Tổ chức hạch toán bán hàng & xác định kết quả kinh doanh ở Cảng Khuyến Lương

Lời nói đầu Nền kinh tế thị trường, hoạt động dưới sự điều khiển của bàn tay vô hình cùng sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc trưng như: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh....đã tạo nên một môi trường kinh doanh đầy hấp dẫn, sôi động nhưng cũng đầy dẫy sự rủi ro và không kém phần khốc liệt. Là một tế bào của nền kinh tế, để tồn tại và phát triển đòi hỏi một doanh nghiệp phải biết kinh doanh và kinh doanh phải có lãi đem lại hiệu quả cao mà biểu hiện chính là chỉ tiêu

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức hạch toán bán hàng & xác định kết quả kinh doanh ở Cảng Khuyến Lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi nhuận. Thật vậy lợi nhuận là mục tiêu quan trọng, thường xuyên lâu dài của doanh nghiệp, nhất là trong chế độ hiện nay nguyên tắc quan trọng hàng đầu là nguyên tắc lấy thu bù chi để đảm bảo có lãi. Song để có được lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hoá, các sản phẩm dịch vụ có như vậy doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, trang trải được các khoản nợ, thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, ổn định tình hình tài chính, thực hiện tái đầu tư theo cả chiều rộng và chiều sâu. Tiêu thụ sản phẩm gắn liền với quá trình bán hàng chính vì vậy lựa chọn phương thức bán hàng hợp lý và xác định giá trị kinh doanh một cách chính xác là mối quan tâm hàng đầu của một doanh nghiệp. Chính vì vậy tổ chức bán hàng hoá, phân phối các sản phẩm dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng trong hệ thống hạch toán kế toán của một doanh nghiệp, nhất là trong nền kinh tế mở như hiện nay thì bán được hàng hoá tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ được hay không, ít hay nhiều, mang ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp. Cũng như bao Xí nghiệp khác, Cảng Khuyến Lương sử dụng kế toán bán hàng hoá dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh là những phần hành kế toán trọng yếu trong hệ thống kế toán của Cảng. Với sự giúp đỡ của Thầy giáo Nguyễn Quang Hưng cùng các cô chú ở Hải Phòng: Nhân chính và Phòng Tài chính kế toán của Cảng Khuyến Lương em đã chọn đề tài: " Tổ chức Hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Cảng Khuyến Lương". Chuyên đề bao gồm những nội dung chính sau: Phần I: Những vấn đề cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Phần II: Tình hình thực về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Cảng Khuyến Lương. Phần III: Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Cảng Khuyến Lương. Phần I Những vấn đề cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh I.1. Các khái niệm và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. I.1.1. Bán hàng Là việc chuyển sở hữu về hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp thu được tiền hay được quyền thu tiền. Đó cũng là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn thành phẩm, hàng hoá sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả. Ngoài quá trình bán hàng ra bên ngoài, doanh nghiệp còn có thể phát sinh nghiệp vụ bán hàng nội bộ doanh nghiệp theo yêu cầu phân cấp quản lý và tiêu dùng nội bộ. I.1.2. Chi phí bán hàng: Trong quá trình bán hàng, doanh nghiệp phải chỉ ra những khoản tiền phục vụ cho việc bán hàng gọi là chi phí bán hàng. I.1.3. Kế toán bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Ghi chép đầy đủ kịp thời khối lượng thành phẩm hàng hoá, dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán, chi phí bán hàng và các khoản chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng. Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, phân phối lợi nhuận, kỷ luật thanh toán và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Cung cấp thông tin chính xác trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả kinh doanh phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp. I.2. Các phương thức bán hàng chủ yếu Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ hàng hoá cho các đơn vị cá nhân được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên phụ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp cũng như loại hàng hoá của doanh nghiệp mà có thể sử dụng các phương thức bán hàng sau: I.2.1. Phương thức bán buôn: Bán buôn hàng hoá là bán hàng cho các đơn vị, các cá nhân mà số lượng hàng hoá đó chưa đi vào lĩnh vực người tiêu dùng, số hàng hoá đó vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông. Bán buôn hàng hoá lại có hai phương thức sau: I.2.1.1. Bán buôn qua kho Là bán buôn hàng hoá mà số hàng hoá được xuất ra từ kho bảo quản của doanh nghiệp. + Bán buôn qua kho bằng cách giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này bên mua cử người đại diện đến kho của doanh nghiệp để nhận hàng, doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho người đại diện của bên mua. Sau khi bên mua ký nhận đủ hàng thì bên mua thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán tiền cho người bán. Lúc này hàng hoá được tiêu thụ. + Bán buôn qua kho bằng cách chuyển hàng: Theo hình thức này căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký với bên mua. Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng giao cho bên mua ở địa điểm đã thoả thuận trước giữa hai bên. Hàng hoá bán lúc này vẫn thuộc quyền sở hưu của doanh nghiệp. Số hàng này chỉ được xác định là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã nhận được tiền của bên mua hay bên mua chấp nhận thanh toán. I.2.1.2. Bán buôn chuyển thẳng: Là kiểu bán buôn mà doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, không về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho khách hàng, phương thức này được thể hiện ở các hình thức sau: + Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Theo hình thức này thì ở doanh nghiệp thương mại vừa phát sinh nghiệp vụ mua hàng vừa phát sinh nghiệp vụ bán hàng. Doanh nghiệp thương mại có thể chuyển thẳng đến khô người mua hay giao tay ba tại kho người bán. + Bán buôn chuyển thẳng không qua thanh toán Theo hình thức này thì doanh nghiệp thương mại chỉ đóng vai trò là người trung gian môi giới trong quan hệ mua bán giữa người mua và người bán. Tuỳ thuộc vào hoạt động kinh tế đã ký kết mà doanh nghiệp được hưởng một khoản tiền, lệ phí do bên mua hay bên bán trả. Trong trường hợp này tại doanh nghiệp thương mại không phát sinh nghiệp vụ mua hàng mà chỉ là tổ chức cung cấp hàng cho bên mua. I.2.2. Phương thức bán lẻ Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng để sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Các phương thức của bán lẻ gồm: I.2.2.1. Phương thức bán hàng thu tiền tập trung: Theo hình thức này việc thu tiền của người mua việc giao bán hàng cho người mua là tách rời nhau. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền mua hàng của khách hàng, viết hoá đơn hay tích kê cho khách hàng để khách hàng đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Cuối ca, cuối ngày nhân viên bán hàng có thể căn cứ vào hoá đơn bán hàng và tích kê giao hàng cho khách hàng hay kiểm kê hàng hoá tồn trong quầy để xác định số lượng bán ra trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán hàng đồng thời nộp tiền cho thủ quỹ và lập giấy nộp tiền. I.2.2.2. Phương thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo phương thức bán hàng này người bán hàng trực tiếp thu tiền và giao cho khách hàng cuối ca, cuối ngày nhân viên bán hàng kiểm kê hàng tồn quầy để xác định lượng hàng tiêu thụ, lập báo cáo bán hàng đồng thời nộp tiền cho thủ quỹ và lập giấy nộp tiền. I.2.3. Phương thức giao hàng đại lý: Theo phương thức này doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở nhận đại lý. Bên nhận đại lý sẽ trực tiếp bán hàng và thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp. Số hàng gửi bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi bên nhận đại lý thanh toán tiền hàng hay chấp nhận thanh toán tiền hàng. I.2.4. Phương thức bán hàng trả góp: Theo phương thức này khi giao hàng cho người mua thì hàng hoá được coi là tiêu thụ. Người mua được trả tiền mua hàng làm nhiều lần. Ngoài số tiền bán hàng thì doanh nghiệp được hưởng thêm ở người mua một khoản lãi vì trả chậm. I.2.5. Phương thức hàng đổi hàng: Là phương thức mà trong đó người bán đem sản phẩm vật tư hàng hoá của mình để đổi lấy vật tư hàng hoá của người khác. Giá trao đổi là giá bán của vật tư hàng hoá đó trên thị trường. I.2.6. Phương thức bán nội bộ của doanh nghiệp: Phương thức này phát sinh ở các doanh nghiệp có sự phân cấp quản lý kinh tế tài chính nội bộ. Các đơn vị phụ thuộc đều có tổ chức kinh tế riêng và tính lỗ lãi riêng. Hàng hoá chuyển từ các doanh nghiệp cho các đơn vị phụ thuộc hay giữa các đơn vị phụ thuộc lẫn nhau. Phương thức này thanh toán thông qua đối chiếu bù trừ công nợ. I.3. Các phương thức thanh toán. Mỗi doanh nghiệp có phương thức khác nhau như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu, thẻ tín dụng.... I.4. Các yếu tố cấu thành hoặc liên quan tới kết quả tiêu thụ I.1.4. Doanh thu bán hàng: Theo thông tư số 100/198/ TT - BTC quy định về hướng dẫn kế toán thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp. * Đối với sở kinh doanh áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì: Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán hàng hoá, dịch vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng. * Đối với cơ sở kinh doanh áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì: Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán mà cơ sở kinh doanh được hưởng (tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT). I.4.2. Các khoản giảm trừ doanh thu: * Chiết khấu bán hàng là số tiền doanh nghiệp bán theo quy định của hợp đồng đã thoả thuận dành cho khách hàng trong trường hợp khách hàng thanh toán sớm tiền hàng. Chiết khấu bán hàng được tính theo tỷ lệ % trên doanh thu hoá đơn chưa có thuế GTGT. * Giảm giá hàng bán là số tiền doanh nghiệp phải trả cho khách hàng trong trường hợp hoá đơn bán hàng đã viết theo giá bình thường, hàng đã được xác định là bán nhưng do kém chất lượng, khách hàng yêu cầu giảm giá và doanh nghiệp đã chấp nhận hoặc do khách hàng mua một lượng hàng hoá lớn doanh nghiệp giảm giá. * Trị giá hàng bị trả lại: Là số tiền doanh nghiệp phải trả lại cho khách hàng trong trường hợp đa được xác định là bán nhưng do chất lượng quá kém, khách hàng trả lại số hàng đó. I.4.3. Giá vốn hàng bán. Trị giá vốn của hàng được sử dụng để xác định kết quả kinh doanh là toàn bộ chi phí kinh doanh liên quan đến quá trình bán hàng, bao gồm trị giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng đã bán. Khi hàng hoá đã tiêu thụ và được phép xác định doanh thu thì đồng thời trị giá hàng xuất kho cũng được phản ánh theo giá vốn hàng bán để xác địn kết quả. Do vậy xác định đún giá vốn hàng bán có ý nghĩa quan trọng vì từ đó doanh nghiệp xác định đúng kết quả kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp thương mại, nó còn giúp các nhà quản lý đánh giá được khâu mua hàng có hiệu quả không để từ đó tiết kiệm được chi phí thu mua. Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp sau để xác định giá trị vốn của hàng xuất kho. + Phương pháp giá đơn vị bình quân. + Phương pháp nhập trước xuất trước. + Phương pháp nhập sau xuất trước. + Phương pháp giá đích danh. + Phương pháp giá hạch toán (hay phương pháp hệ số giá). I.4.4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: 1. Thuế giá trị gia tăng Là thuế được tính trên khoảng giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông tới tiêu dùng. + Đối tượng nộp thuế là tất cả các tổ chức cơ sở kinh doanh. + Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. + Đối tượng không phải chịu thuế: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa chế biến. + Đối tượng dịch vụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. + Đối tượng hoá đơn không mang mục đích kinh doanh: Thông tin, Văn hoá, Giáo dục, Tuyên truyền. 2. Thuế tiêu thụ đặc biệt: Các doanh nghiệp có sử dụng mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Mỗi mặt hàng chỉ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt một lần. Chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì không phải chịu thuế VAT. 3. Thuế tài nguyên: Doanh thu khai thác tài nguyên thiên nhiên. Thuỷ điện, than, khoáng sản.... Thuế tài nguyên phải nộp = Sản lượng tài nguyên khai thác x Giá tính thuế đơn vị x Thuế suất Sản lượng tài nguyên khai thác = Bán + Dự trữ + Tiêu dùng nội bộ Giá tính thuế là giá bán thực tế tài nguyên 4. Thuế xuất nhập khẩu: Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là những hàng hoá được phép xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, qua biên giới (Cả khu chế xuất). Hàng thuộc diện không chịu thuế: Hàng viện trợ nhân đạo, vận chuyển quá cảnh. 5. Tiền thu về sử dụng vốn ngân sách: Là khoản thu tính trên vốn ngân sách Nhà nước cấp và vốn có nguồn gốc từ ngân sách (đánh giá lại tài sản) còn vốn vay, vốn liên doanh, lợi nhuận để lại không phải nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách. I.5. Kế toán tổng hợp chi tiết bán hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh. * Các chứng từ kế toán liên quan đến nghiệp vụ bán hàng Hợp đồng kinh tế, phiếu thu phiếu chi, giấy báo nợ (có) của ngân hàng, hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, hoá đơn đặc thù, bảng kê bán lẻ hàng hoá và các chứng từ khác. I.5.1. Kế toán thành phẩm 1. Đánh giá thành phẩm a. Đánh giá thành phẩm theo giá thành thực tế: Trị giá của thành phẩm phản ánh trong kế toán tổng hợp ( trên tài khoản, sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính), được đánh giá theo nguyên tắc giá thực tế hay còn gọi là giá vốn thực tế. Giá vốn thực tế có nhiều loại khác nhau do được nhập từ nhiều nguồn. - Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra được đánh giá theo giá thành công xưởng thực tế, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Thành phẩm thuê ngoài gia công được đánh giá theo giá thành thực tế gia công, gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp đem gia công, chi phí thuê gia công và các chi phí vận chuyển đi về. - Thành phẩm thuê ngoài thì cũng được tính theo giá thực tế bao gồm: Giá mua cộng với các chi phí vận chuyển bốc dỡ. - Đối với thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thực tế và cũng dựa theo cách đánh giá cụ thể. + Tính theo đơn giá thực tế từng loại thành phẩm theo từng lần nhập. + Tính theo đơn giá thực tế bình quân gia quyền + Tính theo đơn giá thực tế tồn cuối kỳ trước + Tính theo đơn giá thực tế nhập trước xuất trước + Tính theo đơn giá thực tế nhập sau xuất trước + Tính theo đơn giá thực tế của từng loại đặc biệt. b. Đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán: Do sự biến động thường xuyên và do cả việc xác định giá thực tế của thành phẩm sản xuất ra chỉ theo định kỳ. Vì vậy để ghi chép kịp thời trị giá thành phẩm nhập xuất doanh nghiệp sẽ dùng giá hạch toán. Giá hạch toán là giá ổn định tại một thời gian dài, có thể là giá thành kế hoạch hay giá thành ổn định tại một thời kỳ nào đó. Cuối kỳ tổng hợp giá thực tế thành phẩm nhập kho. Cụ thể ta có công thức: Trị giá thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ = Trị giá hạch toán thành phẩm xuất kho trong kỳ x Hệ số giá thành phẩm Hệ số giá thành phẩm = Trị giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ Trị giá hạch toán thành phẩm tồn kho đầu kỳ + + Trị giá thực tế thành phẩm nhập kho trong kỳ Trị giá hạch toán thành phẩm nhập kho trong kỳ Trong hệ thống nhật ký chứng từ, từ việc tính giá trị thực tế thành phẩm nhập kho được sử dụng bảng kê số 9. 2. Kế toán thành phẩm Mọi nghiệp vụ biến động về thành phẩm đều phải được lập chứng từ đầy đủ, kịp thời gồm phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn VAT, biên bản kiểm kê.... Hạch toán chi tiết thành phẩm: Tuỳ từng đơn vị có thể áp dụng hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song, phương pháp đối chiếu luân chuyển. a. Tài khoản sử dụng Kế toán tổng hợp nhập xuất kho thành phẩm, hàng hoá được sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: * Tài khoản 155 - thành phẩm: - Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm cuả doanh nghiệp. - Nội dung kết cấu TK 155: + Bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (phương pháp kiểm kê định kỳ) + Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho * TK 157 - Hàng gửi đi bán. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của thành phẩm hàng hoá đã gửi hay đã chuyển cho khách hàng, hay nhờ một đại lý ký gửi bán hộ, trị giá của lao vụ dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Nội dung kết cấu của TK 157 + Bên Nợ Trị giá vốn thực tế của thành phẩm hàng hoá gửi bán, gửi đại lý Trị giá lao vụ dịch vụ đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Kết chuyển trị giá vốn thực tế của thành phẩm gửi bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kỳ ( phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên có: Trị giá vốn thực tế dịch vụ thành phẩm hàng hoá được gửi bán đã được khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Trị giá thành phẩm hàng hoá dịch vụ khách hàng trả lại hay không chấp nhận. Kết chuyển trị giá thành phẩm hàng hoá đã gửi đi chưa được khách hàng thanh toán đầu kỳ (phương pháp kiểm kê định kỳ). + Số dư bên Nợ: Phản ánh giá trị thành phẩm hàng hoá gửi đi bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán. * TK - 632: Giá vốn hàng bán + Bên Nợ: Trị giá vốn thực tế của thành phẩm hàng hoá xuất kho đã xác định giá bán (tiêu thụ). Trị giá vốn của thành phẩm hàng hoá tồn kho đầu kỳ (phương pháp kiểm kê định kỳ ở doanh nghiệp sản xuất). Trị giá vốn thực tế của thành phẩm sản xuất sau nhập kho hay lao vụ dịch vụ đã hoàn thành (phương pháp kiểm kê định kỳ ở doanh nghiệp sản xuất). Thuế VAT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào giá vốn hàng bán. + Bên có: Kết chuyển giá trị vốn thực tế của thành phẩm hàng hoá lao vụ dịch vụ hoàn thành vào bên Nợ TK 911 Kết chuyển giá trị vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155 - Thành phẩm (phương pháp kiểm kê định kỳ ở doanh nghiệp sản xuất). + TK 632 - không có số dư cuối kỳ. b. Trình tự hạch toán thành phẩm: - Nhập kho thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hay thuê ngoài gia công chế biến, căn cứ vào giá thành thực tế, ghi sổ. Nợ 155 - thành phẩm. Có TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Xuất kho thành phẩm bán cho khách hàng, để trả thẳng cho khách hàng, để đổi lấy vật tư hàng hoá, ta căn cứ vào giá trị thực tế của thành phẩm xuất kho. Nợ 632 - giá vốn hàng bán. Có 155 - thành phẩm. - Trị giá thực tế của thành phẩm gửi đi bán hay gửi đại lý ký gửi: Nợ TK 157 - hàng gửi đi bán Có TK 155 - thành phẩm. - Thực hiện kiểm kê, phát hiện thừa - thiếu thành phẩm đều phải truy tìm nguyên nhân, căn cứ vào nguyên nhân để hạch toán điều chỉnh lại sổ kế toán, cụ thể: + Kiểm kê phát hiện thừa thành phẩm, chưa xác định được nguyên nhân: Nợ TK 155- thành phẩm Có TK 3381 - tài sản thừa chờ xử lý + Kiểm kê phát hiện thiếu thành phẩm, chưa xác định được nguyên nhân: Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 155 - thành phẩm. - Thực hiện sản xuất sản phẩm xong không nhập kho mà bán ngay hay gửi bán ghi: Nợ TK 632 - giá vốn hàng bán Hay Nợ TK 157 - hàng gửi đi bán Có TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Cuối kỳ cộng bên Nợ TK 632, kết chuyển sang bên Nợ TK 911 Nợ TK 911 - xác định kết quả kinh doanh Có TK 157 - hàng gửi đi bán. - Khi số hàng gửi cho đại lý ký gửi đã bán được, kết chuyển: Nợ TK 632 - giá vốn hàng bán Có TK 157 - hàng gửi đi bán. - Thực hiện doanh nghiệp thương mại mua hàn sau lại bán luôn theo hiện tượng tay ba, thì ta phải thể hiện giá vốn hàng bán giao tay ba: Nợ TK 632 - giá vốn hàng bán. Có TK 331 - phải trả người bán. 3. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán a. Tính giá trị vốn hàng xuất kho để bán: Đối với doanh nghiệp sản xuất, trị giá vốn thành phẩm xuất kho để bán hay thành phẩm hoàn thành không nhập kho đưa đi bán ngay chính là giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất hoàn thành. Đối với doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn hàng xuất kho để bán bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí của số hàng đã xuất kho. b. Tính trị giá vốn của số hàng đã bán: Sau khi tính được giá trị vốn của hàng xuất kho để bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của số hàng hoá đã bán, kế toán tổng hợp lại để tính trị giá vốn của hàng đã bán (hay còn gọi là giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ) theo công thức sau: Trị giá vốn hàng đã bán = Trị giá vốn hàng xuất kho đã bán + Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của số hàng đã bán Tương đương trị giá vốn của hàng đã bán chính là giá thành toàn bộ của số hàng đã bán. I.5.2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm doanh thu bán hàng. a. Để phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản giảm doanh thu, kế toán sử dụng các tài khoản sau: * TK 511 - DTBH: TK này gồm có 4 TK cấp II TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá TK 5112 - Doanh thu bán sản phẩm TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 5114 - Doanh thu trợ cấp trợ giá Nội dung kết cấu TK 511 - Bên Nợ: Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm doanh thu bán hàng Thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần sang bên có TK 911 - Bên Có: Ghi doanh thu bán hàng của hàng hoá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ theo hoá đơn. - TK 511 không có số dư cuối kỳ * TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình bán hàng trong nội bộ doanh nghiệp hạch toán độc lập ( giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới phụ thuộc). * TK 512 có 3 TK cấp II. TK 5121 - Doanh thu hàng hoá TK 5122 - Doanh thu bán thành phẩm TK 5123 - Doanh thu cung cấp nội bộ. Về nội dung kết cấu TK 512 có nội dung kết cấu giống TK 511 TK 521 - chiết khấu bán hàng: TK này dùng để phản ánh số tiền chiết khấu cho khách hàng và kết chuyển số tiền chiết khấu đó tính vào chi phí hoạt động tài chính. Nội dung kết cấu tài khoản 521: + Bên Nợ: Ghi số tiền chiết khấu bán hàng đã chấp nhận cho khách hàng. + Bên Có: Ghi số kết chuyển toàn bộ chiết khấu bán hàng trong kỳ tính vào chi phí hoạt động tài chính. + TK 521 không có số dư cuối kỳ. * TK 531 - hàng bán bị trả lại: TK này dùng để phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại và kết chuyển giá hàng bị trả loại sang bên Nợ TK 511 và TK 512. Nội dung kết cấu TK 531. + Bên Nợ: ghi giá trị hàng bán bị trả lại theo giá bán chưa có thuế VAT. + Bên Có: Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang bên Nợ TK 511 và TK 512. + TK 531 không có số dư cuối kỳ * TK 532 - Giảm giá hàng bán: TK này dùng để phản ánh số tiền giảm giá cho khách hàng và kết chuyển số tiền giảm giá sang bên Nợ TK 511 và TK 512. Nội dung kết cấu TK 532. + Bên Nợ: Ghi số tiền giảm giá cho khách hàng theo giá bán. + Bên Có: Ghi sổ kết chuyển số tiền giảm giá hàng bán sang bên Nợ TK511 và TK 512. + TK 532 không có số dư cuối kỳ. c. Trình tự hạch toán: - Căn cứ vào giấy báo có, phiếu thu hay thông báo chấp nhận thanh toán của khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 (tổng số tiền) Nợ TK 131 - phải thu khách hàng (tổng số tiền) Có TK 511 - DTBH (giá bán chưa có thuế) Có TK 3331 - VAT phải nộp (số thuế) - Trường hợp bán hàng thu bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá của ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu tiền. Nếu doanh nghiệp ghi theo tỷ giá hạch toán thì khoản chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá hạch toán sẽ được phản ánh vào TK 413 - chênh lệch tỷ giá. - Khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại thực tế phát sinh trong kỳ kế toán ghi: Nợ TK 521 - chiết khấu bán hàng. Nợ TK 531 - hàng bán bị trả lại. Nợ TK 532 - giảm giá hàng bán. Có TK 131 - phải thu của khách hàng. Có TK 111, 112 - tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại trong kỳ, doanh nghiệp phải nhập kho số hàng trả lại đó theo giá vốn đồng thời phải ghi giảm số thuế VAT đầu ra. Cụ thể: + Ghi nghiệp vụ hàng nhập kho: Nợ TK 155 - thành phẩm. Nợ TK 156 - hàng hoá Có TK 632 - giá vốn hàng bán + Ghi số tiền thuế VAT đầu ra được giảm tương ứng với số hàng trả lại ghi: Nợ TK 3331 - VAT phải nộp. Có TK 131 - phải thu của khách hàng. Có TK 111, 112 - tiền mặt tiền gửi ngân hàng. - Trường hợp hàng bán bị trả lại phát sinh vào kỳ hạch toán sau nhưng ngay trong năm số hàng này kỳ trước đa bán và ghi vào doanh thu bán hàng đã xác định kết quả kinh doanh kỳ trước, vì vậy kế toán phản ánh. + Phản ánh trị giá hàng bị trả lại: Nợ TK 531 - hàng bị trả lại (giá bán chưa có thuế). Nợ TK 3331 - VAT phải nộp (số thuế tương ứng). Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng số tiền trả lại). Hay Có TK 111, 112 - tiền mặt tiền gửi ngân hàng. + Phản ánh số hàng bị trả lại nhập kho theo giá vốn: Nợ TK 155 - thành phẩm Nợ TK 156 - hàng hoá Có TK 911 - xác định kết quả kinh doanh. - Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số tiền hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán sang bên Nợ TK 511 (hay bên Nợ TK 512) để trừ giảm bớt doanh thu và kế toán ghi: Nợ TK 511 - DTBH Hay Nợ TK 512 - DTBH nội bộ. Có TK 531 - hàng bán bị trả lại. Có TK 532 - giảm giá hàng bán - Trường hợp nhận bán hàng đại lý, doanh nghiệp chỉ được hưởng hoa hồng và không phải kê khai tính thuế VAT DTBH trong trường hợp này đối với doanh nghiệp sẽ là số hoa hồng được hưởng khi nhận hàng của đơn vị có hàng gửi đến, kế toán ghi đơn vào bên Nợ TK 003. Nợ TK 033 - hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi. Khi bán được số hàng này, doanh nghiệp thu được tiền thì phải tính ra số hoa hồng được hưởng để phản ánh vào tài khoản, kế toán ghi sổ. Nợ TK 111, 112 - tiền mặt gửi ngân hàng. Có TK 511 - DTBH (số hoa hồng được hưởng) Có TK 331 - phải trả người bán (số tiền bán hàng sau khi trừ hoa hồng). Đồng thời ghi đơn: Có TK 003 - hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi. - Trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp: Kế toán ghi doanh số bán hàng thông thường ở TK 511 số tiền khách hàng phải trả cao hơn doanh số bán hàng thông thường, khoản chênh lệch đó được ghi vào chênh lệch hoạt động tài chính và ghi sổ: Nợ TK 111, 112 - tiền mặt tiền gửi ngân hàng (đã thu tiền) Nợ TK 131 - phải thu của khách hàng ( số phải thu) Có TK 511 - DTBH (giá bán chưa có thuế) Có TK 3331 - VAT phải nộp (số thuế) Có TK 711 - thu nhập hoạt động tài chính (số chênh lệch cao hơn giá thông thường). - Trường hợp bán theo phương thức đổi hàng: khi doanh nghiệp sản xuất hàng trao đổi với khách hàng, kế toán phải ghi DTBH và thuế VAT đầu ra khi nhận hàng của khách hàng, kế toán ghi hàng nhập kho và tính thuế VAT đầu vào cụ thể: + Khi xuất hàng trao đổi kế toán ghi nhận doanh thu. Nợ TK 131 - phải thu khách hàng (tổng số tiền) Có TK 511- DTBH (giá bán chưa có thuế). Có TK 3331 - VAT phải nộp (số thuế). + Khi nhận hàng của khách hàng kế toán ghi: Nợ TK 152 - nguyên vật liệu (giá mua chưa có thuế). Hay Nợ TK 153 - công cụ dụng cụ (giá mua chưa có thuế). Nợ TK 156 - hàng hoá (giá mua chưa có thuế). Nợ TK 133 - VAT được khấu trừ (số thuế). Có TK 331 - phải trả người bán ( tổng số tiền). + Cuối kỳ kết chuyển để bù trừ kế toán ghi: Nợ TK 3331 - VAT phải nộp Có TK 133 - VAT được khấu trừ. Nếu VAT được khấu trừ là số lớn mà VAT phải nộp là số nhỏ thì ta kết chuyển bù trừ lấy theo số nhỏ. + Đồng thời cuối kỳ kết chuyển số phải thu của khách hàng với số phải thu theo điều khoản. Nợ TK 331 - phải trả người bán. Có TK 131 - phải thu của khách hàng Cũng lưu ý nếu số phải trả người bán nhỏ hơn số phải thu thì ta kết chuyển theo số nhỏ. - Trường hợp dùng hàng hoá sử dụng nội bộ cho sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế VAT, kế toán xác định doanh thu của số hàng này tương ứng với chi phí sản xuất hay giá vốn hàng hoá để ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi sổ. Nợ TK 621, 627, 641, 642 - CPNVLTT, CPSXC, CPBH, CPQLDN. Có 512 - DTBH nội bộ Đồng thời ghi thuế VAT: Nợ TK 133 - VAT được khấu trừ Có TK 333 (3331) - VAT và các khoản phải nộp Nhà nước - Trường hợp hàng hoá, vật tư, hàng hoá, thành phẩm dùng để biếu tặng hoặc dùng để khen thưởng nội bộ cuối năm ta căn cứ vào giá trị nội bộ quy định ghi sổ: Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 511 - DTBH (giá chưa có thuế) Có TK 3331 - thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - Đối với hàng hoá, dịch vụ, có tính chất đặc thù dùng các chứng từ riêng biệt, như tem bưu chính, về cước vận tải, vé sổ số kiến thiết thì trong giá thanh toán đã có cả thuế VAT, muốn biết được doanh thu và thuế thì phải dùng công thức để tính ra thuế và doanh thu. Giá chưa có thuế VAT = Trị giá thanh toán 1 + Thuế suất thuế VAT Trường hợp, thành phẩm bán ra thuộc diện tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt kế toán xác định thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ghi sổ: Nợ TK 511 - doanh thu bán hàng. Có TK 333 (3332, 3333) - thuế phải nộp. - Trường hợp, trong quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp bán lẻ, ở giữa DTBH với số tiền thực nộp, nếu số tiền thực nộp nhỏ hơn DTBH, kế toán ghi sổ: Nợ TK 111 - TM (số thực nộp) Nợ TK 138 - phải thu khác (số tiền) Có TK 511 - DTBH Nếu số thực nộp lớn hơn DTBH, kế toán ghi sổ: Nợ TK 111 - TM (số thực nộp) Có TK 511 - DTBH Có TK 338 - PTPN khác (số thừa) Các doanh nghiệp phải lập bảng kê doanh số bán hàng ngày, cuối tháng tổng hợp số liệu bán hàng theo từng loại hàng có cùng thuế suất thuế VAT để xác định số thuế phải nộp được dễ dàng. - Cuối kỳ xác định doanh thu bán hàng hay còn gọi là DTT - cách lấy doanh thu theo hoá đơn trừ đi thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản giảm giá, hàng bị trả lại được bao nhiêu ghi sổ, kết chuyển: Nợ TK 511 - DTBH Có TK 911 - XĐKQKD I.5.3. Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 1. Kế toán chi phí bán hàng a. Nội dung chi phí bán hàng: Trong quá trình lưu thông tiêu thụ hàng hoá dịch vụ, doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí hàng hoá, chi phí vận chuyển, tiếp thị quảng cáo.... gọi chung là chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị, chi phí bán hàng có nhiều khoản cụ thể với nội dung khác nhau. Theo quy định hiện hành, chi phí bán hàng của doanh nghiệp được phân thành các loại sau: + Chi phí nhân viên: là các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển sản phẩm hàng hoá và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương theo quy định. + Chi phí vật liệu bao bì: là chi phí về vật liệu bao bì dùng để bao gói sản phẩm hàng hoá, chi phí vật liệu dùng cho bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm hàng hoá đi tiêu thụ hay vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ phục vụ bán hàng. + Chi phí dụng cụ đồ dùng: là chi phí về dụng cụ đồ dùng đo lường, tính toán, dụng cụ làm việc trong khâu tiêu thụ sản phẩm. + Chi phí khấu hao TSCĐ: là chi phí khấu hao của các TSCĐ phục vụ cho công việc bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, như nhà kho, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ vận chuyển. + Chi phí bảo hành sản phẩm: là chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảo hành sản phẩm hàng hoá như chi phí thuê bảo hành. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí._. phải thuê từ bên ngoài để phục vụ cho bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. + Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Ngoài các khoản mục nêu trên như các chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo tiếp thị.... * Ngoài cách phân loại chi phí bán hàng theo các nội dung nên, trong thực tế còn có một số cách phân loại như phân loại thành chi phí khả biến và chi phí bất biến hay phaan thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Hàng ngày chi phí bán hàng phát sinh cần được phân loại tổng hợp theo 7 nội dung trên. Cuối kỳ hạch toán cộng các chi phí bán hàng rồi căn cứ vào số sản phẩm tiêu thụ để phân bổ kết chuyển chi phí bán hàng phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh. Đối với doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ kinh doanh lâu dài, trong kỳ có ít sản phẩm tiêu thụ thì cũng phải dùng phân bổ để phân bổ một phần cho sản phẩm tiêu thụ, phần còn lại thanh toán chờ kết chuyển. Sang kỳ sau có sản phẩm tiêu thụ thì kết chuyển nốt chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh kỳ sau. Các khoản chi phí bán hàng vẫn được phân bổ cho hàng còn lại cuối kỳ theo công thức. Chi phí bán hàng cần phân bổ cho hàng còn lại = Chi phí bán hàng phân bổ đầu kỳ + CFBH cần phân bổ trong kỳ Trị giá hàng xuất kho trong kỳ + Trị giá hàng còn lại cuối kỳ x Trị giá hàng còn lại cuối kỳ Từ đó xác định chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ theo công thức: CPBH phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ = CPBH phân bổ cho hàng còn lại đầu kỳ + CPBH phát sinh trong kỳ - CPBH phân bổ cho hàng còn lại cuối kỳ b. Tài khoản và kế toán - chi phí bán hàng: * TK 641 - CPBH: tài khoản này dùng để tập hợp chi phí bán hàng và phân bổ chi phí bán hàng cho sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ. - Nội dung kết chuyển TK 641 như sau: Bên Nợ: Các khoản CPBH thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: Các khoản ghi giảm CPBH, kết chuyển CPBH để xác định hiệu quả kinh doanh hay để chờ kết chuyển. TK 641 - không có số dư cuối kỳ - TK641 có 7 TK cấp II: 6411 - chi phí nhân viên 6412 - CPVL 6413 - chi phí dụng cụ đồ dùng 6414 - chi phí khấu hao TSCĐ 6415 - chi phí bảo hành 6416 - chi phí dịch vụ mua ngoài 6417 - chi phí bằng tiền khác. * Trình tự hạch toán: 1. Khi tính tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên bảo quản đóng gói sản phẩm đưa sản phẩm đi tiêu thụ và trích BHXH, BHYT, KPCĐ, trên tiền lương nhân viên theo quy định, kế toán ghi: Nợ TK 641 - CPBH (6411) Có TK 334 - phải trả CNV Có TK 338 - phải trả phải nộp khác (3382, 3383, 3384) 2. Trị giá thực tế vật liệu xuất dùng cho quá trình tiêu thụ ghi: Nợ TK 641 - CPBH (6412) Có TK 152 - NVL 3. Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ xuất kho (loại phân bổ 100%) phục vụ quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nợ TK 641 - CPBH (6413) Có TK 153 - CCDC 4. Trích khấu hao TSCĐ tài sản phục vụ bán hàng: Nợ TK 641 - CPBH (6414) Có TK 214 khấu hao TSCĐ Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao cơ bản. 5. Chi phí bảo hành sản phẩm thì tuỳ theo từng trường hợp hạch toán: + Trường hợp doanh nghiệp không có bộ phận bảo hành độc lập. Nếu doanh nghiệp có trích trước chi phí bảo hành sản phẩm: Khi trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 641 - CPBH (6415) Có TK 335 - CP phải trả Khi phát sinh chi phí thực tế về bảo hành sản phẩm kế toán ghi: Nợ TK 624 - CP nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 622 - CP nhân công trực tiếp Nợ TK 627 - CP sản xuất chung Có TK111,112, 113, 334, 338, 152, 153.... - Cuối kỳ kết chuyển các khoản mục có chi phí bảo hành ghi sổ: Nợ TK 154 - CPSSKD dở dang Có TK 621, 622, 627 Khi sửa chữa bảo hành xong, bàn giao sản phẩm sửa chữa cho khách hàng, ta kết chuyển chi phí bảo hành đã lập được sang bên Nợ TK 335. Nợ TK 335 - chi phí phải trả Có TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Nếu doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí bảo hành trong kỳ chi phí bảo hành thực tế phát sinh ghi sổ: Nợ TK 621 - CPNVLTT Nợ TK 622 - CPNLCTT Nợ TK 627 - CPSXC Có TK 111, 112, 152, 153, 334, 338. Cuối kỳ kết chuyển chi phí bảo hành ghi: Nợ TK 154 - CP kinh doanh dở dang Có TK 622, 621, 627 - CPNCTT, CPNVLTT, CPSXC Khi bảo hành xong, bàn giao sản phẩm cho khách hàng, ta kết chuyển toàn bộ chi phí bảo hành từ tài khoản 154 sang tài khoản 641. - Trường hợp doanh nghiệp có bộ phận bảo hành độc lập: Việc bảo hành sản phẩm được coi là dịch vụ của bộ phận bảo hành cung cấp cho bộ phận có sản phẩm. Cụ thể hạch toán như sau: + Hạch toán ở bộ phận, bảo hành sản phẩm: Trong kỳ tập hợp các khoản mục chi phí bảo hành thực tế phát sinh giống như trường hợp trên. Cuối kỳ kết chuyển các khoản mục chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC sang TK 154. Khi sản phẩm bảo hành đã xong và bàn giao lại cho khách hàng, kế toán kết chuyển chi phí bảo hành sang TK 632 - giá vốn hàng bán và ghi sổ: Nợ TK 632 - giá vốn hàng bán Có TK154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Đồng thời phản ánh về số thu theo hợp đồng bảo hành ghi sổ: Nợ TK 111, 112 - tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Hay Nợ TK 136 - phải thu nội bộ Có TK 512 - doanh thu nội bộ - Hạch toán ở bộ phận có sản phẩm bảo hành Trường hợp có trích trước chi phí bảo hành: Khi trích trước chi phí bảo hành sản phẩm ghi sổ: Nợ TK 641 - chi phí bán hàng (6415) Có TK 335 - chi phí phải trả. Khi thực tế phát sinh các khoản tiền do bộ phận bảo hành ghi sổ: Nợ TK 335 - chi phí phải trả Có TK 111 - tiền mặt Hay Có TK 336 - phải trả nội bộ 6. Chi phí bảo hành hàng hoá: Cũng được hạch toán tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. - Trường hợp 1: Doanh nghiệp không có bộ phận bảo hành độc lập Nếu doanh nghiệp có trích trước chi phí bảo hành hàng hoá: Nợ TK 641 - CPBH (6415) Có TK 335 - chi phí phải trả Khi chi phí phát sinh thực tế về bảo hành hàng hoá kế toán ghi: Nợ TK 335 - chi phí phải trả Có TK 111, 112, 152 - tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, NVL Nếu doanh nghiệp không trích trước tiền bảo hành hàng hoá Khi sản phẩm chi phí sửa chữa bảo hành hàng hoá thì hạch toán trực tiếp vào TK 641 ghi sổ: Nợ TK 641 - chi phí bảo hành (6415) Có TK 111, 152... - Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp có bộ phận bảo hành độc lập, các doanh nghiệp được kết toán ở bộ phận bảo hành và bộ phận có hàng hoá để bảo hành cũng hạch toán tương tự đối với thành phẩm. 7. Chi phí về dịch vụ mua ngoài, (thuê TSCĐ, thuê kho, thuê vận chuyển, dịch vụ về điện, điện thoại, Fax.... phục vụ cho khâu bán hàng phát sinh trong kỳ với mức không lớn thì ta hạch toán trực tiếp vào chi phí bán hàng, ghi sổ: Nợ TK 641 - chi phí bán hàng (6417) Có TK 111, 152... 8. Trường hợp doanh nghiệp có áp dụng trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Định kỳ khi trích trước, ghi sổ: Nợ TK 641 - chi phí bán hàng (6417) Có TK 335 - chi phí phải trả Chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh, khi hoàn thành sửa chữa TSCĐ ghi sổ: Nợ TK 335 - chi phí phải trả Có TK 331 - phải trả người bán hoặc có TK 412 XDCBDD 9. Trường hợp doanh nghiệp không có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ bán hàng, những chi phí này phát sinh thì trước tiên ta phải tập hợp vào TK 241 (như ở phần sửa chữa TSCĐ), sau đó kết chuyển sang TK 142 để phân bổ dần. Khi phân bổ, kế toán ghi: Nợ TK 641 - chi phí bán hàng (6418) Có TK 412 - chi phí trả trước 10. Chi phí tiền khác ngoài các khoản mục nêu trên, như chi phí tiền mặt cho hội nghị khách hàng, thông tin quảng cáo, chào hàng.... kế toán ghi sổ: Nợ TK 641 - chi phí bán hàng (6417) Có TK 111, 112- tiền mặt, tiền gửi ngân hàng 11. Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng thực tế phát sinh: Nợ TK 111 - tiền mặt Có TK 641 - chi phí bán hàng (6417) 12.. Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 - XĐKQKD Có TK 641 - CPBH 13. Trường hợp trong kỳ có ít sản phẩm tiêu thụ cần phải phân bổ chi phí bán hàng cho sản phẩm tiêu thụ phải chịu hay số còn chờ kết chuyển (tính cho sản phẩm chưa tiêu thụ, thì phải dùng phương pháp phân bổ thích hợp để phân bổ cho hợp lý) kế toán ghi sổ: Nợ TK 911 - XĐKQKD (tính cho sản phẩm tiêu thụ) Nợ TK 142 (1422) - chi phí trả trước (tính cho sản phẩm chưa tiêu thụ) Có TK 641 - chi phí bán hàng (tổng số chi phí) 2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp: * Chi phí phục vụ quản lý doanh nghiệp là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành chi phí quản lý doanh nghiệp được chia thành các loại sau: - Chi phí nhân viên quản lý: Gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho ban, giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương nhân viên quản lý theo quy đinh. Chi phí vật liệu quản lý: Gồm trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp, cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ dụng cụ dùng chung của doanh nghiệp. Chi phí đồ dùng văn phòng: Gồm khấu hao của những tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như văn phòng làm việc, kho hàng, phương tiện vận tải, truyền dẫn. - Thuế phí và lệ phí: Gồm các khoản thuế như nhà đất, thuế môn bài, các khoản phí, lệ phí giao thông vv... - Chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như tiền điện, nước tiền thuê sửa chữa tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp. - Chi phí bằng tiền khác: Gồm các khoản chi phí bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng chi hội nghị tiếp khách, chi đào tạo cán bộ, chi trả lãi tiền vay cho sản xuất kinh doanh. - Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí gián tiếp cho sản xuất kinh doanh thường được lập dự toán chi phí và quản lý chi tiết tiết kiệm hợp lý. Trong kỳ các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh sẽ được tập hợp theo các khoản mục trên, cuối kỳ tính toán phân bổ, kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh hay để chờ kết chuyển. b. Tài khoản và phương pháp hạch toán: * TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp: Tài khoản này dùng để phản ánh tập hợp, kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp. - Nội dung, kết cấu TK 642. Bên Nợ: các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định KQKD hay chờ kết chuyển. + TK 642 không có số dư cuối kỳ. - Tài khoản 642 có 8 TK cấp II. 6421 - chi phí nhân viên quản lý 6422 - chi phí VL quản lý 6423 - chi phí đồ dùng văn phòng 6424 - chi phí KHTSCĐ 6425- thuế phí, lệ phí 6426 - chi phí dự phòng 6427 - chi phí dịch vụ mua ngoài 6428 - chi phí khác bằng tiền. * Trình tự hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 1. Khi tính tiền lương, phụ cấp phải trả cho bộ máy quản lý gián tiếp của đơn vị, tính BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định, kế toán ghi sổ: Nợ TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) Có TK 334 - phải trả CNV Có TK 338 - phải trả, phải nộp khác 2. Trị giá thực tế vật liệu xuất dùng cho quản lý doanh nghiệp, ghi sổ: Nợ TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp (6422) Có TK 152 - NVL 3. Trị giá thực tế côngn cụ dụng cụ xuất dùng cho quản lý doanh nghiệp, ghi sổ: Nợ TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp (6423) Có TK 153 - chi phí dụng cụ Có TK 142 - chi phí trả trước 4. Tính khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp ghi: Nợ TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp (6424) Có TK 214 - HM TSCĐ Đồng thời ghi Nợ TK 099 - NV khấu hao cơ bản 5. Các khoản thuế phải nộp Nhà nước như thuế nhà đất, thuế môn bài và các khoản phí, lệ phí giao thông cầu phà phát sinh trong kỳ: Nợ TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp (6425) Có TK 111, 112 Hay Có TK 333 6. Định kỳ theo quyết định trích lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi: Nợ TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp (6426) Có TK 139 - dự phòng phải thu khó đòi. Hay Có TK 333 - giảm giá hàng tồn kho 7. Các khoản chi về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài, như: Chi tiền điện nước, điện thoại.... phát sinh trong kỳ không lớn hơn thì ta ghi trực tiếp: Nợ TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp (6427) Có TK 111, 112 Có TK 311 - phải trả người bán Các trường hợp doanh nghiệp có trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hay không trích trước thì hạch toán tương tự như phần sửa chữa lớn TSCĐ ở phần TSCĐ. 8. Các khoản chi bằng tiền mặt, tiền giử ngân hàng cho hội nghị tiếp khách công tác phí cho viện in ấn tài liệu, đào tạo cán bộ phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp (6428) Có TK 111, 112 - TM, TGNH 9. Các khoản chi lãi của vốn vay dùng cho SXKD phải trả hay đã trả trực tiếp trong kỳ, ghi: Nợ TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp (6428) Có TK 111, 112 Hay Có TK 335 - chi phí phải trả 10. Số phải nộp cấp trên về chi phí quản lý, ghi: Nợ TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp (6428) Có TK 336 - phải trả nội bộ 11. Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 111 - TM Hay Nợ TK 138 - phải thu khác (chưa thu) Có TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp 12. Cuối kỳ hạch toán xác định và kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để tính KQSXKD, ghi sổ: Nợ TK 911 - xác định hiệu quả kinh doanh Có TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp 13. Trường hợp trong kỳ có ít sản phẩm tiêu thụ thì tính toán kết chuyển một phần chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ số còn lại hạch toán chờ kết chuyển, ghi: Nợ TK 911 - xác định hiệu quả kinh doanh (số CPQLDN phân bổ cho sản phẩm tiêu thụ) Nợ TK 142 (1421) - (số chờ kết chuyển) Có TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp (toàn bộ chi phí) I.4. Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động khác I.4.1. Kế toán cpvà doanh thu hoạt động tài chính a. Nội dung chi phí và doanh thu hoạt động tài chính: - Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí liên quan tới hoạt động về vốn của doanh nghiệp (ở ngoài hoạt động trực tiếp SXKD) như: Chi phí cho tham gia liên doanh với bên ngoài không tính vào vốn góp Chi phí liên quan tới cho vay vốn không dùng trực tiếp cho sản xuất Chi phí liên quan tới mua ngoại tệ Chi phí liên quan tới cho thuê TSCĐ kinh doanh bất động sản Chi phí dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn (số trích nộp). - Doanh thu hoạt động tài chính: là những khoản thu và lãi liên quan đến hoạt động về vốn của doanh nghiệp như: Khoản thu từ hoạt động góp vốn liên doanh Khoản thu từ hoạt động đầu tư bán chứng khoán Khoản thu từ hoạt động cho thuê TSCĐ thuê tài chính Thu lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán ngoại tệ. Doanh thu hoạt động tài chính đã bao gồm cả thuế VAT (nếu đủ nộp thuế theo phương pháp trực tiếp) hay không có thuế VAT (nếu được nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế). Việc tính và ghi vào doanh thu hoạt động tài chính phải thực hiện các quy định sau đây: + Phản ánh vào doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu được và là thực hiện trong kỳ, không phân biệt là đã thu hay sẽ thu vào kỳ sau. + Đối với khoản thu từ hoạt động mua bán chứng khoán chỉ được coi là chênh lệch giữa giá bán và giá mua chuyển chứng khoán hay là lãi về trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu. + Doanh thu từ bất động sản là tổng số tiền thu được do bán bất động sản. b. Tài khoản và phương pháp hạch toán Để hạch toán chi phí và doanh thu hoạt động khác, kế toán sử dụng tài khoản 635 và tài khoản 515 * TK635 chi phí khác: TK này dùng để phản ánh việc tập hợp và kết chuyển các khoản chi phí có liên quan đến hoạt động về vốn. Nội dung kết cấu TK 635 + Bên Nợ: Các khoản chi phí thuộc hoạt động tài chính. + Bên Có: Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh. + TK 635 không có số dư cuối kỳ. * TK 515 thu nhập: TK này dùng để phản ánh các khoản thu và lãi liên quan đến hoạt động về vốn. Nội dung kết cấu TK711: + Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xây dựng kết quả kinh doanh. Bên Có: Các khoản thu và lãi về hoạt động tài chính. + TK 515: không có số dư cuối kỳ. * Trình tự hạch toán 1. Khi phát sinh các khoản chi phí hoạt động tài chính ghi: Nợ TK 635 - chi phí khác Có TK 111 - tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng. 2. Cuối kỳ xác định thuế VAT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế đối với hoạt động tài chính, kế toán ghi: Nợ TK 635 - chi phí khác Có TK 333 (3331) - Thuế và các khoản phải nộp. 3. Cuối niên độ kế toán, trích lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn, ghi sổ: Nợ TK 635 0 chi phí khác Có TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Có TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. 4. Cuối kỳ hạch toán kết chuyển chi phí hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 635 - chi phí khác 5. Khoản thu được chi từ hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, ghi sổ: Nợ TK 111, 112 - Tiền mặt tiền gửi ngân hàng (đã thu tiền) Hay Nợ TK 138 - phải thu khác (chưa thu) Nợ TK 222 - liên doanh dài hạn (nếu dùng lãi bổ sung vốn góp) Có TK 515 - thu nhập khác 6. Định kỳ tính lãi và thu lãi về chứng khoán, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 - tiền mặt tiền gửi ngân hàng (đã thu) Nợ TK 138 - phải thu khác (chư thu) Nợ TK 121 - đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Bổ sung Nợ TK 221 - đầu tư chứng khoán dài hạn chứng khoán Có TK 515 - thu nhập khác 7. Các khoản thu hay lãi phát sinh về cho thuê TSCĐ về bán bất động sản, về lãi cho vay vốn, về lãi tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 - Tiền mặt tiền gửi ngân hàng. Có TK 515 - Thu nhập khác 8. Cuối kỳ hạch toán kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 515 - Thu nhập khác Có TK 911 - xác định kết quả kinh doanh I.4.2. Kế toán chi phí và doanh thu khác a. Nội dung chi phí và doanh thu bất thường - Chi phí bất thường: là những khoản chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động thông thường gây ra như: + Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ. + Giá trị còn lại của TSCĐ đem thanh lý nhượng bán. + Các khoản chi phí do kế toán ghi nhầm hay bỏ sót nay mới phát hiện ra phải hạch toán vào chi phí bất thường.... - Doanh thu bất thường: là các khoản thu từ những sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động thông thường đem lại như: + Thu được nợ khó đòi trước đây đã xoá sổ. + Thu tiền được phạt do các bên vi phạm hợp đồng. + Thu được tiền nhượng bán thanh lý TSCĐ.... Doanh thu bất thường đã bao gồm cả thuế VAT (nếu đơn vị nộp thuế theo phương pháp trực tiếp) hay không gồm thuế VAT (nếu đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế). b. Tài khoản và phương pháp hạch toán * Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí và doanh thu khác, kế toán sử dụng TK 811 và TK 711. * Tài khoản 811 - chi phí bất thường - TK này dùng để phản ánh các khoản chi phí do các sự kiện hay nghiệp vụ thường gây ra. Nội dung kết cấu TK 811 như sau: + Bên Nợ: Các khoản chi phí bất thường phát sinh. + Bên Có: Kết chuyển các khoản chi phí bất thường để xác định. + TK 811: không có số dư cuối kỳ. * TK 711 - Thu nhập khác - Dùng để phản ánh các khoản thu và lãi do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác mang lại. Nội dung kết cấu TK 711: + Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu bất thường để xác định kết quả. + Bên Có: Các khoản thu nhập bất thường phát sinh. + TK 711: không có số dư cuối kỳ. * Trình tự hạch toán TK 811 và 711. 1. Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ và chi phí bất thường khác phát sinh trong kỳ. Nợ TK 811 - chi phí bất thường. Có TK 111, 112 - tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. 2. Giá trị còn lại của TSCĐ đem thanh lý nhượng bán ghi: Nợ TK 811 - chi phí khác (giá trị còn lại) Có TK 214 - khấu hao TSCĐ (giá trị hao mòn) 3. Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí bất thường để xác định kết quả: Nợ TK 911 - xác định kết quả kinh doanh Có TK 811 - chi phí khác 4. Khoản thu về thanh lý nhượng bán TSCĐ, ghi: Nợ TK 111, 112, 152,.... Có TK 711 - thu nhập khác 5. Thu được nợ khó đòi trước đây đã xử lý xoá sổ: Nợ TK 111, 112, Có TK 711 - thu nhập khác Đồng thời ghi đơn: Có TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý. 6. Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, đã được quyết định tính vào thu nhập bất thường, ghi: Nợ TK 331 - phải trả người bán. Hay Nợ TK 338 - phải trả phải nộp khác. Có TK 711 - thu nhập khác 7. Số thuế VAT được Nhà nước giảm cho doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 111 - tiền mặt Nợ TK 333 (3331) - Thuế và các khoản phải nộp Có TK 711 - Thu nhập khác 8. Cuối kỳ hạch toán kết chuyển thu nhập bất thường để xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 711 - thu nhập khác Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh I.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối kết quả. 1. Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại hoạt động như sau: * Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần (DTT) với giá vốn hàng bán (của sản phẩm hàng hoá lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh = DTT - (GVHB + CP bán hàng + CP quản lý DN) Trong đó DTT là doanh thu bán hàng sau khi loại trừ các khoản làm giảm doanh thu (chiết khấu, giảm giá hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu). DTT = DT bán hàng - (chiết khấu bán hàng + giảm giá hàng bán + hàng bán bị trả lại) + thuế xuất nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt. * Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính. * Kết quả hoạt động bất thường: là số chênh lệch giữa doanh thu bất thường với chi phí bất thường. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần được tổ chức phân biệt và xác định riêng cho từng loại hoạt động, thậm chí cho từng ngành hàng, từ sản phẩm lao vụ.... Kết quả kinh doanh có thể là lãi hay lỗ: Nếu là lỗ thì sẽ được xử lý bù đắp theo quy định của cơ chế tài chính và quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Nếu là lãi thì phải được phân phối theo quy định cơ chế tài chính. * Cơ chế tài chính hiện hành: Lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối sử dụng như sau: 1. Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, số lợi nhuận được bù khoản lỗ của năm trước không được bù vào lợi nhuận trước thuế. 2. Nộp khoản thu về sản phẩm vốn của ngân sách Nhà nước. 3. Trừ các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp. 4. Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản (1), (2), (3) được phân phối như sau: a. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số quỹ này bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa. b. Trích 50% vào quỹ đầu tư phát triển c. Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, khi quỹ này bằng 6 tháng lương thì không trích nữa. d. Trích lập các quỹ đặc biệt ( đối với doanh nghiệp một số ngành đặc thù được pháp luật quy định riêng). e. Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu. Việc phân phối lợi nhuận ở doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức 2 bước: Bước 1: Trong năm tạm phân phối. Bước 2: Khi báo cáo quyết toán năm được phê duyệt sẽ được phân bổ chính thức (thường là điều chỉnh phân phối bổ sung). Phần II Thực tế về công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Cảng Khuyến Lương II.1. Sự thành lập, quá trình phát triển của Cảng Khuyến Lương Cảng Khuyến Lương thuộc Xí nghiệp liên hiệp vận tải Biển pha sông. Cảng Khuyến Lương là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán phụ thuộc và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động, sản xuất kinh doanh và tài chính trước Xí nghiệp liên hợp vận tải biển pha sông. Cảng Khuyến Lương được thành lập theo quyết định số 2030 QĐ - TCCB ngày 11/10/1985 của Bộ GTVT, Cảng có trụ sở chính đặt tại xã Trần Phú huyện Thanh Trì - Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 8612050 - 8612051 Diện tích mặt bằng xây dựng Cảng là 11 ha. Trước đây Cảng Khuyến Lương là một bến phà. Bến phà Khuyến Lương nằm tại địa bàn hai xã là Trần Phú và Yên Sở thuộc huyện Thanh Trì - Hà Nội. Phà Khuyến Lương là mạch máu giao thông nối liền Hà Nội với các tỉnh Bắc và đông Bắc Bộ. Trong những năm tháng chiến tranh xảy ra ác liệt phà Khuyến Lương đóng vai trò quan trọng trong quân sự quốc phòng và phục vụ đời sống của nhân dân miền Bắc nói chung và nhân dân thủ đô Hà Nội nói riêng. Sau khi cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta kết thúc với các chiến thắng vẻ vang trước các thế lực xâm lược, phà Khuyến Lương đã được ghi nhận là đã góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc, hoàn thành nhiệm vụ là đã góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc, hoàn thành nhiệm cao cả của mình trong chiến đấu. Cùng với xu thế chung của thời đại, phà Khuyến Lương đã chuyển mình sang phát triển kinh tế xã hội, hoà mình vào xu thế chung của đất nước. Phà Khuyến Lương đã đổi tên thành Cảng Khuyến Lương vào ngày 11 - 10 - 1985. Từ ngày này theo quyết định của Bộ Giao Thông Vận tải thì phà Khuyến Lương cùng 44 chiến sĩ thanh niên xung phong đã được giao cho Xí nghiệp liên hiệp vận tải Biển pha sông quản lý cùng cơ sở vật chất ban đầu là hai chiếc phà dã chiến, một ca nô lai dắt và 1.500m2 đất bãi sông Hồng. Năm 1986 là năm chuyển mình mạnh mẽ của các thành phần kinh tế của các thành phần kinh tế nhờ các chính sách mở cửa của Nhà nước. Sau đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bộ Giao Thông Vận tải phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng Cảng giai đoạn I. Sau 3 năm xây dựng, giai đoạn I kết thúc các hạng mục đưa vào sử dụng gồm: + Một cầu tầu dài 20m ở độ cao 10m được sử dụng để xếp dỡ hàng cho tầu phà sông biển loại 1000 tấn. + Một cầu tầu dài 20m ở độ cao 7m chuyên dùng xếp dỡ hàng cho đoàn xà lan, tầu sông tự hành. + Một bến chuyên dùng xếp, kích kéo hàng nặng, hàng siêu trường siêu trọng. + Hai kho chứa hàng kiên cố với tổng diện tích bằng 1.720m2. + Ba cần trục bánh lốp có sức nâng 12 tấn, 16 tấn, 25 tấn. + Gần 30.000m2 bãi chứa hàng. Như vậy, cơ sở vật chất của Cảng đã được đầu tư lên rất nhiều, cùng đó là số nhân công tăng lên trên 160 người. Sản lượng bốc xếp tăng lên liên tục với các loại hàng: lương thực, đồ hộp, thực phẩm, phân đạm, urê, sắt, thép, khí vv.....Theo nguồn hàng viện trợ của Liên Xô (cũ) cho Việt Nam để xây dựng lại, xây dựng mới đất nước sau chiến tranh. Năm 1991 do khủng hoảng chính trị giữa các nước trong phe xã hội Chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường mở ra cùng đó là sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành, lại thêm trong lĩnh vực kinh doanh vận tải bốc xếp hàng hoá ngày càng có nhiều đơn vị mới ra đời. Từ đó Cảng Khuyến Lương đã rời vào tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng. Hàng hoá về Cảng xếp dỡ ít đi, sản lượng bốc xếp hụt mạnh, tình hình kinh doanh rơi vào khủng hoảng gần như thua lỗ. Cùng thời gian đó, xu hướng đô thị hoá tại Hà Nội và các vùng phụ cận tăng nhanh, nắm bắt lấy cơ hội này lãnh đạo Cảng đã xin phép Bộ Giao thông Vận tải, UBND thành phố Hà Nội được nạo vét luồng sông Hồng tại vị trí vùng nước trước bến Cảng tạn thu sản phẩm là cát san nền và cát xây dựng. Cảng Khuyến Lương đã trụ lại trong cơn khủng hoảng và bước tiếp trên con đường phát triển của mình. Đến ngày 03 - 09 - 1997 để phù hợp với tình hình lúc này đó là trên thị trường có những diễn biến không thuận lợi do nhu cầu cát san nền và cát xây dựng, kinh doanh dịch vụ vận tải bắt đầu giảm cùng với sự chuyển đổi của đất nước Cảng được chuyển giao cho Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam và trước đó là Bộ Giao Thông Vận Tải theo quyết định 428/TCTL của Tổng Công ty cho tới nay. Tới năm 2000 mặc dù Cảng có sự thay đổi nhiều về tổ chức, thị trường có nhiều biến động song nhìn vào trang bị và số nhân công của Cảng ta thấy Cảng đã trụ vững vàng và thực sự đang làm ăn có hiệu quả. + Nhân công của Cảng đã lên tới 260 người. + Thiết bị gồm: 7 chiếc cần trục, 3 chiếc xúc sola, 1 máy ủi, 10 ô tô tải trên 10 tấn, 2 tàu hút nạo vét luồng vùng nướ trên bến, 2 tàu vận tải sông được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn tự có. Cảng đã được Nhà nước ta ghi nhận bằng việc được Bộ Giao thông Vận tải tặng bằng khen và được các cơ quan cấp trên tặng một số phần thưởng. Đó là sự đánh giá đúng mức cho sự nỗ lự vượt khó đi lên từ truyền thống "tự lực, tự cường" của tập thể cán bộ công nhân viên Cảng Khuyến Lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tới nay ngoài nhiệm vụ chủ yếu là bốc xếp, vận chuyển hàng hoá, xây dựng cơ bản và nhiệm vụ vận tải trong cả nước Cảng còn có nhiệm vụ: tổ chức phòng cháy, chữa cháy, cấp cứu tai nạn phương tiện vận tải, xếp dỡ, tổ chức điều tra, xử lý các vụ tai nạn gây tổn thất tài sản của Nhà nước xảy ra trong phạm vi Cảng phụ trách, kinh doanh hành nghề xây dựng gồm: đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng tạo bãi, xây lắp các kết cấu công trình, thi công nền móng mặt đường bộ, xây dựng công trình dân dụng... Cơ cấu tổ chức Cảng Khuyến Lương. II.2.1. Trước thời kỳ đổi mới: Sự phát triển của Cảng cùng với các Cảng khác trước đây do chịu sự quản lý của cơ chế bao cấp các hoạt động kinh doanh vận tải mang tính thụ động cao, phụ thuộc quá nhiều vào sự quản lý của Nhà nước, công tác tạo nguồn hàng vận tải cũng như công tác dịch vụ vận tải đều bị điều tiết theo chỉ tiêu vận tải, bốc xếp, do Nhà nước chỉ đạo. II.2.2. Sau thời kỳ đổi mới: Sau nghị quyết VI và VII của Đại hộ Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước. Cũng từ đây đánh giá được trình độ quản lý dẫn dắt của ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Bước đầu, trong quá trình thích ứng Cảng và các doanh nghiệp khác đều gặp phải những khó khăn nhất định song Cảng cũng như ban lãnh đạo Cảng đã làm cho các hoạt động của Cảng dần đi vào ổn định đáp ứng được với thị trường. Nắm bắt nhanh môi trường kinh doanh để vận dụng vào tình hình mới của Cảng, tổ chức bộ máy hoạt động theo môi trường mới. Chính vì vậy Cảng đã hoà nhập tốt vào thị trường tạo được cho mình chỗ đứng vững chắc riêng. Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Cảng Khuyến Lương (Xem sơ đồ số 1) Giải thích sơ đồ: II.3.1. Bộ máy quản lý: * Giám đốc Giám đốc Cảng là người có quyền điều hành cao nhất trong Cảng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0559.doc
Tài liệu liên quan