Tuyển chọn công chức trong 1 cơ quan Bộ

i - phần mở đầu Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật Nhà nước đối với các quá trình của xã hội và mọi hành vi hoạt động của con người do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện cức năng, nhiệm vụ của Nhà nước nhằm duy trì sự ổn định và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người trong c

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tuyển chọn công chức trong 1 cơ quan Bộ , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc. Tuyển dụng cán bộ công chức là hoạt động của quản lý hành chính Nhà nước, để lựa chọn một số người đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp vào những vị trí nhất định của bộ máy hành chính. Yếu tố con người là một yếu tố quan trọng và quyết định tác động đến mọi mặt hoạt động kinh tế, xã hội, vì vậy việc tuyển dụng cán bộ công chức là chủ trương của Đảng và Nhà nước, có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng cán bộ công chức có đủ phẩm chất năng lực, tuyển dụng đã được nghiên cứu, xây dựng một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Việc thực hiện những quy định về chế độ tuyển dụng đã đạt được những thành công bước đầu và nhận được sự ủng hộ của đông đảo các bộ công chức và nhân dân, vì khi tuyển dụng phải có sự lựa chọn những con người có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất thực sự để đảm nhiệm công việc, nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Song trên thực tế còn có những tình huống xảy ra còn có những khúc mắc, trục trặc dẫn đến những khó khăn trong việc quản lý đội ngũ cán bộ công chức. Trong tiểu luận này tôi chọn một tình huống tuyển chọn công chức trong một cơ quan Bộ để trình bày, phân tích tình huống xảy ra, còn có thể diễn ra trong các cơ quan, doanh nghiệp để xử lý. Xin chân thành cảm ơn Học viện hành chính Quốc gia đã phối hợp với Công ty Xi măng Hoàng Thạch để mở lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước cho các cán bộ, cử nhân, kỹ sư của Công ty. Cám ơn các thầy giáo, cô giáo trực tiếp và gián tiếp đã tổ chức giảng dạy, đã đem hết khả năng và nhiệt tình truyền đạt những kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước để chúng tôi dễ hiểu, dễ tiếp thu. Những kiến thức chúng tôi đã học rất bổ ích và không thể thiếu cho mỗi công chức, viên chức hiện nay, nhất là chúng tôi được mở rộng kiến thức, mở rộng tầm nhìn về mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước ta, nhiều vấn đề mà nếu không học thì không thể biết đến, đặc biệt là các tình huống mà trên thực tế xảy ra chúng ta không tự giải quyết được, qua lớp học này đã có thể dựa vào đó mà áp dụng để giải quyết những sự việc thực tế. Cám ơn Công ty Xi măng Hoàng Thạch đã tổ chức mở lớp và tạo điều kiện cho tôi được tham gia lớp học, cám ơn các đồng nghiệp, các cơ quan đã nhiệt tình cung cấp các tài liệu, văn bản pháp quy để chúng tôi có cơ sở hoàn thành viết Tiểu luận này. iI - nội dung tình huống Cục quản lý công nghệ thuộc Bộ B cần tuyển dụng 05 người vào làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Cơ quan đã thông báo nội dung, mục đích tuyển, yêu cầu tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngay từ khâu tuyển chọn đầu vào, cơ quan đã chủ trương chọn lọc có chất lượng: chỉ chọn hồ sơ của những sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy, loại khá trở lên, trình độ Anh văn từ C trở lên, sử dụng máy vi tính thành thạo, tuổi đời nữ không quá 25 tuổi, nam không quá 27 tuổi. Các thí sinh đều phải qua thi tuyển. Các môn thi bắt buộc: Quản lý Nhà nước, tin học, Anh văn. Ngày 15 tháng 1 năm 2005 Bộ B đã ban hành những quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển, thành lập hội đồng coi thi và chấm thi theo quy chế thi tuyển công chức. Vì có nhiều loại quyết định, nên trong bài viết này tôi chỉ nêu ví dụ 01 quyết định số 1999/QĐ-BB của Bộ B về việc thành lập Hội đồng thi tuyển công chức cho Cục Quản lý Công nghệ. Nội dung của Quyết định như sau: Điều 1: Nay thành lập Hội đồng thi tuyển chuyên viên công nghệ cho Cục quản lý Công nghệ gồm các ông, bà có tên sau đây: 1. Ông Phạm Văn Thao: Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ - Chủ tịch Hội đồng. 2. Ông Nguyễn Thành Chung: Giám đốc Cục quản lý công nghệ - Phó Chủ tịch Hội đồng 3. Ông Lê Văn Quang: Chuyên viên chính Vụ tổ chức cán bộ - ủy viên. 4. Ông Phan Thành Quân: Chuyên viên Cục quản lý công nghệ - ủy viên. 5. Ông Nguyễn Văn Hòa: Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ - ủy viên. Điều 2: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng và các thành viên Hội đồng thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức thi tuyển công chức ban hành kèm theo Nghị định số 117/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong cơ quan Nhà nước và Thông tư số 09/2004/TT-BNV, ngày 19/2/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 117/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong cơ quan Nhà nước. Điều 3: Cục quản lý công nghệ chịu trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện và chi phí cho việc thi tuyển. Điều 4: Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Giám đốc Cục quản lý công nghệ và các ông, bà có tên tại điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Ngày 30 tháng 1 năm 2005, Hội đồng thi tuyển công chức tổ chức họp, đề ra nguyên tắc chọn thí sinh. Ngày 10/2/2005 tiến hành thi tuyển. - Số điểm của mỗi môn thi phải đạt từ 50/100 điểm trở lên và lấy từ người có tổng số điểm cao nhất trở xuống cho đến hết chỉ tiêu cần tuyển. Với những nguyên tắc nêu trên, Hội đồng thi tuyển công chức đã chọn được 05 người trong tổng số 60 người đăng ký tham gia thi tuyển. Ngày 1 tháng 3 năm 2005, năm người trúng tuyển đến cơ quan làm việc theo QĐ số: 1230/QĐ-BB của bộ trưởng về việc tiếp nhận kỹ sư làm việc tập sự. Sau 12 tháng tập sự, 04 người có quyết định bổ nhiệm vào ngạch, được hưởng bậc lương khởi điểm, ngạch chuyên viên, bảng lương hành chính sự nghiệp, 01 người vẫn hưởng lương tập sự là 85% hệ số lương khởi điểm, đó là anh Nguyễn Thành Chung. Anh Nguyễn Thành Chung vẫn kiên nhẫn chờ đợi, nghĩ rằng mình sẽ được giải quyết trong thời gian ngắn. Nhưng chờ mãi vẫn không được giải quyết, anh Chung đã mạnh dạn nhiều lần đến gặp Giám đốc, hỏi lý do tại sao chưa nhận được quyết định hưởng lương vào ngạch công chức. Những lần đó đều không được giải thích, chỉ nhận được lời hứa chung chung của Giám đốc. Thời gian như vậy kéo dài quá 4 tháng, cuối cùng anh Chung gửi đơn kiến nghị lên Bộ trưởng. Nhận được đơn khiếu nại của anh Chung, tại cơ quan Bộ theo chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, đã chuyển đơn cho thanh tra Bộ chủ trì, có sự phối hợp của Vụ tổ chức cán bộ nghiên cứu tìm phương án giải quyết. Ngày 25 tháng 6 năm 2006, lãnh đạo Bộ ra quyết định số 125/QĐ-TTr, thành lập đoàn thanh tra của Bộ có sự tham gia của một chuyên viên thanh tra Bộ, một chuyên viên của Vụ tổ chức cán bộ đã đến Cục quản lý công nghệ xem xét phối hợp cùng giải quyết đơn khiếu nại của anh Chung. Ngày 30 tháng 6 năm 2006 đoàn đã đến Cục Quản lý công nghệ làm việc với lãnh đạo Cục. Đoàn xem xét một số tài liệu, hồ sơ có liên quan đến vụ việc của anh Chung, bao gồm: - Hồ sơ cán bộ công chức. - Những quyết định liên quan đến việc thi tuyển, bài thi, kết quả thi tuyển, biên bản họp Hội đồng thi tuyển. - Quyết định tiếp nhận. - Một số giấy tờ liên quan. Xem xét lại toàn bộ hồ sơ lý lịch của anh Chung, đoàn thanh tra ghi nhận được các thông tin: Anh Nguyễn Văn Chung - Sinh năm 1975 - Quê quán: Kinh Môn - Hải Dương. Tốt nghiệp đại học Bách khoa hệ chính quy, khoa Công nghệ thông tin, loại khá. Kết quả thi tuyển: Môn Quản lý Nhà nước: 75/100 điểm; môn Anh văn: 65/100 điểm; môn Tin học: 70/100 điểm. Những căn cứ pháp lý để giải quyết khiếu nại của anh Chung là: Bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ban hành năm 1994. - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động năm 2002. - Pháp lệnh công chức ban hành năm 1998. - Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2000. - Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003. - Nghị định 117/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ, về việc tuyển dụng công chức trong cơ quan Nhà nước. - Thông tư số 09/2004/TT-BNV, ngày 19/2/2004 của Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 117/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ, về việc tuyển dụng công chức trong cơ quan Nhà nước. * Đoàn thanh tra xem xét, xác minh tại Cục quản lý công nghệ, đưa ra những kết luật sau: - Việt tổ chức thi tuyển công chức do Cục quản lý công nghệ là có thật, đúng quy chế thi tuyển đã đặt ra. - Kết quả ba môn thi tuyển của anh Chung đúng với nguyên tắc chọn của hội đồng thi đề ra. - Sau hết thời gian tập sự theo quy định, một năm sau anh Chung vẫn chỉ được hưởng 85% hệ số lương khởi điểm ngạch chuyên viên là có thật. - Cục chưa thông báo anh Chung làm báo cáo kết quả công tác trong thời gian tập sự, chưa có nhận xét đánh giá đánh kết quả công việc tập sự tại đơn vị anh Chung làm việc, tự ý kéo dài thời gian tập sự. iII - phân tích nội dung tình huống 1. Về QĐ số: 1230/QĐ-BB, ngày 1/3/2005. Quyết định này do Bộ trưởng ký để tuyển dụng công chức cho Cục quản lý công nghệ nhằm bổ sung nhân lực có đủ phẩm chất, năng lực công tác và làm việc cho Cục. Khi ban hành quyết định đã căn cứ vào biên chế được giao và kế hoạch tuyển dụng của cơ quan. 1.1. Về nội dung QĐ số: 1230/QĐ-BB, ngày 1/3/2005 Việc ban hành quyết định về thi tuyển công chức là cần thiết, đã căn cứ: Điều 11 Nghị định 117/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong cơ quan Nhà nước và Thông tư số: 09/2004/TT-BNV, ngày 19/2/2004 của Bộ nội vụ, hướng dẫn một số điều của Nghị định 117/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong cơ quan Nhà nước. Nội dung của quyết định đã thể hiện đầy đủ các thành phần của Hội đồng thi tuyển phải có nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi tuyển theo quy định và những việc cần cho tổ chức thi tuyển, các điều quy định chặt chẽ trước khi thi tuyển. Như vậy, Bộ B đã nghiên cứu kỹ Nghị định và quy chế thi tuyển, thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế thi tuyển, các Nghị định, quy chế của Chính phủ. Về tính hợp pháp của quyết định: Quyết định này đã căn cứ vào Nghị định 117/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong cơ quan Nhà nước Thông tư số: 09/2004/TT-BNV, ngày 19/2/2004 của Bộ nội vụ, hướng dẫn một số điều của Nghị định 117/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong cơ quan Nhà nước; Pháp lệnh cán bộ công chức; Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2002, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng B đã quy định thì việc ban hành quyết định thi tuyển do Bộ B là đúng thẩm quyền. Như vậy là việc ban hành quyết định này là có tính hợp pháp. Về tính hợp lý của Quyết định: Bộ B ban hành quyết định về việc thi tuyển công chức cho Cục quản lý công nghệ đã thực hiện đầy đủ những quy định của Chính phủ cũng như quy đinh của cơ quan về nhu cầu tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực. Có thể thấy quyết định này có tính hợp lý. 1.2. Về việc anh Chung chưa nhận được quyết định bổ nhiệm công chức. Căn cứ Biên bản Hội đồng thi tuyển công chức của Bộ B, kết quả các bài thi của anh Chung, chủ trương, kế hoạch tuyển dụng của Cục thấy việc anh Chung được tiếp nhận tập sự là đúng nguyên tắc của Hội đồng thi tuyển công chức đã đề ra. Nguyên tắc này đã căn cứ vào điểm 1 Điều 13 Nghị định 117/2003/NĐ-CP. 2. Về bộ phận tham mưu ban hành quyết định và tổ chức thực hiện quyết định 2.1. Đối với Vụ tổ chức cán bộ của Bộ B Vụ tổ chức cán bộ được Bộ B giao chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện việc quản lý, tuyển dụng công chức. Khi được giao nhiệm vụ soạn thảo quyết định về việc thi tuyển, Vụ tổ chức cán bộ đã căn cứ: Quy định tại điều 11, điều 12 Nghị định số: 117/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ; Quyết định số: 1230/QĐ-BB, ngày 1/3/2005 của Bộ trưởng quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc Bộ. Khi giúp Bộ trưởng thực thi QĐ số: 1024/QĐ-BB, Vụ Tổ chức cán bộ với chức trách nhiệm của mình đã phối hợp với Cục nghiêm túc các quy định trong khi tổ chức thi tuyển, coi thi, chấm thi, nên không có hiện tượng vi phạm nội quy thi. Đây là biểu hiện có trách nhiệm trong khi thi hành công vụ. 2.2. Đối với Hội đồng thi tuyển công chức Qua Biên bản họp của Hội đồng thi tuyển công chức và kết quả xét chọn những thí sinh trúng tuyển thấy: Hội đồng thi tuyển công chức của Bộ B, đã làm tròn trách nhiệm, nghiêm túc, khách quan, đúng quy định, không có biểu hiện tùy tiện hay thiên vị, những thí sinh trúng tuyển đợt thi này đều được lấy theo kết quả các môn từ cao xuống thấp, đúng độ tuổi tuyển dụng, đúng với quy chế đã đề ra. 2.3. Đối với Giám đốc Cục quản lý công nghệ Cục quản lý công nghệ tuyển dụng 05 người là nhu cầu chính đáng phù hợp với chủ trương, kế hoạch tuyển chọn công chức của Cục đã đề ra từ đầu năm, nằm trong chỉ tiêu biên chế được giao và nhu cầu công tác cần, đúng với Điểm 1, Điều 23 Pháp lệnh công chức được sửa đổi bổ sung năm 2003 đã quy định. Khi tuyển dụng cán bộ, công chức cơ quan tuyển dụng phải căn cứ nhu cầu công việc, vị trí công tác của chức danh cán bộ, công chức và chỉ tiêu biên chế được giao. Quá trình tập sự của các công chức đã được Cục quản lý công nghệ tạo điều kiện hướng dẫn. Thời hạn tập sự đã được thực hiện đúng với điều 16, 17, 18 Nghị định 117/2003/NĐ-CP và điểm 6 Mục II Thông tư số: 09/2004/TT-CP quy định. Tuy nhiên, về thời gian tập sự của những người được tuyển dụng và Cục thực hiện chưa hoàn toàn đúng, chính sự việc này đã gây thắc mắc và dư luận trong cơ quan và cá nhân, đây là việc làm thiếu quan tâm đối với người được tuyển dụng vào làm việc, làm giảm uy tín lãnh đạo và mất lòng tin của quần chúng. iV - nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự việc kéo dài vẫn chưa giải quyết dứt điểm, nhưng có thể thấy tập trung vào một số nguyên nhân chính sau đây: Một số cán bộ chuyên viên giúp việc chưa xác định đầy đủ trách nhiệm của mình trong thi hành công vụ, chưa báo cáo đầy đủ kịp thời thông tin cho cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, đã để tình hình kéo dài quá thời gian quy định. Ông Giám đốc đã tự ý tùy tiện kéo dài thời gian tập sự của anh Chung viết báo cáo kết quả công việc tập sự. V - một số kiến nghị đề xuất Tuyển dụng cán bộ công chức là một trong những hoạt động cơ bản của công tác tổ chức, hoạch định chính sách và chiến lược hoàn thiện hệ thống chính trị trong quá trình đổi mới đất nước. Thực hiện tuyển dụng cán bộ, công chức cho cơ quan, tổ chức đánh dấu một giai đoạn mới của sự nghiệp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ công chức, của thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đồng thời cũng là sự đổi mới tư duy trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Để giải quyết việc kéo dài tập sự, đối với người trúng tuyển trong thời kỳ thi tuyển công chức có thể có một số phương án kiến nghị các phương án xử lý đối với anh Chung như sau: Phương án 1: Ông Giám đốc yêu cầu anh Chung viết báo cáo kết quả tập sự, nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, Vụ tổ chức cán bộ ban hành quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch. Với phương án 1: Anh Chung tiếp nhận vào làm việc tại Cục quản lý công nghệ. Như đã nêu ở phần trên thấy: Ngay từ khâu tuyển chọn đầu vào. Vụ tổ chức cán bộ và Cục Quản lý công nghệ thống nhất chọn lựa cẩn thận, chỉ nhận hồ sơ của những sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy loại khá trở lên. Thực tế đã chọn lựa đúng như vậy. Trường hợp anh Chung cũng là một trong những người đạt tiêu chuẩn tuyển chọn. Cho nên nói một cách khả quan anh Chung là người có khả năng và đủ tiêu chuẩn tuyển chọn. Ngoài ra, trong thời gian tập sự, anh Chung luôn là người tỏ ra thực hiện nghiêm túc các nội quy của Cục, cần cù, chịu khó học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, làm việc có tinh thần trách nhiệm. Không vi phạm kỷ luật lao động, đoàn thanh tra đã tìm hiểu và điều tra. Do đó, trước tiên phòng Công nghệ - nơi anh Chung thực tập, yêu cầu anh Chung viết báo cáo kết quả tập sự, người hướng dẫn tập sự phải có nhận xét, đánh giá kết quả đối với anh Chung, sau đó báo cáo với ông Giám đốc Cục. Tiếp theo, ông Giám đốc Cục quản lý công nghệ tổ chức cuộc họp có sự tham gia của Trưởng phòng Công nghệ, người hướng dẫn anh Chung trong thời gian tập sự, đại diện công đoàn đánh giá phẩm chất đạo đức, kết quả công việc của người tập sự. Nếu anh Chung là người đạt yêu cầu của ngạch và các quy định của Cục thì ông Giám đốc Cục quản lý công nghệ đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức - Vụ tổ chức cán bộ ban hành quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch đối với anh Chung. Sau đó, ông Giám đốc công bố trong toàn Cục quyết định bổ nhiệm vào ngạch của anh Chung, việc làm này thể hiện thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan đảm bảo nghiêm minh của Pháp luật. Việc ban hành quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch đối với anh Chung là hoàn toàn đúng với điều 19 của Nghị định 117/2003/NĐ-CP và điểm 8 mục 2 Thông tư 09/2004/TT-BNV. Phương án này có những mặt lợi sau đây: - Tăng cường và bảo vệ hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực tuyển dụng cán bộ công chức. - Kỷ cương phép nước được giữ bên, làm cho Pháp luật đi vào lối sống của mọi người dân. - Tạo niềm tin của người dân đối với pháp luật. Anh Chung mới tốt nghiệp Đại học còn trẻ, với kết quả khả quan như đã thi tuyển thì không làm việc ở cơ quan này thì có thể thi vào cơ quan khác. Nhưng dù sao nếu không được tuyển dụng mà lý do không xứng đáng thì cũng làm cho anh Chung có suy nghĩ không tốt về cơ quan, ảnh hưởng đến tinh thần của cá nhân, gây lòng tin không tốt đến với nhiều người xung quanh, vì vậy cần phải giải quyết việc của anh Chung cần giải quyết cho đúng theo quy định. Nếu chọn phương án này thì việc xử lý là thấu tình, đạt lý. Phương án II: Anh Chung không được bổ nhiệm chính thức vào ngạch, nếu như kết quả tập sự không đạt yêu cầu. Với phương án này, phòng Công nghệ yêu cầu anh Chung viết bản báo cáo kết quả tập sự, người hướng dẫn tập sự nhận xét kết quả và báo cáo với Giám đốc Cục. Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật (Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2000, 2003 và Nghị định 117/2003/NĐ-CP của Chính phủ), kết hợp với việc nhận xét phẩm chất đạo đức và đánh giá kết quả công việc tập sự của anh Chung, nếu không đạt yêu cầu thì báo cáo, đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức (Vụ tổ chức cán bộ) hủy bỏ quyết định tuyển dụng. Trong trường hợp này, ông Giám đốc cũng phải giải thích rõ cho anh Chung và toàn thể cán bộ công chức của Cục hiểu rõ lý do anh Chung không được nhận vào làm việc tại cơ quan. Nếu chọn phương án này thì việc giải quyết của Cục ảnh hưởng đến chính trị và cuộc sống của anh Chung, làm cho họ thiệt thòi không có tính giáo dục cao. Do đó việc giải quyết vấn đề này phải hết sức thận trọng, khách quan, thực hiện nghiêm túc Pháp luật của Nhà nước, đặt lợi ích của Pháp luật Nhà nước lên trên, nhưng đồng thời cũng phải quan tâm đến mọi mặt. Nếu làm đúng thì tăng cường tính Pháp luật. Nếu làm sai thì Pháp luật sẽ bị lu mờ, không khuyến khích động viên cán bộ công chức làm việc tích cực, không khai thác được tài năng của họ, đồng thời làm mất lòng tin của cá nhân và quần chúng. * Đối với Cục quản lý công nghệ, Vụ tổ chức cán bộ cũng cần xem xét, kiểm điểm trách nhiệm, nhắc nhở Cục và có biện pháp xử lý kịp thời thích đáng, rút kinh nghiệm để tránh xảy ra hiện tượng kéo dài thời gian tập sự trái với quy định. Cục cũng cần phải có bộ phận theo dõi chặt chẽ việc tập sự, có thể định kỳ 03 hay 06 tháng một lần, có kết quả báo cáo tập sự giúp những người tập sự, khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm để làm tốt công tác tập sự. Hết thời gian tập sự, bộ phận này phải làm báo cáo những người đạt kết quả, hoặc không đạt kết quả, có lý do xác đáng được sự ủng hộ đồng tình của tập thể cán bộ công chức. Từ những phân tích trên đây, đoàn thanh tra đã đề nghị Giám Cục nên thực hiện phương án I. VI - tổ chức thực hiện phương án Sau một thời gian làm việc khẩn trương, với tinh thần khách quan, thẳng thắn, trung thực, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ngày 15/5/2006, Đoàn đã hoàn thiện biên bản kết luận thanh tra và tổ chức cuộc họp có mời lãnh đạo Cục (Ban Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên...) để công bố kết luận thanh tra. Trong buổi họp này, đại diện đoàn thanh tra, đại diện Công đoàn, chuyên môn của Cục phân tích thiếu sót về phía Cục có lý, có tình và yêu cầu Cục khẩn trương tiến hành thực hiện phương án I, báo cáo kết quả thực hiện với lãnh đạo Bộ. Ngày 20 tháng 5 năm 2006, Đoàn báo cáo lãnh đạo Bộ và xin ý kiến chỉ đạo. Lãnh đạo Bộ rất hoan nghênh tinh thần trách nhiệm, khẩn trương, nghiêm túc làm việc của Đoàn và nhất trí với cách giải quyết của Đoàn thanh tra. Ngày 30/5/2006 Bộ B gửi Giám đốc Cục văn bản số 1900/QĐ-BB về việc giải quyết khiếu nại của anh Chung, yêu cầu Cục khẩn trương tiến hành trong thời hạn tối đa là một tháng. Nhận được văn bản trên Giám đốc Cục quản lý công nghệ đã triển khai thực hiện, ngày 20/6/2006 Giám đốc Cục đã ban hành Quyết định số: 76/QĐ-TCHC về việc giải quyết đơn khiếu nại của anh Chung và báo cáo lãnh đạo Bộ kết quả thực hiện tại văn bản số 27/QĐ-TT. Anh Chung đã được nhận vào làm việc tại Cục quản lý công nghệ và nhận quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức. Quyết định này được thông báo đến toàn thể cán bộ công chức Cục và yêu cầu cá nhân, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Việc làm này đã động viên được cán bộ, công chức trong cơ quan phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao vì ánh sáng công lý luôn đi cùng với người lao động, đồng thời cũng làm cho mọi người tin tưởng hơn vào bộ máy của Nhà nước. Đã cho mọi người thấy rằng con đường phía trước là phấn đấu đi lên vì mục đích và tương lai tốt đẹp của từng đơn vị và của cả xã hội chứ không phải những tiêu cực. Pháp lệnh công chức là chủ trương đúng đắn, khi xét về một con người là xét trên mọi phương diện cả đức và tài, tuyển dụng theo tiêu chuẩn nhất định được đặt ra từ trước khi thi tuyển, tránh tuyển dụng đề bạt chủ quan, phiến diện trên quan hệ, tình cảm cá nhân, hoặc vụ lợi, tiêu cực nhằm thu hồi những nhân lực có đức, có tài phục vụ cho lợi ích của bản thân và của toàn xã hội, góp phần đưa nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Làm tốt công tác tuyển dụng còn làm cho bộ phận quản lý hành chính quốc gia ngày một có chất lượng và hiệu quả cao trong công tác ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, hối lộ để được nhận vào làm việc, tránh được tình trạng cậy quyền, cậy thế, lợi dụng chức vụ của một số lãnh đạo thoái hóa, biến chất, lợi dụng việc tuyển dụng để tham nhũng, trục lợi. Việc đưa ra cho tập thể nhận xét là biện pháp tốt nhất nhằm bảo đảm tính dân chủ, công khai và công bằng cho người lao động. VII - kết luận Tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân, vì dân, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quản lý toàn bộ xã hội bằng Pháp luật là phương châm, mục tiêu hướng tới của Đảng và Nhà nước ta. Xây dựng Nhà nước Pháp quyền, Nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của dân, kiên quyết chống quan liêu, cửa quyền, chống tham ô, lãng phí, đặc quyền, đặc lợi, bảo vệ quyền con người, các quyền cơ bản của công dân đã được ghi trong Hiến pháp, tăng cường kỷ cương, pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý Nhà nước trong tất cả mọi cấp, mọi ngành, mọi cơ sở và mọi công dân. Tăng cường kỷ luật của Đảng và pháp chế của Nhà nước là những nhiệm vụ nâng cao hiệu quả của Pháp luật trong quá trình đổi mới của nước ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta Hội nhập WTO. Công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân là một việc làm hết sức quan trọng, cấp bách và vô cùng phức tạp. Đòi hỏi có giải pháp đồng bộ không thể tách rời công cuộc đổi mới toàn diện, xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt Nam, đồng thời càng không làm được "Làm ngơ" trước mọi bức xúc của đơn thư tố cáo, khiếu nại. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường với nhiều mối quan hệ chẳng chịt giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân. Mọi hành vi Pháp luật phải được giải quyết minh bạch, thấu tình, đạt lý, đúng thẩm quyền, đúng pháp luật, có như vậy mới làm trong sạch được bộ máy của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, mọi công dân mới yên tâm mà đem hết sức lực, tài năng cống hiến cho đời, cho xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta tiến hành hàng loạt chính sách và biện pháp lớn trên các lĩnh vực để đạt được mục tiêu của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý của Nhà nước.. Tuy nhiên, hệ thống Pháp luật của Nhà nước ta còn chưa đồng bộ, chồng chéo, làm cho việc vận dụng Pháp luật vào đời sống còn khó khăn. Bên cạnh đó cũng còn những cán bộ, công chức trong khi thừa hành công vụ chưa quán triệt tinh thần các văn bản quy phạm pháp luật đã đề ra, còn cửa quyền, tùy tiện. Công tác đổi mới cán bộ được đặt ra từ đại hội Đảng lần thứ VI đã được bổ sung tại Đại hội lần thứ VII, VIII và thể chế hóa bằng các chính sách của Nhà nước. Đó là việc Chính phủ ban hành Nghị định số 25/CP, ngày 23/5/1993. Đến năm 1998, Chính phủ đã Ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức, năm 2003 sửa đổi bổ sung Pháp lệnh Cán bộ công chức. Pháp lệnh đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam thành định chế của Pháp luật. Quy trình tuyển dụng cán bộ, công chức được xác lập, khác biệt so với trước đây là việc thi tuyển thay cho việc xét tuyển đã duy trì nhiều năm, đánh dấu một giai đoạn mới của sự nghiệp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của thời kỳ mới - Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời việc thi tuyển sẽ lựa chọn được nhân tài vào những vị trí xứng đáng, phát huy được tài năng cá nhân. Tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, hiểu biết về Pháp luật, am hiểu thực tiễn và vận dụng vào thực tiễn để giải quyết công việc một cách linh hoạt, mềm dẻo, nhạy bén. Đồng thời phải có biện những biện pháp tuyên truyền Pháp luật đến mọi người dân, từ đó dân hiểu, ủng hộ và làm theo pháp luật, tăng cường nền an ninh, trật tự Quốc gia. Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước (chương trình chuyên viên chính) Phần 1: Nhà nước và Pháp luật - Nhà xuất bản giáo dục - Hà Nội 2005. 2. Tài liệu bồi dưỡng về quản lý Hành chính Nhà nước (chương trình chuyên viên chính) Phần 2: Hành chính Nhà nước và công nghệ hành chính - Nhà xuất bản giáo dục - Hà Nội 2005. 3. Tài liệu bồi dưỡng về quản lý Hành chính Nhà nước (chương trình chuyên viên chính) Phần 1: Quản lý Nhà nước đối với ngành và lĩnh vực - Nhà xuất bản giáo dục - Hà Nội 2005. 4. Pháp lệnh cán bộ, công chức - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Hà Nội 1999. 5. Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2000 - Nhà xuất bản thống kê. 6. Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003. 7. Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ban hành năm 1994. 8. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2002 - Nhà xuất bản thống kê năm 2003. 9. Nghị định 117/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong cơ quan Nhà nước. 10. Thông tư số 09/2004/TT-BNV, ngày 19/2/2004 của Bộ nội vụ, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 117/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong cơ quan Nhà nước. Mục lục I. Phần mở đầu II. Nội dung tình huống III. Phân tích nội dung tình huống IV. Nguyên nhân V. Một số kiến nghị, đề xuất VI. Tổ chức thực hiện phương án VII. Kết luận ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26544.doc
Tài liệu liên quan