Tổng quan về IPM

MỤC LỤC Tổng quan về IPM IPM là gì? Các thuật ngữ và khái niệm chính Hoạt động của IPM Kiến trúc Client/Server Bước đầu làm quen với IPM Khởi động IPM Thực hiện bảo mật client Thực thi nhiều phiên IPM đồng thời Cấu hình các thành phần của IPM Xem các thông tin thống kê hiệu năng mạng In các thông tin thống kê Kết thúc IPM client Sử dụng IPM đo hiệu năng mạng Đo hiệu năng mạng cho DHCP Đo hiệu năng mạng cho DLSw Đo hiệu năng mạng cho DNS Đo hiệu năng mạng cho HTTP Đo hiệu năng

doc111 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2035 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổng quan về IPM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạng cho IP Đo hiệu năng mạng cho SNA Đo hiệu năng mạng cho TCP Đo hiệu năng mạng cho UDP Đo hiệu năng mạng cho VoIP Thay đổi các thành phần của IPM Làm việc với router nguồn Làm việc với thiết bị đích Làm việc với các thao tác Làm việc với các Collector Thêm các thành phần nhờ sử dụng các file khởi đầu Thay đổi địa chỉ IP Thiết lập các quyền ưu tiên đối với cơ sở dữ liệu của IPM Thiết lập SNMP timeout và thử lại các biến môi trường Thiết lập giá trị timeout mới cho IPM server Thiết lập biến DISPLAY trong SOLARIS Sao lưu hoặc lưu trữ cơ sở dữ liệu của IPM Thiết lập NVRAM Cho phép/cấm Administrative Password Thay đổi password của cơ sở dữ liệu IPM Các thuật ngữ Tổng quan về IPM IPM là gì? IPM là một ứng dụng quản lý mạng cho phép bạn theo dõi hiệu năng của mạng máy tính có nhiều giao thức. IPM dùng để tính độ trễ và tính sẵn sàng của mạng IP trên cơ sở từ hop đến hop (từ router này đến router khác). Nó cũng có thể tính được độ trễ giữa router và máy chủ trong các mạng SNA(System Network Architecture) và theo dõi jitter trong mạng có nhiều server. Tác dụng của IPM giải quyết các sự cố bằng cách kiểm tra hiệu năng của mạng giữa thiết bị. Gửi các bẫy SNMP hoặc các thông báo SNA nếu một kết nối bị đứt, được thiết lập lại, có timeout hoặc vươt mức ngưỡng cấu hình của người sử dụng… Phân tích các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra bằng các tính toán thống kê. Các kết quả này sau đó sau đó có thể sử dụng để mô hình hóa và thiết kế các topo mạng mới. Theo dõi độ trễ, tính sẵn sàng và những lỗi xảy ra giữa hai mạng. Theo dõi việc truyền, mất gói tin và lỗi giữa hai mạng. Biết được tất cả các đường truyền giữa hai mạng và theo dõi thống kê hiệu năng mạng trên cơ sở hop by hop. Cung cấp việc truy cập vào những thông tin một giao diện trực quan dựa trên Web để hỗ trợ cho việc xác định hướng thống kê. Theo dõi tính sẵn sàng của server mạng khi khẩn cấp. Theo dõi hiệu năng SNA trong những môi trường mainframe. Thiết lập các thỏa thuận ở mức dịch vụ. Một IPM/SA agent theo dõi giải pháp gồm có: IPM server ứng dụng IPM client Agent đảm bảo dịch vụ(Service Assurance Agent-SA) đặc trưng của phần mềm Cisco IOS. Tài liệu này tập trung vào các ứng dụng quản trị mạng của IPM bao gồm server và client. Tuy nhiên có lúc không thể mô tả nhiều về IPM mà không nói qua một vài đặc tính của SA. Chi tiết về SA ở phần sau của tài liệu này. Các thuật ngữ và khái niệm chính Thống kê hiệu năng mạng: dùng IPM ta có thể tính được 5 thống kê cơ bản về Độ trễ Tính sẵn sàng Jitter Mất gói tin Lỗi Nguồn: là một router mà IPM bắt đầu thực hiện phép thống kê hiệu năng. Router nguồn phải có chạy một phiên bản của phần mềm Cisco IOS có hỗ trợ đặc tính SA Agent. Để biết thêm chi tiết về những IOS nào của Cisco hỗ trợ SA Agent, bạn có thể tìm hiểu thêm trong phần “Cisco IOS Software Requirement” Đích: là một điểm cuối dùng cho việc đo hiệu năng mạng máy tính. Đích có thể là bất cứ một thiết bị nào có địa chỉ IP, một máy chủ IBM có nhiều bộ nhớ ảo (MVS) có thể nối với router nguồn hoặc một router của Cisco cho phép SA-Agent. Trong trường hợp tính jitter, đích phải là một router của Cisco cho phép SA-Agent và RTR có thể trả lời. Các phép toán: tập các tham số được sử dụng trong tính toán thống kê hiệu năng mạng. Các tham số được chỉ ra theo kiểu đo thực hiện. Collector: là một thực thể được định nghĩa để tính toán các thống kê về hiệu năng mạng từ một router xác định(nguồn) đến một thiết bị khác(đích). Mỗi collector chứa những thông tin về nguồn, đích, các phép toán, thời điểm bắt đầu, khoảng thời gian và tên của collector. Chu kì: là thời gian mà collector trên router nguồn bắt đầu thực hiện việc tính toán tới router đích. Thời gian này thường được tính bằng giây, giá trị mặc định là 60s. khoảng thời gian hợp lệ là từ 10-3600s(một giờ). Router nguồn sẽ tự động tập hợp tất cả các mẫu trong một giờ thành tập các số đo của giờ đó. Cứ mỗi giờ, IPM sẽ thu thập các số đo này từ router nguồn. Khoảng thời gian: là thời gian mà collector sẽ thực hiện việc thu thập số liệu, tính bằng ngày, giờ, phút. Giá trị ngầm định là kéo dài vô tận. giá trị hợp lệ nằm trong khoảng từ 1-vô tận. SA Agent Responder: một thiết bị nhúng trong router đích của Cisco chạy trên phiên bản Cisco IOS từ 12.1 trở lên. Nó trả lời các gói tin yêu cầu SA Agent từ router nguồn có chạy phần mềm SA Agent, hỗ trợ việc tính toán router mở rộng như jitter. Hoạt động của IPM IPM tính toán và đưa ra thống kê hiệu năng mạng (về các mặt độ trễ, tính sẵn sàng, jitter, mất gói tin và các lỗi trong mạng) giữa router nguồn và các thiết bị đích. Đích có thể là một thiết bị có địa chỉ IP, một máy chủ IBM MVS hoặc một agent SA có Cisco router. Nếu đích là một thiết bị có địa chỉ IP thì đó phải là một thiết bị mạng, một server hay một máy trạm. Nếu đó là một máy chủ IBM MVS thì nó phải chạy ứng dụng Vitual Telecommunications Access Method (VTAM) gọi NSPECHO để đo độ trễ SNA. Nếu đích là một SA agent có router, thì router đó phải chạy phần mềm Cisco IOS phiên bản 12.1 trở lên. Ứng dụng IPM được sử dụng để cấu hình cho SA agent trong mỗi router nguồn. SA agent sẽ tính toán hiệu năng giữa router nguồn và các thiết bị đích. Mỗi giờ một lần, router nguồn sẽ tập hợp các thông số đo được vào một cơ sở dữ liệu. Khoảng thời gian này có thể cấu hình được. Ta cũng có thể kết xuất dữ liệu theo thời gian thực tuy nhiên lúc này thì những dữ liệu này không được lưu trong cơ sở dữ liệu. IPM cung cấp một tập các báo cáo và đồ thị theo ngữ cảnh giúp ta có thể theo dõi và phân tích các thông số hiệu năng chọn lọc. IPM hỗ trợ cả client độc lập và Webbased trong môi trường multi- platform. Kiến trúc Client/Server IPM cung cấp những dịch vụ tập trung và một tập các chức năng cơ sở dữ liệu trên IPM server có thể trao đổi với nhau thông qua các giao diện thông báo đến những IPM client. Phần mềm IPM có hai bản server và client có thể được cài trên một trạm hoặc nhiều trạm khác nhau. Đối với phiên bản IPM 2.4 này ta có thể chạy trên nền hệ điều hành Solaris 2.7, Solaris 2.8 hoặc hệ điều hành Windows 2000 Server hoặc Windows 2000 Professional. Kiến trúc client-server tương thích với một nền hỗn hợp. Nó cho phép bạn có thể chạy IPM trên một môi trường có nhiều hệ điều hành khác nhau. Ví dụ, bạn có thể chạy IPM server trên một máy dùng hệ điều hành Sun Solaris và truy cập nó từ một IPM client dùng hệ điều hành Windows Hình 1-1. Kiến trúc Client/Server của IPM Phần mềm IPM server gồm một nhóm các dịch vụ theo chức năng cho phép quản lý dữ liệu giữa các mạng, các máy trạm client và cơ sở dữ liệu tập trung. IPM server quản lý việc trao đổi dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu IPM và các thiết bị mạng. Bộ quản lý các tiến trình của IPM quản lý và launch tất cả các IPM server, cung cấp một nền launching tốt nhất và đáng tin cậy nhất về IPM. IPM client liên lạc với IPM server. Ta có thể cài đặt phần mềm IPM client trên cùng một máy với IPM server hoặc cài trên một máy độc lập. Phần mềm này được tích hợp trong bộ Cisco Work 2000. Từ một Web Browser trên một máy trạm trên mạng bạn có thể: Truy cập vào các thông tin về nguồn, đích, các phép toán và các collector. Xem các báo cáo dạng Web-based về các thông số hiệu năng. Kết xuất dữ liệu IPM. Xem các file tạm thời (seed file). Truy cập dữ liệu IPM từ trạm Cisco Work 2000. Bước đầu làm quen với IPM Bởi vì ứng dụng IPM gồm hai thành phần client và server cho nên để chạy ứng dụng này bạn phải khởi động cả hai thành phần đó. Nếu IPM server và client được cài đặt trên cùng một hệ thống, bạn có thể khởi động cả IPM server và client chỉ bằng một lệnh. Bạn cũng có thể khởi động riêng biệt hai thành phần này. Khởi động IPM Khởi động IPM trong hệ thống Solaris Trong Solaris để khởi động cả IPM server và client ta dùng lệnh sau: # cd /opt/CSCOipm/bin # ./ipm Chú ý: trong hệ thống Solaris, thư mục ngầm định để cài đặt IPM là /opt. Nếu bạn cài IPM trên thư mục khác thay vì /opt, bạn phải chuyển đến thư mục này. Còn nếu chỉ muốn khởi động IPM server thì ta dùng lệnh sau: # cd /opt/CSCOipm/bin # ./ipm start Chú ý: để dùng lệnh IPM start bạn phải login theo tài khoản root hoặc tài khoản mà bạn đăng nhập phải có đặc quyền của root Nếu chỉ khởi động IPM client ta dùng lệnh: # cd /opt/CSCOipm/bin # ./ipm start client Hình 2-1. Cửa sổ chính của IPM Nếu bạn cài IPM server và client trên hai hệ thống Solaris khác nhau thì bạn phải gõ lệnh ipm start trên từ thư mục /opt/CSCOipmClient/bin. Muốn khởi động IPM client và kết nối nó với một IPM server không phải IPM server ngầm định ta dùng lệnh sau: # cd /opt/CSCOipmClient/bin # ./ipm start client server_name với server_name là tên hệ thống Solaris hoặc Windows mà trên đó có chạy ứng dụng IPM server. Chú ý: Nếu bạn để chế độ bật password thì khi bạn khởi động client, IPM sẽ nhắc bạn nhập vào password của client. Bạn có thể xem thêm thông tin trong phần bảo mật client. Sau khi khởi động client, màn hình IPM client sẽ xuất hiện. Tên hệ thống chạy ứng dụng IPM server xuất hiện trên thanh title bar. Khi bạn chạy ứng dụng IPM lần đầu tiên, trên màn hình chính của IPM sẽ không có một collector nào. Khi bạn cấu hình các collector, chúng mới xuất hiện trong màn hình. Khởi động IPM trên hệ thống Windows Khởi động cả IPM client và server: cd c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor\Server\bin ipm Thư mục ngầm định khi ta cài đặt IPM là C:\Program Files\Internetwork Performance Monitor. Nếu bạn cài IPM trên thư mục khác thì bạn phải chỉ ra đường dẫn cho nó. Nếu chỉ muốn khởi động IPM server: cd c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor\Server\bin ipm start Nếu chỉ muốn khởi động client: cd c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor\Server\bin ipm start client Nếu bạ cài IPM client và server trên các hệ thống Windows khác nhau bạn phải gõ lệnh ipm start từ thư mục c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor\Server\bin cd c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor\Server\bin ipm start client Để khởi động IPM client và kết nối nó với IPM server không phải là server ngầm định thì ta dùng lệnh: cd c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor\Server\bin ipm start client server_name với server_name là tên hệ thống Windows hay Solaris mà bạn cài bản IPM server. Khởi động IPM client trên Windows Khi bạn cài IPM client trên hệ thống Windows 98, Windows NT, Windows 2000 Server hoặc Windows 2000 Professional thì chương trình cài đặt sẽ tự động thêm biểu tượng vào desktop, một biểu tượng kết nối đến server mà bạn chỉ ra khi cài đặt và một biểu tượng kết nối đến bất kỳ server nào. Khởi động IPM client và kết nối nó đến server ngầm định Bước 1: Chắc chắn rằng IPM server ngầm định đang hoạt động Bước 2: Nháy đúp vào biểu tượng IPM client trên desktop. Khi đó IPM client sẽ khởi động và hiện ra màn hình chính của IPM. Khởi động IPM client và kết nối đến bất kỳ server nào: Bước 1: chắc chắn là server cần kết nối đang hoạt động Bước 2: nháy đúp vào biểu tượng IPM any server trên desktop. Một dấu nhắc sẽ xuất hiện hỏi bạn tên server mà bạn muốn kết nối đến. Bước 3: nhập tên server. Khi đó IPM client sẽ khởi động. Khởi động IPM client từ Web Browser: Bạn có thể chạy ứng dụng IPM từ một Web Browser như IE hoặc Netscape Navigator nếu như: + Bạn đang dùng hệ điều hành Solaris 2.7, Solaris 2.8, Win NT4.0, Win 98, Win 2K Professtional hoặc Server. + Bạn đã cài Java plugin 1.3.1 Để khởi động IPM client như một applet trong Web Browser ta làm như sau: Bước 1: Chắc chắn rằng IPM server mà bạn muốn kết nối đến đang hoạt động. Bước 2: Từ trình duyệt, đến địa chỉ URL của IPM Web server(ví dụ: Khi đó trang chủ Web Server của ứng dụng IPM Client sẽ xuất hiện. Nếu bạn không có địa chỉ URL này, hãy liên hệ với người quản trị hệ thống đã cài đặt ứng dụng IPM server. Hình 2-2. Trang chủ của IPM server Bước 3: Chạy ứng Launch Secure Web Client hoặc Launch Web Client. Java applet sẽ chạy và nạp Web client. Chú ý: nếu bạn để ở chế độ bảo vệ bằng password thì chương trình sẽ yêu cầu bạn nhập password khi bạn bắt đầu chương trình client. Về chi tiết, bạn có thể xem thêm trong phần “thực hiện bảo mật client” Thực hiện bảo mật client Để bảo vệ tính toàn vẹn cơ sở dữ liệu IPM của bạn, IPM cung cấp tính năng bảo mật IPM client cho phép bạn xác định một password IPM. Sau đó để truy cập vào các hàm đã được bảo vệ ta làm như sau: Các chức năng client IPM yêu cầu Dùng lệnh ipm tshoot Tên người dùng ipm và password của người quản trị Mở các file seed Tên người dùng ipm và password asministrative Tải về phần mềm IPM client từ trang chủ IPM server Tên người dùng ipm và password của người quản trị Chạy ứng dụng Secure Web Client từ trang chủ của IPM Server Password của người quản trị Chú ý: Secure Web client cho phép bạn có những lựa chọn trong menu Edit, cho phép bạn truy nhập vào đầy đủ các hàm của IPM. Những hàm này gồm có thêm, xóa và thay đổi router nguồn, đích, những hoạt động thu thập số liệu, dừng và bắt đầu việc thu thập. Còn non-Secure Web client chỉ cho phép bạn xem các đồ thị thống kê mà không được quyền thay đổi, khởi động hoặc kết thúc các tài nguyên của IPM. Trong quá trình dùng Web Browser, dấu nhắc của IPM chỉ xuất hiện khi bạn đã nhập đúng username và password của người quản trị. Sau đó bạn có thể tải về client, xem các file tạm từ trang web hoặc dùng lệnh ipm tshoot mà không phải nhập lại username và password. Tuy nhiên nếu bạn mở lại Web Browser sau khi đã đóng nó lại thì bạn vẫn được yêu cầu gõ lại username và password của người quản trị khi muốn tải về client, xem các file gốc hoặc dùng lệnh ipm tshoot còn khi chỉ chạy ứng dụng Web Secure thì bạn chỉ phải gõ lại password của người quản trị thôi. Nếu bạn gõ lệnh khởi động client ipm start thì thì IPM nhắc bạn phải gõ password trước khi bắt đầu. Tại bất kỳ thời điểm nào mà bạn muốn thay đổi password thì bạn đều phải xóa bộ nhớ cache của trình duyệt và khởi động lại trình duyệt. Đó chính là trách nhiệm của bạn trong việc quản lý IPM password. Chú ý: bạn không phải nhập password của người quản trị khi chạy Secure Web Client từ màn hình Cisco Work 2000. Các phần sau sẽ dành để trình bày một cách chi tiết hơn về thiết lập tính bảo mật trong IPM client: + Thiết lập IPM password trên hệ thống Solaris + Xóa bỏ password trên hệ thống Solaris + Thiết lập IPM password trên hệ thống Windows + Xóa bỏ password trên hệ thống Windows Thiết lập IPM password trên hệ thống Solaris Việc thiết lập IPM password trên hệ thống Solaris gồm những bước sau: Bước 1: login vào hệ thống với username là root Bước 2: dùng lệnh: # cd /opt/CSCOipm/bin # ./ipm password Khi đó IPM sẽ hiển thị : IPM Administrative Password is Disable. Enable? [y] y Bước 3: gõ Y và Enter Bước 4: IPM sẽ nhắc bạn nhập vào password Hãy nhập vào password và gõ enter. Password phân biệt chữ hoa thường và nên bắt đầu bằng một chữ cái. Password chỉ có thể dài tối đa là 15 ký tự và bạn chỉ có thể nhập vào các ký tự số chữ cái Bước 5: xác nhận password là đúng. Hãy nhập lại password và gõ enter Khi đó IPM sẽ hiển thị: IPM Administrative Password is Enable Use IPM Administrative Password and 'ipm' username to access Trouble Shooting, downloading Clients and viewing Seed Files via web. Use Administrative password only to access Secure IPM Client via web and standalone IPM Client and CLI commands. Tên người dùng username(ipm) và password quản trị(administrative) dùng khi sử dụng lệnh ipm tshoot hoặc khi muốn xem các file gốc được thiết lập. Password của người quản trị dùng khi chạy ứng dụng Web Secure Client hoặc chạy các Client độc lập. Xóa bỏ IPM password trên hệ thống Solaris Để xóa bỏ password ta làm như sau: Bước 1: đăng nhập với người sử dụng là root Bước 2: dùng lệnh: # cd /opt/CSCOipm/bin # ./ipm password Khi đó IPM sẽ hiện lên: IPM Administrative Password is Enabled. Disable? [y] y Bước 3: gõ Y và chấp nhận. Khi đó password quản trị sẽ mất tác dụng. Tuy nhiên xóa bỏ password sẽ làm cho những người sử dụng IPM bình thường cũng có thể truy cập vào Secure Web Client. Thiết lập IPM password trên hệ thống Windows: để thiết lập ta làm như sau Bước 1: đăng nhập với vai trò người quản trị(administrator) Bước 2: thực hiện lệnh ipm password bằng cách: cd c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor\Server\bin ipm password Khi đó IPM sẽ hiển thị IPM Administrative Password is Disabled. Enable? [y] y Bước 3: chọn Yes Bước 4: nhập vào password và gõ Enter Password phân biệt chữ hoa thường và thường bắt đầu bằng chữ cái. Password chỉ gồm tối đa 15 ký tự và chỉ gồm chữ cái và chữ số. Bước 5: IPM sẽ nhắc bạn xác nhận lại password. Hãy nhập lại password và gõ enter. Khi đó IPM sẽ hiển thị: IPM Administrative Password is Enabled. Use IPM Administrative Password and 'ipm' username to access Trouble Shooting, downloading Clients and viewing Seed Files via web. Use Administrative password only to access Secure IPM Client via web and standalone IPM Client and CLI commands. Tên người dùng (ipm) và password để thực hiện lệnh ipm tshoot và xem các file seed đã được thiết lập. từ đó mỗi khi chạy ứng dụng Secure Web Client hoặc ứng dụng Client độc lập thì bạn phải nhập password. Gỡ bỏ password trên hệ thống Windows Bước 1: đăng nhập với vai trò người quản trị(administrator) Bước 2: thực hiện lệnh ipm password bằng cách: cd c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor\Server\bin ipm password Khi đó IPM sẽ hiển thị IPM Administrative Password is Enable. Disable? [y] y Bước 3: gõ Y và Enter IPM Administrative Password is Disabled Thực thi nhiều phiên IPM đồng thời IPM sử dụng kiến trúc client server để cho phép bạn chạy nhiều phiên IPM client đồng thời. Các hàm cơ sở dữ liệu và dịch vụ trung tâm được cung cấp trên IPM server để trao đổi với nhiều client. Bạn có thể cài phần mềm IPM client trên cùng một hệ thống với IPM server hoặc trên một hệ thống khác ở cùng một mạng với IPM server. Cấu hình các thành phần của IPM Để thu thập các thông số hiệu năng mạng sử dụng IPM bạn phải xác định một collector trên router gốc. Một collector xác định một router gốc, các thiết bị đích, một hoạt động và một router schedule. Xác định router nguồn Xác định đích Xác định một collector Xác định router nguồn Router gốc là những router mà từ đó các gói tin được gửi đi để tính toán và lưu trữ các dữ liệu thống kê bao gồm các thông số về độ trễ của mạng, tính sẵn sàng, jitter, độ mất gói tin và lỗi. Mỗi router nguồn phải có phần mềm Cisco IOS và đặc tính phần mềm agent SA. Các loại thao tác mà bạn có thể sử dụng có thể xác định bởi phiên bản phần mềm Cisco IOS chạy trên router nguồn. IPM sẽ tự động kiểm tra phiên bản phần mềm Cisco IOS và hạn chế việc tạo ra các thao tác đối với những phiên bản IOS được hỗ trợ bởi router nguồn. bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về các phiên bản khuyến nghị của phần mềm Cisco IOS này trong phần “Các yêu cầu về phần mềm Cisco IOS”. Để định nghĩa một router nguồn ta làm như sau: Bước 1: Đảm bảo rằng chuỗi đọc và ghi tổng quát SMNP đã được cấu hình một cách đúng đắn trên router. Nếu bạn muốn nhận các bẫy trên hệ thống quản trị mạng(NMS), hãy chắc chắn rằng router được cấu hình để gửi các bẫy SA Agent- generated tới hệ thống quản trị mạng. Bước 2: Từ màn hình chính của IPM chọn Edit- Configuration Hình 2-3. Cửa sổ cấu hình router nguồn Bước 3: Nhập vào host name hoặc địa chỉ IP của router trong trường Host name or IP address. Độ dài của host name là từ 1 đến 64 ký tự. Bước 4: Trong trường Read Community, nhập tên SMNP chung cho việc đọc thông tin chứa trong agent SNMP trên router nguồn. Giá trị này có độ lớn từ 1 đến 32 ký tự Bước 5: Trong trường Write Community, nhập tên chung cho việc ghi thông tin vào agent trên router nguồn. giá trị này có độ lớn từ 1 đến 32 ký tự. Bước 6: Trong trường Name, nhập tên gán cho router nguồn. Trường này có giá trị mặc định trùng với trường Hostname or IP Address nhưng bạn có thể thay đổi nó. Trong trường Description, bạn có thể nhập vào đó một số miêu tả tổng quát về router nguồn. Bước 7: Click Add. IPM sẽ cố gắng xác định router và xác định có cho phép SNMP với xâu thông tin đúng hay không. Nếu router nguồn được xác định thành công, IPM sẽ thêm nó vào cơ sở dữ liệu IPM. Nếu không tìm thấy router, IPM sẽ hiển thị một thông báo lỗi. Nếu bạn chỉ ra một địa chỉ IP thay vì một hostname mà địa chỉ đó không chuyển đổi được bằng một kỹ thuật biến đổi chuẩn thì thì IPM sẽ cho rằng địa chỉ IP đó là hợp lệ và sẽ không chuyển đổi thành hostname nữa. Bước 8: Click OK để đóng cửa sổ cấu hình và trở về cửa sổ chính của IPM. Nếu bạn phải thêm một số lượng lớn router nguồn vào IPM bạn có thể sử dụng cửa sổ Source Configuration để thêm từng cái một, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng các file tạm (seed file). Hãy xem cách làm trong phần “Thêm các thành phần sử dụng seed file”. Xác định đích IPM đích là một thiết bị đích mà bạn muốn tập trung dữ liệu ở đó. Một đích có thể là bất cứ một thiết bị nào có địa chỉ IP, một SA agent Responder hoặc một SNA host. Để định nghĩa một thiết bị là đích ta làm như sau: Bước 1: chọn Edit- Configuration từ màn hình chính của IPM Bước 2: chọn Target Cửa sổ Target Configuration sẽ xuất hiện trong cửa sổ Configuration Hình 2-4. Cửa sổ cấu hình thiết bị đích Bước 3: trong trường Target Type, chọn kiểu giao thức được sử dụng trong thiết bị đích này. Các giá trị có thể có là + IP/IPMP Echo. Dùng cho bất cứ thiết bị nào có địa chỉ IP. Cần phải có một địa chỉ IP đích hoặc host name + Cisco SAA Responder: một linh kiện nhúng trong router đích của Cisco có chạy phần mềm Cisco IOS phiên bản 12.1 hoặc mới hơn. Các hàm của nó đáp ứng việc SA Agent yêu cầu các gói tin từ router nguồn thực hiện phần mềm SA Agent. Kiểu đích này cần thiết cho UDP mở rộng thực hiện việc đo jitter hoặc nếu đích sử dụng SA Agent (để tránh các vấn đề kết nối tiềm tàng). Bạn phải cho phép SA Agent Responder sử dụng lệnh cấu hình rtr responder tại router. + SNA- SNA LU kiểu 0 hoặc 1 để kết nối đến ứng dụng trên máy chủ NSPECHO của Cisco hoặc SNA SCCP-LU Native Echo. Tên PU phải được xác định trên các kết nối của SNA PU đến VTAM. NSPECHO phải được cài đặt trên máy chủ VTAM và được sử dụng như một đích target). ứng dụng PSPECHO có trong CD sản phẩm IPM. Bước 4: dựa trên các kiểu giao thức mà bạn đã chọn, thực hiện một trong các công việc sau: Nếu bạn chọn IP, hãy nhập host name hoặc địa chỉ IP cho thiết bị đích vào trường host name or IP Address. Nếu bạn chọn Cisco SAA Responder, hãy nhập host name và địa chỉ IP của thiết bị đích vào trường host name or IP Address. Trong trường Read Community, nhập tên SNMP chung cho việc đọc thông tin bằng SNMP agent trên thiết bị đích. Giá trị ngầm định là public. Nếu bạn chọn SNA, hãy nhập SNA host name của thiết bị đích vào trường PU name. Bước 5: Trong trường Name, nhập tên được gán cho đích. Ngầm định, trường này giống với trường hostname, IP Address hoặc PU name. Bạn có thể giữ nguyên tên này. Trong trường Description, bạn có thể nhập các thông tin mô tả về đích. Bước 6: Chọn Add. IPM sẽ thêm một đích mới vào cơ sở dữ liệu IPM. Bước 7: Chọn OK để đóng cửa sổ cấu hình và trở về cửa sổ IPM chính. Ngoài cách thêm từng thiết bị đích như trên ta cũng có thể thêm nhiều nút đích cùng lúc bằng cách sử dụng các file tạm thời (seed file). Xác định một Collector Xác định một Collector bao gồm việc xác định router nguồn, đích, một hoạt động và lập lịch cho Collector đó. Ta xác định một Collector như sau: Bước 1: từ cửa sổ chính của IPM chọn Edit>Configuration. Cửa sổ Configuration xuất hiện. Bước 2: chọn Collector. Cửa sổ Collector Configuration xuất hiện bên trong cửa sổ Configuration. Hình 2-5. Cửa sổ cấu hình thiết collector Bước 3: trong trường Name, nhập tên bạn muốn đặt cho Collector đó. Định dạng chung của tên Collector là NewYorkToSanJoseIp. Trong trường Description bạn có thể nhập vào một vài thông tin miêu tả về collector đó. Bước 4: trong trường Collector Type: Chọn Statistical nếu muốn tập trung thông tin và lưu trữ chúng trong cơ sở dữ liệu IPM dùng cho việc phân tích sau này. Đây là chế độ ngầm định. Chọn Monitored để theo dõi những vi phạm đầu tiên và xem dữ liệu thời gian thực, nhưng dữ liệu về hiệu năng mạng không được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Bước 5: thực hiện một trong các công việc sau để lập lịch cho Collector: Để cấu hình và chạy Collector sau đó, chọn On Demand và chuyển đến bước 10. Để chỉ rõ khi nào Collector khởi động, chọn Set Date. Cửa sổ Set Date Range xuất hiện. Theo ngầm định, collector sẽ được bắt đầu làm việc từ lúc này và kéo dài mãi mãi. Hình 2-6. Cửa sổ cấu hình khoảng thời gian Bước 6: xác định ngày bắt đầu cho Collector. Now: cho Collector chạy ngay sau khi được cấu hình. Đây là thiết lập mặc định. On Date: khởi động Collector và một thời gian xác định. Nếu bạn chọn lựa chọn này, bạn phải chỉ ra thời gian Collector khởi động trong khoảng 24 giờ, chỉ ra năm theo dạng YYYY, chỉ ra tháng trong danh sách tháng và chọn ngày từ lịch ở dưới. Thiết lập ngầm định của On Date là ngày ngầm định và thời điểm là thời điểm mà Collector bắt đầu được xác định. Bước 7: xác định ngày kết thúc việc thu thập. Các lựa chọn có thể là: Forever: cho phép collector chạy liên tục kể từ khi bạn thiết lập nó đến khi bạn kết thúc nó bằng cách chọn Edit>Stop từ Menu chính của IPM. Duration: cho phép bạn xác định khoảng thời gian mà collector thực hiện việc thu thập. Bạn có thể chỉ ra khoảng thời gian này bằng cách kết hợp ngày, giờ và phút. On Date: dừng collector ở một thời điểm xác định. Nếu bạn chọn lựa chọn này, bạn phải chỉ ra thời gian Collector khởi động trong khoảng 24 giờ, chỉ ra năm theo dạng YYYY, chỉ ra tháng trong danh sách tháng và chọn ngày từ lịch ở dưới. Ngày kết thúc ngầm định của collector là một ngày tính từ ngày hiện tại. Bước 8: chọn OK. Ngày bắt đầu và kết thúc đã được xác định cho collector. Bước 9: trong danh sách nguồn chọn một router là router đại diện cho router nguồn để khởi tạo gói tin kiểm tra. Nếu bạn đã biết tên của router có thể gõ trực tiếp tên của nó trong trường Search. Con trỏ sẽ di chuyển đến router phù hợp nhất trong danh sách router nguồn. Bước 10: trong danh sách đích chọn một router là router đại diện cho router đích. Bạn cũng có thể dùng trường Search nếu như đã biết tên router. Nếu bạn chọn các hoạt động như DNS, HTCP hoặc HTTP thì danh sách các đích không được hiển thị vì những hoạt động này không ảnh hưởng đến đích. Bước 11: từ danh sách Operations, chọn một hoạt động mà collector này cần thực hiện. Bạn cũng có thể gõ trực tiếp tên hoạt động từ trường Search. Khi bạn cài IPM, một nhóm các hoạt động đã được định nghĩa trước. Bảng 2-1 cho ta thấy các hoạt động này: DefaultDHCP Đo độ trễ từ nút tới nút cho việc đòi hỏi một DHCP mới DefaultDLSw Đo độ trễ từ nút tới nút trong mạng dùng DLSw để tìm đường đường SNA qua mạng IP. Kích thước yêu cầu là 64 và Respond Payload là 64. DefaultDNS Đo độ trễ từ nút tới nút cho việc tìm kiếm DNS. Server tên DNS là một tập các địa chỉ IP của DNS server được cấu hình trên hệ thống có chạy ứng dụng IPM server. DNS tìm kiếm tên là một tập các tên host tìm kiếm được do các yêu cầu DNS. DafaultFTP Tính thời gian của việc thực hiện các kết nối FTP trực tiếp đến đích chọn bằng cổng chuẩn FTP dùng cổng 21. Trường Priority của gói tin được đặt là 0(không ưu tiên) và cổng đích được đặt là 21. DefaultHTTPConn (cũng là DefaultHTTP đối với các phiên bản IPM trước 2.2) Tính thời gian thực hiện kết nối TCP đến một đích xác định dùng cổng chuẩn của HTTP(cổng 80). Trường Priority của gói tin được đặt là 0(không ưu tiên) và cổng đích được đặt là 80. Lưu ý rằng hoạt động DefaultHTTPConn không phải là môt hoạt động HTTP thực sự, nó thực chất chỉ là một hoạt động kết nối TCP. IPM không cung cấp hoạt động HTTP mặc định, bạn phải tạo ra chúng. DefaultIpEcho Đo độ trễ trong mạng IP. Giao thức được đặt là IP, độ ưu tiên của gói tin là 0 (không ưu tiên và Request Payload là 64 byte. DefaultIpPathEcho Tính độ trễ hop-by-hop trong mạng IP. Độ ưu tiên của gói tin là 0 (không ưu tiên và Request Payload là 64 byte. MaximumPath=5, maximumHop=15 và thời gian lấy mẫu là 180s. DefaultNNTP Tính thời gian thực hiện của một kết nối TCP đến một đích xác định trên cổng chuẩn119 dùng cho NNTP (Network News Transport Protocol). Trường Priority của gói tin được đặt là 0(không ưu tiên) và cổng đích được đặt là 119. DefaultPOP3 Tính thời gian thực hiện của một kết nối TCP đến một đích xác định trên cổng 110 chuẩn dùng cho POP3(Post Office Protocol v.3). Trường Priority của gói tin được đặt là 0(không ưu tiên) và cổng đích được đặt là 110. DefaultSMTP Tính thời gian thực hiện của một kết nối TCP đến một đích xác định trên cổng chuẩn 25 dùng cho SMTP(Simple Mail Transfer Protocol). Trường Priority của gói tin được đặt là 0(không ưu tiên) và cổng đích được đặt là 25. DefaultSnaLu0Echo Tính độ trễ end-to-end trong mạng SNA dùng LU0. Giao thức được đặt là SNA LU0, Tên kiểu là INTERFACE và Reponse Payload là 64 byte. DefaultSnaLu2Echo Tính độ trễ end-to-end trong mạng SNA dùng LU2. Giao thức được đặt là SNA LU2, Tên kiểu là D4A32782 và Reponse Payload là 64 byte. DefaultSnaSSCPEcho Tính độ trễ end-to-end trong mạng SNA dùng giao thức SSCP. Giao thức được đặt là SNA SSCP. DefaultTelnet Tính thời gian thực hiện của một kết nối TCP đến một đích xác định trên cổng chuẩn 23 dùng cho Telnet. Trường Priority của gói tin được đặt là 0(không ưu tiên) và cổng đích được đặt là 23. DefaultUDPEcho Đo độ trễ end-to-end cho gói tin UDP. Trường Priority của gói tin được đặt là 0(không ưu tiên) và cổng đích được đặt là 23 và cổng đích được đặt là 7. DefaultVideo Đo độ trễ end-to-end và jitter cho việc chuyển gói tin video. Độ ưu tiên của gói tin được đặt là 0(không ưu tiên), Request Payload là 1024byte, khoảng cách giữa các gói tin(Packet Interval) là 20ms, số lượng gói tin là 20, ngưỡng jitter là 250 và cổng đích là 50505 DefaultVPN Đo độ trễ end-to-end và jitter cho việc chuyển VTN. Độ ưu tiên của gói tin được đặt là 0(không ưu tiên), Request Payload là 1024byte, khoảng cách giữa các gói tin(Packet Int._.erval) là 20ms, số lượng gói tin là 20, ngưỡng jitter là 250 và cổng đích là 2000 Default160ByteVoice Đo độ trễ end-to-end và jitter cho việc chuyển gói tin VoIP(Voice Over IP). Độ ưu tiên của gói tin được đặt là 5, Request Payload là 160byte, khoảng cách giữa các gói tin(Packet Interval) là 20ms, số lượng gói tin là 20, ngưỡng jitter là 250 và cổng đích là 16400 Default160ByteVoice Đo độ trễ end-to-end và jitter cho việc chuyển gói tin VoIP(Voice Over IP). Độ ưu tiên của gói tin được đặt là 5, Request Payload là 60byte, khoảng cách giữa các gói tin(Packet Interval) là 20ms, số lượng gói tin là 20, ngưỡng jitter là 250 và cổng đích là 16400 Mặc dù không thể thay đổi các hoạt động ngầm định, bạn vẫn có thể sử dụng chúng như các mẫu để tạo ra các hoạt động của riêng bạn. Mặt khác, do IPM không định nghĩa trước hoạt động HTTP, bạn phải tạo ra hoạt động này trước khi tạo ra một collector HTTP. Bước 12: chọn Add. IPM sẽ thêm collector mới vào cơ sở dữ liệu của IPM. Nếu bạn chọn hoạt động DNS cửa sổ Extra DNS Setting sẽ xuất hiện Bước 13: nhập vào tên tìm kiếm DNS (tên của host dùng trong yêu cầu tìm kiếm DNS) và chọn OK Hình 2-7. Thiết lập thông số DNS Bước 14: chọn Close để đóng cửa sổ Configuration và trở về cửa sổ chính của IPM. Một collector mới sẽ được thêm vào danh sách các collector trong cửa sổ chính của IPM. Giống như việc thêm router nguồn và đích, bạn có thể thêm một công việc cho collector bằng cách thêm từng công việc một hoặc sử dụng các file tạm thời(seed file). Xem các thông tin thống kê hiệu năng mạng Khi các bộ thu thập thông tin về hiệu năng mạng máy tính bắt đầu hoạt động thu thập thông tin và lưu trữ chúng trong cơ sở dữ liệu, bạn có thể xem được dữ liệu kết quả. IPM cung cấp hai khả năng để xem các thông tin thống kê về mạng máy tính là: Xem thông tin hiệu năng mạng thời gian thực Xem thông tin hiệu năng mạng theo chu kỳ Xem thông tin hiệu năng mạng thời gian thực Cửa sổ thống kê thời gian thực cho phép bạn xem các thông số của collector hoạt động khi dữ liệu đang được thu thập. Dữ liệu này chỉ có mặt trong thời gian thực chứ không có trong cơ sở dữ liệu. Cửa sổ thống kê thời gian thực hiển thị khoảng gần 1000 điểm dữ liệu trong đó 1000 điểm gần nhất sẽ được hiển thị. Đó là do khi đồ thị thời gian thực đạt đến 1000 điểm dữ liệu, vì các điểm gần nhất được thêm vào bên phải của đồ thị và các điểm sớm nhất bị che khuất ở phía trái. Nếu bạn xem đến điểm dữ liệu cuối cùng tại điểm bên phải nhất của đồ thị, bạn có thể thấy nó thay đổi tại khoảng mẫu cuối cùng. Ví dụ, nếu khoảng thời gian lấy mẫu là 60s một lần thì trong vòng chưa đến một ngày đồ thị thời gian thực sẽ đạt đến 1000 điểm dữ liệu. Sau khoảng thời gian đó bạn có thể nhìn thấy điểm dữ liệu cuối cùng của đồ thị cứ 60s lại thay đổi một lần. Để xem các thống kê này theo thời gian thực: Bước 1: từ cửa sổ chính của IPM chọn collector cần xem. Bước 2: chọn View >Real Time. Cửa sổ thống kê thời gian thực sẽ xuất hiện. Hình 2-8. Thống kê thời gian thực Hình 2-9. Thống kê Jitter thời gian thực Các thông số thống kê xuất hiện ngay khi khoảng thời gian lấy mẫu trôi qua. Các điểm dữ liệu được thêm vào đồ thị của các collector mà ta tiến hành thống kê. Bảng 2-2: các hoạt động có thể thực hiện trong thống kê thời gian thực Hoạt động Thu nhỏ một điểm trên đồ thị Nhấn Shift và chỉ vào điểm đó trên đồ thị Thu nhỏ một vùng trên đồ thị Nhấn Shift và kéo và click chuột lên một vùng của đồ thị. Nhả nút chuột và đồ thị sẽ được thu nhỏ trên vùng bạn chọn Phóng to khung nhìn nguyên thủy của đồ thị Click chuột lên bất cứ điểm nào trên đồ thị Dịch chuyển trục x hoặc trục y của đồ thị qua dữ liệu Nhấn ctrl và click chuột vào một điểm trên đồ thị sau đó kéo lên hoặc xuống, sang phải hoặc sang trái để thay đổi trục x hoặc trục y của đồ thị. Xem thống kê hiệu năng mạng sau một khoảng thời gian Để xem các dữ liệu thống kê được sau một quá trình theo dõi ta làm như sau: Bước 1: từ cửa sổ chính của IPM chọn các collector cần xem( trong khoảng từ 1- 10) Bước 2: chọn View >Statistcics Cửa sổ Statistics Data Filter xuất hiện Hình 2-10. Cửa sổ thống kê Data filter Bước 3: từ cửa sổ này bạn chọn ra khoảng thời gian mà bạn muốn xem các thông tin thống kê. Bạn có thể xem thống kê tất cả hoặc từng phần theo thời gian mà dữ liệu được thu thập. Tên cửa sổ sẽ hiển thị ngày bắt đầu và ngày kết thúc. Bước 4: để thay đổi giới hạn ngày, chọn biểu tượng Calender. Cửa sổ Set Date Range xuất hiện Bước 5: chỉ ra ngày bắt đầu, kết thúc mới hoặc cả hai rồi chọn OK. Thời điểm bắt đầu và kết thúc mà bạn chỉ ra cho collector để xem thống kê sẽ được hiển thị. Để dễ dàng xem được đồ thị, IPM cung cấp sẵn một nhãn lựa chọn popup cho đồ thị chu kỳ. (nhãn popup này luôn có trong đồ thị thời gian thực). Khi bạn bật nhãn popup của đồ thị, bạn có thể quay con trỏ qua một điểm thu thập trên đồ thị và xem nhãn chứa các thông tin chính nào tại điểm đó ví dụ như giá trị trễ chính xác. Để bật nhãn popup cho đồ thị chọn Show Popup Label, và muốn tắt đi thì bỏ chọn ở đó. Bước 6: trong trường Statistical Format, chỉ ra bước tăng cơ bản dùng cho việc hiển thị đồ thị thống kê. Các giá trị hợp lệ có thể là Hourly, Dayly, Weekly hoặc Monthly. Chú ý: nếu chọn đồ thị thống kê theo tuần thì thời điểm bắt đầu luôn luôn là đầu tuần, ví dụ chủ nhật… Đối với đồ thị thống kê theo tháng, thời điểm bắt đầu luôn là đầu tháng Xét một collector bắt đầu vào thời điểm 15/1/2002, đồ thị thống kê theo tháng của collector này sẽ vẽ từ 1/1/2002(thời điểm bắt đầu của tháng) và đồ thị thống kê theo tuần sẽ bắt đầu từ 13/1/2002(bắt đầu của một tuần) Ngầm định, IPM sẽ tự động tìm ra những lựa chọn phù hợp nhất với lượng thông tin hiện có trong cơ sở dữ liệu IPM của collector. Bước 7: chọn OK. Cửa sổ Historical Statistics sẽ xuất hiện Hình 2-11. Cửa sổ thông kê thông tin trước đó - IP Echo Collector Hình 2-12. Cửa sổ thông kê thông tin trước đó - IP Path Echo Collector Hình 2-13. Cửa sổ thông kê thông tin trước đó – Enhanced UDP Collector Chú ý: nếu bạn chọn nhiều hơn một collector, các thống kê của chúng sẽ xuất hiện trong một đồ thị đơn ở trong cửa sổ thống kê nhiều collector. Đồ thị nhiều collector sẽ không hợp lệ đối với các collector dùng cho UDP, HTTP, hoặc Path Echo mở rộng. Hình 2-14. Cửa sổ thông kê thông tin trước đó – Multi-Collector Graph Bảng 2-2: lựa chọn đối với cửa sổ Historical Statistics Phóng to một điểm trên đồ thị Nhấn Shift và click vào điểm đó Phóng to một vùng trên đồ thị Nhấn Shift, kéo và click trên một vùng của đồ thị. Khi nhả nút chuột, đồ thị sẽ được phóng to trên vùng bạn chọn Thu nhỏ khung nhìn của đồ thị Click chuột tại một điểm bất kỳ trên đồ thị Dịch chuyển trục x hoặc trục y của đồ thị đối với dữ liệu Nhấn Ctrl và click vào một điểm trên đồ thị sau đó kéo sang phải hoặc sang trái (đối với trục y) hoặc lên xuống( đối với trục x) để thay đổi In hoặc lưu đồ thị Chọn File>Print để in hoặc lưu đồ thị. Xem thêm trong phần “in các thống kê IPM” Tìm một thống kê đại diện ngay lập tức Chọn View>Demand Poll. IPM sẽ tìm ra một đặc trưng(poll) cho collector mỗi giờ một lần. Nếu bạn đang ở giữa những lần poll và không muốn đợi đến lần polling tiếp theo, bạn có thể dùng hàm Demand Poll để yêu cầu poll trực tiếp collector đó. Đồ thị sẽ được cập nhật ngay những thống kê mới. Nếu vì một lý do nào đó mà việc poll thất bại, các thông tin mới không được thống kê thì IPM sẽ hiển thị thông báo lỗi sau: Demand Poll Failed, make sure router is available. Thay đổi những thiết lập trong cửa sổ lọc dữ liệu Chọn View>Filter data để thay đổi thời kỳ và những đặc điểm mấu chốt của đồ thị Hiển thị các thống kê cho giai đoạn tiếp theo Chọn View>Next Range, đồ thị sẽ được cập nhật để phản ánh lại giới hạn mới Hiển thị thống kê cho giai đoạn trước Chọn View>Prev Range, đồ thị sẽ được cập nhật để phản ánh lại giới hạn mới Ẩn thanh chú thích ở dưới mỗi đồ thị Chọn View>Hide Legend Hiện thanh chú thích ở dưới mỗi đồ thị Chọn View>Show Legend Hiện thống kê tổng hợp trên một đồ thị đối với tất cả các đường trong danh sách đường đi hoặc đối với tất cả các hop trên đường (chỉ đối với các collector Path Echo) Chọn danh sách đường hoặc chọn ra một đường dẫn xác định sau đó chọn View>Show Combined. Một đồ thị sẽ biểu diễn tất cả các thống kê tổng hợp cho tất cả đường đi trong danh sách đường(1-128) hoặc tất cả các hop trong danh sách hop (1-25) của một đường đi. Đồ thị tổng hợp này chỉ đưa ra các thống kê trung bình. Nếu đường đi không có dữ liệu hợp lệ, IPM sẽ hiển thị các thông tin(không có dữ liệu) về đường đi đó ở phía phải của cửa sổ. Nếu đường đi không bao giờ đến được đích thì đó là một đường đi không hợp lệ và IPM sẽ hiển thị (No Target) của đường đi ở phía phải cửa sổ. Hiện các thống kê riêng ở một hoặc nhiều đồ thị cho tất cả các đường đi trong danh sách đường đi hoặc tất cả các hop trên đường (chỉ đối với các collector Path Echo) Chọn danh sách đường đi hoặc chỉ ra một đường đi, sau đó chọn View>Separate. Các đồ thị xuất hiện, mỗi cái biểu diễn cho một đường đi trong danh sách đường đi hoặc cho một hop của danh sách hop trên một đường đi xác định. Mỗi đồ thị đưa ra các thống kê về giá trị nhỏ nhất lớn nhất và trung bình. Nếu một đường đi không có dữ liệu thì IPM sẽ không thể đưa ra đồ thị đó mà sẽ hiện thông báo No Data Available Tìm hiểu về giới hạn tiếp theo Bạn cần chú ý tới những điểm sau khi chọn View>Next Range Thời điểm bắt đầu của giai đoạn mới là thời điểm kết thúc của giai đoạn hiện tại. Thời điểm kết thúc của giai đoạn mới là thời điểm kết thúc của giai đoạn hiện tại cộng với thời gian kéo dài của hiện tại. Ví dụ, nếu thời điểm bắt đầu của giai đoạn hiện tại là nửa đêm ngày 11/4 và thời gian kết thúc hiện tại là nửa đêm 12/4 thì thời gian kéo dài là 24 giờ. Vì vậy, điểm bắt đầu mới là nửa đêm 12/4 và điểm kết thúc mới là nửa đêm 13/4. Thời điểm kết thúc mới có thể chậm hơn thời điểm hiện tại ngay cả khi bạn đang hiển thị các thống kê theo thời kỳ. Nếu khi chọn View>Next Range bị chuyển thành màu xám, điều đó có nghĩa là giới hạn mới đã hết sau khi collector dừng hoạt động. Nếu bạn chọn View>Next Range mà IPM hiển thị thông báo lỗi sau Could not get operation stats from the server for the given time range, chart will be empty. Thì điều đó có nghĩa là không có dữ liệu thống kê cho giai đoạn tiếp theo. IPM server hoặc router nguồn có thể đã bị down trong giai đoạn đó hoặc không thu thập được các dữ liệu thống kê. Khi bạn chọn OK, IPM sẽ hiển thị một đồ thị trắng cho giai đoạn tiếp theo. Nếu bạn chọn View>Next Range đối với collector Path Echo mà IPM hiển thị thông báo sau: No Path List could be found. Forcing a demand poll. Wait a few minutes and try again. Thì có nghĩa là không có dữ liệu cho giai đoạn tiếp theo. . IPM server hoặc router nguồn có thể đã bị down trong giai đoạn đó hoặc không thu thập được các dữ liệu thống kê. Khi bạn chọn OK, IPM sẽ hiển thị một đồ thị cho giai đoạn hiện tại. Tìm hiểu về giới hạn trước đó Khi bạn chọn View> Prev Range cần chú ý những điểm sau: Thời điểm bắt đầu của giai đoạn mới là thời bắt đầu của giai đoạn hiện tại trừ đi thời gian kéo dài. Thời điểm kết thúc của giai đoạn mới là thời điểm bắt đầucủa giai đoạn hiện tại. Ví dụ, nếu thời điểm bắt đầu của giai đoạn hiện tại là nửa đêm ngày 11/4 và thời gian kết thúc hiện tại là nửa đêm 12/4 thì thời gian kéo dài là 24 giờ. Vì vậy, điểm bắt đầu mới là nửa đêm 10/4 và điểm kết thúc mới là nửa đêm 11/4. Nếu khi chọn View>Prev Range bị chuyển thành màu xám, điều đó có nghĩa là giới hạn mới đã hết trước khi collector bắt đầu hoạt động. Nếu bạn chọn View>Prev Range mà IPM hiển thị thông báo lỗi sau Could not get operation stats from the server for the given time range, chart will be empty. Thì điều đó có nghĩa là không có dữ liệu thống kê cho giai đoạn trước đó. IPM server hoặc router nguồn có thể đã bị down trong giai đoạn đó và không thu thập được các dữ liệu thống kê. Khi bạn chọn OK, IPM sẽ hiển thị một đồ thị trắng cho giai đoạn trước đó. In các thông tin thống kê IPM cung cấp các lựa chọn sau trong in ấn đối với các dữ liệu thống kê thời gian thực hoặc thống kê sau thời kỳ: Đưa ra những lựa chọn cho việc in ấn In đồ thị thống kê hiện tại Lưu đồ thị thống kê hiện tại vào một file Chú ý: vì lý do bảo mật, bạn không thể in hoặc lưu các đồ thị thống kê nếu bạn đang chạy IPM như một applet trong trình duyệt Web. Để truy cập vào các lựa chọn in ấn, bạn hãy làm theo các bước sau: Bước 1: Hiển thị cửa sổ chứa dữ liệu mà bạn muốn in, hoặc là cửa sổ thống kê thời gian thực hoặc cửa sổ thống kê theo chu kỳ của một collector. Bước 2: Chọn nút Print (từ cửa sổ Real Time Statistics) hoặc File>Print từ cửa sổ Historical Statistics Cửa sổ hội thoại Print xuất hiện Chú ý: những lựa chọn in ấn yêu cầu trong hệ thống bạn phải xác định máy in. nếu bạn đã chọn chức năng in mà hộp hội thoại in không xuất hiện, hãy kiểm tra lại máy in trong hệ thống. Bước 3: nhập dữ liệu vào các trường sau: Copies: chỉ ra số lượng bản mà bạn muốn in. Giá trị ngầm định là 1 bản. Print to: chọn cách in ra máy in hay lưu vào một file. Nếu bạn chọn in ra máy in thì phải chỉ ra tên máy in đó còn nếu lưu ra một file thì phải chỉ ra đường dẫn và tên file. Paper Size: chỉ ra dữ liệu bạn muốn in trên loại giấy nào, A4, letter, legal hay Excutive. Ngầm định là Letter. Oriented: chỉ ra hướng in là Portrait hay Landscape. Giá trị ngầm định là Portrait Click Print IPM sẽ in hoặc lưu thành file cho bạn Kết thúc IPM client Khi bạn đã hoàn thành các thống kê về hiệu năng mạng, bạn có thể kết thúc IPM client bằng cách thực hiện theo các bước sau: Bước 1: từ màn hình chính của IPM chọn File>Exit Một cửa sổ xác thực kết thúc xuất hiện Nếu bạn đang chạy IPM client như một applet, bạn có thể kết thúc bằng cách đóng trình duyệt hoặc cửa sổ kích hoạt. Khi đó IPM sẽ kết thúc mà không hiện ra cửa sổ xác nhận. Bước 2: chọn Yes để đóng ứng dụng IPM client Khi bạn đóng ứng dụng IPM client, các collector sẽ vẫn chạy và thu thập các thống kê cho đến khi chúng đến ngày ngừng chạy được thiết lập khi cấu hình. Các collector được cấu hình là chạy mãi mãi sẽ tiếp tục chạy cho đến khi bạn kết thúc hoạt động của chúng. Để tắt hoàn toàn IPM server, bạn dùng lệnh imp shutdown. Để dừng việc thu thập thông tin, hãy dừng collector trước khi dừng IPM client. Khi bạn dừng một collector, những dữ liệu mà collector đó thu thập vẫn có thể xem được. Collector vẫn ở trong cơ sở dữ liệu IPM cho đến khi bạn thực hiện một trong các công việc sau: Xóa chúng từ IPM server Xóa chúng từ router nguồn bằng lệnh ipm rmcoll Sử dụng IPM đo hiệu năng mạng Đo hiệu năng mạng cho DHCP Hoạt động DHCP đo thời gian có thể để cho một gói tin đi từ nguồn tới đích và quay trở lại (bao gồm cả thởi gian đích sử lý gói tin) để tìm ra một DHCP server và xin một địa chỉ IP. Sau khi có được một địa chỉ IP SA Agent sẽ thả địa chỉ IP vừa được cấp phát. DHCP sẽ tự động giử các gói tin phát hiện đến tất cả các giao diện IP có giá trị trên router nguồn. Tuy nhiên nếu một DHCP server được chỉ định được cấu hình trên router thì các gói tin phát hiện đó chỉ được gửi cho DHCP server đó thôi. Hoạt động DHCP cũng đo tính săn sàng và lỗi của các dịch vụ DHCP Để đo hiệu năng của mạng DHCP end-to-end thực hiện các bước sau: Bước 1: Xác định một router làm router nguồn để từ đó đo hiệu năng. Bước 2: Sử dụng thao tác DHCP mặc định hoặc định nghĩa một hoạt động DHCP để điều khiển việc thu thập các thông tin được thống kê. Bước 3: Xác định một collector để đo hiệu năng giữa router nguồn và DHCP server. Bước 4: Xem các thông tin được thống kê trên cửa sổ DHCP Historical Statistics. Định nghĩa một thao tác DHCP IPM cung cấp một hoạt động DHCP mặc định để đo hiệu năng bằng cách thuê một địa chỉ IP của DHCP server. Hơn thế nữa IPM còn cung cấp quyền chọn lực cho phép bạn tạo, thay đổi, xoá hoạt động DHCP của bạn từ cửa sổ DHCP Operation Configuration. Để xác định một thao tác DHCP tực hiện theo các bước sau: Bước 1: Từ cửa sổ chình của IPM Chọn Edit>Configuration. Cửa sổ Configuration xuất hiện. Bước 2: Click Operation. Cửa sổ Operation Configuration xuất hiện trong cửa sổ Configuration. Bước 3: Ckick DHCP cửa sổ DCHP Operation Configuration xuất hiện như trên hình (3.1) Hình 3-1. Cửa sổ cấu hình hoạt động DHCP Bước 4: Trên trường name gõ vào một để ấn định thao tác. Trên trường Description gõ vào mô tả vắn tắt của thao tác và mục đích của thao tác. Bứơc 5: Click Add. IPM sẽ thêm hoạt động vừa được định nghĩa vào cơ sở dữ liệu IPM Bước 6: Click Close để đóng cửa sổ Cconfiguration. Xem các thông tin được thống kê của DHCP Cửa sổ Historical Statistics hiển thị các thông tin thống kê và thông tin đồ thị thu thập được thông qua quả trình giám sát các DHCP collector được lựa chọn. Để xem các thông tin end-to-end được thống kê của DHCP thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Từ cửa sổ chính của IPM chọn 1 hoặc nhiều DHCP collector ( nhiều nhất là 10) Bước 2: Chọn view>Statistics. Cửa sổ DHCP Historical Statistics hiện ra.(Hình 3.2) Hình 3-2. Cửa sổ thông tin thống kê DHCP trước đó Đo hiệu năng mạng cho DLSw DLSw+ là phiên bản Cisco được nâng cấp từ RFC 1795. DLSw+ tạo ra một đường truyền ngầm SNA qua IP backbone bằng TCP. Router thực hiện đường truyền ngầm SNA thông qua TCP/IP chính là các DLSw ngang hàng. Hoạt động DSLw đo stack và góc trễ round-trip của giao thức DLSwgiữa các DLSw ngang hàng. Thông thường các DLSw ngang hàng giao tiếp với nhau thông qua cổng TCP 2065. Một điều kiện tiên quyết để có thể thành công khi tiến hành hoạt động DLSw là cần phải có một kết nối DLSw ngang hàng giữa các thiết bị Cisco nguồn và đích. Tại thiết bị DLSw nguồn một hoạt đọng có thể được định nghĩa cho một DLSw cộng sự ngang hàng. Router đích ngang hàng không cần phải chạy phiên bản 12.1 hoặc các phiên bản mới hơn của phần mềm Cisco IOS. Hoạt động DLSw cũng dùng để đo tính sẵn sàng và lỗi của các dịch vụ DLSw. Chú ý rằng để đo được góc trễ round-trip giữa hai DLSw ngang hàng thì đạic chỉ IP mà bạn định nghĩa là router nguồn phải là một trong các DLSw ngang hàng và địa chỉ IP là địa chỉ router đích được cấu hình như là DLSw ngang hàng với router đích. Để đo hiệu năng end-to-end của DLSw thực hiện các bứơc sau: Bước 1: Xác định một router nguồn để từ đó thực hiện đo hiệu năng. Bước 2: Xác định mọt thiết bị là đích của DLSw được router nguồn yêu cầu. Bước 3: Để điều khiển cáh thức thu thập các thông tin thống kê bạn có thể dùng DLSw mặc định hoặc có thể tự định nghĩa hoạt động cho DLSw của mình. Bước 4: Xác định một collector để đo hiệu năng giữa router nguồn và đích mà bạn định nghĩa. Bước 5: Xem các thông tin được thống kê tại cửa sổ DLSw Historical Statistics. Định nghĩa một thao tác DLSw IPM cung cấp hoạt động DLSw mặc định cho phép bạn đo hiệu năng giữa nguồn và đích đòng thời cũng cung cấp quyền lựa chọn để có thể tạo, thay đổi hay xoá thao tác DLSw bạn tự định nghĩa thông qua cửa sổ Operation Configuration. Để định nghĩa một thao tác DLSw: Bứoc 1: Từ cửa sổ chính của IPM chọn Edit>Configuration Cửa sổ Configuration xuất hiện. Bước 2: Click Operation Cửa sổ Operation Configuration xuất hiện bên trong cửa sổ Configuration. Bước 3: Click DLSw Cửa sổ DLSw Operation Configuration mở ra (hình 3.3). Hình 3-3. Cửa sổ cấu hình hoạt động DLSw Bước 4: tại trường Name gõ vào một tên để xác định thao tác. Trong trường Description gõ vào mô tả vắn tắt và mục đích của thao tác Bứoc 5: Tại trường Request size gõ vào số byte sử dụng làm kích thứơc byte của gói tin yêu cầu. Giá trị mặc định là 64 byte. Bước 6: Tại trường Response size gõ vào số byte sử dụng làm kíh thước byte của gói tin phản hồi. Giá trị mặc định là 64 byte. Bước 7: Click Add. IPM thêm thao tác vừa được định nghĩa vào cơ sở dữ liệu IPM. Bước 8: Click Close để đóng cửa sổ Configuration. Xem các thông tin được thống kê của DLSw Cửa sổ Historical Statistics hiển thị các thông tin thống kê và thông tin đồ thị thu thập được thông qua quả trình giám sát các DLSw collector được lựa chọn. Để xem các thông tin end-to-end được thống kê của DLSw thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Từ cửa sổ chính của IPM chọn 1 hoặc nhiều DLSw collector ( nhiều nhất là 10) Bước 2: Chọn view>Statistics. Cửa sổ DLSw Historical Statistics hiện ra.(Hình 3.4) Hình 3-2. Cửa sổ thông tin thống kê DLSw trước đó Đo hiệu năng mạng cho DNS Độ trễ thao tác DNS được tính bằng cách đo thời gian từ khi gửi một yêu cầu DNS tới khi nhận được phản hồi. Thao tác truy vấn tới đại chỉ IP nếu như bạn đưa ra một host name hay truy vấn tới một host name nếu như bạn chỉ ra một địa chỉ IP. Thao tác DNS cũng đo tính sẵn sàng và lỗi của các dịch vụ DNS. Để đo hiệu năng end-to-end của DNS thực hiện các bước sau: Bước 1: Xác định một router nguồn để từ đó thực hiện đo hiệu năng. Bước 2: Xác định một thiết bị là đích của DNS được router nguồn yêu cầu. Bước 3: Để điều khiển cách thức thu thập các thông tin thống kê bạn có thể dùng DNS mặc định hoặc có thể tự định nghĩa hoạt động cho DNS của mình. Bước 4: Xác định một collector để đo hiệu năng giữa router nguồn và đích mà bạn định nghĩa. Bước 5: Xem các thông tin được thống kê tại cửa sổ DNS Historical Statistics. Định nghĩa một thao tác DNS IPM cung cấp hoạt động DNS mặc định cho phép bạn đo hiệu năng giữa nguồn và đích đòng thời cũng cung cấp quyền lựa chọn để có thể tạo, thay đổi hay xoá thao tác DNS bạn tự định nghĩa thông qua cửa sổ Operation Configuration. Để định nghĩa một thao tác DNS: Bước 1: Từ cửa sổ chính của IPM chọn Edit>Configuration Cửa sổ Configuration xuất hiện. Bước 2: Click Operation Cửa sổ Operation Configuration xuất hiện bên trong cửa sổ Configuration. Bước 3: Click DNS Cửa sổ DNS Operation Configuration xuất hiện (hình 3.5) Hình 3-5. Cửa sổ cấu hình hoạt động DNS Bước 4: Tại trường Name gõ vào tên để xác định thao tác. Trong trường Description gõ vào mô tả vắn tắt và mục đích của thao tác Bứoc 5: Tại trường DNS Server name gõ vào host name hoặc địa chỉ IP của tên server DNS. IPM tự động tạo một thao tác DNS mặc định khi khởi động trên cơ sở của file hệ thống resovle.conf. Bước 6: Tại trường DNS Lookup Name gõ vào host name của DNS để tìm kiếm trên DNS được chỉ định. Bước 7: Click Add. IPM thêm thao tác vừa được định nghĩa vào cơ sở dữ liệu IPM. Bước 8: Click Close để đóng cửa sổ Configuration. Xem các các thông tin được thống kê DNS Cửa sổ Historical Statistics hiển thị các thông tin thống kê và thông tin đồ thị thu thập được thông qua quả trình giám sát các DLSw collector được lựa chọn. Để xem các thông tin end-to-end được thống kê của DLSw thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Từ cửa sổ chính của IPM chọn 1 hoặc nhiều DNS collector ( nhiều nhất là 10) Bước 2: Chọn view>Statistics. Cửa sổ DLSw Historical Statistics hiện ra.(Hình 3.6) Hình 3-6. Cửa sổ thông tin thống kê DNS trước đó Đo hiệu năng mạng cho HTTP Thao tác HTTP đo đọ trế round-trip cần thiết khi kết nối tới hay truy cập dữ liệu từ một HTTP server. Có ba tiêu chuẩn đo thời gian phản hồi từ HTTP server được đặt ra là: + DNS lookup Round-trip: Trế trong việc tìm kiếm tên miền (domain name) + TCP Connect Round-trip: Trễ khi thực hiện một kết nối TCP tới một HTTP server + HTTP transaction time round-trip: Trễ khi gửi một yêu cầu tớ hay nhận một phản hồi từ HTTP server. Thao tác HTTP cũng đo tính sẵn sàng và lỗi của các dịch vụ HTTP. Để đo hiệu năng end-to-end của HTTP ta thực hiện các bước sau: Bước 1: Xác định một router nguồn để từ đó thực hiện đo hiệu năng. Bước 2: Để điều khiển cách thức thu thập các thông tin thống kê bạn cần tự định nghĩa hoạt động cho HTTP của mình để sử dụng. Bước 3: Xác định một collector để đo hiệu năng giữa router nguồn và đích mà bạn định nghĩa.Nếu bạn đặt lược đồ các collector ở trạng thái On Demand thì cần khởi tạo các collector khi cần. Bước 4: Xem các thông tin được thống kê tại cửa sổ HTTP Historical Statistics. Định nghĩa một thao tác HTTP Sử dụng cửa sổ HTTP Operation Configuration để tạo , thay đổi hay xoá thao tác HTTP của bạn để có thể đo hiệu năng trong việc kết nối hay truy cập dữ liệu tới một HTTP server. IPM không cung cấp một thao tác HTTP mặc định như đối với các phần trước. Để định nghĩa một thao tác HTTP cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Từ cửa sổ chính của IPM chọn Edit>Configuration Cửa sổ Configuration xuất hiện. Bước 2: Click Operation Cửa sổ Operation Configuration xuất hiện bên trong cửa sổ Configuration. Bước 3: Click HTTP Cửa sổ HTTP Operation Configuration xuất hiện (hình 3.7) Hình 3-7. Cửa sổ cấu hình hoạt động HTTP Bước 4: Tại trường Name gõ vào tên để xác định thao tác. Trong trường Description gõ vào mô tả vắn tắt và mục đích của thao tác Bứoc 5: Tại trường Packet Priority chọn quyền ưu tiên cho gói yêu cầu HTTP. Giá trị mặc định là 0( không có quyền ưu tiên). Bước 6: Tại trường URL Lookup String gõ vào URL của Website dùng cho các yêu cầu HTTP. Bạn có thể bỏ chọn (v) ở checkbox Download URL from Cache nếu bạn muốn router truy vấn đến Website cho yêu cầu HTTP. Chọn checkbox nếu bạn muốn router tìm kiếm Website trong cache của nó, nếu tìm thấy thì download Website đó xuống thay vì truy vấn Website. Mặc định là checkbox không được đành dấu. Bước 7: Click Add. IPM thêm thao tác vừa được định nghĩa vào cơ sở dữ liệu IPM. Bước 8: Click Close để đóng cửa sổ Configuration. Xem các các thông tin được thống kê HTTP Cửa sổ Historical Statistics hiển thị các thông tin thống kê và thông tin đồ thị thu thập được thông qua quả trình giám sát các HTTP collector được lựa chọn. Để xem các thông tin end-to-end được thống kê của HTTP thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Từ cửa sổ chính của IPM chọn 1 HTTP collector (chỉ được phép chọn 1 collector. Bạn không thể kết hợp nhiều colllector trên một đồ thị). Bước 2: Chọn view>Statistics. Cửa sổ HTTP Historical Statistics hiện ra.(Hình 4.8) Hình 3-8. Cửa sổ thông tin thống kê HTTP trước đó Đo hiệu năng mạng cho IP Trong mạng IP có hai chuẩn đo mà bạn có thể thực hiện: IP Echo Đo tổng trế round-trip từ router nguồn tới thiết bị đích. Tính năng SA Agent của router nguồn gây ra một Internet Control Message Protocol (ICMP) ping tới thiết bị đích và lấy ra độ trễ dữ liệu từ thông tin phản hồi. IP Path Echo Đo tổng độ trễ của round-trip cũng như trẽ tăng tại mỗi hop trên toàn bộ đường dẫn từ router nguồn tới thiết bị đích. Path Echo chỉ có thể dùng được trong giao thức IP. Tính năng SA Agent đầu tiên đưa ra lệnh traceroute dùng để xác định đường dẫn qua mạng từ router nguồn xác định tới một thiết bị đích xác định. Dữ liệu trả về từ lệnh traceroute chứa hostname hoặc địa chỉ IP của mỗi router trên đường đi. Từ đó SA Agent đưa ra ICMP ping tới mỗi router trong danh sách thu được để từ đó nhận được các thông tin như các thông tin thống kê về trễ, tính sẵn sàng, lỗi giữa router nguồn và mỗi router còn lại. Đo hiệu năng End-to-End cho IP Thao tác Echo của IPM cho phép đo hiệu năng end-to-end giữa một thiết bị router Cisco và một thiết bị bất kỳ có khả năng có IP. Độ trễ được tính bằng cách đo thời gian từ khi gửi một ICMP báo hiêu lại yêu cầuthông điệp đến đích cho tới khi nhận được ICPM báo hiệu lại thông tin phản hồi. Thao tác IP Echo cũng có thể đo tính sẵn sàng và lỗi của các dịch vụ IP . Với một thao tác IP Echo bạn có thể xác định hiệu năng trên toàn bộ một đường dẫn nào đó bằng cách sử dụng Loose Source Routing. Thêm vào đó IPM cung cấp cho bạn khả năng lựa chọn để cso thể đo chất lượng dịch vụ giữa hai điểm cuối bằng cách đặt bit lại hình dịch vụ (ToS) trên gói IP. Để thực hiện đo hiệu năng end-to-end của IP làm theo các bứơc sau: Bước 1: Xác định một router nguồn để từ đó thực hiện đo hiệu năng. Bước 2: Xác định một thiết bị là đích của ICPM được router nguồn yêu cầu. Bước 3: Để điều khiển cách thức thu thập các thông tin thống kê bạn có thể dùng ICMP mặc định hoặc có thể tự định nghĩa hoạt động cho ICMP của mình. Bước 4: Xác định một collector để đo hiệu năng giữa router nguồn và đích mà bạn định nghĩa. Nếu bạn đặt lược đồ collector ở trạng thái On Demand thì khi cần sử dụng phải khởi tạo collector. Bước 5: Xem các thông tin được thống kê tại cửa sổ DNS Historical Statistics. Định nghĩa một thao tác IP Echo IPM cung cấp hoạt động ICMP mặc định cho phép bạn đo hiệu năng giữa nguồn và đích đòng thời cũng cung cấp quyền lựa chọn để có thể tạo, thay đổi hay xoá thao tác ICMP bạn tự định nghĩa thông qua cửa sổ Operation Configuration. Để định nghĩa một thao tác ICMP: Bứơc 1: Từ cửa sổ chính của IPM chọn Edit>Configuration Cửa sổ Configuration xuất hiện. Bước 2: Click Operation Cửa sổ Operation Configuration xuất hiện bên trong cửa sổ Configuration. Bước 3: Click Echo Cửa sổ Echo Operation Configuration xuất hiện (hình 3.9) Hình 3-9. Cửa sổ cấu hình hoạt động IP Echo Bước 4: Tại trường Name gõ vào tên để xác định thao tác. Trong trường Description gõ vào mô tả vắn tắt và mục đích của thao tác Bước 5: Tại trường Protocol chọn IP Bước 6: Tại trường Packet Priority chọn quyền ưu tiên cho gói yêu cầu ICMP. Giá trị mặc định là 0 (không có quyền ưu tiên). Lựa chọn này sẽ đặt bit ToS cho gói tin IP. Bước 7: Tại trường Request Size gõ vào số byte sử dụng làm kích thứơc byte của gói tin yêu cầu. Giá trị mặc định là 64 byte. Bước 8: Click Add. IPM thêm thao tác vừa được định nghĩa vào cơ sở dữ liệu IPM. Bước 9: Click Close để đóng cửa sổ Operation Configuration Xem các các thông tin được thống kê End-to-End Bước 1: Từ cửa sổ chính của IPM chọn 1 hay nhiều IP Echo collector (Có thể chọn nhiều nhất là 0 collector). Bước 2: Chọn view>Statistics. Cửa sổ IP Historical Statistics hiện ra Hình 3-10. Cửa sổ thông tin thống kê IP trước đó Đo hiệu năng Hop-by-Hop Thao tác IP Path Echo của IPM cho phép đo hiệu năng hop-to-hop giữa một thiết bị router Cisco và một thiết bị trên mạng bằng cách xác định đường dẫn. Sử dụng traceroute và thực hiện đo hiệu năng giữa router nguồn và hop gián đoạn trên đường dẫn. Nếu có nhiều đường có giá bằng nhau đi từ router nguồn tới đích thao tác Path Echo có t._.(11 PM) # may be included in the reports. However, you will probably want to # restrict the hours included in the reports to normal business hours. # # The hours are defined as starting at 0 minutes past the hour, and going # through 59 minutes and 59 seconds past the hour. # # # Set the value of each ipm_business_hour_x parameter to either 0 or 1. # A value of 1 indicates that IPM will use this hour of the day when # generating daily, weekly and monthly reports. A value of 0 indicates # that IPM will ignore this hour of the day when generating daily, weekly # and monthly reports. # # For example, setting 'ipm_business_hour_9=1' will cause all data collected # between 9:00AM and 9:59AM on business days to be included in reports. # ipm_business_hour_0=1 ipm_business_hour_1=1 ipm_business_hour_2=1 ipm_business_hour_3=1 ipm_business_hour_4=1 ipm_business_hour_5=1 ipm_business_hour_6=1 ipm_business_hour_7=1 ipm_business_hour_8=1 ipm_business_hour_9=1 ipm_business_hour_10=1 ipm_business_hour_11=1 ipm_business_hour_12=1 ipm_business_hour_13=1 ipm_business_hour_14=1 ipm_business_hour_15=1 ipm_business_hour_16=1 ipm_business_hour_17=1 ipm_business_hour_18=1 ipm_business_hour_19=1 ipm_business_hour_20=1 ipm_business_hour_21=1 ipm_business_hour_22=1 ipm_business_hour_23=1 # # The ipm_business_day settings describe which days of the week IPM will # use when generating weekly and monthly reports. Each day of the week # is represented by a number: # # Sunday is 0 # Monday is 1 # Tuesday is 2 # Wednesday is 3 # Thursday is 4 # Friday is 5 # Saturday is 6 # # Set the value of each ipm_business_day_x parameter to either 0 or 1. # A value of 1 indicates that IPM will use this day of the week when # generating weekly and monthly reports. A value of 0 indicates that IPM # will ignore this day of the week when generating weekly and monthly reports. # # For example, setting 'ipm_business_day_2=1' will cause all # data collected on Tuesday during business hours to be included in reports. # ipm_business_day_0=1 ipm_business_day_1=1 ipm_business_day_2=1 ipm_business_day_3=1 ipm_business_day_4=1 ipm_business_day_5=1 ipm_business_day_6=1 Thiết lập SNMP timeout và thử lại các biến môi trường Một IPM Server và một router nguồn không cần phải ở gần nhau về mặt vật lý. Trên thực tế, chúng có thể ở rất xa nhau, tuy nhiên, khoảng cách càng tăng thì càng mất nhiều thời gian để router nguồn trả lời các yêu cầu của SNMP. Nếu thời gian trả lời vượt quá giá trị timeout định nghĩa trước thì IPM sẽ hiểu độ trễ đó như là một SNMP timeout. Đại lượng này sẽ tác động đến thao tác của các collector. Ví dụ, nếu bạn có một IPM Server ở NewYork, và một router nguồn ở Tokyo, SNMP timeout có thể ngăn cản việc bạn cấu hình các collector trên router nguồn, hoặc bạn có thể cấu hình nhưng timeout sẽ tác động đến giai đoạn sau khi mà không có dữ liệu thống kê được thu thập từ router nguồn. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là định nghĩa thêm một IPM Server, gần với router nguồn ở mức vật lý. Tuy nhiên, nếu không có hộp chọn chức năng đó, bạn có thể thiết lập các giá trị mới cho SNMP timeout và thử lại các biến môi trường. Sau đây là các biến môi trường kiểm soát SNMP timeout IPM_SNMP_TIMEOUT : Thời gian tính bằng giây cho IPM Server đợi một response. Miền giá trị : từ 1 đến 60 giây. Mặc định là 5 giây. IPM_SNMP_RETRIES : Số lần IPM server cố gắng gửi lại một request đã bị timeout trong lúc đang nó đang chờ đợi response. Miền giá trị : 1 đến 5 lần gửi lại. Mặc định là 3. IPM_SNMP_TIMEOUT_INCREMENT : thời gian tính bằng giây để thêm vào giá trị timeout hiện thời cho lần gửi lại tiếp theo. Miền giá trị : từ 1 đến 60 giây. Mặc định là 5 giây. Sử dụng các giá trị mặc định, IPM chờ 50 giây trước khi xác định một SNMP request không được thực hiện, 5 giây để khởi tạo timeout, sau đó là 3 lần thử lại (10, 15, và 20 giây tương ứng với các lần). Nếu vượt quá SNMP timeout là vấn đề trong hệ thống mạng của bạn thì cố gắng tăng dần timeout (theo một lượng nhỏ) cho đến khi vấn đề vấn đề được giải quyết. Để thiết lập giá trị mới cho các biến trên, sử dụng một trong các thủ tục sau : Thiết lập các biến môi trường SNMP trong Solaris : Để thiết lập các biến môi trường SNMP trong Solaris, thực hiện theo các bước : Bước 1 : đảm bảo rằng IPM server đang ở trạng thái dừng. Để dừng IPM server gõ : # cd /opt/CSCOipm/bin # ./ipm stop Bước 2 : trên IPM server, dùng một trình soạn thảo văn bản để mở file ipm.env. Trong Solaris, thư mục mặc định cho file ipm.env là /opt/CSCOipm/etc. Chú ý : thư mục mặc định để cài đặt IPM là /opt. Nếu bạn cài IPM trên một thư mục khác, phải chỉ rõ đường dẫn đến thu mục thay vì /opt. Mặc định, các định nghĩa về biến được chú thích ra file: # Max value is 60, default is 5, min is 1 #IPM_SNMP_TIMEOUT=5 #export IPM_SNMP_TIMEOUT # Max value is 5, default is 3, min is 1 #IPM_SNMP_RETRIES=3 #export IPM_SNMP_RETRIES # Max value is 60, default is 5, min is 1 #IPM_SNMP_TIMEOUT_INCREMENT=5 #export IPM_SNMP_TIMEOUT_INCREMENT Bước 3 : để thay đổi một định nghĩa về biến, tiến hành xoá dấu chú thích (#) từ định nghĩa và thay đổi thiết lập. Ví dụ, để đổi giá trị timeout thành 10 giây, ta đổi dòng sau trong file : # Max value is 60, default is 5, min is 1 IPM_SNMP_TIMEOUT=10 export IPM_SNMP_TIMEOUT Bước 4 : lưu các thay đổi của bạn và đóng file. Bước 5 : đăng nhập vào như là root user. Bước 6 : khởi động lại IPM server bằng cách gõ : # cd /opt/CSCOipm/bin # ./ipm restart Khi IPM server khởi động, nó phát hiện các biến và dùng các giá trị mới. Thiết lập các biến môi trường SNMP trong Windows : Để thiết lập các biến môi trường trong Windows, thực hiện theo các bước : Bước 1 : đảm bảo rằng IPM server đang ở trạng thái dừng. Để dừng IPM server, ta gõ : cd c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor\Server\bin ipm stop Bước 2 : trên IPM server, dùng một trình soạn thảo văn bản để mở file ipm.env. Trong Windows, thư mục mặc định cho file ipm.env là c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor\server\etc. Chú ý : thư mục mặc định để cài đặt IPM là c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor. Nếu bạn cài IPM trên một thư mục khác, phải chỉ rõ đường dẫn đến thu mục thay vì c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor. Mặc định, các định nghĩa về biến được chú thích ra file: # Max value is 60, default is 5, min is 1 #set IPM_SNMP_TIMEOUT=5 # Max value is 5, default is 3, min is 1 #set IPM_SNMP_RETRIES=3 # Max value is 60, default is 5, min is 1 #set IPM_SNMP_TIMEOUT_INCREMENT=5 Bước 3 : để thay đổi một định nghĩa về biến, tiến hành xoá dấu chú thích (#) từ định nghĩa và thay đổi thiết lập. Ví dụ, để đổi giá trị timeout thành 10 giây, ta đổi dòng sau trong file : # Max value is 60, default is 5, min is 1 set IPM_SNMP_TIMEOUT=10 Bước 4 : lưu các thay đổi của bạn và đóng file. Bước 5 : đăng nhập vào như là nhà quản trị. Bước 6 : khởi động lại IPM server bằng cách gõ : cd c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor\server\bin ipm restart Thiết lập giá trị timeout mới cho IPM server Giá trị timeout mặc định cho các dịch vụ thu thập dữ liệu và cấu hình là 120 giây. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cấu hình hơn 1000 collector trên một IPM server đơn lẻ thì bạn phải tăng giá trị timeout đó lên. Các giá trị timeout này điều khiển IPM timing, mà không ảnh hưởng đến việc truyền thông với các router nguồn. Với mỗi nhóm 500 collector, thêm 30 giây cho giá trị timeout mặc định (120 giây) đối với cả dịch vụ thu thập dữ liệu và dịch vụ cấu hình. Ví dụ, với 1500 collector thì đổi giá trị timeout thành 150 giây cho cả hai dịch vụ trên. Nếu bạn không thay đổi timeout, Process Manager có thể ngừng trong khi chờ dịch vụ thu thập dữ liệu được khởi động, do đó sẽ cản trở quá trình khởi tạo dịch vụ cấu hình. Để tăng giá trị timeout có thể sử dụng một trong các thủ tục sau : Thiết lập giá trị timeout Server trong Solaris : Để thiết lập giá trị timeout Server trên Solaris, thực hiện theo các bước : Bước 1 : trên IPM Server, dùng một trình soạn thảo văn bản để mở file ipm.conf. Trong Solaris, thư mục mặc định cho file ipm.conf là /opt/CSCOipm/etc. giá trị timeout cho dịch vụ thu thập dữ liệu được định nghĩa trong file : DataCollectionServer R MessageLogServer,SNMPServer /opt/CSCOipm/bin/CWB_ipmData_colld -ORBagentPort,44342,-PMCserverName,IPMProcessMgr,-PMCname,DataCollec tionServer,-MLCserverName,IPMMsgLogServer,-MLCname,DataCollectionSer ver,-N,IPMDataCollectionServer,-R,/opt/CSCOipm 120 giá trị timeout cho dịch vụ cấu hình liệu được định nghĩa trong file : ConfigServer R MessageLogServer,SNMPServer,DataCollectionServer /opt/CSCOipm/bin/CWB_ipmConfigServerd -ORBagentPort,44342,-PMCserverName,IPMProcessMgr,-PMCname,ConfigServ er,-MLCserverName,IPMMsgLogServer,-MLCname,ConfigServer 120 Bước 2 : để thay đổi timeout cho cả hai dịch vụ, đổi số 120 tại cuối mỗi dòng tương ứng. Ví dụ, đổi giá trị timeout cho dịch vụ cấu hình thành 240 giây : ConfigServer R MessageLogServer,SNMPServer,DataCollectionServer /opt/CSCOipm/bin/CWB_ipmConfigServerd -ORBagentPort,44342,-PMCserverName,IPMProcessMgr,-PMCname,ConfigServ er,-MLCserverName,IPMMsgLogServer,-MLCname,ConfigServer 240 Bước 3 : Save các thay đổi của bạn và đóng file. Bước 4 : đăng nhập vào như là root user. Bước 5 : khởi động lại IPM server bằng cách gõ : # cd /opt/CSCOipm/bin # ./ipm restart Khi IPM server khởi động, nó sẽ sử dụng giá trị timeout mới. Thiết lập giá trị timeout Server trong Windows : Để thiết lập giá trị timeout Server trên Windows, thực hiện theo các bước : Bước 1 : trên IPM Server, dùng một trình soạn thảo văn bản để mở file ipm.conf. Trong Windows, thư mục mặc định cho file ipm.conf là c:\ProgramFiles\Internetwork Performance Monitor\server\pmconf. giá trị timeout cho dịch vụ thu thập dữ liệu được định nghĩa trong file : DataCollectionServer R MessageLogServer,SNMPServer C:\PROGRA~1\INTERN~1\Server\bin\CWB_ipmData_colld -ORBagentPort,44342,-OAconnectionMaxIdle,8640000,-PMCserverName,IPMP rocessMgr,-PMCname,DataCollectionServer,-MLCserverName,IPMMsgLogServ er,-MLCname,DataCollectionServer,-N,IPMDataCollectionServer,-R,C:\PR OGRA~1\INTERN~1\Server,-MLCfilterFileName,C:\PROGRA~1\INTERN~1\Serve r\logs\DataCollectionServer.flt 120 giá trị timeout cho dịch vụ cấu hình liệu được định nghĩa trong file : ConfigServer R MessageLogServer,SNMPServer,DataCollectionServer C:\PROGRA~1\INTERN~1\Server\bin\CWB_ipmConfigServerd -ORBagentPort,44342,-OAconnectionMaxIdle,8640000,-PMCserverName,IPMP rocessMgr,-PMCname,ConfigServer,-MLCserverName,IPMMsgLogServer,-MLCn ame,ConfigServer,-MLCfilterFileName,C:\PROGRA~1\INTERN~1\Server\logs \ConfigServer.flt 120 Bước 2 : để thay đổi timeout cho cả hai dịch vụ, đổi số 120 tại cuối mỗi dòng tương ứng. Ví dụ, đổi giá trị timeout cho dịch vụ cấu hình thành 240 giây : ConfigServer R MessageLogServer,SNMPServer,DataCollectionServer C:\PROGRA~1\INTERN~1\Server\bin\CWB_ipmConfigServerd -ORBagentPort,44342,-OAconnectionMaxIdle,8640000,-PMCserverName,IPMP rocessMgr,-PMCname,ConfigServer,-MLCserverName,IPMMsgLogServer,-MLCn ame,ConfigServer,-MLCfilterFileName,C:\PROGRA~1\INTERN~1\Server\logs \ConfigServer.flt 240 Bước 3 : Save các thay đổi của bạn và đóng file. Bước 4 : đăng nhập vào như là người quản trị. Bước 5 : khởi động lại IPM server bằng cách gõ : cd c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor\server\bin ipm restart Khi IPM server khởi động, nó sẽ sử dụng giá trị timeout mới. Thiết lập biến DISPLAY trong SOLARIS Biến DISPLAY được thiết lập như là một phần môi trường đăng nhập của bạn trong Solaris. Tuy nhiên, nếu bạn Telnet vào một trạm ở xa, bạn phải thiết lập biến DISPLAY thành dạng cục bộ. Để làm được điều đó, gõ : setenv DISPLAY local_ws:0.0 với local_ws là trạm địa phương của bạn. nếu hệ shell của bạn không hỗ trợ câu lệnh setenv, gõ : export DISPLAY=local_ws:0.0 nếu bạn Telnet vào một máy trạm ở xa, và bạn không thiết lập biến DISPLAY thành dạng cục bộ thì bạn không thể sử dụng : Ipm ipm control –rt ipm debug ipm pmstatus ipm start client Sao lưu hoặc lưu trữ cơ sở dữ liệu của IPM Cơ sở dữ liệu của IPM được tự động sao lưu hàng ngày vào lúc 1:00 a.m. Nếu file cơ sở dữ liệu của bạn ngừng hoạt động, bạn có thể khôi phục lại cơ sở dữ liệu của IPM nhờ dữ liệu sao lưu. Để khôi phục lại cơ sở dữ liệu của IPM từ bản sao lưu : Trong Solaris, gõ : # cd /opt/CSCOipm/bin # ./ipm dbrestore Trong Windows, gõ : cd c:\Program Files\Internetwork Performance Monitor\server\bin ipm dbrestore Chú ý : lệnh trên có thể phải mất vài giờ để hoàn thành. Thiết lập NVRAM Nếu bạn thực hiện cấu hình các collector qua IPM, bạn sẽ không thấy các đối tượng SAA được tạo ra, khi các nguồn được chọn phù hợp với các collector trong quá trình cấu hình. Tuy nhiên, nếu bạn cấu hình trên giao diện dòng lệnh, bạn có thể thấy được các SAA. Để xem các SAA của IPM collector trong quá trình cấu hình, thực hiện theo các bước : Trên hệ thống Windows : Bước 1 : sửa đổi file ipm.env trong thư mục C:\Program Files\Internetwork Performance Monitor\Server\etc. Bước 2 : đổi giá trị của IPM_NVRAM_ENABLE thành 1(thiết lập mặc định là 0). IPM_NVRAM_ENABLE=1 Bước 3 : khởi động lại IPM server bằng lệnh ipm restart từ cửa sổ dòng lệnh. Trên hệ thống Solaris : Bước 1 : sửa đổi file ipm.env trong thư mục /opt/CSCOipm/etc. Bước 2 : đổi giá trị của IPM_NVRAM_ENABLE thành 1(thiết lập mặc định là 0). set IPM_NVRAM_ENABLE=1 Bước 3 : khởi động lại IPM server bằng lệnh ipm restart từ cửa sổ dòng lệnh. Cho phép/cấm Administrative Password Nếu bạn cấm khả năng quản trị passwd khi cài đặt IPM, bạn có thể cho phép lại nó bằng lệnh ipm password tại dấu nhắc lệnh của IPM. IPM sẽ nhắc bạn được phép quản trị passwd và nhập vào passwd mới. bạn phải nhập vào một passwd mới và xác nhận passwd đó bằng cách gõ lại. Passwd nên bắt đầu bằng một chữ cái và chiều dài lớn nhất là 15 kí tự. bạn có thể cấm bằng lệnh ipm password. Thay đổi password của cơ sở dữ liệu IPM Nếu bạn không thay đổi passwd CSLD lúc cài IPM, bạn có thể thay đổi nó bằng lệnh ipm dbpassword từ dấu nhắc lệnh của IPM. IPM nhắc bạn nhập vào passwd cũ, sau khi bạn nhập vào passwd cũ, bạn cần gõ vào passwd mới và xác nhận bằng cách gõ lại. Passwd nên bắt đầu bằng một chữ cái và chiều dài lớn nhất là 15 kí tự. Sau khi bạn khôi phục lại CSDL của IPM, passwd CSDL mới sẽ trở thành passwd hợp lệ. Các thuật ngữ A Agent Một tiến trình chạy trong các thiết bị và thông báo về giá trị của các biến cho trạm quản lý B Browser Một ứng dụng đồ hoạ, như Internet Explorer và Netscape Navigator, được dùng để truy cập các siêu văn bản hoặc các dịch vụ khác nằm trên các server ở xa thông qua World Wide Web (WWW) và Internet. C Cisco IOS software Phần mềm Cisco Internetwork Operating System. Đây là phần mềm hệ thống của Cisco cung cấp các chức năng cơ bản và an ninh cho nhiều sản phẩm của Cisco. Phần mềm Cisco IOS cho phép cài đặt và quản lý mạng một cách tập trung và tự động. CLI Giao diện giòng lệnh. Đây là giao diện cho phép người dùng giao tiếp với Cisco IOS bằng cách nhập vào các dòng lệnh và các tham số. client Một nút hoặc phần mềm yêu cầu dịch vụ từ một server. Giao diện người dùng của IPM là một ví dụ về client. Xem thêm Server. collector Một thực thể được định nghĩa để đo hiệu năng của mạng từ một router (nguồn) đến một thiết bị nhất định (target). Định nghĩa collector bao gồm thông tin về đích, giao thức được sử dụng để đo, tần suất đo, và thời lượng đo. command line interface Xem CLI. community name Xem community string. community string Một xâu ký tự có tác dụng như password và được sử dụng để chứng thực các thông điệp được gửi giữa trạm quản lý và một router có SNMP agent. Community string được gửi kèm theo mỗi gói tin giữa trình quản lý và agent. Community string còn gọi là community name. D data-link switching Xem DLSw. đeicated line Communication line that is indefinitely (mập mờ, không rõ ràng) reserved for transmissions, rather than switched as transmission is required. Xem thêm leased line. device Xem node. DHCP Dynamic Host Configuration Protocol. Cung cấp một cơ chế cấp phát địa chỉ IP động, do đó các địa chỉ có thể tái sử dụng khi host không dùng đến nữa. DLSw data-link switching. Đây là chuẩn được mô tả trong RFC 1434, cung cấp các phương thức cho phép chuyển forward dữ liệu SNA và NetBIOS qua mạng TCP/IP sử dụng mạng chuyển mạch liên kết dữ liệu. DLSw sử dụng SSP thay vì SRB, loại bỏ được các nhược điểm như thời gian quá hạn, hạn chế trong quản lý luồng và hạn chế trong lược đồ ưu tiên. Xem thêm SRB và SSP. DNS Domain Name System. Đây là hệ thống được sử dụng trên mạng để chuyển đổi tên của các nút mạng sang địa chỉ tương ứng. domain 1. Trên mạng Internet, đây là một phần của cây gồm các tên của các tổ chức, nhóm được, cây được phân cấp theo loại hoặc vị trí địa lý. 2. Trong SNA, đây là một SSCP và các tài nguyên mà nó điều khiển. Domain Name System Xem DNS. duration Lượng thời gian (tính bằng giây) mà một collector thu thập các thông tin về hiệu năng mạng tại một router nguồn. Giá trị mặc định là không hạn chế thời gian. Giá trị đúng là từ 1 giờ trở lên. Dynamic Host Configuration Xem DHCP. E echo Đo tổng độ trễ, lỗi và các thông tin khác từ router nguồn tới thiết bị đích. G graphical user interface Xem GUI. GUI graphical user interface.Môi trường gồm hình ảnh và chữ thể hiện input/output của một ứng dụng và cấu trúc phân cấp hoặc các cấu trúc dữ liệu khác có lưu thông tin. Những thành phần thông dụng như nút nhấn, biểu tượng, cửa sổ, ..., và nhiều thao tác có thể thực hiện sử dụng các thiết bị trỏ (như con chuột). Microsoft Windows và Apple Macintosh là 2 ví dụ điển hình về việc sử dụng GUI. H hop Thuật ngữ mô tả việc di chuyển của gói tin giữa 2 nút mạng (ví dụ, giữa 2 router). Xem thêm hop count. hop count Đơn vị đo việc chọn đường để đo khoảng cách giữa nút nguồn và nút đích. RIP sử dụng duy nhất hop count. Xem thêm hop host Một máy tính trong mạng. Tương tự như thuật ngữ nút, ngoại trừ host thường được hiểu là một máy tính, trong khi đó nút thường được dùng cho bất kỳ mạng nào, bao gồm cả các máy chủ và router. host address Xem host number. host node Là nút vùng con SNA mà có một SSCP. Xem thêm SSCP. host number Một phần của địa chỉ IP được gán cho nút trong một mạng con được đánh địa chỉ. Còn gọi là host address. HTTP HyperText Transfer Protocol. Giao thức được sử dụng bởi trình duyệt Web và Web server để truyền file, ví dụ file văn bản và file đồ hoạ. HTML HyperText Markup Language. Ngôn ngữ định dạng văn bản đơn giản sử dụng các thẻ để chỉ ra cách một đoạn văn bản nào đó cần được thể hiện thế nào trong một chương trình thể hiện HTML, thông thường bao gồm hình ảnh, âm thanh và các thành phần media thông dụng khác được thể hiện trong trình duyệt Web. Xem thêm HTML và browser. HyperText Markup Language Xem HTML. HyperText Transfer Protocol Xem HTTP. I ICMP Internet Control Message Protocol. Giao thức tầng mạng Internet thông báo về lỗi và cung cấp các thông tin khác cho xử lý gói tin IP. Được mô tả trong RFC 792. Internet Control Message Protocol Xem ICMP. Internet Protocol Xem IP. Internet Performance Monitor Xem IPM. interval Xem duration. IP Internet Protocol. Giao thức tầng mạng trong ngăn xếp TCP/IP dùng cho kết nối giữa các mạng. IP cung cấp các tính năng đánh địa chỉ, mô tả loại dịch vụ, phân đoạn và tái hợp đoạn, và tính năng an ninh. Được mô tả trong RFC 791. IPM IPM là một ứng dụng dùng để đo và giám sát hiệu năng của mạng như độ trễ, jitter, khả dụng, độ mất gói và lỗi. Bạn có thể xem thống kê các thông tin này theo thời gian thực hoặc dùng IPM lưu chúng trong CSDL để phân tích sau. Bạn cũng có thể sử dụng IPM để thiết lập baseline của mạng và giám sát các ngưỡng. IP Address Địa chỉ 32 bit được gán cho các host sử dụng TCP/IP. Một địa chỉ IP thuộc về một trong 5 lớp (A, B, C, D và E) và được viết gồm 4 phần phân tách nhau bởi dấu chấm (Định dạng thập phân dấu chấm - dotted decimal format). Mỗi địa chỉ bao gồm số hiệu mạng, một số hiệu mạng con (có thể không có), và một số hiệu máy. Số hiệu mạng và mạng con được sử dụng cho chọn đường, còn số hiệu máy được sử dụng để phân biệt các máy trong mạng con. Mặt nạ mạng con (subnet mask) được sử dụng để tách thông tin về mạng và mạng con từ một địa chỉ IP. CIDR cung cấp phương pháp mới để biểu diễn địa chỉ IP và các mặt nạ mạng con. Xem thêm IP. IPM Administrative Password Để bảo vệ tính toàn vẹn của CSDL của IPM, IPM cung cấp tính năng bảo mật client, cho phép định nghĩa IPM Administrative password. IPM sẽ yêu cầu nhập IPM Admistrative password để sử dụng một số chức năng của client như mở seed file, truy cập Secure Web client, sử dụng lệnh ipm tshoot, và tải về phần mềm IPM client từ trang chủ IPM Server. J Jitter Sự dao động về độ trễ giữa nguồn và đích. Jitter là một tham số QoS quan trọng cho các ứng dụng tiếng nói và video. L latency Thời gian cần thiết để một gói tin truyền giữa một cặp nguồn và đích. leased line Đường truyền được dành riêng cho mục đích sử dụng riêng của khách hàng. Leased line là một đeicated line. Xem dedicated line. logical unit Xem LU. Loose Source Routing Chọn đường mà địa chỉ IP của nút tiếp theo có thể cách một vài router (nhiều hop). Một cách khác là strict source routing, trong đó, router tiếp theo phải liền kề (một hop). LU logical unit. Thành phần chính của SNA, một LU là một NAU (thành phần mạng có thể định địa chỉ được – network addressable unit) mà cho phép người dùng cuối liên lạc với nhau và nhận quyền truy cập vào các tài nguyên mạng SNA. M Management Information Base Xem MIB. MIB Management Information Base. CSDL về các thông tin quản trị mạng được sử dụng mà quản lý bởi một giao thức quản trị mạng như SNMP. Giá trị của đối tượng MIB có thể thay đổi hoặc nhận được nhờ sử dụng các câu lệnh SNMP, thông thường thông qua một hệ thống GUI quản trị mạng. Các đối tượng MIB được tổ chức trong một cấu trúc cây bao gồm các nhánh public và nhánh private. Multiple Virtual Storage Xem MVS. MVS Multiple Virtual Storage. Bao gồm một MVS/System Product Version 1 và một MVS/370 Data Facility Product hoạt động dựa trên một chip System/370. N name resolution Thông thường, đây là một thao tác tìm một vị trí nào đó trong mạng có tên được chỉ ra. name server Server nối vào mạng và resolve (giải quyết) một tên mạng thành địa chỉ mạng. NetView Kiến trúc quản trị mạng IBM và các ứng dụng liên quan. NetView là một ứng dụng VTAM được sử dụng cho quản trị các mainfraime trong các mạng SNA. Xem thêm VTAM. network management system Xem NMS. Network Management Vector Transport Xem NMVT. node Điểm cuối của một kết nối mạng, hoặc cầu nối đến 2 đường hoặc nhiều hơn trong một mạng. NMS network management system. Hệ thống chịu trách nhiệm quản lý ít nhất một phần của mạng. Thông thường, một NMS là một máy tính khá mạnh và được trang bị tốt. Các NMS liên lạc với các agent để theo dõi thông số của mạng và các tài nguyên. NMVT Network Management Vector Transport. Thông điệp SNA bao gồm một chuỗi các vector chứa các thông tin quản trị mạng nào đó. NSPECHO Ứng dụng VTAM chạy trong maiframe để hỗ trợ giải pháp IPM và SA Agent. NSPECHO được sử dụng bởi IPM để đo độ trễ tới mainframe. O operation Tập các tham số được sử dụng để đo các thông tin hiệu năng của mạng. Các tham số chỉ ra loại phép đo thực hiện và nhiều tham số khác cho loại phép đo đó. P Path Echo Đo tổng độ trễ cũng như độ tăng độ trễ cho mỗi hop trong mỗi đường giữa router nguồn và thiết bị đích. physical unit Xem PU. ping Gửi thông điệp ICMP echo và nhận trả lời. Thông thường được sử dụng trong mạng IP để kiểm tra khả năng kết nối đên thiết bị mạng nào đó. PU physical unit. Một thành phần SNA quản lý và giám sát các tài nguyên của một node, được yêu cầu bởi một SSCP. Mỗi node có một PU. Q Qos Quality of Service. Thước đo hiệu năng của một hệ thống truyền (transmission) phản ánh chất lượng chuyền và chất lượng dịch vụ sử dụng. Quality of Service Xem QoS. R request/response unit Xem RU. Response Time Reporter Xem SA Agent. round-trip time Xem RTT. route Đường đi qua mạng giữa nguồn và đích. router Một thiết bị tầng mạng sử dụng một hoặc nhiều thước đo để tìm đường đi tối ưu. Các Router forward các gói tin từ mạng này sang mạng khác dựa trên thông tin của tầng mạng. RTR Xem SA Agent. RTT round-trip time. Thời gian cần thiết cho một gói tin truyền từ nguồn tới đích rồi trở lại. RTT bao gồm thời gian cần thiết cho đích xử lý thông điệp từ nguồn và trả lời. Các thước đo độ trễ sử dụng bởi IPM và SA Agent là đo độ trễ round-trip time. RTTMON MIB round-trip time monitor management information base. MIB độc quyền tạo bởi Cisco để lấy lưu thông tin round-trip time. MIB được thực hiện bởi phần mềm Cisco IOS trong router nguồn. Ứng dụng IPM lấy thông tin round-trip time từ MIB này. Bạn có thể truy cập thông tin thêm về MIB này, trên Internet tại địa chỉ: ftp://ftp.cisco.com/pub/mibs/v2/CISCO-RTTMON-MIB.my MIB này được mở rộng để giám sát thông tin hiệu năng mạng và cả thông tin round-trip time. RU request/respone unit. Các thông điệp yêu cầu và trả lời trao đổi giữa các NAU trong một mạng SNA. S SA Agent Service Assurance Agent. Tính năng của phần mềm Cisco IOS cho phép đo và giám sát hiệu năng của mạng giữa một router Cisco và một thiết bị ở xa. SA Agent Responder Thành phần nhúng trong router Cisco sử dụng phần mềm Cisco IOS version 12.1 hoặc cao hơn. Chức năng của nó là để đáp ứng các gói tin yêu cầu của SA Agent từ một router nguồn sử dụng phần mềm SA Agent. Responder có thể nghe ở bất kỳ cổng TCP hoặc UDP nào do người dùng định nghĩa. SA Agent Responder chỉ cần cho một số loại collector nhất định, như Enhanced UDP cho giám sát jitter trong mạng Voice-over-IP. server Node hoặc phần mềm cung cấp dịch vụ cho các client. Xem thêm client. Service Assurance Agent Xem SA Agent Simple Network Management Protocol Xem SNMP. SNA System Network Architecture. Kiến trúc mạng lớn, phức tạp, nhiều tính năng phát triển bởi IBM vào những năm 1970. Có những mặt giống với mô hình tham chiếu OSI. Đặc biệt, SNA được thiết kế với 7 lớp. SNMP Simple Network Management Protocol. Giao thức quản trị mạng sử dụng hầu hết dành riêng cho mạng TCP/IP. SNMP cung cấp khả năng giám sát và điều khiển các thiết bị mạng, và quản lý các cấu hình, tập hợp thông tin thống kê, hiệu năng, và an ninh. SNMP Agent Simple Network Management Protocol agent. Nằm trong router nguồn và được cung cấp theo phần mềm Cisco IOS. SNMP agent nhận các yêu cầu từ IPM SNMP server để thực hiện các chức năng liên quan đến IPM. source router khởi nguồn mà từ đó IPM thực hiện đo hiệu năng mạng. source-route bridging Xem SRB. SRB source-route bridging. Là một phương thức của bridging bắt nguồn từ IBM và thông dụng trong mạng Token Ring. Trong một mạng SRB, toàn bộ routing đến một đích nào đó đều được tính trước, theo thời gian thực, trước khi truyền dữ liệu tới đích. SSCP System Services Control Point. Điểm trung tâm trong một mạng SNA cho quản trị cấu hình mạng, các yêu cầu phát hiện lỗi và cung cấp các dịch vụ thư mục và các dịch vụ phiên cho người dùng cuối của mạng. SSCP-PU session Phiên sử dụng bởi SNA để cho phép một SSCP quản lý các tài nguyên của một node thông qua PU. Các SSCP có thể gửi các yêu cầu tới, và nhận các trả lời từ một node để điều khiển cấu hình mạng. SSP Switch-to-Switch Protocol. Giao thức trong chuẩn DLSw, được sử dụng bởi các router thiết lập kết nối DLSw, định vị tài nguyên, forward dữ liệu, và thực hiện điều khiển luồng, khắc phục lỗi. Xem thêm DLSw. static route Những thông tin chọn được cấu hình trước điền vào bảng routting. Static route có ưu tiên cao hơn route được chọn bằng giao thức routing động. Switch-to-Switch Protocol Xem SSP. System Network Architecture Xem SNA. system services control point Xem SSCP. T target Bất kỳ một thiết bị có thể đánh địa chỉ nào hoặc mainframe IBM Multiple Virtual Storage (MVS) mà có thể tới được bởi router nguồn. Target là đích của các phép đo hiệu năng mạng. TCP Transmission Control Protocol. Giao thức tầng giao vận hướng liên kết mà cung cấp khả năng truyền dữ liệu song công tin cậy. TCP là một phần của ngăn xếp giao thức TCP/IP. Xem thêm TCP/IP. TCP/IP Transmission Control Protocol/Internet Protocol. Tên thông dụng cho bộ giao thức phát triển bởi U.S.DoD trong những năm 1970 để hỗ trợ việc xây dựng những liên mạng lớn. TCP và IP là 2 giao thức nổi tiếng nhất trong bộ giao thức đó. Xem thêm IP và TCP. throughput Tỷ lệ thông tin đến, và có thể đi qua, một điểm nào đó trong hệ thống mạng. timeout Sự kiện xảy ra khi một thiết bị mạng chờ nhận thông tin từ một thiết bị mạng khác trong một khoảng thời gian nhưng không nhận được. Thông thường, timeout là kết quả của việc truyền lại thông tin, hoặc huỷ một phiên kết nối giữa 2 thiết bị. Transmission Control Protocol Xem TCP. Transmission Control Protocol/Internet Protocol Xem TCP/IP. trap Thông điểp gửi bởi một SNMP agent đển một NMS, console, hoặc terminal chỉ ra sự xuất hiệ một sự kiện quan trọng, ví dụ như một điều kiện định trước hoặc ngưỡng đã đạt tới. U UDP User Datagram Protocol. Giao thức không liên kết tầng giao vận trong ngăn xếp giao thức TCP/IP. UDP là một giao thức đơn giản cho phép trao đổi các datagram mà không cần báo nhận hoặc đảm bảo truyền, các yêu cầu xử lý lỗi và truyền lại được thực hiện bởi các giao thức khác. UDP được định nghĩa trong RFC 768. User Datagram Protocol Xem UDP. V Virtual Telecommunications Access Method Xem VTAM. VTAM Virtual Telecommunications Access Method. Tập các chương trình điều khiển truyền thông giữa các LU. VTAM điều khiển truyền dữ liệu giữa các thiết gắn kênh (channel-attached device) và thực hiện chức năng chọn đường. Xem thêm LU. W World Wide Web Xem WWW. WWW World Wide Web. Mạng quy mô lớn của các Internet server cung cấp hypertext và các dịch vụ khác cho các terminal chạy các ứng dụng client như trình duyệt. Xem them browser. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN211.doc