Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn

Lời mở đầu Trong thời đại phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay ngành kế toán đang được sự quan tâm đặc biệt. Nó trở thành một công cụ không thể thiếu trong bất cứ một lĩnh vực sản xuất hay một lĩnh vực đời sống nào. Ngành kế toán được áp dụng rộng rãi từ các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp nhỏ, từ các công ty nhà nước đền các công ty liên doanh, tư nhân và các cơ quan do nhà nước lập ra. Chính vì vậy ngành kế toán đã

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được các quốc gia quan tâm và đưa nó vào một ngành được ưu tiên phát triển trong mục tiêu đẩy mạnh xây dựng đất nước. Ngành kế toán ngày nay đã có những bước phát triển mạnh và còn lan rộng và phát triển ở cả những nước kém phát triển. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đem lại sự tăng tích luỹ cho nền kinh tế. Do đó, hạ giá thành sản phẩm không chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn ngành, toàn xã hội. Doanh nghiệp làm tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tính toán giá thành một cách chính xác để từ đó xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bộ máy quản lý để các nhà quản trị đưa ra những biện pháp chiến lược phù hợp, giúp doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn chuyên sản xuất phôi bầu quạt , đế quạt , động cơ điện cung ứng cho các Công ty điện cơ, cột đèn chiếu sáng cho Công ty chiếu sáng đô thị Hải phòng. Sản phẩm của doanh nghiệp luôn gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các sản phẩm trong nước. Vì vậy, vấn đề hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh là vấn đề quan tâm hàng đầu của Công ty. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn qua tìm hiểu thực tế và nhận thấy tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời được sự giúp đỡ của phòng kế toán và của cô giáo hướng dẫn cộng với sự nghiên cứu cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn. Kết cấu đề tài: Phần I: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn 1.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh tại Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn. 1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại CTCP cơ khí đúc gang Thanh Sơn Phần II. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP Cơ khí đúc gang Thanh Sơn 2.1. Yêu cầu của Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cơ khí đúc gang Thanh Sơn 2.2 .Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở CTCP Cơ khí đúc gang Thanh Sơn Phần III Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP Cơ khí đúc gang Thanh Sơn 3.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3.2. Đánh giá chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm tại Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang Thanh sơn 3.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang thanh Sơn . Tuy nhiên, trong phạm vi chuyên đề này do thời gian thực tập có hạn, trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và cán bộ kế toán của doanh nghiệp để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Mục Lục: Danh mục sơ đồ, bảng biểu. Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình công nghệ. Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý chung tại doanh nghiệp. Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy kế toán. Sơ đồ 4: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán. Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Bảng 1: Kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh năm 2004-2005. Bảng 2: Bảng cân đối kế toán 31/12/2005. Bảng 3: Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm, hàng hoá Bảng 4: Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm hàng hoá Bảng 5: Bảng kê xuất nguyên vật liệu. Bảng 6: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Bảng 7: Sổ chi tiết tiền lương. Bảng 8: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Bảng 9: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Bảng 10: Bảng kê chứng từ chi. Bảng 11: Bảng tính giá thành sản phẩm. Bảng các ký hiệu viết tắt trong bài TGNH Tiền gửi ngân hàng c.kỳ Cuối kỳ PTKH Phải thu khách hàng đ. kỳ Đầu kỳ GTGT Giá trị gia tăng SL Số lượng NVL Nguyên vật liệu VL Vật liệu CCDC Công cụ dụng cụ NG Nguyên giá SXKD DD Sản xuất kinh doanh dở dang HM TSCĐ Hao mòn tài sản cố định TSCĐ Tài sản cố định C. P Chi phí TP Thành phẩm Phần I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐÚC GANG THANH SƠN 1.1 Đặc điểm kinh té kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh : 1.1.1: Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Cơ khí đúc gang Thanh Sơn . Công ty cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn là một doanh nghiệp chuyên sản xuẩt phôi bầu, đế quạt động cơ điện cung ứng cho các công ty điện cơ, xuất khẩu cột đèn chiếu sáng sang các nước Châu âu và các chi tiết bộ phận máy móc khác Ặ. Trụ sở chính: xã Mỹ Đồng – Thuỷ Nguyên - Hải Phòng. Điện thoại : 0313.773521 Fax : 0313.773924 Mã số thuế: 0200572798 Vốn điều lệ: 2.600.000.000 VNĐ Loại hình DN: Công ty cổ phần. Tiền thân của CTCP Cơ khí đúc gang Thanh Sơn hiện nay là Cơ sở sản xuất đúc gang Thanh Sơn- một cơ sở sản xuất nhỏ, sản phẩm chủ yêu phục vụ cho cuộc sống của người nông dân như: đúc cày, đúc cuốcẶĐược thành lập vào năm 1994, với số vốn ban đầu là 50 triệu đồng và 15 công nhân. Đến năm 2000 do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường cùng sự trưởng thành của cơ sở cả về lực lượng lẫn trang thiết bị, tổ chức quản lý. Trến cơ sở đó Cơ sở sản xuất đúc gang Thanh Sơn đổi tên thành Xí nghiệp tư nhân cơ khí đúc gang Thanh Sơn, đến năm 2003 XNTN cơ khí đúc gang Thanh Sơn đổi tên thành Công ty cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn theo giấy phép kinh doanh 0201000618, ngày 21/07/2003 tại Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng. Đăng ký nộp thuế tại Cục thuế thành phố Hải Phòng, với ngành nghề kinh doanh chính là: đúc gang, kim loại màu; gia công cơ khí; đánh bóng, mạ kềmẶ. 1.1.2 Đặc điểm chung về hoạt động kinh doanh: a . Sản phẩm kinh doanh: Sản phẩm chính là các loại phôi gang, bầu quạt trần, đế quạt, động cơ điện các loại buliẶ nhằm cung ứng cho thị trường nội địa (Công ty điện cơ Thống nhất Hà Nội, Công ty quang điện điện tử Bộ quốc phòng , Công ty chế tạo điẹn máy Việt nam - Hungary Ặ) ngoài ra công ty còn sản xuất các loại cột đèn chiếu sáng , hoa gang xuất khẩu sang các nước Châu âu. Hầu hết nguyên vật liệu được mua từ thị trường trong nước với số lượng và chất lượng luôn đảm bảo cho quá trình sản xuất. Nhà cung cấp vật liệu chủ yếu cho công ty là: Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty Cổ phần Hoàng Dung cung cấp nguyên liệu gang , Công ty than Vàng Danh – Uông Bí - Quảng Ninh cung cấp nguyên liệu than .... b. Cơ cấu lao động: + Tổng số lao động : 100 người Trong đó: Trực tiếp : 80 người Gián tiếp : 20 người +Trình độ đại học, cao đẳng: 8 người + Công nhân kỹ thuật : 36 người +Công nhân phổ thông : 44 người c. Năng lực sx (sản lượng): +Sản xuất bầu, đế quạt : 300.000 cái/năm +Cột đèn chiếu sáng : 1.200 cái/ năm +Các loại phôi gang khác : 100.000 kg/năm + Động cơ điện : 350.000 kg/năm d. Sản phẩm kinh doanh: Sản phẩm chính là các loại phôi gang khoá cung ứng cho công ty khoá Việt Tiệp, cột đèn chiếu sáng nhằm cung ứng cho thị trường nội địa (Công ty chiếu sáng đô thị Hải Phòng) ngoài ra công ty còn sản xuất các loại cột đèn chiếu sáng xuất khẩu sang các nước Châu âu. Hầu hết nguyên vật liệu được mua từ thị trường trong nước với số lượng và chất lượng luôn đảm bảo cho quá trình sản xuất. Nhà cung cấp vật liệu chủ yếu cho công ty là: Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty than Vàng Danh - Uông Bí-Quảng Ninh 1.1.3 Cơ cấu lao động: + Tổng số lao động : 120 người Trong đó: Trực tiếp : 100 người Gián tiếp : 20 người +Trình độ đại học, cao đẳng: 8 người + Công nhân kỹ thuật : 42 người +Công nhân phổ thông : 58 người Ỵ Năng lực sx (sản lượng): +Sản xuất khoá Việt Tiệp : 3.000.000 cái/năm +Cột đèn chiếu sáng : 1.200 cái/ năm +Các loại phôi gang khác : 100.000 kg/năm 1.1.4: Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của công ty. Công nghiệp đúc gang là một ngành công nghiệp sản xuất vật chất truyền thống đã có từ rất lâu đời. Trải qua lịch sử hàng ngàn năm phát triển, ngành công nghiệp này đã đạt tới một công nghệ nhất định. Quy trình công nghệ của ngành nhìn chung là đơn giản song chất lượng sản phẩm của từng mặt hàng lại phụ thuộc vào bí quyết nghề nghiệp của từng doanh nghiệp. Do đặc điểm của quy trình sản xuất nên tất cả các nguyên liệu -vật liệu chính cấu thành nên thực thể của sản phẩm được tính toán ngay sau khi nhận hợp đồng kinh tế và phụ thuộc vào quy cách yêu cầu chất lượng của sản phẩm. doanh nghiệp tư nhân cơ khí đúc Phương Thành là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên hầu hết các sản phẩm được sản xuất ra với doanh nghiệp là thành phẩm còn đối với khách hàng thì đó chỉ là các sản phẩm thô tồn tại dưới dạng bán thành phẩm. Để đem đi sản xuất hay chuyển sang giai đoạn sản xuất tiếp theo các sản phẩm này cần trải qua một giai đoạn hoàn thiện trung gian. Ơ Công ty cổ phần Cơ khí đúc gang Thanh Sơn sự tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm của nguyên vật liệu được thể hiện qua sơ đồ quy trình công nghệ như sau: Sơ đồ Số 1: Sơ đồ quy trình công nghệ Tạo khuôn Luỵên gang Phôi gang Tiện Xuất bán Gang Than Củi NVL phụ khác Định lượng NL- VL theo quy cách sản phẩm ở một đơn đặt hàng Nhập kho KCS Hoàn thiện Qua sơ đồ công nghệ trên ta thấy doanh nghiệp tổ chức sản xuất bao gồm các giai đoạn sau: - Giai đoạn tạo khuôn : Ngay sau khi nhận được đơn đặt hàng là các hợp đồng kinh tế, căn cứ vào các quy định của sản phẩm doanh nghiệp tạo khuôn theo quy cách thiết kế và số lượng sản phẩm được ghi chi tiết trong đơn đặt hàng. - Giai đoạn luyện gang: Căn cứ vào chi tiết đơn đặt hàng cho từng sản phẩm của khách hàng, phong kỹ thuật vật tư tiến hành tính toán định mức khối lượng vật tư cần thiết cho sản phẩm. Sau đó phân xưởng đúc tiếp nhận nguyên vật liệu chính( ổ đây là gang và than đá định mức theo công thức: 2,2 tấn gang- 1 tấn than) đưa xuống tổ đội thực hiện quá trình luyện gang. Cùng tham gia vào quá trình này có các nguyên vật liệu phụ như : Đất sét , đá xanh, củi đốtẶ . - Giai đoạn phôi gang: Gang sau khi được đưa vào lò luyện bị nung chảy, đổ vào khuôn đã được tạo trước. Sau một thời gian nhất định gang nóng chảy đông đặc tạo thành hình dạng theo đúng khuôn mẫu gọi là phôi gang . - Giai đoạn tiện phôi gang: Phôi gang được tạo ra sau quá trình làm sạch sẽ được chuyển xuống phân xưởng để tiện và đánh bóng sản phẩm ngay tại đây. - Giai đoạn hoàn thiện: lúc này tuỳ vào yêu cầu, quy cách của từng loại sản phẩm mà sản phẩm đó người công nhân có thể đánh bóng hoặc sơn lắp ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi sản phẩm được hoàn thành, sản phẩm sẽ được nhập kho và phòng KCS sẽ kiểm tra chất lượng của những sản phẩm đó. Những sản phẩm nào đảm bảo đủ chất lượng, kỹ thuật sẽ được giao cho phòng kinh doanh vật tư sắp xếp bố trí giao cho khách hàng theo đúng tiến độ và hợp đồng đã kí kết. 1.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn : Sơ đồ số 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chung của Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn.Giám đốc Phó Giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng vật tư kinh doanh Phòng kỹ thuật Kế toán trưởng Phân xưởng đúc Phân xưởng tiện Phòng KCS Kế toán viên Tổ SX 1 Tổ SX 2 Tổ SX 3 Tổ SX 4 Tổ SX 1 Tổ SX 2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy: Giám đốc: đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cán bộ công nhân viên về tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm nghĩa vụ đối với Nhà nước theo đúng Hiến pháp và pháp luật. Giám đốc có quyền duy trì và tinh lọc tổ chức bộ máy và quản lý nhằm có hiệu quả, phân lĩnh vực công tác do các Phó giám đốc phụ trách và là người trực tiếp chỉ đạo các Phòng vật tư kinh doanh, Phòng kỹ thuật, luôn nắm được các quy trình kỹ thuật cũng như tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Phó giám đốc kinh doanh: được Giám đốc phân công phụ trách trong lĩnh vự quản lý và mở rộng thị trường nội địa và nước ngoài. Chịu trách nhiệm quan hệ đối nội, đối ngoại, ký kết hợp đồng sản xuất với các đối tác. Tham mưu, cố vấn với Giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm đạt hiệu quả cao, định hướng kinh doanh và giải pháp, chính sách kinh doanh hữu hiệu. Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm phụ trách, chỉ đạo việc thiết kế mẫu sản phẩm, giám sát quá trình sản xuất về kỹ thuật đồng thời tư vấn kỹ thuật sản xuất với Giám đốc để dây chuyền sản xuất hoạt động có hiệu quả. Phòng kinh doanh vật tư: chịu trách nhiệm thu mua vật tư, định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, đảm bảo cung cấp kịp thời cho nhu cầu sản xuất. Phòng kinh doanh vật tư còn có trách nhiệm phục vụ cho nhu cầu vận chuyển xuất bán vật tư hàng hoá cho khách hàng đồng thời kết hợp vận chuyển cho đối tác khác nhằm tăng thu nhập cho doanh nghiệp . Phòng Tài chính kế toán: có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động tài chính hàng quý, năm cho Giám đốc, làm thủ tục nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Quản lý chứng từ, sổ sách có trách nhiệm báo cáo kịp thời với cán bộ cấp trên. Nắm bắt giá thành vật tư đồng thời tính giá thành sản phẩm để cung cấp thông tin, hỗ trợ ban giám đốc ký kết hợp đồng với khách hàng. Phòng kỹ thuật: có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật, điều hành sản xuất đến từng tổ, đội sản xuất. Phòng KCS: tổ chức kiểm tra, giám sát kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình thi công đến khâu nghiệm thu kỹ thuật trước khi bàn giao cho khách hàng. Phân xưởng đúc (bao gồm 4 tổ): đảm nhận toàn bộ công việc đúc các sản phẩm từ gang theo yêu cầu của khách hàng mà phòng kỹ thuật giao. Phân xưởng tiện (bao gồm 2 tổ): đảm nhận toàn bộ các sản phẩm từ phân xưởng đúc để làm thao tác tiện, hoàn chỉnh sản phẩm trước khi nhập kho. 1.1.6 Tình hình tài chính của Công ty: Bảng 1: * Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 và 2005 như sau: - Năm 2004: + Doanh thu bán hàng 12.731.250.000 + Nộp ngân sách 810.855.000 + Lợi nhuận trước thuế 120.800.000 + Thu nhập bình quân 1.000.000 đ/người/tháng - Năm 2005: + Doanh thu bán hàng 14.310.500.000 + Nộp ngân sách 911. 830.000 + Lợi nhuận trước thuế 178.300.000 + Thu nhập bình quân 1.160.000 đ/người/tháng Bảng 2 : Bảng cân đối kế toán 31-12-2005 như sau : Tài sản Nguồn vốn Tk Tên TK Số tiền Tk Tên TK Số tiền 111 Tm 71.641.130 311 Vay ngắn hạn 600.000.000 112 TGNH 6.000.000 131 Ptckh 193.565.900 331 PTNB 243.049.930 133 t.GTGT được khấu trừ 1.158.750 334 PTCNV 4.780.000 152 Nvl 810.798.000 411 NVCSH 2.600.000.000 153 Ccdc 20.035.000 421 LNCPP 178.300.000 154 Cpsxkdd 694.469.450 155 Tp 202.965.000 157 HGB 64.500.000 211 Tscđ 2.038.311.000 214 HMTSCĐ 477.314.300 Cộng 3.626.129.930 Cộng 3.626.129.930 1.2. Đặc điểm Tổ chức Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn: 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán . Phòng kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, trang bị phương tiện khá đầy đủ, đội ngũ nhân viên được đào tạo rất cơ bản. Biên chế và nhiệm vụ. + Kế toán trưởng : Phụ trách chung + Kế toán tổng hợp: Phụ trách tổng hợp BCTC, giá thành, tập hợp chi phí + Kế toán thanh toán: Theo dõi các tài khoản thanh toán :TK 131,133,333,311,331. Viết phiếu thu, chi quỹ tiền mặt, tiền gửi TK 111, 112, đối chiếu công nợ, báo cáo thuế. + Kế toán vật tư : Theo dõi vật tư, sản phẩm, TSCĐ, khấu hao: TK152, 153, 155, 156, 157, 511, 211, 214, 241, 627, 642. Báo cáo nhập xuất, tồn kho vật tư. SP, lập sổ chi tiết vật tư hàng hoá. Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp : Quan hệ tương hỗ: 1.2.2 Chế độ kế toán áp dụng - Hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng : Chứng từ ghi sổ - Sổ kế toán áp dụng theo quy định của Bộ tài chính. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên. - Các bảng kê theo quy định của Bộ tài chính theo hình thức Chứng từ ghi sổ. - Phương pháp tính khấu hao : khấu hao theo dường thẳng - Phương pháp tính giá : Chi phí thực tế phát sinh trong tháng - Hình thức tổ chức kế toán : theo kiểu tập trung - Kỳ kế toán: tháng 1.2.3 Tổ chức bộ sổ kế toán và hình thức kế toán tại Công ty Cổ phần Cơ khí đúc gang Thanh Sơn : a. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán là chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hình thành, làm cơ sở ghi sổ kế toán. Mọi số liệu, thông tin ghi trong sổ kế toán bắt buộc phải được chứng minh bằng chứng từ hợp pháp hợp lệ. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng kinh phí doanh nghiệp đếu phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán đều lập theo đúng quy định, ghi chép kịp thời đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nội dung của hệ thống chứng từ kế toán gồm: 1. Lao động tiền lương 2. Hàng tồn kho 3. Bán hàng 4. Tiền tệ 5. Tài sản cố định Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán: Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng quy định. Chứng từ gốc do doanh nghiệp lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra kỹ lưỡng tất cả mọi chứng từ kế toán đã lập hoặc đã nhận sau khi xác minh là đúng thì mới dùng để ghi vào sổ kế toán. Ta có thể tóm tắt trình tự luân chuyển chứng từ kế toán qua sơ đồ sau: Sơ đồ 4: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán. Chứng từ gốc ( giấy đề nghị tạm ứng. . .) Chứng từ kế toán( nhân viên kế toán viết phiếu chi tạm ứng. . .) Sổ sách kế toán (nhân viên kế toán ghi sổ nhật ký, sổ cái. . .) Các báo cáo tài chính Công ty sử dụng một số loại chứng từ sau: - Chứng từ lao động tiền lương bao gồm: + Bảng chấm công + Bảng thanh toán tiền lương + Bảng thanh toán tiền thưởng + Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH + Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH - Chứng từ hàng tồn kho: Là những chứng từ liên quan đến việc nhập, xuất, tồn kho, biên bản kiểm kê. . . . Như là phiếu nhập kho; phiếu xuất kho; thẻ kho; biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá; Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý . . . - Chứng từ bán hàng: + Hoá đơn GTGT + Hoá đơn bán hàng - Chứng từ tiền tệ: Là những chứng từ liên quan đến nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, ngân hàng bao gồm + Phiếu thu + Phiếu chi + Giấy thanh toán tiền tạm ứng + Bảng kiểm kê quỹ - Chứng từ tài sản cố định: là những thẻ tài sản và bảng kê tài sản cố định bao gồm: + Biên bản giao nhận TSCĐ + Thẻ TSCĐ + Biên bản thanh lý TSCĐ b. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán của Công ty Do hình thức chứng từ ghi sổ thích hợp với mọi loại hình doanh nghiệp ,đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận tiện cho việc áp dụng máy tính, nên Công ty đã sử dụng hình thức này để hạch toán. Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ quỹ Thẻ, sổ hạch toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ cái: Là sổ phân loại (ghi theo hệ thống) dùng để hạch toán tổng hợp. Mỗi tài khoản được phản ánh trên một vài trang sổ cái. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ : là sổ ghi theo thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ đã lập trong tháng. Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và kiểm tra đối chiếu số liệu với sổ cái. Bảng cân đối số phát sinh: Dùng để phản ánh đầu kỳ , phát sinh trong kỳ và tình hình cuối kỳ của các loại tài sản và nguồn vốnvới mục đích kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép cũng như cung cấp các thông tin cần thiết cho quản lý. Các sổ và thẻ hạch toán chi tiết : Dùng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chi tiết ( Vật liệu, công cụ, dụng cụ tài sản cố định, chi phí sản xuất và tiêu thụ). Do điều kiện trang bị kỹ thuật khá tốt, việc hạch toán rất kịp thời, chính xác, mọi người đều hoàn thành nhiệm vụ được giao và chấp hành đúng chế độ kế toán của nhà nước. Đặc biệt công tác phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người rất hợp lý, không chồng chéo, bảo đảm tính khách quan và trung thực của kế toán. 1.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty. Công sử dụng các tài khoản trong hệ thống tài khoản của Việt Nam TK111 : Tiền Mặt TK 112 : Tiền gửi ngân hàng TK 131 : Phải thu khách hàng TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ TK 152 : Nguyên liệu vật liệu TK 153 : Công cụ dụng cụ TK154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 155 : Thành phẩm tồn kho TK 157 : Hàng gửi bán TK211 : TSCĐ hữu hình TK214: Hao mòn TSCĐ TK311: Vay ngắn hạn TK331: Phải trả cho người bán TK333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước TK 334: Phải trả công nhân viên TK 338: Các khoản phải nộp theo lương TK 411: Nguồn vốn kinh doanh TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối TK 511 :Doanh thu bán hàng TK 632 : Giá vốn hàng bán TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tk 622 : Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 : Chi phí sản xuất chung TK 641 : Chi phí bán hàng TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp TK 911: Kết chuyển xác định kết quả 1.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. Công ty lập và gửi báo cáo theo năm tài chính , các báo cáo cuối năm Công ty cần lập để gửi cho Cục thuế là : - Bảng cân đối tài khoản - Bảng cần đối kế toán - Báo cáo kết qủa kinh doanh -Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước - Thuyết minh báo cáo tài chính. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Quyết toán thuế GTGT , TNDN Phần II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP CƠ KHÍ ĐÚC GANG THANH SƠN 2.1 Tình hình thực tế Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang thanh Sơn 2.1.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 2.1.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí là các chi phí thực tế phát sinhliên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm đó là các chi phí nguyên vật liệu ,chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung . 2.1.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất tại Công ty bao gồm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , Chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung . Kế toán tập hợp các khoản chi phí này cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 154 sau đó đánh giá sản phẩm dở dang để tính tổng giá thành của kỳ sản xuất . - Các chứng từ được sử dụng: + Phiếu nhập kho nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ,TSCĐ + Phiếu xuất kho nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ,TSCĐ + Bảng kê xuất NVL + Bảng phân bổ NL,VL, CCDC + Bảng phân bổ tiền lương + Bảng phân bổ khấu hao tháng 2.1.1.3 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm, chi phí này thường chiếm khoảng 70% tổng chi phí sản xuất của công ty. Cụ thể: + Chi phí vật liệu chính sử dụng vào sản xuất: gang, than, củi + Nguyên vật liệu phụ: Vật liệu phụ ở công ty thường là đất sét, đá xanh, cát đúc và phấn chì ... + Công cụ dụng cụ: thiết bị hàn đốt, cây cua roa, ra to, quần áo, găng tay bảo hộ lao động. Căn cứ vào hoá đơn GTGT khi mua hàng của người bán, các thành viên trong ban kiểm nghiệm lập biên bản kiểm nghiệm, sau đó ký tên và chuyển cho phòng kinh doanh viết phiếu nhập kho. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp, thủ kho viết phiếu xuất kho. Từ phiếu xuất kho kế toán vào sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm hàng hoá, công cụ dụng cụ. Cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu của từng sổ chi tiết và vào sổ tổng hợp chi tiết vật liệu, sản phẩm hàng hoá. Từ sổ tổng hợp chi tiết vật liệu, sản phẩm,hàng hoá và sổ chi tiết công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành phân bổ nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất cho bán hàng cho quản lý. Nguyên vật liệu chính xuất kho cho sản xuất được tính theo phương pháp bính quân cả kỳ dự trữ. Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm: gang, than, củi, đất sét, đá xanh, cát đúc và phấn chì được sản xuất trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Việc xuất nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm được quản lý và tuân thủ theo nguyên tắc " các nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất " cụ thể là kế hoạch sản xuất sản phẩm. Theo quy định hàng ngày thủ kho căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế của Công ty thủ kho viết phiếu xuất kho. Từ phiếu xuất kho kế toán vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hoá, công cụ dụng cụ cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu của từng sổ chi tiết và vào bảng kê xuất nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hoá. Từ bảng kê chi tiết xuất nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hoá và sổ chi tiết công cụ dụng cụ kế toán tíên hành phân bổ nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ sản xuất cho từng loại sản phẩm. Nguyên vật liệu chính xuất dùng cho sản xuất dùng cho sản xuất được tính theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Trị giávốn thực tế VL xuất kho = SL vật tư xuất kho x Đơn giá bình quân Đơn giá bình quân giá thực tế của VL tồn đk + giá thực tế VL nhập tk cả kỳ dự trữ SL vật liệu tồn đầu kỳ + số lượng VL tồn c.kỳ 5.230 đ/kg Đơn giá bình quân 413.253.680 + 855.628.000 1 kg gang đúc xuất kho 79.016 + 163.600 1.350 đ/kg Đơn giá bình quân 1 kg 76.526.100 + 133.690.500 than đá xuất kho 56.686 + 99.030 650 đ/kg Đơn giá bình quân 1 kg 55.502.000 + 36.450.320 củi đúc xuất kho 90.035 + 51.430 Tại Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn trích một số nghiệp vụ phát sinh sau: Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn Phiếu xuất kho Ngày 31 tháng 01 năm 2006 Số : 08 Nợ TK: 621 Có TK: 152 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Bình Địa chỉ: Phân xưởng Đúc Lý do: xuất kho vật liệu để sản xuất bầu quạt STT Tên nhãn hiệu MS ĐVT Sản lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Gang đúc Kg 60.000 60.000 5.230 313.800.000 Cộng 313.800.000 (Viết bằng chữ: Ba trăm mười ba triệu tám trăm nghìn đồng chẵn) Xuất ngày 31 thán._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0657.doc
Tài liệu liên quan