Trung tâm viễn thông khu vực I

MỤC LỤC CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG LIÊN TỈNH Công ty Viễn thông liên tỉnh (tên giao dịch quốc tế là VIETNAM TELECOM NATIONAL, tên viết tắt là VTN) là tổ chức kinh tế - đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông liên tỉnh, có mối quan hệ mật thiết với các đơn vị thành viên khác trong dây chuyền công nghệ viễn thông nhằm thực hiện các mụ

doc44 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Trung tâm viễn thông khu vực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiêu, kế hoạch mà Tập đoàn giao cho. Công ty có những chức năng sau: Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng và khai thác mạng lưới dịch vụ viễn thông đường dài, cho thuê kênh viễn thông liên tỉnh, đầu mối kết nối giữa mạng viễn thông các tỉnh trong cả nước với cửa ngõ quốc tế để kinh doanh, xây dựng phát triển theo kế hoạch, quy hoạch và phương hướng phát triển do Tập đoàn trực tiếp giao. Đảm bảo thông tin viễn thông phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, chính quyền các cấp, phục vụ các ngành kinh tế và nhân dân theo quy định của Tập đoàn. Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành bưu chính viễn thông. Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu chính - viễn thông; bảo trì trang thiết bị chuyên ngành thông tin liên lạc. Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép. Công ty có nhiệm vụ: Tổ chức, quản lý, khai thác, điều hành phát triển mạng lưới và kinh doanh viễn thông đường dài theo phân cấp, đảm bảo các kênh thông tin viễn thông liên tỉnh. Tổ chức nghiên cứu KHKT, đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Tổ chức đối soát sản lượng. Tham gia xây dựng giá cước các dịch vụ, cước thuê kênh viễn thông đường dài của ngành. Thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo phân cấp. Áp dụng các định mức đã được Nhà nước, Tập đoàn duyệt, xây dựng các định mức mới và báo cáo về Tập đoàn để ban hành. Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp kế hoạch tài chính của Tập đoàn, sử dụng vốn, quỹ, huy động vốn theo phân cấp và phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn. Ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo phân cấp hoặc ủy quyền. Để thực hiện các chức năng nhiệm vụ trên, Công ty được tổ chức các đơn vị trực thuộc, bao gồm các đơn vị sản xuất kinh doanh và các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo phân cấp của Công ty. Trong đó, các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng, hoạt động chuyên ngành trên các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi trước Công ty. Còn các đơn vị sự nghiệp được giám đốc Công ty giao nhiệm vụ và cấp kinh phí hoạt động trên các lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Cụ thể, hệ thống các đơn vị phụ thuộc công ty bao gồm: Trung tâm viễn thông khu vực I: Có địa bàn từ Đèo Ngang - Hà Tĩnh trở ra, trụ sở đóng tại Thành phố Hà Nội. Trung tâm viễn thông khu vực II: Có địa bàn từ Khánh Hòa, Kon Tum trở vào, trụ sở đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm viễn thông khu vực III: Có địa bàn từ Đèo Ngang vào đến Khánh Hòa, Kon Tum, trụ sở đóng tại Thành phố Đà Nẵng. Ban quản lý dự án: Có trụ sở đóng tại thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế vì vậy trong phạm vi báo cáo này, tôi chỉ tập trung giới thiệu chi tiết về Trung tâm viễn thông khu vực I. II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I 2.1. Giới thiệu chung Là một đơn vị kinh tế trực thuộc Công ty viễn thông liên tỉnh, Trung tâm Viễn thông khu vực I được thành lập theo quyết định số 1001/QĐ-TCCB ngày 20/12/1990 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, và quyết định thành lập lại Trung tâm Viễn thông khu vực I theo quyết định số: 1510/ QĐ-TCCB ngày 16/6/1997 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Trung tâm có trụ sở chính đặt tại: 97 phố Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 2.2. Quá trình phát triển của Trung tâm từ năm 1990 đến nay 2.2.1. Từ năm 1990-1992 Trong giai đoạn này, Trung tâm có chức năng quản lý, khai thác mạng viễn thông gồm: - Hệ thống thông tin sóng ngắn ít kênh RNG 950 của Cộng hòa Dân chủ Đức gồm 4 kênh thoại. - Hệ thống tải ba dây trần VBO-12, tuyến quốc lộ 1A: 12 kênh. - Các hệ thống tải ba VBO-3, từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc: 3 kênh. - Hệ thống vô tuyến thu phát sóng ngắn. - Hệ thống Viba số ít kênh AWA - 1504: 60 kênh. - Hệ thống chuyển tiếp đường dài liên tỉnh bằng hệ thống tổng đài, nhân công. - Điện thoại viên phải chuyển cuộc gọi đi liên tỉnh bằng cách cắm phích. 2.2.2. Từ năm 1993-1995 Nhờ sự đổi mới của Ngành sử dụng kỹ thuật số hiện đại, từ những năm 1993, Trung tâm đã được đầu tư những thiết bị mới, cụ thể đã lắp đặt và khai thác các thiết bị truyền dẫn mới như: Thiết bị Viba số 34 Mbit/s tương đương với 480 kênh thoại, với cấu hình 2+1 (Hai hệ thống cùng làm việc, còn một hệ thống dự phòng thay thế 2 hệ thống đang làm việc khi có sự cố). Thiết bị Viba số 140 Mbit/s tương đương với 1920 kênh thoại cùng với cấu hình 2+1. Thiết bị cáp quang 34 Mbit/s cũng với cấu hình 2+1. 2.2.3. Từ năm 1995 đến nay Hệ thống thông tin cáp quang trên tuyến QL1A của Trung tâm được nâng dung lượng từ 34 Mbit/s lên 2.5 Gbit/s (tương đương 480 kênh thoại lên gần 30.000 kênh thoại). Các tuyến thông tin phía Đông Bắc cũng được nâng dung lượng từ 34 Mbit/s lên 622 Mbit/s (tương đương từ 480 kênh thoại lên 7.000 kênh thoại). Hệ thống thông tin quang tạo thành các mạch bảo vệ theo phương thức chuyển mạch tự động cụ thể là khi có sự cố trên thiết bị, trên cáp thì hệ thống sẽ tự động chuyển đổi vẫn đảm bảo liên lạc trong mọi tình huống. Hệ thống tổng đài điện tử phục vụ các cuộc gọi điện thoại liên tỉnh với dung lượng lắp đặt tại Hà Nội là 250.000 đường trung kế, đảm bao lưu thoát mọi nhu cầu về thông tin đường dài và quốc tế. Ngoài ra, chuẩn bị lắp đặt thêm một tổng đài điện tử tại Hải Dương để phục vụ cho các tỉnh phía Đông Bắc, chuyển các cuộc gọi đi thẳng không phải qua trung gian Hà Nội nữa làm cho tốc độ lưu thoát điện thoại càng tăng. Về kỹ thuật, để vận hành hệ thống truyền dẫn và tổng đài được thống nhất, cần phải có tín hiệu đồng bộ. Hệ thống đồng bộ này cung cấp thời gian chuẩn bị cho hệ thống tổng đài toàn quốc, làm cho mạng viễn thông hoạt động ổn định và toàn bộ hệ thống đồng bộ quốc gia hoạt động theo chuẩn với độ sai lệch là 10-11. Hệ thống truyền dẫn, tổng đài điện tử, đồng bộ hoạt động đạt các thông số kỹ thuật của quốc tế quy định. III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.1. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Viễn thông khu vực I Trung tâm viễn thông khu vực I có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác tất cả các thiết bị, phương tiện kỹ thuật viễn thông, làm đầu mối kết nối giữa mạng viễn thông của 3 khu vực trong cả nước, thực hiện tốt công tác phục vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân từ Đèo Ngang - Hà Tĩnh trở ra, đồng thời, phối hợp với Trung tâm II, Trung tâm III đảm bảo phục vụ thông tin liên tỉnh trong cả nước. Cụ thể, Trung tâm có những chức năng, nhiệm vụ sau: Quản lý toàn bộ mạng viễn thông liên tỉnh của khu vực I bao gồm các phương thức thông tin vi ba, cáp quang, hệ thống quản lý mạng, tổng đài theo phân cấp của Công ty. Kết hợp chặt chẽ với các Bưu điện tỉnh, thành phố để đảm bảo khai thác và kinh doanh có hiệu quả mạng viễn thông trong nước, đảm bảo thường xuyên, lưu thoát lưu lượng thông tin trong toàn mạng theo quy định của Công ty và ngành. Kinh doanh đường thông trên các phương thức truyền dẫn, cho thuê kênh viễn thông theo quy định hiện hành. Xây dựng kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính dài hạn, trung hạn, ngắn hạn phù hợp với kế hoạch tài chính của Công ty, xây dựng, quy hoạch phát triển đơn vị trên cơ sở chiến lược quy hoạch của Công ty. Tham gia khảo sát, thiết kế, dự toán và xây lắp các công trình, dự án đầu tư thuộc chuyên ngành thông tin liên lạc theo phân cấp và yêu cầu của Công ty. Tổ chức nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học mới. Đề xuất đối tác liên doanh, hợp tác trong và ngoài nước, xây dựng phương án hợp tác kinh doanh trình cấp trên. 3.2. Cơ cấu tổ chức 3.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nhân lực Theo thống kê của Trung tâm, tổng số CBCNV của Trung tâm đến thời điểm hiện nay là: 950 người; được tổ chức thành 6 phòng ban chức năng và 7 đơn vị trực thuộc Trung tâm. 3.2.1.1. Về cơ cấu trình độ - Cao đẳng, Đại học, trên Đại học : 302 người, chiếm 31,8% - Trung cấp : 172 người, chiếm 18,1% - Công nhân : 476 người, chiếm 50,1% Hiện nay, tổng số các trạm do Trung tâm quản lý là 72 trạm, bao gồm cả trạm Viba và cáp quang; 1 Tổng đài liên tỉnh. Do đó, việc bố trí lực lượng lao động của cán bộ trong Trung tâm được thực hiện như sau: - Bộ phận quản lý, vận hành, khai thác gồm các Đài, Tuyến viễn thông: 801 lao động. - Bộ phận kiểm tu, bảo dưỡng, sửa chữa ứng cứu thông tin và các thiết bị kèm theo, hệ thống ngoại vi: 72 lao động. - Các phòng ban chức năng của Trung tâm: 87 lao động. 3.2.1.2. Đặc điểm của thiết bị thông tin đang khai thác của Trung tâm: Đặc thù sản xuất kinh doanh của Trung tâm mang đầy đủ các đặc điểm của kinh doanh viễn thông. Về sản phẩm, chủ yếu là đường truyền phục vụ cho các loại hình về dịch vụ viễn thông. Là một bộ phận của đơn vị hạch toán phụ thuộc, do đó mà sản lượng dịch vụ của Trung tâm được tính bằng số phút điện thoại liên tỉnh; số giờ truyền tín hiệu truyền hình; số kênh chuyên dùng cho thuê. Để tạo ra sản lượng trên thì số lượng CBCNV tổ chức tham gia sản xuất phải trực liên tục 24/24 giờ trên mạng lưới. - Trung tâm quản lý một khối lượng trang thiết bị và cơ sở hạ tầng rất lớn, tổng giá trị tài sản cố định của Trung tâm hơn 700 tỷ đồng Việt Nam. - Đảm bảo quản lý và khai thác có hiệu quả các loại thiết bị viễn thông có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của Công ty và Ngành. Chất lượng sản phẩm là chất lượng điện thoại, truyền dẫn số liệu, truyền dẫn tín hiệu truyền hình và các loại dịch vụ viễn thông khác. Do vậy, việc bố trí, sắp xếp để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị có liên quan mật thiết đến quá trình củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy nhất là công tác của Trung tâm. Quá trình hoạt động sản xuất của Trung tâm là đơn vị trực thuộc Công ty hạch toán phụ thuộc. Trong khi đó vẫn phải đảm bảo và phát triển nguồn vốn do Tập đoàn và Công ty cấp, phân bố bao gồm: Vốn ngân sách, vốn bổ sung, vốn vay, vốn kinh doanh. 3.2.1.3. Những đặc điểm khác: Chế độ thời gian làm việc: - Văn phòng Trung tâm làm việc theo chế độ 40 giờ/tuần theo giờ hành chính. - Bộ phận trực tiếp sản xuất làm việc theo chế độ ca với thời gian là 3 ca/ngày. - Một số bộ phận khác làm việc theo chế độ khoán. Điều kiện làm việc: Trung tâm làm việc với địa hình khó khăn và vất vả bởi vì mạng lưới rộng khắp từ Hà Tĩnh trở ra các tỉnh phía Bắc. Có nhiều trạm Viba ở trên các đỉnh núi xa xôi, hẻo lánh. 3.2.2. Tổ chức bộ máy của Trung tâm Tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm là bộ máy quản lý chuyên môn hóa có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, cùng tham gia quản lý, điều hành sản xuất ở các Đài tuyến viễn thông. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I Giám Đốc Nguyễn Duy Thắng Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Kiều Thế Hùng Phòng KTNV Xưởng bảo dưỡng Xưởng cơ điện Đài viễn thông Nam Định Đài viễn thông Vinh Đài viễn thông Hà Nội Đài điều hành chuyển mạch Tuyến viễn thông HNI SLA LCU Tuyến viễn thông HP QN Tuyến viễn thông Lạng Sơn Cao Bằng Tuyến viễn thông Hoàng Liên Sơn Phòng HCQT Phòng NSLĐ TL Phòng TCKT TK Phó Giám Đốc Nguyễn Trí Kiên Phòng KHVT-XDCB Phòng Kinh doanh 3.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc. Tại Trung tâm Viễn thông Khu vực I, công tác quản lý và điều hành Trung tâm được thực hiện theo chế độ Thủ trưởng: - Giám đốc Trung tâm là Thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luât, trước lãnh đạo Công ty về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. - Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp việc cho Giám đốc Trung tâm và chịu trách nhiệm cá nhân trước Pháp luật, trước lãnh đạo Công ty và Giám đốc Trung tâm về nhiệm vụ được phân công. Thực hiện chỉ đạo từng lĩnh vực công tác, giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công. Trước khi chuẩn bị quyết định các vấn đề có liên quan tới các lĩnh vực được phân công phụ trách cũng như ký các công văn, văn bản mà nơi nhận là các đơn vị, cá nhân ngoài Trung tâm hoặc các văn bản quan trọng, Phó Giám đốc Trung tâm phải báo cáo với Giám đốc Trung tâm. a. Giám đốc Nguyễn Duy Thắng phụ trách trực tiếp các mặt công tác sau: - Trực tiếp chỉ đạo Phòng Nhân sự - Lao động - Tiền lương; Phòng Tài chính - Kế toán - Thống kê; Các đài, tuyến tại các địa phương. - Đầu tư, xây dựng (Xây dựng - Cải tạo mở rộng, nâng câp các công trình thông tin và cơ sở hạ tầng) do Công ty ủy quyền. - Theo dõi mua sắm các trang thiết bị, phục vụ cho công tác quản lý nâng cấp và phát triển mạng lưới phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển. - Thi đua khen thưởng kỷ luật. - Cùng với Phó Giám đốc Trung tâm theo dõi chỉ đạo hoạt động của các đơn vị chức năng và sản xuất trong Trung tâm. - Sinh hoạt với Phòng NS - LĐ - TL. b. Phó Giám đốc Kiều Thế Hùng giúp Giám đốc trong các lĩnh vực sau: - Quản lý kỹ thuật và chất lượng mạng lưới, phát triển, điều chỉnh mạng lưới. - Các giải pháp, phương án kỹ thuật đảm bảo mạng lưới. - Điều hành, xử lý, ứng cứu thông tin. - Khai thác nghiệp vụ. - Theo dõi mua sắm vật tư thay thế để bảo dưỡng, phát triển mạng lưới và ứng cứu thông tin. Các công trình do ban quản lý dự án thực hiện. - Phụ trách công tác phòng chống bão lụt, thiên tai. - Trực tiếp phụ trách Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ; Phòng Hành chính quản trị. - Sinh hoạt với Phòng KTNV. c. Phó Giám đốc Nguyễn Trí Kiên giúp Giám đốc Trung tâm trong lĩnh vực sau: - Đầu tư, xây dựng (Xây dựng - Cải tạo mở rộng, nâng cấp các công trình thông tin và cơ sở hạ tầng) thuộc phạm vi Trung tâm được Công ty ủy quyền, phân cấp. Và các công trình do Ban quản lý dự án thực hiện (nếu được Công ty ủy quyền thực hiện). - Nghiên cứu ứng dụng công nghê, thiết bị mới - Đề tài - Sáng kiến. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý của Trung tâm. - Định mức kinh tế kỹ thuật. - Giải quyết các vấn đề về dịch chuyển cáp quang và công tác giám sát, bảo vệ an toàn các tuyến cáp quang trong quá trình dịch chuyển cáp quang. - Kiểm tra trinh tự thủ tục các dự án đầu tư (về XDCB và mua sắm). - Lập điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Thuê kênh và kinh doanh tiếp thị. - Theo dõi mua sắm các trang thiết bị, vật tư thuộc nguồn vốn sửa chữa thường xuyên, nguồn vốn công cụ, lao động, nguồn vốn vật liệu của Trung tâm. - Chống tham nhũng, lãng phí. - Chính sách xã hội - Sức khỏe đời sống. - Thanh tra bảo vệ - ATLĐ, PCCC. - Sinh hoạt với Phòng KHVT – XDCB. 3.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nhân sự - Lao động - Tiền lương: Phòng Nhân sự - Lao động - Tiền lương là một bộ phận chức năng cho Giám đốc trong cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Trung tâm Viễn thông Khu vực I. a. Nhiệm vụ của Phòng NS - LĐ - TL Nhiệm vụ của phòng là tổ chức thực hiện tốt các hoạt động chính sau: Quản lý, kiện toàn bộ máy SXKD phù hợp với sự phát triển của mạng viễn thông liên tỉnh khu vực I; Quản lý, tuyển chọn, bố trí hợp lý và nâng cao nghiệp vụ cho người lao động; Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách cho người lao động theo quy định hiện hành phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Trung tâm. b. Hoạt động chính của phòng NS - LĐ - TL b.1. Về công tác tổ chức bộ máy quản lý - SXKD Nghiên cứu, nắm bắt mục tiêu yêu cầu phát triển SXKD của Trung tâm hình thành sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý - SXKD của Trung tâm; Lập phương án, đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc Trung tâm. Phác thảo, trao đổi và hoàn chỉnh chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, bộ phận thuộc Trung tâm. Hình thành, điều chỉnh, sửa đổi hợp lý hóa mối liên hệ chức năng giữa các đơn vị, bộ phận trong cơ cấu tổ chức. Đánh giá tổng thể hình thành tổ chức lao động của các đơn vị, bộ phận thuộc Trung tâm, các yếu tố góp phần nâng cao năng suất - chất lượng - hiệu quả. b.2. Về công tác nhân sự Quản lý, xây dựng tiêu chuẩn CBCNV; thực hiện quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, điều động CBCNV thuộc quyền hạn của Trung tâm. Áp dụng các định mức lao động và xác định điều kiện lao động, xây dựng quy chế, tổ chức thực hiện tuyển dụng và bố trí lao động. Quản lý hồ sơ cá nhân, phát triển giao tiếp nhân sự, nhận xét nhân sự theo đúng quy định bảo mật của đơn vị. b.3. Về các chế độ chính sách Lập kế hoạch, tổ chức phân phối, kiểm tra thực hiện các chế độ về tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp khác. Tổ chức thực hiện các chế độ: Bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bảo đảm an toàn cho người lao động và tài sản thiết bị của Trung tâm. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện tuyên truyền giáo dục về quyền và nghĩa vụ CNV nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật kỷ cương, phát huy quyền làm chủ tập thể của người lao động. Lập kế hoạch và tổ chức thi nâng bậc hàng năm, bồi dưỡng tay nghề, nâng cao trình độ văn hóa, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ thuật, kinh tế, tài chính, kinh doanh, tiếp thị… 3.2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Hành chính - Quản trị Phòng Hành chính - Quản trị là một bộ phận chức năng cho Giám đốc trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý SXKD của Trung tâm Viễn thông khu vực I theo quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Viễn thông khu vực I. Phòng gồm các bộ phận sau: Bộ phận hành chính quản trị; Bộ phận Lái xe; Bộ phận Y tế. a. Nhiệm vụ của Phòng Hành chính - Quản trị Phòng Hành chính - Quản trị có nhiệm vụ là tổ chức thực hiện các hoạt động chính sau: - Quản lý, lưu chuyển công văn, quản lý con dấu theo quy định của Nhà nước; Đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho khu vực văn phòng Trung tâm và các đơn vị; Tổ chức giao tiếp của Trung tâm. - Quản lý toàn bộ các đầu xe; Điều phối xe để phục vụ SXKD và các mặt hoạt động khác của Trung tâm; Chịu trách nhiệm về kỹ thuật tất cả các đầu xe của Trung tâm. - Quản lý sức khỏe, sơ cấp cứu, khám chữa bệnh thông thường, thực hiện chế độ BHYT và tổ chức điều dưỡng cho CBCNV thuộc Trung tâm; Giám sát môi trường lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng bệnh và phòng dịch trong Trung tâm. b. Hoạt động chính của Phòng Hành chính - Quản trị b.1. Về công tác hành chính - quản trị - Quản lý công văn, giấy giới thiệu, giấy công tác, các con dấu theo quy định hiện hành của Nhà nước, Tập đoàn, Công ty và Trung tâm. - Giao nhận, phân loại tài liệu để chuyển đến các cá nhân, đơn vị, cơ quan đúng địa chỉ, có trách nhiệm xử lý; Photo và lưu trữ tài liệu. Thực hiện và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác văn thư lưu trữ theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Công ty, Trung tâm. - Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, tiếp khách, đối ngoại; Thông báo và tổ chức thăm hỏi ma chay, hiếu hỉ. Bố trí sắp xếp chỗ làm việc cho khối văn phòng Trung tâm. - Thực hiện các công việc hành chính phục vụ sự điều hành của Giám đốc Trung tâm. Quản lý và vận hành các trang thiết bị ở hội trường; Nhà trực ứng cứu thông tin của Trung tâm; Phục vụ các cuộc hội, họp của Trung tâm; Bố trí chỗ nghỉ cho khách và CBCNV các đài, trạm về công tác. - Tập hợp, thống kê số lượng và đề xuất và mua sắm trang bị, dụng cụ sinh hoạt, vật tư, văn phòng phẩm cho khối văn phòng và các đơn vị thuộc Trung tâm. - Vệ sinh khu vực làm việc của khối văn phòng Trung tâm (hội trường, phòng làm việc của lãnh đạo Trung tâm, sân ngõ, các khu vực sinh hoạt công cộng trong cơ quan…). - Quản lý nhà ăn tập thể của Trung tâm. Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên…chăm lo đời sống cho CBCNV. - Đảm bảo hệ thống nước, điện sinh hoạt cho khu vực Văn phòng Trung tâm. b.2. Về công tác quản lý xe ôtô - Quản lý, điều hành bộ phận lái xe và toàn bộ các đầu xe; Điều phối xe để phục vụ sản xuất kinh doanh và các mặt hoạt động khác theo lệnh của Giám đốc Trung tâm. - Bố trí xe và lái xe thường trực tại văn phòng Trung tâm 24/24h để phục vụ cho ứng cứu xử lý thông tin. - Lập sổ lý lịch cho mỗi đầu xe, rà soát lại định mức tiêu hao xăng dầu cho từng loại xe, quy định thời gian thay thế các loại phụ tùng. Trang bị các phương tiện, dụng cụ để nhân viên lái xe tự bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các xe. - Chịu trách nhiệm về kỹ thuật tất cả các đầu xe của Trung tâm, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý xe ô tô, xe máy của các đơn vị theo đúng quy định của Trung tâm và luật pháp hiện hành. - Hàng tháng kiểm tra, làm thủ tục thanh quyết toán xăng dầu và các chi phí bảo dưỡng sửa chữa các xe ô tô. b.3. Về công tác y tế - Quản lý và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Hàng ngày tổ chức khám chữa bệnh thông thường cho CBCNV tại cơ sở. Đề xuất đưa CBCNV sức khỏe yếu đi điều trị; Khám chữa bênh tại các bệnh viện chuyên khoa. - Tổ chức thực hiện và huấn luyện cho người lao động về cách sơ cấp cứu ban đầu trong mọi trường hợp bệnh, tai nạn một cách nhanh chóng, kịp thời và tổ chức thường trực theo ca sản xuất hoặc theo nhu cầu để phục vụ tốt về y tế cho sản xuất và các hoạt động khác của cơ quan. - Quan hệ chặt chẽ với y tế địa phương trong công tác điều trị, phòng bệnh, phòng dịch, quan hệ và chịu sự chỉ đạo của y tế cấp trên về lĩnh vực chuyên môn nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho CBCNV, thường xuyên kiểm tra thực hiện vệ sinh lao động nơi làm việc, nơi công cộng. - Thực hiện công tác kiểm tra khám sức khỏe định kỳ hàng năm (hoặc đột xuất) và riêng cho nữ CNV theo quy định. Phân loại sức khỏe CNV, tham mưu phối hợp cùng với Công đoàn và các đơn vị có liên quan đề xuất giải quyết chế độ, thủ tục điều dưỡng, nghỉ dưỡng cho người lao động của Trung tâm. - Trực tiếp mua BHYT cho CNV khu vực thành phố Hà Nội, hướng dẫn các đơn vị ở xa Trung tâm thực hiện mua bảo hiểm theo quy định của Nhà nước, giải quyết thủ tục kịp thời. Thực hiện khám sức khỏe phục vụ công tác tuyển dụng lao động. - Phối hợp thực hiện đo vi khí hậu và kiểm tra môi trường lao động định kỳ (2 năm/1 lần); kiểm tra độc hại (năm/1 lần) và lập hồ sơ theo dõi. Tham gia kiểm tra chấm điểm ATVSLĐ và phong trào “xanh - sạch - đẹp” của Trung tâm. - Quản lý tốt dụng cụ trang thiết bị y tế và thuốc men thuộc phạm vu phụ trách, thực hiện mua các loại thuốc thông thường, thuốc thiết yếu để cấp phát và hướng dẫn sử dụng theo quy định, có hiệu quả và luôn có cơ số thuốc dự trữ để kịp thời đáp ứng khi có cấp cứu hay khi co bệnh dịch. - Thực hiện cấp phát thuốc đến trạm kịp thời, có kế hoạch kiểm tra thuốc ở các trạm, không để thuốc hư hỏng, thuốc quá hạn, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc thông thường cho lực lượng an toàn vệ sinh viên các đơn vị. - Tận dụng mọi hình thức sách, báo, bảng tin, tập huấn, hội thảo… để tuyên truyền giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe trong CNV. Đề xuất các biện pháp quản lý và chăm sóc sức khỏe cho CNV. Tuyên truyền vận động thực hiện KHHGĐ, đề xuất khen thưởng các cá nhân thực hiện tốt. - Tham gia vào việc tổ chức và đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, vui chơi giải trí nhằm không ngừng nâng cao sức khỏe toàn diện của CBCNV trong Trung tâm. 3.2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kinh doanh. Phòng Kinh doanh là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Giám đốc Trung tâm trong công tác quản lý, triển khai, kiểm tra và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm. Phòng có những chức năng chủ yếu sau: - Công tác kinh doanh, tiếp thị - chăm sóc khách hàng (KDTT - CSKH) của Trung tâm Viễn thông khu vực I. - Nghiên cứu thị trường, theo dõi môi trường cạnh tranh và tình hình biến động khách hàng, giới thiệu và phát triển các dịch vụ viễn thông liên tỉnh trên mạng, đề xuất các giải pháp, biện pháp để phát triển và mở rộng dịch vụ. - Quản lý sản lượng, doanh thu các dịch vụ đang kinh doanh trên mạng lưới. - Tiếp nhận giải quyết những yêu cầu thông tin và khiếu nại của khách hàng. a. Nhiệm vụ của Phòng Kinh doanh - Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, kế hoạch chăm sóc khách hàng, kế hoạch phát triển dịch vụ hàng năm của Trung tâm. - Tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng và doanh thu kinh doanh các dịch vụ của Trung tâm theo phân cấp. - Phân tích, tổng hợp công tác điều tra nghiên cứu thị trường, phát triển dịch vụ, tiếp thị, chăm sóc khách hàng và theo dõi biến động khách hàng, đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển mạng lưới dịch vụ viễn thông liên tỉnh. - Triển khai, hướng dẫn thực hiện các quy chế, quy định của nhà nước, của ngành về kinh doanh dịch vụ Bưu chính viễn thông, soạn thảo, bổ sung cụ thể các quy định quản lý, khai thác chăm sóc khách hàng về các dịch vụ kinh doanh của Trung tâm. - Tổ chức theo dõi, tham mưu cho Giám đốc Trung tâm chỉ đạo điều hành việc tổ chức các dịch vụ viễn thông liên tỉnh cho khách hàng; Việc bảo trì, bảo dưỡng, nâng cao chất lượng các dịch vụ của Trung tâm cung cấp cho khách hàng. - Quản lý thống kê báo cáo sản lượng, doanh thu cước các dịch vụ đang kinh doanh trên mạng lưới; Phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao. - Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi có hiệu quả cho các dịch vụ đang kinh doanh trên mang lưới. - Tiếp nhận và thực hiện giải quyết các khiếu nại của khách hàng theo quy định của Ngành. b. Hoạt động kinh doanh chính b.1. Kinh doanh các dịch vụ viễn thông liên tỉnh - Tìm hiều nhu cầu của khách hàng, tiếp nhận yêu cầu. - Hướng dẫn khách hàng về thủ tục, hồ sơ cần thiết khi đăng ký dịch vụ. - Phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Trung tâm trong quá trình cung cấp các dịch vụ viễn thông liên tỉnh cho khách hàng. - Phối hợp thiết kế, cung ứng vật tư, tổ chức cung cấp dịch vụ. - Soạn thảo đàm phán các hợp đồng kinh tế với khách hàng và bưu điện tỉnh, thành liên quan. - Thực hiện các thủ tục cần thiết để tổ chức cung cấp dịch vụ cho khách hàng. - Nghiệm thu bàn giao dịch vụ cho khách hàng. - Thống kê và quản lý doanh thu cước dịch vụ bưu chính viễn thông, báo cáo định kỳ và đột xuất biến động doanh thu. - Cập nhật danh sách khách hàng, phân loại và báo cáo theo quy định. b.2. Chăm sóc khách hàng - Xây dựng phần chăm sóc khách hàng trong kế hoạch tiếp thị hàng năm của đơn vị và chủ động thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng theo kế hoạch của Trung tâm. - Xây dựng và ban hành các quy định về các hoạt động chăm sóc khách hàng các quy định thái độ phục vụ khách hàng của đơn vị phù hợp với quy định này và sát với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của đơn vị. - Thường xuyên theo dõi biến động khách hàng, mức sử dụng dịch vụ của khách hàng. Tổng hợp, phân tích các thông tin ý kiến từ khách hàng về dịch vụ hiện có, đề xuất các biện pháp tiếp thị nhằm duy trì và phát triển thị phần, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và chất lượng dịch vụ. - Là đầu mối tiếp nhận, giải quyết khiếu nại và những tồn tại vướng mắc mà khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng dịch vụ theo phân cấp của đơn vị. - Phân tích, tổng hợp báo cáo, đánh giá hoạt động chăm sóc khách hàng định kỳ, đột xuất, đề xuất những giải pháp cần khắc phục. b.3. Công tác quảng cáo - tiếp thị và phát triển dịch vụ - Lập kế hoạch giới thiệu các dịch vụ viễn thông liên tỉnh ra thị trường. - Điều tra, nghiên cứu thị trường theo kế hoạch hoặc đột xuất của Trung tâm. Tổng hợp, phân tích, các thông tin từ khách hàng, các kết quả điều tra, nghiên cứu thị trường, đề xuất các giải pháp tiếp thị cũng như phát triển các dịch vụ mới mà khách hàng có nhu cầu. - Phân loại khách hàng, đề xuất các giải pháp, biện pháp để tiếp xúc khách hàng. - Soạn thảo biểu mẫu, tờ rơi, hiện vật, hình thức mẫu quảng cáo dịch vụ. - Tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ, đề xuất các hình thức, biện pháp khuyến mãi thực hiện hàng năm. 3.2.2.5. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài chính - Kế toán - Thống kê Phòng Tài chính - Kế toán - Thống kê là một bộ phận chức năng cho Giám đốc trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Trung tâm viễn thông khu vực I theo quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm viễn thông khu vực I. a. Nhiệm vụ của Phòng TC-KT-TK Phòng TC-KT-TK có nhiệm vụ là tổ chức thực hiện tốt các hoạt động chính sau: - Về tài chính: quản lý tiền và toàn bộ tài sản, vật tư, công cụ lao động bằng tiền theo nguồn vốn cho các hoạt động của Trung tâm. - Về kế toán: ghi chép, hạch toán kế toán trên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên tài khoản trong quá trình kinh doanh. -Về thống kê: thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo các số liệu hoạt động SXKD theo định kỳ nhằm xác định tình hình thực hiện kế hoạch tài chính kế toán của Trung tâm theo đúng pháp luật hiện hành. b. Hoạt động chính của Phòng TC-KT-TK b.1. Về công tác tài chính - Trên cơ sở luật pháp và chế độ, thể lệ quản lý tài chính của Nhà nước kết hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch tài chính của Công ty giao. - Căn cứ kế hoạch SXKD, xác định và quản lý vốn và nguồn vốn cho nhu cầu SXKD. - Tổ chức thanh toán theo chế độ, theo chính sách các khoản phải thanh toán của doanh nghiệp như thanh toán với Ngân sách nhà nước, với ngân hàng, với khách hàng và với CBCNV. - Trích lập và sử dụng các loại quỹ theo quy định, chính sách, chế độ. - Hướng dẫn và kiểm tra tài chính đối với các đơn vị đài, xưởng. - Cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị giúp cho Giám đốc điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị đạt tiêu chuẩn cao. - Phản ánh toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự biến động tài sản ở đơn vị, qua đó giúp cho các đơn vị quản lý chặt chẽ tài sản của đơn vị mình nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tài sản đó. - Phản ánh đầy đủ các khoản doanh thu và chi phí đã bỏ ra trong quá trình SXKD, từ đó có thể xác định lợi nhuận của đơn vị và có thể đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn của đơn vị. b.2. Về công tác thống kê - Thu thập số liệu, đánh giá mọi tài sản vật tư tiền vốn theo định kỳ từ đó có biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, các đơn vị. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kế, báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường, chế độ kiểm toán theo quy định của Nhà nước, của Công ty lên Giám đốc và cơ quan kế toán cấp trên. 3.2.2.6. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ là một bộ phận chức năng cho Giám đốc trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Trung tâm viễn thông khu vực I theo quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm viễn thông khu vực I. a. Nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ có nhiệm vụ là tổ c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5711.doc
Tài liệu liên quan