Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy giầy Phúc Yên

Lời nói đầu Khi cơ chế thị trường chi phối phát triển của 1 nền kinh tế, để có thể đứng vững trước các quy luật cạnh tranh khắc nghiệt các nhà sản xuất phải tìm tòi các hướng đi phù hợp cho mình nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp phải quan tâm tới nhiều vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong đó yếu tố quyết định là Chính phủ sản xuất giá thành sản phẩm. Đánh giá chi phí sản xuất đúng, đủ, hợp lý là tiền đề cho doanh nghiệp xác định lợi nhuận thu

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy giầy Phúc Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được từ sản xuất kinh tế và có quyết định lựa chọn hướng sản xuất sao cho có lợi nhất. Do vậy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác hạch toán kinh tế ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại nhà máy giầy Phúc Yên em đã lựa chọn, đề tài: " Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" cho chuyên đề thực tập của mình. Là một sinh viên thực tập tại nhà máy, được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các cô trong phòng kế toán cùng với sự hướng dẫn chu đáo của Thầy Nguyễn Văn Tứ em đã cố gắng tìm hiểu, tham khảo tài liệu và mạnh dạn đề xuất một số ý kiến với những mong muốn nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy Giầy Phúc Yên. Trong chuyên đề thực tập này em đã đề cập đến các nội dung cơ bản sau: Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. - Thực trạng về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy giầy Phúc Yên. - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy Giầy Phúc Yên. Vì khả năng và thời gian có hạn, nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Để chuyên đề được hoàn thiện hơn em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các cán bộ trong Công ty. Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Tứ, các thầy cô giáo bộ môn, ban giám đốc và các cán bộ phòng kế toán của nhà máy đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Phần thứ nhất Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất I. Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 1. Khái niệm chi phí sản xuất. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư các loại chi phí khác nhau để đạt được mục đích là tạo ra khối lượng sản phẩm lao vụ hoặc khối lượng công việc phù hộp với nhiệm vụ sản xuất và nhằm mục đích kiếm lời. Do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nắm chắc khái niệm bản chất vì chi phí các loại chi phí hình thành theo quá trình sản xuất được chia ra làm hai loại chi phí chính là chi phí về lao động sống và lao động vật hoá. +Chi phí về lao động sống: Là tiền công và các khoản phải trả khác mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. + Chi phí về lao động hoá: là toàn bộ chi phí liên quan đến nguyên vật liệu hay TSCĐ… dùng cho sản xuất kinh doanh. Ngoài hai loại chi phí trên còn có các loại chi phí khác. Đó là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến quá trình lao động sản xuất kinh doanh. Tất cả các loại chi phí đó đều được biểu hiện dưới dạng tiền tệ để phục vụ cho quá triònh trao đổi lưu thông. Thực chất chi phí sản xuất là sự biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và những chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. 2. Phân loại chi phí sản xuất Trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế và công dụng khác nhau. Yêu cầu quản lý với từng loại chi phí sản xuất khác nhau. Việc quản lý sản xuất không chỉ dựa vào số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí sản xuất theo từng sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định. Để đáp ứng nhu cầu quản lý công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hộpvới từng loại chi phí cần thiết. Phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo từng tiêu thức thích hợp. Có nhiều cách phải loại chi phí sản xuất, tuy nhiên theo yêu cầu quản lý đối tượng cung cấp thông tin, giác ngộ xem xét chi phí màe chi phí sản xuất được phân loại theo các cách sau: 2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (hay theo yếu tố.) Theo cách phân loại này các chi phí giống nhau về nội dung, tính chất được xếp vào một yếu tố không cần phân biệt chi phí đó phát sinh từ lĩnh vực nào, ở đâu. Theo cách này toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm tất cả các chi phí các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ. Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của công nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài doanh nghiệp. Chi phí bằng tiền khác: bao gồm tất các chi phí khác phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Việc phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết kết cấu và tỷ trọng của từng loại yếu tố chi phí để đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính, cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạhc cung ứng vật tự, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau. 2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí. Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích, mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích, công dụng. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí về nguyên liệu vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiêuliệu sử dụng vào việc sản xuất trực tiếp sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp : bao gồm toàn bộ số tiền về chi phí nhân công, tiền BHXH, BHYT kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất, chỉ tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ ở các tổ, đội sản xuất, gồm các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng, tổ, đội sản xuất: bao gồm tiền lương, tiền nhân công, các phụ cấp, tính bảo hiểm cho nhân viên quản lý, kế toán thống kê, thủ kho.. ở phân xưởng, đội sản xuất. + Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về dụng cụ, công cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng hay đội sản xuất. + Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng và các vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất. + Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng, đội sản xuất. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài, để phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng tổ đội sản xuất như các chi phí về điện, nước, điện thoại… Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài các chi phí nên trên phục vụ cho yêu cầu sản xuất chung của cả phân xưởng, đội sản xuất. Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hoá giá thành sản phẩm làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch há giá thành sản phẩm cho kỳ sau: 2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ Theo tiêu thức này chi phí sản xuất được chia thành hai loại: Chi phí khả biến (biến phí): Là các chi phí có sự thay đổi tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…. - Chi phí cố định (định phí) là các chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm công việc lao vụ sản xuất trong kỳ. Thuộc loại chi phí này là các chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân… Việc phân loại chi phí sản xuất thành biến phí và định phí có tác dụng lớn đối với sản xuất kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả kinh doanh. 2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chi phí. Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được tập hợp có liên quan tới các đối tượng chịu chi phí trên cơ sở đó để tính giá thành của từng loại sản phẩm. Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc, một lao vụ đã hoàn thành. Những chi phí này được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: là toàn bộ những chi phí liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc. Do đó khi phát sinh những khoản chi phí này kế toán phải thực hiện phân bổ vào từng đối tượng chịu sự chi phí theo một tiêu thức nhất định. 2.5. Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành của chi phí. Chi phí sản xuất được chia thành 2 loại - Chi phí đơn nhất: là chi phí cho một yếu tố duy nhất cấu thành như: nguyên liệu, vật liệu chính dùng cho sản xuất, tiền lương tiền công nhân sản xuất… - Chi phí tổng hợp, là chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung. Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành của chi phí cho việc nhận thức vị trí của từng loại chi phí trong việc hình thành sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp với từng loại. Tóm lại: Mỗi cách phân loại chi phí đều có tác dụng riêng, phục vụ cho từng yêu cầu quản lý và của từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể. Nhìn chung phân loại chi phí sản xuất có tác dụng để kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất gần hai mặt hao phí sản xuất và kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh và các khoản chi phí tích trước có liên quan đến đối tượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Như vậy, chỉ tiêu giá thành sản phẩm được tính đối với số lượng sản phẩm lao vụ đã hoàn thành khi kết thúc toàn bộ quy trình sản xuất hay một số giai đoạn của quá trình sản xuất. Trên phạm vi nhất định, giá thành sản phẩm mang tính chất khách quan, vừa mang tính chất chủ quan. Theo chế độ kế toán Việt Nam, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất. Cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí thấp nhất. Như vậy, trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được hồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực tế của tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn. Để đáp ứng các yêu cầu quản lý kế toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều gốc độ, phạm vi tính toán khác nhau việc phân loại giá thành sẽ giúp phân tích được biến động của chỉ tiêu giá thành và chiều hướng của chúng để có biện pháp quản lý thích hợp. 3.2. Phân loại giá thành sản phẩm a. Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Gồm 3 loại giá thành - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích kế hoạch hoá giá thành. - Giá thành định mức: là giá thành tính trên cơ sở các định mức chi phí theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của nhà nước và nó chỉ tính cho một đơn vị sản xuất. Việc đánh giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ, quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp là kết quả để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b. Phân loại theo phạm vi giá thành Căn cứ theo phạm vi thì giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại. - Giá thành công xưởng (giá thành sản xuất): là giá thành biểu hiện các chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành chế tạo sản phẩm hoàn thành bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Giá thành toàn bộ; là giá thành được xác định trên cơ sở giá thành công xưởng cộng chi phí tiêu thụ sản phẩm và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho quá trình sản xuất sản phẩm hoặc lao vụ dịch vụ. - Giá thành của các loại lao vụ dịch vụ: là tập hợp chi phí bỏ ra để thực hiện một khối lượng lao vụ, dịch vụ hoàn thành. 4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm, Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm về bản chất chúng đều biểu hiện về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất sản phẩm. Mối quan hệ giữa chúng được biểu hiện như sau: - Chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản phẩm. - Sự tiết kiệm hoặc lãng phí về chi phí sản xuất của doanh nghiệp nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất sẽ tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm để từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp sản xuất. Mối quan hệ ràng buộc giữa chi phí sản xuất với tính giá thành sản phẩm thể hiện qua công thức sau: = + - Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, hai khái niện có những mặt riêng biệt khác nhau, chi phí sản xuất được gắn liền với một thời kỳ sản xuất nhất định, nó biểu hiện toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành sản xuất trong một thời kỳ. Giá thành sản phẩm được gắn liền với một khối lượng sản phẩm, khối lượng một lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Chi phí sản xuất không chỉ gắn liền với giá thành sản phẩm mà nó còn liên quan đến cả các yếu tố khác nhau: sản phẩm còn đang làm dở, liên quan đến giá trị phế liệu, gía trị sản phẩm hỏng mà thu hồi được trong quá trình sản xuất kinh doanh. II. Vai trò của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong quá trình sản xuất sản phẩm xã hội nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. 1. Trong quá trình tái sản xuất xã hội Tái sản xuất xã hội là quá trình lặp đi lặp lại thường xuyên và phục hồi không ngừng. Tái sản xuất theo chiều rộng là sự mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm sản phẩm nhờ sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào, các nguồn lực của sản xuất trong khi năng suất và hiệu quả của các yếu tố sản xuất không thay đổi. Tái sản xuất theo chiều sâu là sự tăng lên về sản phẩm chủ yếu do tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực. ở nước ta hiện nay thực hiện tái sản xuất theo chiều rộng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có chức năng sản xuất sản phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Chính vì thế mà việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một mặt xích không thể thiếu trong quá trình tái sản xuất xã hội. 2. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh chi phí sản xuất kinh doanh gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Nếu trong doanh nghiệp sản xuất không hạch toán đúng chi phí sản xuất hoặc không tiết kiệm chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm và do đó ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mức chi phí cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tổ chức quản lý chi phí, sự tính toán hợp lý và các nhân tố chủ quản của người điều hành, chi phí sản xuất là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng để đánh giá trình độ tổ chức quản lý chi phí của doanh nghiệp. Vậy phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp sản xuất trong giai đoạn hiện nay. III. Đặc điểm và yêu cầu quản lý của chi phí sản xuất, và giá thành sản phẩm Quản lý chi phí sản xuất và giá thành là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất. Nếu như kế toán chi phí sản xuất cung cấp đầy đủ thông tin về các yếu tố trong quá trình sản xuất nhằm nêu rõ chi phí chi ra trong việc gì, hết bao nhiêu, từ đó giúp cho doanh nghiệp biết tỷ trọng từng loại chi phí, giám đốc dự toán chi phí, làm cơ sở lập dự toán cho kỳ sau và giúp Nhà nước quản lý doanh nghiệp cũng như ban hành các chính sách, chế độ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thì kế toán giá thành sản phẩm lại phản ánh chính xác hiệu quả chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ đó lựa chọn và quyết định khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Giá thành cũng là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xem xét hiệu quả của các bịên pháp tổ chức kỹ thuật, thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành: các cấp lãnh đạo quản lý có được những thông tin về tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản xuất, tác động và hiệu quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật sản xuất, phát hiện và tìm các nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ. Giá thành, còn là 1 căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm. Có thể nói, muốn hạ giá thành phải quản lý giá thành và phải gắn quản lý giá thành với quản lý chi phí sản xuất cấu thành giá thành sản phẩm để tìm ra nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng làm tăng giảm giá thành. Vì thế, đòi hỏi giá thành sản phẩm phải được phản ánh chính xác, trng thực, khách quan, rõ ràng các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Từ đó các nhà quản lý dễ dàng phát hiện và loại trừ chi phí bất hợp lý, lãng phí (đặc biệt là các chi phí chủ yếu) khai thác khả năng tiềm tàng trong quản lý. Mặt khác, cần quản lý chặt chẽ định mức tiêu hao và đơn giản của các chi phí đó. Bên cạnh đó, còn phải đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành, thu thập thông tin theo địa điểm phát sinh cũng như nơi gánh chịu c. Bởi lẽ, thông tin chi phí theo khoản mục chỉ xác định được chi phí lãng phí, song không biết cần tiết kiệm ở bộ phận nào, địa điểm cụ thể nào. Hơn nữa, thông tin về chi phí theo địa điểm phát sinh còn là cơ sở khuyến khích vật chất, thúc đẩy sản xuất phát triển. Định kỳ, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích chỉ tiêu giá thành cũng như các bộ phận chi phí cấu thành dễ tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng. Từ đó có biện pháp tác động thích hợp. IV. Nguyên tắc chung của hạch toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin kịp thời cho quản trị doanh nghiệp, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau: 1. Phải nắm vững nội dung và bản chất kinh tế của chi phí Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện công bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong 1 thời kỳ nhất (tháng) quý (năm). Nói cách khác, chi phí sản xuất là biểu hiện = tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong 1 kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn. 2. Thải phân loại chi phí sản xuất hợp lý theo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán. Do chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại nên cần thiết phải phân loại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí với nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán 3. Phải phân định chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm và nắm rõ mối quan hệ giữa chúng. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộc các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. Về thực chất, chi phí và giá thành là 2 mặt khác nhau của quá trình sản xuất chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Sơ đồ quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ b. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm c. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Qua sơ đồ ta thấy: AC =AB + BD - CD hay: Tổng giá thành = Chi phí sản xuất dở dang + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm = tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. 4. Phái nắm được cách phân loại giá thành khác nhau phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Mỗi 1 cách phải loại có 1 tác dụng khác nhau đối với công tác quản lý và hạch toán. Giá thành có thể được phân theo được phản theo pham vi theo nguồn số liệu và thời điểm tính giá thành. 5. Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm phù hợp. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh và chịu chi phí. Còn xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định đòi hỏi tính giá thành 1 đơn vị. Do có sự khác nhau về đối tượng nên cũng có phương pháp hạch toán khác nhau. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là 1 phương pháp sử dụng để tập hợp phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng để tính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý trong tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. 6. Xác định trình tự hạch toán và tổng hợp chi phíơ sản xuất thích ứng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất từng ngành nghề, vào trình độ công tác quản lý và hạch toán của từng doanh nghiệp mà trình tự hạch toán chi phí cùng khác. Tuy nhiên, có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ và giá thành đơn vị lao vụ. Bước 3: Tập hợp phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ V. Nhiệm vụ kế toán và nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1. Nhiệm vụ của kế toán. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chi tiêu kinh tế quan trọng đối với các doanh nghiệp. Vì những chi tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ quna trọng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí, tình hình sử dụng lao động, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp quản lý kỳ tới và tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ. Vậy nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là: - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp và thoả mãn yêu cầu quản lý đặt ra. - Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. - Tổ chức tập hợp kết chuyển phân bổ chi phí sản xuất theo đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo yếu tố tạo nên khoản mục giá thành. - Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố (trên thuyết minh báo cáo tài chính). Đình kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. - Tổ chức kiểm kê, và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. 2. Nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tổ chức kế toán quá trình sản xuất gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau, có quan hệ mật thiết: giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và giai đoạn tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Có thể nói sự phân chia đó là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần tính giá thành 1 đơn vị. 2.1. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là xác định phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thực chất, nó là: - Nợi phát sinh chi phí: Phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận chức năng. - Nơi ghánh chịu chi phí: sản phẩm, công việc, lao vụ dò doanh nghiệp sản xuất, đơn đặt hàng, công trình, hạng mục, công trình. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tích giá thành trong doanh nghiệp. Vì trong thực tế một đối tượng tính giá thành có thể gồm nhiều đối tượng kế toán tâpọ hợp chi phí sản xuất. Mặt khác, mối quán hệ giữa 2 đối tượng sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp và kỹ thuật tính giá thành. b. Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí của doanh nghiệp bao gồm nhiều lôại có nội dung kinh tế, tính chất, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất khác nhau. Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán chi phí sản xuất đáp ứng yêu cầu của kế toán, thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm thì phải xem xét chi phí ở góc độ khác nhau và mục đích quản lý chi phí mà lựa chọn tiêu thức phân loại cho phù hợp. Phân loại, chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí. Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí. Ngoài ra chi phí sản xuất còn được phải loại theo các tiêu thức sau: - Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản xuất, công việc lao vụ hoàn thành. - Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào đối tượng chịu chi phí. Phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh. Việc xác định tiêu thức phân loại phù hợp, khoa học, hợp lý không những có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạchtoán chi phí sản xuất mà còn là tiền đề quan trọng của kế hoạch hoá, kiểm tra và phân tích chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp cũng như của các bộ phận cấu thành bên trong doanh nghiệp. Chứng từ kế toán sử dụng Chứng từ gốc liên quan đến chi phí sản xuất phát sinh là các chứng từ về các yếu tố chi phí như: Vật tư: Phiếu xuất kho, hoá đơn mua vật tư (hoá đơn mua hàng hoặc hoá đơn giá trị gia tăng). Phiếu chi, giấy báo nợ (nếu mua về dùng ngay cho sản xuất không qua kho)…. Tiền lương: bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, phiếu báo làm thêm giờ, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. - Khấu hao TSCĐ: bảng tính và phân bổ khấu hao. - Các khoản khác: Phiếu chi, giấy báo nợ, hoá đơn (thông thường hoặc giá trị gia tăng). Tài khoản sử dụng Tuỳ theo từng doanh nghiệp vận dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ hay kê khai thường xuyên mà kế toán tổ chức hệ thống cho phù hợp. - Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì tài khoản sử dụng là: + Tài khoản 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng phản ánh chi phí NVLTT sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm dịch vụ của các ngành. + Tài khoản 622 chi phí nhân công trực tiếp: phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung: phản ánh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh chung phát sinh ở các phân xưởng, công trường.. phục vụ sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ gồm: lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận… khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích the._.o quy định (19%) khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng, đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền liên quan đến hoạt động của phân xưởng. + Tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: sử dụng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp số liệu tính giá thành. - Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phươngpháp kiểm kê định kỳ Ngoài tài khoản 621, 627 154 có nội dung giống như ở phương pháp KKTX thì kế toán còn sử dụng tài khoản sau: + Tài khoản 631 giá thành sản xuất: dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất * Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVL,trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phần mua ngoài, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp trong việc sản xuất chế táop hoặc thực hiện những lao vụ, dịch vụ của các ngành công nông nghư nghiệp, xây dựng cơ bản giao thông vận tải. .. chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức quản lý theo định mức. Chứng từ để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, các phiếu xuất kho kiên vận chuyển nội bộ (nếu nguyên vật liệu mua về không nhập mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm). Việc tập trung hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng, được tiến hành theo phương pháp trực tiếp hay phương pháp phân bổ gián tiếp. Phương pháp trực tiếp: được áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến một số đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Những chi phí này kế toán căn cứ số liệu chứng từ kế toán dễ ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong những trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liênq uan đến nhiều đối tượng khác nhau, phải tính toán phân bổ cho từng đối tượng, đó theo một tiêu chuẩn thích hợp. Việc phân bổ được tiến hành như sau: + Xác định hệ số phân bổ H = Trong đó: C: Tổng chi phí cần phân bổ Ti: Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng ( i = 1,n) H: Hệ số phân bổ + Tính chi phí cần phân bổ cho đối tượng Ci = H. Ti (ci): Tổng chi phí cần phân bổ cho ( i = 1,n) Tiêu thức phân bổ có thể là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất.. lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý là cơ sở tập hợp chi phí chính xác cho các đối tượng. Để tính toán và tập hợp chính xác chi phí NVL trực tiếp kế toán cần chú ý kiểm tra xác định số nguyên vật liệu lĩnh nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết và giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) để loại ra khỏi chi phí từ nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ. Chi phí NVL trong kỳ = Trị giá NVL xuất đưa vào sử dụng trong kỳ + Trị giá NVL còn lại đầu kỳ ở địa điểm sản xuất - Trị giá NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng - Trị giá phế liệu thu hồi Toàn bộ chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp vào tài khoản 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cuối kỳ được kết chuyển vào tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được hạch toán như sau: Nợ TK154: chi tiết cho từng đối tượng Có TK 621: chi tiết cho từng đối tượng - Kế toán tổng hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chứng từ để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Chi phí nhân công trực tiếp thường được trích trực tiếp vào từng đối tượng chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được tiền lương phụ, các khoản phụ cấp hoặc tiền lương chính trả theo thời gian mà người lao động thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày… thì có thể tập trung sau đó chọn tiêu thức thích hợp để tính toán phân bổ các đối tượng chi phí có liên quan. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là: chi phí tiền công định mức (hoặc kế hoạch giờ công định mức hay giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất tuỳ theo điều kiện cụ thể). Theo quy định hiện hành tỷ lệ trích BHXH 15%, BHYT 2% trên tiền lương cơ bản và KPCĐ 2% trên tiền lương thực tế tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp. Cuối kỳ được kết chuyển vào TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 154: Chi tiết cho từng đối tượng Có TK 622: chi tiết cho từng đối tượng - Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ đội sản xuất… như: chi phí tiền công và các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên quản lý phân xưởng, tổ đội…. Chi phí về nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ, chi phí về khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý ở các phân xưởng, chi phí khác bằng tiền… chứng từ để hạch toán chi phí sản xuất chung là: bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ các hoá đơn dịch vụ mua ngoài, các thiếu chi tiền, nhật ký. Các chi phí sản xuất chung thường đặt hạch toán chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí cuối tháng chi phí sản xuất chung được tập hợp và kết chutyển để tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung của phân xưởng hoặc tổ đội sản xuất nào thì được hết chuyển vào tính giá thành sản phẩm và công việc của phân xưởng, đội sản xuất đó. Trường hợp của một phân xưởng, đội sản xuất trong kỳ có sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công v iệc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm có liên quan. Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ sản xuất chung có thể là: Phân bổ theo chi phí tiền công trực tiếp thực tế. Phân bổ theo chi phí vật liệu trực tiếp thực tế. Phân bổ theo chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Thực tế. + Phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung công thức phân bổ: Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ x Tiêu thức phân bổ từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ cho các đối tượng Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 - chi phí sản xuất chung TK 627 (1): Chi phí nhân viên phân xưởng TK 627 (2): Chi phí vật liệu TK 627 (3) Chi phí dụng cụ sản xuất TK 627 (4) Chi phí khấu hao TSCĐ TK 627 (7) Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 627 (8): chi phí khác bằng tiền Toàn bộ chi phí sản xuất chug thực tế phát sinh được tổng hợp vào TK 627 chi tiết cho từng đối tượng có liên quan và cuối kỳ được kết chuyển vào tài khoản 154, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 154 chi tiết cho từng đối tượng Có TK 627 chi tiết cho từng đối tượng Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất, và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 621 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 622 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 627 KC phân bổ chi phí sản xuất chung Phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng Bồi thường phải thu do sản phẩm hỏng Giá thành sản xuất thành phẩm không qua kho Giá thành sản xuất thành phẩm không qua kho TK 138,334 TK 155 TK 632 TK 157 Giá thành sản xuất thành phẩm gửi bán TK 152 TK 621 * Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỷ Kế toán theo phương pháp KKĐK cũng tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên, các chi phí được tập hợp theo từng khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Bên cạnh đó còn có những mặt khác biệt sau: + Tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK là tài khoản 631 giá thành sản xuất, TK 154 chỉ dùng để phản ánh giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở. + Việc xác định chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trên tài khoản tổng hợp từ các phương pháp KKĐK không căn cứ vào số liệu tổng hợp từ các chứng từ xuất kho mà lại căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ và giá nguyên vật liệu tồn cuối kỳ theo kết quả kiểm kê để tính toán như sau: Giá thực tế NVL xuất dùng = Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá thực tế NVL nhập trong kỳ - Giá thực tế NVL tồn cuối kỳ - Hao hụt (nếu có) Để tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ kế toán sử dụng tài khoản 631- giá thành sản xuất. Trong trường hợp doanh nghiệp có tổ chức các phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ hoạt động tự chế hya thuê ngoài gia công chế biến thì mọi chi phí liên quan tới các hoạt động trên đều được tập hợp vào TK 631 hạch toán chi tiết cho từng đối tượng. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 154 CP sản xuất dở dang đầu kỳ TK 621 K/c chi phí NVL trực tiếp TK 622 K/c chi phí nhân công trực tiếp TK 627 K/c phân bổ chi phí sản xuất chung TK 631 CP sản phẩm dở dang cuối kỳ Phế liệu sản phẩm hỏng thu hồi Trị giá SP hỏng bắt bồi thường Giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành TK 154 TK 611 TK 334.138 TK 632 2.2. Tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Trước khi tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá giá trị sản phẩm đang làm dở dang cuối kỳ để tính chĩnh ác giá thành sản phẩm, nó được đánh giá theo các các phương thức sau: a. Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính cho nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung được tính toàn bộ voà giá thành sản phẩm. Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu tiếp chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng cơ bản trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm. Theo phương pháp này việc tính giá thành sản phẩm thường tính chính xác không cao và được tính như sau: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = + X Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ + b. Đánh giá theo phương pháp khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Để khắc phục nhược điểm của phương pháp đánh giá nguyên vật liệu trực tiếp nhằm tính giá thành chính xác hơn ta dùng phương pháp đánh giá theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phải tính đến cả chi phí nguyên vật liệu, trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ ta phải đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để quy đờit sản phẩm dở dang về khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo mức độ hoàn thành khối lượng sản phẩm đó. = x Như vậy, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ được đánh giá bởi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn dở dang cuối kỳ cộng với chi phí NCTT dở dang cuối kỳ. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = Chi phí NVL trực tiếp dở dang cuối kỳ + Chi phí nhân công trực tiếp dở dang cuối kỳ + Chi phí sản xuất chung dở dang cuối kỳ Tính từng khoản mục chi phí còn dở dang cuối kỳ + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn dở dang cuối kỳ Chi phí NVL trực tiếp dở dang cúôi kỳ = + X Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ + + Chi phí nhân công trực tiếp còn dở dang cuối kỳ. Chi phí NCTT dở dang cuối kỳ = + X Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương + + Chi phí sản xuất chung dở dang cúôi kỳ Chi phí sản xuất chung dở dang cuối kỳ = + X Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương + c. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Phương pháp này thường được áp dụng với những sản phẩm đã xác định được định mức chi phí sản xuất hoặc đã thực hiện những phương pháp tính giá thành theo định mức. Căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. 2.3. Tổ chức kế toán công tác tính giá thành sản phẩm a. Đối tượng tính giá thành Về thực chất, đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, loại vụ, doanh nghiệp sản xuất và chế tạo cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Để xác định đối tượng tính giá thành cần dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng thành phẩm, nửa thành phẩm, các yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, khả năng trình độ hạch toán Nếu doanh nghiệp sản xuất kiểu đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu niên tục thì tuỳ theo yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng nửa thành sản phẩm (bán ra ngoài, nhập kho) và khả năng tính toán mà đối tượng tính giá thành có thể chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối hoặc bao gồm cả thành phẩm, nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ… b. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng đã xác định. Giá thành sản phẩm không thể tính vào bất cứ thời điểm nào mà phải dựa lượng chi phí sản xuất có liên quan đến kết quả đó. Xuất phát từ đặc điểm này nên kỳ tính giá thành không thể giống nhau cho các ngành nghề sản xuất khác nhau. Tuỳ theo chu kỳ sản xuất dài hay ngắn cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp (cuối tháng, cuối năm hoặc khi đã thuê hiện hoàn thành đơn đặt hàng, hoàn thành hạng mục công trình…) cụ thể. + Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là tháng (phù hợp với kỳ báo cáo). c. Phương pháp tính giá thành Phương pháp tính giá thành là 1 phương pháp hay hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính chất thuần tuý kinh tế kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp mà áp dụng những phương pháp tính giá thành khác nhau. * Tính giá thành theo phương pháp giản đơn (trực tiếp): Căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ đã xác định dể tính giá thành sản phẩm hoàn thành từng khoản mục chi phí Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp được xác định như sau: = + - Lúc đó giá thành đơn vị được xác định như sau: = Sau đó kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm như sau: Bảng tính giá thành Sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Khoản mục chi phí Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá thành Toàn bộ Đơn vị Chi phí NVL TT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tộng cộng * Tính giá thành theo phương pháp phân bước. Phương pháp này được áp dụng đối với những sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, việc tổ chức sản xuất nhiều, ổn định, chu kỳ sản xuất thường ngắn và xen kẽ. Đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là sản phẩm cuối cùng, cũng có thể là nửa thành phẩm. Phương pháp 1: Tính giá thành phân bước có tính đến giá thành nửa thành phẩm. Kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập hợp theo từng giai đoạn (phân xưởng) lần lượt tính giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn kế tiếp. Cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm cuối cùng Biểu diễn sơ đồ phân bước Nửa thành phẩm của giai đoạn (n -1) Nửa thành phẩm của giai đoạn I Chi phí NVL bỏ vào lần dầu + + + Chi phí phát sinh giai đoạn n Chi phí phát sinh giai đoạn II Chi phí p.sinh giai đoạn I Thành phẩm Nửa thành phẩm giai đoạn II Nửa thành phẩm giai đoạn II Ta có bảng tính giá thành Bảng tính giá thành nửa thành phẩm giai đoạn I Khoản mục chi phí Giai trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá thành Toàn bộ Đơn vị Chi phí NVL TT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng cộng Bảng tính giá thành Sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành Khoản mục chi phí Chi phí sản xuất Tổng cộng Chi phí dở dang cuối kỳ Giá thành G/đI chuyển sang Giai đoạn II Toàn bộ Đơn vị CP NVL TT CP NCTT CP SXC Tổng cộng Phương pháp 2: Phương pháp phân bước không tính đến giá thành nửa thành phẩm. Được áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm sản xuất hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quá trình công nghệ. Kế toán phải căn cứ vào số liệu, chi phí sản xuất đã được tập hợp ở từng giai đoạn sản xuất, sau đó tính chi phí từng giai đoạn đó nằm trong giá thành sản phẩm theo từng khoản mục chi phí. Chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành sản phẩm đã tính tổng giá thành và giá thành vị sản phẩm. Sơ đồ kết chuyển CP sản xuất giai đoạn n CP sản xuất giai đoạn II CP sản xuất giai đoạn I + + + CP sản xuất giai đoạn n trong thành phẩm CP sản xuất giai đoạn II trong thành phẩm CP sản xuất giai đoạn I trong thành phẩm Giá thành sản phẩm Lúc đó chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau: + Đối với chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quá trình sản xuất Chi phí sản xuất thành phẩm = + X Số lượng sản phẩm hoàn thành g/đ cuối cùng + + Đối với các chi phí tiêu hao dần trong quá trình sản xuất Chi phí sản xuất thành phẩm giai đoạn i = + X Số lượng sản phẩm hoàn thành g/đ cuối cùng + * Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng đối với trường hợp sản phẩm sản xuất có quy trình công nghệ phức pháp kiểu liên tục lắp ráp, chu kỳ sản xuất dài và riêng lẻ. Đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng hoặc sản phẩm sản xuất hàng hoá, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ phát sinh chi phí. Theo phương pháp này, khi 1 đơn đặt hàng đưa vào sản xuất thì kế toán phải mở ngày đơn đặt hàng 1 bảng tính giá thành, cuối mối tháng căn cứ vào mỗi chi phí tập hợp từng phân xưởng để ghi sang bảng tỉnh giá liên quan. Bảng tính giá thành đơn đặt hàng Ngày sản xuất từ… đến Số lượng Khoản mục chi phí Giai trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá thành Toàn bộ Đơn vị Chi phí NVL TT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng cộng * Phương pháp tính giá thành theo hệ số Được áp dụng trong trường hợp một quy trình sản xuất công nghệ sử dụng cùng 1 loại vật liệu, kết quả sản xuất thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau như công nghệ hoá dầu mỏ…. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành lại là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ đã sản xuất ra. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm để quy đổi cho mỗi sản phẩm 1 hệ số trong đó chọn sản phẩm đặc trưng tiêu biểu nhất để làm chuẩn và lấy hệ số là 1. Sau đó tính quy đổi lượng thực tế của từng sản phẩm để tính ra sản lượng tiêu chuẩn. = x Hệ số phân bổ cho từng loại sản phẩm khác nhau được xác nhau được xác định như sau: = Từ đó tính giá thành của sản phẩm i theo từng khoản mục = + - x bảng tính giá thành số lượng: - SP A - SP B Khoản mục CP dở dang đầu kỳ CP sinh trong kỳ CP dở dang cuối kỳ Tổng giá thành liên sản phẩm Sản phẩm A Sản phẩm B Hệ số chi phí Giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị Hệ số SP Giá thành SP Giá thành đơn vị 621 622 627 S * Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp sau: - Cùng 1 quy trình sản xuất đồng thời với việc tạo ra sản phẩm chính còn thu được còn sản phẩm phụ. - Kết quả sản xuất ngoài thành phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy trình còn có những sản phẩm hỏng không sửa chữa được mà các khoản thiệt hại này không được tính cho sản phẩm hoàn thành. - Các phân xưởng sản xuất có cung cấp sản phẩm lao vụ, dịch vụ lẫn nhau. Do đó để tính giá thành sản phẩm cần loại khỏi chi phí những khoản thiết hại chi phí sản phẩm hỏng. Trong những trường hợp trên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm là những lao vụ phục vụ cho các bộ phận không phải là sản xuất phụ, giá thành sản phẩm được tính như sau: Z = DĐK + C - Dck - Clt Trong đó: Z: Giá thành sản phẩm sản xuất chính hoặc sản phẩm hoàn thành DĐK, Dck: Chi phí cho sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. C: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ. CLT: chi phí cần loại trừ. Chi phí cần loại trừ thường được tính theo giá thành kế hoạch hoặc có thể lấy giá bán trừ đi phần lãi định mức và phần thuề (nếu có). * Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. Được áp dụng trong trường hợp kết quả sản xuất thu được 1 nhóm các sản phẩm cùng loại nhưng quy cách, kích cỡ, phẩm chất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất của nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm. Căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ chi phí và chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ tính tỷ lệ giá thành, tiêu chuẩn phân bổ chi phí có thể là giá thành kế hoạch hoá giá thành định mức. = = x Bảng tính giá thành Số lượng: SPA SP B Khoản mục chi phí Giá thành định mức theo sản lượng thực tế Tỷ lệ giá thành Giá thành toàn bộ Giá thành đơn vị SP A SP B SP A SP B SP A SP B CP NVLTT CP NCTT CP SXC Tổng cộng * Phương pháp tính giá thành định mức Là phương pháp giá thành thực tế sản phẩm công việc lao vụ dịch vụ hoàn thành dựa trên giá thành định mức và số chênh lệch do thay đổi thoát ly định mức trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Phương pháp này thường đặt áp dụng đối với những doanh nghiệp đã có quy trình công nghệ ổn định. Phương pháp tính: - Tính giá thành định mức của sản phẩm lao vụ dịch vụ, dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính cho từng trường hợp cụ thể. - Xác định hệ số chênh lệch định mức khi có thay đổi về định mức khi dự toán chi phí cần thanh toán lại theo định mức mới. Việc thay đổi định mức khi dự toán chi phí cần tính toán lại theo định mức mới. Việc thay đổi định mức thưòng diễn ra ở đầu tháng, nếu chỉ cần thực hiện, với sản phẩm dở dang đầu tháng. Vì chi phí tính cho sản phẩm dở dang cuối tháng trước tính theo định mức cũ. Số chênh lệch = định mức cũ - định mỡ mới. - Xác định số chênh lệch thoát lý khỏi định mức là số tiết kiệm hoặc vượt chi so với định mức. = - = + + Toàn bộ những vấn đề đã trình bày trên đây chỉ là lý luận chung theo chế độ quy định. Trong thực tế, do đặc điểm riêng của mỗi ngành sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà có những nét đặc trưng nên việc vận dụng lý luận nào thực tiễn cũng có những nét khác biệt nhất định. Mỗi doanh nghiệp cần xem xét đến điều kiện cụ thể của mình mà lựa chọn các hình thức, phương pháp kế toán phù hợp, đảm bảo cho tài sản, tiền vốn được phản ánh 1 cách trung thực nhất trên cơ sở đó đảm bảo cho kế toán phát huy được vai trò của mình trong sản xuất kinh doanh. Nhà máy Giầy Phúc Yên cũng như bất kỳ 1 đơn vị sản xuất nào cũng đều phải chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước. Để thấy được thực tế tình hình tổ chức nội dung các nội dung của chế độ đó như thế nào. Chúng ta cần phải xem xét cụ thể công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy Giầy Phúc Yên. Phần thứ hai Thực trạng về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy giầy Phúc Yên I. Khái quát chung về nhà máy Giầy Phúc Yên 1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Nhà máy Giầy Phúc Yên trực thuộc tổng Công ty. Da Giầy Việt Nam nằm trên địa bàn thị xã Phúc Yên Tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà máy được thành lập năm 1995 với nhiệm vụ sản xuất hàng gia công theo đơn đặt hàng xuất kho. Nếu tính theo thời gian thì đây là doanh nghiệp mới thành lập, song quá trình hình thành và phát triển nhà máy đã có những đóng góp không nhỏ cho tổng Công ty cũng như cho nền kinh tế. Quá trình hình thành và phát triển trong nhiều năm qua được đánh dấu mức thời gian như sau: Tiền thân của nhà máy là Nhà máy Kim Anh xây dựng năm 1976 chính thức đi vào sản xuất hoạt động ngày 19 tháng 12 năm 1978 với hoạt động chính là sản xuất bút có công suất 1200.000 sản phẩm/ năm. Thiết bị động lực do nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa cung cấp, sản phẩm của nhà máy đã được xuất đi một số nước Đông Âu như: Ba Lan, Hungari… và một số nước ở Nam Mỹ. Theo mô hình cơ cấu tập trung tháng 4 năm 1982 nhà máy sát nhập với nhà máy văn phòng Phẩm Hồng Hà và trở thành cơ sở của nhà máy này. Do đó từ 1 nhà máy khép kín đồng bộ sản phẩm trở thành nhà máy sản xuất các chi tiết phụ của bút máy. Vì vậy những năm này có khoảng 200 công nhân không có việc làm thường xuyên. Trước tình hình đó cùng việc phân công sản xuất trong các nước thuộc hội đồng tương trợ kinh tế (comicom) ngày 1 tháng 10 năm 1987 Bộ công nghiệp nhẹ đã quyết định thành lập Nhà máy Giầy Phúc Yên trên cơ sở toàn bộ nhà xưởng của nhà máy bút máy Kim Anh - Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà theo quyết định số 42/TCCB - CNV của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ. Sau khi cải cách nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, dạy nghề cho công nhân, tuyển dụng công nhân mới, tháng 5 năm 1988 nhà máy chính thức đi vào sản xuất để xuất đi các nước Liên Xô Cũ, Tiệp Khắc cũ. Ngoài ra còn có các sản phẩm như găng tay da bảo hộ lao động xuất khẩu cho cộng hoà dân chủ đức, sản phẩm đạt số lượng cao nhất là sấp xỉ 1.000 đôi. Năm 1991 khối Đông Âu tan vỡ nhà máy mất đi thị trường chính là Đông Âu, toàn bộ khách hàng và đơn đặt hàng lại huỷ bỏ. Nhà máy lại rơi vào khủng hoảng, khó khăn, sản phẩm chính là mũ giầy không có khách hàng, đầu tư mới không có vốn dẫn đến tan vỡ toàn bộ của hệ thống quản lý và công nhân lao động. Trước tình trạng đó được sự đồng ý của Bộ công nghiệp nhẹ, tổng Công ty da dầy Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác sản xuất với Công ty Đồng Trị - Đài Loan. Sản phẩm chính của nhà máy là sản xuất giầy thể thao xuất khẩu. Sau 4 tháng lắp đặt thiết bị và dạy nghề 1 tháng, năm 1995 nhà máy đã xuất lô hàng đầu trên đi Châu Âu và đạt kết quả tốt toàn thể công nhân viên trong nhà máy và của phía đối tác nhà máy Giầy Phúc Yên đã từng bước vượt quá khó khăn và đang có xu hướng phát triển đi lên. 2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nhà máy Theo giấy phép kinh doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của nhà máy, thì nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy Giầy Phúc Yên là chuyên sản xuất giầy thể thao xuất khẩu 100%. Với phương thức hợp tác phía Công ty đồng trị chịu trách nhiệm về thiết bị, nguyên vật liệu, đơn đặt hàng, đội ngũ chuyên gia, nhà máy giầy Phúc Yên chịu trách nhiệm về nhà xưởng, điện nước, cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động. Trong tình hình hiện nay đã nhà máy phát triển cao hơn nữa, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ, đối với Nhà nước, phát huy tính năng động, tự chủ của mỗi thành viên trong nhà máy. Nhà máy sẽ mở rộng thêm phạm vi và mạng lưới kinh doanh. 3. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy. 3.1. Tổ chức sản xuất Là 1 nhà máy có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, sản phẩm chính là giấy thể thao với quy trình công nghệ sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn. Vì vậy nhà máy đã tổ chức thành 5 phân xưởng sản xuất kế tiếp nhau, quan hệ mật thiết với nhau. Cơ cấu tổ chức này tương đối phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy. Nhà máy có 5 phân xưởng sản xuất. - Phân xưởng chặt - Phân xưởng in - Phân xưỏng may - Phân xưởng đế - Phân xưởng thành hình. Mỗi phân xưởng có 1 nhiệm vụ riêng và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể nhiệm vụ chủ yếu của từng phân xưởng như sau: + Phân xưởng chặt: chuyên pha chế, cắt da, giả da, mệch mút thành các chi tiết mũ giầy. + Phân xưởng in: chuyên in trong tú mũi giầy + Phân xưởng may: có nhiệm vụ bồi da với mếch và mút sau đó chuyển sang may hoàn chỉnh mũi giầy. + Phân xưởng đế: chuyên lồng mũ giầy vào phom giầy, quét keo vào chân mũ giầy, rồi đưa vào lưu hoá gò hình thành đôi giầy. + Phân xưởng hình thành: chuyên rập ôrê, luồn dây giầy để hoàn chỉnh. Ngoài ra phân xưởng này còn có nhiệm vụ kiểm nghiệm chất lượng giầy và phân loại và đóng gói. 3.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy Da, giả da, mếch, mút Công đoạn chất, cắt da, giả da, mếch mút thành các chi tiêt của mũ giầy Công đoạn in, in nhãn mác, trong tú trên mũ giầy Công đoạn, lời da với mệch 2 mút may hoàn chỉnh mũi giầy Công đoạn gò, lồng mũ giầy vào đế và chân mũ giầy. Lưu hoá trong lò Công đoạn hoàn thiện, dập ô rê luôn dây, kiểm nghiệm chất lượng phân loại và đóng gói Đế, keo dán hoá chất KCS KCS 4. Chỉ tiêu của nhà máy Từ khi thành lập đến nay, trải qua biết bao thăng trầm của nền kinh tế thị trường, nhà máy Giầy Phúc Yên đã vượt qua mọi khó khăn, liên tục phấn đấu để không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh với kết quả tốt tạo được vị trí vững chắc nền kinh tế. Nhà máy đã có những tiến bộ đáng kể: sản xuất ổn định liên tục phát triển, đảm bảo việc cho hơn 1000 công nhân. Có thể nói nhà máy đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn của sự phát triển. qua nhiều năm hoạt động nhà máy đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, mức tăng trưởng hàng năm ngày càng cao. Cụ thể ta có thể xem sự phát triển của nhà máy qua một số chỉ tiêu chủ yếu ttrong 2 năm 2002 - 2003. Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện Năm 2002 Năm 2003 1. Sản lượng sản xuất 2. Doanh thu 3. Lợi thuần 4. Thu nhập bình quân Đôi trđ trđ trđ 800370 7127 168 580 1.227.525 11376 190 650 - Doanh thu bình quân 1 tháng năm 2002 = = = 593,9166667 (triệu đồng/ tháng) 12 tháng Doanh thu bình quân 1 tháng năm 2003 = = = 948 (triệu đồng/ tháng) 12 tháng - Lãi thu._. Nơi sử dụng toàn nhà máy Bộ phận quản lý Bộ phận sản xuất Nguyên giá Khấu hao 1 Số KH kỳ trước 278.890.156 80.635.681 198.236.475 2 Số KH giảm kỳ này 16.091.669 - Thanh lý 1 thiết bị SX 8 225.283.360 16.091.669 16.091.669 3 Số KH tăng kỳ này 870.935.360 53.509.520 - Phương tiện vận tải 7 322.826.000 23.059.000 23.059.000 - Máy móc thiết bị 9 548.109.360 30.450.520 30.450.520 4 Số KH trích trong kỳ 316.308.007 87.621.012 228.686.995 Kế toán ghi sổ (Ký - họ tên) Kế toán trưởng (Ký - họ tên) C4: Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài ở Nhà máy giầy Phúc Yên không có phân xưởng sản xuất điện, nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh nên nhà máy phải mua ngoài. Mỗi phân xưởng, phòng ban đều có đồng hồ đo diện nên chi phí điện được tập hợp trực tiếp cho từng bộ phận sử dụng theo số thực tế trên đồng hồ đo điện và đơn giá 1kw điện. Hàng tháng chi nhánh điện xuống kiếm tra số điện sử dụng và tính tiền điện mà nhà máy phải trả. Nhà máy thanh toán tiền điện cho chi nhánh điện Mê Linh bằng tiền mặt. Về tiền nước: Nhà máy chỉ có 1 đồng hồ đo nước, hàng tháng công ty cấp nước đến kiểm tra số sử dụng, nhà máy thanh toán tiền nước bằng tiền mặt. Căn cứ vào hoá đơn tiền điện, nước kế toán ghi vào sổ cái TK 627. Trong quý II năm 1003 tiền điện, nước phải nộp cho Nhà máy là 35.850.000đồng. Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 627 : 35.850.000 Có TK 111: 35.850.000 C5: Kế toán chi phí khác bằng tiền Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài những khoản chi phí kể trên, ở nhà máy còn phát sinh một số khoản chi phí khác bằng tiền như: Chi phí vận chuyển hàng hoá, sửa chữa máy móc,… Thực tế trong quý IV của năm 2003 Nhà máy có các khoản chi phí phát sinh bằng tiền mặt là: 530.524.38 đồng (Bảo hộ lao động: 67.761.970 đồng, chi phí vận chuyển hàng hoá: 462.726.419đ), bằng tiền gửi ngân hàng là 150.320.000đ (sửa chữa máy móc). Kế toán hạch toán như: Nợ TK 627: 680.844.389 Có TK 111: 530.524.389 Có TK 112: 150.320.000 * Trên đây là toàn bộ các yêu tố của chi phí sản xuất chung mà Nhà máy tập hợp được trong quý IV của năm 2003. Toàn bộ các khoản chi phí này được kế toán phản ánh sổ cái TK 627 như sau: Biểu số 07: Nhà máy giầy Phúc yên Phòng kế toán Sổ cái (Quý IV năm 2003) Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Lương nhân viên quản lý 334 436.230.879 BHXH 3383 40.362.293 BHYT 3384 5.381.639 KPCĐ 3382 5.381.639 Nguyên vật liệu 152 36.937.634 Công cụ dụng cụ 153 49.895.512 Khấu hao TSCĐ 214 316.308.007 Chi phí dịch vụ mua ngoài 111 35.850.000 Chi phí vận chuyển h2 111 462.762.419 Sửa chữa máymóc 112 150.320.000 Bảo hộ lao động 111 67.761.970 Kết chuyển chi phí SXC 154 1.637.191.992 Cộng phát sinh 1.637.191.992 Kế toán ghi sổ (Ký - họ tên) Kế toán trưởng (Ký - họ tên) d. Kế toán chi phs sản xuất toàn nhà máy Tất cả các chi phí sản xuất có liên quan đến hoạt động chính của nhà máy được hạch toán ở tài khoản nào cũng được tập hợp vào bên nợ TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. ở nhà máy áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên sử dụng TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn nhà máy được chi tiết thành những TK sau. TK 154 (1) : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở phân xưởng chặt. TK 154 (2) : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở phân xưởng in. TK 154 (3) : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở phân xưởng đế. TK 154 (4) : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở phân xưởng may. TK 154 (5) : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ở phân xưởng thành hình. Cuối quý IV năm 2003 tất cả các số liệu trên các bảng phân bổ và các chứng từ có liên quan được kết chuyển sang tài khoản 154. Kế toán hạch toán như sau: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154: 2.434.782.161 Nợ TK 154.1: 296.783.189 Nợ TK 154.2: 323.456.420 Nợ TK 154.3: 358.730.458 Nợ TK 154.4: 657.127.120 Nợ TK 154.5: 798.687.974 Có TK 622: 2.434.782.161 - Kết chuyển chi phí sản xuất chung. Nợ TK 154: 1.637.191.992 Nợ TK 154.1: 245.124.587 Nợ TK 154.2: 165.452.147 Nợ TK 154.3: 323.102.594 Nợ TK 154.4: 536.148.143 Nợ TK 154.5: 367.364.521 Có TK 627: 1.637.1910521 - Kết chuyển chi phí sản phẩm dở dang Nợ TK 155: 4.071.974.153 Có TK 154: 4.071.974.153 Căn cứ vào số liệu hạch toán trên, kế toán vào sổ chi tiết và sổ cái TK 154 Biểu số 08. Nhà máy giầy Phúc yên Sổ chi tiết Tk 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Quý IV năm 2003) Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Tổng số Ghi nợ TK Số Ngày Phân bổ P. X chặt P.X . In P. X. Đế P. X may P.X thành hình Chi phí NVL trực tiếp 621 - - - - - - Chi phí nhân công trực tiếp 622 2.434.782.161 296.783.189 323.456.420 358.730.458 657.124.120 798.687.974 Chi phí sản xuất chung 627 1.637.191.992 245.1240587 165.452.147 323.102.594 536.145.143 367.364.521 Cộng 4.071.974.153 541.907.776 488.908.567 681.833.052 1.193.272.263 1.166.052.495 Kế toán ghi sổ (Ký - họ tên) Kế toán trưởng (Ký - họ tên) Biểu số 09. Nhà máy giầy Phúc yên Sổ cái tk 154 (Quý IV năm 2003) Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ có Dư đầu kỳ Kết chuyển CPNVL TT 621 Kết chuyển CPNC TT 622 2.434.782.161 Kết chuyển CPSXC 627 1.637.191.992 Nhập kho thành phẩm 155 4.071.974.153 Cộng phát sinh 4.071.974.153 4.071.974.153 Dư cuối kỳ Kế toán ghi sổ (Ký - họ tên) Kế toán trưởng (Ký - họ tên) * Ngoài 2 khoản chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, ở nhà máy còn có khoản chi phí trả trước được phản ánh trên TK 142, TK 142 được dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán nên chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh mà phải phân bổ dần cho các kỳ hạch toán tiếp theo. Các khoản chi phí trả trước ở nhà máy bao gồm: - Chi phí sửa chữa lớn máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất như: chi phí sửa chữa máy bơm nước, xuất dùng công cụ có giá trị lớn. - Chi phí chi sửa chữa lớn nhà xưởng như: Chi phí gia công lắp trần, chống dột thấm…. Khi có các chi phí phát sinh, căn cứ vào chứng từ hợp lệ kế toán tiến hành ghi sổ tập hợp toàn bộ chi phí trả trước phát sinh và định kỳ tiến hành phân bổ. Việc phân bổ chi phí trả trước trong kỳ được tính vào chi phí sản xuất theo công thức sau: Chi phí trả trước phân bổ trong kỳ = Chi phí trả trước cần phân bổ Sổ kỳ phân bổ Sau khi xác định được chi phí trả trước trong kỳ, được sự cho phép của tổng công ty, nhà máy kết chuyển trực tiếp khoản chi phí này vào tổng chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 154: 184.512.224 Có TK 142: 184.512.224 Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ các NKCT liên quan khác, các sổ kế toán, kế toán ghi vào bảng kê sô 4, rồi vào NKCT số 7 để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn nhà máy. Biểu số 10: Nhà máy giầy Phúc yên Bảng kê số 4 Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng (Dùng cho các TK 154. 621. 622. 627) (Quý IV năm 2003) Đơn vị tính: Đồng STT Các TK ghi có Các TK ghi nợ TK 152 TK 153 TK 214 TK 334 TK 338.2 TK 338.3 TK 338.4 TK 621 TK 622 TK 627 Các TK phản ánh ở các NCKT # Tổng cộng chi phí NKCT số 1 (TK 111) NKCT số 2 (TK 112) 1 TK 154 2.434.782.161 1.637.191.992 4.071.974.153 TK 154.1 296.783.189 245.124.587 541.907.776 TK 154.2 323.456.420 165.452.147 488.908.567 TK 154.3 358.730.458 323.102.594 681.833.052 TK 154.4 657.124.120 536.148.143 1.193.272.263 TK 154.5 798.687.974 367.364.521 1.1666.052.495 2 TK 621 3 TK 622 2.179.154.316 26.908.194 201.811.457 26.908.194 2.434.782.161 4 TK 627 31.945.538 35.273.800 316.308.007 43.230.879 5.381.639 40.362.293 5.381.639 566.374.389 150.320.000 1.637.191.992 Cộng 31.945.538 35.273.800 316.308.007 2.615.385.195 32.289.833 242.173.750 32.289.833 2.434.782.161 1.637.191.992 566.374.389 150.320.000 8.143.948.306 Kế toán ghi sổ (Ký - họ tên) Kế toán trưởng (Ký - họ tên) Biểu số 11: Nhật ký chứng từ số 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp (Quý IV năm 2003) Đơn vị tính: Đồng STT Các TK ghi có Các TK ghi nợ TK 152 TK 153 TK 214 TK 334 TK 338.2 TK 338.3 TK 338.4 TK 622 TK 627 Các TK phản ánh ở các NCKT # Tổng cộng chi phí NKCT số 1 NKCT số 2 1 TK 154 2.434.782.161 1.637.191.992 4.071.974.153 TK 154.1 296.783.189 245.124.587 541.907.776 TK 154.2 323.456.420 165.452.147 488.908.567 TK 154.3 358.730.458 323.102.594 681.833.052 TK 154.4 657.124.120 536.148.143 1.193.272.263 TK 154.5 798.687.974 367.364.521 1.166.052.495 2 TK 631 184.512.224 184.512.224 3 TK 622 2.434.782.161 4 TK 622 2.179.154.316 201.811.457 26.908.194 1.637.191.992 TK 627 31.945.538 35.273.800 316.308.007 436.230.879 40.362.293 5.381.639 566.374.389 150.320.000 8.328.460.530 Cộng A 184.512.224 31.945.538 35.273.800 316.308.007 2.615.385.195 32.289.833 32.289.833 2.434.782.161 1.637.191.992 566.374.389 150.320.000 15.598.554 TK 641 4.992.096 9.256.458 1.350.000 489.057.600 TK 642 136.187.067 290.820.000 3.586.385 3.586.385 720.000 21.029.874 6.230.000 504.656.154 Cộng B 184.512.224 4.992.096 9.256.458 136.187.067 290.820.000 3.586.385 3.586.385 2.434.782.161 1.637.191.992 2.070.000 21.029.874 6.230.000 8.833.116.684 Cộng A + B 184.512.224 36.937.634 44.530.258 452.495.074 2.906.205.195 35.876.218 35.876.218 2.434.782.161 1.637.191.992 3.420.000 171.349.874 6.230.000 3. Kế toán ghi sổ (Ký - họ tên) Kế toán trưởng (Ký - họ tên) 2. Đánh giá sản phẩm làm dở ở Nhà máy giầy Phúc Yên - Sản phẩm làm dở ở nhà máy có 1 số dạng sau: + Sản phảm dạng bán thành phẩm may (chưa có nhãn mác). + Sản phẩm bán thành phẩm thành hình (chưa đóng gói). Mặc dù vậy nhà máy không tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Do nhà máy sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, sản xuất hết và xong đợt này là hoàn thành đơn đặt hàng, sản phẩm không thể chuyển sang để sản xuất tiếp mặt hàng khác nên sản phẩm làm dở cuối kỳ ở nhà máy là rất ít hoặc không có. 3. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy giầy Phúc Yên 3.1. Công tác quản lý tính giá thành ở nhà máy Khi nhận được một đơn đặt hàng mới, nhà máy sẽ tiến hành sản xuất mẫu, nếu được chấp nhận mới tiến hành sản xuất hàng loạt. Bởi vậy khi bắt đầu sản xuất 1 sản phẩm theo đơn đặt hàng nào đó phòng kế hoạch sản xuất, phòng nhập khẩu sẽ tiến hành lập kế hoạch cho từng loại sản phẩm trong kỳ. Cuối kỳ trên cơ sở toàn bộ chi phí đã tập hợp được kế toán tính giá thành của toàn bộ sản phẩm hoàn thành trong kỳ và giá thành đơn vị. Sau khi tính toán, giá thành ở nhà máy sẽ được chuyển đến các bộ phận có liên quan để có thể nắm bắt tình hình quản lý, sử dụng chi phí trong kỳ. Từ đó đề ra những biện pháp có thể hạ giá thành hơn nữa để mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 3.2. Đối tượng tính giá thành ở nhà máy Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động của một doanh nghiệp. Công tác tính giá thành là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, vì vậy để tính toán được chính xác, đầy đủ, hợp lý trước khi tính giá thành sản phẩm phải xác định được đúng đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đối tượng tính giá thành được xác định ở nhà máy là toàn bộ sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ. 3.3. Kỳ tính giá thành ở nhà máy Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất hàng gia công, chu kỳ sản xuất sản phẩm và điều kiện cụ thể của nhà máy và kỳ tính giá thành được xác định là thời điểm theo quý, sau khi đã hoàn thành việc ghi sổ kế toán hoặc sau khí kết thúc đơn đặt hàng. Do tính chất sản phẩm nên đơn vị tính giá thành là chiếc hoặc đôi. 3.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy Sau khi xác định được đối tượng tính giá thành, kế toán tập hợp chi phs và đối tượng tính giá thành là toàn bộ sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, kế toán xác định tính giá thành theo phương pháp giản đơn nhưng có lập thể tính giá thành theo từng khoản mục chi phí. Kỳ tính giá thành và kỳ tập hợp chi phí ở nhà máy là trùng nhau. Vì vậy sau khi tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và nhận được các chứng từ như: Phiếu nhập kho, bảng tổng hợp sản lượng nhập kho, kế toán sẽ tiến hành tính giá thành sản phẩm cho toàn bộ sản phẩm trong kỳ. Công thức tính giá thành sản phẩm ở nhà máy như sau: Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm Tổng sản phẩm hoàn thành Căn cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ quý IV năm 2003 cho 325.759 đôi giầy là 4.256.486.377 đồng gồm các khoản chi phí sau: - Chi phí nhân công trực tiếp : 2.434.782.161 - Chi phí sản xuất chung : 1.637.191.992 - Chi phí trả trước : 184.512.224 Nhà máy Giầy Phúc Yên là nhà máy gia công sản xuất sản phẩm nên toàn bộ chi phí tập hợp được trong kỳ chính là giá thành của toàn bộ sản phẩm đã sản xuất được trong kỳ. Như vậy ta có tổng giá thành là : 4.256.486.377đ Giá thành của đơn vị: = 13.073 (đ) Mẫu thẻ tính giá thành của nhà máy được trình bày như sau: Biểu số 12. Nhà máy giầy Phúc yên Thẻ tính giá thành sản phẩm (Quý IV năm 2003) Số lượng: 325.759 đôi Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Chi phí NVLTT Chi phí CNTT Chi phí SXC Chi phí trả trước Tổng cộng Chi phí phát sinh trong kỳ - 2.434.782.161 1.637.191.992 184.412.224 4.256.486.377 Tổng giá thành - 2.434.782.161 1.637.191.992 184.412.224 4.256.486.377 Giá thành đơn vị - 7.479 5.028 566 13.073 Kế toán ghi sổ (Ký - họ tên) Kế toán trưởng (Ký - họ tên) Phần thứ ba Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy giầy phúc yên Trong nền kinh tế nói chung và trong nền kinh tế thị trường nói riêng, kế toán là công cụ quan trọng hệ thống quản lý nền kinh tế. Bởi vì, kế toán được sử dụng một cách linh hoạt và có hiệu lực nhất để phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực tế công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng, em xin rút ra một số ý kiến nhận xét và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy giầy Phúc Yên. I. Những nhận xét rút ra từ thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy Giầy Phúc Yên 1. Ưu điểm Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ ở nước ta đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó là cả sự thách thức và các cơ hội cho các doanh nghiệp tự khẳng định mình. Do chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu tố như vốn sản xuất kinh doanh còn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, công nghệ sản xuất thấp kém và cả trình độ, kinh nghiệm quản lý còn lạc hậu. Trước tình hình đó nhà máy đã rất cố gắng trong sản xuất, bước đầu vững đứng vững và phát triển. Nhà máy đã năng động chuyển đổi cơ chế, tìm cho mình một hướng đi đúng đắn phù hợp và chú trọng công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Do đó nhà máy đã có những bạn hàng tin cậy, lâu dài và thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Nhà máy đã đảm bảo giải quyết việc làm cho toàn bộ số công nhân viên của mình, tạo thu nhập ổn định của người lao động. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy nói riêng đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đáp ứng mục tiêu quan trọng là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, cụ thể là: - Bộ máy kế toán được tổ chức tập trung gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên kế toán được trang bị tốt về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp với nhau một cách khoa học để cùng dạt hiệu quả cao trong công việc. - Nhà máy áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ với hệ thống sổ sách tương đối đầu đủ và phù hợp việc ghi chép trung thực, việc tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý, tổ chức hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo thống kê nội bộ đầy đủ kịp thời lãnh đạo nắm bắt được tình hình nhanh chóng. - Về tổ chức quản lý doanh nghiệp và quản lý chi phí sản xuất gọn nhẹ, năng động, tổ chức giám sát chặt chẽ, khoa học, công việc được bố trí theo sự chuyên môn hoá với quy mô thích hợp. - Hệ thống tài khoản của nàh máy sử dụng theo hệ thống tài khoản của chế độ kế toán Việt Nam và tự cụ thể hoá chi tiết cho từng đối tượng để phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh. - Công tác tập hợp chi phí sản xuất được tập hợp tiến hành đúng với hình thức kế toán của nhà máy, phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. Kỳ tính giá thành sản phẩm phù hợp với thực tế sản xuất sản phẩm. Các khoản mục chi phí được hạch toán phù hợp với quá trình sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp tập hợp trực tiếp cho từng đối itượng chịu chi phí, chi phí sản xuất chugn được tập hợp theo từng phân xưởng. - Nhà máy đã tổ chức việc quản lý nguyên vật liệu về hiện vật, thực hiện một số biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi phí sản xuất. Mỗi khi đưa vào sản xuất hàng mới nhà máy đều xây dựng định mức chi phí, lập dự toán chi phí sản xuất. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được đánh giá đúng đắn, quan trọng cũng như vai trò của nó đói với hoạt động sản xuất nên được tổ chức và tận dụng một cách có hiệu quả. 2. Tồn tại Nhìn chung công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy với chức năng của mình đã thực sự là công cụ đắc lực, có hiệu quả cung cấp thông tin trong việc ra quyết định điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm quản lý và bảo toàn vốn một cách an toàn và chặt chẽ. Tuy nhiên, công tác hạch toán này vẫn còn những tồn tại như: Thứ nhất: Về tổ chức bộ máy kế toán. Hiện nay, phòng kế toán của Nhà máy đã tinh giảm chỉ còn 3 người. Song với quy mô sản xuất loại vừa, sản phẩm sản xuất nhiều, công việc kế toán còn hạn chế. Thứ hai: Về sổ sách kế toán. Hiện nay, NKCT số 7 của Nhà máy được lập với mẫu gần giống như bảng kê số 4 (chỉ thêm 3TK 142. 641. 642). Việc lập NKCT số 7 như vậy không phản ánh đầy đủ các TK đối ứng nợ của các TK tập hợp chi phí, như thế sẽ làm cho NKCT số 7 không phản ánh đúng như tên gọi của nó: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp (xem NKCT số 7 - phần II). Điều này sẽ gây bất tiện cho kế toán. Bảng phân bổ số 2 Nhà máy không lập bảng tổng quát theo quy định mà lại lập thành bảng chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ. Do đó khi tìm số liệu tổng quát phát mất thời gian tính toán. Thứ ba: Về chi phí trả trước (TK 142. 335). Đối với các loại công cụ có giá trị lớn, được sử dụng trong nhiều kỳ, khi tiến hành sửa chữa lớn phát sinh chi phí trả trước thì phát sinh ở quý nào kế toán hạch toán luôn vào chi phí sản xuất kinh doanh của quý đó. Cách hạch toán như vậy sẽ dẫn tới việc tính giá thành không chính xác. Thứ tư: Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phát sinh những khoản thiệt hai trong quá trình sản xuất, ngoài ý muốn như: sản phẩm hỏng, sự cố trong sản xuất. Tại nhà máy giầy Phúc Yên khoản chi phí thiện hại trong sản xuất chưa được hạch toán 1 cách cụ thể. Nhà máy không phân biệt sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức mà giá trị toàn bộ sản phẩm hỏng cũng như các chi phí do sự cố sản xuất đều được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Đối với phế liệu thu hồi thì được kế toán hạch toán vào thu nhập bất thường. Vì thế, giá thành sản phẩm hoàn thành trong Nhà máy phải gánh chịu toàn bộ chi phí về sản phẩm hỏng hay các sự cố trong sản xuất. Việc hạch toán này là không đúng quy định. II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy giầy Phúc Yên Công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác và đầy đủ là công viêc nan giải ở hầu hết các doanh nghiệp sản xuất. Hạch toán đúng các khoản mục chi phí sản xuất giúp các doanh nghiệp kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong quá trình tính giá thành sản phẩm. Tính đúng, tính đủ giá thành cho biết phạm vi các chi phí cần trang trải để xác định lợi nhuận thực tế, tránh tình trạng lãi giả lỗ thật. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm gắn chặt với lợi nhuận và doanh nghiệp sẽ đạt được cũng như những khoản lỗ mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu. Do đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Nhà máy giầy Phúc Yên nói riêng. Phương hướng để hoàn thiện công tác quản lý cũng như hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là tiếp tục ưu điểm hiện có, tìm những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế đang còn tồn tại, đảm bảo hạch toán đúng chế độ kế toán nhà nước quy định và đáp ứng yêu cầu quản trị trong nội bộ doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Nhà máy, được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo và phòng tài vụ Nhà máy giầy Phúc Yên em đã phần nào nắm bắt được tình hình tại Nhà máy, kết hợp với lý luận đã được học tại trường, em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy nói riêng như sau: Đề xuất 1: Về tổ chức bộ máy kế toán Hiện nay phòng kế toán chỉ có 3 người, mỗi mgười phải đảm nhận một khối lượng công việc khá lớn. Để giúp công việc kế toán có hiệu quả hơn, Nhà máy cần tuyển thêm 1 hoặc 2 nhân viên kế toán nữa để công việc được đảm bảo. Hơn nữa phòng kế toán chi sử dụng máy vi tính chủ yếu là tính toán, chứ chưa sử dụng kế toán máy, Nhà máy nên áp dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán, điều đó sẽ giúp công việc kế toán nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đề xuất 2: Hoàn thiện 1 số sổ kế toán. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được lập để phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng đối tượng chịu chi phí. Lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ giúp kế toán thuận tiện hơn trong việc quản lý chi phí, xác định đúng và dễ dàng hơn khoản chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí. Do vậy, Nhà máy nên lập bảng phân bổ số 2. Bảng nphân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo mẫu sau: Nhà máy giầy Phúc yên Bảng phân bổ số 2 Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Quý IV năm 2003) Đơn vị tính: Đồng TK ghi có TK ghi nợ TK 152 - NLVL TK 153 - CCDC Cộng TK 627 31.975.538 35.273.800 67.219.338 TK 641 5.365.245 5.356.254 TK 642 4.992.096 9.256.458 14.248.554 Cộng 36.937.634 49.895.512 86.833.146 Kế toán ghi sổ (Ký - họ tên) Kế toán trưởng (Ký - họ tên) Về NKCT số 7. Để thuận tiện cho việc theo dõi và ghi sổ thì NKCT số 7 phần I - Tập hợp ch phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp của Nhà máy không nên lập như hiện nay, vì số liệu đó đã được thể hiện đầy đủ trên bảng kê số 4, kế toán chỉ cần căn cứ vào dòng cột nợ của từng TK 154. TK 622. TK 627 trên bảng kê số 4 để xác định số tổng hợp công nợ của TK 154. TK 622. TK 627 ghi vào cột, dòng phù hợp. Mặt khác kế toán cũng cần phản ánh đầy đủ các TK tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp như quy định, cũng như cần căn cứ vào các bảng phân bổ, NKCt liên quan để ghi đầy đủ các TK đối ứng nợ của các TK tập hợp chi phí, theo mẫu sau: Nhật ký chứng từ số 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp (ghi có các TK 142. 152.153.154.214.241.334.35.338.621.622.627) STT Các TK hi có Các TK ghi nợ 142 152 153 154 214 241 334 335 338 621 622 627 Các TK phản ánh ở các CKCT khác Tổng cộng chi phí NKCT số 1 NKCT số 2 ….. 1 154 2 142 3 622 4 627 5 641 6 642 7 Cộng A 8 632 9 111 10 112 11 211 12 Cộng B 13 Cộng A + B Kế toán ghi sổ (Ký - họ tên) Kế toán trưởng (Ký - họ tên) Đề xuất 3: Về chi phí trước. Hiện nay ở Nhà máy các TK có tác dụng làm bình ổn giá thành giữa các kỳ như TK 142 - chi phí trả trước và TK 335 - chi phí phải trả (rất ít khi xuất hiện hoặc không được đề cập tới). Đối với các khoản chi phí như: Chi phí công cụ xuất dùng, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ…khi phát sinh ở quý nào được kế toán hạch toán luôn vào chi phí sản xuất kinh doanh của quý đó. Ví dụ: Trong quý IV năm 2003 loại công cụ có giá trị lớn được sử dụng trong nhiều kỳ như chân bàn máy, máy may trị giá đều tính vào chi phí sản xuất kinh doanh quý IV. Cách hạch toán như vậy sẽ dẫn tới việc tính giá thành không chính xác. Trong quý nào nếu có những khoản chi phí trên phát sinh thì chi phí sản xuất quý đõ sẽ phải gánh chịu hết và giá thành quý đó chắc chắn sẽ tăng lên. Vì vậy, để khắc phục tính trạng trên và góp phần giúp doanh nghiệp chủ đọng hơn trong sản xuất kinh doanh, kế toán nên sử dụng các TK 142. 335 cụ thể như sau: - Đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn được sử dụng trong nhiều kỳ hạch toán. Khi xuất dùng kế toán ghi: Nợ TK 142 Có TK 153 (Giá trị xuất dùng) Tuỳ thuộc vào giá trị có thể có tac dụng bao nhiều kỳ hạch toán để xác định sẽ phân bổ làm mấy kỳ và giá trị mỗi kỳ là bao nhiêu, kế toán ghi: Nợ TK có liên quan (627. 641. 642) Có TK 142 Số còn lại tiếp tục được phân bổ vào kỳ sau. - Đối với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, để có thể chủ động hơn trong việc sửa chữa lớn TSCD, hàng tháng kế toán nên trích trước chi phí này vào các đối tượng sử dụng TSCĐ, khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành đưa vào sử dụng, kế toán ghi: + Nếu sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch ghi: Nợ TK 335 Có TK 241 (sửa chữa lớn TSCĐ) Định kỳ, tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK liên quan (627.641.642) Có TK 142 Đề xuất 4: Về vấn đề hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. Theo lý luận thì mọi khoản thiệt hại trong sản xuất đều phải được theo dõi một cách chặt chẽ theo quy tắc. Những khoản thiệt haịi trong định mức thì được tính vào trong giá thành còn những khoản thiệt hại ngoài định mức thì không được phép tính vào giá thành, mà coi chúng là những chi phí thời kỳ hoặc quy trách nhiệm bồi thường. Đối với những khoản thiệt hại ngoài định mức, kế toán phản ánh. Nợ TK 138: Phải thu khác (quy trách nhiệm bồi thường) Nợ TK 152. 111: (Giá trị thu hồi) Nợ TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Mặt khác, Nhà máy nên hạch toán riêng chi phí sản phẩm hỏng và phòng kỹ thuật nên đề ra mức độ sản phẩm hỏng cho phép, tuỳ theo tính chất công việc và loại sản phẩm. Như vậy, việc hạch toán sản phẩm hỏng sẽ giúp nàh quản lý thấy được giá trị sản phẩm hỏng trong kỳ là bao nhiêu, kịp thơhì phát triển nguyên nhân hỏng để có biện pháp xử lý kịp thời ngăn chặn thiệt hại hư hỏng cũng như giúp công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được hoàn thiện hơn. * Trên đây là những đề xuất với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy giầu Phú Yên. Việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm nói riêng đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các bộ phòng kế toán cũng như toàn thể Nhà máy nhằm nâng cao hiệu quả, phát huy vai trò vốn có của kế toán, phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển đi lên của Nhà máy giầy Phúc Yên. Kết luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng trong công tác kế toán. Hạch toán chi phí sản xuất chính xác đầy đủ là cơ sở cho bộ phận quản lý doanh nghiệp phân tích, hoạch định các kế hoạch biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt, Nhà máy giầy Phúc Yên đã tìm ra các biện pháp quản lý kinh doanh và hạch toán tài chính có hiệu quả. Đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Nhà máy đã nhận thấy tầm quan trọng và từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, không tránh khỏi những mặt còn hạn chế. Trong thời gian thực tập tại Nhà máy, với kiến thức đã học cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và cán bộ phòng kế toán của Nhà máy, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: "Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy giầy Phúc Yên". Bằng với hiểu biết của mình, em đã mạnh dạn đưa ra một số đều xuất và tính giá thành sản phẩm của Nhà máy với mong muốn góp phần nhỏ vào tiến trình hoàn thiện công tác kế toán, tăng cường quản trị nội bộ trong Nhà máy. Toàn bộ chuyên đề tốt nghiệp em đã viết với mọi sự cố gắng của bản thân. Tuy nhiên, do thời gian và khả năng còn có hạn chế chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các cán bộ phòng kế toán của Nhà máy để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Tứ và các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các bộ phòng kế toán Nhà máy giầy Phúc Yên đã chỉ bảo, giũp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp ngày. Vĩnh Phúc, tháng 8 năm 2004 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Vân - Lớp 3CKT2 Nhận xét của đơn vị thực tập Họ và tên người nhận xét: Nhận xét chuyên đề tốt nghiệp: Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Vân - Lớp 3CKT2 Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương Mại Hà Tây Tên đề tài: "Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy giầy Phúc Yên" Người nhận xét (Ký tên, đóng dấu) Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Họ và tên người nhận xét: Nhận xét chuyên đề tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Vân - Lớp 3CKT2 Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương Mại Hà Tây Tên đề tài: "Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy giầu Phúc Yên" Người nhận xét (Ký tên) Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29271.doc
Tài liệu liên quan