Tổ chức công tác hạch toán thành phẩm và tiêu thụ TP ở Công ty cổ phần sợi Trà Lý

Lời mở đầu Với vai trò là tế bào của nền kinh tế, các doanh nghiệp trong tất cả các ngành nghề thuộc mọi lĩnh vực muốn tồn tại trên thị trường đều phải hoạt động có hiệu quả, tự khẳng định mình vươn lên. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi môi trường cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, thu được kết quả cao nhất, điều này chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp hoàn thành được

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác hạch toán thành phẩm và tiêu thụ TP ở Công ty cổ phần sợi Trà Lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giai đoạn sản xuất và kết thúc giai đoạn tiêu thụ sản phẩm của mình. Vấn đề cấp bách được đặt ra hiện nay là mỗi doanh nghiệp không những cần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường số lượng sản phẩm sản xuất ra mà phải tìm mọi biện pháp để hạ giá thành, mở rộng thị trường, áp dụng rộng rãi các phương thức bán hàng, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy doanh nghiệp mới thu hồi vốn nhanh, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, có điều kiện để tái sản xuất giản đơn và mở rộng. Nhận thức được điều đó Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý đã không ngừng đầu tư theo chiều sâu, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Trong khâu tiêu thụ công ty đã áp dụng nhiều phương thức bán hàng, mở rộng thị trường để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một trong những công cụ giúp công tác tổ chức quản lý hoạt động mang lại hiệu quả cao là hạch toán kế toán nói chung, hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng. Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn đặt ra cho công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần Sợi Trà Lý nói riêng, sau khi đã đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu tình hình thực tế về công tác này ở công ty Cổ phần Sợi Trà Lý, cùng với sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc và các cán bộ kế toán trong công ty em đã chọn đề tài: "Tổ chức công tác hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty Cổ phần Sợi Trà Lý ". Nội dung gồm ba phần: Phần 1 : Tổng quan về công ty cổ phần Sợi Trà Lý Phần II: Thực trạng hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần Sợi Trà Lý Phần III: Giải pháp hoàn thiện hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần Sợi Trà lý Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu nhưng do kinh nghiệm thực tế còn non yếu nên chắc chắn khó tránh khỏi sai sót nhất định. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô để bài viết của mình hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Phần 1 : Tổng quan về công ty cổ phần Sợi Trà Lý 1.1. Túm tắt quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của Cụng ty Cổ phần Sợi Trà lý. 1.1.1. Lịch sử hình thành. Công ty CP Sợi Trà Lý trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam nay là Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Là một Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại Sợi đay và Bao đay, Sợi cotton, Sợi PE, Sợi pha. Cho đến nay, sau gần 30 năm xây dựng phấn đấu và trưởng thành công ty đã có nhiều thay đổi Công ty được thành lập theo quyết định của tỉnh Thái Bình, năm 1978, bắt đầu khởi công xây dựng. Toàn bộ nguồn vốn xây dựng và mua sắm thiết bị đều do NSNN cấp. Tháng 5/1980, Công ty bắt đầu đi vào hoạt động với tên gọi là: "Nhà máy sợi đay thảm Thái Bình". Từ khi đi vào hoạt động năm 1980 - 1990, nước ta và Liên Xô (cũ) ký kết Hiệp định kinh tế về xuất khẩu thảm đay nên nhiệm vụ chính của Công ty giai đoạn này là kéo đay tơ thành sợi để làm thảm xuất khẩu. Ngoài ra còn xuất sợi đay làm nguyên liệu dệt bao phục vụ cho nhu cầu khác trong xã hội. Tháng 5/1990, do tình hình kinh tế, chính trị của Liên Xô có sự thay đổi, làm Hiệp định kinh tế giữa Việt Nam và Liên Xô về xuất khẩu thảm đay bị cắt bỏ. Sản phẩm làm ra bị ứ đọng với số lượng rất lớn, không tiêu thụ được, tổ chức sản xuất lúc này chỉ mang tính chất duy trì và bắt buộc. Trước tình hình cấp bách đó, khiến Công ty phải tìm ra hướng đi mới, Công ty quyết định chuyển sản xuất thảm đay sang sản xuất sợi đay để dệt bao phục vụ cho xuất khẩu gạo và các mặt hàng nông sản khác. Tháng 9/1995, theo Quyết định số : 1303/QĐ-TCLĐ ngày18/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp “Nhà máy sợi đay thảm Thái Bình” đổi tên thành "Công ty Đay Trà Lý". Tháng 7/2003, Công ty đã hoàn thành dự án đầu tư dây chuyền kéo sợi hai vạn cọc đưa vào hoạt động. Đây là dây chuyền kéo sợi tiên tiến nhất hiện nay với các máy móc thiết bị được nhập từ nhiều nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển như Đức, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Trung Quốc. Góp phần làm phong phú thêm các mặt hàng sản xuất của công ty, giải quyết công ăn việc làm cho thêm gần 300 lao động. Đồng thời công ty đổi tên thành “Công ty Sợi Trà Lý” Theo Quyết định số : 621/QĐ-HĐQT ngày 23 tháng 07 năm 2003 Của Hội đồng quản trị Tổng công ty dệt may Việt nam . Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, để phù hợp với tiến trình phát triển chung của đất nước và để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, thực hiện Quyết định số:195/QĐ-TCCB ngày 24/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc Phê duyệt phương án và chuyển Công ty Sợi Trà lý thành Công ty cổ phần Sợi Trà lý. Kể từ ngày 21/07/2005 công ty chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, Nhà nước nắm cổ phần chi phối 51% 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của cụng ty. - Công ty CP Sợi Trà lý đóng góp vào sự phát triển của ngành dệt may và nền kinh tế quốc dân, sự phát triển của Công ty CP Sợi Trà lý góp phần quan trọng thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam tiến lên. Điều này thể hiện ở các hoạt động như: Chuyển giao công nghệ mới xâm nhập thị trường quốc tế, tạo thêm cơ hội cho các công ty vệ tinh, bình ổn thị trường các doanh nghiệp Nhà nước khi chuyển sang cơ chế thị trường. Để thực hiện vụ này, công ty CP Sợi Trà lý và các đơn vị thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam thực hiện các chính sách quản lý thị trường của Nhà nước như: bình ổn giá cả, quản lý chất lượng, chống hàng giả, hàng nhài mẫu, thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương về nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm trong lúc khó khăn. - Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần bình ổn xã hội. Do qui mô lớn của công ty, đặc biệt của ngành dệt may là nhiều lao động nên đã góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra. - Nhiệm vụ đóng góp ngân sách Nhà nước là nghĩa vụ chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. 1.1.3. Đăc điểm về sản phẩm sản xuất. Sản phẩm chủ yếu công ty sản xuất ra là sợi cotton, sợi PE, sợi pha, sợi đay và bao tải đay. Sợi cotton được sản xuất ra từ nguyên liệu chính là bông xơ tự nhiên Sợi PE được sản xuất ra từ nguyên liệu chính là bông xơ nhân tạo Sơi pha được sản xuất ra từ bông xơ hỗn hợp tự nhiên và nhân tạo Sợi đay được sản xuất ra từ đay tơ nguyên liệu Bao đay được dệt từ sợi đay Các sản phẩm sợi được sử dụng làm nguồn vật liệu để sản xuất sản phẩm trong ngành dệt may Sản phẩm bao đay được sử dụng chủ yếu để chứa đựng hàng nông sản như cà phê, hạt điều… 1.1.4. Đặc điểm về quy trỡnh cụng nghệ sản xuất. Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm của công ty CP Sợi Trà Lý là quy trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, loại hình sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Quy trình công nghệ ở phân xưởng sợi được thể hiện qua sơ đồ sau Sơ đồ 1 Kho đay tơ Nhà chọn đay Máy sợi đơn Ghép 1 Ghép 2 Ghép 3Nhà chọn đay Làm mềm ủ Chải 1 Chải 2 Chải 3 Ghép 1 Ghép 2 Ghép Chải 1 Chải 2 Chải 3 ủ Làm mềm Bán Sợi nhập kho TP TP Sợi đơn Máy sợ se Sợi se Sợi con Nhập kho gia công BTP PX dệt Như vậy kết quả sản xuất ở phân xưởng sợi là các loại sợi: sợi đơn, sợi se... Có thể nhập kho thành phẩm nếu nó được bán ra ngoài. Còn nếu sợi chuyển qua phân xưởng dệt gia công thì được coi là bán thành phẩm và được tập trung theo dõi ở kho gia công. Quy trình công nghệ ở phân xưởng dệt bao đay được thể hiện qua sơ đồ sau Sơ đồ 2 Suốt Sợi Bao Khâu Cán, là, đo, gấp, cắt Dệt Mắc 1.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Sợi Trà Lý. Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết đại hội đồng cổ đông quy định. Ban Kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Giám đốc: Giám đốc là người quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty. Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. Công ty hiện có 3 phòng nghiệp vụ với chức năng được quy định như sau: Phòng Tổ chức - Hành chính: Sắp xếp bố trí bộ máy tổ chức trong Công ty, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ về hành chính văn phòng đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty và các phòng nghiệp vụ. Nghiên cứu các chế độ chính sách của Nhà nước để áp dụng thực hiện trong Công ty. Xây dựng nội qui ra vào Công ty, tổ chức đón tiếp khách hàng đến giao dịch tại công ty, kiểm tra giám sát ghi chép chi tiết khách hàng và hàng hoá, vật tư ra vào Công ty. Kiểm tra giám sát công tác phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ quân sự đáp ứng một cách nhanh nhất khi tình huống sấu sảy ra. Phòng Kinh doanh: có chức năng tiếp nhận bạn hàng, chắp nối ký kết các hợp đồng kinh tế, viết hoá đơn bán hàng, quản lý kho nguyên vật liệu và kho thành phẩm hàng hoá. Tham mưu cho phó giám đốc và giám đốc về chiến lược thị trường, tiếp nhận và xử lý các thông tin phản ánh của khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ giao hàng, lập kế hoạch sản xuất dựa trên các hợp đồng đã ký kết và theo chiến lược phát triển sản xuất của thị trường trong tương lai, xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Phòng Kế toán - Tài chính: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế nhằm bảo toàn vốn của công ty, Tập hợp chứng từ, tiến hành nhập vật tư hàng hoá mua vào, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Thực hiện công tác thanh quyết toán các chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy quản lý Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phó giám đốc các phòng ban Phó giám đốc Phòng Tổ chức hành chính Phân xưởng Sợi Phân xưởng Đay Phòng Kế toán Tài vụ Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh 1.2. Tình hình tổ chức công tác kế toán của công ty 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ mỏy kế toỏn tại cụng ty Cổ phần Sợi Trà Lý. Phũng kế toỏn của cụng ty được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giỏm đốc. Đứng đầu là kế toỏn trưởng được phõn cụng theo dừi và chỉ đạo trực tiếp cỏc nhõn viờn kế toỏn trong cụng ty. Phũng kế toỏn tài vụ trong cụng ty cú nhiệm vụ cụ thể: Tổ chức mọi cụng tỏc kế toỏn để thực hiện đầy đủ, kịp thời cỏc chứng từ kế toỏn của đơn vị Giỳp giỏm đốc hướng dẫn cỏc bộ phận trong cụng ty thực hiện đầy đủ cỏc ghi chộp hàng ngày:...phục vụ cho việc điều hành hàng ngày mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị Ngoài ra bộ phận kế toỏn cũn tham gia cụng tỏc kiểm kờ tài sản, tổ chức bảo quản và lưu trữ cỏc hồ sơ, tài liệu kế toỏn như: kiểm kờ hàng tồn kho, sản phẩm dở dang cuối kỡ ở cỏc phõn xưởng,… Phũng kế toỏn gồm 7 nhõn viờn. Bao gồm một kế toỏn trưởng và cỏc kế toỏn phần hành. Mỗi nhõn viờn trong phũng tài vụ kế toỏn đều thực hiện những cụng việc nhiệm vụ riờng. Để thực hiện đầy đủ cỏc nhiệm vụ kế toỏn, đảm bảo việc chỉ đạo tập trung thống nhất của kế toỏn trưởng về chuyờn mụn, phục vụ một cỏch tốt nhất cho giỏm đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, đồng thời căn cứ vào yờu cầu và trỡnh độ hạch toỏn bộ mỏy kế toỏn của cụng ty được tổ chức như sau : Sơ đồ 4 : Tổ chức bộ mỏy Kế toỏn tai cụng ty CP Sợi Trà Lý. Kế toỏn trưởng Kế toỏn nguyờn vật liệu và TSCĐ Kế toỏn thành phẩm kiờm thủ quỹ Kế toỏn tổng hợp Kế toỏn thanh toỏn Một kế toỏn trưởng : Trỡnh độ đại học, là người điều hành mọi cụng tỏc hạch toỏn kế toỏn toàn Cụng ty, tổng hợp cỏc phần hành kế toỏn khỏc và là người phụ trỏch vào sổ cỏi và lập bỏo cỏo quyết toỏn, đỏnh giỏ kờt quả hoạt động kinh doanh kịp thời, là người chịu trỏch nhiệm trước giỏm đốc toỏn Cụng ty về mặt tài chớnh, thực hiện đầy đủ cỏc chức năng và nhiệm vụ của kế toỏn trưởng, thực hiện nghiờm tỳc cỏc văn bản của Cụng ty và nhà nước ban hành. Kế toỏn tổng hợp : Trỡnh độ đại học, theo dừi, tổng hợp tất cả cỏc số liệu chứng từ để ghi vào sổ tổng hợp, sổ cỏi, lập bảng cõn đối kế toỏn, bảng cõn đối tài khoản, bỏo cỏo kết quả kinh doanh, cỏc bỏo cỏo tài chớnh và giỳp kế toỏn trưởng trong việc hạch toỏn Kế toỏn nguyờn liệu, vật liệu và tài sản cố định: theo dừi tỡnh hỡnh nhập xuất nguyờn vật liệu, tớnh giỏ nguyờn vật liệu nhập kho, xuất kho tăng, giảm của tài sản cố định, tớnh khấu hao tài sản cố định, theo dừi cỏc tài khoản 214,152,153,… Kế toỏn thanh toỏn: cú nhiệm vụ theo dừi chi tiết, căn cứ vào cỏc phiếu thu, phiếu chi, theo dừi cỏc tài khoản : 131, 331, 627, 621, 642,… Kế toỏn thành phẩm kiờm thủ quỹ : theo dừi cỏc tài khoản 155, 154,... Hàng ngày bộ mỏy kế toỏn cập nhật kịp thời cỏc nghiệp vụ kinh tế phỏt sinh, ghi vào sổ chi tiết , bảng kờ,…mỗi nhõn viờn phũng kế toỏn thực hiện cỏc cụng việc riờng 1.2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chớnh sỏch kế toỏn tại cụng ty Cổ phần Sợi Trà Lý 1.2.2.1. Đặc điểm chế độ kế toỏn. Chế độ kế toán mà công ty áp dụng: hiện tại công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định mới nhất của Bộ tài chính là Quyết định số 15 QĐ/BCT ngày 20/3/2006 Kỳ kế toán của công ty: Kỳ kế toán năm trùng với năm dương lịch từ 01/01 hàng năm đến ngày 31/12 của năm đó, và kỳ kế toán theo quý, theo tháng. Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phuơng pháp kê khai thường xuyên Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao tuyến tính . 1.2.2.2. Hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng Hỡnh thức tổ chức sổ kế toỏn tại Cụng ty là: Nhật ký - Chứng từ. Hỡnh thức kế toỏn này yờu cầu trỡnh độ người kế toỏn phải cao so với cỏc hỡhn thức kế toỏn khỏc. Cụng ty tiến hành mở cỏc nhật ký chứng từ từ số 1 đến số 10 trong khoảng thời gian là 1 thỏng. Đầu thỏng sau, Cụng ty tiến hành mở cỏc nhật ký chứng từ mới . Ngoài cỏc nhật ký chứng từ Cụng ty cũn tiến hành mở cỏc bảng kờ từ số 1 đến 11, và cỏc bảng phõn bổ. Về sổ kế toỏn chi tiết, Cụng ty tiến hành nhận cỏc bỏo cỏo định kỳ do kế toỏn của cỏc đơn vị trực thuộc chuyển lờn và tiến hành ghi sổ.Cỏc sổ kế toỏn chi tiết của phũng kế toỏn Cụng ty là: Sổ chi tiết tài khoản(TK 241, TK156, TK 632, TK641, TK642, TK511…), sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết thuế GTGT, sổ TSCĐ toàn Cụng ty, Bỏo cỏo quỹ,…Việc ỏp dụng hỡnh thức nhật ký chứng từ là một thuận lợi lớn cho việc phỏt triển hệ thống kế toỏn quản trị của Cụng ty.Cỏc bỏo cỏo kế toỏn quản trị nhờ đú mà cú đựoc cỏc căn cứ chi tiết và chớnh xỏc nhất. Sơ đồ 5: Trình tự luân chuyển chứng từ ghi sổ kế toán Chứng từ gốc BTHCT (gốc) Bảng phân bổ Bảng kê Sổ thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 1.2.3. Hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo kế toán * Hệ thống chứng từ: Xí nghiệp đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do Bộ tài chính ban hành. Các loại chứng từ được sử dụng tại công ty bao gồm: - Hoá đơn GTGT mẫu số 01 GTKT- 3LL. - Hoá đơn GTGT mẫu số 01 GTKT- 2LN. - Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho mẫu số 02- BH. - Phiếu nhập kho. - Hoá đơn cước vận chuyển mẫu số 03- BH. - Phiếu thu (01- TT), phiếu chi (02- TT), giấy đề nghị tạm ứng. - Uỷ nhiệm thu, uỷ nhịêm chi, séc... - Bảng chấm công. - Bảng thanh toán tiền lương. - Các chứng từ gốc khác (Biên bản kiểm nhận, biên bản kiểm kê, cước phí vận chuyển, bốc dỡ...) * Hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản cụng ty ỏp dụng thống nhất với hệ thống tài khoản kế toỏn theo quyết định số 15QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chớnh, cỏc tài khoản chủ yếu mà cụng ty sử dụng là: TK phản ánh tài sản :111, 112, 131, 133, 138, 141, 152, 153, 154, 155, 211, 213, 214, 241, 242,… TK phản ánh nguồn vốn : 311, 331,333.1, 333.7, 333.8, 334, 335, 338,411, 412, 421, 441,… Tài khoản tổng hợp : 511,515,531, 621, 622, 627, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911,… Doanh nghiệp khụng sử dụng cỏc tài khoản: 611, 631, … * Hệ thống báo cáo: Công ty tổ chức lập báo cáo tài chính theo đúng quy định của nhà nước về nội dung, phương pháp và thời gian lập gửi theo Quyết định số 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng tài chính bao gồm: - Báo cáo quản trị gồm: + Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh. + Báo cáo chi phí bán hàng, chi phí quản lý. + Báo cáo chi tiết thanh toán. - Báo cáo tài chính gồm: + Bảng cân đối kế toán mẫu số B 01- DN. + Báo cáo kết quả kinh doanh mẫu số B 02- DN. + Thuyết minh báo cáo tài chính. Bên cạnh việc lập báo cáo kế toán, kế toán viên còn phải tiến hành phân tích chúng để có những kiến nghị, đề xuất cho lãnh đạo xí nghiệp ra được những quyết định, giải pháp hữu hiệu thích hợp cho việc điều hành quản lý và hướng phát triển của xí nghiệp trong tương lai. Phần 2 : Thực trạng hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần Sợi Trà Lý 2.1. Hạch toán thành phẩm 2.1.1. Phương pháp tính giá thành phẩm - Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho Bộ phận kế toán chi phí và giá thành sẽ căn cứ vào các khoản chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, tiến hành tập hợp và tính ra giá thành sản xuất thực tế của từng loại thành phẩm hoàn thành. Đối với thành phẩm sản xuất: giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho là giá thành sản xuất thực tế. Đối với thành phẩm nhận gia công: giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho chính là giá thành thực tế của toàn bộ các chi phí gia công. Đối với thành phẩm đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại thì giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho là giá thành thực tế đã dùng để ghi giá vốn hàng bán. - Giá thành thực tế thành phẩm xuất kho Thành phẩm xuất kho tại công ty Cổ phần Sợi Trà Lý được đánh giá theo giá bình quân cả kỳ dự trữ với công thức xác định như sau: Giá trị thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Giá trị thực tế thành phẩm nhập kho trong kỳ Đơn giá bình quân = Số lượng thành phẩm thực tế tồn đầu kỳ + Số lượng thành phẩm thực tế nhập trong kỳ Giá thực tế của thành phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân xuất kho Ví dụ: Tính giá thực tế bao đay 70kg xuất kho (Tháng/2007). Căn cứ vào bảng cân đối N- X- T kho thành phẩm phần số dư đầu kỳ (phần số dư cuối kỳ bảng cân đối N- X- T tháng trước) để có được giá thực tế tồn đầu kỳ là 543.667.020 đồng và số lượng là 72.300 cái. Căn cứ vào số tổng nhập trong kỳ trên bảng cân đối N- X- T kho TP bao đay 70kg ta có lượng TP nhập kho trong kỳ là 175.300 cái. Đồng thời căn cứ vào giá thực tế nhập trong kỳ do kế toán giá thành cung cấp ta có giá thực tế nhập trong kỳ 1.277.433.834 đồng. Căn cứ vào tổng lượng xuất trong kỳ ta có được số lượng TP bao đay 70kg xuất trong kỳ 179.000 cái Đơn giá bình quân = 543.667.020 + 1.277.433.834 72.300 + 175.300 = 7.355 (đồng) Giá thực tế bao đay 70kg xuất kho = 179.000 x 7.355 = 1.316.545.000 (đồng) Sau khi có giá thực tế xuất kho kế toán ghi vào cột giá trị xuất kho trên bảng cân đối Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm. Công Cổ phần Sợi Trà Lý không sử dụng bảng kê số 9 (tính giá thực tế thành phẩm, hàng hoá), đồng thời không sử dụng giá hạch toán. Việc tính số lượng thành phẩm tồn kho cuối quý, nhập, xuất trong quý được tiến hành trên bảng cân đối tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm. Việc xác định chính xác giá thực tế của TP nhập kho và xuất kho là cơ sở để công ty xác định đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý. Ngoài ra số liệu về giá thực tế TP xuất kho còn là căn cứ để xác định giá bán của thành phẩm hợp lý, đảm bảo bù đắp chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh vừa có lợi nhuận mà giá bán lại phù hợp với giá cả chung của thị trường. 2.1.2. Hạch toán chi tiết thành phẩm Việc hạch toán chi tiết thành phẩm ở Công Cổ phần Sợi Trà Lý được thực hiện theo phương pháp thẻ song song. Tại kho chỉ theo dõi về mặt số lượng, còn phòng kế toán theo dõi cả về số lượng và giá trị. - Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi hàng ngày tình hình nhập xuất tồn hàng thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng, mỗi mã hàng được theo dõi trên 1 thẻ kho để tiện cho việc sử dụng kiểm tra đối chiếu số liệu. Hàng ngày, khi có các nghiệp vụ nhập, xuất kho thành phẩm, thủ kho kiểm tra số lượng thực nhập, thực xuất với số lượng ghi trên phiếu nhập, phiếu xuất và xác nhận số lượng thực nhập, thực xuất lên phiếu nhập, phiếu xuất kho. Thủ kho cho phép nhập kho, xuất kho khi đã kiểm tra phiếu nhập, phiếu xuất kho có đầy đủ chữ ký cũng như tính hợp lệ của các chứng từ này. Căn cứ vào các chứng từ này, thủ kho ghi vào thẻ kho của các thành phẩm có liên quan; cuối ngày tính ra số tồn và ghi vào thẻ kho. Hàng ngày hoặc định kỳ (2- 3 ngày) thủ kho chuyển toàn bộ phiếu nhập, phiếu xuất kho lên phòng kế toán. Cuối quý thủ kho cộng tổng nhập, tổng xuất và số tồn cuối quý của từng loại thành phẩm; đối chiếu với sổ kế toán chi tiết thành phẩm về chỉ tiêu số lượng. Khi có sự chênh lệch cần phải nhanh chóng kiểm tra, tìm ra nguyên nhân, xử lý ngay. Ví dụ: Trong tháng 12/ 2007 có các phiếu nhập, xuất kho sau: Biểu số 1 Tập đoàn dệt may việt nam Công ty cổ phần sợi trà lý Phiếu nhập kho Ngày 03/ 12/2007 Số 3729 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thị Thu- PX Đay Nhập tại kho: Thành phẩm Đvt: đồng Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, sản phẩm hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Sợi CD 26 Kg 1.921,3 1.921,3 32.630 62.692.019 2 Sợi PE 40 Kg 29.517 29.517 30.505 900.386.586 3 Bao 100kg Cái 19.800 19.800 8.700 172.260.000 4 Sợi đơn 1,75 Kg 79.095 79.095 8.000 632.760.000 Cộng 1.768.098.605 Cộng thành tiền (bằng chữ): Một tỷ bảy trăm sáu tám triệu không trăm chín tám nghìn sáu trăm linh năm đồng Ngày nhập 03/ 12/ 2007 Người giao hàng Phụ trách cung tiêu Thủ kho Kế toán trưởng Ký tên Ký tên Ký tên Ký tên Biểu số 2 Tập đoàn dệt may việt nam Công ty cổ phần sợi trà lý Phiếu xuất kho Ngày 7tháng 12 năm 2007 Số: 04709 Bộ phận sử dụng : Xưởng đay Đối tượng sử dụng: Sản xuất Xuất tại kho : Đvt: đồng STT Tên nhãn hiệu quy cách vật tư Mã vật tư Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Sợi đơn 1,75 87.964 87.964 8.016,6 705.177.973 2 Sợi xe 7.112 7.112 8.549,9 60806.888,8 Cộng 95.076 95.076 765.984.861,8 Cộng thành tiền (bằng chữ) : Bảy trăn sáu lăm triệu chín trăm tám tư ngàn tám trăm sáu mốt phẩy tám đồng. Ngày xuất 7/12/2007 Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Ký tên Ký tên Ký tên Ký tên (Đơn giá được lấy từ kêt quả cuối kỳ) Căn cứ vào các phiếu nhập kho phiếu xuất kho thủ kho lập thẻ kho thành phẩm như sau: Biểu số 3 Tập đoàn dệt may việt nam Công ty cổ phần sợi trà lý Thẻ kho 12/2007_ - Tên, nhãn hiệu, quy cách, vật tư: Sợi đơn 1,75 - Đơn vị tính: kg - Mã số: STT Chứng từ Diễn giải Ngày N-X Số lượng SH NT Nhập Xuất Tồn Tồn đầu tháng 13.221 3729 3/10 Nhập từ PX 3/10 79.095 92.316 4709 7/10 Xuất bán 7/10 87.964 4.352 … … …. Cộng 271.632 271.204 13.649 - Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết thành phẩm để ghi chép tình hình nhập- xuất kho thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng, mỗi mã thành phẩm được mở riêng ở mỗi tờ sổ khác nhau. Đến cuối quý khi tính được giá thành thực tế của thành phẩm kế toán mới ghi vào chỉ tiêu giá trị của bảng cân đối Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm. Vì vậy kế toán thành phẩm chỉ theo dõi chỉ tiêu số lượng ở sổ chi tiết. Cuối quý kế toán cộng sổ chi tiết thành phẩm và kiểm tra đối chiếu với thẻ kho. Ví dụ: Từ các phiếu nhập, xuất kho thành phẩm do thủ kho chuyển lên, kế toán đã ghi vào sổ chi tiết thành phẩm cho mã hàng Bao 70kg (Biểu số 4- trang …). Đồng thời từ sổ chi tiết thành phẩm, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn kho thành phẩm (Biểu số 5- trang …). Hạch toán chi tiết thành phẩm tại công ty cổ phần Sợi Trà Lý theo phương pháp thẻ song song, có thể khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 6 : Hạch toán chi tiết thành phẩm Thẻ kho Sổ (thẻ) chi tiết thành phẩm Bảng kờ tổng hợp N-X-T Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho 2.1.3. Hạch toán tổng hợp thành phẩm Tuy số lượng thành phẩm sản xuất tại công ty trong kỳ tương đối lớn, đa dạng về chủng loại, biến động thường xuyên nhưng công ty đã lựa chọn cho mình phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên 2.1.3.1. Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng: TK 155 “Thành phẩm” Tài khoản này dùng để ghi chép giá trị thành phẩm hiện tại của công ty và tình hình biến động tăng, giảm thành phẩm theo thực tế. Kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: Giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho trong kỳ. Bên Có: Giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho trong kỳ. Dư Nợ: Giá thành thực tế của thành phảm tồn kho. 2.1.3.2. Phương pháp hạch toán * Đối với thành phẩm nhập kho: - Nhập kho thành phẩm từ các bộ phận sản xuất kinh doanh: Nợ TK 155 : Giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho. Có TK 154: Giá thành thực tế của thành phẩm. VD: đối với thành phẩm Bao 100kg tháng 12/2007 nhập kho từ sản xuất 29.700 chiếc với giá thành đơn vị sản phẩm là 8.744,5 đ/cái kế toán sẽ định khoản Nợ TK 155 : 259.713.302 Có TK 154 : 259.713.302 - Trường hợp hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đem nhập kho: Nợ TK 155 Có TK 632 - Trường hợp phát hiện thừa khi kiểm kê: Nợ TK 155: Giá trị thành phẩm thừa. Có TK 642: Giá trị thừa trong định mức. Có TK 338 (3381): Giá trị thừa chưa rõ nguyên nhân. * Đối với thành phẩm xuất kho: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. Nợ TK 641, 642: Hàng mẫu, quà tặng Có TK 155: Giá thành thực tế của thành phẩm. VD: đối với thành phẩm hàng Bao 100kg tháng 12/2007 căn cứ vào hoá đơn GTGT về việc tiêu thụ cùng với các hoá đơn GTGT khác tổng số thành phẩm bao 100kg tiêu thụ trong kỳ là 36.200 cái đơn giá bình quân là 9.049,1 đ/cái kế toán sẽ ghi như sau: Nợ TK 632: 327.577.420 Có TK 155: 327.577.420 - Trường hợp phát hiện thiếu khi kiểm kê kho thành phẩm: Nợ TL 642: Thiếu trong định mức. Nợ TK 138: Thiếu chưa rõ nguyên nhân. Có TK 155: Giá trị sản phẩm thiếu Có thể khái quát sơ đồ hạch toán tổng hợp thành phẩm tại công ty cổ phần Sợi Trà Lý như sau: Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán thành phẩm tại công ty cổ phần Sợi Trà Lý TK 154 TK 155 TK 632 Sản phẩm hoàn thành nhập kho Xuất bán TK 632 TK 641, 642, 138 Sản phẩm đã bán bị trả lại Sản phẩm thiếu khi kiểm kê, Sp biếu tặng, hàng mẫu TK 642, 338 Sản phẩm thừa khi kiểm kê Để có số liệu ghi vào Nhật ký chứng từ liên quan, cuối quý căn cứ vào sổ chi tiết TP, các chứng từ nhập, xuất kho TP, kế toán tiến hành phân loại chứng từ kèm theo từng loại mã hàng, mã TP kết hợp với giá thành đơn vị thực tế của từng loại TP do kế toán giá thành cung cấp để lập bảng cân đối Nhập- Xuất- Tồn TP. Từ sổ Nhật ký chứng từ (Biểu …tr…) kế toán lấy số liệu ghi vào sổ Cái TK 155 Biểu số 6 : Sổ cái TK 155 Sổ cái TK 155 Năm 2007 Ghi Có TK Tháng 1 Tháng 2 Tháng … Tháng 12 Cộng Dư Nợ ĐK 4.490.752.691 Dư Có ĐK 154 12.241.183.462 Cộng PS Nợ 12.241.183.462 Cộng PS Có 11.625.328.148 Dư Nợ CK 5.079.608.008 Dư Có CK 2.2. Hạch toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Sợi Trà Lý 2.2.1. Tài khoản, chứng từ sử dụng 2.2.1.1. Tài khoản sử dụng Để phản ánh và giám sát tình hình tiêu thụ một cách có hiệu quả, tại công ty sử dụng một số tài khoản sau để hạch toán quá trình tiêu thụ: Tài khoản 155 “Thành phẩm”. Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng”. Trong đó + TK 5111 - Doanh thu bán hàng nội địa + TK 5112 - Doanh thu bán hàng xuất khẩu. Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”. Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”. Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”. Tài khoản 911” Xác định kết quả kinh doanh”. Ngoài ra, để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng và để hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ, kế toán còn sử dụng các tài khoản sau: TK 131, 111, 112, 3331... 2.2.1.2. Chứng từ sử dụng Trong công tác tiêu thụ thành phẩm, chứng từ ban đầu sử dụng là "Hoá đơn GTGT" mẫu số: 01 GTKT- 3LL và mẫu số: 01 GTKT- 2LN do Bộ tài chính phát hành. Trên hoá đơn phải có đầy đủ các cơ sở pháp lý thì mới được xác định là có giá trị để xuất hàng. Hóa đơn GTGT được lập thành 03 liên: - Liên 1: Lưu tại quyển hoá đơn. - Liên 2: Giao cho khách hàng. - Liên 3: Kế toán lưu và là căn cứ ghi sổ kế toán. Trên hoá đơn GTGT phải thể hiện rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản của doanh nghiệp người mua và người bán, mã số thuế của người mua, người bán phải ghi đầy đủ theo mã số do cơ quan thuế cấp (nếu các đơn vị, cá nhân mua hàng không có mã số thuế thì người bán hàng phải gạch bỏ (gạch chéo) vào ô của đơn vị, cá nhân mua hàng. Đặc biệt trên hoá đơn GTGT phân biệt rõ ràng 2 yếu tố: - Giá bán ghi trong hoá đơn GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT. Đây là cơ sở để doanh nghiệp hạch toán vào doanh thu tiêu thụ. - Phải ghi rõ thuế suất GTGT và tiền thuế GTGT trong Hoá đơn để b._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30421.doc
Tài liệu liên quan