Triển vọng mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Singapore

Tài liệu Triển vọng mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Singapore: ... Ebook Triển vọng mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Singapore

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Triển vọng mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ Tiếng Anh Tiếng Việt 1 APECT Asia pacific Economic Cooperation Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương 2 ASEAN Asociation Hiệp hội các nước Đông Nam Á 3 BTA US – Viet Nam Blilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại Việt- Mỹ 4 GRCs Group Representation Constituencies đơn vị loại thành viên và đơn vị loại đại diện 5 PAP People's Action Party Đảng Nhân dân Hành động 6 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á 7 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 USD United States Dollar Đô la mỹ 9 ISO International Organization For Standardization Tiêu chuẩn quản lý chất lượng 10 VIETRADE Viet Nam Trade Promote Cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam 11 ITC International trade committe Ủy ban thương mại quốc tế 12 WB World Bank Ngân hàng thế giới 13 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng1.1. GDP của Singapore năm 2006-2007 19 Bảng 1.2 Thu nhập quốc dân và tỷ giá hối đoái 20 Bảng 1.3. Số nhà máy và tổng công suất lọc dầu của một số quốc gia 21 châu Á năm 2006 21 Bảng 1.4. Hoạt động thương mại của Singapore 26 Bảng 1.5. Nhập khẩu từ Việt Nam của Singapore từ 2004-2006 36 Bảng 1.6. Xuất khẩu đến Việt Nam của Singapore từ 2004-2006 36 Bảng 1.7: Ba nước ASEAN đầu tư lớn nhất tại Việt Nam 1988-2006 37 Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore 39 Bảng 2.2:Trung chuyển hàng hoá Việt Nam qua thị trường Singapore 2007 58 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài Xu thế hội nhập và liên kết quốc tế về kinh tế trên thế giới hiện nay đang diễn ra một cách mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế thì vị thế của mỗi quốc gia sẽ được nâng cao trên các phương diện về chính trị. Nhận thức được tầm quan trong của vấn đề này, đảng và nhà nước Việt Nam đã hướng nên kinh tế đất nước theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế và Việt Nam đã tham gia các tổ chức WTO, APECT, AFTA .Đảng và chính phủ đưa đinh hướng phát triển các mối quan hệ tốt đẹp đối với các quốc gia thuộc khu vực ASEAN là trọng tâm. Singapore là một đối tác vô cùng quan trọng của Việt Nam trong khu vực ASEAN, đây là nước có lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam lớn nhất. Không những Singapore hợp tác với Việt Nam về kinh tế mà còn còn đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Hai nước đã bổ sung cho nhau những mặt manh, yếu kém cùng nhau đưa nền kinh tế hai nước đi lên cùng nhau phát triển trong sân chơi kinh tế quốc tế. Và kim ngạch buôn bán hai chiều của hai nước tăng lên theo từng năm và các mặt hàng ngày càng đa dạng hơn. Do đó đề tài “Triển vọng mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Singapore” đựoc chọn làm đề tài nghiên cứu thực tập của tôi. 2. Mục đính nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu với mục đích tìm hiểu mối quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam-Singapore trứoc khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế và triển vọng khi tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế. Để từ đó có thể đưa ra các giải pháp, kế hoạch đê đẩy mạnh kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nuớc. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan về đất nước Singapore và mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam và Singapore . * Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: Tập chung nghiên cứu kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Singapore qua các năm, các mốc thời gian quan trọng( khủng hoảng kinh tế, tăng truởng…) Thời điểm nghiên cứu: trươc khi chưa tham gia vào các tổ chức kinh tế quan trọng và khi đã tham gia . 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biên chứng và áp dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp về xu hướng tăng giảm từng mặt hàng, phương pháp phân tích yếu tố trong khoảng thời gian nhất đinh từ đó đưa ra dự báo 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận bài viết gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan về mối quan hệ Việt Nam- Singapore. Chương 2: Thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore. Chương 3: Triển vọng và những giải pháp thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng-trường đại học Kinh Tế Quốc Dân và cô Nguyễn Thu Hương phó phòng tổ chức Viện kinh tế và chính trị thế giới đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua để tôi có thể hoàn thành xuất sắc chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN TRUNG VỀ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỀ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ CỦA VIÊT NAM – SINGAPORE 1.1. lý thuyết về thương mại và đầu tư quốc tế: lý thuyết về thương mại quốc tế: Những thuyết cổ điển giải thích thương mại quốc tế như là kết quả của các nước có điều kiện khác nhau hay những lợi thế so sánh về những loại sản xuất khác nhau. E.Heckscher(1919) và ohlin trong tác phẩm “Thương mại liên khu vực và quốc tế” xuất bản năm 1933 đã cố gắng giải thích hiện tượng thương mại quốc tế như sau:” Trong một nền kinh tế mở cửa mỗi quốc gia đều tiến đến chuyên môn hóa sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là thuận lợi nhất”. Nói một cách khác thừa nhận là mỗi sản phẩm đòi hỏi một sự lien kết khác nhau các yếu tố sản xuất ( vốn, lao động, công nghệ..) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia về yếu tố này, mỗi nước sẽ chuyên môn hóa trong những ngành sản xuất cho phép các yếu tố với chi phí rẻ nhất so với các nưứoc khác. Như vậy , cơ hội của sự trao đổi buôn bán quốc tế H-O là lới thế tương đối. Hệ số biểu thị lợi thế tương đối này ( còn gọi là lợi thế so sánh ) được viết tắt là RCA ( the coefficient of Revealed comparative Advantage ). Hệ số này xác đinh như sau : RCA=tA/Tx;WA/W Trong đó: -tA: Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm A của nước X(tính theo FOB) trong một năm. -Tx là tổng kim ngạch của nước X trong năm đó -WA: tổng giá trị xuất khẩu của sản phẩm A của toàn thế giới trong năm đó -W: Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới. Thực chất hệ số RCA la phẩn ánh sự so sánh giữa tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm A trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia. Đối với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm A đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới trong cùng năm đó. Nếu RCA của sản phẩm của nước X nhỏ hơn tức là sản phẩm đó không có lợi thế so sánh thì không nên xuất khẩu mà nên nhập khẩu. Năm loại nguồn lực đã được phát hiện là: Tài nguyên thiên nhiên, vốn thực tế, lao đông, vốn đầu tư cho trình độ con người( vốn nhân văn ) và những phát minh thông qua việc nghiên cứu triển khai (R&D) Lao động Vốn S¶n xuÊt Tài nguyên Hàng hóa dịch vụ thiên nhiên Vốn con người Nghiên cứu và triển khai Hình 1: Năm nhân tố sản xuất của con người Trên thực tế chuyên môn hóa sản xuất vượt qua khỏi biên giới quốc gia, điều này cho thấy thương mại đem lại khả năng phúc lựoi cao nhất cho các nước tham gia Cùng với thời gian thuyết thương mại ngày càng được làm sang tỏ và đã được bổ sung, sửa đổi bằng một vài học thuyết mới tuy nhiên chuyên môn hóa sản xuất với những lợi thế so sánh vẫn là nguyên lý quan trọng trong thuyết thương mại. Theo như một vài học thuyết gần đây , mô hình thương mại chue yếu là kết quả của cạnh tranh không hoàn hảo, thong tin không cân xứng, kinh tế có sự chênh lệch và thiết kế sản xuất khác nhau. Mặt khác ,hoạt động thương mại có những lới thế về tiềm năng các học thuết cổ điển như của Adamsmith , DRicardo..cho rằng :Thương mại có thể làm công ty kiếm nhiều tiền thong hơn nhờ các chênh lệch của hoạt động kinh tế, sự cạnh tranh tăng lên, làm cho giá cả giảm và khách hàng có điều kiện lựa chọn hàng hóa và dịch vụ khác nhau 1.1.2 Lý thuyết về đầu tư quốc tế: Đầu tư quốc tế là sự vận động của tiền tệ và các tài sản khác giữa các quốc gia để điều chỉnh tỷ lệ kết hợp giữa các yếu tố sản xuất. nhằm đạt được lợi ích tối đa. Sự vận động của vốn giữa các quốc gia đã tạo thành các dòng chảy của vốn từ quốc gia này đến quốc gia khác nhằm làm cho vốn sinh sôi nhanh hơn. * Các lọai hình đầu tư quốc tế - Đầu tư gián tiếp: Đầu tư gián tiếp ( FPI) là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người sử hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Thực chất FPI là loại hình đẩu tư quốc tế mà chủ đầu tư không trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư, chủ đầu tư chỉ hưởng lãi suất theo tỷ lệ công bố trước số vốn mà họ đầu tư thông qua một đối tác nhất định ở nước khác. Các hình thức đầu tư này thường là: đầu tư trái phiếu, đầu tư cổ phiếu, viện trợ nước ngoài. Đặc điểm của hình thức đầu tư này: Nhà đầu tư không trực tiếp kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Chủ đầu tư nước ngoài kiếm lời qua lãi suất cho vay hay lãi suất cổ phần. Độ rủi ro thấp. nhưng hình thức này có nhược điểm: Hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài do hạn chế tỷ lệ góp vốn, hiêụ quả sử dụng vốn không cao gây nợ nước ngoài lớn, hình thức đầu tư này hạn chế khả năng tiếp thu kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý, các quốc gia đầu tư dễ bị lệ thuộc về chính trị. - Đầu tư trực tiếp( FDI): Đây là hình thức di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu trực tiếp là người quản lý sử dụng vốn đầu tư. Thực chất FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc hoặc mua phần lớn, thậm trí toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm theo mức độ sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án. Hình thức này có đặc điểm như sau: Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp đinh đạt mức tối thiểu theo luật đàu tư của từng nước. Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. FDI thường được thực hiện thong qua xây dựng mớidoanh nghiêp hay mua lại từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Nhưng hình thức này có nhược điểm: quốc gia đi đầu tư có thể bị suy thoái, tụt hậu nếu không khuyến khích đầu tư trong nước. và hoạt động đầu tư luôn mang rủi ro. Đối với nước tiếp nhận nếu không có chính sách phù hợp dẫn đến tình trạng đàu tư kém hiệu quả, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường 1.2 Sự cần thiết phải phát triển mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Singapore trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.1 Sự cần thiết phải phát triển mối quan hệ kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Khi tham gia vào sân chơi hội nhập kinh tế quốc tế mỗi quốc gia sẽ được bình đẳng trong việc giao lưu trao đổi buôn bán và hợp tác kinh tế. Khong còn chịu sự tác động qua lớn của các rào cản về thuế quan và phi thuế quan. Giúp cho các quốc gia trong tổ chức kinh tế quốc tế có tính phụ thuộc cao về kinh tế. Các quốc gia muốn tồn tại và phát triển phải liên kết với nhau lại hình thành nên các liên kết kinh tế quốc tế hỗ trợ bổ sung các mặt mạnh và yếu của nhau. 1.2.2 Sự cần thiết phải phát triển mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Singapore trong thời gian tới. Như đã nói ở trên mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức là vô cùng quan trọng, Việt Nam và Singapore cùng là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế như: ASEAN,WTO…. Như chúng ta biết Singapore là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, là đối tác quan trọng của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua Singapore là nước đầu tư lớn nhất cho Việt Nam nhưng đang còn hạn chế trong các lĩnh vực đầu tư, chưa khai thác hết các tiềm năng của Việt Nam. Việt Nam đã thu hút được nhiều quốc gia đầu tư vào Việt Nam và khi mà Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO thì cơ hội thu hút đầu tư sẽ càng được mở rộng. Trong những năm qua Việt Nam đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư từ Singapore, nhưng các nhà đầu tư chưa biết khai thác hết các mặt mạnh của minh như: tài nguyên, lao đông… và cũng chưa nhiều nhà đầu tư của Singapore đầu tư vào Việt Nam Có thể nhận thấy mối quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam và Singapore trong thời gian qua chưa sứng với tiềm năng của mỗi quốc gia do đó cần phải đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác về kinh tế giữa Viêt Nam và Singapore lên một tầm cao mới trong thời gian tới. 1.3 Tổng quan về đất nước Singapore 1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Về vị trí địa lý-địa hình của Singapore: Singapore là một quần đảo nằm ở phía bắc đường xích đạo, ở vào khoảng 103,4- 104 độ kinh đông và 1,15- 1,30 vĩ độ bắc. Singapore có diện tích 692,7 km2 với 54 đảo lớn nhỏ (trong đó 20 đảo có người ở). Phía tây và phía đông Singpore giáp Malaysia. Phía nam giáp Indonesia. Singapore nằm ở cực nam bán đảo Malacca là điểm án ngữ quan trọng trên con đường buôn bán bằng đường biển từ ấn độ dương sang thái bình dương, từ đông nam á hải đảo sang đông nam á lục địa. Về khí hậu và đất đai, Singapore nằm trong vùng khí hậu xích đạo nhiệt đới nên khí hậu thường xuyên nóng và ẩm, độ ẩm không khí cao. Là quốc gia hải đảo với 150 km bờ biển bao bọc xung quanh nên khí hậu Singapore quanh năm tương đối mát mẻ và dễ chịu. Nhiệt độ bình quân trong năm là 26,7oC, dao động từ 24oC đến 31oC, độ ẩm bình quân trong năm là 84,4%. Lượng mưa trung bình khá lớn, khoảng 2359 mm/ năm. Tuy vậy nhưng về đất đai, phần lớn diện tích đất Singpore đã bị đô thị hoá, do vậy đất dành cho nông nghiệp chỉ còn khoảng 1%, đất rừng còn khoảng 5%. 1.3.2 Tình hình chính trị, pháp luật và xã hội Sau khi được thực dân Anh trao trả quyền tự trị cho Singapore (năm 1959) tháng 9 năm 1963, Singapore gia nhập Liên bang Malaysia. Có nhiều bất đồng cơ bản về chính sách đã nảy sinh giữa Singapore và chính quyền liên bang. Ngày 9/8/1965, Singapore đã tách ra thành một quốc gia độc lập. Singapore là nước cộng hoà với hệ thống chế độ đại nghị của Chính phủ. Tổ chức của nhà nước - cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp, và cơ quan tư pháp do hiến pháp quy định. Đứng đầu nhà nước là Tổng thống; bộ máy chính phủ gồm Nội các, đứng đầu Nội các là Thủ tướng. Thủ tướng và các thành viên Nội các được chỉ định bởi Tổng thống và do các thành viên của Quốc hội cử. Nội các chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội. Quốc hội (Nghị viện) Singapore với nhiệm kỳ 5 năm được bầu ra từ 2 loại đơn vị bầu cử: đơn vị loại thành viên và đơn vị loại đại diện (GRCs: Group Representation Constituencies). Những ứng cử viên thuộc các đơn vị bầu cử loại đại diện (GRCs) là người gốc Malay, gốc ấn Độ hoặc nhóm các dân tộc thiểu số khác nhằm đảm bảo nghị viện phản ánh được tính chất đa chủng tộc của xã hội Singapore. Cuộc bầu cử lần thứ 9 tổ chức vào 02/01/1997 đã bầu ra 83 thành viên trong đó 81 thành viên là người của Đảng Nhân dân Hành động PAP (People's Action Party); 1 thành viên của đảng nhân dân Singapore (Singapore People's Party) và người còn lại của đảng Công nhân (Workers' Party). Từ năm 1992, hiến pháp Singapore mới bổ sung yêu cầu về chức vụ tổng thống. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kì 6 năm, tổng thống có quyền cao hơn cả thủ tướng, chẳng hạn tổ chức các cuộc điều tra tham nhũng đối với chính thủ tướng và các bộ trưởng... Cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên được tổ chức vào 28/08/1993. Ông Ong Teng Cheong đã được bầu. Ngày 18/8/1999, ông S.R Nathan đã thắng cử trong lần bầu cử tổng thống thứ 2 của cộng hoà Singapore; cùng điều hành đất nước với chính phủ của thủ tướng Goh Chok Tong và đảng cầm quyền PAP Singapore Yearbook 2001 - . Đảng nhân dân hành động PAP cầm quyền từ trên 30 năm nay và vẫn tiếp tục giữ vị trí thống trị. Lãnh tụ trước đây của PAP là ông Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore từ năm 1959 - 1990; và hiện nay chủ tịch đảng là ông Goh Chok Tong thủ tướng đương nhiệm của Singapore. Cùng tồn tại với PAP còn có khoảng 20 đảng phái khác như Đảng công nhân, Đảng dân chủ, Đảng cộng sản, song thế lực của các đảng phái đối lập rất yếu, không có khả năng thách thức đảng PAP cầm quyền. Hệ thống luật pháp ổn định, chặt chẽ, nghiêm ngặt được xếp vào loại tốt và hoàn chỉnh nhất khu vực châu á; bảo đảm cho mọi hoạt động kinh tế xã hội được duy trì, ổn định và được điều chỉnh trong khuôn khổ luật pháp, tạo sự hấp dẫn, yên tâm cho các nhà kinh doanh, đầu tư trong và ngoài nước. Xây dựng một chính phủ trong sạch là mục tiêu mà nhà nước Singapore đã theo đuổi và thực hiện khá thành công. CPIB - Ban điều tra hành vi tham nhũng là cơ quan trọng yếu giúp chính phủ Singapore trong việc làm sạch bộ máy nhà nước. Niên giám Cạnh tranh Thế giới năm 1997 của Viện Phát triển Quản lý sắp xếp theo thứ hạng cho các quốc gia ít tham nhũng nhất trên toàn thế giới, cho điểm 10 đối với quốc gia nào không có nạn tham nhũng và Singapore được xếp vào hàng ngũ các quốc gia ít tham nhũng nhất trong khu vực châu á với điểm số 9,18 trước Hồng Kông, Nhật Bản và Đài Loan. Transparency International (đặt tại Berlin) xếp Singapore đứng thứ 7 trên thế giới năm 1998 cho thành tích "vắng mặt tham nhũng". Hệ thống luật pháp được đánh giá nhất thế giới căn cứ vào tiêu chuẩn hệ thống pháp luật hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế, là một sự khẳng định cho những cố gắng không ngừng về hoàn thiện pháp luật của chính phủ Singapore . Ngôn ngữ chính của Singapore là tiếng Malaysia, tiếng Trung Quốc phổ thông, tiếng Anh và tiếng Tamil. Tiếng Malaysia là ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh là tiếng sử dụng trong công sở. Tiếng Anh đóng vai trò như một ngôn ngữ làm việc, giúp ngăn chặn những xung đột nảy sinh giữa các sắc tộc với nhau và đã đem lại cho Singapore ưu thế cạnh tranh, vì đó là ngôn ngữ giao dịch, đàm phán và là ngôn ngữ của khoa học, kỹ thuật quốc tế. Đại bộ phận dân chúng Singapore ngày nay thông thạo cả hai thứ tiếng: tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ. Với một nền giáo dục khá hoàn chỉnh, Singapore có tỷ lệ dân biết đọc biết viết tính từ 10 tuổi trở lên cũng đạt tới 92%. Singapore là quốc gia đa tôn giáo, chủ yếu là đạo Phật, Khổng chiếm 53,8% trong khối người Hoa; đạo Thiên chúa 12,9%; đạo Islam 14,9% và đạo Hindu 3,3%. ở Singapore, tuy nhiên đến bây giờ không một tôn giáo nào được coi là quốc giáo. 1.3.3 Tình hình kinh tế Singapore là quốc gia nghèo tài nguyên, chỉ có một lượng nhỏ: than, chì, nham thạch, đất sét, đất canh tác (diện tích nhỏ, chủ yếu được sử dụng để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả). Ngành nông nghiệp kém phát triển, hàng năm Singapore phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhưng bù lại, Singapore có được cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu Châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 14 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là khu công nghiệp Jurong. 1.3.3.1 Một số thành tựu kinh tế của Singapore Một số chỉ tiêu cơ bản của nền kinh tế Singapore: Singapore đã đạt được những thành tựu kỳ diệu về phát triển kinh tế, gây không ít ngạc nhiên cho thế giới sau hơn bốn thập kỷ thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Singapore có nền kinh tế thị trường tự do, chính phủ nắm vai trò chủ đạo. Là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới. Singapore trở thành đầu mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng (cảng biển Singapore là một trong những cảng biển trọng tải lớn tấp nập nhất thế giới). Sau giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2001-2003, GDP thực tế năm 2004 của Singapore tăng mức kỷ lục 8%. Chính phủ đang cố gắng hướng đến việc xây dựng một nền kinh tế ít bị tác động bởi những biến động bên ngoài và trở thành trung tâm tài chính và công nghệ cao của Đông Nam Á.  GDP: Singapore là một trong những nước thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Năm 2007 GDP của Singapore là 224,4 tỷ USD. Bảng1.1. GDP của Singapore năm 2006-2007 Year GDP - per capita (PPP) Rank Percent Change GDP - real growth rate Rank Percent Change 2003 $24,000 29 2.20 % 124 2004 $23,700 29 -1.25 % 1.10 % 170 -50.00 % 2005 $27,800 29 17.30 % 8.10 % 25 636.36 % 2006 $28,600 29 2.88 % 6.40 % 54 -20.99 % 2007 $31,400 29 9.79 % 7.90 % 36 23.44 % Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 0%, công nghiệp: 33,8 %, dịch vụ: 66,2 %. (biểu đồ 1.2) Trong quý I/2007, ngành chế tạo và xuất khẩu của Singapore phát triển chậm lại so với quý cuối năm ngoái do nhu cầu các sản phẩm điện tử của Mỹ giảm. Riêng ngành chế tạo đã tăng 6,1% về sản lượng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 7,7% so với quý IV/2006. Các dịch vụ của Singapore trong quý I cũng tăng trưởng 6,1% so với cùng kỳ, giảm thấp so với 6,6% của quý IV/06. Trong khi đó vật liệu xây dựng tăng lên mức 7,0% so với 2,7% của quý IV năm ngoái Lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 0,7% năm 2005 lên 1,7% năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu do giá cả tăng ở dịch vụ y tế (0,6%), giáo dục (4,2%), dịch vụ giải trí (2,3%), giao thông - viễn thông và quần áo (2%). Năm 2007, Chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống còn 1%. Việc làm: Tỷ lệ thất nghiệp là 3,4% (2006) giảm so với năm 2005 nhờ tạo được 71.400 việc làm trong các ngành sản xuất dịch vụ trong khi số lao động mất việc là 39.500 người. Năm 2007 tỷ lệ thất nghiệp ước tính khoảng 3,3%. Cán cân thanh toán: Năm 2006, xuất khẩu đạt 204,755 tỷ USD. Năm 2007, xuất khẩu đạt 244,8 tỷ USD. Nợ nước ngoài: Singapore không có nợ nước ngoài. Bảng 1.2 Thu nhập quốc dân và tỷ giá hối đoái Năm GDP ($ millions) TGHĐ SGD/USD 1980 25,117 2.14 SGD 1985 39,036 2.20 SGD 1990 66,778 1.81 SGD 1995 119,470 1.41 SGD 2000 159,840 1.72 SGD 2005 194,360 1.64 SGD 2007 224,412 1.51 SGD ( Nguồn: IMF) Chi tiêu ngân sách: Năm 2005 tăng hơn so với năm 2004. Thu ngân sách tăng 6,9% đạt 26,3 tỷ SGD do nền kinh tế phục hồi, chi ngân sách tăng 4,5% đạt 28,4 tỷ SGD. Chính phủ Singapore đang cố gắng cân bằng ngân sách hay đạt mức thặng dư vừa phải trong trung và dài hạn. Ngành kinh tế mũi nhọn Công nghiệp lọc dầu: Hiện nay, Singapore đã đầu tư hơn 1.8 tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp lọc dầu. Nhờ ngành công nghiệp hoá dầu khá phát triển, Singapo nhập dầu thô từ Trung Đông để tinh chế, và xuất khẩu các chế phẩm từ dầu mỏ có giá trị gia tăng cao sang các nước châu Á khác. Trong 9 tháng đầu năm 2005, số đơn đặt hàng các sản phẩm dầu mỏ đã chiếm tới 26% tổng giá trị xuất khẩu của Xingapo, tăng so với mức 20% năm 2004.Ngoài ra, giá dầu cao cũng đã giúp ngành sản xuất thiết bị khoan dầu xa bờ và ngoài khơi, vốn chiếm khoảng 5% hoạt động sản xuất trong nước, của Xingapo phát triển. Xingapo hiện là nước nhập khẩu ròng dầu mỏ, trong đó 85% được dùng để tinh chế trong nước, sau đó xuất khẩu các thành phẩm Bảng 1.3. Số nhà máy và tổng công suất lọc dầu của một số quốc gia châu Á năm 2006 Quốc gia, vùng lãnh thổ Số Nhà máy Lọc dầu Tổng Công suất (triệu tấn/năm) Nhật bản 34 237.4 Trung Quốc 95 225.5 Hàn Quốc 6 127.5 Ấn Độ 17 106.3 Singapore 7 62.7 Indonesia 8 49.4 Đài loan 4 45.8 Thái lan 4 35.0 Malaysia 6 25.7 Philippine 4 20.9 Mianma 2 2.8 Sri Lanka 1 2.4 Bangladesh 1 1.6 Việt Nam 0 0.0 Nguồn: Cục thông tin năng lượng Hoa Kỳ ( Công nghiệp chế tạo các thiết bị bận tải và dàn khoan dầu ngoài khơi: Ngành chế tạo máy móc, thiết bị vận tải và dàn khoan dầu ngoài khơi là những ngành phát triển mạnh từ cuối thế kỷ 60, trong đó ngành đóng tàu được khai trương sớm nhất. Tại khu công nghiệp Jurong của Singapore, công ty công nghiệp nặng Ishika Wajima – Harima của Nhật Bản liên doanh với chính phủ Singapore đã mở nhà máy đóng tàu biển lớn nhất và đầu tiên ở Đông Nam Á. Các cơ sở quân sự của Anh cũng nhanh chóng được chuyển thành các xí nghiệp sửa chữa và đóng tàu thuỷ. Khi ngành công nghiệp đóng tàu gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, Singapore đã chuyển một số xí nghiệp sang sản xuất dàn khoan dầu ngoài khơi và nhanh chóng vươn kên đứng thứ hai sau Mỹ về sản xuất mặt hàng này. Công nghiệp điện tử: Singapore từ lâu đã là nơi các hãng điện tử lớn đặt văn phòng đại diện và cơ sở sản xuất. Ngành công nghiệp điện tử nước này bắt đầu từ những năm 1960, đến nay có 225 công ty (kể cả doanh nghiệp nước ngoài, phần lớn của Mỹ, Nhật) với 109.000 nhân công, sản lượng của ngành đạt 70,1 tỉ USD (52% sản lượng toàn ngành công nghiệp), đóng góp 10,5% GDP vào năm 1999. Những sản phẩm thế mạnh là máy tính, điện thoại di động, thiết bị văn phòng và lưu trữ thông tin, đầu DVD, tivi kỹ thuật số, máy quay video. Nhân công trong ngành thường xuyên được đào tạo kỹ năng, mức lương cao. Trung bình một công nhân tạo ra giá trị 138.400 USD cho ngành điện tử. Thị trường nhập khẩu chính của hàng điện tử Singapoe là Mỹ (34%), Nhật (36%), châu Âu, Đông Nam Á. Dịch vụ cảng biển, hàng không: Cơ quan cảng biển Singapore (PSA) thành lập năm 1964 đã biến đổi cảng Singapore thành một trong những cảng tốt nhất thế giới. Từ chỗ chỉ có vài ba cảng nhỏ với đội tàu biển vài chục chiếc, hiện tại Singapore đã có một hệ thống dịch vụ vận chuyển biển phát triển nhất khu vực. Đội tàu buôn gồm 3.500 chiếc với tổng trọng tải 22,5 triệu GT, trong đó gần 5 triệu GT tàu chở dầu. Cảng Singapore là cảng lớn thứ 3 thế giới, có 26 cầu cảng container, bốc dỡ khoảng 50 triệu TEUs/năm (gần 900 triệu tấn hàng/năm), cảng dầu bốc dỡ 18 triệu tấn dầu/năm, tiếp nhận trên 140.000 lượt tàu/năm. Cảng thu hút 400 hãng tàu hoạt động nối với 700 cảng của thế giới. Kho hàng gồm 700.000 m2 có mái che, 1,5 triệu m2 bãi container, kho ngoài trời. Hàng hoá chung chuyển, chuyển tải được lưu kho lưu bãi miễn phí 30 ngày, các thủ tục giản tiện. Ngoài ra, Singapore còn là trung tâm hàng không khu vực, từ sân bay quốc tế Changi có 65 hãng hàng không quốc tế hoạt động với 151 chuyến bay tói 51 quốc gia/khu vực và thực hiện 90.000 chuyến bay/năm. Hãng hàng không Singapore có 131 máy bay và 77 cty dịch vụ hàng không cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho lượng khách gần 25 triệu lượt người/năm và 1,3 triệu tấn hàng hoá. Thêm nữa, Singapore có một hệ thống vận tải đường bộ phát triển, giao thông công cộng thuận lợi, cước phí rẻ. Tất cả những điều này đã khiến cho Singapore trở thành một trung tâm trung chuyển lớn trên thế giới. Dựa trên số lượng hàng hóa thông qua cảng tính trong bốn tháng đầu năm 2007, Hong Kong đã bị hai cảng Singapore và Thượng Hải vượt lên nắm giữ vị trí số 1 và 2. Cảng Singapore duy trì vị trí dẫn đầu với năng lực thông qua trong 4 tháng đầu năm là 8,8 triệu TEU, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo sau là Cảng Thượng Hải với 8.08 triệu TEU, tăng 26,8% và Cảng Hong Kong với 7,4 triệu TEU, chỉ tăng có 0,4%      Dịch vụ tài chính ngân hàng Singapore đã chú ý từ rất sớm đến thị trường tài chính, năm 1968 thiết lập thị trường ngoại hối.Trong đó đồng đô la Mỹ chiếm khoảng 90% còn lại là đồng Mác của Đức, đồng Phrăng của Thuỵ Sỹ, đồng Yên của Nhật. Chính phủ Singapore cũng có nhiều chính sách để khuyến khích giao dịch ngoại tệ. Singapore còn có nhiều ưu đãi trong việc đầu tư vào trong nước. Cụ thể, Singapore cho phép bất cứ người nước ngoài nào cũng có thể chuyển vốn nhàn rỗi đến gửi lấy lãi ở Singapore hoặc thông qua các ngân hàng đầu tư vào Singapore, cho phép các ngân hàng nhận tiền ký gửi hoặc cấp phát tín dụng bằng ngoại tệ cho những khách hàng cư trú ở Singapore cũng như cho phép cấp tín dụng bằng ngoại tệ cho các nhà xuất khẩu Singapore...Thị trường vàng bạc được thiết lập ở Singapore từ năm 1969 ở đó có khoảng 10 hãng buôn vàng lớn hoạt động. Những ngân hàng này có thể được mua bán vàng tự do mà không bị đánh thuế. Thị trường được thiết lập vào năm 1971. Đến năm 1976 khối lượng giao dịch chứng khoán đã đạt trị giá 1.926 tỷ USD , đầu những năm 1980 có tới 271 công ty tham gia hoạt động tại sở giao dịch chứng khoán Singapore. Nhờ đó, chỉ trong vòng 10 năm, đến 1975 Singapore đã trở thành trung tâm tài chính, tiền tệ của khu vực, tập trung nhiều chi nhánh và ngân hàng quốc tế, cũng như có một khối lượng giao dịch tiền tệ quan trọng. Năm 1975, Singapore đã có 70 ngân hàng nước ngoài và 36 đại diện của nhiều công ty tài chính quốc tế. Tổng giao dịch ngoại tệ phát triển nhanh : 1965 là 100 triệu USD và đến 1980 là 54 tỷ USD có 192 ngân hàng , 34 công ty tài chính và 24 công ty bảo hiểm . Ngành tài chính có một tỷ trọng cao nhất trong ngành dịch vụ và đóng góp một phần lớn và GDP của Singapore. Ngay từ đầu, lĩnh vực ngân hàng đang được Singapore chọn để tạo cho mình chỗ đứng thích hợp trong nền tài chính toàn cầu, thông qua việc không ngừng tăng cường luật bảo vệ bí mật ngân hàng và đưa ra những ưu đãi lớn về thuế. Hiện có khoảng 40 ngân hàng tư doanh đang hoạt động ở đây trong đó có những đại gia tên tuổi như Ngân hàng Julius Baer của Thụy Sỹ, Citigroup của Mỹ hay Standard Chartered Bank của Anh. Thậm chí các cơ quan đầu não của Citigroup và  Standard Chartered Bank nằm ngoài Mỹ và Anh đều đóng ở Singapore. Vì thế, một chủ ngân hàng ở Singapore đã phải thốt lên rằng chưa có một nơi nào mà các ngân hàng tư doanh lại nở rộ như đảo quốc này và Singapore sẽ sớm trở thành Thụy Sỹ thứ hai của châu Á.    Bản thân các quan chức của Singapore cũng hy vọng quá trình lôi kéo các ngân hàng và những người có tiền của khắp toàn cầu đến đây làm ăn sinh sống không chỉ giúp đa dạng hóa nền kinh tế mà còn bù đắp được sự thiếu hụt nhân lực do tỷ lệ sinh giảm cũng như tăng cường năng lực cho Singapore qua yếu tố tài năng ngoại quốc. Nói như ông Vivian Balakrishnan, Bộ trưởng đảm trách vấn đề phát triển cộng đồng, thanh niên và thể thao Singapore  thì  xu hướng trên sẽ giúp tạo ra việc làm, phát triển ngành công nghiệp dịch vụ, mang lại thu nhập cho người dân bản địa...         Trên thực tế, nếu so với 1,7 nghìn tỷ USD của các ngân hàng Thụy Sỹ, con số 150 tỷ USD mà các ngân hàng tư doanh đóng ở Singapore đang quản lý chẳng thấm vào đâu, nhưng điều đáng nói là số tài khoản mở tại đây đang tăng chóng mặt. Điều đó đồng nghĩa với việc một luồng tiền mới đang đổ về từ những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á hay Trung Đông với những nguồn thu khổng lồ từ dầu mỏ. Đến cả Nhật Bản và châu Âu cũng đang nỗ lực tận dụng những ưu đãi thuế từ Singapore để kiếm tiền.  1.3.3.2 Hoạt động thương mại và đầu tư của Singapore * Hoạt động thương mại : Với vị trí cực kỳ xung yếu trên tuyến đường biển từ Đông sang Tây, Singapore ngay từ thời còn thuộc quyền cai trị của thực dân Anh đã sớm được xem là trạm trung chuyển hàng hoá lớn nhất khu vực. Phát huy ưu thế đó, chính phủ Singapore đã biến các dịch vụ buôn bán chuyển khẩu ở đây trở thành trung tâm dịch vụ thương mại thế giới. Trong thập kỷ gần đây, Singapore có hai lĩnh vực thương mại quốc tế phát triển mạnh nhất, đó là lĩnh vực thương mại đối lưu (xuất nhập khẩu trực tiếp) và lĩnh vực buôn bán trực tiếp các sản._. phẩm từ dầu mỏ hoá chất và một số mặt hàng khác. Từ trước 1965, tái xuất khẩu chiếm tới 60% tổng khối lượng hàng xuất khẩu và 20% tổng thu nhập nội địa, đến năm 1991 con số này giảm xuống tương ứng là 35% và 5%, đến nay con số này là 50% tổng lượng xuất khẩu của Singapore. Bảng 1.4. Hoạt động thương mại của Singapore Ngoại thương 2003 2004 2005 2006 Trade at Current Prices ($m) Tổng 515,894.2 628,952.4 715,722.8 810,483.3 Nhập khẩu 237,316.5 293,337.5 333,190.8 378,924.1 Xuất khẩu 278,577.7 335,615.0 382,532.0 431,559.2 Xuất khẩu nội địa 150,557.8 180,200.4 207,447.7 227,378.0 Dầu 27,458.7 37,309.5 52,798.2 59,604.6 Phi dầu mỏ 123,099.1 142,890.9 154,649.5 167,773.4 Tái xuất khẩu 128,019.9 155,414.6 175,084.3 204,181.2 Trong xu thế hợp tác và phát triển hiện nay, đa số các quốc gia ngày càng xoá bỏ dần những rào cản kinh tế để tạo điều kiện cho thương nhân trong nước tham gia tích cực vào công tác xuất khẩu, đồng thời giúp các thương nhân nước ngoài dễ dàng tiếp cận với thị trường nước mình. Với tư thế một nước ASEAN dẫn đầu về mặt phát triển kinh tế, Singapore đã vận dụng một bộ máy quản lý thương mại hữu hiệu để đạt những mục tiêu đề ra. Nền kinh tế Singapore phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, chủ yếu là hàng hóa điện tử, hàng tiêu dùng, hóa chất, nhiên liệu. Thị trường xuất khẩu chính là Malaysia (15,2%), Hoa Kỳ (13%), Hồng Kông (9,8%), Trung Quốc (8,6%), Nhật Bản (6,4%), Đài Loan (4,6%), Thái Lan (4,3%), Hàn Quốc (4,1%) (năm 2004). Nhập khẩu đạt 431,559 tỷ USD năm 2006, chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm thô để tinh chế, tinh luyện và xuất khẩu trở lại. Thị trường nhập khẩu chính là Malaysia (15,3%), Hoa Kỳ (12,7%), Nhật Bản (11,7%), Trung Quốc (9,9%), Đài Loan (5,7%), Hàn Quốc (4,3%), Thái Lan (4,1%) (năm 2004). Với sự phát triển không ngừng của nền công nghệ điện tử, Singapore chủ trương áp dụng những tiến bộ mới trong khoa học kỹ thuật vào lãnh vực xuất nhập khẩu, với những cải tiến sau: Thương mại không giấy tờ (paperless trading): Bằng việc thiết lập hệ thống TradeNet, Singapore đã cách mạng hoá các thủ tục quản lý thương mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng, tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động thương mại. TDB đang nghiên cứu với khu vực tư nhằm giảm thiểu hay xoá bỏ những thủ tục giấy tờ phức tạp trong thương mại quốc tế. Thương mại điện tử: TDB chú tâm đến việc xây dựng một số dự án về thương mại điện tử nhằm kết hợp những tiến bộ của công nghệ thông tin với việc thực hiện nhanh chóng các thủ tục thương mại. Hệ thống cấp phép tự động: TDB phối hợp với các cơ quan luật pháp như Cơ quan phát triển truyền thông Singapore (IDA) và Cơ quan thanh tra về bức xạ (RPI) để tự động hoá hệ thống cấp giấy phép. Từ nay, các thương nhân Singapore có thể nhận được giấy phép xuất nhập khẩu trong vòng từ 1 đến 3 phút, bất kể ngày hay đêm. Ứng dụng chứng chỉ xuất xứ (CO) trực tuyến: Thương nhân Singapore có thể xin cấp chứng chỉ xuất xứ trên mạng, với một trong bốn cơ quan có thẩm quyền thuộc hệ thống “Cấp chứng chỉ xuất xứ điện tử” (ECO), đó là: Phòng thương mại và kỹ nghệ Trung Quốc-Singapore, Liên đoàn kỹ nghệ Singapore, Phòng thương mại và kỹ nghệ Ấn Độ - Singapore và Phòng thương mại quốc tế Singapore. Được thiết lập vào tháng 1/2000, hệ thống ECO tối thiểu hoá các dữ liệu mà các thương nhân phải đăng ký. Những thương nhân có thành tích tốt có thể lập tờ khai hàng năm thay vì phải lập hồ sơ mỗi lần cần có CO. Điều này giúp họ đỡ phải tốn cả thì giờ lẫn tiền bạc. Tài chính và bảo hiểm thương mại trên mạng: Hệ thống tài chính thương mại (TFS) do TDB kết hợp với một số đơn vị khác để xây dựng, giúp các thương nhân có thể thông qua mạng Internet để thực hiện một số giao dịch với các ngân hàng như xin cấp tín dụng thư (LC) chẳng hạn. Ngoài ra, hệ thống bảo hiểm thương mại (TIS) cũng bắt đầu hoạt động từ tháng 3/2000, tạo điều kiện dễ dàng cho việc bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Các thương nhân có thể xin cấp bản dự kê giá từ các hãng bảo hiểm và trả lời qua Internet. Việc mua bảo hiểm cho hàng hoá nay đã thuận lợi hơn. Ngoài ra, Singapore còn là thị trường xuất nhập khẩu hoàn toàn tự do, 96% hàng hóa xuất nhập khẩu không có thuế (thuế suất = 0); Chính phủ không sử dụng những rào cản như biện pháp hạn chế thương mại; cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu (như thanh toán, trọng tài thương mại, cảng khẩu …) rất thuận lợi cho nhà xuất nhập khẩu. Ngày nay, các thương nhân Singapore quan tâm nhiều hơn vào độ tin cậy của các thông tin thương mại và dữ liệu kinh doanh phổ biến trên mạng Internet. Sự giảm thiểu hay giải toả những biện pháp kiểm soát sẽ góp phần phát triển nền thương mại Singapore trong chiều hướng giao thương với nước ngoài. * Hoạt động đầu tư: Singapore có một chính sách đầu tư rộng mở, qua đó, đất nước này đã chuyển thành công từ một hải cảng thương mại thành một nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Nhà nước tạo nguồn động viên về tài chính , điều chỉnh luật lệ nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Để thực hiện chính sách rộng mở, Singapore khuyến khích các công ty đa quốc gia (CTĐQG) tiến hành các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ, tạo điều kiện cho các chuyên gia nước ngoài đến cư trú và làm việc. Thông qua các CTĐQG, đảo quốc này muốn trở thành một sân chơi có tầm cỡ thế giới về các lãnh vực điện tử, hóa học, khoa học về đời sống, kỹ thuật, viễn thông và truyền thông, hậu cần, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, Singapore còn muốn lôi cuốn các CTĐQG thiết lập các "bản doanh" trên đất nước họ để điều hành các hoạt động có tầm mức thế giới hay khu vực, tác động đến hệ thống ngân hàng nước ngoài và các định chế tài chính. Tất cả những nỗ lực này nhằm tạo cho Singapore qui chế của một trung tâm tài chính quốc tế. Các nền công nghiệp nhằm lôi cuốn đầu tư vào Singapore gồm có: - Điện tử (đặc biệt có liên quan đến chất bán dẫn). - Hoá chất - Khoa học về đời sống. - Kỹ thuật. - Viễn thông và truyền thông. - Hậu cần - Giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tại Singapore, các nhà đầu tư nước ngoài không bị đòi hỏi phải tham gia vào các hoạt động liên doanh hay nhượng quyền kiểm soát quản trị cho quyền lợi địa phương. Chính quyền Singapore không hạn chế hay làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước hay vì bất cứ lý do nào khác. Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ đáng chú ý còn tồn tại trong lãnh vực sản xuất vũ khí, công nghiệp truyền thanh và thông tin nội địa. Ngoài ra, các cơ hội đầu tư cũng còn bị hạn chế trong việc sở hữu các tài sản tư. Tính đến nay, Singapore đã ký thỏa hiệp về đảm bảo đầu tư với các thành viên khác của tổ chức ASEAN, Liên minh kinh tế Bỉ-Luxembourg và 19 đối tác kinh tế sau đây: Canada,Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Ai Cập, Pháp, Đức, Hungary, Latvia, Mông Cổ, Hà Lan, Pakistan, Ba Lan, Quần đảo Riau, Slovania, Sri Lanka, Thụy Sĩ, Đài Loan, Vương quốc Anh và Mỹ. 1.2 Lịch sử quan hệ Việt Nam- Singapore 1.2.1 Về chính trị Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 01/8/1973. Tháng 12/1991, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và tháng 9/1992, Đại sứ quán Singapo tại Hà Nội được thành lập. Ủy ban Hợp tác Việt Nam – Singapore được thành lập ngày 5/5/1993. Ủy ban đã họp được 6 phiên (1993, 1994, 1995, 1997, 1999 và 2003). Năm 2003, Ủy ban đã thành lập Ban Điều hành chung Việt Nam – Singapore trong lĩnh vực đầu tư. Cơ chế tham khảo chính trị thường niên cấp Thứ trưởng giữa hai Bộ Ngoại giao thảo luận các hợp tác song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Bắt đầu từ năm 2003, Bộ Ngoại giao hai nước luân phiên tổ chức 4 cuộc tham khảo (2003, 2004, 2005 và 6/2007) Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm chính thức Singapore (16 – 17/1/1978) và hai bên ra Tuyên bố chung khẳng định những nguyên tắc chỉ đạo quan hệ hai nước. Từ năm 1991, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia ASEAN tháng 7/1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và Việt Nam trở thành một trong những thị trường chính về hợp tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Singapo ở Đông Nam Á. Trong chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phan Văn Khải (3/2004), hai bên đã ký "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21". Hai bên cũng đã chính thức thiết lập quan hệ Đảng cầm quyền (Đảng PAP và Đảng Cộng sản Việt Nam) Các chuyến thăm Singapore gần đây của các nhà lãnh đạo cấp cao ta: + Tổng Bí thư Đỗ Mười (10/1993) + Chủ tịch Trần Đức Lương (4/1998) + Thủ tướng Võ Văn Kiệt  (11/1991) và (5/1994) + Thủ tướng Phan Văn Khải + Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (9/1995) + Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An (12/2003) + Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm làm việc và ký kết Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Singapore (5 – 7/12/2005). Các chuyến thăm Việt Nam gần đây của các nhà lãnh đạo cấp cao của Singapore: + Tổng thống S R Na-than (2/2001) + Thủ tướng Gô Chốc Tông (3/1994; 12/1998 và 3/2003) + Thủ tướng Lý Hiển Long thăm Việt Nam với tư cách Phó Thủ tướng (4/2000), dự Hội nghị ASEM 5 (10/2004), thăm chính thức (6-7/12/2004), dự lễ kỷ niệm 10 năm VSIP (9/2006), dự Hội nghị APEC 14 (11/2006). + Bộ trưởng cao cấp Lý Quang Diệu (4/1992, 11/1993, 3/1995 , 11/1997 và 1/2007) 1.2.2 Về quan hệ kinh tế Việt Nam và Singapore bắt đầu xây dựng mối quan hệ ngoại giao năm 1973. Sự kiện này đã cải thiện mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore. Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước, Singapore thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Với một quốc gia hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên, thiếu nước sạch và ít đất đai màu mỡ thì đây là một chiến lược đúng đắn giúp Singapore mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác để khắc phục những nhược điểm trên. Mặt khác Singapore có thể tận dụng được ưu thế về vị trí địa lý của mình (một vị trí địa lý chiến lược, là trung tâm vận chuyển hàng hoá đi nơi khác) để phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ. Hiện nay, Singapore là một trong năm nước sáng lập ASEAN và đã xây dựng hiệp hội thành một tập thể vững chắc cùng hợp tác phát triển. Singapore cũng tích cực nâng cao vai trò của nước sáng lập Á- âu (ASEM) và diễn đàn Đông Á- châu mỹ latinh (EALAF). Singapore ngày một nâng cao hơn nữa vị trí của mình trên diễn đàn khu vực và quốc tế. Ở Việt Nam từ sau khi tiến hành công cuộc cải tổ đổi mới năm 1986, Đảng và nhà nước ta cũng dần dần thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, bắt tay với các nước trong khu vực và toàn thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Như vậy có thể nói Singapore và Việt Nam đã gặp nhau tại cùng một điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của mình và nó là một xu thế tất yếu của thời đại nền kinh tế hướng ngoại. Chúng ta sẽ điểm qua một số sự kiện nổi bật trong lịch sử phát triển mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore: Như trên đã nói, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Singapore được thiết lập từ năm 1973, song do có sự đối đầu giữa hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương trong thời kỳ chiến tranh lạnh nên mối quan hệ này tiến triển chậm chạp. Hai nhóm nước ASEAN và đông dương tìm được tiếng nói chung sau sự kiện lập lại hoà bình ở Campuchia trong thập kỷ 80 và khi tình hình thế giới đã thay đổi. Chiến tranh lạnh kết thúc tạo cơ hội cho sự trao đổi buôn bán giữa hai nhóm nước nói chung và giữa Việt Nam –Singapore nói riêng được thuận lợi hơn. Sự kiện thứ hai là từ tháng 1 năm 1989 Mỹ đã gạt Singapore ra khỏi danh sách các nước được hưởng hệ thống ưu đãi chung vì hàng hoá Singapore thâm nhập mạnh vào thị trường Mỹ làm cho cán cân thương mại Mỹ với Singapore luôn ở tình trạng nhập siêu. Điều này buộc Singapore phải thực hiện đa dạng hoá quan hệ ngoại giao, mở rộng với các nước châu Á- Thái bình dương trong đó có Việt Nam . Như trên đã nói Singapore là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, diện tích hẹp, dân số ít nên thị trường tiêu thụ nhỏ bé, thiếu lao động. Do vậy đặt quan hệ với Việt Nam , Singapore tìm kiếm cho mình không chỉ có nguồn nguyên liệu dồi dào mà còn cả một thị trường lớn (số dân trên 80 triệu người). Điều này rất hấp dẫn các nhà đầu tư Singapore. Do vậy Singapore đã có một chiến lược cụ thể để thâm nhập vào thị trường Việt Nam đồng thời từng bước cởi bỏ các trở ngại trong quan hệ đầu tư và và thương mại giữa hai nước. Bên Việt Nam cũng có những ưu đãi đối với thương nhân Singapore. Điều này thể hiện qua chính sách của hai nước đối với nhau. * Chính sách thương mại đầu tư của Singapore đối với Việt Nam: - Thương nhân Singapore nhập khẩu hàng Việt Nam không phải nộp thuế 0,5% giá trị hàng nhập khẩu nữa để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Singapore. Điều này chính thức được bãi bỏ sau khi hai nước ký hiệp định thương mại. - Tạo điều kiện cho các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam thành lập văn phòng đại diện tại Singapore và trong 6 tháng năm 1998 công ty xăng dầu Việt Nam Air Petrol Company thuộc tổng công ty hàng không Việt Nam thành lập đại diện tại Singapore. - Đối với hàng nhập từ Việt Nam vào Singapore, Singapore cho các thương nhân Việt Nam hưởng ưu đãi về điều kiện thanh toán, ra vào cảng thuận tiện (vì cảng Singapore là cảng tự do). Hơn nữa hệ thống thuế nhập khẩu của Singapore rất thấp. Hầu hết các mặt hàng (98%) được miễn thuế hoàn toàn. Chính sách ưu đãi này đã góp phần đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước. - Thủ tục visa vào Singapore dễ dàng, thời gian làm thủ tục giảm từ 3 tuần xuống còn 1 tuần, trong đó quy định quá cảnh 36h không cần xin visa. Vì vậy hàng hoá Việt Nam vào Singapore không gặp trở ngại vì phải chờ đợi lâu. - Để hỗ trợ các nhà đầu tư Singapore vào Việt Nam, tháng 12/1991 cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) tuyên bố bãi bỏ cấm vận đầu tư đối với Việt Nam. Công ty Việt Nam hoặc công ty Singapore tại Việt Nam được vay vốn để kinh doanh. Đồng thời các nhà đầu tư được quyền tự do đầu tư vốn của mình vào tất cả các hình thức cũng như lĩnh vực kinh doanh. Mục tiêu là để tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực rẻ. * Chính sách thương mại đầu tư của Việt Nam đối với Singapore: - Dần dần cắt giảm thuế còn 0-5% đối với các hàng hoá buôn bán thuộc nghành chế tạo, tư liệu sản xuất, chế biến nông sản. - Để khuyến khích các nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam cho phép nhà đầu tư Singapore có thể đầu tư dưới mọi hình thức: xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100%vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh…đối xử công bằng đối với doanh nghiệp Singapore cũng như doanh nghiệp trong nước. Trong quá trình đầu tư, vốn và tài sản của họ sẽ không bị trưng thu, tịch thu. Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không bị quốc hữu hoá. Họ được chuyển lợi nhuận về nước, khi chuyển chỉ phải nộp một khoản thuế từ 5-10% số tiền chuyển về nước đó. Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài có thể miễn hoặc giảm mức thuế này cho những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư. - Nhà đầu tư Singapore làm việc trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép chuyển thu nhập về nước sau khi nộp thuế thu nhập theo luật định. Các nhà đầu tư nước ngoài Singapore chỉ phải nộp thuế lợi tức từ 15-25% số lợi nhuận thu được. Đây là con số nhỏ hơn nhiều so với các nước khác, ví dụ: trung quốc là 31%. Trong trường hợp tổ chức cá nhân Singapore dùng lợi nhuận thu được để tái đầu tư thì cơ quan thuế hoàn lại phần thuế lợi tức đã nộp cho số lợi nhuận tái đầu tư với các dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư. Mức hoàn thuế có thể là 50%, 70%, 100%. Đặc biệt nhà nước Việt Nam cho phép mọi thành phần kinh tế: bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu… hợp tác đầu tư với Singapore. Để tiến hành các hoạt động thương mại đầu tư được dễ dàng, hai nước đã ký kết với nhau các hiệp định. Đây cũng chính là cơ sỏ pháp lý cho các hoạt động thương mại đầu tư giữa 2 nước trong đó tiêu biểu là 7 hiệp định sau: - Hiệp định hàng hải thương mại (16/4/1992): 2 nước giành cho nhau quy chế tối huệ quốc trong quan hệ hàng hải. - Hiệp định về vận chuyển hàng không (20/4/1992): nhằm thúc đẩy buôn bán, du lịch và đầu tư giữa hai nước. Trước đó ngày 18/2/1992 hãng hàng không Việt Nam mở đường bay đi Singapore.Tiếp đó 28/2/1992 và 6/5/1992 hãng hàng không Singapore mở đường bay đi thành phố hồ chí minh và hà nội.. - hiệp định thương mại 24/9/1992: ký kết trong chuyến thăm Singapore của bộ trưởng thương mại và du lịch Việt Nam Lê Văn Triết theo lời mời của bộ trưởng bộ công nghiệp và thương mại Singapore. - Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký ngày 29/10/1992 sau khi Singapore mở sứ quán tại Việt Nam ngày 1/10/1992. - Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường (14/5/1993) - Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3/1994) - Hiệp định hợp tác về du lịch (23/8-27/8/1994) ký kết nhân chuyến thăm của Đoàn đại biểu tổng cục du lịch Việt Nam do tổng cục trưởng Đỗ Quang Trung dẫn đầu thăm Singapore theo lời mời của Cục xúc tiến du lịch Singapore (STPB). 1.2.3 Quan hệ giáo dục và văn hóa: Hợp tác về giáo dục và văn hóa ngày càng được tăng cường và mở rộng. Singapore tích cực giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, phát triển nhân lực, mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực Singapore có thế mạnh như tài chính, du lịch, ngân hàng, hoạch định chính sách trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. - Tháng 8-1997, Singapore và Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật tại tỉnh Bình Dương nhằm đào tạo công nhân kỹ thuật cho các khu chế xuất. Singapore đóng góp 3 triệu USD từ Quỹ hỗ trợ Đông Dương, sau 5 năm hoạt động Trung tâm sẽ được chuyển giao toàn bộ cho Việt Nam. Cũng theo yêu cầu của Việt Nam, phía Singapore đã tiếp tục duy trì hoạt động của trung tâm đến hết năm 2005 trước khi bàn giao lại cho Việt Nam. - Từ năm 2000, hàng năm, Singapore cung cấp cho Việt Nam khoảng từ 150 - 200 học bổng các loại (dài hạn, ngắn hạn) về đào tạo tiếng Anh, chuyên ngành trong khuôn khổ song phương và giữa ASEAN với nước thứ ba, trong đó có gần 20 suất học bổng học đại học. Ngoài ra, số học sinh sinh viên Việt Nam đi học tự túc tại Singapore cũng ngày một tăng. Ước tính đến cuối năm 2004 có khoảng 1.500 du học sinh Việt Nam tự túc tại Singapore. Thông qua Quỹ hỗ trợ Đông Dương (10 triệu USD) trong đó phần lớn dành cho Việt Nam, Singapore đã tích cực giúp Việt Nam trog việc đào tạo quản lý và tiếng Anh cho cán bộ. - Tháng 28-11-2001, Trung tâm Đào tạo Việt Nam – Singapore (VSTC) được thành lập, trụ sở đặt tại Hà Nội nhằm hỗ trợ đào tạo về nhân sự cho các thành viên mới của ASEAN để giúp họ hội nhập với ASEAN. Từ khi thành lập tới nay, VSTC đã tổ chức đào tạo cho hơn 2.000 cán bộ Việt Nam về nhiều lĩnh vực: tiếng Anh, thương mại, du lịch, tài chính, hành chính công, WTO và luật pháp quốc tế… Gần đây, VSTC đã lập thêm một bộ phận đào tạo về Công nghệ thông tin (IT) để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng về lĩnh vực này. 1.3 Vị trí của Singapore trong quan hệ kinh tế với Việt Nam Với Việt Nam, quan hệ thương mại đầu tư đã thực hiện trong vòng 3 thập kỷ qua và đặc biệt tăng trưởng mạnh mẽ từ sau năm 1991. Trong khoảng thời gian 5 năm (1993-1997); kim ngạch ngoại thương giữa 2 nước đã tăng hơn 1,5 lần. Đặc biệt trong những năm gần đây, Singapore là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Quan hệ thương mại hai nước phát triển theo hướng: Singapore là thị trường trung chuyển hàng hoá Việt Nam sang các nước thứ 3 và Việt Nam cung cấp 1 phần nguyên liệu cho sản xuất trong nước và tiêu dùng nội địa. Theo thống kê của International Enterprise Singapore thì trong năm 2006 tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Singapore và Việt Nam đạt 7,7 tỷ USD. Tính đến hết năm 2007 kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt trên 9 tỷ USD. Bảng 1.5. Nhập khẩu từ Việt Nam của Singapore từ 2004-2006 Đơn vị: triệu đô Singapore 2004 2005 2006 2.368,5 3.025,5 2.621,7 (Nguồn: International Enterprise Singapore) Bảng 1.6. Xuất khẩu đến Việt Nam của Singapore từ 2004-2006 Đơn vị: triệu đô Singapore 2004 2005 2006 5.366,9 7.364,0 8.665.4 (Nguồn: International Enterprise Singapore) Về đầu tư sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam tăng rất nhanh, cả về số dự án lẫn khối lượng vốn đầu tư. Tổng số vốn đầu tư của ASEAN vào Việt Nam chiếm gần 30% tổng số vốn đầu tư từ các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam trong đó Singapore luôn giữ vị trí số 1 (cả về số dự án lẫn vốn đầu tư). Năm 1996, lần đầu tiên Singapore đã vươn lên thay thế vị trí số 1 của Đài Loan trong các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đạt 4,82 tỷ USD tính đến 8/5/1997. Năm 1998, vốn đầu tư của Singapore đã đạt 6,4 tỷ USD và trở thành nước dẫn đầu trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Trong năm 2006, Singapore có thêm 59 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký là 675,3 triệu USD. Mặt khác từ năm 1988 đến 2006, Singapore là nhà đầu từ lớn nhất trong ASEAN vào Việt Nam với 543 dự án với tổng vốn đầu tư lên đến 10 tỷ USD. Bảng 1.8: Ba nước ASEAN đầu tư lớn nhất tại Việt Nam 1988-2006 (vốn: triệu USD) Nước Số DA* vốn % tổng số DA % tổng v ốn Tổng số 981 13651 100 100 Singapore 543 10003 55,35 73,27 Thái Lan 199 1784 20,29 13,07 Malaysia 239 1864 24,36 13,65 (*) D ự án Nguồn: www.gso.gov.vn Tổng cục thương mại Có thể nói quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore kể từ khi thiết lập đã có những bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Singapore đã trở thành đối tác hàng đầu về thương mại và đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam với thế giới. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC VỀ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ SINGAPORE TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Thực trạng quan hệ thưong mại giữa Việt Nam và Singapore trong thời gian qua Trong các nước ASEAN, Singapore luôn là thị trường buôn bán số 1 của Việt Nam. Từ nhiều năm nay, Singapore duy trì chính sách thương mại, mậu dịch tự do thông thoáng, 96% hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào thị trường Singapore không phải chịu thuế. Vì vậy, nhiều năm qua Singapore được coi như thị trường truyền thống trung gian cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới vì đây là cảng biển vận chuyển và chuyển tải hàng hoá hết sức thuận lợi của khu vực ASEAN. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore năm 2006 đạt 7,7 tỷ USD, và đạt hơn 9 tỷ USD trong năm 2007( số liệu chưa chính thức). Singapore hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Năm 2006 cũng đánh dấu việc Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 14 của Singapore, với kim ngạch xuất khẩu từ nước này sang Việt Nam đạt 5,7 tỷ USD. 2.1.1 Tình hình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore 2.1.1.1 Về Kim ngạch : Như đã nói ở trên, Singapore là một nước nhỏ, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn do đó Singapore phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, với vị thế và điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi, Singapore còn là nơi trung chuyển hàng hoá từ khu vực sang nước thứ 3. Hàng Việt Nam xuấ sang Singapore những năm qua cũng nhằm đáp ứng những nhu cầu đó của thị trường này. Trong giai đoạn 1995 - 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Singapore tăng không đều qua các năm. Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore (đơn vị: triệu USD) Năm KNXK sang Singapore Tăng, giảm(%) 1995 636 1996 614 -3,46 1997 807 31,43 1998 709 -12,14 1999 822 15,94 2000 886 7,79 2001 1043 17,72 2002 1230 17,92 2003 1576 28,13 2004 1360 -13,71 2005 1737 27,72 2006 1505 -13,37 2007 1701 13,02 * Nguồn: (1) Theo tổng cục hải quan. (2) Theo số liệu thống kê của tổng cục hải quan Việt Nam, Nếu như năm 1995 kim ngạch xuất khẩu sang Singapore mới đạt 636 thì đến năm 2007 đã lên 1701 triệu USD tăng 1065 triệu USD tức là tăng  167,45 % so với năm 1995. Năm 1997 là năm có mức tăng trưởng cao nhất tới 31,43% và tăng cả tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu với thế giới. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1998, mức giảm của xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Singapore khá lớn 12,14%; song so với tổng kim ngạch xuất khẩu với thế giới, tỷ trọng của Singapore giảm chút ít từ 8,79% xuống 7,57%. Từ năm 1999, xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore hồi phục mạnh mẽ với mức tăng trưởng cao ( trung bình 11,24%/năm) tuy nhiên trong xuất khẩu sang Singapore của Việt Nam giảm trung bình 13,5% trong hai năm 2004 và 2006. Năm 2004 xuất khẩu sang Singapore giảm 13,71 %, năm 2006 giảm 13,37. Lý do là một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore gặp khó khăn về khâu chuẩn bị hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Ví dụ như mặt hàng gạo, sự phối kết hợp không chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu gạo và người sản xuất đã dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp thiếu gạo xuất khẩu trong khi lúa của người nông dân vẫn nằm chờ trong nhà. Ngoài ra, biến động bất lợi về giá cả của một số mặt hàng nông sản như cà phê... trên thị trường thế giới cũng là nguyên nhân làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian đó. 2.1.1.2 Cơ cấu xuất khẩu Như trên đã trình bày, Singapore phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Mặt khác, với vị thế và điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi, Singapore còn là nơi trung chuyển hàng hoá từ khu vực sang nước thứ ba. Hàng Việt Nam xuất sang Singapore những năm qua cũng nhằm đáp ứng những nhu cầu đó của thị trường. Cơ cấu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô và sơ chế, có thể chia thành 2 nhóm phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng của Singapore là dầu thô, tinh dầu, lạc nhân, hải sản, hàng dệt may, giầy dép, đá xây dựng... và hàng phục vụ cho chuyển khẩu sang nước thứ ba như: gạo, tinh bột sắn, lạc, thủ công mỹ nghệ... Chủng loại hàng Việt Nam xuất sang thị trường này đa dạng nhưng số lượng ít, chiếm tỉ phần nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của Singapore. Điểm một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam có thể đánh giá như sau: Dầu thô: Mặt hàng này luôn chiếm kim ngạch cao nhất (khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu sang Singapore của ta trong những năm gần đây). Năm 1995 - 252,6 triệu S$ (1S$ = 0,556 USD), năm 2000 – 959,22 triệu S$, năm 200 - 378,2 triệu S$, năm 1998 - 386,98 triệu, năm 1999 - 413,78 triệu S$ kim ngạch. Năm 2000, nhờ lợi thế về giá dầu trên thị trường thế giới nên mặc dù khối lượng xuất khẩu chỉ là 2.206,5 nghìn tấn nhưng kim ngạch của mặt hàng này lên tới 959,22 triệu S$. Năm 2001 xuất khẩu dầu thô tăng mạnh cả về kim ngạch lẫn khối lượng, số liệu tương ứng là 3.355,33 nghìn tấn và 1,1 triệu S$ tăng 23,9% so với năm 2000. Tương lai, đây là mặt hàng chủ lực trừ khi nhà máy lọc dầu Dung Quất của ta đi vào hoạt động. Lạc nhân: Lượng tiêu thụ nội địa không nhiều, chủ yếu tái xuất sang Indonexia, Philipin, Malayxia. Trong những năm 80 và đầu những năm 90, sản lượng lạc của ta nhiều và chất lượng tốt, ổn định, giá cạnh tranh nên lượng lạc tiêu thụ tại Singapore hàng năm khoảng 30.000 tấn giá trung bình từ 600 - 700 USD/tấn C&F, thời điểm cao nhất là 850 USD/tấn. Nhưng những năm qua lượng lạc của Việt Nam xuất sang thị trường này giảm đáng kể do nhu cầu khu vực và do chất lượng lạc của ta không đồng đều, độ ẩm cao, hay bị mốc trên đường vận chuyển, làm phát sinh chất Aflatoxin - tác nhân gây ung thư nên các công ty không dám mua vì nếu lượng Aflatoxin vượt quá 5 phần tỷ (5 PPB) thì hàng không được nhập vào Singapore, nếu đã nhập vào thì sẽ bị tịch thu và tiêu huỷ. Vụ lạc năm 2002 xuất 12.053 tấn và 5,664 triệu S$. Tuy nhiên đến năm 2002 mặc dù khối lượng lên tới 12.680 tấn nhưng kim ngạch giảm xuống còn 5,325 triệu S$ do bất lợi về giá cả. Và đến năm 2006 khối lượng tăng đến 13.000 tấn đat 6,72 triêu S$ đến hết năm 2007 đã tăng đến 14,523 và kim ngạch đạt 7,53 S$ do giá mặt hàng lạc nhân tăng. Cao su: Singapore nhập cao su sơ chế hoặc phẩm chất thấp để sản xuất hoặc tái chế để bán sang các nước công nghiệp phát triển như Nhật, Mỹ và Tây Âu. Giá giao dịch qua sở giao dịch hàng hoá Singapore (SICOM) nhưng chủ yếu dựa trên giá cả Hội cao su Malaysia. Giá biến động từng ngày, thậm chí từng buổi trong ngày và theo từng chủng loại. Trong những năm 80 và đầu những năm 90 cao su của ta chủ yếu bán sang thị trường này hoặc qua thị trường này sang nước thứ ba. Kim ngạch của mặt hàng này từ năm 2000 đến nay chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu và biến động lên xuống phức tạp. Năm 2000 là 16,046 triệu S$; đến năm 2002 còn 12,874 triệu S$ giảm tới 19,77%. Sang năm 2003, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại tăng lên 16,117 triệu S$ tăng 25,1%; nhưng năm 2004 chỉ đạt xấp xỉ 8,01 triệu S$ giảm hơn 51,3%. Đến năm 2006 khối lượng cao su xuất sang thị trường Singapore đạt 10,2 triệu S$ tăng 25,93% và đến năm 2007 đạt 16,52 triệu S$ tăng 61,96% . Thịt, hải sản và rau quả: Hầu hết các loại thịt, hải sản, rau quả Singapore phải nhập để tiêu dùng nội địa. Cục Quản lý Sản xuất Cơ bản thuộc Bộ Phát triển quốc gia kiểm soát việc xuất nhập khẩu thực phẩm, kể cả động vật sống, hoa và cây các loại. Singapore có quy định và quy chế chặt chẽ về việc nhập khẩu này. Riêng các loại thịt gia cầm, gia súc, trứng, các sản phẩm sữa, Cục Quản lý Sản xuất Cơ bản trực tiếp đến các nước muốn xuất khẩu thực phẩm vào Singapore để kiểm tra hệ thống chăn nuôi, chuồng trại để đảm bảo an toàn tối đa về vệ sinh thực phẩm, không có các loại dịch bệnh, độc tố sau đó cấp phép và chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng khi hàng nhập vào Singapore. Chỉ có những nước được cấp giấy phép sau khi Cục này kiểm tra mới được xuất khẩu sản phẩm vào Singapore, hiện nay có 27 nước đã được cấp phép. Do vậy, trước mắt nếu ta muốn xuất khẩu thực phẩm sang thị trường này thì trước hết phải quy hoạch và tổ chức lại sản xuất trong nước, sau đó mời Cục Quản lý này sang kiểm tra tại chỗ để cấp phép. Tuy nhiên ta khó cạnh tranh với các nước láng giềng của Singapore như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và các nước sản xuất nông nghiệp phát triển như Mỹ, ú._.ngành co chức năng xúc tiên nâng cao quan hệ Việt Nam-Singapore thông qua các hội chợ kinh tế, thong cac cuộc họp baóp xúc tiến đầu tư… 3.2.1.2. Giải pháp của doanh nghiệp Hội nhập nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng là một xu hướng khách quan trong quá trình phát triển. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải biết nắm bắt, tận dụng triệt để các cơ hội, các lợi thế đồng thời có những thay đổi, điều chỉnh nhằm hạn chế tối đa những rủi ro, bất lợi mà quá trình hội nhập kinh tế đem lại. Và nâng cao các mối quan hệ chiến lược lâu năm. * Doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) đã và đang tìm hiểu, nắm vững luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp mình trước thị trường thế giới. Mặt khác, vẫn quan tâm đến vấn đề quan trọng của hội nhập đó là bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp hay các giải pháp hữu ích của doanh nghiệp mình. Trong chính sách thị trường DNVN đã bắt đầu biết chú trọng đến vấn đề nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, phân tích, dự báo thị trường trong nước và thế giới khi hội nhập, tranh thủ những hiểu biết về khách hàng trong nước, khách hàng truyền thống, giữ vững thị phần nội địa và mở rộng ra thị trường quốc tế. Các DNVN do vốn kinh doanh hạn hẹp, khi tham gia hội nhập đã bắt đầu biết đến và chú trọng tranh thủ được các nguồn vốn từ bên ngoài chủ động liên doanh, liên kết kinh tế để tăng vốn đầu tư, tranh thủ công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến. Hội nhập sẽ làm thay đổi nhóm khách hàng, thay đổi thị trường và sức cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt, do đó các doanh nghiệp đã ngày càng quan tâm hướng tới những tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đưa ra, nhằm tạo uy tín trước khách hàng và bạn hàng . Các doanh nghiệp hiên nay đã chú ý đến chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý và tay nghề cho công nhân trong các doanh nghiệp. * Nâng cao vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tổ chức thực hiện và hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hội nhập tốt. Trong việc xây dựng, nâng cao vai trò của nhà nước và ban hành pháp luật, nhà nước cần từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế, tránh cho doanh nghiệp những liệu pháp sốc, những ngỡ ngàng khi hội nhập. Hệ quả của sự hội nhập có thể làm cho doanh nghiệp phát triển tốt, không phát triển được hoặc bị đào thải khỏi thương trường vì vậy mà DN thấy rằng cần nghiên cứu, đánh giá đúng về khả năng thích ứng của DNVN trong sự tác động nhiều chiều của các nhân tố khách quan, chủ quan, giúp doanh nghiệp lường trước được những thách thức, phát huy thế mạnh. * Mở rộng lĩnh vực kinh doah dựa trên thế mạnh làm tiền đề phát huy tối đa khả năng cua DNVN, và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế với Singapore và các nước trên thế giới. 3.2.2 Kiến nghị : Trong xu thế mở cửa hội nhập như hiện nay thì việc mở rộng và hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới là vô cùng cần thiết. Trong khi đó, Singapore là một nước công nghiệp phát triển, là trung tâm thương mại dịch vụ của khu vực Đông Nam Á và của thế giới. Vì vậy việc phát triển quan hệ với Singapore, một mặt giúp Việt Nam có thể học tập từ nền kinh tế Singapore, mặt khác lại góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa hai quốc gia trong khối ASEAN để tạo nên một ASEAN bền vững, phát triển. Để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore trong những năm tới đây, chúng ta cần phải phát huy những lợi thế đồng thời giảm bớt những khó khăn, trở ngại cho mối quan hệ hai nước. Trước hết một số giải pháp cho quan hệ thương mại giữa hai quốc gia sẽ là: Thứ nhất: Quản lý nhập khẩu từ Singapore (hạn chế nhập siêu). Như đã biết Singapore là một nước có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo rất phát triển trong khi đó ngành này ở Việt Nam vẫn đang còn rất yếu kém. Chúng ta có thể nhập khẩu từ Singapore các mặt hàng của ngành công nghiệp nước này như các máy móc hiện đại phục vụ cho ngành công nghiệp, thiết bị lọc dầu, điện tử… để trang bị tốt cho công cuộc phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Dự tính trong những năm tới máy móc thiết bị phụ tùng sẽ chiếm khoảng 42% cơ cấu nhập khẩu từ thị trường này. Một điều cần hết sức chú ý trong việc nhập khẩu máy móc từ Singapore: không phải chúng ta nhập khẩu toàn bộ máy móc mà phải nhập khẩu máy móc có chọn lọc, chất lượng từ Singapore, phải tránh tình trạng nhập các công nghệ lạc hậu, phế thải từ các nước tiên tiến trung chuyển qua Singapore. Có như vậy Việt Nam mới tránh không trở thành bãi rác thải công nghệ của các nước phát triển. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng ở mức tối đa để tiết kiệm cho đất nước. Chỉ nên nhập những mặt hàng tiêu dùng thật sự cần thiết, và trong những năm tới chúng ta cố gắng nhập hàng tiêu dùng chiếm xấp xỉ 70% và có thể ít hơn nữa. Đối với mặt hàng vật tư hàng hoá như xăng dầu, phân bón, thép xây dựng, xi măng… Nhà nước chủ trương chỉ cấp giấy phép nhập khẩu cho những mặt hàng có chủng loại, quy cách trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đủ cho tiêu dùng. Dự kiến vật tư hàng hoá trong các năm tới sẽ chiếm 58% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam. Đối với mặt hàng ô tô xe máy nguyên chiếc: Chúng ta cần hạn chế thông qua việc điều chỉnh thuế nhập khẩu để bảo vệ ngành lắp ráp trong nước chưa phát triển. Để hạn chế mức nhập siêu chính phủ cần áp dụng tỉ giá hối đoái linh hoạt để điều tiết nhập khẩu và xuất nhập khẩu: Ví dụ: ngân hàng sẽ áp dụng một tỉ giá ưu đãi đối với những doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thuộc diện khuyến khích như máy móc thiết bị, linh kiện… Thứ hai: Tăng cường biện pháp khuyến khích hàng xuất khẩu Trong những năm tới đây, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang Singapore các mặt hàng truyền thống như: gạo, cà phê, cao su, dầu thô… nhưng chúng ta vẫn phải đặt ra ở đây là: Chúng ta phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Singapore. Trước hết chúng ta phải đầu tư nghiên cứu kỹ thị trường Singapore thông qua các cuộc triển lãm, quảng cáo để giới thiệu sản phẩm đồng thời tìm hiểu kỹ nhu cầu thị hiếu của người dân Singapore từ đó tìm cách sản xuát các mặt hàng thoả mãn nhu cầu ấy. Nhà nước cần khuyến khích cho vay vốn để thực hiện các công trình dự án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc nghiên cứu chất lượng sản phẩm là phải cải tiến mẫu mã,kiểu dáng, bao bì sản phẩm sao cho phù hợp. Về mẫu mã chúng ta cần phải học hỏi nhiều từ hàng hóa của Trung Quốc. Hơn nữa chúng ta cần phải tăng cường đầu tư cho thiết bị đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu để đảm bảo hàng Việt Nam luôn đạt tiêu chuẩn quốc tếvà còn ao hơn các tieur chuẩn này. Các phương tiện vận chuyển, kho cảng, bến bãi cũng phải đầu tư tốt để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Và luôn luôn coi việc đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng hàng đầu để đạt chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó cần giảm giá sản phẩm: tức chúng ta phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, giảm chi phí trong sản xuất lưu thông và giảm tối đa nhập khẩu hàng hoá vô hình như: chi phí vận tải, bảo hiểm (bằng cách nhập hàng theo giá FOB và xuất hàng theo giá CIF), đồng thời chúng ta cần phải đặt đại diện tại Singapore (theo lời mời của họ) như thế giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ được ổn định hơn. Đồng thời phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu bằng cách khuyến khích các mặt hàng xuất khẩu đã qua chế biến, giảm xuất khẩu hàng sơ chế để nâng cao kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam. Để đầu tư khâu chế biến cần có một chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế doanh thu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong nước, khuyến khích họ áp dụng công nghệ hiện đại đầu tư vào khâu chế biến để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đi đôi với đó là việc phải áp dụng nâng thuế suất đối với hàng thô và sơ chế. Mục tiêu đặt ra trong những năm tới đối với Việt Nam là xuất khẩu sản phẩm qua chế biến cần phải đạt từ 80% trở lên, còn lại là sản phẩm sơ chế. Có như vậy kim nghạch xuất khẩu mới có thể tăng lên. Bên cạnh đó cần phải chú trọng khuyến khích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp làm gia công, mở rộng gia công các mặt hàng như dệt may, giày dép, lắp ráp điện tử…để hàng Việt Nam không phải gia công lại. Ngoài ra chúng ta cũng cần chú trọng đến kênh tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Singapore: kênh tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Singapore ngoài các kênh tiêu thụ nội địa còn có kênh trung chuyển hàng hoá. Kênh này cũng có tầm quan trọng tương đối lớn. Việt Nam cần phải có cái nhìn đúng đắn về kênh trung chuyển này. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam vẫn đang có tâm lý “dị ứng” với việc sử dụng công ty trung gian trong kinh doanh xuất khẩu vì DN quan niệm rằng: bán hàng tới tận tay người tiêu dùng mới có hiệu quả cao, còn việc bán qua trung gian thì sẽ vô hình mất đi một khoản ngoại tệ. Quan niệm này không hoàn toàn đúng bởi vì bạn hàng của các kênh trung chuyển hàng hoá tại Singapore phần lớn là các công ty đa quốc gia, công ty chế biến hàng đầu trên thế giới có trụ sở làm ăn tại Singapore. Họ có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp khu thế giới. Ngoài ra họ còn có tiềm năng về vốn, kinh nghiệm. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam không thể tự tìm các thị trường và cũng không đủ sức để quảng bá các sản phẩm vào những thị trường mới này. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh và mạnh mẽ sẽ tạo ra rất nhiều sản phẩm mới, nhãn mác (thương hiệu) mới và cần có thêm nhiều thị trường tiêu thụ . Vì vậy chúng ta có thể thông qua họ để thâm nhập vào các thị trường mới, đưa hàng hóa của Việt Nam vào những khu vực thị trường khó tính mà trước mắt chúng ta chưa thể có điều kiện vươn tới được. Vấn đề đặt ra là cần phải có đối sách phù hợp, lựa chọn đúng sản phẩm, đúng bạn hàng và có phương thức kinh doanh phù hợp, linh hoạt thì chắc chắn hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nân cao len rất nhiều. Bên cạnh các biện pháp khuyến khích chúng ta cần phải có các biện pháp tài chính tín dụng khuyến khích cho xuất khẩu, đó là: Nhà nước cần phải tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp có các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu : thực hiện chính sách lãi suất ưu đãi về vốn vay đầu tư sản xuất hoặc mua hàng xuất khẩu đồng thời phải khuyến khích các doanh nghiệp tự tìm nguồn vốn thông qua hợp tác kinh tế từ các đối tác Singapore. Nhà nước cũng cần phải sử dụng tỉ giá hối đoái linh hoạt để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu: ngân hàng nên thu mua ngoại tệ thu được từ xuất khẩu và cấp hoá đơn đặc biệt cho họ. Khi doanh nghiệp cầcó nhu cầu, họ có thể xuất hoá đơn để mua lại ngoại tệ với tỉ giá ưu đãi. Khi không có nhu cầu, doanh nghiệp có toàn quyền chuyển nhượng hoá đơn này.Việc áp dụng chính sách tỉ giá hối đoái linh hoạt một mặt chúng ta đã khuyến khích xuất khẩu và mặt khác hạn chế được các khoản nhập khẩu dùng tiền Việt không có nguồn gốc xuất khẩu nên sẽ hạn chế được tình trạng nhập siêu. Chính phủ cần phải khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các quỹ bảo hiểm xã hội để bảo hiểm cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Khi giá cả thị trường biến động theo chiều hướng đi xuống. Chính phủ cũng cần phải khuyến khích các hiệp hội , các ngành hàng: cà phê ca cao có hiệp hội vicofa, điều có vinacas…. tự nguyện thành lập các quỹ bảo hiểm riêng cho mình. Điều này giúp các doanh nghiệp an tâm và ổn định kinh doanh xuất khẩu. Bên cạnh các biện pháp tài chính tín dụng khuyến khích trong xuất khẩu chúng ta cũng cần phải chú ý tới vấn đề nâng cao tay nghề, chất lượng của đội ngũ cán bộ làm ngoại thương: họ cần phải am hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu, có trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và đặc biệt phải biết tiếng Anh để các hợp đồng được ký với Singapore đều chặt chẽ. Ngoài ra việc cải cách hệ thống thuế quan cũng rất quan trọng. Việc quản lý các hoạt động thương mại ở Việt Nam còn khá chặt thể hiện: thuế xuất nhập khẩu một số nghành hàng ở Việt Nam còn rất cao và có nhiều mức thuế khác nhau gây nhiều trở ngại cho các công ty xuất nhập khẩu. Thuế xuất nhập khẩu là biện pháp hữu hiệu để quản lý các hoạt động ngoại thương đồng thời đem lại nguồn thu cho chính phủ, bổ sung cho ngân sách đất nước. Song việc đánh thuế ở mức quá cao lại gây ra tác dụng tiêu cực là hạn chế các hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy Việt Nam cần phải cải cách hệ thống thuế hợp lý hơn, ví dụ luật thuế giá trị gia tăng được quốc hội thông qua và ban hành năm 1999 quy định mức thuế 0% với tất cả hàng hoá xuất khẩu. Thêm vào đó Việt Nam tham gia hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) buộc Việt Nam phải dần dần cắt giảm nhiều hạng mục thuế. Việc cắt giảm thuế này chắc chắn sẽ gây khó khăn hơn cho nền sản xuất trong nước vì phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập đặc biệt là hàng hóa từ các nước ASEAN. Nhưng đây là cơ hội vàng để hàng Việt Nam tự khẳng định chất lượng sản phẩm của mình. Thực tế ở Singapore cho thấy chính phủ này hoàn toàn nới lỏng hoạt động thương mại và thuế quan. Chính phủ chỉ đánh thuế nhẹ một số mặt hàng cấm như rượu, bia, thuốc lá, ô tô… còn đa số các mặt hàng khác thi không phải chịu thuế. Chính sách này không những đã giúp Singapore đứng vững trên thị trường quốc tế mà còn trở thành một trong bốn con rồng Châu Á. Áp dụng đối với Việt Nam, chính phủ Việt Nam cần phải thực hiện tự do hoá các hoạt động thương mại hơn nữa. Song song với các biện pháp trên thì hệ thống pháp lý cũng cần được cải tiến hơn nữa, nhất là việc xử lý các tranh chấp quốc tế. Đồng thời chính phủ cần phải đưa ra các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thương mại một cách cụ thể để doanh nghiệp Việt Nam và Singapore tìm hiểu.các Luật thuế nhập khẩu và biểu thuế nhập khẩu cũng phải rõ ràng cụ thể . Trong đầu tư, một số biện pháp để khuyến khích đầu tư là: Thứ 1: Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc xây dựng một hệ thống chính trị xã hội ổn định, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về đầu tư và thu hút đầu tư: Đây là điều kiện tiên quyết cho mọi nhà đầu tư. Chính trị có ổn định thì các doanh nghiệp mới có thể phát triển và sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Việt Nam đã được biết đến là một đất nước với một hệ thống chính trị xã hội ổn định hấp dẫn các nhà đầu tư Singapore, vì vậy chúng ta cần tiếp tục duy trì phát triển nó. Về hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế,chính sách đầu tư, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung và của Singapore nói riêng phát triển theo đúng định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Việc xây dựng hệ thống pháp luật cần phải theo hướng ổn định, thống nhất, rõ ràng và đầy đủ. Ngoài ra việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư theo hướng thiết lập một mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư trong nước và các nhà lẫn đầu tư nước ngoài, bình đẳng trong sản xuất và kinh doanh. Bởi vì hiện nay còn có sự phân biệt trong giá mặt bằng, giá điện nước, điện thoại…Đây cũng là yêu cầu, mong muốn của các nhà đầu tư Singapore. Do vậy chúng ta cần tiếp tục giảm chi phí đầu tư và tiến tới việc áp dụng một giá, áp dụng thống nhất theo quyết định số 53/ 1999/ QĐ-TTG ngày 26/3/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ. Thứ hai: Nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại hơn: đây cũng là vấn đề mà chính phủ Việt Nam đã và đang rất quan tâm. Thực trạng về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam là điều lo ngại lớn đối với các nhà đầu tư Singapore tại Việt Nam do vậy chính phủ cần phải đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, bến cảng, kho bãi, các khu công nghiệp…nhằm tạo cơ sở cho các công ty trong và ngoài nước có điều kiện lắp đặt máy móc thiết bị và nhanh chóng bước vàosan xuất kinh doanh. Đồng thời cần phải có các chính sách khuyến khích hơn nữa đối với các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thu hút các nguồn vốn viện trợ ODA và tiến hành giải ngân một cách nhanh chóng có hiệu quả. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ một mặt thu hút các nhà đầu tư, mặt khác sẽ tạo ra thuận lợi cho chúng ta trong công cuộc tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Thứ ba: Cải cách thủ tục hành chính Việt Nam cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải tiến thủ tục cấp giấy phép đầu tư, tránh làm lãng phí nhiều thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư. Trong các năm qua, chúng ta đã áp dụng chính sách “ một cửa” là uỷ ban hợp tác và đầu tư SCCI (nay là bộ kế hoach và đầu tư MPI) nên quá trình của việc xét duyệt dự án có nhiều thuận lợi hơn. Song thời gian phê duyệt dự án còn dài và thường qúa thời hạn quy định mà chủ yếu là do tệ nạn quan liêu của chính quyền địa phương gây nên. Do đó Việt Nam cần tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính mà đàu tiên cần phải tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở TW và địa phương, phân định rõ quyền hạn trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Mặt khác cần xoá bỏ các giấy phép, thủ tục không cần thiết, đơn giản các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian để dự án nhanh chóng được triển khai, thực hiện. Có như vậy Việt Nam mới luôn là thị trường có tính hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư Singapore. Thứ tư: Đào tạo nguồn nhân lực: Singapore là một quốc gia thiếu nhân lực trầm trọng. Mục đích của việc đầu tư của các nhà đầu tư Singapore vào Việt Nam là để sử dụng nguồn nhân lực rẻ và dồi dào và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Nhưng khi đã bước sang thế kỷ 21- thế kỷ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức đi cùng đó là hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu đòi hỏi về nhân lực ngày càng cao hơn, đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ kỹ thuật tốt để xử lý các máy móc thiết bị hiện đại. Do vậy chính phủ cần phải đào tạo kỹ năng cho người lao động để làm sao có thể nắm bắt sử dụng thành thạo được công nghệ nước ngoài khi chuyển giao sang Việt Nam. Ngoài giáo dục những kiến thức cơ bản, cần phải có chủ trương giáo dục hướng nghiệp ngay từ cấp phổ thông và kết hợp với đào tạo tay nghề. Chúng ta có thể phối hợp, hợp tác với Singapore trong các chương trình đào tạo kĩ thuật, nhân viên chuyên môn để nâng cao tay nghề cũng như nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại tiên tiến. Bên cạnh đó cần phải chú trọng và thúc đẩy đào tạo nhân tài, đào tạo các chuyên gia kinh tế có kĩ thuật để nâng cao năng lực của họ ngang tầm thế giới, có như vậy mới có thể đẩy mạnh công cuộc Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Cần phải đào tạo nhân lực mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam từ đó hàng Việt Nam mới có thể đứng vững và phát triển trên thị trường quốc tế cũng như thị trường Singapore. Thêm vào đó Việt Nam cần phải có các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư ở tất cả các hình thức đầu tư cũng như tất cả các lĩnh vực đầu tư để phát huy hết mặt mạnh của tất cả các hình thức đầu tư, cân đối cơ cấu đầu tư để phát triển một cách đồng đều và toàn diện các diện các lĩnh vực từ đó tạo nên sự ngang bằng về mức đọ phát triển của các ngành. Cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư Singapore đầu tư vào các khu chế suất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao. Các khu chế suất, khu công nghiệp được hình thành sẽ là tác nhân thu hút các hoạt động đầu tư khác. Các khu công nghệ cao sẽ giúp Việt Nam thu hút việc chuyển giao công nghệ thong qua cá dự án FDI. Các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất thế giới đầu tư vào các nghành sản xuất ở Việt Nam sẽ làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Ví dụ: Việt Nam- Singapore có hình mẫu là khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Sự thành công của khu công nghiệp Việt Nam- Singapore sẽ là kiểu mẫu cho các khu công nghiệp khác của Singapore ở Việt Nam ứng dụng thực hiện, mở đường cho các nhà đầu tư mới của Singapore đầu tư vào Việt Nam. Cần tiếp tục hợp tác với Singapore ở cả nhiều nghành khác nhau: Nghành dầu khí: Vì Singapore là trung tâm lọc dầu đứng thứ ba trên thế giới và có nghành chế tạo dàn khoan dầu ngoài khơi đứng thứ hai trên thế giới, do vậy việc hợp tác với Singapore thì Việt Nam sẽ có cơ hội đem lại hiệu quả cao hơn. Đồng thời một số tổng công ty và các công ty dầu khí lớn của Việt Nam cũng nên xem xét khả năng đặt đại diện ở Singapore để có chỗ đứng vững chắc hơn nữa trên thị trường dầu khí quốc tế và để tạo một khung giá ổn định cho xuất khẩu dầu thô. Dịch vụ vận tải biển: Việt Nam có bờ biển dài hơn 3600km thuận lợi cho việc phát triển cảng biển và dịch vụ vận tải biển. Trong khi đó Singapore là một nước đi trước nên chúng ta có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm của Singapore để xây dựng một số cảng trọng điểm và các công trình khác để phát triển nghành vận tải biển của Việt Nam. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng: Đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam song chúng ta cũng có thể học hỏi Singapore trong việc xây dựng, quản lý các công ty chứng khoán, giao dịch chứng khoán… Như chúng ta biết Singapore là trung tâm tài chính ngân hàng hàng đầu thế giới do đó chúng ta có thể học hỏi cách xây dựng mạng lưới các ngân hàng và công ty tài chính, quản lý đầu tư và buôn bán ngoại tệ… Trong lĩnh vực hàng không: Việt Nam rất cần sự đầu tư của Singapore để phát triển cơ sở hạ tầng các sân bay lớn. Việt Nam cũng cần hợp tác hơn nữa với Singapore trong lĩnh vực này. KẾT LUẬN Hoà chung cùng dòng chảy của hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với trên 157 quốc gia trên thế giới trong đó quan hệ thương mại đầu tư Việt Nam- Singapore những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Và luôn được chính phủ hai nươc ưu ai lựa chọn cho chiến lược phát triển kinh tế dài lâu của đất nước. Kim nghạch xuất nhập khẩu của hai nước tăng len theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam luôn cao hơn kim nghạch xuất khẩu song cơ cấu nhập khẩu chuyển biến theo chiều hướng tích cực: tăng nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước và giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ nhằm tạo dòng vốn tích lũy làm bàn đạp thúc đẩy nên kinh tế quốc gia. Trong tiếp nhận đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì đầu tư của Singapore đã đóng góp rất lớn cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Đã có thời gian giảm sút đầu tư và kim ngạch buôn bán hai chiều của hai nứoc tại thời điểm khủng hoảng kinh tế, nhưng yếu tố đó chi là nhất thời và sau khi hồi phục nó cang tăng nhanh hơn trước khủng hoảng. Trong tương thời gian tới đây Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Singapore, hợp tác một cách toàn diện cả về chiều ộng lẫn chiều sâu, trên tất cả các lĩnh vực để phát triển đồng đều các ngành và để đạt được mục tiêu phấn đấu của đảng và nhà nước là từ nay đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại tiên tiến, cơ cấu các ngành trong nền kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh ngày càng vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Để đạt được những điều này chúng ta cần tiếp tục khắc phục các mặt hạn chế của mình và hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Singapore hơn nữa. Hiện nay khi mà Việt Nam đã tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO thì cơ hội mở ra cho sự phát triển của hai nên kinh tế là vô cùng lớn lao. Khi nhân công lao động Việt Nam kết hợp cùng với vốn và công nghệ của Singapore cùng vị trí địa ly của hai quốc gia sẽ tạo nên một liên minh kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thế giới. VÀ quan hệ hợp tác đầu tư ngày càng phát triển. Với niềm tin tưởng mạnh mẽ vào triển vọng sáng sủa của hai quốc gia, đây sẽ là động lực cho sự phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Singapore và mối quan hệ ấy sẽ còn tiếp tục phát triển vì hoà bình ổn định và thịnh vượng của cả hai quốc gia cũng như cả khu vực Đông Nam Á và thế giới. Chúng ta không thể quên lời nhận định của Tan Seng Chye- đại sứ quán Singapore “ Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho Singapore”. Thực tế đã chứng minh như vậy và chúng ta sẽ tiếp tục phấn đấu để Việt Nam mãi mãi là điểm đến hấp dẫn cho Singapore và quan hệ kinh tế- thương mại hai nước sẽ ngày càng bền chặt. PHỤ LỤC THAM KHẢO Phụ lục1 Một số chỉ tiêu kinh tế của Singapore Năm 2004 2005 2006 2007 1. Tốc độ tăng trưởng hàng năm(%) GDP thực tế 5,8 5,7 6,2 6,5 GDP danh nghĩa 9,6 9,2 10,3 10,5 Cầu trong nước 6,1 4,6 6,5 6,7 Tiêu dùng tư nhân 6,0 6,0 6,2 6,3 Tiêu dùng chính phủ 5,2 5,4 4,8 4,7 Tổng đầu tư cố định 6,4 2,9 5,1 6,0 Xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ 5,0 4,8 5,9 6,2 Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ 2,7 4,9 3,8 4,2 Sản lượng tư bản -5,1 -4,9 -3,8 -3,7 Sản lượng công nghiệp 4,4 4,7 5,3 5,5 Sản lượng dịch vụ 6,3 6,6 6,7 6,9 2. Giá cả(1985=100) Chỉ số giá cả tiêu dùng 140,4 145,4 147,4 148,7 Biến động hàng năm(%) 3,1 3,6 3,3 3,4 3. Dân số và lao động Dân số (triệu người) 3,1 3,1 3,12 3,2 Tốc độ tăng(%) 1,2 1,2 1,23 1,2 Lao động( triệu người) 1,8 1,8 185 1,9 Tốc độ(%) 2,4 2,1 2,5 2,7 4. Tài chính Tỉ giá hối đoái($$, USD) 1,6 1,5 1,6 1,5 Biến động năm(%) -0,4 -0,4 -0,3 -0,3 5. Kinh tế đối ngoại(tỷ USD) Xuất khẩu hàng hoá 96,4 102,6 107,4 109,4 Tốc độ năm (%) 6,1 6,5 6,7 6,9 Nhập khẩu hàng năm 105,8 109,5 113,8 115,3 Tốc độ năm (%) 5,1 3,5 3.7 4,8 Cân đối thương mại -0,9 -6,8 -5,5 -4,3 Cân đối tài khoản vãng lai 5,9 7,4 7,9 7,2 Dự trữ ngoại tệ 56,9 59,7 62,3 60 Biến động năm (%) 7,2 4,9 5,0 5,6 Nguồn: Tư liệu kinh tế 7 nước thành viên ASEAN Phụ lục 2: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Việt Nam Chỉ tiêu 2006 2007 Tăng trưởng GDP (%) 8,2 8,5 Chỉ số sản xuất công nghiệp (%) 17,0 17,1 Tỷ lệ thất nghiệp (% khu vực thành phố) 4,8 4,6 Chỉ số giá tiêu dùng (%) 7,5 12,6 Cán cân thương mại (tỷ USD) -5,1 -14,2 Xuất khẩu (tỷ USD) 39,8 48,5 Nhập khẩu (tỷ USD) 44,9 62,7 Nợ nước ngoài (tỷ USD) 19,2 22,4 % tỷ lệ nước ngoài so với GDP 31,5 31,6 Dự trữ, bao gồm vàng (tỷ USD) 11,5 21,6 Tăng trưởng tín dụng (%) 25,4 53,9 Lãi suất ngắn hạn (%-3 tháng) 7,9 8,9 Phụ lục 3: Các mặt hàng xuất khẩu năm 2007 sang Singapore TÊN HÀNG 2007 So với năm 2006 (%) LƯỢNG (TẤN) TRỊ GIÁ (USD) CÀ PHÊ 16.361 6.900.589 -51.89% CAO SU 63.176 36.350.693 52.20% CHÈ 945 1.140.227 -22.77% DẦU ĂN 372 155.952 -94.37% DẦU THÔ 4.650.859 949.478.803 1.35% DÂY ĐIỆN & DÂY CÁP ĐIỆN 1.526.692 84.38% ĐỒ CHƠI TRẺ EM 29.418 33.52% GẠO 97.363 17.902.005 -52.78% GIẦY DÉP CÁC LOẠI 8.025.348 4.05% HẢI SẢN 35.547.670 52.04% HÀNG DỆT MAY 18.171.699 -2.32% HÀNG RAU QUẢ 3.400.519 87.51% HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 6.388.575 21.22% HẠT ĐIỀU 281 1.164.822 240.27% HẠT TIÊU 8.231 10.850.732 -48.22% LẠC NHÂN 11.310 5.573.730 -1.61% SẢN PHẨM GỖ 4.848.045 -44.44% SẢN PHẨM NHỰA 7.345.198 38.73% SẢN PHẨM SỮA 438.711 -13.49% THAN ĐÁ 2.734 105.259 -47.37% ĐỜNG TINH 405 96.450 -69.78% MÁY VI TÍNH VÀ LINH KIỆN 4.202.180 -32.68% MỲ GÓI 154.505 -39.14% QUẾ 29 42.930 -38.37% THIẾC 263 864.456 -70.67% XE ĐẠP&PHỤ TÙNG XE ĐẠP 47.083 22.40% TỔNG SỐ 1.260.714.621 7.77% Phụ lục4: Các mặt hàng nhập khẩu năm 2007 từ Singapore TÊN HÀNG 2007 So với năm 2006 (%) LƯỢNG (TẤN) TRỊ GIÁ (USD) CHẤT DẺO NGUYÊN LIỆU 158.779 120.571.361 36.20% CLINKER 0 0 -100.00% LINH KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ VI TÍNH 248.532.219 3.46% MÁY MÓC,T/BỊ/PHỤ TÙNG 394.345.066 32.88% NPL DỆT MAY DA 8.016.104 18.14% ÔTÔ DẠNG CKD,SKD 0 0 -100.00% ÔTÔ NGUYÊN CHIẾC CÁC LOẠI 108 (chiếc) 4.429.997 6.51% PHÂN BÓN CÁC LOẠI 361.105 48.406.191 3.86% SẮT THÉP CÁC LOẠI 85.009 41.404.231 0.32% TÂN DỰƠC 41.663.101 -4.12% XĂNG DẦU CÁC LOẠI 5.353.841 1.120.261.063 14.09% XE MÁY DẠNG CKD,SKD 100 (bộ) 52.586 92.55% TỔNG SỐ 2.027.681.919 3.89% Phụ lục 5. Các mặt hàng nhập khẩu từ Singapore trong tháng 4/2008 Mặt hàng Tháng 4/2008 (nghìn USD) So với tháng 4/2007 (%) Tổng 860.014 56,32 Xăng dầu các loại 405.206 56,63 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 104.535 144,77 Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện 91.857 43,77 Chất dẻo nguyên liệu 42.546 46,94 Kim loại thường khác 25.743 82,64 Hóa chất 18.164 38,61 Các sản phẩm hóa chất 16.408 41,74 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 8.399 38,05 Giấy các loại 7.866 20,87 Sắt thép các loại 7.732 39,67 Phân bón các loại 5.314 55,74 Tân dược 4.570 126,69 Nguyên phụ liệu dược phẩm 3.415 161,29 Nguyên phụ liệu thuốc lá 3.180 58,29 Bột giấy 2.559 286,56 Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu31,36 1.178 -30,87 Vải các loại 1.110 31,36 Gỗ và sp gỗ 844 -36,45 Nguyên phụ liệu, dệt may, da giày 520 -18,23 Ôtô nguyên chiếc các loại 435 -18,23 Dầu động thực vật 345 -4,17 Linh kiện và phụ tùng xe máy 336 - Bông các loại 334 -,60,47 Sữa và sp sữa 238 -53,06 Sợi các loại 225 - (Vinanet) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế quốc tế- GS-TS ĐỖ ĐỨC BÌNH, PGS-TS NGUYỄN THƯỜNG LẠNG 2.Giáo trình kinh tế ngoại thương- GS- PTS Bùi Xuân Lưu- NXB Giáo Dục Trường Đại Học Ngoại Thương-1995 3.Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương Số 2- 1998 4.Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN- NXB Thống Kê 1998. 5.Cộng hoà Singapore- 30 năm xây dựng và phát triển- NXB Chính Trị Quốc Gia 1993 6.Thành công của Singapore trong phát triển kinh tế- NXB Chính Trị Quốc Gia 1993 7.Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á 1998 8.Tạp chí Ngoại Thương- Số 9, Số18 năm 2003 9. Báo Vietnam News. 10 Báo Vietnam Investment Reviews. 11. Thời báo kinh tế Sài Gòn. 12.Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII 13.Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 14.Báo Viet Tra de 15. Báo Vietnamnet 16.Trang web của bộ Thương mại www.mot.gov.vn 17.Trang web của bộ Kế hoạch và Đầu tư www.mpi.gov.vn 18.Tạp chí kinh tế thế giới, số tháng 19.Tạp chí đầu tư và phát triển Việt Nam 20. Trang web của Tổng cục Thống kê Việt Nam www.gso.gov.vn 21.Trang web của Bộ ngoại giao Việt Nam www.mofa.gov.vn/ 22. Trang Web ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28493.doc
Tài liệu liên quan