Tổ chức kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản xuất của sản phẩm (giá thành sản phẩm) tại Công ty cơ khí Hà Nội

LờI NóI ĐầU Để phát triển và tồn tại trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn năng động, sáng tạo, đổi mới và thích ứng với nhu cầu phát sinh trên thị trường. Nguyên tắc hạch toán lấy thu bù chi, tự trang trải và có lãi được đặt ra mang tính chất bắt buộc với mọi doanh nghiệp. Đây là vấn đềbao trùm, xuyên suốt hoạt động sản xuất thể hiện mặt chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế. Khi các doanh nghiệp phải tự cạnh tranh để tìm chỗ đứng

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản xuất của sản phẩm (giá thành sản phẩm) tại Công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên thị trường thì thông tin về chi phí có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Qua việc xem xét các thông tin về chi phí dưới góc độ khác nhau;các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tự tìm ra các yếu tố bất hợp lý trong việc sử dụng tàI sản, vốn, vật tư, do đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai. Vì vậy hơn bao giờ hết, họ phải nắm bắt thông tin một cách chính xác về chi phí sản xuất vá tính giá thành sản phẩm. Mỗi một doanh nghiệp có đặc đIúm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, trình độ quản lý khác nhau dẫn tới phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng khác nhau. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đúng, đủ, chính xác, kịp thời sẽ giúp công tác quản lý, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chí phí phát sinh trong quá trình sản xuất, cung cấp thông tin cho quản lý, từ đó phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ nhận thức đó và qua quá trình thực tập tại công ty CƠ KHí Hà NộI, được tìm hiểu thực tế quản lý của công ty, em đã chọn đề tài “Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất của sản phẩm tai công ty cơ khí Hà Nội” với mong muốn nâng cao nhận thức và góp phần hoàn thiện công tác kế toán của công ty. Luận văn gồm 3 chương Chương I :Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm công nghiệp. Chương II :Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sảnn phẩm tại công ty cơ khí Hà Nội. Chương III: Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá hành sản xuất của thành phẩm. ChươngI : Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm công nghiệp. I Lý luận cơ bản về kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất của sản phẩm. 1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất: 1.1 Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất trong một kỳ.Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có đầy đủ 3 yếu tố cơ bản đó là: lao động của con người, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mọi chi phí đều được biểu hiện bằng tiền . Chi phí về tiền công, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, còn về khấu hao tài sản cố định, chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu ... là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động vật hoá. Một doanh nghiệp sản xuất, ngoài các hoạt động sản xuất ra sản phẩm còn có những hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác như: hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, hoạt động có tính chất sự nghiệp... chỉ những chi phí để tiến hành những hoạt động sản xuất mới được gọi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp thường phát sinh liên tục nên để quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo từng kỳ: tháng, quý hoặc năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. 1.2 Phân loại chi phí sản xuất: Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tập hợp chi phí sản xuất, có nhiều cách để phân loại chi phí sản xuất theo nhiều tiêu thức khác nhau như sau: a>Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này thì ta căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất để chia ra các yếu tố chi phí phát sinh phải cùng nội dung kinh tế, khôg cần phân biệt nó phát sinh như thế nào. Do vậy mà cách phân loại này gọi là cách phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Bao gồm: 1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ. Chi phí nhân công; bao gồm tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Chi phí khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp: là chi phí về khấu hao những tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng... Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện nước, tiền bưu phí... Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí nói trên. b> Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí(phân loại chi phí theo khoản mục) Căn cứ vào mục đích công dụng, không phân biệt chi phí có nội dungkinh tế như thế nào, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chỉ bao gồm những nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm không gồm những nguyên vật liệu dùng vào sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp: chỉ tính với những công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính cho những nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng. Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu trên. Bao gồm các khoản; chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất,ch phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Các phân loại này có tác dụng phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. c>Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc, laovụ sản xuất trong kỳ . Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành 2 loại; -Chi phí bất biến(chi phí cố định): là những chi phí mà khối lượng sản xuất tăng hay giảm thì tổng số chi phí hầu như không đổi nhưng chi phí cho một sản phẩm thì thay đổi tương quan tỉ lệ nghịchvới sự biến động của sản lượng, ví dụ như chi phí khấu hao tài sản cố địng, chi phí về điện thắp sáng... -Chi phí khả biến(chi phí biến đổi); là những chi phí có sự thay đổi tương quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản xuất trong kỳ ví dụ như chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Cách phânloại này có ý nghĩa rất lớn đối với kế toán quản trị phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết địnhkinh doanh. d>Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí: Chi phí sản xuất được chia thành: -Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định, ngững chi phí này này kế toán có thể căn cứ vào số liệu chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. -Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm, những chi phí này, kế toán phải tiến hành phân bổcho các đối tượng có lỉên quan theo một tiêu chuẩn phù hợp Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu chuẩn phân bổ hợp lý 2. Giá thành sản xuất sản phẩm và phân loại giá thành. 2.1 Khái niệm giá thành sản xuất của sản phẩm: Giá thành là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hay một đơn vị sản phẩm(công việc, lao vụ) do một doanh nghiệp sản xuất hoàn thành . Quá trình sản xuất của một doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí sản xuất, mặt khác kết quả của sản xuất doanh nghiệp thu được những sản phẩm công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhưng sản phẩm, công việc,lao vụ đã hoàn thành gọi chung là thành phẩm phải được tính giá thành, tức là những chi phí đã bỏ ra để sản xuất chúng/ Giá thành sản xuất của sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động của sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư,lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất , cũnh như các giải pháp kinh tế kỹ thụt mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đặt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí thấp nhất để hạ được giá thành sản phẩm. Giá thành sản xuất của sản phẩm còn là căn cứ để xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 2.2 Phân loại giá thành sản xuất của sản phẩm: Phân loại giá thành sản xuất theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành sản xuất Theo cách phân loạih này, giá thành sản xuất của sản phẩm được chia làm 3 loại -Giá thành kế hoạch: là giá thành sản xuất của sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch, nó được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, việc tính toán giá thành kế hoạch sản xuất của sản phẩm được tiến hành trước khi tiến hành quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. -Giá thành định mức: là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong qúa trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. -Giá thành thực tế: là giá thành sản xuất của sản phẩm đợc tính trên cơ sở dữ liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp trong thời kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ tính toán được sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Nó là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế- tổ chức- kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp b>Phân loại giá thành sản xuất theo phạm vi tính toán Theo phạm vi tính toán, giá thành sản xuất của sản phẩm chia làm 2 loại: - Giá thành sản xuất(gía thành công xưởng); bao gồm các chi phí sản xuất, chi phí nguyên liệu trực tiếp , chi phi nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành nhập kho, hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. -Giá thành toàn bộ sản phẩm: bao gồm giá thành sản xuất cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho sản phẩm đó.Giá thành là toàn bộ sản phẩm chỉ được xác định khi sản phẩm, công việc, lao vụ đã được tiêu thụ, giá thành toàn bộ là căn cứ tính toán, xác định lãi trước thuế và lợi tức của doanh nghiệp. 3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất của sản phẩm: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là 2 mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành sản xuất của sản phẩm, công việc, lao vụ dã hoàn thành. Sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cao hay thấp. Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất. Tuy vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất của sản phẩm lại là 2 khái niệm riêng biệt có sự khác nhau. -Chi phí sản xuấ luôn gắn với từng thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm luôn gắn liền với 1 loại sản phẩm, công việc,lao vụ đã sản xuất sản hoàn thành. -Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. -Giá thành sản xuất của sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm đở dang kỳ trước chuyển sang. 4 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, luôn được các nhà quản lý quan tâm. Vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp những người quản lý doanh nghiệp nắm bắt được chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ, cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó nhà doanh nghiệp có cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư lao động và tiền vốn, tình hình thực hiện giá thành sản xuất sản phẩm để có quyết định quản lý thích hợp. Để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm của doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: -Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản xuất của sản phẩm thích hợp. -Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được xác định bằng phương pháp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản chi phí và các yếu tố chi phí qui định. Xác định đúng đắn yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ. -Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá theo đúng các khoản mục qui định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định. -Định kỳ cung cấp báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản xuất của sản phẩm cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất vàkế hoạch hạ thành sản xuất của sản phẩm, phất hiện kịp thời khả năng tiềm năng, đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. II Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản xuất của sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp. 1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản xuất của sản phẩm. 1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đấu tiên când thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Có xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khâu tổ chức hạch toán chi phí ban đầu đến khâu tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép tài khoản, sổ chi tiết. Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí phải căn cứ vào: -Đặc điểm và công cụ của chi phí sản xuất. -Cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, yêu cầu hạch toán của doanh nghiệp. Đối tượng tập hợp chi phí có thể là toàn bộ qui trình công nghệ riêng biệt hay phân xưởng, tổ đội sản xuất. -Đặc điểm của quy trình công nghệ,đặc điểm sản phẩm mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là nhóm sản phẩm, từng mặt hàng, từng loại sản phẩm... Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã qui định hợp lý có tác dụngphục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm kịp thời đúng đắn. 1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, laô vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Muốn tính được giá thành sản phẩm dịch vụ trước hết phải tính được đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào đặc điểm, hoạt động, hoạt động sản xuất kinh doanh, loại sản phẩm dịch vụ của doang nghiệp sản xuất...Để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp thực tế của doang nghiệp. Nhà tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc là một đối tương tính giá thành. Vd:trong xí nghiệp đóng tàu, sửa chữa ô tô, nếu sản xuất hàng hoá thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Mặt khác khi xác định đối tượng tính giá thành còn phải căn cứ vào qui trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Những qui trình công nghệ sản xuất đơn giản thì đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm hoàn thành ở cuối qui trình công nghệ. Những qui trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm từng giai đoạn và thành phẩm giai đoạn cuối cùng. Những qui trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tương tính giá thành là từng chi tiết bôh phận sản phẩm hoàn thành và thành phẩm cuối cùng đã hoàn chỉnh 1.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản xuất của sản phẩm. Đối tượng tính giá thành có nội dung khác với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ đó thể hiện ở việc tính giá thành sản phẩm phải sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp. Ngoài ra một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 1.4 Kỳ tính giá thành: Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, kế toán còn phải xác định kỳ tính giá thành. -Kỳ tính giá thành là thời điểm bộ phận kế toán tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác đinh kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm theo khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm kịp thời, trung thực. Trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp mà có thể áp dụng 1trong 3 trường hợp sau: -Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều,chu kỳ sản xuất ngắn, và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành là hàng tháng. -Trường hợp sản xuất mang tính thời vụ(sản xuất nông nghiệp), chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành là hàng năm hay kết thúc mùa vụ. -Trường hợp tổ chức đơn chiêcs hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thanhf thích hợp là thời điểm mà sản phẩm và hàng loạt sản phẩm đã hoàn thành. 2 Kế toán chi phí sản xuất: *Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Trong quá trình sản xuất sản phâmr ở các doanh nghiệp thường phát sinh nhiều loại chi phí sản xuất khác nhau. Những chi phí này có liên quan đến 1 hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Để tạp hợp chi phí sản xuất chính xác thì chúng ta có thể sử dụng 1 trong2 phương pháp sau: -Phương pháp ghi trực tiếp là phương pháp áp dụng khi chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt. Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng, trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu theo từng đối tượng liên quan và ghi trực tiếp vào sổ kế toán theo đúng đối tượng. Phương pháp ghi trực tiếp đảm bảo việc hạch toán chi phí sản xuất chính xác. -Phương pháp phân bổ gián tiếp: là phương pháp áp dụng khi chi phí liên quan với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà không thể tổ chức việc ghi chép ban đầu riêng rẽ theo từng đối tượng được. Theo phương pháp này doanh nghiệp phải tổ chức ghi chép ban đầu cho các chi phí sản xuất theo địa điểm phát sinh chi phí để kế toán tập hợp chi phí. Sau đó phải chọn tiêu chuẩn phân bổ để ntính toán, phân bổ chi phí sản xuất đã tập hợp cho các đối tượng liên quan 1 cách hợp lý nhất và đơn giản thủ tục tính toán phân bổ. Quá trình phân bổ gồm 2 bước: -Xác định hệ số phân bổ(H) -Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng Ci =Ti*H C:Tổng số chi chí cần phân bổ Ti:Tổng số chi phí cần phân bổ 2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vậth liệu phụ, nhiên liệu...Sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp mua nửa thành phẩm để lắp ráp, gia công thêm thành phẩm thì nửa thành phẩm thì nửa thành phẩm mua ngoài cũng được hạch toán vaò chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được căn cứ vào chứng từ xuất kho để tính giá thành thực tế vật liệu xuất dùng và căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phói sản xuất đã được xác định để tập hợp. -Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào các đối tượng có thể tiến hành theo 2 phương pháp: +phương pháp trực tiếp áp dụng đối với các chi phí nguyên liệu có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí. +Phương pháp phân bổ gián tiếp áp dụng trong trường hợp nguyên vật liệu sử dụng có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Để phân bổ cho các đối tượng cấn phải xác định, lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý, đó là tiêu thức phải đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng chi phí cần phân bổ với tiêu thức phân bổ. Chi phí nguyên Trị giá nguyên Trị giá nguyên Trị giá Vật liệu trực tiếp = vật liệu xuất _ vật liệu còn lại _ phế liệu Tiếp trong kỳ đưa vào sử dụng cuối kỳ chưa sử dụng thu hồi. Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiềp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Sơ đồ 1 TK152(611) TK 621 TK 152 (611) Trị giá NL, VL xuất kho(1) Trị giá NL, VL còn chưa (3) dùng trực tiếp sản xuất sử dụng và phế liệu thu hồi TK111, 112 TK 154 (631) (2)Trị giá NL, VL mua ngoài Trị giá NL, VL thực tế (4) dùng trực tiếp sản xuất sử dụng trực tiếp sản xuất TK 331 TK133 *Sổ kế toán sử dụng: Nếu đơn vị kế toán sử dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ để tập hợp chi phí, kế toán sử dụng bảng kê số 4-tập hợp chi phí theo phân xưởng để tổng hợp số phát sinh bên nợ tài khoản 621. Bảng kê số 4 được lập trên cơ sở số liệu của “bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ” Cơ sở để lập bảng phân bổ này là các chứng từ xuất kho vật liệu và hệ số chênh lệch giữa giá hạch toán với giá thực tế của từng loại vật liệu trên bảng kê số 3. Số liệu tổng hợp trên bảng kê số 4 là cơ sở để ghi vào nhật ký chứng từ số 7. 2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm công việc, lao vụ...Bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ theo thời gian phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được thì có thể tập hợp chúng, sau đó phân bổ cho đối tượng chịu chi phí liên quan theo tiêu chuẩn phân bổ thích hợp. Tiêu chuẩn phân bổ thích hợp có thể là chi phí tiền công định mức(hoặc kế hoạch), giờ công định mức(hoặc giờ công thể lệ), khối lượng sản phẩm sản xuất...Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ...căn cứ tỷ lệ trích qui định để tính theo số tiền công đã tập hợp được hoặc được phân bổ cho từng đối tượng. Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621”chi phí nhân cồng trực tiếp”.Tài khoản này được dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ trong doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp, giap thông vận tải. Sơ đồ 2 TK 334 TK622 TK 154(631) (1)Lương chính, lương Kết chuyển chi phí nhân công trực phụ cấp phải trả cho CN sx tiếp cho các đối tượng chịu chi phí (4) TK 335 Trích trực tiếp lương nghỉ Phép của công nhân sx TK 338 Trích KPCĐ, BHXH, BHXH (3) theo tiền lương của CN sx *Sổ kế toán: Kế toán sử dụng bảng phân bổ số1-Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn phải trích nộp trong tháng cho các đối tương sử dụng lao động. Căn cứ vào bảng phân bổ số1, kế toán ghi vào bảng kê số 4 và các sổ kế toán có liên quan. Cơ sở để lập bảng phân bổ số1 là các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ và tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ. 2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất như: chi phí nhân viên phân xưởng , chi phí khấu hao TSCĐ... Các chi phí sản xuấ chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phat sinh chi phí: phân xưởng, tổ đốỉan xuất, sau đó tiến hành phân bổ cho đối tượng chịu chi phí liên quan. Việc phân bổ chi phí này được tiến hành dựa trên tiêu thức phân bổ hợp lý, có thể là : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp định mức, chi phí sản xuất chung. Kế toán sử dụng tài khoản 627”chi phí sản xuất chung” để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.Tài khoản này được mở chi tiết thành 6 tài khoản cấp II TK627.1- Chi phí nhân viên phân xưởng TK627.2 Chi phí vật liệu TK627.3 Chi phí công cụ sản xuất TK627.4 Chi phí khấu hao TSCĐ TK627.7 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK627.8 Chi phí khác bằng tiền. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu, công cụ Dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và các chứng từ có liên quan, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 627 theo sơ đồ sau Sơ đồ 3: Sơ đồ kế toán tập hợp và phân bổ chi phí chung TK334 TK627 TK154(631) (1)Chi phí nhân công Kết chuyển chi phí sx chung (3)đã tập hợp và phân bổ cho TK338 các đối tượng liên quan (2) TK152 Chi phí vật liệu(3) TK142(1421) Chi phí công cụ, dụng cụ(4) TK153(611) TK214 Chi phí khấu hao TSCĐ(5) TK331 Chi phí dịch vụ mua ngoài(6) TK111, 112, 141 Chi phí khác bằng tiền(7) *Sổ kế toán: Kế toán sử dụngbảng kê số 4. Sau đó căn cứ vào số liệu trên bảng kê số4 để ghi vào nhật ký chứng từ số 7, ghi có TK 627. 2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 2.4.1 Tổng hợp chi phí sản xuất: Trên cơ sở chi phí sản xuất đã hạch toán theo từng khoản mục kế toán phải tổng hợp chi phí sản xát làm cơ sở tính giá thành sản phẩm. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Kế toán sử dụng tài khoản 154-chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Sơ đồ 4: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. TK 621 TK 154 TK 138, 334 Chi phí nguyên vật liệu Chi phí sản phẩm hỏng mà Trực tiếp Người gây thiệt hại bồi thường TK 622 TK 155 Chi phí nhân công trực tiếp Giá thành sản phẩm hoàn Thành nhập kho TK 627 TK 632 Chi phí sx chung Sản phẩm sx xong Bán thẳng *Sổ kế toán: Trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ, kế toán sử dụng nhật ký chứng từ số 7 để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dùng để phản ánh số phát sinh bên có của tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh. Trượng hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê đinh kỳ. Kế toán sử dụng TK 631-giá thành sản xuất để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các đơn vị sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí TK 154 TK 631 TK 154 Kết chuyển chi phí thực tế của Chi phí sx kinh doanh sx kinh doanh dở dang đầu kỳ dở dang TK 621 TK 632 Kết chuyển chi phí Giá thành thực tế Nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm hoàn thành TK 622 Kết chuyển chi phí Nhân công trực tiếp TK 627 Kết chuyển chi phí Sx chung 2.4.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Trong các doang nghiệp sản xuất do quá trình công nghệ liên tục và xen kẽ lẫn nhau nên ở thời điểm cuối kỳ thường có sản phẩm sản xuất dở dang. Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang thong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc chưa đến kỳ thu hoạch. Như vậy, chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm dở, công việc đã hoàn thành trong kỳ mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ. Để tính chính xác giá thành sản phẩm một trong những điều quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang phải chịu. Để đánh giá sản phẩm dở danh cần kiểm kê xác định chính xác khối lượng sản phẩm dở dang thực có tại một thời điểm, thời gian thống nhất trong doanh nghiệp. Có như vậy mới không bị trùng và sót. Mặt khác doang nghiệp phải xác định được mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang. Tuỳ thuộc đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tỷ trọng các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp mà kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: a>Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính, còn các chi phí khác tính cho thành phẩm chịu Công thức tính: Chi phí Chi phí của sản chi phí phát Của sản phẩm dở dang + sinh trong Khối lượng Phẩm dở = đầu kỳ kỳ * sản phẩm Dang cuối Khối lượng + Khối lượng dở dang cuối Kỳ sản phẩm sản phẩm dở kỳ Hoàn thành dang cuối kỳ Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ._.ở giai đoạn công nghệ sau được đánh giá theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn công nghệ trước đó. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ưu điểm là tính toán đơn giản, khối lượng công việc ít. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là kết quả không chính xác cao vì chỉ có một khoản chi phí. Do vậy, đây là phương pháp chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất khối lượng sản phẩm dở dang ít và không biến động nhiều giữa cuối kyg với đầu kỳ. b>Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Phương pháp tính như sau: -Đối với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như nguyên vật liệu trực tiếp, nguyên vật liệu chính Chi phí của Chi phí phát Sản phẩm dở + sinh trong Chi phí của dang đầu kỳ kỳ Khối lượng sản Sản phẩm dở = * phẩm dở dang Dang cuối kỳ Khối lượng Khối lượng cuối kỳ Sản phẩm + sản phẩm dở Hoàn thành dang cuối kỳ -Đối với những chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành. Chi phí của Chi phí phát Khối lượng Chi phí của sản phẩm dở + sinh trong sản phẩm Sản phẩm dang đầu kỳ kỳ dở dang Dở dang = * cuối kỳ Cuối kỳ Khối lượng Khối lượng sản phẩm tương đương Sản phẩm _ dở dang cuối kỳ tương sản phẩm Hoàn thành đương sản phẩm hoàn thành hoàn thành Trong đó: Khối lượng sản phẩm Khối lượng sản Tỷ lệ chế Dở dang cuối kỳ tương = phẩm dở dang * biến đã đương sản phẩm hoàn thành cuối kỳ hoàn thành Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương có ưu điểm là kết quả chính xác nhưng khối lượng tính toán nhiều. Do vậy phương pháp này thích hợp với những doang nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong toàn bộ chi phí sản xuất. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức: Theo phương pháp này kế toán căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và chi phí sản xuất định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng,giai đoạn để tính ra chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Chi phí sản Chi phí sản số lượng sản Xuất làm dở = Xuất định mức * phẩm làm dở Cuối kỳ ở từng công đoạn ở công đoạn đó Phương pháp này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức 3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp kỹ thuật sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc tính toán chính xác giá thành sản phẩm của từng loại sản phẩm, của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, công việc, lao vụ giúp các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp có những giải pháp, quyết định kịp thời để mở rộng hay thu hẹp sản xuất. Như vậy, trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được theo các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán vận dụng phương pháp tính giá thành hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm tính chất sản phẩm, yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Số liệu tính toán phải được phản ánh trên bảng tính giá thành mà doang nghiệp áp dụng giá thành sản phẩm phải được tính theo các khoản mục đã quy định. -Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. -Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp -Khoản mục chi phí sản xuất chung. 3.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn: Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí đã tập hợp được theo đúng đối tượng tập hợp chi phí trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính. Do vậy còn gọi là phương pháp tính giá thành trực tiếp. Giá thành sản phẩm tính theo phương pháp này bằng cách: Giá thành Sản chi phí sản chi phí sản chi phí của Phẩm sản xuất = phẩm dở dang + phẩm phát _ sản phẩm làm Trong kỳ đầu kỳ sinh trong kỳ dở cuối kỳ Giá thành đơn vị = Tổng giá thành/ Khối lượng sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp, khai thác, điện nước. 3.2 Phương pháp tính giá thành phân bước: Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm phân bước trước là đối tượng tiếp bước sau. Đối với các doanh nghiệp này, đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở các bước cuối cùng hoặc nửa thành phẩm ở từng giai đoạn. Chính vì sự khác nhau về đối tượng tính giá thành như trên nên phương pháp tính giá thành phân bước cũng có phương pháp tương ứng. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm: Theo phương pháp này ta phải xác định được giá thành nửa thành phẩm bước trước và chi phí về nửa thành phẩm bước trước chuyển sang với các chi phí của bước sau để tính giá thành nửa thành phẩm bước sau, cứ như vậy lần lượt, tuần tự cho tới khi tính được giá thành thành phẩm. Có thể khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ: Sơ đồ kết chuyển tuần tự chi phí Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn n Chi phí NVL chính bỏ vào 1 lần đầu tư Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn n-1 chuyển sang Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang Chi phí khác ở giai đoạn 2 Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn n Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 1 Tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm giai đoạn 2 Tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm Tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm giai đoạn 1 Giá thành bán phẩm = chi phí nguyên + chiphí chế biến Giai đoạn 1 vật liệu chính giai đoạn 1 Giá thành bán thành = Giá thành bán thành + chi phí chế biến Phẩm giai đoạn 2 phẩm giai đoạn 1 chuyển sang giai đoạn 2 Giá thành bán thành = giá thành bán thành + chi phí chế biến Phẩm giai đoạn n-1 phẩm giai đoạn 2 chuyển sang giai đoạn n-1 Giá thành bán thành = giá thành bán thành + chi phí chế biến Phẩm hoàn thành phẩm giai đoạn n-1 chuyển sang giai đoạn n Phương pháp này thích hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm và thành phẩm. *Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm: Phương pháp này còn gọi là phương pháp kếy chuyển, song áp dụng trong những doanh nghiệp mà bán thành phẩm trong từng giai đoạn không có giá trị sử dụng độc lập, không nhập kho hay đem bán, không hạch toán kinh tế nội bộ trong từng giai đoạn Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành và sản phẩm hoàn thành ở bước cônh nghệ cuối cùng. Muốn vậy ta chỉ việc xác định, phân chia chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm , ta sẽ có giá thành sản phẩm. Công thức tính chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất = chiphí spdd đầukỳ, chi phí sx trong kỳ thành Giai đoạn i sản phẩm hoàn + sản phẩm làm dở * phẩm Thành giai đoạn i giai đoạn I Tuỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở áp dụng mà cần thiết phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không. Sau khi tính toán được chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm của từng giai đoạn tiến hành tôngr hợp song song từng khoản mục và tính hạ gá thành của sản phẩm. Giá thành sản xuất = giá thành sản xuất +giá thành sản xuất +giá thành sản xuất Sản phẩm giaiđoạn I giai đoạn II giai đoạn n Sơ đồ: Cách tính giá thành phân bước không tính nửa thành phẩm. Tổng chi phí sx giai đoạn n theo các khoản mục Tổng chi phí sx giai đoạn I theo các khoản mục Tổng chi phí sx giai đoạn n theo các khoản mục Chi phí sx giai đoạn II trong thành phẩm Chi phí sx giai đoạn I trong thành phẩm Chi phí giai đoạn n trong thành phẩm Giá thành sx của thành phẩm Kết chuyển song song từng tài khoản 3.3 Phương pháp tính giá thành hệ số. Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có cùnh quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng từng loại nguyên liệu mà kết quả sản xuất thu được đồng thời nhiều loại snả phẩm chính khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Phương pháp tính giá thành theo hệ số phải căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản phẩm để quy định cho mỗi loại một sản phẩm, một hệ số giá thành đã quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn( sản phẩm hệ số bằng 1) QH = Qi*Hi QH: Tổng sản lượng thực tế quy đổi ra sản lượng tiêu chuẩn. Qi : Sản lượng thực tế của loại sản phẩm i. Hi : Hệ số quy đổi cho loại sản phẩm i. Khi đó giá thành từng loại sản phẩm là: Zi = Z đơn vị = Trong đó: Zi : Tổng giá trị sản phẩm i. Dđk : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. C : Chi phí sản xuất trong kỳ. Dck : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Zđơn vị: Giá thành đơn vị sản phẩm i 3.4 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất thu được một nhóm sản phẩm với chủng loại, phẩm cấp, qui cách khác nhau. Trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng qui cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Trình tự tính giá thành sản phẩm: -Chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ thường được sử dụng là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch. -Tính tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm theo phương pháp giản đơn. Tổng giá thành của nhóm sản phẩm Tỷ lệ giá thành = Tổng tiêu chuẩn phân bổ Tổng giá thành Tiêu chuẩn phân Thực tế từng qui = bổ của từng * Tỷ lệ giá thành Cách sản phẩm qui cách 3.5 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ, vừa theo các đơn dặt hàng đã đặt hàng. đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành và chỉ khi nào hoàn thành mới tính giá thành. Cho nên kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo. Tuy vậy, nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì vẫn phải tập hợp chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng đó trên các bảng tính giá thành. Sau đó tiếp tục tập hợp chi phí cho đến khi đơn đặt hàng hoàn thành và tính được giá thành của đơn đặt hàng đó. Nừu đơn đặt hàng được sản xuất ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng đó. Những chi phí trực tiếp được hạch toán thẳng vào đơn đặt hàng đó còn những chi phí chung cần phân bổ theo tiêu thức thích hợp. 3.6 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một qui trình công nghệ sản xuất đồng thời thu được sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp này là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành. Để tính giá thành thực tế của sản phẩm chính phải loại trừ chi phí sản xuất phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của cả qui trình công nghệ. Chiphí sản xuất sản phẩm phụ thường được tính theo giá kế hoạch hoặc lấy giá bán trừ lợi nhuận định mức. Tổng giá thành Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản Thực tế của sản = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang - xuất sản Phẩm chính đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ phẩm phụ Để tính chi phí sản xuất của sản phẩm phụ theo từng khoản mục chi phí, cần tính tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ. Tỷ trọng chi phí sản Chi phí sản xuất sản phẩm phụ Xuất sản phẩm phụ = Tổng chi phí sản xuất 3.7 Phương pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có qui mô công nghệ sản xuất ổn định, có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí hợp lý, có trình độ tổ chức sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cao, công tác hạch toán ban đầu chặt chẽ. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức sẽ kiểm tra thường xuyên, kịp thời tình hình thực hiện địng mức, dự toán chi phí vượt định mức, giảm bớt khối lươngk ghi chép và tính toán của kế toán. Tính giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức: Tổng gía Tổng giá Chênh lệch Chênh lệch do thành thực = thành định ± do thay đổi ± thoát ly Tế mức định mức định mức 4. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong công tác chi phí và tính giá thành sản xuất của sản phẩm 4.1. Tổ chức hệ thống sổ chi tiết: Trong kế toán chi phí và giá thành sản phẩm, các chứng từ tập hợp chi phí ban đầu như: Các bảng phân bổ nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ, phân bổ lương và BHXH, phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ chi phí sản xuất chung ... Tiếp đó là sổ chi tiết chi phí cho từng đối tượng hạch toán chi phí (theo phân xưởng, theo sản phẩm, giai đoạn công nghệ hay đơn đặt hàng) cho các TK 621, 622, 627, 154 (631); và thẻ tính giá thành cho từng đối tượng. 4.2.Tổ chức hệ thống sổ tổng hợp Các doanh nghiệp sản xuất có thể lựa chọn một trong bốn hình thức sổ kế toán tổng hợp sau đây: a. Hình thức sổ kế toán nhật ký chung Hình thức này sử dụng các loại sổ sau: - Sổ nhật ký chung - Sổ cái các tài khoản Đặc trưng của hình thức này là: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh, nội dung kinh tế và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Ngoài ra, để phục vụ công tác quản lý và hạch toán rõ ràng, doanh nghiệp có thể mở các nhật ký đặc biệt cho các loại doanh nghiệp chủ yếu mật độ phát sinh lón, các nghiệp vụ đã ghi trên sổ nhật ký đặc biệt thì không ghi trên sổ nhật ký chung. Số liệu trên các sổ nhật ký là cơ sở ghi sổ cái tài khoản theo từng nghiệp vụ phát sinh. Chứng từ Hạch toán CT Nhật ký chung NK đặc biệt Tổng hợp TC BCĐPS Sổ cái BCTC (1) (1) (2) (2) (2) (4) (3) (5) (5) b. Hình thức sổ kế toán nhật ký - sổ cái Đặc trưng của hình thức này là: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký sổ cái. Mỗi chứng từ kế toán được ghi vào nhật ký - sổ cái trên cùng một dòng, ghi đồng thời cả hai phần: Phần nhật ký và phần sổ cái Chứng từ kế toán Sổ nhật ký sổ cái BCTC Sổ chi tiết TK chi tiết Tổng hợp CT cho đối tượng (1) (4) (1) (2) Đối chiếu (3) c. Hình thức sổ kế toán chứng từ - ghi sổ Các sổ kế toán sử dụng: - Chứng từ ghi sổ - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái tài khoản Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có đầy đủ chứng từ gốc được phân loại theo thời gian và nội dung kinh tế để lập chứng từ - ghi sổ trước khi ghi sổ vào kế toán. Ghi chép sổ kế toán gồm: - Thực hiện đăng ký trên sổ đăng ký chứng từ - ghi sổ. Sổ đăng ký chứng từ - ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thơì gian, sổ này vừa để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý các chứng từ đã ghi sổ, vừa kiểm tra đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh. - Ghi sổ cái tài khoản trên cơ sở các chứng từ - ghi sổ đã lập Chứng từ Hạch toán chi tiết Tổng hợp chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 ... Đăng ký chứng từ ghi sổ BCĐPS BCTC (1) (3) d. Hình thức sổ kế toán nhật ký - chứng từ Bao gồm các sổ kế toán: - Các nhật ký -chứng từ - Các bảng kê - Sổ cái các tài khoản Đặc điểm chủ yếu của hình thức sổ kế toán này là: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh ở chứng từ gốc, các bảng kê đều được phân loại để ghi vào Nhật ký - chứng từ, đến cuối tháng, tổng hợp số liệu từ các nhật ký - chứng từ để ghi vào sổ cái tài khoản. Hình thức này kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế, giúp cho công tác kế toán giảm bớt việc ghi chép trên các sổ (thẻ) chi tiết, do đó giảm bớt khối lượng công tác kế toán. Chứng từ chi phí Bảng kê số 4 Bảng kê số 6 Bảng kê số 5 Thẻ giá thành sản phẩm NK - CT số 7 Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 ... BCTC (1) (1) (2) (2) (3) (4) (4) (4) (5) (6) Chương II Thực trạng hạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty cơ khí hà nôị I. Đặc điểm tình hình chung của công ty cơ khí Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ khí Hà Nội Công ty Cơ khí Hà Nội, địa chỉ 24 đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hạc toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công nghiệp) với sự giúp đỡ của Liên Xô, ngày 15/12/1955 Nhà máy Cơ khí Hà Nội chính thức khởi công xây dựng và đến 12/4/1958 Nhà máy được chính thức đi vào hoạt động. Có thể tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy như sau: Từ khi thành lập cho đến năm 1986, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, Nhà máy đã lớn mạnh vượt bậc cả về đội ngũ cán bộ công nhân viên lẫn trình độ khoa học kỹ thuật việc sản xuất kinh doanh tương đối ổn định theo chỉ tiêu nhà nước giao, một năm sản xuất khoảng 600 máy cắt gọt kim loại, đạt khoảng 60% công suất thiết kế, có năm sản xuất tới 1000 máy trên tổng số công nhân là 2.700 người. Năm 1960 Nhà máy đổi thên thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Sau giải phóng miền nam năm 1975, Nhàmáy liên tục thực hiện các kế hoạch 5 năm như kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. 1975-1980 kế hoạch 5 năm lần thứ 2: 1980-1985. Nhờ đó, các hoạt động sản xuất trở nên rất sôi nổi, hào hứng. Sản xuất của Nhà máy được sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản, từng mặt hàng, từng chỉ tiêu kinh doanh được nhà nước giao vật tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm sản xuất ra. Số lượng cán bộ công nhân viên lúc này lên tới 2.800 người và có hơn 300 kỹ sư. Năm 1980, Nhà máy đổi tên thành “Nhà máy chế tạo công cụ số 1”. Từ năm 1986 đến nay, theo yêu cầu đổi mới của đất nước là xoá bỏ bao cấp bước sang nền kinh tế thị trường, Nhà máy đã chuyển cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm để có thể đứng vững trên thị trường. Nhưng do quá trình đổi mới chậm, cùng với các ngành cơ khí chế tạo nói chung, nhà máy đang đứng trước nhiều khó khăn, sản phẩm máy công cụ chất lượng kém, giá cao, khó chuyển đổi. Cụ thể từ năm 1980 đến năm 1990 mỗi năm Nhà máy tiêu thụ được khoảng 100 máy công cụ với giá rẻ, Nhà nước phải bù lỗ năng suất lao động thấp, lao động phải nghỉ việc, không có việc làm. Để đối mặt với sự khắc nghiệt của cơ chế thị trường, Nhà máy đã từng bước sẵp xếp lại lao động, tổ chức lại sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và duy trì đội ngũ công nhân kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động và từng bước tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Từ năm 1993 trở lại đây, Nhà máy đã dần đi vào ổn định và phát triển. Đến nay, ngoài việc cung cấp các sản phẩm máy công cụ, Nhà máy còn sản xuất các thiết bị phụ tùng công nghiệp như thiết bị xi măng lò đứng, thiết bị chế biến đường ... Năm 1995, Nhà máy đổi tên thành Công ty Cơ khí Hà Nội (tên giao dịch quốc tế là HAMECO). Năm 1996, liên doanh VINA-SHIROKI giữa Nhà máy với Công ty SHIROKI của Nhật Bản chính thức đi vào hoạt động. Có thể nói suốt chặng đường 44 năm (1985 - 2002) đầy gian nan, thử thách, Công ty Cơ khí Hà Nội đã thực sự trưởng thành và tự khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, Công ty đang không ngừng đổi mới cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cơ khí Hà Nội 2.1. Chức năng - Công ty Cơ khí Hà Nội là một đơn vị tiến hành sản xuất kinh doanh độc lập thuộc Bộ Công nghiệp Việt Nam. - Công ty cung cấp cho các ngành công nghiệp trong nước và nước ngoài máy công cụ, các loại phụ tùng thay thế và thiết bị khác như thiết bị thuỷ điện, bơm nước cỡ lớn, thiết bị xi măng, thiết bị đường ... - Công ty sản xuất được nhiều mác gang và thép đặc biệt, các hợp kim cao cấp, cũng như một giàn thiết bị cỡ lớn có khả năng gia công chi tiết lớn mà không một nơi nào ở Việt Nam có thể làm được. 2.2. Nhiệm vụ Hiện nay công ty đang thực hiện các dự án nâng cấp thiết bị, đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng sản xuất và mở rộng thị trường. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty Cơ khí Hà Nội bao gồm: - Công nghệ sản xuất máy cắt, gọt kim loại, thiết bị công nghiệp, phụ tùng thay thế. - Sản phẩm đúc, rèng, tháo cán - Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị - Thiết kế chế tạo, lắp đặt các máy và thiết bị đơn lẻ dây chuyền, thiết bị đồng bộ, dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp. - Sản xuất Tole định hình mạ mầu, mã kẽm - Máy và thiết bị nâng, hạ Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân cấp của Tổng công ty và tuân theo pháp luật. * Các sản phẩm chủ yếu của Công ty gồm: + Một máy công cụ - Công ty sản xuất các loại máy công cụ thông dụng như các loại máy điện: T630A, 630D, T18A, T14L, máy bào ngang B365, máy khoan cần C525. - Công ty cũng sản xuất các loại máy khác như: máy phay vạn năng, máy mài tròn ngoài, máy mài phẳng ... và các loại máy chuyên dùng theo đơn đặt hàng. - Công ty bắt đầu chế tạo máy công cụ điều khiển số CNC trên cơ sở các máy trong chương trình sản xuất và máy chuyên dùng theo đơn đặt hàng. 2. Phụ tùng và thiết bị công nghiệp - Bơm và thiết bị thuỷ điện + Các loại bơm thuỷ lực như: bơm bánh răng, bơm piston hướng kính, hướng trục, bơm trục vít, áp suất đến 30MPa. + Bơm nước đến 36.000m3/h + Các trạm thuỷ điện với công suất đến 2000kW - Phụ tùng và thiết bị đường - Sản xuất và lắp đặt thiết bị toàn bộ cho các nhà máy đường đến 2000TM/ngày, các thiết bị lẻ cho nhà máy đường đến 8000TM/ngày, trong đó: có những thiết bị chính như máy đập mía, công suất 2800kW, các nồi nấu chân không, nồi bốc hơi, gia nhiệt, trợ tinh... - Phụ tùng và thiết bị xi măng + Sản xuất, lắp đặt toàn bộ thiết bị cho nhà máy xi măng đến 80.000T/năm + Các loại thiết bị và phụ tùng thay thế khác cho nhà máy xi măng lò quay cỡ lớn. 3. Phụ tùng và thiết bị lẻ cho các ngành công nghiệp khác như dầu khí, giao thông, hoá chất, điệnlực, thuỷ lợi ... 4.Thép cán xây dựng f 8 đến f 24 tròn hoặc vằn, thép góc các loại. III. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất ở Công ty Cơ khí Hà Nội 1. Đặc điểm tổ chức quản lý Công ty Cơ khí Hà Nội là đơn vị kinh tế hạch toán. Bộ máy quản lý theo hướng điều hành tập trung và được tổ chức thành các phòng ban, phân xưởng để thực hiện các chức năng quản lý nhất định. Giám đốc có thể hoạt động độc lập toàn quyền quyết định các nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty với sự hỗ trợ góp ý kiến của các phó giám đốc và ban quản lý. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc PGĐ-Kỹ thuật sản xuất PGĐ-đại diện lãnh đạo về chất lượng PGĐ-Kinh tế đối ngoại-XNK PGĐ-nội chính Xưởng máy công cụ Xưởng bánh răng, Xưởng cơ khí lớn, Xưởng Gcal-NL, Xưởng đúc Xưởng mộc Xưởng kết cấu thép Phân xưởng thuỷ lực Xưởng cán thép Văn phòng giám đốc, Phòng tổ chức Ban nghiên cứu phát triển Trung tâm tự động hoá Thư viện Trường công nhân kỹ thuật Phòng KTTKTC, Phòng vật tư Phòng giao dịch thương mại Ban đấu thầu - Định giá Phòng kỹ thuật, Phòng điều độ sản xuất Phòng KCS Phòng cơ điện Phòng XDCB, Phòng bảo vệ, Phòng QT đời sống Phòng y tế Ghi chú: Tổ chức toàn công ty PGĐ chịu trách nhiệm về hệ thống đảmbảo chất lượng Đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty là giám đốc. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp quản lý hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc có 4 phó giám đốc - Phó giám đốc phụ trách kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu - Phó giám đốc nội chính - Phó giám đốc phụ trách về chất lượng sản phẩm - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và sản xuất Ngoài việc uỷ quyền phụ trách cho các phó giám đốc, giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua các trưởng phòng hoặc quản đốc phân xưởng. Các phòng ban chức năng được đặt dưới sự chỉ đạo và giám sát chủ yếu của giám đốc và phó giám đốc bao gồm: - Phòng kế toán thống kế tài chính: là tham mưu cho giám đốc về sử dụng nguồn vốn, khai thác nguồn vốn của Công ty đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán thống kê, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật của nhà nước và Công ty theo luật. - Phòng Vật tư: có chức năng tìm kiếm thị trường, mua sắm vật tư kỹ thuật đúng với các chỉ tiêu và định mức kỹ thuật và đảm bảo cung ứng chi phí sản xuất kinh doanh được liên tục nhịp nhàng theo kế hoạch. - Phòng Kỹ thuật: Thiết kế và thiết kế lại các sản phẩm theo yêu cầu các hợp đồng kinh tế. Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của sản xuất và sản phẩm. - Phòng Điều động sản xuất: Phân công sản xuất, xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp quản lý tổ chức cơ sở sản xuất. - Phòng Cơ điện: Phối hợp chặt chẽ với các phòng kỹ thuật nghiệp vụ, các phòng đơn vị sản xuất phục vụ cho sản xuất cho công ty. - Phòng KCS: Kiểm tra từng chi tiết và sản phẩm hoàn thiện đảm bảo hàng hoá đưa ra thị trường có chất lượng cao. - Phòng Tổ chức; Giúp người giám đốc đưa ra các quyết định, qui định, nội quy, quy chế về nhân sự và giải quyết các vấn đề xã hội. - Tổng kho: Tiếp nhận, bảo quản cung ứng vật tư kỹ thuật,máy móc thiết bị các sản phẩm cho sản xuất, thị trường và các hợp đồng kinh tế. - Ban nghiên cứu và phát triển: Nghiên cứu chiến lược kinh tế của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu cơ chế thị trường, đặt ra chiến lược sản phẩm. Từ đó xây dựng phương án đầu tư phát triển đảm bảo khai thác tiềm năng thế mạnh, đồng thời tìm giải pháp huy động vốn. Ngoài ra còn một số phòng ban khác như; Phòng đời sống, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng giao dịch thương mại. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất Để tiến hành tổ chức sản xuất, Công ty tổ chức nhiều bộ phận sản xuất mỗi bộ phận tổ chức một chức năng riêng. Bao gồm9 xưởng cụ thể như sau: - Xưởng máy công cụ: Là xưởng sản xuất chính, chuyên sản xuất và gia công mặt hàng máy công cụ, tức là sản xuất tất cả các chi tiết để lắp ráp hoàn chỉnh máy công cụ: như máy pha, máybào, máy tiện ... Xưởng máy công cụ bao gồm các bộ phận sau: + Bộ phận cơ khí 4A: có nhiệm vụ gia công các phụ tùng cơ khí và các chi tiết của máy công cụ + Bộ phạnlắp ráp: làm nhiệm vụ lắp ráp hoàn chỉnh máy công cụ và nhập kho máy. + Bộ phận dụng cụ: chuyên gia công các loại chi tiết có đồ giá dụng cụ gia công cơ khí. - Xưởng Cơ khí lớn: Đây là xưởng chuyên gia công các loại phụ tùng cơ khí, các chi tiết máy công nghiệp - Xưởng đúc: làm nhiệm vụ tạo phôi thep, phôi gang, phôi đúc và đúc các chi tiết máy công cụ, phụ tùng cơ khí phục vụ cho xưởng máy công cụ, xưởng gia công áp lực và xưởng cơ khí lớn. - Xưởng thuỷ lực: chuyên gia công mới và sửa chữa các thiết bị thuỷ lực của máy công cụ và máy công nghiệp, chuyên môn hoá sản xuất bơm B186, bơm BN125 phục vụ cho các ngành khai thác mỏ. - Xưởng kết cấu thép: làm nhiệm vụ gia công hàng thuộc ngành đường mía và xi măng. - Xưởng bánh răng; chuyên sản xuất các loại bánh răng, trục răng cho việc lắp máy công cụ cũng như các đơn hàng hợp đồng có nhu cầu. - Xưởng cán thép: làm nhiệm vụ cán các loại thep xây dựng - Xưởng mộc: tạo mẫu đúc cho các xưởng - Xưởng gia công áp lực và nhiệt luyện (Gcal - NL): Làm nhiệm vụ gia công các chi tiết phục vụ cho các xưởng cơ khí, xưởng máy công cụ, xưởng bánh răng như trục máy tiện, vỏ bao che thiết bị nhiệt luyện các chi tiết gia công các loại hàng phi tiêu chuẩn. Các xưởng sản xuất trên chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật sản xuất, với đặc điểm qui trình sản xuất phức tạp kiểu song song. Do đáp ứng được yêu cầu trong công ty, khai thác tận dụng hết công suất làm việc của máy móc thiết bị cũng như hiệu quả sản xuất từng xưởng. 3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ở Công ty Cơ khí Hà Nội Quy trình sản xuất sản phẩm chính của Công ty là qui trình sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt với khối lượng vừa và nhỏ theo lệnh sản xuất hoặc đơn đặt hàng. Hiện nay công ty hiện chia thành 2 luồng sản phẩm: Đối với sản phẩm trong kế hoạch của Công ty, đó là các loại máy công cụ được phòng kế hoạch kinh doanh lên dự kiến hàng năm, sản xuất những loại máy nào, cần trang thiết bị nào, phụ tùng nào đi kèm ... Đối với các đơn đặt hàng, sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng, bộ phận ký hợp đồng chuyển toàn bộ các bản vẽ của khách hàng cho phòng kỹ thuật xử lý. Nếu đòi hỏi phải thiết kế kỹ thuật, phòng kỹ thuật tính toán toàn bộ kích thước, trọng lượng và chủng loại quy cách vật tư để lập dự trù cho từng hợp đồng, từng loại sản phẩm. Đồng thời phòng kỹ thuật cũng hướng dẫn công nghệ tự tạo phôi đến gia công chi tiết, nhiệt luyện, lắp ráp, tính toán và địnhmức cho từng công việc. Sau đó, phòng điều độ sản xuất phát lệnh sản xuất cho các phân xưởng tạo phôi và gia công. Phôi đúc cho các phân xưởng đúc thực hiện, phôi rèn do phân xưởng, rèn chế tạo, gia công cơ khí do phòng điều độ phân công cho các phân xưởng thực hiện. Phòng điều độ cử điều độ viên theo dõi và đôn đốc, giải quyết vướng mắc trong quá trình sản xuất nhằm giải quyết hợp đồng nhanh gọn và đúng tiến độ. Sản phẩm của Công ty có nhiều loại, mỗi loại có quy trình công nghệ sản xuất riêng, ở đây xin trình bày tóm tắt về quy trình sản xuất máy công cụ, mặt hàng truyền thống của Công ty. Sản phẩm máy công cụ của công ty có kỹ thuật phức tạp được tạo thành do lắp ráp cơ học các chi tiết, các bộ phận có yêu cầu kỹ thuật cao. Mỗi chi tiết cấu thành máy công cụ được chế biến gia công theo một trình tự nhất định. Tuy các chi tiết có một trình tự gia công cụ thể, xong có thể khát quát quy trình sản xuất máy công cụ theo trình tự sau: - Xưởng Đúc: nhận nguyên vật liệu từ kho tiến hành đúc ra phôi, sản phẩm có thể là thép hoặc gang theo mẫu mà phòng kỹ thuật đã hướng dẫn. Phôi sản phẩm này phục vụ cho xưởng áp lực hoặc phục vụ cho xưởng Cơ khí. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thép Sắt m._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29976.doc
Tài liệu liên quan