Tổ chức hạch toán lao động – tiền lương và các khoản trích phải nộp theo lương tại Công ty Cổ Phần Nhựa Quang Huy năm 2006

Lời mở đầu Trong cơ chế thị trường hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Một trong các biện pháp để tăng lợi nhuận là tìm mọi cách để cắt giảm chi phí sản xuất ở mức có thể thực hiện được. Việc hạch toán chi phí nhân công là một bộ phận của hạch toán chí phí sản xuất doanh nghiệp. Nó có vị trí quan trọng không chỉ là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm mà còn là căn cứ để xác định các khoản nộp về BHXH, BHYT, KPCĐ. Tiền lương là nguồn t

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức hạch toán lao động – tiền lương và các khoản trích phải nộp theo lương tại Công ty Cổ Phần Nhựa Quang Huy năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu nhập chủ yếu của người lao động, do đó phải đảm bảo bù đắp sức lao động mà họ đã bỏ ra và đáp ứng được nhu cầu cần thiết yếu của họ. Vì vậy đối với mỗi doanh nghiệp, lựa chọn hình thức trả lương nào cho phù hợp, để thỏa mãn lợi ích người lao động và thực sự là đòn bẩy kinh tế, khuyến khích, tăng năng suất lao động là hết sức quan trọng. Tùy theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp mà tổ chức hạch toán tiền lương cho hợp lý, đảm bảo tính khoa học và tuân thủ đúng những chuẩn mực của kế toán tiền lương, đảm bảo thực hiện đúng đắn chế độ tiền lương và quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là phải đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương và các khoản trích nộp t heo lương cho người lao động trong doanh nghiệp. Xét trong mối quan hệ với giá thành sản phẩm, tiền lương là một bộ phận ban trọng của chi phí sản xuất. Vì vậy, việc thanh toán, phân bổ hợp lý tiền lương vào giá thành sản phẩm, tính đủ và thanh toán kịp thời tiên lương cho mọi người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, tăng tích lũy và cải thiện đời sống người lao động. Tiền lương là một trong những “đòn bẩy kinh tế” quan trọng. Xã hội không ngừng phát triển nhu cầu của con người không ngừng tăng lên đòi hỏi chính sách tiền lương cũng phải có những đổi mới cho phù hợp. Đây là vấn đề Nhà nước luôn luôn quan tâm, bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, đến sự phân phối thu nhập trong xã hội. Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích phải nộp theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ nó có liên quan đến mọi người lao động trong doanh nghiệp. Công ty Cổ Phần Nhựa Quang Huy với nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn chủ quản, đồng thời hoạt động có hiệu quả, nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động và hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước nên việc tổ chức công tác kế toán tiền lương phù hợp, hạch toán đúng, đủ và thanh toán kịp thời có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế xã hội cũng như về mặt chính trị. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Kế toán của Công ty Cổ Phần Nhựa Quang Huy cùng với sự hướng dẫn chu đáo của thầy Nguyễn Trường Giang, em đã chọn đề tài “Tổ chức hạch toán lao động – tiền lương và các khoản trích phải nộp theo lương tại Công ty Cổ Phần Nhựa Quang Huy năm 2006” để viết báo cáo thực tập. Phần I Giới thiệu khái quát chung về công ty cổ phần Nhựa Quang Huy Lao động là một thành phần không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời là yếu tố quyết định sự vững mạnh của các tổ chức kinh tế nói chung và Công ty Cổ Phần Nhựa Quang Huy nói riêng. Do đó việc hạch toán lao động – tiền lương cũng được công ty rất quan tâm chú trọng. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Nhua Quang Huy, tiếng Anh: Nhua Quang Huy JOINT STOCK COMPANY được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000279 do sở Kế hoạch - Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 20/03/2001 Cùng với nhu cầu phát triển của xã hội, Công ty đã và đang nổ lực cải tiến, hoàn thiện và vận dụng theo ISO 9001:2000 để mỗi ngày có khả năng cung cấp đến khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao hơn - mẫu mã đẹp hơn – giá cả hợp lý hơn ; Địa chỉ: Số 88 Tổ 13, thị trấn Đụng Anh, Thành phố Hà Nội Điện thọai: : 04.22007896 Fax: 04.39652629 Email: info@qhp.vn Website:www.qhp.vn Công ty thuộc hình thức công ty cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập, có điều lệ tổ chức và hoạt động riêng bộ máy quản lý, điều hành, có dấu riêng và có tài khoản tại ngân hàng. . Công ty CP Nhựa Quang Huy coi việc thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của Công ty, cho nên chính sách của Công ty là mọi việc đều hướng về khách hàng. Công ty có những chính sách hợp lý dành cho người lao động nên đã khuyến khích được họ. Công ty luôn chú trọng tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống cho CBCNV. Sau đây là bảng số liệu thể hiện khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua một số năm gần đây. Bảng biểu 1 Bảng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Nhựa Quang Huy (phương pháp so sánh liên hoàn) chỉ tiêu đơn vị số tuyệt đối số so sánh (%) Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005/ năm 2004)*100 Năm 2006/ năm 2005)*100 I. Chỉ tiêu qui mô 1. Giá trị sản lợng trđ 32540 51185 57259 157,299 111,867 *. GTSL sản xuất trđ 6850 7780 10518 113,577 135,192 *.GTSL bán hàng trđ 25690 43405 46714 168,957 107,685 2. Doanh thu trđ 30287 50179 50396 165,678 100,432 3. Lãi thực hiện trđ 500 700 1300 140 185,714 4. Nộp ngân sách trđ 150 210 390 140 185,714 5. Tài sản trđ 29137 29672 44230 101,836 149,063 6. Số lợng LĐ trđ 207 284 396 137,198 139,436 7. Thu nhập BQ 1ng/tháng 1000đ 1200 1250 1400 104,167 112 II. Chỉ tiêu hiệu quả 1. Lợi nhuận/ vốn lần 0,0105 0,0135 0,0178 128,571 131,852 2. Lợi nhuận/ doanh thu lần 0,0165 0,014 0,0258 84,848 184,286 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình SXKD của công ty là tương đối tốt. Giá trị của hầu hết các chỉ tiêu hạch toán năm sau đều cao hơn năm truớc cả về tuyệt đối và tương đối Chức năng, nhiệm vụ của công ty Ngành nghề kinh doanh của Cụng ty bao gồm: - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu thiết bị, phụ tùng, xe máy, hàng điện tử, tin học) - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa - Sản xuất phụ tùng, lắp rắp xe máy - Đại lý vận tải, dịch vụ môi giới vận tải - Sản xuất phụ tùng, lắp rắp ô tô - Cho thuê kho, bãi - Sản xuất, buôn bán vật tư, sản phẩm nhựa y tế, nhựa dân dụng và nhựa công nghiệp - Sản xuất, buôn bán các sản phẩm, vật tư, thiết bị ngành điện công nghiệp và điện dân dụng - Sản xuất, chế biến và buôn bán hàng lương thực, thực phẩm, hàng nông, lâm, thủy sản (trừ các loại lâm sản Nhà nước cấm) - Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng - Buôn bán hóa chất ((trừ các loại lâm sản Nhà nước cấm) Quy trình công việc và dịch vụ chủ yếu QUá TRìNH HìNH THàNH SảN PHẩM: 3.1. HọACH ĐịNH VIệC TạO SảN PHẩM: Công ty cổ phần Nhựa Quang Huy lập kế hoạch và triển khai các quá trình cần thiết đối với việc tạo sản phẩm. Công ty hoạch định quá trình hình thành sản phẩm và biện pháp kiểm soát chất lượng để thỏa mãn và không ngừng nâng cao sự thỏa mãn khách hàng. Chỉ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đúng chủng lọai, đúng số lượng, đúng chất lượng và đúng thời gian theo yêu cầu của khách hàng. Không ngừng tìm tòi, sáng tạo để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. 3.2. CáC QUá TRìNH LIÊN QUAN ĐếN KHáCH HàNG: 3.2.1. Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm: - Các yêu cầu liên quan đến sản phẩm trước khi đồng ý cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Việc xem xét nhằm đảm bảo: Các yêu cầu về sản phẩm được xác định đầy đủ rõ ràng bằng văn bản và Công ty đảm bảo thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu trên. - Đối với sản phẩm do Công ty sản xuất T.P Kỹ thuật - SX chịu trách nhiệm tổ chức việc xem xét; - Đối với các sản phẩm kinh doanh Trưởng phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm xem xét. Đối với đơn đặt hàng bằng lời, Bộ phận quản lý bán hàng phải đảm bảo mọi yêu cầu trong đơn đặt hàng đó đã được xác định và được khách hàng xác nhận bằng các hình thức thích hợp. Các yêu cầu thay đổi đơn hàng, hợp đồng phải được ghi nhận và xem xét trước khi sửa đổi. Các bộ phận liên quan được thông báo về việc sửa đổi này để thực hiện. 3.2.2. Trao đổi thông tin với khách hàng: * Tất cả những khiếu nại của khách hàng về sự không phù hợp của sản phẩm do Công ty cung cấp đều phải được ghi nhận và giải quyết đến nơi, đến chốn. * Các hành động khắc phục, phòng ngừa cần thiết phải được xác lập và thực hiện để khiếu nại không lặp lại. * Hồ sơ của quá trình liên quan đến khách hàng được lưu giữ theo qui trình 3.3. MUA HàNG: 3.3.1. Thông tin mua hàng: - Căn cứ vào phiếu đề nghị mua hàng của các bộ phận có liên quan, cân đối với tồn kho, với lượng sử dụng từ lúc đặt hàng đến lúc hàng về, với lượng dự trữ tối thiểu mà lập tài liệu mua hàng. Tài liệu mua hàng mô tả rõ sản phẩm, dịch vụ được mua, bao gồm: Tên sản phẩm, dữ liệu mua, số lượng, thời gian, địa điểm giao hàng, … Mọi tài liệu mua hàng đều được Ban Giám Đốc Công ty phê duyệt trước khi thông báo đến nhà cung cấp. 3.3.2. Quá trình mua hàng: Việc đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp căn cứ trên khả năng của họ trong việc đáp ứng các yêu cầu: Chất lượng, giá cả, tiến độ giao hàng, dịch vụ hậu mãi, phương thức thanh toán… Các họat động cung cấp hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp được theo dõi và ghi nhận đầy đủ. Định kỳ (hoặc đột xuất) thực hiện việc đánh giá nhà cung cấp, căn cứ trên các kết quả trong quá trình hợp tác. 3.3.3. Thẩm tra xác nhận sản phẩm mua vào. Công ty thiết lập, duy trì và thực hiện qui trình dạng văn bản để kiểm tra mọi sản phẩm mua vào đúng với các yêu cầu qui định. Tiến hành kiểm tra khi nhận sản phẩm đầu vào để xác nhận tính phù hợp của nó so với yêu cầu chất lượng đã nêu trong hợp đồng. Trong trường hợp khẩn cấp, khi nguyên vật liệu mua vào được miễn kiểm tra do mục đích sản xuất gấp, thì phải được nhận biết thích hợp để có thể tiến hành thu hồi và thay thế kịp thời khi có sự không phù hợp với các yêu cầu qui định. 3.4 SảN XUấT Và CUNG CấP DịCH Vụ: 3.4.1. Kiểm soát sản xuất: Công ty lập kế hoạch và thực hiện việc sản xuất dưới các điều kiện được kiểm soát bao gồm: * Các thông tin mô tả đặc tính của sản phẩm và các hướng dẫn công việc luôn sẳn có ở tất cả các công đoạn để hướng dẫn công nhân cách thức thực hiện công việc. * Các trang thiết bị, dụng cụ sản xuất… cần thiết cho việc sản xuất có đủ và được duy trì để đảm bảo năng lực liên tục của quá trình. * Thực hiện việc giao hàng sau khi hoàn tất các họat động kiểm tra theo qui định và sản phẩm được xác nhận là thỏa mãn các yêu cầu khách hàng. * Thực hiện các hoạt động sau khi bán hàng đúng với nội dung đã thỏa thuận với khách hàng. 3.4.2. Bảo quản sản phẩm: Công ty xây dựng phương pháp bảo quản và đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm trong suốt quá trình lưu kho, sản xuất và giao hàng đến nơi khách hàng qui định 4. Cơ cấu bộ máy của Công ty Cơ cấu tổ chức của Công ty biểu hiện mối quan hệ giữa các chức danh trong Công ty và đường dẫn thể hiện việc thông tin các vấn đề có liên quan đến chất lượng từ trưởng các bộ phận đến Giám Đốc và ngược lại. Cơ cấu tổ chức của từng bộ phận được thể hiện trong sơ đồ tổ chức của từng bộ phận. Sơ đồ 1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC giám đốc Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát đại hội đồng cổ đông KHO HÀNG PHềNG KINH DOANH P. GIÁM ĐỐC PHềNG KẾ TOÁN Phòng kỹ thuật - SẢN XUẤT BP. KẾ HOẠCH KỸ THUẬT BP. SẢN XUẤT BP. KCS NHỰA PHỤ TÙNG Phòng Tổng hợp BP. Marketing BP. Thu mua BP. Thiết kế * Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý - Đại hội đồng cổ đông công ty + Đại hội đồng cổ đông công ty bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty + Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát + Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định tổ chức lại và giải thể công ty + Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua báo cáo kế toán hàng năm + Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần + Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty do đại hội cổ đông bầu ra, số thành viên Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông quyết định Hội đồng quản trị quyền quyết định phương án đầu tư Hội đồng quản trị quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý quan trọng khác; quyết định mức lương và các lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó Hội đồng quản trị có nhiệm vụ trình báo cáo quyết toán hàng năm lên đại hội cổ đông Hội đồng quản trị thông qua các quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 4 năm Ban kiểm soát Ban kiểm soát bao gồm 3 thành viên do đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm kỳ như nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị, trong đó có một thành viên có chuyên môn về kế toán. Trưởng Ban kiểm soát phải là cổ đông công ty Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty Ban kiểm soát báo cáo lên đại hội cổ đông về tính chính xác, trung thực hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính Ban kiểm soát không được tiết lộ bí mật của công ty Tổng giám đốc công ty Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc người khác làm Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao Tổng Giám đốc có quyền quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty Phó Giám đốc Là người giúp Giám đốc trong mọi lĩnh vực của công ty.Chịu trách nhiệm quản lý điều hành các trưởng văn phòng về phương hướng kinh doanh và phát triển thị trường. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều động nhân lực và quản lý giám sát các đại lý của Công Ty, nguồn vốn gửi điểm của công ty. Phòng tổng hợp: phải làm hầu hết các công việc của công ty từ phát triển mở rộng thị trường; thu mua nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm; thiết kế mẫu mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm đến việc tuyển dụng và đào tạo CB-CNV cho công ty * Phòng Kỹ thuật – Sản xuất: có trách nhiệm xác định các phép đo lường và giám sát cần thực hiện, lựa chọn các thiết bị đo có độ chính xác thích hợp tương ứng với yêu cầu của phép đo. Tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm theo qui định Kho hàng: công ty có 2 kho hàng Kho hàng nhựa Kho hàng phụ tùng * Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm đảm bảo: - Xác định các yêu cầu do khách hàng qui định bao gồm cả các yêu cầu về các hoạt động giao hàng và sau giao hàng. - Xác định những yêu cầu khách hàng không đề cập nhưng cần thiết cho việc sử dụng sản phẩm. - Xác định các yêu cầu của pháp lý liên quan đến sản phẩm (nếu có) - Các yêu cầu do Công ty qui định. * Phòng Kế toán Quản lý và thực hiện chặt chẽ chế độ tài vụ của Công Ty theo đúng nguyên tắc quy định của nhà nước và ban giám đốc của Công Ty. Hoàn thành việc quyết toán sổ sách và báo cáo tài chính, lưu trữ và bảo mật hồ sơ chứng từ…Thực hiện đúng nguyên tắc về chế độ tiền lương, thưởng theo quy định. Quản lý trực tiếp các quỹ của công ty, theo dõi và báo cáo kịp thời tình hình tài chính cho giám đốc. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty là đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng và nhu cầu thị trường, giành lợi nhuậnn tối đa nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với Nhà nước. Công ty đã và đang ngày càng khẳng định chính mình và ngày càng đứng vững trên thị trường trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Phần II Khái quát chung về công tác kế toán tại công ty Cổ phần Nhựa Quang Huy 1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty CP Nhựa Quang Huy 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2 Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kế toán vật tư Kế toán tiền lương kế toán thanh toán Thủ quỹ kiêm thủ kho * Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, tổ chức quản lý, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của từng người, phòng kế toán Công ty CP Nhựa Quang Huy gồm một đội ngũ cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm và nghiệp vụ cao. Tất cả những công việc kế toán được thực hiện tập trung dưới sự chỉ đạo của kế toán được thực hiện tập trung dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng của Công ty. Nhằm quản lý và sử dụng nguồn vốn và tài sản đúng mục đích, đúng chức năng, phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả cao. 1.2. Chức năng nhiệm vụ chính của từng bộ phận kế toán - Kế toán trưởng: Phụ trách chung toàn bộ công việc kế toán, lập các báo cáo tài chính toàn Công ty - Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả số liệu do kế toán chi tiết cung cấp, tổng hợp tính giá thành sản phẩm - Kế toán vật tư: Thực hiện và theo dõi tình hình tăng giảm nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa, tình hình tăng, giảm TSCĐ, tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ - Kế toán tiền lương và kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản công nợ của Công ty và tình hình thanh toán các khoản công nợ và chịu trách nhiệm tính và thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT - Thủ quỹ kiêm thủ kho: có nhiệm vụ quản lý vốn bằng tiền và kho vật tư hàng hoá của Công ty, phản ánh tình hình tăng giảm quỹ tiền mặt và vật tư hàng hoá của công ty. 1.3. Hình thức ghi sổ kế toán * Công ty hiện nay đang áp dụng công tác ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Công tác kế toán, được thực hiện thủ công, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế * Trình tự và phương pháp ghi sổ Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ. Sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùgn để ghi vào các sổ thẻ kế toán chi tiết Cuối tháng (quý) phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư từng tài khoản trên sổ cái, căn cứ vằo sổ cái lập bảng cân đối tài khoản Cuối tháng (quý) phải tổng hợp số liệu khóa sổ và thẻ chi tiết rồi lập các bảng tổng hợp chi tiết. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu, ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được sử dụng để lập báo cáo kế toán Sơ đồ 3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán (Hình thức chứng từ ghi sổ) Sổ quỹ Sổ thẻ hạch toán Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ Sổ đăng ký chứng từ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu 2. Tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần Quang huy 2.1. Phương pháp kế toán quá trình cung cấp nguyên vật liệu * Nguồn nguyên vật liệu, Công ty mua từ các nguồn riêng - Hạt nhựa PET, nhựa phế PP, nhựa phế khay Công ty nhập chủ từ: kho XNVLN Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình * Phương pháp giao nhận vận chuyển: Giao tại kho của Công ty * Các chứng từ liên quan đến quá trình nhập - xuất kho nguyên vật liệu bao gồm: - Hợp đồng mua hàng - Hóa đơn mua hàng - Hóa đơn GTGT - Hóa đơn giao hàng của bên bán - Phiếu nhập kho Sau đó kiểm toán tiền hành lập phiếu nhập kho - Căn cứ vào bảng định mức sử dụng vật tư, hàng hóa của phòng vật tư lập cho các phân xưởng, thủ kho xuất nguyên vật liệu, xác nhận số lượng hàng xuất gửi về kế toán làm thủ tục lập phiếu xuất kho - Với những vật tư, công cụ dụng cụ thường xuyên sử dụng tại các phân xưởng, các phân xưởng thường sử dụng phiếu định mức vật tư, kiểm toán căn cứ phiếu đề nghị xuất đã được phòng kỹ thuật-sản xuất duyệt và có xác nhận số thực xuất (của thủ kho) để phòng kế toán lập phiếu xuất kho. * Phương pháp xấc định giá nhập xuất tại đơn vị - Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua về = + + - Đối với nguyên vật liệu công cụ dụng cụ xuất kho: thì áp dụng theo phương pháp nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau Trong tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức vật tư do phòng kỹ thuật – sản xuất cung cấp, phòng kế toán viết phiếu xuất kho vật tư theo các nội dung, bộ phận sử dụng tính lên ban Giám đốc Công ty ký duyệt sau đó giao cho các phân xưởng để tính vật tư Căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán tiền hành ghi sổ sách kế toán 2.2. Kế toán quá trình sản xuất - Trình tự tập hợp chi phí sản xuất + Xuất NVL, CCDC cho các phân xưởng + Tính lương và phân bổ lương cho từng sản phẩm, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định + Trích KH - TSCĐ hàng thánh phân bổ theo tỷ lệ số lương sản phẩm + Phân bổ chi phí sản xuất chung theo hệ số lương sản phẩm + Cuối kỳ tập hợp chi phí phát sinh về tài khoản 154 - Phương pháp tính giá thành đơn vị áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Căn cứ vào báo cáo tồn kho bán thành phẩm của phòng kế toán, lập bảng giá trị sản phẩm dở dang theo giá trị của bán thành phẩm từng công đoạn (XĐ khi lập giá thành kế hoạch có lập giá thành cho từng công đoạn) - Lập thẻ tính giá thành sản phẩm hoàn thành 2.3. Chi phí NVL trực tiếp - Các chứng từ sổ sách liên quan bao gồm: + Phiếu xuất kho nguyên vật liệu + Sổ chi phí sản xuất kinh doanh + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Chứng từ ghi sổ + Sổ cái tài khoản 621 - Phương pháp hạch toán + Khi phát sinh các chi phí kế toán ghi Nợ TK: 621 Có TK: 152, 153, 214… + K/C chi phí tính giá thành sản phẩm Nợ TK: 154 Có: 621 Căn cứ vào chứng từ kế toán tiến hành ghi sổ kế toán 2.4. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm - Các chứng từ ghi sổ sách liên quan gồm: + Bảng tính và phân bổ tiền lương + Phiếu chi + Sổ chi phí sản xuất kinh doanh - Chứng từ ghi sổ + Sổ cái TK 622 - Hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo lương sản phẩm và lương thời gian - Phương pháp hạch toán + Tính lương và tính BH theo quy định cho NCTTSX, kế toán ghi Nợ TK 622 Có TK: 334 Có TK: 338 + Cuối kỳ K/C chi phí NCTTSX để tính giá thành sản phẩm Nợ TK: 154 Có TK: 622 2.5. Chi phí sản xuất chung - Chứng từ sổ sách liên quan + Bảng tính và phân bổ tiền lương + Sổ chi phí sản xuất kinh doanh + Chứng từ ghi sổ + Phiếu chi + Bảng tính và phân bổ KTTSCĐ + Sổ cái TK 627 Ví dụ: Tính KH ở BPSX ngày 31/5/2006 số tiền 22.721.600 Kế toán ĐK: Nợ 627: 22.721.600 Có 214: 22.721.600 2.6. Tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm K/C chi phí Nợ TK 154: 140.894.435 Có TK 621: 27.854.600 Có TK 622: 69.349.035 Có TK 627: 43.690.800 Cuối tháng căn cứ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh kế toán K/C chi phí để tính giá và vào các chứng từ sổ sách liên quan. 2.7. Kế toán quá trình tiêu thụ - Phương thức bán hàng: Hiện nay Công ty đang áp dụng phương thức bán hàng chủ yếu là bán buôn cho các đại lý, bán lẻ theo hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, - Phương thức xác định giá bán: Xây dựng trên cơ sở định mức của phòng kinh doanh với chi phí quản lý cộng với chi phí vận chuyển (nếu có) - Phương thức thu tiền: Thu = TM, hoặc chuyển khoản - Các chứng từ liên qua: Hoá đơn bán hàng, hợp đồng mua bán - Phương pháp áp dụng tính thuế VAT đầu ra phải nộp theo phương pháp khấu trừ 2.8. Xác định kết quả kinh doanh - Thời điểm xác định kết quả: cuối tháng - Trình tự các bước tiến hành xác định kết quả: + Tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm + Kết chuyển giá vốn sản phẩm đã tiêu thụ + Kết chuyển doanh thu thuần + Kết chuyển chi phí bán hàng + Kết chyển chi phí QLDN + Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường + Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, hoạt động bất thường Sau đó tính toán kết quả từng loại hoạt động và kết chuyển số lãi, lỗ. + Nếu lãi ghi: Nợ TK 911 Có TK 421 + Nếu lỗ ghi: Nợ TK 421 Có TK 911 VD: - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận bán hàng số tiền là: 8.750.000 đã chi bằng tiền mặt (phiếu chi số 01 ngày 1/5) - Chi phí KH TSCĐ ở bộ phận QLDN số tiền là: 2.100.000 ĐK: a) Nợ TK 641: 8.750.000 b) Nợ TK 642: 2.100.000 Nợ 133: 875.000 Có 214: 2.100.000 Có 111:9.625.000 Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh kế toán ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh, chứng từ ghi sổ, sau đó kế toán vào Sổ cái TK641, TK 642. 2.9. Kế toán vốn bằng tiền * Kế toán tiền mặt: - Các chứng từ kế toán bao gồm: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán. - Các loại sổ sách: sổ quỹ tiền mặt, chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản 111 VD: - Ngày 10/5 thu tiền bán sản phẩm số tiền: 7.200.000 - Doanh nghiệp có nhập quĩ tiền mặt. - Ngày 1/5 trả tiền mua NVL số tiền là 20.291.040 trả bằng tiền mặt tại quỹ. ĐK: a) Nợ 111: 7.200.000 Có 511: 7.200.000 b) Nợ 331: 20.291.040 Có 111: 20.291.040 Căn cứ vào các Nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán tiến hành ghi sổ quỹ tiền mặt * Kế toán tiền gửi ngân hàng: - Kế toán tiền gửi ngân hàng thường sử dụng các loại chứng từ như: Giấy báo Nợ, giấy báo Có. - Các loại sổ sách liên quan: Chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK 112 - Phương pháp hạch toán: + Trường hợp thu nợ của khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán ghi: Nợ 112 Có 131 + Bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng: Nợ 112 Có 511 Có 3331 (nếu có) + Trường hợp trả tiền cho người cung cấp bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán ghi: Nợ 331 Nợ 1331 (nếu có) Có 112 - Căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán tiến hành định khoản và ghi vào các sổ sách chứng từ liên quan. 2.10. Kế toán thuế Công ty phải nộp các loại thuế sau: Thuế GTGT hàng hoá bán ra, thuế môn bài, thuế tài nguyên và thuế TNDN. - Thời điểm quyết toán thuế GTGT, thuế tài nguyên vào cuối tháng. Thuế môn bài nộp vào đầu năm (mỗi năm 1 lần). - Thời điểm quyết toán thuế TNDN vào cuối năm. (*) Phương pháp hạch toán thuế GTGT * Thuế GTGT đầu vào + Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản, dịch vụ trong nước các mặt hàng chịu thuế GTGT thì doanh nghiệp phải trả thuế GTGT cho người bán, phần thuế đó được gọi là thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, được sử dụng ở TK 133. Trong trường hợp này kế toán ghi: Nợ TK: 152, 153, 156, 211… giá mua thực tế Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có 111, 112… giá thanh toán + Trường hợp nhập khẩu vật tư, hàng hoá, tài sản dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT. Kế toán ghi: Nợ: 1331, 1332 Thuế GTGT đầu vào Có:33312 của hàng nhập khẩu *) Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu ra được tính trên giá bán của hàng hoá dịch vụ (chưa có thuế GTGT). Phần thuế GTGT đầu ra được tính vào bên Có TK 3331. Vì vậy khi tính thuế GTGT đầu ra kế toán phản ánh: Nợ: 111, 112, 131 … giá thanh toán Có: 511, 512… Doanh thu Có: 3331…Thuế GTGT đầu ra - Thời điểm quyết toán thuế GTGT cuối tháng: Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phải nộp của tháng đó thì chỉ được khấu trừ đúng bằng số phải nộp số còn lại được khấu trừ tiếp vào các tháng sau hoặc được hoàn thuế theo chế độ quy định. +) Trường hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nhỏ hơn số thuế phải nộp thì kế toán kết chuyển khấu trừ thuế bằng bút toán. Nợ 3331 Thuế GTGT đầu vào Có 133 được khấu trừ Số chênh lệch giữa thuế GTGT đầu ra phải nộp và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp ngân sách trong kỳ. +) Trường hợp thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra phải nộp Kế toán K/c Nợ 3331 Có 133 + Tình hình thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vì một lý do nào đó như: thiếu hồ sơ hợp lệ… kế toán phản ánh vào giá vốn của hàng bán: Nợ 632 Có 133 +) Trường hợp được hoàn thuế GTGT, kế toán ghi: Nợ 111, 112 Có 133 +) Trường hợp được giảm thuế GTGT đầu vào vì 1 lý do nào đó theo luật định kế toán điều chỉnh: Nợ 3331 Nợ 111, 112 Có 133 *) Thuế TNDN: Hiện nay công ty đang áp dụng luật thuế mới của BTC - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau: = x Hiện nay thuế TNDN phải nộp = 28%/Tổng doanh thu - Phương pháp hạch toán +) Khi tính thuế TNDN tạp nộp cho ngân sách Nợ 421 Có 3334 +) Khi nộp thuế TNDN cho ngân sách (số tạm nộp) Nợ 3334 Có 111, 112 + Khi quyết toán năm được duyệt, xác định được tổng lợi nhuận trong năm. Trên cơ sở đó xác định được tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Kế toán căn cứ vào số đã tạm nộp ở các quý và số thuế TNDN phải nộp chính thức để điều chỉnh sổ sách: - Nếu số thuế TNDN phải nộp lớn hơn số đã tạm nộp thì phản ánh số thuế TNDN còn phải nộp bằng định khoản: Nợ 421 Số thuế còn Có 3334 phải nộp - Nếu số thuế TNDN phải nộp nhỏ hơn số đã tạm nộp Kế toán ghi: Nợ 3334 Số nộp thừa Có 421 - Trường hợp được miễn giảm Kế toán ghi: Nợ 3334 Số được miễn giảm Có 421 *) Phương pháp hạch toán thuế môn bài - Thuế môn bài phải nộp cho từng năm, mỗi năm nộp 1 lần vào đầu năm +) Khi tính thuế môn bài phải nộp +) Khi nộp thuế môn bài Nợ 642 Số phải Nợ 3338 Số đã Có 338 nộp Có 111,112 nộp ị Sau đó căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán tiến hành ghi vào các sổ sách, chứng từ liên quan. 2.11. Lập báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan thuế và cơ quan chức năng). 2.11.1. Các loại báo cáo tài chính *) Các báo cáo tài chính của công ty được lập cuối các quý: Công ty CP Nhựa Quang Huy lập các báo cáo sau: - Bảng cân đối kế toán - Bảng cân đối số phát sinh - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh * Nơi gửi báo cáo: - Sở tài nguyên môi trường - Cục thuế Hà Nội - Ngân hàng 2.11.2 Căn cứ lập báo cáo tài chính - Bảng cân đối phát sinh - Bảng cân đối kế toán: Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán kỳ trước và Sổ cái các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết. - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ trước và sổ kế toán kỳ này. - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo phân tích tổng quát tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm: Phần I: Lãi - Lỗ phần này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và khấu trừ cuối kỳ Nhìn chung công tác kế toán của công ty có khoa học, hợp lý và hiệu quả phù hợp với yêu cầu quản lý và quy mô sản xuất tại công ty Phần III Tổ chức hạch toán lao động – tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần nhựa quang huy Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích phải nộp theo lương trong doanh nghiệp Khái niệm, bản chất và nhiệm._. vụ của hạch toán tiền lưong trong doanh nghiệp Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất trong quá trình sản xuất.Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất – kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động nghĩa là sức lao động mới của con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Trong nền kinh tế hàng hóa, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị và gọi là tiền lương Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động. Đối với doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao độnglà một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra. Do vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí lao động trong đơn vị sản phẩm, công việc, dịch vụ và hàng hóa lưu chuyển Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Tổ chức hạch toán lao động tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động và hiệu suất công tác. Đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc tính lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. Tổ chức tốt công tác hạch toán lao động tiền lương giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương bảo đảm việc trả lương và trợ cấp BHXH đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng tạo được cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác. Để thực hiện chức năng của kế toán trong việc điều hành quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán lao động tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình thanh toán các khoản trên cho người lao động. Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, Tình hình sử dụng Quỹ tiền lương, Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Lập các báo cáo về lao động tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Đấu tranh chống những hành vi vô trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, chế độ sử dụng chi tiêu KPCĐ, Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải đặc biệt chú ý đến công tác hạch toán ban đầu các chỉ tiêu lao động vì khâu công việc này có ảnh hưởng rất lớn đến tính đúng đắn chuẩn xác của công tác kế toán tiền lương 1.2 .Các hình thức tiền lương và quỹ tiền lương của doanh nghiệp 1.2.1 Các hình thức trả tiền lương Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau của nền kinh tế thị trường sử dụng nhiều loại hình lao động khác nhau. Tính chất, vai trò của từng loại lao động đối với mỗi quá trình sản xuất kinh doanh cũng khác nhau. Vì thế mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức trả lương cho người lao động sao cho hợp lý, phù hợp với đặc điểm công nghệ và trình độ quản lý của mình. Hiện nay, việc trả lương trong các doanh nghiệp được thực hiện theo luật lao động và theo Nghị định NĐ 197 CP ngày 31-12-1994 của Thủ tướng Chính phủ. Hướng dẫn thi hành cụ thể được quy định tại điều 58 Bộ luật Lao động nước ta. Các doanh nghiệp có thể áp dụng 3 hình thức trả lương sau: Hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo sản phẩm Hình thức trả lương khoán thu nhập 1.2.2 Hình thức trả lương theo thời gian Theo hình thức này cơ sở để tính lương trả cho người lao động là thời gian lao động thực tế, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền lương theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, tuần, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tùy thuộc yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động cuả doanh nghiệp. Công thức tính: .Mức lương tháng = Mức lương cơ bản * (Hệ số lương + Tổng hệ số các khoản phụ cấp) Mức lương tháng * 12 tháng .Mức lương tuần = Số tuần làm việc theo chế độ Mức lương tháng .Mức lương ngày = Số ngày làm việc theo chế độ Mức lương ngày .Mức lương giờ = Số giờ làm việc theo chế độ Hình thức trả lương theo thời gian có nhược điểm là không phát huy đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì nó không xét đến thái độ lao động, chưa chú ý đến kết quả và chất lượng công tác thực tế của người lao động. 1.2.3. Hình thức trả lương theo sản phẩm Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra. Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như : + Trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Công thức: . Tiền lương được lĩnh = Số lượng sản phẩm, công việc hoàn thành * Đơn giá tiền lương +Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp: . Tiền lương được lĩnh = Tiền lương của bộ phận trực tiếp * Tỷ lệ lương gián tiếp + Trả lương theo sản phẩm có thưởng: ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế người lao động còn được hửơng một khoản tiền thưởng theo qui định của đơn vị. +Tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với khoản tiền thưởng luỹ tiến theo mức độ hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất sản phẩm . + Hình thức khoán khối lượng hoặc khoán từng việc: hình thức này áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuất như bốc dỡ nguyên vật liệu, hàng hóa…. Doanh nghiệp xác định mức tiền lương trả cho từng công việc mà người lao động phải hoàn thành + Hình thức khoán quỹ lương là dạng đặc biệt của tiền lương sản phẩm được sử dụng để trả lương cho những người làm việc tại các phòng ban của doanh nghiệp. Căn cứ vào khối lượng công việc của từng phòng ban, doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương. Tiền lương thực tế của từng nhân viên vừa phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của phòng ban, vừa phụ thuộc vào số lượng nhân viên của phòng ban đó Hình thức trả lương theo sản phẩm đảm bảo thực hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng với chất lượng lao động, động viên người lao động sáng tạo, hăng say trong công việc. 1.2.4. Hình thức trả lương khoán Căn cứ vào khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành đến giai đoạn cuối và đơn giá tiền lương áp dụng cho những công việc cần phải hoàn thành trong một thời gian nhất định nhằm khuyến khích lao động, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Cách tính lương này là tiến bộ nhất vì nó gắn trách nhiệm của cá nhân hoặc tập thể người lao động với chính SP mà họ làm ra. Có hai phương pháp khoán đó là khoán công việc và khoán quỹ lương. Điều kiện để sử dụng phương pháp này mà không gây ra hiện tượng làm bừa, làm ẩu thì công tác kiểm nghiệp chất lượng sản phẩm trước khi giao nhận phải được coi trọng, thực hiện chặt chẽ. Thông thường ở một doanh nghiệp thì các phần việc phát sinh đa dạng với quy mô lớn nhỏ khác nhau, nên các hình thức trả lương được các doanh nghiệp áp dụng linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể để có được tính kinh tế cao nhất. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng Trong quá trình sản xuất – kinh doanh kế toán phân loại quỹ tiền lương thành 2 loại cơ bản: Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm chính đã quy định cho họ, bao gồm: tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất Tiền lương phụ là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp. đi học, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất 1.3. Kế toán tiền lương và các khoản thu nhập khác phải trả người lao động. Hạch toán kế toán phải trả người lao động sử dụng tài khoản 334 (TK 334). Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân và những người lao động đã ký hợp đồng với doanh nghiệp về tiền lương, tiền công... tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân và người lao động. * Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 334 - Phải trả người lao động Nợ Tk 334 Có SDĐK(nếu có): phản ảnh số tiền lương và các khoản khác trả thừa cho CBCNV hiện có lúc đầu kỳ PS giảm: phản ánh + Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, ăn trưa và các khoản trả ứng trước cho người lao động. + Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân SDCK( nếu có): phản ánh số tiền lương đã trả thừa cho CNV lúc cuối kỳ SDĐK: phản ánh các khoản tiền lương và các khoản khác phải trả 1 người lao động lúc đầu kỳ PS tăng: phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản ăn ca, phụ cấp , trợ cấp và các khoản khác phải trả cho CBCNV trong kỳ SDCK: Phản ánh các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương còn phải trả cho người lao động lúc cuối kỳ *. Phương pháp hạch toán phải trả người lao động Mỗi nghiệp vụ kế toán tiền lương phát sinh đều được hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời. Tính tiền lương; tiền công và phụ cấp phải trả cho người lao động ghi: Nợ TK 241 Nợ TK 154 Nợ TK 642 Có TK 334 Tính tiền lương phải trả cho người lao động ghi: Nợ TK 415, 4311, 4312 Có TK 334 Các khoản bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn...) phải trả cho người lao động ghi: Nợ TK 338 Có TK 334 Tính các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của người lao động như tiền tạm ứng, BHYT, tiền bồi thường... ghi: Nợ TK 334 Có TK 141 Có TK 138 Có TK 338 Xác định số tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, tiền ăn ca, thưởng... tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ở các bộ phận, đơn vị, đối tượng sử dụng lao động kế toán ghi: Nợ TK 622 Nợ TK 623 (6231) Nợ TK 627 (6271) Nợ TK 641 (6411) Nợ TK 642 (6421) Có TK 334 Tính thuế thu nhập của người lao động phải nộp cho Nhà nước (khi doanh nghiệp nộp thay cho người lao động) ghi: Nợ TK 334 Có TK 333 Khi thanh toán các khoản phải trả cho người lao động ghi: Nợ TK 334 Có TK 111, 112 Tất cả các khoản thu nhập trên của người lao động sẽ được doanh nghiệp trích từ quỹ tiền lương ra để trả. Bên cạnh các khoản tiền lương được hưởng người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ. 1.4. Kế toán các khoản trích phải nộp theo lương. Các khoản trích phải nộp theo lương bao gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. Các khoản này được trích ra trên cơ sở tiền lương cơ bản. Việc chi trả sẽ do các Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ đảm nhiệm. Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ *Quỹ BHXH. Người lao động khi gặp khó khăn, bất lợi như đau ốm, thai sản, hưu trí hay tai nạn sẽ được cấp BHXH tính trên cơ sở số lượng, chất lượng lao động và thời gian mà họ đã cống hiến cho xã hội trước đó. Tại doanh nghiệp Quỹ BHXH được tạo ra để thanh toán các khoản BHXH cho người lao động. Quỹ được thành lập bằng cách trích theo tỷ lệ phần trăm trên tiền lương phải trả cho công nhân viên chức để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và khấu trừ vào tiền lương công nhân. Theo quy định hiện nay thì tỷ lệ này là 20% trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 15% và khấu trừ 5% vào tiền lương của công nhân. Mức BHXH tính vào chí phí SXKD được quy định: 10% doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý để chi cho 2 nội dung: hưu trí và tử tuất, còn 5% được dùng để chi cho 3 nội dung: ốm đau, thai sản và tai nạn lao động. Phần khấu trừ 5% vào lương của người lao động được Doanh nghiệp nộp hộ lên cơ quan quản lý (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội). Quỹ BHXH hoạt động nhằm bảo đảm cho người lao động được hưởng thụ các chính sách xã hội, đồng thời góp phần bồi dưỡng và phát triển lực lượng lao động. * Quỹ BHYT. Quỹ BHYT là một hình thức bảo hiểm dựa trên phương thức tái phân phối thu nhập tiền tệ, nhằm tập trung nguồn lực tài chính cộng đồng để chăm sóc sức khoẻ cho mọi người. Vì vậy BHYT thực chất là sự bảo trợ về y tế cho người tham gia bảo hiểm, giúp họ trang trải một phần nào chi phí khám chữa bệnh và thuốc men khi đau ốm. Số tiền đó được trích ra từ Quỹ BHYT. Theo quy định hiện nay BHYT được trích theo tỷ lệ 3% trên lương phải thanh toán cho công nhân. Trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 2% và khấu trừ vào tiền lương công nhân là 1%. Nay theo quy chế mới BHYT được chuyển sang BHXH và chịu sự quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. * Quỹ KPCĐ Người lao động để bảo vệ quyền lợi của mình trước giới chủ, họ lập ra tổ chức Công đoàn. Tổ chức này chuyên trách việc đại diện cho người lao động thương thuyết với giới chủ đòi quyền lợi cho công nhân và giải quyết các tranh chấp bất công giữa chủ và công nhân. Nguồn kinh phí cho các hoạt động của tổ chức này lấy từ quỹ KPCĐ. Theo quy định hiện hành tỷ lệ trích KPCĐ là 2% trên tổng quỹ tiền lương phải trả cho người lao động và người sử dụng lao động phải chịu khảo chi phí này.2% này cũng được tính vào chiphí kinh doanh . Trong đó 1% dành cho họat động công đoàn cơ sở và 1% cho hoạt động của công đoàn cấp trên. Tóm lại các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ hoạt động đều có tác dụng chung là hỗ trợ cho hoạt động kinh tế và đời sống người lao động, đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống, góp phần thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy hạch toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cũng phải được đặc biệt chú trọng để đảm bảo được quyền lợi cho người lao động. 1.4.2. Hạch toán kế toán các khoản trích phải nộp theo lương Kế toán sử dụng TK 338 để hạch toán các khoản phải nộp theo lương Kết cấu và nội dung phản ánh của TK334-Phải trả, phải nộp khác NO TK334 CO +Số dư đầu kỳ: - Phản ánh số nộp thừa, trả thừa hiện có lúc đầu kỳ. +Phát sinh trong kỳ: - Phản ánh số tiền phải trả khác đã trả cho CNV - KPCĐ đã chi tại đơn vị - Số BHYT, BHXH, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý, đã đóng các quỹ BHYT, BHXH, KPCĐ - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào tài khoản có liên quan theo qui định - Kết chuyển doanh thu nhận trước vào doanh thu bán hàng tương ứng từng kỳ - Các khoản đã trả, đã nộp khác +Số dư cuối kỳ: -Phản ánh số trả thừa, vượt chi chưa được thanh toán cuối kỳ +Số dư đầu kỳ: -Phản ánh số phải nộp khác hiện có lúc đầu kỳ. + Phát sinh trong kỳ: -Trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ lệ qui định - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý. -Doanh thu nhận trước - Các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ. -Các khoản phải nộp, phải trả khác. +Số dư cuối kỳ: -Phản ánh số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị thừa chờ xử lý lúc cuối kỳ. +TK 338 được chi tiết thành 6 TK cấp 2 : . TK 3381 : Tài sản thừa chờ giải quyết . TK 3382 : KPCĐ . TK 3383 : BHXH . TK 3384 : BHYT . TK 3387 : Doanh thu nhận trước . TK 3388 : Phải trả, phải nộp khác *Phương pháp hạch toán các khoản trích nộp theo lương - Căn cứ vào tiền lương phải trả cho công nhân viên tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ở các bộ phận, các đối tượng và tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định, kế toán tính số BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp, phải trả ghi: Nợ TK 622 Nợ TK 627 (6271) Nợ TK 641 (6411) Nợ TK 642 (6421) Nợ TK 334,241 Có TK 338 - Tính BHXH phải trả thay lương cho công nhân viên Nợ TK 338 (3383) Có TK 334 - Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho các cơ quan quản lý hoặc khi chi trả BHXH, KPCĐ tại đơn vị, kế toán ghi: Nợ TK 338 ( 3382, 3383, 3384) Có TK 111, 112 - Khấu trừ 6% tiền lương của CNV, khoản nộp hộ BHXH, BHYT cho họ ghi: Nợ TK 334 Có TK 338 - Khoản BHXH, doanh nghiệp đã chi theo chế độ được cơ quan BHXH hoàn lại khi thực hiện kế toán ghi: Nợ TK 111,112. Có TK 338 Sơ đồ hạch toán kế toán các khoản trích phải nộp theo kỳ: Sơ đồ 4 TK 334 TK 338 (2,3,4) TK 622, 623, 627, 641, 642 tính vào chi phí SXKD cho CNV BHXH phải trả thay Trích BHXH, BHYT,KPCĐ TK 111, 112 TK 334 Khấu trừ vào lương CNV Nộp (chi) BHXH Khoản nộp hộ BHXH, BHYT BHYT,KPCĐ theo đúng quy định TK 111, 112 Nhận hoàn trả của cơ quan BHXH về khoản DN đã chi TK 6271 BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo lương CN Như vậy, có thể nói việc hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích phải nộp theo lương là một công việc hết sức quan trọng, đòi hỏi tính chính xác cao vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến người động . Yêu cầu của viêc hạch toán kế toán là vậy còn cách thức tổ chức hệ thống sổ kế toán tài chính được tiến hành như thế nào? 1.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tiền lương Việc tổ chức hạch toán và ghi sổ các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương là phụ thuộc vào hình thức ghi sổ mà doanh nghiệp chọn. Theo qui định hiện hành, có 4 hình thức sổ kế toán đang được áp dụng thống nhất tại các doanh nghiệp. - Nhật ký - chứng từ - Nhật ký chung - Chứng từ ghi sổ - Nhật ký – sổ cái Mỗi hình thức sổ kế toán có một đăc điểm riêng. Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động qui mô, tính chất SXKD của đơn vị mình để lựa chọn hình thức phù hợp. Trong bài báo cáo này em chỉ nêu ra một loại sổ tiêu biểu mà công ty Nhựa Quang Huy áp dụng để hạch toán, ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, tính lương và trích các khoản theo lương cho người lao động đó là Chứng từ ghi sổ Hình thức sổ Chứng từ ghi sổ thích hợp với mọi loại hình Doanh nghiệp, thuận tiện cho việc áp dụng các phần mềm kế toán. Tuy nhiên việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên việc lập báo cáo dễ bị chậm trễ nhất là trong điều kiện kế toán thủ công. Trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian được tách rời với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để ghi vào hai sổ kế toán tổng hợp là sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái. Cán bộ kế toán phải căn cứ vào chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại để lập Chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này việc ghi chép kế toán tổng hợp cũng được tách rời với ghi chép kế toán chi tiết đẻ ghi vào hai loại sổ kế toán: Sổ kế toán tổng hợp và Sổ kế toán chi tiết. Cán bộ kế toán phải lập bảng cân đối tài khoản đẻ kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán tổng hợp Hiện nay chỉ các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức kinh tế, cá nhân và tập thể, các đơn vị nhỏ sử dụng ít Tài khoản cấp 1 mới sử dụng hình thức kế toán này. Sơ đồ số 5 Sơ đồ trình tự hệ thống hoá thông tin kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Sổ kế toán chi tiết Báo cáo quỹ hàng ngày Chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ Đăng ký CTGS Bảng chi tiết số phát sinh Bảng cân đối tài khoản Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác Ghi chú: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ (3 đến 5 ngày) Ghi cuối kỳ Kiểm tra, đối chiếu số liệu cuối kỳ Nói chung mỗi hình thức sổ kế toán là một sự kết hợp các loại sổ sách có kết cấu khác nhau theo một trình tự hạch toán nhất định các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý kinh doanh. Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng không nằm ngoài mục tiêu trên. Tổ chức hạch toán lao động – tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty CP nhựa quang huy 2.1. Đặc điểm về lao động Công ty CP Nhựa Quang Huy với lĩnh vực hoạt động đa dạng, phong phú, địa bàn hoạt động rộng rãi, do đó lượng CBCNV cũng không phải là nhỏ, việc quản lý lao động không hề đơn giản. Mỗi lĩnh vực SXKD cần có những cán bộ chuyên môn, chuyên trách đảm nhiệm. Để có thể thực hiện tốt chức năng như: sản xuất sản phẩm, bán hàng, lập các kế hoạch phát triển của công ty… yêu cầu mỗi khâu phải có lao động có trình độ thích ứng với công việc. Mỗi người chỉ thực hiện một công việc. Vì vậy việc bố trí lao động trong công ty phải hợp lý và khoa học thì kết quả lao động sẽ khả quan. Hiện nay trong biên chế của Công ty CP Nhựa Quang Huy có xấp xỉ 400 CBCNV với trình độ cấp bậc, chức vụ chuyên môn khác nhau. Họ là những người đã tốt nghiệp đại học, trên đại học hay cao đẳng, trung cấp hoặc công nhân kỹ thuật và hiện đang là Giám đốc, trưởng phòng hay lái xe, tạp vụ…Dù đang công tác, làm việc tại bất kỳ bộ phận nào, vị trí nào nhưng tất cả đều đang cùng chung sức, cùng phấn đấu để nâng cao tay nghề và xây dựng, phát triển công ty ngày càng vững mạnh. Trình độ học vấn và tay nghề CNV cũng như số lượng lao động trong công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng biểu 2 Bảng số liệu về trình độ học vấn và tay nghề của cán bộ công nhân viên Trình độ học vấn, tay nghề Số lượng(người) Tỷ lệ (%) Trên đại học 3 0,76 Đại học 153 38,65 Trung cấp 35 8,83 Công nhân KT bậc 3 trở lên 161 40,66 Công nhân KT dưới bậc 3 24 6,06 Tạp vụ, lái xe, bảo vệ 7 1,77 Lao động phổ thông 13 3,38 Tổng số 396 100 Từ số liệu trên cho thấy công ty có đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân có trình độ và kinh nghiệm khá cao điều này là nền tảng cơ bản tạo nên sự lớn mạnh của công ty. song vấn đề quản lý lao động và lập ra các chính sách, các chế độ lao động, tiền lương thật sự không đơn giản. Có thể nói chất lượng của sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc nhiều vào tay nghề người lao động. Nếu máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu đi nữa nhưng người lao động không đủ trình độ sử dụng thì sản phẩm tạo ra không thể đảm bảo được chất lượng như mong đợi được. Khi trình độ tay nghề cao người lao động sẽ làm việc có năng suất hơn, tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt và sẽ được khách hàng chấp nhận nhiều hơn và có nghĩa là doanh thu bán hàng tăng lên, quỹ lương cũng tăng lên và tiền lương của người lao động cũng sẽ tăng. Điều này lại là một động lực khuyến khích họ nâng cao tay nghề của mình. 2.2. Quản lý lao động và các chế độ chính sách lao động, tiền lương. Lao động là nhân tố không thể thiếu trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Quản lý lao động có ý nghĩa rất lớn đối với việc điều tiết các nguồn lực của doanh nghiệp. Với năm chức năng: dự báo, tổ chức, phối hợp, chỉ huy và kiểm tra công tác quản lý lao động, quản lý nhân sự có vai trò quyết định sự tồn tại, và phát triển của mỗi tổ chức nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Trong công ty CP Nhựa Quang Huy mọi vấn đề quản lý lao động được đặt lên hàng đầu. Và nó thuộc trọng trách của Phòng tổng hợp. Phòng tổng hợp sẽ quản lý nhân sự về tất cả các mặt: từ khâu tuyển chọn nhân sự, tổ chức sắp xếp, tạo động lực lao động, kiểm tra đánh giá kết quả lao động đồng thời quản lý sự biến động về nhân sự trong công ty. Đó là một công việc hoàn toàn không dễ dàng. Tuyển chọn lao động là quá trình thu hút và lựa chọn người lao động. Quá trình tuyển chọn nhân sự được thực hiện qua nhiều bước từ thông báo tuyển chọn, nhận hồ sơ dự tuyển, phỏng vấn, đến lựa chọn ứng cử viên. Công việc này cũng không đơn giản vì trong biết bao người đến thi tuyển, có nhiều người có năng lực, nhiệt tình lại thích ứng với công việc, thật khó để lựa chọn xem ai là người thích hợp nhất. Để làm tốt được công việc này đòi hỏi các nhà tuyển dụng của công ty phải rất nhạy cảm và biết cách nhìn người thật tinh tế. Sau khi tuyển chọn được nhân viên mới, cán bộ Phòng tổng hợp sẽ tổ chức sắp xếp việc làm phù lợp cho họ. Tại công ty CP Nhựa Quang Huy, mỗi phòng ban chức năng hoạt động lại cần những cán bộ công nhân viên có trình độ, kỹ năng tay nghề lao động và kinh nghiệm làm việc khác nhau theo đó mà công tác bố trí Để có kết quả như ý trong quản lý lao đông mỗi nhà quản lý phải tạo được động lực để thúc đẩy cấp dưới làm việc tốt hơn, khuyến khích họ đạt đến mục tiêu nhất định. Hiện nay công ty đang áp dụng chính sách trả lương dựa theo hiệu quả làm việc. Công ty sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công việc của công nhân viên để đánh giá đúng năng lực của họ, từ đó có các quyết định thay đổi ,thuyên chuyển công tác hơp lý hơn. Cùng với việc tính toán tiền lương phải trả cho công nhân viên một cách công bằng, chính xác, để khuyến khích người công nhân Công ty còn có các chính sách thưởng, kỷ luật. Khi người lao động có những sáng kiến độc đáo làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, hay họ có thành tích trong lao động... họ sẽ được nhận các khoản tiền thưởng tương ứng. Công nhân viên của công ty được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Hàng năm, công nhân viên đươc khám chữa bệnh ở cơ sở y tế nơi làm việc, khi ốm đau có giấy chứng nhận của bác sỹ thì sẽ được nghỉ để chữa bệnh và công ty sẽ vẫn chi trả toàn bộ lương cho người lao động đó. Bên cạnh đó, cán bộ công nhân viên trong công ty còn được nhận các khoản trợ cấp, phụ cấp như trợ cấp đắt đỏ, trợ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp độc hại, phụ cấp học nghề... Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp công ty cũng có những chính sách thoả đáng: trả 100% lương cho họ trong quá trình chữa trị bệnh. Nếu không may người đó bị tử vong ngoài tiền tổ chức tang lễ, tử tuất công ty còn trả cho gia đình người quá cố 24 tháng lương (lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ) được trích từ Quỹ bảo hiểm và Quỹ phúc lợi của công ty. Công nhân viên của công ty, hàng năm đều được đi nghỉ mát, nghỉ phép. Nếu là cán bộ công nhân viên nữ công ty cũng có chính sách phù hợp cho chị em như chế độ sinh đẻ, nuôi con thơ... Cán bộ công nhân viên đã có đóng góp cho công ty thì khi về hưu, mất sức lao động đều được công ty đãi ngộ thoả đáng. Ngày nay khi khoa học công nghệ đang phát triển đòi hỏi cán bộ công nhân viên phải có tay nghề cao. Nắm bắt được yêu cầu đó, cán bộ lãnh đạo và quản lý công ty luôn tạo điều kiện để cấp dưới của mình có điều kiện học tập nâng cao trình độ. Nếu kỹ sư, công nhân nào có nguyện vọng muốn tham gia các khoá đào tạo nâng cao kiến thức đều được công ty ủng hộ, giúp đỡ trong quá trình theo học. Hàng năm, công ty còn tổ chức các lớp học nâng cao tay nghề và thi nâng bậc thợ cho công nhân kỹ thuật. Mặc dù hết sức tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên phát huy năng lực của mình và dù trong ba năm trở lại đây, ở Công ty CP Nhựa Quang Huy không xảy ra một vụ vi phạm kỷ luật nào, song để quản lý nhân sự chặt chẽ hơn, công ty vẫn cần có những văn bản quy định về các hình thức kỷ luật đối với lao động. Khung kỷ luật có từ thấp đến cao, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của sự vi phạm có thể là cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ công tác và cao nhất có thể bị thôi việc.Tuy nhiên trong điều lệ của công ty có ghi rõ, trước khi có các quyết định kỷ luật đến với cán bộ công nhân viên, ban lãnh đạo phải có sự điều tra, xem xét hoàn cảnh và động cơ của người vi phạm nếu là không nguy hiểm đối với sự ổn định của công ty thì chỉ cảnh cáo bằng lời nhẹ nhàng, tránh đưa ra tập thể để cảnh cáo, nhằm tôn trọng người lao động. Ban lãnh đạo và quản lý của công ty không mấy khi phải sử dụng đến các hình thức kỷ luật trên để xử phạt nhân viên của mình, nhưng toàn bộ công nhân viên trong công ty đều nghiêm túc thực hiện tốt các quy định của công ty. Điều này cho thấy cách quản lý nhân sự ở công ty đã đạt được những kết quả khá tốt. Để đạt được những kết quả đó thì ngay từ khâu hạch toán ban đầu phải rất chính xác và cẩn thận, vì nó có liên quan chặt chẽ đến kết quả hạch toán lao động cuối cùng. Chỉ tiêu số lượng lao động của công ty được Phòng tổng hợp quản lý, theo dõi, ghi chép trên các sổ sách lao động. Căn cứ vào số lao động hiện có của công ty bao gồm cả số lao động dài hạn và tạm thời, cả lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp, cả lao động ở bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất kinh doanh, Phòng tổng hợp lập ra các Sổ danh sách lao động cho từng bộ phận của công ty, tương ứng với các bảng thanh toán lương sẽ được lập cho nhân viên ở mỗi bộ phận Cơ sở để ghi Sổ danh sách lao động là các chứng từ ban đầu về tuyển dụng, thuyên chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc...Mọi biến động về lao động đều được ghi chép vào Sổ danh sách lao động để làm căn cứ cho việc tính lương và các chế độ khác cho người lao động. 3 . công tác trả lương tại công ty nhựa quang huy 3.1. Một số phúc lợi cho người lao động tại công ty Trên địa bàn huyện Đông Anh có nhiều công ty sản xuất nên luôn có sự cạnh tranh để thu hút được nhiều người lao động có tay nghề cao về với công ty mình. Và để cho người lao động gắn bó với công ty, làm việc hết mình vì sự phát triển chung của công ty thì các nhà quản lý phải sử dụng những chính sách chiêu mộ, đãi ngộ với người lao động một cách hợp lý. Công ty CP Nhùa Quang Huy không nằm ngoài những công ty đó. Để có được những công nhân tay nghề cao, trung thành với mình, công ty đã có nhiều hình thức tạo động lực thúc đẩy sự cố gắng của họ. Nó được thể hiện qua hình thức trả thù lao vật chất và tinh thần . Hiện tại công ty đang có những hình thức phúc lợi cho người lao động như sau. - Đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) , bảo hiểm y tế (BHYT) : công ty đã thực hiện đóng BHXH, BHYT cho cán bộ công nhân viên trong công ty theo đúng các quy định của Nhà nước. Theo điều 149 Bộ luật lao động (sửa đổi năm 2002) và nghị định 12/CP, quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích BHXH là 20% trong đó 15% do công ty trích nộp được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng và được tính vào thu nhập của họ. Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý. Quỹ BHYT đư._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6537.doc
Tài liệu liên quan