Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng Thái Hà

Lời nói đầu Trong kế toán doanh nghiệp xây lắp, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng và phức tạp nhất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm liên quan hầu hết đến các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc hạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm, tình hình và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán. Có thể nói rằng, chi phí sản xuất và tính giá thành sả

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng Thái Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm là một mắt xích quan trọng trong công tác kế toán tại doanh nghiệp xây lắp. Mà sản phẩm của công tác kế toán là đưa ra được các thông tin chính xác, giúp các cấp quản lý, nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư, và những người quan tâm khác đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp cũng như việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không? Từ đó tìm cách đổi mới, cải tiến phương thức quản lý kinh doanh, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận và đưa ra các quyết định kinh tế một cách chính xác. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, qua quá trình thực tập em đã chọn đề tài: “Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà". Mục tiêu của chuyên đề là vận dụng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở trường, từ đó phân tích và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện thêm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà. Vì vậy, qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà em đã có điều kiện để quan sát, tìm hiểu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây dựng của doanh nghiệp trong thực tế. Đây cũng là thời gian để em có thể vận dụng những kiến thức đã học tập trên ghế nhà trường vào công tác thực tế và cũng là điều kiện cho em hiểu để bổ sung kiến thức cho mai sau. Nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận kế toán tập hợp chi phí về tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng. Chương 2: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà . Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn các bác, các cô chú trong Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà, phòng TCKT của công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo Bùi Hương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. ChƯơng 1: Lý luận kế toán tập hợp chi phí về tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp 1.1 Khái niệm về chi phí Chi phí (CP) là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng tiền. 1.2 Phân loại chi phí 1.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết dùng trực tiếp trong quá trình thi công công trình để tạo ra sản phẩm hoàn thành là các công trình thuộc ngành xây dựng cơ bản. Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị thực tế của nguyên vật liệu chính (cát, sỏi, xi măng, sắt, thép, đá ...) và nguyên vật liệu phụ (nhiên liệu ...) cấu thành nên sản phẩm đó. 1.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền lương và các khoản trích theo lương được trả theo số ngày công của công nhân trực tiếp, tiền lương của công nhân viên quản lý ở các đội thi công hoặc tiền lương của công nhân viên chạy máy sản xuất thực hiện theo công trình xây dựng. 1.2.3. Chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công. 1.2.4. Chi phí sản xuất chung: Đó là những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất, chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm: - Chi phí mang tính chất phục vụ sản xuất thuê bên ngoài, thi công công trình nào thì tính chi phí cho công trình đó. - Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ). - Chi phí cho toàn bộ nhân viên quản lý: tiền lương và các khoản trích theo lương của các bộ phận quản lý thi công các công trình - Chi phí tiếp khách và các chi phí bằng tiền khác. 1.3 Giá thành và các loại giá thành. Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định. Trong sản phẩm xây lắp gồm các loại giá thành: - Giá thành dự toán: là tổng chi phí dự toán để hoàn thành sản phẩm xây lắp. - Giá thành kế hoạch: là giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp tổ chức thi công. - Giá thành thực tế: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế hoàn thành sản phẩm xây lắp. 1.4 Nhiệm vụ kế toán và tính giá thành sản phẩm - Cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất đặc điểm của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. - Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt bộ phận kế toán các yếu tố chi phí. - Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tác chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận - xử lý - hệ thống hoá thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp. - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định một các nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 1.5 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 1.5.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí Đối tượng kế toán chi phí là phạm vi giới hạn mà chi phí phát sinh cần phải được tập hợp và phân bổ theo nó. 1.5.2 Đối tượng tính giá thành Là các loại sản phẩm công việc lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành đơn vị. 1.5.3 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm. - Giống nhau: ở bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. - Khác nhau: + Xác định đối tượng kế toán chi phí là xác định phạm vi, giới hạn tổ chức kế toán chi phí phát sinh trong kỳ. + Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vị giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất. 1.6 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 1.6.1 kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) là những chi phí về vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo hoặc thực hiện dịch vụ, lao vụ của các ngành công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải... chi phí NVLTT thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức chi phí theo từng định mức. Thông thường chi phí NVLTT có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí đó có thể tổ chức tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp, các chứng từ liên quan đến chi phí trực tiếp, các chứng từ liên quan đến NVLTT, đều phải ghi đúng đối tượng chịu chi phí, trên cơ sở đó kế toán lập bảng tập hợp chi phí trực tiếp cho các đối tượng có liên quan để ghi trực tiếp vào các tài khoản và chi tiết theo đúng đối tượng. Nếu NVLTT sử dụng cho nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản phẩm thì lúc đó phương pháp tập hợp sẽ dùng phương pháp phân bổ gián tiếp. Chi phí NVLTT thường chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm, nhất là đối với ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản. Chi phí NVLTT thường được xây dựng thành các định mức và quản lý theo các định mức chi phí đã xây dựng. Sau khi xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán tiến hành xác định chi phí NVLTT trong kỳ cho từng đối tượng tập hợp chi phí, tổng hợp theo từng tài khoản sử dụng, lập bảng phân bổ chi phí vật liệu làm căn cứ hạch toán tổng hợp chi phí NVLTT. Để tính toán tập hợp chi phí kế toán sử dụng công thức sau: Chi phí NVL trực tiếp trong kỳ = Trị giá NVL dư đầu kỳ + Trị giá NVL xuất sử dụng trong kỳ - Trị giá NVL còn lại trong kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) Kết cấu chủ yếu của tài khoản 621 như sau: Bên nợ: Trị giá vốn nguyên vật liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ Bên có: - Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho. - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có). - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ 1: Sơ đồ trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX). TK 152 TK621 TK152 Tập Hợp Chi Phí Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm Xuất kho NVL Vật liệu dùng không hết Nhập kho TK151 TK154 Hàng đi đường kỳ trước Cuối kỳ kết chuyển (phân bổ) Kiểm nhận trực tiếp dùng chi phí NVL trực tiếp TK111,112,331.. TK 632 Kết chuyển vượt trên mức bình thường Tổng giá thanh toán TK133  Thuế GTGT đầu vào 1.6.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm: tiền lương chính, lương phụ các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo thời gian phải trả cho công nhân trực tiếp, các khoản tiền công, tiền lương, các khoản phụ cấp của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp. Chi phí NCTT thường đuợc tính trực triếp vào từng đối tượng chi phí liên quan. Trong trường hợp chi phí NCTT sản xuất nhung có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được tiền luơng phụ, các khoản phụ cấp hoặc tiền luơng chính trả theo thời gian mỗi người lao động thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày... thì có thể tập hợp chung sau đó chọn tiêu chẩn thích hợp để tính toán phân bổ cho các đói tượng chịu chi phí liên quan. Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí NCTT có thể là: chi phí tiền công định mức, giờ công định mức hoặc giờ công thực tế; khối lượng sản phẩm sản xuất, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể, cá khoản trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), căn cứ vào tỷ lệ trích quy định để tính theo số tiền công đã tập hợp hoặc phân bổ cho từng đối tượng lao động. Kết cấu chủ yếu của tài khoản 622 như sau: Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ 2: Sơ đồ trình tự kế toán tổng hợp chi phí NCTT (phương pháp KKTX): TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương và phụ cấp theo lương Cuối kỳ kết chuyển (phân bổ) Phải trả cho công nhân sản xuất Chi phí công nhân trực tiếp TK 335 TK 632 Trích trước tiền lương nghỉ phép Kết chuyển vượt trên Cho công nhân viên mức bình thường TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tỷ kệ Quy định tính và chi phí NCTT (19%) 1.6.3 Kế toán chi phí máy thi công Máy thi công là các loại xe máy chạy bằng động lực ( Điện, xăng dầu, khí nén ...) được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình như: máy trộn bê tông, cần cẩu, máy đào xúc đất .... các loại phương tiện thi công này doanh nghiệp có thể tự trang bị hoặc thuê ngoài. Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí về vật liệu, nhân công và các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công và được chia thành 2 loại chi phí: Chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. Chi phí thường xuyên: Là những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng xe máy thi công, được tính thẳng vào giá thành của ca máy như: tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu dùng cho xe máy, khấu hao và sửa chữa thường xuyên xe máy thi công, tiền thuê xe máy thi công ... Chi phí tạm thời: Là những chi phí phải phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy thi công như: Chi phí tháo lắp, vận chuyển, chạy thử máy thi công khi di chuyển từ công trường này đến công trình khác, chi phí về xây dựng, tháo dỡ những công trình tạm thời loại nhỏ như lều lán ... phục vụ cho sử dụng máy thi công. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công cần phải tôn trọng những quy định sau: Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phải phù hợp với hình thức quản lý sử dụng máy thi công của doanh nghiệp thông thường có 2 hình thức quản lý, sử dụng máy thi công: Tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp. Nếu doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt mà giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp sử dụng thì chi phí sử dụng máy phát sinh được hạch toán vào TK 623. Nếu doanh nghiệp xây lắp tổ chức đội máy thi công riêng thì tuỳ thuộc vào đội máy có tổ chức kế toán riêng hay không mà chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán phù hợp. Tính toán phân bổ máy thi công cho các đối tượng sử dụng (công trình, hạng mục công trình) phải dựa trên cơ sở giá thành một giờ/máy hoặc giá thành một ca/máy hoặc 1 đơn vị khối lượng công việc thi công bằng máy hoàn thành. Kết cấu tài khoản 623 như sau: Bên nợ: Các chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công ( chi phí vật liệu, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, chi phí bảo dưỡng sửa chữa xe, máy thi công ...) Chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ khác phục vụ cho xe, máy thi công. Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường. Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ 3: Trình tự Kế toán chi phí máy thi công (Phương pháp KKTX). TK334,338 TK 623 TK154 Lương và các khoản trích Cuối kỳ kết chuyển(phân bổ) Theo lương chi phí sản xuất chung TK 152,153 TK632 Chi phí vật liệu công cụ, Cuối kỳ kết chuyển vượt trên mức bình thường TK142, 242 Chi phí trả trước được tính vào Chi phí máy thi công TK214 Khấu hao máy thi công TK111,112,141,331... Chi phí khác bằng tiền, DV mua ngoài TK 133 Thuế GTGT đầu vào 1.6.4 Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cẩn thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí chung bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng. - Chi phí vật liệu. - Chi phí dụng cụ sản xuất. - Chi phí khấu hao TSCĐ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí khác bằng tiền. Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cuối kỳ sau khi đã tập hợp được chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, kế toán tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất chung trong phân xưởng theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Việc tính toán xác định chi phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sản phẩm còn phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của phân xưởng: Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Trường hợp mức sản phẩm sản xuất thấp hơn công xuất bình thường, thì chỉ được phân bổ theo mức công suất bình thường, phần chi phí sản xuất chung không được phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Chi phí sản xuất chung chế biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế. Kết cấu chủ yếu của tài khoản 627 như sau: Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất (nếu có). Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến cho các đối tượng chịu chi phí. Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ 4: Trình tự Kế toán chi phí sản xuất chung (Phương pháp KKTX). TK334,338 TK 627 TK154 Lương và các khoản trích Cuối kỳ kết chuyển(phân bổ) Theo lương chi phí sản xuất chung TK 152,153 TK152,111 Chi phí vật liệu công cụ, Các khoản giảm chi phí Dụng cụ dùng cho phân xưởng Sản xuất chung TK142 TK632 Chi phí trả trước được tính vào Chi phí sản xuất chung kỳ này Chi phí cố định không phân bổ được tính vào giá vốn TK214 Khấu hao TSCĐ sử dụng ở Phân xưởng TK111,112,141,331... Chi phí khác bằng tiền TK 133 Thuế GTGT đầu vào 1.6.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp thường được tiến hành vào cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành toàn bộ, trên các bảng tính toán phân bổ chi phí vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tập hợp chi phí đã được xác định. Việc tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp phải thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình và theo các khoản mục chi phí đã quy định Kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD) dở dang, để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Kết cấu và nội dung: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Bên Có: - Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được. - Trị giá NVL, hàng hoá gia công xong nhập kho. - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán. - Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã cung cấp hoàn thành cho khách hàng. Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kì. TK 154 được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ( phân xưởng, giai đoạn sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng ). Sơ đồ 5: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất (Phương pháp KKTX) TK621 TK154 TK152,111 DĐK:xxx Kết chuyển chi phí NVL thực tế các khoản giảm chi phí Sản xuất Tổng giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành TK622 TK155 Kết chuyển chi phí NC trực tiếp Thành phẩm Nhập kho TK623 TK157 Kết chuyển chi phí máy thi công Gửi bán TK627 TK632 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Tiêu thụ thẳng DCK:xxx 1.7 Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 1.7.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở Chi phí sản xuất tập hợp từ trong kỳ vừa liên quan đến sản phẩm hoàn thành, vừu liên quan đến sản phẩm còn dở dang. Vì vậy, để tính chính xác phần chi phí cho sản phẩm hoàn thành cuối kỳ thì trước hết phải xác định chính xác sản phẩm làm dở cuối kỳ được gọi là đánh giá sản phẩm cuối kỳ. Sản phẩm dở dang là khối lượng công việc còn đang dở dang trong quá trình sản xuất chế biến, đang nằm trên dây truyền công nghệ và đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. Ngoài ra, đánh giá sản phẩm làm dở chính xác, hợp lý làm cho giá thành sản phẩm đảm bảo tính chính xác cao và qua đó ta cũng thấy được thực trạng sản xuất của doanh nghiệp. 1.7.1.1 Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVLTT (phương pháp giản đơn) Theo phương pháp này chi phí sản xuất sản phẩm tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ chỉ tính NVLTT hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp (nếu tính chi phí vật liệu trực tiếp thì khi hạch toán chi NVLTT phải hạch toán riêng). Còn các chi phí sản xuất khác như: chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung thì được hạch toán cả cho sản phẩm hoàn thành. Nghĩa là chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung không có dở đầu kỳ và cuối kỳ. Phương pháp này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tính toán nhanh nhưng độ chính xác không cao. Nó thường được áp dụng trong trường hợp chi phí NVLTT hoặc vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. Công thức tính sản phẩm dở dang cuối kỳ: DCK = DĐK + C x QDD QHT + QDD Trong đó: DCK: là giá trị dở dang cuối kỳ Ddk: là giá trị dở dang đầu kỳ C: Chi phí NVLTT, chi phí VL chính trực tiếp phát sinh trong kỳ QHT : Sản lượng sản phẩm hoàn thành QDD: Sản lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ. 1.7.1.2 Đánh giá sản phẩm làm dở theo phương pháp sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Do vậy, khi kiểm kê, xác định không chỉ cần xác định khối lượng mà cả mức độ hoàn thành của chúng. Đối với chi phí bỏ một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ (chi phí, NVLTT, vật liêu chính trực tiếp). Công thức tính sản phẩm dở dang cuối kỳ: DCK = DĐK + C x QDD QHT + QDD Trong đó: DCK: là giá trị dở dang cuối kỳ Ddk: là giá trị dở dang đầu kỳ C: Chi phí NVLTT, chi phí VL chính trực tiếp phát sinh trong kỳ QHT : Sản lượng sản phẩm hoàn thành QDD: Sản lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ - Đối với chi phí bỏ dần theo mức độ chế biến sản xuất sản phẩm như (chi phí NCTT, chi phí vật liệu phụ, chi phí sản xuất chung) được xác định theo mức độ hoàn thành Ddk + C Dck = X Qd’ Qht + Qd’ Trong đó: Dck: là giá trị dở dang cuối kỳ Ddk: là giá trị dở dang đầu kỳ C: Chi phí NVLTT, chi phí vật liệu chính trực tiếp tập hợp được trong kỳ Qht: Sản lượng sản phẩm hoàn thành Qd’: Sản lượng sản phẩm đã quy đổi theo sản lượng sản phẩm hoàn thành. Qd’ = Qd x M (%) M(%): mức độ hoàn thành sản lượng. * Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm hỏng thì: + Công thức tính chi phí bỏ một lần (chi phí NVLTT, chi phí vật liệu chính trực tiếp): Ddk + C Ch = X Qh Qht + Qd + Qh + Công thức tính chi phí bỏ dần (chi phí sản xuất chung, chi phí NCTT, chi phí vật liệu phụ): Ddk + C Ch = X Q’h Qht + Q’d + Q’h Trong đó: Ch: là chi phí sản xuất của sản phẩm hỏng Ddk: là giá trị dở dang đầu kỳ. C: chi phí NVLTT, chi phí VL chính trực tiếp tập hợp được trong kỳ Qht: Sản lượng sản phẩm hoàn thành Qd: Sản lượng sản phẩm làm dở Qd’: Sản lượng SP đã quy đổi theo sản lượng sản phẩm hoàn thành. Qd’= QdxM(%). M(%): Mức độ hoàn thành sản lượng Qh: Sản lượng sản phẩm hỏng Q’h: Sản lượng SP hỏng đã quy đổi theo mức độ hoàn thành Q’h = Qh x M(%) * Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau thì từ giai đoạn thứ 2 trở đi sản phẩm làm dở được đánh giá làm 2 phần: - Phần 1: Là phần giai đoạn trước chuyển sang thì đánh giá theo giá thành nửa thành phẩm (Zntp) bước chuyển sang (tức là tính đều cho sản phẩm làm dở hoặc hình thành là như nhau). - Phần 2: Là do giai đoạn đó bỏ ra thì được đánh giá theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. (Ddk + Zntp)n -1 (Ddk + C)n Dck = x Qdn + x Q’dn Qhtn + Qdn + Qhn Qhtn + Q’dn Trong trường hợp nếu quy trình sản xuất có sản phẩm hỏng ở giai đoạn 2 trở đi thì việc xác định sản phẩm hỏng theo công thức: (Ddk + Zntp)n -1 (Ddk + C)n Ch = x Qdn + x Q’dn Qhtn + Qdn + Qhn Qhtn + Q’dn + Q’dn Trong đó: n: giai đoạn sản xuất sản phẩm Ch: chi phí sản xuất của sản phẩm hỏng của giai đoạn Ddk: là giá trị dở dang đầu kỳ của giai đoạn (n-1) Zntp: giá trị nửa thành phẩm của giai đoạn (n-1) C: chi phí NVLTT, VL chính trực tiếp tập hợp được trong kỳ. Qht: sản lượng sản phẩm hoàn thành Qd: sản lượng sản phẩm làm dở Qd’: sản lượng SP đã quy đổi theo sản lượng sản phẩm hoàn thành. Qd’ = Qd x M(%). M(%): mức độ hoàn thành sản lượng Qh: sản lượng sản phẩm hỏng Q’h: sản lượng sản phẩm hỏng đã quy đổi . Q’h = Qh x M(%) Theo phương pháp này thì mức độ chính xác cao nhưng khối lượng công việc tính toán phức tạp. Nên nó chỉ thích hợp với những doanh nghiệp mà có nhiều loại sản phẩm có khối lượng sản phẩm làm dở lớn chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí bỏ dần. 1.7.1.3 Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức. Căn cứ vào khối luợng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng giai đoạn sản xuất và định mức của từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn đó để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm làm dở, sau đó cộng lại cho từng loại sản phẩm. Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp sản xuất thực hiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể có thể tính định mức theo chi phí NVLTT hoặc cho toàn bộ chi phí. 1.7.2 các phương pháp tính giá thành. 1.7.2.1 Phương pháp tính giản đơn ( Phương pháp trực tiếp). Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, những doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, mặt hàng sản phẩm ít nhưng khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Công thức : Z = Ddk + C - Dck Trong đó: Z : Tổng giá thành sản phẩm. Ddk : Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ. Dck : Giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ. C : Chi phí phát sinh trong kỳ. Giá thành đơn vị = Tổng giá thành Số lượng sản phẩm hoàn thành 1.7.2.2 Phương pháp tính giá phân bước. Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục ( Sản xuất ra nhiều giai đoạn kế tiếp nhau ) nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến cho đến khi sản xuất thành phẩm. - Đối tượng tính giá có thể chỉ là thành phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng của quy trình công nghệ hoặc có thể vừa là thành phẩm ở bước cuối cùng của quy trình công nghệ vừa là thành phẩm ở từng giai đoạn. - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn của quy trình sản xuất ( từng phân xưởng ). + Phương pháp tính giá thành phân bước có tính nửa thành phẩm. Để tính giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng thì kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự theo khoản mục để tính tiếp giá thành của giai đoạn sau. Và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tính được giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng - Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được ở bước 1 để tính ra giá thành nửa thành phần tự chế ở bước 1 đã hoàn thành theo công thức sau : Giá thành nửa Dư đầu kỳ Chi phí Dư cuối kỳ Thành phẩm = của giai + phát sinh - của giai ở giai đoạn 1 đoạn 1 của gđ1 đoạn 1 Giá thành nửa thành phần của gđ1 Giá thành đơn vị = Sản lượng hoàn thành của gđ1 - Căn cứ vào giá thành nửa thành phần ở giai đoạn 1 chuyển sang và các chi phí khác đã tập hợp được ở giai đoạn 2 để tính giá thành và đơn vị của nửa thành phẩm tự chế của giai đoạn 2. Giá thành nửa Giá thành nửa Dư đầu Chi phí Dư cuối thành phẩm = thành phẩm + kỳ của + phát sinh - kỳ của ở giai đoạn 2 của gđ1 gđ2 của gđ2 gđ2 Giá thành nửa thành phần của gđ2. Giá thành đơn vị = Sản lượng hoàn thành của gđ2. Cứ tiếp tục như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng thì ta tính được giá thành thực tế của Nửa thành phần giai đoạn (n - 1) và các chi phí khác tập hợp được ở gian đoạn n tính ra được giá thành thành phẩm và giá thành đơn vị. Giá thành nửa Giá thành nửa Dư đầu Chi phí Dư cuối thành phẩm = thành phẩm + kỳ của + phát sinh - kỳ của ở giai đoạn n của gđ ( n - 1 ) gđ n của gđ n gđ n Giá thành nửa thành phần của gđ n Giá thành đơn vị = Sản lượng hoàn thành của gđ n + Phương pháp tính giá thành phân bước không tính Nửa thành phẩm (phương pháp kết chuyển song song). Theo phương pháp này kế toán chỉ cần tính đựơc giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. n Z = C1 + C2 +... + Cn = S Ci i = 1 Trong đó : C : là chi phí của từng giai đoạn. i : là số giai đoạn của quy trình công nghệ. 1.7.2.3 Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng. Phương pháp này áp dụng thích hợp cho những doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc và hàng loạt, quy trình sản xuất diễn ra theo đơn đặt hàng đã ký. - Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng. - Đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. - Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng kế toán phải mở sổ kế toán tập hợp chi phí cho đơn đặt hàng đó, toàn bộ chi phí đó được coi là chi phí dở dang cuối kỳ. Khi nào hoàn thành tổng cộng chi phí các thàng này ta sẽ có giá thành của các tháng đó. 1.7.2.4 Phương pháp tính giá theo phương pháp tỷ lệ. Được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách sản phẩm khác nhau như : May mặc, dệt kim, đóng giầy... - Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ. - Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm có quy cách khác nhau. Để giảm bớt đối tượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán sẽ tính ra tổng giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại. Giá thành đơn vị thực tế sp từng loại = Giá thành đơn vị kế hoạch thực tế x Số lượng thực tế Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm Tỷ lệ chi phí = x 100% Đơn vị sản phẩm từng loại 1.7.2.5. Phương pháp hệ số. 1.7.2.6 Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ. Chương 2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần xây dựng thái hà 2.1 Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công._. ty. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà là Công ty Cổ phần được thành lập từ năm 1999. Theo giấy phép kinh doanh số 1903000004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Vĩnh Phúc cấp. Công ty có trụ sở chính Mê Linh - Vĩnh phúc và chi nhánh tại Khu Hạ Phường Ninh Dương Thị xã Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Là một doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Khi mới thành lập Công ty chỉ có 12 cán bộ công nhân viên. Đến nay, tổng số công nhân viên của Công ty trên: 80 người. Trong thời gian từ khi thành lập đến nay, Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà đã xây dựng nhiều công trình với yêu cầu thi công phức tạp tại nhiều địa bàn khác nhau. Chất lượng tuy chỉ là một trong các nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty nhưng bên cạnh đó là các mục tiêu khác như: lợi nhuận, nhiệm vụ chính trị nhưng là một trong các điều kiện quyết định sự thành bại và sự sống còn của một doanh nghiệp. Chính vì vậy vấn đề này được quan tâm đặc biệt đối với các công trình do Công ty đảm nhận thi công. Với nguồn lực kinh tế, cơ sở vật chất là lực lượng cán bộ công nhân viên, máy móc thiết bị cộng với cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với thị trường kinh tế xây dựng, Công ty đã thi công và bàn giao đưa vào sử dụng nhiều công trình đạt chất lượng cao. Tình hình tài chính của công ty qua 2 năm: Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu thuần 8.000.000.000 9.300.000.000 Giá vốn hàng bán 6.529.999.184 7.627.999.070 Lợi nhuận gộp 1.470.000.816 1.672.999.070 Chi phí QLDN 650.000.000 742.000.000 Tổng LN trước thuế 820.000.816 930.000.930 Thuế TNDN 260.000.000 310.000.000 LN sau thuế 560.000.816 620.000.930 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng doanh thu của công ty không ngừng tăng lên, đồng thời lợi nhuận kinh doanh cũng tăng lên, chứng tỏ công ty không ngừng tăng về sản xuất để đạt được doanh thu cao nguyên nhân chính là do đặc điểm của ngành kinh doanh xây lắp, nhiều công trình thi công trong thời gian dài. 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà là Công ty có quy mô vừa nhưng địa bàn hoạt động khá rộng. Công ty gồm có nhiều đội sản xuất kinh doanh hoạt động trên nhiều địa bàn. Các đội sản xuất của Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh được tổ chức lao động thành nhiều điểm thi công khác nhau để phục vụ thi công có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng. Tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà là: Xây lắp thi công công trình. Xây lắp và thi công công trình là thiết kế, nhận thầu và thi công các công trình thuỷ lợi, giao thông và các công trình dân dụng, công nghiệp khác... 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Sơ đồ 6: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty: Giám đốc Phó giám đốc công ty (2 người) Kế toán trưởng công ty Phòng kế hoạch kỹ thuật, dự án Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Đội xây lắp 2 Đội xây lắp 3 Đội xây lắp 1 Chức năng quản lý: Giám đốc Công ty: là người trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh của công ty, làm việc theo nguyên tắc chế độ thủ trưởng, đề cao trách nhiệm cá nhân, tăng cường kỷ luật hành chính, là người đứng đầu và chịu trách nhiệm với Nhà nước và với toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Các phó giám đốc: là người giúp Giám đốc điều hành công việc theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc trong từng công việc cụ thể. Phòng tổ chức hành chính: có chức năng thực hiện công tác hành chính sự nghiệp, lưu trữ hồ sơ, văn bản, tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong các việc được giao. Phòng kế hoạch kỹ thuật, dự án: giúp Giám đốc quản lý và điều hành công việc trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý các thiết bị máy thi công, lập các dự án đấu thầu, giám sát tiến đội thi công ... Phòng Tài chính kế toán: giúp Giám đốc quản lý và điều hành công việc Tài chính - Kế toán, quản lý trực tiếp các kế toán đội. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Hội đồng quản trị, trước pháp luật về công tác hạch toán, kế toán và quản trị tài chính theo đúng các nguyên tắc quản lý tài chính, pháp lệnh kế toán của Nhà nước và kế hoạch năm của Công ty bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau: Thiết lập, hướng dẫn và áp dụng hệ thống sổ sách, chứng từ, bảng biểu kế toán, thống kê thống nhất trong Công ty theo quy định của Bộ tài chính. Các đội xây lắp: là các đơn vị trực tiếp thi công xây lắp các công trình do Công ty ký hợp đồng, mỗi đội chịu trách nhiệm thi công các công trình riêng do Giám đốc giao. Tuy mỗi phòng ban đều có chức năng riêng song mục đích cuối cùng là phục vụ sản xuất và lợi ích của cán bộ công nhân viên Công ty. 2.1.4 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Quy trình công nghệ của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: 2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Tổ chức Tài chính kế toán Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ với đầy đủ chứng từ, Bảng kê, Chứng từ ghi sổ, Sổ kế toán tổng hợp, Sổ kế toán chi tiết. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra tổng phát sinh Nợ, tổng phát sinh có và số dư của các tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng (Kiêm trưởng phòng Tài chính - kế toán) Thủ quỹ Công ty Kế toán giá thành Kế toán ngân hàng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ, vật tư, CCDC, Kiêm kế toán thanh toán Kế toán trưởng: có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong Công ty. Kế toán trưởng giúp Giám đốc chấp hành các chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành kỷ luật về chế độ lao động, về sử dụng quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi cùng như chấp hành các quy định về tài chính doanh nghiệp, tín dụng thanh toán. Ngoài ra, kế toán trưởng còn giúp Giám đốc tập hợp các số liệu về kinh tế, tổ chức phân tích các hoạt động kinh doanh, phát hiện ra các khả năng tiềm tàng, thúc đẩy việc thực hiện các chế độ hạch toán kế toán trong công tác bảo đảm cho hoạt động của Công ty thu được hiệu quả. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và thanh toán: căn cứ vào các báo cáo nhập - xuất nguyên vật liệu, hàng hoá ở các công trình, tổng hợp cho Công ty. Theo dõi công nợ với bên A và khách hàng khác, theo dõi việc mua bán xây dựng tài sản cố định. Đối chiếu số liệu với các khách hàng, với bên A, nhà cung cấp ... và theo dõi các khoản phải nộp ngân sách (thuế, bảo hiểm..) và sử dụng các sổ sách: + Sổ chi tiết TK 331. + Sổ chi tiết tài khoản 131. + Sổ thẻ chi tiết TK 211. + Sổ chi tiết TK 152, TK 156, TK 142. Kế toán tổng hợp : tập hợp chi phí và tính giá thành: - Tập hợp chi phí, tính giá thành, theo dõi khoán, xác định kết quả, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ để vào Chứng từ ghi sổ, sổ Cái và lập các kế toán sử dụng các sổ sách. - Sổ theo dõi khoán để tập hợp chi phí tính giá thành ( TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang), Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, sổ Cái, lập các báo cáo kế toán. Thủ quỹ: là người quản lý giữ tiền mặt thu, chi theo lệnh của Giám đốc và kế toán trưởng. Đảm bảo nguyên tắc phải có chứng từ là phiếu thu, phiếu chi và đủ chữ ký của Giám đốc, kế toán trưởng, kế toán thanh toán. 2.1.6. Hình thức kế toán tại công ty:: * Chính sách kế toán áp dụng tại công ty. - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm hạch toán. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng khác: đồng Việt Nam. - Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo nguyên tắc giá thực tế của từng loại vật tư, hàng hoá. - Phương pháp hạch toán: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế VAT: Phương pháp khấu trừ. * Trình tự kế toán như sau: - Hàng ngày (định kỳ) căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán tiến hành phân loại để lập Chứng từ ghi sổ, ghi sổ Quỹ tiền mặt, Sổ (Thẻ) kế toán chi tiết. - Căn cứ vào các Chứng từ ghi sổ đã lập ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian sau đó ghi vào Sổ Cái các tài khoản để hệ thống hoá nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh. - Cuối tháng căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết. - Căn cứ vào Sổ Cái các tài khoản lập Bảng cân đối phát sinh. - Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Sổ Cái và Bảng tổng hợp số liệu chi tiết (được lập từ Sổ kế toán chi tiết), giữa Bảng cân đối số phát sinh và Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh các tài khoản và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lấy số liệu để lập báo cáo kế toán. Sơ đồ 7 : Trình tự sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng Ghi hàng ngày 2.2 Thực trạng công tác kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà. 2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty. 2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty. Đối tượng tập hợp chi phí có liên quan trực tiếp đến việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, ảnh hưởng tới tính chính xác của các thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Do vậy, việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty có một ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí của Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà là từng sản phẩm xây lắp cụ thể, việc tập hợp chi phí được thực hiện trên cơ sở chi phí phát sinh đối với từng công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. Các chi phí gián tiếp thì phân bổ theo các tiêu thức thích hợp. Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp của Công ty là các công trình, hạng mục công trình, các đơn đặt hàng. Phương pháp tập hợp chi phí mà Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà đang áp dụng là phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sử dụng máy thi công. - Chi phí sản xuất chung. 2.2.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty. Đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà được xác định là từng công trình, hạng mục công trình. Do vậy, Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà đã xác định là các sản phẩm hoàn thành của Công ty phải có chất lượng tốt, đạt hiệu quả cao; từ đó xác định được tổng giá thành và giá thành đơn vị ... Xuất phát từ đặc điểm trên, để tính giá thành và tổng sản phẩm thì kế toán phải theo dõi việc thực hiện định mức chi phí theo từng công trình và tạo cơ sở nền tảng cho việc tính giá thành từng công trình khi công trình đó hoàn thành. Vì vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là từng công trình. 2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. * Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng: Công ty sử dụng các tài khoản sau để hạch toán chi phí sản xuất: - TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. - TK 623: Chi phí máy thi công. - TK 627: Chi phí sản xuất chung. - TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. * Trình tự tập hợp chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí: Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công xây lắp đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng chi tiết trên một trang sổ để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình đó theo từng khoản mục chi phí. Cuối mỗi tháng, căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí sản xuất của tất các các công trình, hạng mục công trình trong tháng, kế toán tổng hợp số liệu, lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho các công trình, hạng mục công trình ... Khi công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu bàn giao cho chủ đầu tư, giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành đồng thời được phản ánh trên sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các công trình, hạng mục công trình. 2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo thành phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, xây dựng cơ bản ... chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức quản lý chúng theo định mức. - Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài) là các loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm. Cụ thể nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm: xi măng, cát, sỏi, đá, sắt thép ... - Nguyên vật liệu phụ là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể của sản phẩm, nhưng có vai trò nhất định và cần thiết trong quá trình sản xuất. Vật liệu phụ bao gồm: Cốp pha, giàn giáo, gỗ ván, nhựa đường ... - Nhiên liệu bao gồm: xăng, dầu diezel, nhớt mobil ... Công ty đã sử dụng phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp tính giá thực tế đích danh. Theo phương pháp này, căn cứ vào hoá đơn bán hàng, hợp đồng mua bán, kế toán thanh toán với người bán ghi giá trên hoá đơn vào phiếu nhập (giá mua thực tế). Cuối tháng kế toán vật liệu đối chiếu với kế toán thanh toán lấy giá mua hàng làm giá cho hàng xuất thẳng tại chân công trình. Đối với hàng nhập qua kho, giá thực tế bao gồm: Giá thực tế = Giá mua + chi phí vận chuyển (nếu có). Cụ thể công tác hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ở Công ty được tiến hành như sau: Trước hết phòng Kế hoạch kỹ thuật căn cứ vào dự toán được lập và kế hoạch về tiến độ thi công của từng công trình, hạng mục công trình để lập kế hoạch cung ứng vật tư và giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho từng công trường xây lắp, từng đội sản xuất ở từng công trình, hạng mục công trình. Dựa vào nhiệm vụ thi công cụ thể, phòng vật tư lập kế hoạch, kịp hợp đồng mua vật tư, sẽ mua nguyên liệu, vật liệu từ những đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ đại lý ... về nhập kho theo giá thực tế cộng với chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Phiếu nhập, xuất kho vật liệu được chia thành 3 liên : - 01 liên do thủ kho giữ để theo dõi và ghi thẻ kho. - 01 liên kế toán vật liệu giữ để theo dõi và ghi vào chứng từ liên quan. - 01 liên kế toán thanh toán lưu để làm căn cứ cùng Hoá đơn để thanh toán cho người bán. * Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu (NL), vật liệu (VL) trực tiếp: Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành công trình, hạng mục công trình (Khoảng 68% tổng giá trị xây lắp công trình, hạng mục công trình). Do đó, việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí nguyên liệu, vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây lắp. Chi phí NL, VL trực tiếp sản xuất sản phẩm thường là liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng sản xuất để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan. Do đặc điểm các công trình của Công ty ở cách xa nhau nên Công ty không thực hiện việc nhập kho nguyên vật liệu mà thực hiện nhập, xuất thẳng đến chân công trình. Chi phí nguyên liệu, vật liệu xuất giao ngày nào, sử dụng cho công trình nào thì được thể hiện trên phiếu xuất kho nên việc tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho từng công trình được tập hợp từ chứng từ gốc và được tiến hành như sau: Khi các đội thi công các công trình có nhu cầu sử dụng loại vật liệu nào thì đội thi công các công trình đó tự tiến hành mua sau đó gửi hoá đơn GTGT về Công ty để làm thủ tục nhập, xuất kho (nhập, xuất thẳng đến chân công trình). Phiếu xuất kho do phòng vật tư lập. Đơn giá ghi trên phiếu xuất kho là giá đích danh. Căn cứ vào phiếu xuất kho cho từng công trình, định kỳ kế toán sẽ lập bảng kê xuất vật tư và bảng tổng hợp xuất vật liệu cho từng công trình. Cuối tháng, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ NLVL, công cụ dụng cụ (CCDC) (Biểu số 1). Bảng phân bổ NL, VL, CCDC dùng để phản ánh NLVL, CCDC xuất dùng trong tháng theo giá thực tế cho đối tượng sử dụng. Phiếu xuất kho Ngày 01 tháng 10 năm 2007 - Họ tên người nhận hàng: Vũ Tuấn Cường - Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất - xuất tại kho: NVL TT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Xi măng Hoàng thạch PC 400 Tấn 20 10 800.000 8.000.000 2 Thép phi 8 Tấn 5 2 9.000.000 18.000.000 3 Sỏi loại 1 x 2 m3 40 20 135.000 270.000 4 Cát sông lô m3 60 60 110.000 3.300.000 5 Gạch 2 lỗ Viên 10.000 10.000 600 6.000.000 Cộng 35.570.000 Cộng thành tiền ( bằng chữ ) Năm mươi lăm triệu năm trăm bảy mươi nghìn đồng chẵn. Xuất, ngày 01 tháng 10 Năm 2007 Thủ trưởng đơn vị PT bộ phận Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho Đã ký Đã ký Đã ký Đã ký Đã ký Bảng kê xuất nhập tồn nVL Quý IV năm 2007 TT Tên NVL Đơn vị tính Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ Số lượng Giá trị 1.000đ Số lượng Giá trị 1.000đ Số lượng Giá trị 1.000đ Số lượng Giá trị 1.000đ 1 Xi măng Tấn 0,5 600 120 148.000 251,3 148.400 0,2 200 2 Cát m3 5 350 360 40.500 361 40.610 4 240 3 Sỏi m3 5 475 240 35.800 247 36.100 2 175 4 Thép Tấn 0,4 3.200 30 167.000 30,3 167.560 0,1 2.640 5 Gạch Viên 420 252 85.000 42.000 85.200 42.030 200 222 Cộng 4.877 433.400 434.700 3.177 Kế toán trưởng Lập biểu Đã ký Đã ký Vương Xuân Dụng Phạm Văn Đức Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công trình (CT): Trường Tiểu học Quảng Nghĩa ĐV tính: đồng. NNgày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền KKí hiệu Ssố CT Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 21/11 PKT 70 Xuất NVL chính dùng cho thi công công trình 1521 217.406.285 21/11 PKT 70 Xuất NVL phụ dùng cho thi công công trình 1522 11.314.016 21/11 PKT 70 Kết chuyển chi phí NVL 154 228.720.301 Cộng phát sinh: 228.720.301 228.720.301 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công trình: UBND xã Hải Sơn Đơn vị tính: đồng. NNgày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền KKí hiệu Ssố CT Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 22/11 PKT 70 Xuất NVL chính dùng cho thi công công trình 1521 159.585.545 22/11 PKT 70 Xuất NVL phụ dùng cho thi công công trình 1522 6.463.125 22/11 PKT 70 Kết chuyển chi phí NVL 154 166.048.067 Cộng phát sinh: 166.048.670 166.048.670 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Cụ thể: Kế toán định khoản: Nợ TK 621: 394.768.971 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 228.720.301 CT: UBND Xã Hải Sơn: 166.048.670 Có TK 152: 394.768.971 Biểu số 1: Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ Quý IV - Năm 2007 ĐV tính: đồng. TK ghi Có TK ghi Nợ (Đối tượng sử dụng) TK 152 - NLVL TK153-CCDC TK 1521 TK 1522 TK1523 Cộng TK152 TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp 376.991.830 17.777.141 394.768.971 Trường tiểu học Quảng Nghĩa 217.406.285 11.314.016 228.720.301 UBND xã Hải Sơn 159.585.545 6.463.125 166.048.670 TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công 50.737.270 50.737.270 15.750.000 Trường tiểu học Quảng Nghĩa 34.285.676 34.285.676 11.286.972 UBND xã Hải Sơn 16.451.594 16.451.594 4.463.028 TK 627 - Chi phí sản xuất chung 15.266.333 76.331.662 1.753.900 Trường tiểu học Quảng Nghĩa 10.452.720 10.452.720 1.270.264 UBND xã Hải Sơn 4.813.613 4.813.613 483.636 TK 642 - Chi phí QLDN 2.253.646 2.253.646 254.545 Tổng cộng 376.991.830 17.777.141 68.257.249 454.026.220 17.758.445 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Chứng từ ghi sổ Số: 70 Ngày 30 tháng 11 năm 2007 ĐV tính: đồng. Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Xuất NVL dùng cho thi công các công trình 621 152 394.768.971 Tổng cộng: 394.768.971 2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: * Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: Trong giá thành công trình xây dựng, chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ trọng đáng kể khoảng trên dưới 10%; trong đó số lao động biên chế chiếm tỷ trọng nhỏ còn lại đa số là lao động hợp đồng. Do đó, việc quản lý, theo dõi và hạch toán chi phí nhân công cho các công trình xây dựng là một vấn đề quan trọng và đáng quan tâm vì nó ảnh hưởng đến giá thành công trình và đến thu nhập của người lao động. ở Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hà, việc quản lý và sử dụng nhân công tuỳ thuộc theo tiến độ từng công trình. Từ đó, có biện pháp thuê lao động ngắn hạn và dài hạn cho phù hợp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí nhân công lao động. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Tất cả các khoản này được thanh toán vào TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Đối với các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ thì kế toán sau khi căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả cho công nhân và tỷ lệ trích 15% BHXH, 2% KPCĐ, 2 % BHYT cho công nhân từng đội xây lắp của công trình. Hiện nay, Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương là: lương sản phẩm (lương khoán) và lương thời gian. Hàng tháng, đơn vị phải mở bảng theo dõi chấm công hoặc khối lượng công việc giao khoán hoàn thành để xác định tổng số tiền lương phải thanh toán cho các đội sản xuất theo định kỳ. Cuối tháng, kế toán các đội sản xuất kiểm tra và thanh toán tiền lương cho người lao động. Ngoài ra, Công ty còn thuê nhân công bên ngoài làm việc theo thời vụ. Đối với khoản này, Công ty không phải trích BHXH, KPCĐ và BHYT. Như vậy, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty bao gồm : + Tiền lương chính. + Tiền lương phụ. + Các khoản phụ cấp khác . . . Dựa vào khối lượng công việc được Công ty giao khoán cho từng công trường xây dựng, từng đội sản xuất, công trường xây dựng và đội sản xuất sẽ giao khoán công việc lại cho các tổ. Tổ trưởng sản xuất đôn đốc lao động thực hiện thi công phần việc được giao, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ làm căn cứ cho việc thanh toán tiền công sau này. Cụ thể: Hàng ngày, tổ trưởng sản xuất có nhiệm vụ theo dõi thời gian sản xuất, chấm công cho từng công nhân trong ngày ghi vào các ngày tương ứng với các cột (từ cột 1 đến cột 31) theo dõi các ký tự quy định ở bảng chấm công. Tổ trưởng sản xuất còn theo dõi thời gian sản xuất của từng công nhân phục vụ thi công cho từng công trình, hạng mục công trình cụ thể trong tháng ghi vào nhật ký làm việc (đặc biệt cần khi công trường xây lắp, đội sản xuất trong tháng đảm nhân thi công nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau). Cuối tháng, Phó giám đốc công ty phụ trách thi công, chỉ huy trưởng công trường xây dựng hoặc đội trưởng sản xuất cùng phòng Kế hoạch, kỹ thuật và kỹ thuật viên công trình tiến hành nghiệm thu khối lượng xây lắp làm được trong tháng sau khi xem xét tài liệu, bản vẽ, hồ sơ và kiểm tra xác minh tại hiện trường. Trên cơ sở đó, công trường xây dựng, đội sản xuất lập bảng sản lượng cho từng tháng có chi tiết từng công việc đã thực hiện theo 4 yếu tố chi phí là chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất . Đối với lao động thuê ngoài kế toán căn cứ vào hợp đồng lao động thuê ngoài và bảng thanh toán lương lao động thuê ngoài để tập hợp trực tiếp cho từng công trình. Cuối kỳ, kế toán tập hợp và ghi vào Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng công trình (Biểu số 2). Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Công trình: Trường tiểu học Quảng Nghĩa ĐV tính: đồng. Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Kí hiệu Số CT Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 15/12 PKT 73 Tiền lương phải trả cho CN trực tiếp thi công 334 110.909.270 15/12 PKT 73 Các khoản trích theo lương 338 15.318.509 15/12 PKT 73 Kết chuyển chi phí NCTT 154 126.227.779 Cộng phát sinh 126.227.779 126.227.779 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Bảo Cường Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Công trình: UBND xã Hải Sơn ĐV tính: đồng. Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Kí hiệu Số CT Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 15/12 PKT 73 Tiền lương phải trả cho CN trực tiếp thi công 334 81.479.875 15/12 PKT 73 Các khoản trích theo lương 338 11.009.740 15/12 PKT 73 Kết chuyển chi phí NCTT 92.489.615 Cộng phát sinh 92.489.615 92.489.615 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Bảo Cường Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Cụ thể: 1. Số tiền lương, phụ cấp lương và các khoản khác có tính chất lương phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm: Nợ TK 622: 192.389.145 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 110.909.270 CT: UBND xã Hải Sơn: 81.479.875 Có TK 334: 192.389.145 2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương phải trả CN trực tiếp SX: Nợ TK 622: 138.569.730 CT: Trường TH Quảng Nghĩa: 80.623.730 CT: UBND xã Hải Sơn: 57.946.000 Nợ TK 334: 8.314.184 Có TK 338: 26.328.249 (138.569.730 x 19%) TK 3382: 2.771.395 (138.569.730 x 2%) TK 3383: 20.785.460 (138.569.730x 15%) TK 3384: 2.771.395 (138.569.730 x 2%) Chứng từ ghi sổ Số: 73 Ngày 25 tháng 12 năm 2007 ĐV tính: đồng. Trích yếu Số hiệu tàI khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công 622 334 192.389.145 Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) 622 338 26.328.249 Tổng cộng: 218.717.394 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Bảo Cường Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng 2.2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công: * Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí máy thi công: Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc sử dụng máy thi công trong công tác xây lắp các công trình thuộc ngành XDCB ngày càng trở nên cần thiết và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá thành của các công trình xây dựng. Do vậy, việc tăng cường trang bị máy móc thiết bị sẽ giúp cho Công ty tăng năng suất lao động, đẩy mạnh tiến độ thi công và hạ giá thành sản phẩm. Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình sử dụng bao gồm: chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí NVL, chi phí CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị), các chi phí bằng tiền khác. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào sổ TSCĐ toàn Công ty, kế toán trích khấu hao TSCĐ cho từng máy thi công, cho từng công trình. Trên cơ sở đó, kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Biểu số 3). Cuối quý, căn cứ vào các Bảng phát sinh các khoản chi phí sử dụng máy thi công (hoặc Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công, biểu số 6), kế toán lấy số liệu để ghi vào Sổ chi tiết và Chứng từ ghi sổ (Số 80) của TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (MTC). Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Công trình: Trường TH Quảng Nghĩa Đơn vị tính: đồng. Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Kí hiệu Số CT Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 24/11 PKT 74 Chi phí NC điều khiển MTC 334 20.640.274 Các khoản trích theo lương 338 3.921.652 25/11 PKT 75 Chi phí NVL cho MTC 152 30.537.270 29/11 PKT 75 Chi phí CCDC cho MTC 153 9.453.000 30/11 PKT 76 Chi phí khấu hao MTC 214 6.505.066 10/12 PKT 77 Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 47.556.700 12/12 PKT 78 Chi tiền VC máy thi công đến công trình + tiếp khách 111 7.621.494 15/12 PKT 79 Chi tiền vay ngân hàng để mua NVL phục vụ cho máy thi công hoạt động 112 11.978.000 15/12 PKT Kết chuyển chi phí MTC 154 138.213.456 Cộng phát sinh: 138.213.456 138.213.456 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Sổ chi tiết tài khoản Quý IV - Năm 2007 Tài khoản: TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Công trình: UBND xã Hải Sơn Đơn vị tính: đồng. Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Kí hiệu Số CT Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư đầu quý Số phát sinh trong quý 24/11 PKT 74 Chi phí NC điều khiển MTC 334 15.044.000 Các khoản trích theo lương 338 2.858.360 25/11 PKT 75 Chi phí NVL cho MTC 152 20.200.000 29/11 PKT 75 Chi phí CCDC cho MTC 153 3.645.028 30/11 PKT 76 Chi phí khấu hao MTC 214 3.645.028 10/12 PKT 77 Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 14.541.700 12/12 PKT 78 Chi tiền VC máy thi công đến công trình + tiếp khách 111 5.355.106 15/12 PKT 79 Chi tiền vay ngân hàng để mua NVL phục vụ cho máy thi công hoạt động 112 15.730.100 15/12 PKT Kết chuyển chi phí MTC 154 83.681.294 Cộng phát sinh: 83.681.294 83.681.294 Người lập biểu (Đã ký) Phạm Văn Đức Kế toán trưởng (Đã ký) Vương Xuân Dụng Biểu số 4: Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài Quý IV - Năm 2007 Đơn vị tính: đồn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6318.doc
Tài liệu liên quan