Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp in 15

Lời nói đầu Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước ta chính thức bươc vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối đổi mới với nội dung chủ yếu là: Xoá bỏ hoàn toàn cơ chế tập chung quan liêu bao cấp, vốn gây lên sự trì trệ về tư tưởng, hiệu quả sản suất xã hội thấp kém. Tăng trưởng kinh tế thấp, nguy cơ tụt hậu xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới, đời sống vật chất tinh thần không được cải thiện, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướ

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp in 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, mở rộng hợp tác quan hệ với tất cả các nước trên thế giới theo phương châm hai bên cùng có lợi.Vói sự cải cách quan trọng này, nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện, nước ta có vị thế cao hơn trên trường quốc tế. Đặc biệt trong những năm gần đây, đất nước ta đã và đang thực hiện những lộ trình quan trọng để hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, phấn đấu trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế. Sự tham gia vào quá trình này là một tất yếu khách quan, bên cạnh những thác thức không nhỏ,nó cũng đêm lại cho nước ta những lợi ích hết sức to lớn góp phần vào việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mội trong những qui luật cơ bản của kinh tế thị trường là qui luật cạnh tranh . Thực tế cho thấy ở đâu thiếu cạnh tranh thì ở đó thường trì trệ, bảo thủ và kém phát triển. Bởi vậy mặt tích cực của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, sản suất hàng hoá, chính là nó buộc người sản suất, các doang nghiệp phải thường xuyên động não , tích cực nhạy bén, năng động, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới và tổ chức tiết kiệm , có hiệu quả. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt cả trong và ngoài nước như vậy,để tồn tại và phát triển, đảm bảo thu đủ bù chi và đạt lợi nhuận tối đa buộc doanh nghiệp sản suất phải thực hiện tổng hoà nhiều biện pháp. một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện là phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. đòi hỏi quản lý ngày càng cao không chỉ biết một cách chung chung, tổng thể mà còn phải tính toán được chi phí,giá thành cho từng hoạt động cho từng loại sản phẩm, công việc lao vụ dịch vụ. Hơn nữa giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế hết sức quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản suất kinh doanh, giá thành sản phẩm còn là tấm gương phản chiếu một cách trung thực trình độ tổ chức quản lý sản suất và hiệu quả của các biện pháp kinh tế mà doanh nghiệp đã và đang áp dụng trong quá trình sản suất kinh doanh. Để thực hiện điều đó, kế toán với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành, kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là một công cụ hết sức hữu hiệu. Việc hạch toán giá thành chính xác tập chi phí đầy đủ, phù hợp với đặc điểm hình thành, hoạt động và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán tại các doanh nghiệp. Kế toán tập hợp chi phí sản suất và tính giá thành sản phẩm còn phải phấn đấu tới việc cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản trị, cho các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạch đó để phát huy các chức năng của mình, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp cũng phải được không ngừng cải tién và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao trong nền kinh tế thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như vậy, xuất phát từ yêu cầu của công tác thực tập, qua thời gian thực tập và tình hình thực tế công tác kế toán tại xi nghiệp in 15, với kiến thức và lý luận đã được trang bị trong nhà trường, em đã chọn, di vào nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài: tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp in 15 Khái quát chuyên đề gồm các mục sau: Lời nói đầu Chương I : Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản suất và tính giá thành sản phẩm. Chương II :Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xi nghiệp in 15 Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp in 15 Kết luận Mặc dù hết sức cố gắng, song do trình độ nhận thức và lý luận còn hạn chế, thời gian tìm hiểu và thực tập không dài, vì vậy đề tài nghiên cứu này chăc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý quí báu của thầy cô cùng toàn thể bạn đọc để đề tài nghiên cứu cuả em được hoàn thiện hơn. Chương 1 Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ. Để tiến hành các hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động: nhà xưởng, máy móc, thiết bị và những tài sản cố định khác. Đối tượng lao động: nguyên vật liệu, nhiên liệu … Lao động của con người. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi chi phí trên đều được biểu hiện bằng tiền. Trong đó: - Chi phí về tiền công, trích BHXH, BHYT là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống. - Chi phí về KHTSCĐ, chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu.v..v.. là biểu hiện bằng tiền của lao động vật hoá. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán và tập hợp theo thời kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. 1.1.1.2. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm và đạt được mục đích là tạo ra được sản phẩm ở dưới mọi dạng thể có thể có được của nó. Xác định nội dung của chi phí sản xuất để thấy được bản chất của chi phí sản xuất là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí sản xuất của các doanh nghiệp . Đi từ thực tế khách quan, chúng ta thấy con người không thể tồn tại được nếu không lao động, sản xuất tạo ra của cải vật chất, trong khi đó xã hội ngày càng phát triển thì sản xuất cũng ngày càng phát triển. Mà nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Vì vậy, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Chi phí được hình thành do có sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào sản phẩm sản xuất và được biểu hiện trên hai mặt: - Về mặt định tính: Đó là bản thân các yếu tố về vật chất phát sinh và tiêu hao tạo nên quá trình sản xuất và đạt được mục đích tạo ra sản phẩm. - Về mặt định lượng: Đó là mức tiêu hao cụ thể của các yếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất và được biểu hiện qua các thước đo khác nhau mà thước đo chủ yếu là thước đo tiền tệ. Cả hai mặt định tính và định lượng của chi phí sản xuất đều chịu sự chi phối thường xuyên của quá trình tái sản xuất và đặc điểm sản phẩm. Nếu theo quan điểm của kế toán Việt Nam chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong kỳ nhất định thì theo quan điểm của Mỹ, chi phí được hiểu như là một khoản hao phí bỏ ra để thu được một số của cải vật chất hay dịch vụ. Còn theo quan điểm của Pháp, chi phí là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để mua được các yếu tố của quá trình sản xuất nhất định để phục vụ cho quá trình sản xuất. Các quan điểm chi phí này tuy có sự khác biệt nhưng chúng lại có cùng một thước đo chung đó là tiền tệ. Bởi có nhiều quan điểm khác nhau nên để tránh nhầm lẫn phạm vi của chi phí dưới góc độ kế toán, cần phải phân biệt giữa chi phí và chi tiêu: Chúng ta chỉ được tính chi phí của một kỳ hạch toán gồm hao phí về chi phí tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi phí trong kỳ hạch toán. Trong khi đó, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Nhưng chi tiêu lại là cở sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Trên thực tế có những chi phí tính vào kỳ hiện tại nhưng chưa được chi tiêu (như các khoản phải trả) hay những khoản chi tiêu của kỳ hiện tại nhưng chưa được tính vào chi phí (như mua tài sản cố định rồi khấu hao dần đưa vào chi phí). Như vậy, chi phí và chi tiêu không chỉ khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, chúng có sự khác nhau như vậy là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán của chúng. Đứng trên phương diện tính toán về mặt kinh tế, chi phí mà các doanh nghiệp phải chi trả đều nhằm mục đích là tạo ra những giá trị sử dụng nhất định cho xã hội biểu hiện thành các loại sản phẩm khác nhau. Nguyên tắc hoạt động đầu tiên của các doanh nghiệp là phải đảm bảo trang trải được các phí tổn đầu tư cho sản xuất sản phẩm. Như vậy khi sản xuất một sản phẩm nào đó thì chi phí dùng để sản xuất ra nó phải nằm trong giới hạn của sự bù đắp. Nếu vượt quá giới hạn này thì tất yếu doanh nghiệp sẽ bị phá sản. 1.1.1.3. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nhằm thúc đẩy không ngừng việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và phát huy hơn nữa vai trò của công cụ kế toán với sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy, chi phí được phân loại theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu: 1.1.1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại theo yếu tố. Theo quy định hiện hành toàn bộ chi phí sản xuất được chia ra 6 yếu tố sau: Yếu tố nguyên liệu, vật liệu, động lực: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, …dùng cho sản xuất. Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên sản xuất. Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: Các khoản này được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên sản xuất. Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ cho tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất. Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí… phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ. Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí có tác dụng rất to lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính; cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương,… cho kỳ sau. 1.1.1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất. Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau; mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Vì vậy, cách phân loại này còn được gọi là phân loại chi phí theo khoản mục. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí sau: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm. * Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục này số tiền công và trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng. * Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất. Gồm có: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, chi phí KHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. Qua đó sẽ giúp những nhà quản lý có biện pháp sử dụng chi phí một cách hợp lý, tiết kiệm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.1.1.3.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Với mục đích kiểm tra chi phí, điều tiết chi phí cho phù hợp đồng thời thuận lợi cho việc lập kế hoạch, đề ra các quyết định kinh doanh. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được phân chia theo mối quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách phân loại này chi phí được phân thành ba loại: chi phí biến đổi (biến phí), chi phí cố định (định phí) và chi phí hỗn hợp. * Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành. Tuy nhiên, các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định. * Định phí là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành. Nhưng các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi. * Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí lẫn định phí. ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí. Ngoài các cách phân loại trên, để phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình sử dụng chi phí, chi phí sản xuất còn được phân loại thành: - Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp - Chi phí tổng hợp và chi phí đơn nhất - ........................................................ Mỗi cách phân loại chi phí đều có những tác dụng nhất định trong công tác quản lý và hạch toán chi phí ở doanh nghiệp. 1.1. 2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Trong quá trình sản xuất ở một doanh nghiệp, một mặt doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí sản xuất, mặt khác kết quả sản xuất của doanh nghiệp là thu được những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành gọi chung là thành phẩm cần phải được tính giá thành tức là những chi phí đã bỏ ra để sản xuất ra chúng. Theo quan điểm của kế toán Việt Nam hiện nay, giá thành được định nghĩa như sau: “Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành” Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng sản xuất, phản ánh hiệu quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhằm đạt được mục đích sản xuất, được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai có chi phí sản xuất phát sinh là đã xác định ngay được giá thành mà cần thấy được rằng, giá thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định. 1.1.2.2. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm Nói đến bản chất của giá thành tức là nói đến nội dung kinh tế chứa đựng bên trong của chỉ tiêu giá thành. Có nhiều quan điểm khác nhau đề cập đến vấn đề bản chất của giá thành, trong đó có một số quan điểm tiêu biểu sau: Giá thành là hao phí lao động sống và lao động vật hoá được dùng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hoặc một khối lượng sản phẩm nhất định. Quan điểm này nêu lên được những yếu tố vật chất bên trong cấu thành nên bản thân sản phẩm và thực hiện giá trị của sản phẩm. Nó cho người ta thấy được chi phí sản xuất là nội dung cơ bản của giá thành, tiết kiệm được chi phí sản xuất theo hướng tuyệt đối và tương đối đều là những biện pháp cơ bản để hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng cường doanh lợi. Song nó lại đặt ra những ràng buộc trong xác định nội dung cấu thành giá thành, làm cho giá thành trở thành yếu tố cứng nhắc phụ thuộc vào các quy định, điều này lại không phù hợp với biến động thường xuyên của các đầu vào trong cơ chế thị trường. Giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bất kể nó nằm ở bộ phận nào trong các bộ phận cấu thành sản phẩm. Theo quan điểm này, để tiếp cận với bản chất của giá thành trước hết cần xem xét và giải quyết sự hình thành, phát sinh của các loại chi phí đó là: Tổng chi phí cố định và tổng chi phí biến đổi. Tổng chi phí là tổng cộng của chi phí bất biến và chi phí khả biến tương ứng với mỗi mức sản lượng. Giá thành là biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa một bên là chi phí sản xuất và một bên là kết quả đạt được trong từng giai đoạn nhất định. Đây là quan điểm gắn liền với yêu cầu đánh giá chất lượng sản xuất ở từng giai đoạn sản xuất hoặc bộ phận sản xuất mà ở đó có thể xác định lượng chi phí tiêu hao và kết quả sản xuất đạt được. Quan điểm này không đi vào phân tích nội dung bên trong cấu thành nên giá thành sản phẩm mà chú trọng đến việc đi tìm một đại lượng tương quan phục vụ kịp thời cho việc kiểm tra, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động theo yêu cầu của việc thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh nội bộ. Tóm lại, có thể nói bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Chưa có sự chuyển dịch này thì không thể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, giá thành bao gồm toàn bộ các khoản hao phí vật chất thực tế cần được bù đắp bất kể nó thuộc bộ phận nào trong cấu thành giá trị sản phẩm. 1.1.2.3. Phân loại giá thành sản phẩm Với mục đích quản lý tốt giá thành sản phẩm cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, kế toán cần phải phân biệt các loại giá thành khác nhau. Giá thành được xem xét dưới nhiều giác độ, phạm vi tính toán khác nhau, về lý luận cũng như thực tiễn. Có các cách phân loại giá thành chủ yếu sau: * Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành. Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành, giá thành sản phẩm chia ra làm 3 loại: Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. Giá thành định mức: Giá thành định mức là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem như là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất và được xây dựng trước khi bắt đầu sản xuất. Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. * Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí Theo phạm vi tính toán giá thành, giá thành sản phẩm được chia làm hai loại: - Giá thành sản xuất (hay còn gọi là giá thành công xưởng) Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất sản phẩm được dùng để ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. - Giá thành toàn bộ (hay còn gọi là giá thành tiêu thụ, giá thành đầy đủ) Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán, xác định khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán, xác định lãi trước thuế của doanh nghiệp. Như vậy, theo cách phân loại này cho phép các nhà quản lý xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng loại mặt hàng, dịch vụ. Song do khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng loại mặt hàng, dịch vụ có những hạn chế nhất định nên việc phân bổ chỉ mang tính tương đối. Có thể nói quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình mà các doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư các loại chi phí khác nhau để đạt được mục đích tạo ra khối lượng sản phẩm, lao vụ hoặc khối lượng công việc phù hợp với nhiệm vụ sản xuất đã xác định và thực hiện. Xuất phát từ mục đích sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì mọi sản phẩm khi được tạo ra luôn được các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả do nó mang lại. Để sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm thì doanh nghiệp phải tốn hết bao nhiêu chi phí, các loại chi phí và tỷ trọng của từng loại chi phí, khả năng để hạ thấp các loại chi phí này. Chỉ tiêu thoả mãn được những thông tin mang nội dung trên chính là giá thành. 1. 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Đi từ khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho ta thấy được mối quan hệ của chúng là rất mật thiết vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Không có chi phí ban đầu bỏ ra thì sẽ không tạo nên giá thành sản phẩm, ngược lại giá thành sản phẩm lại phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất bỏ ra cho một khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ nào đó. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành của sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành, sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm hạ hoặc cao. Do đó quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm có quan hệ với chi phí sản xuất thông qua công thức sau: = - + Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Tuy giữa chi phí và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng đây là hai khái niệm riêng biệt nên chúng có những mặt khác nhau như: - Xét về thời gian: Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành lại đồng thời liên quan tới cả chi phí phát sinh trong kỳ và chi phí kỳ trước (chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ) chuyển sang. - Xét về mặt giá trị và sản phẩm: Giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã sản xuất hoàn thành trong kỳ mà không tính đến chi phí đó phát sinh ở kỳ nào. Còn chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong một kỳ sản xuất kinh doanh mà không tính đến chi phí đó liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Việc thấy rõ mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm cũng như sự phân biệt khác nhau giữa chúng có tác dụng to lớn trong công tác kế toán nhằm thực hiện đúng và đủ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1.4. Yêu cầu quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm Chúng ta đều biết cái mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến đó là hiệu quả sản xuất kinh doanh nghĩa là chi phí bỏ ra ít nhất phải thu được lợi nhuận cao nhất. Nền kinh tế thị trường cạnh tranh làm nảy sinh những lĩnh vực mới đáng quan tâm cho các doanh nghiệp như quảng cáo, marketing...nhằm đạt được vị thế cao trên thị trường. Nhưng một nhân tố “nội lực”, chủ quan, có tầm chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp lại nằm ở khâu sản xuất. Thực tế cho thấy nếu doanh nghiệp hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong khi giá thành giảm xuống thì luôn chiếm được những đoạn thị trường lớn với sức cạnh tranh cao. Điều đó cho thấy việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chung của bất kỳ doanh nghiệp nào. Có thể nói hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là không thể thiếu trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Hơn nữa nó còn cung cấp cho doanh nghiệp những chỉ tiêu kinh tế quan trọng như: Giá vốn hàng bán, lợi nhuận kinh doanh, điểm hoà vốn, điểm tối đa lợi nhuận...hay nói chung lại là nó cho thấy được rõ mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Qua đó có thể đánh giá được tình hình hoạt động, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định quản trị để làm sao không ngừng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vậy để phản ánh được đúng các thông tin cần thiết đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất một cách chính xác và tính đúng, tính đủ giá thành. Muốn hạch toán chi phí một cách chính xác cần phải tổ chức công việc ghi chép một cách hợp lý, phản ánh đầy đủ, trung thực các khoản chi phí đã chi ra, tính toán chính xác các khoản chi phí đó. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc ghi chép chính xác về mặt lượng của chi phí mà còn phải phản ánh đúng thời điểm phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí đó. Bên cạnh đó, việc tính đúng, tính đủ giá thành là dựa trên việc tính chính xác chi phí phát sinh để sản xuất ra sản phẩm. Tính đủ giá thành là tính toán đầy đủ mọi hao phí thực tế đã bỏ ra theo đúng chế độ quy định để sản xuất ra một khối lượng công việc, lao vụ hay sản phẩm hàng hoá. Để tính đủ giá thành cũng cần phải xác định chính xác và loại bỏ những hao phí liên quan đến giá thành sản phẩm như các khoản hao phí mang tính chất tiêu cực, những khoản thiệt hại không được quy trách nhiệm đầy đủ... Việc tổ chức công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm kinh doanh và tình hình thực tế của doanh nghiệp sẽ cho ta những thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho công việc quản trị của doanh nghiệp cũng như định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tránh được tình trạng lãi giả, lỗ thật. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý sản xuất nói riêng, quản lý doanh nghiệp nói chung nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1. 2 . Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm, vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, những người quản lý doanh nghiệp nắm được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, để có biện pháp quản lý thích hợp. Để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp. Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở ._.dang cuối kỳ. Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định. Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. 1.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 1.2.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định giới hạn về mặt phạm vi mà chi phí cần được tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm . Thực tế hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiều địa điểm, phân xưởng, tổ đội sản xuất khác nhau. ở từng địa điểm sản xuất lại có thể sản xuất chế biến nhiều sản phẩm, nhiều công việc, lao vụ khác nhau, theo các quy trình công nghệ khác nhau. Do đó chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng phát sinh ở nhiều địa điểm, nhiều bộ phận, liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc. Như vậy, để xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất nhằm thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí thì cần phải dựa trên một số tiêu thức. Căn cứ vào một số tiêu thức, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được xác định như sau: Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: - Doanh nghiệp có quy trình công nghệ là sản xuất giản đơn: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất. - Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc bộ phận sản xuất. Căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm : - Với loại hình sản xuất đơn chiếc thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng sản phẩm. - Với loại hình sản xuất hàng loạt thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là từng đơn đặt hàng hoặc từng loại sản phẩm tuỳ thuộc vào từng quy trình công nghệ sản xuất. Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: Nếu trình độ hạch toán càng cao thì đối tượng tập hợp chi phí càng cụ thể và chi tiết, ngược lại nếu trình độ thấp thì đối tượng có thể bị hạn chế và thu hẹp, không được chi tiết, cụ thể. Việc xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất, đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp mới giúp cho tổ chức tốt nhất công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Ngoài ra còn phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời, đúng đắn. 1.2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là xác định đối tượng mà hao phí vật chất của doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất và tính chất sản xuất của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. Để xác định chính xác đối tượng tính giá thành cần dựa vào các căn cứ sau: Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất - Với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn: Đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quá trình sản xuất. - Với quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục: Đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng, cũng có thể là các loại nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất. - Với quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song (lắp ráp): Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, cũng có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm. Loại hình sản xuất - Với loại hình sản xuất đơn chiếc và sản xuất những loạt nhỏ: Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hay từng loại sản phẩm. - Với sản xuất hàng loạt khối lượng lớn: Đối tượng tính giá thành là nhóm bán thành phẩm hay nhóm sản phẩm cuối cùng. Yêu cầu và trình độ quản lý: - Với trình độ quản lý cao có thể chi tiết đối tượng tính giá thành ở các giác độ khác nhau. - Với trình độ quản lý thấp đối tượng tính giá thành có thể là nhóm các sản phẩm cùng loại có kích cỡ khác nhau hoặc có thể quy định về sản phẩm gốc. Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán giá thành tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lý, phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.3. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.3.1. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi tình hình phát sinh và tập hợp chi phí sản xuất theo các đối tượng chịu chi phí, kế toán sử dụng các tài khoản sau: * TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 621 sử dụng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư, được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất để phục cho việc tính toán giá thành cho từng đối tượng sản phẩm. TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản 622 dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí nhân công của công nhân sản xuất vào tài khoản chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư và có thể mở chi tiết cho từng đối tượng. * TK 627 - Chi phí sản xuất chung Tài khoản 627 dùng để tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng, bộ phận. Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư, được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bao gồm các tài khoản cấp hai sau: + TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272 - Chi phí nguyên vật liệu + TK 6273 - Chi phí công cụ, dụng cụ + TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Đối với doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra, TK154 còn phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh phụ, thuê ngoài gia công, tự chế. Tài khoản 154 được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. TK 631 - Giá thành sản xuất Tài khoản này được dùng để xác định giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành trong kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành sản phẩm. Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư. 1.2.3.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Theo quyết định 1141 TC-CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 quy định doanh nghiệp được chọn một trong hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Phương pháp kê khai thường xuyên Là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập-xuất-tồn các loại vật tư trên sổ kế toán. Vật tư có thể được xác định bất cứ tại thời điểm nào trong kỳ kế toán. Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, phức tạp. Phương pháp kiểm kê định kỳ Là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị vật liệu đã xuất trong kỳ theo công thức sau: + - = Trị giá vật liệu,hàng hoá xuất Trị giá vật liệu, hàng hoá tồn đầu kỳ Trị giá vật liệu, hàng hoá nhập trong kỳ Trị giá vật liệu, hàng hoá tồn cuối kỳ Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, doanh nghiệp kinh doanh thương mại có giá trị thấp, nhiều chủng loại. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là một yếu tố quyết định đối với nội dung và trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó trình tự này còn phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể khái quát trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo các bước sau: - Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng hạch toán chi phí, thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp. - Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí của các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ cho từng đối tượng theo các tiêu thức thích hợp. - Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. - Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm . Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nội dung và trình tự hạch toán chi phí sản xuất được vận dụng theo những cách khác nhau. 1.2.3.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.2.3.2.1.1. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Các loại nguyên vật liệu này có thể xuất từ kho ra để sử dụng, có thể mua về đưa vào sử dụng ngay hoặc do tự sản xuất ra đưa vào sử dụng. Thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng tập hợp chi phí do đó có thể tổ chức tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp, các chứng từ liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đều phải ghi đúng đối tượng chịu chi phí, trên cơ sở đó kế toán lập bảng kê tập hợp chi phí trực tiếp cho các đối tượng có liên quan để ghi vào các tài khoản và chi tiết theo đúng đối tượng. Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ x Tỷ lệ phân bổ Trong trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo số lượng sản phẩm, theo trọng lượng…Công thức phân bổ như sau: Tỷ lệ phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ cho tất cả các đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng = x 100 Tài khoản sử dụng: TK 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu: Quy trình hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên được thể hiện qua sơ đồ 1.1 sau đây: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) (1) TK 152 (5) (4) (7) (3) (6) (2) TK 621 TK 33331331,111,112 TK 411 TK 154 TK 154 TK 336,338… Ghi chú: Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất Nguyên vật liệu mua ngoài xuất dùng trực tiếp cho sản xuất Nguyên vật liệu nhận cấp phát, nhận liên doanh dùng ngay cho sản xuất sản phẩm Nguyên vật liệu tự sản xuất , thuê ngoài gia công Nguyên vật liệu vay, mượn, … dùng ngay cho sản xuất sản phẩm Vật liệu dùng không hết nhập kho hay chuyển kỳ sau Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đối tượng tính giá thành 1.2.3.2.1.2. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ Nguyên vật liệu xuất trong kỳ = Nguyên vật liệu tồn đầu kỳ - + Nguyên vật liệu tồn cuối kỳ Nguyên vật liệu nhập trong kỳ Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ là xác định số dư đầu kỳ của nguyên vật liệu, lượng nguyên vật liệu nhập trong kỳ, đến cuối kỳ kiểm kê để xác định số dư cuối kỳ của nguyên vật liệu sau đó mới tính ra được số nguyên vật liệu xuất trong kỳ: Chính vì đặc điểm này nên chi phí nguyên vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất kho cho mục đích sản xuất, quản lý, hay tiêu thụ sản phẩm. Cho nên để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ kế toán cần phải theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích. Theo phương pháp này, ngoài sử dụng các tài khoản 151, 152, 621,.. kế toán còn dùng thêm: + Tài khoản 611 - “Mua hàng” + Tài khoản 631 - “Giá thành sản xuất” được dùng tương ứng như TK154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” trong phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp hạch toán cụ thể các nghiệp vụ liên quan tới việc xác định trị giá nguyên vật liệu xuất dùng được trình bày ở phần trước (doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên). Quy trình hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ được thể hiện qua sơ đồ 1.2 sau đây: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ) TK331,111,112,311,… TK611 TK621 TK631 TK151,152 (2) (5) (3) (4) (1) Ghi chú: Kết chuyển giá trị vật liệu chưa dùng đầu kỳ Giá trị vật liệu tăng trong kỳ Giá trị vật liệu chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ, lao vụ Giá trị vật liệu chưa dùng cuối kỳ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất cho đối tượng tính giá thành 1.2.3.2.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ và chi phí theo quy định. Không được tính vào chi phí nhân công trực tiếp các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Tuy nhiên nếu tiền lương nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức phân bổ bao gồm: định mức tiền lương của các đối tượng, hệ số phân bổ đã được quy định, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn…mức phân bổ được xác định như sau: Mức phân bổ chi phí tiền lương của nhân công trực tiếp cho từng đối tượng Tổng số tiền lương công nhân trực tiếp của các đối tượng Tổng khối lượng phân bổ theo tiêu thức sử dụng Khối lượng phân bổ của từng đối tượng = x Trên cơ sở tiền lương được phân bổ sẽ tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ để tính vào chi phí. Tỷ lệ trích BHXH: 19% lương, trong đó: + 15% tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp + 5% trừ vào lương của người lao động Tỷ lệ trích BHYT: 3% lương, trong đó: + 1% trừ vào lương của người lao động + 2% tính và chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ lệ trích KPCĐ: 2% lương được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp TK sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”. Các nghiệp vụ kế toán chi phí nhân công trực tiếp Toàn bộ quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được khái quát qua sơ đồ 1.3 sau đây: Ghi chú: Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Các khoản trích theo tỷ lệ với tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất (4) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất cho đối tượng tính giá thành Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp TK338 TK334 TK622 TK154 (631) TK335 (1) (2) (3) (4) 1.2.3.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung là loại chi phí hỗn hợp bao gồm các khoản: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng cho phân xưởng. Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh. Việc tập hợp được thực hiện hàng tháng vào cuối mỗi tháng sau đó tiến hành phân bổ kết chuyển vào đối tượng hạch toán chi phí. - Nếu phân xưởng chỉ sản xuất một loại sản phẩm duy nhất thì toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh được kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất sản phẩm. Mức phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng = Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong tháng Tổng số đơn vị của các đối tượng được phân bổ tính theo tiêu thức được lựa chọn Số đơn vị của từng đối tượng tính theo tiêu thức được lựa chọn x - Nếu phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Để tiến hành phân bổ có thể sử dụng các tiêu thức như: tỷ lệ với tiền lương nhân công sản xuất, tỷ lệ với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với số giờ máy…Mức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí được xác định theo công thức sau: TK sử dụng: TK 627 - “Chi phí sản xuất chung” Tài khoản này mở chi tiết theo từng phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh Các nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất chung: Toàn bộ quy trình hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ 1.4 sau đây: Ghi chú: Chi phí nhân công Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ Các khoản phân bổ hoặc trích trước Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Phân bổ (kết chuyển) chi phí sản xuất chung Sơ đồ 1.4: sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung TK154 (631) (7) TK334,338 TK627 TK152,153 (611) TK142(1422),335 TK214 TK331,111,112 (1) (2) (3) (4) (5) TK111,112,152… (6) 1.2.3.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và tính giá thành sản phẩm hoàn thành Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng theo từng khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kế khai thường xuyên). Trình tự tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và xác định giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên được biểu hiện qua sơ đồ 1.5 sau đây: Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 621 TK 152,138 TK 154 TK 632,157 (7) (6) (5) (4) Dck: (3) (2) (1) Dđk: TK 155 TK 627 TK 622 Ghi chú: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đối tượng tính giá thành Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho đối tượng tính giá thành Kết chuyển (phân bổ) chi phí sản xuất chung cho đối tượng tính giá thành Các khoản làm giảm chi phí tính giá thành sản phẩm Sản phẩm hoàn thành bán trực tiếp hoặc gửi bán. Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho Xuất kho tiêu thụ hoặc gửi bán. Cũng tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên, ở phương pháp kiểm kê định kỳ chi phí sản xuất trong kỳ cũng được tập hợp trên các TK: TK621 - CPNVLTT TK 622 - CPNCTT TK 627 - CPSXC Tuy nhiên do đặc điểm của kế toán tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, TK154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ sử dụng để phản ánh chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành được thực hiện trên TK 631 - giá thành sản xuất. Có thể khái quát trình tự tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ qua sơ đồ 1.6 sau đây: Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 631 TK 154 TK 627 TK 622 TK 632 (6) (5) (3) (4) (2) (1) TK 621 Ghi chú: Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đối tượng tính giá thành Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho đối tượng tính giá thành Kết chuyển chi phí sản xuất chung cho đối tượng tính giá thành Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ (6) Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ được xác định theo công thức: ZTT = DĐK + C - DCK Trong đó: ZTT: Tổng giá thành thực tế của khối lượng sản phẩm hoàn thành DĐK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. DCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. C: Tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Nếu trong quá trình sản xuất ngoài sản phẩm chính, doanh nghiệp còn tận thu đựợc sản phẩm phụ, thì tổng giá thành sản phẩn hoàn thành sẽ được loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ: ZTT = DĐK + C - DCK - CP Trong đó CP: Chi phí sản xuất sản phẩm phụ ( thường được đánh giá theo giá thành kế hoạch hoặc giá thị trường tương đương). Giá thành đơn vị hoàn thành sẽ được xác định theo công thức: ztt = Trong đó: ztt : Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm Sht: Khối lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ. 1.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang vào cuối kỳ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán giá thành và xác định dúng đắn kết quả kinh doanh trong kỳ. Để đánh giá sản phẩm dở dang doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các phương pháp sau: 1.3.1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc CPNVL chính) Phương pháp này vận dụng phù hợp cho những doanh nghiệp mà trong cấu thành của giá thành sản phẩm thì CPNVLTT (hoặc CPNVL chính ) chiếm tỷ trọng lớn thông thường là hơn 70%. Đặc điểm của phương pháp này là chỉ tính cho sản phẩm làm dở khoản CPNVLTT (hoặc CPNVL chính) còn chi phí chế biến đựơc tính hết cho sản phẩm trong kỳ. Đồng thời coi mức chi phí NVLTT (hoặc CPNVL chính) dùng cho đn vị sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau. Công thức tính: Số lượng sản x phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí sản Chi phí NVLTT Chi phí sản xuấtdở dang + (hoặc CPNVL chính) xuất tính cho đầu kỳ thực tế sử dụng trong kỳ sản phẩm dở = dang cuối kỳ Số lượng sản Số lượng sản phẩm hoàn + phẩm dở thành trong kỳ dang cuối kỳ 1.3.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Phương pháp này vận dụng phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp nhưng phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đặc điểm của phương pháp này biểu hiện ở các mặt: - Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí trong cấu thành của chi phí sản xuất. - Nếu mức độ tiêu hao của các khoản mục chi phí tương ứng với tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang thì chỉ cần quy đổi số lượng sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành nói chung để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Công thức tính: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy x đổi thành sản phẩm hoàn thành Chi phí sản Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất dở dang + phát sinh xuất tính cho đầu kỳ trong kỳ sản phẩm dở = dang cuối kỳ Số lượng sản Số lượng sản phẩm phẩm hoàn + dở dang cuối kỳ quy đổi thành trong kỳ thành sản phẩm hoàn thành 1.3.3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Phương pháp này vận dụng phù hợp với các doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức. Đặc điểm của phương pháp này là chi phí NVLTT, CPNCTT và CPSXC của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã thực hiện được và tỷ lệ hoàn thành. Nếu sản phẩm dở dang được chế tạo không phải qua các công đoạn có định mức tiêu hao được xác lập riêng biệt thì các khoản mục chi phí của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm hàon thành. Ngoài giá thành định mức như trên, chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cũng có thể được xác định theo giá thành kế hoạch (trường hợp doanh nghiệp không xây dựng giá thành định mức). Việc đáng giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực hợp lý của giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc tính toán, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một công việc rất phức tạp, khó có thể thực hiện được một cách chính xác tuyệt đối. Kế toán phải tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, về tính chất cấu thành cuả chi phí và yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho thích hợp. 1.4. Các phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu 1. 4.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn Đặc điểm của các doanh nghiệp này là có quy trình sản xuất giản đơn, chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là các doanh nghiệp khai thác, sản xuất động lực… Do số lượng mặt hàng ít nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một sổ (thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp (giản đơn) Trên cơ sở số liệu chi phí đã tập hợp trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục chi phí theo công thức: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Các khoản làm giảm chi phí Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = - - + Giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Xuất phát từ đặc điểm sản xuất sản phẩm nên trong phương pháp giản đơn còn phải thực hiện một số biện pháp kỹ thuật tính toán để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cụ thể. Những biện pháp kỹ thuật này chỉ là những phương pháp tính toán gắn liền với những quy ước nhất định. Phương pháp loại trừ Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ CPSX sản phẩm phụ CPSX dở dang cuối kỳ = + - - Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu). Do vậy để tính được giá thành của sản phẩm cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí. Phương pháp hệ số Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính và tất nhiên không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sản phẩm. Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số 1 được chọn làm sản phẩm tiêu chuẩn. Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp cũng được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như đã nêu ở phương pháp hệ số nhưng giữa các loại sản phẩm lại không xác lập một hệ số quy đổi. Để xác định tỷ lệ người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau: giá kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm, …Thông thường có thể sử dụng giá kế hoạch (hoặc giá định mức). Tỷ lệ phân bổ giá thực tế cho từng loại sản phẩm Tổng giá thực tế của các loại sản phẩm Tổng giá kế hoạch của các loại sản phẩm = x 100 Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại x Tỷ lệ phân bổ * Phương pháp liên hợp Phương pháp này được áp dụng trong điều kiện trong cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra nhiều loại sản phẩm chính và có cả sản phẩm phụ nên phải kết hợp phương pháp hệ số hoặc tỷ lệ với phương pháp loại trừ mới xác định được giá của từng loại sản phẩm chính. 1.4. 2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng Đối tượng hạch toán chi phí tại doanh nghiệp theo đơn đặt hàng là từng đơn đặt hàng cụ thể. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đặc điểm của việc hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán vào từng đơn đặt hàng có liên quan. Còn chi phí phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng do liên quan đến nhiều đơn đặt hàng nên tổ chức theo dõi theo phân xưởng và cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp. Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng đúng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật được thoả thuận trong hợp đồng sản xuất. Nếu có đơn đặt hàng nào đó mà cuối tháng vẫn chưa thực hiện xong thì việc tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối tháng đó chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng (sử dụng tài khoản 154 - chi tiết theo từng đơn đặt hàng). Sơ đồ 1.7 sau đây thể hiện trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng. Sơ đồ 1.7 TK621,622,627 TK154(chi tiết theo ._. tiện vận tải chiếm 3,02% trên tổng số + Nhà cửa, vật kiến trúc chiếm 12,45% trên tổng số + Thiết bị quản lý chiếm 0,14% trên tổng số + Tài sản khác chiếm 0,19% trên tổng số TSCĐ của Xí nghiệp được theo dõi từng loại trên sổ chi tiết TSCĐ mở vào đầu năm.Sổ này chuyên dùng để theo dõi từng loại TSCĐ về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, tỉ lệ khấu hao của từng tài sản cố định. Về cách tính mức khấu hao TSCĐ thì ở đây Xí nghiệp qui định một tỉ lệ khấu hao TSCĐ bình quân đối với từng TSCĐ. Tỉ lệ khấu hao bình quân đối với máy móc sản xuất chính là 15%, với máy móc phụ trợ là 10%, với nhà cửa đất đai là 5%... Cũng như các loại chi phí khác, việc tính khấu hao TSCĐ được tiến hành từng tháng. Kế toán TSCĐ căn cứ vào nguyên giá và tỉ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ để tính ra số khấu hao cơ bản phải trích trong tháng cho từng đối tượng sử dụng và việc tính toán dựa trên công thức Nguyên giá * Tỉ lệ khấu hao Mức khấu hao một tháng = Số năm sử dụng * 12 VD: Hàng tháng kế toán tiến hành tính khấu hao TSCĐ cho máy phơi TQ như sau: Nguyên giá : 50.050.000đ Tỉ lệ khấu hao : 10%/năm Thời gian sử dụng: 3 năm 50.050.000 * 0,1 Mức khấu hao 1 tháng = = 139.038đ 3 * 12 Thông thường, vào thời điểm cuối tháng kế toán TSCĐ tiến hành tính khấu hao TSCĐ dựa trên các chứng từ mua, bán, thanh lý TSCĐ (nếu có) trong tháng, khấu hao TSCĐ trích trong tháng trước, để tính ra giá trị còn lại của TSCĐ trong tháng này. Nhưng ở đây số khấu hao tăng, giảm trong tháng ít được tính đến vì các máy móc thiết bị của Xí nghiệp đều còn mới, Xí nghiệp ít mua bán thanh lý TSCĐ trong tháng. Do vậy mức khấu hao TSCĐ hàng tháng là tương đối ổn định, cuối tháng kế toán TSCĐ tiến hành vào sổ chi tiết TSCĐ cho từng loại tài sản thuộc các nguồn khác nhau: Nguồn ngân sách , nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung... Đồng thời kế toán TSCĐ chuyển số liệu cho kế toán chi phí để tính khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất chung và ghi vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 627 theo định khoản Nợ TK627 201.504.519 Có TK214 201.504.519 Số liệu trên được trích từ biểu số14 2.2.3.3.2. Chi phí dịch vụ mua ngoài Các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh ở Xí nghiệp in 15 chủ yếu là tiền điện phục vụ cho sản xuất, tiền điện thoại và tiền nước. Xí nghiệp in Công Đoàn thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán mở sổ “Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại” để theo dõi, ghi chép phản ánh số thuế GTGT được hoàn lại đã hoàn lại và còn được hoàn lại vào cuối kỳ báo cáo. Sổ này được mở hàng quí, được ghi chép theo từng chứng từ về thuế GTGT được hoàn lại và còn được hoàn lại vào cuối kỳ. Khi phát sinh nghiệp vụ kế toán tiến hành phản ánh vào sổ chi tiết TK 627- Chi phí sản xuất chung theo định khoản Nợ TK627 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331... VD: Ngày 18/2 Xí nghiệp nhận được giấy báo tiền điện T1/2000 Tổng số tiền thanh toán là: 35.213.841đ. Trong đó: Giá mua chưa thuế là 32.012.583đ Thuế GTGT (10%) là 3.201.258đ Kế toán sẽ ghi vào sổ chi tiết TK627 theo định khoản Nợ TK627 32.012.583 Có TK112 32.012.583 Số liệu trên được trích từ biểu số 14 2.2.3.3.3. Chi phí khác bằng tiền Chi phí này gồm có chi phí về tiền phim, gia công, cán láng, chi phí hội nghị, tiếp khách, mua thuốc cho phòng y tế... - Gia công: Khoản chi phí này phát sinh khi Xí nghiệp cần đi gia công một số sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng VD phong bì ... - Chi phí về phim, cán láng Đây là những chi phí phát sinh khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng, Xí nghiệp sẽ tiến hành làm riêng. Việc cán láng và chụp phim Xí nghiệp sẽ thuê ngoài làm. Cuối tháng kế toán căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ thu, chi có liên quan để xác định chi phí về phim, cán láng. VD: T1/2000 anh Dũng cán láng 20.921.000đ Kế toán ghi sổ chi tiết TK627 theo định khoản sau: Nợ TK627 20.921.000 Có TK 112 20.921.000 Các số liệu trên được trích từ biểu số 14 Cuối quí căn cứ vào chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành vào sổ cái TK627(Biểu 15) 2.2.3.4 Chi phí trả trước, chi phí phải trả 2.2.3.4.1. Chi phí trả trước Thuộc khoản chi phí này gồm: + Chi phí thuê nhà xưởng, văn phòng làm việc phục vụ nhiều kỳ sản xuất. + Công cụ dụng cụ loại phân bổ 2 lần trở lên + Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh 1 lần quá lớn + Lãi thuê TSCĐ Như đã trình bày ở trên, mặc dù hiện nay Xí nghiệp đã mở rộng qui mô sản xuất song về tổng quát Xí nghiệp vẫn thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, số vốn không cao, số lượng công nhân ít, sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của khách nên toàn bộ sản phẩm sản xuất ra đều được giao trả ngay cho khách hàng. Từ những điều kiện cụ thể đó thực tế cho thấy rằng hầu như Xí nghiệp không phát sinh chi phí trả trước. Do vậy tại Xí nghiệp in 15 không tập hợp chi phí trả trước. 2.2.3.4.2. Chi phí phải trả Thuộc khoản chi phí này gồm + Tiền lương công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép + Chi phí sửa chữa TSCĐ + Lãi tiền vay chưa đến hạn trả Thực tế Xí nghiệp không trích trước tiền lương cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép. TSCĐ ở Xí nghiệp hầu hết có thời gian sử dụng lâu nên chỉ phát sinh chi phí sửa chữa, bảo dưỡng không phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Do đó Xí nghiệp không tập hợp chi phí phải trả 2.2.3.5. Tập hợp chi phí sản xuất toàn Xí nghiệp Toàn bộ chi phí sản xuất được trình bày ở trên cuối quí được tập hợp vào bên nợ TK631 - Giá thành sản xuất Quá trình tập hợp chi phí sản xuất toàn Xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau Sơ đồ hạch toán Chi phí điện, nước, điện thoại Chi phí khấu hao TSCĐ Kết chuyển chi phí SX chung Kết chuyển chi phí NCTT CP tiền lương, các khoản trích theo lương Kết chuyển chi phí NVLTT Xuất NVL cho sản xuất TK152,153 TK621 TK631 TK334,338 TK622 TK214 TK627 TK111,112 TK133 Thuế GTGT đầu vào Biểu 14 Sổ chi tiết TK627 NT ghi sổ CTừ Diễn giải TK ĐƯ Tổng số Chia ra Phim G.công Cán láng Điện ĐT KHao ..... 1/2000 03 3/1 Cán láng 111 20.921.000 20.921.000 39 12/1 Gia công 111 500.000 500.000 85 17/1 Tiền điện 112 320.012.583 320.012.583 Khấu hao T1 214 210.504.519 210.504.519 ........... Cộng P/s T1 531.744.327 Biểu 15 Sổ cái TK627 NT ghi sổ CTừ Diễn giải S ĐK CTGS TK ĐƯ Số phát sinh S N Nợ Có 1/2000 03 3/1 Cán láng 09 111 20.921.000 ...................... 39 12/1 Gia công 15 111 500.000 85 17/1 Tiền điện 16 112 32.012.583 Khấu hao 201.504.519 ...................... 2/2000 144 4/2 Trường phim(5+6) 28 111 2.491.000 .............. 151 13/2 Cán láng 112 17.323.000 ............... 3/2000 219 5/3 Điện thoại 43 111 2.336.684 .............. 235 17/3 Điện SX 45 112 24.613.171 ............... Cộng Q1/2000 1.583.335.255 K/c CPSXC 1.583.335.255 Biểu 16 Sổ cái TK 631 - Giá thành sản xuất NT ghi sổ CTừ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh S N Nợ Có Quí 1/2000 31/3/2000 K/c CPNVLTT 621 3.090.968.051 K/c CPNCTT 622 808.662.661 K/c CPSXC 627 1.583.335.255 Gía thành sx Q1/2000 5.482.965.967 K/c giá thành sx Q1/2000 5.482.965.967 2.3. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp in 15 2.3.1. Công tác quản lý giá thành tại Xí nghiệp . Trước khi một hợp đồng được ký kết, phòng kế hoạch trên cơ sở yêu cầu đặt hàng của khách hàng sẽ tiến hành tính toán xác định định mức chi phí về vật liệu, công in... cho sản phẩm đó. Sau khi tính toán phòng kế hoạch sẽ lập một phiếu báo giá giao cho khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận hai bên sẽ cùng ký kết HĐKT. 2.3.2. Đối tượng tính giá thành. Hiện nay quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Xí nghiệp bao gồm 3 giai đoạn. Trải qua 3 giai đoạn đó sẽ cấu thành nên sản phẩm. Trên thực tế xí nghiệp chỉ tính tổng giá thành cho toàn bộ số thành phẩm sản xuất ra, mà không tính giá thành đơn vị mặc dù trong cùng một kỳ hạch toán Xí nghiệp tiến hành sản xuất theo nhiều đơn đặt hàng. 2.3.3. Đánh giá sản phẩm làm dở Tại Xí nghiệp in 15 sản xuất tiến hành theo đơn đặt hàng, thường quy định rõ khoảng thời gian phải hoàn thành đơn đặt hàng. Điều đó có nghĩa sản phẩm hoàn thành phải giao cho khách hàng, vì vậy Xí nghiệp không được phép có sản phẩm dở trong thời gian dài. Do đó kế toán không tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở cuối tháng. 2.3.4. Phương pháp tính giá thành Xí nghiệp sử dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành Mặt khác, đối tượng tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp xác định là toàn bộ quy trình sản xuất. Do vậy công tác tính giá thành của Xí nghiệp thực chất chỉ là công tác tập hợp chi phí sản xuất. Tổng giá thành sp của Xí nghiệp = Tổng CPSX của Xí nghiệp Việc xác định tổng giá thành được căn cứ trên Sổ cái TK 631 – Giá thành sản xuất( Biểu 16). VD: Quý 1/2000 - Tổng chi phí sản xuất của Xí nghiệp là: 5.250.153.296 đồng + Chi phí NVL trực tiếp: 3.090.968.051 đồng + Chi phí NC trực tiếp : 837.240.773 đồng + Chi phí SX chung : 1.321.944.472 đồng - Tổng giá thành sản phẩm là : 5.250.153.296 đồng Do xác định tổng giá thành bằng tổng chi phí sản xuất sản phẩm nên kế toán không lập Bảng tính tổng giá thành. Chương 3 một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp in 15 1. Nhận xét chung về tình hình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp in 15. Cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, Xí nghiệp in 15 gặp rất nhiều khó khăn trước sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhưng với sự năng động của bộ máy quản lý, cùng sự cố gắng nỗ lực của toàn thể công nhân viên trong Xí nghiệp , Xí nghiệp đã thực hiện một số chuyển đổi về cơ chế quản lý,về công nghệ sản xuất...nên đã nhanh chóng hoà nhập với thị trường. Qua 55 năm xây dựng và phát triển, Xí nghiệp in 15 đã không ngừng vươn lên tự khẳng định mình là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được những thành quả như những năm qua là nhờ Xí nghiệp đã có định hướng đúng đắn cho chiến lược sản xuất kinh doanh, gắn công tác khoa học kỹ thuật với sản xuất, nắm bắt được thị hiếu khách hàng, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và đã hạch toán triệt để, toàn diện. Công tác kế toán của Xí nghiệp không ngừng hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu quản lý và hạch toán sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp . Có thể thấy rõ điều này qua những mặt sau: 1.1. Ưu điểm Thứ nhất: Về bộ máy kế toán của Xí nghiệp Nhìn chung, bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với yêu cầu quản lý của Xí nghiệp . Là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, vì vậy việc tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp theo hình thức tập trung là hợp lý, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh và đáp ứng được yêu cầu quản lý của Xí nghiệp. Thứ hai: Về hệ thống sổ hạch toán Hình thức sổ hạch toán sử dụng hiện nay ở Xí nghiệp là hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức này phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đều được lập chứng từ làm cơ sở pháp lý cho mọi số liệu phản ánh trên các tài khoản, bảng kê, CTGS, tổng hợp báo cáo kế toán. Thứ ba: Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp đã đi vào nề nếp ổn định. ở một chừng mực nhất định, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp đã phản ánh đúng thực trạng của Xí nghiệp , đáp ứng được yêu cầu quản lý mà Xí nghiệp đặt ra. Trong các khoản mục chi phí sản xuất của Xí nghiệp , chi phí về vật liệu chiếm tỉ trọng cao. NVL phục vụ cho sản xuất là do Xí nghiệp tự mua.Với đặc điểm của ngành in NVL chủ yếu là giấy, mực nên tương đối dễ mua trên thị truờng, VL của Xí nghiệp dùng đến đâu mua đến đó,Xí nghiệp chỉ dự trữ một lượng nhất định cho đầu kỳ và cuối kỳ với những loại NVL thường xuyên dùng đến. Đây là mặt tích cực của Xí nghiệp góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp. Các NVL mà Xí nghiệp sử dụng hầu hết được nhập từ nước ngoài, chỉ riêng phần giấy in là nhập từ nhà máy giấy Bãi Bằng và Xí nghiệp giấy Tân Mai. Khi có nhu cầu Xí nghiệp được thị trường cung ứng lượng NVL đầu vào một cách nhanh chóng và đầy đủ. Việc mua NVL dựa trên nguyên tắc ở đâu chất lượng đảm bảo phù hợp sản xuất, giá cả phải chăng thì ta nhập vào, điều này góp phần giảm chi phí NVL đầu vào, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xí nghiệp có chế độ tiền lương, tiền thưởng rõ ràng từ đó khuyến khích người lao động tin tưởng, gắn bó với Xí nghiệp . Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Xí nghiệp còn bộc lộ một số mặt hạn chế cần được tiếp tục hoàn thiện. 1.2. Những tồn tại Căn cứ vào quyết định số 1141/TC - QĐ/ CĐKT ngày 1/1/1995 do Bộ tài chính ban hành thì công tác kế toán của Xí nghiệp in 15 còn nhiều điểm chưa phù hợp. Tồn tại 1: Về hệ thống tài khoản sử dụng và các bảng kê. Như đã trình bày ở chương 2 thì hệ thống tài khoản hiện Xí nghiệp sử dụng bao gồm 36 tài khoản trong đó những tài khoản cần chi tiết thì kế toán hạch toán chi tiết tới tài khoản cấp 2. Nhưng việc mở các tài khoản để sử dụng mà Xí nghiệp thực hiện là chưa dúng với chế độ kế toán. Cụ thể: Việc tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ trong trường hợp Xí nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng TK631- giá thành sản xuất là không đúng với chế độ kế toán. Bên cạnh đó trong công tác kế toán vật liệu, kế toán tiền lương, kế toán TSCĐ Xí nghiệp không thực hiện lập bảng phân bổ nên việc tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp là chưa chính xác. Tồn tại 2: Về công tác kế toán chi phí sản xuất. Thứ nhất: Về việc hạch toán chi phí NVL trực tiếp Công tác hạch toán chi phí NVL trực tiếp của Xí nghiệp hiện nay là chưa đúng.Việc hạch toán toàn bộ chi phí NVL, CCDC của Xí nghiệp trong kỳ vào chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất chưa theo như chế độ kế toán quy định, nó không phản ánh được chính xác chi phí NVL trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm. Điều này tất yếu ảnh hưởng tới công tác tính giá thành sản xuất của Xí nghiệp . Thứ hai: Về việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Cũng như chi phí NVL trực tiếp, ở đây Xí nghiệp hạch toán toàn bộ khoản tiền lương, các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân viên trong Xí nghiệp vào chi phí nhân công trực tiếp. Cách hạch toán như vậy dẫn tới sự thiếu chính xác về chi phí nhân công trực tiếp làm ảnh hưởng tới công tác hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Thứ ba: Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung Theo quy định thì chi phí sản xuất chung của Xí nghiệp phải được hạch toán theo từng phân xưởng và phải gồm: chi phí CCDC, chi phí NVL sử dụng tại phân xưởng, chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng... Nhưng ở đây Xí nghiệp lại hạch toán không có các khoản chi phí kể trên mà chỉ có chi phí về điện, nước, điện thoại,... Cách hạch toán như vậy là chưa đúng và thiếu chính xác. Ngoài ra chi phí về điện của Xí nghiệp là một khoản chi phí khá lớn nhưng Xí nghiệp lại không hạch toán riêng được chi phí điện cho sản xuất là bao nhiêu, chi phí điện cho hoạt động khác là bao nhiêu. Với việc hạch toán như vậy thì Xí nghiệp không thể tính toán được chính xác chi phí sản xuất chung để hạch toán vào chi phí sản xuất sản phẩm. Tồn tại 3: Về công tác tính giá thành sản phẩm Hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp được tiến hành theo đơn đặt hàng nhưng như đã trình bày ở chương 2, thì Xí nghiệp không xác định chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng. Việc Xí nghiệp không xác định được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, hay chính là việc Xí nghiệp không xác định giá thành sản xuất cho từng đơn đặt hàng là một thiếu sót lớn. Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập mà không biết chính xác tính hiệu quả của từng đơn đặt hàng thì chưa thật chặt chẽ trong công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung. 2. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.1. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.1.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Như đã trình bày ở trên thì việc hạch toán toàn bộ chi phí NVL, chi phí CCDC vào chi phí NVL trực tiếp trong kỳ của Xí nghiệp là chưa đúng. Do đó: Thứ nhất: Xí nghiệp cần tách riêng chi phí CCDC trong chi phí NVL trực tiếp trong kỳ của Xí nghiệp để tính vào chi phí sản xuất chung. Thứ hai: Về công tác hạch toán chi phí NVL trực tiếp Để việc hạch toán chi phí NVL của Xí nghiệp trong kỳ được chính xác thì ngay từ khâu hạch toán NVL kế toán cần phân loại rõ từng loại VL chính, VLphụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế. NVL có thể được chia thành: + VL chính gồm: giấy, mực, kẽm được theo dõi trên TK1521 + VL phụ gồm: lô in, hoá chất các loại... theo dõi trên TK1524 + Nhiên liệu: xăng, dầu hoả... theo dõi trên TK1523 + Phụ tùng thay thế: vòng bi, lưỡi dao... theo dõi trên TK1524 Trong đó chỉ có chi phí về VL chính, VL phụ, nhiên liệu động lực được tính vào chi phí NVL trực tiếp, còn phụ tùng thay thế tính vào chi phí sản xuất chung nếu phát sinh trong nội bộ phân xưởng. VD: Căn cứ vào phiếu xuất vật tư số 57 ngày 10/1/2000 (Biểu 1) Kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK621 2.894.330 Có TK152 2.894.330 Nợ TK627 32.000 Có TK152 32.000 Lưu ý, ở đây ta chỉ tính vào chi phí NVL trực tiếp những chi phí về vật liệu sử dụng cho sản xuất còn những vật liệu sử dụng cho hoạt động khác ngoài sản xuất Xí nghiệp phải hạch toán riêng để tính vào chi phí sản xuất chung hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp. Để có thể thấy rõ điều này kế toán phải lập Bảng phân bổ VL - CCDC dùng trong tháng cho từng đối tượng chịu chi phí. Bảng phân bổ chi phí NVL - CCDC được lập hàng tháng vào thời điểm cuối tháng(trang 54). Bảng1 Bảng phân bổ VL - CCDC Tháng 1/2000 Ghi có TK Ghi nợ TK TK152 TK153 1521 1522 1523 1524 Cộng có 152 1. TK621- CPNVLTT 1.408.866.674 162.025.506 95.507.463 1.666.399.643 PX chế bản 402.660.002 17.008.435 15.652.729 435.321.166 PX in offset 945.320.004 138.017.004 76.855.224 1.160.192.232 PX sách 60.886.668 7.000.067 2.999.510 70.886.245 2. TK627- CPSXC 69.862.351 69.862.351 8.235.846 PX chế bản 18.946.671 18.946.617 3.274.754 PX in offset 41.917.410 41.917.410 3.294.338 PX sách 8.998.270 8.998.270 1.666.754 3. TK642- CPQLDN 2.277.085 Cộng 1.408.866.674 162.025.506 95.507.463 69.862.351 1.736.261.994 10.512.931 Bảng 2: Bảng phân bổ Tiền lương - bhxh Số TT Diễn giải TK334 TK338 Tổng cộng Lương PC Khác Cộng Có KPCĐ BHXH BHYT Cộng 1 TK 622- CPNCTT 218.599.469 218.599.469 4.371.989 5.288.739 705.166 10.365.894 228.965.363 PX chế bản 36.082.713 36.082.713 721.654 796.154 106.154 1.623.962 37.706.675 PX in offset 168.537.235 168.537.235 3.370.744 3.980.771 530.770 7.882.285 176.419.520 PX sách 13.979.521 13.979.521 279.591 511.814 68.242 859.647 14.839.168 2 TK 627- CPSXC 10.450.335 10.450.335 209.006 507.430 67.657 784.093 11.234.428 PX chế bản 2.493.245 2.493.245 49.865 76.387 10.184 136.436 2.629.681 PX in offset 6.006.467 6.006.467 120.129 381.936 50.924 552.989 6.559.456 PX sách 1.950.623 1.950.623 39.002 49.107 6.549 94.668 2.045.291 3 TK642- CPQLDN 22.143.815 22.143.815 442.876 1.449.800 143.306 2.085.982 24.229.797 Cộng 251.193.619 251.193.619 5.023.871 7.245.969 916.129 13.235.969 264.429.588 Bảng 3 Sổ cái TK622- chi phí nhân công trực tiếp NT ghi sổ CTừ Diễn giải S ĐK CTGS TK ĐƯ Số phát sinh S N Nợ Có 1/2000 108 15/1 Lương vi tính 09 334 11.874.974 .............. ....... ......... Luơng máy 5 màu 15.276.792 Cộng lgT1/2000 334 218.599.469 Các khoản TTL 338 10.365.894 Cộng P/s T1/2000 228.965.363 2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Theo quy định thì chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Vì vậy ở Xí nghiệp in 15 có 3 phân xưởng sản xuất phải mở SCT để tập hợp chi phí sản xuất cho từng phân xưởng. - Căn cứ vào Bảng phân bổ NVL - CCDC kế toán hoàn toàn có thể xác định được chi phí NVL - CCDC cho hoạt động quản lý trong nội bộ từng phân xưởng. Kế toán phải lấy số liệu ở cột cộng có TK152, TK153 dùng cho chi phí sản xuất chung(TK627). - Để tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng kế toán sẽ dựa vào Bảng phân bổ tiền lương - BHXH để xác định chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xuởng. Số liệu sẽ được lấy ở cột tổng cộng trên Bảng phân bổ tiền lương BHXH dòng dành cho chi phí sản xuất chung( TK627). - Chi phí khấu hao TSCĐ Việc tính khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất hiện nay ở Xí nghiệp in 15 còn chưa đúng chế độ. Toàn bộ số khấu hao TSCĐ hàng tháng Xí nghiệp hạch toán hết vào chi phí sản xuất chung, bất kể TSCĐ đó dùng vào mục đích gì: sản xuất hay quản lý... Việc hạch toán như vậy là chưa chặt chẽ. Để hạch toán số khấu hao TSCĐ hàng tháng một cách hợp lý đúng quy định thì Xí nghiệp cần: Phân biệt rõ những TSCĐ nào dùng vào mục đích sản xuất, những TSCĐ nào dùng cho hoạt động quản lý. Xí nghiệp có thể phân loại rõ như sau: *TSCĐ dùng cho sản xuất: nhà xưởng, máy in, máy dập kẽm, máy phơi... *TSCĐ dùng cho hoạt động quản lý: phòng, ban quản lý, nhà để xe của CBCNV,máy chấm công... Trên cơ sở xác định rõ nơi sử dụng TSCĐ kế toán tiến hành trích khấu hao những TSCĐ dùng cho sản xuất tính vào chi phí sản xuất chung, số khấu hao TSCĐ dùng vào hoạt động quản lý tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Cuối tháng kế toán cần lập Bảng tính và phân bổ số khấu hao TSCĐ theo mẫu số.... - Chi phí điện năng Đây là khoản chi phí khá lớn của Xí nghiệp . Việc Xí nghiệp hạch toán toàn bộ chi phí điện năng vào TK627- chi phí sản xuất chung là chưa phù hợp không khuyến khích được các bộ phận tiết kiệm điện năng. Theo em khoản chi phí này nên phân bổ ra chi phí điện dùng cho sản xuất, chi phí điện dùng vào hoạt động quản lý. Nếu Xí nghiệp không thể lắp đồng hồ cho phân xưởng sản xuất riêng, cho bộ phận quản lý riêng thì Xí nghiệp có thể phân bổ theo một tỷ lệ phù hợp. VD: Điện dùng cho sản xuất : 80% trên tổng số Điện dùng cho quản lý : 20% trên tổng số Như vậy tiền điện tháng 1/2000 sẽ được phân bổ như sau: Điện dùng cho sản xuất : 256.010.066 Điện dùng cho quản lý : 64.002.517 Cuối tháng kế toán thực hiện tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, lập chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ và vào sổ cái TK627- chi phí sản xuất chung. Bảng 4 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Số TT Chỉ tiêu TL kh/n TK627- CPSXC TK642 Nguyên giá Khấu hao PX chế bản PX offset PX sách Cộng 1 Số KH tháng trước ....... 2 Số KH tháng này 29.376.514.880 201.504.519 2.664.929 177.663.980 14.125.477 194.454.386 7.050.133 Nhà cửa vật KT 5% 3.659.064.795 15.246.103 190.141 11.361.607 904.868 12.456.616 2.789.487 Máy móc TBị 10% 21.879.631.426 182.330.262 2.474.788 166.302.373 13.220.609 181.997.770 332.492 Phương tiện VT 5% 887.282.047 3.697.008 3.697.008 Khác 5% 55.475.000 231.146 231.146 Bảng 5 Sổ cái TK627 NT ghi sổ CTừ Diễn giải S ĐK CTGS TK ĐƯ Số phát sinh S N Nợ Có 1/2000 - CP NVL - CCDC 78.098.197 CP NVL cho qlý px 152 69.862.351 CP CCDC cho qlý px 153 8.235.846 - CP nhân viên qlý px 11.234.428 Lương Nviên qlý px 334 10.450.335 Các khoản trích theo lg 338 784.093 - KH TSCĐ dùng cho sx 214 194.454.386 - Tiền điện dùng cho sx 112 25.610.066 ................................ ................... Cộng P/s T1/2000 607.624.302 Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng theo từng khoản mục: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, cuối quý được kết chuyển sang TK154 để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. 2.2. Hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành Để làm tốt công tác kế toán tính giá thành sản phẩm Xí nghiệp cần: Thứ nhất: Thực hiện tính giá thành cho từng đơn đặt hàng Khi bắt đầu sản xuất cho một đơn đặt hàng nào, kế toán tiến hành lập một phiếu tính giá thành trên đó ghi rõ: chi phí NVLtrực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung mà đơn đặt hàng đó phải chịu. Trên phiếu tính giá thành cũng ghi rõ ngày tháng bắt đầu sản xuất và ngày tháng kết thúc sản xuất đơn đặt hàng đó. Cuối tháng trên cơ sở toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được trong tháng kế toán thực hiện phân bổ chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng. - Chi phí NVL trực tiếp: Trong chương 2 phần chi phí NVL trực tiếp ta thấy chi phí giấy để sản xuất được xác định cụ thể cho từng đơn đặt hàng cả về quy cách cũng như số lượng. Như vậy có thể nói chi phí về giấy được tính trực tiếp cho từng đơn đặt hàng. Những chi phí khác trong chi phí NVL trực tiếp (như chi phí về mực........) mà không thể tính trực tiếp cho từng đơn đặt hàng thì kế toán sẽ lấy toàn bộ chi phí đó trong tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng trong tháng. Tiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí về giấy tính cho mỗi đơn đặt hàng. VD: Trong tháng 1 một hộp mực đỏ Nhật xuất ra có thể được dùng để in cho 3 đơn đặt hàng A, B, C. Để xác định chi phí về mực cho đơn đặt hàng A trong tháng 1 ta tính như sau: Chi phí về mực giấy để in cho ĐHA = Trị giá hộp mực xuất ra T1 x Chi phí cho ĐĐHAt1 Tổng chi phí giấy của 3 ĐĐHt1 - Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung: đối với hai khoản chi phí này kế toán không thể tính trực tiếp cho từng đơn đặt hàng mà phải tính bằng phương pháp gián tiếp. Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trong tháng sẽ được phân bổ cho từng đơn đặt hàng sản xuất trong tháng. Tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn ở đây cũng là chi phí về giấy trong tháng của từng đơn đặt hàng. Những ĐĐH có thời gian sản xuất ngắn (trong vòng một tháng) thì việc tính giá thành là đơn giản. Đối với những đơn đặt hàng có thời gian sản xuất dài (từ một tháng trở lên) thì cuối mỗi tháng kế toán cần ghi lại toàn bộ chi phí sản xuất của đơn đặt hàng đó trong tháng vào phiếu tính giá thành. Việc tập hợp chi phí sản xuất cho ĐĐH sẽ được thực hiện cho tới khi ĐĐH hoàn thành. Thứ hai: Xí nghiệp cần thường xuyên, định kỳ thực hiện công tác phân tích giá thành. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc lãng phí hay tiết kiệm lao động XH bao gồm cả lao động sống và lao động vật hoá. Ta biết rằng giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng, việc giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư lao động tiền vốn của doanh nghiệp. Thông qua công tác phân tích giá thành những người quản lý Xí nghiệp biết được nguồn gốc hay nội dung cấu thành của giá thành từ đó biết được nguyên nhân cơ bản, nhân tố cụ thể nào đã làm tăng hay giảm giá thành và trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cần thiết để hạn chế, loại trừ ảnh hưởng của những nhân tố tiêu cực, động viên và phát huy được ảnh hưởng của những nhân tố tích cực, khai thác khả năng tiềm tàng trong Xí nghiệp . kết luận Trong toàn bộ công tác kế toán thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu kế toán quan trọng. Đặc biệt trong quản trị doanh nghiệp, hạch toán chi phí sản xuất chính xác và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là căn cứ cho phân tích và hoạch định dự án, đề ra các biện pháp để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua quá trình học tập ở trường và thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp in 15, được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo, cùng các cô, các chị trong phòng kế toán, chuyên đề tốt nghiệp của em đã hoàn thành với đề tài: ”Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở Xí nghiệp in 15”. Chuyên đề này tuy mới chỉ xin đưa ra một số ý kiến mang tính gợi ý và các giải pháp, song với mong muốn thực sự cùng Xí nghiệp hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Trên cả phương diện lý luận cũng như thực tế, chuyên đề đã trình bày một cách có hệ thống các vấn đề chủ yếu liên quan đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể: + Về mặt lý luận: Chuyên đề đã nêu lên ý nghĩa, sự cần thiết cũng như nhiệm vụ của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời cũng đưa ra trình tự và sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. + Về mặt thực tế: Chuyên đề đã đánh giá khái quát thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp in 15. Chỉ ra những tồn tại và đưa ra phương hướng giải quyết để hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác chi phí, giá thành vói riêng. Do kiến thức về lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề này không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy giáo, cô giáo và của các cô chú trong Xí nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn các chị, các cô phòng kế toán, các thầy, cô giáo Khoa kế toán và đặc biệt là thầy giáo đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Tài liệu tham khảo 1. Kế toán doanh nghiệp sản xuất Trường ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội 1995 2. Kế toán quản trị Trường ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội 1999 3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế Trường ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội 1997 4. Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Hướng dẫn về chứng từ kế toán - Hướng dẫn sổ kế toán Nhà xuất bản Tài chính - 1995 5. Hệ thống doanh nghiệp - Hướng dẫn chuyển sổ - Sơ đồ hướng dẫn hạch toán Nhà xuất bản tài chính - 1995 6. Thuế và Kế toán Nhà xuất bản Tài chính - 1998 7. Hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường Nhà xuất bản thống kê - 1996 8. Một số luận văn tốt nghiệp D31, D32 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33541.doc