Tự động hóa điều khiển công nghệ đục mộng

Tài liệu Tự động hóa điều khiển công nghệ đục mộng: ... Ebook Tự động hóa điều khiển công nghệ đục mộng

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tự động hóa điều khiển công nghệ đục mộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, có thể nói một trong những tiêu chí để đánh giá sự phất triển đó là mức độ tự động hoá các quá trình sản xuất của nền kinh tế, được thể hiện qua năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm tạo ra. Nhờ sự phát triển như vũ bão của máy tính điện tử, công nghệ thông tin và những thành tựu của lí thuyết điều khiển tự động đã làm nền tảng và hỗ trợ tương xứng cho sự phát triển trong lĩnh vực tự động hoá. Mặc dù Việt Nam là một trong những nước chậm phát triển, nhưng những năm gần đây cùng với sự đòi hỏi của quá trình sản xuất cũng như sự hội nhạp và xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đã kéo theo việc ứng dụng hàng loạt các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất. Đặc biệt trong lĩnh vực tự động hoá có những bước nhảy vọt tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao tiến tới hình thành một nền kinh tế tri thức. Ngày nay, tự động hoá đi sâu vào từng ngõ ngách của trong tất cả các khâu của quá trình tạo ra sản phẩm. Một trong những ứng dụng đó mà đồ án này thiết kế là điều khiển công nghệ đục mộng. Tự động hoá điều khiển công nghẹ đục mộng là quá trình tạo ra lỗ trên bề mặt vật thể với kích thước và chiều sâu đặt trước.Công việc này gồm ba quá trình chính như sau: Tự động điều khiển A đưa vật vào vị trí cần đục Tự động kẹp chặt chi tiết cần đục tại vị trí cần đục Tự động đục chi tiết theo kích thước và chiều sâu đặt. Chất lượng và năng suất của quá trình đục phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ điều khiển. Quá trình này làm việc theo một trình tự logic và trình tự thời gian xác định. Do đó để điều khiển được cần tổng hợp hàm cho hệ thống. Có rất nhiều phương án để tổng hợp hàm, trong trường hợp này sử dụng phương pháp Grafcet. So với các phương pháp khác Grafcet có nhiều ưu điểm là đơn giản đảm bảo sự làm việc tuần tự và chính xác. Trong suốt quá trình làm đồ án em đã nhận sự giúp đỡ động viên rất nhiều từ phía thầy cô và bạn bè. Đặc biệt là tới hai thầy, thấy Lưu Đức Dũng –Giáo viên giảng dạy và đồng thời là giáo viên hướng dẫn và thầy Phan Cung –Giáo viên giảng dạy. Thưa hai thầy nhờ có sự hướng dẫn tận tình của các thầy đến nay đồ án của em đã hoàn thành. Đồ án môn học này hoàn thành trong thời gian ngắn, vốn thời gian và kiến thức chưa nhiều chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô và bạn bè chỉ dẫn thêm để đồ àn này và các đồ án sau được hoàn thiện hơn. Hà nội 31/10/05 Sinh viên Trần Thị Tuyết Mục lục Đề mục Trang Chương I Giới thiệu chung về công nghệ 1.1. Sơ đồ công nghệ 3 1.2. Nguyên lí hoạt động của sơ đồ nguyên lí 3 ChươngII Thiết kế sơ đồ nguyên lí 2.1. Giới thiệu phương phấp tổng hợp hàm điều khiển 5 2.2. Giới thiệu phương pháp tổng hợp hàm điều khiển bằng Grafcet 5 2.3.Lập hàm điều khiển theo phương pháp Grafcet 6 Chương III Tính chọn thiết bị và thiết kế sơ đồ lắp ráp 3.1. Tính chọn các thiết bị mạch lực 11 3.2. Tính chọn các thiết bị mạch điều khiển 12 3.3.Thiết kế bảo vệ 15 3.4Thiết kế sơ đồ bố trí thiết bị và sơ đồ lắp ráp hoàn chỉnh 15 Kết luận 21 Tài liệu tham khảo 22 Chương I Giới thiệu công nghệ Sơ đồ công nghệ Sơ đồ công nghệ của nhà máy : Trong dó: A, B, C: là các piton Bộ phận để nhận biết và điều khiển các piton là hai loại cảm biến Cảm biến áp suất :a1,b1, c1: là các phần tử nhận biết áp suất và cho tín hiệu điều khiển khi piton va vào vấu gạt của nó Công tắc hành trình a0,b0,c0: Là các cảm biến vị trí, phát tín hiệu điều khiển khi piton chuyển động va vào vấu gạt của nó. Cụ thể như sau: Xilanh A: đẩy chi tiết cần đục từ vị trí a0 đến vị trí a1  cần đục, đến nơi khi vào vấu của a1 thì phát tín hiệu điều khiển chuyển trạng thái mới và dung cho đến khi có tín hiệu điều khiển tiếp theo. Xilanh B: Kẹp chi tiết cần đục, khi chi tiết đã được kẹp chặt thì báo. Xilanh C: Đục chi tiết theo kích thướcvà chi tiết theo yêu cầu. 1.2. Sơ đồ nguyên lí. Với công nghệ của đề bài sau quá trình công nghệ ta tổng hợp được sơ đồ công nghệ như sau: m A- A+ B+ B- C+ C- Sơ đồ công nghệ của công nghệ đục Ban đầu các piton ở vị trí sẵn sàng chờ làm việc. Pitton A đặt tại a0::Vị trí chờ đẩy chi tiết vào đục PittonB đặt tại b0: Vị trí sẵn sằng chờ kẹpchặt chi tiết. Pitton Cđặt tại c0: Vị trí chờ để bắt đầu đục chi tiết. Khi có tín hiệu đặt vào a0: Pitton Achuyển động sang phải đẩy chi tiết vào vị trí theo trạng thái A+ đến khi va vào vấu a1 thì chuyển sang trạng thái mới. Với tín hiệu a1: Pitton B bắt đầu hành trình chuyển động từ trên xuống kệp chặt chi tiết theo trang tháiB+.đến khi gạt vào vấu b1 thì báo và xilanh B chuyển sang trạng thái làm việc mới Với tín hiệu b1: Pitton C bắt đầu đục chi tiết đện khi đục xong theo yêu cầu -đến vị trí c1 , cảm biến báovà chuyển trạng thái. Vơi tín hiệu c1: pittonA bắt đầu hành trình ngược A- trở về vị trí ban đầu đến a0 thì có tín hiệu điều khiển chuyển sang trạng thái mới. Với tín hiệu có a0 điều khiển xilanh C bắt đầu hành trình trở về vi trí ban đầu, đến c0 thì phát tín hiệu báo. Khi có tín hiệu điều khiển c0 thì xi lanh B bắt đầu hành trình đi lên trở lại vị trí ban đầu, đến vị trí bo thì phát tín hiệu điều khiển. Khi có tín hiệu a0, b0, c0thì xilanh A lại bắt đầu hành trình sang phải đẩy chi tiết cần đục vào vị trí, chu trình được lặp lại. ChươngII Thiết kế sơ đồ nguyên lí 2.1. Giới thiệu các phương pháp tổng hợp hàm điều khiển Khi tiến hành tổng hợp hàm điều khiển một hệ theo tiến tttrình công nghệ đã cho ta có thể thợc hiẹn theo nhiều cách (bằng lời nói, bằng đồ thị công nghệ….) người ta biểu diễn sợ hoạt động của công nghệ theo đung trình tự thời gian cuả biến vào và các ảnh hưởng của nó đến biến ra. Từ đố tổng hợp và đưa thành hệ tổng hợp cho hệ thống. Để tổng hợp hàm điều khiển cho hệ thống có rất nhiều cách trong đó thông dụng là các cách sau đây: Tổng hợp mạch điều khiển bằng phương pháp ma tran trạng thái. Tổng hợp mạch điều khiển theo phương pháp hàm ác động Tổng hợp mạch điều khiển bằng phườn pháp phân tầng. Tổng hợp hàm điều khiển bằng phương pháp Grafcet Tuy sau khi tổng hợp mạch điều khiển có thể là khác nhau nhưng khi tổng hợp phải đáp ứng được một số chỉ tiêu sau: Thực hiện đúng qui trình và tiến trình công nghệ đã đặt ra. Đảm bảo độ tin cậy điều khiẻn cao. Đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ thuận tiện khi vận hành. Theo nhiệm vụ được giao em cần tổng hợp hàm điều khiển theo phương pháp Grafcet. 2. 2. Giới thiệu phương pháp tổng hợp hàm điều khiển theo bằng Grafcet Grafcet là phương pháp mô tả quá trình làm việc dưới dạng lưu đồ các trạng thái làm việcbao gồm: Các tác nhân kích thích (biến vào). Hướng chuyển trạng thái. Các hành vi của từng trạng thái. Để tổng hợp hàm điều khiển theo phương pháp Grefcet cần tiến hành theo các bước sau: Lập Grafcet I: Đây là đồ hình mô tả quá trình làm việc của công nghệ đưới dạng lưu đồ các trạng thái làm việc. Trên Grafcet này ghi chú chi tiết các hành vi của hệ bằng chữ. Chọn sơ bộ các thiết bị bao gồm cả thiết bị động lưc và thiết bị điều khiển, Lập Grafcet II: Cũng giống như Grafcet I nhưng thay tất cả tràng thái hành vi bằng các kí hiệu vừa được chọn. Sau đó viết hàm đièu khiển cho từng trạng thái. Thiết kế sơ đồ, thuyết minh và hiệu chỉnh. Tổng hợp bài toán đã giao bằng phương pháp Grafcet. Lập GrafcetI. Trạng thái máy kẹp đi lên nhả chi tiết Máy đục đã trở về vị trí sẵn sàng Trạng thái lùi đục g 0 1 3 5 4 2 6 Trạng thái sẵn sàng làm việc Đã ở trạng thái sẵn sàng làm việc Trạng thái sang phải đưa chi tiết đến vị trí cần đục Chi tiết đã ở vị trí đục Trạng thái đi xuống kẹp tiết Chi tiết đã được kẹp chặt Trạng thái đi vào đục chi tiết Chi tiết đã được đục xong Trạng thái nới kẹp Nới hết kẹp Graph trạng thái I của hệ thống đục mộng Chọn sơ bộ thiết bị. Chọn cơ cấu chấp hành là các xilanh A,B,C có trạng thái xác định như sau: XilanhA: Trạng thái A+ là trạng thái sag phải đưa ch tiết vào trí Trạng thái A- là trạng thái sangtrái trở về vị trí sẵn sàng làm việc. XilanhB: Trạng thái B+ là trạng thái đi xuống kệp chi tiết. Trạng thái B-là trạng thái đi lên trở về vị trí sẵn sàng làm việc. Xi lanhC: Trạng thái C+là trạng thái đi vào đục chi tiết. Trạng thái C- là trạng thái đi lên trở về vị trí sẵn sang làm việc. Để điều khiển các quá trình chuyển động của xilanh cần các cảm biến và các công tắc hành trình: XilanhA: a0: Báo xilanhA đang ở vị trí ban đầu. a1: Phát tín hiệu báo A đã ở vị trí tận cùng phải XilanhB: b0: Báo xilanhB ở vị trí ban đầu. b1: Báo xilanhB ở vị trí tận cùng dưới. XilanhC: c0: Báo xilanhC ở vị trí ban đầu. c1: Báo xilanhC ở vị trí tận cùng trong. Chon hệthông điều khiển mở máy và đóng tắt hệ thống: M: nút ấn mở máy hệ thống G: Nút ấn xác định trạng t hái ban đầu. Lập Grafcet II và tìm hàm điều khiển. Lập GrafcetII Phương trình trạng thái hàm điều khiển S0+=a0b0c0S2S4 S6+reset S-0=S1 S+1= a0b0c0S0+m S1-=S2S3 S2+=a1S1 S2-=S0 S3+=a1S1 S3-=S5 S4+=c1S5 S4-=S0 S5+=b1S3 S5-=S6S3 S6+=c1S5 S6-=S0 reset 0 1 3 5 4 2 6 A-B-C- a0 b0 c0 A+ a1 B+ Chi tiết đã được kẹp chặt C+ c1 B- b0 c0 C- a0 m1 A- b1 Grafcet II của sơ đồ công nghệ đục Thiết kế sơ đồ, thuyết minh và hiệu chỉnh. Thiết kế . Thuyết minh. Ban đầu các thiết bị đã ở vị trí sẵn sàng hoạt động. Ấn nút mở máy m: M có, nên S1 có,do đó cuộn A+ cóđiện hút tiếp điểm A+ trên mạch lực làm cho tiếp điểm này đóng lại. Van 7/5/2A chuyển từ trạng thái không sang một . Pitton A chuyển động đưa chi tiết vào vị trí cần đục. Đến khi pitông A va vào vấu a1 cản biến hành trình tại đó phát tín điều khiển. a1 có,S1 có.Nên trigơ S2 có làm cuộn hút A- có điện làm tiếp điểm A- van 7/5/2A chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 0làm pitông A chuyển động lùi đẩy trở về vị trí ban đầu. Đồng thời tín hiệu a1 S1 cũng nạp vào mạch nhớ S3 phát tín hiệu điều khiển làm cho cuộn hút của B+có điện kéo theo tiếp điểm B+ trên mạch van đóng lại, 7/5/2/Bchuyển từ trạng thái 0lên mức trạng thái 1 pitông B chuyển động đi xuống kẹp chặt chi tiết. Tín hiệu S2, S3 đồng thời cũng tác động khoá ngược S1. Khi kẹp chặt đến đúng mức đặt chi tiết va vào cảm biến hành trình b1, cảm biến này phát ra tín hiệu gửi vào trigơ. b1 có, S3có. Nên S5 có phát tín hiệu làm cuộn hút C+ có điện, đóng tiếp điểm thường mở C+trên mạch van, van 7/5/2C chuyển từ trạng thái 0 sang trạng thái 1 làm pittông C chuyển động đi vào đục chi tiết. Khi đục xong, pittông C va vào vấu gạt c1 làm cảm biến đặt tại c1 phát tín hiệu điều khiển. c1 có , S5 có làm S4 và S6 đồng thời có tín hiệu. Các tín hiệu này làm cho các cuộn hút B – và C- có điện đóng các tiếp điểm B- và C- trên mạch van. Do đó làm các van 7/5/2B, 7/5/2C chuyển từ trạng thái 1sang trạng thái 0 điều chỉnh lượng khí qua xi lanh B, C làm pitton C chuyển động lùi đục và pitton C chuyển động nới kẹp nhả chi tiết. Đến khi các pitông trở về vị trí sẵn sàng làm việc a0, b0, c0 đồng thời có các tín hiệu nhớ S2, S4,S6 nên trigơ S0 có tín hiệu. Khi S0 có a0, b0,c0 có nên trigơ S1 cuộn hút A+ có điện đóng tiếp điểm A+ trên mạch van làm cuộn dây A+ của van 7/5/2A có điện van chuyển từ trạng thái 0 sang trạng thái 1 điều chỉnh lượng áp suất vào ra van 7/5/2/A làm pitông A chuyển động sang phải đưa chi tiết cần đục vào vị trí. Quá trình được lặp lại. Muốn dừng ta ấn nút reset, hệ thống sẽ thực hiện nốt chu kì cuối cùng sau đó sẽ dừng lại. Chương III Tính chọn thiết bị và thiết kế sơ đồ lắp ráp Chọn các thiết bị mạch lực. Lựa chọn các xilanh-pitông. Với yêu cầu của công nghệ đục mộng, trong thiết kế không cho các số liệu cụ thể nên ta chọn công suất đặt vào các pitông là 3KW và tôc độ chạy hành trình 0.07m/s. Với thông số đã chọn ta có tính được các thông số tiép theo như sau: A+ A- +12V +12V +5V a0 a1 +5V Xi lanh - Piston amin Vùng pitông di chuyển amax Xilanh trong sơ đồ nguyên lí là các cơ cấu chấp hành. Các chuyển động của nó cụ thể là chuyển dộng của pitông thực hiện sinh công với chi tiết. Xilanh mà ta chọn là loại hành trình kép do loại này không phải thắng lực lò xo do dó có thể làm hành trình dài, cũng như có thể điều khiển pitông theo cả hai hướng nên công suất của xilanh được tăng lên. Loịa này khắc phục được những nhược điểm lớn của xilanh đơn. Các đại lượng đặc trưng cho xilanh là đường kính D và vùng chuyển dịch của pitông . A, B là các đường dẫn khí vào hoặc đẩy khí ra, khí từ các đường này được nối thông với van phân phối. Do yêu cầu của công nghệ đục mộng cần một công suất không lớn lắm, đề bài không cho một công suất cụ thể nên ta giả định công suất thiết bị là P=3kW và công suất của các xilanh là như nhau. Vận tốc của pittông thường không lớn lắm thường là , chọn vận tốc của pittông là 2m/s, từ đó ta có thể tính chọn các van A,B,C như sau: Lưc tác dụng lên pittông F = Chọn loại pittông có đường kính 4cm. Khi đó diện tích trên bề mặt pittông sẽ là: S = = 12.56. 10-4(m2) = 12,56 cm2 Áp suất trong xilanh để đẩy pittông thực hiện công là: P = = 12,77(N/cm2). Chọn loại Pittông của Pháp hãng TELEMECANIQUE có đường kính D=4cm và áp suất thực hiện trong khoảng bar Lựa chọn các thiết bị mạch điều khiển. Lựa chọn các thiết bị rơle trrung gian. H×nh 8 : R¬ le Chọn Relay trung gian có điện áp cuộn hút 12V, dòng 1A , Ở đây chọn Relay của hãngORMOM kí hiệu là MK có thông số điện áp như sau: U=12VDC. Các tiếp điểm của relay nằm trên mạch cuộn hút của nam châm điện một chiều của các van khí nén. Lựa chọn các nút ấn reset, mở máy m. Chọn loại nút ấn XCMD2145L1 của hãng Schneider với 3 màu nút khác nhau màu xanh cho nút ấn reset, màu đỏ cho nút ấn mở máy. Các thông số kỹ thuật . Độ bền cơ khí 10 triệu lần Thời gian tác động 1,5ms Điện áp làm việc 5DCV Kích thước(caoxrôngxdài) 30x16x50mm 0 Nút ấn mở máy Nút ấn reset Lựa chọn các công tắc hành trình. Ta chọn cảm biến đầu vào là điện áp+5V đầu ra là tín hiệu số chọn loại cảm biến WL của hãng OROM với các thông số như sau: Công tắc hành trìng điện Các thông số thiết bị: Độ bền cơ khí 15 triệu lần Dòng cực đại cho qua 10 A max., 125 VAC Kích thước(caoxrôngxdài) 94.1 H x 40.0 W x 41.5 D mm Thời gian tác động 1ms Lựa chọn khối logic. Khối logic phải thoả mãn có khả năng lập trình để tạo ra các vi mạch nhớ như trong bản vẽ sơ đồ nguyên lí. Ở đây ta chọn một bộ vi mạch PLC có tích hợp luôn bộ khuyếch đại transistor và điôt mắc song song ngược bảo vệ. Khối nguồn điện. Trong bài toán thiết kế này ta dùng nguồn một chiều để hoạt động hệ thống. Thực tế nguồn này được lấy từ lưới điện xoay chiều ba pha sử dụng trong công nghiệp, sau đó qua bộ biến đổi đưa ra ba nguồn một chiều là nguồn 24VDC dùng cho mạch lực cung cấp cho các van 7/5/2. Nguồn 12VDC cung cấp cho mạch điều khiển. Nguồn 5V cung cấp cho các nút ấn mở máy và nút reset. Khối nguồn khí nén. Chọn khối nguồn thích hợp với công nghệ của bài toán, cung cấp khí cho hệ thống van phân phối phục vụ quá trình điều khiển của xilanh. Cấu tạo van phân phối Lựa chọn các van phân phối 7/5/2. Chọn ba van phân phối loại 7/5/2 điện: 7/5/2A, 7/5/2B, 7/5/2C. Đây là loại có 7lỗ, 5 đường ống nối và 2 trạng thái. Van 7/5/2 là loại van không tự phục hồi dùng để điều chỉnh cơ cấu chấp hành. Thực chất nó được hoạt động giống như một phần tử nhớ (FlipFlop). Tín hiệu vào là các điện áp đặt vào các cuộn dây của van phân phối. Tín hiệu ra là các quá trình điều khiển áp suất tại các cửa xả(E) và cửa nguồn(S). Hoạt động của van như sau: Bình thường khi không có tín hiệu điện áp đặt vào cuộn dây, van ở trạng thái nghỉ. Khi có tín hiệu điện áp đặt vào cuộn dây A+ thì cuộn hút A+ sẽ thở thành một nam châm điện, do lõi trụ làm bằng thépnên hệ thống ngăn xếp của xilanh-pittông sẽ bị kéo lệch về phía có cuộn hút . Cửa xả có tín hiệu, và S=0 khí từ van phân phối được đảy lên xilanh theo chiều thuận làm cho pittông chuyển động từ điểm chết dưới lên điểm chết trên. Khi đến điểm chết trên cuộn A+ mất điện. Hành trình ngược lại chỉ được thực hiện khi van A- có điện và quá trình diễn ra là tương tự. Chọn van 7/5/2 loại PVD - C3422 của Pháp Thiết kế thiết bị bảo vệ. Do hệ thống xử dụng nguồn một chièu nên phân một chiều thực chất không cần hệ thống bảo vệ sự cố. Ở đây chỉ thiết kế mạch bảo vệ cho nguồn xoay chiều một pha trước khi đưa vào bộ biến đổi tạo nguồn một chiều. Ta sử dụng thiết bị đóng cắt và bảo vệ là cầu dao và cầu chì. Đây là loại thiết bị có cấu tạo đơn giản làm việc chắc chắn và giá thành rất rẻ. Chọn cầu dao. Cầu dao là thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện khi hết ca họăc khi xảy ra sự cố. trong trường hợp này dòng qua cuộn hút rơle chọn là 1A nên chọn cầu dao loại 2.5A kích thước 100*40mm. Lựa chọn cầu chì. Cầu chì là thiết bị bảo vệ ngắn mạch cho mạch điện. trong trường hợp này sử dụng cầu chì. Chọn loại dây chảy có dòng định mức: Tra bảng được loại dây chảy tương ứng loại 3.5 A. Thiết kế sơ đồ lắp ráp và bảng đấu dây. Sơ đồ nguyên lí sử dụng chủ yếu để tìm hiểu nguyên lí làm việc, nguyên tắc điều khiển của hệ thống. Do vậy trong những hệ thống phức tạp khi thiết kế hoặc nghiên cứu hoạt động của hệ, người ta có thể bỏ bớt những phần phụ không quan trọng, không liên quan trực tiếp đén nguyên lí làm việc của hệ ví dụ các mạch phụ trợ, mạch đo lường, tín hiệu, bảo vệ…Sơ đồ nguyên lí chỉ tiện dùng để phân tích nguyên lí làm việc của hệ thống, so sánh các phương án thực hiện khi triển khai để lựa chọn chúng khi thiết kế. Trong khi trong hồ sơ kĩ thuật của hệ thống cần một bản vẽ thể hiện đầy đủ các chi tiết phần tử của hệ thống có tính đến các mạch phụ đo lường bảo vệ, mạch tín hiệu. Và đây chính là công việc của một sơ dồ lắp ráp. Sơ đồ này cần thiết cho việc kểm tra vận hành sửa chữa hệ thống. Sơ đồ này thể hiện vị trí lắp đặt thực tế của các khí cụ thiết bị trong bảng điêu khiển cũng như các bộ phận khác của đối tượng điều khiển. Trên sơ đồ này cũng chỉ rõ các đường dây nối của các khí cụ, thiết bị tiết diện dây, số liệu của các đàu nối và vị trí tương đối của chúng trong hệ thống. 3.3.1. Lựa chọn vị trí lắp đặt các thiết bị. Các thiết bị động lực, các nút ấn diều khiển, các công tắc hành trình phải được bố trí trực tiếp trên cơ cấu sản xuất. Việc bố trí các thiết bị trong tủ điều khiển phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc về nhiệt độ: Các thiết bị toả ra nhiều nhiệt phải được đặt phía trên tủ điều khiển, các thiết bị nhạy cảm với nhiệt độ phải đặt xa nguồn nhiệt để tránh bị ảnh hưởng ở mức tối đa. Nguyên tắc trọng lượng: Các thiết bị nặng cần đặt phía dưới bảng điện nhằm tăng cường độ vững chãi cho bảng điện đồng thời giảm nhẹ các diều kiện để cố định chúng. Nguyên tắc nối dây: Nối dây ngắn nhất và ít chồng chéo nhất. Dựa vào những nguyên tắc trên , kết hợp với những yêu cầu đặc biệt trong từng trường hợp cụ thể, tiến hành bố trí thết bị trên panel. Khi bố trí cần tạo thành từng nhóm riêng biệt để tiện cho việc kiểm tra sửa chữa … Các phần tử trong cùng nhóm phải được bố trí gần nhau nhất để dây nối giữa chúng là ngắn nhất .Giữa các nhóm khác nhau phải bố trí sao cho thuận tiện cho việc tiến hành lắp đặt, sửa chữa, hiệu chỉnh. Các thiết bị dễ bị hỏng hóc hay thường xuyên phải hiệu chỉnh cần phải được đặt ở nơi dễ dàng thay thế, hiệu chỉnh, sửa chữa. Thiết kế bảng bố trí nối dây. Thiết kế bảng đấu dây là công đoạn cuối cùng trong công việc thiết kế hệ thống tự động điều khiển logic. Khi thiết kế lắp ráp cần phải đảm bảo các chỉ tiêu yêu cầu kĩ thuật đồng thời thực hiện để sao cho kết quả được nâng lên cao nhất có thể về mặt chất lượng cũng như thực hiện đày đủ các tiêu chuẩn và qui phạm kĩ thuật hiện hành do nhà nước đề ra về lắp đặt thiết bị điện. Bảng vẽ phải được bố trí theo một tỉ lệ xích nhất định đúng theo chuẩn trong đó phải ghi rõ kích thước hình chiếu của các thiết bị , các kích thước của lỗ định vị trên các tấm, kích thước tương quan giữa chúng. Các phần tử rơle tiếp điểm, công tắc tơ … được vẽ trên sơ đồ lắp ráp thành những hình chữ nhật với tỉ lệ xích đã chọn, trên đó thể hiện: các cuộn dây, các tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ kèm theo số cực nối của của chúng trùng trên sơ đồ nguyên lí. Sơ đồ bảng nối dây phần điện TT Tên thiết bị Đấu dây 1 Cầu chì điền khiển (CC) 1.CC-1’.CD 2.CC-2’.CD 3.CC-3’.CD 1’.CC-a.NG 2’.CC-b.NG 3’.CC-c.NG 2 Cầu dao điều khiển (CD) 1.CD- 2.CD- 3.CD- 1’.CD- 2’.CD- 3’.CD- 3 Khối nguồn (NG) a.NG- b.NG- c.NG- 1.NG- 2.NG- 3.NG- 4.NG- 5.NG- 4 Khối logic (LG) 1.LG-2.NG 2.LG-4.NG 3.LG-2.reset 4.LG-2.m 5.LG-2.a0 6.LG-2.a1 7.LG-2.b0 8.LG-2.b1 9.LG-2.c0 10.LG-2.c1 11.LG-2.A+ 12.LG-2.A- 13.LG-2.B+ 14.LG-2.B- 15.LG-2.C+ 16.LG-2.C- 5 Rơle (RL) 1.RLA+-1.RLA- 2.RLA+-5.LG 3.RLA+-3.RLA- 4.RLA+-1.1VPP1 1.RLA-- 2.RLA--6.LG 3.RLA-- 4.RLA—1.2.VPP1 1.RLB+-1.RLB- 2.RLB+-7.LG 3.RLB+-3.RLB- 4.RLB+-1.1.VPP2 1.RLB+-1.RLB- 2.RLB+-7.LG 3.RLB+-3.RLB- 4.RLB+-1.1.VPP2 1.RLC+-1.RLC- 2.RLC+-9.LG 3.RLC+-3.RLC- 4.RLC+-1.1.VPP3 1.RLC—1.M 2.RLC--10.LG 3.RLC—1.NG 4.RLC--1.2.VPP3 6 Van phân phối (VPP) 1.1.VPP1- 2.1.VPP1-2.2.VPP1 1.2.VPP1- 2.2.VPP1-2.1.VPP2 1.1.VPP2- 2.1.VPP2-2.2.VPP2 1.2.VPP2- 2.2.VPP2-2.1.VPP3 1.1.VPP3- 2.1.VPP3-2.2.VPP3 1.2.VPP3- 2.2.VPP3-2.4.NG 7 Công tắc hành trình 1.a0-1.a1 2.a0- 1.a1- 1.a1- 1.b0-1.b1 2.b0- 1.b1- 2.b1- 1.c0-1.c1 2.c0- 1.c1-3.NG 2.c1- 8 Nút ấn mở máy (M) 1.M-1.reset 2.M- 9 Nút ấn reset (reset) 1.reset-2.NG 2.reset- 10 Đầu nối điều khiển (ĐK) 1.ĐK-a.L 2.ĐK-b.L 3.ĐK-c.L 1’.ĐK-1.CD 2’.ĐK-2.CD 3’.ĐK-3.CD 4. ĐK-GND1 5. ĐK-GND2 4’.ĐK-4.NG 5’.ĐK-5.NG Đầu nối khí nén TT Tên thiết bị Đầu nối khí nén 1 Van phân phối(VPP) 3.VPP1-1’.ĐL 4.VPP1-2’.ĐL 3.VPP2-3’.ĐL 4.VPP2-4’.ĐL 3.VPP3-5’.ĐL 4.VPP3-6’.ĐL S.VPP1-1’.ĐK S.VPP2-2’.ĐK S.VPP3-3’.ĐK E1.VPP1-4’. ĐK E2.VPP1-5’. ĐK E1.VPP2-6’. ĐK E2.VPP2-7’. ĐK E1.VPP3-8’. ĐK E2.VPP3-9’. ĐK 2 Xilanh(XL) 1.XLA-1. ĐL 2.XLA-2. ĐL 1.XLB-3. ĐL 2.XLB-4. ĐL 1.XLC-5. ĐL 2.XLC-6. ĐL 3 Nguồn khí(NK) 1.NK-1. ĐK -2. ĐK -3. ĐK -4. ĐK -5. ĐK -6. ĐK -7. ĐK -8. ĐK -9. ĐK 4 Đầu nối động lực(ĐL) 1. ĐL- 2. ĐL- 3. ĐL- 4. ĐL- 5. ĐL- 6. ĐL- 1’. ĐL- 2’. ĐL- 3’. ĐL- 4’. ĐL- 5’. ĐL- 6’. ĐL- 5 Đầu nối điều khiển(ĐK) 1. ĐK- 2. ĐK- 3. ĐK- 4. ĐK- 5. ĐK- 6. ĐK- 7. ĐK- 8. ĐK- 9. ĐK- 1’. ĐK- 2’. ĐK- 3’. ĐK- 4’. ĐK- 5’. ĐK- 6’. ĐK- 7’. ĐK- 8’. ĐK- 9’. ĐK- Kết luận Sau một thời gian cố gắng tập trung và cố gắng, đồ án môn học điều khiển logic của em đã được hoàn thành. Kết thúc quá trình làm đồ án em đã thu được một số các kết quả sau: Hiểu sâu hơn về các kiến thức của môn học ĐKLG cũng như một số môn học có liên quan như điện tử số.... Biết cách tìm tài liệu tra các thông số chính của một số thiết bị khí nén cũng tnhư thiết bị điện cơ bản thông dụng trong công nghiệp cũng như cách chọn chúng như xilanh-pitông, vân phân phối cách chọn rơle,cầu dao, cầu chì… Biết cách bố trí thiết kế và lắp ráp một hệ thống cơ cấu sản xuất đơn giản một cách hoàn thiện. Biết cách vận dụng kiến thức đã học vào tập thiết kế một bài toán thực tế cụ thể … Làm quen với cách làm việc tập thể theo nhóm… Giúp em làm quen hơn với cách thức làm đồ án, và cách hoàn thiện sản phẩm của mình để em có thể tiếp nhận tốt hơn đồ án tốt nghiệp cũng như tiếp cận dần với nghề nghiệp của mình… Đó là một số kết quả chính em thu được sau quá trình làm đồ án ĐKLG. Qua đây, một lần nữa em muốn gửi tới các thầy Lưu Đức Dũng và thầy Phan Cung lòng biết ơn sâu sắc nhất. Thưa hai thầy, đây là sản phẩm đầu tay của học trò dưới sự dìu dắt của hai thầy.Chắc chắn, từ những bài học buổi đầu của hai thầy em sẽ làm được nhiều việc hữu ích hơn trong nghề nghiệp của mình. Hà Nội, 01/01/06. Sinh viên Trần Thị Tuyết Tài liệu tham khảo PGS - TS NguyÔn Träng ThuÇn - §iÒu khiÓn logic vµ øng dông Nhµ xuÊt b¶n Khoa häc Kü thuËt, Hµ Néi 2000. TrÞnh §×nh §Ò, Vâ TrÝ An - §iÒu khiÓn tù ®éng truyÒn ®éng ®iÖn Nhµ xuÊt b¶n §¹i häc vµ Trung häc chuyªn nghiÖp, Hµ Néi 1986. NguyÔn Xu©n Phó, T« §»ng - Sö dông vµ söa ch÷a khÝ cô ®iÖn h¹ ¸p Nhµ xuÊt b¶n Khoa häc Kü thuËt, Hµ Néi 1998. C¸c CD-ROM catalogue tra cøu thiÕt bÞ khÝ nÐn vµ ®iÖn cña c¸c h·ng OMRON, FESTO, MITSUBISHI. B¶n dÞch: CÈm nang Kü thuËt ®iÖn Tù ®éng ho¸ vµ Tin häc C«ng nghiÖp Ng­êi dÞch: PGS - TS Lª V¨n Doanh Nhµ xuÊt b¶n Khoa häc Kü thuËt, Hµ Néi 1999. Lewin, D. - Logical design of switching circuits Nhµ xuÊt b¶n MacMillan, 1986. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO82.DOC
  • pdfMACH RELAY11.pdf
  • doclo bao hoi.doc
  • doclo Kl trung tan.doc
  • doclo nau kl.doc
  • pdfDKHIENQUAT.pdf