Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hải Phòng

Lời nói đầu Mục đích cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận là nhu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp. Lợi nhuận đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Bởi vậy mà các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tìm mọi cách nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Ngày nay, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với khoa học, công ng

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại của các nước trên thế giới, do đó các doanh nghiệp không ngừng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị phần. Đó vừa là động lực, thời cơ đối với các doanh nghiệp, nhưng đồng thời xu thế hội nhập cũng mang đến những thách thức, trở ngại mới mà dễ dàng nhận ra nhất là sự cạnh tranh. Cũng chính vì cạnh tranh ra đời và ngày một khốc liệt do đó lợi nhuận dành cho các doanh nghiệp ngày càng khan hiếm. Trước thách thức đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng vươn lên và tìm ra con đường cho chính mình, bởi trong cạnh tranh thường không có khái niệm song hành giữa các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có phương pháp riêng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên phương pháp cơ bản nhất, thường được các doanh nghiệp lựa chọn là làm tăng lợi nhuận trên một đồng chi phí, có nghĩa là cần phải giảm thiểu các chi phí có thể cho việc sản xuất ra một sản phẩm. Trong điều kiện giá bán không thay đổi thì điều này đem đến cơ hội nhiều hơn cho doanh nghiệp. Qua đó cho thấy việc quản lí chi phí, hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp vì thực chất của hạch toán quá trình sản xuất là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Với vai trò quan trọng như vậy, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp , đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất phải làm sao tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, thống nhất, kịp thời để quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Xuất phát từ ý nghĩa đó, do vậy khoảng thời gian thực tế tại công ty xi măng Hải Phòng là cơ hội để em có thể hiểu sâu hơn cho lí luận đó.Và đây cũng là nguyên nhân khiến em chọn đề tài: “tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty xi măng hải phòng” cho bài luận văn của mình, đề tài được chia thành 3 chương: Chương I : Một số vấn đề lí luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Hải Phòng. Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Hải Phòng. Tuy nhiên, lần đầu tiên tiếp cận với thực tế công tác kế toán, với đề tài mang tính chất tổng hợp và thời gian hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô và các cán bộ phòng kế toán tài chính của công ty Xi măng Hải Phòng để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo phan quang niệm cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa kế toán, các cô, chú, anh, chị trong phòng kế toán của công ty xi măng Hải Phòng đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này. Hải Phòng, tháng 5 năm 2006 Sinh viên Phạm Thị Mai Anh Chương I: Một số vấn đề lí luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. I. Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 1. Chi phí sản xuất. 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. Để tiến hành sản xuất các doanh nghiệp phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản là lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất sẽ hình thành nên các khoản chi phí tương ứng và sẽ tạo ra giá thành của sản phẩm. Đó là khấu hao tài sản cố định, các chi phí nguyên vật liệu, những chi phí này là chi phí lao động vật hoá. Còn tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động khi tham gia vào sản xuất để tạo ra giá trị của sản phẩm thì được gọi là chi phí lao động sống. Như vậy chi phí trong quá trình sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất trong một thời kì nhất định. Xét về thực chất, chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá thành nhất định, là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm, nhưng để phục vụ cho quản lí và hạch toán kinh doanh. Chi phí sản xuất phải được tính toán và tập hợp theo từng kì: hàng tháng, quí, năm, phù hợp với kì báo cáo. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau, để phục vụ cho yêu cầu quản lí và hạch toán thì kế toán phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụng kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm, nhằm nhận biết mọi khả năng tiềm tàng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, chi phí của doanh nghiệp được chia ra nhiều loại khác nhau: * Phân theo yếu tố chi phí. Theo cách phân loại này thì những chi phí có cùng tính chất, cùng nội dung kinh tế thì được xếp vào một yếu tố mà không cần xét đến công dụng cụ thể và địa điểm phát sinh chi phí, theo đó toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành 5 yếu tố chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế... mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kì. + Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương của công nhân và nhân viên trong doanh nghiệp. + Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả các loại dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các chi phí phát sinh ngoài các chi phí nêu trên. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc xác định các định mức về vốn lưu động, giúp cho doanh nghiệp lập các dự toán chi phí và kiểm tra phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí. Cách phân loại này có ý nghĩa lớn trong việc quản lí chi phí cho biết tỉ trọng và kết cấu của từng loại chi phí trong tổng chi phí và cung cấp số liệu để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở thuyết minh báo cáo tài chính. * Phân loại theo mục đích công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này thì chi phí được chia ra theo các khoản mục theo giá thành sản phẩm. Những chi phí nào có cùng công dụng, thuận tiện cho việc tính giá thành thì được tính vào một khoản mục chi phí, bao gồm các khoản mục sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và các hoạt động khác ngoài sản xuất. + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, phụ cấp phải trả các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. + Chi phí sản xuất chung: Bao gồm những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp nêu trên. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nhân viên quản lí, phản ánh các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng... Cách phân loại này có tác dụng giúp cho doanh nghiệp kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, đồng thời là tài liệu tham khảo để xây dựng kế hoạch giá thành cho kì sau. * Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc lao vụ sản xuất trong kỳ, theo đó chi phí sản xuất được chia thành: + Chi phí khả biến (biến phí): Biến phí là những khoản mục chi phí có quan hệ tỉ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động, thuộc về chi phí này gồm có CPNVLTT, CPNCTT, giá vốn của hàng hoá mua vào để bán, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng... + Chi phí cố định(định phí): Là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Thuộc về chi phí này có một số yếu tố của chi phí SXC như: chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị sử dụng trong phân xưởng( theo phương pháp khấu hao bình quân)... + Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cách phân loại này có tác dụng đối với quản trị chi phí và giá thành, tác dụng trong phân tích điểm hoà vốn phục vụ cho việc ra quyết định, đồng thời là căn cứ để xác định phần chi phí được kết chuyển tính giá thành sản phẩm. * Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp CPSX và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí gồm: + Chi phí trực tiếp: Là những cpsx có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm hoặc một công việc nhất định. Những chi phí này kế toán có thể căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. + Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm, công việc, những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng theo những tiêu thức phù hợp. Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp kế toán tổng hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng. * Phân loại theo nội dung cấu thành của chi phí gồm: + Chi phí đơn nhất: Là các chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành. + Chi phí tổng hợp: Là chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một công dụng như cpsxc. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho kế toán xác định và nhân diện vị trí của từng loại chi phí trong việc hình thành sản phẩm, từ đó tổ chức công tác kế toán phù hợp với từng loại . * Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính. + Chi phí sản phẩm: Bao gồm các chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc mua vào để bán lại. + Chi phí thời kỳ: Bao gồm những khoản chi phí phát sinh trong kì hạch toán. 2. Giá thành sản phẩm. 2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm. Đã là doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh thì bao giờ cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận. Và về cơ bản, lâu dài thì các doanh nghiệp vẫn tiến hành tạo ra sản phẩm đảm bảo yêu cầu, phù hợp với người tiêu dùng nhưng giá thành lại ở mức thấp nhất. Đây vẫn được coi là cách thức có tính nghệ thuật cao, vì rằng với giá thành hạ so với sản phẩm cùng loại doanh nghiệp sẽ linh hoạt hơn trong việc định giá cho sản phẩm, đồng thời có cơ hội tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Kết quả doanh số tăng và thị phần cũng được mở rộng. Như vậy thì sự hoạt động của doanh nghiệp mới có nền tảng vững chắc cho sự phát triển của mình. Như vậy giá thành sản xuất là gì? Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm chỉ được xác định cho từng loại sản phẩm cụ thể và chỉ tính toán xác định cho số lượng sản phẩm đã hoàn thành, đã kết thúc toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất hay có thể hoàn thành một giai đoạn công nghệ sản xuất. Bản chất của giá thành là sự chuyển dịch các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản xuất sản phẩm cao hay thấp biểu hiện việc sử dụng vật tư, tiền vốn có hợp lí không, tiết kiệm hay lãng phí ở khoản mục nào. Từ đó cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, đề ra biện pháp kịp thời nhằm khai thác tối đa những khả năng tiềm tàng hiện có trong việc nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản xuất sản phẩm. 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. Để quản lí tốt được giá thành cho từng loại sản phẩm thì cần thiết phải phân loại giá thành. Dựa vào các tiêu thức khác nhau mà ta có các cách phân loại khác nhau. * Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành: + Giá thành kế hoạch: được tính trên cơ sở sản lượng kế hoạch và chi phí sản xuất kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và là mục tiêu phấn đấu, là căn cứ phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. + Giá thành định mức: được tính dựa trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức được xác định trước khi tiến hành sản xuất và là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng lao động, vật tư, tài sản trong sản xuất. + Giá thành thực tế: được xác định trên cơ sở số liệu chi phí thực tế đã phát sinh tập hợp được và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ở trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính được sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính theo cả hai chỉ tiêu: tổng giá thành và giá thành đơn vị. * Theo phạm vi phát sinh chi phí: Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành: + Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): giá thành sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho công việc hoặc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của doanh nghiệp là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp ở doanh nghiệp sản xuất. + Giá thành toàn bộ: Giá thành toàn bộ = giá thành sx+ chi phí bán hàng+ chi phí quản lí doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm, công việc lao vụ được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ sản phẩm là căn cứ để tính toán xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau vừa là tiền đề vừa là nguyên nhân kết quả của nhau. Sự vận động của quá trình sản xuất là biểu hiện chi phí đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất và kết quả thu về là những sản phẩm đã hoàn thành. Như vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả của sản xuất, chi phí đã chi ra để cấu thành nên giá trị của sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu tiết kiệm được chi phí sản xuất thì sẽ làm cho giá thành sản phẩm hạ thấp. Do đó hạch toán chi phí sản xuất là tiền đề, là điều kiện để tính giá thành sản phẩm. Và giá thành sản phẩm là mục đích cuối cùng của hạch toán chi phí sản xuất. Nói tóm lại, chúng giống nhau về mặt chất đều là những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở hai khía cạnh sau: + Về quan hệ đối với kì hạch toán: Chi phí sản xuất gắn liền với một kì hạch toán nhất định không phân biệt sản phẩm đã hoàn thành hay chưa, còn giá thành sản phẩm thì bao gồm: CPSX kì trước chuyển sang + CPSX phát sinh trong kì - CPSX chuyển sang kì sau. + Về mặt lượng: CPSX bao gồm tất cả các CPSX phát sinh trong kì của hoạt động sản xuất kinh doanh chính và các hoạt động sản xuất khác trong kì của doanh nghiệp. Còn giá thành sản phẩm thì chỉ bao gồm chi phí có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kì liên quan của doanh nghiệp. 4. Y nghĩa và nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh là nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Biện pháp cơ bản nhất để đạt được mục tiêu đó là tìm mọi cách tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do đó chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và được người quản lí doanh nghiệp, những người làm công tác kế toán hết sức coi trọng. Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm là công tác trung tâm của kế toán, đóng vai trò quan trọng trong kế toán quản trị của doanh nghiệp, đồng thời là thông tin chủ yếu đối với công tác quản lí trong doanh nghiệp sản xuất. Việc hạch toán CPSX một cách khoa học, hợp lí, đúng đắn có ý nghĩa to lớn trong việc phân tích tình hình thực hiện dự toán CPSX. Nếu CPSX thực hiện trong kì lớn hơn CPSX theo dự toán tức là doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí CPSX, còn ngược lại, tức là doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm CPSX. Hạch toán giá thành phục vụ cho việc quản lí kế hoạch giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó doanh nghiệp nhận biết được những nhân tố có ảnh hưởng đến tăng, giảm CPSX, từ đó tìm ra biện pháp tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy từ đòi hỏi khách quan của yêu cầu quản lý cho thấy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là khâu quan trọng và không thể thiếu trong công tác kế toán và để đáp ứng những yêu cầu khách quan đó thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: + Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp . + Tổ chức vân dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ) mà doanh nghiệp đã lựa chọn . + Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. + Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ( trên thuyết minh báo cáo tài chính) định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. + Tổ chức kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. II. Nội dung công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. 1. Kế toán tập hợp CPSX. 1.1 Xác định đối tượng và phương pháp tập hợp CPSX. * Đối tượng tập hợp CPSX. Để tập hợp CPSX hợp lí, chính xác thì kế toán phải xác định đối tượng tập hợp CPSX. Đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên quan trọng của hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, có xác định đúng đối tượng, đúng với đặc điểm sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mới tổ chức đúng đắn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khâu hạch toán đầu tiên đến khâu tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản cấp 2, cấp 3 và các chi tiết cần thiết phải theo đúng đối tượng. Xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định nội dung chi phí, phạm vi giới hạn mà chi phí cần phải được tập hợp, thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Kế toán phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, mục đích công dụng của chi phí, yêu cầu, trình độ quản lí của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp. Trong các doanh nghiệp sản xuất thì đối tượng tập hợp CPSX có thể là từng phân xưởng sản xuất (từng giai đoạn công nghệ sản xuất), có thể là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất, hay có thể là từng chi tiết, từng bộ phận sản phẩm, từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, hay theo từng đơn đặt hàng. Căn cứ vào số liệu chi phí đã được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm. * Phương pháp tập hợp CPSX. Phương pháp tập hợp CPSX là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng tập hợp chi phí. Căn cứ vào quan hệ giữa chi phí sản xuất và đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, xây dựng 2 phương pháp tập hợp chi phí: phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. + Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng đối với những chi phí trực tiếp chỉ liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí. Theo phương pháp này, kế toán có thể quy nạp trực tiếp các chi phí phát sinh vào từng đối tượng chịu chi phí. + Phương pháp gián tiếp áp dụng đối với những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được.Theo phương pháp này, kế toán phải thực hiện các bước: Bước 1: Căn cứ vào các chứng từ, tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh Bước 2: Cuối kỳ, lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ và xác định hệ số phân bổ. Hệ số phân bổ = Tổng chi phí sản xuất Tổng tiêu chuẩn phân bổ Bước 3: Phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng: CPSX phân bổ cho đối tượng i = Hệ số phân bổ của đối tượng i x Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i 1.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CP NVLTT). CP NVLTT bao gồm các chi phí như: nguyên vật liệu chính, nưả thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ xuất dùng để sản xuất sản phẩm. Trong hạch toán để phản ánh chính xác CP NVLTT dùng vào sản xuất sản phẩm trong kì, kế toán phải chú ý giảm trừ các chi phí nguyên vật liệu cuối kì không dùng hết trả lại kho. Trong các doanh nghiệp sản xuất, CP NVLTT thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, chiếm tỉ lệ lớn trong giá thành sản phẩm. Do vậy việc tính toán, xác định CP NVLTT một cách chính xác có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường liên quan đến một đối tượng chịu chi phí nên được tập hợp trực tiếp dựa trên cơ sở các chứng từ ban đầu như: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bảng phân bổ NVL, hoá đơn mua hàng..., nếu liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, tiêu thức phẩn bổ có thể lựa chọn là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức (kế hoạch), khối lượng sản phẩm sản xuất ra... Kế toán sử dụng tài khoản 621 (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) để tập hợp CP NVLTT. Kết cấu của TK như sau: Bên Nợ: trị giá thực tế của NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất. Bên Có: trị giá NVL xuất dùng không hết nhập kho, trị giá phế liệu thu hồi và kết chuyển (phân bổ) CPNVLTT vào các đối tượng chịu chi phí. Tài khoản này cuối kì phải được kết chuyển vào tài khoản tương ứng theo từng phương pháp kế toán hàng tồn kho cụ thể: sang TK 154 (nếu là KKTX) và sang TK 631 (nếu KKĐK), do đó cuối kì không còn số dư. Quá trình hạch toán phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Sơ đồ 01: Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 (TK 611) TK 621 TK 152 (611) Trị giá NVL xuất kho Trị giá NVL chưa sử dụng dùng trực tiếp cho sản xuất cuối kỳ và phế liệu thu hồi TK 111,112,331 Trị giá NVL mua dùng TK 154(631) ngay cho sản xuất Kết chuyển (phân bổ) TK 133 CF NVLTT Thuế GTGT được khấu trừ SPS : SPS: 1.3. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT). Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền công, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca, các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tập hợp trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí dựa trên Bảng tính và phân bổ lương. Trường hợp là chi phí gián tiếp thì tiêu chuẩn phân bổ có thể sử dụng là: chi phí tiền lương định mức, giờ công định mức (kế hoạch, thực tế), khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Kế toán sử dụng tài khoản 622 (chi phí nhân công trực tiếp) để tập hợp CP NCTT. Kết cấu của TK như sau: Bên Nợ: phản ánh chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ Bên Có: phản ánh số kết chuyển (phân bổ) chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí. CP NCTT cuối kì được kết chuyển vào tài khoản 154 theo chi tiết của các đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm, do đó cuối kì tài khoản này không còn có số dư. Sơ đồ 02: Tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 (631) Lương và các khoản phụ cấp Kết chuyển(phân bổ) CP NCTT phải trả cho CN SX cho các đối tượng chịu chi phí TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép của CN SX TK 338 Tiền BHXH,BHYT,KPCĐ trích theo lương của CNSX SPS: SPS: 1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung (CP SXC). CP SXC là những chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm mà cụ thể là phục vụ cho quản lí sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất như: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. CP SXC được tập hợp theo từng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất, theo từng yếu tố chi phí. Mặt khác CP SXC còn được tập hợp theo chi phí cố định và theo chi phí biến đổi. Chi phí sản xuất chung thường liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, cuối kì sau khi đã tập hợp theo từng phân xưởng phải tính toán, phân bổ cho từng đối tượng kế toán theo tiêu chuẩn phân bổ hợp lí như: tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, theo định mức CP SXC, theo giờ công thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất... Nếu chi phí sản xuất chung liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí thì sẽ được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng căn cứ vào các chứng từ gốc: Bảng phân bổ NVL, CCDC, bảng tính và phân bổ khấu hao, bảng tính và phân bổ lương.. Kế toán sử dụng tài khoản 627 (CP SXC) để tập hợp CP SXC. TK này có 6 TK cấp 2 tương ứng với từng nội dung của chi phí sản xuất chung. TK6271: chi phí nhân viên phân xưởng TK6272: chi phí nguyên vật liệu TK6273: chi phí dụng cụ đồ dùng TK6274: chi phí khấu hao TK6277: chi phí dịch vụ mua ngoài TK6278: chi phí khác bằng tiền Kết cấu của TK 627 như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh Bên Có: - Các khoản giảm trừ chi phí sản xuất chung nếu có - Kết chuyển (phân bổ) chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí. - Chi phí sản xuất chung không được kết chuyển (phân bổ) trongkỳ TK 627 không có số dư và tùy theo yêu cầu quản lý được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Sơ đồ 03: Tập hợp và phân bổ CF sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 TK 154(631) Chi phí tiền lương các khoản Kết chuyển (phân bổ) CPSXC tính theo lương của nhân cho các đối tượng liên quan viên phân xưởng TK 152 (611) Chi phí NVL xuất dùng chung cho phân xưởng TK 153 (142) TK 632 Chi phí CCDC dùng chung CPSXC không được phân cho sản xuất bổ (kết chuyển) trong kỳ TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 111,112,141 TK liên quan Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác các khoản giảm trừ TK 133 chi phí sản xuất chung Thuế GTGT được khấu trừ SPS : SPS : 1.5. Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phụ. Trong các doanh nghiệp sản xuất, ngoài các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính còn tổ chức các phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh phụ nhằm thực hiện cung cấp lao vụ cho sản xuất kinh doanh chính hoặc tận dụng năng lực nhàn rỗi để sản xuất những mặt hàng phụ hoặc các lao vụ dịch vụ để tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Mọi khoản chi phí của sản xuất kinh doanh phụ khi phát sinh được tập hợp trực tiếp vào các TK 621,622,627 chi tiết theo từng bộ phận, phân xưởng sản xuất phụ (điện, nước, sửa chữa, vận tải...). Cuối kỳ, kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm, lao vụ hoặc dịch vụ của sản xuất kinh doanh phụ trợ, sau đó căn cứ vào khối lượng sản phẩm, lao vụ hoặc dịch vụ cung cấp cho phân xưởng sản xuất chính, cho các đối tượng bên ngoài để tính toán và phân bổ cho các đối tượng. Trường hợp giữa các phân xưởng phụ có sản phẩm, lao vụ cung cấp lẫn nhau thì trước khi tính giá thành sản phẩm phải tính phần sản phẩm lao vụ cung cấp lẫn nhau, sau đó mới tính giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ sản xuất kinh doanh phụ cung cấp cho sản xuất kinh doanh chính và các đối tượng bên ngoài. 1.6. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Chi phí sản xuất đã tập hợp trên TK621, TK622, TK627 cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 (hoặc TK631) để tập hợp và tính giá thành sản phẩm đã hoàn thành. *Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp kế toán theo dõi và phản ánh liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hoá trên sổ kế toán. Mọi tình hình biến động tăng, giảm và hiện có của vật tư hàng hoáđược phản ánh trên các tài khoản hàng tồn kho (TK 151, 152, 155, 156...). Kế toán sử dụng TK 154 (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) để tập hợp chi phí sản xuất. Bên Nợ: Kết chuyển các chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Bên Có: Các khoản giảm giá thành, Giá thành thực tế sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ TK có số dư bên Nợ: phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Khi áp dụng phương pháp này thì doanh nghiệp có thể giám đốc chặt chẽ tình hình tăng, giảm vật tư, hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán. Tuy nhiên do việc phản ánh thường xuyên liên tục tình hình biến động tăng, giảm vật tư, hàng hoá nên khối lượng hạch toán nhiều và phức tạp. Do vậy phương pháp này áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất hoặc các doanh nghiệp thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn. Sơ đồ 04: Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK 621 TK 154 TK138,152,811 Tập hợp DĐK: xxx CP NVLTT Kết chuyển, phân bổ Trị giá sản phẩm hỏng bắt Chi phí NVL trực tiếp bồi thường, phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng TK 622 TK155 Tập hợp Kết chuyển, phân bổ Giá thành thực tế sản phẩm CP NCTT CP NCTT hoàn thành nhập kho TK 627 TK 157 Tập hợp Kết chuyển, phân bổ Giá thành thực tế hàng gửi CP SXC CP SXC cố định đi bán không qua kho TK632 Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành bán ngay Dck: xxx CP SXC không được phân bổ * Nếu doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Theo phương pháp này thì tài khoản hàng tồn kho đối với sản xuất như tài khoản 154 không dùng để phản ánh số tăng, giảm biến động thường xuyên liên tục trong kì. Tài khoản này chỉ dùng để phản ánh số dư đầu kì và số dư kiểm kê cuối kì. Kế toán sử dụng tài khoản 631 để theo dõi tình hình giá trị tồn đầu kì, cuối kì và giá thành sản xuất thực tế trong kì, trên cơ sở sở đó sau khi đã tính được giá trị chi phí sản xuất dở dang cuối kì thì tính được giá thành thực tế xuất kho trong kì. Các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào từng đặc điểm hoạt động của mình để mở chi tiết TK này cho phù hợp. Sơ đồ 05: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất toàn doan._.h nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Tính toán và kết chuyển CPSX dở dang cuối kỳ TK 154 TK 631 TK 111,611 Kết chuyển chi phí Phế liệu s/phẩm hỏng thu hồi sản xuất DD đầu kỳ trị giá s/phẩm hỏng bồi thường TK 621 TK 632 Kết chuyển chi phí Giá thành sản xuất của NVL trực tiếp s/phẩm hoàn thành trong kỳ TK 622 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 627 Kết chuyển chi phí SXC SPS : SPS : 2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì. 2.1. Y nghĩa của việc đáng giá sản phẩm dở dang cuối kì. Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Bởi vì chi phí sản xuất liên quan đến đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm còn đang dở dang, để tính được giá thành sản phẩm phải căn cứ vào số chi phí bỏ ra để tạo nên sản phẩm. Nó bao gồm chi phí dở dang đầu kì trước chuyển sang và cộng thêm với chi phí sản xuất trong kì bỏ vào để sản xuất sản phẩm nhưng phải loại trừ phần chi phí dở dang cuối kì. Vì vậy nếu việc đánh giá chi phí sản xuất dở dang không chính xác sẽ làm cho giá thành bị sai lệch, điều đó ảnh hưởng đến công tác quản lí giá thành. Vậy cần thiết phải tiến hành chính xác đối với việc đánh giá sản phẩm dở dang, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có hai yếu tố cần chú trọng: + Phải xác định được mức độ hoàn thành của từng sản phẩm dở dang, từng giai đoạn chế biến. + Phải vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang một cách phù hợp và khoa học. 2.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất đánh giá sản phẩm dở dang theo các phương pháp sau: * Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hay theo chi phí nguyên vật liệu chính). Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu chính trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Và chi phí nguyên vật liệu chính xuất dùng toàn bộ và tính ngay từ đầu quá trình sản xuất. Theo cách tính này thì mức tiêu hao về nguyên vật liệu chính được tính cho số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang như nhau. Toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Công thức: DCK = DĐK+ CTK STP + SD x SD Trong đó: DCK, DĐK : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ CTK : CP NVLTT (CP NVL chính TT) phát sinh trong kỳ STP, SD : Khối lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở. + Ưu điểm: phương pháp này đơn giản, dễ tính toán, xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kì được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành được nhanh chóng. + Nhược điểm: kết quả đánh giá sản phẩm dở mức độ chính xác thấp, do không tính chi phí chế biến cho sản phẩm dở do đó tính giá thành sản phẩm kém chính xác. * Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Phương pháp này được vận dụng đối với các doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm làm dở lớn, chi phí chế biến chiếm tỉ trọng cao trong gía thành sản phẩm .Theo phương pháp này, thì căn cứ vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để qui đổi số lượng sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hay chi phí nguyên vật liệu chính) được tính cho số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm làm dở, còn các chi phí chế biến như vật liệu phụ, CP NCTT, CP SXC thì tính cho số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang qui đổi ra sản phẩm hoàn thành. Công thức: + Đối với CP NVLTT bỏ một lần ngay từ đầu qui trình công nghệ thì chi phí sản xuất sản phẩm dở cuối kì của khoản mục CP NVLTT được tính như sau: DCK(cp nvltt) = DĐK+ CTK SHT + SD x SD + Đối với các khoản chi phí chế biến bỏ dần vào quá trình sản xuất được tính như sau: DCK (cp cb) = DĐK+ CTK STP+(SDx M%) x (SD x M%) Trong đó: DĐk, DCK là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. CTKl : chi phí sản xuất trong kỳ STP : sản phẩm hoàn thành SD : sản phẩm dở dang cuối kỳ M% : mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang + Ưu điểm: phương pháp này cho kết quả chính xác và khoa học hơn + Nhược điểm: tính toán phức tạp khối lượng tính toán nhiều. * Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo 50% chi phí chế biến. Phương pháp này được vận dụng khi số lượng sản phẩm làm dở tương đối đồng đều trên các công đoạn của qui trình công nghệ sản xuất, và chi phí chế biến chiếm tỉ trọng thấp trong tổng chi phí. Thực chất của phương pháp này cũng là phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Do đó CP NVLTT được tính cho số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm làm dở. Còn đối với chi phí chế biến đều tính theo mức độ chế biến hoàn thành chung là 50%. * Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí định mức. Ơ phương pháp này, căn cứ vào mức tiêu hao chi phí của các bộ phận chi tiết còn dở dang ở các khâu, các công đoạn sản xuất để xác định. Sau đó sẽ tổng hợp lại từ các bộ phận chi tiết của các công đoạn sản xuất thành giá trị sản phẩm chung của doanh nghiệp. Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ = Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Định mức chi phí Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức. Phương pháp này độ chính xác không cao vì chi phí thực tế phát sinh không đúng với chi phí định mức nhưng tính toán đơn giản, nhanh và có lập bảng sẵn cho việc tính toán. 3. Tính giá thành sản phẩm. Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ tình hình sản xuất quản lí của đơn vị, do đó trong các doanh nghiệp sản xuất cần phải được quan tâm đặc biệt. Giá thành tính toán được chính xác có ảnh hưởng đến việc tính toán kết quả kinh doanh sản xuất. Giá thành là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp hiện nay, vì chỉ có hạ giá thành và đảm bảo chất lượng kĩ thuật, mẫu mã, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng thì doanh nghiệp mới đạt lợi nhuận cao và có điều kiện để đứng vững phát triển trong nền kinh tế thị trường. 3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như để tính toán kết quả kinh doanh. Theo đó đối tượng tính giá thành là thành phẩm, nửa thành phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải được tính giá thành và giá thành đơn vị. + Những căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành: giá thành sản phẩm được xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm phải căn cứ vào: Đặc điểm tổ chức sản xuất. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đặc điểm tính chất của sản phẩm. Yêu cầu và trình độ quản lý và hạch toán của doanh nghiệp. Dựa vào những căn cứ trên đối tượng tính giá thành là thành phẩm, có thể là nửa thành phẩm, chi tiết bộ phận sản phẩm hoặc đơn đặt hàng hay hạng mục công trình. 3.2. Kì tính giá thành, đơn vị tính giá thành. * Kì tính giá thành. Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ kế toán tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành xác định. Xác định kỳ tính giá thành hợp lý giúp việc tổ chức công tác tính giá thành được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế của sản phẩm, kịp thời phát huy vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Kỳ tính giá thành phải kết thúc quy trình công nghệ sản phẩm (thành phẩm) hoặc kết thúc giai đoạn công nghệ (bán thành phẩm). Mỗi đối tượng tính giá thành căn cứ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, chu kỳ sản xuất để xác định kỳ tính giá thành phù hợp. Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều (khối lượng lớn), chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là tháng.Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm. * Đơn vị tính giá thành. Đơn vị tính giá thành là đơn vị được thừa nhận trong nền kinh tế quốc dân và phải nhất trí với đơn vị tính giá thành khi lập kế hoạch. 3.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là các phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kì để tính ra tổng gía thành và giá thành đơn vị của sản phẩm đã hoàn thành theo khoản mục chi phí qui định. Lựa chọn phương pháp tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, qui trình công nghệ sản xuất, yêu cầu quản lí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Có nhiều phương pháp tính giá thành, song mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm, cũng như điều kiện áp dụng khác nhau. Do vậy mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. 3.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn. Phương pháp này được vận dụng đối với doanh nghiệp có loại hình sản xuất giản đơn, chỉ sản xuất một mặt hàng hay một số ít mặt hàng. Thông thường các doanh nghiệp này thường không tính sản phẩm dở dang cuối kì vì rất ổn định và số lượng không đáng kể, thường chi phí sản xuất bằng tổng giá thành sản phẩm. Một số trường hợp doanh nghiệp có tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kì thì giá thành sẽ là: Z = DĐK + C TK - DCK Giá thành đơn vị: z = Z / Q Trong đó: + Z là tổng giá thành + Q là tổng sản phẩm hoàn thành. + z là giá thành đơn vị 3.2.2. Phương pháp tính giá thành theo qui trình sản xuất (phương pháp phân bước). Phương pháp này được vận dụng đối với loại hình sản xuất phức tạp, qui trình sản xuất gồm nhiều giai đoạn chế biến nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi giai đoạn tạo ra một loại bán thành phẩm. Và bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau. Tuỳ theo yêu cầu quản lí và tính chất hàng hoá của bán thành phẩm nên phương pháp phân bước được chia ra là phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm và phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm. * Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp này được áp dụng ở doanh nghiệp có qui trình công nghệ phức tạp, liên tục, có hạch toán kinh tế nội bộ và có tiêu thụ bán thành phẩm ra ngoài. Việc tính giá thành sẽ lần lượt tính giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước, và kết chuyển chi phí bán thành phẩm cho giai đoạn sau một cách tuần tự để tiếp tục tính giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn sau, và cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Phương pháp này thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế nội bộ của các phân xưởng sản xuất. Có điều kiện để theo dõi tình hình nhập kho và di chuyển bán thành phẩm. * Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm. Nếu trong thực tế ở các doanh nghiệp không có bán thành phẩm tiêu thụ ra ngoài hay không có nhập kho để dự trữ, không yêu cầu quản lí giá thành bán thành phẩm, thì không cần tính giá thành bán thành phẩm ở các giai đoạn chế tạo sản phẩm. Theo phương pháp này thì kế toán chỉ cần tính giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng. Do đó chỉ cần tính toán xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo khoản mục. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất nằm trong thành phẩm của các giai đoạn lại để được giá thành của thành phẩm. Phương pháp này tính toán đơn giản, nhanh chóng, nhưng không phù hợp với yêu cầu quản lí kinh tế ở các bộ phận sản xuất, hay các phân xưởng. Khi cần để phản ánh giá trị của bán thành phẩm thì không tính toán được. 3.2.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Ap dụng thích hợp đối với những đơn vị sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm của phương pháp này là chi phí phải phải tập hợp theo từng đơn đặt hàng như: CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC. Đối với CP SXC, nếu có liên quan tới nhiều đơn đặt hàng thì cuối tháng tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp. Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc ban đầu thực hiện cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng. Mỗi đơn đặt hàng lập một phiếu tính giá thành riêng. 3.2.4. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất của sản phẩm phụ. Phương pháp này được vận dụng đối với những doanh nghiệp mà trong qui trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính lại vừa cho cả sản phẩm phụ, ví dụ như: sản xuất rượu, bia... Sản phẩm phụ không phải là mục đích chủ yếu của qui trình công nghệ sản xuất, nhưng kế toán phải xác định chi phí sản xuất của sản phẩm phụ để giảm trừ giá thành của sản phẩm chính. Chi phí sản xuất của sản phẩm phụ thường được tính theo giá kế hoạch của sản phẩm phụ hay giá bán trừ đi lợi nhuận định mức hay thuế nếu có. Công thức tính giá thành sản xuất của sản phẩm chính như sau: ZSPC = DĐK + CTK - DCK - CP với CP là chi phí sản phẩm phụ. 3.2.5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Đây là phương pháp được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một qui trình công nghệ sản xuất cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu, nhưng thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau. Với phương pháp này do không thể tổ chức, theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sản phẩm, cho nên để xác định giá thành sản phẩm cần phải qui đổi các loại sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất gọi là sản phẩm chuẩn theo hệ số qui đổi đã được xây dựng trên cơ sở định mức kinh tế kĩ thuật, và lấy sản phẩm có hệ số 1 là sản phẩm chuẩn. Việc tính giá thành trải qua 4 bước: Bước 1: Căn cứ sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm (Qi) và hệ số tính giá thành quy ước cho từng loại sản phẩm (Hi) để xác định tổng tiêu chuẩn phân bổ: Q H = S Qi x Hi Bước 2: Xác định hệ số phân bổ giá thành cho từng loại sản phẩm Hp b = (Qi x H i) / Q H Bước 3: Tính tổng giá thành thực tế liên sản phẩm Z Liên sp = DĐK + C - DCk Bước 4: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm: Zi = Z Liên sp x Hpb ; zi = Zi / Qi Việc tính giá thành theo hệ số phụ thuộc vào việc xác định hệ số, do vậy tiêu chuẩn phân bổ phải được xây dựng chính xác mới tính toán chính xác hệ số. Từ đó ảnh hưởng đến việc phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. 3.2.6. Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ. Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp mà trong cùng qui trình công nghệ sản xuất có thể sản xuất ra nhóm sản phẩm cùng loại có qui cách, kích cỡ khác nhau, ví dụ như: dệt kim, đóng giày, may mặc... Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng nhóm sản phẩm cùng loại, và đối tượng tính giá thành là theo nhóm sản phẩm cùng qui cách. Trình tự tính giá thành gồm 3 bước như sau: Bước 1: Xác định tổng tiêu chuẩn phân bổ để tính tỷ lệ phân bổ giá thành cho cả nhóm sản phẩm. T = STi = S QTti x zKi (zĐmi) Bước 2: Xác định tỷ lệ tính giá thành theo công thức: T(%) = DĐK + CTK - DCk x 100% T Bước 3: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng quy cách sản phẩm : ZTti = T(%) x Ti , zi = ZTti / QTti 3.2.7. Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức. Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp sử dụng hệ thống hạch toán định mức. Theo phương pháp này trước hết phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành định mức của sản phẩm. Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và chi phí chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản suất sản phẩm. Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật thì phải tính giá thành định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang (nếu có). Từ đó giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ sẽ được tính theo công thức: Ztt = Zđm + CL do thay đổi định mức + CL so với định mức III. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh trên các sổ kế toán tổng hợp. + Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “Nhật ký chứng từ “ thì các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh trên các bảng phân bổ (như bảng phân bổ NLVL, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng tính và phân bổ khấu hao, Bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7, Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154, 631). + Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” thì các nghiệp vụ kế toán trên được phản ánh vào sổ cái các TK 621, 622, 627, 154 hoặc 631, số liệu chi tiết về chi phí sản xuất có thể được phản ánh trên các sổ chi tiết. + Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “Nhật ký sổ cái” thì các nghiệp vụ kế toán trên được phản ánh trên sổ Nhật ký sổ cái, phần sổ cái được thể hiện trên các TK 621,622,627,154 hoặc 631. Toàn bộ những vấn đề trình bày trên đây chỉ là lý luận chung theo quy định. Trong thực tế mỗi doanh nghiệp cần phải xem xét điều kiện cụ thể của mình mà lựa chọn các hình thức, phương pháp kế toán thích hợp để đảm bảo cho tài sản, tiền vốn được phản ánh một cách trung thực nhất trên cơ sở đó để kế toán phát huy được vai trò của mình trong sản xuất kinh doanh. Chương II: thực trạng về tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tại Công ty xi măng Hải Phòng I. Tổng quan về Công ty Xi măng Hải Phòng: 1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty Xi măng Hải Phòng: Công ty Xi măng Hải Phòng thành lập theo quyết định số 353/BXD-TCLĐ ngày 09/08/1993 của Bộ trưởng bộ Xây dựng. Công ty là doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị thành viên hạch toán kinh tế độc lập thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam, tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty. * Trụ sở: Số 1 đường Hà Nội, phường Thượng lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng * Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: sản xuất cung ứng xi măng, bao bì và khai thác đá. * Sản phẩm sản xuất: Gồm: - Xi măng đen Porland PCB30, PCB40 biểu tượng “Con rồng xanh” sử dụng cho các công trình xây dựng dân dụng. - Xi măng trắng PC30W có đặc tính cơ lý hoá và độ trắng > 75 % so với BaSO4 tinh khiết được sử dụng làm vật trang trí nội thất. 2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xi măng Hải Phòng. Tiền thân của công ty xi măng Hải Phòng là nhà máy xi măng Hải Phòng được khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 12 năm 1899 trên vùng ngã ba sông Cấm và kênh đào Hạ Lý Hải Phòng. Đây là nhà máy xi măng lớn đầu tiên tại Đông Dương được người Pháp khởi công xây dựng. Trong thời kỳ Pháp thuộc, xi măng Hải Phòng là cơ sở duy nhất ở Đông Dương sản xuất xi măng phục vụ chính cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân. Đến năm 1955, chính phủ cách mạng tiếp quản và đưa vào sử dụng, sản lượng cao nhất trong thời kỳ Pháp thuộc là 39 vạn tấn. Đến năm 1961 nhà máy khởi công xây dựng mới 2 dây chuyền lò quay. Đến năm 1964 với toàn bộ dây chuyền 7 lò quay nhà máy đã sản xuất được 592.055 tấn xi măng, là mức cao nhất trong những năm hoà bình xây dựng. Với sự giúp đỡ của nước bạn Rumani, năm 1969 nhà máy sửa chữa và xây dựng được 3 lò nung mới. Thời kỳ này sản lượng cao nhất là 67 vạn tấn. Tháng 8 năm 1993, theo quyết định của nhà nước sáp nhập nhà máy xi măng Hải Phòng với số vốn điều lệ là 76.911.593 triệu với ngành nghề sản xuất, kinh doanh xi măng, vận tải, sửa chữa, khai thác đá. Hiện nay công ty có hơn 40 cửa hàng bán lẻ và trên 160 cửa hàng đại lý rải rác khắp nội ngoại thành Hải Phòng ngoài ra công ty còn có một chi nhánh ở Thái Bình. Công ty là nơi sản xuất và cung ứng xi măng với chất lượng cao, khối lượng lớn, ngoài sản xuất xi măng đen công ty còn sản xuất xi măng trắng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu Tr. đồng 527.743 511.432 446.849 Sản lượng sản xuất Tấn 535.743 510.213 616.585,1 Sản lượng tiêu thụ Tấn 532.052 506.717 569.788,9 Lợi nhuận Tr.đồng 1.460 1.231 1.048 Nộp ngân sách Tr.đồng 11.720 11.346 20.228 Thu nhập bình quân Tr.đồng 1,8833 1,800 2,13 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty xi măng Hải Phòng. Xi măng Hải Phòng sản xuất xi măng với khối lượng lớn, sản xuất kiểu liên tục, có sản xuất theo đơn đặt hàng. Công ty xi măng Hải phòng có khu vực sản xuất rộng 5000m2 với tổng số cán bộ công nhân viên là 1.956 người trong đó số nhân viên ở bộ phận quản lý chiếm 25% người. Hoạt động sản xuất của công ty được tổ chức theo từng phân xưởng, dưới các phân xưởng bố trí thành tổ, đội nhỏ. Công ty có: + 4 phân xưởng sản xuất chính: Phân xưởng máy đá, Phân xưởng than mịn, Phân xưởng lò nung, Phân xưởng nghiền đóng bao. + 4 phân xưởng sản xuất phụ trợ: Phân xưởng cơ khí, Phân xưởng động lực, Phân xưởng lắp ráp, Phân xưởng sửa chữa công trình. + Bộ phận phục vụ sản xuất: tổng kho, kho sản phẩm. Ngoài ra công ty còn có 5 xí nghiệp phụ thuộc: xí nghiệp đá Tràng Kênh, xí nghiệp vận tải và sửa chữa thuỷ, xí nghiệp bao bì xi măng, chi nhánh Thái Bình, và ban quản lí dự án nhà máy xi măng Hải Phòng mới. Các phân xưởng sản xuất chính và phân xưởng sản xuất phụ tạo thành một hệ thống sản xuất hoàn chỉnh, hỗ trợ cho nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm. 4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Hiện nay công ty xi măng Hải Phòng có 2 dây chuyền sản xuất xi măng Dây chuyền sản xuất xi măng Đen có 4 lò là lò số 6,7,8,9. Dây chuyền sản xuất xi măng Trắng: có lò số 3. Cả 2 dây chuyền đều sản xuất theo công nghệ lò quay phương pháp ướt với sản lượng 400.000đến 500.000 tấn xi măng Đen/ năm. Từ 20.000đến 40.000 tấn xi măng Trắng / năm. Sau đây là sơ đồ tổng quát phản ánh quy trình công nghệ sản xuất xi măng Đen (sản phẩm chủ yếu) của công ty xi măng Hải Phòng: ủ Clinker Thạch cao to Lò nung clinker Lò nung Quặng sắt Than Máy sấy Máy nghiền Than mịn Đất sét Máy bừa Bể chứa Đá vôi Máy búa Két chứa Máy nghiền bùn Giếng điều chế bùn Pate điều chế bùn điều chế Bể dự trữ bùn Pate Pate PPate Clinker Thạch cao nhỏ Máy nghiền xmxmxm măng Máy đóng bao Silô chứa xm bột Kho chứa XM bao Chất trợ nghiền Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đã chi phối đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Xi Măng Hải Phòng: Mặc dù xi măng đen và xi măng trắng được sản xuất trên hai dây chuyền khác nhau, nhưng đều tuân theo quy trình công nghệ lò quay phương pháp ướt. Việc tổ chức sản xuất xi măng đen và xi măng trắng được diễn ra tại từng phân xưởng theo từng công đoạn sản xuất. Nghiền đá tại phân xưởng máy đá, nghiền than mịn tại phân xưởng than, sản xuất Clinker tại phân xưởng lò nung. ở mỗi phân xưởng thực hiện sản xuất cả hai sản phẩm xi măng đen và xi măng trắng trên hai dây chuyền sản xuất khác nhau. Do đó, đối tượng kế toán tập hợp chi phí là theo từng công đoạn sản xuất hay theo từng phân xưởng. Đối với những chi phí nào có liên quan trực tiếp tới từng loại sản phẩm xi măng đen và xi măng trắng thì được tập hợp trực tiếp, còn với những chi phí như bi đạn, gạch chịu lửa, dầu nhờn, mỡ máy... xuất dùng cho từng phân xưởng mà không hạch toán riêng được thì kế toán tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm. Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, chi phí nguyên vật liệu tham gia vào nhiều quá trình sản xuất sản phẩm và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, do vậy công ty đã lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Mặt khác, với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, chế biến kiểu liên tục, sản phẩm được tạo ra từ nhiều phân xưởng và được chế biến ở các phân xưởng tiếp theo. Cứ như vậy cho đến khi tạo thành thành phẩm. Như vậy, để phù hợp với quy trình công nghệ đó công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Với phương pháp này vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp quản lý giá thành cho từng sản phẩm, vừa tạo điều kiện để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. II. công tác tổ chức quản lý ở công ty xi măng hải phòng. 1. Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty xi măng Hải Phòng. Công ty xi măng Hải Phòng đựơc tổ chức theo mô hình cơ cấu trực tuyến từ ban Giám đốc xuống các phòng ban phân xưởng. Đứng đầu là giám đốc công ty, người có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước nhà nước và trước tập thể công nhân. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc chuyên ngành. Công ty có: 4 Phân xưởng chính, 4 phân xưởng phụ trợ, 2 đơn vị phụ trách đầu vào, 1 đơn vị phụ trách tiêu thụ, 8 phòng ban quản lý. Ngoài ra còn có 5 đơn vị phụ thuộc là: xí nghiệp đá Tràng Kênh, xí nghiệp vận tải và sửa chữa Thuỷ, xí nghiệp bao bì xi măng, Chi nhánh Thái Bình, Ban quản lý dự án nhà máy Xi măng Hải Phòng mới. Mỗi phòng ban phân xưởng đều có trưởng và phó phòng giúp giám đốc phụ trách ngạch chuyên môn của mình. Cụ thể: * Giám đốc: phụ trách trực tiếp các phân xưởng chính: Máy đá, Than, Lò nung, ngoài ra còn trực tiếp phụ trách các phòng ban: phòng kế hoạch, phòng kế toán tài chính, phòng tổ chức lao động, phòng vật tư, phòng xây dựng cơ bản, ban thanh tra pháp chế, phòng kinh doanh. * Phó giám đốc cơ điện: trực tiếp chỉ đạo khối sản xuất như: phòng kỹ thuật cơ điện, phòng điều độ sản xuất, phòng an toàn, phân xưởng cơ khí, động lực, lắp ráp. * Phó giám đốc công nghệ: Trực tiếp chỉ đạo khối kỹ thuật và các phòng ban như: phòng kỹ thuật sản xuất, phòng KCS, phân xưởng Máy đá, Than, Lò nung, Nghiền đóng bao. * Các phòng ban: + Phòng kinh doanh: tiếp cận và tìm hiểu thị trường, giúp phòng kế hoạch xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, ký hợp đồng với khách hàng. + Phòng tài chính kế toán: Hạch toán kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức triển khai sử dụng vốn, kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của công ty. + Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, giải quyết khiếu nại, tổ chức theo dõi về chất lượng sản phẩm. + Phòng vật tư: theo dõi tình hình sử dụng, cung ứng vật tư của toàn công ty. + Văn phòng: giải quyết các công việc mang tính chất hành chính. * Các phân xưởng: + Phân xưởng Máy Đá: sản xuất bùn Pate theo yêu cầu chế tạo cung cấp cho Lò nung. + Phân xưởng Than: Tổ chức sản xuất than mịn đảm bảo chất lượng, số lượng theo các chỉ tiêu kỹ thuật để phục vụ cho nung luyện Clinker. + Phân xưởng Lò nung: tổ chức sản xuất Clinker. + Phân xưởng Nghiền đóng bao: tổ chức sản xuất xi măng Đen và Trắng từ Clinker đen, trắng, cung cấp xi măng bột, xi măng bao cho tiêu thụ và kho thành phẩm. + Phân xưởng Cơ khí: gia công, chế tạo, phục hồi cơ khí các chi tiết, thiết bị, máy móc. + Phân xưởng Động lực: sửa chữa, lắp đặt hệ thống thiết bị máy móc phần thiết bị điện trong dây truyền sản xuất và cung cấp điện cho toàn công ty. + Phân xưởng lắp ráp: lắp đặt máy móc, thiết bị mới, sửa chữa phục hồi máy móc thiết bị theo chu kỳ sửa chữa lớn. + Phân xưởng Sửa chữa công trình: Xây vá lò và các công trình kiến trúc, nhà xưởng, kho tàng trong công ty. Sau đây em xin trình bày mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty xi măng Hải Phòng: Giám Đốc công ty P. kế hoạch P. KTTC P. TCLĐ P. vật tư P.XDCB Ban TTPC P. Kdoanh CN. Thái Bình Tổng kho PGĐ CĐ P. KTCĐ P. điều độ sx P. an toàn Ban XLVT PX cơ khí PX động lực PX lắp ráp PX SCCT XN VTSCT PGĐ CN P. KTSX P. TN KCS Kho SP PX máy đá PX Than PX lò nung PX NĐB XN bao bì VF,YT,BV 2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty xi măng Hải Phòng. 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Xi măng Hải Phòng là một công ty hoạt động với qui mô lớn trên nhiều địa bàn, tổ chức sản xuất kinh doanh thành nhiều phân xưởng, xí nghiệp, chi nhánh với nhiệm vụ chính là sản xuất, cung ứng xi măng, bao bì và khai thác đá. Do đó, để phù hợp vớí điều kiện sản xuất kinh doanh công ty đã lựa chọn mô hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. Theo mô hình này, công việc phòng kế toán các đơn vị phụ thuộc thực hiện tương đối đầy đủ công tác kế toán theo sự phân cấp của phòng kế toán trung tâm như thu nhận, lập chứng từ, kiểm tra, phân loại và nhập chứng từ vào máy, hệ thống hoá thông tin trên máy với chương trình được cài đặt để truyền dữ liệu về phòng kế toán trung tâm. Đối với các bộ phận phụ thuộc ở xa văn phòng, có thể sẽ được công ty phân cấp cho bộ phận kế toán của các bộ phận chi nhánh đó thực hiện, định kỳ tổng hợp số liệu gửi về phòng kế toán trung tâm. Đối với các bộ phận chi nhánh trực thuộc gần công ty thì toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu nhận, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh đều được tập trung thực hiện ở phòng kế toán trung tâm. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty xi măng Hải Phòng: Kế toán trưởng Phó phòng Phó phòng Phòng kế toán tài chính Kế toán các xí nghiệp phụ thuộc Kế toán ban quản lý dự án Tổ kế toán vật tư Tổ kế toán tiêu thụ Kế toán chi nhánh TB Tổ kế toán tổnghợp Kế toán phân xưởng Tổ kế toán tài vụ Công ty xi măng Hải Phòng là một công ty lớn với số lượng cán bộ công nhân viên rất đông đảo, mặt khác quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, nguyên vật liệu đầu vào đa dạng, phong phú, sản phẩm đầu ra gồm nhiều loại. Do vậy yêu cầu về quản lý rất cao, để nắm bắt kịp thời mọi tình hình sản xuất kinh doanh công ty đã tổ chức một đội ngũ cán bộ kế toán đông đảo. Phòng kế toán tài chính của công ty có 28 người, trong đó có 16 người công tác tại phòng kế toán trung tâm và 12 nhân viên kế toán ở các phân xưởng. Đứng đầu là kế toán trưởng chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán tài chính của công ty. Dưới kế toán trưởng là 2 phó phòng kế toán, trong đó 1 phó phòng phụ trách kế toán tổng hợp và một phó phòng kế toán phụ trách về tình hình tiêu thụ sản phẩm. Tại phòng kế toán trung tâm được chia làm 4 tổ: +Tổ kế toán tổng hợp: thực hiện phần hành kế toán tổng hợp như: tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, kế toán doanh thu xác định kết quả. +Tổ kế toán vật tư: phản ánh tình hình nhập, xuất, ._.ker. Vậy, chi phí chuyển cho công đoạn sản xuất Clinker xi măng đen được xác đinh: = (CPSX dd đầu tháng + CPSX phát sinh trong tháng - CPSX dd cuối tháng) PX Máy đá = 195.537.951 + 5.141.106.209 - 241.834.069 = 5.094.810.091 đ *Tại giai đoạn sản xuất Clinker: ZClinker = CPSX phát sinh tại PX Lò nung ++ CPSX px Máy đá và than chuyển sang + CPSX PX phụ phân bổ = (CPNVLTT +CPNCTT+ CPSXC)PX Lò nung + CPSX Máy đá chuyển sang + CPSX PX phụ phân bổ. Lượng Clinker hoàn thành cũng được nhân viên thống kê phân xưởng xác định = 26.661 tấn. Thẻ tính giá thành TK 154131 - CPSX dd Clinker xi măngđen Tháng 12/2005 Số lượng sản xuất: 26.661 tấn Đơn vị tính: VNĐ/ tấn Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đv I.1 Tổng chi phí nguyên vật liệu 34.336.415 1.287,89 CP NVl TT - cho sx Clinker xi măng đen 34.336.415 1.287,89 I.2. Tổng chi phí nhân công trực tiếp 873.734.170 32.772,00 I.3. Tổng chi phí sản xuất chung 1.405.747.924 52.726,75 II. Tổng CPSX công đoạn trước chuyển qua 9.730.140.125 364.957,81 Bán thành phẩm - Bùn Pate XMĐ 4.628.588.434 173.608,96 Chi phí sx - Phân xưởng Than mịn 5.094.810.091 191.095,99 Chi phí sx - Phân xưởng động lực 630.103 23,63 Chi phí sx - Phân xưởng cơ khí 1.060.295 39,77 Chi phí sx - Phân xưởng lắp ráp 2.388.277 89,58 Chi phí sx - Phân xưởng SC công trình 2.662.925 99,88 III. Tổng cộng 12.043.958.634 451.744,44 Chi phí sản xuất chuyển sang giai đoạn sau: -= CPSX dd đầu tháng ++ CPSX phát sinh trong tháng =- CPSXdd cuối tháng -- CPSX xuất Clinker bán trong tháng = 2.070.753.962 +12.043.958.634 - 2.728.883.165 - 0 = 11.385.829.431 Trong đó, số chuyển sang sản xuất xi măng bột đen PCB30 = 10.566.049.712đ; Xi măng bột đen PCB 40 = 819.779.719đ *Giai đoạn sản xuất xi măng bột PCB 30: ZXMB PCB30 = CPSX sản phẩm XM bột PCB3 + CPSX PX Lò nung chuyển sang + CPSX PX phụ phân bổ Trong đó: CPSX sản phẩm xi măng bột PCB30 gồm: - CP nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất xi măng bột PCB30 - CP nhân công trực tiếp, sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng Nghiền đóng bao phân bổ cho sản phẩm xi măng bột PCB 30. z XMB PCB 30 = Z/ Số lượng xi măng bột PCB30 hoàn thành trong tháng Số lượng xi măng bột đen PCB30 được các nhân viên phân xưởng thống kê là 40.656,49 tấn. Thẻ tính giá thành TK 154141- CPSX dd xi măng bột đen PCb30 Tháng 12/2005 Số lượng: 40.656,49 tấn Đơn vị tính: VNĐ/ tấn Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đvị I.1 Tổng chi phí nguyên vật liệu 9.155.976.477 225.203,32 CPNVLTT- cho sx Xi măng bột đen PCB30 9.155.976.477 225.203,32 I.2. Tổng chi phí nhân công trực tiếp 490.141.144 12.055,67 I.3. Tổng chi phí sản xuất chung 1.612.872.535 39.670,73 II. Tổng CPSX công đoạn trước chuyển qua 12.605.383.778 310.046,04 Bán thành phẩm - Clinker XMĐ 10.566.049.712 259.885,93 Chi phí sx - Phân xưởng động lực 190.606.144 4.688,21 Chi phí sx - Phân xưởng cơ khí 320.739.241 7.889,00 Chi phí sx - Phân xưởng lắp ráp 722.453.780 17.769,70 Chi phí sx - Phân xưởng SC công trình 805.534.901 19.813,19 III. Tổng cộng 23.864.373.934 586.975,76 Chi phí sản xuất chuyển cho công đoạn sản xuất Xi măng bao đen PCB30 = CPSXDD đầutháng + CPSX phátsinh trong tháng - CPSXDD cuối tháng - CPSX XM bột đen PCB30 bán trong tháng =1.899.037.212 + 23.864.373.934 - 1.058.493.768 - 10.359.341 = 24.694.558.037 *Tại giai đoạn sản xuất xi măng bao: ZXMBao PCB30 = CPSX XM bao PCB30 + CPSX XM bột đen PCB30chuyển sang + CPSX PX phụ phân bổ Trong đó: CPSX sản phẩm xi măng bao đen PCB 30 gồm: - CP nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất xi măng bao đen PCB30 - CP nhân công trực tiếp, sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng Nghiền đóng bao phân bổ cho sản phẩm xi măng bao đen PCB 30. z XMBao PCB 30 = Z/ Số lượng xi măng bao PCB30 hoàn thành trong tháng Số lượng xi măng bao PCB30 sản xuất trong tháng = 47.361,15 tấn Thẻ tính giá thành TK 154151- CPSX dd xi măng bao đen PCB30 Tháng 12/2005 Số lượng sản xuất: 47.361,15 tấn Đơn vị tính: VNĐ/ Tấn Yếu tố chi phí Tổng giá thành Giá thành đv I.1 Tổng chi phí nguyên vật liệu 2.665.672.980 56283,96 CP NVLTT- cho sx Xi măng bao đen PCB30 2.665.672.980 56.283,96 I.2. Tổng chi phí nhân công trực tiếp 561.159.220 11.848,51 I.3. Tổng chi phí sản xuất chung 544.658.366 11.500,11 II. Tổng CPSX công đoạn trước chuyển qua 25.55.234.858 535.359,36 Bán thành phẩm - Xi măng bột đen PCB30 24.694.558.037 521.409,59 Chi phí sx - Phân xưởng động lực 6.1750.089 1303,81 Chi phí sx - Phân xưởng cơ khí 103.908.911 2.193,97 Chi phí sx - Phân xưởng lắp ráp 234051.142 4.941,84 Chi phí sx - Phân xưởng SC công trình 260.966.679 5.510,14 III. Tổng cộng 29.126.725.424 614.991,938 Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Hải Phòng. 1. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng. Hơn một thế kỉ xây dựng, trưởng thành và phát triển, xi măng Hải Phòng đã phải đối mặt với không ít khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, với lòng nhiệt tình, quyết tâm tồn tại để phát triển, cùng với những nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên trong công ty, đến nay xi măng HP đã giành được niềm tin vững chắc của người tiêu dùng, một vị trí xứng đáng trên thị trường sản xuất và kinh doanh xi măng. Có được kết quả đó không thể không kể đến vai trò mang tính chất quyết định của công tác quản lí nói chung và công tác kế toán nói riêng. Bộ maý kế toán không ngừng được củng cố và hoàn thiện, được tổ chức khoa học hợp lí, trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán được nâng cao. Qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty, em có cơ hội tiếp cận với thực tế của quá trình sản xuất, công tác quản lí, công tác kế toán, cùng với sự giúp đỡ của cán bộ kế toán trong công ty đã giúp em tìm hiểu sâu hơn về quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm đề tài cho bài luận văn của mình. Quá trình đi sâu vào tìm hiểu chi tiết cách tổ chức, hạch toán chi phí và tính giá thành của công ty, em nhận thấy có những ưu điểm và một số tồn tại như sau: 1.1. Ưu điểm. * Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty có bộ máy kế toán được bố trí hợp lý, chặt chẽ, được tổ chức rất khoa học. Là một doanh nghiệp lớn, công tác kế toán yêu cầu ghi chép, xử lí một khối lượng lớn số liệu thông tin kế toán, bộ máy kế toán được chia thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận kế toán đảm nhiệm các công việc khác nhau như: kế toán vật tư, kế toán công nợ, kế toán chi phí... Và đặc biệt là tổ kế toán vật tư có đội ngũ cán bộ kế toán khá đa dạng. Mỗi kế toán viên đảm nhiệm việc theo dõi và phản ánh những loại vật tư chủ yếu. Đây là một lợi thế cho việc cung cấp thông tin kế toán vì rằng vật tư, nguyên liệu cho quy trình công nghệ là rất lớn và đa dạng do vậy càng cần phải quản lý sát sao và chặt chẽ. Như vậy sẽ góp phần hạn chế việc thất thoát vật tư trong quá trình sản xuất, tiết kiệm được chi phí đồng thời đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào hiệu quả. Hơn nữa cán bộ kế toán có trình độ năng lực chuyên môn cao, có nhiệt tình và lòng yêu nghề. Đây là một ưu thế lớn của công ty trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng. * Về phương pháp hạch toán: công ty áp dụng theo đúng chế độ kế toán đã ban hành, các chứng từ, sổ sách kế toán tuân thủ đúng chế độ và phù hợp với hoạt động của công ty. Với việc áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” và việc sử dụng phần mềm kế toán máy Fast đã giúp gọn nhẹ hoá quá trình xử lý chứng từ, vào sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị... làm tăng hiệu quả công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng trở nên đơn giản hơn, đảm bảo việc cung cấp số liệu kịp thời, trung thực và rõ ràng. * Về kế toán hàng tồn kho: + Phương pháp tính trị giá xuất kho: công ty đã sử dụng đồng thời 2 phương pháp tính trị giá xuất kho đối với vật tư: - Vật tư xuất dùng cho sản xuất: Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp này đơn giản, thuận tiện và có nhiều ưu điểm. - Vật tư xuất dùng cho đơn vị phụ thuộc: Sử dụng phương pháp đích danh, tạo điều kiện cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc có căn cứ để hạch toán ngay, hạn chế được sự phụ thuộc với phòng kế toán trung tâm. Đồng thời khi phòng kế toán trung tâm có sự thay đổi về số liệu thì các đơn vị hạch toán phụ thuộc cũng không bị ảnh hưởng như phương pháp bình quân gia quyền. Từ đó tạo điều kiện cho các đơn vị này phát huy tính chủ động trong việc hạch toán tại đơn vị mình. + Quản lí vật tư: Công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong việc lập định mức nguyên vật liệu, quản lý chặt chẽ khâu mua bán vật tư, chỉ mua vật tư với số lượng cần thiết, thu hồi vật tư tồn tại các phân xưởng... và đặc biệt là giao chỉ tiêu kế hoạch giá thành đối với từng công đoạn cho các phân xưởng sản xuất, từ đó góp phần nâng cao trách nhiệm quản lý, tiết kiệm vật tư làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. * Về kế toán tiền lương: Công ty đã vận dụng hình thức trả lương phù hợp với từng bộ phận, mức lương được trả tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp và yêu cầu kỹ thuật của công việc được giao. Ngoài ra công ty còn có các khoản phụ cấp cho những đối tượng làm việc ở khu vực không thuận lợi như: phụ cấp độc hại, phụ cấp chống nóng... Và như vậy đã khuyến khích người lao động yên tâm sản xuất và gắn bó với công ty, tăng cường ý thức tiết kiệm chi phí sản xuất. * Về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. + Phương pháp tính giá thành. Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm rất hợp lý và phù hợp với điều kiện của công ty. Qua đó kiểm soát được chi phí phát sinh trong từng giai đoạn của quy trình công nghệ, tạo điều kiện cho việc quản lý chi phí, phản ánh đúng được đối tượng tính giá thành và từ đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành. Chi phí sản xuất chuyển sang giai đoạn công nghệ sau theo phương pháp kết chuyển tuần tự tổng hợp. Sau đó bằng phương pháp hồi quy, kế toán sẽ tính ra được để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thì cần bao nhiêu nguyên liệu đầu vào ban đầu (đất sét, đá xanh, than,...). Vì vậy, hàng tháng có thể so sánh chi phí thực tế phát sinh với định mức hao phí do phòng kỹ thuật đề ra để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. + Tiêu thức phân bổ: Do công ty thực hiện sản xuất nhiều loại sản phẩm như: xi măng đen PCB 30, PCB 40, xi măng trắng nên sẽ có những chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí vì vậy phải tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Dựa trên đặc điểm của từng loại chi phí, công ty đã xây dựng tiêu thức phân bổ khoa học và hợp lý đối với từng loại chi phí, công việc này cũng dễ dàng được thực hiện và không tốn kém do công ty áp dụng kế toán máy. Qua đó số liệu giá thành cũng hợp lý và chính xác hơn. + Kỳ tính giá thành là hàng tháng đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các nhà quản lý giúp họ có quyết định đúng đắn trong việc chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. + Việc tính giá thành bỏ qua sản phẩm dở và sản phẩm hỏng trở nên đơn giản và dễ thực hiện. 1.2. Tồn tại. Bên cạnh những ưu điểm như trên, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hải Phòng còn có một số tồn tại sau: * Đối với một số khoản chi phí phát sinh. Mặc dù đang xúc tiến việc xây dựng nhà máy mới tại khu vực Thuỷ Nguyên- Hải Phòng, dự kiến sang đầu năm 2006 mới chuyển sang hoạt động tại nhà máy mới, tuy nhiên cuối năm 2005 công ty vẫn sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhà máy cũ. Do công ty được xây dựng từ rất lâu nên cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu đã ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí sản xuất của công ty. Cụ thể: - Máy móc, thiết bị quá cũ nên định mức nguyên vật liệu cho một sản phẩm lớn, năng suất lao động không cao, hao hụt về nguyên vật liệu nhiều. - Hệ thống máy móc tại các phân xưởng chính như hệ thống sàng và nghiền than đã quá cũ do đó hàng năm phải chi ra một lượng chi phí lớn để duy trì hoạt động của chúng như: chi phí sửa chữa lớn, chi phí điện… - Với hệ thống máy móc, thiết bị quá cũ như vậy nên không thể thay thế được con người do vậy phải đầu tư một lượng lớn lao động cho quá trình vận hành của nhà máy và từ đó làm chi phí nhân công trong tổng chi phí tăng lên, làm cho hiệu quả của quá trình sản xuất giảm xuống. - Do được xây dựng quá lâu nên cơ sở hạ tầng: nhà kho, bến bãi xuống cấp đặc biệt là nhà kho chứa than.. Mặt khác, nhiều nguyên vật liệu chưa có kho chứa mà hoàn toàn ở ngoài bãi, do đó hao hụt và thất thoát vật tư lớn làm chi phí nguyên vật liệu tăng kéo theo giá thành của sản phẩm tăng. Máy móc vẫn chưa thể làm thay sức người nên số lượng công nhân còn nhiều, chi phí nhân công còn chiếm tỷ trọng cao. Mặt khác, chi phí sửa chữa về TSCĐ của công ty hàng năm cũng phát sinh rất lớn, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và hiệu quả làm việc tại công ty. * Đối với công tác đánh giá sản phẩm dở tại công ty. + Về việc xác định khối lượng sản phẩm dở: Sản phẩm làm dở của công ty gồm bùn Pate tại giếng bùn và Clinker, xi măng bột trong các xi lô chứa Clinker, xi măng bột. Đây là những sản phẩm có khối lượng lớn, khó cân đong, đo, đếm một cách thông thường nên việc trang bị máy móc thiết bị để đánh giá khối lượng sản phẩm làm dở là rất cần thiết. Song, như đã nói ở trên, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nên hiện nay, cách xác định sản phẩm làm dở của công ty vẫn là phương pháp giản đơn, cụ thể là: - Đối với sản phẩm dở dang là bùn Pate, Công ty xác định khối lượng còn tồn cuối kỳ bằng cách thả một thước đo gọi là con rọi xuống Silô chứa bùn. Khi đó bột dính đến chỗ nào của thước thì đó là chiều cao của Silô chứa bột, sau đó tính thể tích của Silô và lượng tồn cuối kỳ. Đây là cách đánh giá hoàn toàn mang tính chất thủ công và đem lại hiệu quả không cao. - Đối với sản phẩm dở dang là Clinker thì công ty tính sản lượng Clinker hoàn thành theo định mức từ bùn, có nghĩa là căn cứ vào số lượng bùn chuyển sang cho sản xuất Clinker và định mức của bùn để tính được số lượng Clinker hoàn thành. Sau đó mới tính được số lượng Clinker còn tồn cuối kỳ. = số lượng tồn đầu kỳ + số lượng sản xuất trong kỳ - số lượng bán trong kỳ. Như vậy cách đánh giá này chưa tạo ra độ chính xác cao vì khi tính lượng Clinker phải căn cứ trên lượng bùn tham gia vào và định mức của bùn. Do đó ít nhiều không thể tránh được sai lệch. Đối với sản phẩm dở dang là xi măng bột thì số lượng được lấy từ phân xưởng nghiền đóng bao. + Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở: Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty xi măng Hải Phòng là theo chi phí nguyên vật liệu chủ yếu.Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tính cho thành phẩm chịu.Việc đánh giá như vậy chưa đảm bảo độ chính xác vì chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, nên khi đánh giá sản phẩm dở dang không có những khoản chi phí này thì coi như đã bỏ qua một lượng chi phí lớn cho sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang tại công ty thực chất là những sản phẩm đã hoàn thành xét trong phạm vi một quy trình công nghệ, đã gánh chịu đủ mọi chi phí của giai đoạn công nghệ đó, nhưng lại được đánh giá theo định mức chi phí nguyên vật liệu chủ yếu. Như vậy không phản ánh đúng bản chất của sản phẩm dở. Mặt khác giữa thực tế và định mức có sự chênh lệch nên giá trị sản phẩm dở sẽ không chính xác. Việc tính giá trị sản phẩm dở dang như vậy sẽ dẫn đến trong kỳ sẽ có một khoản chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ (thực chất là bán thành phẩm) được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí chuyển cho công đoạn sau). Như vậy, xét về mặt chi phí thì vẫn tính đủ nhưng giá thành của thành phẩm (hoặc bán thành phẩm) sẽ không phản ánh chính xác được các chi phí thực tế phát sinh, làm giá thành sản phẩm giữa các kỳ sẽ không ổn định, phụ thuộc vào số lượng sản phẩm dở. * Công ty hiện nay bộ phận kế toán không tiến hành đánh giá sản phẩm hỏng vì cho rằng sản phẩm hỏng của công ty là không đáng kể và chiếm tỷ trọng nhỏ, nên không thể đánh giá được chính xác chất lượng sản xuất của công ty. 2. Yêu cầu và nguyên tắc của việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: + Tuân thủ theo những chuẩn mục, chế độ, những quy định của kế toán đã ban hành: như về sổ sách kế toán, thể lệ tài chính... + Phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Phù hợp với yêu cầu, trình độ của cán bộ tài chính kế toán. + Đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả cũng như góp phần khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp. 3. Một số ý kiến đóng góp về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty XMHP: Trên cơ sở những ưu điểm, cũng như những hạn chế rút ra từ công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty XMHP ở trên, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm như sau: * Y kiến 1: Về các khoản chi phí phát sinh. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hiện nay đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty xi măng Hải Phòng là từng phân xưởng, theo đó CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC cũng được tập hợp theo từng phân xưởng. Tuy nhiên do đặc thù sản phẩm sản xuất nên tại từng phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lại có thể tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm sản xuất. Do vậy, theo em công ty nên xác định đối tượng tập hợp CP NVLTT là từng sản phẩm sản xuất , còn đối tượng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là từng phân xưởng. Muốn vậy, đối với tài khoản CP NVLTT công ty nên mở tài khoản chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành để thuận lợi hơn trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng sản phẩm. Xi măng Hải Phòng là một doanh nghiệp sản xuất lớn cho nên chi phí nguyên vật liệu là một khoản chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí, việc hạch toán chính xác khoản chi phí này là rất quan trọng. Qua tổng hợp, nghiên cứu số liệu trên sổ cái tài khoản 621, em cho rằng đối với một doanh nghiệp mà sản phẩm sản xuất ra là xi măng như công ty XMHP thì khoản CP NVLTT không nên bao gồm cả vật liệu phụ (vỏ bao), nhiên liệu (than cám, than chất bôc, dầu FO), bởi CP NVLTT là những chi phí tham gia trực tiếp vào cấu thành nên thực thể sản phẩm. Những khoản chi phí này chỉ nên đóng vai trò là chi phí chế biến, và được tập hợp vào tài khoản 627 (CP SXC). Như vậy tổng chi phí vẫn không thay đổi, mà kế toán viên lại có thể cung cấp được số liệu chính xác về tỉ trọng CP NVLTT trong tổng chi phí tạo nên sản phẩm. + Chi phí nhân công trực tiếp. Số liệu trên sổ cái tài khoản 622 cho thấy hiện nay công ty vẫn chưa tiến hành trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép. Trong thời gian nghỉ phép, công nhân sản xuất được hưởng lương chính theo mức lương cơ bản.Vì vậy, trong trường hợp số lượng công nhân tại công ty đông và không bố trí nghỉ phép đều đặn trong năm thì việc trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép là cần thiết, đảm bảo tính ổn định cho chi phí nhân công trực tiếp qua đó không gây biến động lớn cho giá thành sản phẩm. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ tài khoản 622 Có tài khoản 335 Tính lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm: Nợ tài khoản 335 Có tài khoản 334 + Chi phí sản xuất chung. Qua nghiên cứu việc sử dụng tài khoản 627 của công ty, em thấy hiện nay công ty chưa phân loại CP SXC thành biến phí và định phí. Vì vậy em có ý kiến: tại mỗi phân xưởng tài khoản 627 cần được tập hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi để phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện nay. Đối với CP SXC biến đổi kế toán sẽ phân bổ hết cho sản phẩm hoàn thành. Đối với định phí sản xuất chung, trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn mức công suất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ hết cho sản phẩm sản xuất. Còn đối với định phí sản xuất chung trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình trường thì phải phân bổ theo mức công suất bình thường, trong đó số định phí sản xuất chung tính cho lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ. Trên cơ sở phân bổ biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung cho các đối tượng, kế toán ghi: Nợ TK 154 : phần tính vào giá thành sản phẩm Nợ TK 632 : phần tính vào giá vốn hàng bán Có TK 627: chi tiết theo từng phân xưởng Cách phân loại này giúp công ty xác định được phần định phí sản xuất tính vào phí tổn (TK 632) nếu máy móc thiết bị hoạt động dưới mức công suất thiết kế. + Chi phí sản phẩm hỏng. Trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi vệc sản xuất ra sản phẩm hỏng, dù ít hay nhiều thì những sản phẩm này cũng đã gánh chịu chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Nếu giá trị sản phẩm hỏng nằm trong định mức thì toàn bộ chi phí này được tính cho sản phẩm hoàn thành. Nếu giá trị sản phẩm hỏng nằm ngoài định mức thì phải loại bỏ phần chi phí cho sản phẩm hỏng (CH) khỏi giá thành sản phẩm hoàn thành. Zn = Cn + Cn-1 + Cp - CH Phần chi phí sản xuất sản phẩm hỏng được hạch toán như sau: Nợ TK 1388 (nếu tìm ra nguyên nhân, quy trách nhiệm bồi thường) Nợ TK 811 ( nếu tính vào chi phí khác) Nợ TK 152, 111... ( giá trị phế liệu thu hồi) Có TK 154 Mặt khác việc so sánh số lượng, giá trị sản phẩm hỏng qua các tháng cũng có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng sản xuất của công ty.Vì vậy, theo em, công ty nên đánh giá sản phẩm hỏng khi tính giá thành sản phẩm. * Y kiến 2 : Về cách xác định khối lượng sản phẩm dở cuối kì và phương pháp đánh giá sản phẩm dở. + Về cách xác định khối lượng sản phẩm dở dang cuối kì. Đối với bùn, Clinker có thể áp dụng cân trượt. Khi áp dụng cân trượt thì sản lượng bùn, Clinker sản xuất ra sẽ được đưa qua cân trượt trước khi đưa vào Silô chứa bùn, Clinker. Với phương pháp này có thể tính được khối lượng bùn, Clinker một cách chính xác hơn. Mặt khác lại không phải phụ thuộc vào các điều chủ quan và điều kiện khách quan như phương pháp thủ công mà công ty áp dụng. Khi đã xác định được khối lượng bùn, Clinker sản xuất được một cách chính xác thì ta tính được số lượng tồn cuối kỳ theo công thức sau: SLSP tồn cuối tháng = SLSP tồn đầu tháng + SLSP sản xuất trong tháng - SLSP xuất trong tháng. Đối với xi măng bột, là sản phẩm dễ thất thoát do đó để đánh giá khối lượng tồn cuối kỳ một cách chính xác đòi hỏi phải có sự theo dõi quản lý chặt chẽ tại phân xưởng này. Đồng thời công ty có thể đưa ra định mức hao hụt hợp lý để hạn chế thất thoát trong quá trình sản xuất. Khối lượng xi măng bột tồn cuối kỳ được xác định theo công thức: SLSP tồn cuối tháng = SLSP tồn đầu tháng + SLSP sản xuất trong tháng - SLSP xuất trong tháng - Hao hụt định mức. + Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Theo em phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức nguyên vật liệu chủ yếu là chưa hợp lý. Mặt khác xét về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chủ yếu sẽ không đảm bảo độ chính xác cao nhất vì ở đây CP NCTT và CP SXC chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, do đó phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như hiện tại sẽ bỏ qua 2 khoản chi phí này như vậy độ chính xác không cao. Theo em công ty nên lựa chọn cách đánh giá sản phẩm dở theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương. * Y kiến 3 : Về cách kết chuyển tuần tự các khoản mục chi phí tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào nội dung các khoản chi phí được trình bày trong thẻ tính giá thành của công ty, trong mục chi phí sản xuất dở dang công đoạn trước chuyển qua, ở đây chỉ kết chuyển tổng chi phí của công đoạn trước mà không kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí: CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC. Do đó kế toán không thể tính được toàn bộ CP NVLTT, toàn bộ CP NCTT, toàn bộ CP SXC chiếm bao nhiêu % trong tổng giá thành đơn vị sản phẩm. Để phục vụ tốt cho việc quản lí chi phí, theo em kế toán nên kết chuyển tuần tự các khoản mục chi phí chuyển cho công đoạn sau, sau đây em xin trình bày mẫu thẻ tính giá thành có thể đáp ứng đầy đủ các nội dung trên: Thẻ tính giá thành TK.. Tháng... năm... Số lượng sản xuất: ... Đơn vị tính: VNĐ/ tấn Khoản mục chi phí Tổng CPSX công đoạn trước chuyển qua Chi phí SX phát sinh trong kì Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm PX I PX II PX III 1. CP NVLTT 2. CP NCTT 3. CP SXC Tổng cộng Kết luận Cho đến nay quá trình hoạt động của Công ty xi măng Hải Phòng đã tính được hơn một thế kỷ. Đó là một quãng thời gian đủ để người tiêu dùng tin cậy. Với phương trâm đặt ra là tạo điều kiện tốt nhất cho người tiêu dùng về giá cả, Công ty xi măng Hải Phòng đã thành công trong việc chiếm lĩnh thị phần. Mà điều này phải đặc biệt kể đến kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. Bởi chi phí là cái cơ bản nhất để tạo nên thực thể của một sản phẩm,việc sử dụng chi phí vừa mang tính khách quan song đó còn là cả một nghệ thuật. Có thể nói, Công ty xi măng Hải Phòng đã giải được bài toán kinh tế cơ bản về quản lý chi phí, tính giá thành và trong những năm qua, giá thành của sản phẩm liên tục hạ mà chất lượng thì ngày càng có sự cải tiến phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Tuy công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành tại công ty đã đạt được một số thành tích nhất định, song để giữ vững thị trường tiêu thụ xứng đáng là cánh chim đầu đàn của ngành xi măng Việt nam, công ty cần có sự cố gắng hơn nữa để công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành ngày càng hoàn thiện. Trên đây là một vài ghi nhận của em về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Xi măng Hải Phòng. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế và trong thời gian thực tập ngắn ngủi nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các cán bộ phòng kế toán tài chính Công ty Xi măng Hải Phòng để luận văn được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phan Quang Niệm và ban lãnh đạo Công ty Xi măng Hải Phòng cùng các cán bộ phòng Kế toán tài chính công ty đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành bài luận văn này. Hải Phòng, tháng 5 năm 2006 Sinh viên Phạm Thị Mai Anh Mục lục Lời Nói Đầu Chương I: Một số vấn đề lí luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. I. Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chi phí sản xuất. Khái niệm chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm Khái niệm giá thành sản phẩm. Phân loại giá thành sản phẩm. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Y nghĩa và nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm II. Nội dung công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. 1. Kế toán tập hợp CPSX. Xác định đối tượng và phương pháp tập hợp CPSX. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CP NVLTT). Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT). Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung (CP SXC). Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phụ. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. 2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì. 2.1. Y nghĩa của việc đáng giá sản phẩm dở dang cuối kì. 2.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm. 3. Tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Kì tính giá thành, đơn vị tính giá thành Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành giản đơn. 3.2.2. Phương pháp tính giá thành theo qui trình sản xuất (phương pháp phân bước). 3.2.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. 3.2.4. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất của sản phẩm phụ. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. 3.2.6. Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ. Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức. III. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương II: Thực trạng về tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hải Phòng. I. Tổng quan về Công ty Xi măng Hải Phòng. Đặc điểm tình hình chung của Công ty Xi măng Hải Phòng. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xi măng Hải Phòng. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty xi măng Hải Phòng. 4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. II. Công tác tổ chức quản lý ở công ty xi măng hải phòng. Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty xi măng Hải Phòng. 2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty xi măng Hải Phòng. 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 2.2. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán tại công ty XMHP. 2.3. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng. III. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng hải phòng. Phân loại chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty xi măng Hải Phòng Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì tại công ty xi măng Hải Phòng. 5. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hải Phòng. Đối tượng tính giá thành sp. Kỳ tính giá thành. Phương pháp tính giá thành. Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Hải Phòng. 1. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Hải Phòng. 1.1. Ưu điểm. Tồn tại. 2. Yêu cầu và nguyên tắc của việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3. Một số ý kiến đóng góp về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty XMHP. Kết luận Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhận xét của giáo viên phản biện ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28540.doc