Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Da Giầy Hà Nội

Lời nói đầu Kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Với với việc kiểm tra, giám sát và cung cấp thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh tối ưu cho các nhà quản trị, kế toán đang là công cụ được quan tâm của các nhà quản lý. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, kế tóan càng tỏ ra là một công cụ kinh tế quan trọng không thể thiếu được của các nhà quản trị. Kinh tế thị trường xuất hiện n

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Da Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày càng nhiều các loại hình doanh nghiệp, nhiều sản phẩm hàng hoá, vì thế quá trình cạnh tranh ngày càng trở nên găy gắt. Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận cao nhất, giành thắng lợi trong các cuộc cạnh tranh. Một trong những biện pháp quan trọng là phải giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp, nó có mỗi quan hệ với doanh thu, kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp giảm bớt được chi phí sản xuất sẽ góp phần hạ thấp được giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.Điều đó đặt ra cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, họ luôn phải tìm mọi biện pháp để kiểm tra kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả nhất nhằm tiết kiệm chi phí hạ gái thành sản phẩm, đồng thời cung cấp được các thông tin hữu ích cho các nhà quản trị để họ kịp thời đưa ra các quyết định hợp lý nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời gian thực tập tại công ty Da Giầy Hà Nội, được tiếp xúc với công việc của bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, mặt khác xét thấy tầm quan trọng của phần hành kế toán này. Nên em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm. Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Phạm Toàn Thắng và sự hỗ trợ của công ty Da Giầy Hà Nội đặc biệt là phòng Tài chính- Kế toán, em đã hoàn thành Luận văn cuối khoá với đề tài “ Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Da Giầy Hà Nội”. Kết luận Tổ chức công tác kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn, có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chi phí phát sinh ở từng bộ phận, từng đối tượng góp phần được công tác quản lý tài sản, vật tư tiền vốn của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Đó là một trong những nhân tố làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Giá thành sản phảm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó là cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời còn là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh. Do vậy việc tìm ra một phương pháp quản lý chi phí tốt nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Với những kiến thức đã thu nhận được ở trường cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn. Trong thời gian thực tập tại công ty Da Giầy Hà Nội em đã tìm hiểu công tác kế toán tại đây đặc biệt đi sâu nghiên cứu phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã hoàn thành bài luận văn này. Mặc dù em đã cố gắng để hoàn thành bài luận văn này với nội dung kết cấu hợp lý nhất. Song do lượng kiến thhức còn hạn chế, nhận thức chưa thực sự được đầy đủ nên bài luận văn này sẽ không tránh khỏi những khuyết điểm nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo Phạm Toàn Thắng, cảm ơn phòng Tài chính – Kế toán của công ty Da Giầy Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này. Chương I Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất 1.1 Sự cần thiết của công tác kết toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1 ý nghĩa của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thì cơ hội cho các doanh nghiệp rất nhiều nhưng bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn do quy lụât cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Sản phẩm không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn phải cạnh tranh cùng với các sản phẩm nước ngoài vốn dĩ có chất lượng tốt và uy tín từ lâu. Trong điều kiện nhu cầu ngày càng cao của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời phải hạ thấp giá thành mà vẫn đảm bảo có lợi nhuận. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn cho các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải vận động để có thể tồn tại và phát triển. Muốn thực hiện được điều đó thì trước hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải nhận thức và nắm vững đúng đắn thực trạng quá trình sản xuất sản phẩm, quản lý doanh nghiệp mình, cần phải được cung cấp các thông tin kịp thời đầy đủ chính xác để có thể đưa ra được các giả pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thnàh sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để có được điều đó thì công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp đòi hỏi phải đựơc thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, có hiệu quả. Làm tốt công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là cơ sở để cho công tác quản lý sản xuất, sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo chủ động về mặt tài chính nói riêng và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Công tác tính giá thành không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa lớn đối với Nhà Nước và các bên liên quan. Đối với Nhà Nước thì công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho Nhà Nước có cái nhìn tổng thể, toàn diện đối với sự phát triển của nền kinh tế từ đó có các chính sách hợp lý, khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đồng thời có các giải pháp để hạn chế tình trang thua lỗ của một số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Đối với các bên liên quan thì công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng có ý nhĩa không nhỏ. Ngân hàng, các nhà đầu tư chỉ dành sự ưu tiên cũng như sự đầu tư vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, các thông tin về chi phí giá thành sản phẩm, lợi nhuận chính xác và tích cực. Tóm lại công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có ý nhĩa vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi các doanh nghiệp, cũng như các bên có liên quan. Để nó thực sự phát huy được vai trò của mình thì công tác kế toán cần phải tuân theo chế độ pháp luật quy định hiện hành đồng thời phải phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. 1.1.2 chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm * Chi phí sản xuất. Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm các khâu, các quá trình sau đây: - Hoạt động mua hàng: mua vật tư, mua sản phẩm, hàng hoá, TSCĐ - Hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm, thực hiện cun cấp lao vụ. - Hoạt động bán hàng, sản phẩm lao, vụ dịch vụ - Hoạt động khác: hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. - Hoạt động quản lý Như vậy chi phí cho hoạt động doanh nghiệp (gọi là chi phí sản xuất kinh doanh nói chung) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành các hoạt động nói trên. Để tiến hành sản xuất các doanh nhiệp cần thiết phải có ba yếu tố cơ bản đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Sự tham gia của 3 yếu tố này vào quá trình sản xuất có sự khác nhau hình thành các hao phí tương ứng. Hao phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động hình thành nên hao phí lao động vật hoá. Hao phí về tiền lương tiền công phải trả cho người lao động hình thành nên lao động sống. Trong nền kinh tế hàng hoá thì các hao phí trên được biểu hiện bằng tiền lời là chi phí. Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống, lao động được vật hoá và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. * Giá thành sản xuất sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ dịch vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các yếu tố đầu vào cũng như tính đúng đắn của các giả pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm hạ thấp chi phí tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặt khác giá thành còn là cơ sở quan trọng để xác định giá bán và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2 Phân loại chi phí và giá thành sản phẩm 1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất 1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh tế. Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động và công dụng kinh tế của chi phí thì chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành. * Chi phí hoạt động chính và hoạt động phụ Chi phí hoạt động chính và hoạt động phụ bao gồm các chi phí tạo ra doanh thu bán hàng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào chức năng và công dụng của chi phí thì chi phí này lại được chia thành chi phí trong sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. *Chi phí sản xuất: Là toàn bộ hao phí lao động sống lao động vật hoá và các khoản chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ trong một thời kỳ nhất đinh và được biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế ... được sử dụng trực tiếp cho quá trình chế tạo ra sản phẩm. + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản trích BHXH, BHYT, KPHCĐ trên tiền lương tiền công của công nhân sản xuất trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cho doanh nghiệp. + Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí phát sinh nhằm mục đích phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng: Là khoản chi phí bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ… của nhân viên quản lý tại phân xưởng tổ đội sản xuất. - Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu được dùng chung cho toàn xí nghiệp với mục đích phục vụ và quản lý phân xưởng - Chi phí dụng cụ: Bao gồm chi phí dụng cụ được sử dụng chung cho toàn doanh nghiệp với mục đích phục vụ và quản lý phân xưởng - Chi phí khấu hao TSCĐ: Là khoản chi phí khấu hao được trích của các TSCĐ do các phân xưởng sử dụng và quản lý phục vụ sản xuất sản phẩm. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ chi phí phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động quản lý tại các phân xưởng tổ đội sản xuất. - Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí được chi trả trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý tại các xí nghiệp và tổ đội sản xuất. * Chi phí ngoài sản xuất: Chi phí ngoài sản xuất bao gồm các khoản không trực tiếp chế tạo ra sản phẩm của hoạt động sản xuất của doanh nghiêp, nhưng là các khoản chi phí không thể thiếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tạo ra doanh thu. Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: +Chi phí bán hàng: Là các khoản chi phí phát sinh trong qúa trình bán hàng, tiếp thị vận chuyển sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ.Loại chi phí này gồm có: chi phí quảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng, chi phí nhân viên bán hàng, và các khoản chi phí khác liên quan đến bảo quản ,tiêu thụ sản phẩm. +Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc phục vụ quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành có tính chất chung toàn doanh nghiệp. Chi phí qủan lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ phục vụ cho toàn doanh nghiệp, khấu hao TSCĐ, dùng chung cho toàn doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí tiếp khách hội nghị…. *Chi phí khác là: Chi phí liên quan đến các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp, nó không tạo ra doanh thu bán hàng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí khác bao gồm: + Chi phí hoạt động tài chính: Là các chi phí có liên quan đến hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán. chi phí hoạt động liên doanh, chi phí liên quan đến hoạt động cho vay,… + Chi phí bất thường: Là các khoản chi phí hay các khoản lỗ bất thường do các sự kiện hay nghiệp vụ bất thường mà doanh nghiệp không thể lường trước được như: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, các khoản phạt, truy thu thuế…. 1.2.1.2 Phân loại chi phí theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Nghiên cứu chi phí trên phương diện của quá trình sản xuất thì chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ + Chi phí ban đầu: Chi phí ban đầu là các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua sắm. lo liệu chuẩn bị từ lúc ban đầu trước khi tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh. Loại chi phí này còn được gọi là chi phí ngoại sinh. Căn cứ vào tính chất kinh tế và hình thái nguyên thuỷ, các chi phí ban đầu được chia thành các yếu tố khác nhau, không kể chi phí đó được làm gì và phát sinh ở địa điểm nào. Chi phí ban đầu được chia thành các yếu tố chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu: - Chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua và chi phí mua được tính vào giá gốc của nguyên vật liệu được sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ. Yếu tố chi phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, và các chi phí nguyên vật liệu khác… - ý nghĩa của việc nhận biết yếu tố chi phí nguyên vật liệu là giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định được tổng giá trị nguyên vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ.trên cơ sở đó mà các nhà quản trị biết được tổng mức luân chuyển và mức dự trữ cần thiết của nguyên liệu một cách hợp lý trách tình trạng ứ đọng quá lớn và tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trong quá trình sản xuất làm giảm hiệu quả.Và đây cũng chính là cơ sở để có kế hoạch trong công tác thu mua tìm kiếm thị trường cho các mặt hàng thiết yếu. +Chi phí nhân công: - Yếu tố chi phí nhân công là các khoản tiền lương phải trả cho người lao động cùng với các khoản trích theo lương như: BHXH,BHYT,KPCĐ theo tiền lương của công nhân lao động. - ý nghĩa của việc nhận biết chi phí nhân công là giúp cho các nhà quản trị xác định được tổng quỹ lương của đơn vị từ đó xác định được tiền lương của từng công nhân viên trong đơn vị. +Chi phí khấu hao TSCĐ: - Yếu tố chi phí này bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của tất cả các TSCĐ trong doanh nghiệp. - ý nghĩa của việc nhận biết chi phí phí này giúp cho các nhà quản trị biết được múc chuyển dịch hao mòn của TSCĐ, từ đó có kế hoạch , chiến lược cho việc đầu tư mở rộng để tạo cơ sở vật chất thích hợp cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. +Chi phí dịch vụ mua ngoài: - Chi phí dịch vụ mua ngoài là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. -Việc hiểu rõ khoản chi phí này giúp cho các nhà quản trị biết được tổng múc dịch vụ có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để thiết kế trao đổi cung ứng với các đơn vị có liên quan. + Chi phí khác bằng tiền: - Là các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài các khoản chi phí trên. Nhận biét khoản chi phí này giúp cho các nhà quản trị biết được lượng tiền mặt cần chi ra, hạn chế tồn đọng tiền mặt trong quỹ. + Chi phí luân chuyển nội bộ: Chi phí luân chuyển nội bộ là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công hợp tác lao động trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như: giá trị lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau giữa các phân xưởng, và bộ phận sản xuất phụ cung cấp cho bộ phận sản xuất chính, gía trị bán thành phẩm được sử dụng làm vật liệu tong quá trình chế biến. Như vậy chi phí luân chuyển nội bộ phát sinh do có sự kết hợp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Chi phí luân chuyển nội bộ là chi phí tổng hợp được cấu thành bởi nhiều yếu tố chi phí đơn nhất ban đầu. Phân loại chi phí theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lý vĩ mô cũng như với quản trị doanh nghiệp. + Chi phí sản xuất kinh doanh ban đầu theo yếu tố là cơ sở lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố. +Chi phí sản xuất kinh doanh ban đầu theo yếu tố là cơ sở để lập các kế hoạch cân đối trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như ở từng doanh nghiệp (cân đối giữa dự toán chi phí với kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ) + Là cơ sở xác định mức tiêu hao vật chất và tính thu nhập quốc dân của toàn doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. 1.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp vào các đối tượng kế toán chịu chi phí Theo tiêu thức này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. * Chi phí trực tiếp: là chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu kế toán tập hợp chi phí như: chi phí liên quan trực tiếp tới một loại sản phẩm, một công việc một lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm và hoàn toàn có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.Loại chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí ví dụ như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp. * Chi phí gián tiếp: Là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp được, vì vậy cần phải tập hợp quy nạp phân bổ cho từng đối tựơng tập hợp chi phí theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Khi thực hiện phân bổ chi phí cho từng đối tượng, doanh nghiệp cần phải lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp. Mức độ chính xác của chi phí gián tiếp phụ thuộc vào tính khoa học và hợp lý của tiêu thức phân bổ chi phí.Vì vậy các doanh nghiệp cần phải quan tâm chú ý tới việc lụa chọn tiêu thức phân bổ chi phí nếu muốn có được thông tin chi phí chính xác sát thực về chi phí , kết quả lợi nhuận của từng loại sản phẩm, dịch vụ từng hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.1.4 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mỗi quan hệ với khối lượng hoạt động. Theo mỗi quan hệ của chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất các khoản chi phí được phân loại thành. - Chi phí khả biến – gọi là là biến phí - Chi phí bất biến - gọi là định phí - Chi phí hỗn hợp * Chi phí khả biến Biến phí là những chi phí biến đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị. Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ, số giờ máy hoạt động, doanh thu bán hàng thực hiện...Tỷ lệ có thể là tỷ lệ thuận trong phạm vi hoạt động nhất định. Nếu xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ. Nhưng xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì biến phí đơn vị có thể là hằng số. Trong doanh nghiệp sản xuất chi phí khả biến có thể tồn tại dưới hình thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng...Những chi phí này khi mức độ hoạt động gia tăng thì chúng cũng gia trăng tỷ lệ thụân theo và ngược lại. Tuy vậy bíên phí không tồn tại thuần nhất dưới 1 hình thức mà nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. - Biến phí tỷ lệ: là loại biến phí mà tổng biến phí quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với mức độ hoạt động, còn chi phí của một đơn vị hoạt động thì không thay đổi. Thuộc loại chi phí này có: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng đại lý... - Biến phí không tỷ lệ thuận Đó là biến phí mà tổng số thì có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của khối lượng hoạt động. Do vậy chi phí cho một đơn vị hoạt động cũng tăng lên. Ngược lại có một số loại chi phí khả biến có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của khối lượng hoạt động. Do vậy chi phí cho một đơn vị hoạt động lại giảm đi * Chi phí bất biến: Đinh phí là nhưng chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị. Nếu xét tổng chi phí thì định phí không thay đổi . Ngược lại nếu xét chi phí này trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì nó tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Như vậy thì doanh nghiệp có hoạt động hay không thì vẫn tồn tại chi phí bất biến. Ngược lại khi doanh nghiệp tăng mức hoạt động thì định phí trên một đơn vị khối lượng hoạt động sẽ giảm dần. Tuy vậy định phí cũng không tồn tại thuần nhất dưới một hình thức mà nó tồn tại dưới nhiều hình thức. - Định phí tuyệt đối: Là những chi phí mà xét tổng số thì không thay đổi khi có sự thay đổi của khối lượng hoạt động. Khi đó chi phí cho một hoạt động giảm đi. Ví dụ: Chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, tiền lương trả theo thời gian - Định phí tương đối:(định phí cấp bậc) Là những loại chi phí chỉ có tính chất cố định tương đối. Nó chỉ cố định trong một giới hạn mức độ hoạt động nhất định, sau đó nếu khối lượng hoạt động tăng lên thì khoản chi phí này tăng lên một mức mới tương ứng. - Định phí bắt buộc: Là định phí không thay thế thay đổi được một cách nhanh chóng vì chúng thường liên quan đến TSCĐ và cấu trúc tổ chức cơ bản của một doanh nghiệp - Định phí tuỳ ý: Là cách định phí có thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp * Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mà bản thân nó bao gồm tất cả các yếu tố của định phí và biến phí. Nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hỗn hợp, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải phân tích chi phí hỗn hợp thành các yếu tố định phí và biến phí. Có nhiều phương pháp để phân tích như phương pháp đồ thị, phương pháp bình phương bé nhất, phương pháp cực đại, cực tiểu. Việc phân biệt định phí và biến phí, chi phí hỗn hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế xây dựng các mô hình chi phí trong mỗi quan hệ giữa chi phí sản lượng và lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọng khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài việc phân biệt định phí biến phí còn giúp các nhà quản trị xác định đúng đắn phương pháp phương pháp để nâng cao hiệu quả của chi phí. 1.2.2 Các loại giá thành * Căn cứ vào thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành thì giá thành được chia thành: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp tính trên cơ sở sản lượng sản phẩm kế hoạch, chi phí sản xuất kế hoạch. Giá thành kế hoạch là chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp, là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí. - Giá thành định mức: Là giá thành được tính toán dựa trên cơ sơ định mức kinh tế kỹ thuật và tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức được xem là thước đo chính để xác định kết quả sử dụng các lại tài sản vật tư tiền vốn trong doanh nghiệp. Để đánh giá các giải pháp mà doanh nghiệp đã áp dụng trong quá trính sản xuất kinh doanh, giá thành định mức do bộ phận kế hoạch tính toán và được tính trước khi quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện. Gía thành sản xuất thực tế: Là giá thành được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế và số lượng sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành thực tế phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành và do bộ phận kỹ thuật của doanh nghiệp tính toán khi quá trình sản xuất đã kết thúc. * Căn cứ vào phạm vi tính toán chi phí va nội dung chi phí cấu thành trong giá thành thì giá thành được chia thành: - Gía thành sản xuất toàn bộ: Giá thành toàn bộ là giá thành bao gồm toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành toàn bộ có ý nghĩa quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, giá thành sản xuất toàn bộ đóng vai trò chủ yếu trong các quyết định mang tính chất chiến lược dài hạn.Tuy nhiên đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì việc xác định giá thành toàn bộ một cách thường xuyên gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. - Giá thành sản xuất theo biến phí: Giá thành theo biến phí chỉ bao gồm các biến phí sản xuất kể cả biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp. Như vậy trong phương pháp xác định giá thành sản xuất theo biến phí, các chi phí cố định được trực tiếp tính ngay vào báo cáo kết quả kinh doanh như các chi phí thời kỳ trong niên độ mà không tính vào giá thành sản xuất. Do giá thành chỉ bao gồm biến phí sản xuất nên còn gọi là giá thành bộ phận. Trên cơ sở giá thành bộ phận, doanh nghiệp sẽ xác định được lãi gộp trên biến phí và cho phép mô hình hoá một cách đơn giản mỗi quan hệ giá thành, khối lượng, lợi nhuận. Một cách tổng quát có thể mô hình hoá sau: Z= v.Q + F Trong đó : Z : giá thành toàn bộ v: biến phí đơn vị sản phẩm Q: sản lượng sản phẩm sản xuất F: tổng định phí Vậy chỉ tiêu giá thành theo biến phí được các nhà quản trị sử dụng trong môi trường kiểm soát hoạt động, trong đó nhà quản lý phải đưa ra các quyết định ngắn hạn, tức thời thuần tuý và thứ yếu. Tuy nhiên do quá đơn giản lại chỉ là giá thành bộ phận nên chỉ tiêu giá thành theo biến phí có nhiều nhược điểm như: viêc phân biệt biến phí và định phí chỉ là tương đối. Một chi phí có thể là biến phí của một bộ phận nhưng là định phí đối với toàn doanh nghiệp, không phải chỉ có biến phí mới là chi phí thích hợp cho các quyết định ngắn hạn. - Giá thành sản xuất có phân bổ định phí hợp lý chi phí cố định Gía thành sản xuất có phân bổ định phí hợp lý có thể được khái quát bằng công thức: Z= v.Q + F. n/ N Trong đó: N: mức hoạt động theo công suất thiết kế và định mức n: mức độ hoạt động thực tế 1.2.3 Mỗi quan hệ giữu chi phí và giá thành Thực chất chi phí và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì cùng biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống , lao động được vật hoá bỏ ra nhưng khác nhau về lượng, khi nói đến chi phí là giới hạn cho nó một thời kỳ nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. Qúa trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục, còn việc tính giá thành sản phẩm lại tại một điểm có tính chất chu kỳ. Tại thời điểm tính giá thành có một lượng sản phẩm sản phẩm chưa hoàn thành chứa đựng trong đó một lượng chi phí- đó là chi phí dở dang cuối kỳ. Tại thời điểm đầu kỳ có thể có một khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang, chứa đựng trong nó một lượng chi phí- đó là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và chi phí phát sinh trong kỳ. Giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất = + - sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Giá thành tại thời điểm đầu kỳ có thể có một khối lượng sản phẩm sản xuất chưâ hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang, chứa đựng trong nó một lượng chi phí, đó là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và chi phí phát sinh trong kỳ. Mặt khác việc giới hạn chi phí tính vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tuỳ thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi phí doanh thu kết quả, cũng như những quy định chế độ kế toán hiện hành như vậy việc tính giá thành sản –phẩm mang tính chất chủ quan. Do đó đòi hỏi các nhà quản trị cần phải nhận thức rõ ràng đầy đủ để sử dụng những thông tin cho thích hợp. Trong công thức nói trên giá thành sản phẩm được hiểu là giá thành sản xuất, chi phí là chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm không bao gồm chi phí liên quan trọng đến tiêu thụ sản phẩm, chi phí quả lý doanh nghiệp. Các khoản chi phí này được tính vào sản phẩm lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. 1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí và tính gía thành sản phẩm. Xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên và quan trọng trong việc tổ chức tập hợp chi phí. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi gây ra chi phí ( phân xưởng, giai đoạn công nghệ…) và nơi gánh chịu chi phí( sản phẩm đơn đặt hàng, công trình , hạng mục công trình,…). Khi xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, các nhà quản trị cần căn cứ vào các khía cạnh sau: - Đặc điểm, và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất - Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp - Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp - Đặc điểm của sản phẩm( đặc điểm kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, …) - Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp - Yêu cầu tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành - Khả năng trình độ quản lý nói chung và kế hoạch nói riêng Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý là cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, và các sổ chi tiết. Xác định đối tưọng kế toán tập hợp chi phí là cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. 1.3.2 Đối tượng tính giá thành Đối tưọng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ dịch vụ, mà doanh nghiệp đã hoàn thành, cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Cũng như đối tượng tập hợp chi phí thì khi xác định đối tượng tính giá thành cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm, các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin, cho việc ra các quyết định trong doanh nghiệp; khả năng và trình độ quản lý, hạch toán. - Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất kiểu đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc… là đối tưọng tính giá thành ví dụ: Từng công trình, hạng mục công trình trong doanh nghiệp XDCB, từng con tàu trong công nghiệp đóng tàu. - Nếu doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng …là đối tượng tính giá thành. - Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn thì đối tưọ._.ng tính giá thành là sản phẩm, dịch vụ, lao vụ, đã hoàn thành của quá trình sản xuất. - ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ thì tuỳ theo yêu cầu quản lý và dặc điểm sử dụng của sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng, và cũng có thể là thành phẩm và nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ. - Đối với các sản phẩm có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. Các yêu cầu quản lý đặc biệt là yều cầu cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định trong quá trình quản trị của doanh nghiệp là căn cứ quan trọng trong việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. Điều này thể hiện rõ mục đích thông tin kế toán. Việc xác định đối tượng kế toán chi tiết hay tổng quát còn phụ thuộc và trình độ hạch toán, khả năng quản lý của doanh nghiệp. 1.3.3 Mỗi quan hệ giữa đối tưọng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tưọng tính giá thành Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tưọng tính giá thành là hai khái niệm khác nhau nhưng có mỗi quan hệ mật thiết. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là cơ sở là tiền đề, là điều kiện tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm giống nhau ở chỗ chúng đều là phạm vi giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất và cùng phục vụ cho mục đích quản lý, kiểm tra kiểm soát chi phí, giá thành sản phẩm. Tuy vậy tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng có sự khác biệt nhau nhất định: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định phạm vi giói hạn tổ chức kế toán chi phí trong một thời kỳ nhất định. Còn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là xác định phạm vi giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành trong quá trình sản xuất. 1.4 Phương pháp tập hợp chi phí Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được dùng để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán chịu chi phí đã xác định từ trước. Tuỳ thuộc vào từng loại chi phí và điều kiện cụ thể mà kế toán lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí cho phù hợp. 1.4.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp Phương pháp tập hợp trực tiếp được áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp tới đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định, và việc hạch toán, ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan. Theo phương pháp này các chi phí phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên có độ chính xác cao, vì vậy cần sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện có thể cho phép. 1.4.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức hạch toán ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí được. Trong trường hợp này phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng, sau đó dùng tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tưọng kế toán chi phí theo công thức: - Xác định hệ số phân bổ Tổng chi phí cần phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ - Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng: C = T * H Trong đó: C: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i T: Tiêu chí phân bổ cho đối tượng thứ i H: Hệ số phân bổ Đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Độ chính xác của thông tin về chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý khoa học của tiêu thức phân bổ được lựa chọn. 1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.5.1 Kế toán tế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ. Khi phát sinh các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu và các chứng từ khác có liên quan để xác định giá vốn của số nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm( theo phương pháp mà doanh nghiệp đó lựa chọn). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm phần lớn là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng (đội, địa điểm sản xuất) trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu có liên quan đến nhiều đối tượng cần phải phân bổ thì tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là: - Đối với chi phí nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài có thể lựa chọn tiêu thức phân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất… - Đối với vật liệu phụ, nhiên liệu có thể lựa chọn tiêu thức phân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí thực tế của nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất… Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ được tính vào giá thành sản phẩm phụ thuộc các yếu tố: - Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất và đưa vào sản xuất trong kỳ. -Trị giá nguyên vật liệu còn lại đầu kỳ ở các phân xưởng, địa điểm sản xuất cuối kỳ trước chưa sử dụng chuyển sang kỳ này. - Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ nhưng đến cuối kỳ chưa sủ dụng hết không nhập lại kho mà để tại các phân xưởng sản xuất sử dụng cho kỳ sau. Trị giá NVL còn lại đầu kỳ ở địa điểm sản xuất Trị giá NVL xuất sủ dụng trong kỳ Chi phí NVL trực tiếp trong kỳ Trị giá NVL còn lại cuối kỳ chưâ sử dụng hết Trị giá phế liệu thu hồi ( nêu có) = + - - Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. Kết cấu của tài khoản này như sau: - Bên Nợ:Trị giá nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ. - Bên Có: Trị giá vốn nguyên vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho - Trị giá của phế liệu thu hồi( nếu có) - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiêp TK 152(611) TK621 TK 152(611) (1) Xuất kho NVL (3)NVL sử dụng không hết trực tiếp cho sản xuất nhập lại kho TK 111,112,141 TK 154(TK631) (2) Mua NVL Tk 331 sử dụng ngay cho sản xuất (4) Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 1.5.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Chi phí về tiền lương được xác định tuỳ thuộc vào hình thức trả lương của doanh nghiệp trả theo lương sản phẩm hay lương theo thời gian. Số tiền phải trả cho công nhân sản xuất hay các đối tượng lao động khác được thể hiện trên “Bảng tính và thanh toán tiền lương” và được tổng hợp phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương. Các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ được tính cho từng đối tượng căn cứ vào tiền lương của công nhân sản xuất và tỷ lệ trích quy định hiện hành của từng đối tượng. Thông thường chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán được như( tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, hoặc tiền lương theo thời gian của công trình sản xuất thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày…) thì được tập hợp chung sau đó chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho các đối tượng bị chi phí có liên quan. Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là: - Chi phí tiền công định mức - Giờ công định mức - Giờ công thực tế - Khối lượng sản phẩm sản xuất Một điều cần chú ý là chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương liên quan đến quá trình sản xuất trong kỳ không kể các khoản đó đã thanh toán cho người lao động hay chưa. Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản 622 được mở chi tiêt theo từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Kết cầu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. Tk 622 không có số dư cuối kỳ Trình tự một số nghiệp vụ chủ yếu: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK622 TK 154(631) (1)Tiền lương phải trả (4)Kết chuyển chi phí nhân cho công nhân sản xuất trực tiếp tính giá thành sản phẩm TK 335 (2)Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sx TK 338 (3)Trích BHXH, BHYT KPCĐ vào chi phí sản xuất 1.5.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm : Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh chi phí phải trả cho nhân viên phân xưởng bao gồm: chi phí lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các koản trích BHXH, BXYT, KPCĐ tính cho nhân viên phân xưởng như: Quản đốc phân xưởng, nhân viên kinh doanh, nhân viên thống kê Các chi phí sản xuất chung thông thường được hạch toán chi tiết cho từng địa điểm phát sinh chi phí sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng liên quan. Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung là: Chi phí nguyên vật liệu tực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, hoặc định mức chi phí sản xuất chung. Để tập hợp phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627- chi phí sản xuất chung. Tài khoản 627 được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2 để tiện cho việc theo dõi. TK 6271- chi phí nhân viên quản lý phân xưởng TK 6272- chi phí vật liệu TK 6273- chi phí công cụ dụng cụ TK 6274- chi phí khấu hao TSCĐ TK 6275- chi phí dịch vụ mua ngoài TK6278- chi phí bằng tiền khác Kết cấu TK 627: Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất chung Sơ đồ trình tự kế toán: TK 334,338 TK627 TK 154(631) TK 153 TK 152 (1) Chi phí nhân viên Quản lý phân xưởng (7a) XPSXC phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ (2) Chi phí vật liệu TK 632 (3) Chi phí CCDC (7b) CPSXC không TK 214 được phân bổ vào Chi phí chế biến trong kỳ (4) chi phí khấu hao TK111,112,331… (5) chi phí dịch vụ mua ngoài TK 111. 112, 141… (6) Chi phí bằng tiền khác 1.6: Đánh giá sản phẩm làm dở: Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang ở trong quá trình sản xuất gia công chế biến trên các giai đoạn của một quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng phải trải qua giai đoạn gia công chế biến tiếp mới có thể trở thành sản phẩm. Toàn bộ chi phí đã tập hợp được trong các kỳ theo từng đối tượng đã xác định là có liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành và sản phẩm chưa hoàn thành(sản phẩm dở dang). Để có thông tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng như phục vụ cho nhu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí kế toán cần xác định được chi phí đã bỏ ra liên quan đến sản phẩm dở dang(sản phẩm chưa hoàn thành) cuối kỳ. Như vậy đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Các thông tin về sản phẩm dở dang cuối kỳ không những liên quan đến chỉ tiêu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh. Vì vậy đánh giá sản phẩm dở dang chính xác có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. 1.6.1. Đánh giá sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp) còn các khoản phí khác(chi phí nhân công trực tiếp, chi phi sản xuất chung…) đựơc tính hết cho sản phẩm đã hoàn thành. Khi đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang thông thường người ta quan niệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(nguyên vật liệu trực tiếp) bỏ hết 1 lần, ngay từ đầu quy trình công nghệ sản xuất. Công thức tính như sau: Dđk+ Cvl Dck= * Sd Stp + Sd Trong đó: Dck, Ddk: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Cvl: chi phí vật liệu chính trực tiếp(hoặc chi phí vật liệu trực tiếp) Stp: sản lượng thành phẩm Sd: sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp). Có ưu điểm là: Đơn giản khối lượng tính toán ít nhưng lại có nhược điểm là có độ chính xác không cao vì không tính đến các khoản mục chi phí khác. Phương pháp áp dụng thích hợp trong trường hợp chi phí vật liệu trực tiếp(hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. 1.6.2: Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này, phải tính tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành. Do vậy trước hết phải căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang theo mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang. - Đối với khoản chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất như (nguyên vật liệu trực tiếp, nguyên vật liệu chính trực tiếp) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Dđk+ C Dck= xSd Stp+ Sd - Đối với khoản chi phí bỏ vào dần trong quá trình sản xuất(như chi phí nhân công trực tiếp) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Dđk+ C Dck= xS’d Stp+S’d Trong đó: S’d: số lượng sản phẩm tương đương S’d= Sdx mức độ hoàn thành So với số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp thì phương pháp đánh gía sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm tương đương bảo đảm tính hợp lí hơn và có độ tin cậy cao hơn của chi phí sản xuất kinh doanh và “thành phẩm” trên bảng cân đối kế toán cũng như chỉ tiêu”giá vốn bán hàng”trên các báo cáo kết quả kinh doanh khi sản phẩm được bán ra trong kì. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều hơn, việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền sản xuất khá phức tạp và mang tính chủ quan nhiều. 1.6.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Phương pháp này đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức chỉ áp dụng với các doanh nghiệp đã xây dựng đựoc hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm hợp lí. Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá thành sản xuất giở dang theo chi phí định mức. Phương pháp này áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp sẽ là cơ sở để xác định đúng đắn giấ trị sản phẩm dở dang 1.7. Kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu của kế toán đã tập hợp theo đối tượng để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị theo khoản mục quy định. Khoản mục quy định giá thành bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp tính giá thành sau đây: - Phương pháp tính giá thành giản đơn - Phương pháp tính giá thành phân bước - Phương pháp tính giá thành theo đơn hàng - Phương pháp tính giá thành định mức - Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ - Phương pháp tính giá thành theo hệ số - Phương pháp tính giá thành theo ti lệ 1.7.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp tính giá thành giản đơn được áp dụng trong trường hợp đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo(hàng tháng tính vào ngày cuối tháng). Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp(theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp). Trường hợp không có sản phẩm làm dở hoặc có ít nhưng ổn định không cần phải đánh giá thì tổng chi phí tập hợp được cũng chính là tổng giá thành. Công thức tính: Z = C Z Z = Q Trong đó: Z: Tổng giá thành C: Tổng chi phí Z: Giá thành đơn vị Trường hợp có sản phẩm làm dở và không đồng đều giữa các kỳ thì phải tổ chức đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. Thì các giá thành được tính theo công thức: Z = Ddk + C - Dck Trong đó: Z: Tổng giá thành của từng đối tượng tính giá thành Ddk, Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ C: Tổng chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ Trường hợp có sản phẩm không sửa chữa đựơc và được phép giảm gía thành thì tổng giá thành của đối tượng tính theo giá thành được xác định theo công thức: Z = Ddk + C – Dck - Chỏng Trong đó: Chỏng: Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng đựoc tập hợp trong kỳ Phương pháp tính giá thành giản đơn đựơc áp dụng trong các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn liên tục có sản phẩm hoàn thành. 1.7.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng thường áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất kiểu liên tục và song song, tổ chức sản xuất sản phẩm theo từng hoạt động riêng biệt khác nhau về quy cách, mỗi đơn hàng có thể là một sản phẩm hoặc một loại sản phẩm - Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là đơn hàng hoặc theo từng sản phẩm,loại sản phẩm hoàn thành. - Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành - Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất từng loại sản phẩm hoàn thành Đặc trưng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo đơn đặt hàng là các khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được tính dần và tích luỹ theo công việc, giúp nhà quản trị biết được gía thành từng công trình đơn hàng. Trong phương pháp này đơn hàng được mở một”phiếu tính giá thành công việc” hay gọi là”phiếu tính giá thành theo đơn hàng”. Phiếu này được lập khi phòng kế toán nhận được thông báo va lệnh sản xuất đã đựơc phát ra cho công việc đó, tất cả các phiếu tính giá thành đựơc lưu trữ khi sản phẩm đang sản xuất, chúng có tác dụng như báo cáo sản phẩm sản xuất dở dang. Khi sản phẩm hoàn thành và giao cho khách hàng, các phiếu tính giá thành công việc được chuyển từ khâu sản xuất sang khâu thành phẩm sau đó xác định chi phí sản phẩm giai đoạn một chuyển sang cho giai đoạn sau, cùng với chi phí sản xuất của bản thân giai đoạn đó tổ chức tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn này cứ tiếp tục như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính đựơc giá thành sản phẩm. - Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được thực hiện tuần tự từng khoản mục hoặc tổng hợp chung cho tất cả các khoản mục. 1.7.3:Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghịêp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đó là từng giai đoạn công nghệ sản xuất trong quy trình. Mỗi giai đoạn thường do một bộ phận hay phân xưởng sản xuất đảm nhận. Đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng hoặc vừa là thành phẩm vừa là bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất.Vì vậy kỹ thuật tính giá thành của hai trường hợp có sự khác nhau. 1.7.3.1: Trường hợp đối tượng tính giá thành là nửa thành phần ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng Do đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở giai đoạn công nghệ nên căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được mới chỉ có chi phí sản xuất của bản thân từng giai đoạn công nghệ. Song để sản xuất sản phẩm từ giai đoạn hai trở đi lại phải nhận chi phí sản xuất của giai đoạn trước chuyển sang. Vì vậy để tính được giá thành sản phẩm theo các đối tượng đã chính xác thì: Trước tiên phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đầu tiên để tính giá thành nửa thành phần của giai đoạn 1 1.7.3.2: Trường hợp tính gía thành sản phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng(thành phẩm) Đối tượng tính giá thành là thành phẩm không cần tính giá thành nửa thành phẩm ở các giai đoạn. Nhưng để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng thì vẫn phải có nửa thành phẩm của các giai đoạn trước chuyển đến giai đoạn cuối cùng trong giá thành của thành phẩm bao gồm các khoản chi phí của các giai đoạn trong doanh nghiệp. Do đó kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp vào các giai đoạn để xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong giá thành sản phẩm, sau đó tổng hợp lại để tính giá thành thành phẩm. 1.7.4: Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ của nó vừa sản xuất ra sản phẩm chính, vừa thu được những sản phẩm phụ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành. Theo phương pháp này, tổng giá thành của sản phẩm chính được xác định căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được theo từng khoản mục chi phí của cả quy trình công nghệ, căn cứ vào chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ và căn cứ vào chi phí của sản phẩm phụ: Zc = Ddk + C – Dck – Cp Trong đó: Zc: Tổng giá thành sản phẩm chính Ddk và Dck: Chi phí sản xuất sản phẩm dở đầu kỳ và cuối kỳ C:Tổng chi phi sản xuất tập hợp được cho toàn quy trình công nghệ Cp: Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ Cp: Được xác định theo kế hoạch được tính theo công thức: Giá bán của sản phẩm phụ Lợi nhuận định mức của sản phẩm phụ Cp = - 1.8. Sổ sách kế toán. Sổ kế toán là một phương tiện vật chất cơ bản cần thiết để người làm kế toán ghi chép, phản ánh một cách có hệ thống thông tin kế toán theo thời gian cũng như theo đối tượng. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm khối lượng công việc lớn, phức tạp. Vì vậy, đơn vị hạch toán cần thiết phải sử dụng nhiều loại sổ khác nhau cả về kết cấu. nội dung, phương pháp ghi chép... tạo thành một hệ thống sổ sách kế toán. Hệ thống sổ sách sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gồm: Hệ thống sổ chi tiết và Hệ thống sổ tổng hợp. * Hệ thống sổ chi tiết: Để phục vụ tính giá thành sản phẩm được chính xác, nhanh chóng, cần tiến hành chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tính giá. Tuỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí, công việc hạch toán chi tiết chi phí sản xuất có thể khái quát lại như sau: Mở sổ (hoặc thẻ) hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (phân xưởng. đội sản xuất. sản phẩm. nhóm sản phẩm...) Sổ được mở chi tiết cho từng tài khoản 621, 622, 627, 154, 631, 142, 335, 641, 642. Căn cứ để ghi là sổ chi tiết các tài khoản tháng trước và các chứng từ gốc, các bảng phân bổ (tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), vật liệu, dụng cụ, khấu hao...). bảng kê chi phí theo dự toán. Sổ có thể mở riêng cho từng đối tượng hoặc mở chung cho nhiều đối tượng. Có thể sử dụng mẫu sổ sau: Sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanH Tài khoản:...........Phân xưởng................ Sản phẩm. dịch vụ................................ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng SH NT Tổng số Trong đó Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cộng phát sinh Ghi có tài khoản Dư cuối kỳ - Tổng hợp các chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan cho từng đối tượng hạch toán. - Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nội dung thuộc từng đối tượng hạch toán vào cuối kỳ làm cơ sở cho việc tính giá thành. Đồng thời lập thẻ tính giá thành sản phẩm. dịch vụ theo từng loại. Căn cứ để lập thẻ tính giá thành từng loại sản phẩm, dịch vụ là các thẻ tính giá thành sản phẩm kỳ trước, sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này và biên bản kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cùng với bảng kê khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Có thể mở sổ theo mẫu: Thẻ tính giá thành sản phẩm. dịch vụ Tháng........năm............. Tên sản phẩm. dịch vụ............. Khoản mục chi phí Giá trị DD đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Giá trị PDD cuối kỳ Tổng giá thành SP Giá thành đơn vị SP 1.Chi phí NVLTT 2. Chi phí NCTT 3. Chi phí SXC Cộng * Hệ thống sổ tổng hợp: Đối với hệ thống sổ tổng hợp, tuỳ thuộc vào hình thức sổ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên các sổ sách kế toán khác nhau. Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó thể hiện qua định khoản kế toán. Sau đó, lấy số liệu từ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Với đặc trưng đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên hệ thống các bảng phân bổ, sổ chi tiết tài khoản và trên hệ thống sổ tổng hợp như nhật ký chung và sổ cái TK621, 622, 627, 154 (631). Dựa vào hệ thống sổ chi tiết và sổ cái, kế toán sẽ lập bảng tính giá thành sản phẩm. Có thể khái quát trình tự ghi sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức nhật ký chung theo sơ đồ sau: Nhật ký đặc biệt Bảng tính giá thành sản phẩm Chứng từ gốc về chi phí Nhật ký chung Sổ chi tiết TK621,622,627,154 (631) Sổ cái TK621,622,627,154 (631) Bảng tổng hợp chi tiết TK621,622,627,154 (631) Chú thích : : ghi hàng ngày : ghi cuối ngày : đối chiếu Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký- sổ cái Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký- sổ cái là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên cơ sở nhật ký- sổ cái. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trước hết trên bảng phân bổ chi phí, sổ chi tiết TK621, 622, 627, 154 (631); tiếp theo trên hệ thống sổ tổng hợp (Sổ nhật ký- sổ cái). Việc tính giá thành sản phẩm được kế toán thực hiện trên cơ sở kết hợp các sổ chi tiết chi phí sản xuất, biên bản kiểm kê đánh giá dở dang và nhật ký- sổ cái (phần các TK621, 622, 627, 154 (631). Có thể khái quát trình tự ghi sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức nhật ký-sổ cái theo sơ đồ sau: Nhật ký sổ cái Bảng tính giá thành sản phẩm Bảng tổng hợp chi tiết TK621,622,627,154 (631) Sổ chi tiết TK621,622,627,154 (631) Chứng từ gốc về chi phí hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ là hình thức kế toán kết hợp giữa ghi sổ theo thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với ghi sổ theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Việc hạch toán chi phí sản xuất được thực hiện trên sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí và sổ cái các TK621, 622, 627, 154 (631). Cơ sở để ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng là các chứng từ gốc, các bảng phân bổ chi phí và các chứng từ có liên quan. Việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp trên sổ cái được căn cứ vào chứng từ ghi sổ. Có thể khái quát trình tự ghi sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức chứng từ ghi sổ theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc về chi phí hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ -ghi sổ Chứng từ -ghi sổ Sổ chi tiết TK621,622,627,154 (631) Sổ cái TK621,622,627,154 (631) Bảng tổng hợp chi tiết TK621,622,627,154 (631) Bảng tính giá thành sản phẩm Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký- chứng từ Nhật ký- chứng từ là hình thức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên nợ của tài khoản đối ứng. Đồng thời việc ghi chép kết hợp chặt chẽ ghi thời gian có hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ sách in sẵn thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính và rút ra các chỉ tiêu quản lý kinh tế quan trọng. Để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh. kế toán sử dụng bảng kê số 4, 5, 6 và nhật ký chứng từ số 7. - Bảng kê số 4: dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng. - Bảng kê số 5: dùng để tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí XDCB theo yếu tố chi phí. - Bảng kê số 6: là các chi phí theo dự toán (chi phí trả trước, chi phí phải trả). - Nhật ký chứng từ số 7: tổng hợp toàn bộ chi phí kinh doanh toàn doanh nghiệp. Có thể khái quát trình tự ghi sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức nhật ký- chứng từ theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc về chi phí hoặc Bảng phân bổ Bảng kê số 4 TK621,622,627,154 (631) Bảng kê số 6 TK142,335 Bảng kê số 5 TK641,642,241 Bảng tính giá thành sản phẩm Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái TK621,622,627,154 (631) Báo cáo chi phí, báo cáo khác 1.9.1: Chức năng nhiệm vụ của chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm trong điều kiện ứng dụng phần mền kế toán -Xác định đối tượng kinh tế tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lí từ đó tổ chức mã hoá phân loại các đối tượng cho phép nhận diện tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lí thông tin di động. -Tổ chức vận._. = 5.288.308 -Đơn hàng canvart-cout: (13.798.862/1.093.580.200)*337.398.738 = 4.257.317 Sau khi tính chi phí khấu hao TSCĐ cho từng phân xưởng, có chi tiết cho từng đơn hàng, kế toán tiến hành nhập liệu để phân bổ các khoản chi phí này, kích chuột vào biểu tượng “ Chứng từ kế toán khác” để mở màn hình nhập liệu Nhập: -Mã CT: 1.PKKV_Phiếu kế toán khác VNĐ -Số CT : 62744 Ngày CT: 31/12/2004 -Diễn giải: Phân bổ chi phí công cụ dụng cụ xí nghiệp Gò Đơn hàng suede-court TK Nợ TK Có Công trình sản phẩm Mã ĐT Số tiền 62744 214 60483 020401 5.649.591 Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí công cụ dụng cụ cho các đơn hàng, tại các phân xưởng còn lại sau khi báo cáo xong ấn phím F10, vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo Chi phí dich vụ mua ngoài Là các khoản chi phí về lao vụ, dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động chung ở phân xưởng. Hàng tháng căn cứ vào các hoá đơn thanh toán tiền điện nước, điện thoại … kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất ở từng phân xưởng cho từng đơn hàng theo tiêu thưc phân bổ là CP nguyên vật liệu trực tiếp Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài cần được phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí dịch vụ Tổng chi phí nguyên mua ngoài = Hệ số phân bổ x vật liệu trực tiếp của từng phân xưởng ở từng phân xưởng Chi phí dịch vụ Tổng chi phí nguyên mua ngoài = Hệ số phân bổ x vật liệu trực tiếp của từng đơn hàng ở từng đơn hàng Tại xưởng Chặt: 7.032.548 -Đơn hàng suede-court: (7.032.584/1.093.580.200)*491.106.266 = 3.158.200 -Đơn hàng canvart-cout: (7.032.584/1.093.580.200)*337.398.738 = 2.169740 Taị xưởng May: 1.528.760 -Đơn hàng suede-court: (1.528.760/1.093.580.200)* 491.106.266 = 686.537 -Đơn hàng canvart-cout: (1.528.760/1.093.580.200)* 337.398.738 = 471.663 Tại xưởng Gò: 3.583.620 -Đơn hàng suede-court: (3.583.620/1.093.580.200)* 491.106.266 = 1.609.336 -Đơn hàng canvart-cout: (3.583.620/1.093.580.200)* 337.398.738 = 1.105.642 Tại xưởng Cao Su: 2.580.630 -Đơn hàng suede-court: (2.580.630/1.093.580.200)* 491.106.266 = 1.158.912 -Đơn hàng canvart-cout: (2.580.630/1.093.580.200)* 337.398.738 = 796.193 Sau khi tính được chi phí dịch vụ mua ngoài, của từng phân xưởng dùng để sản xuất đơn hàng, kế toán tiến hành nhập liệu để phân bổ các khoản chi phí này, kế toán viên khai báo theo trình tự sau: Từ màn hình nhập liệu của phần mềm CADS 2005 chọn mục “ Chứng từ kế toán khác” sau đó khai báo. -Mã CT: 1.PKKV_Phiếu kế toán khác VNĐ -Số CT : 62754 Ngày CT: 31/12/2004 Diễn giải: Phân bổ chi phí công cụ dụng cụ xí nghiệp Gò Đơn hàng suede-court TK N TK C Công trình sản phẩm Mã ĐT Số tiền 62754 111 60483 0204.01 1609336 Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí công cụ dụng cụ cho các đơn hàng, tại các phân xưởng còn lại sau khi báo cáo xong ấn phím F10, vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo. Chi phí bằng tiền khác : Chi phí bằng tiền khác tại công ty là các khoản chi tại xưởng như chi tiếp khách liên hoan …Trong tháng 12 năm2005 khoản chi này tại các xưởng là Trong đó: Xưởng Chặt: 1.852.420 -Đơn hàng suede-court: (1.852.420/1.093.580.200)* 491.106.266 = 831.886 -Đơn hàng canvart-cout: (1.852.420/1.093.580.200)* 337.398.738 = 571.521 Xưởng May: 2.582.430: -Đơn hàng suede-court: (2.582.430/1.093.580.200)* 491.106.266 = 1.159.720 -Đơn hàng canvart-cout: (2.582.430/1.093.580.200)* 337.398.738 = 796.748 Xưởng Gò: 1.970.564: -Đơn hàng suede-court: (1.970.564/1.093.580.200)* 491.106.266 = 884.943 -Đơn hàng canvart-cout: (1.970.564/1.093.580.200)* 337.398.738 = 607.970 Xưởng Cao Su: 2.054.780 -Đơn hàng suede-court: (2.054.780/1.093.580.200)* 491.106.266 = 922.762 -Đơn hàng canvart-cout: (2.054.780/1.093.580.200)* 337.398.738 = 633.954 Sau khi tính toán được chi phí bằng tiền khác tính cho từng phân xưởng , chi tiết cho từng đơn hàng, kế toán tiến hành nhập liệu để phân bố cho các khoản chi phí này trình tự như sau Từ màn hình nhập liệu CADS 2005 kích đúp chuột vào biểu tượng “ chứng từ kế toán khác để mở màn hình nhập liệu” - Mã CT: 1.PKKV_Phiếu kế toán khác VNĐ - Số CT : 62784 Ngày CT: 31/12/2005 -Diễn giải: Phân bổ chi phí bằng tiền khác xưởng Gò - Đơn hàng suede-court TK Nợ TK Có Công trình sản phẩm Mã ĐT Số tiền 62784 111 60483 020401 884943 Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí bằng tiền khác cho các đơn hàng, tại các phân xưởng còn lại sau khi báo cáo xong ấn phím F10, vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo. Để xem tình hình chi phí sản xuất cuối tháng xem sổ cái Tk 627 kế toán viên vào mục báo cáo chọn “ Báo cáo nhật kí chứng từ “ sau đó mục “ sổ cái” cửa sổ khai báo thông tin về sổ cái cần xem về Sổ cái TK 627 . sau đó kích chuột vào nút “ chấp nhận” màn hình hiện ra sổ cái TK 672. Sổ cái tk 627 Năm 2004 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các Tk, đối ứng Nợ TK 627 tháng 1 tháng …. tháng 12 NKCT số 1 8.546.231 NKCT số 2 24.156.225 NKCT số 7(153) 8.254.653 NKCT số(214) 54.156.231 NKCT số(334) 22.456.232 NKCT số(338) 4.266.684 NKCT số 10 6.532.212 Cộng số phát sinh Nợ 128.368.468 Công số phát sinh Có 128.368.468 Số dư cuối tháng Nợ Có 2.2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất kminh doanh cuối kỳ. Để tập hựop chi phí sản xuất cuối kỳ, kế toán sử dụng tài khảon 154, trong đó chi tiết cho từng phân xưởng. -Tk 1541- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang xưởng Cao su. -Tk 1542- chi phí sản xúat kinh doanh dở dang xưởng Chặt. -Tk 1543- chi phí sản xúat kinh doanh dở dang xưởng May. -Tk 1544- chi phí sản xúat kinh doanh dở dang xưởng Gò. Để thực hiện công tác kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ, phần mềm kế toán dã xây dựng menu kết chuyển “ Tổng hợp”\ “ Các bút toán, phân bổ kết chuyển”\ “ Các bút toán kết chuyển”. Trên giao diện hình nền phần hành kế toán CADS 2005, kế toán viên chọn danh mục” Tổng hợp” sau đó chọn tiếp “ Các bút toán phân bổ, kết chuyển” tiếp tục chọn “ Các bút toán kết chuyển”, khi đó màn hình nhập liệu sẽ hiện lên. Kế toán viên đánh dấu các bút toán kết chuyển bằng cách ấn tổ hợp phím “ ctrl+ pgup”. Các bút toán sau khi được đánh dấu sẽ có màu sẫm. Sau đó kế toán ấn tổ hợp phím “ ctrl+ F6” để thực hiện kết chuyển tự động. Lúc này chương trình sẽ tự động kết chuyển các tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154. Đồng thời lúc này chương trình cũng sẽ tự động thực hiện kết chuyển các tài khảon với các đơn hàng tương ứng. Cuối tháng để xem bảng kê số 4, kế toán vào mục “ Báo cáo” sau đó chọn mục “ Báo cáo nhật ký chứng từ” sau đó chọn “ Bảng kê số 4”. 2.2.3 Công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty Da Giầy Hà Nội: 2.2.3.1 công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Với đặc điểm là sản xuất theo từng đơn đặt hàng . Công tác xác định giá thành là các sản phẩm hoàn thành của các đơng hàng đã hoàn thành, còn các đơn hàng chưâ hoàn thành trong kỳ được xem như đang làm dở. Công ty đánh giá chi phí làm giở bằng cách cộng tất cả các khoản chi phí phát sinh cho đến thời điểm cuối kỳ có liên quan đến đơn hàng đó. Ví dụ trong tháng 12/2004 có đơn hàng chưa hoàn thành, phải tiếp tục sản xuất trong thàng tiếp theo: Đơn hàng Giầy Da BHLĐ với số lương là 6.274 đôi trong tháng 12 mới chỉ hoàn thành 4230 đôi. Các khoản chi phí tập hợp được cho đơn hàng tron thán 12 như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 462.913080 (đồng) - Chi phí nhân công trực tiếp : 72.954.600(đồng) - Chi phí sản xuất chung : 81.254.630(đồng) Tổng chi phí cho đơn hàng Giầy Da BHLĐ trong tháng 12 là: 462.913.080 + 72.954.600 + 81.254.630 = 617.122.310(đồng) 2.2.3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Công ty Da Giầy Hà Nội sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, từng sản phẩm đã hoàn chỉnh, đối tượng tính gía thành là từng đơn hàng và từng sản phẩm đã hoàn chỉnh. Như vậy đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí phù hợp nhau, kế toán đã sử dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành cho từng đơn đặt hàng đã hoàn thành và giá thành đơn vị cho từng sản phẩm đã hoàn thành bằng cách tổng hợp tất cả các khoản mục chi phí phát sinh theo từng khoản mục. Mỗi đơn hàng sau khi có lệnh sản xuất, phòng kế toán mở ngay một “bảng tính giá thành sản phẩm”, để theo giõi các khoản chi phí phát sinh theo từng khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp kết chuyển thẳng sang “ bảng tính giá thành sản phẩm”. Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho tất cả các đơn hàng được sản xuất trong kỳ, sau đó phân bổ cho các đơn hàng theo tiêu thức ”chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, tiếp mới chuyển sang “ bảng tính giá thành sản phẩm”. Cuối tháng để xem tình hình về tổng giá thành và giá thành đơn vị cho mỗi đơn hàng, kế toán vào mục “ Báo Cáo chi phí, giá thành” để xem các bảng tính giá thành. Từ giao diện nền của phần mềm kế toán CADS kế toán vào mục “Báo Cáo” sau đó chon mục “Báo cáo chi phí, giá thành” sau đó chọn tiếp “Bảng tính giá thành sản phẩm”. Khi đó màn hình khai báo thông tin sẽ xuất hiện để kế toán khai bao thông tin của “bảng tính giá thành sản phẩm” cần tìm kiếm. Ví dụ: Để mở “Bảng tính giá thành sản phẩm” của đơn hàng Suede- Court, kết toán khai báo các thông tin: + Từ ngày : 1/12/2004 + Đến ngày: 31/12/2004 + Mã công rtình sản phẩm: 60483 Sau đó ấn nút chấp nhận, trên màn hình sẽ xuất hiện “ Bảng tính gía thành sản phẩm” cần tìm: Bảng tính giá thành công trình sản phẩm Doanh nghiệp: Công ty Da giầy Hà Nội Ngày bắt đầu SX: 04/12/2004 Khách hàng : FSC Kangaroos – norway Ngày hoàn thành: 28/12/2004 Sản phẩm : Giầy suede- court Số lượng : 5847 đôi Mã công trình, sản phẩm: 60483 Tháng Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiêp Chi phí sản xuất chung Cộng Tháng 12 491.106.266 27.762.140 47.937.691 566.806.097 Tổng giá thành 491.106.266 27.762.140 47.937.691 566.806.097 Giá thành đơn vị 83.992 4.748 9.198 96.938 Vậy tổng gía thành của dơn hàng Suede- court là : 566.806.097( đồng) Giá thành đơn vị của mỗi đôi giầy suede- court là : 96.938( đồng) Cũng tương tự như thế ta có thể mở được “Bảng tính giá thành công trình, sản phẩm” của đơn hàng Canvart- Cout bằng cách khai báo các thông tin như sau: Từ ngày: 1/11/2004 đến ngày: 31/ 12/2004. Mã công trình, sản phẩm: 20104 Sau đó ấn vào nút “ chấp nhận”, bảng tính giá thành sản phẩm của đơn hàng Canvart- Cout sẽ hiện ra. Bảng tính giá thành công trình sản phẩm Doanh nghiệp : Công ty Da giầy Hà Nội Ngày bắt đầu SX: 18/11/2004 Khách hàng : Footech Ngày hoàn thành: 20/12/2004 Sản phẩm : Giầy canvart - cout Số lượng : 13560 đôi Mã công trình, sản phẩm: 20104 Tháng Ngyuên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng Tháng 11 173.584.400 27.654.302 17.832.400 219.071.102 tháng 12 337.398.378 51.617.494 44.841.426 433.857.298 Tổng giá thành 510.982.778 79.271.796 62.673.826 652.928.400 Giá thành đơn vị 37.638 5.846 4.622 48.107 Vậy tổng giá thành của đơn hàng Canvart – Cout là : 652.928.400(đồng) Giá thành đơn vị của sản phẩm giầy canvart- cout là : 48.107(đồng) Như vậy phương pháp tính giá thành tại công ty Da Giầy Hà Nội là phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Khi bắt đầu có lệnh sản xuất cho một đơn đặt hàng đưâ xuống cho phòng Tài Chính – Kế Toán, thì phòng này mở ngay một “ bảng tính giá thành sản phẩm” để theo giõi các khoản chi phí thực tế phát sinh cho đơn hàng cho tới khi đơn hàng được hoàn thành và giao cho khách hàng. Giá thành được tính khi đơn hàng đó hoàn thành. Khi đó biết được tổng giá thành của đơn hàng cũng như giá thành đơn vị của sản phẩm giầy trong đơn hàng. Việc tính giá thành theo phuơng pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng phù hợp với điều kiện hiện nay tại công ty Da Giầy Hà Nội Chương III những phương hướng biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm ở công ty da GIầy hà nội 3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán ở công ty Da Giầy Hà Nội. Là công ty ra đời sớm và trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển đến nay công ty Da Giầy Hà Nội đã thực sự lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng. Từ chỗ cơ sở vật chất ban đầu còn nghèo nàn lạc hậu sản phẩm chất lượng không cao. Đến nay công ty luôn tìm tòi phấn đấu để tìm mọi cách để đi lên từng bước khẳng định chỗ đứng cuả mình trên thị trường nội điạ cũng như thế giới. Hiện nay sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, cùng với chính sách thúc tiến tiêu thụ hợp lý, tạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước cũng như thế giới. Sự thành công của công ty trong thời gian vừa qua cho thấy sự năng động sáng tạo, nhạy bén trong việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sản xuất. Bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ, khoa học và hiệu quả. Cụ thể tại phòng tài chính kế toán, các thành viên là những cán bộ trẻ, có năng lực, trách nhiệm nhiệt tình luôn hoàn thành công việc. Trong quá trình công tác họ luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ nghiệp vụ. Việc áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán giúp gọn nhẹ hoá quá trình xử lý chứng từ, vào sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị… mà trước đậy đó là khối lượng công việc lớn, là gánh nặng cho nhân viên kế toán. Hệ thống sổ sách báo cáo được thiết kế một cách thuận tiện, giúp cho việc kế toán hàng ngày cũng như công tác kiểm tra diễn ra thuận lợi. Như vậy bộ máy kế toán tại công ty Da Giầy Hà Nội nhìn chung khá hoàn chỉnh, có sự phân công côn việc hợp lý, tổ chức kế toán khoa học, hiệu quả tương đối cao. 3.2 Nhận xét về công tác kế toán chi phí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội. Qua thời gian thực tập ở công ty với kiến thức của bản thân, những kiến thức thu nhận được ở trường và quá trình thực tế tìm hiểu tại công ty em có một vài nhận xét về công tác tập hợp chi phí sản xuát và tính gía thành sản phẩm tại công ty Da Giầy Hà Nội như sau: * ưu điểm Xác định đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của công ty. Với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp trải qua nhiều giai đoạn, khách hàng chủ yếu là khách hàng nước ngoài đặt hàng với khối lượng lớn. Do đó việc xác định đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thnàh đã giúp cho việc tính giá thành diễn ra nhanh chóng, chính xác, kịp thời hiệu quả. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất mà công ty áp dụng là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng đơn hàng, còn khoản mục chi phí sản xuất chung thì được tập hợp chung cho toàn công ty sau đó phân bổ cho các đơn hàng. Việc sử dụng hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuát như vậy đã giúp cho việc tập hợp chi phí của công ty được nhanh chóng chính xác và linh hoạt. Đối với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: kế toán đã thực hiện đầy đủ quy trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu. Việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo hạn mức nên rất chặt chẽ, tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chi phí. Khi có lệnh sản xúât, căn cứ vào hạn mức vật tư do phòng xuất nhập khẩu lập ra, thủ kho mới đề nghị xuất kho theo yêu cầu thực tế. Vì vậy sẽ không có trường hợp xuất thừa nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh được tình trạng lãng phí. Trong trường hợp thiếu nguyên vật liệu thì bộ phận sản xuất bị thiếu đó sẽ tiến hành lập phiếu cấp bổ sung. Như vậy quá trình xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất diễn ra chặt chẽ, tạo điều kiện cho việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đối với khoản chi phí nhân công trực tiếp. Hiện nay tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo lương sản phẩm. Như vậy tiền lương của công nhân sản xuất phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà họ làm ra, sản phẩm đó phải đảm bảo đúng quy định về chất lượng và quy cách phẩm chất, hay nói cách khác tiền lương công nhân sản xuất nhận được phụ thuộc vào năng lực sản xuất lao động cuả mỗi công nhân. Điều này đã làm cho năng suất lao động của công ty được nâng cao, khuyến khích tinh thần, tạo cho họ động lực nâng cao năng suất lao động. Mặt khác việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp của công ty được tập hợp theo từng đơn hàng, từng phân xưởng. Việc tập hợp như vậy giúp cho việc quản lý chi phí nhân công trực tiếp nói riêng và công trác quản lý chỉ tiêu giá thành nói chung đạt hiệu quả cao. Về khoản mục chi phí sản xuất chung. Hiện nay ở công ty chi phí sản xuất chung ngoài khoản chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng có thể tập hợp trực tiếp cho từng đơn hàng, còn lại đều tập hợp cho toàn doanh nghiệp sau đó mới phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong công nghiệp sản xuất giầy có đặc thù là chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70- 75% trong giá thành sản phẩm. Do đó việc chọn tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để phân bổ chi phí sản xuất chung là tương đối hợp lý. Nó giúp cho việc phân bổ được dơn giản và thuận tiện. *Nhược điểm. Trong hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, hiện nay công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng trong kỳ khi mà các khoản chi phí này phát sinh sẽ làm cho giá thành phải gánh chịu thêm một khoản chi phí lớn, có thể làm cho giá thành tăng lên một cách đột biến. Việc giá thành không ổn định có sự biến động giữa các kỳ sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của công tác tính giá thành. Trong hạch toán chi phí sản xuất chung: hiện nay công ty không trích trước chi phí sửa chưã lớn TSCĐ. Cũng như việc không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, điều này ảnh hưởng không tốt đến hạch toán giá thành sản phẩm. 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính Giá thành sản phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội. Việc thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty hiện nay nhìn chung là phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm nói riêng vẫn còn những điểm chưa phù hợp. Vì vậy em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhằm hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau: ý kiến một: Kiến nghị về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Chi phí trích trước là những khoản chi phí mà thực tế chưa phát sinh, nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất trong kỳ để tính giá thành sản phẩm. Việc trích trước như thế đảm bảo cho chi phí chi phí thực tế phát sinh không gây biến động lớn, ảnh hưởng tới chỉ tiêu giá thành sản phẩm.Đây là khoản chi phí đã có trong kế hoạch. Tại công ty Da GiầyHà Nội, khoản chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất không được trích trước. Với một số lượng công nhân sản xuất như hiện nay thì việc nghỉ phép là không thể trách khỏi và có thể với số lượng lớn, hơn nữa công nhân nghỉ phép giữA các kỳ không đều. Nếu như công ty thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thì khi khoản chi phí này thực tế phát sinh thì không có sự biến động lớn nào lớn của chỉ tiêu giá thành. Ngược lại nếu không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thì khi chi phí này thực tế phát sinh chắc chắn sẽ làm cho giá thành đội lên. Như vậy hàng kỳ công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Để phản ánh khoản chi phí trích trước- hay chi phí phải trả. Công ty sử dụng tài khoản 335- chi phí phải trả. Ví dụ trong tháng12/2004 công ty có thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, tỷ lệ trích trước là 4% tính trên tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp. +Tiền lương của công nhân sản xuất phân xưởng cao su là 18936240. -trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất xưởng Cao su là . 4%x 18936240 = 757450. Trong đó: -Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng suede- court. 4%x 3742080 = 149683 -Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng canvart – cout 4% x 7499376 = 299975 +Tiền lương của công nhân sản xuất phân xưởng Chặt là 9754630 trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất xưởng chặt là 4% x 9754630 = 390185 Trong đó: -Ttrích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng suede- court. 4% x 1064154 = 42566 -Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng canvart – cout 4% x 3601395 = 144055 +Tiền lương của công nhân sản xuất phân xưởng may 14564243 trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất xưởng maylà 4% x 14564243 = 582569 Trong đó: -Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng suede- court. 4% x 7121646 = 284865 -Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng canvart – cout 4% x 13748856 = 549954 +Tiền lương của công nhân sản xuất phân xưởng gò là 32246780 -trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất xưởng gò là 4% x 32246780 = 1289871 -Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng suede- court. 4% x 11401650 = 456066 -Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất đơn hàng canvart – cout 4% x 18526419 = 741056 Kế toán hạch toán khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất như sau: Nợ TK 622 : 3020075 Có TK 335: 3020075 ý kiến 2: kiến nghị về việc xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng. Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các yêu cầu về chất lượng, màu sắc, kích cỡ, các thông số kỹ thuật…Trong quá trình sản xuất việc xuất hiện các sản phẩm hỏng là do nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Có thể do ý thức trách nhiệm của công nhân sản xuất không cao, hay do trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bị sản xuất. Việc tạo ra các sản phẩm hỏng là yếu tố tất yếu không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên sản phẩm hỏng là thiệt hại không đáng có cần phải có biện pháp để hạn chế tới mức tối thiểu thiệt hại đó, từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất. Hiện nay tại công ty Da Giầy Hà Nội tỷ lệ thiệt hại về sản phẩm hỏng là 1%. Sản phẩm tại công ty chủ yếu xuất hiện ở công đoạn chặt và may. Mọi chi phí phát sinh do sản phẩm kế toán không theo dõi riêng mà để toàn bộ chi phí sản xuất của sản phẩm hỏng tính vào giá thành sản phẩm. Điều này thực sự là chưa phù hợp vì chưa gắn được trách nhiệm cho người gây ra thiệt hại đó. Tỷ lệ thiệt hại là 1% đều tính hết cho giá thành sản phẩm hoàn thành là khá cao do đó đẩy giá thành lên gây bất lợi cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm. Để quản lý tốt chi phí sản phẩm hỏng, công ty cần phải tổ chức hạch toán, theo dõi khỏan chi phí này, từ đó có thể gắn được trách nhiệm bồi thường. Việc này sẽ tăng được tinh thần trách nhiệm, ý thức của công nhân sản xuất. Công ty hiện nay trả lương cho công nhân sản xuất là biện pháp tốt để tăng chất lượng sản xuất. Khi đã hạch toán được khoản chi phí sản phẩm hỏng sẽ làm cho chỉ tiêu giá thành sản phẩm được phản ánh một cách có hiệu quả hơn. Nếu trách nhiệm thuộc về công nhân sản xuất thì sau khi trừ đi phần phế liệu thu hồi có thể khấu trừ vào lương của công nhân sản xuất, hay tính vào chi phí bất thường….Nếu làm được điều đó thì sẽ làm giảm bớt được gánh nặng mà giá thành đang phải gánh chịu, vừa làm tăng trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế. Chi phí sản phẩm hỏng trước đây được hạch toán vào chi phí khác ( Tk 811). Nhưng hiện nay theo chuẩn mực kế toán (số 02- hàng tồn kho) thì chi phí sản phẩm hỏng được hạch toán vào gái vốn hàng bán( tk 632). ý kiến 3: Kiến nghị về khoản mục chi phí sản xuất chung. Hiện nay tại công ty Da Giầy Hà Nội trong các mục chi phí của chi phí sản xuất chung thì chỉ có chi phí nhân viên quản lý phân xưởng là được tập hợp trực tiếp cho các đơn hàng còn các mục chi phí khác như: chi phí công cụ dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền thì được tập hợp cho toàn doanh nghiệp sau đó phân bổ cho các đơn hàng theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc không trực tiếp tập hợp cho các đối tượng chịu chi phí của các khoản mục chi phí này làm giảm mức độ chính xác cuả chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Do vậy một vấn đề đặt ra là cần phải hạn chế tới mức thấp nhất việc gián tiếp phân bổ chi phí sản xuất mà cần phát huy việc tập hợp trực tiếp các khoản chi phí cho các đơn hàng. Hơn nữa lựa chọn tiêu thức để phân bổ chi phía sản xuất chung là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực chất là không chính xác trong trường hợp nguyên vật liệu là do khách hàng cung cấp cho doanh nghiệp. Vậy có thể sử dụng khoản mục chi phí nhân công trực tiếp làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đơn hàng. Ví dụ: Trong tháng 12/ 2004, công ty thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung(khoản mục chi phí công cụ dụng cụ) cho các đơn hàng theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp: -Tại phân xưởng Chặt: Chi phí công cụ dụng cụ tập hợp được là 3.758.200 -Đơn hàng suede-court (3.758.200/79.379.634)*27.762.140 =1.314.388 -Đơn hàng canvart- cout (3.758.200/79.379.634)*51.617.494 = 2.443.812 -Tại phân xưởng May: Chi phí công cụ dụng cụ tập hợp được là 1.202.450 -Đơn hàng suede-court ( 1.202.450/79.379.634)* 27.762.140 =420.543 -Đơn hàng canvart- cout (1.202.450/79.379.634)* 51.617.494 = 781.907 -Tại phân xưởng Cao su: Chi phí công cụ dụng cụ tập hợp được là 820.560 -Đơn hàng suede-court: (820.560/79.379.634)* 27.762.140 = 286.982 -Đơn hàng canvart- cout (820.560/79.379.634) * 51.617.494 = 533.578 -Tại phân xưởng Gò: Chi phí công cụ dụng cụ tập hợp được là 1.158.600 -Đơn hàng suede-court: (1.158.600/79.379.634)* 27.762.140 =405.207 -Đơn hàng canvart- cout ( 1.158.600/79.379.634)* 51.617.494 = 753.393 ý kiến 4: kiến nghị về phương pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Công ty phải thực hiện tiết kiệm các khoản mục chi phí. Hiện nay về cơ cấu chi phí sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Do vậy để tiết kiệm chi phí trước hết công ty cần phải quản lý tốt khoản mục chi phí này, công ty cần theo dõi giữa việc xuất nguyên vật liệu với quá trình sản xuất tại các phân xưởng để từ đó phát hiện được những phân xưởng sử dụng vượt quá hạn mức quy định. Mặt khác công ty cần có các chính sách khuyến khích các cá nhân phân xưởng có sáng kiến, phương pháp sử dụng có tiết kiệm và có hiệu quả chi phí nguyên cật liệu. Để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu công ty cũng phải quan tâm tới chi phí thu mua nguyên vật liệu,công ty cần phải tiến hành thăm dò thị trường để tìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu vừa đảm bảo được chất lượng, giá cả ổn định hợp lý, vừa thuận lợi trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó công ty cần phải tính toán lượng dự trữ nguyên vật liệu tránh tình trạng dự trữ quá nhiều làm ứ đọng vốn tăng chi phí, nhưng cũng phải đảm bảo lượng dự trữ không thiếu để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục.Ngoài ra công ty còn phải chú trọng công tác thu hồi phế liệu, hiện nay phế liệu tại công ty bao gồm vải vụn tại phân xưởng chặt, các loại bao bì đụng nguyên vật liệu.. số phế liệu này hiện nay tương đối lớn nhưng vẫn chưa được tận dụng hết, gây lãng phí nguyên vật liệu. Để tăng năng suất lao dộng góp phần hạ giá thành sản phẩm công ty cần có các biện pháp nhằm khuyến khích tinh thần lao động của công nhân sản xuất, bằng cách tăng đơn giá tiền lương hiện nay của công nhân sản xuất lên, đồng thời chú trọng các khoản phụ cấp, khen thưởng thích hợp.... Điều này không những làm cho khối lượng sản phẩm làm ra tăng mà còn góp phần làm giảm sản phẩm hỏng tăng tỷ lệ thành phẩm, vì thế sẽ làm giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra công ty cũng cần phải chú trọng đổi mới trang thiết bị sản xuất đẩy năng suất lao động lên, từ đó giảm được chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. ý kiến5: kiến nghị về hình thức kế toán. Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán CADS 2005 và sử dụng hình thức sổ kế tóan là Nhật ký chứng từ (NKCT). Việc sử dụng hình thức sổ kế toán NKCT trong điều kiện áp dụng kế toán máy là không khoa học vì với phần mềm kế toán thì sau khi tiến hành nhập dữ liệu các số liệu sẽ tự động chuyển vào các sổ và các báo cáo kế toán, do vậy các NKCT không phát huy hết được hiệu quả. Mặt khác phần mềm kế toán không in ra các sổ theo mẫu của hình thức NKCT mà theo mẫu của hình thức Nhật ký chung, vì thế cuối kỳ kế toán viên phải căn cứ vào các NKCT lập các sổ cái theo hình thức NKCT. Đây là những hạn chế nếu áp dụng hình thức NKCT trong điều kiện sử dụng kế toán máy. Ví dụ: Sổ cái Tk 621 mà phần hành kế toán CADS 2005 in ra có mẫu như sau: sổ cái tk Tk 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( từ ngày 1/12/2004 đến ngày 31/12/2004) Trích yếu TK đối ứng Số tiền N C Dư đầu Tổng số phát sinh Dư cuối -Nguyên vật liệu chính-vải da -Nguyên vật liệu chính- hoá chất -Nguyên vật liệu phụ- kho cao -Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang xưởng Chặt -Chi phí sản xuất kinh doanh xưởng May -Chi phí sản xuât kinh doanh dở dang xưởng Gò -Chi phí sản xuất kinh doanh xưởng Cao su 1.093.580.200 559.704.188 223.567.246 310.308.766 567.412.241 81.452.235 72.456.235 372.259.489 Sau đó kế toán lập lại sổ cái Tk 621 theo mẫu sau: Sổ cái tk 621 Năm 2004 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các Tk, đối ứng Nợ TK 621 tháng 1 tháng …. tháng 12 NKCT số 7(152) 1.093.580.200 Cộng số phát sinh Nợ 1.093.580.200 Công số phát sinh Có 1.093.580.200 số dư cuối tháng Nợ Có Vì vậy để giảm bớt khối lượng công việc và sử dụng dễ dàng hơn thì công ty nên đề nghị với công ty thiết kế phần mềm kế toán để chuyển hình thức kế toán từ NKCT sang hình thức Nhật ký chung hoặc hình thức Chứng từ ghi sổ. Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34049.doc