Trung tâm giao lưu văn hóa Tp.HCM

PHẦN IV THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG (20%) Gồm có 2 chương: Chương 1: thi công móng. Chương 2: thi công khung. THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG I. KHÁI QUÁT A/ MỤC ĐÍCH- Ý NGHĨA: + Thiết kế và tổ chức thi công là một nội dung quan trọng và cần thiết trong giai đoạn chuẩn bị thi công xây dựng. + Chất lượng sử dụng của công trình, giá trị dự toán của xây dựng, thời hạn xây dựng công trình đều phụ thuộc vào giải pháp thiết kế xây dựng công trình và thiết kế tổ chức thi công. + Dựa vào trên

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Trung tâm giao lưu văn hóa Tp.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những cơ sở các giải pháp thi công thì chúng ta mới tính toán được các chỉ tiêu cơ bản như: giá trị dự toán xây dựng và thời gian xây dựng công trình. + Thiết kế tổ chức thi công phải đảm bảo về an toàn lao động, đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và có giá trị kinh tế lớn dựa trên sự so sánh các phương án thi công để lựa chọn. + Thiết kế tổ chức thi công thì đa dạng, bao gồm nhiều yếu tố nhưng nội dung chủ yếu gồm các vấn đề sau: 1. Tổng tiến độ xây dựng công trình: + Các kỳ hạn và các đợt đưa những hạn mục hoặc nhiều hạng mục trọng điểm vào hoạt động. + Tiến độ các công tác chuẩn bị. + Phân phối vốn đầu tư xây dựng và khối lượng công tác xây lắp cho phù hợp với từng thời điểm khác nhau. 2. Tổng mặt bằng thi công: Trên đó chỉ rõ vị trí các hạng mục công trình xây dựng cố định và các hạng mục công trình xây dựng tạm phục vụ cho công tác thi công trước mắt như: các hệ thống đường ống cấp nước, hệ thống cống rãnh thoát nước, hệ thống cung cấp điện, vị trí các kho bãi, lán trại sinh hoạt, điều hành sản xuất, vị trí đặt các máy móc thiết bị thi công, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu thi công, đường xá tạm thời trong công trường … Ngoài ra, nếu có yêu cầu cần thiết thì lập bản đồ hiện trạng của những vùng đất xây dựng. 3. Các quy định: + Quy định các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công cho các loại công việc chủ yếu và phức tạp. + Quy định về an toàn lao động khi thi công ở công trường. 4. Nhu cầu cung cấp thiết bị, máy thi công: Xác định nhu cầu máy móc thiết bị phục vụ cho công tác cũng như máy móc thiết bị cần phãi lắp đặt cho công trình. Cũng cần có lịch sửa chữa, bảo trì cho các xe, máy thi công trong thời gian xây dựng công trình. B/ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT: 1. Đặc điểm về điện: Công trình được xây dựng trong trung tâm thành phố, do đó nguồn điện chính lấy từ mạng điện quốc gia và bảo đảm cung cấp liên tục cho công trường. Tuy nhiên bên cạnh đó công trường cần được trang bị thêm một máy phát điện riêng để đảm bảo có nguồn điện ổn định và liên tục cho công trình khi nguồn điện quốc gia có sự cố. 2. Đặc điểm về nguồn nước: Nước sử dụng trong công trường được lấy từ hệ thống cấp nước của thành phố và phải đảm bảo lưu lượng cần thiết trong suốt thời gian sử dụng. 3. Kho bãi – lán trại: + Vị trí xây dựng công trình nằm trong trung tâm thành phố đông dân cư, do đó diện tích mặt bằng dành cho thi công rất hạn chế. Vì vậy việc thiết kế bố trí vị trí kho bãi phải hợp lý với từng thời điểm thi công. + Diện tích kho bãi chứa vật liệu được cân đối theo số lượng vật tư cần cung cấp, vừa đảm bảo cho tiến độ thi công và không xảy ra tình trạng tồn đọng vật tư. 4. Cung cấp vật liệu: + Việc cung cấp các loại vật liệu chủ yếu như sắt thép, bêtông theo nhu cầu của công trường phải được cung cấp đầy đủ, đúng chất liệu trong quá trình xây dựng. + Việc cung cấp các loại vật liệu khác như: cát, đá, gỗ, coffa…được các công ty, xí nghiệp trong nước đáp ứng đầy đủ về nhu cầu và giá cả hợp lý. 5. Nguồn nhân công và trang thiết bị để thi công: Công trình được các công ty xây dựng chuyên nghiệp có uy tín tham gia đấu thầu xây dựng, do đó công ty trúng thầu thi công có khả năng cung cấp đầy đủ mọi nhu cầu về nhân sự: số lượng, bậc thợ và các loại thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình thi công như máy đào đất, máy thi công bê tông cần trục và vận thăng các loại. 6. Hệ thống công trình bảo vệ, đường giao thông trong công trình: Công trường được rào che chắn theo toàn bộ chu vi để đảm bảo an toàn về xây dựng và tạo mỹ quan đô thị. Hệ thống giao thông nội bộ trong công trường cần phải thiết kế bố trí hợp lý để quá trình vận hành xe không bị kẹt và bảo đảm yếu tố an toàn lao động. II. TỔ CHỨC THI CÔNG Công tác mặt bằng cần được tiến hành trước công tác xây dựng công trình để tạo điều kiện tốt cho công tác thi công. Công việc tổ chức thi công: + Giai đoạn chuẩn bị. + Giai đoạn thi công chính. + Giai đoạn hoàn tất. 1. Giai đoạn chuẩn bị: Bao gồm những công việc sau: + Dọn dẹp cải thiện mặt bằng cho công tác thi công được thuận lợi. + Xây dựng các hạng mục như: hàng rào công trường, lán trại phục vu, hệ thống điện nước. + Tập kết máy móc thiết bị thi công vận hành thử máy móc thiết bị trước khi đưa vào vận hành thi công. + Đặt hệ thống định vị cho công trình để xác định về cao trình. 2. Giai đoạn thi công chính: + Đối với công tác thi công phần ngầm của công trình thì trong giai đoạn thi công chính bao gồm các công việc như đào đất, giác vị trí móng, lằp đặt coppha móng, đúc bêtông móng. + Đối với phần nổi của công trình có thể tiến hành ngay sau khi thi công xong phần ngầm đến cao trình 0.00m. Giai đoạn này được tổ chức thi công theo tiến độ mạng. 3. Giai đoạn hoàn tất: Bao gồm các công việc sau: + Các công việc trang trí, hoàn thiện công trình, tô trát vữa tường, trần, lát gạch, ốp pha trang trí, gạch vệ sinh, lắp dựng các vách văn phòng, lắp dựng các hệ thống cửa, quét sơn… + Lắp đặt các thiết bị điện: máy phát điện, máy bơm hệ thống báo cháy, đèn chiếu sáng, đèn trang trí, quạt. + Lắp đặt các thiết bị phục vụ: thang máy, máy điều hòa nhiệt độ, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý rác. + Lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống chống sét, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống bảo vệ. + Dọn dẹp vệ sinh phòng ốc, trang trí phòng ốc, lắp đặt các thịết bị phục vụ: bàn ghế, tủ, điện thoại. + Đối với công trình có vốn đầu tư lớn cần hết sức quan tâm đến công tác hoàn thiện sớm đưa vào sử dụng nhằm giảm bớt thời gian, thu hồi vốn cho công trình. III. BIỆN PHÁP THI CÔNG VÀ MÁY MÓC SỬ DỤNG: + Thi công đúc bêtông toàn khối khung nhà và dựa vào chiều cao của công trình cao. Do đó có thể chọn phương án cần trục tháp để đổ bêtông cho khung nhà, ngoài việc đổ bêtông thì cần trục tháp còn dùng để cẩu lắp vận chuyển các loại cấu kiện, vật liệu khác như là thép cột, gạch, vữa… + Khi cần trục tháp dùng cho công việc đúc bêtông thì cần phải có thăng vận để vận chuyển các loại cấu kiện lên cao khi thi công các tầng trên + Ngoài ra thăng tải còn để vận chuyển người lên trên. 1. Chọn máy móc sử dụng: a. Chọn cần trục tháp: + Giai đọan thi công khung bắt đầu từ cao trình -3.50(m) và bêtông được đúc bằng xe bơm bê tông CTM32-DAEWOO, có mã hiệu bơm BSF3208. + Ta chọn cần trục tháp hiệu NT421-C2 (Album thi công xây dựng-GS LÊ VĂN KIỂM) có các thông số và tính năng theo nhu cầu, ta chọn loại có thông số như sau: - Bán kính quay: R =36(m) - Chiều cao nâng vật: H= 44(m) - Sức trục: Q= 1.1 T - Vận chuyển vật ra vào tay cần: v=38 m/phút - Vận tốc quay quanh trục: w = 0.4 vòng/phút - Vận tốc lên: vnâng =6m/phút - Vận tốc hạ: vhạ = 35m/phút b. Chọn máy vận thăng: + Máy vận thăng nâng hàng được dùng để vận chuyển hàng ở các công trình dân dụng, các công trình xây dựng và sửa chữa nhà có chiều cao từ 27m¸85m. + Như vậy có thể dùng máy vận thăng để vận chuyển các loại vật liệu vữa bêtông… Ngoài ra vận thăng còn có thể vận chuyển người lên xuống, trong giai đoạn thi công hoàn thiện khi cần trục tháp không còn phục vụ nữa. Ta chọn máy vận thăng có mã hiệu:PTM-7633, có các thông số kỹ thuật: + Tải trọng: Q=0.5 T. + Chiều cao nâng tối đa: H= 50m. + Vận tốc nâng: v=0.35m/s. + Trọng lượng: M =1410 kg. + Kích thước: chiều cao: 28.95m. chiều rộng:0.99 m. chiều dài : 1.3 m. c. Chọn máy đầm bêtông: Đặc điểm đầm dùi: + Đầu dùi: loại PHV-28 có đường kính 28mm, chiều dài 345mm,biên độ rung 2.2mm, độ rung 12000¸14000 lần /phút, trọng lượng là 1.2 Kg. + Dây dùi: Loại PSW có đường kính ruột dây dùi 7.7mm, đường kính vỏ 28mm, chiều dài dây có thể thay đổi 2m, 3m, 4m, cho phù hợp với từng loại cấu kiện. + Mô tơ nguồn: Loại PMA-1500, công suất 1.5KVA, 1 pha, nặng 6.5kg. 2. Phân đợt – phân đoạn thi công: + Quá trình thi công đúc bêtông khung nhà được áp dụng theo phương pháp thi công dây chuyền. Và để có thể tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân lực cũng như rút ngắn thời gian thi công ta chia phân đoạn theo với phương dọc và phân chia đợt theo chiều cao công trình để thi công đúc bêtông. + Khi phân đợt, phân đoạn công trình cần phải đảm bảo khối lượng bêtông thích ứng với nhu cầu cung cấp, năng suất đổ bêtông trong ngày và phải đảm bảo đúng yêu cầu về cấu tạo mạch ngừng. Do đó ta phân đợt, đoạn như sau: + Đúc bêtông cột mỗi tầng là một đợt. + Đúc bê tông dầm sàn mỗi tầng là một đợt. + Đúc bêtông cột, dầm, sàn mỗi tầng chia 2 phân đoạn. IV. KỸ THUẬT THI CÔNG A. Phần ngầm: Thi công cọc: Công trình có tổng cộng là 19 móng kích thước móng lớn nhất 3.3m x 3.3m. 1.1. Chọn máy ép cọc: Phương pháp chọn thi công cọc là phương pháp ép cọc, nguyên lý là dùng đối trọng làm đoàn bẩy, thường thì dùng đối trọng là các mẫu bê tông đúc sẵn, thường thì đối trọng có khối lượng bằng 1.5 lần tải trọng thiết kế móng. Ta chọn máy ép EBT120, P = 120 T có những thông số kỹ thuật: + Kích thước máy: - Chiều cao lồng ép: 8.2m - Chiều dài sát xi (giá ép): 10m - Chiều rộng sát xi: 3.2m - Tổng diện tích đáy pistông ép: 830cm2. - Bơm dầu có Pmax =80 kg/cm2 - Hành trình ép: 1000mm Năng suất ép: 100 m/ca. + Khả năng ép và kích thước cọc: - Loại cọc: gỗ, thép, bêtông cốt thép. - Chiều dài cọc Lmax: 8.0m/1 đoạn cọc. - Tiết diện cọc Smax: 30x30cm. - Lực ép P =120 T/1 đoạn cọc. - Có khả năng ép đuợc cọc tại vị trí cách 0.5m với chướng ngại vật bên cạnh (hàng rào, tường nhà…). - Đoạn nối cọc phải bố trí nối đôn cọc bằng thép để nối cọc và giữ nguyên được đôn cọc khi ép. + Nguồn động lực và thiết bị kèm theo: - Động cơ điện 14.5 KW, nguồn điện 220/380 V-3 pha. - Côn cẩu 16 tấn. Máy hàn 24 KVA để dùng khi hàn nối cọc. Chọn cần trục: Chọn cần trục mã hiệu MKG-10, với các thông số kỹ thuật như sau Chiều dài tay cần L = 18m. Sức nâng Q = 10T. Rmax = 16m. Hmax = 20m. Các bước thi công cọc: Trước hết ta chuẩn bị mặt bằng: cẩu lắp dựng khung đúng vị trí hố móng thiết kế, lập đường ray để di chuyển máy, cẩu đối trọng đặt vào khung đế. + Bước 1: - Dùng cần trục MKG-10 cẩu dựng cọc bê tông cốt thép khung ép. - Vào đúng vị trí thiết kế, kiểm tra bằng máy kinh vĩ. + Bước 2: - Tiến hành ép các đoạn cọc đến độ sâu thiết kế. - Nối các đoạn cọc với nhau bằng các thiết bị hộp nối. - Éùp cọc từ từ, vừa ép vừa kiểm tra. + Bước 3: - Cẩu dựng đoạn cọc giá. - Éùp cọc giá để đầu cọc bêtông cốt thép đến cao trình thiết kế. - Nhổ cọc giá và tiến hành lại bước 1 đối với các cọc còn lại. 2. Thi công đào đất: 2.1. Chọn máy đào: + Chọn máy đào loại gầu nghịch, dẫn động bằng thủy lực, theo điều kiện có thể đổ lên xe ôtô tải. + Chọn máy đào mã hiệu: EO-3322B1 (Sổ tay chọn máy _Nguyễn Tiến Thu). Những thông số kỹ thuật của máy đào: - Dung tích gầu:q=0.5m3 - Bán kính đào lớn nhất: Rmax=7.5 m. - Chiều cao đổ đất lớn nhất: h=4.8 m. - Độ sâu đào đất lớn nhất: H= 4.2 m. - Trọng lượng máy: Q=13.4 T - Thời gian một chu kỳ đào tck= 17s. 2.2. Bố trí hướng đi của máy đào: Cho máy đào chạy dọc theo trục ngang công trình, đào từng hố móng cũng như rãnh thoát nước. 2.3. Thoát nước: Trong quá trình đào đất, ta đào thêm các rãnh thu nước với độ dốc 2% để đưa nước về các hố thu, dùng máy bơm để đưa nước ra các hố ga vào hệ thống thoát nước của thành phố. Vận chuyển đất: Đất đào từ các hố sẽ dùng xe ben vận chuyển đi xa đổ, chỉ để lại một phần vừa đủ để lắp hố móng sau khi thi công móng xong. 3. Thi công móng: + Sau khi đào đất hố móng, xác định lại các cao trình cần thiết, cố định các mốc chuẩn bằng các cọc bêtông. Trình tự thi công gồm các bước sau: - Xác định lại một cách chính xác tim móng bằng thiết bị hỗ trợ như máy kinh vĩ. - Phá đầu cọc BTCT: trước tiên đục một lớp bêtông bảo vệ ở ngoài khung thép, sau đó ở phía trên đục thành nhiều lổ hình phểu cho rời khỏi cốt thép, tiếp theo dùng máy đục 2-3 lổ sao cho khoảng cách đến cao độ thiết kế 5-10 cm. Sau đó đóng nêm hoặc dùng máy phá chạy bằng áp lực dầu để phá thành những mảng bêtông lớn. Đục phá đầu cọc đến cao độ thiết kế thì dừng lại, rửa sạch đầu cọc. + Bêtông lót móng: Dùng bêtông đá 4x6 mác 75, đổ dày 10 cm. + Ván khuôn đài cọc: Chọn những tấm ván khuôn bằng gỗ để lắp cốp pha móng. - Móng M2 kích thước: 3.3 x 2.4 x 1 (m). Các tấm liên kết với nhau bằng các thanh gỗ và được giữ vững bằng các khung chống bằng thép, tại các góc dùng các thanh gỗ vuông 50 x 50 để liên kết. + Bên trên đài cọc ta dùng các thanh ngang và thanh dọc làm định vị để lắp đặt cổ cột. + Cốt thép: cốt thép được cắt, uốn trước và được đưa xuống móng bằng cần trục. + Các thanh thép trên cao được đỡ bỡi các giá thép. Thép cột chờ được kéo dài một đoạn 1m. + Bê tông: tiến hành sau khi kiểm tra cốt thép, coffa. + Dùng bê tông tươi được bơm trực tiếp từ máy bơm bê tông. Trong quá trình thi công đúc bê tông cần lấy mẫu bê tông để kiểm tra cường độ. Sử dụng đầm dùi để đầm bêtông làm cho bê tông không rỗng bên trong hoặc rỗ mặt bên ngoài, bê tông được đổ từng lớp dày 30 cm, đổ đến đâu đầm đến đó, tránh đầm bê tông quá kỹ hoặc quá sơ xài vì như vậy sẽ xảy ra hiện tượng phân tầng. B. THI CÔNG PHẦN THÂN: 1. Nguyên tắc chung : + Trước khi thi công phần khung nhà cao tầng nên nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế, để nắm chắc các yêu cầu thiết kế. Nên xem xét toàn diện hệ kết cấu công trình và giải pháp cấu tạo, có kể đến các đặc điểm của trang thiết bị kỹ thuật và lựa chọn công nghệ xây dựng thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thi công xây lắp chất lượng, tiến độ, an toàn và kinh tế. + Nên tiến hành thiết kế chi tiết các biện pháp thi công, đặc biệt là phương pháp vận chuyển thiết bị vật tư, dàn giáo, ván khuôn … theo phương thẳng đứng và phương ngang. Phương pháp vận chuyển vật tư lên cao cần phù hợp với đặc điểm kết cấu, thiết bị sẳn có và là yếu tố mang tính chất quyết định đối với tiến độ thi công. + Vận chuyển vật liệu bê tông, thép và dàn giáo lên cao có thể được thực hiện bằng cần trục tháp, vận thăng, thang điện. Bê tông được vận chuyển đến công trường bằng xe trộn và được đưa lên các tầng bằng cần trục tháp hoặc bằng máy bơm bê tông. + Dàn giáo được lựa chọn và thiết kế phù hợp với điều kiện sử dụng và cần kể đến độ ổn định dưới tải trọng tác dụng của tải trọng gió. + Cần trục tháp cố định trên đường ray thường được sử dụng để vận chuyển vật tư, thiết bị dàn giáo lên cao. Cần trục tháp phải được đặt ở vị trí tối ưu để có phạm vi hoạt động hữu hiệu và đảm bảo việc tháo dở dể dàng sau hoàn thành công trình. Móng của cần trục tháp cố định cần thiết được thiết kế và nghiệm thu theo tiêu chuẩn tương ứng. 2. Công tác dàn giáo và ván khuôn : + Cốp pha là ván khuôn tạo hình kết cấu công trình, giữ cho vữa bê tông không chảy ra. Còn bộ phận chống đở cốp pha và những cầu tạm để các xe vận chuyển và người qua lại gọi là dàn giáo và sàn công tác. + Trước khi xây dựng một công trình bê tông vĩnh cửu, ta phải xây dựng một công trình tạm có hình đúng như vậy, đó là công trình cốp pha. Cốp pha phải đáp ứng những yêu cầu sau: - Phải đúng kích thước các bộ phận của công trình đúc. - Phải bền, cứng, không biến dạng, cong vênh và phải ổn định. - Cốp pha cũ đem dùng lại phải cạo rửa thật sạch hết những vữa xi măng, phải xác định các cao trình đáy móng, cao trình sàn tầng dưới, cao đáy dầm, cao trình đáy sàn. - Đánh dấu trục công trình và cao độ phải ở vị trí làm thuận lợi cho việc lắp dựng và kiểm tra ván khuôn, tránh tình trạng khi kiểm tra bị vướng dàn giáo quá nhiều, hoặc khi di chuyển trục, cao độ từ vị trí này đến vị trí khác gặp khó khăn (do không kết hợp tốt giữa người đánh dấu với người lắp đặt ván khuôn, dàn giáo). - Đối với các loại ván khuôn cột tường… nên bật mực theo chu vi bộ phận công trình (hay chân ván khuôn), để cố định chân vị trí ván khuôn được chính xác. Cùng với các điều kiện kinh tế các nước đang phát triển, cụ thể là trong công việc ứng dụng rộng rãi các loại máy móc và trang thiết bị hiện đại trong thi công xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, cầu đường thủy lợi… nên đã rút ngắn được thời gian thi công và đảm bảo tính an toàn cho nguời lao động cũng như người sử dụng. Và để thiết kế cốp pha dàn giáo cho công tác thi công công trình ta sử dụng phương án: dùng tấm cốp pha định hình (khung thép và ván gỗ ép)… - Khi thiết kế cốp pha, ta tính toán cho bộ phận công trình có trọng lượng lớn nhất (nhịp lớn nhất) và bố trí cho các bộ phận khác. a. Các yêu cầu khi lắp dựng cốp pha đàn giáo: Vận chuyển các bộ phận: Vận chuyển, trục lên, hạ xuống phải nhẹ nhàng, tránh va chạm xô đẩy làm cho ván khuôn bị biến dạng. Dây treo buộc không được ép mạnh, ăn sâu vào ván khuôn. Trước khi vận chuyển phải kiểm tra sự vững chắc của dàn giáo, sàn thao tác, đường đi lại để đảm bảo an toàn. Vận chuyển hay lắp dựng ván khuôn trên khối bê tông đã đổ xong phải được cán bộ kỹ thuật phụ trách đồng ý. Trụ chống của dàn giáo phải dựa trên nền vững chắc, không trượt. Diện tích mặt cắt ngang của trụ chống phải đủ rộng để khi đổ bê tông, kết cấu chống đở không bị lún quá trị số cho phép. Phương pháp lắp ghép ván khuôn, dàn giáo phải bảo đảm nguyên tắc đơn giản và dễ tháo, bộ phận tháo trước không bị phụ thuộc vào bộ phận tháo sau. Khi lắp dựng ván khuôn phải căn cứ vào mốc trắc đạt trên mặt đất (cho vị trí và cao độ), đồng thời phải dựa vào bản thiết kế thi công để bảo đảm kích thước, vị trí tương quan giữa các bộ phận công trình không gian. Đối với các bộ phận trọng yếu của công trình, phải đặt thêm nhiều điểm khống chế để dể dàng trong việc kiểm tra đối chiếu. Khi cố định ván khuôn bằng dây giằng và móc neo, dây móc phải chắc và không bị tuột, dây phải thật căng để khi chịu lực ván khuôn không vị biến dạng. Dàn giáo, nếu có điều kiện nên ghép thành mảng rồi mới dựng lên. Phải ghép thành những mảng vững chắc. Mặt tiếp giáp giữa khối bê tông đã được đổ trước, cũng như khe hở giữa các ván khuôn phải đảm bảo không cho vữa xi măng chảy ra ngoài. Khi ghép dựng ván khuôn, phải chừa lại một số lỗ thích đáng ở bên dưới để khi vệ sinh rửa ván khuôn và mặt nền, nước và rác bẩn có chỗ để thoát ra ngoài. Trước khi đổ bê tông, các lỗ này phải được bịt kín lại. Nên tránh dùng ván khuôn ở tầng dưới làm chổ dựa cho ván khuôn ở tầng trên. Trường hợp cần thiết phải dùng cách đó thì ván khuôn tầng dưới không được chuyển dịch mà phải đợi bê tông tầng trên đạt đến cường độ theo yêu cầu mới được tháo dở ván khuôn tầng dưới. + Khi ván khuôn và dàn giáo đã dựng xong phải kiểm tra và nghiệm thu theo: Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế. Độ chính xác của các bộ phận đặt sẵn. Độ chặt, kín giữa các tấm ván khuôn với mặt nền. Sự vững chắc của ván khuôn và dàn giáo (chú ý các chỗ nối và chỗ tựa). Kiểm tra độ chính xác ở những bộ phận của ván khuôn, phải tiến hành bằng máy trắc đạt hay bằng những dụng cụ khác như: dây dọi, thước… Khi kiểm tra phải có những phương tiện cần thiết để có thể kết luận được về độ chính xác của ván khuôn theo hình dạng, kích thước và vị trí. Sai lệch về vị trí và kích thước ván khuôn và dàn giáo đã dựng xong không được vượt quá những trị số cho phép. Trong quá tình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng và vị trí của ván khuôn, nếu có biến dạng do dịch chuyển phải xử lý kịp thời. b. Trình tự lắp đặt cốp pha cho các loại kết cấu: b.1 Cốp pha cột: - Sau khi thi công xong cốt thép cột, ta tiến hành lắp cốp pha cột, bốn mặt cột được lắp từ dưới lên bằng ván ép khuôn. Xung quanh cột dùng gông thép và gỗ đệm để chịu áp lực ngang của vữa bê tông và giữ cho ván khuôn cột đúng kích thước thiết kế, các gông được đặt cách nhau 50(cm) để ván khuôn khỏi phình. - Những cột có chiều cao lớn khi lắp coffa cần chừa lổ trống để có thể đưa ống vòi voi vào bên trong để đổ bê tông khỏi bị phân tầng. - Để vị trí cột không bị xê dịch, ta dùng các thanh chống xiên tỳ xuống nền (hoặc sàn trong quá trình đổ bê tông ta đã cắm thép chờ). - Trong quá trình lắp cốp pha cột để kiểm tra các phương ta dùng máy trắc địa (để kiểm tra mặt cắt ngang cột) và các quả dọi (để kiểm tra theo phương đứng). - Gông khi tháo cần dùng búa gỏ nhẹ vào nêm. Tuyệt đối không sử dụng gông làm chổ đứng trong khi điều chỉnh ván khuôn và đổ bê tông. b.2 Cốp pha dầm sàn: - Sau khi đổ bê tông cột ta tiến hành lắp dựng cốp pha dầm sàn. Cốp pha dầm được lắp ghép ở hai mặt và liên kết với nhau bằng giằng. Cột chống co rút và thanh đở ngang dùng để đở dầm. Kiểm tra độ cao dầm bằng cách điều chỉnh độ cao cột chống. - Cốp pha sàn được lắp ghép từ những tấm ván ép. Đở cốp pha sàn là hệ thống dàn giáo không gian, kích thước của hệ thống dàn giáo này được thiết kế theo chuẩn và khoảng cách giữa các khung phụ thuộc vào bề dày sàn và tải trọng tác động. · Trình tự lắp ráp ván khuôn dầm sàn: Đặt giáo chống công cụ đúng vị trí, điều chỉnh kích trên đầu giáo chống đúng yêu cầu. Đặt đà ngang bằng gỗ trên đầu kích, kiểm tra lại tim dầm và cao độ của đà ngang. Đặt ván khuôn đáy dầm, thành dầm, thanh giằng liên kết giữa hai thành dầm, con độn. Đặt dàn giáo không gian, kiểm tra cao độ sàn bằng những kích vít trên đầu các ống dáo. Đặt ván khuôn sàn. 3. Công tác cốt thép: Cốt thép trước khi gia công và đổ bê tông cần bảo đảm các yêu cầu sau: Bề mặt sạch không dính bùn, dầu mở, không có vẩy sắt và các lớp gỉ, các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do những nguyên nhân khác không được vượt quá giới hạn cho phép 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó hoặc được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế. Cốt thép cần được kéo uốn và nắn thẳng trước khi sử dụng. - Sửa thẳng và đánh gỉ cốt thép. Những thanh nhỏ thì dùng búa đập cho thẳng hoặc dùng van cán dài để bẻ thẳng. Những thanh cốt thép lớn trên 24mm sửa thẳng bằng máy uốn. Những cuộn dây cốt thép được kéo bằng tời. Khi này dây cốt thép không những được kéo thẳng mà khi kéo dây thép giản ra làm bong các vẩy gỉ sét ngoài cốt thép, đở mất công cạo gỉ. Đánh gỉ bằng bàn chải sắt hoặc tuốt thép qua đống cát. Cắt và uốn cốt thép. Thép có đường kính từ 10 mm trở xuống thì dùng kéo để cắt và uốn. Thép có đường kính từ 12mm trở lên thì dùng máy cắt, uốn để cắt uốn thép. Thép sử dụng cho công trình hầu hết là thép gai nên không cần bẻ móc. Cốt thép được cắt uốn phù hợp với hình dạng và kích thước thiết kế. Sản phẩm cốt thép được cắt uốn xong cần được kiểm tra theo từng lô. Liên kết hàn được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải bảo đảm chất lượng mối hàn theo yêu cầu thiết kế. Các mối hàn phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Bề mặt nhẳn không cháy, không đứt quảng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt. + Bảo đảm chiều dài và chiều cao đường hàn theo yêu cầu thiết kế. Nối buộc cốt thép. Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chổ uốn cong. Trong một mặt cắt của tiết diện kết cấu không nối quá 50% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với cốt thép có gờ, và không quá 25% đối với cốt thép trơn. Việc nối buộc cốt thép cần thỏa mản các yêu cầu sau: + Chiều dài nối buộc cốt thép trong khung và lưới thép bằng (30 ¸ 45)d và không nhỏ hơn 25cm đối với thép chịu kéo , bằng (20 ¸ 40)d và không nhỏ hơn 20cm đối với thép chịu nén . + Khi nối cốt thép trơn ở vùng chịu kéo phải uốn móc , cốt thép có gờ thì không cần uốn móc . + Trong một mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu đoạn nối). + Dây buộc dùng dây thép mềm đường kính 1mm. Vận chuyển và lắp dựng cốt thép: Việc vận chuyển cốt thép đã gia công cần bảo đảm các yêu cầu sau: + Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép. + Cốt thép từng thanh nên buộc theo từng chủng loại để tránh nhầm lẩn khi sử dụng. + Phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển, lắp dựng cốt thép. Công tác lắp dựng cốt thép cần thỏa mản các yêu cầu sau: + Các bộ phận lắp dựng trước không được gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau. + Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép để không bị biến dạng trong quá trình đổ bê tông. + Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép, nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép, nó được làm bằng các vật liệu không ăn mòn cốt thép và không phá hủy bê tông. + Sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế không được vượt quá 3mm đối với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày nhỏ hơn 15mm, và 5mm đối với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày lớn hơn 15mm. 4. Công tác bê tông: a. Những yêu cầu đối với vữa bê tông: - Vữa bê tông phải được trộn thật đều, đảm bảo đồng nhất về thành phần. - Phải đạt được cường độ (mác) theo thiết ke.á - Phải đảm bảo thời gian chế trộn, vận chuyển và đúc bê tông trong giới hạn quy định, thời gian các quá trình đó mà kéo dài thì phẩm chất của vữa bê tông bị giảm và đi đến không dùng được nữa. - Vữa bê tông cần đáp ứng một số yêu cầu của thi công như phải có một độ lưu động nào đó, để có thể trút nhanh ra khỏi cối trộn, khỏi xe vận chuyển, để có thể đổ vào khuôn đúc nhanh, chặt, lấp kín mọi khe hở giữa những thanh cốt thép dày. - Cần lấy mẫu bê tông thí nghiệm để kiểm tra độ sụt và cường độ. b. Chế tạo hỗn hợp vữa bê tông (được dùng khi đổ bê tông cấu kiện nhỏ, và dự phòng khi có sự cố xe trộn bê tông không đến kịp): Xi măng, cát, đá dăm và các chất phụ gia lỏng để chế tạo hỗn hợp vữa bê tông được cân đong theo trọng lượng. Nước và chất phụ gia cần đong theo thể tích. Cát rửa xong cần để nơi khô ráo rồi mới tiến hành cân đong nhằm giảm lượng nước có trong cát. Độ chính xác của các thiết bị cân đong cần được kiểm tra trước mỗi đợt đổ bê tông. Trong quá trình cân đong thường xuyên theo dõi để phát hiện và khắc phục kịp thời. Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn cần tuân theo các qui định sau: Trước hết đổ (15 ¸ 20)% lượng nước vào cối, rồi cho cát, sỏi đá và xi măng vào, đổ xi măng xen giữa các lớp cốt liệu. Trong khi cối quay trộn, đổ dần lượng nước còn lại để đảm bảo độ lưu động và độ dẻo của vữa. Khi dùng phụ gia thì việc trộn phụ gia phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của người sản xuất phụ gia. Trong quá trình trộn để tránh bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước của một mẻ trộn và quay máy trộn khoảng 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian đã qui định. c. Vận chuyển vữa bê tông: Việc vận chuyển hỗn hợp vữa bê tông từ nơi trộn đến nợi đổ cần bảo đảm các yêu cầu sau: Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng, bị chảy nước xi măng hoặc bị mất nước do nắng. Sử dụng thiết bị, nhân lực và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp với khối lượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông. Thời gian cho phép hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển cần được xác định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và phụ gia sử dụng tức là phụ thuộc vào tính ninh kết mau chậm của xi măng sử dụng, thường không nên lâu qúa 1 giờ. Khi dùng thùng treo để vận chuyển thì hỗn hợp bê tông đổ vào thùng không được vượt quá (65 ¸ 90)% dung tích thùng. Nếu vận chuyển bằng thiết bị chuyên dùng vừa đi vừa trộn thì công nghệ vận chuyển được xác định theo thông số kỹ thuật của thiết bị sử dụng. Khi vận chuyển vữa bê tông bằng máy bơm thì cần bảo đảm các yêu cầu sau : + Độ lớn cốt liệu bị hạn chế, đường kính của sỏi đá không được vượt quá 1/3 đường kính ống dẫn. + Độ sụt của vữa bê tông phải ở trong giới hạn qui định là: (4 ¸ 10) cm. + Máy không được ngừng hoạt động quá lâu giờ, nếu ngừng quá lâu thì cứ 10 phút cho máy bơm chạy vài đợt bơm để khỏi tắc ống. Nếu phải ngừng hoạt động trên 2 giờ thì phải thông sạch ống bằng nước. d. Đúc bê tông: - Trước khi tiến hành một đợt đúc bê tông nào cũng phải tiến hành một số công việc sau: - Trước khi đổ bê tông cần phải kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn, cốt thép, hệ thống sàn thao tác đã đạt đến các tiêu chuẩn kỹ thuật hay chưa. Nếu tất cả các tiêu chuẩn đề ra đã đạt được yêu cầu thì ghi vào văn bản, hồ sơ phải làm sạch ván khuôn, cốt thép để lâu ngày sẽ bẩn , dọn rác rưởi, sữa chửa các khuyết tậ, sai sót nếu có. - Phải tưới nước ván khuôn để ván khuôn không hút mất nước xi măng (nếu dùng ván khuôn gỗ) - Khi đổ vữa bê tông lên lớp vữa khô đã đổ trước thì phải làm sạch mặt bê tông tưới vào đó nước hồ xi măng rồi đổ bê tông mới vào. - Phải có kế hoạch cung ứng đủ vữa bê tông để đổ liên tục trong một ca, một kíp. Việc đổ bê tông cần đảm các yêu cầu sau: - Trước khi đổ bêtông móng thì cần chuẩn bị lớp bêtông lót. Lớp lót này làm bằng bê tông mác 75, dày 10cm. Lớp lót có tác dụng làm bằng đáy móng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công đặt cốt thép móng, đồng thời không cho đất nền hút nước xi măng khi đổ bêtông móng. - Đổ bê tông những kết cấu công trình cần phải tiến hành theo hướng và theo lớp nhất định. Đổ bê tông mỗi lớp dày 20-30 cm, rồi đầm ngay. Với những kết cấu khối lớn phải tiến hành đổ thành nhiều lớp chồng lên nhau. Để có sự liên kết toàn khối giữa các lớp bê tông thì phải rải lớp xi măng nước lên lớp bêtông cũ trước khi lớp này ninh kết. Do yêu cầu như vậy ta phải khống chế mặt bằng thi công theo lớn thì ta chia thành nhiều khối nhỏ. Đây là cơ sở để ta phân đợt, phân đoạn hợp lý. - Đổ bê tông cột từ trên cao xuống, chân cột hay bị rỗ do các hạt sỏi đá rơi từ trên cao xuống, đọng dồn ở đáy. Vậy nên đổ bê tông chân cột bằng loại vữa sỏi nhỏ, dày độ 30 cm, khi đổ các lớp bê tông sau sỏi đá lớn sẽ rơi vùi vào trong lớp vữa này làm cho nó có thành phần bình thuờng. - Khi đổ bêtông sàn, muốn đảm bảo độ dày đồng đều cần đóng sơ các mốc trùng với cao trình mặt sàn. Khi đúc bê tông xong thì rút cọc mốc lên và lấp vữa lỗ hở bằng cao trình mặt sàn. Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốp pha, chiều dày lớp bê tông bảo vệ. Bê tông phải đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo qui định thiết kế. Giám sát chặt chẻ hiện tượng cốp pha, dàn giáo và cốt thép trong quá trình thi công để có thể xữ lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra. Mức độ đổ đầy hỗn hợp bê tông vào cốp pha phải phù hợp với số liệu tính toán, độ cứng chịu áp lực ngang của cốp pha do hỗn hợp bê tông mới đổ gây ra. Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp đổ bê tông quá thời hạn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTo chuc thi cong.doc
  • xlsThep dam khung truc 5.XLS
  • bakThi cong khung.bak
  • dwgThi cong khung.dwg
  • bakThi cong mong(VU).bak
  • dwgThi cong mong(VU).dwg
  • bakThi cong mong.bak
  • docThong ke dia chat.doc
  • bakBan ve KT.bak
  • dwgBan ve KT.dwg
  • bakBIA.bak
  • dwgBIA.dwg
  • bakCAU THANG (VU).bak
  • dwgCAU THANG (VU).dwg
  • bakCAU THANG(COPY).bak
  • dwgCAU THANG(COPY).dwg
  • docCAU THANG.doc
  • bakHO NUOC (VU).bak
  • dwgHO NUOC (VU).dwg
  • docHO NUOC.doc
  • docKet qua khung-truc 5.doc
  • docKHUNG .doc
  • bakKHUNG TRUC 5.bak
  • dwgKHUNG TRUC 5.dwg
  • docKIEN TRUC.doc
  • bakMat cat dia chat.bak
  • dwgMat cat dia chat.dwg
  • bakMong coc BTCT(VU).bak
  • dwgMong coc BTCT(VU).dwg
  • docMong coc ep.doc
  • bakMong coc khoan nhoi.bak
  • docMong coc khoan nhoi.doc
  • dwgMong coc khoan nhoi.dwg
  • bakSAN TANG DIEN HINH.bak
  • dwgSAN TANG DIEN HINH.dwg
  • docSAN.doc
  • docSo lieu nhap khung - truc 5.doc
  • doctai lieu.doc
  • xlsThep cot khung truc 5.xls
Tài liệu liên quan