trên các điện cực anot. Phương pháp này dùng XLNT xi mạ Niken, mạ bạc hay các nhà máy tẩy gỉ kim loại, như điện phân dung dịch chứa sắt sunfat và Axit sunfuric tự do bằng màng trao đổi ion sẽ phục hồi 80 – 90% Axit sunfuric và thu hồi bột sắt với khối lượng là 20 – 25 kg/m3 dung dịch. Nếu xử lý bằng phương pháp điện phân thì nước thải có thể dùng lại được, và dung dịch Axit sunfuric có thể dùng lại cho qua trình điện phân sau. 2.3.2.5 Hấp phụ Phương pháp hấp phụ được dùng để loại bỏ các chất bẩn hoà tan vào nước mà phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác không loại bỏ được với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hoà tan có độc tính cao hoặc các chất có mùi, vị và màu rất khó chịu. Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo nhôm một số chất tổng hợp hoặc chất thải trong sản xuất, như xi tro, xỉ mạt sắt vv… Ứng dụng quá trình xử lý hóa học được thể hiện ở bảng 2.3 Bảng 2.3: Ứng dụng quá trình xử lý hóa học Quá trình Ưùng dụng Trung hòa Để trung hòa các nước thải có độ kiềm hoặc acid cao Keo tụ Loại bỏ photpho và tăng hiệu quả lắng của các chất rắn lơ lửng trong các công trình lắng sơ cấp . Hấp phụ Loại bỏ các chất hưu cơ không thể xử lý bàng các phương pháp hóa học hay sinh học thông dụng. Cũng được dùng để khử Cl của nước thải sau xử lý, trước khi thải vào môi trường Khử trùng Để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Các phương pháp thường sử dụng là: chlorine, chlorine dĩoide, bromide chlỏide, ozone… Khử Chlor Loại bỏ các hợp chất của Chlorine còn sót lại sau quá trình khử trùng bằng chlor Các quá trình khác Nhiều loại hóa chất được sử dụng để đạt được những mục tiêu nhất định nào đó. Ví dụ như dùng hóa chất để kết tủa các kim loại nặng trong nước thải. (Nguồn :Metcalf và Eddy, 1991) 2.3.3 Phương pháp sinh học XLNT bằng phương pháp sinh học là dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Quá trình hoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hoá và trở thành chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước. Các quá trình sinh học có thể diễn ra trong các khu vực tự nhiên, hoặc các bể được thiết kế và xây dựng để phục vụ cho việc xử lý một loại nước thải nào đó. Dạng thứ nhất: gồm các loại như cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, hồ sinh vật…Trong điều kiện xử lý nước ta, các công trình xử lý sinh học tự nhiên có một ý nghĩa lớn. Thứ nhất nó giải quyết vấn đề làm sạch nước thải đến mức độ cần thiết, thứ hai nó phục vụ tưới ruộng làm màu mỡ đất đai và nuôi cá. Dạng thứ hai: gồm các công trình như bể bùn hoạt tính, bể lọc sinh học nhỏ giọt, bể lọc sinh học cao tải, hầm ủ Biogas…Giai đoạn xử lý sinh học được tiến hành sau giai đoạn xử lý lý học. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ KHU DÂN CƯ PHƯỜNG 7 Q8 TP.HCM 3.1 Đặc Điểm Địa Lý Tự Nhiên 3.1.1 Vị Trí Địa Lý Phường 7 phía Tây Nam Quận 8 có diện tích tự nhiên là 567,58 ha bằng 33% diện tích của quận, là phường có diện tích lớn nhất quận. Phường có kênh Đôi, sông Cần Giuộc và rạch Bà Tàng bao quanh với chiều dài khoảng 15,4km là ranh giới giữa phường 7 với các phường 15, 16 Quận 8 và xã Tân Kiên huyện Bình chánh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế theo định hướng du lịch – dịch vụ – thương mại của phường cũng như của quận. Song đây cũng là khó khăn trên địa bàn do chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Vị trí địa lý của phường như sau Phía Bắc giáp với phường 15 Quận 8 Phía Bắc – Đông bắc giáp phường 15 và phường 16 Quận 8 Phía Đông giáp xã Phong Phú huyện Bình Chánh Phía Tây – Tây Nam giáp xã An Phú Tây và xã Tân Kiên huyện Bình Chánh Phía Nam giáp xã Hưng Long huyện Bình Chánh 3.1.2 Đặc Điểm Địa Hình Địa Chất Tại Khu Dân Cư Phường 7 có địa hình tương đối thấp so với các phường khác trong quận, có độ cao từ 1,2m – 1,7m, độ dốc nhỏ hơn 0,1%. Sức chịu tải của chất nền từ 0,7 kg/cm2 tới 0,3kg/cm2. Mực nước ngầm không áp nông, cách nặt đất từ 0,5m – 1m. Mực nước ngầm tạo ra những hiện tượng không có lợi cho tuổi thọ công trình đó là lún và lún không đều làm biến dạng công trình và trượt công trình, với độ cao thay đổi từ 2m đến 20m 3.2 Hiện Trạng Môi Trường Khu Vực 3.2.1 Chất Lượng Môi Trường Không Khí Mật độ dân số trên địa bàn tập trung nhiều cùng với sự tăng nhanh về các phương tiện giao thông, khí thải trong các cơ sở sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường không khí ở các mức độ khác nhau. Khói bụi, mùi hôi từ các hoạt động sản xuất như: cơ sở hàn và các hoạt động từ các cơ sản xuất không xử lý khói bụi, các phương tiện giao thông quá cũ đã thải trực tiếp làm ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí. Bên cạnh đó các điểm tập trung rác thải, quá trình vận chuyển, xử lý rác bằng phương tiện thô sơ không kịp thời đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Một số đánh giá về môi trường cho thấy môi trường không khí ở Quận 8 nói chung và của phường 7 nói riêng đã và đang bị ô nhiễm ở mức báo động. Bụi: nồng độ trung bình hiện nay ở TP.HCM là 0,4 – 0,5 mg/m3, vượt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam (TCVN-5937-1995) đối với chất lượng không khí từ 1,3 – 1,7 lần. Ước tính bình quân Thành Phố thải ra 12.793 tấn bụi/năm. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là do xây dựng nhà xưởng, hoạt động giao thông, sản xuất vật liệu xây dựng. 3.2.2 Chất Lượng Môi Trường Nước Nguồn nước mặt Chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước mưa tự nhiên (bình quân 1.979 mm/năm), lưu lượng của sông Cần Giuộc và hệ thống kênh rạch. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng nước thải sinh hoạt cũng như các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm của Thành Phố, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt ở hệ thống rạch gây ô nhiễm tác động xấu đến đời sống nhân dân. Nguồn nươc ngầm Tầng không áp: mặc dù chưa có điều tra, khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, thông qua hệ thống giếng khoan của một số hộ gia đình trong phường cho thấy trữ lượng nước ngầm khá dồi dào nhưng chất lượng chưa tốt phần lớn bị nhiễm phèn trong các tháng mùa khô nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng. Hiện tại đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt của một bộ phận dân cư. Tuy nhiên, lượng nước ngầm cũng bị ảnh hưởng theo mùa, mùa khô mực nước ngầm thường thấp hơn mùa mưa. Tầng có áp: nước ngầm có áp phân bố khá rộng, chủ yếu ở độ sâu 100 – 300 m, đây là nguồn nước có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên lượng nước ngầm khi khai thác đưa vào sử dụng cần phải kiểm định các chỉ số hóa học của các kim loại có trong thành phần nước. 3.2.3 Chất Lượng Môi Trường Đất Phường 7 diện tích tự nhiên là 567,58 ha, chiếm 33% tổng diện tích đất tự nhiên của quận, toàn bộ diện tích này đã đưa vào khai thác sử dụng, điều này cho thấy tài nguyên đất của phường được khai thác sử dụng khá triệt để và có hiệu quả. Về mặt thổ nhưỡng và đất đai của phường gồm: đất phù sa và phù sa phèn. Đất phù sa: đất phù sa được hình thành trên các trầm tích ven kênh rạch, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, chủ yếu là cấp hạt sét (45 – 55%), cấp hạt cát cao gấp hai lần cấp hạt limon, tỷ lệ cấp hạt giữa các tầng không đồng nhất do hệ quả của các thời kỳ bồi đắp phù sa được phân bố ở phía Tây Bắc. Đất phù sa phèn: đất phù sa phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy (đầm mặn). Trong điều kiện yếm khí đất phèn ở dạng tiềm tàng, phẩu diện chỉ có tầng pyrite. Khi có quá trình thoát thủy, tạo ra môi trường oxi hóa, quá trình biến đổi các tầng diễn ra làm cho đất chua và giải phóng nhôm gây độc hại. Nhóm đất phèn có độ mặn cao (đất mặn chua) phân bố ở địa hình thấp, đọng nước, thường có màu xám xanh hoặc xám đen. Suy thoái môi trường đất: Quá trình đô thị hóa tương đối nhanh trong những năm qua đã ảnh hưởng đáng kể đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái của phường. Tài nguyên đất được khai thác triệt để cho xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước…Đồng thời việc di dân từ nông thôn ra thành thị, gây áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trường, hình thành các khu nhà ổ chuột và khu đô thị nghèo. Điều này tác động rất lớn đến môi trường đất, làm suy thoái môi trường đất với các biểu hiện tích tụ các hóa chất có gốc axit, kim loại nặng, làm chua hóa, chai cứng đất do các chất thải, nước thải từ các khu dân cư . Từ những vấn đề nêu trên cho thấy môi trường phường đang đứng trước thực trạng ngày càng bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là môi trường nước và đất. Vì vậy, cần có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để ngăn ngừa, hạn chế khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh trên địa bàn phường. Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm nhiều trong chiến lược sử dụng đất của quận, phường nhằm phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững. 3.2.4 Hiện Trạng Hệ Thống Cấp, Thoát Nước Hệ thống cấp thoát nước trong khu đô thị còn nhiều hạn chế, tình trạng ngập nước, thoát nước chậm khi mưa lớn và triều cường còn xảy ra ở một số con hẻm. Tình trạng xây dựng không phép, lấn chiếm đất công, sông rạch còn xảy ra. Theo số liệu thống kê, phường có rạch Bà Tàng, Kênh Đôi với chiều dài khoảng 15,4 km, chiều rộng trung bình khoảng 30 – 60 m. Bên cạnh việc cung cấp nước, nhìn chung hệ thống thủy lợi của phường phần lớn phục vụ tiêu thoát nước sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Ngoài ra phường còn có một hệ thống cống bị xuống cấp đã hạn chế đến khả năng tiêu thoát nước trong mùa mưa, triều cường dâng lên gây nên tình trạng ngập ở một số khu vực. 3.3 Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội 3.3.1 Tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, UBND Phường 7 đã tập trung cải tiến thủ tục hành chính, tạo điều kiện các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn hoạt động theo đúng định hướng khai thác những lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của phường từng bước phát triển. Nhìn chung trong giai đoạn 2001 – 2005 về kinh tế tăng trưởng khá nhanh trong tất cả các nghành, các cơ sở kinh doanh TM – DV cũng tăng so với những năm trước cụ thể. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001 đạt 74,1 tỷ đồng đến năm 2005 đạt 187,2 tỷ đồng. Giá trị tăng trưởng kinh tế trên địa bàn phường góp phần giải quyết việc làm cho số đông người lao động trên địa bàn phường và tăng trưởng kinh tế của toàn quận. 3.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong những năm qua, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trên địa bàn phường có những thay đổi lớn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ – sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tăng tỷ trọng của ngành kinh doanh – dịch vụ, thương mại theo định hướng của phường, Quận đây là vấn đề then chốt, góp phần quan trọng trong việc đưa nền kinh tế của phường phát triển, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch nội bộ trong cơ cấu các khu vực kinh tế cũng có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự phát triển của từng ngành . Trong những năm tới từng bước phát triển đi vào ổn định, cần tiếp tục phát huy lợi thế của các hoạt động kinh doanh – dịch vụ thương mại, tăng nhanh tỷ trọng khu vực này trong cơ cấu kinh tế, đồng thời từng bước giảm tỷ trọng ngành công nghiệp. 3.3.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 3.3.3.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm dần hàng năm trong gian đoạn 2001 – 2004. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Đến năm 2004, nhờ sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nội bộ ngành hợp lý theo hướng nuôi trồng cây có giá trị kinh tế cao đã góp phần tăng giá trị sản lượng nông nghiệp. 3.3.3.2 Khu vực kinh tế công nghiệp Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ đô thị hóa, sự ra đời của Luật doanh nghiệp cũng như xu hướng phục hồi của đầu tư nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh đã kéo theo sự tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Trên địa bàn phường 7 số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh năm 2001 có 61 đến năm 2005 là 92 cơ sở sản xuất. Đây thể hiện các cơ sở sản xuất kinh doanh đi vào hoạt động theo chiều sâu có tốc độ tăng trưởng trong cơ cấu kinh tế của phường. Giá trị sản xuất của ngành phân theo thành phần kinh tế trong giai đoạn này cũng có sự thay đổi nhất định, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế, công ty cổ phần doanh nghiệp tư nhân, đồng thời giảm tỷ trọng giá trị sản xuất các nhóm: hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, cá thể và thành phần khác. Thực trạng phát triển của ngành trong thời gian này theo hướng nâng cao đầu tư những ngành sử dụng nguồn lao động có trình độ và ít gây ô nhiễm, bên cạnh đó không phát triển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường . Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới UBND thành phố đã có kế hoạch di chuyển những cơ sở sản xuất ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai hoan chinh.doc
  • baknga.bak
  • dwgnga.dwg
Tài liệu liên quan