Tóm tắt Luận văn - Tác động của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới đối với thiên nhiên Việt Nam

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -----š›&š›----- BÀI TIỂU LUẬN “TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI ĐỐI VỚI THIÊN NHIÊN VIỆT NAM ” Giảng viên HD: TS. Phạm Hương Giang Người thực hiện: Linh Thuỳ Dung Lớp: Cao học K26 - Bộ môn LL&PP Dạy học Địa lí Tháng 11 năm 2018 MỤC LỤC Trang Mở đầu Nội dung 1. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới 1.1. Quy luật địa đới 1 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Biểu hiện của tính địa đới 1.2. Quy luật phi địa đới 4 1.1.1. Khá

doc17 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận văn - Tác động của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới đối với thiên nhiên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i niệm 1.2.2. Biểu hiện của tính địa đới 2. Tác động của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới đối với thiên nhiên Việt Nam 2.1. Tác động của quy luật địa đới đối với thiên nhiên Việt Nam 6 2.1.1. Thiên nhiên mang đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm 2.1.2. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam 2.2. Tác động của quy luật phi địa đới với thiên nhiên Việt Nam 9 2.2.1. Tác động của quy luật địa ô với thiên nhiên Việt Nam 2.2.2. Tác động của quy luật đai cao với thiên nhiên Việt Nam Kết luận MỞ ĐẦU Trái đất luôn bị chi phối, tác động bởi hai nguồn năng lượng chính là nguồn năng lượng từ Mặt trời và nguồn năng lượng bên trong Trái đất. Thêm vào đó là sự chuyển động quanh Mặt trời theo một quỹ đạo trên mặt phẳng hoàng đạo, cộng với hình dạng hình cầu và sự vận động tự quay quanh trục đã tạo nên những sự chi phối các nguồn bức xạ nhiệt trên bề mặt Trái đất không đồng điều ở những vĩ độ khác nhau cũng nh ư những vùng có địa hình khác nhau. Kết quả trên bề mặt Trái đất hình thành nên các quy luật địa lý quan trọng chi phối sự h ình thành lớp vỏ địa lý đó là quy luật địa đới và các quy luật phi địa đới. Quy luật địa đới là quy luật được hình thành do năng lượng Mặt trời và những đặc điểm về hình dạng bên ngoài, cùng với sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất sinh ra. Các quy luật phi địa đới như: địa ô, đai cao, địa chất – địa mạo những quy luật này được hình thành do những đặc trưng của lớp vỏ địa lý. Tuy nhiên ở mọi lúc, mọi nơi các quy luật này đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động lẫn nhau tạo nên những hình thái địa hình cảnh quan và lớp phủ thực vật trên bề mặt Trái đất. Thiên nhiên Việt Nam là một bộ phận của lớp vỏ địa lí vì thế cũng đồng thời chịu sự tác động của hai quy luật này. Bên cạnh những đặc điểm tự nhiên mang tính chất địa đới thì dưới tác động của các yếu tố phi địa đới như gió mùa, địa hình, thiên nhiên nước ta cũng hình thành nên những nét độc đáo riêng biệt, tạo nên sự đa dạng và phong phú của tự nhiên. NỘI DUNG 1. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI 1. 1. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI 1.1.1. Khái niệm Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo tới hai cực). Nguyên nhân căn bản của tính địa đới là dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời. Dạng hình cầu của Trái đất làm cho góc chiếu cuat tia sáng Mặt Trời tới bề mặt đất thay đổi từ Xích đạo về hai cực, vì vậy lượng bức xạ mặt trời mà mặt đất nhận được cũng có sự thay đổi theo. Bức xạ Mặt Trời là nguồn gốc và là động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Vì thế, sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời đã gây ra tính địa đới của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất. 1.1.2. Biểu hiện của tính địa đới Do sự phân bố có tính chất địa đới của năng lượng tia sáng mặt trời trên Trái Đất, các yếu tố sau đây mang tính địa đới: nhiệt độ của không khí, của nước, đất, sự bố hơi và lượng mây, lượng mưa, hình thế khí áp và các hệ thống gió, tính chất của các khối khí, khí hậu, đặc tính của mạng lưới thủy văn, đặc điểm của quá trình địa hóa học, các quá trình phong hóa hình thành thổ nhưỡng, các kiểu thảm thực vật và động vật, các dạng địa hình khoét mòn, cuối cùng là đá trầm tích, các địa cảnh liên hệ với nhau trong hệ thống cảnh quan. *Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất Từ Bắc cực đến Nam cực có 7 vòng đai nhiệt: - Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt +200C của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 300B đến 300N). - Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +200C và đường đẳng nhiệt +100C của tháng nóng nhất. - Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +100C và đường đẳng nhiệt 00C của tháng nóng nhất. - Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 00C. *Mưa và quá trình bốc hơi Sự phân đới của mưa và sự bốc hơi biểu hiện một cách tổng quát như sau: - Đới xích đạo và nhiệt đới ẩm ướt phân bố vào khoảng giữa 200B – 200N; đới hoang mạc ở khoảng 200 – 400 Bắc và Nam, có lượng mưa nhỏ, rất khô khan; đới ẩm ướt ôn đới thuộc vĩ độ trung bình 400 – 600 Bắc và Nam; các miền lạnh có lượng mưa nhỏ hơn 250mm từ 600 Bắc và Nam trở về cực. *Sự phân bố các đai áp và các đới gió trên Trái Đất Hình 1. Các đai khí áp và gió trên Trái Đất (Nguồn: SGK Địa lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) - Trên Trái Đất có 7 đai khí áp: Đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao cực đới. - Có tất cả 6 đới gió, trên mồi bán cầu từ xích đạo về cực có: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực. *Sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất Khí hậu được hình thành bởi bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và mặt đệm. Song, các nhân tố này đều thể hiện rõ quy luật địa đới, vì thế đã tạo ra các đới khí hậu. Mỗi bán cầu, có các đới khí hậu lần lượt từ xích đạo về cực là: đới khí hậu xích đạo, đới khí hậu cận xích đạo, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận cực, đới khí hậu cực. Hình 2. Các đới khí hậu trên Trái Đất (Nguồn: SGK Địa lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) *Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính trên Trái Đất - Từ xích đạo về cực có các kiểu thảm thực vật sau: xích đạo; rừng nhiệt đới; xa van và cây bụi; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; hoang mạc, bán hoang mạc; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; rừng cận nhiệt ẩm; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng lá kim; đài nguyên; hoang mạc lạnh. - Từ xích đạo về cực có các kiểu thảm thực vật sau: đất đỏ vàng (feralit), đất đen nhiệt đới; đất đỏ, nâu đỏ xa van; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất pôtdôn; đất đài nguyên; băng tuyết. 1.2. QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI 1.2.1. Khái niệm Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan. Nguyên nhân : Do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất đã gây nên các vận động kiến tạo, đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và các địa hình núi cao. 1.2.2. Biểu hiện của tính phi địa đới *Quy luật đai cao: Có sự biến đổi của các thành phần và cảnh quan tự nhiên theo chiều cao để hình thành nên các vành đai theo độ cao. - Nguyên nhân: Sự thay đổi tình trạng cân bằng nhiệt theo độ cao là nguyên nhân của tính vòng đai theo độ cao. Cường độ bức xạ Mặt Trời tăng lên mạnh mẽ theo độ cao, bởi vì bề dày và mật độ của quyển khí giảm đi, hơn nữa hàm lượng hơi nước và bụi trong đó cũng giảm xuống một cách đột ngột. Nhưng mặt khác sự tỏa ra của bức xạ sóng dài lại tăng lên nhanh hơn, làm cân bằng bức xạ bị giảm đi một cách nhanh chóng và nhiệt độ bị hạ thấp. Građien nhiệt độ theo chiều thẳng đứng vượt građien nhiệt độ theo độ vĩ gấp hàng trăm lần, vì thế trên một khoảng cách vài km theo chiều thẳng đứng có thể thấy sự thay đổi của các hiện tượng địa lí tự nhiên diễn ra nhanh hơn so với cùng một khoảng cách theo chiều ngang từ chí tuyến đến cực. - Biểu hiện: + Những thay đổi về mức làm ẩm theo độ cao không trùng với những thay đổi theo độ vĩ. Ở các miền núi tình hình phân bố mưa được đặc trưng bằng một bức tranh cực kì loang lổ, bằng những tương phản lớn giữa các sườn đón gió ẩm ướt và các sườn khuất gió khô hạn, cũng như giữa các lòng chảo kín. + Các vòng đai theo độ cao có sự thay thế nhau, nhưng “phổ” của chúng hoàn toàn không lặp lại tính liên tục của các đới theo độ vĩ. VD: Ở nhiều miền núi không có vòng đai rừng, cũng như vòng đai đài nguyên. + Đặc điểm quan trọng của tính vòng đai theo độ cao là tính rất nhiều vẻ về các kiểu của nó. Có thể nói mỗi đới theo độ vĩ vốn có một dãy vòng đai riêng được đặc trưng bằng số lượng vòng đai, tính liên tục, ranh giới độ cao cũng như một số đặc điểm khác. Ở gần xích đạo, số lượng vòng đai có thể tăng lên, còn ranh giới của những vòng đai ấy di chuyển lên phía trên. + Sự phân bố sinh vật theo đai cao: Điều kiện nhiệt – ẩm của khí hậu không chỉ thay đổi theo vĩ độ mà còn thay đổi theo độ cao của địa hình, biểu hiện ở việc hình thành các đai cao khí hậu. Tương ứng với các đai cao của khí hậu cũng có các đai cao sinh vật. Sự thay đổi của các vành đai sinh vật theo độ cao (chiều thẳng đứng) cũng có quy luật tương tự như sự thay đổi của các đới sinh vật theo chiều vĩ độ từ xích đạo tới 2 cực. Ví dụ ở một vùng núi cao ôn đới lạnh: từ chân núi lên tới đỉnh có thể gồm: đai rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, trên cùng là đai băng tuyết vĩnh cửu. *Quy luật địa ô: Có sự phân dị của các thành phần và cảnh quan tự nhiên theo kinh độ (theo hướng đông – tây). - Nguyên nhân: Do sự phân biệt giữa các khối lục địa và đại dương. - Biểu hiện: + Ở các ô khí hậu lục địa những tương phản địa đới trở thành sâu sắc hơn; còn ở các khu vực gần đại dương chúng lu mờ đi. Có lẽ điều đó được biểu hiện một cách cụ thể nhất trong các chỉ số làm ẩm. + Những đặc điểm nói trên của các địa ô biểu hiện cả ở các chỉ số địa lí tự nhiên khác, thí dụ ở trữ lượng của khối thực vật và ở năng suất sinh học. Có thể thấy rõ rằng đối với các ô gần đại dương nói chung thực vật hùng hậu và có năng suất cao hơn đối với các ô khí hậu lục địa. Qua những điều nói trên có thể thấy rằng bất kì đới cảnh quan nào ở các địa ô khác nhau đều không giống nhau. + Sự phân bố của sinh vật theo địa ô: Sự phân bố đất liền và biển làm cho khí hậu có sự phân hoá từ đông sang tây. Càng vào trung tâm lục địa thì độ lục địa của khí hậu càng tăng, khí hậu càng khô hơn, biên độ nhiệt ngày đêm và biên độ nhiệt mùa càng lớn, ảnh hưởng đến dạng sống và sự phân bố của sinh vật, nhất là thảm thực vật. Vì vậy ở ven biển và đại dương, độ ẩm lớn thuận lợi cho các kiểu thực bì rừng. Còn ở sâu trong lục địa, khí hậu khô khan, nên xuất hiện cây bụi, đồng cỏ, hoang mạc. 2. TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI ĐỐI VỚI THIÊN NHIÊN VIỆT NAM 2.1. Tác động của quy luật địa đới đối với thiên nhiên Việt Nam 2.1.1. Thiên nhiên mang đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm Phần đất liền nước ta có vĩ độ 8034’B – 23023’B, nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu thiên về chí tuyến hơn về phía xích đạo nên nước ta có nền nhiệt cao. Bên cạnh đó thiên nhiên nước ta lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông – vùng biển rộng khoảng 3,5 triệu km2, đây chính là nguồn dự trữ ẩm dồi dào có vai trò tăng cường ẩm cho các luồng không khí di chuyển qua biển vào nước ta. Với đặc điểm vị trí địa lí như trên đã quy định đặc điểm đặc trưng của thiên nhiên Việt Nam là nhiệt đới ẩm. Đặc điểm này đã phần nào phản ánh tính chất địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan trên lãnh thổ Việt Nam. Tính chất nhiệt đới thể hiện thông qua các chỉ số: tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm (trung bình trên 75 kcal/cm3/năm); nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao); tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm; tổng nhiệt độ hoạt động trong năm từ 80000C đến 100000C. Tính chất nhiệt đới thể hiện ở lượng mưa trung bình năm cao từ 1500 – 2000mm, sườn đón gió 3500 - 4000mm. Độ ẩm không khí cao trên 80%. Sinh vật nước ta biểu hiện rõ rệt tính chất nhiệt đới ẩm, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Thành phần lào chiếm ưu thế là các loài nhiệt đới. Thực vật, phổ biến là các loài thuộc cây họ nhiệt đới như cây họ Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu. Động vật có các laoì chim, thú nhiệt đới (công, trĩ, gà lôi, khỉ, vượn, nai, hoẵng) bò sát, ếch nhái, côn trùng. 2.1.2. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam Nước ta kéo dài trên 15 vĩ tuyến, nếu xét theo qui luật địa đới đúng ra là biểu hiện của nó không đáng kể và không rõ ràng, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại do ảnh hưởng của các nhân tố phi địa đới như hình dạng lãnh thổ, gió mùa đông bắc cùng với bức chắn địa hình đã tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo vĩ độ địa lí (phân hóa theo Bắc - Nam). Theo quy luật địa đới, nhiệt độ có sự giảm dần từ các vùng ở vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao. Ở nước ta, sự phân hóa theo vĩ độ cũng được thể hiện khá rõ: Bảng 1. Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I (oC) Nhiệt độ trung bình tháng VII (oC) Nhiệt độ trung bình năm (oC) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 Tp. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9 (Nguồn: SGK Địa lí 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Xét chỉ số nhiệt độ trung bình năm, đi từ Bắc vào Nam chỉ số này có xu hướng tăng dần, chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm không lớn lắm, trung bình chênh lệch 0,360C/1 vĩ tuyến. Nếu xét chỉ số trung bình nhiệt độ tháng VII (mùa hè), thì sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm phía Bắc và phía Nam không đáng kể. Song nếu xét chỉ số nhiệt độ trung bình tháng I (mùa đông) của các địa điểm để so sánh thì sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm phía Bắc và phía Nam là rất lớn, lên tới 10C/1 vĩ tuyến. Điều này chứng tỏ rằng sự phân hóa theo vĩ độ ở nước ta ngoài quy luật địa đới còn được cường điệu hóa lên rất nhiều do ảnh hưởng tác động của gió mùa Đông Bắc là một yếu tố phi địa đới. Gió mùa Đông Bắc và thời tiết lạnh do nó gây ra cùng với tác động của bức chắn địa hình đã chia lãnh thổ nước ta thành hai đới cảnh quan mà ranh giới là đèo Hải Vân (vĩ tuyến 16°B): - Phía bắc đèo Hải Vân là đới rừng gió mùa chí tuyến. Đới này lại được chia thành hai á đới lấy ranh giới là Đèo Ngang (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình): phía Bắc đèo Ngang có ba tháng lạnh và khô với nhiệt độ trung bình dưới 18°C, lượng mưa trung bình tháng nhỏ. Ở phía Nam đèo Ngang cho đến đèo Hải Vân mùa đông ngắn không đến ba tháng, các khu vực đồng bằng ven biển thì không còn tháng nào nhiệt độ dưới 18°C nữa. - Phía Nam đèo Hải Vân là đới rừng gió mùa á Xích đạo: không còn thời tiết lạnh và nhiệt độ trung bình tháng lớn hơn 25°C. Tại đây sự phân hóa theo qui luật địa đới lại phân hóa theo chế độ ẩm. Người ta lấy ranh giới khoảng vĩ tuyến 14°B để chia đới này thành hai á đới: á đới phía Bắc vĩ tuyến 14°B có khí hậu tương đối ẩm, mùa khô ngắn và không sâu sắc do ảnh hưởng chắn của khối Kom Tum; á đới phía Nam vĩ tuyến 14°B mùa khô sâu sắc, có thể kéo dài tới 5-6 tháng. Sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo Bắc Nam không chỉ là sự khác biệt bởi yếu tố nhiệt ẩm mà nó còn thể hiện rõ nét thông qua sự khác biệt về kiểu thảm thực vật, thành phần loài động - thực vật, cụ thể như sau: - Phần lãnh thổ phía Bắc (từ Bạch Mã trở ra): cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Sự phân mùa nóng, lạnh làm thay đổi cảnh sắc thiên nhiên: mùa đông bầu trời nhiều mấy, trời tiết lạnh, ít mưa nhiều loài cây rụng lá; mùa hạ trời nắng, nóng, cây cối xanh tốt. Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt như dẻ, re, các cây ôn đới như pơ mu, sa mu; các loài thú có lớp lông dày như gấu, chồn, Ở vùng đồng bằng vào mùa đông còn có thể trồng được cả rau ôn đới. Hình 3. Một số hình ảnh về thực vật và động vật của phần lãnh thổ phía Bắc (Nguồn: Internet) - Phần lãnh thổ phía Nam (từ Bạch Mã trở vào): cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần động vật, thực vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai - Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các cây họ Dầu. Có nơi hình thành laoị rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất là ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu, Hình 4. Rừng thưa nhiệt đới ở Tây Nguyên (Nguồn: Internet) 2.2. Tác động của quy luật phi địa đới đối với thiên nhiên Việt Nam 2.2.1. Tác động của quy luật địa ô với thiên nhiên Việt Nam Quy luật địa ô xuất hiện do vị trí xa – gần giữa đất và đại dương, có nguồn gốc trực tiếp là sự phân phối lại nhiệt - ẩm do bình lưu, nhưng nguồn gốc xa xôi vẫn là cơ sở địa hình. Ở nước ta có tính biển rõ ràng, chi phối mạnh mẽ thiên nhiên Việt Nam. Việt Nam tuy có bề ngang hẹp, nhưng sự thể hiện phân hóa đông – tây rất rõ ràng, từ đông sang tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt: *Vùng biển và thềm lục địa: Thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay đổi theo từng dạng địa hình ven biển, thềm lục địa: Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ; Thềm lục địa duyên hải Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu. Thiên nhiên vùng biển đa dạng và giầu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới gió mùa. * Vùng đồng bằng ven biển Thiên nhiên thay đổi theo từng vùng, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông. Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên trù phú. Dải đông bằng ven biển Trung bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, các cồn cát, đầm phá phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển. Hình 5. Các miền địa lí Việt Nam (Nguồn: SGK Địa lí 12) * Vùng đồi núi Sự phân hóa theo đông – tây ở nước ta thể hiện rõ nhất thông qua sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn với Tây Nguyên mà nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của gió mùa và hướng các dãy núi đã làm cho khí hậu giữa các khu vực này khác nhau, từ đó dẫn đến sự khác nhau về cảnh quan thiên nhiên. Vùng núi Đông Bắc với các cánh cung núi mở rộng về phái bắc và phía đông, chụm lại ở Tam Đảo, là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc, chịu sự xâm nhập trực tiếp và mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, làm cho nhiệt độ mùa đông hạ thấp, có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 180C. Ở đây xuất hiện nhiều loài thực vật – động vật của vùng cận nhiệt đới. Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang đặc trưng của vùng cần nhiệt đới gió mùa. Vùng núi Tây Bắc với hướng tây bắc – đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi, gió mùa Đông Bắc không xâm nhập trực tiếp, nên ở vùng địa hình thấp thiên nhiên mang sắc thái của vùng nhiệt đới gió mùa, còn ở các vùng địa hình cao (nhất là dãy Hoàng Liên Sơn), thiên nhiên mang sắc thái của vùng ôn đới gió mùa. Vùng núi Tây Bắc cũng là khu vực duy nhất ở nước ta có đủ 3 đai cao. Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn lại có sự đối lập rõ nét trong chế độ mưa. Đông Trường Sơn (dải đồng bằng duyên hải Trung Bộ): Về mùa đông, dãy Trường Sơn chắn gió gây mưa vào thu đông. Về mùa hạ, gió tây nam sau khi gây mưa ở Tây Trường Sơn, trở nên khô nóng khi tràn xuống đồng bằng ven biển (gió Phơn Tây Nam khô nóng). Tây Trường Sơn (cụ thể là Tây Nguyên): mưa lớn vào mùa hạ do tác động của gió Tây Nam, nhưng lại có mùa khô sâu sắc về mùa đông do gió biển khi tràn vào Tây Nguyên đã gây mưa ở duyên hải Nam Trung Bộ. Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới phát triển ở nhiều nơi. 2.2.2. Tác động của quy luật đai cao với thiên nhiên Việt Nam Xét đến tác động của quy luật đai cao ở nước ta cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quy luật địa ô và quy luật địa đới. Hệ thống đai cao của Việt Nam là hệ thống các đai cao miền núi nội chí tuyến gió mùa ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ bức xạ dồi dào và quang kỳ ngắn, cũng như của nhịp điệu mùa trong chế độ nhiệt và chế độ mưa. Càng lên cao, nói chung, nhiệt độ không khí có xu hướng giảm (cứ lên cao 1000m - nhiệt độ giảm khoảng 60C ở tầng đối lưu), độ ẩm có xu hướng tăng (đến một độ cao nhất định, độ ẩm có xu hướng giảm xuống). Ngoài ra, do đai cao chịu tác động của đặc điểm địa hình đồi núi nên có sự phân hóa khá rõ nét và đa dạng. Việc xác định ranh giới các đai cao ở nước ta bị phức tạp hóa do hoạt động của chế độ gió mùa Đông Bắc, khiến cho càng về phía Bắc ranh giới các đai cao có xu hướng hạ thấp, nhất là đai thấp nhất. Theo cách phân loại phổ biến hiện nay, nước ta có 3 đai cao, bao gồm: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi. Bảng 2. Đặc điểm các đai cao ở Việt Nam Đai cao Đai nhiệt đới gió mùa Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi Đai ôn đới gió mùa trên núi Vị trí - Miền Bắc <600-700m - Miền Nam <900-1000m - Miền Bắc từ 600à2600m - Miền Nam từ 900à2600m > 2600m Khí hậu Nhiệt độ trung bình năm cao, >250C mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tuỳ nơi. Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trung bình trên 250C, mưa nhiều, độ ẩm tăng. Quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông < 50C. Thổ nhưỡng - Nhóm đất phù sa các loại ở đồng bằng (20% diện tích). - Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp (hơn 60%). - 600-700m đến 1600-1700m: Đất feralit có mùn. - 1600-1700m: Đất mùn. Chủ yếu là đất mùn thô. Sinh vật - Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. - Rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng theo độ ẩm và rừng nhiệt đới phát triển trên các loại thổ nhưỡng khác nhau. - 600-700m đến 1600-1700m : Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Động vật có các loài chim, tú cận nhiệt phương Bắc ; thú có lông dày như sóc, cầy cáo. - Trên 1600-1700m: Rừng cận nhiệt đới mưa mùa trên đất alit. Rừng sinh trưởng, phát triển kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài, rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng xuất hiện thực vật ôn đới và chim di cư thuộc khu hệ Himalaya. Các loài thực vật ôn đới: Lãnh sam, thiết sam, đỗ quyên. (Nguồn: Căn cứ vào SGK Địa lí 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) KẾT LUẬN Thiên nhiên Việt Nam cơ bản có đặc điểm nhiệt đới ẩm, nhưng do ảnh hưởng của các nhân tố địa đới như vĩ độ địa lí và nhân tố phi địa đới như gió mùa, địa hình nên đã tạo ra những nét độc đáo của thiên nhiên nước ta. Làm cho thiên nhiên nước ta trên nền nhiệt đới ẩm lại có sự phân hóa đa dạng từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, phân hóa theo độ cao và thay đổi theo mùa. Có thể nói, sự hình thành các đặc điểm thiên nhiên đa dạng của nước ta là do tác động đồng thời của cả quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Trong đó các yếu tố địa đới là cơ bản như khí hậu nóng ẩm, đất feralit là chính, thực vật lá rộng phổ biến và động vật là các loài ưa nhiệt sống trong các vùng nhiệt đới như voi, hổ, báo, Trên nền tảng đó các yếu tố phi địa đới đã tác động làm cho thiên nhiên nước ta phong phú hơn về loại đất, kiểu khí hậu, kiểu thảm thực vật, thành phần loài động – thực vật. Điều này không chỉ có ý nghĩa làm thiên nhiên đa dạng hơn mà còn có ý nghĩa lớn trong việc tạo điều kiện để phát triển một nền kinh tế đa ngành, linh hoạt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình những vấn đề địa lí tự nhiên đại cương (dành cho cao học chuyên ngành địa lí), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2. Giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam, tập 2 - Đặng Duy Lợi (chủ biên), Nhà xuất bản ĐH Sư phạm, 2006. 3. SGK Địa lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 4. SGK Địa lí 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_van_tac_dong_cua_quy_luat_dia_doi_va_quy_luat_p.doc
Tài liệu liên quan