Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, những mặt tích cực và hạn chế luôn tồn tại.Một trong những ưu điểm của nền kinh tế thị trường là quy luật đào thải, chính mặt tích cực này đã làm cho nền sản xuất luôn vận động theo chiều hướng đi lên.Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài.Vì thế một yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là khả năng cạnh tranh và khẳng định được vị thế của sản phẩm trên thị trường. Đ

doc108 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể sản phẩm của doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường,thì bán thân của doanh nghiệp phải có những quyết định đúng đắn, phù hợp với quy luật của thị trường. Chúng ta đã biết giá thành của sản phẩm là cơ sở định giá bán sản phẩm do đó một biện pháp hữu hiệu thúc đẩy khả năng cạnh tranh là quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm hợp lý chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm.Vì vậy công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của công tác kế toán,là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công tác kế toán cũng như công ty kế toán cung cấp. Từ khi chuyển từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp sang kinh té thị trường,Công ty cổ phần may Chiến Thắng vẫn luôn đứng vững và khẳng định mình là một doanh nghiệp năng động ngày càng lớn mạnh về quy mô và chất lượng.Với mặt hàng phong phú về cả chủng loại và quy cách phẩm chất, việc quản lý, sử dụng chi phí và tính giá thành sản phẩm là phức tạp chính vì thế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ vị trí là khâu trung tâm trong toàn bộ công tác kế toán của công ty. Sau thời gian thực tập tai Công ty cổ phần may Chiến Thắng được đi sâu và tìm hiểu tình hình thực tế và nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và được sự hướng dẫn của cô giáo Trần Ngọc Anh cùng sự giúp đỡ tận tình của các cô trong phòng tài vụ của công ty em đã lựa chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài :" Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng" Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được chia thành các phần như sau: Chương I : Những lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường. Chương II : Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Chương III : Nhận xét,đánh giá và những phương hướng giải pháp đổi mới, hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Do trình độ hiểu biết thực tế còn có hạn chế và thời gian tìm hiểu về thực tế chưa nhiều nên báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung, hoàn thiện cho bài báo cáo tốt nghiệp và kiến thức của mình đê phục vu tốt hơn cho công tác thực tế sau này. Em Xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của các thầy cô trong bộ môn, cô giáo hướng dẫn và các cô trong tài vụ của Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Hà Nội, ngày… tháng… năm… Sinh viên Phạm Thu Trang CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VÊ KÊ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Sự cần thiết của việc tổ chức công tác kế toán tập họp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1 Chi phí sản xuất và sự phân loại Chi phí sản xuất 1.1.1.1 Chi phí sản xuất Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là quá trình tiêu dùng các yếu tố sản xuất kinh doanh ( tư liệu lao động , đối trường lao động . .) để tạo ra các sản phẩm, công việc và lao vụ nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội . Trong quá trình này, một mặt doanh nghiệp đã tiêu dùng một bộ phận nguồn lực ( làm phát sinh chi phí mặt khác tạo ra nguồn lực mới dưới dạng thành phẩm công việc, lao vụ) Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành những hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định được kế toán ghi nhận trên cơ sở chúng từ, tài liệu, bằng chứng chứng minh việc phát sinh của chúng . Như vậy xét về bản chất thì Chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp luôn luôn được xác định là những hao phí về tài nguyên, vật chất, lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh. Mặt khác khi xem xét bản chất của chi phí trong doanh nghiệp cần phải xác định rõ các mặt sau: Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường tính toán bằng tiền trong một khoảng thời gian nhất định - Độ lớn của Chi phí phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu : khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kì và giá cả của 1 đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì Chi phí sản xuất là các chi phí phục vụ cho quá truân sản xuất ra sản phẩm nó được tài trợ từ từ vốn kinh doanh và được bù đắp từ thu nhập của hoạt động sxkd. Chi phí sản xuất là yếu tố quyết định trực tiếp đến giá thành sản phẩm sản xuất. 1.1.1.2 Phân loại Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra Chi phí cũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, Chi phí sản xuất cần phải được phân bổ theo tiêu thức phù hợp. sau đây là một số cách phân loại chi phí cơ bản : Phân loại Chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế: Căn cứ vào nội dung,tính chất kinh tế cửa Chi phí sản xuất .để xếp thành yếu tố Chi phí khác nhau mà không kể Chi phí phát sinh ở địa điểm nào, dùng vào việc gì mà Chi phí sản xuất được chia thành : - Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu , chi phí phụ tùng thay thế và các cpnvl khác mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình sản xuất trong kì - Chi phí nhân công: Bao gồm các Chi phí về tiền lương phải trả người lao động, các khoản trích theo lương của người lao động. - Chi phỉ khấu hao tài sản cố định. toàn bô số tiền khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh trong kì . - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền phải trả cho các loại dịch vụ mua ngoài : tiền diện, nước . . . - Chi phí bằng tiền khác: là khoản chi phí bằng tiền khác phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp . Việc phân loại Chi phí sản xuất theo nội dung, tính chế kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng nó là cơ sở cho việc lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán sản phẩm sản xuất theo yếu tố, lập kế hoạch cân đối, xác định mức tiêu hao vật chất trong phạm vi từng doanh nghiệp. Phân loại Chi phí sản xuất theo hoạt động và công dụng kinh tế: Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp , căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí thì Chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu thâm gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT theo tỉ lệ tiền lương phát sinh. - Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong việc quản lý phục vụ chung tại các phân xưởng, tổ, đội sản xuất, bao gồm các khoản sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu. + Chi phí dụng cụ sản xuất + Chi phí khấu hao tài sản cố định. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí bằng tiền khác. Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý Chi phí sản xuất theo định múc cung cấp cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, căn cứ để phân tích tình hình thực hiên kế hoạch giá thành và định mức Chi phí sản xuất cho kỳ sau. Tuy nhiên chưa chính xác do Chi phí sản xuất còn gồm một phần chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài cách phân loại trên còn có thể phân loại chi phí theo cách phân loại khác như sau: Phân loại theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí. - Chi phí trực tiếp. - Chi phí gián tiếp . Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động: - Chi phí khả biến. - Chi phí bất biến. - Chi phí hỗn hợp Mỗi cách phân loại chi phí có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng yêu cầu quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổ xung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất toàn bộ chi phí phát sinh trong toàn doanh nghiệp. 1 1 2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm: 1 1 2. 1 Giá thành sản phẩm : Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu keng tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tính đúng đắn của các giải pháp quản lý mà doanh nghiệp thực hiện để nhằm mục đích hạ chi phí tăng lợi nhuận. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá. được tính cho một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định. Như vậy xét về bản chất, giá thành sản phẩm được đo lường và tính toán bằng tiền cho một đơn vị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Nó là kết quả của việc tiêu dùng chi phí sản xuất ra sản phẩm. Giá thành là cơ sở quan trọng để định giá bán của sản phẩm. Là chỉ tiêu kính tế tổng hợp giúp nhà kế toán quản trị phân tích đánh giá, ra quyết định phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Nhằm đạt được mục đích tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. Đây cũng là một đòi hói khách quan khi các doanh nghiệp thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế. 1 1 2.2 Phân loại giá thành sản phẩm: Cũng có nhiều căn cứ để phân loại phù hợp với yêu cầu quản lý giá thành sản phẩm nhưng chủ yếu và thông dụng gồm có hai cách sau: Phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành: Theo cách phân loại này, giá thành sản xuất được chia thành các loại sau: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Thời điểm tính giá thành là trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm. - Giá thành sản xuất thực tế: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức sản phẩm được tính trước khi tiến hành sản xuất chế tạo sản phẩm. - Giá thành sản xuất thức thực tế: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu Chi phí sản xuất thực tế đã phá sinh do kế toán tập hợp và sản lượng sản phẩm được san xuất thực tế trong kỳ. Phân loại theo phạm vi chi phí trong giá thành: Theo cách phân loại này giá thành được chia thành các loại sau: - Giá thành sản xuất: Là phần chi phí bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung tính cho khối lượng sản phẩm đã hoàn thành nhất định. - Giá thành toàn bộ: Bao gồm chi phí sản xuất cộng với chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho khối lượng sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán, xác định khi sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ. Bởi vậy giá thành toàn bộ được xem là giá thành tiêu thụ. 1.1 3 Mỗi quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp vì vậy nó là đối tương quan tâm hàng đầu. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Về mặt bản chất thì Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của một quá trình sản xuất kinh doanh. Chung giống nhau về chất vì đều biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vật hoá bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Về mặt lượng có sự khác nhau là do phạm vi tính toán của mỗi chỉ tiêu là khác nhau. Phạm vì tính toán của chi phí sản xuất là trong một kỳ nhất định không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa còn phạm vi tính giá thành sản phẩm là xác định một khối lượng chi phí nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành chứa đựng một lượng chi phí đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tương tự như vậy, đầu kỳ có thể có một khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất chứa đựng một lượng chi phí cho nó đó là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. Như vậy căn cứ vào phạm vi tính giá thành sản phẩm thì chỉ có một bộ phận chi phí gắn liền với sản phẩm hay khối lượng công việc đã hoàn thành. Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần chi phí phát sinh trong kỳ. Mỗi quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua công thức sau: Chi phí sản xuất dở dang đâu kỳ và cuối kỳ là phần chi phí tính cho bộ phận sản phẩm chưa hoàn thành đầu kỳ và cuối kỳ. Giá thành sản phẩm ở đây là giá thành sản xuất. Nhận thức được mỗi quan hệ và sự khác nhau giữa Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xét trên góc độ hạch toán là rất quan trọng. Quản lý giá thành sản phẩm phải gắn liền với Chi phí sản xuất bởi vì với trình độ quản lý khác nhau sự tiết kiệm hay láng phí của doanh nghiệp về Chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. 1. 1. 4 Yêu cầu quản lý Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : Là một công cụ quản lý Nhà nước, kế toán đảm bảo phục vụ thông tin cho công tác quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi mô do vậy thông tin kế toán cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời, toàn diện và khái quát được tình hình của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về các yếu tố chi phí cho quá trình sản xuất từ đó giúp Nhà nước lập dự toán chi phí, ban hành các chính sách, chế độ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, hạ thấp lao động cá biệt góp phần làm giảm hao phí lao động xã hội. Điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là quản lý chi phí một cách chặt chẽ. Và để thực hiện mục tiêu phấn đấu tiết kiệm Chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp cần có các biện pháp quản lý chi phí 'sản xuất và giá thành sản phẩm một cách hợp lý. Do đó cần thực hiện những yêu cầu sau: - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. - Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm thích hợp, xác định phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại Chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định bằng phương pháp thích hợp để trên cơ sở đó tính giá thành thực tế cho từng đối tượng, từng đơn vị theo đúng quy định, đúng kỳ hạn, đúng phương pháp đảm bảo tinh chính xác. - Kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật dự toán chi phí phục vụ. Quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm và hợp lý mọi chi phí cho quá trình sản xuất phục vụ yêu cầu hạch toán ở doanh nghiệp. Định kỳ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và nhiệm vụ hạ giá thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ, . . . những khả năng tiềm tàng có thể khai thác và phương hướng cần phấn đấu là không ngừng hạ giá thành một cách hợp lý. - Xác định kết quả kinh tên từng bộ phận và ở toàn doanh nghiệp. Trong thực tế mỗi doanh nghiệp sản xuất lại có quy trình sản xuất mang đặc tính khác nhau vì vậy tuỳ thuộc vào tình hình thực tế phát sinh tại mỗi doanh nghiệp mà đề ra các yêu cầu quản lý Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sao cho hiệu quả nhất. 1.1 5 Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất: Tổ chức kê toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . Việc tổ chức kiêm tra hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả tào điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế trong cạnh tranh. Kế toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là khâu trung tâm cua toàn bộ công tác kế toán tai doanh nghiệp, chi phối chất lượng của các phần hành kê toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Kế toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cần xác định rõ vai trò nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức công tác kế toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: - Trước hết cần nhận thức được đúng đắn vai trò, vị trí của kế toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mỗi quan hệ với các bộ phận kế toán khác có liên quan. - Cần xác định đúng đắn đối tượng kế toán Chi phi sản xuất, phương pháp tập hợp Chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với thực tế của doanh nghiệp về đặc điểm: tổ chức sản xuất kinh doanh quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm khoa học và phù hợp với mỗi quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp Chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm đảm bảo hạch toán giá thành sản phẩm một cách đầy đủ và chính xác . - Tổ chức bộ máy kế toán một cách hợp lý, khoa học, có sự phân công phân nhiệm rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên, từng cán bộ kế toán có liên quan đặc biệt là bộ phận kế toán yếu tố chi phí . - Tổ chức luân chuyển chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản và sổ kế toán phải phù hợp các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán ban hành. - Tổ chức vận dụng các tài khoản để hạch toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. - Xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Thường xuyên kiểm tra các thông tin về kế toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Tổ chức lập và phân tích các Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị về Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh, và có biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng 'tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. 1 2 .Tổ chức công tác kế toán Chi phí sản xuất: 1.21. Đối tượng kế toán Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều nơi, nhiều địa điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ khác nhau. Các nhà quản trị cần biết được các chi phí đó phát sinh ở đâu dùng vào việc sàn xuất sản phẩm nào? . . . chính vì vậy, chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ phải được kế toán tập hợp thao phạm vi, giới hạn nhất định. Đó chính là đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để Chi phí sản xuất được tập hợp theo đó. Xác định đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán Chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng chi phi sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí( phân xưởng, bộ phận sản xuất giai đoạn công nghệ . . . ) hoặc đối tượng chịu chi phí( sản phẩm, đơn đặt hàng, . . . ) . Khi xác định đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất các nhà quản trị phải căn cứ vào đặc điểm, công dụng của chi phí trong sản xuất. Sau đó phải căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sàn xuất sản phẩm, khả năng trình độ của nhà quản trị trong doanh nghiệp, của cán bộ công nhân viên kế toán và yêu cầu quản lý chi phí, yêu cầu tính giá thành của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là: - Từng sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm, từng loại nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. - Từng phân xưởng, đội, trại, bộ phận sản xuất, từng giai đoạn công nghệ sản xuất. - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp. Xác định đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất một cách khoa học hợp lý là cơ sở đẻ tổ chức kế toán Chi phí sản xuất ngay từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết Chi phí sản xuất… Các chi phí phát sinh, sau khi đã được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo đối tượng tính giá thành đã xác định 1 2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất sử dụng trong kế toán Để tập hợp và phân bổ Chi phí sản xuất theo từng đối tượng kế toán tập hợp Chi phí sản xuất đã xác định Tuỳ theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp .tập hợp Chi phí sản xuất cho thích hợp . Phương pháp tập hợp trực tiếp : Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán ban đầu, Chi phí sản xuất phát sinh được phản ánh riêng cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trên chứng từ ban đầu để căn cứ chứng từ thực hiện hạch toán trực tiếp Chi phí sản xuất cho từng đối tượng riêng biệt: Theo phương pháp này, Chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo mức chính xác cao vì vậy cần sử dụng tối đa phương pháp tập hợp trực tiếp trong điều kiện có thể cho phép. Phương pháp phân bổ gián tiếp : Phương phát này áp dụng trong trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất, không tổ chức ghi chép ban đầu Chi phí sản xuất phát sinh riêng cho từng đối tượng được. Trong trường hợp này, phải tập hợp Chi phí sản xuất chung cho nhiều đối tượng theo từng nơi phát sinh chi phí. Sau đó lựa chọn tiêu thức chuẩn phân bổ thích hợp để khoản chi phí được phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Việc phân bổ được tiến hành trình tự: 1 Xác định hệ số phân bổ : Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ 2. Xác định mức chi phí phân bô cho từng đối tượng: Ci = Ti * H Ci: Là chi phí phân bổ cho đối tượng i. Ti: Là đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i. H: Là hệ số phân bổ. Với phương pháp phân bổ gián tiếp, mức độ chính xác của Chì phí sản xuất tính cho từng đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn sử dụng. Nhiều khi Những chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm cũng phải phân bổ gián tiếp cho các đối tượng chịu chi phí. Ngược lại, chi phí gián tiếp phục vụ cho sản xuất cũng có thể tập hợp trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí, khi chi phí này được hạch toán riêng biệt cho từng đối tượng chịu chi phí ngay từ khâu hạch toán ban đầu. 1.2.3 Nội dung kế toán Chi phí sản xuất: 1.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về Nguyên vật liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiên lao vụ dịch vụ. Khi phát sinh các khoản chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho, các chứng từ khác có liên quan để phân loại, tính toán và tổng hợp giá vốn của số nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Chi phí Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất sản phẩm thường liên quan đến từng đối tượng tính giá thành, nên thường sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp để phản ánh chi phí Nguyên liệu vật liệu trực tiếp từ các chứng từ " Bảng phân bổ nguyên vật liệu " cho từng đối tượng. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được theo dõi chi tiết cho tùng đối tượng tính giá thành. Để thu nhận, cung cấp thông tin về Chi phí Nguyên liệu vật liệu trực tiếp cho tùng đối tượng, kế toán sử dụng các tài khoản chi tiết của TK621 " chi phí Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp " tuỳ theo yêu cầu cụ thể để mở chỉ tiết liên quan cho TK62 1 cho phù hợp . Trình tự kế toán Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp được biểu diễn khái quát bằng sơ đồ 1 . 1 1 2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Khi phát sinh các khoản Chi phí nhân công trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan để phân loại, tính toán và tổng hợp Chi phí nhân công trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Doanh nghiệp thường quản lý Chi phí nhân công trực tiếp theo định mức đã xây dựng. Chi phí nhân công trực tiếp thường sử dụng cho sản xuất sản phẩm thường liên quan đến từng đối tượng tính giá thành sản phẩm., nên thường sử dụng phương pháp ghi trực tiếp để phản ánh Chi phí nhân công trực tiếp từ các chứng từ ( Bảng tổng hợp chứng từ, Bảng phân bổ ) về Chi phí nhân công trực tiếp để ghi vào số chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phi( phân xưởng, đội sản xuất, ) cuối kỳ phân bổ Chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành có liên quan trên chuẩn phân bổ thường sử dụng là: Chi phí tiền lương theo định mức, hoặc giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất thực Chi phí về tiền lương được xác định cụ thể tùy vào hình thức tiền lương sản phẩm hay thời gian mà doanh nghiệp áp dụng. Số tiền lương phải trả cho người lao động thể hiện trên bảng tính và thanh toán tiền lương. Được tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương. Các khoản trích theo lương tính vào Chi phí nhân công trực tiếp được tính toán căn cứ vào tiền lương công nhân sản xuất của tùng đối tượng và tỷ lệ trích theo quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ. Kế toán sử dụng TK622 ~ Chi phí nhân công trực tiếp" để theo dõi chi phí nhân công. Để thu nhận và cung cấp thông tin về Chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng, kế toán quản trị sử dụng các tài khoản chi tiết của TK622. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể để mở chi tiết liên quan cho TK622 cho phù hợp. Trình tự kế toán Chi phí nhân công trực tiếp được biểu diễn khái quát dưới sơ đồ 1 2 1 2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Kế toán Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất. Đây là các khoản chi phí được xuất dùng chung cho phân xưởng, gồm có: Chi phí nhân viên phân xưởng, chí phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất. chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phi dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Chi phí sản xuất chung thường liên quan tới nhiều đối tượng tính giá thành.Kế toán thường sử dụng phương pháp tập hợp gián tiếp.. Khi phát sinh Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố. Những mặt khác, Chi phí sản xuất chung còn được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cuối kỳ kế toán tính toán phân bổ. Chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng chịu chi phí trong từng phân xưởng theo các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Việc xác định Chi phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sản phẩm phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của phân xưởng. Chi phí sản xuất chung cố định: Là phần tính vào chi phí chế biến sản phẩm tính theo công suất bình thường của máy móc nó được phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh nếu mức thực tế thấp hơn công suất bình thường, phần không được phân bổ thì được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. nếu công suất thực tế cao hơn công suất bình thường thì được phân bổ theo công suất bình thường. Còn chi phí sản xuất chung biền đổi thì được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế. Kế toán khi tập hợp Chi phí sản xuất chung căn cứ vào các chứng từ sau: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, Bảng phân bổ Nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định và các chứng từ có liên quan khác. Kế toán sử dụng TK627 " Chi phí sản xuất chung" để theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất chung. TK627 được mở 6 tài khoản cấp II để tập hợp theo yếu tố chi phí. Gồm có: - TK627 1 - Chi phí nhân viên. - TK6272 - Chi phí vật liệu. - TK6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất. - TK6274 - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - TK6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. ~ - TK6278 - Chi phí bằng tiền khác. Trình tự kế toán Chi phí sản xuất chung được biểu diễn khái quát bằng sơ đồ 1.3: : 1 2.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Tuỳ theo tưng doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ để ghi nhận chi phí sản xuất cho phù hợp. Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Cuối kỳ kế toán căn cứ vào khoản mục chi phí phát sinh để tập hợp chi phí cho từng đối tượng tính giá thành có thể là đơn đặt hàng, giai đoạn hoặc toàn bộ quy trình công nghệ. Các khoản mục chi phí liên quan đến nhiều đối tượng thì trước hết được tập hợp theo địa điểm phát sinh, sau đó tiến hành phân bổ chi phí theo từng đối tượng theo từng tiêu thức phân bổ hợp lý. Kế toán sử dụng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để tập hợp chi phí và được mở chi tiết cho tùng đối tượng tính giá thành. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên được biểu diễn khái quát bằng sơ đồ 1 .4 Trường hợp: Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định Trường hợp này thì việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên TK631 “Giá thành sản xuất". Còn TK 154 là tài khoản để phản ánh phần chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. TK611 được sử dụng phản ánh Nguyên vật liệu xuất kho, và Nguyên vật liệu mua về sử dụng ngay không qua kho để sản xuất sản phẩm. TK 152, TK153 , chỉ sử dụng phản ánh tồn đầu kỳ và tồn cuối kỳ của Nguyên liệu vật liệu , công cụ dụng cụ trong kho. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được biểu diễn khái quát bằng sơ đồ 1 . 5 1 3 Tổ chức công tác kế toán giá thành sản phẩm: 1.3.1 Đối tu giá tính giá thành sản phẩm : Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý và tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể: - Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất khối lượng lớn._., mặt hàng ổn định thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, dịch vụ và đơn vị sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. -Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. - Nếu doanh nghiệp sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loạt sản phẩm thuộc từng đơn đặt hàng. Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ - Các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành. Ờ giai đoạn công nghệ cuối cùng và cũng có thê là từng bộ phận chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành. Tuy nhiên nửa thành phẩm tự chế có là đối tượng tính giá thành hay không còn phải tính đến chu kỳ sản xuất sản phẩm dài hay ngắn, nửa thành phẩm có được bán hay không, yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp đã đặt ra thế nào . 1.3.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còng đang trong quá trình sản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành sàn phẩm hoàn thành. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Trong thực tế thì tại các doanh nghiệp sản xuất, thường tồn tại sản phẩm chưa hoàn thành xong hết các giai đoạn công nghệ sản xuất. Chính vì vậy để có thông tin phục vụ công việc tính giá thành sản phẩm, quản lý chi phí kế toán phải xác định phần chi phí của số sản phẩm này thông qua việc đánh giá sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang có thể được đánh giá theo một trong các phương pháp sau: 1.3.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí vật liệu trực tiếp : Trường hợp áp dụng: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp ( hoặc chi phí vật liệu trực tiếp) chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí, khối lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn đình giữa các kỷ. Nội dung phương pháp: - Chỉ tính cho sản phẩm dở dang phần chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liêu trực tiếp, còn các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ - Trương hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiếu chế biên liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang. Công thức xác định chi phí sản xuất dở dang: Dkc= Dđk + Cv * Qdck Qht + Qdck Trong đó: - Dđk, Dck: Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. - Cv: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp ( chi phí nguyên liệu trực tiếp) phát sinh trong kỳ. - Qht: Khối lượng thành phẩm. - Qdck: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Ưu điểm của phương pháp này là cho phép xác định được giá trị sản phẩm làm dở nhanh chóng đơn giản. Nhược điểm của phương pháp : Giá trị sản phẩm dở dang được xác định kém chính xác nhất là khi tỉ trọng của chi phí sản xuất khác ngoài chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) trong chi phí sản xuất lớn. 1 3.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Trường hợp áp dụng: Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không quá lớn trong chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm làm dở lớn và không ổn định giữa các kỳ. Nội dung phương pháp: các chi phí sản xuất đều được tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ nhưng khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của nó. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, kiểm soát chi phí, doanh nghiệp có thể đánh giá theo phương pháp nhập trước xuất trước hoặc theo phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp nhập trước xuất trước: Giả thiết khối lượng sản phẩm sản xuất trước sẽ hoàn thành trước, do đó sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí của lần san xuất cuối cùng. Công thức xác định: - Xác định đơn giá chi phí từng lần sản xuất: C0 = Dđk Qdđk*mđ C1 = C Qdđk(1-m) + Qbht + Qdck*mc Trong đó : + C0: Chi phí thuộc lần sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này. + C1 : Chi phí đơn vị thuộc khối lượng sản phẩm bắt đầu từ chi phí trong kỳ này. + Qdđk, Qdck: Khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. + Qbdht: Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ. Qbht =Qht - Qdđk - Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: + Khối lượng tương đương của sàn phẩm dở dang đầu kỳ: Qdđk * (1- mđ) + Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ: Qdck * mc + Khối lượng bắt đầu đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ: Qbht Do đó chi phí sản xuất dở dang được xác định: Dck = (Qdck * mc) * C1 Theo phương pháp bình quân gia quyền: Chi phí dở dang cuối kỳ được xác định dựa trên khối lượng tương đương của sản phẩm sở dang cuối kỳ và chi phí đơn vị bình quân: Dđk+ C Qdđk + Qdđk * (1-mđ ) + Qbht + Qdck+ * mc Dđk+ C Qht + Qdck mc Do đó chi phí sản xuất dở dang được xác định. Dck = C* (Qdck * mc ) hay Qdck = * Dđk + C Qht + Qdck * mc Đối với khoản chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Ưu điểm: Đảm bảo tính hợp lý hơn và độ tin cậy cao của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, hơn nữa việc xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là một việc phức tạp mang tính chủ quan. 1 3.2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Điều kiện áp dụng: đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng sản phẩm. Nội dung phương pháp: Kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng giai đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm sỏ dang theo chi phí định mức. Phương pháp này phù hợp với từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, sẽ là cơ sở để xác định đúng đắn giá trị của sản phẩm làm dở, đây là tiền đề đảm bảo đúng đắn của chỉ tiêu giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh. 1.3.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tính giá thành là phương pháp tính toán, xác định giá thành đơn vị của sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành theo các khoản mục chi phí quy định. Thực chất là việc xác định chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm. Tuỳ thuộc vào đặc thù và tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp mà có phương pháp tính giá thành hợp ly. 1 3.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo công việc (đơn đặt hàng) Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc hoặc hang loạt theo đơn đặt hàng nhu doanh nghiệp xây dựng, công nghiệp đóng tàu, cơ khí chế tạo, cơ khí sửa chữa) . . . Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng đối tượng tính giá thành là tùng đơn đặt hàng hoàn thành. Mỗi đơn đặt hàng kế toán vừa phải tập hợp chi phí vừa mở riêng một “ phiếu tính giá thành" theo đơn đặt hàng để phản ánh chi phí sản xuất của nó từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành: Khi sản xuất hoàn thành thì kế toán chỉ cần tính tổng cộng toàn bộ chi phí trên từng phiếu là xác định được giá thành từng đơn đặt hàng. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo công việc được thể hiện khái quát qua sơ đồ 1.6 và 1.7 1 3.3.2 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo toàn bộ quy trình sản xuất: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, mặt hàng sản xuất ổn định có quy trình sản xuất sản phẩm giản đơn, khép kín từ khi bỏ nguyên vật liệu vào san xuất đến khi sản xuất sản phẩm hoàn thành, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, liên tục. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm. Đối tượng tính giá thành: Do tình hình sàn xuất ở mỗi doanh nghiệp không giống nhau cho nên đối tượng tính giá thành được xác định khác nhau cho từng loại hình doanh nghiệp. Từ đó có phương pháp tính giá thành cho phù hợp: Phương pháp tính giá thành giản đơn: - Áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ngắn và kết thúc chu kỳ tạo thành một loại sản phẩm. - Đối tượng kế toán chi phi sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp nhau, kỳ tính giá thành phù hợp ký báo cáo kế toán là hàng tháng. Phương pháp tính giá thành theo hệ số : - Áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong cung một quy trình công nghệ sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình công nghệ sản xuất. đối tượng tính giá thành sẽ là từng loại sản phẩm riêng biệt. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: Áp dụng cho doanh nghiệp trong cung một quy trình công nghệ kết quả sản xuất thu được là nhóm sản phẩm cùng loại cỗ quy cách, kích cỡ khác nhau. Đối tượng kế toàn tập hợp chi phí sản xuất là toàn bô quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành sẽ là quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ: - Áp dụng với doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất kết thúc thu được cả sản phẩm chính cả sản phẩm phụ có giá trị. - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm liên quan đến cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính thì khi tính giá thành sản phẩm kế toán phải trừ đi phần chi phí tính cho sản phẩm phụ. 1.3.3.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục nhiều giai đoạn: Kế toán áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp chế biến kiểu liên tục hoặc quy trình công nghệ chế biến theo kiểu song song, lắp ráp sản phẩm. Trong trường hợp quy trình công nghệ sản xuất gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành, tương ứng với từng giai đoạn công nghệ được tổ chức thành các phân xưởng sản xuất. Kết quả của từng giai đoạn mới chỉ là nửa thành phẩm hoặc là chi tiết, bộ phận của sản phẩm, nửa thành phẩm hoặc chi tiết sản phẩm có thể chuyển cho giai đoạn sau chế biến lắp ráp hoặc có thể bán ra ngoài. Việc xác định đối tượng tính giá thành còn phụ thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ và tính chất sử dụng sản phẩm với mỗi đối tượng tính giá thành thì có phương pháp tính giá thành khác nhau. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm : Áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành là các nửa thành phẩm từng giai đoạn và thành phẩm Ờ giai đoạn cuối cùng( thì tính giá thành theo phương pháp phân bước xo tính giá thành nửa thành phẩm) Trình tự tính giá thành: (Zn: là giá thành nửa thành phẩm gần - giai đoạn 1 : Znl = Dđk + C - Dck1 Nửa thành phẩm giai đoạn 1 được sử dụng chủ yếu là chuyển sang giai đoạn 2 tiếp tục chế biến, ngoài ra có thể bán nửa thành phẩm ra ngoài hay nhập kho nửa thành phẩm: Định khoản: Nợ TK154 (1542): Phần chuyển giai đoạn 2. Nợ TK 155 : Phần nhập kho . Nợ TK 632, 157 : Phần bán, gửi bán. Có TK 154 ( 1541 ) : Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 - Giai đoạn 2 : Nhận nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang để tiếp tục chế biến tạo ra nửa thành phẩm giai đoạn 2, và; Zn2 = Dđk2 + znl chuyển sang + C2 – Dck Trong đó: C2: là chi phí chế biến của giai đoạn 2 - Tuần tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành sản phẩm: Ztp = Dđkn + Zn-l chuyển sang + Cn - Dckn Chi phí giai đoạn trước kết chuyển một cách tuần tự sang giai đoạn sau, có thể kết chuyển tuần tụ từng khoản mục hoặc kết chuyền tổng hợp. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm: Áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng: Trình tự tính toán: Citp = Dđki + Ci *Qipt Qi Trong đó : - Citp: Là chi phí giai đoạn công nghệ thứ i tính trong sản phẩm. - Dđki, Ci: Chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i. - Qi: Khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí. - Qitp: Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i. Qitp= Qtpr * Hi Hi: Hệ số sử dụng sản phẩm Ztp= Ztp.ni Qtp Trong trường hợp này kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất từng giai đoạn đã tập hợp được để xác định phần chi phí của từng giai đoạn có trong giá thành của thành phẩm sau đó tổng hợp lài và tính được giá thành sản phẩm. 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ: Đặc ưng cơ bản của hình thức Nhật ký - chứng từ: - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp ~l kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIÊN THẮNG 2.1 Đặc điểm và tình hình sản 'xuất chung tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Công ty cổ phần may Chiến Thắng là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý trực tiếp của tổng công ty Dệt may Việt Nam. Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Tên giao dịch quốc tế: Chien Thang Garment Company. Tên giao dịch viết tắt: Chigannex. Tài khoản: 710A000003 ( Ba Đình Hà Nội) Mã số thuế: 0100101058-l Điện thoại: (04) 7844831 Trụ sở giao dịch: Số 22 - Thành Công - Ba Đình - Hà Nội. 2.1.1 Lịch sư hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng: 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển : Ra đời trong cuộc chiến tranh chống kỹ cứu nước vô cùng ác liệt của nhân dân ta. Cho đến nay từ một xí nghiệp máy Chiến thắng, Công ty may Chiến Thắng và đến nay là Công ty cổ phần may Chiến Thắng đã lớn mạnh cả về quy mô, năng lực sản xuất lẫn hiệu quả kinh doanh.Trải qua rất nhiều thăng trầm Công ty cổ phần may Chiến Thắng vẫn đứng vững và không ngừng phát triển, và vươn lên trong nền kinh tế thị trường và hoà chung với xu thế hội nhập Quốc tế của tất cả các Doanh nghiệp hiện nay. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng có thể khái quát qua các giai đoạn như sau: Từ năm 1968 đến năm 1975: Ngày 2/3/1968 Bộ nội thương quyết định thành lập Xí nghiệp may Chiến Thắng, có trụ sở tại 8B - Lê Trực - Ba Đình - Hà Nội, với sự quản lý cua Cục vải sợi may mặc. Nhiệm vụ ban đầu của xí nghiệp là sản xuất các loại quần áo mũ vải, găng tay theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục vải sợi may mặc. Tháng 5/1971, Xí nghiệp May Chiến Thắng chính thức được chuyển giao cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên may mặc hàng xuất khẩu chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động. Từ năm 1976 - 1986: Trong thời kỳ này hoà bình được lặp lại, việc gia công hàng xuất khẩu đã được đi vào nề nếp, sản xuất đã ổn định và có nhiều tiến bộ nhưng phong cách quản lý vẫn còn nặng nề bao cấp. Đến năm 1986 với Đại hội Đảng VI cơ chế quản lý tập trung bao cấp đã được xoá bỏ và thay vào đó là cơ chế quản lý mới: Cơ chế quản lý theo nền kinh tế thị trường. Xí nghiệp đã chủ động khai thác thêm nguồn nguyên liệu để cố thêm công ăn việc làm cho công nhân viên đồng thời từng bước tiếp cận với thị trường may mặc nước ngoài để mở rộng xuất khẩu Từ năm 1986 – 2003: Cùng với các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước và nghị quyết 217/HĐBT về luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành, bên cạnh những đơn đặt hàng được cấp trên giao theo chỉ tiêu Nhà nước, lãnh đạo Xí nghiệp đã mạnh dạn tiếp cận với các thương gia nước ngoài để thực hiện phương thức gia công cho các khách hàng nước ngoài: Hàn Quốc, Bỉ, Đài Loan, Lào, Campuchia, . . . Ngày 25/9/l992 Bộ công nghiệp nhẹ có nghị quyết số 730/CNN – TCLĐ chuyển Xí nghiệp may Chiến Thắng thành công ty may Chiến Thắng. Việc chuyển Xí nghiệp may Chiến Thắng thành công ty may Chiến Thắng là một sự kiện đánh dấu bước trưởng thành về chất của công ty. Năm 1994, Xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa ( Trụ sở 1 44 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa) được sát nhập vào công ty theo quyết định số 290/QĐ - TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ. Năm 1997 , Xây dựng xong cơ sở số 10 Thành Công, Ba Đình tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tập trung bộ máy quản lý về một địa điểm, thuận lợi cho việc giao dịch kinh doanh. Năm 2000, dưới sự chỉ đạo của Bộ công nghiệp nhẹ, Tổng công ty may Việt Nam, công ty đã hoàn thành việc chuyển cơ sở 8B - Lê Trực thành Công ty cổ phần may Lê Trực.Cũng trong năm 2000 công ty đầu tư thêm một cơ sở mới tại Thái Nguyên dưới sự cho phép của Bộ công nghiệp nhẹ. Việc xây dựng thêm một cơ sở mới góp phần ổn định năng lực sản xuất của cong ty khi cơ sở 8B – Lê Trực tách ra. Năm 2002 Công ty đầu tư thêm một cơ sờ mới ở tỉnh Bắc Cạn thu hút hàng nghìn công nhân góp phần giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên của tỉnh đồng thời làm nâng cao năng ]ực sản xuất của Công ty tạo ra nhiều sản phẩm hơn . Giai đoạn từ năm 2004 đến nay: Ngày 29/10/2004 Công ty may Chiến Thăng hoàn thành việc cổ phần hoá theo quyết định 116/2004/QĐ-BCN và chính thức trở thành Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Tổng số vốn: 12.000.000.000 VNĐ Trong đó. 51%: Vốn góp của nhà nước. 49%: Vốn góp cổ đông Hội đồng quản trị được thành lập, thay thế 3 tổng Giám đốc trước đây thành một tổng giám đốc. Sự thay đổi này đánh dấu một bước phát triển quan trọng của Công ty. Từ khi thành lập đến nay Công ty đã có những bước trưởng thành phát triển lớn mạnh về mọi mặt, luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao, Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của công nhân viên. Tuy nhiên Công ty cũng gặp không ít những khó khăn mà vừa là khó khăn chung của ngành dệt may Việt Nam. Năm 2006- 2007 Số lượng công nhân giảm mạnh chỉ còn 1968 người đặc biệt là công nhân viên quản lý còn 1 1 6 người nên nhiều hợp đồng may mặc không thực hiện kịp Công ty phải chịu một khoản phạt kinh tế nên kết quả kinh doanh giảm xút so với năm 2005 , công ty đã gộp một số xí nghiệp thành một xí nghiệp lớn và các xí nghiệp có thành các tổ trong một xí nghiệp mới. nay chỉ còn 3 xí nhgiệp thành công hai xí nghiệp Thái Nguyên. Trong những năm qua, tù một xí nghiệp quy mô nhỏ và gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ sự nỗ lực và đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã vượt qua mọi khó khăn và trụ vững được trong nền kinh tế thị trương đặc biệt là thị trường dệt may Việt Nam luôn đầy sóng gió và đang phấn đấu lớn mạnh hơn về quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh. Có thể khái quát kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty trong ba năm trở lại đây như sau: Tình hình tài chính: Năm Vốn cố định Vốn lưu động Vốn kinh doanh 2005 54.789.319.885 48.098.582.839 102.887.902.724 2006 45.145.967.542 53.292.813.610 98.438.781.152 2007 66.951.586.638 Tình hình Kết quả hoạt động kinh doanh: Năm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận trước thuế thu nhập DN Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 2005 58.055456.568 365.575.441 365.575.441 2006 49.077.223.604 556.249.880 556.249.880 2007 22.181.269.550 205.651.713 205.651.713 2.1.1.2 Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng: Trong Cơ chế thị trường, và trong quá trình hội nhập với sức ép cạnh tranh từ các công ty khác trong ngành may và hàng Trung Quốc đòi hỏi Công ty phải có phương hướng hoạt động phù hợp trong tình hình mới. Trước kia, Công ty cổ phần may Chiến Thắng là Doanh nghiệp Nhà nước, trong điều kiện mới Công ty đã được chuyển đổi sang Công ty cổ phần. Việc chuyển đổi này cũng làm cho Công ty gặp không ít khó khăn khi phải làm quen theo cơ chế mới. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới đó, công ty đã và đang có những biện pháp chuyển hoạt động theo điều lệ Doanh nghiệp cổ phần, mặt khác cũng đang tự hạch toán vấn đề tài chính, kinh doanh. Về thị trường, tiếp tục đa dạng hoá thị trường trong nước và vẫn chú trọng đến thị trường xuất khẩu truyền thống. Để mở rộng thị trường và để sản phẩm của công ty ngày càng được người tiêu dùng biết đến, cần chú trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã để đa dạng hoá các mạt hàng. Do đó công tác thiết kế cần được quan tâm để đáp ứng thị hiếu khách hàng. Mặt khác, cần đầu tư nâng cấp máy móc trang thiết bị trong các xí nghiệp, mua sắm thêm các thiết bị tiêu dùng như: Máy ép là, máy thùa khuy, máy đính cúc, . . . để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Trong công tác tổ chức bộ máy quản lý lao động, chấn chỉnh nội quy, quy chế về quản lý kinh tế, cũng như lao động nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, tuyển dụng lao động để thu hút nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề và có phẩm chất đạo đức tốt vào công ty đáp ứng quá trình đổi mới, cải tổ doanh nghiệp. Bố trí đúng người đúng việc, đảm bảo cho người lao động được làm đúng chuyên môn, năng lực sở trường của mình để phát huy tối đa có hiệu quả đúng khả năng của bản thân, phục vụ tốt cho Doanh nghiệp. Cải cách hệ thống tiền lương, công bằng, minh bạch, hưởng theo lao động, với tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Khuyến khích tăng năng suất lao động thông qua chế độ lương thưởng thích đáng, tạo động lực cho người lao động làm việc có hiệu quả, nhằm thu hút, giữ lại những công nhân lành nghề, những người có đóng góp tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xúc tiến việc phát huy các ý tưởng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, áp dụng các thao tác, công nghệ tiên tiến, hiện đại, cải thiện môi trường làm việc để đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và doanh thu, lợi nhuận của công ty. Mục tiêu của công ty là trở thành một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn với trang thiết bị hiện đại và đạt kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với những biện pháp đã đề ra trong những năm sắp tới, công ty đã và đang ngày càng phát triển có thể cạnh tranh trong cơ chế thị trường, khẳng định và phát huy thương hiệu may Chiến Thắng, sánh vai với các doanh nghiệp may hàng đầu trong ngành dệt may Việt Nam, và chiếm lĩnh thị trường trong khu vực và trên thế giới. 2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng: 2. 1. 2. 1 Đặc điểm tổ chức quản lý: Bộ máy quản lý được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1 : Bộ máy quản lý Công ty cổ phần my Chiến Thắng Tổng Giám đốc Hội đồng quản trị Phó tổng Giám đốc Tổ chức lao động tiền lương Phòng Kỹ thuật – công nghệ Phòng tài vụ Phòng phục vụ sản xuất Phòng Kinh tế thị trường Văn phòng Giám đốc – XN1 Giám đốc – XN2 XN1 Giám đốc – XN3 XN2 Giám đốc – XN4 XN3 Giám đốc – XN5 XN4 XN Thuê XN5 Giám đốc – XN Thuê * Hội đồng quản trị: - Chủ tịch hội đồng quản trị. - Các cổ đông. * Tổng Giám đốc: Là người đứng đầu đại diện cho nghĩa vụ và quuyền lợi của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và pháp luật về mọi hoạt động công ty. * Phó tổng Chấm gốc và Giám đốc: Điều hành giúp việc cho Tổng Giám đốc quản lý hoạt động công ty. Trên thực tế hiện nay các chức danh Giám đốc điều hành vẫn còn trên giấy tờ nhưng những Giám đốc này đã được điêu về làm Giám đốc của các xí nghiệp. Để trực tiếp quản lý tại xí nghiệp về cả nhân viên và mặt kỹ thuật. * Các phòng ban chức năng và nghiệp vụ của công ty: - Phòng Tổ chức lao động tiền lương: Có trách nhiệm nghiên cứu cơ cấu tổ chức phù hợp chức năng nhiệm vụ của công ty, từ đó sắp xếp bố trí cán bộ và lao động phù hợp thực hiện các tiêu chuẩn chế độ tổ chức can bộ, tiền lương phù hợp với quy định của Nhà nước. - Phòng Tài vụ: Tổ chức bộ máy Tài chính - Kế toán. Đưa ra các biện pháp quản lý sử dụng các loại thu chi, các nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất, phản ánh thường xuyên tình hình Tài chính của công ty. - Phòng phục vụ sản xuất: Quản lý, điều chuyển phương tiện vận tải, cấp phát vật tư phục vụ sản xuất, quản lý kho thành phẩm . - Phòng kỹ thuật công nghệ: Xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ, quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, xác định mức kỹ thuật chất lượng sản phẩm, sản xuất mẫu chào hàng,quản lý điều tiết máy, . . . - Phòng kế hoạch thị trường: Lên kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn, tìm kiếm và phát triển thị trường, thực hiện xuất nhập khẩu, theo dõi việc thực hiện hợp đồng. - Văn phòng: Quản lý việc hành chính, y tê, bảo vệ công tác phục vụ công nhân công ty, phòng mẫu, . . . Đây là mô hình tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, kiểu tổ chức này rất phù hợp với tình hình hoạt động chung của công ty, cũng giống Thì hầu hết các công ty khác. Theo cơ cấu này, các cán bộ công nhân viên trong công ty được gắn với chức năng nhiệm vụ của họ để chuyên các nhiệm vụ, thông báo, chỉ đạo của cấp lãnh đạo cao nhất cho đến tất cả mọi công nhân trong công ty. Tuy nhiên cách tổ chức này cũng đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty. 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất. Công ty cổ phần may Chiến Thắng là một Doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín, các công đoạn sản xuất được thực hiện trọn vẹn trong một phân xưởng từ cắt may, là, đóng gói, đóng hộp với số lượng tương đối lớn, được chế biến từ Nguyên vật liệu chính là vải Điều này ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất của công ty. Tổ chức sản xuất các loại hàng trong công ty là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Việc tổ chức sản xuất của công ty được bố trí như sau: Công ty Có năm xí nghiệp sản xuất - XNI (XN2A cũ và XN3 cũ ghép lại) - XN2 (XN2B cũ và xí nghiệp 1 cũ ghép lại) -XN3 (XN5 và XN6 cũ ghép lại) - XN4 (XN9 cũ tách ra) - XN5 ( XN 9 tách ra) - XN Thêu Trong mỗi xí nghiệp lại có nhiều tổ: Cắt, là, may, . . . Tổ chức sản xuất được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức sản xuất ở Công ty cổ phần may Chiến Thắng: Bộ phận sản xuất XN1 XN3 XN5 XN Thuê Các tổ XN2 Các tổ Các tổ Các tổ XN4 Các tổ Các tổ 2.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: * Nội dung các bước trong quy trình công nghệ như sau: Khi công ty nhận được đơn đặt hàng và Nguyên liệu do bên đặt hàng cung cấp cùng với các tài liệu và thông số kỹ thuật nhóm kỹ thuật công ty sẽ tiến hành sản xuất mẫu đối (sản xuất thử). Sau đó sản phẩm chế thử sẽ được gửi cho bộ phận duyệt mẫu gồm các chuyên gia và bên đặt hàng kiểm tra đối với gia công nhận sản xuất theo đơn đặt hàng) và đóng góp ý kiến về sản phẩm làm thử Sau khi sản phẩm làm thử được duyệt sẽ đưa đến phân xưởng để làm mẫu cứng các nhân viên phong kỹ thuật sẽ giác mẫu sơ đồ trên máy sao cho Nguyên vật liệu bỏ đi là nhỏ nhất giác trên sơ đồ pha cắt vải giác mẫu và khớp mẫu rồi đưa đến tô cắt. Tố cắt sẽ nhận Nguyên vật liệu tù quản đốc phân xưởng, cắt theo mẫu gốc và đưa đến từng tổ may. Tổ may cũng được chuyên môn hoá bằng cách mỗi người may một bộ phận của sản phẩm: May tay may thân, may cổ, vào chun, vào khoá, . . . Trong quá trình cắt may, mỗi thợ sẽ có một thợ cả đi kiểm tra vê mặt kỹ thuật và một thợ thu hoá làm nhiệm vụ thu thành phẩm cuối dây chuyền sản xuất và chuyển sang cho tổ giặt tẩy là. Tổ là thực hiện giai đoạn cuối của quy trình công nghệ, sau đó sản phẩm sẽ được đưa đến bộ phận KCS của phân xưởng để kiểm tra và đóng gói sản phẩmtheo đơn đặt hàng, chuyên về nhập kho rồi chuyển đến người nhận hàng theo đơn đặt hàng -đã ký kết. (Sau khi thiết kế và được duyệt mẫu hoặc nhận đơn đặt hàng công ty mua Nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất) Quy trình công nghệ may được khái quát qua sơ đồ sau: 2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần may Chiến Thắng: Hiện nay Công ty cổ phần may Chiến Thắng đang áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán tập trung tại phòng tài vụ của công ty Tại phòng tài vụ có bảy người, mỗi người phụ trách một phần việc khác nhau và đứng đầu là kế toán trưởng. Bộ máy kế toán được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần may Chiến Thắng: Nhân viên thống kế (xí nghiệp) Kế toán trưởng (Trưởng phòng) KT tiền mặt và công nợ phải trả KT kho NL, kiểm tra chứng từ thanh tán BHXH KT kho phụ liệu và CCDC KT tiêu thụ và công nợ phải thu Thủ quỹ Kế toán tổng hợp (Phó phòng) Kế toán trưởng ( Trưởng phòng): Là người phụ trách chung có nhiệm vụ kiểm tra phân tích số liệu vào cuối kỳ kinh doanh đôn đốc mọi bộ phận kế toán. Chấp hành các quy định chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành. Bên cạnh đó kế toan trưởng còn trực tiếp chỉ đạo về mặt hạch toán nghiệp du Với nhân viên kế toán và thống kê phân xưởng. * Kế toán tổng hợp kiêm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và kế toán Khấu hao tài sản cố định ( Phó phòng) : Là người thực hiện nhiệm vụ giúp kế toán trưởng trong việc đôn đốc hướng dẫn cụ thể việc thực hiện ghi chép kế toán tập hợp tất cả các số liệu, xử lý thông tin, lập Báo cáo tài chính vào cuối mỗi quý. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất có liên quan quá trình sản xuất để tính giá thành và quản lý về mặt vận động của tài sản cố định cụ thể là theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại và phân tích khấu hao theo quyết định hiện hành. * Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ phải trả: Là người theo dõi việc thu chi, tình hình hiện có của tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và theo dõi các khoản phải trả. * Kế toán tiêu thụ và công nợ phải thu: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho của thành phẩm, tính giá trị hàng xuất bán, ghi nhận doanh thu và ghi nhận công nợ phải thu, theo dõi các khoản phải thu của công ty. *. Kế toán kho nguyên liệu và BHXH: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, ._. mở chi tiết cho từng xi nghiệp: TK 154101 : Chi phí SXKD dở dang XN 1 TKI54102A: Chi phí SXKD dở dang XN2 TKI 54103 : Chi phí SXKD dở dang XN3 TKl54104: Chi phí SXKD dở dang XN4 TKI 54105 : Chi phí SXKD dở dang XN5 TKI 54107 : Chi phí SXKD dở dang XN THÊU Tài khoản 154 không được mã hoá theo từng mã sản phẩm mà khi khai báo bút toán kết chuyển các khoản mục chi phí vào tài khoản 154 kế toán phải khai nhập mã sản phẩm để chi phí được tập hợp cho từng mã san phẩm phục vụ công tác tính giá thành tùng mã sản phẩm. Do công ty có thời điểm có rất nhiều hợp đồng gia công nên có những hợp đồng công ty không thể gia công cho kịp nên công ty thuê các công ty may khác gia công. Khi đó chi phí gia công được hạch toán thẳng vào tài khoản 154 mà tài khoản chi tiết phản ánh chi phí gia công là từ 15419A mã hoá theo từng hợp đồng. Kế toán công nợ phải trả nhập dữ kiệu hoá đơn VAT trong phân hệ " kế toán công nợ phải trả" phần chi phí gia công sẽ được luân chuyển đến sổ sách kế toán các tài khoản 331 và tài khoản 154. Ví dụ cụ thể: trong tháng công ty thuê gia công lại các hợp đòng sau: HĐ 69003 thuê công ty may Bắc Kim chi phí là: 63978591 đ HĐ 71717 thuê công ty may Khai Hoàn chi phí ;là: 36232100đ HĐ 57092 thuê công ty may Đức giang chi phỉ là : 7809895 Kế toán định khoản như sau; Nợ tk l5419A69003 63.978.591 Có tk 331 63.978.591 Tổng số tiền thuê gia công lại của công ty trong tháng 12/2007 là 108.020.586 đồng tổng số phát sinh nợ của tài khoản 154 đối ứng tài khoản 331 là 108.020.586. Sau khi nhập dữ liệu trên các chứng từ vào máy và thực hiện các bút toán kết chuyển tự động các khoản mục chi phí số liệu sẽ được luân chuyển lên bảng kê chứng từ thi 54, số chi tiết TKI54, bảng kê số 4, nhật kí chứng từ số 7- phần 1 . Toàn bộ chi phí sản xuất của các xí nghiệp và của toàn doanh nghiệp được phản ánh trên bảng kê số 4 (biểu số 21). Trên bảng kê số 4 ô ghi Nợ các tài khoản chi tiết của tài khoản 621, 622, 627 phản ánh số liệu trên các bảng phân bổ chi phí ví dụ như Ô ghi Nợ tk 622101, ghi có tk3341 : 277.604.925 là số chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp cho xí nghiệp 1 thể hiện trên bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội toàn doanh nghiệp. - Ô ghi nợ thì 54 và ghi có các tài khoản 621, 622, 627 chi tiết từng xí nghiệp phản ánh chi phí tăng xí nghiệp được kết chuyến vào tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm. Sổ liệu tổng hợp trên bảng kê số 4 sau khi khoá sổ vào cuối tháng sẽ được dùng để ghi vào nhật ký chứng từ số 7- phần 1 như biểu số 22 Tuy nhiên máy sẽ sẽ luân chuyển số liệu tự động lên sổ nhật ký chứng từ số 7 . số tổng cộng trên nhật kí chúng tù số 7 phản ánh số phát sinh tổng hợp cua các khoản mục chi phí. Ví dụ như dòng Cộng A của tk622 là 1.337.383.480 là số chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kì của tất cả các xí nghiệp trong công ty. 2.2.2 Thực trạng về công tác kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng: 2.2.2.1 Công tác quản lý giá thành ở Công ty cổ phần may Chiến Thắng: Riêng đối với loại hình sản xuất gia công hàng may mặc loại 'hình sản xuất đặc thù của công ty, đơn giá gia công được bên khách hàng và công ty thoả thuận, nhất trí theo từng mã sản phẩm và được ghi trong hợp đồng từ trước khi bước vào quá trình sản xuất. Đơn giá gia công là một thước đo chuẩn mực để công ty đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, công tác quản lý chi phí. Nếu thực hiện tốt công tác quản lý chi phí sẽ giảm được chi phí không hợp lý từ đó hạ giá thành thực tế sản phẩm sản xuất thấp hơn đơn giá gia công đã thoả thuận ký kết. Do đó mang lại nhiều lợi ích hơn cho công ty. 2.2.2.2 Đối tượng tính giá thành ở công ty: Cũng như việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, việc xác định đối tượng tính giá thành là việc đầu tiên trong công tác tính giá thành. Sản phẩm may của công ty như áo sơ mu, áo jacket, quần kaky, . . . được thừa nhận theo từng mã hàng. Trong mỗi mã hàng có kích cỡ khác nhau song do đặc điểm của toạ hình sản xuất gia công không phân biệt đơn giá gia công giữa các kích cỡ khác nhau. Do đó đối tượng tính giá thành ở Công ty cổ phần may Chiến Thắng được xác định là từng mã sản phẩm của từng xí nghiệp. 2.2.2.3 Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành: Do tính chất của sản phẩm may mặc của công ty đơn vị tính giá thành là: Bộ,chiếc, cái Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều kiện cụ thể của mà công ty kỳ tính giá thành được xác định là một tháng vào thời điểm tính giá thành là cuối tháng. 2.2.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng Do đặc thù của loại hình sản xuất hàng may mặc ở công ty, sản phẩm dở dang cuối kỳ thường gồm: - Sản phẩm dở dang dưới dạng nguyên liệu ( chưa cắt hoặc chưa đồng bộ). - Sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm cắt. - Sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm may. - Sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm là. Công ty tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vì nguyên vật liệu trực tiếp thường xuất kho theo định mức sản lượng kế hoạch, vì vậy số lượng sản phẩm dở dang được xác định là chênh lệch giữa số lượng kế hoạch và sản lượng thực tế. - Số lượng sản phẩm dở dang được xác định: Số lượng sản phẩm làm dở của mã spi = Số lượng kế hoạch cảu mã spi - Số lượng TT của mã spi - Chi phí sản phẩm dở dang được xác định theo công thức sau: Chi phí của SPDD cảu mã spi cuối kỳ = Tổng giá trị NVL TT xuất dùng của mã spi * Số lượng SPDD cuối kỳ Sản lượng kế hoạch của mã spi Riêng đối với hình thức sản xuất gia công hàng may mặc, chi.phí. nguyên vật liệu chính không có mà chỉ có chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp rất ít, mà chủ yếu là chi phí chế biến. Mặt khác do sản xuất thường vượt kế hoạch đề ra, do đó số lượng sản phẩm dở dang cũng ít, nên chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ đối với hình thức gia công hầu nhu không có. Một số trường hợp có một số mã sản phẩm trong kỳ không có sản phẩm nhập kho thì toàn bộ chi phí tập hợp được máy tính sẽ tự kết chuyển làm sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trong tháng 12/2007 các sản phẩm nhận gia công cho khách hàng của công ty không có sản phẩm dở dang chỉ có sản phẩm tự sản xuất là có sản phẩm dở dang cuối kì. Tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối kì của toàn doanh nghiệp trong tháng 12 là: 68.515.004 đồng chủ yếu là sản phẩm dở dang của hàng FS trong đó XN1 sản xuất mã số 36112CS-FS có sản phẩm dở dang cuối kì : - sản lượng kế hoạch của mã so 36112CS-FS : 4520 sở - sản lượng thực tế : 43 09 sự -> số lượng sản phẩm dở dang: 4520-4309=211 sp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp được cho mã sản phẩm 361 12CS-FS là: 602 .899.287 giá trị sản phẩm dở dang của mã sản phẩm 361 12CS-FS là: 602.899.287 * 211 = 28.144.192 (đồng) 4520 vậy giá trị của 211 sản phẩm dở dang mã số 36112 CS-F S là: 28.144.192(đồng) 2.2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Xuất phát tử việc xác đính đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty là toàn bộ tiếng xí nghiệp và chi tiết cho từng mã sản phẩm theo tùng xí nghiệp. Do vậy đối tượng tính giá thành là từng mã sản phẩm của từng xí nghiệp cho thấy sự nhất quán giữa đối tượng tập hợp chi phí san xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp tính giá thành sản phẩm giản đơn. Zsp = Ddk + C - Dck Để máy tính có thể tập hợp luân chuyển chi phí sản xuất và lên được bảng tính giá thành sản phẩm thì đầu tháng kế toán phải đăng ký của mã TK, đơn giá lương và sản lượng kế hoạch vào máy tỉnh. Đầu tháng căn cứ vào bảng đơn giá lương và sản lượng kế hoạch của từng mã sản phẩm. Đây là công đoạn được xem là rất quan trọng để máy tính có thể tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác. Ngoài việc nhập mã sản phẩm (tên của sản phẩm khi đăng ký hợp đồng với khách hàng) hoặc một loại sản phẩm, mã tài khoản, đơn giá lương và sản lượng kế hoạch. Kế toán phải mã hoá tổng sản phẩm này vì máy tính sẽ quản lý giá thành theo mã tài khoản đồng thời cũng quản lý thẹo mã sản. phẩm đã. được mã hoá. Bởi một mã sản phẩm mà khách hàng yêu cầu sản xuất có thể được sản xuất ở nhiều xí nghiệp khác nhau do đó kế toán cũng phải mã hoá mã sản phẩm này thành ký hiệu riêng để máy tính có thể xác định tông giá thành của một mã sản phẩm của một hãng mà được sản xuất ở nhiều xí nghiệp. Từ đó có thể xác định được tông giá thành của một mã sản phẩm mà khách hàng yêu cầu Công ty cổ phần may Chiến Thắng 22 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. ĐƠN GIÁ LƯƠNG VÀ SẢN LƯỢNG KÊ HOẠCH XN1 Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007. Hãng Mã sản phẩm Số lượng kế hoạch Đơn giá lương FS 205499Q – FS 866 17590 FS 36112CS - FS 4520 17346 Fantex 028493 –Fantex 06 2502 9627 Fantex 028493–Fantex 06 2599 2757 Fantex 028674 –Fantex 06 3419 12361 Guangxi RWS - 857 3040 11190 Guangxi KWS - 857 2009 8947 Guangxi BWS - 857 3914 14225 p. lao động tiền lương Giám đốc XN Cuối tháng khi có phiếu nhập kho thành phẩm của các mã sản phẩm kế toán phải nhập phiếu nhập kho thành phẩm vào máy tín-h để máy tính để máy tính xác định giá thành, giá thành đơn vị từng mã sản phẩm. Nhưng phiếu nhập kho thành phẩm này chỉ nhập số lượng sản phẩm thực tế nhập kho trên phiếu mà chưa thể xác định được số tiền trên đó, sau đó máy tính sẽ tính giá thành và xác định giá thành trên từng phiếu nhập kho thanh phẩm để lên các bảng kê chứng từ và sổ sách liên quan. Ví du cụ thể : Trong tháng 12/12/2007 XNI đã nhập kho 886 thành phẩm mã 205499Q- FS, ta có phiêu nhập kho thành phẩm của mã này như sau: PHIÊU NHẬP KHO THÀNH PHẨM Loại phiếu nhập: 2 (Nội bộ) Sổ chứng từ:7/12 Địa chỉ người nhập: XN l tc Ngày chứng từ :30/12 Diễn giải: Nhập tp mã 205499Q- FS Tỷ giá; VNĐ Vụ việc Mã TK có: 154101F5 Mã nhập kho: 41TC Mã hàng Tên hàng ĐVT Số lượng Giá VNĐ Giá thành tiền Mã TK nợ FS 116 205499Q Chiếc 866 214021.36 185342499 1551 Cuối tháng sau khi đã tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí cho từng mã sản phẩm kế toán nhập lệnh tính giá thành để máy tính tự động tính giá hành cho từng mã sản phẩm . Thao tác nhập lệnh tính giá thành như sau: từ giao diện của phần mềm chọn phân hệ “kế toán chi phí giá thành " sau đó chọn mục " tính giá thành sản phẩm dệt may rồi chọn mục tính giá thành sản phẩm may. kế toán nhập tháng 12 năm 200 ' và nhấn chuột vào " nhận máy sẽ tự động tính giá thành của các mã sản phẩm . Giá thành sản phẩm được xác đinh theo công thức: Giá thành của spi = Giá thành của SPDD đầu kỳ của mã spi + Tổng chi phí ròng ps tập hợp trong kỳ của mã spi - Giá trị SPDD cuối kỳ của mã spi Trong đo tống chi sản phẩm sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như: Chi phí nguyên vật liệu nhập lại kho, số sản phẩm mà các đơn vị doanh nghiệp thuê lại gia công nhập về chưa đủ so với hợp đồng nên doanh nghiệp phải giảm trừ chi phí và xem đó là khoản phải thu. Giá thành đơn vị của mã spi + Tổng giá thành của mã spi Sản lượng sp hoàn thành nhập kho của mã spi Ví dụ về- cách tính giá thành của FS trong tháng 12 năm .2007 do XN1 sản xuất. Tổng chi phí sản xuất trong kì tập hợp được : 148.116.378 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 113.799.668 - Chi phí nhân công trực tiếp : 17 108 921 - Chi phí sản xuất chung : 17.207.789 - Sản lượng kế hoạch : 866 - Sản lượng thực tế : 866 - Chi phí dở dang đầu vì : 37 .163 .121 - Chi phí dở dâng cuối kì : 0 - Tổng giá thành của sản phẩm mã 205499Q là : 37.163 .121+ 148.116.378=185.342.499 - Giá thành đơn vị: 185.342.499 / 866 =214.021,36 185.342.499 Ta có bảng tính giá thành như biểu 26. Do bảng tính giá thành sản phẩm quá dài nên em chỉ xin trích giá thành của các mã sản phẩm do xí nghiệp 1 sản xuất Do phần mềm được thiết kế và cài đặt cho bảng tính giá thành sản phẩm chỉ thể hiện lkhoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHƯNG PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐÊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẢP HỢP CHI PHÍ SẢN XUÁT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTCP MAY CHIẾN THẮNG 3.1 Đánh giá khái quát về thực trạng công tác Kế toán tập họp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng: 3.1.1 Những thành tự đạt được trong công tác Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Công ty cổ phần may Chiến Thắng từ những ngày đầu thành lập trong điều kiện đất nước đang chìm trong khói lửa chiến tranh nền kinh tế đang nghèo nàn lạc hậu, cho đến nay công ty đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức sau những thăng trầm ấy công ty vẫn đứng vững và khẳng định được sự phát triển bền vững của m-ình công ty ngày càng nâng cao được chất lượng sản phẩm và uy tín trên thị trường. Chính vì thế cùng với sự phát triển của công ty, công tác quản lý và tổ chức hạch toán cũng không n ưng được đào tạo và nâng cao về mọi mặt. Nó góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao tăng doanh thu của công ty và thu nhập cải thiện đời sống người lao động. Cùng với sự phát triển chung của công ty, bộ máy kế toán và công tác kế toán cũng luôn được cải tiến để đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty thực hiện được những mục tiêu đã đặt ra. Qua thời gian thực tập tại phòng tài vụ của Công ty cổ phần may Chiến Thắng em có một số nhận xét và xin được đóng góp ý kiến về Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty như sau: * Ứng dụng phần mềm kế toán Fast Business 2005 trong kế toán: Việc áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ là phù hợp với quy mô của công ty. Từ năm 2000 công ty bắt đầu thực hiện công tác kế toán trên máy theo chương trình phần mềm Fast Business. Việc sử dụng phần mềm Fast Business 2005 đã giúp giảm khối lượng công việc kế toán cho người thực hiện và đảm bảo chính xác cao trong tính toán đồng thời cho các phần hành của kế toán được thực hiện nhanh chóng, đưa ra các thông tin hữu ích, kịp thời cho công tác quản trị. Mặt khác việc kiểm tra, kiểm soát, bảo trì số liệu luôn kịp thời nhanh chóng, chính xác. Tạo điều kiện nâng cao công tác quản lý, kiểm soát nộ bộ. Tuy nhiên công ty vẫn không ngùng hoàn thiện hơn nữa khai thác triệt để tính năng công dụng của phần mềm Fast trong công tác kế toán của công ty nhờ đó mà các sổ kế toán phức tạp cũng dần được công ty đưa vào sử dụng được nhờ phần mềm có cài đặt và được thiết kế Ví dụ: Nhật ký chứng từ số 7 gồm cả 3 phà hay bảng kê số 4 được thiết kế đầy đủ rất dài và rộng đầy đủ các tài khoản tập hợp chi phí. * Về cán bộ kế toán và tình hình thực hiện chế độ kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với trình độ và khả năng của tùng người ngoài nhưng các bộ có trình độ đại học, một số cán bộ còn lại đã được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế theo trình độ đại học. Nhìn chung việc áp dụng chế độ kế toán mới ở công ty tương đối nhanh. Cong tác Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm về cơ bản đã đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán mới ban hành với hệ thống sổ sách đầy đủ chi tiết rõ ràng. * Về công tác Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: - Công tác quản lý Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : Công ty đã nhận thức được tầm quản trọng của chi phí sản xuất và chỉ tiêu giá thành cũng như của việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm đồng thời đánh giá đúng vị trí trung tâm của công tác Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nên công ty đã tổ chức quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối chặt chẽ . Việc phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục là tương đối đầy đủ và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Việc lập chứng từ và chuyển số liệu lên máy vi tinh theo một quy trình thống nhất và liên tục tạo điều kiện sử dụng và tiết kiệm chi phí trong sản xuất. - Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty được tiến hành theo trình tự quy định của nhà nước. Từ việc bắt đầu xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành đến việc tập hợp và tính giá thành đều phù hợp với đặc điểm tổ chức sổ sách, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. Đông thời từng phần hành công việc kế toán được xác định rõ nên trình tự hạch toán được hạch toán rất kịp thời, thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Kỳ tính giá thành là một tháng đảm bảo được việc cung cấp số liệu được kịp thời cho nhu cầu quản trị của công ty, hơn nữa công ty đã lựa chọn tiêu thức phân bổ cho các loại chi phí một cách phù hộ Tiền lương công nhân sản xuất phân bổ theo lương sản phẩm và chi phí sản xuất phân bổ theo lương thực 3.1.2 Nhũng hạn chế còn tồn tại trong công tác Kế toán tập họp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Mang đặc thù chung của ngàn-h may mặc là khối lượng sắm phẩm sản xuất ra lớn, khối lượng chi phí sản xuất cần tập hợp lại nhiều nên những nhược điểm chưa khắc phục được vẫn tồn tại trong công tác Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành. sản phẩm của Công ty cổ phần may Chiến Thắng là điều khó có thể tránh khỏi Theo em những hạn chế cần khắc phục trong công tác Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau: Về việc hạch toán: BHXH, BHYT,KPCĐ. Theo đúng chế độ quy định hiện nay sẽ phải trích 5% BHXH, 20/0 KPCĐ và 2% BHYT tính vào chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính giá thành. Công ty cổ phần may Chiến Thắng đã hạch toán đúng theo chế độ là trích 15% BHXH để tính vào chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tuy nhiên công ty lại tính 20/O K-PCĐ và 2% BHYT của công nhân viên phân xưởng tính vào chi phí quản lý Doanh nghiệp tức là hạch toán vào TK642 điều này là chưa đúng với chế độ do đó sẽ dẫn tới việc hạch toán sai quy mô cáckhoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung khiến cho giá thành không được tính toán đầy đủ, công ty cần điều chỉnh lại cho phù hợp với chế độ trích BHXH, KPCĐ, BOHYT mà Bộ tài chính ban hành nhâm đảm bảo tính trung thực hợp lý của thông tin kế toán cung cấp. * Về việc hạch toán chí phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung: Tiền ăn ca của công nhân sản xuất trực tiếp tại xí nghiệp không được xem là chi phí nhân công trực tiếp mà chỉ xem là chi phí sản xuất chung và được hạch toán vào TK627 - Chi phí sản xuất chung tuy việc hạch toán này không ảnhhưởng nhiều đến tính giá thành sản phẩm nhưng sẽ không phản ánh đúng khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và tính chất khoản ăn ca của công nhân sản xuất trực tiếp. *Về việc mã hoá, chi tiết cho TK627 - Chi phí sản xuất chung Theo chế độ kê toán hiện nay của Báo cáo tài chính thì TK627 được mở chi tiết gồm các tài khoản sau: TK627 1 - Chi phí nhân viên phân xưởng. TK6272 - Chi phí vật liệu. TK6273 - Chi phí công cụ dụng cụ. TK6274 - Chi phí khấu hao tài sản cố định TK6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK6278 - Chi phí bằng tiền khác. Hiện nay tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng TK627 được chi tiết thành các tiểu khoản cho các xí nghiệp mà không phân chia chi tiết theo chế độ kế toán hiện hành. TK627101 - Chi phí sản xuất chung XNI . TK627102A - Chi phí sản xuất chung XN2 . TK627103 - Chi phí sản xuất chung XN3 . TK627104 - Chi phí sản xuất chung XN4 . TK627105 - Chi phí sản xuất chung XN5 TK627107 - Chi phí sản xuất chung XN thêu. Việc phân chia TK chi tiết này chưa đúng theo chế độ kế toán hiện hành bên cạnh đó do không chi tiết chi phí sản xuất chung theo các khoản mục chi phí như chế độ nên kho khăn cho kế toán trong việc theo dõi các khoản mục chi phí trong tổng chi phi sản xuất chung: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân viên, . . . * Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty đã rất vững chắc về trình độ chuyên môn nghiệp vụ tuy nhiên do đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên khối lượng công việc của mỗi kế toán cũng là rất lớn những phòng tài vụ còn khá thiếu nhân lực một nhân viên kế toán vẫn còn kiêm nhiều phần hành, điều này làm ảnh buôn đến bản thân mỗi nhân viên sẽ rất vất vả vì khối lượng công việc nhiều đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tiến độ công việc nếu vào những dịp mà công việc nhiều hơn như thời gian lập Báo cáo tài chính Quý, năm, . . . 3.2 Một số ý kiến và giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và hoàn thiện công tác Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Sau một thời gian thực tập tại phòng tài vụ và được tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng, đặc biệt là công tác Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, cùng với quá trình nghiên cứu lý luận về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, với những hạn chế còn tồn tại đã nêu trên em xin đưa ra một số ý kiến và giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó và hoàn thiện công tác Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau: * Ý kiên 1 : Về việc hạch toán đúng: BHXH, BHYT, K-PCĐ. Công ty nên thực hiện theo đúng chế độ kế toán về việc hạch toán BIIXH)BHYT, KPCĐ nghĩa là phải tính 15% BHXH, 20/O NI-IYT, 2% KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung chứ không kích 2% BHYT, 2% K-PCĐ tính vào chi phí quản lý Doanh nghiệp. Để đảm bảo cho việc tính toán đúng quy mô cua các khoản mục chi phí và tính giá thành cho chính xác . Khi hạch toán đúng các khoản trích BHXH,BHYT,K-PCĐ khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có sự điều chỉnh, nếu trình bày sự thay đổi của chi phí toàn doanh nghiệp sẽ rất dài, để phù hợp với khuân khổ của luận văn em chỉ trình bày của xí nghiệp 1 làm minh hoạ: Khi trích 1 5% BHXH, 2% BHYT theo lương cơ bản và trích 2% KPCĐ theo lương thực tế của công nhân sản xuất tính vào chi phí nhân công trực, và của nhân viên quản lý phân xưởng tính vào chi phí sản xuất chung: - Khoản trích bảo hiểm và KPCĐ tính vào Chi phí nhân công trực tiếp XNI là: BHXH= l5%*144.714.000= 21.707.100 BHYT= 2%*144.714.000 = 2.894.280 KPCĐ = 20/O*277.604.925 = 5.552.098,5 àChi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp 1 sẽ là: 307.758.403,5 - Khoản trích bảo hiểm và KPCĐ tính vào chi phí sản xuất chung XNI là: BHXH=l5%*35.338.000 = 5.300.700 BHYT = 20/O*35.388.000 =706.760 KPCĐ = 20/O*67.778.775 = 1.355.575,75 àChi phí sản xuất chung của XNI sẽ là: 304.206.161,8 * Ý kiến 2: Hạch toán đúng chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung: Tuy việc hạch toán khoản tiền ăn ca của công nhân sản xuất trực tiếp tại xí nghiệp vào TK627 không ảnh hưởng nhiều đến tính giá thành sản phẩm những hạch toán như vậy là sai bản chất của khoản chi phí, sai quy mô của các khoản mục chi phí khoản tiền ăn ca. Do đó kế toan nên hạch toán khoản tiền ăn ca công nhân sản xuất trực tiếp vào TK622 - Chi phí nhân công sản xuất trực tiếp. Khi hạch toán khoản tiền ăn ca của công nhân sản xuất trực tiếp của xí nghiệp 1 là 26.600.000 đồng vào chi phí nhân công trực tiếp XNI thì chi phí nhân công trực tiếp XNI sẽ tăng lên: 26.600.000 đồng và chi phí sản xuất chung XNI giảm đi 26.600.000 đồng. Sau khi hạch toán lại các khoản trích theo lương và khoản tiền ăn ca đê phản ánh đúng Chi phí nhân công trực tiếp và Chi phí sản xuất chung thì Tổng chi phí nhân công trực tiếp XNI : 334.358.403,5 Tổng Chi phí sản xuất chung XNI : 277.606 .161,8 à Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cho mã sản phẩm sẽ đổi tên là bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương bảng phân bổ tiền tiền lương và các khoản trích theo lương cho mã sản phẩm. Các bảng cũng có sự thay đổi như biểu số 28, biểu 29 và biếu số 30 Do có sự thay đổi của khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung nên dẫn tới sự thay đổi của giá thành sản phẩm đã tính . sự thay đổi đó được thể hiện trên bảng tính giá thành như biểu 31 Như vậy khi xuất kho thành phẩm mã 028493- Fantex cho khách hàng đặt gia công giá vốn của lô hang giảm 272.650 đồng do đó lợi nhuận thu được từ việc gia công mã sản phẩm 028943- Fantex tăng lên 272.650 đồng. Giá trị vật tư tiết kiệm được của công ty trong cả năm 2006 là 64.515.000 đồng Tâm Vậy chi phí sản xuất giảm 64.515.000 đồng do đó lợi nhuận của công ty tăng lên 64 . 51 5 .000 đồng. * Ý kiến 4: Mở tài khoản chi tiết của TK627 - Chi phí sản xuất chung: Khoản mục chi phí sản xuất chung khá lớn trong tổng chi phí sản xuất Chung nên công ty cần quan tâm hơn trong việc theo dõi và quản lý khoản mục chi phí này. Việc mở tài khoản chi tiết cho TK627 công ty nên tuân theo quy định trong chế độ kế toán hiện hành để tiện theo dõi tung khoản mục chi phí trong tổng chi phí sản xuất chung của công ty. Có thể mở tài khoản chi tiết cho TK627 như sau: TK627 1 Chi phí nhân viên phân xương. TK627 1 1 - Chi phí nhân viên phân xưởng của XNI . TK627 1 2 - Chi phí nhân viên phân xưởng của XN2 . TK6272 - Chi phí vật liệu phân xưởng. TK62721 - Chi phí vật liệu phân xưởng XNI . TK62722 - Chi phí vật liệu phân xưởng XN2. TK6273- Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất. TK6273 1 - Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất XNI . TK62732 - Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất XN2 TK6274 - Chi phí khấu hao, TK6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài, TK6278 - Chi phí băng tiền khác mở chi tiết cấp 3 cho các xí nghiệp tương tự như trên. *Ý kiến 5: Về sổ sách kế toán của công ty: Do sổ nhật ký chứng từ số 7 phần 1 và Bảng kê số 4 có cấu trúc rất phức tạp nên được thiết kế trên phần mềm chưa hoàn toàn hợp lý, và đúng chế độ nhưng hạn chế này quả là không để khắc phục bởi còn phụ thuộc vào sự thiết kế cài đặt trong phần mềm Fast vì vậy công ty sẽ cố gắng và phát huy việc cải tiến và nâng cao cập nhật công nghệ phần mềm để đảm bảo sổ sách kế toán ngày càng khoa học và hợp lý. *Ý kiến 6: Về tổ chức bộ máy kế toán: Như đã phân tích ở trên thì công ty nên tăng thêm nhân lực cho phòng kế toán để mỗi kế toán đảm nhiệm một phần hành kế toán, đảm bảo công việc nhanh chóng, kịp thời và chính xác, và bản thân nhân viên kế toán cũng đỡ vất vả được san sẻ công việc. * Ý kiến 7: về đánh giá sản phẩm dở dang gia công Công ty luôn hoàn thành đúng kế hoạch sản xuất hoặc vượt kế hoạch nên không có sản phẩm dở dang cuối kì đối với hàng gia công. Tuy nhiên trong trường hợp trong 1 tháng vì lí do nào đó công ty không thể hoàn thành số lượng sản phẩm như kế hoạch khi đó vân có sản phẩm dở dang cuối kì nếu công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật hệ trực tiếp thì không chính xác vì đối với sản phẩm gia công chi phí nguyên vật liệu trực tiếp rất ít hoặc không có. Do đó công ty vẫn nên xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cho sản phẩm gia công để đảm bảo tính giá thành sản phẩm chính xác. Trên đây là một vài ý kiến của em rất mong được đóng góp cho quý công ty nhằm hoàn thiện hơn công tác Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán để công ty ngày càng phát triển vững mạnh hơn và nâng cao uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế KẾT LUẬN Chi phí Sản Xuất Và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp giúp các nhà quản trị phân tích đánh giá và ra quyết định phù hợp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đề tài " Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm " luôn luôn là một vấn đề thời sự được các doanh nghiệp quan tâm vì nó là vấn đề thiết thực có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chi phí sản xuất phát sinh muôn hình muôn vẻ chính vì vậy việc tìm tòi và phát hiện một phương pháp quản lý chi phí sản xuất tốt, từ đó tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu của các nhà quản trị và vì vậy tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tác dụng rất lớn trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Công ty cố phần may Chiến Thắng đã xác định đúng đắn và vai trò quan trọng của chi phí sản xuất và tính giá thành sản.phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh và thực hiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất một cách hợp lý. Nhưng để kế toán tập hợp chi phí sán xuất và tính giá thành sản phẩm diễn ra một cách hợp lý và chính xác và khoa học. Trong thời gian thực tập ở Công ty cổ phần may Chiến Thắng em đó được đi sâu tìm hiểu thực tế ở công ty và đó cũng là cơ hội để em củng cô kiến thức lý thuyết đó học đồng thời vận dụng vào thực tế. Và hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp với đề tài : "Công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần may Chiến Thắng" Em xin chân thành cảm ơn Cô giáp : Trần Ngọc Anh và các cô trong phòng tài vụ vua công ty cổ phần may Chiến Thắng đã tận tình hướng dẫn và tạp điều kiện giúp đỡ cho em trong quá trình thực tập và hoàn thanh ban báo cáo tốt nghiệp. Sơ đồ 1.5: Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ K/C CP XSDD đầu kỳ TK 621 TK 631 TK 154 K/C và phân bổ CP NVL TT cuối kỳ K/C CP SXDD cuối kỳ TK 622 TK 627 TK 632 Giá thành sx SP HT trong kỳ TK 611, 138, 811 Các khoản Ghi giảm Các khoản Ghi giảm CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG 22 Thành Công – Ba Đình – Hà Nội Biểu số: 20 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 Số dư đầu năm Nợ Có 0 TK đối xứng Tháng 12 1111 65 754 100 11217 64 397 198 1421 36 974 452 15211 273 000 15221 15 369 836 15241 15 231 284 1528 4 427 844 1532 28 264 859 21411B 4 687 075 21411C 48 420 682 21413A 683 928 21413C 430 149 255 31117 128 317 617 334101 67 788 775 334102A 55 864 204 334103 69 734 371 334104 41 417 708 334105 37 911 190 3342101 26 600 000 3342102A 22 100 000 3342103 28 350 000 3342104 24 675 000 3342105 27 025 000 3342107 150 000 3351 177 445 900 3383A 24 359 922 627101 35 539 338 627102A 48 082 288 627102B 74 822 664 627103 42 783 724 627105 96 504 162 627106 4 751 596 627109 117 205 860 Cộng ps nợ 1 866 062 832 Cộng ps có 1 866 062 832 Dự nợ cuối tháng Dư có cuối tháng Lập, ngày….tháng….năm ….. KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) KẾ TOÁN GHI SỔ (Ký, họ tên) Sơ đồ: 1.4: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 621 TK 154 TK 152 Cuối kỳ K/C CPNCTT Phế liệu thu hồi do SP hỏng TK 622 TK 627 TK 632 Giá thành SP, LV bán ngay SP HT trong kỳ Cuối kỳ K/C CP SXC Cuối kỳ K/C CP NVL TT TK 155 Giá thành sp nhập kho TK 138 TK 157 Giá thành SX của sản SP lao vụ gửi bán Bồi thường phải thu do SP hư hỏng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33293.doc